Đồ án Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước – Bình Dương thành KCN TTMT

Qua nghiên cứu phân tích cho thấy KCN Mỹ Phước có tiềm năng phát triển thành KCN TTMT bậc rất cao, đem lại nhiều lợi ích kinh tế, lợi ích môi trường và xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, kiến nghị với:  Công ty đầu tư và phát triển công nghiệp Becamex IDC – chủ đầu tư CSHT KCN Mỹ Phước nghiên cứu và tiến hành lập dự án đầu tư khả thi KCN TTMT trong thời gian sớm nhất để tổ chức thực hiện các bước xây dựng mô hình KCN TTMT Mỹ Phước, đưa KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT.  Ban Quản lý các KCN Bình Dương, UBND tỉnh Bình Dương nghiên cứu và xem xét hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho KCN Mỹ Phước chuyển thành, xây dựng thành KCN TTMT đầu tiên của tỉnh.

doc123 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước – Bình Dương thành KCN TTMT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng các công nghệ mới và hiện đại 7 6.4 Mức độ áp dụng công nghệ sạch - đa số các nhà máy khi sản xuất còn thải ra nhiều chất thải ( rắn, lỏng, khí) 1 6.5 Mức độ áp dụng công nghệ có ít hoặc không có chất thải - khoảng 2% DN 1 6.6 Mức độ ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới, cao mũi nhọn - không có thống kê, nhưng đánh giá chủ quan có một vài nhà máy ứng dụng 1 7 Tiêu chí đánh giá về mức độ phòng ngừa, kiểm soát, xử lý, khắc phục, cải tạo ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường KCN 7.1 Mức độ phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng BVMT KCN - hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện, mật độ cây xanh chưa đáp ứng báo cáo ĐTM, chưa xây dựng hệ thống XLNT 6 2.2 7.2 Mức độ áp dụng các giải pháp khống chế, xử lý, khắc phục, cải tạo ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường - chỉ có gần 20% nhà máy đang hoạt động có xây dựng hệ thống XLNT cục bộ, nhưng cũng chưa đạt hiệu quả xử lý cao. 3 7.3 Mức độ áp dụng các giải pháp SXSH - chưa có thống kê cụ thể 1 7.4 Mức độ áp dụng các thị trường trao đổi chất thải - CTR có thể tái sử dụng được bán cho các nhà máy có nhu cầu( nhưng với quy mô nhỏ và mức độ không thường xuyên) 1 7.5 Mức độ áp dụng các giải pháp sinh thái công nghiệp - không có 0 8 Tiêu chí đánh giá về hiện trạng và chất lượng môi trường KCN 8.1 Mức độ đảm bảo tiêu chuẩn môi trường nhà nước - hiệu quả XLNT: 80% không đạt - môi trường xung quanh: giám sát chất lượng + nước mặt 2/3 mẫu không đạt + không khí: 8/8 mẫu đạt + đất: 2/2 mẫu đạt 3 3.2 8.2 Mức độ, quy mô ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường Nước mặt đang mất dần khả năng tự làm sạch nếu không có biện pháp xử lý kịp thời 4 8.3 Mức độ gia tăng cân bằng sinh thái ( áp dụng giải pháp SXSH từng phần) - chưa có số liệu thống kê 1 8.4 Mức độ cải thiện chất lượng môi trường ( áp dụng giải pháp sinh thái công nghiệp cục bộ) - chưa có kế hoạch cụ thể nào 1 8.5 Mức độ phát triển sinh thái môi trường ( bảo đảm tiêu chuẩn cây xanh và diện tích mặt nước che phủ) - cây xanh trong khuôn viên KCN chiếm khoảng 20% 7 9 Tiêu chí dự báo các xu hướng diễn biến thay đổi trong hiện trạng và chất lượng môi trường KCN 9.1 dự báo về mức độ bảo đảm tiêu chuẩn môi trường ( đạt chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế EMS, ISO) - Việt Nam gia nhập WTO nên các DN phải tự trang bị cho mình các HTQL chất lượng và HTQL môi trường mang tính toàn cầu à đây là cuộc đua sống còn của các DN, quyết định sự tồn tại và phát triển của DN trên thương trường cạnh tranh hiện nay. Vì vậy, các DN có xu hướng tự nguyện tham gia à ngày càng nâng số DN đạt được chứng chỉ quốc tế lên khoảng 70%. 7 7 9.2 Dự báo về diễn biến thay đổi hiện trạng và chất lượng môi trường (áp dụng các giải pháp SXSH) - khi DN nhận thức được rằng áp dụng các giải pháp SXSH là vừa có lợi ích về kinh tế và vừa có lợi ích về môi trường thì họ sẽ tích cực tham gia à dự đoán sẽ có trên 70% DN tham gia. 7 9.3 Dự báo về diễn biến thay đổi trong mức độ , quy mô ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. - nếu các DN tăng cường áp dụng các giải pháp SXSH và hoàn thiện hệ thống QLMT thì hạn chế và kiểm soát được ô nhiễm , sự cố môi trường 7 9.4 Dự báo về mức độ gia tăng cân bằng sinh thái( áp dụng các giải pháp SXSH) - khoảng 70% DN áp dụng SXSH 7 9.5 Dự báo về mức độ cải thiện chất lượng môi trường ( áp dụng các giải pháp sinh thái công nghiệp) - nếu từng DN cố gắng phát huy tiềm lực, đáp ứng đầy đủ về điều kiện kinh tế và KHCN, áp dụng các giải pháp sinh thái công nghiệp à thì khả năng cải thiện môi trường có thể ở mức trung bình – khá trở lên. 6 9.6 Dự báo về mức độ phát triển sinh thái môi trường( đảm bảo tiêu chuẩn cây xanh, diện tích mặt nước che phủ và áp dụng các giải pháp cải thiện vi khí hậu bổ sung) - KCN sẽ cố gắng duy trì và tăng mật độ cây xanh và diện tích mặt nước che phủ như đã cam kết trong báo cáo ĐTM. - điều kiện vi khí hậu sẽ được cải thiện khi KCN áp dụng các giải pháp chống ồn, rung, đảm bảo ánh sáng đầy đủ, tạo môi trường làm việc tốt cho người lao động. 8 10 Tiêu chí dự báo về khả năng BVMT KCN trong tương lai 10.1 Khả năng lấp đầy quy hoạch KCN không gây ô nhiễm môi trường và quá tải môi trường. - các DN đều phải lập bảng ĐKTCMT khi đầu tư vào KCN. - các DN đều phải áp dụng hệ thống QLMT 7 7.3 10.2 Khả năng tăng cường công tác QLMT KCN (đạt chứng chỉ quốc tế EMS, ISO) - khuyến khích các doanh nghiệp cố gắng đạt được chứng chỉ quốc tế ISO 14000 (khoảng 80% DN) 8 10.3 Khả năng phát triển, thay đổi công nghệ theo yêu cầu sinh thái môi trường và công nghiệp: * Có thể áp dụng công nghệ sạch. * Có thể áp dụng công nghệ có ít hoặc không có chất thải phát sinh. * Có thể áp dụng SXSH và sinh thái công nghiệp. - khoảng 60% - khoảng 70% - khoảng 70% 7 X= 5+0+6+5+0+3.6+3.2+2.2+7+7.3 = 39.3 (điểm) Theo hệ thống thang bậc phân loại mức độ TTMT thì KCN Mỹ Phước với tổng số điểm là 39.3 điểm (< 50 điểm) nên được xếp vào nhóm KCN chưa TTMT ( ô nhiễm môi trường còn ở mức cao). 4.2 Xác định các mô hình KCN TTMT chính có thể áp dụng cho KCN Mỹ Phước Có 4 loại mô hình KCN TTMT chính, được phân theo trình tự từng bước phấn đấu của KCN. Bốn mô hình dưới đây có giá trị thực tiễn cao, có thể áp dụng linh hoạt vào tình hình CNH – HĐH đất nước thờ kỳ quá độ lên XHCN như hiện nay. Mô hình KCN TTMT đơn cấp (FEIP low) Gồm 4 bước phân loại TTMT: từ trung bình à khá++. Tác dụng: đảm bảo tiêu chuẩn TTMT cho KCN ở quy mô các CSSX, xí nghiệp, nhà máy sx đơn lẻ, độc lập trong KCN. Đây là các bước chuyển đổi ban đầu từ mô hình KCN hệ cổ điển (IP) sang mô hình KCN TTMT trung bìnhà khá à khá+à khá++ bằng cách: Áp dụng các giải pháp quản lý và công nghệ ở yêu cầu thấp. Lựa chọn đầu tư sản xuất theo yêu cầu của công tác BVMT KCN Mô hình KCN TTMT xanh – sạch – đẹp (FEIP high) Mức phân loại TTMT: TTMT cao Tác dụng: đảm bảo tiêu chuẩn TTMT xanh – sạch – đẹp cho KCN ở quy mô CSSX, xí nghiệp và các nhà máy sx đơn lẻ, độc lập trong KCN. Là bước chuyển đổi cấp cao và theo chiều sâu từ mô hình KCN cổ điển sang mô hình KCN TTMT trung bìnhà khá à khá+ à khá++ à xanh – sạch – đẹp bằng cách: Áp dụng các giải pháp quản lý và công nghệ ở yêu cầu cao. Lựa chọn đầu tư sản xuất theo yêu cầu sinh thái môi trường. Mô hình KCN TTMT hỗn hợp nữa sinh thái (EIP low) Mức phân loại TTMT: TTMT cao+, cao++ Tác dụng: đảm bảo tiêu chuẩn TTMT xanh – sạch – đẹp và sinh thái công nghiệp cho KCN ở quy mô tổng thể cả KCN, gắn kết chặt chẽ quá trình sx và giảm thiểu chất thải phát sinh giữa các xí nghiệp và nhà máy trong KCN. Là bước chuyển đổi cấp cao và theo chiều sâu từ mô hình KCN cổ điển sang mô hình KCN TTMT trung bìnhà kháà khá+à khá++ à xanh – sạch – đẹp à cao+ à cao++ bằng cách: Áp dụng các giải pháp quản lý và công nghệ ở yêu cầu cao. Lựa chọn đầu tư sản xuất theo yêu cầu sinh thái công nghiệp. Mô hình KCN TTMT sinh thái (EIP high) Mức phân loại TTMT: TTMT rất cao Tác dụng: đảm bảo tiêu chuẩn TTMT xanh – sạch – đẹp và sinh thái công nghiệp cho KCN ở quy mô tổng thể cả KCN, gắn kết chặt chẽ quá trình sx và giảm thiểu chất thải phát sinh giữa các xí nghiệp và nhà máy trong KCN, tạo nên mạng hệ thống trao đổi chất công nghiệp 2 chiều trong và ngoài KCN. Cho phép sử dụng chất thải liên hoàn, chọn lọc, khép kín, phù hợp về cơ cấu ngành nghề,loại hình công nghiệp. Có trình độ công nghệ sx và BVMT cao, có mức phát thải thấp hay không có phát thải, cho phép gia tăng cao hiệu quả kinh tế và môi trường theo nhu cầu sinh thái bền vững. Là bước chuyển đổi cấp cao và theo chiều sâu từ mô hình KCN cổ điển sang mô hình KCN TTMT trung bìnhà kháà khá+à khá++ à xanh – sạch – đẹpà cao+ à cao++ à rất cao bằng cách: Áp dụng các giải pháp quản lý và công nghệ ở yêu cầu rất cao. Lựa chọn đầu tư sản xuất theo yêu cầu sinh thái công nghiệp. Áp dụng toàn diện các giải pháp công nghệ sinh thái công nghiệp. Lựa chọn mô hình chuyển đổi KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT Các mô hình KCN TTMT đơn cấp, xanh – sạch – đẹp và hỗn hợp nữa sinh thái cũng có giá trị thực tiễn tốt đối với điều kiện CNH thời kỳ quá độ hiện nay. Nếu muốn chuyển đổi sang KCN sinh thái thì KCN phải có tiềm năng kinh tế và KCN cao, đây là khó khăn lớn với Việt Nam hiện nay trên con đường xây dựng KCN sinh thái. Vì vậy, ta lựa chọn phương pháp chuyển đổi gián tiếp theo hướng KCN TTMT đơn cấp à xanh – sạch – đẹp à hỗn hợp nữa sinh thái. Khi KCN TTMT hỗn hợp nữa sinh thái tập trung để nội lực sẽ tiến lên xây dựng KCN sinh thái. Theo đánh giá phân loại mức độ TTMT thì KCN Mỹ Phước đang ở mức 0 ( tức là thuộc mô hình KCN cổ điển), do còn ÔNMT cao, chưa áp dụng được các giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm. Vì vậy, mô hình mà KCN Mỹ Phước thực hiện là mô hình chuyển đổi từng bước theo trình tự sau: Hình 4: Mô hình chuyển đổi KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT KCN Mỹ Phước ( bậc 0) Khởi đầu KCN hệ cổ điển (IP) KCN TTMT Mỹ Phước ( bậc 1A) Bước 1 KCN trung bình ( FEIP low) KCN TTMT Mỹ Phước ( bậc 2B) Bước 2 KCN khá ( FEIP low) KCN TTMT Mỹ Phước ( bậc 2C) Bước 3 KCN khá+ (FEIP low) KCN TTMT Mỹ Phước ( bậc 2D) Bước 4 KCN khá++ (FEIP low) KCN TTMT Mỹ Phước ( bậc 3Đ) Bước 5 KCN xanh – sạch – đẹp (FEIP high)KCN TTMT Mỹ Phước ( bậc 3E) Bước 6 KCN hỗn hợp (EIP low) KCN TTMT Mỹ Phước ( bậc 3F) Bước 7 KCN hỗn hợp+ (EIP low) KCN TTMT Mỹ Phước ( bậc 4G) Bước 8 KCN sinh thái (EIP high) Theo ĐTM KCN Mỹ Phước là KCN đa ngành, với các loại hình công nghiệp đang dạng như: Công nghiệp nhẹ gồm: + May mặc, dệt may. + Lắp ráp và sx các linh kiện điện tử và vi điện tử. + Thủ công mỹ nghệ. Công nghiệp cơ khí. Công nghiệp sx dược phẩm, văn phòng phẩm. Công nghiệp sx vật liệu xây dựng, thiết bị trang trí nội thất. Công nghiệp chế biến gỗ. Công nghiệp chế biến nông sản, chế biến lương thực, thực phẩm. Công nghiệp nhựa, cao su thành phẩm. Dụng cụ thể dục thể thao, đồ chơi. Đây là các ngành công nghiệp có tiềm năng trao đổi chất thải với nhau à có thể xây dựng KCN Mỹ Phước hướng đến KCN sinh thái khi KCN tiến lên KCN hỗn hợp nữa sinh thái và hội đủ điều kiện về kinh tế và KHCN. Các đặc tính của mô hình KCN TTMT Mỹ Phước Khi KCN Mỹ Phước trở thành KCN TTMT thì sẽ có những đặc tính và tiêu chuẩn của KCN TTMT như sau: 4.4.1 Đặc tính của mô hình KCN TTMT Mỹ Phước KCN TTMT Mỹ Phước là kết quả của việc nỗ lực không ngừng để nâng cao mức độ TTMT từ KCN hệ cổ điển – mức độ ô nhiễm môi trường cao – đến KCN TTMT phân loại rất cao (KCN sinh thái). Đó là kết quả của việc phát huy nội lực của mỗi DN thành viên và toàn thể KCN, đưa KCN Mỹ Phước lên tầm cao mới khi áp dụng sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp. KCN TTMT Mỹ Phước được đánh giá có năng lực trong tổ chức sản xuất, BVMT, cải thiện môi trường sinh thái, giảm thiểu ô nhiễm đến mức thấp nhất hoặc không có chất thải. Ngoài ra, KCN TTMT Mỹ Phước còn được biểu dương do có diện mạo môi trường xanh – sạch – đẹp, kinh tế phát triển à tạo niềm tin của xã hội và các đối tác trên thương trường quốc tế. Bên cạnh đó, KCN TTMT Mỹ Phước đảm bảo thực hiện nghiêm Pháp luật Nhà nước (như Luật BVMT, chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia, tiêu chuẩn môi trường, HTQL Nhà nước về BVMT ). KCN TTMT Mỹ Phước sẽ tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, an toàn và thoải mái cho người lao động, từ đó hạn chế tai nạn lao động xảy ra. KCN TTMT có trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để bảo đảm kiểm soát và giảm thiểu hiệu quả ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường như yêu cầu tối thiểu của mô hình KCN TTMT, trong đó yêu cầu tối thiểu là phải áp dụng triệt để các giải pháp cuối đường ống và các giải pháp SXSH từng phần. KCN TTMT có trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để bảo đảm thực thi các nguyên tắc sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp như yêu cầu cao và rất cao của mô hình KCN TTMT, trong đó yêu cầu cao là phải áp dụng các giải pháp SXSH toàn diện và các giải pháp trao đổi cộng sinh chất thải hai chiều. 4.4.2 Tiêu chuẩn của mô hình KCN TTMT Mỹ Phước Theo nguyên tắc, các tiêu chuẩn áp dụng cảu mô hình KCN TTMT Mỹ Phước sẽ tuân theo hệ thống các tiêu chí TTMT. Sau đây là những yêu cầu bắt buộc mà KCN Mỹ Phước cần phấn đấu đạt được trong từng giai đoạn phát triển của KCN TTMT theo hướng STCN và STMT. 4.4.2.1 Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT trung bình (1A > 50 điểm) Đảm bảo có > 80% DN tuân thủ Luật BVMT và bảo vệ TNTN. Đảm bảo có > 90% DN có áp dụng HTQL MT Nhà nước: lập ĐTM hay bản ĐKTCMT. Đảm bảo có > 60% DN có hệ thống XLNT cục bộ đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đấu nối vào hệ thống cống chung của KCN để đưa đến trạm XLNT tập trung của KCN. Đảm bảo có > 20% DN đang áp dụng HTQL MT ISO 14000. Đảm bảo có > 60% DN có đào tạo, tổ chức các khóa giáo dục ý thức BVMT cho công nhân viên nhà máy. Đảm bảo có > 60% DN có hệ thống xử lý khí thải tại nhà máy. Đảm bảo có > 90% DN tổ chức lớp tập huấn cho công nhân viên về SXSH. Đảm bảo có > 60% DN áp dụng các biện pháp SXSH cục bộ. Đảm bảo có > 60% DN có thống kê số lượng, tải lượng, nồng độ ô nhiễm từ các nguồn thải. Công ty chịu trách nhiệm đầu tư CSHT cho KCN Mỹ Phước (Công ty đầu tư và phát triển công nghiệp Becamex IDC) nhanh chóng hoàn thành công tác xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung của toàn KCN. Đảm bảo có > 70% DN thực hiện công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn, tập trung đúng nơi, trung chuyển đúng quy cách. Có > 50% DN thường xuyên tổ chức tập huấn PCCC cho nhân viên tham gia. Đảm bảo có > 90% DN phải xây dựng hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt. Đảm bảo có > 60% DN duy trì mật độ cây xanh trong khuôn viên nhà máy > 10%. 4.4.2.2 Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng KCN TTMT Mỹ Phước đơn cấp (2B, 2C, 2D > 55 điểm) Đảm bảo 100% DN có áp dụng HTQL nhà nước: lập ĐTM/bản ĐKTCMT. Đảm bảo > 90% DN có hệ thống XLNT cục bộ. Đảm bảo có > 90% DN có đào tạo, tổ chức các khóa giáo dục ý thức BVMT cho công nhân viên trong nhà máy. Có > 90% DN có hệ thống xử lý khí thải, áp dụng các biện pháp chống ồn rung. Đảm bảo > 80% DN có thống kê số lượng, tải lượng, nồng độ ô nhiễm từ các nguồn thải. Có > 80% DN cam kết phân loại, thu gom và tập trung chất thải rắn, đặc biệt là CTNH, đúng nơi, trung chuyển đúng quy cách. Có > 80% DN áp dụng các biện pháp SXSH cục bộ. Đảm bảo có 100% DN xây dựng riêng biệt hệ thống thu gom nước mưa và nước thải sx. Đảm bảo có > 80% DN duy trì mật độ cây xanh và diện tích che phủ mặt nước > 15%. Đảm bảo 100% DN có tổ chức lớp tập huấn về SXSH cho cán bộ nhân viên. Có > 90% DN cam kết có kế hoạch phòng ngừa sự cố môi trường, thường xuyên tập huấn công tác PCCC. Có > 80% DN đạt chứng nhân quốc tế ISO 14000, EMS. 4.4.2.3 Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng KCN TTMT Mỹ Phước xanh – sạch – đẹp (3Đ > 75 điểm) Có hệ thống QLMT hoàn chỉnh tại KCN. 100% DN đảm bảo tiêu chuẩn môi trường nhà nước. Có 100% DN thực hiện hệ thống quản lý EMS và ISO 14000. Có 100% DN thực hiện các chương trình giáo dục và đào tạo, nâng cao ý thức cho công nhân về BVMT. 100% DN hoàn chỉnh hệ thống XLNT, khí thải, không còn ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và hơi khí độc hại. 100% DN đảm bảo tiêu chuẩn cây xanh và diện tích mặt nước che phủ > 15%. Có 30% DN có áp dụng các giải pháp SXSH toàn phần. Có 30% DN áp dụng các giải pháp thị trường trao đổi chất thải nội bộ và ngoại vi KCN. 70% DN đảm bảo tiêu chuẩn sinh thái môi trường xanh – sạch – đẹp. 4.4.2.4 Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng KCN TTMT Mỹ Phước hỗn hợp nửa sinh thái (3E, 3F > 80 điểm) 100% DN bảo đảm tiêu chuẩn môi trường nhà nước. Có 50% DN áp dụng các giải pháp SXSH toàn phần. Có 50% DN áp dụng các giải pháp thị trường trao đổi chất thải nội bộ và ngoại vi KCN. Có 30% DN áp dụng công nghệ sạch. Có 10% DN áp dụng công nghệ có ít hoặc không có chất thải. Có 30% DN đảm bảo cải thiện chất lượng môi trường nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến, các giải pháp SXSH và trao đổi chất thải. 4.4.2.5 Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng KCN TTMT Mỹ Phước sinh thái (4G > 90 điểm) Có 100% DN đảm bảo tiêu chuẩn môt trường nhà nước. Có 80% DN áp dụng các giải pháp SXSH toàn phần. Có 80% DN áp dụng các giải pháp thị trường trao đổi chất thải nội bộ và ngoại vi KCN. Có 70% DN áp dụng công nghệ sạch. Có 30% DN áp dụng công nghệ có ít hoặc không có chất thải. Có 70% DN đảm bảo tiêu chí sinh thái công nghiệp bền vững. Mô hình kỹ thuật tổng quát KCN TTMT Mỹ Phước Đề xuất mô hình công nghệ và QLMT KCN TTMT Mỹ Phước Đề xuất mô hình công nghệ và QLMT cho KCN TTMT Mỹ Phước xuất phát từ 2 cơ sở như sau: Các đặc tính và tiêu chuẩn của mô hình KCN TTMT Mỹ Phước. Phát triển từ kinh nghiệm thực tiễn của mô hình kỹ thuật tổng quát của KCN TTMT Đức Hòa I Hạnh phúc (Long An) và của KCN TTMT Bắc Thăng Long (Hà Nội). Hình 5: Mô hình kỹ thuật tổng quát áp dụng cho KCN TTMT Mỹ Phước KCN Mỹ Phước (bậc 0) (mô hình nguyên lý từng bước tổng quát SSPM) Giải pháp quản lý Giải pháp công nghệ QLMT KCN Tuân thủ luật BVMT Kiểm soát, xử lý ô nhiễm đầu ra ( nước thải, khí thải, CTR) Hoàn thiện CSHT (trạm XLNT) KCN TTMT Mỹ Phước (bậc 1A,2B,2C,2D) bước 1,2,3,4 Cây xanh mặt nước Phan loại, thu gom CTNH Chống ồn, độ rung Xử lý CTNH, bụi, khí độc Các biện pháp SXSH G pháp thị trường trao đổi chất thải Tăng cường hoàn chỉnh QLMT KCN Đào tạo ý thức BVMT Áp dụng EMS, ISO KCN TTMT Mỹ Phước (bậc 3Đ) Tái sử dụng, tái sinh, tái chế chất thải G pháp thị trường trao đổi chất thải Áp dụng, Tăng cường CNSX sạch. Áp dụng, Tăng cường CNST CN. bước 5 KCN TTMT Mỹ Phước (bậc 3E, 3F) Tái sử dụng, tái sinh, tái chế chất thải( 80% DN) G pháp thị trường trao đổi chất thải( 80% DN) CNSXS (70% DN) CNST CN (30% DN) bước 6,7 KCN TTMT Mỹ Phước (bậc 4G) bước 8 phát thải ít hoặc không có phát thải Sinh thái môi trường – sinh thái công nghiệp Thuyết minh cho mô hình công nghệ và QLMT tổng quát Con đường phấn đấu xây dựng KCN TTMT Mỹ Phước được thuyết minh như sau: Bảng 13: Bảng miêu tả các bước thực hiện mô hình kỹ thuật tổng quát Bước thực hiện Bậc Giải pháp Thời gian Quy mô chuyển đổi QLMT Công nghệ Khởi đầu 0 Tiến hành kiểm toán kinh tế - môi trường theo hệ thống tiêu chí TTMT cho KCN Mỹ Phước nhằm xác định các vấn đề còn tồn taih của KCN dựa theo tiêu chí PTBV à xác định mô hình chuyển đổi à hoàn thiện HTQL MT, phát triển công nghệ sx và BVMT để đạt KCN TTMT. Lập dự án khả thi xây dựng KCN TTMT Mỹ Phước 1 năm Từng DN Bước 1 1A Áp dụng HTQL Nhà nước về BVMT KCN. Đảm bảo tuân thủ luật BVMT, bảo vệ TNTN. Tuân thủ tiêu chuẩn môi trường nhà nước. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm đầu ra (nước thải, khí thải, CTR). Hoàn thiện CSHT (hệ thống giao thông, xây dựng hệ thống cấp thoát nước mưa và nước thải riêng biệt, xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung ) 2 năm Từng DN Bước 2 2B 30% DN áp dụng các biện pháp SXSH (cục bộ). 20% DN áp dụng HTQL EMS, ISO 14000. 100% DN áp dụng HTQL của Nhà nước về BVMT (công tác lập ĐTM/bản ĐKTCMT). 40% DN có các hoạt động nâng cao ý thức của công nhân viên về BVMT qua các khóa đào tạo về SXSH, PCCC, ISO. 40% DN có thống kê số lượng, tải lượng, nồng độ ô nhiễm từ các nguồn thải. 40% DN có hệ thống XLNT cục bộ, xử lý có hiệu suất cao, đạt TCMT. 40% DN đảm bảo mật độ cây xanh và diện tích mặt nước trong khuôn viên nhà máy. 40% DN có hợp đồng với công ty bên ngoài để thu gom, xử lý CTRNH và CTR sinh hoạt. 40% DN có hệ thống xử lý khí thải đang hoạt động, áp dụng các biện pháp chống ồn rung. 1 năm Từng DN Bước 3 2C 60% DN áp dụng các biện pháp SXSH (cục bộ). 60% DN áp dụng HTQL EMS, ISO 14000. 60% DN có hoạt động nâng cao ý thức của công nhân viên về BVMT qua các khóa đào tạo về SXSH, PCCC, ISO. 60% DN có thống kê số lượng, tải lượng, nồng độ ô nhiễm từ các nguồn thải. 75% DN có hệ thống XLNT cục bộ, xử lý có hiệu suất cao, đạt TCMT. 70% DN đảm bảo mật dộ cây xanh và diện tích mặt nước trong khuôn viên nhà máy. 70% DN có hợp đồng với công ty bên ngoài để thu gom, xử lý CTRNH và CTR sinh hoạt. 70% DN có hệ thống xử lý khí thải đang hoạt động, áp dụng các biện pháp chống ồn, độ rung. 1 năm Từng DN Bước 4 2D 90% DN áp dụng các biện pháp SXSH (cục bộ). 90% DN áp dụng HTQL EMS, ISO 14000. 90% DN có các hoạt động nâng cao ý thức của công nhân viên về BVMT qua các khóa đào tạo về SXSH, PCCC, ISO. 90% có thống kê số lượng, tải lượng, nồng độ ô nhiễm từ các nguồ thải. 90% DN có hệ thống XLNT cục bộ, xử lý có hiệu suất cao, đạt TCMT. 90% DN đảm bảo mật độ cây xanh và diện tích mặt nước trong khuôn viên nhà máy. 90% DN có hợp đồng với các công ty ngoài để thu gom, xử lý CTRNH và CTR sinh hoạt. 90% DN có hệ thống xử lý khí thải đang hoạt động, áp dụng các biện pháp chống ổn rung. 1 năm Từng DN Bước 5 3Đ 100%DN đạt được chứng nhận quốc tế ISO 14000. 100% DN đảm bảo tiêu chuẩn môi trường Nhà nước. 100% DN thực hiện các chương trình giáo dục và đào tạo, nâng cao ý thức cho công nhân về BVMT. 70% DN đảm bảo tiêu chuẩn sinh thái môi trường xanh – sạch – đẹp. 100% DN hoàn chỉnh hệ thống XLNT, khí thải, không confoo nhiễm tiếng ồn, rung, bụi và hơi khí độc hại. 100% DN bảo đảm tiêu chuẩn cây xanh và diện tích mặt nước che phủ > 15%. 30% DN áp dụng các giải pháp thị trường trao đổi chất thải nội bộ và ngoại vi KCN. 30% DN có áp dụng các giải pháp SXSH toàn phần. 1 năm Từng DN Bước 6 3E 100% DN bảo đảm tiêu chuẩn môi trường Nhà nước. 40% DN áp dụng các giải pháp thị trường trao đổi chất thải nội bộ và ngoại vi KCN. 30% DN bảo đảm cải thiện chất lượng môi trường nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến, giải pháp SXSH và trao đổi chất thải. 40% DN áp dụng các giải pháp SXSH toàn phần. 2 năm Toàn KCN Bước 7 3F - 100% DN bảo đảm tiêu chuẩn môi trường Nhà nước. - 50% DN áp dụng các giải pháp SXSH toàn phần. - 30% DN áp dụng công nghệ sạch. - 50% DN áp dụng các giải pháp thị trường trao đổi chất thải nội bộ và ngoại vi KCN. - 10% DN áp dụng công nghệ có ít hoặc không có chất thải. 2 năm Toàn KCN Bước 8 4G - 100% DN bảo đảm tiêu chuẩn môi trường Nhà nước. - 80% DN áp dụng các giải pháp SXSH toàn phần. - 80% DN áp dụng các giải pháp thị trường trao đổi chất thải nội bộ và ngoại vi KCN. - 70% DN áp dụng công nghệ sạch. - 30% DN áp dụng công nghệ có ít hoặc không có chất thải. - 70% DN bảo đảm tiêu chí sinh thái công nghiệp bền vững. 4 năm Toàn KCN Những phân tích và đánh giá cơ bản về mô hình KCN TTMT Những phân tích tổng hợp về mô hình KCN TTMT Mỹ Phước Ý nghĩa về QLMT và phát triển kỹ thuật của mô hình Ý nghĩa về QLMT KCN Các chiến lược BVMT được xác định rõ trong từng bước phát triển của KCN TTMT, từ KCN hệ cổ điển lên KCN sinh thái. Việc thực hiện các chiến lược BVMT trình tự từng bước giúp các DN trong KCN Mỹ Phước có thể chủ động, thích ứng được các vấn đề môi trường nảy sinh trong quá trình phát triển. DN có thể hoàn toàn chủ động về kế hoạch đầu tư, huy động nguồn lực, phương tiện và nhân lực cho quá trình tổ chức thực hiện chiến lược BVMT. Mô hình nguyên lý từng bước tổng quát (SSPM) phản ánh được mối quan hệ phát triển KCN với các vấn đề môi trường theo điều kiện hiện tại của KCN Mỹ Phước. KCN TTMT Mỹ Phước xây dựng được một hệ thống QLMT hoàn chỉnh, áp dụng hiệu quả các quy trình quản lý theo Luật BVMT, DN sẽ tự giác thực hiện các chiến lược BVMT KCN, áp dụng hệ thống EMS, ISO 14000 à tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa các nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu BVMT KCN. Áp dụng các biện pháp chế tài về QLMT nhằm hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện các chiến lược BVMT KCN à gia tăng nội lực, nguồn lực và phương tiện tài chính kỹ thuật cho công tác BVMT KCN (như xây dựng thị trường trao đổi chất thải, lập mạng quản lý chất thải của KCN )à nhằm giảm thiểu tối đa lượng chất thải phát sinh, duy trì trao đổi chất 2 chiều khép kín. Ý nghĩa về phát triển công nghệ kỹ thuật cho công trình Khi vận dụng mô hình SSPM thì phải từng bước hoàn thành: Các cam kết đã đưa ra trong báo cáo ĐTM. Triển khai nâng cấp, cải tạo và hiện đại hóa các giải pháp công nghệ kiểm soát chất ô nhiễm đầu ra. Tăng cường áp dụng các giải pháp SXSH, xử lý ô nhiễm tại nguồn. Xây dựng các cơ sở, nhà máy vệ tinh để tái sinh – tái chế chất thải. Quản lý và tiết kiệm năng lượng nước. Áp dụng các giải pháp kỹ thuật sinh thái môi trường mới à nhằm đạt được hiệu quả kinh tế và môi trường ngày càng cao theo từng bước thực hiện. Áp dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ từ quy mô đơn lẻ, độc lập từng DN (mô hình TTMT đơn cấp) đến quy mô tổng thể toàn KCN (mô hình TTMT hỗn hợp nữa sinh thái và sinh thái) có mục đích là đảm bảo đổi mới trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất và BVMT đồng bộ à tạo nguồn nội lực mạnh, có hiệu quả và năng suất cao cho toàn KCN. Ý nghĩa về kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình Ý nghĩa kinh tế: Do ứng dụng các thành tựu KHCN cao nên năng suất sản xuất tăng cao, hiệu quả kinh tế không ngừng gia tăng đối với các DN. Hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với BVMT KCN nên chất lượng môi trường rất tốt, tạo niềm tin cho các đối tác nước ngoài, nhất là khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Ý nghĩa về xã hội: KCN TTMT Mỹ Phước sẽ cải thiện được hình ảnh quá khứ trong con mắt cộng đồng, xã hội, góp phần cải thiện chất lượng môi trường trong và ngoài KCN, đảm bảo chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Ý nghĩa về môi trường: Khi thực hiện các giải pháp QLMT để xây dựng KCN TTMT Mỹ Phước là đã góp phần cải thiện chất lượng môi trường, giúp cân bằng sinh thái. Chủ động trong việc phòng ngừa và khống chế hiệu quả các sự cố môi trường. Những đánh giá tổng hợp về mô hình KCN TTMT Mỹ Phước Mô hình KCN TTMT Mỹ Phước có các ưu điểm sau: Các giải pháp công nghệ và QLMT đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Trình tự thực hiện chặt chẽ, phản ánh rõ việc tuân thủ chiến lược BVMT KCN. Các giải pháp QLMT và công nghệ áp dụng trong mô hình SSPM xuất phát từ điều kiện và hiện trạng môi trường thực tế của KCN. Các bước thực hiện trong mô hình KCN TTMT ở Việt Nam đi từ phát triển nội lực của mỗi DN trong KCN đến nỗ lực cộng sinh CN tập thể của toàn KCN à các DN trong KCN phát triển đồng bộ và toàn diện. Xác định các bước và nội dung thực hiện mô hình KCN TTMT Mỹ Phước Bước khởi đầu KCN tiến hành kiểm toán kinh tế - môi trường và lập dự án đầu tư khả thi xây dựng KCN TTMT Mỹ Phước. Công tác kiểm toán kinh tế và môi trường Nhằm xác định các tồn tại để bổ sung cho dự án đầu tư khả thi xây dựng KCN TTMT ta phải tiến hành kiểm toán kinh tế và môi trường. Theo hệ thống tiêu chí TTMT, ta cần kiểm toán các vấn đề sau: Hiện trạng công tác QLMT KCN từ quy mô DN đến tổng thể KCN: Hiện trạng thực hiện quy chế KCN, quy chế QLMT KCN. Hiện trạng hệ thống QLMT. Cơ cấu tổ chức, chức năng của bộ phận QLMT KCN. Trang thiết bị kỹ thuật công nghệ. Nguồn nhân lực. Nguồn quỹ tài chính. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường KCN (không khí, độ ồn, độ rung, môi trường đất, môi trường nước, môi trường lao động, trạng thái sinh thái môi trường ) Các nguồn và quy mô gây ô nhiễm, Các phát thải, mức độ phát thải. Mức độ áp dụng các giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm Tiến hành thống kê, kiểm kê và phân loại chất thải theo nhu cầu xử lý và nhu cầu trao đổi chất thải. Xác định tổng lượng và thành phần chất thải. Mức độ xử lý nước thải, khí thải, CTR.. Các dự báo về: Tiềm năng gây ô nhiễm môi trường khi KCN được lấp đầy. Các giải pháp BVMT khi KCN lấp đầy đã được đề xuất trong báo cáo ĐTM. Công tác thực hiện các cam kết trong báo cáo ĐMT của KCN để lên kế hoạch hoàn thành cam kết đó trong thời gian sớm nhất. Hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN từ nguyên liệu đến quy trình sản xuất và sản phẩm cuối cùng à nhằm xác định các khả năng áp dụng các giải pháp SXSH và STCN để giảm thiểu ô nhiễm và chất thải cho từng nhà máy và cho toàn KCN. Xác định các khả năng đầu tư và phát triển KHCN sản xuất và BVMT của mỗi DN. Công tác lập dự án đầu tư khả thi xây dựng KCN TTMT Xác định chiến lược chuyển đổi trình tự và từng bước KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT theo các kết quả kiểm toán kinh tế - môi trường tại KCN. Xác định các nhiệm vụ đầu tư chính trong du án khả thi xây dựng KCN TTMT theo các bước đầu tư đã xác định trong chiến lược chuyển đổi trình tự và từng bước KCN Mỹ Phước. Xác định các giải pháp QLMT và phát triển công nghệ chính cần áp dụng để thực hiện các nhiệm vụ đầu tư xây dựng KCN TTMT Mỹ Phước. Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMT Mỹ Phước bậc trung bình (phân loại 1A) Các nội dung đầu tư đã xác định trong bước 1 của mô hình SSPM gồm: Áp dụng hệ thống QLMT về BVMT KCN Các DN phải lập bảng ĐKTCMT/ ĐTM trước khi hoạt động. Hoàn chỉnh các hệ thống cơ cấu tổ chức về hệ thống QLMT của DN. Các DN phải đăng ký chủ nguồn thải nguy hại ở Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bình Dương. Tuân thủ pháp luật nhà nước tại KCN KCN phổ biến, hướng dẫn các DN áp dụng và tuân thủ nghiêm túc các chương trình chiến lược, kế hoạch hành động BVMT CN. Đảm bảo các DN trong KCN tuân thủ nghiêm chỉnh các cơ chế, chính sách nhà nước về BVMT KCN. Yêu cầu các DN đảm bảo tuân thủ các Luật BVMT, bảo vệ TNTN. Tuân thủ tiêu chuẩn môi trường của nhà nước về BVMT. Tăng cường kiểm soát, xử lý ô nhiễm đầu ra Đảm bảo các DN phải có đầu tư và xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải. Phân loại CTR và có biện pháp quản lý trước khi giao cho công ty bên ngoài xử lý. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng Công ty cổ phần KCN Mỹ Phước gấp rút hoàn thiện hệ thống đường giao thông, trạm XLNT tập trung cho KCN. Các nhà máy phải xây dựng hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải sản xuất riêng biệt. Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMT Mỹ Phước bậc đơn cấp (phân loại 2B, 2C, 2D) Các nội dung đầu tư đã xác định trong bước 2, 3, 4 của mô hình SSPM gồm: Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý Nhà nước về BVMT KCN và tuân thủ nghiêm pháp luật Nhà nước 100% DN có lập ĐTM/ bản ĐKTCMT. 100% DN có cơ cấu tổ chức QLMT. 100% DN tuân thủ BVMT, chấp hành nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn môi trường đối với môi trường không khí xung quanh, nước thải, khí thải, độ ồn, rung Áp dụng các giải pháp hội nhập kinh tế quốc tế Khuyến khích các DN áp dụng HTQLMT EMS, ISO 14000 Nâng cao kiến thức của cán bộ công nhân về BVMT DN phối hợp với các KCN, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bình Dương, các trường, trung tâm, viện nghiên cứu mở các lớp tập huấn, đào tạo cho cán bộ công nhân viên có kiến thức về SXSH, ISO 14000, PCCC, luật BVMT Các biện pháp BVMT vi khí hậu Đảm bảo diện tích cây xanh, diện tích che phủ mặt nước >15%. Tăng cường áp dụng các biện pháp chống ồn, rung. Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMT Mỹ Phước bậc xanh – sạch – đẹp (phân loại 3D) Các nội dung đầu tư đã xác định trong bước 5 của mô hình SSPM gồm: Hoàn thành các cam kết trong báo cáo ĐTM của KCN Đầu tư hoàn thành các cam kết về xây dựng hệ thống XLNT tập trung, hệ thống thoát nước thải và nước mưa, bãi chứa trung chuyển CTR, giảm thiểu ô nhiễm bụi, khói, ồn, rung Hoàn thành các cam kết phòng chống sự cố môi trường. Hoàn thành xây dựng hệ thống QLMT KCN Hoàn thành xây dựng hệ thống QLMT tại KCN và các DN sao cho bảo đảm tính gọn nhẹ , đồng bộ và hiệu quả cao: KCN phải có Phòng QLMT với số lượng cán bộ tối thiểu là 3 người trực thuộc BQL KCN hoặc Công tu đầu tư và phát triển công nghiệp Becamex IDC. Mỗi DN phải có bộ phận QLMT với số lượng cán bộ tối thiểu là 1 người trực thuộc Ban giám đốc DN. KCN đầu tư trang bị Phòng thí nghiệm phân tích môi trường nhằm xác định một số chỉ tiêu kỹ thuật chính theo tiêu chuẩn môi trường nhà nước đã ban hành, cũng như phục vụ cho các hoạt động QLMT khác và hội nhập kinh tế quốc tế. Các giải pháp QLMT gồm: Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy chế quản lý KCN khác nhau của Chính phủ, Bộ Công nghiệp và Bộ TN&MT ban hành. Tổ chức công tác quản lý hoạt động sau thẩm định báo cáo ĐTM theo Quy chế quản lý hoạt động sau thẩm định báo cáo ĐTM của Bộ TN&MT ban hành. Tổ chức công tác quan trắc và giám sát môi trường KCN vào nề nếp nghiêm túc theo quy định của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương. Tuân thủ nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ, thanh – kiểm tra môi trường theo quy định của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương. Thực hiện tăng cường công tác giáo dục – đào tạo và nâng cao ý thức về BVMT KCN Tổ chức công tác giám sát, thanh tra và ký kết các cam kết tự nguyện thi đua tự quản về BVMT giữa các DN, xí nghiệp và nhà máy trong KCN. Tổ chức công tác giáo dục đào tạo và tuyên truyền cho công nhân về pháp luật BVMT, chiến lược và kế hoạch hành động BVMT KCN, nâng cao ý thức và trình độ QLMT thông qua các chương trình đào tạo về kiểm soát ô nhiễm và xử lý chất thải, áp dụng các giải pháp SXSH, sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp, an toàn vệ sinh lao động Tăng cường công tác hội nhập kinh tế quốc tế Tổ chức áp dụng mô hình QLMT tiên tiến EMS cho các DN. Tổ chức áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000 cho các DN. Gia tăng đầu tư về sinh thái môi trường cho KCN KCN bảo đảm tỷ lệ cây xanh và mặt nước trên diện tích đã được phê duyệt quy hoạch cho cả 03 giai đoạn phát triển KCN. KCN gia tăng đầu tư trồng bồn hoa, thảm cỏ, đài phun nước, lắp đặt quạt thông gió trên khuôn viên khu điều hành KCN và trên các trục đường giao thông chính, phụ. Mỗi DN gia tăng đầu tư trồng bồn hoa, thảm cỏ, đài phun nước, lắp đặt quạt thông gió trên khuôn viên DN, xí nghiệp, nhà máy và nơi nghỉ ngơi của công nhân. Gia tăng đầu tư về công tác kiểm soát ô nhiễm và giảm thiểu chất thải Tổ chức quản lý thị trường trao đổi chất thải nội bộ và ngoài phạm vi KCN, trong đó bao gồm các nội dung chính như: hoạch định nhu cầu trao đổi chất thải, khuyến khích các DN tham gia trao đổi chất thải và chuẩn bị hình thành mạng lưới trao đổi sinh thái công nghiệp trong phạm vi KCN. Việc trao đổi chất thải trên thị trường chỉ hoạch định cho chất thải rắn không nguy hại và nước thải. Tổ chức quản lý chương trình trao đổi, tiết kiệm năng lượng, nước nội bộ và ngoài phạm vi KCN dưới sự điều hành trực tiếp của BQL KCN. Tăng cường áp dụng các giải pháp SXSH, mà trước hết là các giải pháp quản lý tốt nội vi và kiểm soát quá trình sx tốt hơn nhằm phòng ngừa hợp lý các khả năng phát thải trong hoạt động sản xuất. Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMT Mỹ Phước bậc hỗn hợp nửa sinh thái và sinh thái (phân loại 3E, 3F, 4G) Các nội dung đầu tư đã xác định trong bước 6, 7, 8 của mô hình SSPM gồm: Đầu tư, thiết lập các mối quan hệ cộng sinh trao đổi chất thải Cộng sinh trao đổi về năng lượng dư thừa trong nội bộ KCN hoặc với cơ sở sản xuất kinh doanh và các khu vực dân cư xung quanh KCN có nhu cầu như: điện năng, nhiệt năng, nước và hơi nước dư thừa từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Cộng sinh trao đổi chất thải với các ngành kinh tế khác nằm ngoài ngoại vi KCN như cung cấp nước thải sau khi xử lý đạt chất lượng cao cho các hoạt động sản xuất nông – lâm và thủy sản. Cộng sinh trao đổi chất thải rắn công nghiệp để tái sinh và tái chế chất thải trên cơ sở đầu tư cơ sở hoặc nhà máy tái chế chất thải vệ tinh. Cộng sinh giữa các ngành sản xuất phù hợp cho yêu cầu trao đổi chất thải nội bộ trong KCN nhằm tái sử dụng chất thải như giữa ngành sản xuất hàng điện tư dân dụng, công nghệ thông tin với ngành sản xuất máy móc, phụ tùng điện và điện tử. Sắp xếp lại nhu cầu tham gia thị trường trao đổi chất thải Theo các nhu cầu đầu tư thiết lập hệ thống sinh thái công nghiệp đã được xác định, KCN Mỹ Phước sẽ phải cân đối lại nhu cầu tham gia thị trường trao đổi chất thải đã tổ chức thực hiện trong bước 5 à xác định lại chủng loại và số lượng chất thải mang ra thị trường trao đổi chất thải có lợi ích kinh tế - môi trường cao nhất. Các nhu cầu còn lại sẽ phù hợp cho việc tái sử dụng, tái sinh – tái chế chất thải. Do vậy, khả năng nhu cầu tham gia thị trường trao đổi chất thải sẽ giảm xuống và ổn định cùng với việc áp dụng các giải pháp tái sử dụng, tái sinh – tái chế chất thải. KCN TTMT Mỹ Phước đầu tư thiết lập hệ thống cộng sinh trao đổi chất thải thông qua vai trò của Trung tâm thông tin và quản lý trao đổi chất thải của KCN trực thuộc BQL KCN. Đầu tư phát triển công nghệ sản xuất sạch, có ít hoặc không có phát thải Các DN hiện có hệ thống công nghệ sản xuất tạo nên mức độ ô nhiễm và phát thải quy mô, thì sẽ phải đầu tư thay thế công nghệ theo yêu cầu công nghệ sx sạch, có ít hoặc không có phát thải. Khuyến khích các DN khác đầu tư thay thế công nghệ theo yêu cầu công nghệ sx sạch, có ít hoặc không có phát thải nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất sản xuất và mang lại lợi ích môi trường cao hơn. Đầu tư áp dụng các giải pháp SXSH và nâng cấp công nghệ xử lý chất thải Các DN không thể tham gia đầy đủ vào hệ thống STCN của KCN Mỹ Phước, thì sẽ phải đầu tư áp dụng nhóm giải pháp này ở mức độ thích hợp theo tiêu chuẩn quy định của KCN. Khuyến khích các DN khác đầu tư áp dụng nhóm giải pháp này nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất sản xuất và mang lại lợi ích cho môi trường cao hơn. 4.8 Các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích thực hiện mô hình KCN TTMT Mỹ Phước 4.8.1 Giải pháp về chính sách quản lý KCN Vấn đề khó khăn và vướng mắc chính hiện nay trong quá trình triển khai ứng dụng mô hình KCN TTMT là Chính phủ chưa xây dựng và ban hành các quy định, các hướng dẫn chính thức và cụ thể về việc tổ chức xây dựng mới hoặc chuyển đổi KCN hiện có thành mô hình KCN TTMT, cho nên nhằm giải quyết các khó khăn và vướng mắc hiện nay, thúc đẩy và khuyến khích mạnh mẽ việc triển khai rộng rãi mô hình KCN TTMT vào trong thực tiễn CNH – HĐH đất nước vì sự nghiệp PTBV, thì trước mắt cần thiết phải áp dụng các giải pháp cấp bách về chính sách quản lý KCN như sau: Chính phủ ban hành chính sách phân cấp mạnh mẽ hơn cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ QLMT và hoàn thiện hệ thống QLMT KCN đến cấp BQL KCN và các DN công nghiệp trong KCN. Chẳng hạn, Bộ TN&MT và Bộ Công nghiệp ban hành thông tư liên bộ về chế độ phân cấp QLMT đến KCN và các DN. Chính phủ ban hành quy định về tiêu chí KCN TTMT sử dụng cho việc xây dựng mới và chuyển đổi KCN hiện có, đánh giá và phân loại KCN TTMT. Chẳng hạn, Bộ TN&MT và Bộ CN ban hành thông tư liên bộ về ban hành áp dụng hệ thống tiêu chí KCN TTMT. Chính phủ ban hành các hướng dẫn cụ thể và chi tiết về quá trình đầu tư xây dựng mới và chuyển đổi KCN hiện có, trong đó bao gồm các quy định cụ thể về thực hiện báo cáo ĐTM của KCN TTMT trong các giai đoạn đầu tư xây dựng mới và chuyển đổi KCN hiện có. Chẳng hạn, Bộ TN&MT ban hành thông tư hướng dẫn chi tiết về quá trình đầu tư xây dựng mới và chuyển đổi KCN hiện có thành KCN TTMT. Chính phủ ban hành chính sách xây dựng và vận hành thị trường trao đổi chất thải, chính sách đầu tư về mạng thông tin, cơ chế kết nối, điều phối và điều hành hoạt động, chính sách giá cả trao đổi chất thải áp dụng cho thị trường trao đổi chất thải bổ sung tại các KCN, KCX, CCN tập trung và quy mô cả nền sản xuất công nghiệp. 4.8.2 Giải pháp về chính sách hỗ trợ và khuyến khích KCN Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ khuyến khích và khen thưởng các nỗ lực áp dụng, phát triển và phấn đấu đạt danh hiệu và thương hiệu KCN TTMT theo hệ thống tiêu chí đánh giá và phân loại KCN TTMT, trong đó: Các KCN đạt tiêu chuẩn KCN TTMT loại trung bình (1A) sẽ nhận được chứng chỉ thương hiệu KCN TTMT và sẽ được hưởng các chính sách khuyến khích ưu tiên về công tác giáo dục đào tạo, phí xử lý chất thải, kết nối mạng thông tin trao đổi chất thải và xúc tiến thương mại. Các KCN đạt tiêu chuẩn KCN TTMT từ loại khá (2B) đến loại rất cao (4G) sẽ được phong thưởng thêm các Bằng Danh hiệu KCN TTMT cao quý tương ứng của Nhà nước cấp trung ương và địa phương, được hưởng thêm các ưu đãi cụ thể của Nhà nước về hỗ trợ thông tin uy tín, hỗ trợ QLMT, hỗ trợ phát triển công nghệ, hỗ trợ nguồn vốn tài chính, quỹ BVMT nhằm khuyến khích các nỗ lực phấn đấu tiêu chuẩn KCN TTMT ngày càng cao. Ngoài ra, Chính phủ cần ban hành bổ sung các chính sách về phát triển thị trường KHCN, phát triển công nghệ sạch, công nghệ có ít hoặc không có chất thải, các giải pháp đa dạng hóa nguồn vốn tài chính, quỹ cho nhiệm vụ BVMT tại các DN và KCN tập trung, điều chỉnh các ưu đãi bổ sung về giá, thuế thuê đất đai, thuế DN và phát triển cơ sở hạ tầng cho các nhà đầu tư xây dựng KCN TTMT mới từ đầu 4.8.3 Giải pháp về tăng cường vai trò của Nhà nước, KCN và cộng đồng Chính phủ và Bộ CN nghiên cứu, xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích các KCN tập trung lập mối liên kết chặt chẽ với các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu và đội ngũ các chuyên gia cấp cao trong lĩnh vực môi trường nhằm hỗ trợ kinh nghiệm thực tiễn, tri thức kỹ thuật công nghệ, ứng dụng KHCN, tham mưu, tư vấn và cung cấp thông tin ứng dụng xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động BVMT cho KCN tập trung, hoặc lựa chọn các giải pháp đầu tư, phát triển KHCN và mô hình KCN TTMT phấn đấu khả thi cho điều kiện cụ thể của từng KCN hiện có, hoặc xây dựng mới, cũng như các chính sách hỗ trợ của thông tin đại chúng cho KCN, các chính sách hướng về nhân dân khác nhằm triển khai rộng rãi quy chế dân chủ ở cơ sở. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính quốc gia ở cấp trung ương và địa phương góp phần thúc đẩy việc triển khai rộng rãi mô hình KCN TTMT vào trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 4.8.4 Giải pháp về tăng cường vai trò quản lý và hiệu quả tổ chức thực hiện mô hình kỹ thuật tổng quát tại KCN TTMT Mỹ Phước KCN phải tự xác định quyết tâm nỗ lực phấn đấu bền bỉ, có chiến lược BVMT KCN được tính toán chi tiết và cụ thể phù hợp cho cả một giai đoạn nỗ lực xây dựng và chuyển đổi KCN kéo dài nhằm liên tục nâng cao mức độ TTMT cho KCN. KCN phải lựa chọn đến những giải pháp QLMT, kỹ thuật và công nghệ khả thi ở quy mô từng DN cụ thể, tính toán chi phí – lợi ích đầu tư phù hợp nhằm bảo đảm tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế - môi trường cao cho quá trình phát triển KCN trong cơ chế thị trường. KCN phải có những cơ chế và biện pháp chế tài đủ mạnh phát huy tốt nội lực của mỗi DN và sức mạnh tổng thể của cả KCN cho nhiệm vụ chuyển đổi KCN thành KCN sinh thái theo các bước trình tự quá độ kéo dài. KCN phải tăng cường áp dụng các giải pháp về tuyên truyền, giáo dục – đào tạo, giám sát, thi đua nhằm luôn chuẩn bị tốt tư tưởng, ý thức đội ngũ cán bộ công nhân viên trong quá trình thực hiện chiến lược xây dựng và chuyển đổi KCN thành KCN TTMT bậc sinh thái. Đánh giá triển vọng của mô hình KCN TTMT Mỹ Phước Đa số các DN tư vào KCN Mỹ Phước là những DN có 100% vốn đầu tư nước ngoài, có ưu thế là: Có tiềm lực kinh tế. Khả năng cạnh tranh cao. Trình độ công nghệ sản xuất tiên tiến. à dễ dàng phát huy sức mạnh nội lực của từng DN cho việc phát triển STCN bền vững. Các ngành dự kiến đầu tư vào KCN Mỹ Phước có tiềm năng rất lớn về khả năng trao đổi chất thải nội bộ. Các giải pháp QLMT và kỹ thuật công nghệ được áp dụng là những giải pháp sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển – có trình độ phát triển kinh tế tri thức cao – rất phù hợp để các DN nước ngoài này áp dụng, do có điều kiện thuận lợi tiếp cận, vận dụng hiệu quả, không gặp nhiều khó khăn về trình độ kỹ thuật và công nghệ à đảm bảo tính khả thi cho dự án chuyển đổi KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT. Tóm lại, KCN TTMT Mỹ Phước có triển vọng và tiềm năng lớn về: Phát triển kinh tế và BVMT hướng tới PTBV. Gia tăng tích lũy nội lực phát triển sản xuất và BVMT KCN trong cơ chế thị trường quá độ hiện nay. Phù hợp với các điều kiện thực tế hiện nay của KCN: ô nhiễm môi trường cao, chưa đạt tiêu chuẩn môi trường à tổ chức thực hiện chiến lược BVMT là điều tất yếu. Lợi ích của việc xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT Lợi ích kỹ thuật Dự án sẽ góp phần phát triển kỹ thuật công nghệ kiểm soát ô nhiễm và xử lý chất thải, đạt đến trình độ tiên tiến, cao và sạch, đáp ứng ngày càng cao và tiêu chuẩn môi trường nhà nước quy định và có thể là cẩm nang điển hìnvafcho các KCN khác học tập, tiếp thu kinh nghiệm và ứng dụng trong KCN của mình. Góp phần phát triển kỹ thuật công nghệ sản xuất theo xu hướng phát triển ứng dụng các giải pháp SXSH, công nghệ sản xuất sạch, công nghệ có ít hoặc không có chất thải, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao và vừa có lợi cho môi trường. Góp phần phát triển các kỹ thuật cao, mới và có lợi cho môi trường, có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp PTBV hiện nay như kỹ thuật sinh thái môi trường và kỹ thuật sinh thái công nghiệp, hướng tới sự phát triển kỹ thuật sinh thái tự nhiên bền vững. Góp phần phát triển kỹ thuật công nghệ thông tin ứng dụng trong lĩnh vực quản lý mềm như phát triển kỹ thuật mạng thông tin về mô hình QLMT mềm, phân tích và kiểm toán thống kê kinh tế - môi trường, quản lý và điều hành thị trường trao đổi chất thải. Lợi ích kinh tế - xã hội Góp phần xây dựng và phát triển hệ thống sản xuất công nghiệp quy mô lớn của tỉnh Bình Dương một cách hiệu quả, ổn định và bền vững, bảo đảm ổn định việc làm, gia tăng thu nhập và cải thiện không ngừng chất lượng đời sống của người lao động. Dự án sẽ góp phần thiết thực vào việc gia tăng lợi ích phúc lợi của cộng đồng, làm giảm chi phí y tế chữa bệnh cho cộng đồng. Góp phần nâng cao ý thức người lao động và cộng đồng xung quanh KCN về BVMT PTBV, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, văn hóa văn minh và phát triển cộng đồng xã hội theo xu hướng tri thức hóa xã hội. Lợi ích môi trường Góp phần xây dựng KCN Mỹ Phước có uy tín cao, xanh – sạch – đẹp và sinh thái công nghiệp bền vững, bảo đảm tiêu chuẩn môi trưởng mức cao, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm và xử lý chất thải, cải thiện chất lượng môi trường, đẩy lùi ô nhiễm công nghiệp, phòng chống sự cố môi trường. Bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan và mỹ quan văn minh, xanh – sạch – đẹp cho KCN Mỹ Phước. Thúc đẩy việc chuyển khai rộng rãi mô hình KCN TTMT vào trong thực tiễn CNH – HĐH đất nước, mang lại nhiều lợi ích môi trường to lớn, góp phần đưa các nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước về BVMT PTBV vào trong thực tiễn xã hội một cách đồng bộ và hiệu quả cao. CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ š«› 5.1 Kết luận KCN Mỹ Phước hòan tòan có khả năng trong việc chuyển đổi, xây dựng thành KCN TTMT. Đề tài đã xây dựng mô hình kỹ thuật tổng quát cho KCN TTMT Mỹ Phước bao gồm 8 bước thực hiện nhằm xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT theo trình tự từ mức độ TTMT thấp đến cao (từ KCN hệ cổ điển đến KCN TTMT đơn cấp sang KCN TTMT xanh – sạch – đẹp rồi đến KCN TTMT hỗn hợp nửa sinh thái và cuối cùng là KCN TTMT sinh thái). Đề tài đã cho ta thấy đuợc KCN Mỹ Phuớc từ một KCN hệ cổ điển đi đến trở thành KCN TTMT sinh thái là hòan tòan có khả thi và không nằm ngoài khả năng của KCN cũng như các DN,công ty, xí nghiệp, nhà máy Để xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT thì chúng ta cần có những giải pháp như: Chính phủ phải xây dựng và ban hành các quy định, các hướng dẫn chính thức và cụ thể về việc tổ chức xây dựng mới hoặc chuyển đổi KCN hiện có thành KCN TTMT. Thúc đẩy và khuyến khích mạnh mẽ việc triển khai rộng rãi mô hình KCN TTMT vào trong thực tiễn CNH – HĐH đất nước. Chính phủ phải ban hành chính sách hỗ trợ khuyến khích và khen thưởng các nỗ lực áp dụng, phát triển và phấn đấu đạt danh hiệu và thương hiệu KCN TTMT theo hệ thống tiêu chí đánh giá và phân loại KCN TTMT. Tăng cường vai trò của Nhà nước, KCN và cộng đồng để góp phần thúc đẩy việc triển khai rộng rãi mô hình KCN TTMT. Tăng cường vai trò quản lý và hiệu quả tổ chức thực hiện mô hình kỹ thuật tổng quát tại KCN TTMT Mỹ Phước. Đề tài cũng đã xây dựng các giải pháp công nghệ và QLMT mà KCN Mỹ Phước cần phải đầu tư, áp dụng bổ sung để đảm bảo đạt được danh hiệu TTMT. 5.2 Kiến nghị Qua nghiên cứu phân tích cho thấy KCN Mỹ Phước có tiềm năng phát triển thành KCN TTMT bậc rất cao, đem lại nhiều lợi ích kinh tế, lợi ích môi trường và xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, kiến nghị với: Công ty đầu tư và phát triển công nghiệp Becamex IDC – chủ đầu tư CSHT KCN Mỹ Phước nghiên cứu và tiến hành lập dự án đầu tư khả thi KCN TTMT trong thời gian sớm nhất để tổ chức thực hiện các bước xây dựng mô hình KCN TTMT Mỹ Phước, đưa KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT. Ban Quản lý các KCN Bình Dương, UBND tỉnh Bình Dương nghiên cứu và xem xét hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho KCN Mỹ Phước chuyển thành, xây dựng thành KCN TTMT đầu tiên của tỉnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng – 2004 – Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp – NXB Xây dựng Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC) – 3/2004 – Áp dụng các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường Đức Hoà I Hạnh phúc, tỉnh Long An Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC) – 12/2004 – Dự án tiền khả thi: “Áp dụng các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội” Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC) – 12/2004 – Báo cáo: “Đánh giá, đề xuất những cơ chế chính sách thúc đẩy sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp thân thiện môi trường ở Việt Nam” Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC) – Báo cáo hội thảo: “Cơ sở lý luận và giá trị thực tiễn của mô hình thân thiện môi trường trong các điều kiện tiến hành quá trình CNH, HĐH quá độ nền kinh tế công nghiệp quy mô lớn ở nước ta” Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC) – Báo cáo hội thảo: “Bàn về hệ thống tiêu chí môi trường áp dụng cho mô hình KCN TTMT trong điều kiện tiến hành quá trình CNH, HĐH ở nước ta” Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC) – Báo cáo hội thảo: “Bàn về một số mô hình KCN TTMT có giá trị thực tiễn cao trong điều kiện tiến hành quá trình CNH, HĐH ở nước ta” Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC) – Báo cáo hội thảo: “Bàn về một số chính sách cần thiết phải áp dụng nhằm thúc đẩy việc triển khai rộng rãi mô hình KCN TTMT trong điệu kiện tiến hành quá trình CNH, HĐH ở nước ta” Trung tâm công nghệ và quản lý môi trường (CENTEMA) – 12/2004 – Báo cáo hội thảo: “Áp dụng các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường” Website Trang web của KCN Việt Nam www.khucongnghiep.com.vn Trang web của Quốc hội www.na.vasc.com.vn Sở tài nguyên môi trường Bình Dương www.tnmtbinhduong.gov.vn Bộ Kế hoạch đầu tư www.mpi.gov.vn Bộ Tài nguyên môi trường www.nea.gov.vn Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương www.binhduong.gov.vn Công ty đầu tư và phát triển công nghiệp Becamex IDC www.becamex.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLỜI MỞ ĐẦU moi.doc
  • pdfBUI QUOC THINH.pdf
  • docDANH MỤC CÁC BẢNG.doc
  • docDANH MỤC CÁC HÌNH.doc
  • docDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.doc
  • docLỜI CẢM ƠN.doc
  • docLỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docnhiệm vụ đồ án.doc