Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp khống chế ô nhiễm tại một số trang trại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Trước thực trạng ô nhiễm môi trường do việc thải bỏ chất thải bừa bãi của các hộ chăn nuôi, vấn đề kiểm soát việc thải bỏ chất thải từ lỉnh vực chăn nuôi là nôi dung cấp bách cần được quản lý và hạn chế các tác động xấu đến môi trường. Nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, vì vậy đề tài :”Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp khống chế ô nhiễm tại một số trang trại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Hiện nay, trên toàn Tỉnh có khoảng 88.588 (năm 2006) trang trại được hình thành và phát triển, thu hút hơn 12.723 nông dân tham gia. Loại hình kinh tế trang trại đã huy động được nguồn nhân lực, vốn và vật tư phục vụ phát triển nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sông nông dân. Bên cạnh những tác động có lợi, quá trình hình thành và hoạt động của các nông hộ này đã và đang gây ra những tác động có hại cho môi trường. Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế, tình trạng chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã nảy sinh ra vần đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là nguồn nước do nước thải chăn nuôi chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải.

doc102 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 927 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp khống chế ô nhiễm tại một số trang trại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Chỉ tiêu BOD5, COD còn rất cao so với giá trị quy định trong múc tiêu chuẩn này. Cá hố lắng nước thải sau khi qua hố Biogas chỉ làm giảm nhẹ các chất rắn lơ lửng TSS, các chỉ tiêu chính khác như: BOD5, COD chỉ giảm nhẹ. Tuy vậy, giá trị các chỉ tiêu phân tích cho thấy nước thải vẫn không đạt tiêu chuẩn thải ra nguồn loại B, TCVN 5945 – 2005. Kết quả lấy mẫu phân tích chất lượng nước ngầm tại trang trại chăn nuôi thiên Phú Long được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.21: Chất lượng nước ngầm tại trang trại chăn nuôi Thiên Phú Long STT Chỉ Tiêu Đơn Vị Kết Quả Tiêu Chuẩn A NN1 NN2 NN3 TCVN TC Bộ Y Tế 1 PH - 6,5 6,3 6,8 6 - 9 6,5 – 6,8 2 Độ cứng MgCaCO3/l 22 24 28 300 - 500 500 3 Độ màu Pt-Co 5,4 3,8 4,1 20 <10 4 Fe Mg/l 0,08 0,12 0,05 1 - 5 0,5 5 N-NO3- Mg/l 2,05 0,85 0,83 45 10 6 N-NO2- Mg/l 0,01 KPH KPH - 0 7 SO42- Mg/l 6,1 6,5 6,3 200 - 400 400 8 Cl- Mg/l 2,95 2,63 2,63 200 - 600 250 9 TSS Mg/l 55 40 42 50 1.000 10 Coliform MNP/100ml 35 28 18 3000 10 Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC, tháng 5/2005 Ghi chú: NN1: Nước giếng khoang 26 m NN2: Nước giếng khoang 28 m NN3: Nước giếng khoang 29 m TCVN :Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm, TCVN 5945 – 2005. TC Bộ y tế: Tiêu chuần tạm thời của bộ Y tế – Tiêu chuẩn vệ sinh đ6í với nước cấp sinh hoạt ( Ban hành theo quyết định 505BYT/ QD, Ngày 4/1992). Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy chỉ tiêu vi sinh ( Coliform ) trong mẫu nước giếng tại trang trại chăn nuôi Thiên Phú Long không đạt tiêu chuẩn quy định về chất lượng nước ngầm trong TCVN 5944 -2005 về chất lượng nước ngầm và tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt của Bộ y tế 505 BYT/QD – 1992. Chỉ tiêu sắt và nitrít trong mẫu nước giếng đạt quy định về chất lượng nước ngầm trong TCVN 5944 – 2005 nhưng không đạt tiêu chẩn cấp nước sinh hoạt của Bộ y tế. Riêng hàm lượng nitrít tại mẫu nước giếng số NN1 chưa đạt tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt của Bộ y tế 505 BYT/QD 1992. Như vậy, nước giếng tại trang trại chăn nuôi Thiên Phú Long bị ô nhiễm nitrí, sắt và vi sinh với mức độ chớm ô nhiễm. Nguồn nước này có thể sử dụng trực tiếp cho hoạt động chăn nuôi nhưng phải qua xử lý nếu cấp cho sinh hoạt. Nước giếng bị ô nhiễm vi sinh có thể là do bị tác động từ nguồn nước thải khu vực chuồng trại. 3.2.3.1.3 Hiện trạng chất thải rắn - Chất thải rắn phát sinh tại trang trại chăn nuôi Thiên Phú long bao gồm phân lợn và thức ăn rơi vãi ở khu vực chồng trại. Phân lợn 2 tấn/ ngày được thu gom để ủ làm phân bón cho cây trồng trong trang trại, phần nhỏ không được thu gom, bị chuyển vào nước thải. Ngoài ra, còn có lượng bùn ( phân hoai) thu gom từ hầm biogas là nguồn phát sinh theo chu kỳ. Bảng 3.22: Thành phần hóa học của phân heo 70 – 100 kg Chỉ Tiêu Đơn Vị Hàm Lượng PH - 6,47 – 6,95 Vật chất khô g/kg 213 - 342 NH4+ g/kg 0,66 – 0,76 Ntổng g/kg 7,99 – 9,32 Tro g/kg 32,5 – 93,3 Chất xơ g/kg 151 - 261 Cacbonat g/kg 0,23 – 2,11 Các axít béo mạch ngắn g/kg 3,83 – 4,47 Nguồn: Trương Thanh cảnh & ctv, 1997,1998 3.2.3.2 Hiện trạng bảo vệ môi trường tại trang trại chăn nuôi Thiên Phú Long - Quản lý chất thải là một trong những yếu tố quan trọng nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường không khí, mùi hôi, ô nhiễm nước thải và phân rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, trang trại chăn nuôi Thiên Phú Long đã áp dụng nhiều mô hình bảo vệ môi trường khá hiệu quả, bao gồm mô hình Biogas, mô hình VAC và một số mô hình tổng hợp khác. Hiệu quả của các mô hình được thể hiện qua kết quả khảo sát hiện trạng môi trường không khí, mùi hôi, nước thải, nước ngầm và phân, rác tại trang trại. - Mô hình Biogas: giảm thiểu ô nhiễm do nước thải, chất thải rắn và mùi hôi. Xử lý nước thải và phân, thu gom khí gây mùi để làm nhiên liệu. Hiệu quả của mô hình Biogas tại trang trại chăn nuôi Thiên Phú long: + Giảm được khoảng 70% tải lượng ô nhiễm trong nước thải, qua đó cũng giảm được mùi hôi. Điều này làm cho trang trại không còn bị nhân dân kiện cáo, công việc kinh doanh vì thế cũng trở nên thuận lợi hơn. + Tiết kiệm được khoảng 1.200.000 – 1.500.000 đồng/tháng do sử dụng khí sinh học để nung nấu thay cho chất đốt khác. Ngoài ra, lượng khí sinh học còn thừa lại trang trại cũng được dẫn qua các hộ dân cư lân cận sử dụng miễn phí. - Mô hình VAC : tận dụng thức ăn thừa để nuôi cá, phân gia súc để ủ làm phân bón. Mô hình này giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn và mùi hôi, đồng thời tiết kiệm được chi phí mua thức ăn cho cá và mua phân bón cho cây trồng trong trang trại. Khoảng tiết kiệm này ước tính 2.000.000 đồng /tháng. Một số mô hình tổng hợp khác về bảo vệ môi trường tại trang trại chăn nuôi Thiên Phú Long và hiệu quả của nó như sau: - Biện pháp quy hoạch và bố trí sản xuất hợp lý tại trang trại cũng có thể xem là một giải pháp bảo vệ môi trường. Chuồng nuôi có vị trí thoáng mát, khô ráo, yên tỉnh. Chuồng có ánh nắng chiếu vào buổi sáng nhằm mục đích sát trùng ô chuồng cà tạo sinh tố D3 để lợn tăng trưởng và đồng hóa Ca, P. Do nắng buổi chiều không tốt nên ở phía hướng tây có trồng cây che nắng. Tất cả những yếu tố này làm cho khu vực chuồng trại tại trang trại Thiên Phú Long có điều kiện nhiệt độ phù hợp, giảm được lượng nước mát chuồng nuôi, giảm lượng nước vệ sinh vật nuôi và vệ sinh chuồng trại. - Kết nối sàn nuôi có lỗ thông gió, tạo vùng tiểu khí hậu bên dưới chuồng nuôi, làm cho nhiệt độ chuồng nuôi giảm xuống và sàn nuôi luôn được khô ráo. Kết cấu sàn nuôi kiểu này cho phép công tác thu dọn phân trở nên dể dàng, giảm lượng nước sử dụng cho công tác vệ sinh chuồng trại, vệ sinh vật nuôi, giảm lượng phân đưa vào nước thải. - Lắp đặt các vòi nước dạng van khoá cho lợn sử dụng theo phản xạ có điều kiện. Nước vệ sinh chuồng trại cũng được khống chế tối đa nhờ có lắp khóa tại đầu ống. Điều này cho phép khống chế chặt chẽ lượng nước sử sụng, nhất là nước cho lợn uống, qua đó giảm lưu lượng nước thải. - Sử dụng chế phẩm sinh học EM đưa vào thức ăn ( tỷ lệ 25%). Chế phẩm EM được tổng hợp từ thảo mộc và các khoáng chất thiên nhiên, có tác dụng giảm sự đào thải dưỡng chất, giải độc trong ống tiêu hóa với vật nuôi. Hiệu quả môi trường của biện pháp chính là giảm tải lượng ô nhiễm hữu cơ trong chất thải, giảm tải lượng mùi hôi phát sinh ra từ nước thải. - Theo đánh giá bằng phương pháp nhạy cảm khứu giác, việc sử dụng chế phẩm sinh học EM cho phép giảm khoảng 60 – 80% nồng độ mùi tại khu vực trang trại. - Trang trại chăn nuôi Thiên Phú Long còn áp dụng một chu trình sản xuất khép kín nhờ áp dụng mô hình VAC. Thức ăn còn thừa và rơi vãi tại chuồng nuôi được sử dụng để đánh cá, trong khi phân được ủ để bón cho cây trồng. Mặc dù đã đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ, nhưng khi đi sâu phân tích về chất lượng môi trường ( đặc biệt là chất lượng không khí, mùi hôi và nước thải) tại trang trại chăn nuôi Thiên Phú Long, chúng tôi thấy rằng cần có thêm các giải pháp bổ sung khác nhằm đảm bảo chất lượng môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép. Chất thải Chăn nuôi Khí đốt Vườn cây + Đồng ruộng Biogas CON NGƯỜI Phân bón Thức ăn Thực phẩm Khí đốt Ao cá Nước tưới Nước tưới Thức ăn Thức ăn Thức ăn Thực phẩm Thực phẩm Sơ đồ 3.3: Mô hình VAC kếât hợp Chất thải chăn nuôi luôn giàu hữu cơ làm khả năng gây ô nhiễm càng cao. Bên cạnh đó, những kỹ nghệ tận dụng chế phẩm chứa chất hữu cơ sẽ làm chất thải chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Thực tế từ hệ thống xử lý phân và nước thải chăn nuôi sản xuất Biogas, có thể thu được các sản phẩm như: khí đốt (sản phẩm khí), phân bón, thức ăn cho cá (sản phẩm rắn và lỏng). Khí đốt: Biogas với thành phần gồm 60-75% CH4, 25-40% CO2 là một nguồn nguyên liệu mới. Biogas được sử dụng vào việc đun nấu hằng ngày, không để lại muội than và tro nên việc làm vệ sinh bếp và các dụng cụ nấu nướng cũng dễ dàng hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho các vùng nông thôn. Phân bón: Thành phần dinh dưỡng của cặn nước thải sau khi qua hầm Biogas có các chất dinh dưỡng thích hợp để làm phân bón. Ngoài ra, số lượng các ấu trùng và trứng giảm rõ rệt so với phân tươi, do đó an toàn hơn cho rau quả khi sử dụng nước thải đã qua xử lý ở hầm Biogas để tưới. Thức ăn cho cá, giun: Sau khi đã phân huỷ trong hệ thống kỵ khí Biogas, phân và nước thải chăn nuôi vẫn còn sử dụng cho cá ăn, giun. Những ứng dụng đã thực hiện này cho thấy hiệu quả chưa cao, nhiều người cho rằng chất thải từ Heo ở dạng ướt quá khó thu gom và vận chuyển, lại chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Do đó, hoạt động khuyến nông có thể tạo cho các nhà nông mạnh dạng thực hiện. 3.2.3.3 Mô hình tổng hợp bảo vệ môi trường tại trang trại chăn nuôi Thiên Phú long - Nhìn chung, có thể thấy các biện pháp khống chế ô nhiễm mùi hôi, nước thải và chất thải rắn tại trang trại chăn nuôi đan xen và hỗ trợ lẫn nhau, mỗi mô hình đều đạt nhiều mục đích trong tổng thể vấn đề bảo bệ môi trường. Việc phân biệt các giải pháp khống chế ô nhiễm mùi hôi, nước thải và chất thải rắn tại trang trại chăn nuôi chỉ mang ý nghĩa tương đối. 3.2.3.3.1 Quy trình xử lý nước thải Như trên đã nói, mô hình Biogas không giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm nước thải tại trang trại Thiên Phú long, vì vậy cần bổ sung các biện pháp xử lý phía sau. Xem xét về lưu lượng nước thải cần xử lý, điều kiện mặt bằng và các hạng mục sẳn có, khả năng tài chính của trang trại, đồng thời tham khảo các mô hình xử lý nước thải bằng Biogas có bổ sung một số công trình phía sau tại một số cơ sờ chăn nuôi khác, chúng tôi đề xuất quy trình xử lý nước thải tại trang trại chăn nuôi lớn Thiên Phú Long như sau: Nước thải Ngăn lắng cát Hố Biogas (xử lý kỵ khí)Hố lắng ( 2 cấp) Mương sinh học hiếu khíHố lắng (3 cấp) Mương chứa (ổn định) Tuần hoàn để tưới cây. - Nước thải phát sinh từ khu vực chuồng trại bị ô nhiễm hữu cơ khá cao được lắng sơ bộ để loại bỏ các chất rắn trơ, sau đó dẫn vào hố biogas để thực hiện quá trình xử lý sinh học kỵ khí. Quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp, tạo ra hàng trăm sản phẩm và phản ứng trung gian. Tuy nhiên quá trình có thể phân tích thành 4 giai đoạn chính: thủy phân các hợp chất cao phân tử, axít hóa và mêtan hóa với phản ứng rút gọn như sau: Chất hữu cơCH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2S + Tế bào mới - Hiệu quả xử lý các chất hữu cơ tại hệ thống Biogas đạt được khoảng 70%, đồng thời tạo ra sản phẩm khí Biogas dùng cho đun nấu. - Sau khi ra khỏi hố Biogas, nước thải được dẫn qua hố lắng để thực hiện quá trình lắng đọng các thành phần lơ lững, làm giảm một phần tải lượng ô nhiễm trước khi qua xử lý hiếu khí tại mương sinh học. Mương sinh học thực hiện quá trình xử lý hiếu khí tự nhiên rất hiệu quả nhờ sự xáo trộn của dòng chảy. - Sau khi xử lý hiếu khí tại mương sinh học, nước thải được lắng lần cuối và ổn định trước khi được tuần hoàn để tưới cây. Một số thông số kỹ thuật chính của hệ thống xử lý nước thải đã hoàn thiện tại trang trại chăn nuôi Thiên Phú Long như sau: Hệ thống hầm chứa túi khí dài 32m, rộng 1,2m, sâu 1,4m, xây dựng bằng gạch thẻ, có tô chống thấm. Tổng thể tích hầm 54m nắp đậy bằng bê tông cốt thép. Túi chứa khí bằng Polyetylen dài 35m treo trên trần của chuồng nuôi. Hố lắng: 5 hố, kích thước D*R*C = 3m*2m*2m. Có 2 hố lắng bố trí sau hố Biogas nhằm mục đích lắng đọng bùn hữu cơ hình thành do quá trình lên men kỵ khí. Còn 3 hố lắng sau mương sinh học hiếu khí có nhiệm vụ lắng đọng bùn và xác vi sinh vật trước khi đưa vào mương chứa tuần hoàn sử dụng. Mương sinh học hiếu khí: 1 mương, kích thước D*R*C = 90m*1,2m*1,4m. Mương sinh học hiếu khí có nhiệm vụ là quá trình xử lý sinh học nước thải với sự tham gia của vi sinh vật và oxy không khí. Với độ sâu nhỏ (chỉ 0,4m), chiều dài lớn (90m), nước thải trong mương có được sự xáo trộn và hấp thụ đầy đủ oxy cần thiết cho quá trình xử lý hiếu khí trong một thời gian lưu thích hợp. Mương chứa:1 mương, kích thước D*R*C = 90m*1,2m*1,4m. Mương có nhiệm vụ ổn định và tồn trữ nước thải cho mục đích sử dụng. Kết quả lấy mẫu phân tích nước thải sau khi bổ sung và hoàn thiện các hạng mục bằng kinh phí hỗ trợ của đề tài như trong bảng sau: Bảng 3.23: Kết quả phân tích nước thải tại trang trại chăn nuôi Thiên Phú Long sau khi bổ sung và hoàn thiện. STT Chỉ Tiêu Đơn Vị Kết Quả Phân Tích Tiêu Chuẩn B TCVN 5945-2005 NT4 NT5 NT6 NT7 1 PH - 7,5 7,6 7,6 7,7 5,5 – 9 2 TSS Mg/l 158 156 80 66 100 3 BOD5 MgO2/l 152 67 53 45 50 4 COD MgO2/l 246 95 82 71 80 5 N-NH3 Mg/l 10,6 14,4 4,3 2,6 1 6 Tổng P Mg/l 7,9 8,2 4,1 4,2 6 7 Coliform MNP/100ml 1,3.104 2,1.104 1.104 1.104 1.104 8 Độ mùi OU 36,5 8,4 3,2 2,2 Không khó chịu Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC, tháng 5/2005 Ghi chú: Mẫu NT4: Mẫu nước thải sau hố Biogas. Mẫu NT5: Mẫu nước thải sau mương sinh học hiếu khí . Mẫu NT6: Mẫu nước thải sau hố lắng 5 Mẫu NT7: Mẫu nước thải trong mương ổn định để tưới cây. Nhận xét: Hệ thống xử lý nước thải sau khi hoàn thiện đã đạt hiệu quả xử lý khá cao, các chỉ tiêu ô nhiễm chính đều đạt tiêu chuẩn ở mương chứa cuối cùng cho mục đích tưới cây: BOD5 = 45MgO2/l; COD 71 MgO2/l; Tổng P = 4,2 Mg/l Mặc dù có một số chỉ tiêu còn cao hơn tiêu chuẩn một ít như N-NH3 = 2,6Mg/l; Độ mùi = 2,2OU nhưng với quy trình xử lý như trên cùng với mục đích sử dụng tuần hoàn để tưới cây, điều này có thể chấp nhận được. Có thể thấy rằng, nước thải tại trang tại chăn nuôi Thiên phú Long đã được xử lý khá hiệu quả, dù một số chỉ tiêu vẫn còn cao hơn tiêu chuẩn nhưng không đáng kể. Nhìn chung, với mục đích tái sử dụng nước thải cho mục đích tưới tiêu trong khu vực trang trại, mô hình xử lý nước thải này rất điển hình. 3.2.3.3.2 Khống chế ô nhiễm chất thải rắn - Tại một số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ hoặc một số trang trại khác, người ta xử lý kết hợp tất cả phân và nước thải trong hệ thống Biogas. Điều này có ưu điểm là chỉ cần một hệ thống chung cho nhiều mục đích, tuy vậy có khuyết điểm là yêu cầu thể tích hầm ủ phải lớn, hệ thống để bị sự cố kẹt đường ống do phân quá nhiều làm giảm tuổi thọ, khí Biogas cũng phát sinh nhiều mà không sử dụng hết phải xả làm ô nhiễm mùi Do vậy, trang trại chăn nuôi Thiên Phú Long thu gom phân riêng để ủ bón phân cho cây trồng trong trang trại ( chỉ có một phần nhỏ phân và thức ăn rơi vãi không thể thu gom được nước thải cuốn theo vào hệ thống Biogas). - Đặt điểm của quá trình ủ phân làm phân bón cây trồng tại trang trại chăn nuôi Thiên Phú long như sau: Hố ủ phân có kích thước 10m*5m*3m được xây dựng bằng bê tông cốt thép, chia thành nhiều ngăn nhỏ, có tô chống thấm. Sau mỗi lần làm vệ sinh chuồng nuôi, phân được rãi đều xuống hố. Phía bên trên lớp phân sẽ là lớp trấu ( thu gom từ các chuồng gà) và trên cùng là lớp rơm rạ hoặc lá cây. Lớp rơm rạ vừa có tác dụng ngăn mùi, vừa có tác dụng kết hợp với phân và bị phân hủy tạo chất mùn hữu cơ thích hợp cho cây trồng. Quá trình thực hiện tương tự hàng ngày cho đến khi đầy hố. Trong thời gian ủ, phải đậy hố thật kỹ để tránh ký sinh trùng và che mưa. Phân sau khi ủ trong thời gian 3 – 4 tháng có thể đem bón cây. 3.2.3.3.3 Khống chế ô nhiễm mùi hôi - Vấn đề ô nhiễm khí thải, mùi hôi tại trang trại chăn nuôi liên quan chặt chẽ đến các biện pháp khống chế ô nhiễm do nước thải, chất thải rắn, mùi hôi. Trong các giải pháp khống chế ô nhiễm trên, giải pháp bổ sung một số công đoạn xử lý nước thỉa đã giảm mùi hôi theo cảm quan khoảng trên 70%. - Tại hố ủ phân, những ngày có nhiệt độ cao có thể phun chế phẩm sinh học EM (Effective Microorganism – Tổ hợp các vi sinh vật hữu hiệu) pha trong nước với tỉ lệ 1/500, sau đó phun với mật độ 1lít dung dịch/1 m2 bề mặt hố. - Ngoài các giải pháp này, trang trại cũng đã có giải pháp giảm mùi hôi bằng chế phẩm sinh học EMC4 đưa vào thức ăn với hiệu quả giảm mùi đạt được 60 – 80% . - Kết quả lấy mẫu phân tích chất lượng không khí và mùi hôi tại trang trại chăn nuôi Thiên phú long sau khi áp dụng bổ sung một số mô hình bảo vệ môi trường bằng kinh phí hỗ trợ của đề tải được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.24:Kết quả lấy mẫu phân tích chất lượng không khí và mùi hôi tại trang trại chăn nuôi Thiên Phú Long STT Chỉ Tiêu Đơn Vị Kết Quả Phân Tích Tiêu Chuẩn KK1 KK2 KK3 1 Bụi Mg/m3 0,45 0,27 0,18 0,3 2 NO2 Mg/m3 0,0047 0,0035 0,0025 0,4 3 NH3 Mg/m3 0,23 0,21 0,15 0,2 4 H2S Mg/m3 0,015 0,025 0,005 0,008 5 CH4 Mg/m3 1,37 2,44 1,10 - 6 SO2 Mg/m3 0,031 0,045 0,002 0,5 7 Độ mùi OU 5,5 7,5 1,5 2 Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC, tháng 5/2005 Ghi chú: Mẫu KK1: Mẫu không khí trong khu vực túi Biogas Mẫu KK2: Mẫu không khí cạnh mương lắng nước thải Mẫu KK3: Mẫu không khí cạnh tường phía có các hộ dân sinh sống OU : Odor unit- đơn vị mùi. Độ mùi được phân tích theo phương pháp nhạy cảm khứu giác, tham khảo tiêu chuẩn ASTMD 1391 – 57. Bụi : So sánh theo tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh, TCVN 5937 – 2005. NH3, H2S : So sánh theo tiêu chuẩn quy định về nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh, TCVN 5938 – 2005. Độ mùi: So sánh theo tiêu chuẩn dự thảo theo kết quả nghiên cứu của đề tài “ nghiên cứu xác định các chỉ tiêu đánh giá về mùi phục vụ công tác thanh tra kiểm soát môi trường” do cực môi trường phối hợp với Trung Tâm Công Nghệ Môi trường ( ENTEC) thực hiện năm 1999. Nhận xét: Các chỉ tiêu vô cơ gây mùi đặt trưng như: NH3, H2S tại trang trại chăn nuôi Thiên Phú Long đã có giá trị thấp hơn giới hạn tiêu chuẩn cho phép. Độ mùi tại khu vực trang trại cũng đã đạt được tiêu chuẩn (dự thảo). Nồng độ bụi trại trang trại có nơi vẫn cao hơn tiêu chuẩn cho phép do bụi đất bị gió cuốn lên, điều này chỉ có thể khắc phục bằng cách bê tông hóa mặt bằng và giữ vệ sinh khu vực. Như vậy, chất lượng không khí tại trang trại chăn nuôi Thiên phú long đã được cải thiện và đạt tiêu chuẩn sau khi áp dụng một số giải pháp bảo vệ môi trường bằng kinh phí hỗ trợ của đề tài. 3.2.3.3.4 Một số giải pháp khác - Thu gom và lưu trữ chất thải đây là biện pháp tốt nhất để kiểm soát các nguồn phát sinh ô nhiễm, hạn chế lan truyền ô nhiễm. - Vấn đề đào tạo nâng cao nhận thức cho công nhân tại các trang trại cũng có một vai trò rất quan trọng. Với ý thức sản xuất tốt, tác phong công nghiệp cao. - Một số giải pháp khác được áp dụng tại trang trại đã có nêu ở phần trên như quy hoạch chuồng nuôi hợp lý, lắp đặt các vòi nước dạng khóa, sử dụng máng ăn tự động, áp dụng mô hình VAC cũng rất hiệu quả trong việc giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn. - Như vậy, các giải pháp bảo vệ môi trường áp dụng tại trang trại chăn nuôi Thiên Phú Long đã trở thành một mô hình tổng hợp bảo vệ môi trường cho một trang trại chăn nuôi heo có quy mô tương tự. 3.2.3.4 Hiệu quả của các biện pháp bảo vệ môi trường áp dụng tại trang trại Thiên Phú Long 3.2.3.4.1 Hiệu quả xử lý nước thải - Mô hình Biogas là một mô hình bảo vệ môi trường phổ biến và hiệu quả nhất tại các trang trại chăn nuôi tại Việt nam. Hiệu quả bảo vệ môi trường của mô hình Biogas là khống chế ô nhiễm mùi hôi, giảm thiểu ô nhiễm do nguồn nước thải và chất thải rắn, đồng thời sử dụng được khí sinh học để thay thế chất đốt truyền thống (dầu, củi..). Kết hợp với các biện pháp xử lý bổ sung, nước thải tại trang trại Thiên Phú Long đã đạt giá trị quy định trong TCVN 5945- 2005 đối với nguồn loại B và có thể tái sử dụng để tưới cây. - Về mặt kinh tế, chi phí xử lý nước thải hầu như không đáng kể. Thay vào đó, trang trại tiết kiệm được khoảng 1.200.000 – 1.500.000 đ/tháng do sử dụng khí sinh học để đun nấu thay cho chất đốt khác. Ngoài ra, lượng khí sinh học còn thừa tại trang trại cũng được dẫn qua các hộ lân cận sử dụng miễn phí. - Tuy rằng không sử dụng nước thủy cục, nhưng việc tái sử dụng nước thải cũng cho phép hạn chế điện năng tiêu thụ để khai thác nước ngầm, ước tính tiết kiệm được cho khoảng này là 300.000đ/tháng. 3.2.3.4.2 Hiệu quả xử lý chất thải rắn - Về mặt bảo vệ môi trường, việc sử dụng phân lợn để ủ làm phân đã giảm thiểu được các tác động môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. - Về mặt hiệu quả kinh tế, sản phẩm phân bón hữu cơ từ phân gia súc cho phép trang trại chăn nuôi Thiên Phú Long tiết kiệm được hàng tháng khoảng 500.000 đồng (thay thế cho sử dụng phân hóa học). 3.2.3.4.3 Hiệu quả xử lý mùi hôi - Vấn đề xử lý khí thải, mùi hôi tại trang trại chăn nuôi Thiên Phú Long gắn liền với các biện pháp xử lý nước thải, rác thải và phân lợn. - Về mặt bảo vệ môi trường, các giải pháp xử lý khí thải, mùi hôi áp dụng tại trang trại chăn nuôi Thiên Phú Long đã làm cho chất lượng không khí đạt tiêu chuẩn cho phép, - Về mặt hiệu quả kinh tế, vấn đề thu gom sử dụng lại khí Biogas đã nói trên đây. Ngoài ra, các lợi ích kinh tế vô hình đạt được là sản phẩm của trang trại trở nên thân thiện với môi trường hơn, trang trại đã cải thiện được hình ảnh của mình trước cộng đồng 3.3. Dự báo tải lượng ô nhiễm từ ngành chăn nuôi gia súc - Theo báo cáo của sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, toàn tỉnh hiện nay có khoảng 590.216 ha đất tự nhiên, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên toàn quốc và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ. Hiện có khoảng 88.588 (năm 2006) hộ chăn nuôi có chuồng trại. Số hộ có chuồng hợp vệ sinh khoảng 74.623 hộ (khoảng 35%). Trong đó 46.900 chuồng trại có trang bị hầm, túi ủ biogas (11% số hộ có chuồng trại hợp vệ sinh và chỉ 3,9% tổng số hộ có chuồng trại chăn nuôi)- thống kê trên toàn tỉnh. - Ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi gia súc chủ yếu là chăn nuôi heo. Các hoạt động chăn nuôi này hàng năm đem lại giá trị kinh tế rất lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên bên cạnh đó chất thải ngành chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất là môi trường nước, và môi trường không khí Bảng 3.25: Ước tính chất thải rắn chăn nuôi trong năm 2007 STT Loại Vật Nuôi DVT Số Đầu Vật Nuôi 1/8/2005 Chất Thải Rắn kg/con/ngày Tổng Chất Thải Rắn (tấn/năm) 1 Bò Con 5.540.700 10,0 20.223.555 2 Trâu Con 2.922.155 15,0 15.998.799 3 Lợn Con 27.434.895 2,00 20.027.473 4 Gia cầm Con 219.910.600 0,20 16.053.474 5 Dê- cừu Con 1.314.489 1,50 719.518 6 Ngựa Con 110.189 4,00 160.876 Tổng số 73.183.695 Nguồn: uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Như vậy, một năm đàn gia súc, gia cầm của Việt nam sẽ thải ra trên 73 triệu tấn chất thải rắn. Chất thải này phần lớn được sử dụng làm phân bón hữu cơ. Trong số đó, khoảng 50% số lượng, tức khoảng 35 – 37 triệu tấn được xử lý bằng phương pháp ủ trước khi bón ruộng và cũng khoảng 50% số lượng còn lại sử dụng nhưng không qua xử lý. Đây là mối nguy hiểm đe dọa đến sự trong sạch của môi trường. 3.3.1 Hướng giải quyết Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cho rằng hiện nay vấn đề quản lý chất thải gia súc có 3 nhóm biện pháp cơ bản hạn chế ô nhiễm do chăn nuôi đó là: - Thứ nhất cần quy hoạch lại, đưa chăn nuôi ra xa đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp và nhất thiết phải thực hiện quy định chăn nuôi an toàn gắn với bảo vệ môi trường. - Thứù hai là sử dụng kỹ thuật cho vào thức ăn và chất thải chăn nuôi các men, các chế phẩm sinh học nhằm hạn chế khí độc hại và vi sinh vật có hại. - Thứ ba là ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thân thiện với môi trường. Tùy theo điều kiện cụ thể rừng nơi để lựa chọn quy trình xử lý chất thải như: bể lắng – hầm Biogas – ao sinh học, hầm Biogas – ao sinh học và hầm Biogas – thùng sục khí – ao sinh học, trong đó việc định hướng chăn nuôi theo mô hình sinh thái VAC và sử dụng hầm Biogas đang được người chăn nuôi quan tâm nhất. 3.4 Một số quy định được đề nghị trong quản lý chất thải chăn nuôi Để xây dựng các giải pháp quản lý thích hợp cho ngành chăn nuôi là vấn đề mà các cơ quan chức năng quan tâm và đầu tư nghiên cứu. Đối với tình hình chăn nuôi ở Đồng Nai như hiện nay, việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không thể thực hiện ngay tức khắc mà phải có sự thay đổi dần dần. Tuy nhiên, không thể để tình trạng này lâu dài. Vì vậy một số giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi được đề nghị sau: 3.4.1 Giai đoạn từ nay đến năm 2010 Khu vực nội thành - Đối với các hộ đã chăn nuôi thì chỉ được phép chăn nuôi qui mô dưới 10 con. Không được phát triển chăn nuôi qui mô thương phẩm. - Phải thu gom phân mỗi ngày và mang đi nơi khác xử lý, không để ứ đọng chất thải, thường xuyên vệ sinh chuồng trại. - Nước thải phải qua hầm tự hoại đạt tiêu chuẩn thải nước loại C trước khi thải bỏ ra ngoài cống. - Không được phép xây dựng các cơ sở mối ở khu vực nội thành. - Đối với các hộ chăn nuôi qui mô >10 con không được phép chăn nuôi. Khu vực ven nội thành - Được phép chăn nuôi với những nơi có khoảng cách xây dựng chuồng nuôi, hố chứa chất thải đến khu vực nhà ở theo tiêu chuẩn. - Phải đảm bảo có hệ thống thu gom, lưu trữ phân kín, không gây mùi hôi, nước thải phải đạt tiêu chuẩn loại C đối với nguồn tiếp nhận là cống, loại B đối với nguồn tiếp nhận là sông, kênh rạch phục vụ cho tưới tiêu. - phân phải được thu gom mỗi ngày và phải được ủ trước khi đem bón. - Các cơ sở chăn nuôi thương phẩm vừa và lớn phải đăng ký vệ sinh môi trường. Khu vực ngoại thành - Khuyến khích chăn nuôi dưới mọi hình thức. Tuy nhiên cũng phải đảm bảo khoảng cách từ chuồng nuôi, hố chúa chất thải theo quy định. - Mỗi ngày phân phải được thu gom, lưu trữ trong thiết bị kín, không để ứ đọng trong chuồng nuôi. - Đối với cơ sở chăn nuôi có qui mô nhỏ hộ gia đình, phân và nước thải có thể thu gom chung và sử dụng Biogas để xử lý. - Đối với hộ chăn nuôi thương phẩm phân phải được thu gom riêng mang đi ủ. Nước thải phải qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn loại C nếu thải ra ao, đạt loại B nếu thải trực tiếp ra sông rạch. - Các cơ sở chăn nuôi thương phẩm qui mô lớn phải đang ký vệ sinh môi trường. 3.4.2 Giai đoạn từ năm 2010 đấn năm 2015 Khu vực nội thành - Khu vực nội thành không được phép chăn nuôi dưới mọi hình thức. Khu vực ven nội thành - Khu vực ven nội thành chỉ được phép chăn nuôi qui mô nhỏ hộ gia đình, nhưng phải đảm bảo có hệ thống thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải đạt yêu cầu. Nước thải phải qua hệ thống xử lý và đạt tiêu chuẩn thải loại B. Những hộ nào muốn chăn nuôi ở qui mô lớn hơn, phải có giấy phép của cơ quan quản lý môi trường. Khu vực ngoại thành - Khu vực ngoại thành ưu tiên tập trung phát triển chăn nuôi dưới mọi hình thức và mọi chủng loại gia súc, gia cầm ở những nơi có dân cư thưa thớt. Có điều kiện xử lý chất thải và ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Tất cả các hộ chăn nuôi trên 10 con phải có hệ thống xử lý chất thải. Nước thải phải đạt tiêu chuẩn loại B trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Các hộ chăn nuôi thương phẩm phải đăng ký vệ sinh môi trường. Các hộ chăn nuôi thương phẩm qui mô lớn phải có giấy phép của cơ quan quản lý môi trường. 3.5 Một số biện pháp hổ trợ cho ngành chăn nuôi 3.5.1 Tăng cường giáo dục về vệ sinh môi trường Điều kiện tiên quyết trong việc bảo vệ môi trường trong ngành chăn nuôi nói riêng và trong sản xuất nói chung chính là ý thức vệ sinh môi trường của mỗi người dân. Do đó, nhà nước cần có các biện pháp tăng cường giáo dục về vệ sinh môi trường cho các cơ sở chăn nuôi và cho mọi người. Việc giáo dục vệ sinh môi trường có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp: 1. Tăng số lượng cán bộ thú y tại các địa phương. 2. Sinh hoạt Hội Nông dân tại các địa phương (ấp, xã, huyện) nên phổ biến các kết quả điển hình làm tốt công tác bảo vệ môi trường, đồng thời chỉ rõ hiệu quả kinh tế của việc xử lý chất thải chăn nuôi. 3. Phát hành các tài liệu miễn phí phổ biến kiến thức về vệ sinh môi trường cho mọi người. 4. Đưa giáo dục môi trường vào chương trình phổ thông. Đầu tư xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh hoặc các game truyền hình có nội dung giáo dục về vệ sinh môi trường. 5. Có chế độ khen thưởng các cá nhân và tập thể làm tốt công tác vệ sinh môi trường. 6. Có chế độ xử phạt nghiêm khắc các cá nhân và tập thể cố tình không tuân theo các quy định của nhà nước về vệ sinh môi trường. 3.5.2 Giám sát môi trường Tiến hành đo đạt, giám sát thường xuyên các chỉ tiêu chất lượng môi trường. Các yếu tố môi trường cần khảo sát gồm: chất lượng nước mặt (kênh rạch, ao hồ, sông), chất lượng nước ngầm (cả tầng nông và tầng sâu), không khí (đặc biệt tại các khu vực xí nghiệp chăn nuôi lớn) để có thể phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề ô nhiễm môi trường nẩy sinh trong quá trình sản xuất. 3.5.3 Giúp đỡ các cơ sở chăn nuôi về mặt kỹ thuật và tài chính để xây dựng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi phù hợp 1. Trợ vốn cho nông dân xây dựng các hệ thống biogas và hướng dẫn kỹ thuật quản lý hệ thống một cách có hiệu quả. 2. hướng dẫn quy cách xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh, hệ thống mương thoát nước, hố lắng nước thải, hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi. 3. Phổ biến các quy trình quản lý và xử lý, sử dụng chất thải chăn nuôi, phân tích mức đầu tư hiệu quả xử lý để các cơ sở chăn nuôi lựa chọn mô hình thích hợp cho cơ sở. 4. Chuyển đổi cơ cấu ngành nghề phù hợp cho những vùng nông thôn đô thị hóa, hạn chế chăn nuôi trong điều kiện không có khả năng quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh cho người và gia súc. 3.6 Một số biện pháp hạn chế ô nhiễm từ chăn nuôi 3.6.1 Quy hoạch lại ngành chăn nuôi - Chăn nuôi phải cách xa khu nội thành, nội thị, khu dông dân, khu công nghiệp. - Người chăn nuôi phải thực hiện tốt quy định về điều kiện chăn nuôi, vận chuyển, và buôn bán gia súc gia cầm. - Thực hiện Pháp lệnh giống vật nuôi, Pháp lệnh thú y và Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn. 3.6.2 Các phương pháp khống chế mùi trong chăn nuôi Các phương pháp khống chế mùi trong chăn nuôi được trình bày trong bảng 3.26. Bảng 3.26 : Các phương pháp khống chế mùi trong chăn nuôi Phương pháp vật lý - Pha loãng với không khí - Làm loãng bằng không khí để giảm nồng độ khí gây mùi, có thể xã qua ống xã cao để khuyếch tán rộng trong không khí. - Đốt - Đốt khí có mùi ở nhiệt độ 650 – 815oC. Có thể đốt chung hay đốt riêng biệt. - Hấp phụ bằng than hoạt tính - Dẫn khí có mùi qua lớp than hoạt tính để khử mùi, than hoạt tính sau khi sử dụng có thể tái sử dụng. - Hấp phụ bằng vật liệu thường - Đất, Cát và compost có thể dùng hấp phụ, dẫn khí có mùi qua lớp vật liệu này. - Bơm oxy - Bơm oxy hoặc không khí vào nước thải để khống chế tình trạng kỵ khí. - Lấn át mùi - Phun các chất có mùi dể chịu để lấn át mùi khó chịu. - Tháp khử mùi - Tháp khử mùi thường dùng với một số biện pháp sinh học hay hóa học. Phương pháp hóa học - Tẩy mùi bằng chất kiềm - Dùng các chất kiềm trong tháp khử để tẩy mùi. - Oxy hóa - Dùng các chất oxy hóa cho chlorine, hydrogenperoxide, ozone và potassium permanganate để oxy hóa chất gây mùi. - Kết tủa hóa học - Làm kết tủa sulphide với các muối kim loại, đặc biệt làcác muối Fe Phương pháp sinh học - Lọc sinh học hay bể sục khí trong hệ thống bùn hoạt tính - Dẫn khí có mùi đi qua lọc sinh học, hay dùng khí có mùi trong không khí để sục vào các bể bùn hoạt tính. Sự oxy hóa sảy ra do các vi khuẩn hiếu khí. - Tẩy mùi bằng vi sinh vật - Dùng vật liệu kết bám trong tháp khử mùi, trên đó chúng duy trì lớp màng vi sinh vật. Sự oxy hóa sảy ra do các vi khuẩn hiếu khí. (Nguồn: Metcalf và Eddy, 1991). Trích từ mùi hôi trong nước thải và biện pháp xử lý của Nguyễn Ngọc Bích 3.6.3 Xử lý nước thải trong chăn nuôi - Xây dựng các bể lắng động. - Xây dựng hầm Biogas. - Ao sinh học. Tất nhiên trong thực tiển tùy điều kiện từng nơi, từng quy mô trang trại có thể sử dụng tách biệt hoặc hỗn hợp, các biện pháp đã nêu, cụ thể: + Bể lắng – hầm Biogas – Ao sinh học. + Hầm Biogas – Ao sinh học. + Hầm Biogas – Thùng sục khí – Ao sinh học. Hiện nay, việc sử dụng hầm Biogas đang được người chăn nuôi quan tâm nhất. Ngoài việc sử dụng khí để đốt khí được sinh ra từ hầm Biogas được sử dụng cho máy phát điện, tạo đện sinh hoạt cho gia đình. 3.6.4 Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học, các men - Người chăn nuôi có thể cho các chế phẩm sinh học hoặc các men vào thức ăn, nước uống của vật nuôi để hạn chế sinh khí độc khi gia súc, gia cầm thải ra. - Các chế phẩm hoặc men có thể được đưa thẳng vào chất thải để lên men, hoặc hạn chế sự thối rữa, lên men hoặc giết chết các sinh vật gây hại. - Qua quá trình tham khảo các công trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế, để giảm thiểu mùi hôi do chất thải gia súc trong trại heo giống và kiểm tra năng suất trang trại có thể áp dụng các chế phẩm sau : Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM – Effective Microorganism) : - Chế phẩm EM có tác dụng làm cho hệ vi sinh vật trong đường ruột cân bằng và các vi sinh vật có lợi có điều kiện phát triển sẽ lấn át sự phát triển của các vi sinh vật có hại, làm niêm mạc ruột được bảo vệ, làm tăng khả năng hấp thu nước ở ruột già dẫn đến hàm lượng vật chất khô trong phân cao. Hệ vi sinh vật phát triển trong ruột già, có khả năng tổng hợp được một số vitamin nhóm B cung cấp cho cơ thể làm tăng sức đề kháng với bệnh, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh. Cho nên EM có thể được sử dụng trị một số bệnh đường ruột thay kháng sinh như điều trị bệnh tiêu chảy của lợn do E.coli và Salmonella gây ra. - Xét về hiệu quả kinh tế, giá thành chế phẩm EM trên thị trường là 6000 đồng/chai (một chai 500ml). Theo kết quả thí nghiệm của Trung tâm chuyển giao công nghệ thành phố Hồ Chí Minh sử dụng chế phẩm EM bổ sung vào thức ăn cho gia súc với tỉ lệ 3 ml/kg thức ăn thì tăng trọng bình quân tăng đến 33,25 g/con.ngày. Chế phẩm Komix USM và De_Odorase : - Komix USM: là sản phẩm mới đang được thử nghiệm của công ty sinh hoá nông nghiệp Thiên Sinh. Sản phẩm này chứa hệ vi sinh vật hữu ích được tạo ra từ kỹ thuật ứng dụng các tiến bộ của công nghệ sinh học trong công nghiệp. Komix USM có thể làm tăng năng suất và phẩm chất thịt, tăng sức đề kháng, giảm bệnh tật và đặc biệt là hạn chế mùi hôi chuồng nuôi. Với mục đích sử dụng để giảm mùi hôi trong chuồng nuôi thì có thể bổ sung vào thức ăn gia súc với tỉ lệ 2000 ppm (g/tấn). - De_Odorase: là sản phẩm của công ty liên doanh Bayer Agritech SaiGon – Mỹ. Tác dụng của chế phẩm là giảm mùi hôi thối chuồng nuôi, giảm ô nhiễm môi trường nước trong thuỷ sản. Thành phần chính là chất chiết từ cây Yucca Schidigera là một loại thực vật sa mạc thuộc họ Liliaceace. - De_Odorase là sản phẩm của công ty liên doang thuốc thú y Bayer Agritech Sài Gòn – Mỹ. Vì là sản phẩm chiết xuất từ thực vật, và có nhiều tính năng tốt, hoàn toàn không có tác hại phụ. Đồng thời, chế phẩm này hoạt động rất hiệu quả trong việc giảm mùi hôi chuồng nuôi bằng cách ức chế hoạt động phân giải của vi sinh vật kỵ khí, lại là nguyên liệu nhập nên giá sản phẩm khá đắt (400.000 đồng/kg). Bảng 3.27: Một số chất được bổ sung làm giảm ô nhiễm trong chăn nuôi TT Tên Sản Phẩm Bản Chất Sản Phẩm Tác Dụng Xuất Xứ 1 Deodorase Chất tách từ thảo mộc Giảm khả năng sinh NH3 Thái Lan, Đức 2 DK, Sarsapomin 30 Chất chiết từ thảo mộc Giảm khả năng sinh NH3 Hoa Kỳ 3 EM Tổ hợp nhiều loại vi sinh Tăng hấp thụ thức ăn giảm bài tiết chất dinh dưỡng qua phân Nhật Bản 4 EMC Thảo mộc, khoáng chất thiên nhiên Giảm khả năng sinh NH3, H2S, SO2, giải độc trong đường tiêu hóa, Viật Nam 5 Kemzym Enzym tiêu hóa 6 Pyrogreen Hóa sinh thiên nhiên Giảm khả năng sinh NH3 Hàn Quốc 7 Yeasac Tế bào men Sacharomyces Tăng tiêu hóa, hấp thu thức ăn, giảm đào thải dưỡng chất Đức, Thái Lan 8 Lavedae Hóa chất Diệt dòi phân Thái Lan, Đức Nguồn:Tập bài giảng bảo vệ môi trường và phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững 3.6.5 Ứng dụng công nghệ hoạt hóa điện hóa trong chăn nuôi - Công nghệ hoạt hóa điện hóa là công nghệ hoạt hóa nước bằng phương pháp điện hóa được khởi đầu bằng công trình nghiên cứu phương pháp điện hóa xử lý dung dịch khoan của kỹ sư người Nga Bakhir Vladimir Mikhailovich từ những năm 70 của thế kỹ trước. Cho đến nay, hoạt hóa điện hóa đã trở thành một nhánh khoa học và kỹ nghệ hiện đại được nghiên cứu hoàn thiện và ứng dụng trong các lỉnh vực khác nhau của đời sống và sản xuất tại nhiều nước phát triển như: Nga, Mỹ, Anh Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc - Điểm nổi bật nhất trong số các hiện tượng xảy ra khi điện phân dung dịch muối loãng (hàm lượng muối ít hơn 0,5%) với một số điều kiện nhất định là sự chuyển trạng thái của một số ion liên kết trong nước từ trạng thái bình thường sang trạng thái kích thích có tính giả bền. Trạng thái giả bền được đặc trưng bởi các thông số vật lý, hóa học bất bình thường và sẽ thay đổi theo xu hướng tiến dần tới các giá trị cân bằng của dung dịch. Nước ở trạng thái giả bền có tính hoạt động hóa học đặc biệt cao hơn mức bình thường rất nhiều lần. Hiện tượng này có tên gọi là hiện tượng hoạt hóa nước bằng phương pháp điện hóa (Electrochemical Activation – Viết tắc là ECA). - Một trong những sản phẩm của ECA là dung dịch hoạt hóa Anôlít được dùng rộng rãi trong nhiều lỉnh vực sản xuất và đời sống để thay thế một số chất khử trùng truyền thống. Anôlít là chất lỏng không màu, có mùi clo nhẹ. Khả Năng khử trùng của Anôlít - Anôlít có thành phần trung tính gồm nhiều hoạt chất ôxy hóa. Các tế bào của cơ thể người ngay trong quá trình hoạt động sống cũng tham gia vào các phản ứng oxy hóa khử, chúng sản sinh ra và sử dụng có mục đích các chất oxy hóa hoạt tính cao như:HO, HO-2, H2O2, O3, HCLO, CLO-. Các tế bào này có hệ thống cấu tạo bảo vệ chống oxy hóa, ngăn ngừa tác dụng độc hại của các chất tương tự đến cấu trức tế bào sống nhờ sự có mặt của các cặp Lipoproteit 3 lớp có chứa các cấu trúc nối đôi (- C = C - )có khả năng nhận electron. Các vi khuẩn, vi rút thì không có hệ thống bảo vệ để chống oxy hóa nên dung dịch Anôlít trung tính là chất cực độc đối với chúng, Anôlít có khả năng hydrat hóa cao của nó làm tăng mức độ thẩm thấu của màng tế bào vi khuẩn đối với các chất oxy hóa. Các vi bọt khí mang điện được tạo ra trong vùng tiếp xúc với polyme sinh học cũng góp phần làm chuyển dịch mạnh mẽ các chất oxy hóa cào trong tế bào vi khuẩn. Vì thế, Anôlít có tác dụng diệt khuẩn mạnh nhưng lại ít gây hại cho tế bào cơ thể người. Tính ưu việt của dung dịch hoạt hóa Anôlít - Hiệu quả khử trùng cao: Anôlí diệt rất nhanh nhiều loại vi khuẩn, vi rút, bào tử và nấm, kể cả các loại có sức đề kháng cao nhất như vi trùng bệnh lao, vi khuẩn, bệnh than, virus viêm gan B - Chất khử trùng đa năng nhất: Sử dụng hằng ngày để khử trùng không khí và các bề mặt trong chuồng trại, trộn vào nước uống và thức ăn cho vật nuôi để khử trùng và chữa bệnh tiêu hóa, tắm cho vật nuôi để chữa bệnh ngoài da. - Phòng bệnh cho người chăn nuôi: Diệt vi sinh vật gây bệnhtrong môi trường, chữa bệnh ngoài da cho người, ngâm quần áo để tiệt trùng. - Sạch về sinh thái không làm ô nhiễm môi trường: Anôlít trở thành nước muối rất loãng sau vài ngày kể từ khi được điều chế nên không để lại dư lượng hóa chất sau khi sử dụng. - Giá rẻ: 1 lít dung dịch Anôlít chỉ 200 đồng. - Dể làm và dể bảo quản: Chỉ cần đổ nước muối 0,5% vào thùng chứa nước muối và cắm điện cho thiết bị ECAWA chạy sẽ có ngay dung dịch khử trùng Anôlít để sử dụng. Bảo quản trong bồn nhựa, thủy tinh, sành sứ có nắp đậy. Như vậy, sử sụng các dung dịch điện hoạt hóa trong chăn nuôi có thể bảo vệ sức khỏe vật nuôi tốt hơn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, ngăn ngừa và chữa trị một số bệnh và làm vệ sinh môi trường nuôi. Đặt biệt, ưu điểm nổi bật của Anôlít so với các hóa chất khử trùng đang được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi hiện nay là người ta có thể phun trực tiếp Anôlít vào chuồng ngay cả khi có mặt vật nuôi mà không hề gây ra tác dụng có hại đối với chúng. Công nghệ điện hoạt hóa đơn giản trong vận hành, giá rẻ và an toàn về môi trường. Công nghệ này ứng dụng ở nhiều quy mô, đặt biệt thích hợp đối với các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ. Dung dịch điện hoạt hóa Anôlít chính là tác nhân khử trùng thân thiện môi trường, là công cụ hữu hiệu trong xử lý ô nhiễm, phòng ngừa dịch bệnh, giúp tăng năng xuất trong chăn nuôi. CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 4.1 Kết Luận Trước thực trạng ô nhiễm môi trường do việc thải bỏ chất thải bừa bãi của các hộ chăn nuôi, vấn đề kiểm soát việc thải bỏ chất thải từ lỉnh vực chăn nuôi là nôi dung cấp bách cần được quản lý và hạn chế các tác động xấu đến môi trường. Nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, vì vậy đề tài :”Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp khống chế ô nhiễm tại một số trang trại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Hiện nay, trên toàn Tỉnh có khoảng 88.588 (năm 2006) trang trại được hình thành và phát triển, thu hút hơn 12.723 nông dân tham gia. Loại hình kinh tế trang trại đã huy động được nguồn nhân lực, vốn và vật tư phục vụ phát triển nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sông nông dân. Bên cạnh những tác động có lợi, quá trình hình thành và hoạt động của các nông hộ này đã và đang gây ra những tác động có hại cho môi trường. Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế, tình trạng chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã nảy sinh ra vần đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là nguồn nước do nước thải chăn nuôi chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải. Ngoài ra, về biện pháp xử lý nước thải thì vẫn chưa được quan tâm như : + Chưa xây dựng bể tự hoại để chứa nước thải chăn nuôi + Nước thải từ chuồng heo được thải trực tiếp hoặc gián tiếp xuống sông ngòi, kênh rạch mà chưa được qua thiết bị hạn chế ô nhiễm môi trường. - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng chủ yếu là do: + Do ý thức người dân còn kém, chưa ý thức được vấn đề bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khoẻ của chính mình, vì thế hầu hết các kênh rạch ở đây đều được người dân tận dụng triệt để làm nơi, xả nước thải bẩn và rác thải một cách vô cùng bừa bãi. + Việc xử phạt các trường hợp vi phạm luật bảo vệ môi trường còn lỏng lẻo, mức phạt còn quá thấp chưa đủ sức để buộc các đối tượng vi phạm nỗ lực thực hiện các giải phá bảo vệ môi trường hoặc thay đổi hành vi gây ô nhiễm. + Việc phân cấp quản lý không rõ ràng và cụ thể dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý. Kiến Nghị - Trại cần qui hoạch khu đất chôn xác gia súc chết để tránh xâm phạm vào đường ống dẫn nước cấp, đường mương ngầm dẫn nước thải và nguồn nước ngầm trong trường hợp chôn xác gia súc là cần thiết (khi lò đốt xác gia súc bị hỏng). - Nghiên cứu cải tạo hệ thống chuồng trại để dễ dàng thu gom phân khô, nâng cao tỉ lệ phân gia súc được thu gom để giảm nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải tươi giúp quá trình xử lý dễ dàng hơn. - Lắp đặt các vòi nước dạng van khoá cho lợn sử dụng theo phản xạ có điều kiện. Nước vệ sinh chuồng trại cũng được khống chế tối đa nhờ có lắp khóa tại đầu ống. - Cần nghiên cứu, đầu tư xây dựng hệ thống tuyển nổi cho khu chuồng một hay bơm chất thải sau lọc gạn của khu chuồng một vào hệ thống tuyển nổi đã thiết kế riêng cho khu chuồng hai để tăng hiệu quả xử lý nước thải của hầm Biogas. - Trại nên áp dụng các giải pháp giảm mùi hôi chuồng nuôi như dùng các chế phẩm (EM, Komix USM, De – Odorase), ứng dụng công nghệ hoạt hóa điện hóa trong chăn nuôi nhằm giảm mùi phát sinh ngay tại nguồn giúp bảo vệ sức khoẻ công nhân và gia súc nuôi trong trại. - Duy trì hoạt động hệ thống khuấy trộn trong bể biogas, định kỳ bơm cặn mùn trong bể và vớt phân lắng đọng trên các mương dẫn nước thải. - Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật cho trại, chuyên trách sửa chửa các máy móc, duy tu thiết bị và thường xuyên kiểm soát hoạt động của khu xử lý nước thải để có biện pháp giải quyết kịp thời.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDO AN TOT NGHIEP.doc
  • doc1_N.VU LVAN.doc
Tài liệu liên quan