Đồ án Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh lở cổ rễ trên cây ngô và đậu xanh của nấm Trichoderma konnigii

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 3 1.1 Đặt vấn đề: 3 1.2 Mục đích thực hiện đề tài: 4 1.3 Đối tượng nghiên cứu. 4 1.4 Giới hạn đề tài 4 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU: 5 2.1 Tổng quan tìm hiểu về bệnh lỡ cổ rễ : 5 2.2. Tổng quan tìm hiểu về nấm Rhizoctonia solani gây bệnh cho cây trồng: 5 2.3 Tình hình bệnh LCR trong và ngoài nước: 8 2.4 Nghiên cứu phòng trừ bệnh lỡ cổ rễ trong và ngoài nước: 10 2.4.1 Đối với thế giới: 10 2.4.2 Tình hình phòng bệnh lỡ cổ rễ ở trong nước: 12 2.5 Tổng quan tình hình trồng ngô và đậu xanh và cách phòng chống bệnh LCR ở nước ta hiện nay: 13 2.5.1 Tình hình trồng bắp: 13 2.5.2 Tình hình bệnh LCR ở cây bắp và cách phòng chống bệnh LCR đối với bắp: 14 2.5.3 Tình hình trồng đậu xanh và việc phòng chống bệnh LCR hiện nay: 15 2.5.3.1 Tình hình của bệnh LCR trên đậu xanh: 16 2.5.3.2 Cách phòng bệnh LCR ở nước ta: 16 2.6 Tổng quan về nấm Trichoderma : 17 2.6.1 Đặc điểm của nấm Trichoderma: 17 2.6.2 Tìm năng của Trichoderma trong phòng trừ sinh học: 18 2.6.3 Vai trò của nấm Trichoderma trong việc phòng trị bệnh cây 27 2.6.4 Các nghiên cứu ứng dụng Trichoderma spp trong bảo vệ thực vật. 32 2.7 Giới thiệu về loài Trichoderma konigii: 34 CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 2.1. Nội dung nghiên cứu. 37 2.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu. 37 2.2.1. Vật liệu nghiên cứu. 37 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu. 37 2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi 38 2.2.4 Tính toán và xử lý số liệu 38 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39 4.1. Tình hình mọc của hạt giống ở các công thức xử lý 39 4.1.1. Đối với ngô 39 4.1.2 Đối với đậu xanh: 39 4.2. Tình hình cây trồng bị chết do bệnh lở cổ rễ ở các công thức 40 4.2.1. Đối với cây ngô 40 4.2.2. Đối với cây đậu xanh: 42 4.3. Hiệu lực trừ bệnh lở cổ rễ cây ngô và cây đậu xanh của nấm đối kháng Trichoderma konigii 44 4.4. Thời gian kéo dài hiệu lực của nấm Trichoderma konigii 46 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50 5.1 Kết luận: 50 5.2 Kiến nghị: 50

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2793 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh lở cổ rễ trên cây ngô và đậu xanh của nấm Trichoderma konnigii, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và 83,3% tương ứng. Bón chế phẩm sinh học Trichoderma đạt hiệu quả phòng trừ thấp hơn 72,7%. Tuy nhiên thời gian càng về sau, sau phun thuốc hóa học 27 ngày thì hiệu lực phòng trừ giảm dần chỉ đạt 27,24%.. ( theo nguồn: Bảo vệ Thực vật, 2002, Số 1, tr.32). Vì thế mà người dân được khuyến khích dùng các chế phẩm có nguồn gốc là nấm đối kháng Trichoderma spp. Bên cạnh đó còn những biện pháp sau: + Trồng đúng mật độ và bón phân cân đối. + Vệ sinh đồng ruộng và phòng trừ cỏ dại. + Xử lý hạt giống bằng Falinlixan hay Rovral (2-3kg hạt) + Phun thuốc Validacin, Anvril 5% hay tilt ( nồng độ 1/500), Moncerin(08kg/hạt), … 2.5.3 Tình hình trồng đậu xanh và việc phòng chống bệnh LCR hiện nay: Do có thời gian sinh trưởng ngắn 60-70 ngày nên đậu xanh được sử dụng nhiều trong các mô hình luân canh, xen canh ở miền Nam. Hiện nay năng suất đậu xanh trung bình còn thấp, khoảng 0,5 - 0,7 tấn/ha, do các nguyên nhân sau: 1. Nhiều giống hiện trồng mặc dù năng suất khá nhưng do tính ổn định chưa cao, sức biến động khá lớn giữa các miền, các vùng. 2. Khả năng kháng sâu bệnh của các giống đang trồng rất thấp. 3. Chưa có những dự báo về thời vụ gieo trồng thích hợp cho từng vùng và chưa xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất cho từng vùng sinh thái. Chính vì những yếu tố trên mà người ta đã tuyển chọn ra nhiều loại đậu xanh có các ưu diểm khác nhau để cho năng suất cao nhất. Vùng núi Dài, An Giang ( theo Nguyễn Văn Minh, tạp chí khoa học 2008 ). Kết quả cho thấy lợi nhuận của cây đậu xanh đều cao hơn so với vụ trước từ 1,2 đến 2 triệu đồng/ha và có thể thay thế lúa vụ Đông Xuân Ba giống đậu xanh năng suất cao gồm: MT (1,64 T/ha), V8-20 (1,64T/ha), D49 (1,55 T/ ha). 2.5.3.1 Tình hình của bệnh LCR trên đậu xanh: Theo Võ Thị Thu Oanh (2000), bệnh LCR của cây đậu xanh thường xâm nhập vào cây khi cây vừa nhú mầm và sau 7 ngày tuổi là lúc bệnh bắt đầu phát triển, dần khoảng 20 ngày tuổi là lúc ta quan sát được bệnh rõ nhất. Bệnh này thường xuất hiện ở phần rễ của cây. Bên cạnh đó nấm bệnh còn có thể cạnh tranh thức ăn, chất dinh dưỡng của hạt giống, làm cho hạt giống không thể nảy mầm trong quá trình trồng. Biểu hiện đặc trưng nhất của triệu chứng bệnh là rễ và gốc thân sát mặt đất bị thâm đen, thối mục, gây bệnh héo chết cây đỗ gục xuống ruộng . Ban đầu vết bệnh chỉ là một chấm nhỏ màu đen ở gốc thân, cổ rễ sau đó lan rộng ra gốc thân và bọc quanh cổ rễ. bộ phận bị bệnh thì thối mục, màu đen ủng nước hoặc hơi khô, cổ rễ bị héo tóp, bộ phận lá thân bị heo rũ nhưng vẫn giữ được màu xanh ở lá. 5-6 ngày bị héo rũ và chết hàng loạt trên đồng ruộng, để lại từng chòm vạt trống khuyết cây. Khi gặp ẩm độ cao, nơi vết bệnh xuất hiện những hạch nấm màu nâu đen trên các đám trơ nấm màu trắng . Nguyên nhân bệnh là do cá loại nấm như Fusarium solani, Rhizoctonia solani … 2.5.3.2 Cách phòng bệnh LCR ở nước ta: Theo thạc sĩ Võ Thị Thu Oanh (2000) thì biện pháp phòng tốt nhất đối với cây họ đậu là : + Thực hiện luân canh với cây họ hòa hảo như lúa nước nhằm hạn chế bệnh tồn tại trong đất từ 2 đến 3 năm . + Áp dụng đúng các kỹ thuật canh tác từ khi gieo hạt đến lúc thu hoạch, cày bừa kỹ, để ải khô, bón vôi để tiêu hủy tàn dư cây bệnh + Chọn giống tốt có sức nảy cao, gieo hạt đúng thời vụ tránh bị mưa going, gieo hạt quá sâu. Sau khi mưa cần phá váng, xới xáo kịp thời, vun luống cao tránh để ứ đọng nước, chú ý bón lót vôi và bón thúc sớm bằng phân lân và phân kali. + Mật độ trồng không quá dày. + Nên xử lí hạt giống trước khi gieo bằng các loại thuốc Rovral 50WP, Viben C 50WP, Ridomil MZ 72…có thể xử lý ướt. + Khi bệnh phát triển, lây lan nhanh có thể phun thuốc trừ bằng các loại thuốc Validacin 3DD, Anvil, Ridomil MZ 72WP, Topsin M 70WP, Rovral 50WP hoặc chế phẩm sinh học Trichoderma. 2.6 Tổng quan về nấm Trichoderma : 2.6.1 Đặc điểm của nấm Trichoderma: Trichoderma là chi khá phổ biến trong tự nhiên, đặc biệt là trong môi trường đất. Theo Gary J. Samuels(1932), Trichoderma ít tìm thấy trong thực vật sống và chúng không sống nội ký sinh với thực vật. Ngày nay, hệ thống phân loại của nấm Trichoderma vẫn chưa rõ ràng và khá phức tạp, do đó có nhiều ý kiến khác nhau đưa ra khi phân loại giống nấm này. Theo Rifai (1969), Barnett H.L v Barry B. Hunter (1972), Trichoderma spp thuộc lớp nấm bất toàn Deuteromycetes (fungi imperfect); thứ tự vị trí phân loại như sau: Giới : Nấm Ngành : Ascomycota Lớp : Deuteromycetes Bộ : Moniliales Họ : Moniliaceae Giống : Trichoderma spp Hình 2.2: Trichoderma sp. Theo Agrios G.N (1997), Hrman G.E (2002), hầu hết Trichoderma spp có giai đoạn sinh sản vô tính (đây là lý do Trichoderma spp được phân loại thuộc nhóm nấm bất toàn Deuteromycetes, bộ Moniliales), tuy nhiên một vài loài Trichoderma spp. cũng có khả năng sinh sản hữu tính nên được phân vào lớp nấm tíu Ascomycetes, bộ Hypocreales, giống Hypocrea. 2.6.2 Tìm năng của Trichoderma trong phòng trừ sinh học: 2.6.2.1 Quần thể Trichoderma trong đất Trichoderma có khả năng tái tạo quần thể, được xem là một hiện tượng phòng trừ sinh học vẫn chưa được giải thích về cơ chế. Theo Bliss(1959) Trichoderma có khả năng thiết lập quần thể và tái hoạt động rất mạnh mẽ và nhanh trên đất đã được xử lý khử trùng xông hơi bằng cacbon disulfide để diệt nấ, Armillaria mellea trênn cây cam, quýt, nhưng không công bố bằng chứng quần thể Trichoderma phòng chống bệnh. Orh và công tác viên (1973) , cung cấp các bằng chứng xác thực thuyết phục nhất quần thể Trichoderma trong đất có khả năng phòng chống nấm Armillaria mellea trên đất đã được xử lý xông hơi bằng methyl bromde, Trichoderma kháng methyl bromide hơn là Acetyl mellea. Các bằng chứng về vai trò của quần thể Trichoderma trong đất được củng cố về vấn đề phòng trừ sinh học như thêm sulfur vào đất để duy trì độ pH dưới 3,9 làm tăng khả năng phòng trừ bệnh thối rễ và thối ngọn dứa ở Úc. Cách phòng trừ bệnh này đã làm giảm túi bào tử của nấm Rhizoctonia solani và làm tăng tính ưa acid của T.longii ( Cook và Baker, 1938). Khả năng hoạt động phòng trừ của trichoderma ở các quần thể tiềm sinh và sợi nấm được công bố trong chỉ phòng thí nghiệm (Ayers,1981; Cook và Baker, 1982) mà còn có trong đất (Hubbard và các công tác viên,1983). Trichoderma có khả năng khuếch tán tính độc của nấm trong phòng thí nghiệm kể các chất hữu cơ trong đất cũng như khả năng kéo dài phòng trừ sinh học của Trichoderma. Ngoài ra, khả năng thứ 2 của nấm Trochoderma là kháng nấm. T. hamatum có nhiều trong đất ở vùng Colombia có khả năng năn chặn nấm R.solani (Chet và Baker,1980-1981) và T. hamatum có nhiều khi phân lập từ đất tại mexico có khả năng ngăn chặn nhiều loại nấm đất (Lumsden,1977). Dưới nhiệt độ phóng xạ gamma không thể tiêu diệt được nấm này ( Naelson và các công tác Vein,1983), đậy là vai trò của Trichoderma trong phòng trừ sinh học. Khả năng ngăn cản các loài nấm trong đất của đất, đặc biệt là R.solani , Pythium spp. có liên quan đến nấm Trichoderma, đã thành công và được công bố rộng rãi là vấn đề được nghiên cứu trong nhiều năm nay. Các tài liệu Baker (1974,1980) của Barret và các cộng tác viên (1974) , của Cook và Baker (1983) đều công bố khả năng này của Trichoderma. 2.6.2.2 Tính kháng của Trichoderma trong đất: Đây là mật vấn nóng và hấp dẫn được nhiều chuyên gia nghiên cứu trong những năm gần đây. Phòng trừ sinh học bằng cách thêm một số lượng lớn các bào tử t. harizaum cùng môi trường nuôi trồng vào đất được well và các cộng tác viên (1962) thử nghiệm . Các nhà nghiên cứu lân đầu tiên công bố sử dụng một lượng lớn Trichoderma nuôi trong trên môi trường bán rắn ra thử ngoài ruộng kiểm soát các loại nấm gây bệnh trên cà chua. Trong các giống Trichoderma có giống T. harizaum. Nuôi trên môi trường bán rắn có tác dụng chống được các loại bệnh thối trắng trên hành ở Ai Cập (Abd và các cộng tác viên ,1975) ; bệnh chết rạp cây con do Rhizoctonia solani. Hiệu quả phòng trừ sinh học của nấm nuôi trồng trên môi trường bán rắn phụ thuộc vào nhiệt độ, loại môi trường nuôi trồng trên môi trường nuôi trồng và thời điểm cấy nấm vào đất ( Elad và công tác viên,1980) tỷ lê câytrichoderma vào giá thể và mật độ nấm gây bệnh (Hadar và công tác viên 1979). Những vấn đề phức tạp liên quan đến khả năng chống bệnh của Trichoderma cũng được nghiên cứu . Kelley (1976), công bố T.harzianum được cấy vào đất sét với mục đích phòng trừ bệnh chết rạp cây con trên dưa.. Ông ta nhận thấy rằng khả năng kháng bệnh của nấm này phụ thuộc vào dư lượng dinh dưỡng trong đất , đặc biệt trong đất ẩm bệnh chết rạp phát triển rất cao . Khi cấy T.harzianum dạng viên hưu cơ vào môi trường nhiều dinh dưỡng , làm tăng quần thể Pytium, hậu quả là bệnh phát triển trong vườn dây leo (Moody và Gindrat, 1977). Bệnh chết rạp xảy ra khi thêm Trichoderma dạng viên vào trước khi gieo hạt dưa leo. 2.6.2.3 Bào tử nấm Trichoderma trong đất: Với các bào tử phân sinh trần, phương pháp xử lý bằng khử trùng xông hơi hay bay hơi trên đất làm tăng số lượng bào tử trong đất . thí nghiệm phòng trừ bệnh Fusarium trên cây hoa cúc đã được ghi nhận gần đây thêm vào đất dung dịch T. viride kháng thuốc Benomyl. Sử dụng nồng độ 104 bào tử/ cm2 dòng nấm này trộn vào đất sau khi dược khử trùng bằng hơi nước (820C trong 2 giờ), số bào tử của dòng nấm này tăng rất nhanh, nấm gây bệnh cây, không xâm nhập lại vào đất. Các nghiên cứu gần đây (Beagle,1984; Papaviza và Lewis,1983) chỉ ra rằng sản phẩm của phương pháp lên men như dạng bột, bùn than hoặc dạng viên khi cấy vào trong đất không những tăng nhanh số lượng mà còn ngăn cản bệnh hiệu quả hơn là dùng bào tử trần. dạng viên của sản phẩm lên men của T.hamatum, T.haraiam, T.virde, có khả năng làm giảm sự sống sót và sinh trưởng của Rhizoctonia solani trong đất. Cách sử dụng phương pháp lên nấm chắc chắn có ảnh hưởng lớn đến thời gian sống sót của bào tử và nhân sinh khối trong trong đất và tiềm năng phòng trừ sinh học. Dù vậy phương pháp lên men sẽ được sử dụng và cải tiến nhiều trong tương lai cho việc sử dụng nấm kháng trong phòng trừ sinh học. 2.6.2.4 Đặc điểm hình thái về sinh lý: Sinh thái học của Trichoderma cho biết sự phân bố của chúng trong đất Khuẩn lạc Trichoderma spp. Có màu từ lục trắng đến lục, vàng xanh, lục đậm, giống này tăng trưởng rất mạnh: đường kính khuẩn lạc đạt từ 2 – 9 cm sau 4 ngày nuôi cấy ở 250C (Elisa Esposito và Manuela da Silva, 1998), khuẩn ty không màu sinh cuống mang bào tử. Cuống bào tử này gọi là bào tử đính dạng hình cầu, hình elip hoặc hình thuôn , màu lục, liên kết nhau nhờ chất nhầy. Chúng phát triển trên nhiều loại cơ chất khác nhau (sáp, gỗ, các loài nấm khác), chúng cũng tồn tại khi nồng độ CO2 ở mức cao (10%) và sống được ở đất acid và bazơ (pH = 3 – 8). Nấm Trichoderma spp hiện diện gần như trong tất cả các loại đất và các môi trường khác. Chúng hiện diện với mật độ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số giống có khả năng phát triển ngay trên rễ. Đất tự nhiên có khả năng kháng nấm và khả năng này mất dần đi. Điều này có liên quan đến sự xuất hiện và mật độ phân bố cơ học của Trichoderma. Bào tử phân sinh của Trichoderma có khả năng kháng nấm cao và liên quan đến hiện tượng làm giảm khả năng kháng nấm trong đất. Độ nhạy của đất kháng nấm được công bố trên đất trung tính, đất kiềm chua và acide. Các bào tử phân sinh kháng nấm nhiều hơn hậu mô bào tử, sợi nấm ít kháng nâm hơn bào tử phân sinh Thiết lập quần thể và hiện tượng nảy mầm trong đất: vi sinh vật trong đất hoạt động phụ thuộc vào nhiều loại chất nền trong đất, có nhiều phương pháp xác định khác nhau. Khi sợi nấm non ( chưa có bào tử) vào đất liên quan chặt chẽ với tình trạng thành phần môi trường đất. Bào tử sinh sôi nảy nở và thiết lập quần thể cân bằng trong đất ( mật độ duy trì cân bằng trong đất từ 9-36 tuần sau khi cấy nấm vào đất). Điều này cũng phụ thuộc vào nấm và như vậy có liên quan đến thành phần thức ăn, việc hình thành quần thể sợi nấm. Trichoderma từ thành phần nuôi trồng không liên quan đến loại đất. Thiết lập quần thể tại vùng rễ cây: Trichoderma được phân lập tại vùng rễ cây chính vì thế chúng có thể dùng vào việc phòng trừ sinh học đối với bệnh ở vùng rễ cây. Hiệu quả của Trichoderma không chỉ xử lý hạt phát triển nhanh xung quanh hệ rễ tạo các bào tử xâm nhiễm cây trồng. Nếu Trichoderma được cây vào trong đất để ngăn bệnh cho cây trồng thì bắt buộc phải cấy theo bề mặt rễ cây. Trichoderma có khả năng trong việc phòng chống bệnh thốii rễ cây, hạt và bệnh cây chết non. Quan sát bào tử trên vùng rễ cây gồ: rễ, vỏ hạt bị thối và lá mầm, số lượng bào tử trên mỗi gram đất luôn luôn ít . Chao, Harama và Nelson (1983) cho biết Trichoderma ít thiết lập quần thể hay ít di chuyển vào vùng rễ cây . Ngược lại, số lượng bào tử tìm thấy nhiều trên lá mầm , đậu bị thối, vỏ hạt giống kể cả mẫu bệnh xung quanh rễ. 2.6.2.5 Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma: Nấm đối kháng là những thành viên quan trọng trong hệ vi sinh vật ( Pomch và công tác viên, 1920). Chúng thường tiết ra các men kháng sinh gây độc đối với các nâm gây bệnh hoặc nấm kháng cạnh tranh điều kiện sống với các nấm gây bệnh. Sự phân biệt của chúng dựa vào điều kiện địa lý, tình trạng đất , dinh dưỡng và các điều kiện về sinh trưởng và phát triển và thảm thực vật trong từng khu vực. Nấm đối kháng có thể kìm hãm sự phát triển của nâm gây bệnh , giúp cây hồi phục sinh trưởng và phát triển. Một số loài nấm đối kháng được tìm thấy như: Penicillin axalicum, P.Vermiculata, P.Chregsogtum ,Trichoderma sp, là đối kháng của nấm gây bệnh: Fusarium, Pythium Rhizoctonia solani...( Martin và các cộng tác viên ,1995) 2.6.2.6 Cơ chế đối kháng của nấm Trichoderma: Sự đối kháng của nấm trichoderma thông qua nhiều cơ chế. Vào năm 1932, Weidling đã mô tả hiện tượnh nấm Trichoderma ký sinh nấm gây bệnh nên đặt tên cho hiện tượng là “ giao thoa sợi nấm” ( cnyder,1976). Hiện tượng giao thoa gồm ba giai đoạn như : (1) sợi nấm Trichoderma vây quanh nấm gây bệnh, (2) sau sự bao quanh, sợi nấm trichoderma thắt chặt đấn các sợi nấm gây bệnh, (3) cuối cùng sợi nấm Trichoderma đâm xuyên qua các sợi nấm gây bệnh làm cho chất nguyên sinh trong nấm gây bệnh bị phân hủy dẫn đến nấm bệnh bị chết. Sau này khi quan sát dưới kính hiể vi thì hiện tượng trên được mô tả như sau: tại những điểm nấm Trichodrma tiếp xúc với nấm gây bệnh đã làm cho nấm gây bệnh teo lại và bị chết ( Dubey,1995). Ngược lại ở những chỗ nấm không tiếm xúc với nâm gây bệnh thì nấm vẫn chết mặc dù không tiếp xúc với Trichoderma. Từ đó Agrowcal và các cộng sự (1979,1996) đã khẳng định rằng Trichoderma có khả năng tiết ra chất gây độc làm chết các loại nấm gây bệnh. 2.6.2.6 Các hệ enzyme trao đổi của Trichoderma Trichoderma có thể sinh rất nhiều loại enzyme ngoại bào như chitinase, glucanase, xylase, lipase, pectinase, cellulase, protease, … để phân hủy xác thực vật và tế bào nấm bệnh trong đời sống hoại sinh và ký sinh của chúng. Sau đây là một số hệ enzyme điển hình ở Trichoderma. Hệ enzyme cellulase: Cellulose là chất trùng hợp với tiểu đơn vị là D-glucose nối nhau bởi liên kết beta-1,4-glycosidic, cellulose được sử dụng như một nguồn năng lượng carbon ở rất nhiều vi sinh vật tiết ra cellulase. Hệ enzyme cellulase ở Trichoderma spp được phân thành ba lớp: Beta-1,4-D-glucanase (cellobiohydrolase) giải phóng đơn vị cellobiosyl từ chuỗi cellulose. Endo-1,4-D-glucanase phân cắt liên kết glucosidic bên trong cấu trúc cellulose. Beta-1,4-D-glucanase phân cắt cello-oligosaccharide thành glucose khử. Quá trình thuỷ phân cellulose có sự phối hợp của ít nhất l hai Enzyme chlobiohydrolase, hai enzyme endoglucanase và một enzyme beta-glucosidase (Hui et al. 2001), Trichoderma reesei RUT C30 được biết là chủng có khả năng tạo nhiều cellulase, Trichoderma hazianum T3 cũng là một chủng rất hiệu quả khi sử dụng để kiểm soát đối với Pythium, chủng này được biết cũng tạo nhiều loại enzyme cellulase. Hệ enzyme chitinase: Chitin l polysaccharide có nhiều trong tự nhiên, chúng tham gia trong hầu hết cấu trúc polyme ở nấm và côn trùng, công thức hóa học: [C8H13NO5]n. Công thức cấu tạo: Chitin có cấu tạo và chức năng gần giống với cellulose, trong tự nhiên, chitin là chất hữu cơ chiếm thứ hai sau cellulose về số lượng, chitin thay thế một phần hay toàn bộ cellulose trong thành tế bào của một số loài thực vật. Chitin là chất rắn vô định hình, không tan trong nước và hầu hết các acid, alcol, dung môi hữu cơ khác. Tuy nhiên, chitin có thể bị thủy giải bởi acid vô cơ mạnh (HCl đậm đặc) hoặc bằng enzyme vi sinh vật. Enzyme chitinase l thủy giải chitin, chitinase xúc tác cắt liên kết C1 và C4 của 2 đơn vị: beta-1,4-N-acetylglucosamine (GlcNac). Hệ enzyme chitinase được phân thành 3 lớp (Sahai và Manocha, 1992): Chitobiosidase: enzyme này giải phóng đơn vị diacetylchitobiose. Endochitinase: phân cắt liên kết bền trong cấu trúc chitin ở vị trí bất kì, phóng thích các loại đường đa như chitotetraose, chitotriose, diacet lchitobi- - ose; endochitinase được cho là có vai trò quan trọng trong quá trình kí sinh nấm. Beta-1,4-N-acetylglucosaminedase: phân cắt chitotetraose, chitotriose, diacetylchitobiose thành GlcNac monomer. Glucosamine là sản phẩm phân giải cuối cùng, glucosamine là một đường khử có nhóm amin tự do nên vừa có đặc tính của hexo monosaccharide vừa mang đặc tính của nhóm amino. Người ta đã tinh chế được rất nhiều enzyme chitinase, trong đó phổ biến nhất là endochitinase có kích thước 42 kDa, sau đó là N-acetyl-b-D-glucosaminidase có kích thước 70 – 73 kDa. Ngoài ra cũng có endochitinase 37 kDa và 33 kDa (Cruz và cộng sự, 1992), chitobiosidase kDa (Harman và cộng sự, 1993), exochitinase 28 kDa (Dean và cộng sự, 1998), beta-1,4-N-acetylglucosaminidase 102 kDa có vai trò duy nhất trong việc gây ra sự biểu hiện của các enzyme thủy phân chitin khác nhau nhưng chưa được tinh chế (Harman và cộng sự, 1995). Enzyme chitinase của Trichoderma spp được xem là enzyme có hoạt tính thủy phân mạnh, hoạt động thủy phân của chitinase cũng kết hợp với các enzyme khác như beta-glucanase, sự phối hợp với các enzyme phân giai chitin và glucan đã dẫn đến sự tăng cường hoạt động thủy phân. Tuy nhiên, quan trọng hơn là chitinase làm tăng hiệu quả kháng nấm của các hợp chất không có bản chất enzyme. Theo báo cáo của Lorito và các cộng sự (1994), cho biết có sự phối hợp hoạt động giữa các enzyme thủy phân chititn với các hợp chất tự nhiên cũng như tổng hợp có ảnh hưởng lên màng tế bào (MAC). Hệ enzyme beta - glucanase Beta – glucan trong vách tế bào nấm thường ở dạng beta-1,3-glucan và phần nhánh là dạng beta-1,6-glucan, beta-glucanase cũng là một hệ enzyme quan trọng của Trichoderma spp trong đặc tính kí sinh nấm, gồm 2 lớp enzyme chính: beta-1,3-glucannase v beta-1,6-glucanase. Beta-1,3-glucanase:là enzyme phân cắt liên kết O-glycosidic của beta-1,3-glucan nhờ 2 cơ chế: Exo-beta-1,3-glucanase phân cắt giải glucose ở cuối chuỗi liên kết polyme. Endo-beta-1,3-glucanase cắt lin kết beta ở vị trí bất kì trong chuỗi polysaccharide, giải oligosaccharide. Trichoderma spp. phân giải beta-1,3-glucan thường kết hợp giữa hai hoạt tính exo và endo-1,3-glucanase, beta-1,3-glucanase có vai trò chính trong quá trình hoại sinh và ký sinh nấm, ngoài ra beta-1,3-glucanse giúp thực vật chống lại mầm bệnh. Các vách tế bào nấm bệnh khác nhau cho chất tạo ra những mức độ hoạt tính khác nhau của enzyme beta-glucanase, bằng chứng trực tiếp cho thấy sự liên quan của beta-glucanase đối với sự ký sinh đã được chứng minh bởi Lorito và cộng sự (1994), và đã tách chiết invitro được một endo-beta-1,3-glucanase 78 kDa có khả năng ức chế sự nảy mầm của một số bào tử khi phối hợp với một GlcNAcase. Ở một số chủng khác nhau như chủng T – 24, người ta cũng tách chiết được một endo-beta-1,3-glucanase có kích thước tương tự, có khả năng ức chế sự phát triển của Sclerotium rofsii khi kết hợp với một ensochitinase 43 kDa (El-Katatny v cộng sự, 2001), T. har CECT 2413 cho thấy có thể tạo ra ít nhất enzyme beta-1,3-glucanase ngoại bào, Lora và cộng sự (1995) đã tạo dạng gen và cDNA của một beta-1,6-endoglucanase có kích thước 43 kDa, có thể ức chế sự phát triển của nhiều nấm bệnh khi phối hợp với các enzyme thủy phân khác. Beta-1,6-glucanase: trong điều kiện đặc biệt, Trichoderma spp tiết beta-1,6-glucanase, enzyme này phân cắt liên kết beta-1,6-glucan trong vách tế bào nấm. Hệ enzyme protease Theo Delgado và Jarana (2000) khi khảo sát trên Trichoderma harvey đã xác định nhiều loại protease khác nhau tùy thuộc điều kiện môi trường có pH thấp và bổ sung chitin, glucose, amon, … T.har tiết ra protease acid như là tác nhân điều hòa, để đáp ứng nhu cầu phân hủy những protein ngoại bào như chitinase, glucanase, cellulase, ngược lại protease có tính base hoặc trung tính được T.har sinh ra trong môi trường có nguồn C khó bị phân hủy như vách tế bào nấm. Người ta đã tách chiết được một protease 42 kDa không nhạy cảm với pepsatin có liên quan đến sự giảm sút enzyme cellulase từ T.reesei QM 9414 trong điều kiện tạo cellulase (Haab và cộng sự, 1990). Trong một nghiên cứu khác của Dunaevesky và cộng sự (2000), một protease 73 kDa thuộc nhóm protease serin đã được tách chiết từ việc nuôi cấy T. har. Protease của Trichoderma spp có vai trò trong việc tấn công ký chủ bằng cách thủy phân protein vốn l một phần của bộ khung vách tế bào. 2.6.3 Vai trò của nấm Trichoderma trong việc phòng trị bệnh cây 2.6.3.1 Mối tương tác giữa nấm Trichoderma và tác nhân gây bệnh cây Hình 2.3: Hoạt động tương tác giữa nấm ký sinh Trichoderma và nấm ký chủ. Giai đoạn 1: Nấm ký sinh tiết ra các hợp chất polymers tiến đến ký chủ. Giai đoạn 2: Csinhghaeác sản phẩm có trọng lượng phân tử thấp (do vách tế bào ký chủ bị phân hủy) tiến đến ký chủ và hoạt hóa gene hoạt động của nấm ký sinh (trích từ Vinale & ctv., 2008). Trichoderma (giai đoan hữu tính là chi Hypocrea) là loại nấm sinh sản vô tính được tìm thấy trong đất của mọi vùng khí hậu. Loài nấm này có tốc độ sinh phân hủy vách tế bào (cell wall degrading enzymes, CWDEs) như: cellulases, chitinases, glucanases... đồng thời cũng là nhà máy sản xuất kháng sinh quan trọng. Đa số các dòng nấm Trichoderma sống quanh rễ được ứng dụng trong nông nghiệp đều có khả năng phân cắt các carbohydrates, chlor phenols và các loại nông dược chứa xenobiotic (Harman & Kubicek, 1998; Harman & ctv., 2004). Cơ chế tác động chính của nấm Trichoderma là ký sinh (Harman & Kubicek, 1998) và tiết ra các kháng sinh (Sivasithamparam & Ghisalberti, 1998) trên các loài nấm gây bệnh trưởng nhanh, sản sinh nhiều bào tử và là nguồn sản xuất các loại enzymes. Quá trình ký sinh của nấm Trichoderma diễn ra khá phức tạp, bao gồm việc nhận ra ký chủ, tấn công, xâm nhập và tiêu diệt. Trong suốt tiến trình này, nấm Trichoderma tiết các enzymes phân hủy vách tế bào (CWDEs) thủy phân vách tế bào của nấm ký chủ thành các oligomers đơn giản hơn (Kubicek & ctv., 2001; Woo & ctv., 2006). Tác động này là do khả năng cảm ứng của chúng đối với các phân tử tiết ra từ sự hiện diện của ký chủ để tiết ra các enzymes phân hủy (Harman & ctv., 2004) Các loài nấm Trichoderma spp. đối kháng hữu hiệu đều chứa nhiều loại enzymes phân hủy nên giử vai trò quan trọng trong việc phòng trừ sinh học (Harman và Kubicek, 1998; Kubicek & ctv., 2001). Lorito (1998) đã tinh chế và khảo sát đặc tính của các enzymes phân hủy vách tế bào (CWDEs) của các dòng nấm Trichoderma. Kết quả cho thấy dù thử nghiệm riêng lẻ hay phối hợp, các protein này đều có khả năng đối kháng các loài nấm bệnh với phổ rất rộng trên các chi Rhizoctonia, Fusarium, Alternaria, Ustilago, Venturia, Colletotrichum và ngay cả với các loài thuộc lớp Oomycetes như Pythium và Phytophthora (với vách tế bào bị thiếu chitin). Việc áp dụng các loài vi sinh đối kháng để phòng trừ sinh học tõ ra có nhiều lợi ích trong nông nghiệp vì các tác nhân đối kháng này tiếp tục sinh sản và phát triển sau khi áp dụng. Tuy nhiên, việc áp dụng cần chọn các dòng chuyên biệt phù hợp cho môi trường phát triển như nhiệt độ, pH, ẩm độ… (Lorito và Scala, 1999). Các tác nhân này sẽ tiết CWDEs khi có nguồn carbon như mono-hay polysaccharides, keo chitin hay khi có tế bào nấm bệnh. Trong nhiều trường hợp, sự phối hợp giữa các loài Trichoderma mang nhiều enzyme đối kháng đã cho hiệu quả cao hơn trong việc phòng trị bệnh cây, ngay cả khi so với các loại thuốc trừ bệnh tổng hợp (Baek & ctv., 1999; Carsolio & ctv., 1999). Ở nấm Trichoderma spp., người ta đã tìm được 18 loại kháng sinh do chúng tiết ra (Vinale & ctv., 2008). Các kháng sinh có trọng lượng phân tử cao và các peptaibols đều phân cực và có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tạo khuẩn ty của các vi sinh vật. Khi khảo sát loài T. harzianum tiết ra β-glucanases ký sinh trên nấm bệnh, Lorito & ctv. (1996) đã xác định được chất kháng sinh thuộc nhóm peptaibols ức chế khả năng tổng hợp β-glucans của nấm ký chủ, làm chúng không thể tái tạo được vách tế bào, giúp enzyme β-glucanases hoạt động hiệu quả hơn. Nấm Trichoderma hoạt động mạnh, hấp thụ nhiều dinh dưởng (C, N và các dưởng chất khác) nên cũng cạnh tranh với các cộng đồng vi sinh vật đất khác. Tác động sinh học của môi trường đất cũng ảnh hưởng đến khả năng phòng trừ sinh học của nấm Trichoderma. Bae và Knudsen (2005) cho biết khi được xử lý trên môi trường có hệ vi sinh vật đất phong phú, loài T. harzianum thường có khuynh hướng tạo bào tử (thay vì là khuẩn ty) làm giảm hiệu quả phòng trừ sinh học. Hiện tượng này được gọi là "soil fungistasis", tùy thuộc vào thành phần của cộng đồng vi sinh vật có trong đất và tùy vào khả năng tiết kháng sinh của nấm Trichoderma. Điều này cũng đã làm hạn chế hiệu quả của một số dòng nấm khi áp dụng vào thực tế sản xuất nông nghiệp. T. longi T. har T.vir Hình 2.4: các loại Trichoderma spp tác động lên loài nấm R.solani gây bệnh được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Hình 2.5: Sự tác động của Trichoderma lên các tác nhân gây bệnh (Pythium) 2.6.3.2 Mối tương tác giữa nấm Trichoderma và thực vật Ngoài hiệu quả trực tiếp trên các tác nhân gây bệnh cây, nhiều loài Trichoderma còn định cư ở bề mặt rễ cây giúp thay đổi khả năng biến dưởng của cây, nhiều dòng nấm đã kích thích sự tăng trưởng của cây, gia tăng khả năng hấp thụ dinh dưởng, cải thiện năng suất cây và giúp cây kháng được bệnh (Harman & ctv., 2004). Khi ứng dụng vào phòng trừ sinh học, sợi nấm Trichoderma có khả năng xâm nhiễm vào vỏ rễ, nhưng liền sau đó đã bị chất callose tiết ra từ rễ ức chế ngay lập tức. Đặc tính này khác hẳn sự ký sinh giữa nấm bệnh và cây trồng và đã giúp nấm cộng sinh bảo vệ bộ rễ cây, kích thích cây phát triển đồng thời còn giúp cây tăng khả năng hấp thụ dinh dưởng (Yedidia & ctv., 2003; Harman & ctv., 2004). Các loài nấm Trichoderma spp. cũng tiết ra các acid hữu cơ như gluconic, citric hay fumaric làm giảm pH đất giúp nguyên tố lân ở dạng dễ hòa tan, các vi lượng và các khoáng cation như sắt, mangan, magnesium trở thành dạng dễ hấp thụ góp phần vào sự sinh trưởng và biến dưởng của cây (Benıtez & ctv., 2004; Harman & ctv., 2004). Chúng cũng có thể tiết ra các chất điều hòa sinh trưởng, là một “auxin-like”, có hoạt động tối hảo ở nồng độ 10-5-10-6 mole (trích từ Vinale & ctv., 2008). Harman & ctv. (2004) cho biết có nhiều loại cây trồng, cả đơn và song tử diệp đều gia tăng tính kháng bệnh khi đã được xử lý với nấm Trichoderma. Các cụm khuẩn lạc của nấm Trichoderma sp. đã tiết các chất kích kháng tại chổ (induced localized acquired resistance, LAR) và lưu dẫn (systemic acquired resistance, SAR) giúp cây trồng kháng lại các mầm bệnh khác khi chúng được sử dụng làm tác nhân phòng trừ sinh học (BCA). Các tác nhân phòng trừ sinh học (BCAs) hoạt động hiệu quả hay không là nhờ vào các chất dinh dưởng và hữu cơ trong đất (Hoitink & Boehm, 1999). Hoạt động của các dòng nấm Trichoderma tùy thuộc vào sự phối hợp giữa các yếu tố sinh học/không sinh học cùng với hữu cơ trong đất. Do đó, việc chọn lọc các dòng nấm Trichoderma thích hợp cho cây trên môi trường giàu chất hữu cơ sẽ giúp cho việc ứng dụng ngoài đồng loài nấm này được hiệu quả và rộng rãi hơn. 2.6.3.3 Mối quan hệ ba chiều giữa nấm Trichoderma - Thực vật - Ký chủ gây bệnh Marra & ctv. (2006), Lu & ctv. (2004) đã khảo sát mối tương tác 3 chiều giữa cây trồng - nấm bệnh - nấm đối kháng dựa trên phân tích protein (proteomics) và hệ thống gene biểu hiện khác nhau ở các tương tác, sau đó kiểm chứng ngoài đồng dựa vào kết quả đáp ứng của cây với các tác nhân gây bệnh. Kết quả cho thấy sự hiện diện của nấm đối kháng giúp các PR-proteins trong cây có tương tác 3 chiều với các tác nhân gây bệnh khác, thay đổi cả về chất và lượng khi cây trồng bị nấm bệnh tấn công. Trong vài trường hợp, nấm đối kháng làm giảm việc sản xuất PR-proteins nhưng lại giúp cây phòng vệ được các tác nhân gây bệnh khác tốt hơn. Vinale & ctv. (2008) nhận định hiệu quả đối kháng trên cây đạt được là do mối quan hệ 3 chiều này. Về khía cạnh vi sinh, các độc chất do nấm bệnh tiết ra hại cây như cyclophilins cũng bị hóa giải khi có sự hiện diện của nấm đối kháng. Việc hiểu biết mối tương quan giữa cây trồng và cộng đồng vi sinh vật trong đất sẽ mở ra một hướng phát triển mới về công nghệ sinh học trong việc quản lý bệnh cây và giúp tăng năng suất cây trồng. 2.6.4 Các nghiên cứu ứng dụng Trichoderma spp trong bảo vệ thực vật. Trichoderma spp hiện diện khắp nơi trong đất và trên các loại cây gỗ vừa bị đốn ngã là một bằng chứng thể hiện tính cạnh tranh mạnh mẽ của chúng, mặt khác nó là loài ký sinh tự nhiên đối với một số loài nấm gây bệnh thực vật, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra những kết quả thuyết phục về khả năng kháng nấm của Trichoderma spp, thông qua họat động ký sinh nấm. Trong một số bệnh do nấm gây ra có một số bệnh liên quan đến các bộ phận của cây dưới mặt đất (thân, rễ) rất khó trị bằng phương pháp hóa học truyền thống, vì không thể tác động toàn bộ hệ thống rễ bằng thuốc diệt nấm. Việc khử trùng trước bằng các loại thuốc như Bromol methyl không những ít hiệu quả mà cũng làm mất cân bằng vi sinh vật trong đất và gây ô nhiễm nước. Trichoderma spp là tác nhân đối kháng tự nhiên của các nấm gây bệnh trong đất và đã được ứng dụng là một tác nhân kiểm soát sinh học thành công trong nhà kính và trên ruộng, chúng là những ký sinh rất hữu hiệu trên nhiều loại nấm gây bệnh khác nhau như: Phytophtora spp, Rhizoctonia solani, Pythium spp, Slerotium rofsii. Theo Emxep V.T (1989), Trichoderma spp không chỉ tiêu diệt nhiều loại nấm bệnh cây trồng trong đất mà cũng có vai trò trong quá trình cải thiện cấu trúc và thành phần hóa học trong đất, đẩy mạnh sự phát triển của các vi khuẩn nốt sần cố định đạm có ích trong đất và kích thích sinh trưởng, phát triển cây trồng. Các sinh vật đối kháng này không chỉ ức chế các vi sinh vật gây bệnh trong vùng rễ mà những chất kháng sinh do chúng tiết ra (như trichodermin, gliotoxin) có thể xâm nhập vỏ mô tế bào cây, làm tăng tính chống chịu bệnh của cây trồng. Năm 1993, Harman và Hayes đã thử nghiệm dung hợp tế bào trần nhằm tạo ra chủng có khả năng kiểm soát bệnh hữu hiệu, một số nhà khoa học khác tập trung vào cải tiến các tính trạng có liên quan đến các họat động đối kháng. Những loài Trichoderma spp được sử dụng phổ biến trong kiểm soát sinh học là T. koningii, T. har, T. vir, T. harmatum. T. har có thể dùng để kết hợp với những chủng Trichoderma khác hoặc đưa dưới dạng phân bón vi sinh. Một số chế phẩm đã được thương mại hóa như: Trichodex (thành phần chính T. har). BINAB – T (bao gồm T. har và T. Polysporum) của Thụy Điển. TRI 002, TRI 003 (chủng T. har) của Hà Lan. T- 22 Planter Box (chủng dung hợp protoblast T.har) của Hoa Kỳ. Trichopel, Trichoject, Trichodowels, Trichoseal (T. har và T. vir) của Australia. 2.7 Giới thiệu về loài Trichoderma konigii: Trichoderma konigii là một loài nấm thuộc nhóm nấm bật toàn trong 33 chủng nấm Trichoderma. Giới : Fungi Ngành: Ascomycota Lớp: Sordariomycetes Bộ : Hypocreomycetidae Họ:Hypoleascre Loài:Trichoderma Tên khoa học: T.konigii Hình 2.6: Trichoderma konigii T.konigii được xem là một loài nấm không phổ biến lắm, kích thước khoảng 10-3 M, nó sống chủ yếu ở vùng đất thuộc Bắc Phi, Ấn Độ, một số được tìm thấy ở ban Colorado thuộc New York, chúng có khả năng kháng lại các loại bệnh do chủng nấm Sclerotium rolfsii Pythium spp. và Rhizoctonia salani gây ra trên các loại cây trồng như các cây họ đậu, cà chua , khoai tây, bắp…( theo Y. Hadar, G. E. Harman, and A. G. Taylor, 1983 và Mo naco et al. 1991) Trong suốt quá trình nghiên cứu lịch sử sự sống của thực vật trong nhà kính thì các nhà nghiên cứu cho thấy rằng khi họ tìm kiếm và liên kết sự sống của các thực vật trong đất và đối với các cây sống lâu năm thì có sự xuất hiện của T. Konigii ( ATCC accessional No.46314) (theo ARS, Richard B. Russell Agricultural Research Center, 1989). Trong môi trường sống đó thì nấm Trichoderma đó có một chất tên là koninginin A. Hình 2.5: chất koninginin A. Chất koninginin A có khả năng chống lại các bệnh trên cây lúa (theo Richard B. Russell,1989), ức chế các tác nhân cạnh chất dinh dưỡng trong cùng môi trường sống của chúng. Khi tiến hành nghiên cứu chất koninginin A trên mối trường PA (agar potato) có chứa nấm gây bệnh mốc sương trên khoai tây do nấm phytophthora thuộc bộ sương mai, lớp nấm tảo khuẩn gây ra, cho thấy rằng chất koninginin A có thể phân hủy loại nấm mốc này ngay ở cả nhiệt độ rất cao từ 70-80oC và ẩm độ thấp (theo Richard B. Russell Agricultural Research Center, 1989). Đó là một đặc điểm nổi trội của Trichoderma konigii phòng chống bệnh mốc sương mai trên khoai tây. Theo Horticultural Science 2000 thì T. konigii còn có khả năng chống lại bệnh thối rễ đối với cây cà chua do R. solani gây ra ở Northern Greece. Bên cạnh đó khi cây cà chua bị nhiễm bệnh thì chất NaCH4 được sinh ra nhiều hơn trong đất cũng gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng và T.konigii có khả năng kháng lại chất hóa học trên, điều đó cho thấy việc sử dụng T.konigii trong việc phòng trừ bệnh LCR do R.solani gây ra có chất lượng rất cao ( theo Horticultural Science,2000). CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu. Tình hình bệnh lỡ cổ rễ ngô và đậu xanh do nấm rhizoctonia solani gây ra. Hiệu quả phòng trừ bệnh lỡ cổ rễ của cây ngô và cây đậu xanh của chế phẩm nấm Trichoderma konigii Thời gian duy trì hiệu lực của nấm Trichoderma konigii sau khi bón. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu. 2.2.1. Vật liệu nghiên cứu. Giống bắp: giống bắp nếp nù Đồng Tiến Giống đậu xanh Nấm rhizoctonia solani Chế phẩm Trichoderma konigii (do công ty Tam Nông cung cấp) Dụng cụ thí nghiệm: chậu nhựa (D= 25cm) được đục lỗ, ống hút nhựa Thuốc BVTV: Monceren 250 SC :30ml/10l 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu. 2.2.2.1. Công thức thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí trong chậu , gồm 3 công thức: CT1: công thức đối chứng là không phun thuốc và không bón nấm CT2: không sử dụng nấm, chỉ phun thuốc hóa học Monceren 250 SC 0,3% CT3:. bón chế phẩm Trichoderma konigii vào trong đất bệnh. Mỗi công thức gieo 4 chậu, mỗi chậu gieo 20 hạt. Thí nghiệm được tiến hành giống nhau trên đậu xanh và ngô.. 2.2.2.2. Phương pháp tiến hành: - Chuẩn bị đất để gieo hạt: Lấy đất ở vùng trồng ngô và bổ sung thêm nguồn nấm Rhizoctonia solani được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, trộn đều rồi cho vào trong các chậu thí nghiệm. - Bón chế phẩm nấm: Chế phẩm nấm được bón vào chậu đất của công thức 3 với liều lượng 3 g/chậu và gieo hạt ngay sau khi bón (gieo cùng thời điểm với các công thức khác). - Phun thuốc hóa học: Sau khi cây mọc, tiến hành phun thuốc Monceren 250SC với nồng độ 0,3%. Tiến hành phun 3 lần với định kỳ 5 ngày/lần. - Sau 30 ngày gieo lần 1, nhổ bỏ hết các cây còn sống và tiến hành gieo lại lần thứ 2. tương tự như vậy, sau 30 ngày gieo lần 2, tiến hành nhổ cây rồi gieo lại lần thứ 3 (trên cùng một chậu đất). 2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi 1. Tỷ lệ mọc % 2. Tỷ lệ bệnh % 3. Hiệu quả phỏng trừ bệnh (%) 2.2.4 Tính toán và xử lý số liệu < Tỷ lệ bệnh (TLB%): A TLB(%) = x 100 B Trong đó: A: số cây bị bệnh lở cổ rễ ; B: tổng số cây điều tra. < Hiệu lực phòng trừ của thuốc được tính theo công thức Abbott (1925): C - T HLPT(%) = x100 C Trong đó : C: số hạt (cây) chết ở công thức đối chứng (không xử lý nấm R. solani); T: số hạt (cây) chết ở công thức thí nghiệm (xử lý nấm T. konigii). < Các số liệu được tính toán trên phần mềm Excel và Statgraphic 7.0 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình mọc của hạt giống ở các công thức xử lý Việc xử lý đất bằng một số chế phẩm, đặc biệt là bón vào đất có thể gây ảnh hưởng đến sự nẩy mầm của hạt. Mặt khác, nấm bệnh cũng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng nẩy mầm của hạt. Vì vậy, chỉ tiêu tỷ lệ mọc của hạt giống ở các công thức xin được đề cập đầu tiên. Kết quả được trình bày như sau: 4.1.1. Đối với ngô Số liệu ở bảng 4.1 cho thấy, tỷ lệ cây mọc ở các công thức đều đạt hơn 71%. Trong đó, cả 3 lần gieo, tỷ lệ mọc của hạt giống ở công thức phun thuốc và đối chứng tương tự nhau với khoảng 71% – 76%. Tỷ lệ này khá thấp so với yêu cầu nẩy mầm của hạt giống (>85%). Có lẽ, do thời gian ủ mầm khá lâu ở trong đất của hạt ngô (5-7 ngày) và mầm bệnh ở 2 công thức trên khá cao nên đã tác động xấu đến mầm hạt, làm cho hạt không thể đội lên khỏi mặt đất. Nấm Rhizoctonia solani tấn công ngay từ trong đất nên mầm hạt bị thui và bị chết trước khi lên khỏi mặt đất. Trái lại, tỷ lệ mọc của hạt giống ngô ở công thức bón nấm Trichoderma konigii đều đạt cao hơn 85% trong cả 3 lần gieo. Như vậy, việc bón nấm Trichoderma konigii đã hạn chế được mầm bệnh trong đất giúp cho mầm hạt không bị tấn công và nâng cao tỷ lệ mọc của hạt giống. Bảng 1: Tỷ lệ (%) cây ngô mọc ở các công thức xử lý Công thức Lần gieo 1 Lần gieo 2 Lần gieo 3 1. Đối chứng 71,25 ± 8,93a 73,75 ± 7,40a 73,75 ± 5,50a 2. Phun thuốc 72,50 ± 5,60a 76,25 ± 6,50ab 71,00 ± 6,10a 3. Bón nấm 86,25 ± 5,50b 85,00 ± 3,54b 88,75 ± 5,50b Ghi chú: Số liệu tổng hợp vào giai đoạn 20 ngày sau khi mọc 4.1.2 Đối với đậu xanh: Số liệu ở bảng 4.2 cho thấy, tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống đậu xanh khá cao, tất cả đều đạt hơn 76%. Trong đó, tỷ lệ mọc của cây đậu ở công thức đối chứng và công thức phun thuốc Monceren 250SC có xu hướng thấp hơn hoặc thấp hơn đáng tin cậy so với công thức có bón nấm đối kháng. Do nấm bệnh tấn công mầm hạt từ trong đất nên mầm bị hư và không đội được đất. Như vậy, cũng giống như trường hợp của hạt giống ngô, nấm đối kháng Trichoderma konigii đã giúp hạn chế nấm Rhizoctonia solani trong đất, làm cho mầm cây phát triển và mọc nhiều hơn. Bảng 4.2: Tỷ lệ (%) mọc của cây đậu ở các công thức Công thức Lần gieo 1 Lần gieo 2 Lần gieo 3 1. Đối chứng 76,25 ± 4,15a 78,75 ± 4,15 80,00 ± 5,00ab 2. Phun thuốc 77,50 ± 5,59a 74,75 ± 4,15 76,25 ± 4,15a 3. Bón nấm 90,00 ± 3,54b 85,00 ± 4,54 86,25 ± 2,17b Tóm lại: Việc bón nấm Trichoderma konigii vào trong đất không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ mọc của hạt ngô và hạt đậu mà còn giúp cho hạt nẩy mầm và mọc tốt hơn. 4.2. Tình hình cây trồng bị chết do bệnh lở cổ rễ ở các công thức 4.2.1. Đối với cây ngô Bảng 4.3: Tỷ lệ (%) cây ngô bị chết do bệnh lở cổ rễ ở các công thức Ngày sau mọc Công thức Ghi chú Đối chứng Phun thuốc Bón nấm Lần gieo I (gieo hạt ngay sau khi bón nấm) 0 10,78 10,39 8,76 Số liệu so sánh giữa các công thức trong lần gieo 1 5 32,17 22,70 10,16 10 16,19 6,67 3,03 15 7,13 3,49 1,32 20 5,05 3,45 1,56 Tổng cộng 71,31c 46,61b 24,84a Lần gieo 2 (gieo hạt sau khi bón nấm 30 ngày) 0 11,91 11,42 11,78 Số liệu so sánh giữa các công thức trong lần gieo 2 5 32,76 24,95 7,36 10 13,24 8,39 2,86 15 6,85 3,26 0 20 5,12 3,45 0 Tổng cộng 69,76c 51,37b 22,00a Lần gieo 3 (gieo hạt sau khi bón nấm 60 ngày) 0 13,38 13,43 12,56 Số liệu so sánh giữa các công thức trong lần gieo 3 5 37,68 26,75 8,61 10 13,89 6,72 1,32 15 3,33 1,56 0 20 5,15 1,56 0 Tổng cộng 73,35c 50,02b 22,48a Các giá trị trong cùng một hàng có các chữ cái đướng sau không cùng một ký tự thì có khác thống kê (p< 0.05) Nấm Rhizoctonia solani tấn công vào phần cổ rễ của cây làm phần này bị teo thắt lại và cây con bị chết hoàn toàn. Số liệu theo dõi qua 3 lần gieo, thể hiện ở bảng 4.3 cho thấy, bệnh phát triển khá nhanh, và tập trung trong vòng 10 ngày sau mọc. Tuy bệnh vẫn kéo dài đến tận khi cây được 20 ngày tuổi nhưng tỷ lệ chết của cây lúc này không cao (bảng 4.3 và đồ thị 1 và 2). Số liệu ở bảng 4.3 và đồ thị 1, 2 cũng cho thấy, cây ngô ở công thức đối chứng và phun thuốc có tỷ lệ chết rất cao. Ở công thức đối chứng, có đến 70 – 73% cây ngô bị chết do bệnh lở cổ rễ qua 3 đợt gieo. Tỷ lệ này có giảm đi trên công thức phun thuốc hóa học. Tuy nhiên, do việc phun thuốc hóa học chỉ được thực hiện từ khi cây mọc nên giai đoạn đầu cây vẫn bị bệnh tấn công. Vì vậy, ở các định kỳ quan sát (5 ngày sau khi mọc) bệnh vẫn còn khá cao. Ở ngày mọc đầu tiên của các công thức thí nghiệm, số lượng hạt mọc ít nên tỷ lệ chết lúc này gần như không khác nhau giữa các công thức. Từ 5 ngày sau mọc trở đi, bệnh mới có chiều hướng thấp hơn so với công thức đối chứng (hình 1 và 2). Số liệu ở bảng 4.3 và các đồ thị 1 và 2 cũng cho thấy, cây ngô ở công thức bón nấm đối kháng Rhizoctonia solani cũng bị chết do bệnh lở cổ rễ. Có lẽ, do nguồn bệnh trong đất khá cao. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh ở công thức có bón nấm đối kháng, thấp hơn hẳn so với công thức đối chứng và công thức phun thuốc, đặc biệt là ở giai đoạn đầu (5 – 10 ngày sau khi mọc). Như vậy, việc bón nấm Trichoderma konigii vào trong đất có tác dụng rất tốt trong việc hạn chế sự tấn công của nấm Rhizoctonia solani gây bệnh lở cổ rễ cho cây ngô. 4.2.2. Đối với cây đậu xanh: So với ngô, đậu xanh nẩy mầm nhanh hơn, thời gian nằm trong đất ngắn hơn, mức độ tấn công của bệnh ít hơn nên tỷ lệ bệnh của cây đậu xanh có xu hướng thấp hơn so với cây bắp. Tuy vậy, số liệu ở bảng 4.4 cũng cho thấy, có khoảng 65% cây đậu xanh bị chết do bệnh lở cổ rễ. Tương tự như ở cây ngô, cây càng non càng bị bệnh tấn công nhiều hơn. Vì vậy, tỷ lệ bệnh ở những ngày tuổi đầu cao hơn hẳn so với các giai đoạn về sau. Ngay sau khi mọc, đã có đến 7 – 8% cây bị bệnh. Bệnh tăng mạnh ở giai đoạn từ 5 đến 10 sau mọc rồi giảm hẳn cho đến tận 20 ngày sau mọc (đồ thị 3). Bảng 4.4: Tỷ lệ (%) cây đậu xanh bị chết do bệnh lở cổ rễ ở các công thức Ngày sau mọc Công thức Ghi chú Đối chứng Phun thuốc Bón nấm Lần gieo I (Gieo hạt ngay sau khi bón nấm) 0 8.36 8.15 7.03 Số liệu so sánh giữa các công thức trong lần gieo 1 5 27.87 21.35 6.95 10 10.16 6.58 2.86 15 6.35 3.03 1,32 20 6.58 3,45 1.39 Tổng cộng 65.33 c 42.56 b 19.55 a Lần gieo 2 (Gieo hạt sau khi bón nấm 30 ngày) 0 11.07 11.07 7.28 Số liệu so sánh giữa các công thức trong lần gieo 2 5 30.27 24.00 7.46 10 12.65 8.03 2,86 15 6.37 3.14 0 20 3.33 3.23 0 Tổng cộng 63.66 c 49.46 b 17.60 a Lần gieo 3 (Gieo hạt sau khi bón nấm 60 ngày) 0 12.55 13.15 10.05 Số liệu so sánh giữa các công thức trong lần gieo 3 5 31.51 26.21 7.35 10 12.55 6.58 1.47 15 3.14 1.56 0 20 4.80 1,56 0 Tổng cộng 67.55 b 49.06 b 18.87 a Các giá trị trong cùng một hàng có các chữ cái đướng sau không cùng một ký tự thì có khác thống kê (p< 0.05) Đồ thị 4: diễn biến tỷ lệ chết (%) của đậu xanh ở các công thức theo số liệu tại lần gieo 3 Như vậy, việc bón nấm Trichoderma konigii vào trong đất đã làm giảm đáng kể tỷ lệ chết cây con của ngô và đậu. Hiệu quả này thể hiện tốt hơn so với thuốc hóa học. Điều này sẽ được trình bày ở các phần sau. 4.3. Hiệu lực trừ bệnh lở cổ rễ cây ngô và cây đậu xanh của nấm đối kháng Trichoderma konigii Hiệu lực là chỉ tiêu quan trọng để giúp xác định và chọn lọc chế phẩm trong phòng trừ dịch hại. Dựa trên tỷ lệ bệnh như đã trình bày trên, hiệu lực phòng trừ của nấm Trichoderma konigii trên cây ngô và cây đậu xanh được tuần tự trình bày ở các bảng sau: - Đối với cây ngô Số liệu ở bảng 4.5 cho thấy, việc phun thuốc hóa học (Monceren 250SC 0,3%) 3 lần bắt đầu từ khi cây mọc với định kỳ 5 ngày/lần, cho hiệu quả phòng trừ nấm Rhizoctonia solani khoảng 26 – 35%. Như vậy, vẫn còn đến > 65% cây ngô hoặc đậu bị chết do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Nếu trong trường hợp ruộng cây trồng bị bệnh hại nặng thì biện pháp này vẫn không đạt yêu cầu và vẫn phải tiến hành gieo lại. Vậy biện pháp bón nấm đối kháng vào đất có hiệu quả hơn không. Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy, hiệu lực trừ bệnh của công thức bón nấm Trichoderma konigii vào đất khá cao. Hiệu lực này đạt hơn 65% ở cả 3 lần gieo. Việc bón nấm Trichoderma konigii vào đất trước khi gieo hạt đã tiêu diệt được mầm bệnh trong đất, hạn chế sự tấn công của nấm bệnh vào trong mầm hạt ngay từ khi mới nẩy mầm. Trong khi đó, phun thuốc chỉ tiến hành khi cây đã đội lên khỏi mặt đất, lúc này nấm bệnh đã có sẵn trên bề mặt hạt và trên mầm nên hiệu quả phòng trừ không cao. Như vậy, bón nấm Trichoderma konigii vào đất, cho hiệu quả phòng trừ bệnh lở cổ rễ cây ngô do nấm Rhizoctonia solani khá cao và cao hơn hẳn so với phun thuốc hóa học. Bảng 4.5. Hiệu lực trừ bệnh lở cổ rễ cây ngô của nấm Trichoderma konigii công thức Hiệu lực (%) Lần gieo 1 Lần gieo 2 Lần gieo 3 1. Bón chế phẩm nấm 65,17 68,53 69,39 2. Phun thuốc hóa học 34,61 31,89 26,55 Ghi chú:- Tỷ lệ cây bị bệnh ở 20 ngày sau khi cây mọc - Công thức 2: Phun thuốc 3 lần kể từ khi cây mọc với định kỳ 5 ngày/lần. - Đối với cây đậu xanh Số liệu ở bảng 4.6 cho thấy, tỷ lệ cây đậu xanh bị bệnh lở cổ rễ có xu hướng thấp hơn so với trên cây ngô. Tuy nhiên, nấm trong đất là bệnh tương đối khó phòng trị. Vì vậy, biện pháp xử lý thuốc hóa học cũng chỉ cho kết quả tương đối. Hiệu lực này chỉ khoảng 23 – 35%, thấp hơn so với trên cây ngô. Số liệu ở bảng 4.6 cũng cho thấy rằng, nấm Trichoderma konigii bón vào trong đất cho hiệu lực cao trong phòng trừ bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Hiệu lực này đạt khoảng 70 – 72% trong cả 3 lần gieo. Như vậy, bón nấm Trichoderma konigii vào đất cho hiệu lực phòng trừ cao đối với bệnh lở cổ rễ cây đậu xanh và cao hơn hẳn so với xử lý thuốc hóa học. So với các kết quả trên một số cây trồng như dưa hấu, cà chua đối với các chế phẩm Trichoderma konigii của trường Đại Học Cần Thơ (Dương Minh, 2009) thì hiệu quả này có xu hướng cao hơn. Có lẽ do thí nghiệm được thực hiện trong chậu, ít chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh nên hiệu lực của nấm đối kháng thể hiện tốt hơn. Tóm lại: Sử dụng nấm Trichoderma konigii bón vào đất cho hiệu lực phòng trừ cao đối với bệnh lở cổ rễ cây ngô và cây đậu xanh. Hiệu lực này cao hơn hẳn so với phun thuốc Monceren 250SC. Bảng 4.6. Hiệu lực trừ bệnh lở cổ rễ cây đậu xanh của nấm Trichoderma konigii công thức Hiệu lực (%) Lần gieo 1 Lần gieo 2 Lần gieo 3 1. Bón chế phẩm nấm 70,01 72,36 72,06 2. Phun thuốc hóa học 34,85 22,31 27,37 Ghi chú:- Tỷ lệ cây bị bệnh ở 20 ngày sau khi cây mọc - Công thức 2: Phun thuốc 3 lần, kể từ sau khi cây mọc với định kỳ 5 ngày/lần. 4.4. Thời gian kéo dài hiệu lực của nấm Trichoderma konigii Các kết quả trên cho thấy, nấm Trichoderma konigii có hiệu lực cao trong phòng trừ bệnh lở cổ rễ cây ngô và cây đậu xanh. Tuy nhiên, hiệu lực này được duy trì bao lâu, cũng là vấn đề đáng quan tâm bởi vì hiệu quả phòng trừ cũng phụ thuộc nhiều vào thời gian duy trì hiệu quả của chế phẩm. Trong khuôn khổ của đồ án, sinh viên đã tiến hành khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh lở cổ rễ của nấm Trichoderma konigii sau khi bón 0, 30 và 60 ngày. Kết quả được trình bày như sau: Đối với cây ngô: Kết quả trình bày ở bảng 4.3 và đồ thị 6 cho thấy, hiệu lực phòng trừ nấm Trichoderma konigii không thay đổi qua các đợt gieo. Như vậy, sau khi bón đến 60 ngày, nấm vẫn duy trì tốt hiệu lực như khi mới bón hoặc sau khi bón 30 ngày. Hay nói cách khác, nấm Trichoderma konigii có thể duy trì hiệu quả phòng trừ cao trong vòng 60 ngày sau khi bón đối với bệnh lở cổ rễ trên cây ngô. Ghi chú: - Lần gieo 1:Gieo đậu ngay sau khi bón nấm và theo dõi trong vòng 28 ngày sau khi gieo. Lần gieo 2: Gieo đậu sau khi bón nấm 30 ngày và theo dõi trong vòng 28 ngày Lần gieo 3: Gieo sau khi bón nấm được 60 ngày và theo dõi trong vòng 28 ngày. - Trên các công thức phun thuốc: Phun 3 lần vào giai đoạn 0,5,10, 15 ngày sau khi mọc. - Trên cây đậu xanh Tương tự như trên cây ngô, hiệu lực phòng trừ của nấm Trichoderma konigii có thể duy trì hiệu lực cao đối với bệnh lở cổ rễ hại đậu xanh trong vòng 60 ngày sau khi bón (bảng 4.6). Tóm lại, trong phạm vi điều kiện trong chậu, chế phẩm Trichoderma konigii cho hiệu quả phòng trừ cao đối với nấm Rhizoctonia solani gây lở cổ rễ cây ngô và cây đậu. Việc bón vào đất giúp nấm đối kháng có điều kiện tấn công nấm gây bệnh trước khi cây nẩy mầm đã góp phần đáng kể tăng tỷ lệ mọc của hạt giống và hiệu quả phòng trừ của chế phẩm đối với bệnh lở cổ rễ. Như vậy, để bảo vệ môi trường sống, góp phần tăng tính bền vững cho sản xuất nông nghiệp nên khuyến cáo sử dụng chế phẩm nấm Trichoderma konigii để trừ bệnh lở cổ rễ cho cây ngô và cây đậu xanh, thay cho biện pháp hóa học. Hình 4.1: mô tả cây bắp mọc ở CT1 hình 4.2: cây bắp mọc sau 20 sau 20 ngày ngày ở CT2 Hình 4.3: chậu bắp ở CT3 Hình 4.4: cây bắp bị LCR bị mắc bệnh Hình 4.5:đậu xanh ở CT3 sau 15 ngày theo dõi Hình 4.6: đậu xanh ở CT 2 sau 20 ngày điều tra Hình 4.7: cây đậu xanh bị LCR CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận: Bón chế phẩm Trichoderma konigii vào đất không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ mọc của ngô và đậu xanh mà còn làm tăng tỷ lệ mọc của các loại hạt này Nấm Rhizoctonia solani gây hại ngay khi cây mọc và kéo dài đến 20 ngày sau nhưng tập trung nhiều nhất vào giai đoạn 5-10 ngày sau mọc - chế phẩm Trichoderma konigii cho hiệu quả phòng trừ cao đối với bệnh lỡ cổ rễ ngô và đậu xanh . hiệu lực này cao hơn hẳn so với thuốc hóa học . - chế phẩm Trichoderma konigii bón vào đất có thể duy trì hiệu lực cao đến tận 60 ngày đối với bệnh lỡ cổ rễ ngô và đậu xanh do nấm Rhizoctonia solani gây ra. 5.2 Kiến nghị: Khuyên cáo sử dụng chế phẩm Trichoderma konigii để bón vào đất trừ bệnh lỡ cổ rễ cho cây ngô và đậu xanh . Nghiên cứu hiệu quả phòng trừ của nấm Trichoderma trong trường họp trộn với hạt giống đã gieo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchương II.doc