Đồ án Khảo sát hệ thống thu gom và đề xuất giải pháp phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại Tp Phan Rang – Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận

Nhằm nâng cao hiệu quả của việc quản lý CTR Tp Phan Rang – Tháp Chàm, tôi có một số đề xuất dựa trên kết quả điều tra thực tế như sau: - Cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên môn và quản lý, cũng như tăng cường trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động quản lý môi trường trên địa bàn. - Xây dựng chương trình tuyên truyền về vấn đề PLRTN và lợi ích của việc PLRTN bằng cách tổ chức các buổi họp khu phố, phát thanh trên lo phóng thanh, treo băng rôn ngay tại các điểm tập trung đông dân cư, vận động mọi người cùng tham gia một cách triệt để và kiên trì vào chương trình PLRTN. - Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho người dân như việc phân phát các thùng rác cho mỗi hộ gia đình để công việc phân loại được thuận lợi và nhà nước thu mua lại sản phẩm có thể tái chế.

doc93 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 880 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát hệ thống thu gom và đề xuất giải pháp phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại Tp Phan Rang – Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g. Có 5 xe ép rác (5 – 7 tấn): với thùng ép kín tự đổ, bộ phận chứa nước rác và hệ thống nâng cặp thùng. Xe hoạt động với một tài xế và một lao động với nhiệm vụ lấy rác ở các điểm hẹn, cơ quan, trường học, khách sạn, chợ, quán ăn, công viên rồi chở đến Nhà máy Nam Thành. Đổ xong rác xe tiếp tục di chuyển đến điểm tiếp theo như lịch trình thu gom được phân công và thực hiện cho đến khi hoàn tất công việc. Hoạt động của xe nhiều hay ít tuỳ thuộc vào khối lượng rác. Các điểm hẹn nằm rải đều trên các trục lộ trong điều kiện giao thông cho phép trên địa bàn Tp Phan Rang – Tháp Chàm . Tuy nhiên, do rác thải thường có mùi hôi thối, đồng thời ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan nên thường gặp phải sự phản ánh của người dân tại địa điểm tồn tại điểm hẹn. Do vậy, Công ty Nam Thành áp dụng phương thức “tiếp rác không chạm đất”. Tổng số công nhân của tổ vận chuyển là 39 người, chỉ toàn là nam vì công việc lái xe chỉ phù hợp với nam. Phương tiện vận chuyển 16 đầu xe cơ giới gồm 5 xe ép rác loại 5 – 7 tấn, 1xe tưới nước rửa đường loại 7 tấn, một xe quét bụi chân không 5 tấn và một xe chở khách phục vụ yêu cầu đi lại công tác của công ty. Thời gian vận chuyển: Ca chiều: 16g30 – 18g trong ca này xe vận chuyển rác là xe 5 – 7 tấn, mỗi xe vận chuyển 2 chuyến/ca. Ca sáng : 06g – 07g30 sáng, xe vận chuyển là 7 tấn, vận chuyển 2 chuyến /ca. Tổ vận chuyển có 5 xe hoạt động, thời gian khác nhau tuỳ theo lịch phân công. Riêng ca đêm chỉ có 1xe 7 tấn hoạt động (2 chuyến/ca) nhưng tuỳ thuộc vào lượng rác mà xe có thể sẽ hoạt động thêm vào ca sáng. CTR sau khi lấy đổ tại Nhà Máy Nam Thành, xe tiếp tục trở lại điểm hẹn tiếp tục lấy rác hoặc về trạm xe theo lịch phân công. Do lượng rác thường nhiều vào ngày đầu tuần (thứ 2 hoặc thứ 3) ngược lại vào ngày thứ 7 hoặc chủ nhật lượng rác thải giảm đi nhiều (do các cơ quan, trường học không làm việc nên lượng rác giảm) kéo theo các xe thu gom tại các điểm hẹn cũng giảm theo. 3.2 HIỆN TRẠNG XỬ LÝ RÁC THẢI TP PHAN RANG – THÁP CHÀM 3.2.1. Xử lý và chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt Trước đây Ninh Thuận có bãi rác tập trung là bãi rác Cà Đú, có tổng diện tích khoảng 3ha tại thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải. Bãi rác này được hình thành từ trước 1975, rác thải từ thành phố Phan Rang và các vùng lân cận đưa về tập trung xử lý bằng phương pháp đốt cháy tại chỗ. Đến năm 2002, UBND tỉnh đóng cửa bãi rác Cà Đú, vì vậy tỉnh Ninh Thuận hiện không có bãi chứa hoặc chôn lấp rác thải tập trung. Toàn bộ rác thải của TP. Phan Rang – Tháp Chàm và một số vùng lân cận được chuyển về nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh Địa Cầu Xanh do công ty Nam Thành- Ninh Thuận quản lý. 3.2.2. Nhà máy xử lý rác Nam Thành – Ninh Thuận. 3.2.2.1 Tổng quan nhà máy Nhà máy xử lý rác thải Nam Thành Ninh Thuận đặt tại thôn Kiền Kiền, xã Lợi Hải huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận do công ty TNHH TM SX Nam Thành bỏ vốn ra đầu tư và chính thức đi vào hoạt động vào giữa năm 2003, với diện tích . Tồn cảnh Cơng ty Nam Thành 52.000 m2, công suất xử lý 150 tấn rác / ngày. Xử lý rác theo công nghệ ủ cấp khí cưỡng bức. Với đội ngũ công nhân các khâu gồm 340 lao động được đào tạo chuyên môn và 38 cán bộ quản lý tài chính, kinh doanh, kỹ thuật, cơ khí, dân sự. Qua thời gian đi vào hoạt động đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp trên các lĩnh vực: dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, hạt nhựa phôi nhựa, bao bì và kinh doanh các sản phẩm. Góp phần xây dựng công ty phát triển vươn lên, trở thành một trong những doanh nghiệp lớn trong tỉnh nhà. Tổng quan về bố trí dân sự tại công ty: Ban giám đốc Các phòng ban, bao gồm: Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch Phòng kỹ thuật Phòng kế toán Công tác tổ chức dân sư ïlà công tác quan trọng, vì vậy phải thường xuyên tổ chức tuyển chọn nhân viên mới phù hơp với yêu cầu ngày càng phát triển của công ty. Với phương châm “Năng suất, chất lượng, hiệu quả cho nhà nông”, công ty không ngừng đổi mới dây chuyền thiết bị sản xuất, phối hợp nghiên cứu với các nhà khoa học để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Từ đó mang lại lợi ích thiết thực cho người nông dân. Tổ chức hàng chục cuộc hội thảo giới thiệu phân bón và cách sử dụng cho từng loại cây thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Phấn đấu trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục đầu tư cải tiến dây chuyền công nghệ đạt năng suất từ 12000 – 15000 tấn phân bón/ năm, đa dạng hóa các sản phẩm có chất lượng cao, tạo thêm các sản phẩm từ rác thải như sản xuất seraphin, gỗ, ván ép, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Ngoài ra, công ty sẽ mở rộng các dự án xây dựng nàh máy xử lý rác ở các tỉnh thành trong cả nước, hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước về vấn đề xử lý môi trường như chuyển giao công nghệ, đầu tư, tư vấn, Trong thời gian qua, phân bón hữu cơ vi sinh ĐỊA CẦU XANH đã được bà con nông dân, các tổng đại lý, công ty, nông trường, trang trại trong và ngoài tỉnh tín nhiệm, ủng hộ. Nhờ đó công ty đã hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 với những thành tích đáng phấn khởi Thu gom chất thải Vận chuyển chất thải Xử lý chất thải Các kỹ thuật mới khác Ủ sinh học làm phân bón Thiêu đốt Tiêu hủy tại các bãi chôn lấp Hình 3.3 : Các biện pháp kỹ thuật trong xử lý CTR của công ty ( Công ty Nam Thành – 2006) Qui trình sản xuất phân compost tại nhà máy Chất thải rắn sau khi được thu gom từ các hộ gia đình sẽ được xe vận chuyển đến nhà máy, sau khi xác định trọng lượng được đưa vào nhà tiếp nhận. Tại nay, các công nhân tiến hành phun chế phẩm vi sinh khử mùi. Tại nhà tiếp nhận, rác thải được đưa vào băng chuyền dẫn sang nhà tách lựa và được phân loại sơ bộ một lần bằng tay. Công nhân đứng dọc hai bên băng chuyền tiến hành tách bỏ các vật thể có kích thước lớn như vỏ xe, cành cây, Sau đó CTR tiếp tục theo băng chuyền đi vào máy nghiền, để xé các túi nilon, bao bì đựng rác và nghiền sơ bộ các vật liệu rác còn lịa có kích thước tương đối lớn. Tiếp theo, CTR được phun vi sinh khử mùi và tiến hành phân loại bằng tay lần hai để loại bỏ những vật thể vô cơ có kích thước nhỏ công nhân có thể nhặt được qua băng chuyền. Sau giai đoạn phân loại lần hai, CTR đã tương đối đồng nhất. Vật thể rắn không tái sinh được như gạch, đá, xà bần sẽ được tập trung vào bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Sau đó tất cả các loại rác thải hưũ cơ đã được phân loại được vận chuyển đến bể ủ hiếu khí bằng xe chuyên dụng. Dưới đáy sàn ủ có hệ thống phân phối khí, cung cấp oxi cho vi sinh vật hiếu khí sử dụng trong quá trình phân hủy chất hữu cơ. Sau khi kiểm tra các thông số như mật độ vi sinh, đọ ẩm, tỷ lệ C/N, .. đạt hoàn toàn trong thành phần rác thải, chúng sẽ được tạo thành luống trên diện tích bề ủ, phủ lớp than bùn, bơm khí lên men. Qúa trình ủ sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 25 – 30 ngày. Trong quá trình ủ, tiến hành đảo trộn định kỳ bằng xe chuyên dụng, kiểm tra và hiệu chỉnh Hệ thống tạo viên nhiệt độ, độ ẩm thích hợp. Nước rỉ rác phát sinh trong quá trình ủ được qui tụ về hố thu gom trong hệ thống nhà ủ và sử dụng hồi ẩm trong thời gian vài ngày sau đó. Chất thải rắn sau khi được ủ hiếu khí được mang đi ủ chín khoảng 10 ngày cho đến khi chín hoàn toàn. Trong quá trình ủ chín, quá trình đảo trộn vẫn được thực hiện. Tiếp theo, chất thải rắn hữu cơ theo hệ thống băng chuyền tới xưởng sản xuất mùn tinh. Tại đây, chất thải rắn sẽ được nghiền, sàng để tách phần phế thải và compost. Phần phế thải được tái sử dụng hoặc đưa đi chôn lấp, phần compost sẽ được đưa qua xưởng 4 để sản xuất phân vi sinh. Tại đây các chất phụ gia, vi sinh vật đẳng chủng kháng bệnh được thêm vào tuỳ theo mục đích tạo ra sản phẩm. Tiếp theo, mùn tinh được chuyền đến máy se viên nhằm làm tăng khối lượng riêng của mùn, tạo điều kiện cho quá trình bón phân sau này được dễ dàng hơn. Cuối công đoạn này, độ ẩm của mùn tinh còn tương đối cao nên được chuyển đến hệ thống sấy hoặc sân phơi nhằm làm cho độ ẩm giảm đến tiêu chuẩn cho phép. Mùn tinh sau khi qua máy sấy được chuyển đến hệ thống đóng bao cho ra thành phẩm. Rác thải đô thị Nhà tiếp nhận Phân loại rác lần 1 Nghiền, xé rác Phân loại rác lần 2 Hầm ủ Bãi ủ chính Sản xuất mùn tinh Phối trộn tạo viên sấy Thành phẩm nhập kho Sản xuất bao pp + pe Xử lý nilon, sản xuất phôi nhựa Nilon Nilon Loại bỏ cát, xà bần , thuỷ tinh, thu sắt Vi sinh khử mùi Phun vi sinh phân huỷ Vi sinh khử mùi Phi hữu cơ Tiêu huỷ, chôn lấp Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải - chế biến phân bón hữu cơ vi sinh tại công ty Nam Thành (Công ty Nam Thành, 2006) 3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI TP. PHAN RANG – THÁP CHÀM. 3.3.1. Chất thải rắn đô thị Tái chế và giảm thiểu chất thải rắn: Các hộ gia đình hiện không thực hiện phân loại các chất có thể tái chế và các chất hữu cơ dễ phân huỷ ngay tại nguồn. Điều này có nghĩa là rất ít chất thải đuợc thu hồi từ hoạt đông thu gom chính thống và làm tăng thêm gánh nặng cho công ty Nam Thành, vốn đã rất bị hạn chế về nguồn lực. Hiện đang thiếu sự hỗ trợ của ngành thu hồi và tái chế chất thải. Sự hoạt động phối hợp có hiệu quả của công nghiệp thu hồi và tái chế chất thải ở dạng hình thức chính thống và không chính thống nhằm giảm thiểu chất thải hiện chưa được thực sự coi trọng. Thu gom và vận chuyển chất thải: Thu gom rác thải từ các ngõ hẻm trong Thành phố hầu hết là lao động phổ thông với hiệu suất thấp. Rác thải thường được xúc thủ công vào các xe thu gom tại các điểm lưu trữ tạm thời. Công việc thu gom thủ công nặng nhọc này đã gây nên các bệnh nghề nghiệp và vận hành không an toàn cho các công nhân thu gom và tạo ra hiệu quả sử dụng xe cộ thấp do phải chờ đợi lâu để xúc rác lên xe. Do không có đủ số lượng soạt đựng rác để thu gom rác thải từng hộ gia đình tại các hẻm, công nhân thu gom phải đổ rác thải ra các điểm lưu giữ tạm thời trên đất. Thực tế này đã lam tăng thời gian chất thải rác vào các xe thu gom. Rác thải bị đổ trên đất gây mùi và tạo điều kiện hấp dẫn các loại côn trùng và giảm mỹ quan đô thị. Một vấn đề đáng lưu tâm là công nhân thu gom chất thải rắn y tế nguy hại không được đào tạo về bêïnh nghề nghiệp và những kiến thức an toàn rủi ro trong công việc của họ. Các phương tiện xe cộ thu gom của công ty Nam thành cũ và lạc hậu, điều này làm cho chi phí vận hành bão dưỡng cao và hỏng hóc thường xuyên. 3.3.2 Hiệu quả xử lý CTR tại nhà máy Nam Thành Công ty TNHH XD TM & SX Nam Thành – Ninh Thuận là một công ty tư nhân hoạt động vì môi trường trên lĩnh vực còn khá mới mẻ tại Việt Nam “xử lý rác thải chế biến phân compost” đòi hỏi phải có những thế mạnh về vốn, kinh nghiệm từ thực tế và khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Hiện tại công ty không thu bất kỳ khoản phí xử lý rác nào của tỉnh nên nguồn thu chủ yếu dựa vào các sản phẩm tái chế từ rác thải, do đó khi thị trường có biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công ty. Các nhà máy xử lý rác thải chế biến phân hữu cơ và các sản phẩm tái chế khác chưa có nhiều ở Việt Nam, còn nằm rải rác ở các miền nên gây khó khăn cho việc trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm và liên kết với nhau. Nhà máy đóng tại Ninh Thuận – một tỉnh duyên hải miền Nam Trung bộ với khí hậu khô hạn khắc nghiệt nhất nước, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh sản xuất từ rác thải. Điều nay đòi hỏi công ty phải nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ ở các tỉnh bạn. Công ty mới đi vào hoạt động hơn 3 năm nay nên còn có những bước đi chập chững, dần hoàn thiện. Sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các cấp, các ngành là hết sức quan trọng và vô cùng cần thiết . Là đơn vị ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, công ty không ngừng đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng, nhưng do vốn còn hạn chế, nên việc nghiên cứu chưa xứng với qui mô ngày càng mở rộng của công ty. Như vậy, hiện tại Công ty Nam Thành – Ninh Thuận là đơn vị duy nhất thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP. Phan Rang – Tháp Chàm. Tuy nhiên đến thời gian khoảng năm 2010 và năm 2020 lượng rác thải sinh hoạt tại TP. Phan Rang – Tháp Chàm sẽ tăng đột biến, mà Công ty Nam Thành lại có những hạn chế về vốn và đầu ra cho các sản phẩm từ rác thải. Từ đó có thể Công ty Nam Thành sẽ không đáp ứng được nhu cầu xử lý rác trên địa bàn Thành phố. Vì vậy, TP. Phan Rang – Tháp Chàm ngoài việc phải xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn trong tương lai, thì việc áp dụng phương án phân loại rác thải tại nguồn là một trong những phương pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả. Quan trọng hơn, phân loại rác thải tại nguồn sẽ giúp cho Công ty Nam Thành tiết kiệm một phần kinh phí cho các khâu phân loại tại công ty. Vì vậy định hướng của công ty Nam Thành trong thời gian sắp tới đó là: tiếp tục cải tiến dây chuyền sản xuất đạt năng suất từ 12.000 – 15.000 tấn phân bón/ năm, đa dạng hoá các sản phẩm đạt chất lượng cao. Tạo các sản phẩm mới từ rác như sản xuất seraphin, gỗ, ván ép, phục vụ nhu cầu cuộc sống của xã hội. Mở rộng các dự án lớn xây dựng nhà máy xử lý rác ở các tỉnh thành trong cả nước. Hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước về vấn đề xử lý môi trường( chuyển giao công nghệ, đầu tư, tư vấn,)     CHƯƠNG 4 DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ PHAN RANG – THÁP CHÀM ĐẾN NĂM 2020 4.1 DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ PHAN RANG – THÁP CHÀM ĐẾN NĂM 2020 Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân ngày càng nâng cao và kéo theo tốc độ thải CTRSH của mỗi người cũng tăng. Nói chung, tốc độ thải CTRSH tính theo đầu người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phụ thuộc vào mức sống, mức đô thị hóa, nhu cầu và tập quán sinh hoạt của người dân. Hiện nay, ở TP. Phan Rang – Tháp Chàm lượng chất thải rắn phát sinh chủ yếu do các hoạt động sinh hoạt của người dân gây nên. Vì vậy sự gia tăng khối lượng CTRSH sẽ được ước tính theo tốc độ gia tăng dân số. Hiện tại dân số TP. Phan Rang – Tháp Chàm là 162.545 người ( năm 2006), dự báo mức gia tăng dân số trung bình hàng năm giai đoạn 2007 – 2020 là 1,9 % . Có thể dự báo dân số theo công thức sau: NT = No * er*t Trong đó : NT : Tổng số dân cư thành phố cần tính toán No : Dân số thành phố năm hiện tại r : Tốc độ tăng dân số t : Khoảng thời gian dự báo Với No là 162.545 ( Phòng thống kê TP, năm 2006) r = 1,9% ( giai đoạn 2007-2020) Sau đây là bảng dự báo dân số TP.PR-TC trong 14 năm : Bảng 4.1 : Dự báo dân số TP.PR-TC đến năm 2020 STT Năm tính toán Dân số 1 2006 162.545 2 2007 165.662 3 2008 168.839 4 2009 172.077 5 2010 175.377 6 2011 178.741 7 2012 182.169 8 2013 185.663 9 2014 189.224 10 2015 192.853 11 2016 196.552 12 2017 200.322 13 2018 204.164 14 2019 208.080 15 2020 212.071 ( Nguồn :Tác giả thực hiện) Qua kết quả tính toán dự báo về tốc độ tăng dân số của TP.PR-TC tới năm 2020 chúng ta có thể dự báo tải lượng CTRSH của toàn Thành phố giai đoạn 2007 – 2020. Hiện nay, theo ước tính thì tốc độ phát thải CTRSH trên thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 0.7 kg/người/ ngày. Theo đà phát triển của xã hội, tốc độ thải CTRSH bình quân đầu người sẽ ngày một tăng lên và dự báo tốc độ thải CTRSH đến năm 2020 dự tính sẽ là 0,9 kg/người/ngày (Tiêu chuẩn thải rác sinh hoạt trên đầu người của đô thị loại II, Bộ xây dựng). Kết quả tính toán được đưa ra ở bảng 16 Công thức dự đoán áp dụng như sau: Khối lượng CTRSH (tấn/ngày) = [tốc độ thải CTRSH (kg/người/ngày) * dân số trong năm] /1000. Bảng 4.2. : Dự báo khối lượng CTRSH trên địa bàn TP. PR-TC đến năm 2020 STT Năm tính toán Dânsố (người) Tốc độ thải CTRSH (kg/người/ngày Khối lượng CTRSH ở TP(tấn/ngày) Khối lượng CTRSH ở TP(tấn/năm) 1 2006 162.545 0,7 113,78 41.529 2 2007 165.662 0,7 115,96 42.327 3 2008 168.839 0,7 118,18 43.138 4 2009 172.077 0,7 120,46 43.966 5 2010 175.377 0,7 122,76 44.808 6 2011 178.741 0,7 125,12 45.668 7 2012 182.169 0,7 127,52 46.544 8 2013 185.663 0,8 148,53 54.214 9 2014 189.224 0,8 151,38 55.253 10 2015 192.853 0,8 154,28 56.313 11 2016 196.552 0,8 157,24 57.393 12 2017 200.322 0,9 180,29 65.806 13 2018 204.164 0,9 183,74 67.068 14 2019 208.080 0,9 187,27 68.354 15 2020 212.071 0,9 190,86 69.665 (Nguồn : Tác giả thực hiện) Như vậy, theo dự báo thì dân số trên địa bàn TP.PR-TC ngày càng gia tăng đây là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng khối lượng CTRSH. Theo bảng 16 cho thấy vào năm 2020 dân số tăng 212.071 người điều này cũng có nghĩa là khối lượng CTRSH trên địa bàn TP.PR-TC vào năm 2020 cũng tăng do bởi mức sống của người dân thị xã ngày càng tăng cao. Nếu như các nhà quản lý không có những kế hoạch và chiến lược quản lý thích hợp để kiểm soát sự ô nhiễm do CTRSH gây ra thì trong tương lai toàn thị xã sẽ chịu cảnh sống chung với CTRSH. 4.2. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CTRSH ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ – Xà HỘI. Với khối lượng CTRSH phát sinh như dự báo, nếu chúng ta không có các biện pháp quản lý khả thi, thì chúng sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đối sức khoẻ con người nói riêng và đối với môi trường nói chung. Mặc dù xí nghiệp đã cố gắng trong công tác thu gom và xử lý CTRSH nhưng những bất cập vẫn còn tồn tại, ít nhiều gây ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và môi trường xung quanh. Do vậy, với khối lượng CTRSH đã dự báo thì trong tương lai cũng có những tác động trực tiếp đến môi trường và sức khoẻ con người. Do đó, để hạn chế tối đa những hậu quả xấu xảy ra đối với môi trường thì chúng ta cần phải có những dự báo ảnh hưởng đến môi trường dựa trên cơ sở khối lượng CTRSH đã được dự báo. 4.2.1. Aûnh hưởng đến môi trường không khí: CTRSH thường gây ô nhiễm không khí do các tác nhân gây ô nhiễm như ruồi, muỗi,VSV,.... Các điểm tổ chức thu gom CTRSH trên đường phố, trong các chợ, khu dân cư,, là nơi thu hút các loại côn trùng, vi khuẩn và vi trùng gây bệnh, tuy các VSV gây bệnh có chu trình sống ngắn nhưng mức độ sinh sản cao nên chúng nhanh chóng lan tỏa và ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh. Do vậy những khu vực dân cư sinh sống gần các điểm tập kết rác, BCL và công nhân vệ sinh môi trường thường mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, mắt và da. Không khí môi trường bị ô nhiễm bởi tổ chức sinh vật gây bệnh do sự khuếch tán và lan truyền của tổ chức sinh vật từ trong CTRSH, đặc biệt là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, chất thải bị thối rữa nhanh chóng là nguyên nhân gây mùi xú uế ô nhiễm môi trường trong không khí xung quanh, ảnh hưởng không những công nhân môi trường mà còn đối với cộng đồng dân cư. Những tác động đến sức khỏe (cấp tính và mãn tính) là hậu quả của sự hít thở khí ô nhiễm. Khí phát thải từ các hoạt động trong quá khứ và hiện tại, cũng như sự bay hơi của các hợp CHC, bụi và các khí axít từ khu vực đổ thải CTR, có thể gây tiếp xúc trực tiếp đến người dân sống hoặc làm việc gần những nơi bị ô nhiễm. Ngoài ra, quá trình thu gom, vận chuyển CTRSH cũng như khi làm vệ sinh đường phố, dễ gây ra bụi, bụi cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường không khí. 4.2.2. Aûnh hưởng đến môi trường đất và nước: Việc chôn lấp các chất thải độc hại không qua xử lý mà lại được chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt đô thị làm cho các chất độc hại hoà tan vào trong nước rỉ từ bãi rác và ngấm vào các tầng nước ngầm bằng nhiều cách và làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Những hộ gia đình không được cung cấp dịch vụ đã sử dụng những biện pháp không chính thống để đổ bỏ rác thải của họ như chôn ở nơi đất trống, đốt ngoài trời, đổ rác các bãi biển, các vực nước, Điều này đã gay ra những tác động đến mỹ quan, chất lượng môi trường và sức khoẻ cộng đồng. 4.2.3. Aûnh hưởng đến kinh tế – xã hội và sức khỏe cộng đồng: Nếu việc thu hồi và tái chế chất thải rắn được quản lý tốt sẽ tiết kiệm đáng kể kinh phí cho quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Sự thải bỏ chất thải rắn một cách bừa bãi tạo nếp sống không văn minh, môi trường dịch bệnh và tác động xấu đến ngành du lịch – văn hoá. Xử lý chất thải không hợp lý sẽ làm hại đến sức khoẻ con người, hạn chế kết quả sản xuất kinh doanh. 4.3 DỰ BÁO VỀ NHU CẦU XỬ LÝ Loại chất thải. Khối lượng ( tấn/năm) Phương pháp xử lý 2010 2020 Chôn lấp hợp vệ sinh Chôn lấp an toàn Đốt Chế biến thành phân hữu cơ Phương pháp khác Chất thải hữu cơ 31718 92910 X Chất thải nguy hại 1372 3953 X Các chất trơ 14914 22309 X Tro sau lò đốt chất thải nguy hại 373 395 X Chất tái chế 14673 27857 X Bảng4.3. Tổng hợp dự báo các phương pháp xử lý chất thải rắn tại Ninh Thuận đến năm 2010 và 2020 ( TT Kỹ thuật môi trường đô thị và Khu công nghiệp – ĐH XD Hà Nội – 2007) Bảng tổng hợp trên cho chúng ta thấy bức tranh tổng thể về lượng phát sinh và thành phần chất thải rắn đến năm 2010 và giai đoạn 2011 – 2020. Có 66% ( 2010) đến 78% (2020) trong tổng lượng chất thải rắn cần được xử lý có thể được đưa đi xử lý bằng phương pháp ủ sinh học, rất thích hợp cho việc chế biến thành phân bón hữu cơ. Đối với chất thải nguy hại dự báo sẽ có xu hướng đưa đi đốt tại các công trình xử lý tập trung ở khu vực và vì vậy loại chất thải này cũng không phải là mối quan ngại trong công tác qui hoạch tổng hợp chất thải của toàn tỉnh Ninh Thuận. CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CTR ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ PHAN RANG – THÁP CHÀM ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI RÁC THẢI TẠI NGUỒN Ở TP. PHAN RANG – THÁP CHÀM. Công đoạn phân loại rác tại nguồn là công việc hết sức cần thiết vì nó không những tiết kiệm được nguyên vật liệu (đối với các loại CTR có thể tái sinh được) mà còn giảm chi phí xử lý, nâng cao hiệu quả xử lý. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (PLCTRSHTN) hầu như chưa thực hiện được mà nguyên nhân chính là do kinh phí của nhà nước còn eo hẹp và do ý thức của người dân chưa cao. Dẫu sao, đây cũng là biện pháp cần thiết, chắc chắn sẽ được thực hiện trong tương lai nên tác giả đề xuất việc PLCTRSHTN trên địa bàn Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm như sau : Các hộ gia đình sẽ được hỗ trợ dụng cụ phân loại rác thời gian đầu gồm: 3 túi nilon/ ngày và 3 thùng rác với 3 màu đen, vàng và xanh. Thùng màu xanh đựng chất thải hữu cơ dễ phân huỷ như rau quả, thực phẩm. Thùng màu vàng đựng rác tái chế như kim loại, nắp lọ, thuỷ tinh, Thùng màu đen đựng các loại rác như xà bần, tro gạch, sành sứ, Danh mục các loại rác cần được phân loại trình bày trong bảng 18. Bảng 5.1: Danh mục các loại rác cần phân loại Phân loại Ghi chú STT Rác hữu cơ dễ phân huỷ (thùng màu xanh) Rác tái chế (thùng màu vàng) Các loại rác khác ( màu đen) 1 Rau quả Kim loại Tro, gạch 2 Thực phẩm Nắp lọ Sành sứ 3 Lá cây Thuỷ tinh Vải, hàng dệt 4 Sản phẩm nông nghiệp Nilon Gỗ 5 Các chất hữu cơ khác Giấy Thạch cao Đối với các cơ sở sản xuất tự trang bị các thùng thì đánh dấu màu theo quy định hoặc dùng các loại bịch nilon có màu như các loại thùng trên, còn trường học, bệnh viện, chợ, nơi công cộng tất cả đều được đặt ba loại thùng rác có màu sắc khác nhau tại mỗi điểm. Tuy nhiên, trong thực tế việc này không đơn giản vì ở Việt Nam nhân dân ta không có tập quán, thói quen phân loại RTSH. Trong khi đó ở nhiều nước phát triển trên thế giới việc thu gom và phân loại RTSH đã và đang là thói quen, là trật tự xã hội cộng đồng. Tại sao họ lại tạo được cho người dân và cộng đồng có ý thức và thói quen đó? Theo kinh nghiệm của các chuyên gia xã hội học và giáo dục học ở các nước phát triển thì để có thói quen thu gom và phân loại rác thải tại nguồn cho toàn xã hội, họ phải xây dựng một chương trình tuyên truyền, giáo dục và bước đầu phải trang bị thiết bị phân loại tại nguồn cho người dân. Vì vậy, tại Tp Phan Rang – Tháp Chàm muốn áp dụng chương trình phân loại rác tại nguồn đạt được hiệu quả cao thì bước đầu cần phải trang bị cho người dân thiết bị dùng để PLRTN và tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức và thói quen của người dân trong việc phân loại rác thải. Một khi người dân đã có ý thức tự nguyện cũng như thói quen về vấn đề này thì vấn đề về rác thải cũng sẽ được giải quyết. Hình thức áp dụng: Cán bộ CTCTĐT Tp Phan Rang – Tháp Chàm phối hợp với cán bộ phường, đoàn thanh niên, trưởng khu phố tổ chức họp dân ở từng khu phố để giải thích cho người dân hiểu về những khó khăn của thành phố trong việc xử lý rác và lợi ích của việc PLRTN. Chúng ta cần giải thích từng chi tiết cho người dân hiểu: + Nhà nước đã làm gì cho cộng đồng: giải thích chi tiết các nỗ lực của nhà nước trong việc giảm thiểu chất thải. + Tại sao nhà nước cần cộng đồng: nêu ra các nguyên nhân là nhà nước bất lực trong việc PLRTN. + Cộng đồng có thể làm gì, giải thích làm thế nào để cộng đồng nhận thức và hỗ trợ, cải thiện việc thải bỏ chất thải bằng cách PLRTN. Đặc biệt, để vận động hiệu quả, người dân đầu tiên ta nên vận động là người phụ nữ trong gia đình vì họ là người nội trợ chính trong gia đình, họ có trách nhiệm về việc quyết định tính cách trẻ em trong việc vứt rác bừa bãi. Hướng dẫn cho người dân cách thực hiện PLRTN. Hỗ trợ các gia đình thùng đựng rác, túi nilon đựng rác với ký hiệu riêng. Cử cán bộ phong trào (phụ nữ, đoàn thanh niên) đi giám sát, nhắc nhở, động viên người dân tham gia, chấp hành nghiêm chỉnh việc thu gom phân loại rác, khuyến khích người dân có ý thức và dần có thói quen về công việc này. Đưa vào chương trình giáo dục ở các cấp học trong trường học về vấn đề thu gom, phân loại rác thải, đặc biệt là từ lúc các em còn nhỏ (mẫu giáo, cấp I). ngoài những bài giảng cần kết hợp thêm tranh vẽ để giúp cho các em hình dung ra được cách thức thu gom, phân loại rác thải tại gia đình và trên đường phố. Vì vậy, khi lớn lên việc giữ gìn vệ sinh, vứt rác đúng chỗ, đúng thùng phân loại không chỉ là ý thức mà là thói quen hằng ngày. Tính toán chi phí thiết bị lưu trữ rác thải tại nguồn Chi phí đầu tư thùng rác: Tổng số dân của Tp Phan Rang – Tháp Chàm năm 2005 là 162545 người. Theo thống kê của CTCTĐT thì mỗi gia đình của Tp Phan Rang – Tháp Chàm là 6 người. Số hộ gia đình tại Tp Phan Rang – Tháp Chàm năm 2006 là 162.545 người : 6 người/hộ = 27.090 hộ. Nhà nước hỗ trợ ban đầu cho các hộ gia đình là hai thùng đựng rác loại 10L (gồm thùng đựng rác thực phẩm và thùng đựng các loại rác khác, còn thùng đựng rác tái chế thì các gia đình tự trang bị) và túi nilon trong vòng một năm. ’ Tổng chi phí đầu tư cho thùng đựng rác = tổng số thùng (thùng) * giá thành (VNĐ/thùng) = (27090 * 2) * 34.000 = 1.842.120.000 (VNĐ) (giá thành thùng chứa rác 10lit là 34.000) Chi phí đầu tư túi nilon Rác thực phẩm sẽ được thu gom: 1 lần/ngày Rác còn lại sẽ được thu gom: 2 lần/tuần Vậy số túi nilon sẽ là 38 túi/tháng.hộ ’ Tổng chi phí đầu tư cho túi nilon = số túi nilon (túi/hộ) * số hộ (hộ) * thời gian đầu tư (tháng) * giá thành (VNĐ/túi) = 38 * 27090 * 12 * 150 = 1.852.956.000 (VNĐ) (Giá thành túi nilon loại 5kg là: 150 (VNĐ)) Vậy tổng chi phí đầu tư thùng và túi cho hộ gia đình = tổng chi phí đầu tư thùng + tổng chi phí đầu tư túi = 1.842.120.000 + 1.852.956.000 = 3.695.076.000(VNĐ) THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ Đối với các hộ dân: Sau khi thực hiện phân loại rác tại các hộ gia đình, rác thải hằng ngày của các hộ dân được đựng trong túi nilon loại 5kg. Phần phế liệu được người dân gom bán cho các người mua phế liệu. Phần rác thải còn lại sẽ đựng trong túi nilon được buộc kín lại khi đầy rác. Khi gần đến giờ thu gom rác, người dân đem rác để trước nhà, gần lề đường hoặc cho vào thùng rác công cộng, CNVS sẽ thu gom và vận chuyển về bãi rác. Rác thực phẩm sẽ được thu gom mỗi ngày và các loại rác khác thu gom 2 lần/tuần. Quy trình thu gom, phân loại, vận chuyển rác được đưa ra trong hình 5.1. RTSH Phân loại sơ bộ tại nguồn Rác sau khi phân loại Xe đẩy tay, xe cải tiến Điểm hẹn Phế liệu Tận dụng bán phế liệu Xe ép rác Thùng rác công cộng 240L – 660L Cty Nam Thành Xe ép rác Hình 5.1: Quy trình thu gom , phân loại, vận chuyển rác (Nguồn: Công ty Nam Thành, 2006) Đối với rác chợ: Theo đặc tính về thành phần rác chợ thường thành phần CHC cao, theo kết quả phân tích của trung tâm công nghệ và môi trường thành phần hữu cơ trong rác chợ là 30,27%. Vì vậy, phương thức quản lý lượng chất thải này là xử lý trực tiếp (không cần phân loại) tại bại xử lý (chôn lấp hoặc làm phân compost). (Xem hình 5.2) Rác chợ Thùng 660L Xe ép rác Cty Nam Thành Xe ép rác Hình 5.2: Quy trình vận chuyển rác hữu cơ từ chợ Đối với nhà hàng, khách sạn, cơ quan, trường học: Cũng sẽ trang bị các thùng rác như đề xuất trên, hằng ngày lao công sẽ chuyển ra phía lộ theo đúng giờ quy định để các xe ép rác đến nhận. Riêng đối với các nhà hàng, cửa hàng dịch vụ ăn uống lớn rác thải chủ yếu là rác hữu cơ, vì vậy công tác thu gom đòi hỏi phải đúng giờ quy định, không để tồn đọng qua ngày sau. Đối với cơ sở sản xuất, KCN: Công tác thu gom, phân loại CTR công nghiệp tại nguồn cần được quan tâm thực hiện trong công tác quản lý CTR công nghiệp. Sử dụng thùng chứa rác tiêu chuẩn có màu để phân loại và thuận lợi cho việc thu gom và vận chuyển trong các công ty, xí nghiệp; các loại thùng rác sau đây sẽ được sử dụng: Thùng đựng RTSH (thùng màu xanh): có thành phần thực phẩm hoặc CHC cao. Thùng đựng rác tái chế (thùng màu vàng): chứa chất thải có giá trị tái chế như kim loại, thuỷ tinh, giấy, nilon, Thùng chứa CTR không có giá trị tái chế (thùng màu đen). Thùng chứa chất thải độc hại, làm bằng thép có nắp đậy kín (thùng màu cam). Tuỳ theo tính chất CTR mỗi cơ sở sản xuất có thể có số lượng thùng rác từ 2 – 6 thùng (dung tích từ 240L – 660L/thùng). Tuỳ theo khối lượng của loại rác mà đặt các thùng có dung tích thích hợp. Cần bố trí thùng hợp lý tại các khu vực. CTR công nghiệp sau khi phân loại được chứa trong các thùng rác riêng để vận chuyển riêng cho từng loại. Đối với KCN, các cơ sở có lượng rác thải lớn phải bố trí bãi rác trung chuyển và nơi chứa chất thải phù hợp để hạn chế tối đa khả năng gây ô nhiễm đến xung quanh. Đối với các cơ sở tiểu thủ công nghiệp có quy mô nhỏ lượng rác phát sinh ít có thể tiến hành thu gom như các hộ dân thông thường. Chất thải hữu cơ dễ phân huỷ sẽ được thu gom hằng ngày, các loại CTR khác có thể dao động từ 1 – 7 ngày tuỳ theo lượng thải ra nhiều hay ít mà cơ sở phải hợp đồng với Công ty Nam Thành. CTR từ các cơ sở công nghiệp sau khi phân loại sẽ được vận chuyển về bãi rác bằng các phương tiện chuyên dùng để tránh rơi vãi dọc đường. Riêng đối với chất thải nguy hại, cơ sở sản xuất sẽ hợp đồng với đơn vị chuyên xử lý về rác thải nguy hại để có biện pháp xử lý thích hợp. Cơ sở sản xuất Phân loại sơ bộ tại nguồn RTSH Rác không nguy hại Rác tái chế CTNH Xe ép rác Cty Nam Thành Bán phế liệu Cty chuyên xử lý CTNH Xử lý thiêu đốt hoặc CLHVS Hình 5.3 : Quy trình thu gom, phân loại và xử lý CTR công nghiệp Đối với rác thải y tế: Rác thải của các bệnh viện, trung tâm y tế chứa nhiều vi trùng gây bệnh, có khả năng lây lan dịch bệnh cao. Vì vậy, tại đây đặt hai loại thùng để thu gom: một thùng (màu đen) để RTSH, một thùng (màu cam) để chất thải y tế nguy hại. CTR sau khi phân loại thì RTSH được CNVS của Công ty Nam Thành đến thu gom và vận chuyển về bãi rác. Còn rác thải y tế nguy hại thì sẽ vận chuyển bằng xe chuyên dùng sang xử lý ở lò đốt rác y tế của bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận. (Hình 5.4). Chất thải y tế RTSH Chất thải y tế nguy hại Chai,lọ,hợp giấy Rác thực phẩm,rác không tái chế Chất thải lâm sàng Chất thải hoá học Bán phế liệu Cty Nam Thành thu gom Thu gom, xử lý Hình 5.4 : Quy trình thu gom, phân loại và vận chuyển rác y tế MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÔNG NGHỆ PLRTN Xây dựng các chương trình giáo dục hứơng dẫn phân loại rác cụ thể với các tài liệu và công cụ truyền thông tích hợp cho các đối tượng khác nhau như người già, trẻ em, người nội trợ, Xây dựng các đội nhóm chuyên trách truyền thông về mội trường ở các phường và xây dựng cho nhóm các kỹ năng về công tác truyền thông môi trường và nhóm phải có lịch sinh hoạt định kỳ để xây dựng những kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Cần triển khai xây dựng thí điểm mô hình PLRTN ở tại một vài khu phố hoặc một phường, nhằm qua đó đánh giá tình hình và rút kinh nghiệm, sau đó sẽ nhân rộng mô hình cho toàn Tp Phan Rang – Tháp Chàm. Bước đầu nhà nước cần hỗ trợ cho người dân các loại thùng rác, bao nilon nhằm khuyến khích mọi người tham gia vào công tác này. KẾ HOẠCH TRANG BỊ CÁC PHƯƠNG TIỆN THU GOM, VẬN CHUYỂN CTR Để đáp ứng nhu cầu thu gom, vận chuyển đến năm 2020 cần mua thêm các thiết bị phục vụ cho nhu cầu này. (Xem hình 5.2 – 5.3). Bảng 5.2: Số lượng thiết bị thu gom, vận chuyển CTR STT Thiết bị 2007 – 2020 Yêu cầu Hiện có Bổ sung 1 Thùng chứa rác 750 250 500 2 Máy ủi 2 1 1 3 Xe ép rác 13 5 8 4 Thuyền chở rác 2 0 2 Bảng 5.3: Vốn mua sắm trang thiết bị (đơn vị tính 1000đ) STT Thiết bị Yêu cầu qui cách tính năng Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Thùng đựng rác Vật liệu composite, có bánh xe, V=660L 400 3.600 1.440.000 2 Thùng đựng rác Vật liệu composite, có bánh xe, V=240L 100 1.500 150.00 3 Máy ủi Bánh xích, công suất 75CV 1 500.000 500.000 4 Xe vận chuyển Nâng ép rác tự động, tải trọng >= 7 tấn 8 800.000 6.400.000 5 Thuyền chở rác Bằng thép, tải trọng trên 8 tấn(14m3), chạy máy 2 50.000 100.000 KẾ HOẠCH XỬ LÝ RÁC TRÊN ĐỊA BÀN TP PHAN RANG – THÁP CHÀM Do lượng rác thải ra và thu gom được đến năm 2020 là rất lớn nên cần một diện tích đất nhiều mới có thể chôn lấp hết. Điều này gây lãng phí nguồn đất xây dựng bãi chôn lấp cũng như kinh phí đầu tư mở rộng Nhà máy xử lý rác Nam Thành để đáp ứng nhu cầu xử lý CTR vào năm 2010 và năm 2020. Chất thải rắn đô thị có thành phần hữu cơ cao ( thực tế dễ bị phân huỷ sinh học), các công nghệ ủ và công nghệ chuyển hoá sinh học khác có thể được dùng để xử lý loại chất thải này. Khả năng tài chính của các nhà máy chế biến phân ủ qui mô lớn phụ thụôc nhiều vào việc thiết lập thị trường dài hạn để bán sản phẩm ủ. Nếu những bao cấp từ khối công cộng lớn có thể tránh được con số có thể đưa ra được về đầu tư cơ bản cần đẻ thiết lập một nhà máy chế biến phân ủ tập trung phục vụ cho tỉnh Ninh Thuận, tuỳ thuộc vào công suất và qui trình công nghệ được tiếp nhận. Như vậy khi qui hoạch các công trình tái chế và chế biến phân ủ từ chất thải hữu cơ cần phải có một sự đánh giá tương đối toàn diện về thị trường tiêu thụ, chi phí, các rủi ro về tài chính và kỹ thuật trước khi quyết định đầu tư. Đánh giá này phải được tiến hành đồng thời với việc thực hiện mô hình thí điểm về công nghệ ủ sinh học về phân loại chất thải tại nguồn phát sinh từ hoạt động sinh hoạt, thuơng mại và công nghiệp cũngnhư nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ. Sự mô tả từng loại công nghệ được cung cấp ở bảng sau để các nhà qui hoạch có thể cân nhắc: Công nghệ chuyển hoá nhiệt đốt Ưu điểm Giảm thể tích chất thải rắn đô thị khoảng 80 – 90% ( tức là giảm đáng kể lượng CTR đưa đến bãi chôn lấp). Không yêu cầu nhiều đất so với bãi chôn lấp, điều này rất hấp dẫn với những vùng có giá đất cao. Có thể là giải pháp tiêu huỷ triệt để và sạch hơn so với chôn lấp. Giảm được khí thải nhà kính ( khí mêtan) so với bãi chôn lấp nếu có thu hồi năng lượng. Hoàn được vốn đầu tư do bán nhiệt hoặc điện. Tạo nguồn năng lượng thay cho nhiên liệu và vì thế duy trì nguồn tài nguyên không tái tạo được và giảm phát thải khí carbonic. Nhược điểm Cho đến nay ở Việt Nam rất ít kinh nghiệm về sử dụng công nghệ này. Chất thải rắn đô thị ở Việt Nam với độ ẩm cao không thuận lợi cho quá trình đốt. Chi phí đầu tư và vận hành cao đối với những nhà máy lớn. Yêu cầu các nhân viên có kỹ năng để bảo trì nhà máy Không tự có giải pháp tiêu huỷ các chất không cháy được và tro sỉ buộc phải chôn lấp ở nơi khác. Chôn lấp tro từ quá trình đốt đòi hỏi phải được kiểm soát nghiêm ngặt, đề phòng sự rò rỉ các chất gây ô nhiễm như các kim loại nặng. Có rủi ro cao liên quan tới việc hình thành các chất khi quá trình cháy diễn ra không hoàn toàn. Thí dụ như chất dioxin tạo thành do các lò đốt được thiết kế hoặc vận hành kém. Nếu có thu hồi năng lượng : Khả năng đứng vững về kinh tế phụ thuộc nhiều vào việc thiết lập, tiếp thị dài hạn cho sản phẩm nhiệt hoặc điện. Chuyển hoá sinh học - composting Thuận lợi Hàm lượng chất hữu cơ trong CTR đô thị ở Việt Nam khá cao. Dung tích của chất thải có thể giảm được hơn 80% (nghĩa là giảm đáng kể thể tích chất thải đưa đến bãi chôn lấp) So với chôn lấp yêu cầu về đất ko nhiều đối với hệ thống kín cao hơn nếu ủ có đoả trộn. Điều này rất hấp dẫn với nhữgn vùng có giá đất cao. Một số người cảm nhận thấy đây là giải pháp tiêu huỷ có trách nhiệm với môi trường hơn là kỹ thuật chôn lấp. Phân ủ có bán để thu hồi chi phí vận hành. Những bất lợi Cho đến nay kinh nghiệm ở Việt Nam (mới chỉ có 6 nhà máy có qui mô hoàn chỉnh được vận hành) Chi phí đầu tư và vận hành cao đối với nhữgn nhà máy có công suất lớn. Chất không cháy được và tro sỉ – chất trơ buộc phải chôn lấp ở nơi khác. Chất thải đô thị chứa các kim loại nặng và vi trùng gây bệnh ở các mức khác nhau. Những chất gây ô nhiễm này hạn chế việc áp dụng phân ủ nếu lẫn váo rác không được phân loại. Cả kỹ thuật vận hành và công ngệ ủ đều phải đảm bảo bảo vệ được môi trường sống và sức khoẻ cộng đồng. Khả năng đứng vững về kinh tế phụ thuộc nhiều vào: Khả năng sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao, ít chưa chất gây ô nhiễm. Thiết lập được thị trường tiêu thụ dài hạn cho sản phẩm ủ và Khả năng bán được sản phẩm ủ nếu không có tuận lợi ở mức gái có thể trang trải được chi phí sản xuất (nghĩa là tổng chi phí nhỏ hơn doanh thu) không nhiều hơn so với chi phí đơn vị để xử lý/tiêu huỷ theo các phương án công nghệ khác. Có thể gây mùi và tạo ra nước rỉ rác, các vấn đề về côn trùng và các loài gặm nhấm nếu hệ thống được thiết kế và vận hành không phù hợp, đặc biệt với công nghệ ủ đảo trộn. Chôn lấp hợp vệ sinh Ưu điểm Có thể chấp nhận hầu hết các loại chất thải Quá trình xử lý đơn giản, yêu cầu kỹ năng người vận hành không cao. Các yêu cầu về vận hành và bảo trì khá thấp. Chi phí đầu tư và vận hành thấp hơn so với công nghệ đốt và chuyển háo sinh học. Nhược điểm Yêu cầu về đất đai tuơng đối nhiều khi phải thiết lập các công trình phát triển dài hạn. Yêu cầu khoanûg cách vùng đệm khá lớn do mục đích sử dụng đất nhạy cảm. Nếu vận hành kém có thể gây ra các tác động đến môi trường và cộng đồng dân cư xung quanh. Bảng 5.4. Các phương án xử lý rác thải CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Quản lý và xử lý CTR là một bộ phận quan trọng góp phần cải tạo, làm sạch, trong lành môi trường. Việc quản lý và xử lý rác thải phải là trách nhiệm chung của mọi người, của toàn xã hội vì đây là vấn đề hàng đầu trong công tác quản lý môi trường. Phân loại rác tại nguồn tạo điều kiện tốt cho việc xử lý rác, đây là yếu tố quyết định cho phương pháp xử lý của việc lựa chọn phương pháp xử lý và giảm chi phí cho việc xử lý rác. Nghiên cứu đề xuất hệ thống quản lý CTRSH phù hợp tại Tp Phan Rang – Tháp Chàm là việc làm cần thiết. Đồ án được thực hiện qua hiện trạng thực tế tại Tp Phan Rang – Tháp Chàm, tôi đã thu được những kết quả sau: 6.1.1 Đối với quy trình thu gom rác hộ gia đình Với số dân 162.545 người thì có khoảng 27.090 hộ, hiện tại chỉ thu gom được 20.000 hộ, khoảng 1/3 lượng rác sinh hoạt chưa được thu gom. Nếu Tp Phan Rang – Tháp Chàm tiến hành PLRTN thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí từ các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý. Thời gian chờ tại điểm hẹn là 5 – 10 phút. 6.1.2 Quy trình thu gom rác đường phố Để vạch tuyến thu gom rác hợp lý là một công việc khó khăn đòi hỏi nhiều thời gian và sự tính toán cẩn thận. Hiện nay, công tác thu gom CTR ở Tp Phan Rang – Tháp Chàm còn rất nhiều khó khăn, hiện trạng bố trí các điểm hẹn này cũng gây nên một số ảnh hưởng đáng kể cho môi trường xung quanh và nhất là những hộ dân nằm gần các điểm hẹn này. Ngoài ra, công tác thu gom rác tại các điểm hẹn cũng còn rất nhiều bức xúc, thời gian thu gom chưa hợp lý, thời gian các xe ép tới lấy rác tại các điểm hẹn cũng chưa khớp với thời gian giao rác của các xe thu gom, với lý do đó công nhân thu gom rác đợi ở điểm hẹn một thời gian rất lâu (có khi mất cả giờ đồng hồ) hoặc đôi lúc các xe ép cũng phải chờ công nhân đến giao rác. 6.1.3 Quy trình vận chuyển CTR Chất lượng vệ sinh dọc theo các tuyến vận chuyển rác nhìn toàn cục đảm bảo vệ sinh, tuy nhiên tình trạng nước rò rỉ từ các xe ép chảy dọc các tuyến thu gom và mùi xe bốc ra ảnh hưởng đến người đi đường. 6.2 KIẾN NGHỊ Nhằm nâng cao hiệu quả của việc quản lý CTR Tp Phan Rang – Tháp Chàm, tôi có một số đề xuất dựa trên kết quả điều tra thực tế như sau: Cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên môn và quản lý, cũng như tăng cường trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động quản lý môi trường trên địa bàn. Xây dựng chương trình tuyên truyền về vấn đề PLRTN và lợi ích của việc PLRTN bằng cách tổ chức các buổi họp khu phố, phát thanh trên lo phóng thanh, treo băng rôn ngay tại các điểm tập trung đông dân cư, vận động mọi người cùng tham gia một cách triệt để và kiên trì vào chương trình PLRTN. Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho người dân như việc phân phát các thùng rác cho mỗi hộ gia đình để công việc phân loại được thuận lợi và nhà nước thu mua lại sản phẩm có thể tái chế. Tăng cường thêm xe áp rác, nâng cao chất lượng xe ép rác để giảm tiếng ồn và khói. Tổ chức thực hiện tốt công tác quét dọn, thu gom, vận chuyển kịp thời về bãi xử lý, không để tồn đọng qua đêm và tình trạng xe kéo tay nằm chờ xe cơ giới ở các điểm hẹn. Kiểm tra điều chỉnh quy trình một cách hợp lý. Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với chính quyền địa phương trong công tác VSMT để đảm bảo ngày càng hoàn thiện hơn. Thực hiện tốt công tác quét dọn và thu gom rác nội ô thành phố kể cả ca ngày và ca đêm. Phối hợp với ban quản lý KCN tỉnh bàn biện pháp thu gom rác thải công nghiệp và RTSH của công nhân nơi làm việc. Vạch tuyến thu gom và vị trí các điểm hẹn sao cho hợp lý nhất, quãng đường và thời gian di chuyển của công nhân ngắn nhất. Bố trí lại các điểm hẹn để mức độ ảnh hưởng tới môi trường và người dân xung quanh ít nhất, hạn chế nhân dân khiếu kiện. Gia tăng thêm xe thu gom để tránh cho việc chờ đợi của các công nhân tại các điểm hẹn. Tổ chức xe cơ giới thu gom rác ở các điểm hẹn có qui ước thời gian giao nhận trên các tuyến đường. Thường xuyên kiểm tra chất lượng thu gom rác tại các điểm hẹn, chất lượng vệ sinh tại những nơi này cần sử dụng dung dịch khử mùi và phế phẩm hạn chế mùi tại các điểm hẹn. Những công nhân làm việc rất vất vả, đặc biệt phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết nên họ cần được quan tâm nhiều hơn nữa về chế độ và chính sách. PHỤ LỤC HÌNH Hình1 . Máy băm nước Hình 2. Băng tải phân loại Dây chuyền sản xuất hạt nhưạ &phôi nhựa Dây chuyền tách lựa rác thải Công ty Nam Thành Công ty Nam Thành Hình 3. Công nhân thu gom rác Hình 4 . Rác đưa vào xe ép đường phố tại TP. PR – TC tại TP. PR – TC Hình 5. Thu gom rác hộ dân tại Hình 6. Xe ép lấy rác tại điểm hẹn TP. PR – TC tại TP.PR – TC Hình7 . Rác chưa phân loại Hình 8. Rác đưa vào xe ép tại điểm hẹn Hình 9. Hướng dẫn phân loại rác tại Hà Nội. Hình 10. Rác phân loại tại nhà dân ở P. Phan Chu Trinh, TP. Hà Nội Hình 12. Rác thải hữu cơ được phân loại. Hình 11 . Bãi chôn lấp rác Hiệp Phước TP.HCM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6_NOIDUNG.doc
  • doc1_BIA.doc
  • doc2_NHIEM VU DO AN.doc
  • doc3_NHAN XET GVHD.doc
  • doc4_LOICAMON.doc
  • doc5_MUCLUC.doc
  • doc7_TAILIEUTHAMKHAO.doc
Tài liệu liên quan