Đồ án Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trên địa bàn Thị Xã Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước

Một số đề nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH trên địa bàn TXĐX: Tập trung đầu tư một số trang thiết bị và cải tiến quy trình kỹ thuật thu gom CTRSH để khắc phục hiện trạng ô nhiễm như hiện nay. Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục và phổ biến các văn bản pháp luật về vệ sinh môi trường, vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn minh, không vứt rác ra đường phố, khu công cộng. Thực hiện chính sách xã hội hóa công tác thu gom và xử lý CTRSH. Thí điểm chương trình PLCTRSHTN nhằm tận dụng và tái chế phế liệu đồng thời giúp giảm chi phí thu gom, vận chuyển và giảm ô nhiễm môi trường. Thường xuyên có kế hoạch theo dõi, đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao trình độ, ý thức, trách nhiệm để thực hiện việc giám sát và xử lý cũng như giáo dục hướng dẫn về môi trường cho nhân dân. Tăng cường kiểm tra, xử phạt các hành vi vi phạm vệ sinh môi trường nhằm tạo thói quen cho người dân trong vấn đề giữ gìn vệ sinh đô thị Phối hợp hài hòa giữa các cơ quan chức năng với nhau để việc quản lý CTRSH tại TXĐX – tỉnh Bình Phước đạt hiệu quả.

doc113 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 791 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trên địa bàn Thị Xã Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc tính tốc độ thải CTRSH của toàn TXĐX hiện nay là 0,6 kg/người/ngày. Theo đà phát triển của xã hội, tốc độ thải CTRSH bình quân đầu người sẽ ngày một tăng lên và dự báo tốc độ thải CTRSH đến năm 2020 dự tính sẽ là 0,9 kg/người/ngày. Kết quả tính toán được đưa ra ở bảng 4.2. Công thức dự đoán áp dụng như sau: Khối lượng CTRSH (tấn/ngày) = [tốc độ thải CTRSH (kg/người/ngày) * dân số trong năm] /1000. Bảng 4.2 : Dự báo khối lượng CTRSH trên địa bàn TXĐX đến năm 2020 STT Năm tính toán Dânsố (người) Tốc độ thải CTRSH (kg/người/ngày Khối lượng CTRSH ở TXĐX(tấn/ngày) Khối lượng CTRSH ở TXĐX(tấn/năm) 1 2006 67.733 0,6 40,64 14.834 2 2007 69.053 0,6 41,43 15.122 3 2008 70.399 0,6 42,24 15.418 4 2009 71.770 0,6 43,06 15.717 5 2010 73.169 0,6 43,90 16.024 6 2011 74.483 0,7 52,14 19.031 7 2012 75.912 0,7 53,14 19.396 8 2013 77.368 0,7 54,16 19.768 9 2014 78.852 0,7 55,19 20.144 10 2015 80.365 0,8 64,29 23.466 11 2016 81.906 0,8 65,52 23.915 12 2017 83.477 0,8 66,78 24.375 13 2018 85.078 0,9 76,57 27.948 14 2019 86.710 0,9 78,04 28.485 15 2020 88.374 0,9 79,54 29.032 Nguồn : Tác giả thực hiện Hình 4.1 : Đồ thị diễn biến khối lượng CTRSH tại TXĐX đến năm 2020. Nguồn: Tác giả thực hiện Như vậy, theo dự báo thì dân số trên địa bàn TXĐX ngày càng gia tăng đây là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng khối lượng CTRSH. Theo bảng 4.3 cho thấy vào năm 2020 dân số tăng 88.374 người điều này cũng có nghĩa là khối lượng CTRSH trên địa bàn TXĐX vào năm 2020 cũng tăng do bởi mức sống của người dân thị xã ngày càng tăng cao. Nếu như các nhà quản lý không có những kế hoạch và chiến lược quản lý thích hợp để kiểm soát sự ô nhiễm do CTRSH gây ra thì trong tương lai toàn thị xã sẽ chịu cảnh sống chung với CTRSH. Bảng 4.3: Bảng dự báo thu gom CTRSH trên địa bàn TXĐX 2007 - 2020 Năm Dân số (người) Khối lượng CTRSH Hiệu suất thu gom (%) Khối lượng CTRSH thu gom Tấn/ngày Tấn/năm Tấn/ngày Tấn/năm 2006 67.733 40,64 14.834 70 28,45 10.384 2007 69.053 41,43 15.122 70 29,00 10.585 2008 70.399 42,24 15.418 70 29,57 10.793 2009 71.770 43,06 15.717 75 32,30 11.790 2010 73.169 43,90 16.024 75 32,93 12.019 2011 74.483 52,14 19.031 75 39,11 14.275 2012 75.912 53,14 19.396 80 42,51 15.516 2013 77.368 54,16 19.768 80 43,33 15.815 2014 78.852 55,19 20.144 80 44,15 16.115 2015 80.365 64,29 23.466 85 54,65 19.947 2016 81.906 65,52 23.915 85 55,69 20.327 2017 83.477 66,78 24.375 85 56,76 20.717 2018 85.078 76,57 27.948 90 68,91 25.152 2019 86.710 78,04 28.485 90 70,24 25.638 2020 88.374 79,54 29.032 90 71,59 26.130 Nguồn: Tác giả thực hiện Hình 4.2 : Đồ thị mối quan hệ giữa lượng CTRSH phát sinh và lượng CTRSH thu gom trên địa bàn TXĐX. Nguồn: Tác giả thực hiện 4.1.2. Dự báo về thành phần CTRSH : Thành phần CTRSH ở Việt Nam nói chung và TXĐX nói riêng rất đa dạng và phức tạp. Các thành phần trong CTRSH trên địa bàn TXĐX luôn luôn biến động điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: kinh tế, tập quán sinh hoạt, vị trí địa lý, Ví dụ như khi so sánh thành phần vật lý CTRSH giữa hai địa phương khác nhau là TPHCM một trung tâm văn hóa kinh tế lớn nhất trong nước và TXĐX cho thấy khi đời sống của dân cư càng cao, mức độ công nghiệp hóa càng lớn thì mức độ biến động về thành phần CTRSH càng cao. Các loại CTR hữu cơ dễ phân hủy tăng lên, các loại CTR khó phân hủy như: bao bì, giấy gói, nhựa tăng mạnh. Điều này được thể hiện rất rõ qua bảng 4.4. Bảng 4.4 : Thành phần vật lý CTRSH của TXĐX và TPHCM STT Thành phần TXĐX (%) TPHCM (%) 1 Thực phẩm 86,7 – 89,90 65 – 95 2 Giấy 1,6 – 4,2 0,5 – 25 3 Nhựa 0 – 0,9 1,5 – 17 4 Vải 0 – 2,0 0 – 5 5 Caosu 0 – 2,5 0 – 1,5 6 Thủy tinh 0 0 – 1,3 7 Kim loại 0 0 – 0,3 Nguồn: Trung tâm Công nghệ môi trường CEFINEA, 9/2001. Căn cứ vào so sánh về thành phần vật lý của CTRSH giữa TPHCM và TXĐX ở trên đi đến nhận định về sự biến đổi thành phần CTRSH trên địa bàn TXĐX như sau: - Căn cứ vào định hướng phát triển tỉnh Bình Phước tới năm 2020 cho thấy. TXĐX hiện nay đã và đang tiến hành thúc đẩy sự phát triển kinh tế góp phần năng cao đời sống của nhân dân. Số người lao động sản xuất trong các ngành công nghiệp sẽ tăng cao, cũng nhanh chóng thúc đẩy chất lượng cuộc sống của người lao động. Khi đời sống của người dân tăng cao thì hình thức sinh hoạt cũng đổi khác dẫn đến CTRSH cũng khác hơn. Thành phần CTR là giấy gói, plastic, cao su cũng tăng lên làm đa dạng thêm thành phần CTRSH. - Do công nghiệp hoá nên hình thức lao động cũng khác đi. Các thực phẩm dư thừa trước đây được tận dụng đưa vào chăn nuôi thì nay trở thành CTRSH làm tăng thành phần hữu cơ thải bỏ. Khác với biến động về khối lượng có thể tính toán được, sự thay đổi thành phần CTRSH rất khó có thể xác định chính xác bằng những con số, bởi vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy việc dự báo diễn biến thành phần CTRSH trong tương lai chỉ có thể thực hiện bằng cách tham khảo thành phần CTRSH của nhiều quốc gia và khu vực có tập quán tiêu dùng và sinh hoạt gần giống với Việt Nam (như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc,) cũng như tham khảo các số liệu của những quốc gia phát triển hiện có ( như Pháp, Ý, Mỹ,). Nói chung, bằng cách hệ thống hóa các tài liệu và số liệu, chỉ có thể dự báo một cách khái quát là khi mức sống của người dân tăng lên thì thành phần CTRSH thay đổi theo khuynh hướng sau: Thực phẩm : tăng Giấy : tăng Plastics: tăng Thành phần không cháy (kim loại và thủy tinh) : tăng Rác vườn (cỏ, lá cây, ) và củi gỗ : giảm Tro : giảm Nhận xét chung về hiện trạng CTRSH : Qua việc phân tích và dự báo về khối lượng, thành phần và quản lý CTRSH trên địa bàn TXĐX cho thấy: CTRSH được xử lý bằng cách đổ đống lộ thiên tại bãi rác Tiến Hưng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe của những người dân sống xung quanh. Theo khảo sát CTRSH có thành phần hữu cơ dễ phân hủy cao (83 – 92%), độ ẩm cũng khá cao (62,8 – 78%), như vậy rất thích hợp cho việc chế biến phân compost. Bên cạnh các thành phần khác như: nhựa, thủy tinh , giấy, chiếm tỷ lệ tương đối và theo dự báo trong tương lai các thành phần này sẽ tăng lên điều này rất thích hợp cho việc áp dụng phương pháp tái chế CTRSH. 4.2. Đánh giá ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường tự nhiên và kinh tế – xã hội Với khối lượng CTRSH phát sinh như dự báo, nếu chúng ta không có các biện pháp quản lý khả thi, thì chúng sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đối sức khoẻ con người nói riêng và đối với môi trường nói chung. Mặc dù xí nghiệp đã cố gắng trong công tác thu gom và xử lý CTRSH nhưng những bất cập vẫn còn tồn tại, ít nhiều gây ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và môi trường xung quanh. Do vậy, với khối lượng CTRSH đã dự báo thì trong tương lai cũng có những tác động trực tiếp đến môi trường và sức khoẻ con người. Do đó, để hạn chế tối đa những hậu quả xấu xảy ra đối với môi trường thì chúng ta cần phải có những dự báo ảnh hưởng đến môi trường dựa trên cơ sở khối lượng CTRSH đã được dự báo. 4.2.1. Aûnh hưởng đến môi trường không khí: CTRSH thường gây ô nhiễm không khí do các tác nhân gây ô nhiễm như ruồi, muỗi,VSV,.... Các điểm tổ chức thu gom CTRSH trên đường phố, trong các chợ, khu dân cư,, là nơi thu hút các loại côn trùng, vi khuẩn và vi trùng gây bệnh, tuy các VSV gây bệnh có chu trình sống ngắn nhưng mức độ sinh sản cao nên chúng nhanh chóng lan tỏa và ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh. Do vậy những khu vực dân cư sinh sống gần các điểm tập kết rác, BCL và công nhân vệ sinh môi trường thường mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, mắt và da. Không khí môi trường bị ô nhiễm bởi tổ chức sinh vật gây bệnh do sự khuếch tán và lan truyền của tổ chức sinh vật từ trong CTRSH, đặc biệt là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, chất thải bị thối rữa nhanh chóng là nguyên nhân gây mùi xú uế ô nhiễm môi trường trong không khí xung quanh, ảnh hưởng không những công nhân môi trường mà còn đối với cộng đồng dân cư. BCL hở là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng. Quá trình phân hủy CTR hữu cơ trong bãi rác phát sinh ra khí chủ yếu là khí CH4 và CO2, các chất khí ô nhiễm từ trong BCL có thể khuếch tán vào trong môi trường không khí một cách dễ dàng, đặc biệt là khi có gió. Quá trình phân hủy kỵ khí các CHC trong BCL đã tạo thành một lượng lớn khí như CO2, CH4, NH3, H2S, CHC bay hơi, điều ảnh hưởng đầu tiên lớn nhất là mùi hôi thối, đặc biệt gây ảnh hưởng khó chịu đến công nhân và khu vực dân cư xung quanh. Việc hít thở khí ở BCL có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người như bệnh viêm phổi, viêm họng, ho, hen suyễn,... Những tác động đến sức khỏe (cấp tính và mãn tính) là hậu quả của sự hít thở khí ô nhiễm. Khí phát thải từ các hoạt động trong quá khứ và hiện tại, cũng như sự bay hơi của các hợp CHC, bụi và các khí axít từ khu vực đổ thải CTR, có thể gây tiếp xúc trực tiếp đến người dân sống hoặc làm việc gần những nơi bị ô nhiễm. Ngoài ra, quá trình thu gom, vận chuyển CTRSH cũng như khi làm vệ sinh đường phố, dễ gây ra bụi, bụi cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường không khí. 4.2.2. Aûnh hưởng đến môi trường nước: Toàn bộ lượng CTRSH sinh ra trên địa bàn TXĐX tỉnh Bình Phước , sau khi được thu gom từ nhiều nguồn khác nhau đều được vận chuyển và đổ vào bãi rác Tiến Hưng. Trong CTRSH thường chứa một lượng nước nhất định cộng với lượng nước mưa rất lớn ngấm vào (TXĐX nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa), bãi rác Tiến Hưng- TXĐX đã và đang sinh ra một lượng nước rò rỉ khá lớn. Hơn nữa, do CTRSH không được phân loại khi thu gom, không kiểm soát được thành phần khi đưa đi chôn lấp, nước rỉ rác thoát ra có tải lượng lớn và nồng độ chất ô nhiễm rất cao. Nước rò rỉ trong BCL phần lớn ngấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, làm giảm độ pH dẫn đến hòa tan các kim loại nặng vào nguồn nước. Người dân sử dụng nguồn nước ngầm này sẽ bị nhiễm bệnh có nguy cơ bị các bệnh về đường ruột và các bệnh khác. Đặc biệt, các kim loại nặng tích lũy trong nước có thể là nguyên nhân gây nên những căn bệnh ung thư. Ngoài ra, trong nước rò rỉ còn chứa rất nhiều CHC và mầm bệnh nếu không cẩn thận có thể gây nên những dịch bệnh lan tràn. Trong BCL có nhiều phản ứng sinh học và hóa học diễn ra do vậy nồng độ của các chất ô nhiễm cũng có rất nhiều thay đổi, nhất là trong thời gian tới khi tỷ lệ thu gom CTRSH trên địa bàn TXĐX tăng lên, lượng CTRSH phát sinh lớn dần dẫn đến lượng nước rò rỉ sinh ra cao hơn, nguy cơ ô nhiễm mạch nước ngầm càng lớn, khi mưa xuống các chất thải sẽ bị cuốn theo nước mưa, nước rỉ ra từ CTRSH bị hòa tan vào nước mưa, nước mưa có lẫn nước rác hòa tan nhiều chất hữu cơ và các chất hóa học khác chảy tràn vào các ao, hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt. 4.2.3. Aûnh hưởng đến môi trường đất: Thành phần chủ yếu trong CTRSH là CHC nên chúng sẽ bị phân huỷ trong môi trường đất trong điều kiện yếm khí và hiếu khí và sản phẩm cuối cùng của hai quá trình này là H2O, CO2, CH4,, gây độc cho môi trường. Với một khối lượng vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ làm cho CTR không gây ô nhiễm nhưng với khối lượng quá lớn trong tương lai, nếu chúng ta không có các biện pháp quản lý thích hợp thì môi trường sẽ trở nên quá tải, do đó mất đi khả năng tự làm sạch của mình và bị CTR làm ô nhiễm. Ô nhiễm này cùng với ô nhiễm các kim loại nặng, các chất độc có trong CTR theo nước trong đất chảy xuống làm ô nhiễm mạch nước ngầm đây là vấn đề quan trọng cần phải quan tâm vì ô nhiễm nguồn nước ngầm thì khó xử lý. 4.2.4. Aûnh hưởng đến kinh tế – xã hội và sức khỏe cộng đồng: Tại TXĐX tỉnh Bình Phước hàng ngày phải có hơn 54 người công nhân quét rác tại các tuyến đường, chợ, các điểm công cộng. Hàng năm, để đáp ứng nhu cầu thu gom, vận chuyển rác, TXĐX phải đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị như xe ép rác, xe đẩy tay,..., đồng thời phải tăng cường bổ sung thêm về mặt nhân lực. Như vậy chỉ tính riêng công tác thu gom CTRSH tại TXĐX phải tốn khoảng 10 tỷ đồng/năm, đó là chưa kể đến xử lý CTR và hàng loạt vấn đề có liên quan. Đến năm 2020 lượng CTRSH phát sinh ra trên địa bàn TXĐX gia tăng, chi phí cho công tác quản lý CTR còn cao hơn rất nhiều. Chi phí cho công tác quản lý CTR thật sự là một khó khăn đối với TXĐX - tỉnh Bình Phước, là một thị xã đang trên đà phát triển. Như chúng ta đã biết, CTRSH luôn và những vật được coi là phế thải cần loại bỏ, vì vậy chúng tác động rất xấu đến mỹ quan thị xã nếu không được thu gom và lưu trữ thích hợp. Ở những nơi người dân kém ý thức, họ thường thải rác bừa bãi ra ngay trên đường phố tạo nên những “đụn” rác với đủ loại phế thải màu sắc hỗn tạp: bao nylon, thực phẩm thừa, phế phẩm sinh hoạt, thậm chí có nơi con người và súc vật còn phóng uế bừa bãi. Những “bãi rác” này phân huỷ tự do, thu hút nhiều loại ký sinh trùng cũng như các động vật gây hại khác. Ruồi, muỗi, chuột,, thường xuyên bu đen kịt trên những “bãi rác” kiểu này. Điều này làm ảnh hưởng lớn tới mỹ quan của khu vực xung quanh, đặc biệt có tác động rất tiêu cực tới du khách nước ngoài. Bên cạnh đó CTR còn tập trung nhiều tại miệng cống gây tắc nghẽn ngập lụt khi trời mưa, lúc này đường phố không còn vẻ xanh, sạch vốn có của nó. Con người và môi trường luôn luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Nếu môi trường không lành mạnh thì sức khoẻ con người cũng bị ảnh hưởng. Những hành động vứt bỏ chất thải hữu cơ, xác chết động vật một cách bừa bãi qua những vật trung gian truyền bệnh sẽ gây ra nhiều bệnh tật, nhiều lúc trở thành dịch, điển hình nhất là dịch hạch thông qua môi trường trung gian là chuột đã gây ra hàng nghìn người chết vào những năm 1930 – 1940. Ô nhiễm không khí do CTRSH tác động vào con người và động vật thông qua con đường hô hấp chúng gây ra một số bệnh như : viêm phổi, viêm họng, bệnh ho, hen suyễn, .... CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI TỈNH BÌNH PHƯỚC 5.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý CTRSH hiện hành trên địa bàn TXĐX- tỉnh Bình Phước Để công tác quản lý CTRSH đạt hiệu quả cao, trước hết phải có một hệ thống quản lý toàn diện, cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý CTRSH là một vấn đề quan trọng rất đáng được quan tâm, đặc biệt là ở các cấp cơ sở. UBND tỉnh Bình Phước UBND Thị Xã Khối UBND phường XNCTCC BCL hợp vệ sinh Thu gom, vận chuyển Xử lý, tiêu hủy Sở TN & MT tỉnh Bình Phước Sở – Ban ngành khác Phòng quản lý CTR Phòng – Ban khác Đội vệ sinh môi trường Hình 5.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý CTRSH trên địa bàn TXĐX Nguồn: Tác giả thực hiện Tổ chức quản lý CTRSH từ cấp thị xã đến cấp phường: Cấp Thị xã: Thành lập phòng quản lý CTR các vấn đề về CTRSH, hoạt động dưới sự quản lý của Sở TN & MT tỉnh Bình Phước. Có chức năng phụ trách quản lý quy hoạch và hệ thống quản lýù CTRSH, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác vận hành hệ thống quản CRTSH đảm bảo chất lượng vệ sinh. Thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Sở soạn thảo các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực CTRSH trên địa bàn thị xã, bên cạnh đó có thể chủ động xây dựng các kế hoạch, chương trình nâng cao chất lượng phục vụ của lĩnh vực quản lý CTRSH, tham gia các kế hoạch, chương trình của thị xã liên quan đến lĩnh vực quản lý CTRSH. Trách nhiệm của phòng quản lý CTRSH: Quản lý công tác CTRSH. Có hệ thống tài chính đơn giản thích hợp cho công tác thu phí vệ sinh và quản lý hợp đồng. Có nhiệm vụ, chức năng điều hành toàn bộ hệ thống quản lý CTRSH của thị xã, của phường. Giám sát, dự báo tình hình CTRSH. Đào tạo, huấn luyện cán bộ chuyên môn cho ngành quản lý CTRSH . Phối hợp cùng với Sở TN & MT- tỉnh Bình Phước trong công tác giám sát, kiểm soát môi trường và xử phạt. Cấp phường: Thành lập phòng quản lý môi trường. Phân công 2-3 cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về quản lý CTRSH. Mỗi phường nên thành lập đội vệ sinh riêng, đội vệ sinh này do phường hoặc đơn vị tư nhân đứng ra ký hợp đồng với phường và ban quản lý bãi rác. Đội thu gom của phường có trách nhiệm: Kiểm tra, giám sát công tác thu gom rác trong toàn bộ địa bàn của mình, thực hiện thu gom, vận chuyển và trung chuyển đúng quy trình. Nhắc nhở và lập biên bản các trường hợp vi phạm vệ sinh môi trường công cộng. 5.2. Biện pháp chính sách – pháp luật Để thực hiện tốt công tác quản lý CTR nói chung và CTRSH nói riêng, trước hết cần thiết phải có một hệ thống văn bản pháp luật, các quy chế cụ thể liên quan đến vấn đề này. Do đó, Sở TN & MT tỉnh Bình Phước và XNCTCC tại TXĐX nên nghiên cứu, đề xuất UBND Tỉnh và TXĐX ban hành các chính sách, quy định về quản lý CTRSH từ cấp độ thị xã cho đến các phường. Các văn bản luật hướng đến: Nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn đã được quy định trong Luật bảo vệ môi trường, tất cả vì sự phát triển bền vững. Từng bước cân đối thu chi trong việc thu gom, vận chuyển CTRSH đô thị, trên cơ sở tính đúng và đủ mọi chi phí, từ đó xác định mức thu phí vệ sinh, phí vệ sinh phải được điều chỉnh theo từng giai đoạn phù hợp với thu nhập bình quân của người dân. Khuyến khích thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH với các ưu đãi như hỗ trợ về vốn, miễn giảm thuế... Công nhân trực tiếp làm việc trong các khâu thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH phải được xếp ở ngành lao động nặng và độc hại, từ đó có chế độ tiền lương, phụ cấp độc hại, bảo hộ lao động phù hợp. Xét về tổng thể, việc thu nhặt phế thải rất có lợi cho công tác quản lý CTRSH vì thu hồi được một lượng lớn phế thải đưa vào tái chế hoặc tái sử dụng, do đó cần phải có một đơn vị hay một tổ chức để quản lý đội ngũ thu nhặt phế thải này. Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm luật BVMT, quy chế và quy tắc vệ sinh đô thị, cần có chế độ khen thưởng và xử phạt thích đáng. Trên cơ sở pháp lý cơ bản của văn bản luật, việc xây dựng và triển khai thực hiện cụ thể các quy chế nội dung như sau: Quy chế về phân loại rác tại nguồn. Quy chế về thùng rác hộ gia đình. Quy chế về xử phạt các vi phạm. Quy chế về sự phân cấp trách nhiệm của XNCTCC. 5.3. Biện pháp kỹ thuật 5.3.1. Phân loại rác tại nguồn: Công đoạn phân loại rác tại nguồn là công việc hết sức cần thiết vì nó không những tiết kiệm được nguyên vật liệu (đối với các loại CTR có thể tái sinh được) mà còn giảm chi phí xử lý, nâng cao hiệu quả xử lý. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (PLCTRSHTN) hầu như chưa thực hiện được mà nguyên nhân chính là do kinh phí của nhà nước còn eo hẹp và do ý thức của người dân chưa cao. Dẫu sao, đây cũng là biện pháp cần thiết, chắc chắn sẽ được thực hiện trong tương lai nên tác giả đề xuất việc PLCTRSHTN trên địa bàn TXĐX như sau: Đối với hộ gia đình: Phân làm 3 loại như sau: CTRSH có thể tái sử dụng bao gồm: Thủy tinh, nhựa (PE, PVC, PET,), kim loại (sắt, nhôm, lon đồ hộp,) giấy, carton, CTRSH khó phân hủy sinh học bao gồm: Cao su, vải, da, gỗ, sành sứ, xà bần, CTRSH dễ phân hủy sinh học bao gồm: Chất thải thực phẩm (loại này chiếm tỷ lệ khá lớn >50%), cây gỗ, Tuy nhiên trong giai đoạn 2007-2010, CTRSH tại các hộ gia đình có thể tiến hành phân làm 2 loại và trang bị 2 thùng rác có màu khác nhau (hoặc có thể là túi nylon với 2 màu sắc dễ phân biệt). Một để chứa các loại CTR dễ phân hủy, một chứa các loại CTR có thể bán ve chai hoặc tái chế như: lon bia, chai thủy tinh, đồ hộp, túi nylon, Sau khi chứa CTRSH vào những dụng cụ trên, người dân sẽ đem đổ CTR dễ phân hủy 1 lần/ngày để trách bốc mùi trong nhà, loại còn lại có thể đem bán ve chai hoặc đem đổ ở xa thu hồi phế liệu 2 lần/tuần. Đối với các cơ quan hành chính, trường học: Có thể phân thành các loại như trên nhưng tuyệt đối không cho phép thải chất thải nguy hại chung với CTRSH. Đối với CTRSH tại các nhà hàng, khách sạn, quán ăn: Phân ra thành các loại như sau: CTR hữu cơ, giấy, túi nylon và chai pet, lon đồ hộp và các loại khác. Đối với CTRSH tại các chợ: Thì công tác thu gom gặp phải khó khăn hơn, do lượng CTRSH thải ra rất đa dạng. Tuy nhiên, cần phải cố gắng khắc phục khó khăn và tiến hành phân loại như đối với các hộ gia đình. Nguồn phát sinh CTRSH CTRSH có khả năng tái chế CTRSH khôngcó khả năng tái chế Nhựa, nylon, chai thủy tinh Phân loại tại nguồn Kim loại: lon bia, vỏ đồ hộp, Giấy, báo, tạp chí, carton Chất thải rắn hữu cơ Chôn lấp hợp vệ sinh Tái chế Tái chế Tái chế Tái chế Sản phẩm mới Sản phẩm mới Giấy tái chế Phân compost Phần còn lại Hình 5.2: Mô hình đề xuất PLCTRSHTN của TXĐX giai đoạn 2007- 2010. Nguồn: Tác giả thực hiện Nguồn phát sinh CTRSH Nhựa, nylon, thủy tinh Tái chế Sản phẩm mới Đồ dùng điện tử: tivi, rađio Chôn lấp đặc biệt CTRSH không có khả năng tái chế CTRSH có khả năng tái chế CTR hữu cơ Kim loại: lon bia, đồ hộp Giấy, báo, tạp chí, carton Chôn lấp hợp vệ sinh CTRSH có tính độc hại CTR xà bần Vải vụn, sành sứ Bình xịt muỗi, pin gia dụng Tái chế Tái chế Tái chế Phân Comost Sản phẩm mới Giấy tái chế Phần còn lại Hình 5.3: Mô hình đề xuất PLCTRSHTN của TXĐX giai đoạn 2010 – 2020. Nguồn: Tác giả thực hiện 5.3.2. Thu gom, vận chuyển và tái chế: 5.3.2.1. Thu gom và vận chuyển: Thu gom CTRSH ở các hộ gia đình: Sau khi thực hiện PLCTRSHTN tại các hộ gia đình, CTRSH hàng ngày của các hộ dân được đựng trong túi nilon có dung tích 5,10,15 lít tùy thuộc mức độ thải của từng gia đình. Phần phế liệu được người dân gom bán cho các người mua phế liệu, phần CTRSH còn lại sẽ đựng trong túi nilon được buộc kín lại khi đầy rác. Khi gần đến giờ thu gom rác, người dân đem rác để trước nhà, gần lề đường hoặc cho vào thùng rác công cộng, Công nhân vệ sinh sẽ thu gom và vận chuyển về bãi rác. CTR hữu cơ sẽ được thu gom mỗi ngày và các loại CTR khác thu gom 2 lần/tuần. Giá thành bao nylon rẻ, khoảng 100 - 150 đồng/bao, nên mỗi hộ sẽ chi khoảng 3.000 - 5.000 đồng/tháng. Ưu điểm của cách thu gom này là sạch gọn, không bị mất giỏ đựng rác, không cần tập trung rác về điểm hẹn, công nhân vệ sinh đỡ vất vả. Quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển CTRSH được đưa ra trong hình 5.4 CTRSH Phân loại sơ bộ tại nguồn CTRSH sau khi phân loại Xe đẩy tay, xe cải tiến Điểm hẹn Phế liệu Tận dụng bán phế liệu BCL Xe ép rác Hình 5.4: Quy trình thu gom , phân loại, vận chuyển CTRSH. Thu gom CTRSH đường phố: CTRSH đường phố được hình thành từ các nguồn như lá cây rụng, cây cỏ dại, bụi, đất cát, CTR do khách vãng lai xả ra đường, CTR từ các hộ dân thiếu ý thức đổ bừa bãi ở góc đường, góc phố, Việc quét CTR đường phố nên thực hiện vào ban đêm vì lượng xe cộ ít, trời mát, hết khách bộ hành nên việc quét dọn sẽ nhanh và sạch hơn. Tuy nhiên, tại những góc phố không có đèn đường hoặc đèn không đủ sáng rất dễ gây tai nạn cho công nhân vệ sinh, do đó cần phải trang bị cho công nhân quét đường quần áo bảo hộ lao động có phản quang. Công nhân dùng xe đẩy tay để thu gom CTR đường phố, dùng chổi cán dài quét và hốt bằng ky cho đến khi CTR đầy xe, vận chuyển về điểm hẹn hoặc trạm trung chuyển, tiếp tục thực hiện chuyển tiếp theo cho đến khi hết tuyến đường quy định. Trung bình mỗi công nhân đảm trách khoảng 1-2 km đường. Cự ly từ địa bàn quét đến điểm hẹn hoặc trạm trung chuyển khoảng 1-2 km. Thu gom CTRSH công cộng: Ở các khu vực công cộng như công viên, câu lạc bộ vui chơi giải trí nhất thiết phải trang bị thùng rác cục bộ tùy theo lượng người và lượng CTR thải ra, thùng rác phải đúng quy định, có nắp đậy, tránh vung vãi, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân thu gom hàng ngày bằng xe ép rác chạy dọc các tuyến đường. Dọc các đường phố lớn có nhiều khách vãng lai hay dọc các bờ kênh, bờ kè cần đặt các thùng rác công cộng có dung tích 240 lít với quy cách tiện cho việc bỏ rác vào thùng cũng như dễ lấy rác đi. Thu gom CTRSH ở các cơ quan hành chính: Đối với các cơ quan lớn có lượng CTR thải ra trên 200 kg/ngày, cơ quan nên tự thu gom CTR vào thùng chứa thích hợp, có nắp đậy và hợp đồng với XNCTCC đến vận chuyển đi. Phương tiện vận chuyển có thể dùng xe ép rác có tải trọng 2,5 tấn với tần số thu gom 2 lần/tuần; Đối với các cơ quan có lượng CTR nhỏ có thể áp dụng biện pháp thu gom như đối với CTR ở các nơi công cộng. Thu gom CTRSH nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống lớn: CTRSH của khu vực này đa số là CTR thực phẩm chứa nhiều CHC, phân hủy nhanh chóng, quá trình phân hủy sẽ gây hôi thối, tác hại đến môi trường xung quanh, do đó CTR phải được chứa trong loại thùng chứa phù hợp, có nắp đậy. Công tác thu gom đòi hỏi phải đúng giờ quy định để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và mua bán, phải thu gom hết khối lượng CTR phát sinh trong ngày. Dùng xe ép rác chuyên dùng để thu gom nhằm đảm bảo thu gom đúng giờ và tránh gây rơi vãi CTR trên đường. Thu gom CTRSH ở chợ : Nguyên tắc thực hiện việc thu gom CTRSH ở các chợ là phải thu gom hết trong ngày, việc để tồn CTRSH lại ngày hôm sau sẽ gây rất nhiều khó khăn vì CTRSH ngày hôm sau sẽ nhiều hơn, thành phần hữu cơ trong CTRSH sẽ bị phân hủy gây hôi thối, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mua bán và sức khỏe của công nhân vệ sinh. Vì vậy CTRSH ở chợ được thu gom và giải quyết nhanh không để tồn đọng. Đối với CTR chợ trung tâm, chợ lớn sẽ từng bước đầu tư bô chứa CTR hợp vệ sinh. Các hộ kinh doanh có dụng cụ đựng CTR riêng, nhân viên vệ sinh của chợ phải nhanh chóng thu gom và vận chuyển CTR ra bô chứa tập trung. Sau mỗi ngày hoạt động, Công nhân vệ sinh sẽ quét dọn và thu gom CTR còn lại đưa về bô rác, xe ép rác sẽ vận chuyển rác về bãi tiếp nhận và xử lý. Đối với các chợ nhỏ, việc thu gom CTR sẽ được tiến hành sau mỗi buổi tan chợ, công nhân vệ sinh thu gom rác và vận chuyển rác bằng xe đẩy tay tới điểm tập trung. CTR chợ Thùng 660L Xe ép rác BCL Xe ép rác Hình 5.5: Quy trình vận chuyển CTR hữu cơ từ chợ. Nguồn: Tác giả thực hiện CTRSH của các bệnh viện, trạm y tế phường: CTRSH của bệnh viện, trạm y tế chứa nhiều vi trùng gây bệnh, có khả năng lây lan dịch bệnh rất cao. Để thu gom và phân loại CTR có hiệu quả cho việc xử lý, các bệnh viện, các cơ sở y tế nhất định phải trang bị cho các khoa khám và chữa bệnh, các khu vực công cộng và các khu điều trị tối thiểu 3 loại thùng rác có màu sắc khác nhau với quy định cụ thể: Thùng màu đỏ dùng để đựng các loại CTR như bông băng phẫu thuật, kim tiêm, ống nhựa, giấy, túi nylon, các chất dễ cháy và đặc biệt một số phòng, bộ phận còn dùng để đựng các mô phẫu thuật. Thùng màu vàng dùng để đựng chai lọ, vỏ đồ hộp, sành sứ và các loại chất thải bằng kim loại. Thùng màu xanh dùng đựng CTRSH như rau cỏ, vỏ trái cây, thức ăn dư thừa và các loại CTR tương tự. Theo phương pháp thu gom nói trên, sau khi CTRSH và CTR y tế đã được phân loại ngay từ đầu, CTRSH ở thùng màu xanh sẽ được xe rác tới thu gom mang đi xử lý tập trung hàng ngày, CTR y tế đựng trong các thùng đỏ sẽ được đem đốt trong lò đốt chuyên dụng, CTR trong thùng vàng có thể đem chôn lấp hoặc tái sử dụng các dạng phế liệu. Tái chế, tái sử dụng: CTRSH tại nguồn phát sinh: Hộ dân, thương mại, chợ, công sở,, được phân ra làm 2 loại: CTR dễ phân hủy và CTR còn lại được bỏ vào 2 thùng hoặc 2 bao khác màu theo quy định. Tới giờ hẹn xe sẽ đến thu gom từng loại riêng biệt, CTR dễ phân hủy được đưa đến khu vực hoặc nhà máy chế biến phân compost, phân loại sơ và tiến hành ủ. CTR còn lại được đưa đến khu vực khác và tiến hành phân loại: phần có thể tái chế đưa đến cơ sở tái chế, phần còn lại đưa ra bãi chôn lấp. Sau đây là một số đề xuất tái chế CTRSH : Đề xuất tái chế CTR hữu cơ dễ phân huỷ bằng phương pháp ủ phân compost: Phân trộn (Compost) là một vật liệu giống như đất mùn được tạo ra do quá trình ổn định sinh học hiếu khí các chất hữu cơ có trong CTRSH. Việc chế biến thành phân trộn đạt hiệu quả nhất khi dòng chất thải không có chứa các vật liệu vô cơ. Quá trình phân hủy sinh học là quá trình tỏa nhiệt và việc chế biến phân trộn cần được duy trì ở nhiệt độ 55 – 600C trong suốt giai đoạn diễn ra quá trình phân rã. Khoảng nhiệt độ này là hiệu quả trong việc phá hủy các mầm bệnh. Chu trình chế biến phân compost vào khoảng 20 – 25 ngày. Trong chu trình đó, giai đoạn phân rã tối thiểu phải đạt 10 – 15 ngày. Một trong những trở ngại chính của việc chế biến thành phân compost là việc phát sinh ra các mùi hôi thối. Việc duy trì các điều kiện hiếu khí và một thời gian lưu thích hợp sẽ giúp giảm thiểu các vấn đề về mùi hôi. Tái chế CTR khó phân huỷ thành các sản phẩm hữu ích cho sinh hoạt và sản xuất như : - Tái chế các chất thải nhựa: Các phế liệu nhựa trong CTRSH có giá trị tương đối về mặt kinh tế vì vậy loại phế liệu này có xu hướng được thu nhặt một phần đáng kể tại hộ dân cư , trên đường phố, tại BCL. Sau đây là một đề xuất về công nghệ tái chế nhựa tương đối đơn giản có thể áp dụng ở các cơ sở vừa và nhỏ trên địa bàn TXĐX. Phế liệu nhựa Làm sạch Xay ,bằm Phân loại Hạt nhựa Tạo hạt Trộn màu Phơi khô Hình 5.6 : Sơ đồ công nghệ tái chế nhựa. Nguồn: Nguyễn Văn Phước, Giáo trình xử lý CTR, Viện tài nguyên và môi trường TPHCM, năm 2003. Nhựa phế phẩm như ống nước bể, đồ dùng bằng nhựa, nhựa vụn, bao nylon,.phân loại thành những loại như: PE, PP, PVC, PS, Sau đó được làm sạch bằng cách tùy theo loại phế liệu. Sau khi làm sạch, phế liệu được xay bằm và rửa bằng nước cho sạch hơn, các mẫu nhựa này được phơi khô tại bãi đất trống. Tùy theo yêu cầu sản phẩm mà các mẫu nhựa sau khi phơi khô sẽ được trộn màu và đưa vào máy tạo hạt để tạo thành sản phẩm nguyên liệu nhựa, đó là những hạt nhựa giống nguyên liệu tinh. - Tái chế các chất thải là giấy: Công nghệ tái chế có nhiều loại tùy thuộc vào chất lượng của nó, đối với giấy chất lượng cao như: giấy văn phòng, giấy tập sẽ được tái chế thành các sản phẩm như giấy vệ sinh. Giấy phế thải này được phân loại, sau đó đưa vào bể ngâm kiềm (NaOH) rồi tẩy trắng (nước Javen) tiếp theo được thêm các phụ gia và đem nghiền thành bột, đánh tơi bằng máy li tâm, được bơm qua hệ thống máy xeo, sấy khô và cuộn thành những cuộn lớn, sau đó được cắt xén để thành phẩm. Điều này thể hiện rất rõ trong sơ đồ công nghệ sau đây: Giấy phế thải Phân loại Ngâm Tẩy trắng Nghiền thành bột Lọc ly tâm Tráng mỏng Sấy khô Cuộn thành trục Thành phẩm Hình 5.7 : Sơ đồ công nghệ tái chế giấy phế thải thành giấy vệ sinh. Nguồn: Nguyễn Văn Phước, Giáo trình xử lý CTR, Viện tài nguyên và môi trường TPHCM, năm 2003. - Tái chế các chất thải là thủy tinh: Thủy tinh phế liệu thường được thu nhặt tại hộ dân và đem bán cho các vựa ve chai và được đưa đến các cơ sở tái chêù. Sau đây là sơ đồ công nghệ tái chế thủy tinh tương đối đơn giản có thể áp dụng ở TXĐX. Thủy tinh phế liệu được thu gom về cơ sở sản xuất, sau đó được rửa sạch và phân loại theo màu và độ tinh khiết, rồi được đập vụn và đổ vào lò nun. Khi nhiệt độ tăng cao sẽ làm thủy tinh nóng chảy và chảy theo các máng để ra khuôn tạo hình trong các khuôn ngay tại cửa lò. Sản phẩm sau khi lấy khỏi khuôn vẫn tiếp tục định hình trên đường hấp nhằm tránh gây bọt cho sản phẩm nếu thay đổi nhiệt độ đột ngột. Sản phẩm được để nguội,sau đó được kiểm tra và đống bao xuất xưởng. Những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn sẽ bị đập vỡ và nấu lại. Thủy tinh phế liệu Phân loại Rửa sạch Đập vụn Lò nun Tạo hình Thành phẩm Đập vỡ Bán ra thị trường Không đạt tiêu chuẩn Đạt tiêu chuẩn Hình 5.8 : Sơ đồ công nghệ tái chế thủy tinh. Nguồn: Nguyễn Văn Phước, Giáo trình xử lý CTR, Viện tài nguyên và môi trường TPHCM, năm 2003. - Tái chế các chất thải là kim loại: Các phế liệu kim loại trong CTRSH có giá trị tương đối cao về mặt kinh tế vì vậy loại phế liệu này có xu hướng được thu nhặt hầu như hoàn toàn tại những nguồn phát sinh, CTRSH khi đến BCL chỉ còn một phần rất ít thu nhặt được. Sau đây là một đề xuất về công nghệ tái chế kim loại tương đối đơn giản có thể áp dụng ở các cơ sở vừa và nhỏ. Nhôm phế thải Phân loại Rửa sạch Giảm kích thước Nấu chảy Đổ khuôn Để nguội Nhôm thỏi Hình 5.9 : Sơ đồ công nghệ tái chế nhôm. Nguồn: Nguyễn Văn Phước, Giáo trình xử lý CTR, Viện tài nguyên và môi trường TPHCM, năm 2003. Các phế thải nhôm được thu nhặt ngay tại nguồn phát sinh, trên đường phố, tại bãi chôn lấp,được bán cho các vựa ve chai và sau đó được bán cho các cơ sở tái chế. Tại đây nhôm được phân loại và tách ra các thành phần không phải nhôm như sắt, thép, Sau đó được làm sạch (tách đất, cát,) và đập để giảm kích thước trước khi đưa vào lò nấu chảy. Nhôm nguyên liệu sau khi được nấu chảy sẽ được đúc khuôn tạo phôi nhôm (nhôm thõi, phôi nhôm) sẽ được gia nhiệt để cán mỏng đúc thành các vật dụng khác hay có thể pha chế tạo ra các mặt hàng nhôm cao cấp. Tái chế sắt, đồng, cũng tương tự như tái chế nhôm. 5.3.3. Cải tiến hệ thống thu gom và vận chuyển: Việc PLCTRSHTN liên quan đến việc cải tiến hệ thống thu gom và vận chuyển CTRSH hiện đang vận hành trên địa bàn để phù hợp với chương trình PLCTRSHTN, để đảm bảo thu gom và vận chuyển kịp thời cũng như thực hiện tốt các yêu cầu về vệ sinh trong suốt các lộ trình thu gom và các tuyến vận chuyển CTRSH . Với mục tiêu PLCTRSHTN để nâng cao hiệu quả xử lý các thành phần khác nhau trong CTRSH đô thị, hệ thống thu gom cải tiến sẽ bao gồm hai hệ thống riêng biệt: một hệ thống thu gom CTR hữu cơ dễ phân hủy và một hệ thống thu gom các thành phần còn lại. Nội dung này liên quan đến một số họat động chính sau: Tổ chức, sắp xếp lại hoạt động của lực lượng thu gom – vận chuyển CTRSH trên địa bàn. Hoạch định các tuyến và lộ trình thu gom – vận chuyển CTRSH phù hợp với yêu cầu thực tế. Lập kế hoạch về thời gian lấy CTRSH dọc các tuyến và điều chỉnh lại sự phối hợp nhịp nhàng giữa các xe vận chuyển CTRSH và xe thu gom CTRSH. Đầu tư bổ sung các phương tiện thu gom, vận chuyển. 5.3.4. Xử lý bằng hình thức chôn lấp hợp vệ sinh: Với tình hình thực tế của TXĐX, nếu áp dụng phương pháp xử lý vi sinh, tái chế chi phí sẽ rất cao và vẫn phải chôn lấp vì một phần CTRSH không thể xử lý theo các phương pháp khác. Trên cơ sở tình hình thực tế hiện nay, điều kiện về kinh phí đầu tư còn hạn chế, mức sống của phần lớn nhân dân trong các phường của TXĐX vẫn còn thấp, khối lượng CTR hàng ngày tương đối nhỏ và chủ yếu là CTRSH. Dựa vào hiện trạng sử dụng đất, khí tượng, thuỷ văn và thảm thực vật các khu vực dự kiến quy hoạch, xử lý CTRSH của các khu vực của TXĐXø theo phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh là phù hợp và hiệu quả. Có nhiều loại BCL hợp vệ sinh như: Bãi chôn lấp khô, bãi chôn lấp ướt, bãi chôn lấp hỗn hợp khô - ướt, bãi chôn lấp nổi, bãi chôn lấp chìm, bãi chôn lấp kết hợp chìm nổi và bãi chôn lấp ở khe núi, Dựa vào điều kiện địa hình, địa chất tại TXĐX và đặc tính của CTRSH, mô hình bãi chôn lấp được lựa chọn là phương pháp ô rãnh, kết hợp chôn nửa chìm - nửa nổi. Chất thải được đổ xuống các hố đã được đào sẵn và dùng máy để san ủi, đầm nén chất thải. Sau khi đã lấp hết độ sâu của hố, chất thải tiếp tục được đổ và chôn lấp để tạo thành gò rác cao khoảng 7m. Phương pháp được chọn dựa trên các cơ sở sau: - Khối lượng CTRSH đưa đến BCL hàng ngày không quá lớn: 50 tấn/ngày; - Biện pháp vận hành BCL đơn giản, dễ kiểm soát; - Tạo ra sự ổn định vững chắc của bãi; - Tận dụng được nguồn đất đào từ hố lên; 5.3.5. Biện pháp sử dụng các công cụ kinh tế trong công tác quản lý CTRSH: Aùp dụng công cụ kinh tế là việc làm cần thiết trong chính sách quản lý CTRSH. Việc sử dụng các công cụ kinh tế có tác dụng mạnh mẽ trong quá trình điều chỉnh tính tự giác của các đơn vị, cá nhân và tất cả các thành viên trong xã hội. Các công cụ kinh tế được áp dụng hiện nay chủ yếu: Thu lệ phí thu gom cho việc xả thải rác tại TXĐX: Đối với hộ gia đình: Lệ phí xả thải ra môi trường là 6000 đồng/hộ/tháng. Đối với cơ quan nhà nước và trường học: Tùy theo quy mô và lượng rác mà mức lệ phí có thể dao động từ 50.000 đồng/ đơn vị/tháng. Đối với các điểm kinh doanh, buôn bán thức ăn, nhà hàng/khách sạn: Do lượng CTR thải ra hàng ngày nhiều và số lần thu gom cao hơn để đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu vực. Nên mức thu lệ phí có thể dao động từ 70.000 đồng /đơn vị/tháng. Đối với cơ sở sản xuất và bệnh viện: 200.000 đồng/đơn vị/tháng. Đối với các công trình xây dựng tính theo 0.05% giá trị xây lắp công trình. Quy định mức phạt đối với các hành vi cố tình vứt xả rác bừa bãi ra đường phố, xuống kênh, mương, rạch, sông, suối,, không được cho phép. Với mỗi hành vi xả rác có thể thu mức phạt là 20.000 đồng/lần/người đối với những trường hợp ngưới xã rác trên 16 tuổi. Khuyến khích, giảm thuế cho các đơn vị sản xuất áp dụng công nghệ ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp, tạo ra các sản phẩm ít sinh ra chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường. Đầu tư các cơ sở nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu về công nghệ quản lý chất thải, công nghệ tái chế chất thải, Điều cần lưu ý là khi áp dụng các công cụ kinh tế cần có sự phối hợp giữa các ban ngành, UBND các địa phương, các tổ chức tuyên truyền luật BVMT cho các đối tượng, các ban ngành, phường, xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh, sinh viên, học sinh, dưới các hình thức khác nhau như: văn bản, tập huấn, thi đố vui, thi vẽ tranh, các phương tiện thông tin đại chúng, phát bướm, ... Cần thể hiện dưới nhiều hình thức phong phú để vận động nhân dân thực hiện giữ vệ sinh nơi công cộng như: tổ chức tham gia phong trào, cuộc thi “Ngày chủ nhật xanh”, “Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường”, tuyên truyền ý thức BVMT, không xả rác bừa bãi,..., lôi cuốn mọi tầng lớp tham gia, đặt biệt là sinh viên, học sinh, thanh thiếu niên, người lớn tuổi. 5.3.6. Biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng: Nâng cao nhận thức của người dân về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường là việc làm rất quan trọng đối với công tác quản lý CTRSH. Ý thức người dân được nâng cao sẽ làm cho việc thu gom dễ dàng, không còn hiện tượng đổ rác bừa bãi, đường phố sạch đẹp hơn. Vì vậy, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức xã hội, tổ chức đoàn thể, các phương tiện thông tin đại chúng cần phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên, liên tục trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho cộng đồng dân cư về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tự giác chấp hành những quy định của nhà nước, chính quyền địa phương trong lĩnh vực quản lý vệ sinh môi trường đô thị. Các hình thức, tuyên truyền, giáo dục và vận động có thể áp dụng như: Xây dựng mô hình quản lý, thu gom và xử lý CTRSH theo hướng xã hội hóa theo từng điều kiện cụ thể. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, Lồng ghép các tiêu chí về việc giữ gìn vệ sinh, BVMT trong việc cấp xét một số danh hiệu thi đua. Ban đầu có thể thí điểm ở một số nơi như phường 1 hoặc phường 2, sau đó từng bước nhân rộng ra trên địa bàn toàn thị xã. Tổ chức các phong trào bảo vệ môi trường, kêu gọi quần chúng tham gia với sự hỗ trợ của đoàn, hội. Đưa nội dung giáo dục môi trường, nghiên cứu khoa học vào chương trình giảng dạy tại các bậc học nhằm giáo dục ngay từ nhỏ ý thức BVMT cho các em học sinh. Tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ, từng bước xây dựng thí điểm mô hình lồng ghép truyền thông môi trường cho cộng đồng. Đối với khu vực ngọai ô của thị xã nên có những biện pháp thiết thực hơn hướng dẫn cụ thể cho người dân thu gom và xử lý sơ bộ các loại bao bì chứa hóa chất sau khi đã sử dụng hoặc trực tiếp đặt các thùng thu gom CTR tại khu vực canh tác. Phản ánh kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT để ngăn chặn kịp thời và tổ chức tuyên dương, khen thưởng những tấm gương điển hình trong công tác này trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người noi theo. Đánh giá lựa chọn các biện pháp đề xuất: Căn cứ vào tình hình của thị xã hiện nay tác giả lựa chọn biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh là biện pháp ưu tiên trong giai đoạn trước mắt. Trong những năm tiếp theo sẽ áp dụng các biện pháp tái chế, tái chế sẽ làm giảm một lượng CTRSH đáng kể làm ô nhiễm môi trường, đồng thời thu lợi nhuận kinh tế từ việc bán các sản phẩm tái chế thông qua hoạt động ủ phân compost; tái chế các sản phẩm như: nhựa, giấy, thủy tinh, nhôm. Thi công và vận hành của phương pháp này tương đối đơn giản, chi phí đầu tư công nghệ tương đối thấp. Muốn thế, cần có thời gian để thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tìm kiếm nguồn vốn và rút kinh nghiệm từ các nhà máy chế biến phân rác đang hoạt động để thi bắt đầu thi hành dự án sẽ không mắc phải những sai lầm. Đồng thời phải luôn chú trọng đến việc giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng, đưa ra các khung pháp lý cụ thể, các chính sách BVMT để mọi người tuân theo. CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận: Kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu, đánh giá hiện trạng CTRSH trên địa bàn TXĐX cho thấy: Những năm gần đây, công tác quản lý môi trường của TXĐX đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ, hệ thống quản lý môi trường, đặc biệt hệ thống quản lý CTRSH từng bước được kiện toàn, hệ thống văn bản về môi trường ngày càng cụ thể hóa phù hợp với điều kiện của TXĐX. Công tác thu gom, vận chuyển CTRSH đã được triển khai, mạng lưới thu gom CTRSH ngày càng được mở rộng ra khắp các phường trên địa bàn TXĐX. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý CTRSH ở TXĐX vẫn còn một số mặt hạn chế: Hiện nay, tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH, chưa có một quy hoạch cụ thể và chi tiết nào. Quy hoạch đô thị không có diện tích tập trung rác, trung chuyển rác. Tỷ lệ thu gom trung bình toàn thị xã mới chỉ khoảng 70%, tỷ lệ thu gom CTRSH còn thấp cùng với ý thức giữ gìn vệ sinh của người dân còn kém nên đã xảy ra tình trạng vất rác ra đường, vất rác vào ao hồ, cống rãnh, làm mất vệ sinh, cảnh quan, làm tắc nghẽn dòng thoát nước và gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất và môi trường không khí. Phương tiện, công cụ, thu gom và vận chuyển CTRSH vừa thiếu, vừa lạc hậu, vừa bảo dưỡng kém, hay bị hư hỏng. CTRSH không được phân loại, tất cả đều đổ lẫn lộn với nhau, gây ra hậu quả lâu dài và nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người, đặc biệt là sức khỏe của người thu gom rác. Phương pháp xử lý đang được áp dụng là phương pháp đổ đống hở nên hiệu quả xử lý kém và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Ngân sách dành cho dịch vụ quản lý chất thải chưa hợp lý, chưa đủ mạnh để đảm bảo cho dịch vụ hoạt động hiệu quả và duy trì bền vững do đó đầu tư cho cơ sở vật chất cho dịch vụ quản lý chất thải còn gặp nhiều khó khăn. 6.2 Kiến nghị: Một số đề nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH trên địa bàn TXĐX : Tập trung đầu tư một số trang thiết bị và cải tiến quy trình kỹ thuật thu gom CTRSH để khắc phục hiện trạng ô nhiễm như hiện nay. Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục và phổ biến các văn bản pháp luật về vệ sinh môi trường, vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn minh, không vứt rác ra đường phố, khu công cộng. Thực hiện chính sách xã hội hóa công tác thu gom và xử lý CTRSH. Thí điểm chương trình PLCTRSHTN nhằm tận dụng và tái chế phế liệu đồng thời giúp giảm chi phí thu gom, vận chuyển và giảm ô nhiễm môi trường. Thường xuyên có kế hoạch theo dõi, đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao trình độ, ý thức, trách nhiệm để thực hiện việc giám sát và xử lý cũng như giáo dục hướng dẫn về môi trường cho nhân dân. Tăng cường kiểm tra, xử phạt các hành vi vi phạm vệ sinh môi trường nhằm tạo thói quen cho người dân trong vấn đề giữ gìn vệ sinh đô thị. Phối hợp hài hòa giữa các cơ quan chức năng với nhau để việc quản lý CTRSH tại TXĐX – tỉnh Bình Phước đạt hiệu quả.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN TOT NGHIEP.doc
  • docBIA.DOC
  • docLOI CAM ON.doc
  • docLOI MO DAU.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docNHIEM VU DO AN.doc
  • docPHU LUC.doc
  • docTAI LIEU KHAM THAO.doc
Tài liệu liên quan