Đồ án Âm thanh ánh sáng trong nghệ thuật biểu diễn

Lời nói đầu Ngay từ buổi bình minh cuộc sống loài người mới ở chế độ xã hội bầy đàn nguyên thuỷ, mỗi khi săn bắn hay hái lượm trở về người ta đã tụ họp xung quanh đống lửa, nhảy múa hát hò để biểu lộ tình cảm trước thành quả lao động của mình. Trải qua thời gian cùng sự phát triển của xã hội loài người, cũng như sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì nhu cầu hưởng thụ về đời sống tinh thần của con người ( như ca, múa, nhạc, sân khấu, điện ảnh. ) cũng ngày càng gia tăng Sẽ rất tẻ nhạt, nếu như những bộ phim , những tác phẩm sân khấu, hay những lời ca, tiếng nhạc mà thiếu đi sự hỗ trợ của âm thanh và ánh sáng. Chính vì lẽ đó nghành đạo diễn âm thanh, ánh sáng ra đời, nó thể hiện nội dung tư tưởng những tác phẩm sân khấu và âm nhạc, những ca khúc, nó có vai trò quan trọng để phục vụ xã hội và nhu cầu nhu cầu đời sống tinh thần con người chúng ta. Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội trước kia và hiện nay luôn là con chim đầu đàn trong sự nghệp trồng người. Trường đã đào tạo và bồi dưỡng nên những con người đóng góp cho nền nghệ thuật nước nhà nói chung và Quân đội nói riêng, đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển chung của nghệ thuật Ca , Múa , Nhạc và sân khấu . Đặc biệt gánh vác nhiệm vụ chủ yếu trong sáng tạo biểu diễn và truyền bá các tác phẩm Ca, Múa, Nhạc và sân khấu về đề tài bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Do yêu cầu đòi hỏi của Nhà nước và Quân đội trong giai đoạn mới về đội ngũ những người làm âm thanh, ánh sáng tại các đoàn nghệ thuật của cả nước trong và ngoài Quân đội. Năm 2004, trường đã bắt đầu đào tạo đội ngũ những người làm âm thanh - ánh sáng mang tính chính quy, để củng cố và hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ cho hoạt động Văn Hoá Nghệ Thuật của nước nhà. Phía trước còn dài, chúng tôi tin tưởng rằng, bằng sự phát triển và không ngừng tự hoàn thiện của nghành đạo diễn âm thanh, ánh sáng sẽ đem đến cho khán giả, chiến sỹ những nét đẹp về nghệ thuật nước nhà. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập và viết luận án này . Đặc biệt, là sự chỉ báo giúp đỡ tận tình sâu sắc của thày giáo chuyên môn Phạm Hoàng Dũng, thày giáo Nguyễn Hồng Quân. Bài đồ án của em không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong được sự thông cảm, chỉ bảo của hội đồng và các thầy bộ môn, cùng sự chia sẻ của các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ để đồ án của em được hoàn thiện hơn.

docx44 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Âm thanh ánh sáng trong nghệ thuật biểu diễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ctave). Ví dụ, vì nốt la (A) là 440Hz tai người nghe 880Hz vì có sự quan hệ tới nốt la (A), đó là do âm thứ nhất cao hơn nốt A mà âm giống nốt A nhất. Nốt sau 880Hz có âm giống 440Hz nhất là 1760Hz do vậy 880Hz được gọi là octave 1 trên 440Hz và 1760Hz là octave 2. Hai nốt đó có cùng tần số gốc và được phát đồng thời gọi là sự kết hợp, ngay cả khi chúng có hài khác nhau. Tai người không thể đáp ứng với tất cả các tần số, nó được giới hạn tới 10 1/2 octave tức là từ 15Hz tới 20kHz. Vài người trẻ tuổi có thể nghe tới 23kHz, nhưng độ nghe càng giảm theo tuổi tác. Ví dụ người trên 60 tuổi chỉ nghe tới 8kHz. Vì sóng âm được phát ra từ nhạc cụ có chứa hài với các biên độ và sự so pha khác nhau, các dạng sóng âm ít giống với dạng sóng hình sin tần số đơn. Các dạng sóng âm có thể được chia thành hai loại rõ ràng đơn giản và phức hợp. Các sóng hình vuông, tam giác, răng cưa là sóng đơn có chứa hài những sóng đó gọi là sóng đơn bởi vì chúng tiếp tục và lặp lại. Một chu kì của sóng vuông giống chu kì tiếp theo, chúng đối xứng qua trục hoành. Bẩy đặc tính sóng được lưu ý tới những sóng đơn chứa đựng các hài giống như sóng hình sin. Sóng phức hợp là các sóng không lặp lại và không đối xứng qua trục. Các sóng phức hợp chia chúng thành các chu kì và phân biệt rõ ràng theo tần số khi nhìn vào dạng sóng . Độ lớn của âm (Loudness level): dB Tai người làm việc với một mức năng lượng 10¹³ :1 – một mức rộng. Bởi vì một dải rộng như vậy làm người nghe khó cảm nhậnan kÕt thóc, ®ã lµ nh÷ng ®Æc tÝnh chung nhÊt víi d¹ngêi gia, một đồ thị logarit trình bày sự nén ... hệ thống dùng để đo mức áp suất âm thanh, mức tín hiệu và sự thay đổi mức tín hiệu gọi là dB (decibel). Để hiểu về dB trước tiên ta phải kiểm tra loga và thước chia độ loga. Loga (log) là công thức toán học biến giá trị bằng số lớn thành nhỏ hơn dễ quản lí hơn. Bởi vì nó tăng theo hàm mũ, nó nhanh chóng làm chúng ta dễ cảm nhận hơn một đường tuyến tính. Giá trị loga của một số khi thêm 10 như một số mũ ... Loga của giá trị 2 được nhớ lại trong bảng loga, nhưng khi giá trị là một số nguyên của 10 thì giá trị loga dễ dàng tìm thấy. Cách viết số dơn giản theo hàm mũ là log. Thanh áp (Sound- Pressure Level) Thanh áp là áp suất âm thanh phát ra được đo tại một điểm. Nó thường được đo với mức âm trên 1m và tính bằng dB. Mức cao hơn thanh áp. Âm thanh nhỏ nhất mà ta có thể nghe được gọi là ngưỡng nghe thấy ở 0dB SPL. Sự thay đổi trung bình cách một bước chân là 70dB SPL. Mức nghe trung bình ở gia đình vào khoảng 85dB SPL. Ngưỡng có hại là từ 125dB đến 130dB. Thanh áp tính bằng dB thì bằng 20 lần log tỉ lệ của 2 thanh áp: dB SPL = 20logP/Pref với P là thanh áp được đo bằng dynes/cm² Pref là thanh áp tham khảo – 0.0002 dyne/cm² (ngưỡng nghe) Tai người (The Ear) Nguồn phát âm thanh tạo ra các bước sóng bằng cách lần lượt tạo sức ép và làm loãng không khí giữa nguồn phát và người nghe. Những sức ép này làm thay đổi áp suất cao và thấp hơn bình thường. Tai là một biến thế nhạy sẽ phản ứng tới những sự thay đổi áp suất này bằng những loạt quá trình liên quan với nhau xảy ra trong những cơ quan thính giác. Khi sóng áp suất âm thanh phát đến người nghe, chúng được gom lại vào trong cửa tai (aural canal) bởi phần bên tai ngoài gọi là vành tai (pinna) và rồi thì được dẫn trực tiếp đến màng tai (ear - drum), giống như cái trống được căng với màng mỏng. Các sóng âm rồi sẽ được biến thành những sự dao động cơ và chuyển tới phần tai trong bằng ba xương được gọi là , hammer, anvil và stirrup. Những miếng xương này hoạt động như bộ khuếch đại (bằng cách khuếch đại sự dao động do màng tai tạo ra) và bộ bảo vệ giới hạn (giảm bớt cường độ âm thanh lớn nhất thời, như sấm sét hoặc chất nổ của pháo hoa). Những sự dao động rồi thì sẽ được đưa đến phần tai trong (ốc tai - cohlea) bộ phận có hình xoắn trôn ốc mà chứa hai buồng chất lỏng. Trong những buồng chất lỏng này có những sợi lông tiếp nhận nhỏ nằm hàng ngang dọc theo ốc tai. Những sự dao động được chuyển đến những sợi lông mà sẽ phản ứng tới những tần số cụ thể tuỳ thuộc vào vị trí của chúng trên bộ phận này, kết quả là sự kích động dây thần kinh mà cho chúng tai sự cảm giác nghe nhận âm thanh. Mất thính giác thường xảy ra khi những sợi lông này bị hư hại hoặc hỏng vì quá tuổi. Ngưỡng giới hạn thính giác (Threshold of Hearing) Trong trường hợp cường độ áp suất âm thanh (Sound pressure level - SPL), một mức tham khảo về cường độ áp suất thuận tiện cho ngưỡng giới hạn của thính giác. mà là áp suất âm thanh tối thiểu tạo ra hiện tượng nghe nhận âm thanh trong con người. Nó bằng khoảng 0.0002 microbar. Một microbar bằng một phần triệu áp suất không khí bình thường, điều này chứng tỏ tai người rất nhậy bén. Thực tế, nếu tai có khả năng nhạy bén hơn nữa, nó sẽ nghe được những di động nhiệt của các phần tử trong không khí. Khi nói đến cường độ áp suất âm thanh ở mức 0.0002 microbar, mức ngưỡng giới hạn này thường được biểu thị 0dB - SPL Ngưỡng giới hạn thính giác được định nghĩa như là SPL cho một tần số cụ thể nào đó là một người bình thường có thể chỉ nghe được 50%. Ngưỡng giới hạn cảm giác (Threshold of Feeling) SPL mà sẽ tạo sự mệt mỏi cho người nghe 50% trong thời gian nghe được gọi là ngưỡng giới hạn cảm giác. Nó sảy ra ở khoảng 118-dB SPL giữa vùng tần số 200 Hz và 10 kHz. Ngưỡng giới hạn đau (Threshold of Pain) SPL mà tạo sự đau đớn cho người nghe 50% trong thời gian nghe được gọi ngưỡng giới hạn đau và tương ứng với cường độ âm thanh SPL là 140 dB trên vùng tần số giữa 200 Hz và 10 kHz. Các thủ pháp âm thanh: Người làm âm thanh cho một tác phẩm nghệ thuật nào đó phải nắm được các đặc tính, nguyên lý cơ bản của âm thanh trên cơ sở đó để áp dụng cho việc đặt ảnh âm trong tác phẩm cần làm bằng các phương pháp xử lý như dùng thủ pháp về âm sắc, thủ pháp về cường độ, thời gian... để âm thanh có chiều sâu không gian và âm thanh sống động. Không gian ba chiều XYZ. Chỉ cần nghe tiếng có thể nhận biết được vị trí đứng của diễn viên trên sân khấu mà không cần nhìn hình ảnh. Dựa trên một số nguyên lý cơ bản: - Về cường độ âm thanh: (Phương pháp âm lượng) Trong tai người có một màng nhĩ được cấu tạo như một màng trống, khi các các sóng âm tác động vào màng tai sẽ dung động tùy theo mức độ nhiều hay ít phụ thuộc vào nguồn âm thanh mạnh hay yếu, xa hay gần. Ví dụ: Cùng một nguồn âm thanh phát ra nhưng ở khoảng cách gần hơn thì màng tai sẽ rung động lớn hơn, nó tác động đến não bộ phân tích, và đưa ra cảm nhận là nguồn âm thanh đó lớn hơn. Ngược lại, khi ta để nguồn âm thanh đó chuyển dịch ra xa thì tác động sóng âm vào màng tai yếu hơn và cảm nhận được nguồn âm thanh đó là nhỏ hơn. Vì vậy để cho người nghe cảm nhận một nguồn âm thanh xa hơn thì ta phải điều chỉnh có cảm nhận và ngược lại muốn người khác nghe có cảm nhận nguồn âm thanh gần thì ta phải điều chỉnh âm thanh lớn hơn. Cảm nhận tần số theo trục Z ( xa – gần ) Về thời gian: (phương pháp thời gian) Trong môi trường không khí bình thường ở khoảng 200C thì vận tốc của âm thanh là 340m/s, do đó tiếng âm thanh ở càng xa bao giờ cũng nghe chậm hơn ở gần. Ví dụ: khi ta nghe tiếng sét thì tiếng nổ ra cùng với tia chớp. Nếu tiếng sét đó ở gần ta còn nếu tiếng sét đó ở xa thì bao giờ cũng nhìn thấy, tia chớp trước sau đó vài giây ta mới nghe thấy tiếng sấm. Vậy nguồn âm thanh ở gần thì đến tai nghe nhanh hơn. Do đó, ta có thể áp dụng nguyên lý đó để xử lý ảnh âm cho công việc làm âm thanh. Ngày nay có thể sử dụng bộ trễ thời gian bằng một thiết bị điện tử đó là dùng bộ FX để tạo thời gian trễ cho âm thanh. Cảm nhận tần số theo trục Z ( xa- gần ) Về phương pháp dùng âm sắc: Do tai người có thể cảm nhận được các khoảng cách âm khác nhau trong khoảng 20 Hz đến 20 KHz nhưng rõ nhất là khoảng từ 500 Hz đến 2 KHz. Trong mỗi khoảng tần số nhất định sẽ tạo ra hiệu quả cảm nhận âm khác nhau. Dựa trên nguyên lý này để xử lý âm thanh về mặt âm sắc và tránh được sự chồng đè về âm thanh để có thể tạo được các lớn, các tầng. Dàn trải tần số từ thấp đến cao. Tai người nghe được trong khoảng tần số từ 50 Hz đến 20 KHz. Nhưng trong dải tần số này, cảm nhận của tai không giống nhau trong từng khoảng tần số. Trong dải tần nghe của tai, người ta chia làm 10 Octave, 10 octave này được chia thành 5 khoảng. (1) tần số Trầm (Low): 20 Hz ~ 40 Hz - 80 Hz ~ 160 Hz (3 Octave) - Hai Octave đầu 20 Hz ~ 80 Hz. Trong dải tần số này sự cảm nhận của tai người không rõ rệt. Nó có tác dụng như sự hỗ trợ cho Octave thứ 3 được lấp đầy đặn hơn khi ta nâng thêm lên + 6 dB. Tuy nhiên, trong một hệ thống có loa sub boss thì khoảng tần số này sẽ giúp cho người nghe cảm nhận được tốt hơn nhưng bằng giác quan khác, khoảng tần số này dễ bị tạp âm ù nên. - Octave thứ 3 từ 80 Hz - 160 Hz. Đây là khoảng dải tần quan trọng nhất của tần số trầm. Nó là nền móng chính cho toàn dải âm thanh. Octave này tạo ra cảm giác dầy, đầy đặn, trầm ấm, nó kết hợp với tần số cao tạo ra chiều sâu và không gian cho ảnh âm Nếu octave này bị thiếu sẽ gây cảm giác hẫng hụt, bị mất chân do thiếu phần nền móng. (2) Tần số trung trầm ( Low mid) 160 Hz ~320 Hz ~ 640 Hz (2 octave) - Octave đầu 160 Hz ~ 320 Hz. Octave này tạo ra hiệu quả tăng cường sự đầy của tần số trầm, âm thanh sẽ bị tôi và đục. Khoảng tần số này thường hay bị bồi, tiếp trở lại tạo ra tiếng ù (do cộng hưởng với sàn và các khoảng cách ghế). - Octave thứ hai 320 Hz ~ 640 Hz octave này tạo âm trầm, chắc tiếng nhưng khô, cứng. Nếu lạm dụng khoảng tần số này âm thanh sẽ bị thô. Khoảng tần số này hỗ trợ cho trung âm tạo vị trí ảnh âm (rõ về phần trầm). (3) Tần số trung (Mid): 640 Hz ~ 1280 Hz. Đây là octave quan trọng trong dải âm thanh. Nó là khoảng tần số người dễ cảm nhận nhất. Dải âm này tạo cho người nghe sẽ cảm thấy âm thanh gần với mình hơn. Nó là khoảng tần số quyết định vị trí ảnh âm. Như chúng ta đã biết xét về mặt sinh lý âm học thì dải tần số trung (mid) này hết sức quan trọng, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về năng lượng, thì ta sẽ cảm nhận được ngay là nó sẽ tương quan tới những đặc điểm của âm thanh. Dải âm thanh này nếu tăng năng lượng sẽ có cảm giác đầy đủ và gần hơn, nhưng nếu tăng quá nhiều thì sẽ làm cho âm thanh bị nông cạn, cằn cỗi. Nếu giảm nhiều ở phần này sẽ khiến cho âm nhạc trống trải, không rõ ràng, làm cho tiếng mờ và xa. (4) Tần số trung cao (Mid - hi): 1280 Hz ~ 2560 Hz ~ 5120 Hz. - Octave đầu giúp tai người cảm nhận âm thanh sáng lên, nó cùng với trung tâm âm tạo vị trí ảnh âm. Nếu thiếu khoảng tần số này, âm thanh sẽ bị tối, nếu thừa âm sẽ bị đanh, gần lại và sắc tiếng. - Còn ở octave thứ hai: Sẽ làm tiếng rõ và sắc sảo. Đây là khoảng tần số thể hiện rõ nhất về màu sắc cho giọng hát và nhạc cụ. Nếu thừa khoảng tần số này âm thanh sẽ bị chói ở khoảng tần số này nếu ta tăng vừa đủ năng lượng sẽ làm cho tiếng sóng lne. Nhưng nếu tăng quá nhiều sẽ có cảm giác cằn cỗi và chói. Còn nếu giảm tần số ở phần này xe giúp ta sửa được những âm thanh thô giáp, xù xì hay nhọn sắc. (5) Tần số cao (Hi): 5 KHz ~ 10 KHz ~20 KHz - Ở octave đầu, dải âm thanh này tạo độ sóng nhưng hơi thô và chói. - Ở octave thứ hai, dải âm thanh này tạo độ sáng nhưng mịn và tinh tế hơn. Tuy nhiên, khoảng tần số này dễ bị nhiễu tạp âm tần số cao. Cả hai octave này cùng với tần số trầm tạo ra khoảng không gian rộng, làm nền cho các khoảng tần số khác tạo ra vị trí ảnh âm. Cảm nhận tần số theo trục Y Về phương diện của âm thanh: (phương pháp Paning) Các giác quan của con người (đặc biệt là thính giác, thị giác) rất nhạy bén với sự cảm thụ của cấu trúc hình khối (không gian) trong thế giới tự nhiên. Đó là do sự cấu tạo từng "đôi" của các giác quan đó, thí dụ như mắt, tai,.... Khi bịt một mắt lại, khả năng ước đoán khoảng cách sẽ suy giảm rất nhiều. Tương tự đôi tai con người có ý nghĩa quyết định đối với sự cảm thụ cấu trú, trường âm trong không gian. Một trong những đặc tính tuyệt vời của cơ quan thính giác con người. Khi tiếp thu những tín hiệu âm thanh trong thiên nhiên, từ nhiều hướng đưa tới hai tai là khả năng nghe chọn lọc một tín hiệu cần thiết nào đó, hoặc loại trừ hoặc giảm tác dụng của những tín hiệu khác theo ý chủ quan của mình. Dựa trên nguyên lý về cường độ tạo nên sự chênh lệch của nguồn âm do bị bóng của đầu người che khuất, hai là sự chênh lệch về thời gian tai nào gần nguồn âm hơn thì nghe thấy trước và xa hơn nghe thấy sau. Áp dụng thủ pháp này trong sân khấu bằng cách dịch chuyển PAN tạo hiệu quả cho âm thanh sân khấu. Ta có thể ứng dụng thiết bị kỹ thuật để đặt vị trí ảnh âm theo phương nằm ngang (từ trái qua phải hoặc ngược lại). Cảm nhận tần số theo trục X ( trái- phải) Nhờ có những nguyên tắc cơ bản trên kết hợp với những thiết bị hiện đại của hệ thống âm thanh ta có thể áp dụng để xử lý cho ảnh âm sân khấu đạt chất lượng và hiệu quả cao. PHẦN III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VÀ Ý ĐỒ THU THANH Tác phẩm 1: " NHỚ VỀ HÀ NỘI “ Sáng tác: Hoàng Hiệp Trình bày : Giang Châu Nhạc sỹ Hoàng Hiệp có bút danh là Lưu Nguyễn, sinh ngày 01/10/1931 tại An Giang. Hiện đang cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh. Những ngày tháng Tám năm 1945, Hoàng Hiệp tham gia Cách mạng. Là hạt nhân văn nghệ của đoàn Tuyên truyền lưu động Long Xuyên, sau đó Hoàng Hiệp chuyển về đoàn văn công và phân hội Văn nghệ Long Châu Hà. Năm 1954, Hoàng Hiệp tập kết ra Bắc học khoá sáng tác đầu tiên của Trường âm nhạc Việt Nam (nay là Nhạc viện Hà Nội). Năm 1956, ông viết Câu hò bên Bến Hiền Lương (lời Hoàng Hiệp và Đằng Giao). Năm 1960, ông làm biên tập viên ở Nhà xuất bản Âm nhạc. Năm 1965, ông viết bài Cô gái vót chông (phỏng thơ Môlôyclavi), tiếp đến là bài Soi đường cho ta đi đánh giặc. Năm 1966, ông viết bài Ngọn đèn đứng gác (thơ Chính Hữu). Năm 1968, bài Đất quê ta mênh mông (thơ Dương Hương Ly). Nhìn chung đề tài về chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội đã được Hoàng Hiệp khai thác từ nhiều khía cạnh. Âm nhạc của ông mạnh mẽ, sôi nổi nhưng lại trữ tình, sâu lắng. Năm 1969, Hoàng Hiệp chuyển công tác sang Nhà xuất bản Giải phóng. Năm này, ông viết Ơi nhà máy của ta. Năm 1970, có Hát trên đồng 10 tấn, Năm 1971, bài Tiếng hát từ thượng nguồn, liên khúc Những bài hát của người chiến sỹ lái xe (thơ Phạm Tiến Duật) gồm 4 bài: Nghe hò đêm bốc vác, Qua cầu Tuỳ Cốc, Trường Sơn đồng - Trường Sơn tây, Tiểu đội xe không kính. Năm 1972, ông viết bài Lá đỏ (thơ Nguyễn Đình Thi). Sau năm 1975, Hoàng Hiệp về công tác tại Nhà xuất bản Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh, sau chuyển sang Hội âm nhạc thành phố và một thời gian làm Tổng thư ký Hội. Sống trong cảnh đất nước thanh bình, tính trữ tình trong ca khúc của ông như có dịp được tuôn trào. Nhiều bài hát ở giai đoạn này đã được phổ biến rộng rãi và được công chúng đón nhận nồng nhiệt như: Về đất Mũi, Con đường có lá me bay, Sao anh không kể, Em vẫn đợi anh về (thơ Lê Giang), Khi anh nhìn em (thơ Lê Thị Kim), Mùa chim én bay, Thơ tình của người lính biển (thơ Trần Đăng Khoa), Viếng Lăng Bác (thơ Viễn Phương), Nhớ về Hà Nội… Nhìn chung ca khúc của Hoàng Hiệp mang đậm âm hưởng dân gian các vùng miền, dễ nhớ, dễ xúc động. Ông cũng là nhạc sĩ thành công trong việc phổ nhạc cho thơ. Ngoài sáng tác ca khúc, Hoàng Hiệp còn viết nhạc cho sân khấu kịch nói như: Người ven đô, Màu giấy mới, Xa thành phố yêu dấu, nhạc cho các vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga, Tiền và Nghĩa; viết nhạc cho phim truyện và phim tài liệu: Cánh đồng mơ ước, Bản nhạc người tù, Mùa gió chướng, Nơi gặp gỡ của tình yêu, Biệt động Sài Gòn… Hoàng Hiệp còn là tác giả, dịch giả cuốn nhạc lý cơ bản của Spasspbine, và nhiều sách giáo khoa âm nhạc. Ông có nhiều tuyển tập ca khúc, album audio đã xuất bản. Bằng sự cống hiến hết mình cho nghệ thuật, nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã được nhận nhiều giải thưởng lớn. Năm 2000, nhạc sỹ Hoàng Hiệp được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: Câu hò bên Bến Hiền Lương, Cô gái vót chông, Ngọn đèn đứng gác, Trường Sơn đông - Trường Sơn tây, Viếng Lăng Bác, Nhớ về Hà Nội. Nhạc sĩ Hoàng Hiệp từng sống ở Hà Nội suốt 20 năm tròn. Đối với ông đó là một quãng đời đầy ắp những kỷ niệm vui buồn khó quên gắn liền với những con người, những cảnh vật thân thương giữa lòng thủ đô yêu dấu của “một thời đạn bom, một thời hoà bình”. Ở nơi ấy, ông đã yêu và cưới một cô gái Hà Nội. Đất nước thống nhất, ông rời Hà Nội về Nam công tác. Sau gần mười năm, năm 1984, những kỷ niệm khi còn ở thủ đô từ trong ký ức của ông bỗng trỗi dậy để rồi biến thành cảm hứng tạo nên hình tượng âm nhạc và lời ca bài hát Nhớ về Hà Nội. Thời điểm này rơi đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng thủ đô. Bài hát nhanh chóng bay xa khắp mọi miền đất nước. Bằng tấm lòng, bằng kinh nghiệm nghề nghiệp và vốn sống tích luỹ được trong nhiều dịp chứng kiến và quan sát thực tế, Hoàng Hiệp đã sáng tác nên một ca khúc đậm đà tình cảm yêu thương thắm thiết đối với thủ đô. Bài hát đem niềm tinh yêu đến với quần chúng yêu nhạc và nhất là những ai “dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội”. Một số thành viên trong các đoàn nghệ thuật Việt Nam đi biểu diễn ở nước ngoài kể lại: “ Nhiều bà con Việt Kiều từng sống ở Hà Nội, trong đó có cả một số sĩ quan chế độ cũ, đã xúc động bật khóc khi nghe bài hát này”. Là tác giả của một trong những bài hát hay nhất về Hà Nội, năm 1994 nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã được Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng thủ đô mời ra Hà Nội dự các hoạt động văn hoá trong dịp này. Và ông lại về trong vòng tay yêu thương của thủ đô Hà Nội như những năm tháng ngày xưa với “bao khuôn mặt mến thân”, với Tháp Rùa soi bóng bên Hồ Gươm xanh thắm, thành cũ Thăng Long “dấu xưa oai hùng:... Nhớ về Hà Nội “Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội, Hà Nội của ta, Thủ Đô yêu dấu, một thời đạn bom, một thời hoà bình. Nhớ phố thâm nghiêm rợp bóng cây, tiếng ve ru những trưa hè. Và nhớ những công viên vừa mới xây, bước chân em chưa mòn lối. Ôi nhớ Hồ Gươm xanh thắm, nơi Tháp Rùa nghiêng soi bóng, thành cũ Thăng Long, hồn nước non thiêng còn lắng đâu đây dấu xưa oai hùng. Hà Nội ơi! Nhớ những cơn mưa dài cuối đông, áo chăn chưa ấm thân mình. Và nhớ lúc bom rơi thời chiến tranh, đất rung ngói tan gạch nát. Em vẫn đạp xe ra phố, anh vẫn tìm âm thanh mới. Bài hát đôi ta là khúc quân ca, là ước mơ xa hướng lên Ba Đình, tràn niềm tin! Nhớ những con đê thành lối xe, bước chân năm tháng đi về. Và nhớ tiếng leng keng tàu sớm khuya hướng ra Đống Đa, Cầu Giấy. Ôi nhớ Thủ Đô năm ấy, ta đánh giặc trên mâm pháo, truyền thống cha ông gìn giữ non sông từ thuở Thăng Long vẫn mang trong lòng, Hà Nội ơi! Nhớ phố Quang Trung đường Nguyễn Du những đêm hoa sữa thơm nồng. Và nhớ, nhớ bao khuôn mặt mến thân đã quen bước chân giọng nói. Ôi nhớ chiều ba mươi Tết, chen giữa đào hoa tươi thắm, đường phố đông vui chờ đón Tân niên, là phút thiêng liêng lắng nghe thơ người. Hà Nội ơi! Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội, Hà Nội của ta, Thủ Đô yêu dấu, một thời đạn bom, một thời hoà bình. “ PHÂN ĐOẠN TÁC PHẨM: Đoạn 1 : Nhạc dạo đầu với Piano Đoạn 2: “Dù có đi bốn phương trời .................. một thời hoà bình.” với Piano, Dàn dây , Ca . Đoạn 3: “Nhớ phố thâm nghiêm .................. tràn niềm tin!“ với Piano, Dàn dây, Ca , Guitare Bass, Trống, Guitare. Đoạn 4 : Nhạc dạo giữa với Guitare solo, Trống, Guitare Bass, Guitare, Piano, Dàn dây. Đoạn 5: “ Nhớ những con đê ......................lắng nghe thơ Người . Hà Nội ơi! “ với Piano, Dàn dây, Ca ,Guitare Bass, Trống, Guitare. Đoạn 6: “ Dù có đi bốn phương trời...............một thời hoà bình.” với Piano, Dàn dây , Ca , Trống, Guitare Bass BỐ TRÍ NHẠC CỤ VÀ GIỌNG HÁT TRÊN BÀN MIXER: Kênh Mixer Nhạc cụ và Ca Hiệu quả sử dụng 1 Trống điện tử (trái ) 2 Trống điện tử ( phải) 3 Guitare ( trái ) 4 Guitare ( phải ) 5 Guitare Bass 6 Keyboard 1 Tiếng Piano 7 Key board 2 Tiếng Dàn dây 8 Guitare solo ( trái ) Distortion effect 9 Guitare solo ( phải ) Distortion effect 10 Giọng ca PHÂN TÍCH THEO PHÂN ĐOẠN TÁC PHẨM VÀ Ý ĐỒ XỬ LÝ ÂM THANH . Đoạn 1 : Nhạc dạo đầu Cảm xúc nhớ lại những hình ảnh, kỷ niệm của tác giả được dẫn dắt qua những phím đàn Piano . Nó là sụ lắng đọng chất chứa trong tâm hồn tác giả . Ý đồ xây dựng ảnh âm : Tiếng của piano ta xử lý âm thanh bằng cách sử` dụng 2 thủ pháp âm sắc và âm lượng. Với thủ pháp âm sắc ta tăng khoảng tần số 100Hz lên mức+1,7dB volume +6dB, cộng với xử lý gây vang reverb để tạo hiệu quả tiếng piano như sụ thổn thức nhớ nhung trong tâm trạng tác giả Đoạn 2 : Bất đầu vào câu hát. Câu hát là một lời khằng định về tình yêu với Hà Nội. Dù cho có đi khắp nơi đâu thì tấm lòng, trái tim của tác giả vẫn luôn hướng về, nhớ về Hà Nội. Đó là một Hà Nội của “ta”, của chúng ta, một Hà Nội thân thương “ yêu dấu”. Hà Nội nơi mà đã từng đi qua chiến tranh, đi qua đạn bom khói lửa và giờ đây là hoà bình. Lời ca như sự dẫn dắt, mở đầu cho hồi tưởng về những hình ảnh, kỷ niệm dội về trong tâm tưởng của tác giả ở các đoạn sau. Ý đồ xây dựng ảnh âm : Vẫn tiếng piano đệm hoà thanh, ta tăng khoảng tần số 100Hz lên mức +2dB volume +6dB, cộng thêm dàn dây làm tiếng nền đồng thời tạo hiệu quả xa gần. Tiếng dàn dây đặt xa nên ta dùng thủ pháp âm sắc, âm lượng bằng cách đặt khoảng dải tần100Hz mức 7dB, giảm khoảng dải tần 900Hs xuống -3dB, khoảng 3kHz ở mức +8,6dB và 4,6 kHz mức +6dB đồng thời xử lý gây vang reverb. Volume của dàn dây lúc này ta để ở mức +3dB. Để tăng thêm độ dày của dàn dây, ta thu thành 2 đường mono rồi dùng thủ pháp paning cho dầy lên và tạo hiệu quả không gian. Với giọng ca, để làm giọng hát được dầy hơn ấm hơn ta tăng khoảng dải tần 110Hz lên mức +4,5dB, nâng khoảng dải tần 1,2kHz lên 7dB và 3kHz lên +10dB để giọng hát được sáng hơn, volume ở mức -1,75dB. Track giọng hát ta cho sử dụng insert compressor de Esser (male vocal, attack 3ms, release 300ms, tresh-hold - 32dB, rated 17:1) để giúp âm lượng của giọng hát được ổn định, đẹp hơn trong toàn bài hát. Đồng thời, ta đưa đi xử lý gây vang reverb (pre-delay 10ms, room size 70, reverb time 1.25s, high out filter -6.5dB, low out filter 0dB , mix 100wet- 70dry )và gây vang double delay(feed-back 50%, pan1 -100%, pan2 +100%, delay time1 170ms, delay time2 170ms, mix 100%). Vang double delay ta nang thêm lên mức +5dB rồi trả về mức -2dB khi hết đoạn để tạo hiệu quả câu hát ở đoạn này như những lời tự sự, kể chuyện và câu hát ở đoạn sau khô hơn và gần hơn. Trên kênh ra tổng ta sử dụng insert Final track plug. Đoạn 3 : Bắt đầu sự hồi tưởng những hình ảnh, kỷ niệm của tác giả. Đoạn này ta chia làm 2 câu . Câu 1 là “ Nhớ phố thâm nghiêm...........dấu xưa oai hùng, Hà Nội ơi! “ còn câu 2 là " Nhớ những cơn mưa ............tràn niềm tin “ . Câu 1 : Bắt đầu mạch cảm xúc hồi tưởng của tác giả. Những khung cảnh thân quen của Hà Nội liên tục tràn về, từ những con “phố thâm nghiêm rợp bóng cây” trưa hè rộn ràng tiếng ve ru, những thành tựu ra đời thời hoà bình thống nhất là công viên vườn hoa, đến hình ảnh “Hồ Gươm xanh thắm” với “Tháp Rùa” ngả bóng nghiêng soi, cùng với “Thành cũ Tháng Long“. Những hình ảnh, cảnh vật cả xưa cả mới cùng xen lẫn nhau để cùng nói đến sự thổn thức cảm xúc dâng trào . Ý đồ xây dựng ảnh âm : Tiếng Guitare Bass bắt đầu vào. Guitare Bass làm gốc âm trầm cho toàn bộ dải âm thanh nên ta cần căn âm thanh của nhạc cụ này ở vị trí gần và rộng. Tần số 120Hz ta đặt ở +4dB. Các nhạc cụ còn lại và giọng ca ta vẫn giữ nguyên mức xử lý như ở đoạn2. Xử lý vang double delay của giọng ca ở đoạn này được kéo về mức âm lượng -2dB để tạo hiệu quả giọng hát khô hơn, gần hơn. Câu 2 : Tiếp tục mạch hổi tưởng cảm xúc của tác giả. Nỗi nhớ được chuyển từ nhớ những cảnh vật thân quen của Hà Nội sang nhớ về những kỷ niệm về một thời gian sống của tác giả với Hà Nội. Đó là nỗi nhớ về những kỷ niệm của một thời gian khổ thiếu thốn. Cuộc sống khi đó còn đầy những khó khăng bộn bề, người dân vẫn đang còn phải lo từng manh áo trở che mỗi khi đông về mưa tới. Khó khăn còn là bởi đất nước đang phải trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc, ác liệt, bom đàn vẫn ngày đêm tàn phá dày xéo lên từng ngôi nhà, từng góc phố. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đó , “ em vẫn đạp xe ra phố” và “anh vẫn tìm âm thanh mới” . Hình ảnh này như nói lên dù cho gian khổ đến đâu, cuộc sống có thiểu thốn thế nào chăng nữa con người nơi đây vẫn luôn vững tin, lạc quan để sống và để lao động sản xuất. Ý đồ xây dựng ảnh âm : Ta vẫn giữ âm lượng, âm sắc Piano, dàn dây, Guitare Bass,và giọng ca như ở câu trên . Khi vào đầu câu “ Nhớ những cơn mưa......” là Guitare và trống vào. Để nhấn mạnh sự chuyển từ câu trên xuống câu dưới ta nâng volume của trống ở câu báo lên mức+4dB rồi trả về mức bình thường -1,5dB. Tương tự, ta cũng làm như vậy khi hết câu hát “tràn niềm tin” ,chuyển từ đoạn 3 sang đoạn 4. Âm sắc của trống ta điều chỉnh nâng khoảng tần số 70 Hz lên +6dB để tạo tiếng chắc nặng cho chân Kick, đồng thời nâng khoảng tần số 5 kHz và 10kHz lên mức+5dB và +10dB để cho ra tiếng sáng, rõ ràng của Cymbal và Hi-hat cùng với việc xử lý gây vang cho nó. Tiếng Guitare để âm lượng mức -2dB, âm sắc ta nâng khoảng tần số 5kHz lên thêm +4dB để tạo tiếng Guitare sáng hơn và nâng tần số 200Hz lên+5dB giúp tiếng được đầy đặn hơn. Guitare ở khoảng vị trí gần trung tâm hơn so với dàn dây nên ta để balance ở vị trí nửa trái và nửa phải ( L50-R50). Đoạn 4 : Nhạc dạo giữa với tiếng Guitare điện solo Cảm xúc, nỗi nhớ của tác giả như được dâng tràn mãnh liệt. Nỗi nhớ như lên đến đình điểm. Tiếng Guitare réo rắt, vang vọng và cũng rất mạnh mẽ . Dùng sự mạnh mẽ của tiếng Guitare để diễn tả nỗi nhớ ở đây rất hay, rất hợp , bởi đó chính là tính cách hình ảnh của một người đàn ông. Đó như là một sự nhấn mạnh nỗi nhớ ở đây là nỗi nhớ nhung của phái mạnh . Ý đồ xây dựng ảnh âm : Tất cả tiếng các nhạc cụ ta vẫn giữ ở mức ổn định như ở đoạn trên. Tiếng Guitare solo ta để mức+2dB, nâng khoảng tần số 2kHz lên 10dB để làm tiếng Guitare sáng lên, rõ nét lên, effect của guitare sử dụng loại effect distortion. Đồng thời xử lý gây vang reverb một chút để nhấn mạnh sự vang vọng, réo rắt và tạo sự nổi bật của Guitare trên nền các nhạc cụ còn lại . Đoạn 5 : Sự hồi tưởng, cảm xúc nhớ nhung được nâng dần lên. Cũng giống như đoạn 3 , đoạn này cũng được chia làm 2 câu. Câu 1 là “Nhớ những con đê............vẫn mang trong lòng, Hà Nội ơi! “ , câu 2 là “ Nhớ phố Quang Trung..........lăng nghe thơ Người , Hà Nội ơi!”. Câu 1: Tiếp tục vẫn với mạch cảm xúc ở trên là nỗi nhớ những con phố “ con đê” nơi tác giả đã từng bao năm gắn bó "đi về" . Nỗi nhớ không chỉ xuất hiện trong cảnh vật mà còn xuất hiện trong âm thanh “leng keng” của tàu điện. Hình ảnh tàu điện leng keng là một hình ảnh rất đặc trưng của Hà Nội, một hình ảnh mà bất kỳ ai sống ở Hà Nội những năm kháng chiến đều biết tới. “ Tàu điện leng keng” đưa đi tới “Đống Đa” , “Cầu Giấy” , những địa danh quen thuộc của Hà Nội. Hình ảnh về một Hà Nội có truyền thống đánh giặc giữ nước lâu đời. Ý đồ xây dựng ảnh âm : Kết thúc câu solo của Guitare ở đoạn trên ta đẩy volume của trống ở câu báo lên thêm +4dB nữa rồi từ từ trả lại mức bình thường -1,5dB. Tương tự như vây ta cũng làm thế khi đến cuối câu " từ thuở Thăng Long vẫn mang trong lòng, Hà Nội ơi!" báo chuyển sang câu sau. Piano đệm hoà thanh cho giọng hát, dàn dây tạo tiếng nền. Guitare Bass làm gốc âm trầm cho toàn bộ dải âm thanh nên ta cần căn âm thanh của nhạc cụ này ở vị trí gần và rộng. Tần số 120Hz ta đặt ở +4dB. Câu 2: Hình ảnh góc phố con đường trong sự hồi tưởng của tác giả được hiện lên gần hơn rõ hơn. Những con phố Quang Trung, phố Nguyễn Du tái hiện về trong mùi hương “hoa sữa thơm nồng”. Nỗi nhớ Hà Nội không chỉ là ở cảnh vật, tiếng động ; không chỉ được được thấy ở thị giác, thính giác mà còn ở cả khứu giác nữa. Lại thêm một hình ảnh biểu trưng nữa của Hà Nội, hoa sữa. Những ai sống ở Hà Nội chắc chắn phải từng được thưởng thức hương thơm của hoa sữa nơi đây. Cứ mỗi độ thu sang là khắp phố phường Hà Nội là ngập tràn trong hương thơm nồng nàn quyến rũ của loài hoa sữa. Hương thơm của hoa nồng nàn nhưng lại thoảng một chút gì đó dịu dàng, nhẹ nhàng, Đó cũng như chính là hình ảnh tính cách của con người nơi đây, người dân đất Tràng An thanh lịch. Hơn hết tất thảy, ngoài nỗi nhớ cảnh vật thiên nhiên, góc phố, âm thanh, hương vị ...... là nỗi nhớ về những người bạn, người thân quen, những con người Hà Nội. Đó là những người mà tác giả đã gắn bó đến mức quen cả từng bước chân, quen cả từng giọng nói, hơi thở. Đó còn là nỗi nhớ về cuộc sống vui tươi ngập tràn sắc hoa, sắc đào mỗi dịp tết đến xuân về. Qua những hồi tưởng trên ta mới thấy rõ hơn sự gắn bó thân quen của tác giả với mảnh đất này. Những kỷ niệm, hình ảnh của tác giả về Hà Nội trải rộng khắp từ cảnh vật, hàng cây, góc phố cho tới âm thanh, tiếng nói và cả cuộc sống, con người nơi đây nữa. Từ đó ta có thể thấy Hà Nội gắn bó với ông sâu nặng đến nhường nào. Bởi, phải gắn bó yêu thương sâu đậm thì con người ta mới nhớ nhung da diết như thế, những kỷ niệm, hình ảnh trong trí nhớ mới rộng khắp, chi tiết như thế. Ý đồ xây dựng ảnh âm : Piano đệm hoà thanh cho giọng hát, dàn dây giữ vai trò tiếng nền. Guitare Bass làm gốc âm trầm cho toàn bộ dải âm thanh nên ta cần căn âm thanh của nhạc cụ này ở vị trí gần và rộng. Tần số 120Hz ta đặt ở +4dB. Các nhạc cụ ta vẫn giữ vững mức âm lượng và âm sắc như ở câu trên. Trống vẫn giữ nguyên mức âm lượng, âm sắc như ở câu trên, sau câu " Hà Nội ơi" ta nâng volume lên thêm +4dB để nhấn mạnh câu báo chuyển đoạn. Đoạn 6: Sau một loạt những sự hồi tưởng của tác giả ở các đoạn trên là một câu lặp lại câu đầu bài hát. Câu hát là một lời khẳng định của tác giả, dù cho có đi khắp nơi đâu trên thế giới này thì trái tim và tình cảm của tác giả vẫn luôn luôn dành trọn cho Hà Nội, dành trọn cho một "thủ đô yêu dấu, một thời đạn bom một thời hoà bình" Ý đồ xây dựng ảnh âm: Hiệu quả vang double delay của giọng ca tiếp tục đươc xử lý đẩy lên mức volume +5dB như ở đoạn 2. Lặp lại cách xử lý âm thanh như vậy như là một sự nhấn mạnh hơn nữa của lời ca. Việc xử lý vang như thế tạo ra một không gian rộng hơn xa hơn cho giọng hát và tạo hiệu qủa cảm giác đây như những lời tự sự, thổ lộ bộc bạch của tác giả. Piano được đẩy ra xa hơn một chút hơn bằng thủ pháp âm lượng, giảm volume xuống bớt -1dB. Sau câu hát kết "Hà Nội ơi", piano fade-out để đẩy tiếng ra xa dần. Volume trống tăng lên mức +4dB và vuốt nhanh xuống đẩy âm ra xa khi Cymbal dồn kết bản nhạc. Lời kết cho tác phẩm “ Nhớ về Hà Nội”: Trong trái tim mỗi con người , chắc hẳn ai cũng có một tình yêu dành cho một mảnh đất, địa danh thân quen nào đó. Tình yêu với Hà Nội, nỗi nhớ với Hà Nội đã được nhạc sỹ Hoàng Hiệp thể hiện rất xuất sắc và sống động thông qua tác phẩm này. Đây có lẽ là chính là một tác phẩm mà bất kỳ ai đi xa thủ đô cũng mong muốn thưởng thức. Xin được cảm ơn ông một người nghệ sỹ tài hoa để lại cho đời một tác phẩm thật hay và giàu cảm xúc. Tác phẩm 2: " HOẠ MI HÓT TRONG MƯA “ Sáng tác: Dương Thụ Trình bày :Khánh Vân Nhạc sỹ Dương Thụ sinh ngày 10 tháng 2 năm 1943, quê ở Vân Đình, Hà Sơn Bình. Dương Thụ tốt nghiệp khoa Văn trường Ðại học sư phạm Hà Nội năm 1965, làm giáo viên cấp III, rồi làm giảng viên khoa lý luận Ðại học Mỹ thuật TPHCM. Từ năm 1982, ông chuyển sang hoạt động âm nhạc, vừa sáng tác vừa chỉ đạo nghệ thuật cho nhiều Ðoàn Văn công chuyên nghiệp, rồi làm biên tập cho Nhà xuất bản Âm nhạc và Ðĩa hát Việt Nam, Tạp chí Âm nhạc của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Từ năm 19 tuổi, Dương Thụ đã có ca khúc được phát trên Ðài Tiếng nói Việt Nam (Bài Nhớ làng xưa). Ông đã viết nhiều ca khúc và tên tuổi của ông trở nên quen thuộc đối với giới hâm mộ âm nhạc, đặc biệt là giới trẻ. Ca khúc của Dương Thụ khúc chiết, trữ tình, có phong cách riêng, mang hơi thở của dòng âm nhạc mới, phảng phất âm hưởng dân tộc. Dương Thụ không có may mắn xuất hiện là một nhạc sĩ trẻ viết tình khúc như Trần Viết Bính, Đỗ Trọng Quang... và vì thế cũng không có cả cái không may mắn bị dừng lại như những nhạc sĩ ấy. Anh bắt đầu lặng lẽ khi dòng chảy kia dừng lại cái ham mê sáng tạo âm nhạc, chứ không phải mưu danh thành một nhạc sĩ nổi tiếng, đã thúc đẩy chàng "cử nhân văn chương" đi vào sáng tác tình khúc. Anh dồn cả ước mơ vươn tới những hình thức lớn của âm nhạc và trong những tìm tòi ở ca khúc. Từ ở anh như một nốt nhạc và sự hòa điệu của nốt và từ trong tình khúc Dương Thụ đã mang đến cho người nghe một rung động vừa mờ, vừa tỏ. Anh chặt chẽ ở phát triển, gọn ghẽ trong cấu trúc. Nhịp đảo ở anh không phải là đảo phách của phương Tây mà là nhịp nội, nhịp ngoại của âm nhạc dân gian. Để hết mình cho sáng tạo, Dương Thụ dám chịu sống nghèo, rất nghèo. Có lẽ vì thế, liên tiếp nhiều năm tình khúc Dương Thụ vẫn chỉ được hát nhỏ trong bạn bè. Năm 1978, Dương Thụ tìm vào Sài Gòn, giảng dạy văn hóa ở cao đẳng mỹ thuật. Dương Thụ vẫn tiếp tục tìm tòi. Dương Thụ không lên gân triết lý trong ca từ. Anh tự sự giản dị những khoảnh khắc, những giây lát xảy ra trớ trêu của tình yêu. Và từ những sự việc đó, âm thanh bay lên. Ca từ Dương Thụ hồn nhiên như chính đời sống, tình yêu. Tình khúc Dương Thụ... và cây đời mãi mãi xanh tươi Nhạc sỹ Dương Thụ sinh ngày 10 tháng 2 năm 1943, quê ở Vân Đình, Hà Sơn Bình. Dương Thụ tốt nghiệp khoa Văn trường Ðại học sư phạm Hà Nội năm 1965, làm giáo viên cấp III, rồi làm giảng viên khoa lý luận Ðại học Mỹ thuật TPHCM. Từ năm 1982, ông chuyển sang hoạt động âm nhạc, vừa sáng tác vừa chỉ đạo nghệ thuật cho nhiều Ðoàn Hoạ mi hót trong mưa "Tiếng mưa rơi ngoài hiên gió mưa như lạnh thêm. Có con chim hoạ mi hót trong mưa buồn lắm. Nỗi nhớ anh ngày mưa nỗi nhớ anh thật sâu nặng. Muốn xa anh thật xa, muốn quên những ngày qua. Muốn sao cho đừng thương, muốn sao cho đừng thường nhớ. Cố quên đi mà em vẫn thấy hơi thở anh kề bên.(1) Ôi trong mưa họa mi vẫn hót thật dịu dàng dịu dàng. Trên môi em tình yêu đã mất còn nồng nàn nồng nàn. (2) Vì sao lại chia tay vì sao chẳng mãi. Vì sao lại chia tay vì sao chẳng mãi mãi. Hỡi chim hoạ mi dịu dàng, hót trong ngày mưa thật buồn. Hay chăng tình yêu của tôi. (3) (Lặp lại 1,2,3) " PHÂN ĐOẠN TÁC PHẨM Đoạn 1 : Nhạc dạo đầu với giai điệu của tiếng flute trên nền tiếng Piano, dàn dây, percusion và guitare Bass. Đoạn 2: Bắt đầu từ câu hát đầu tiên "Tiếng mưa rơi ngoài hiên" đến “ vẫn thấy hơi thở anh kề bên.” với các nhạc cụ piano, dàn dây, celesta, percusion, guitare Bass và giọng ca. Đoạn 3: Đoạn nối giữa đoạn trên với điệp khúc , bắt đầu từ câu “ Ôi trong mưa hoạ mi” đến “ còn nồng nàn , nồng nàn” với các nhạc cụ piano, dàn dây, percusion, guitare Bass và giọng ca. Đoạn 4 : Điệp khúc từ câu “ Vì sao lại chia tay, vì sao chẳng trở về,” đến “ hay chăng tình yêu của em” với các nhạc cụ piano, dàn dây, percusion, guitare Bass , giọng ca và tiếng mưa rơi. Đoạn 5: Nhạc dạo giữa lặp lại đoạn giai điệu của flute ở đoạn1 với các nhạc cụ piano, dàn dây, percusion và guitare Bass. Đoạn 6 : Lặp lại đoạn 2 và thêm váo tiếng Guitare cùng với các nhạc cụ piano, dàn dây, celesta, percusion, guitare Bass và giọng ca. Đoạn 7: Lặp lại đoạn 3 và thêm váo tiếng Guitare cùng với các nhạc cụ với các nhạc cụ piano, dàn dây, percusion, guitare Bass và giọng ca. Đoạn 8: Lặp lại điệu khúc cùng với các nhạc cụ với các nhạc cụ piano, dàn dây, guitare,percusion, guitare Bass, giọng ca và tiếng mưa rơi . Đoạn 9 : Đoạn kết với tiếng vocal theo giai điệu như tiếng flute ở đoạn đầu, cùng với piano, dàn dây, guitare, percusion, guitare Bass , vocal và kết bằng hiệu quả tiếng mưa rơi, nước chảy. BỐ TRÍ NHẠC CỤ VÀ GIỌNG HÁT TRÊN BÀN MIXER: Kênh Mixer Nhạc cụ Hiệu quả sử dụng 1 Percusion ( trái) 2 Percusion ( phải) 3 Guitare Bass 4 Guitare ( trái) 5 Guitare ( phải) 6 Keyboard 1 Rhodes piano 7 Keyboard 2 Dàn dây, harp,celesta, flute 8 Giọng ca 9 Vocal PHÂN TÍCH THEO PHÂN ĐOẠN TÁC PHẨM VÀ Ý ĐỒ XỬ LÝ ÂM THANH . Đoạn 1 : Nhạc dạo đầu với giai điệu của tiếng flute trên nền tiếng Piano, dàn dây, đàn harp, percusion và guitare Bass. Tiếng flute dẫn dắt ta vào không gian của bài hát, giai điệu lúc lên lúc xuống vẽ lên một đường hình sin. Giọng flute cũng tự như hơi thở nhịp đập con tim của nhân vật trữ tình sắp được nói tới trong bài hát. Tiếng piano kết hợp với tiếng guitare Bass tạo không gian u ám buồn bã. Tiếng percusion làm tiếng chuông gió chạy lướt qua lúc vào bài và tiếng gõ của bongo tạo cảm giác như tiếng mưa lúc xa lúc gần. Dàn dây chạy nền hỗ trợ cho không gian âm thanh tạo cảm của từng cơn gió lạnh trong mưa. Đàn harp réo rắt chạy qua giúp báo chuyển đoạn. Ý đồ xây dựng ảnh âm : Mở đầu là tiếng chuông gió của percusion , để tạo hiệu quả không gian ta để balance của percusion chạy từ vị trí lệch hoàn toàn phải sang vị trí lệch hoàn toàn trái rồi về vị trí cố định trong toàn bài là lệch trái L20. Âm sắc của percusion ta căn chỉnh khoảng dải tần 1500Hz lên mức +3dB, 5kHz lên mức +6dB, 10kHz lên mức +7dB , âm lượng ở mức +4dB và kết hợp với xử lý gây vang reverb để tạo hiệu quả ảnh âm tiếng mưa lúc xa lúc gần, lúc mau lúc thưa. Guitare Bass làm gốc âm trầm cho toàn bộ dải âm thanh nên ta cần căn âm thanh của nhạc cụ này ở vị trí gần và rộng nên âm sắc của nó ta nâng khoảng tần số 60Hz lên mức +7dB volume +4dB, balance để chính giữa. Piano ta nâng khoảng tần số 150Hz lên mức +8dB giúp tiếng dầy và đầy đặn hơn, nâng khoảng tần số 2,5kHz lên mức +5dB để tiếng sáng hơn, long lanh hơn volume ở mức 0dB đồng thời kết hợp xử lý một chút vang reverb (pre-delay 10ms, room size 70, reverb time 1.25s, high out filter -6.5dB, low out filter 0dB , mix 100wet- 70dry), balance để hơn chếch phải R10 . Dàn dây ở vị trí ảnh âm xa, giữ vai trò tiếng nền, ta căn chỉnh các khoảng tần số 140Hz lên mức +6dB để tiếng được dầy hơn, khoảng 3kHz và 5kHz lên mức 6dB để tiếng sáng hơn, để tiếng mờ hơn một chút tạo ảnh âm xa ta giảm khoảng tần số 900Hz xuống -9dB. Âm lượng của dàn dây ở mức +1dB và để tạo hiệu quả đây như những cơn gió ta thổi ta để balance chạy thay đổi liên tục từ trái qua phải. Sự kết hợp âm thanh của piano, dàn dây và guitare Bass như cách dựng trên cho ta hiệu quả tả một không gian buồn, u ám với từng đợt gió lạnh tràn qua của không gian trời mưa. Tiếng Flute ta căn chỉnh âm sắc ở khoảng tần số 3kHz lên mức +6dB giúp tiếng sáng hơn, khoảng tần số 400Hz lên mức 4dB để tiếng được ấm hơn, âm lượng ở mức +4dB kết hợp với việc xử lý gây vang reverb để cho ta chất âm mềm mại, bay bổng, trong sáng. Balance ta để hơi lệch trái L20 tạo sự tương phản với không gian âm thanh buồn, u ám của piano, guitare Bass. Đến cuối đoạn, để tạo chuyển chuyển đoạn mềm mại hơn ta khẽ vuốt volume của dàn dây lên thêm +4dB nữa rồi lại trả về mức âm lượng như trước. Trên kênh ra tổng ta chèn thêm vào đường insert plug-in Final Track plug để cho ta tiếng tổng thể ổn định và đẹp hơn. Đoạn 2 : Bắt đầu vào lời hát của tác phẩm. Đoạn này chia ra làm hai câu . Câu 1 từ “Tiếng mưa rơi ngoài hiên” đến “ nỗi nhớ anh thật sâu nặng” , câu 2 từ “ Muốn xa anh thật xa “ đến “ vẫn thấy hơi thở anh kề bên” . Câu 1 : Mở đầu bài hát là câu kể, câu hát diễn tả trời đang mưa và nhân vật trữ tình đang ở không gian bên trong nhà nhìn ra. Trong trời mưa rơi gió lạnh nhưng hoạ mi vẫn cất lên tiếng hót của mình. Là tiếng hót của một loài vật nhưng lại có thể được nhân vật trữ tình cảm nhận, cho là “buồn lắm”. Phải chănt tiếng hót này như tiếng lòng của người con gái. Người con gái đang trong tâm trang nhớ nhung hình bóng một người con trai. Nỗi nhớ nhung này trong đêm mưa dường như càng trở nên sâu nặng hơn. Điều này cũng hợp lý, bởi lẽ không gian, hình ảnh mưa rơi dễ khiến tâm trang con người ta trùng xuống, dẫn dắt cảm xúc về với những nỗi buồn nỗi nhớ nào đó trong quá khứ. Do vậy, ta cảm nhận ở đây có lẽ là nỗi nhớ của người con gái đang phải xa người yêu, cũng có thể là nỗi buồn, nỗi nhớ về một tình yêu không thành hoặc tình yêu dành cho một chàng trai nhưng chưa được đáp trả. Ý đồ xây dựng ảnh âm : Tíếng percusion ta vẫn để đúng như mức ở đoạn đầu, guitare bass đoạn 2 này lặng đến đến hết đoạn, dàn dây cũng lặng trong cả câu 1 này. Đoạn này xuất hiện thêm âm thanh của nhạc cụ Celesta điểm tiếng một tiếng một tạo ảnh âm như tiếng mưa rơi tí tách tí tách. Đẻ giúp tạo ra hiệu quả như vậy ta căn chỉnh âm sắc của celesta bằng cách nâng khoảng dải tần 2kHz và 5kHz lên +9dB, âm lượng ở mức -4dB, đưa đi xử lý reverb để tạo cảm giác lắng đọng hơn và balance để hơi chếch phải ở vị trí R30 để tạo không gian tiêng mưa hơi xa một chút và hoà quyện với tiếng của pêrcusion cho ra không gian mưa sống động, đa chiều. Giọng ca điều chỉnh khoảng tần số 120Hz lến mức +6dB cho giọng ấm hơn, nâng khoảng tần số 1,2kHz lên +5dB và 3,5kHz lên +11dB để giộng hát rõ hơn, sáng hơn và kết hợp với xử lý gây vang reverb (pre-delay 10ms, room size 70, reverb time 1.25s, high out filter -6.5dB, low out filter 0dB , mix 100wet- 70dry ), vang double delay (feed-back 50%, pan1 -100%, pan2 +100%, delay time1 170ms, delay time2 170ms, mix 100%) để giọng ca được mềm mại hon, bay hơn. Ngoài ra ta gắn thêm bộ plug-in Compressor de Esser (chế độ female vocal, attack 3ms, release 300ms, tresh-hold -28ms, rated 20:1) vào đường insert giúp âm lượng được ổn đinh hơn, đẹp hơn . Câu 2 : Liên tiếp những cụm động từ “muốn xa”, “ muốn quên”, “muốn sao đừng thương ”, “ muốn sao đừng nhớ” thể hiện nỗi ám ảnh day dứt của cô gái về hình ảnh người con trai trong tâm tưởng của mình. Cố quên đi nhưng hình ảnh người con trai đó vẫn luôn quanh quẩn đâu xung quanh tâm trí cô gái. Kết hơp cùng với lời ca của câu 1 ta có thể cảm nhận , dường như người con gái ở đây đã từng dành trọn trái tim mình, đã từng yêu say đắm một chàng trai nhưng có lẽ tình yêu này là một mối tình đơn phương và dù cho cô gái cố gắng thế nào đi chăng nữa thì tình cảm dành cho chàng trai vẫn cứ ám ảnh cô. Ý đồ xây dựng ảnh âm : Ảnh âm của các nhạc cụ và giọng hát ta vẫn giữ đúng như mức ở câu trên. Sang câu này dàn dây xuất hiện trở lại , ta vân căn chỉnh như mức của nó ở đoạn 1, khoảng tần số 140Hz lên mức +6dB để tiếng được dầy hơn , khoảng 3kHz và 5kHz lên mức 6dB để tiếng sáng hơn, giảm khoảng tần số 900Hz xuống -9dB. Âm lượng của dàn dây ở mức +1dB và để tạo hiệu quả đây như những cơn gió ta thổi ta để balance chạy thay đổi liên tục từ trái qua phải. Đoạn 3 : Đoạn nối chuyển sang điệp khúc và có hai câu, Câu đầu là một câu cảm thán, như một lời khâm phục, nhưng lại mang chút gì đó hơi tủi thân, tội nghiệp . Trong trời mưa như trút nước như vậy mà hoạ mi vẫn có thể cất lên những câu hát “dịu dàng , dịu dàng” . Câu sau là một kể, dù cho tình yêu đã đi qua, “tình yêu đã mất” nhưng hơi ấm của nó vẫn còn đọng lại , vẫn còn nồng nàn ê ấp trên đôi môi cô gái . Ý đồ xây dựng ảnh âm : Đoạn này guitare bass xuất hiện trở lại, ta vẫn căn chỉnh như mức ban đầu, nâng khoảng tần số 60Hz lên mức +7dB volume +4dB, balance để chính giữa. Dàn dây khi đến cuối đoạn ta khẽ vuốt volume lên mức +5dB để giúp báo chuyển đoạn và tăng thêm sự mềm mại liền mạch giữa đoạn này với đoạn sau. Các nhạc cụ còn lại vẫn giữ nguyên mức căn chỉnh ban đầu. Đoạn 4 : Điệp khúc. Vào điệp khúc là liên tiếp dồn dập những câu hỏi vì sao, “ vì sao lại chia tay, vì sao chẳng trở về , vì sao ngừng mê say, vì sao chẳng mãi mãi” . Đó như một lời than khóc, một lời trách thưong số phận của cô gái. Đến đây, điều thắc mắc của ta ở đoạn đầu mới được giải toả, Đây ko phải là nỗi nhớ của nguời yêu đang xa cách, cũng không phải là nỗi nhớ một người con trai mà cô gái đang thầm yêu, mà ở đây là nỗi nhớ thương day dứt, ám ảnh khôn nguôi về một tình yêu dang dở không thành. Tác giả dùng câu hỏi ở đây rất hiệu quả. Nó như những lời trách, những thắc mắc của cô gái dành cho chàng trai, đồng thời cũng như một dấu hỏi lớn với cuộc đời của cô gái. Hai câu sau là một lời nhắn gọi của của cô gái với chú chim hoạ mi. Cô như muốn được sự đồng cảm chia sẻ của hoạ mi , hoạ mi có “hay chăng tình yêu” của cô gái. Ý đồ xây dựng ảnh âm : Bắt đầu vào điệp khúc ta sử dụng hiệu quả tiếng mưa rơi làm nền, âm sắc của nó ta nâng khoảng tần số 4kHz lên10dB, 10kHz lên 18dB, volume +4dB đồng thời đánh balance chạy qua lại trái phải theo gần giống như balance chạy ở dàn dây, dàn dây ta tăng thêm volume 3dB nữa để tạo hiệu quả không gian mưa đa chiều và sống động . Các nhạc cụ còn lại percusion, guitare bass, piano và giọng hát ta vẫn giữ đúng mức như ở đoạn trước. Đoạn 5 : Nhạc dạo giữa với giai điệu của tiếng flute trên nền tiếng Piano, dàn dây, percusion và guitare Bass. Tiếng flute dẫn dắt ta vào không gian của bài hát, giai điệu lúc lên lúc xuống vẽ lên một đường hình sin. Giọng flute cũng tự như hơi thở nhịp đập con tim của nhân vật trữ tình sắp được nói tới trong bài hát. Tiếng piano kết hợp với tiếng guitare Bass tạo không gian u ám buồn bã. Tiếng percusion làm tiếng chuông gió chạy lướt qua lúc chuyển vào đoạn và tiếng gõ của bongo tạo cảm giác như tiếng mưa lúc xa lúc gần. Dàn dây chạy nền hỗ trợ cho không gian âm thanh tạo cảm giác của từng cơn gió lạnh trong mưa. Ý đồ xây dựng ảnh âm : Balance của percusion chạy từ vị trí lệch hoàn toàn phải sang vị trí lệch hoàn toàn trái rồi về vị trí cố định trong toàn bài là lệch trái L20. Âm sắc của percusion ta căn chỉnh khoảng dải tần 1500Hz lên mức +3dB, 5kHz lên mức +6dB, 10kHz lên mức +7dB, âm lượng ở mức +4dB và kết hợp với xử lý gây vang reverb để tạo hiệu quả ảnh âm tiếng mưa lúc xa lúc gần, lúc mau lúc thưa. Guitare Bass ta nâng khoảng tần số 60Hz lên mức +7dB volume +4dB, balance để chính giữa. Piano ta nâng khoảng tần số 150Hz lên mức +8dB, nâng khoảng tần số 2,5kHz lên mức +5dB, volume ở mức 0dB đồng thời kết hợp xử lý một chút gây vang reverb, balance để hơn chếch phải R10 . Dàn dây ở vị trí ảnh âm xa, giữ vai trò tiếng nền, ta căn chỉnh các khoảng tần số 140Hz lên mức +6dB, khoảng 3kHz và 5kHz lên mức 6dB, 900Hz xuống -9dB. Âm lượng của dàn dây ở mức +1dB và để tạo hiệu quả đây như những cơn gió ta thổi ta để balance chạy thay đổi liên tục từ trái qua phải. Tiếng Flute ta căn chỉnh âm sắc ở khoảng tần số 3kHz lên mức +6dB, khoảng tần số 400Hz lên mức 4dB âm lượng ở mức +4dB kết hợp với việc xử lý gây vang reverb để cho ta chất âm mềm mại, bay bổng, trong sáng . Balance ta để hơi lệch trái L20 tạo sự tương phản với không gian âm thanh buồn, u ám của piano, guitare Bass. Đến cuối đoạn, để tạo chuyển chuyển đoạn mềm mại hơn ta khẽ vuốt volume của dàn dây lên thêm +4dB nữa rồi lại trả về mức âm lượng như trước. Đoạn 6: Đoạn này là sự lặp lại lời ca của đoạn 2. Sau một loạt những thắc mắc, trách móc của cô gái giờ ta lại đựoc kéo trở lại với những lời tâm sự , thổ lộ lúc đầu của cô gái, Đoạn này như là một sự nhấn mạnh, nâng nỗi nhớ nhung, day dứt lên một cấp độ câo hơn. Dường như những kỷ niệm về tình yêu của cô gái là gắn liền với hình ảnh trời mưa hay những cơn mưa nhưng những tiếng khóc, những mưa như những giọt nước mắt cô gái xót thương cho mối tình của mình, xót thương cho nỗi tủi thân của mình. Ý đồ xây dựng ảnh âm : Đoạn này có sự xuất hiện của guitare, guitare chơi rải theo hiợp âm, tạo cảm giác như một đợt mưa nữa lại tràn về . Guitare ta căn chỉnh nâng khoảng dải tần 1kHz lên +7dB, khoảng 5kHz lên 5dB , âm lượng ở mức +4dB và balance đánh hai vế trái phải ở vị trí L30- R30 . Kết hợp với tíếng tí tách của celesta và của pêrcusion cho ta không gian mưa thật tinh tế, chi tiết. Đoạn 7 : Lặp lại lời ca của đoạn 3. Thêm một sự nhấn mạnh, và là câu chuyển đến đoạn điệp khúc Ý đồ xây dựng ảnh âm : Ảnh âm ta cũng xử lý đúng như với đoạn 3, cùng với xử lý tiếng guitare như ở đoạn trên nâng khoảng dải tần 1kHz lên +7dB, khoảng 5kHz lên 5dB, âm lượng ở mức +4dB và balance đánh hai vế trái phải ở vị trí L30- R30. Đoạn 8 : Lặp lại điệp khúc . Ý đồ xây dựng ảnh âm : Bắt đầu vào điệp khúc ta sử dụng hiệu quả tiếng mưa rơi làm nền, âm sắc của nó ta nâng khoảng tần số 4kHz lên10dB, 10kHz lên 18dB , volume +4dB đồng thời đánh balance chạy qua lại trái phải theo gần giống như balance chạy ở dàn dây, dàn dây ta tăng thêm volume 3dB nữa để tạo hiệu quả không gian mưa đa chiều và sống động . Các nhạc cụ còn lại percusion, guitare, guitare bass, piano và giọng hát ta vẫn giữ đúng mức như ở đoạn trước. Đoạn 9 : Đoạn kết . Giọng hát giả thanh theo giai điệu của tiếng flute ở đoạn dạo đầu . Ý đồ xây dựng ảnh âm : Tất cả các nhạc cụ percusion, guitare bass, guitare, piano, dàn dây ta vẫn để các mức căn chỉnh lúc đoạn trên, Giọng vocal ta để ở mức âm lượng +2dB , giảm khoảng tần số 1,5kHz xuống mức -2dB, xử lý gây vang reverb, vang double delay và chèn thêm plug-in Compressor de Esser vào đường insert giống như xử lý ở giọng hát. Kết thúc tác phẩm là âm thanh của mưa, một cơn mưa nữa lại tràn về, âm sắc của nó ta nâng khoảng tần số 4kHz lên10dB, 10kHz lên 18dB, âm lượng mức +2dB. Lời kết cho tác phẩm “ Hoạ mi hót trong mưa” Đây là một tác phẩm hay viết về tình yêu đôi lứa. Tác phẩm có lời ca trong sáng , nhẹ nhàng , ý tứ , Nét giai điệu đẹp , mượt mà, tạo cảm xúc với người nghe. PHẦN IV : KẾT LUẬN CHUNG Qua thời gian học tập và nghiên cứu về chuyên ngành âm thanh, với những kiến thức được tích luỹ được vận dụng và thể hiện trong hai tác phẩm ta thấy được sự phát triển mạnh mẽ rất đa dạng phong phú của nghệ thuật nói chung và nghệ thuật xử lý âm thanh nói riêng. Nó đã tạo nên bước ngoặt mạnh mẽ nhằm thoả mãn những yêu cầu ngày càng cao, tạo sự chuyển biến và hiệu quả cho nghệ thuật biểu diễn. Với trình độ khoa học kỹ thuật trang thiết bị hiện đại, chúng ta đã vận dụng được vào trong thực tiễn, như việc xử lý và lưu trữ âm thanh và kỹ thuật số. Đó là một xu thế tất yếu của công nghệ thông tin hiện đại, nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Con người càng phát triển thì sự hưởng thụ văn hóa càng cao, để kịp đáp ứng nhu cầu này; cần phải có sự tác động quan tâm của Đảng và Nhà nước, nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên phải có trách nhiệm lòng nhiệt quyết tận tụy với nghề nghiệp. Mang lại cho xã hội món ăn tinh thần cũng như người biết trân trọng nó. Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh và hiện đại, mang một nền văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy mọi người chúng ta phải biết vươn lên theo kịp thời đại, theo kịp nền khoa học đang trên đà phát triển của thế giới. Em Xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO: Modern recording techniques. Audio pro home recording course. The art of mixing- David Gibson. Kỹ năng cơ bản âm thanh - Phạm Hoàng Dũng. Các bái giảng của thày Hoàng Dũng , thày Hồng Quân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDe an hoa my.docx