Đồ án Một số vấn đề về cổ phần hoá doanh nghiệp thương mại nhà nước

Qua phần nội dung ở phía trên chúng ta thấy được nhiều vấn đề hiện nay trong cổ phần hoá doanh nghiệp thương mại nhà nước. Cổ phần hoá DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước và DNTM nhà nước cũng nằm trong chủ trương đó . Chúng ta thấy hiện nay các DNTMNN là tương đối nhiều và phổ biến rộng khắp trong nền kinh tế toàn quốc . Các DN đa số nhỏ , lẻ , vốn ít , năng lực cạnh tranh thấp chưa hình thành các tập đoàn thương mại lớn . Đa số các công ty thương mại nhà nước đều nằm tronh chủ trương CPH DNNN của Đảng và Nhà nước . Nhưng việc cổ phần hoá chúng là một vấn đề nan giải và hết sức khó khăn , với nhiều lý do từ nhiều phía . Nhưng yếu tố chính nhất vẫn là từ phía các doanh nghiệp và nhiều doanh nghiệp vì lợi ích cuẩ mình đã tìm nhiều cách để hoãn lại việc cổ phần háo của mình . Hiện nay , khi chúng ta đang chuyển sang kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế , cần nhiều cách thức chuyển hoá khác nhau trong đó CPH DNNN . Khi chuyển sang đã giảm tải cho nhà nước về việc quản lý DN . Giúp cho các DN tự đứng vững trên đôi chân của mình , không dựa dẫm , ỷ lại vào nhà nước , tạo đà , tạo động lực cho các DNTMNN đi lên. Nó như một đòi hỏi tất yếu trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay . Vì thé chúng ta cần phải khắc phục tình trạng chậm chễ trong việc CPH các DNTMNN Hiện nay , bằng các giải pháp cụ thể gắn liền với thực tiễn hiện nay đang diễn ra .

doc29 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Một số vấn đề về cổ phần hoá doanh nghiệp thương mại nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phẩm của nền kinh tế thị trường ,nó chỉ có thể ra đời , tồn tại và hoạt động có hiệu quả khi nền kinh tế thị trường phát triển đến một mức độ nhất định . Sự hoàn thiện của nền kinh tế thị trường sẽ tạo nên môi trường thích hợp cho công ty cổ phần ra đời và hoạt động . 2 – Nội dung và tiến trình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp . 2.1 –Thực chất của cổ phần hoácác doanh nghiệp nhà nước . Hầu hết trong các tài liệu của các học giả nước ngoài khi xem xét vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đều đặt nó trong một quá trình rộng lớn hơn - đó là quá trình tư nhân hoá . có hai cách hiểu : tư nhân hoá theo nghĩa rộng và tư nhân theo nghĩa hẹp . Liên hợp quốc có đưa ra định nghĩa về tư nhân hoá theo nghĩa rộng : “tư nhân hoá là sự biến đổi tương quan giữa nhà nước và thị trường trong đời sống kinh tế của một nước theo hướng ưu tiên thị trường ” . Theo cách hiểu này thì toàn bộ những chính sách , luật lệ , thể chế nhằm khuyến khích , mở rộng và phát triển khu vực kinh tế tư nhân hay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh , giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở , dành cho thị trường vai trò đièu tiết đáng kể qua tự do hoá giá cả ... đều có thể coi là các biện pháp của tư nhân hoá . Tư nhân hoá theo nghĩa hẹp thường dùng để chỉ quá trình giảm bớt quyền sở hữu nhà nước hoặc sự kiểm soát của chính phủ trong một xí nghiệp . Việc giảm bớt quyền sở hữu và quỳen sở hữu của chính phủ có thể thông qua nhiều biện pháp và phương thức khác nhau , nhưng phổ biến nhất là biện pháp cổ phần hoá . Xét về mặt hình thức , cổ phần hoá là việc nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá trị cổ phần của mình trong xí nghiệp cho các đối tượng tổ chức hay tư nhẩntong và ngoài nước hoậc cho cán bộ quản lý và công nhân của xí nghiệp bằng đấu giá công khai hay thông qua thị trường chứng khoán để hình thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần . Xét về mặt thực chất , cổ phần hoá chính là phương thức thưc hiện xãhội hoá sở hữu , chuyển hình thái kinh doanh một chủ với sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp thành công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu để tạo ra một mô hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường và đap ứng yêu cầu của kinh doanh hiện đại . Ngoài cổ phần hoá còn có các biện pháp khác thuộc về tư nhân hoá có chuyển đổi sở hữu hay không chuyển đổi sở hữu như bán thanh lí từng phần tài sản , gọi vốn đầu tư mới của tư nhân vào xí nghiệp , hình thành các liên doanh , cho thuê bằng các hợp đồng quản lý , chia ra thành các xí nghiệp nhỏ rồi bán cho tư nhân để xác lập một quan hệ kinh tế mới với xí nghiệp lớn . Như vậy , trong phần khảo cứu kinh ngiệm cổ phần hoá ở các nước trên thế giói chúng ta sẽ chỉ đè cập đến qúa trình giảm bớt sở hữu nhà nước bằng các biện pháp cổ phần hoá toàn bộ hay từng phần đối với các doanh nghiệp nhà nước . 2.1- Các mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước . Hiện nay , hầu hết các chuyên gia đều thừa nhận rằng cổ phânf hoá là một bộ phận cấu thành quan trọng của qúa trình cải cách và cải tổ kinh tế ở nhiều nước có khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế . Trong quá trình tiến hành cải cách , các chính phủ đã thực hiện các biện pháp ứng xử giống với thị trường hơn như giao quyền tự chủ , tự chịu trách nhiệm trong hoạt đọng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp , sử dụng các công cụ kinh tế điều tiết gián tiếp nhiều hơn đến doanh nghiệp và thị trường . Và cuối cùng nhà nước đi đén giảmm bớt thực sự mức độ sở hữu và việc giám sát quản lý đối với cacs doanh nghiệp nhà nước , để cho các doanh nghiệp này thực sự hoạt động của thị trưòng , còn nhà nước bảo đảm các điều kiện để hỗ trợ cạnh tranh và điều tiết sự phânphối một cacchs công bằng cho xã hội .Về của cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước , trong các tài liệu bàn về vấn đề này đều cho rằng :nâng cao hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và giảm thâm hụt ngân sách nhà nước là những mục tiêu đầu tiên và trực tiếp . Thực hiện được những mục tiêu này sẽ góp phần đạt được mục tiêu của cải cách kinhtế là nâng cao hiệu quả toàn bộ nền kinh tế quôc dân . tuy nhiên , tuỳ thuộc vào điều kiện , hoàn cảnh và quan điểm của từng nước mà các mục tiêu của cổ phần hoá còn được bổ sung ít nhiều .ở nhóm các nước tư bản phát triển , ngoài hai mục tiêu trên quá trình cổ phần hoá còn nhằm :Xoá bỏ độc nhà nước quy định cho một số doanh nghiệp nhà nước , buộc những doanh nghiệp này phải phát huy cạnh tranh để nâng cao hiệu quả so với khu vực kinh tế tư nhân , và do đó thu hút các nhà đầu tư tư nhân vào các ngành , các lĩnh vực lâu nay độc quyền nhưng xét thấy không còn cần thiết nữa . Nhà nước có điều kiện để tập trung vào những ngành then chốt , mũi nhọn đòi hỏi hàm lượng vốn và khoa học kỹ thuật cao để nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm quan trọng của đất nước tren thị trường quôcs tế , cũng như tập trung vào các chức năng kinh tế vix mô . Thực hiện một sự phân phối cho những người có thu nhập thấp , tạo sự ổn định về mặt xã hội trong giai đoạn nền kinh tế đang bị trì trệ . ở nhóm các nươc đang phát triẻn , nhìn chung đều có đề cập đến năm mục tiêu cổ phần hoá nêu trên , ngoài ra còn được bổ sung thêm một số mục tiêu có tính chất đặc thù . Đó là : giảm bớt các khoản nợ nước ngoài đang ngày càng tăng do phải bù đắp các khoản thâm hụt ngân sách để trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước . Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài để đổi mới kỹ thuật và học tập quản lý , tảoa một nền kinh tế thị trường mở cửa để tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước , nâng caochât lượng các hàng hoá dịch vụ trong nước . Tạo dựng và phat triển một thị trường tài chính gồm thị trường tư bản , thị trường chứng khoán , thị trường hoàn chỉnh tiền tệ ở trong nước . ở nhóm các nước SNG và Đông âu , dưới chính thể mới , việc tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước , ngoài những mục tiêu đã nêu trên ở hai nhóm nước , còn có thêm một số mục tiêu đặc thù sau : giảm nhanh tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước trong nền kinhtế và xoá bỏ hệ thống kế hoặch hoá tập chung đang gây ra tình trạng kém hiệu quả trong toàn bộ hoạt ddộng sản xuất kinhdoanh và đang đẩy nền kinh tế tới sự khủng hoảng . Tạo ra hệ thống kinhtế thị trường và tăng nhanh khu vực kinh tế tư nhân để dân chủ hoá hoạt động kinh tế và tạo ra mối tương quan hợp lý của các khu vưc kinh tế trong nền kinh tế thị trường hỗn hợp có sự điều tiết của nhà nước . 2.3 – Các phương pháp cổ phânf hoá nhà nước Trong phạm vi nghiên cứu về cổ phần hoá doanh nghiệp thì chúng ta chỉ quan tâm đến ba phương pháp , trong đó nhà nước bán một phần hay toàn bộ cổ phần trong doanh nghiệp . 2.3.1- Bán cổ phần cho công chúng . Phương pháp này được ưa thích ở nhiều nước .Đó là việc nhà nước bán toàn bộ hay một phần sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp cho công chúng . Việc bán thường được hiện thông qua sở giao dịch chứng khoán hay một tổ chức tài chính trung gian . Ccũng có khi việc bán cổ phân cho công chúng đựoc thực hiện cùng với các biện pháp khác như bán nhất định cổ phần cho một số nhà đầu tư được định trước . Việc bán cổ phần cho công chúng đòi hỏi doanh nghiệp phải có tỷ lệ sinh lời hấp dẫn ; đã có các thông tin , quản lý để thong báo công khai trên thị trường chứng khoán ; có cơ chế tổ chức để thu hút các nguồn đầu tư trong xã hội . Thông qua việc bán cổ phần cho công chúng cho phép các tầng lớp dân cư rộng rãi có thể mua được cổ phần và phù hợp với mong muốn của chính phủ khuyến khích việc mở rộng và đa dạng hoá cơ cấu sở hữu trong doanh nghiệp nhà nứoc . Mặt khác biện pháp này cũng làm giảm sự tập trung tài sản kinh tế của các nhóm tư nhân , mở rộng quy mô và chiều sâu của thị trưòng chứng khoán . Ngoài tính công khai , đơn giản , rõ ràng về mặt chính trị và tìa chính của biện pháp này đã khắc phục được sự không trong sạch va tuỳ tiện của cácviên chức thực hiện công việc thì thông qua đó , nó cũng đồng thời giáo dục cho công chúng các nguyên tắc đầu tư tài sản , tiền vốn trong nền kinh tế thị trường . Vì vậy , phương pháp bán cổ phần cho công chúng thường được chấp nhận dễ dàng về mặt chính trị trong các ddảng phái cũng như đối với quần chúng lao động . Tuy là phương pháp cổ phần hoá được ưa thích nhưng nó chiếm 15% các trường hợp đã được tư nhân hoá ở các nước đang phát triển và Đông Âu do sức mua thị trường vốn quá nhỏ bé, thiếu các cơ quan chuyên môn phân tích , đánh giá và maketing làm cơ sở cho việc định giá bán cổ phần , thiếu việc quảng cáo , tư vấn để khai thác các nguồn vốn trong đan cư . ở các nước tư bản phát triển , trong một số trường hợp , khi có sự biến động đột ngột trên thị trường chứng khoán , Chính phủ phải hoãn hoặc có biện pháp boả đảm độ an toàn tối thiểu cho công chúng mua cổ phần . 2.2.3- Bán cổ phần cho tư nhân . Đây là phương pháp được sử dụng rất phổ biến ở các nước . Thực hiện phương pháp này , có nghĩa là Nhà nước bán một phần hay toàn bộ số cổ phần của doanh nghiệp thuộc sở hữu một phần hay toàn bộ của Nhà nước cho một số cá nhân hay mộtnhón cá nhân nhà đầu tư tư nhân thông qua đấu thầu có tính cạnh tranh hay những người mua được xác định trước . Các lý do đưa đến việc áp dụng rộng rãi phương pháp cổ phần hoá này bao gồm : 1) tính linh hoạt của nó trong các điều kiện cụ thể ; 2) tính đơn giản về các yêu cầu pháp lý khi chuyển nhượng ; do đó , 3) tốc độ triển khai lực lượng nhanh hơn . Mặt khác, do những đặc tính trên , phương pháp này thường được ưu tiên sử dụng đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động yếu kém , hay những doanh nghiệp nhà nước cần người chủ đủ mạnh và có kinh nghiệm về kỹ thuật , tài chính , quản lý và thương mại , hay những doanh nghiệp có những quy mô không đáng kể để có thể bán rộng rãi ra công chúng . Phương pháp này là sự lựa chọn có tính khả thi nhất đối với những nước có thị trường vốn chưa phát triển . Sự thiếu vắng một thị trường chứng khoán hoặt động có hiệu quả , cũng như không có một cơ chế bảo đảm di chuyển vốn linh hoạt đã buộc các nước đang phát triển và Đông Âu phải lựa chọn chủ yếu phương pháp bán cổ phần cho tư nhân . Tuy nhiên ở các nước này , việc áp dụng phương pháp bán cổ phaphần cho tư nhân còn nằm mục đích khuyến khích đầu tư trực tiếp của tư bản nước ngoài . Về điều này , các nước Mỹ la-tinh đã đạt được những thành công đáng kể . Trong một số trường hợp , việc bán cổ phần cho tư nhân là bước cần thiết đầu tiên để tạo ra những cổ đông chủ lực có khả năng cải thiện được kết quả hoạt động của doanh nghiệp , tạo điều kiện để bán cổ phần rộng rãi cho công chúng sau này . Việc bán cổ phần cho tư nhân cững có những mặt hạn chế và thường bị nhiều chỉ trích vì một bộ phận dân cư có khả năng mua và ngày càng tập trung quyền lực về kinh tế và chính trị , gây ra sự phân hoá xã hội sâu sắc. Việc đặt ra cũng gặp khá nhiều tranh luận : đặt giá cao sẽ có người tham gia đấu giá , còn đặt giá thấp thì bị kết tội là “ cho không “ tài sản nhà nước . Vấn đề sẽ trầm trọng thêm nếu có những biểu hiện thiếu rõ ràng trong lựa trọn người mua vì sẽ bị nghi ngờ có tham nhũng . 2.3.3- Những người quản lý và lao động mua doanh nghiệp . Phương pháp cổ phần hoá này thường được lựa chọn để thực hiện đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ . Phương pháp này cũng tạo ra sự khuyến khích lớn đối với việc tăng năng xuất lao động , đồng thời , cũng là cách giải quyết vấn đề lao động trong trường hợp doanh nghiệp sắp bị giải thể . Nói chung phương pháp này được thực hiện với kết quả rất hạn chế ở các nước , nhất là các nước đang phát triể và Đông Âu . Chỉ có một ngoại lệ là ở CHDC Đức (cũ ) đã bán được khoảng 900 công ty cho các nhà quản lý và người lao động công ty . Các công ty này quá nửa chỉ có dưới 20 lao động và thường ở các lĩnh vực xây dựng , dịch vụ , các nghành cơ khí nhỏ . Trở ngại chính đối với áp dụng phương pháp này là thiếu nguồn tài chính và tín dụng bảo đảm việc chuyển giao doanh nghiệp cho cán bộ quản lý và người lao động . Các biện pháp hỗ trợ về tài chính và tín dụng được nhiều chính phủ nêu ra trong việc bán cổ phần như ưu tiên giảm giá cho người mua vay lãi suất thấp và dài hạn ... Tuy vậy , sở hữu cổ phần dắn liền với rủi ro, thất bại và những người công nhân dễ dàng chấp nhận giảm tiền công để cơ cấu lại doanh nghiệp nhưng nếu mất cả vốn góp lẫn việc làm trong doanh nghiệp thì họ sẽ trở nên thờ ơ với ý định này của chính phủ . ở nhiều nước thường kết hợp phương pháp bán cổ phần cho cán bộ quản lý và công nhân trong doanh nghiệp với các phương pháp cổ phần hoá khác . Sự kết hợp này được dùng để vừa trung hoà sự chống đối của người lao động vừa mở rộng giới chủ sở hữu . 2.3.4 -Tiến trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp . Chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đã được đề cập đến lần đầu tiên trong nghị quyết hội nghị lần thứ 2 - ban chấp hành trung ương khoá VII (tháng 11/1991) trong đó có đoạn viết :”chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới làm thí điểm , chỉ đạo chặt chẽ , rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng trong phạm vi thích hợp ” Tiếp theo đó tháng 1/1994 nghị quyết hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII đã khẳng định mục đích của cổ phần hoá là : “thu hút thên vốn , tạo nên động lực , ngăn chặn tiêu cực , thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả , càn thực hiện các hình thức cổ phần hoá có mức độ thích hợp với tính chất và lĩnh vực sản xuất kinh doanh , trong đó nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối ”. Ngoài ra vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước cũng đã được đề cập đến trong nghị quyết của bộ chính trị về tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước (số 10-NQ/TW ngày 17/3/1995 ) trong kết luận của bộ chính trị về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (1996-2000)và năm 1996 ngày 12/9/1995. Mới đây nhất nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng7/1996)đã một lần nữa khẳng định “triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước để huy động thêm vốn tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả , làm cho tài sản của nhà nước ngày càng tăng lên , không phải để tư nhân hoá .Thực hiện các nghị quyết nói trên của đảng , chính phủ đã ban hành nhiều văn bản đề nghị triển khai việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước như : Quyết định số 202/CT ngày 8/6/1992 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là thủ tướng chính phủ ) về thí điểm chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần . Chỉ thị số 84/TTg ngày 04/3/1993 của thủ tướng chính phủ về việc xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 của chính phủ về chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần (CTCP) . Mục đích của việc CPH doanh nghiệp nhà nước là huy động vốn của mọi thành phần kinh tế trong xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ , phát triển doanh nghiệp và tạo điều kiện để người góp vốn và cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp có cổ phần , nâng cao vai trò làm chủ thực sự , tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả Phần II – Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp thương mại nhà nước . 1. Tình hình chung về doanh nghiệp thương mại nhà nước hiện nay Các doanh nghiệp thương mại nhà nước hiện nay được quản lý bởi các sở thương mại ở địa phương , bộ thương mại , và các bộ khác . Tính đến tháng 12/ 2001 , Bộ thương mại có 71 doanh nghiệp trực thuộc , trong đó có 55 doanh nghiệp kinh doanh thương mại , 7 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và xây lắp , 4 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải kho và giao nhận , 4 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ , tư vấn và một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn . Nhờ việc sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc bộ thương mại , các doanh nghiệp đã có những biến đổi quan trọng cả về số lượng và chất lượng . So với 1991 , giảm được 25 doanh nghiệp thuộc bộ tạo sự ổn định và điều kiện phát triển vững chắc , nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường . Các doanh nghiệp hiện nay đã xác định được phương hướnh kinh doanh , sản xuất , tường bước cải tiến tổ chức , coi việc gắn lưu thông với sản xuất là yếu tố quan trọng để phát triển và coi trọng hiệu quả kinh tế , quan tâm lợi ích vật chất của người lao động các doanh nghiệp thương mại thuộc bộ thương mại đã thực hiện được nhiệm vụ chính trị là đáp ứng nhu cầu về vật tư , hàng hoá phụ vụ cho sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội , thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế giữ vững khâu bán buôn , chiến tỷ trọng cao trong bán lẻ một số mặt hàng thiết yếu như : xăng dầu , sắt thép ...góp phần bảo đảm những cân đối lớn của nền kinh tế , ổn định thị trường , bảo đảm an ninh quốc phòng và giữ vững ổn định chính trị , đời sống nhân dân tường bước được cải thiện , mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại . Tuy nhiên , hệ thống doanh nghiệp nhà nước thuộc bộ thương mại còn rất nhiều bất cập , bộc lộ nhiều yếu kém , cụ thể là : số lượng doanh nghiệp lớn nhưng quy mô nhỏ ( có 97,1% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 100 tỷ đồng trong đó 32/71 chiếm (45%) tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa ) ; hiệu quả kinh doanh chưa cao ( hàng năm khoảng 22% số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ ) ; năng lực cạnh tranh thấp , thể hiện ở chỗ một bộ phận doanh nghiệp thương mại nhà nước chưa xây dựng và thực hiện được chiến lược phát triển , chưa có sản phẩm và thị trường ổn định lâu dài ; khả năng tài chính yếu ; trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ chưa cao ; tình trạng nợ đọng lớn ( trên 60% số doanh nghiệp có khoản công nợ phải thu khó thu ) . Các doanh nghiệp thương mại nhà nước hiện đang hoạt động là các thực thể kinh tế độc lập và cạnh tranh với nhau . Giữa các doanh nghiệp chưa hình thành để tạo sức mạnh chưa có một hệ thống mang tính tổnh thể thống nhất . Vấn đề tự chủ trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa gắn chặt với quyền lợi và trách nhiệm của bộ máy quản lý doanh nghiệp . Mạng lưới doanh nghiệp thương mại nhà nước phân bố không đồng đều . Tại các đô thị lớn như thành phố Hà Nội , thành phố Hồ Chí Minh , tại các đồng bằng nơi có mức tập trung dân cư cao , tại trung tâm các vùng kinh tế thì xuất hiện nhiều các công ty thương mại . Tại các vùng miền núi xa xôi thưa thớt dân cư thì mạng lưới thương mại của các công ty rất ít hoặc không khó . Một số tỉnh hiện chỉ có một doanh nghiệp hoạt động trong cả tỉnh .Các doanh nghiệp thương mại nhà nước hoạt động đan xen nhau trên các địa bàn .Hiện nay , đang xuất hiện xu hưóng kết hợp các doanh nghiệp thương mại ở các địa phương khác nhau để các công ty có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình . Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước hiện nay có xu hướng phát triển theo đầ tăng trưởng của nền kinh tế tại nhiều địa phương các doanh nghiệp thương mại nhà nước hoạt động tương đối hiệu quả . Tại Tiền Giang kết quả hoạt động sáu tháng đầu năm 2001 , của các công ty thương mại thuộc sở thưong mại –du lịch Tiền Giang thật khả quan . Thương mại – du lịch Tiền Giang là đơn vị được bộ thương mại tặng cờ thi đua xuất sắc năm 2000 . Kết thúc sáu tháng đầu năm 2001 các doanh nghiệp trong ngành đã thực hiện kim ngạch xuất khẩu : 35,7 triệu USD đạt 29,8% so với kế hoặch năm 2001 , giảm 15,63% so với cùng kỳ năm 2000. Trong đó xuất khẩu trực tiếp 26,66 triệu USD Một số mặt hàng tăng nhưng kim ngạch giảm , như gạo xuất khẩu được 112163 tấn , kim ngạch 16,4 triệu USD , giảm 14,4%về số lượng và 26,06 % về trị giá so với cùng kỳ năm 2000 và chỉ đạt 27,5% so với kế hoặch năm 2001 . Các mặt hàng khác như : sản phẩm dứa cô đặc xuất khẩu 890 tấn , trị giá 580 ngàn USD , tăng 2,18% về số lượng nhưng trị giá giảm 0,74% . Than gáo dừa : 1320 tấn , trị giá 228323 USD , số lượng tăng 1,54% , nhưng giá trị giảm 18% . Tôm đông lạnh : 645 tấn , trị giá 3,9 triệu USD , số lượng giảm : 1,83% , nhưng trị giá giảm 6,38%. Riêng mặt hàng dầu dừa giá giảm chỉ còn 282 USD /tấn so với cùng kỳ năm trước là313USD/tấn , nên sản lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay chỉ đạt 1436 tấn , bằng 20,32% so với cùng kỳ năm trước . Trái lại do các doanh nghiệp trong tỉnh đã chủ động khai thác tìm kiếm mở rộng thị trường nên kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng tăng so với cùng kỳ năm 2000 ngêu đông ước đạt 1334 tấn , tăng 43,28% . Hàng thủ công mỹ nghệ đạt 421000$ tăng 1,54 lần .Hàng may mặc xuất khẩu tuy vẫn cạnh tranh gay gắt với hàng may mặc giá thấp của Trung Quốc và sức ép giá công giảm mạnh . Các doanh nghiệp nghành may mậc đã chủ động kế hoạch sớm từ năm trước và nâng tỷ trọng hàng FOB nên tuy sản lượng đạt 1,55 triệu sản phẩm giảm 6,08% , nhưng kim ngạch đạt 7,1 triệu $ , tăng 11,44% . Mặt hàng xơ dừa xuất khẩu , nhờ doanh nghiệp có quan hệ tiếp thị khách hàng cả mẫu mã chất lượng sản phẩm , giá cả nên đã nối lại được thị trường truyền thống đạt 890 tấn , kim ngạch : 580092$ trong khi cả năm 2000 không xuất khẩu được mặt hàng này . Riêng công ty Badavina đã xuất khẩu chả cá surimi , lô hàng đầu tiên trị giá 45000$ . Sáu tháng qua xuất khẩu dịch vụ đạt 1,66 triệu $ trong đó dịch vụ ngân hàng 1,45 triệu $ dịch vụ du lịch 181243$ đại lý vận tải biển 4382$ kim .ngạch nhập khẩu 6 tháng qua là 8,551 triệu$ (uỷ thác : 107470$ ,trực tiếp : 8,443 triệu $) đạt 30,18% so với kế hoạch năm 2001 và tăng 15,49% so với cùng kỳ năm trước . Trong đó nhập khẩu hàng hoá 7,118 triệu $ và nhập khẩu dịch vụ 1,325 triệu $ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đạt 7,695 triệu $ , các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 855439$ phục vụ tốt cho sản xuất và tiêu dùng . Sáu tháng qua , ngành đã quan tâm chỉ đạo hoạt động thị trường nội địa với tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ức thực hiện 3745 tỷ đồng đạt 46,81% so với kế hoạch năm và tăng 8,17 % so với cùng kỳ năm trước . Trong đó bán lẻ 2556 tỷ đồng chiếm 68,25% tổng mức . Khu vực kinh tế nhà nước chiếm 32,43% , kinh tế tập thể chiếm 68,78% chỉ số giá cả 6 tháng qua giảm 0,38% , chủ yếu do nhóm lương thực thực phẩm giảm giá mạnh đã gây khó khăn cho tiêu thụ lúa gạo mà còn ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân và kích cầu tiêu dùng thấp .Sở thương mại và du lịch tỉnh đã phối hợp với hội đồng liên minh hợp tác xã tỉnh cùng UBND các huyện , thị tập trung hoạt động củng cố kinh doanh của 18 hợp tác xã . Đặc biệt các HTX yếu kém như Thạnh Trị ,(huyện Gò Công Tây ) , Long Khánh (huyện Cai Lậy ) Phú Mỹ (huyện Tân Phước ) . Thực hiện báo cáo tổng kết kinh tế HTX thương mại dịch vụ tỉnh Tiền Giang giai đoạn 1996-2000 theo công văn số 1535/TM - CSTTTN ngày 25-4-2001 của bộ thương mại , 6 tháng qua các hợp tác xã đã thực hiện kinh doanh với doanh số mua : 30165 triệu đ . Doanh số bán : 31147 triệu đồng . Lãi gộp 1246 triệu đ . Nộp thuế 37,248 triệu đ thực lãi 82, 421 triệu đ .Các cán bộ công chức toàn ngành thương mại du lịch Tiền Giang đang đẩy mạnh phong trào thi dua hoàn thành nhiệm vụ chính trị , kinh tế , kế hoạch năm 2001 lập thành tích chào mừng 55 năm ngành thương mại Việt Nam . Thực hiện tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội phấn đấu 4215 tỷ đồng , kim ngạch xuất khẩu đạt 84,32 triệu $ , nhập khẩu 19,78 triệu $ . tỷ trọng thương mại dịch vụ trong GDP của tỉnh 26,22% du lịch và dịch vụ cho 129 ngàn lượt khách đạt doanh thu 22 tỷ đ . ngoài ra , sở cũng tập trung thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về hoạt động thương mại . Tăng cường sự hợp tác hỗ trợ , liên doanh liên kết giữa các đơn vị trong ngành , ngoài ngành , giữa quốc doanh và các thành phần kinh tế để phát huy dức mạnh tổng hợp : vốn , sản xuất , kinh doanh , mở rộng kích cầu tiêu dùng ở nông thôn trên cơ sở tiêu thụ sản phẩm nông sản thủ hải sản rau quả cho nông ngiệp và nông dân . Hoàn thành sắp xếp doanh nghiệp cổ phần hoá công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Gò Công Tây ; tiến hành sát nhập công ty thương ngiệp Gò công Đông vào công ty thương nghiệp tổng hợp Tiền Giang ; hoành tất công tác giải thể công ty thương nghiệp Cai Lậy , đồng thời thành lập chi nhánh công ty TNHH Tiền Giang tại huyện Cai Lậy ; nâng cấp , đổi mới trang thiết bị ngành may tại Mỹ Tho .Đó là những nét lớn trong hoạt động thương mại của các doanh nghiệp thương mại ở Tiền Giang . Tại Thừa Thiên Huế , các doanh nghiệp thương mại tại đây đã hình thành một thị trường thống nhất và thông suốt . Kênh lưu thông nhiều mặt hàng được định hình và ngày càng được củng cố với sự thham gia của đông đảo , đa dạng các loại hình thương nhân thuộc nhiều thành phần kinh tế , tạo ra xu hướng liên kết hoặc thâm nhập lẫn nhau giữa thương mại và sản xuất bằng các hình thức đại lý , uỷ thác , bán hàng trả chậm . Tiềm năng về lao động vốn kỹ thuật , kinh nghiệm kinh doanh của mọi chủ thể đã được huy động vào các kênh lưu thông hàng hoá . Khác với trước đây chỉ có các doanh nghiệp trong ngành thương mại hoạt động thương mại , ngay cả các doanh nghiệp sản xuất cũng hoạt động thương mại , trên cả thị trường nội địa cũng như kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp , có hiệu quả và tạo được sự cạnh tranh lành mạnh trên thương trường . Các qu luật khách quan của nền kinh tế hàng hoá đã và đang tác động tích cực đến quá trình sản xuất kinh doanh và cuộc sống của mọi người dân trong tỉnh . Mọi bộ phận doanh nghiệp gồm cả doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh do biết tích tụ và đổi mới công nghệ bước đầu biết hiện đại hoá các dây truyền sản xuất , cơ sở vật chất kỹ thuật , nâng cao trình độ quản lý nên đã thể hiện được năng lực và vị thế trên thương trường ,trong quan hệ hợp tác và cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước cũng như các đối tác nước ngoài bằng chính sản phảm của mình như các doanh nghiệp sản xuất chế biến thuỷ hải sản , dệt may , vật liệu xây dựng ... các tổ hợp và doanh nhân trong lĩnh vực sản xuất chế tác hàng thủ công mỹ nghệ vàng bạc đá quý . Hàng hoá tự do lưu thông trên địa bàn tỉnh theo đúng khuôn khổ pháp luật trên cơ sở các quy luật của cơ chế thị trường . Nhiều mặt hàng có khối lượng lớn , cơ cấu chủng loại phong phú đa dạng , chất lượng mẫu mã ngày càng được nâng cao nên đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu đời sống . Quản lý nhà nước về thương mại và thị trường đã được quan tâm hơn , tiếp tục được đổi mới về bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ . Sở thương mại được phân cấp quản lý nhiều hơn trước , đã tập trung vào quá trình hướng dẫn và tổ chức thực hiện đường lối , chủ trương , cơ chế chính sách , pháp luật của Đảng và nhà nước trong điều kiện cụ thể tại địa phương , từng bước cải cách hành chính theo sự chỉ dạo của UBND tỉnh vầ bộ thương mại , tạo sự thông thoáng trong các quan hệ quản lý được quản lý đi đôi với tích cực kiểm tra , kiểm soát các hoạt động kinh doanh . Đánh giá chung giai đoạn 1996-2000 loại trừ yếu tố tăng giá , tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội trên địa bàn Thừa Thiên Huế liên tục tăng trưởng bình quân 13,15% / năm . Thương nghiệp quốc doanh từng bước được chuyển đổi tổ chức và phương thức kinh doanh , tuy chỉ chiếm dưới 30% tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội nhưng nắm gần 70% tỷ trọng bán buôn và chi phối thị trường một số mặt hàng thiết yếu , thực hiện vai trò cân đối cung cầu đảm bảo những cân đối lớn của nền kinh tế tỉnh , cung ứng đầy đủ và kịp thời các mật hàng chính sách cho đồng bào các dân tộc miền núi , vùng sâu vùng xa . Trong khu vực kinh tế tập thể , nổi bật là 2 HTX thương mại và dịch vụ Thuận Thành và Vĩnh Lợi đã và đang từng bước được củng cố tổ chức , phát triển vững chắc , hoạt động kinh doanh có hiệu quả rõ rệt , doanh thu hàng nâưm hàng trăm tỷ đồng đống góp ngân sách năm sau cao hơn năn trước , nguồn vốn được bổ xung , có tích luỹ , mạng lưới kinh doanh ngày càng được mở rộng , thu nhập của xã viên ngày càng cao . Thương mại tư nhân và các hộ buôn bán cá thể phát triển nhanh chóng cả về quy mô lẫn phương thức hoạt động , phù hợp với chủ trương phát triển mọi thành phần kinh tế của nhà nước . Nếu năm 1991 toàn tỉnh có 14500 hộ kinh doanh tương mại và dịch vụ thì năm 2000 là 22500 hộ , có tính linh hoạt cao , mặt hàng đa dạng và phong phú . Phương thức kinh doanh ngày cầng đa dạng . Mạng lưới kinh doanh ngày càng được mở rộng trên cả 3 dịa bàn thành phố nông thôn , miền núi với nhiều hình thức hoạt động như : đại lý uỷ thác trả chậm ... ở thành phố Huế đã xuất hiện mật số hình thức kinh doanh tiên tiến như siêu thị nhỏ , mua bán tự chọn , trung tâm giao dịch , bán hàng có phiếu bảo hành ... trên lĩnh vực xuất nhập khẩu giai đoạn 1996-2000 , kim nghạch xuất khẩu tăng bình quân 11,33% /năm . Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả giai đoạn so với tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1991-1995 tăng 7,5 lần . Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu đã góp phần quan trọng tạo cân đối nguồn ngoại tệ cho việc nhập khẩu máy móc trang thiết bị , phụ tùng vật tư nguyên liệu , hàng tiêu dùng phục vụ có hiệu quả cho công cuộc hpát triển kinh tế xã hội trên địa bàn góp phần đáng kể cân đối cán cân thương mại . Trong những năm qua tỉnh chưa bao giờ nhập siêu . Tỷ trọng nhóm mật hàng đã qua chế biến tăng dần hàng năm . Nừu giai đoạn 1991 1995 tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu thô chiếm trên 90% kim ngachj xuất khẩu thì giai đoạn 1996-2000 con số này giảm xuống còn trên 70% kim ngạch xuất khẩu . Như vậy hoạt động của các công ty thương mại Thừa Thiên Huế là tương đối phát triển . Qua những số liệu ở trên chúng ta thấy được hoạt động của các công ty thương mại nhà nước và qua đó thấy được bức tranh toàn cảnh về thương mại ở nước ta hiện nay . 2- Kết quả cổ phần hoá doanh nghiệp thương mại nhà nước hiện nay. Vào tháng 11 / 97 , bộ thương mại thành lập ban đổi mới quản lý doanh nhgiệp , đã khảo sát , nghiên cứu xây dựng phương án sắp xếp lại các doanh nghiệp thuộc bộ trên hai địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để trình bộ thương mại và chính phủ . Ngày 01/8/1998 , Chính phủ ra quyết định 140/1998/QĐ- TTg phê duyệt 178 DNNN trong đó có 7 doanh nghiệp thuộc bộ thương mại thực hiện cô phần hoá là công ty thiết bị thương mại , công ty dịch vụ đầu tư nước ngoài , xí nghiệp đối lưu vật tư và gom hàng , xí nghiệp vật liệu xây dựng và trang trí nội thất , xí nghiệp đồ gỗ sóng thần , trung tâm thương mại và dịch vu quảng cáo hội chợ , xí nghiệp điện tử . Ngày 9/12///1998 , ban cán sự đảng bộ thương mại đã có chỉ thị số 72/1998/CT- BCS về việc tiếp tục thực hiện cổ phần hoá đối với các doanh nghiệp thuộc bộ , yêu cầu các cấp lãnh đạo Đảng và Chính quyền tăng cường chỉ đạo làm tốt hơn chủ trương này , đặc biệt là các đơn vị bộ đang chỉ đạo triển khai . Nhưng đến nay , sau hơn một năm chuẩn bị thực hiện , kết quả đạt được không như mong muốn . Chỉ có một đơn vị là công ty thiết bị thương mại hoàn tất thủ tục cổ phần hoá , các đơn vị còn lại đang tiếp tục triển khai hoặc xin hoãn thời hạn thực hiện . Không chỉ các doanh nghiệp thuộc bộ thương mại mà nhiều doanh nghiệp đã có công văn đề nghị hoãn thực hiện . Hiện nay các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra những lí do để biện giải cho việc xin hoãn hoặc chậm đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp như : các chính sách , biện pháp để đổi mới , sắp xếp lại doanh nghiệp chưa đồng bộ , chưa đáp ứng thoả đáng yêu cầu của doanh nghiệp và đặc biệt của người lao động , các bước và thủ tục tiến hành rườm rà qua nhiều khâu nhiều nấc , tình hình tài chính chưa cho phép . Đây là một điều khó tránh khỏi vì khó có một cơ chế , chính sách nào lại có thể hoàn thiện ngay từ đầu , cùng lúc đáp ứng được mọi lợi ích , yêu cầu của cả nhà nước , doanh nghiệp và người lao động , hơn nữa đây là chính sách để thực hiện một chủ trương hoàn toàn mới ở nước ta . Sự hoàn thiện chính sách và biện pháp chỉ có thể được bổ sung , sửa đổi trong quá trình thực hiện . Sang năm 1999 đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trong việc cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc bộ thương mại . 2.1- Những kết quả bước đầu . Ngay khi nhận đươc yêu cầu cổ phần hoá , quý 2/1998 , mặc dù còn nhiều bỡ ngỡ song hầu hết lãnh đạo các doanh nghiệp nhanh chóng thông suốt nhận thức và quyết tâm thực hiện . Sau đó , hội nghị công nhân viên chức thông báo , hướng dẫn , giải thích cho người lao động ; Lập ban cổ phần hoá . Đến cuối năm 1998 tất cả các doanh nghiệp đã làm xong công việc của bước I và đang thực hiện bước 2. Đến hết quý1/1999 , các công ty hoá chất vật liệu điện , vải sợi MN.Upexim đang ở trong giai đoạn định giá tài sản doanh nghiệp . Các công ty cơ khí xăng dầu đã làm xong bước 2 , việc đánh giá giá trị doanh nghiệp , công việc vướng phổ biến ở các doanh nghiệp cổ phận hoá thì công ty đã vượt quá , chỉ còn đợi chính phủ chính thức phê duyệt đểtiếp tục làm bước 3 , thành lập phương án kinh doanh , bán cổ phiếu ... Có lẽ do gọn hơn nên xí dịch vụ đại lý vận tải và gom hàng thuộc công ty Vinatrans đang làm bước 3 , lập phương án kinh doanh . Cong ty dược định giá 32 tỷ đồng .Nhờ cônh ty đang là một trong những doanh nghiệp sản xuất bao bì chất lượng với những dây chuyền sản xuất tiên tiến , có khách hàng lớn , ổn định và mấy năm nay làm ăn có lãi , tăng trưởng , nên cán bộ công nhân viên sẽ có thể mua hết cổ phần ưu đãi , với tổng số khoảng 2 tỷ đồng . Hơn thế nữa , công ty được nhà nước giữ lại vốn khoảng 30% và tổng công ty xăng dầu sẽ vần động cán bộ công nhân viên chức mua cổ phần ở đây , đảm bảo công ty chỉ còn 40% vốn phải bán ra thị trường . Xí nghiệp đại lý dịch vụ vận tải và gom hàng định giá 6,5 tỷ đồng sẽ được công ty Vinatrans góp 10% , số còn lại sẽ đươc cán bộ công nhân viên công ty mua hết . Dự kiến xí nghiệp sẽ chuyển sang chính thức công ty cổ phần từ đầu quý 3 và dự kiến công ty cổ phần này sẽ hoat động với hiệu quả tăng hơn trước . Cong ty vải sợi Miền nam cũng nhất quán tinh thần khẩn trương , vững chắc chuyển sang công ty cổ phần . Với thế mạnh không chỉ kinh doanh thương mại , công ty còn xí nghiệp may NamTiến mấy năm qua hoạt đông hiệu quả có lượng khách hàng ổn định . Điều đáng mừng là ở các công ty dự định cổ phần hoá này người lao động vẫn yên tâm , nếu không có xáo trộn về lao động và hoạt động kinh doanh vẫn ổn định . Hoạt động của các công ty sau khi cổ phần hoá là rất khả quan . Tại công ty cơ khí xăng dầu sau 1 năm cổ phần hoá vẫn tiếp tục tăng trưởng . Nguyên là thành viên của tổng công ty xăng dầu Viêt Nam , từ ngày 1/10/99, công ty chính thức chuyển thành công ty cổ phần với vốn ban đầu 32 tỷ đồng . Ngay khi bắt đầu thực hiện việc khảo sát để cổ phần hoá , nhiều cán bộ công nhân viên chức của công ty không khỏi băn khoăn lo lắng . Nhưng sau 1 năm trở thành công ty cổ phần , mọi thành viên đã nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình , họ vừa là chủ vừa là người lao động . Và yên tâm hơn vì kết quả lao động rất khả quan . Sau 1 năm doanh thu đạt 70 tỷ đồng , riêng 9 tháng năm 2000 đạt 52 tỷ đồng ; lợi nhuận 9 tháng đạt 4,5 tỷ đồng , dự kiến đạt trên 6 tỷ năm 2000 ; lợi nhuận trên vốn đạt 1,5 đến 1,7%; lãi cổ tức đạt 1%/ tháng đúng dự kiến ; Công ty được cục thuế thành phố Hồ Chí Minh cấp bằng khen về việc thực hiện đủ nghĩa vụ nộp ngân sách : thu nhập cán bộ công nhân viên chức bình quân trên 2 triệu đồng / người / tháng . Điều đáng chú ý là năm nay giá thép , nguyên liệu đầu vào tăng , giá $ ở mức cao so với mọi năm mà gí bán của công ty phải giữ nguyên hoặc giảm do bị cạnh tranh , nhưng các chỉ tiêu kinh tế vẫn tăng hoặc giữ đựoc ổn định . Đó là do công ty năng động hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm. 2.2 Những ngáng trở trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp thương mại . Công ty cơ khí xăng dầu có thể coi là công ty thực hiện nhanh tiến trình cổ phần hoá . Sau sáu tháng công ty đã làm xong bước đầu chỉ đang còn đợi chính phủ phê duyệt . Tuy nhiên vốn của công ty khá lớn , dù chỉ bán 40% ra thị trường cũng khó khăn . Đó là khó khăn có cơ sở vì thị trưòng chứng khoán và mua bán cổ phiếu chưa hình thành , hoặc quá mới mẻ . Mặt khác hiện nay , ở thành phố Hồ Chí Minh một số công ty lớn , sản phẩm có uy tín trên thị trường cũng đang cổ phần hoá , sẽ buộc người đầu tư phải lựa chọn doanh nghiệp để mua cổ phiếu . Bế tắc với công ty vải sợi Miền Nam , là định giá công ty , công ty có xí nghiệp may Nam Tiến là liên doanh của công ty với công ty may Việt Tiến. Lúc bắt đầu liên doanh , công ty may Việt Tiến góp vốn bằng ngoại tệ , vào lúc đó tỷ giá đồng tiền Việt và USD khoảng 11000/1 và tổng vốn góp của Việt Tiến khoảng 28tỷ đồng chiếm 49% liên doanh . Sau mấy năm hoạt động , 2 bên không chia vốn , số lãi tích luỹ đựơc đều để tái đầu tư . Nay , do công ty vải sợi cổ phần hoá , tính lại tài sản hiện có sau khi tính cả tái đầu tư , phần khấu hao , hao mòn vô hình ... thì vốn toàn liên doanh hiện tại khoảng 57 tỷ đồng Việt Nam . Nếu chia 49% như vốn góp thì công ty Việt Tiến chỉ được khoảng 33 tỷ đồng , công ty Việt Tiến tất nhiên không chịu . Vì theo họ với giá USD/Đ hiện nay xấp xỉ 14000/1 . Mặt khác , liên doanh phải trả cho Việt Tiến tiền chuyển giao công nghệ và vốn vô hình , vốn uy tín mà liên doanh có được sau 4 năm hoạt động ...tính ra khoảng 47 tỷ đồng . Rõ ràng cách tính của công ty may Việt Tiến không phải không có lý . Nhưng nếu trả Việt Tiến số tiền đó thì đồng nghĩa với công ty vải sợi đã để mất vốn và giá liên doanh tính lại phải trên 9 tỷ đồng thay vì 5,7 tỷ đồng . Giá quá cao như vậy sau này bán ra thị trường ắt sẽ khó khăn . Tình thế đó buộc hai bên phải xin ý kiến của các bộ liên quan như thương mại , công nghiệp tài chính . Đến nay vẫn chưa có ý kiến chính thưc của các bộ . Tiến trình cổ phần của vải sợi coi như phải dừng lại chờ đợi . Đó là bài toán khó giải sẽ phải xảy ra mấy trường hợp hoặc công ty may Việt Tiến , bộ công nghiệp phải thiệt thòi hoặc công ty vải sợi Miền Nam thiệt hoặc công ty cổ phần sau này phải gánh và việc bán cổ phiếu khó khăn hoặc cục vốn phải xem xét , nếu có thể , phải giảm vốn nhà nước ở công ty này ... Còn công ty vải sợi đã đề xuất cho phép công ty cổ phần hoá một bộ phận để không tính xí nghiệp may Nam Tiến nhưng cấp trên không cho phép vẫn buộc phải cổ phần hoá 100% và nhà nước sẽ rút hết vốn về . Khó khăn cũng đến với công ty vật liệu điện là một công ty thương mại thuần tuý , toàn bộ vốn liếng nằm trông tiền và hàng hoá . Nhà cửa , kho tàng công ty đang sử dụng đều thuê của các công ty quản lý kho bãi . Công ty hoá chất cũng đang trong giai đoạn kiểm kê định giá tài sản . Cái khó sẽ đến là định giá hàng trong kho . Và như vậy giá này có thể thấp hơn hoặc cao hơn giá lúc nhập kho . Còn những hàng tồn kho ứ đọng trong đó có hàng tồn từ thời công ty còn hoàt động trong thời bao cấp sẽ tính thế nào . Hoặc nhà nước phải giảm vốn hoặc công ty sẽ dược định giá rất cao so với giá thực tế và việc bán cổ phần sẽ gặp khó khăn . Qua điều tra cán bộ công nhân viên chức ở công ty nay ở công ty này khả năng họ sẽ không mua cổ phiếu kể cả cổ phiếu ưu đãi . Với những người công tác 30 năm họ chỉ cần bỏ ra 21 triệu đồng sẽ được cổ phiếu trị giá 30 triệu . Nhưng liệu họ có tiền không ? Và cơ bản họ có tin vào sự phát triển cuả công ty này không ? Phải nói thêm rằng đây là công ty làm ăn nghiêm túc , tài chính lành mạnh . Nhưng mấy năm nay làm ăn rất khó khăn do cạnh tranh khá quyết liệt trên thị trường hoá chất vật liệu điện , công ty có thể nói chỉ nuôi nhau ...Những người có trách nhiệm , có quan tâm đến việc cổ phần hóa ở công ty này đều lo ngại rằng , việc cổ phần hoá ở đây sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không dám nói là khó thực hiện . Đáng lo nữa là những người có khả năng làm việc ở công ty này không yên tâm ở lại công ty khi cổ phần hoá . Họ thấy được sự thiệt thòi là tỷ lệ thuế vốn phải cho nhà nước với vốn cấp so với lãi suất ngân hàng hiện tại thấp hơn . Mặt khác họ lo ngân hàng và các cơ quan quản lý khác sẽ có những phân biệt giữa công ty cổ phần và công ty quôc doanh .. Cũng có đề xuất đưa ra , nếu các kho bãi hiên nay ở thành phố Hồ Chí Minh mà công ty đang được thuê nếu nhà nước giao cho họ và tính vào vốn nhà nước thì việc cổ phần hoá công ty sẽ thuận lợi hơn . Được biết một số địa phương đã ngiên cứu và làm thí điểm việc này . 2.3 – Những nguyên nhân làm chậm tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp thương mại . Ngoài nhiều nguyên nhân tác động đến việc cổ phần hoá doanh nghiệp thương mại thì những nguyên nhân sau đây là những nguyên nhân chính : 2.3.1- Phương pháp định giá doanh nghiệp để cổ phần hoá chưa được thống nhất ở các doanh nghiệp . Trong bước chuẩn bị tiến hành cổ phần hoá , thường có xu hướng định giá cao hơn nhiều so với giá trị thực tế của doanh nghiệp . Do vậy , các cổ đông không hào hứng mua cổ phần . Để tháo gỡ ách tắc này , nhà nước cần có quy định hướng dẫn bằng văn bản thống nhất phương pháp định giá doanh nghiệp để CPH . Phương pháp định giá phải bảo đảm được nguyên tắc :”Giá trị DN ở thời điểm CPH là giá trị thực tế của DN mà người bán (nhà nước ) và người mua (cổ đông ) đều chấp nhận được ” .Theo phương pháp này giá trị thực tế của DN là giá trị toàn bộ tài sản của DN được xác định trên cơ sở hiện trạng về tính năng , kỹ thuật , phẩm chất giá trị thị trường của tài sản . Đối với những DN có lợi thế thì chỉ tính 30% giá trị lợi thế , để đề phòng rủi ro trong tương lai . Ngược lại , đối với những DN thực sự không có lợi thế như : khó xác định phương hướng phát triển , địa điểm , điều kiện tự nhiên , cơ sở hạ tầng không thuận lợi , cơ cấu tài sản cố định do đầu tư bao cấp nay gặp nhiều khó khăn cho kinh doanh ... thì nên trừ đi 10% giá trị thực tế của doanh nghiệp . Như vậy , giá trị thực tế của DN khi CPH không bao gồm giá trị những tài sản thuộc đối tượng chờ thanh lý , không cần dùng , các khoản nợ khó đòi , có tính đến lợi thế hoặc không lợi thế của DN . 2.3.2 Vướng mắc do công tác kế toán tài chính . Công tác này hiện nay vẫn theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê ban hành từ năm 1998 nhiều điểm đã không còn phù hợp trong khi thực hiện lại có sự tuỳ tiện , không nghiêm chỉnh . Việc quản lý sổ sách , các chế độ báo cáo kế toán thống kê , đặc biệt là việc thực hiện chế độ quyết toán của năm tài chính hiện tại thường gây nhiều trở ngại cho công tác xác định căn cứ , lập phương án , làm thủ tục CPH DN . Chẳng hạn , tình trạng sớm nhất là 6 tháng của năm sau mới có báo cáo quyết toán tài chính của năm trước , việc chấp hành chế độ kế toán tài chính ở nhiều DN không được nghiêm . Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ CPH DN . Một thực tế khá phổ biến là nhiều công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng vẫn chưa quyết toán . Đây cũng là một trở ngại lớn cho việc lập phương án CPH DNNN . Tình hình này đòi hỏi nhà nước sớm ban hành luật kế toán thống kê , tuyển chọn , đào tạo và tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ kế toán tầi chính vừa có đạo đức phẩm chất đáp ứng được yêu cầu quản lý tài chính của DNNN Yêu cầu là phải có hệ thống sổ sách , phương pháp kế toán thống kê , quản lý tài chính đơn giản nhưng thiết thực , phù hợp với cơ chế mới , đồng thời bảo đảm chế độ kỷ luật nghiêm minh , phục vụ cho quản lý nội bộ DN cũng như cho quản lý nội bộ DN cũng như QLNN đối với DN . 2.3.3 Vướng mắc cho nhiều DN cần CPH nhưng không có sức hấp dẫn đối với người tham đầu tư vì giá , chất lượng quá thấp . Đây là một thực khá phổ biến hiện nay . Do cơ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp trước đây , nhiều doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động thường không trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế , nay không phù hợp với cơ chế thị trường . Máy móc thiết bị đến nay vừa lỗi thời , vừa cũ kỹ , không đồng bộ ; địa điểm hoạt động không thuận lợi trình độ tay nghề của công nhân , năng lực cán bộ quản lý thấp ; nói chung là khả năng sinh lợi của doanh nghiệp thấp ..Bên cạnh đó , nhiều DN nợ lớn , có doanh nghiệp số tài sản cố định hết thời hạn khấu hao chiếm quá nửa , số nợ gấp nhiều lần số vốn hiện có . Do vậy , muốn cổ phần hoá được , doanh nghiệp cần được củng cố , đầu tư bổ sung nhằm đổi mới một phần công nghệ , thay thế một số trang thiết bị cũ sử lý những thiết bị , tài sản thuộc đối tượng chờ thanh lý ; xác định rõ số công nợ thuộc loại khó đòi và có giải pháp xử lý ; xác định rõ nghành nghề tiếp tực kinh doanh , xác định thị trường đầu ra , làm rõ triển vọng tồn tại và hướng phát triển của DN . Đồng thời đánh giá , phân loại , giải quyết số lao động dôi dư , đào tạo lại , bồi dưỡng nhưỡng người thuộc diện được làm việc ở doanh nghiệp . Trên cơ sở đó , tạo điều kiện cần thiết và thuận lợi cho việc cổ phần hoá DN . Việc này thực chất là nhà nước nâng chất lượng DN – “sản phẩm ” của mình trước khi bán ra thị trường . Để thực hiện công việc này , nhà nước cần có các phương án cụ thể để so sánh giữa các giải pháp CPH giao , khoán , bán , cho thuê , DN nhà nước căn cứ vào mục tiêu sắp xếp lại doanh nghiệp trên nguyên tắc có tính đến hiệu quả kinh tế xã hội .2.3.4 – Nguyên nhân từ phía lãnh đạo và cơ quan chủ quản của DN thuộc diện CPH . Sau khi được CPH , DN có quyền tự chủ cao hơn , song cũng không còn sự bao cấp của nhà nước như trước , lại chịu sự rủi ro lớn đòi hỏi cán bộ quản lý , nhất là giám đốc DN phải có năng lực , có trách nhiệm cao hơn , không thể ra những quyết định tuỳ tiện để ảnh hưởng đến những kết quả hoạt động của doanh nghiệp ; chưa kể đến những trường hợp người lãnh đạo , cán bộ quản lý , công nhân viên năng lực kém không đáp ứng được cơ chế mới , còn bị đào thải . Cơ chế quản lý có hội đồng quản trị và sự giám sát chặt chẽ hơn của những người lao động – những cổ đông – người chủ đích thực của DN , hiện tượng tham nhũng dễ bị phát hiện và ngăn chặn . Đối với cơ quan chủ quản , nếu cổ phần hoá thì sẽ giảm số cơ quan trực thuộc lâu nay , thực chất là giảm quyền mà không loại trừ là giảm lợi ích của cán bộ lãnh đạo cơ quan . Trước tình hình đó , không dễ gì những cán bộ lãnh đạo DN , một số công nhân viên của DN , kể cả lãnh đạo cơ quan chủ quản cấp trên , tự nguyện và ngiêm chỉnh thi hành chủ trương CPH DN . 3 – Phương hướng và biện pháp thúc đẩy CPH DN thương mại nhà nước . Để cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại hiện nay , chúng ta cần phải thưc hiện một số giải pháp sau : 3 . 1 – Phải coi trọng công tác tuyên truyền về cổ phần hoá , tiến hành thường xuyên , liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng trên các phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp đến người lao động . Công tác tuyên truỳên phải có cả chiều rộng chiều sâu , làm cho cán bôn các cấp các ngành , người lao động trong và ngoài doanh nghiệp nhận thức rõ lợi ích của cổ phần hoá , thấy được bản chất cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là quá trình chuyển đổi sở hữu nhà nước thành sở hữu hỗn hợp của nhiều cổ đông , làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của công ty cổ phần mạnh hơn doanh nghiệp nhà nước trước đây . Từ đó chuyển biến nhận thức , đặt quyết tâm khẩn trương thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước . 3. 2 – Phải lựa chọn doanh nghiệp hội tụ đủ điều kiện để cổ phần hoá : có phương hướng sản xuất kinh doanh rõ ràng , có thị trường tiêu thụ , người lao động có việc làm ổn định , thu nhập ở mức trung bình khá , bộ máy quản lý có năng lực được tín nhiệm , có sự đoàn kết thông nhất cao . 3. 3 – Tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhanh hay chậm do chính bản thân các doanh nghiệp quyết định . Bên cạnh đó cũng không thể thiếu vai trò chỉ đạo kiên quyết , sát sao của chính phủ và các bộ , ngành liên quan .. - Việc đôn đốc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của các cấp , các ngành vừa phải đảm bảo kịp thời , đúng nguyên tác , pháp luật , vừa phải tạo ra sự phấn khởi cho ban đổi mới quản lý doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp . 3 . 5 – Doanh nghiệp cổ phần hoá phải đẩm bảo không làm thất thoát tài sản , tiền vốn của nhà nước , sản xuất ,kinh doanh tiến hành bình thường , đảm bảo việc làm , thu nhập và nộp bảo hiểm cho người lao động , nộp ngân sách theo luật định , giữ vững ổn định trong doanh nghiệp . Kết luận Qua phần nội dung ở phía trên chúng ta thấy được nhiều vấn đề hiện nay trong cổ phần hoá doanh nghiệp thương mại nhà nước. Cổ phần hoá DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước và DNTM nhà nước cũng nằm trong chủ trương đó . Chúng ta thấy hiện nay các DNTMNN là tương đối nhiều và phổ biến rộng khắp trong nền kinh tế toàn quốc . Các DN đa số nhỏ , lẻ , vốn ít , năng lực cạnh tranh thấp chưa hình thành các tập đoàn thương mại lớn . Đa số các công ty thương mại nhà nước đều nằm tronh chủ trương CPH DNNN của Đảng và Nhà nước . Nhưng việc cổ phần hoá chúng là một vấn đề nan giải và hết sức khó khăn , với nhiều lý do từ nhiều phía . Nhưng yếu tố chính nhất vẫn là từ phía các doanh nghiệp và nhiều doanh nghiệp vì lợi ích cuẩ mình đã tìm nhiều cách để hoãn lại việc cổ phần háo của mình . Hiện nay , khi chúng ta đang chuyển sang kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế , cần nhiều cách thức chuyển hoá khác nhau trong đó CPH DNNN . Khi chuyển sang đã giảm tải cho nhà nước về việc quản lý DN . Giúp cho các DN tự đứng vững trên đôi chân của mình , không dựa dẫm , ỷ lại vào nhà nước , tạo đà , tạo động lực cho các DNTMNN đi lên. Nó như một đòi hỏi tất yếu trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay . Vì thé chúng ta cần phải khắc phục tình trạng chậm chễ trong việc CPH các DNTMNN Hiện nay , bằng các giải pháp cụ thể gắn liền với thực tiễn hiện nay đang diễn ra . Tài liệu tham khảo 1- Nhìn vào một số doanh nghiệp thuộc bộ thương mại đang cổ phần hoá - Quang Bình –TM số 9-1999. 2- Ngành thương mại Thừa Thiên Huế qua năm năm thực hiện nghị quyết 12 của bộ chính trị – Hồ Viết Lễ – TM số 2+3/2001 . 3- Một số suy nghĩ về sắp xếp , phát triển doanh nghiệp nhà nước bộ thương mại theo tinh thần nghị quyết hội nghị trung ương Đảng lần thứ ba - Bùi Duy Quý – TM số 5/2002 . 4- Mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước năm 2000 và những giải pháp – Vũ Huy Từ – tạp chí Quản Lý Nhà Nước . 5- Ba nguyên nhân cơ bản làm chậm tiến trình cổ phần hoá - Hồng Thuý –TM tháng 8/2001 . 6- Về cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thuộc bộ thương mại – Phan Tố Uyên –KTVPT số 29/1999. 7- Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn - Nguyễn Ngọc Quang - H: Khoa học xã hội 1996 - 183 8- Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước kinh nghiệm thế giới - Hoàng Đức Tảo/H. Thống kê, 1993 - 126. 9- Tìm hiểu Công ty cổ phần và cổ phần hoá một số doanh nghiệp Nhà nước - Hoàng Công Phi - H: Viện Khoa học tài chính 1992 - 169. 10- Những kiến nghị để đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước - Phạm Đình Toán - Thương mại số 9/2001. 11 - Chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp Nhà nước năm 2001: nguyên nhân chậm trễ và hướng khắc phục - Lê Hoàng Hải - Tài chính tháng 3/2002. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35361.doc
Tài liệu liên quan