Đồ án Nghiên cứu ứng dụng các công cụ kinh tế khả thi đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh

Để công tác thu phí nước thải công nghiệp được thực hiện một cách đồng bộ và nghiêm chỉnh, cần phải hoàn thiện hơn về thể chế cũng như các biện pháp kỹ thuật và nêu cao được ý thức cộng đồng trong vấn đề BVMT. Sau đây là một vài kiến nghị trong quá trình nghiên cứu của đề tài này. v Sai số 30% trong kê khai của đối tượng nộp phí và kết quả thẩm định là quá lớn. Cần điều chỉnh sai số ở mức phù hợp hơn để doanh nghiệp có thể chấp nhận được và không làm thất thu ngân sách Nhà nước . v Để biết được chính xác lưu lượng nước thải của doanh nghiệp thải ra , nên bắt buộc các doanh nghiệp lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng. Điều đó sẽ đảm bảo tính công bằng giữa các doanh nghiệp .

doc84 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu ứng dụng các công cụ kinh tế khả thi đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo nguồn nước ngấm sâu vào đất, gây độc hại cho rễ lâu và tích tụ lâu dài trong đất do cấu trúc đất vùng này có độ hấp thu dầu cao. Ô nhiễm dầu đã làm cho hàng trăm hecta nuôi và hàng nghìn hộ đánh bắt thủy sản bị thiệt hại. Thiệt hại này không chỉ dừng lại ở hiện tại mà còn kéo dài về sau, cho đến khi các chủng thuần thủy sản được phục hồi. Những ngày sau khi sự cố xảy ra, không khí dọc theo bờ sông nồng nặc mùi dầu. Dân cư quanh vùng không có nước sinh hoạt. Đáng tiếc là các hoạt động ứng phó đã không giải quyết được gì ngoài 200 tấn dầu do chính người dân địa phương vớt được bằng thủ công, Hơn 1000 đơn thư khiếu nại đã được nhân dân gửi đến các cơ quan chức năng. Kết quả tàu chở dầu phải bồi thường thiệt hại môi trường 4,2 triệu USD. Số tiền này được trích một phần để đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước sạch cho nông thôn tại những khu vực bị ảnh hưởng Ngoài ra còn các trường hợp gây ô nhiễm nguồn nước như: - Các bãi chôn lấp rác vá các dự án cấp nước công cộng cũng đã gây ô nhiễm cho môi trường nước, cả nước mặt lẫn nước ngầm. Đánh giá công tác thực hiện Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2007 Cho đến nay, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Nghị định 67/203/ NĐ –CP vẫn còn 02 quận huyện chưa có doanh nghiệp nào tự nguyện nộp phiếu kê khai phí, đó là, huyện Cần Giờ và Nhà Bè; Khu công nghệ cao cũng chưa có doanh nghiệp nộp phiếu kê khai. So với cả nước, thành phố Hồ Chí Minh cũng được Bộ Tài Nguyên & Môi trường đánh giá là thực hiện chưa triệt để công tác thu phí vì số phí thu được còn thấp so với quy mô phát triển công nghiệp trên địa bàn thu được thấp hơn so với quy mô phát triển công nghiệp trên địa bàn Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an có nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố nhưng đến nay chỉ có 2 đơn vị ( thuộc Bộ Quốc Phòng) nộp phiếu kê khai kèm theo thẩm định của Bộ Quốc Phòng. Nguyên nhân của các vấn đề tồn tại là : doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ vai trò về phí bảo vệ môi trường và trách nhiệm của mình. Một số phòng Tài nguyên – Môi trường quận huyện, Ban quản lý KCN – KCX chưa thực sự quan tâm phối hợp với Chi Cục Bảo vệ Môi trường trong việc thu phí; công tác thẩm định còn khó khăn trong việc xác định chính xác các thông số cơ bản là lưu lượng và nồng độ chất thải của các doanh nghiệp xả thải. Đánh giá kết quả áp dụng các loại công cụ sau 4 năm thực hiện Nhìn chung tình hình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn TP. HCM đã đạt được kết quả khả quan tuy vẫn còn thấp hơn quy mô phát triển công nghiệp của thành phố. Đa số doanh nghiệp đã nhận thức được trách nhiệm của mình và chấp hành nghiêm chỉnh việc kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Vẫn còn các doanh nghiệp không tham gia tập huấn về việc kê khai nộp phí và hướng dẫn kê khai phí bảo vệ môi tường đối với nước thải công nghiệp với nhiều lý do. Với đội ngũ cán bộ công chức của phòng ít nên việc đánh giá, lấy mẫu phân tích phục vụ cho việc thẩm định Tờ khai của doanh nghiệp trong năm không nhiều. Việc áp dụng thu phí bảo vệ môi trường là một vấn đề khá mới mẻ trong kiểm soát ô nhiễm môi trường nhưng cũng đã đem lại nhiều kết quả bất ngờ và nảy sinh nhiều vấn đề cần được giải quyết. Tác động của việc sử dụng các công cụ kinh tế trên địa bàn Nếu chúng ta sử dụng tốt các Công cụ Kinh tế trong quản lý môi trường, những tác động tích cực sẽ có được là: - Xét về mặt hiệu quả kinh tế, chúng ta sẽ giảm được những chi phí kinh tế trong quản lý so với các biện pháp điều hành và kiểm soát. Trước hết là bộ máy quản lý thực thi pháp luật. Mặt khác nếu sử dụng tốt công cụ kinh tế, đặc biệt là thuế và phí, chúng ta sẽ tăng nguồn thu cho ngân sách để đầu tư trở lại môi trường, thậm chí còn đầu tư cho các lĩnh vực dịch vụ xã hội khác. Đối với các đối tượng thực thi thuộc cơ quan Quản lý môi trường quốc gia và địa phương, tạo điều kiện kích thích và khuyến khích họ thực thi nhanh chóng bởi lẽ họ được hưởng lợi từ những nguồn thu đó. Công cụ kinh tế tự nó sẽ tạo ra động cơ khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ thân thiện môi trường và do vậy chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn, hình ảnh doanh nghiệp trên thị trường sẽ được nâng cao. - Xét về mặt xã hội, sử dụng công cụ kinh tế sẽ đảm bảo tính công bằng về mặt xã hội, vì xét về bản chất, công cụ kinh tế dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ( PPP) và người được hưởng lợi từ môi trường cũng phải trả tiền ( BPP). Thể chế kinh tế thị trường phát huy hiệu quả tốt hơn trong quản lý môi trường. - Về mặt môi trường, trước hết cho thấy sử dụng công cụ kinh tế sẽ đảm bảo yêu cầu tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải. Điều đó dẫn đến kết quả là chất lượng môi trường ngày càng được cải thiện hơn. mặt khác những lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư và khôi phục thì việc sử dụng công cụ kinh tế cũng sẽ thực thi dễ dàng, đúng như ngạn ngữ Việt Nam “Có thực mới vực được đạo”, hay “Có tiền mua tiên cũng được”. Điều này đã chứng minh rất rõ trong một số lĩnh vực cải thiện môi trường còn phụ thuộc cơ bản vào nguồn tài chính chúng ta sẽ đầu tư sau này. Ngoài ra khi áp dụng các cộng cụ kinh tế một cách có hiệu quả thì các tác động nó có thể mang lại nữa là: - Nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường sẽ được sử dụng cho công tác bảo vệ môi trường, cải tạo môi trường giải quyết một phần các vần đề môi trường do những người đóng phí môi trường gây ra. - Việc thu phí bảo vệ môi trường có tác dụng bổ sung vào nguồn Ngân sách Nhà nước, và nguồn ngân sách đó được sử dụng để hỗ trợ cho các hoạt động nâng cao nhận thức của mọi người về bảo vệ môi trường. - Kích thích các doanh nghiệp có các biện pháp thực hiện đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường. - Giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường nặng do các nhà máy hoá chất gây ra - Việc thu phí bảo vệ môi trường đã đem lại nguồn thu đáng kể của ngân sách nhà nước, góp phần tái đầu tư trở lại cho môi trường. - Việc thu phí bảo vệ môi trường có vai trò điều chỉnh kinh tế vĩ mô theo hướng tích cực; có tác dụng làm cho người gây ô nhiễm thấy rõ trách nhiệm của mình, phải thực hiện các mục tiêu về môi trường bằng các phương tiện, chi phí hiệu quả nhất; kích thích sự phát triển công nghệ mới và tăng cường chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm trong khu vực tư nhân, khuyến khích công tác nghiên cứu và phát triển “sản xuất sạch”. - Sử dụng các giải pháp tài chính có tầm quan trọng đặc biệt đối với lĩnh vực bảo vệ và quản lý môi trường ở Việt Nam hiện nay. Nếu các giải pháp tài chính được coi trọng và sử dụng một cách có hiệu quả đặc biệt là ban hành và triển khai thực hiện luật thuế môi trường và thu phí bảo vệ môi trường, sẽ có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp chú trọng tới việc đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, đưa các công nghệ vào môi trường và thu phí bảo vệ môi trường, sẽ có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp chú trọng tới việc đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, đưa các công nghệ sạch vào sản xuất, kết hợp với việc triển khai đồng bộ các biện pháp xử lý rác thải. Có các giải pháp tài chính hợp lý sẽ là cơ sở để: một mặt đẩy mạnh được các hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân; mặt khác đảm bảo hạn chế nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. CHƯƠNG 4 - ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THU PHÍ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Những thuận lợi và khó khăn – tồn tại trong quá trình thực hiện việc áp dụng các loại công cụ kinh tế Thuận lợi: Được sự chỉ đạo kịp thời của Uỷ ban nhân dân thành phố cũng như sự phối hợp chặt chẽ của các sở – ngành liên quan. Một số doanh nghiệp đã ý thức được trách nhiệm của mình, chấp hành nghiêm chỉnh việc kê khai lượng nước thải. Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý trước khi thải ra hệ thống cống chung của Khu Công nghiệp. Điều đặc biệt hơn cả là số lượng Cán bộ CNV trong phòng thu phí Môi trường tại Chi cục Bảo vệ môi trường TP. HCM cũng như các tổ chức liên quan đến công tác thu phí nhìn chung đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm, năng động nhiệt tình trong công việc nên đã tạo được điều kiện thuận lợi trong công tác triển khai việc thu phí đến từng cơ sở sản xuất. Sự đoàn kết và thực sự có hiệu quả giữa Chi cục ( phòng thu phí môi trường) và các cơ quan phối hợp trong việc triển khai công tác thu phí trên địa bàn Tp.HCM, nên phần nào đã mang lại kết quả khả quan rất lớn trong sự thành công trong công tác thẩm định – kê khai và thu phí đối với các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Khó khăn – Tồn tại trong công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh Các doanh nghiệp thuộc đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của phí BVMT và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện đóng phí theo nghị định 67/2003/ NĐ – CP; do đó còn nhiều doanh nghiệp né tránh không chịu kê khai, hoặc kê khai không đúng với thực tế xả thải. Mặc dù các doanh nghiệp đều nhận thấy rằng vấn đề bảo vệ mơi trường là cần thiết nhưng khi triển khai thu phí BVMT tại địa bàn thành phố thì chỉ một số ít doanh nghiệp cĩ đầu tư tốt cho thiết bị xử lý chất thải là hoan nghênh ủng hộ, cịn phần lớn các doanh nghiệp luơn cố ý né tránh, khơng chịu kê khai hoặc kê khai khơng đúng nhằm đĩng phí BVMT ở mức thấp nhất. Phương thức thu phí cịn nhiều bất cập; việc kê khai, thẩm định cịn rườm rà tốn nhiều thời gian và kinh phí nhưng khĩ xác định chính xác 2 thơng số chính là lưu lượng và nồng độ trung bình khoảng thời gian dài. Việc lấy mẫu nước thải để thẩm định phải thơng báo trước nên nhiều doanh nghiệp đối phĩ bằng cách giảm cơng suất, ngưng hoạt động các khâu phát sinh nước thải, vận hành hệ thống xử lí nước thải (thơng thường là khơng vận hành do chi phí cho việc vận hành hệ thống xử lí nước thải cao) hoặc pha lỗng nước thải. Thiếu các cơng cụ hỗ trợ cho việc thu phí như là: - Thiếu hệ thống thơng tin quản lý thu phí: Khi thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ-CP thì Chi cục BVMT phải tốn nhiều thời gian cho việc quản lý, theo dõi tình hình thu và sử dụng phí nước thải do chưa xây dựng được hệ thống thơng tin để quản lý, theo dõi quá trình thực hiện việc kê khai, nộp phí của doanh nghiệp (mức phí phải nộp hằng quý, thời gian nộp, số phí đã nộp, số phí cịn nợ, các biên lai đã phát hành, kết quả thẩm định mức phí ) và tất cả thơng tin trên định kỳ hoặc đột xuất phải tổng hợp, thống kê kịp thời, chính xác theo yêu cầu của cấp trên; hoặc các cơ quan quản lý mơi trường địa phương cần nắm bắt tình hình về kê khai nộp phí của các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm kiểm tra, đơn đốc việc thực hiện. - Thiếu cơng cụ chế tài đủ mạnh để cưỡng chế những doanh nghiệp cố tình khơng thực hiện việc kê khai nộp phí. Ngồi ra, Các đối tượng sản xuất nhỏ, nuơi trồng thủy sản khơng cĩ tiêu chí về qui mơ để phân loại và xếp vào đối tượng thu phí. Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa công bố chính thức các số liệu về định mức về nồng độ và lưu lượng đối với từng loại ngành nghề nên phát sinh một số khó khăn nhất định trong việc hướng dẫn cho các doanh nghiệp kê khai. Việc xác định 2 thông số chủ yếu là tổng lượng nước thải và hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải vừa tốn thời gian và chi phí. Kết quả thường không thống nhất giữa cơ quan thu phí và bên nộp phí. Chỉ tiến hành đo đạc một lần nhưng lại tính giá trị cho cả năm. Ý thức của các doanh nghiệp trong vấn đề nộp phí BVMT đối với nước thải vẫn chưa cao, phần lớn các doanh nghiệp đều kê khai thấp giá trị lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải. Bộ Công an và Bộ Quốc phòng chưa thực hiện việc chuyển các phiếu thẩm định Tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trực thuộc cho chi cục bảo vệ môi trường. Đội ngũ cán bộ công chức còn ít nên việc triển khai công tác còn gặp một số khó khăn. Chủ trương mới cùng với việc thiếu cán bộ quản lý môi trường tại các quận – huyện, phường– xã nên đã gặp khó khăn trong công tác thống kê, hướng dẫn và đôn đốc các doanh nghiệp kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Mức thu phí đối với nước thải công nghiệp hiện nay còn thấp, nên đã chưa làm thay đổi được hành vi của đối tượng gây ô nhiễm. Công tác thu phí đối với nước thải công nghiệp còn rườm rà và tốn nhiều thời gian từ việc kê khai, thẩm định và nộp phí. Việc thẩm định hồ sơ đi kèm công tác quan trắc chất lượng nước thải là việc làm quan trọng trong quyết định mức phí phải nộp. Tuy nhiên hiện nay công tác quan trắc Chi cục Bảo vệ môi trường chưa chủ động một cách hoàn toàn được mà phải thuê một số đơn vị khác nên công tác giải quyết chưa đồng bộ và nhất quán. Thời gian để tổ chức lớp tập huấn chuyên môn, tuyên truyền chưa nhiều. Các doanh nghiệp chưa nhiệt tình tham gia hoặc tham gia không đầy đủ với nhiều lý do khác nhau. Những kết quả đạt được (tính đến hết ngày 30/11/2006) Cùng với sự cố gắng nỗ lực của các phịng Tài nguyên – Mơi trường quận huyện, Ban quản lý KCN – KCX, sự tham gia cĩ ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp và cộng đồng, trong năm 2006 cơng tác thu phí đã đạt được một số kết quả. Cụ thể là: Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến đến các tầng lớp xã hội, các doanh nghiệp sản xuất về mục tiêu, ý nghĩa, lợi ích của việc triển khai thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ-CP trong cơng tác thu phí Bảo vệ mơi trường đối với nước thải. Phối hợp với phịng Thơng tin Giáo dục – đã tiến hành tập huấn, hướng dẫn về phí BVMT cho 430 lượt cán bộ cơng đồn ở các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Phối hợp với các đơn vị tư vấn, phịng Tài nguyên – Mơi trường quận huyện, Ban quản lý KCN – KCX tiến hành điều tra, khảo sát, thẩm định đối với 350 doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp lớn. Tham mưu cho các quận huyện trong việc hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện việc kê khai nộp phí. Cùng với Phịng Tài nguyên - Mơi trường quận huyện, Ban quản lý KCN - KCX hướng dẫn việc thực hiện các qui định pháp lý, qui trình kê khai, nộp phí bảo vệ mơi trường. Tính đến 30/11/2006 đã cĩ 2.473 lượt doanh nghiệp nộp phiếu kê khai với tổng số tiền là 8.100 triệu đồng. Tổng số lượt doanh nghiệp đã được CC BVMT thơng báo phí bảo vệ mơi trường phải nộp là 2.473 với tổng số tiền là 8.100 triệu đồng. Trong tổng số 24 quận huyện đã cĩ 22 quận huyện đã cĩ các doanh nghiệp nộp phí. Cịn 2 huyện Nhà Bè và Cần Giờ chưa cĩ doanh nghiệp nộp phí, hoặc chỉ cĩ 1 đến 2 doanh nghiệp nộp phí mơi trường với số tiền nộp khơng đáng kể. Trong các KCN – KCX thì đã cĩ 12/14 khu cĩ các doanh nghiệp nộp phí bảo vệ mơi trường, cịn KCN Tân Phú Trung và Khu Cơng nghệ cao thì chưa cĩ doanh nghiệp nào nộp phí mơi trường. Tính đến 30/11/2006 đã cĩ 1.561 lượt doanh nghiệp (1.561/2000 - đạt 78%) nộp phí bảo vệ mơi trường tại Kho bạc, với số tiền thu được là 5.880 triệu đồng (5.880/5.000 - đạt 117%). Bảng4.1 Bảng thống kê tình hình kê khai và nộp phí của các doanh nghệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh Quận –Huyện KCN - KCX Doanh nghiệp kê khai Lưu lượng ( m3) Mức phí phải nộp ( VNĐ) Q.1 26 503.718 154.336.800. Q.2 50 456.35. 117.372.700 Q.3 6 60.500 22.094.550 Q.4 23 770.460 142.662.000 Q.5 331 2.806.350 819.924.450 Q.6 172 789.690 526.602.900 Q.7 51 1.077.900 154.701.500 Q.8 63 962.580 188.378.000 Q.9 45 1.475.500 325.190.000 Q.10 79 169.400 71.158.200 Q.11 35 463.716 51.141.000 Q.12 122 2.047.180 112.792.500 Q.Bình Tân 74 306.200 50.986.500 Q. Tân Phú 119 1.917.960 86.293.305 Q. Tân Bình 24 582.900 161.797.500 Q.Thủ Đức 76 4.466.500 947.345.000 Q.Bình Thạnh 22 715.400 67.935.000 Q. Phú Nhuận 40 150.750 38.242.500 Q. Gò Vấp 295 2.98.770 507.113.100 H.Bình Chánh 163 550.440 109.160.850 H.Củ Chi 72 2.556.550 592.418.400 H.Hooc Môn 166 4.636.125 271.267.500 H. Nhà Bè 12 18.270 5.875.200 H. Cần Giờ 0 0 KCN Bình Chiểu 16 194.910 43.795.300 KCN Tân Thới Hiệp 22 416.775 154.226.300 KCN Vĩnh Lộc 43 155.770 60.987.750 KCN Tân Tạo 82 1.389.870 146.128.800 KCN Lê Minh Xuân 71 365.250 13.996.350 KCN Hiệp Phước 21 396.225 34.575.450 KCN Tân Bình 79 708.885 307.275.600 KCN Tây Bắc Củ Chi 25 152.700 8.970.360 KCN Tân Thuận 74 1.648.670 85.068.600 KCX Linh Trung I 28 3.015.975 62.331.340 KCX Linh Trung II 37 1.117.100 29.590.000 (Nguồn : www.hepa.gov.vn [ theo số liệu kê khai năm 2005]) Những khuyến nghị để thực hiện tốt các công cụ kinh tế - Để thực hiện tốt các công cụ kinh tế ở Việt Nam, trước hết chúng ta phải thực hiện những nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng công cụ kinh tế, hai nguyên tắc như đã nêu ở trên đó là PPP và BPP. - Về mặt vĩ mô, Nhà nước nên có những cơ chế chính sách cho việc hình thành và khuyến khích sử dụng công cụ kinh tế trong Quản lý môi trường. Cụ thể là phải thể hiện trong các điều luật, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, coi công cụ kinh tế là một tất yếu trong bối cảnh của cơ chế kinh tế thị trường. Có những thể chế chính sách phù hợp. - Về mặt vi mô phải có đội ngũ con người thực thi tốt các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, từ việc nghiên cứu xây dựng các loại công cụ kinh tế cho đến triển khai thực hiện. Đội ngũ này phải được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ. Thực tế cho thấy hiện nay chúng ta đang thiếu trầm trọng đội ngũ này, do vậy nhiều công cụ kinh tế hình thành nhưng khả năng thực thi không được. Nên loại bỏ dần đội ngũ thực thi trái ngành trái nghề, có chương trình đào tạo và đào tạo lại để nâng cao năng lực cho cán bộ trong lĩnh vực thực hiện công cụ kinh tế cho Quản lý môi trường. - Để thực hiện tốt công cụ kinh tế nên có sự phối hợp với các loại công cụ khác như công cụ pháp lý, công cụ tuyên truyền giáo dục và công cụ kỹ thuật. - Sử dụng công cụ kinh tế là vấn đề nhạy cảm, do vậy khi tiến hành xây dựng cũng như thực hiện nên có sự đối chiếu so sánh, đặc biệt là với các quốc gia trong khu vực và trên thị trường quốc tế để đảm bảo tính cạnh tranh bình đẳng, cân đối giữa Kinh tế và môi trường đảm bảo tính hiệu quả không trên lệch quá bên nào. - Muốn thực hiện tốt công cụ kinh tế phải không ngừng hoàn thiện cơ chế thị trường, ứng với mỗi thời kỳ sẽ có những loại công cụ kinh tế phù hợp với thời kỳ đó. 4.4 Những cách thức áp dụng hiện nay trên địa bàn trong nước và ở các nước phát triển khác Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại Việt Nam: Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính theo từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải, như sau: Bảng 4.2 Bảng mức thu phí theo từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp. Chất gây ô nhiễm có trong nước thải Mức thu ( đồng/ kg chất ô nhiễm có trong nước thải) Tên gọi Ký hiệu Môi trường tiếp nhận A B C D Nhu cầu oxy sinh hóa ABOD 300 250 200 100 Nhu cầu oxy hóa học ACOD 300 250 100 100 Chất rắn lơ lững ATSS 400 350 300 200 Thủy ngân AHg 20.000.000 18.000.000 15.000.000 10.000.000 Chì Apb 500.000 450.000 400.000 300.000 Arsenic AAS 1.000.000 900.000 800.000 600.000 Cadmium ACd 1.000.000 900.000 800.000 600.000 Kể từ đầu năm 2007 thì khi thu phí bảo vệ môi trường, đã bỏ chỉ tiêu về BOD có trong nước thải. Tính từ chỉ tiêu COD trở xuống các chỉ tiêu dưới. Trong đó môi trường tiếp nhận nước thải bao gồm 4 loại A, B, C và D được xác định như sau: Môi trường tiếp nhận A bao gồm 19 quận nội thành : quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức , nội thành, nội thị của các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III. Môi trường tiếp nhận B bao gồm 5 huyện ngoại thành : huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, nội thành, nội thị của các đô thị loại IV, loại V và ngoại thành, ngoại thị của các đô thị đặc biệt, loại I, Loại II và loại III. Môi trường tiếp nhận nước thải loại C : ngoại thành, ngoại thị của các đô thị loại I và các xã không huộc đô thị, trừ các xã thuộc môi trường tiếp nhận nước thải thuộc nhóm D. Môi trường tiếp nhận nước thải loại D : các xã biên giới, miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Đô thị loại đặc biệt I, II, III, IV và V được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 72/2001/NĐ- CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị và các văn bản hướng dẫn thi hành. Xác định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính cho từng chất thải gây ô nhiễm theo công thức sau: = Mức thu phí BVMT đối với nước thải CN Của chất gây ô nhiễm thải ra MT Tiếp nhận tương ứng (đồng/Kg) 10-3 Hàm lượng chất gây ô nhiễm có trong nước thải (m3) Tổng lượng nước thải ra(m3) x Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp (đồng) x x Trường hợp nước thải công nghiệp của một đối tượng nộp phí có nhiều chất gây ô nhiễm quy định tại khoản 2 điều 6 Nghị định 67/2003/NĐ – CP thì số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp là tổng số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp của từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải. Số phí BVMT đối với nước thải công nghiệp của đối tượng nộp phí phải nộp = S ( Số phí BVMT đối với nước thải công nghiệp phải nộp của từng chất gây ô nhiễm) Trong đó : - Tổng lượng nước thải ra môi trường được tính như sau : + Theo đo đạc thực tế ; + Ước tính theo định mức nước thải ứng từng loại ngành nghề , hoặc lấy bằng 80% lượng nước sử dụng . - Hàm lượng từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải được xác định như sau : + Theo đo đạc thực tế ; + Theo nồng độ trung bình của từng loại nước thải ứng với những ngành nghề khác nhau; + Theo tải lượng từng chất ô nhiễm ứng với từng loại ngành nghề khác nhau . Công tác tổ chức thu phí bảo vệ môi trường hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh: 1. Lập kế hoạch Trưởng phòng Thu phí lập kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm căn cứ vào kết quả thực hiện của tháng trước, quý trước, năm trước. Kế hoạch này phải được Chi cục trưởng phê duyệt và phổ biến cho tất cả các nhân viên trong phòng. Giám sát việc thực hiện kế hoạch: Phiếu giám sát thực hiện hoạt động thu phí sẽ được thực hiện hàng tháng (BM 05-KSQT -TP). 2. Xác định đối tượng thu phí Cán bộ được phân công quản lý quận – huyện, KCN chịu trách nhiệm thống kê đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn TP. HCM 1 lần vào đầu năm kế hoạch. Trưởng phòng chịu trách nhiệm soạn Công văn gửi phòng Tài nguyên và Môi trường quận – huyện yêu cầu bổ sung danh sách các doanh nghiệp mới trên địa bàn quận – huyện vào tháng 1 và tháng 7 hàng năm. Trưởng phòng lập danh sách chính thức trình Chi cục trưởng phê duyệt (BM 02 – KSQT - TP). Cán bộ được phân công quản lý quận – huyện chịu trách nhiệm thông báo cho các đơn vị cung cấp nước sạch, UBND phường – xã liên quan, mọi thay đổi từ đối tượng nộp phí phải nộp phí nước thải công nghiệp sang đối tượng nộp phí nước thải sinh hoạt và ngược lại. 3. Phổ biến các quy định về thu phí Lãnh đạo phòng in ấn tài liệu, in biểu mẫu (theo quy định của Nhà nước) khi can thiết. Quy trình in ấn tài liệu tuân thủ theo thủ tục mua hàng và đánh giá nhà cung ứng. Lãnh đạo phòng và cán bộ phụ trách địa bàn phối hợp phòng Tài nguyên và Môi trường (pTNMT) quận – huyện, Ban Quản Lý Khu Chế Xuất – Khu công nghiệp (Hepza, Ban Quản Lý Khu công nghệ cao) tổ chức phổ biến chương trình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp cho các doanh nghiệp khi có nhu cầu từ các nơi trên, bằng chứng hướng dẫn là chữ ký của các doanh nghiệp trong danh sách (BM 02_KSQT_TP). Khi có sự thay đổi về chính sách hay quy định mới về lĩnh vực phí bảo vệ môi tường đối với nước thải công nghiệp thì trưởng phòng lập tờ trình cho Chi cục trưởng quyết định về việc thực hiện thông tin tuyên truyền trên báo, đài. Cán bộ được phân công quản lý địa bàn phát tờ khai nộp phí và hướng dẫn cho các doanh nghiệp thuộc đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo mẫu có sẵn của Nhà nước (Mẫu số 02 Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trong thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT) và tiếp tục rà soát, bổ sung danh sách cho các doanh nghiệp thuộc đối tượng chịu phí tại từng quận – huyện. Thời hạn các doanh nghiệp hoàn thành và nộp Tờ khai tối đa là 20 ngày sau. 4. Tiếp nhận tờ khai nộp phí của các doanh nghiệp Cán bộ được phân công quản lý địa bàn sẽ tiếp nhận trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường bưu điện: Tờ khai chuyển đến qua đường bưu điện : văn thư Chi cục đóng dấu ngày đến. Tờ khai do Phòng Tài nguyên và Môi trường quận – huyện chuyển đến trực tiếp : kiểm tra số liệu Tờ khai và ký nhận ngày nhận. Tờ khai do doanh nghiệp nộp trực tiếp : Ký nhận ngày nhận và gửi lại cho doanh nghiệp 01 bản. 5. Thẩm định tờ khai phí của các doanh nghiệp Sau khi nhận được Tờ khai, cán bộ được phân công quản lý địa bàn kiểm tra các thông tin do doanh nghiệp kê khai trong vòng một ngày và so sánh với các tài liệu về định mức lưu lượng, nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải của các ngành nghề để có kết luận sơ bộ: Chấp nhận; không chấp nhận, bổ sung thêm thông tin, yêu cầu kê khai lại. Cán bộ được phân công quản lý địa bàn tổ chức khảo sát, lấy mẫu, đánh giá nước thải tại doanh nghiệp theo kế hoạch. Việc lấy mẫu, đánh giá này do một đơn vị tư vấn bên ngoài nằm trong danh sách các nhà cung ứng đã được Chi cục trưởng phê duyệt và yêu cầu đơn vị tư vấn phải có kết quả phân tích sau 10 ngày lấy mẫu. Số lượng doanh nghiệp thẩm định trong tổng số các doanh nghiệp tham gia nộp phí bảo vệ môi trường. Cán bộ được phân công quản lý địa bàn gởi công văn cho doanh nghiệp, Phòng Tài nguyên và Môi trường, đơn vị tư vấn. Cán bộ được phân công quản lý địa bàn đánh giá, lấy mẫu tại doanh nghiệp theo nội dung ghi trong công văn và lập biên bản làm việc. Cán bộ được phân công quản lý địa bàn xem xét kết quả thẩm định do đơn vị tư vấn cung cấp trình Trưởng phòng duyệt trước khi trình Chi cục trưởng ký trong các trường hợp sau: Nếu đồng ý với kết quả thẩm định thì sẽ thông báo đến doanh nghiệp sau khi nhận kết quả 7 ngày. Nếu không đồng ý với kết quả thẩm định thì không sử dụng kết quả và sẽ tổ chức thẩm định lại lần 2 theo kế hoạch. Cán bộ được phân công quản lý địa bàn tổ chức đánh giá, lấy mẫu theo yêu cầu của doanh nghiệp từ lần thứ 2 trở đi (Mọi chị phí doanh nghiệp chịu). 6. Thông báo nộp phí Khi chưa có kết quả thẩm định : cán bộ được phân công quản lý địa bàn ra thông báo tạm thu mức kê khai của đối tượng nộp phí trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được phiếu kê khai của doanh nghiệp. Sau khi có kết quả thẩm định: cán bộ được phân công quản lý địa bàn thực hiện truy thu (nếu số phí tạm nộp ít hơn số phí phải nộp). Trong trường hợp đối tượng nộp phí có số phí tạm nộp nhiều hơn số phí phải nộp nhưng tiếp tục phát sinh số phí phải nộp thì số phí đã nộp vượt được trừ vào số phí phải nộp các quý tiếp theo. Cán bộ được phân công quản lý địa bàn thông báo số phí phải nộp (Mẫu số 03 Thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trong Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT) được thực hiện như sau: Nếu sai số giữa Tờ khai của đối tượng nộp phí và kết quả thẩm định trong giới hạn cho phép là 30% thì phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được thu theo mức kê khai của đối tượng nộp phí. Cán bộ được phân công quản lý địa bàn gửi thông báo nộp phí cho phòng Tài nguyên và Môi trường quận – huyện để chuyển cho các doanh nghiệp chịu phí trên địa bàn. 7. Xác định doanh nghiệp đã nộp phí - Cán bộ được phân công quản lý địa bàn hàng tháng sẽ lập danh sách các doanh nghiệp đã nộp phí nước thải công nghiệp (BM 03 – KSQT_TP). - Cán bộ được phân công quản lý địa bàn lập danh sách các doanh nghiệp đã nộp phí nước thải công nghiệp có sử dụng nước cấp cho tổng Công ty Cấp nước thành phố để Công ty Cấp nước ngưng thu và hoàn trả phí nước thải sinh hoạt cho các doanh nghiệp này (theo thõa thuận với Tổng Công ty cấp nước TP). 8. Kiểm tra việc kê khai nộp phí Hàng tháng cán bộ được phân công quản lý địa bàn phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường quận – huyện, Hepza kiểm tra, giám sát, nhắc nhở các đối tượng thực hiện và kê khai, nộp phí đúng thời hạn quy định. Hàng tháng cán bộ được phân công quản lý địa bàn gửi biên lai thu phí (do Bộ Tài chính tổng cục thuế phát hành) cho Phòng Tài nguyên và Môi trường quận – huyện, Hezpa để chuyển đến các doanh nghiệp đã nộp phí và cập nhật số tiền phí doanh nghiệp đã nộp. 9. Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện thu phí bảo vệ môi trường Trường hợp thu phí chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về công tác thu phí bảo vệ môi trường; tiến độ thực hiện và phương hướng cần giải quyết, khắc phục. Việc kiểm tra, giám sát được lập thành báo cáo định kỳ ½ tháng, 1 tháng, 1 quý, 6 tháng và năm (BM 05_KSQT _TP) và trình cho Chi cục trưởng. 10. Xử lý vi phạm Cán bộ được phân công quản lý địa bàn gởi Công văn đề nghị đến các cơ quan chức năng (UBND uận – huyện, Thanh tra sở ) để xử lý các trường hợp không hoặc chậm kê khai nộp phí. 11.Quản lý và sử dụng tiền phí thu được: Trưởng phòng Tổng hợp – Tài vụ có trách nhiệm : Mở tài khoản, lập sổ sách kế toán; lập trình kế hoạch sử dụng phí bảo vệ môi trường; chuyển tiền phí thu được vào tài khoản theo quy định; quyết toán chi phí. QUY TRÌNH THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP Lập kế hoạch Xác định đối tượng thu phí Phổ biến cac quy định về thu phí Tiếp nhận tờ khai Thẩm định Thông báo Xác định doanh nghiệp đã nộp phí Kiểm tra việc thực hiện kê khai nộp phí Kiểm tra, giám sát quá trình thu phí Xử lý vi phạm Quản lý & sử dụng số tiền thu được - Lập danh sách - Thông báo đối tượng nộp phí cho các bên liên quan - In tài liệu, biểu mẫu - Tổ chức tập huấn - Thông tin tuyên truyền - phát tờ khai hướng dẫn kê khai Trực tiếp hoặc qua bưu điện - Thẩm tra sơ bộ - Yêu cầu kê khai - Tổ chức lấy mẫu, đánh giá - Thông báo kết quả thẩm định - Thông báo tạm nộp - Thông báo chính thức - Gửi thông báo cho phòng TNMT, Hepza - Lập danh sách các doanh nghiệp đã nộp phí - Lập danh sách gửi Cty Cấp nước Phối hợp phòng TNMT quận – huyện, Hepza Lập báo cáo trình Chi cục trưởng Gửi công văn đề nghị - Mở tài khoản, lập sổ sách kế toán - Lập, trình kế hoạch sử dụng phí BVMT - Chuyển tiền thu phí được vào tài khoản theo quy định - Quyết toán chi phí b) Mức phí áp dụng tại Malaysia Tại Malaysia thì phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải được tính ba phần, thứ nhất đĩ là mức phí trong quá trình sản xuất (được dùng cho cơng tác quản lý mơi trường), thứ hai là mức phí cơ bản, thứ ba là phí tăng thêm khi nước thải cĩ nồng độ BOD cao hơn mức tiêu chuẩn. Cách tính : Bảng 4.3 Phí trong quá trình sản xuất Phí cơ bản Phí mở rộng M$ 100 (gần 40USD) M$ 10*lượng thải*BOD(PPM)*10-6 M$100*lượng thải*(BOD – BODtiêu chuẩn )*10-6 c) Mức phí áp dụng tại Philippine Cấu trúc phí cho đối tượng sử dụng: EUS= phí cố định + phí khả biến Phí cố định: chi phí cho phân tích giám sát sự tuân thủ dựa trên cơ sở tỷ lệ lượng thải Bảng 4.4 Các chất thơng thường Kim loại nặng Q< 30 m3/ ngày = $120 31< Q < 150 m3/ngày =$215 Q> 150m3/ngày = $320 Q< 150m3/ngày = $215 Q> 150m3/ngày = $320 - Phí khả biến = Khối lượng chất ơ nhiễm (M) * mức phí M = Lưu lượng (m3) * Nồng độ BOD (mg/l) * ngày/năm * 0.001 Mức phí tính theo tải lượng BOD: BOD< 50mg/l = $0.09/kg BOD> 50mg/l = $0.54/kg Nhìn vào cách tính phí ô nhiễm đối với nước thải công nghiệp tại Việt Nam và các nước khác ta có những nhận xét sau: Sai số 30% trong kê khai của đối tượng nộp phí và kết quả thẩm định là quá lớn. Cần điều chỉnh sai số ở mức phù hợp hơn để doanh nghiệp có thể chấp nhận được và không làm thất thu ngân sách Nhà nước. Để đảm bảo tính công bằng và lấy được mẫu kê khai xác thực từ các doanh nghiệp cơ sở thì các cơ quan thẩm định nên phân tích chi tiết và chính xác hơn, có mức tính phí cho từng loại ngành nghề khác nhau cho phù hợp. Cách tính phí ô nhiễm tại Việt Nam còn lỏng lẽo và mang tính đại trà hơn rất nhiều so với các nước khác cùng áp dụng loại phí này nên rất dễ làm cho các doanh nghiệp khai gian, khai không xác thực với mức thải tại cơ sở mình hoạt động. Đề xuất các biện pháp quản lý tổng hợp nhằm bảo vệ môi trường phát triển bền vững bằng các công cụ kinh tế đối với nước thải Công nghiệp Nhằm góp phần cải tiến và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên nước trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa tại địa bàn Tp. Hồ Chí Minh để phát triển bền vững, dựa trên những kết quả nguyên cứu và thu thập trên thực tế rõ ràng, tác giả xin có một số đề xuất như sau: 1. Trước hết là nhận xét công thức xác định số phí bảo vệ môi trường hiện có Đối với nước thải công nghiệp: - Phí cố định được tính trên mỗi m3 nước sử dụng; - Phí lũy tiến tính trên khối lượng chất vượt mức tiêu chuẩn quy định. Các thông số chọn lựa để tính phí ô nhiễm: Trên thực tế, nước thải của các cơ sở sản suất, dịch vụ... có vài chục đến vài trăm tác nhân hóa học, vật lý, sinh học khác nhau. Tuy nhiên để đánh giá chất lượng nước thải, khí thải, chất thải rắn, nhiều quốc gia trên thế giới chỉ chọn ra một vài thông số đặt trưng đối với từng nguồn thải. Đối chiếu giá trị quan trắc thực tế của các thông số này với tiêu chuẩn thải, có thể đánh giá mức độ vi phạm tiêu chuẩn môi trường và từ đó tính mức thu phí. Công thức tính mức phí phạt ô nhiễm đối với các đối tượng vi phạm tiêu chuẩn môi trường về nước thải: Công thức sau đây có thể được áp dụng dể tính mức phí phạt ô nhiễm đối với nước thải : P = Trong đó: P - tổng số tiền phạt đối với 1 lần vi phạm tiêu chuẩn thải (đồng); n - mức tác nhân ô nhiễm đặc trưng đối với từng nguồn thải; Ai - mức phạt cho từng đơn vị khối lượng (tải lượng) của tác nhân gây ô nhiễm thứ i (đồng) giá trị Ai cần tính sao cho mức độ ô nhiễm liên tục 1 năm (365 ngày) đủ bằng giá thành 1 hệ thống xử lý ô nhiễm đối với hệ thống đó; Cthi - nồng độ đo thực tế của tác nhân ô nhiễm thứ i (mg/l hoặc mg/m3); Ctci - nồng độ cho phép của tác nhân ô nhiễm thứ i theo tiêu chuẩn thải quy định (mg/l hoặc mg/m3); Q - lưu lượng của dòng thải có chứa tác nhân ô nhiễm thứ i đưa váo môi trường(m3/s hoặc m3/ngày); K1 - hệ số đặc trưng cho” vùng sinh thái nhạy cảm đối với môi trường”, có thể quy định như sau: K1 = 3,0 áp dụng cho nguồn thải ở các vùng nội thành, nội thị, các khu tập thể, các đoạn sông trong vòng 5km so với điểm lấy nước vào nhà máy nước của thành phố, thị xã, thị trấn có dân số trên 50.000 người; bên trong các vùng di sản văn hóa cấp quốc tế, quốc gia, các khu du lịch, bãi tắm; các khu di tích lịch sử cấp quốc gia; các khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia, vườn quốc gia; K1 = 2,0 áp dụng cho các huyện, xã có mật độ dân số lớn hơn 1000 người/km2; các đoạn sông trong vòng 10km so với điểm lấy nước nước vào nhà máy nước của thành phố, thị xã, thị trấn có dân số trên 50.000 người; bên trong các vùng di sản văn hóa, các khu di tích lịch sử cấp quốc tế, quốc gia; các khu bảo tồn thiên nhiên cấp địa phương, các khu nuôi trồng thủy sản đặc trưng; K1 = 1,5 áp dụng cho các vùng nông thôn không thuộc ngoại ô các thành phố,thị xã có mật độ dân số 500-1000 người/km2;các đoạn sông trong vòng 15km so với điểm lấy nước nước vào nhà máy nước của các khu dân cư; các điêm trong vòng bán kính < 5km cách vùng di sản văn hóa,các khu di thích lịch sử cấp quốc tế, quốc gia; các khu bảo tồn thiên nhiên cấp địa phương, các khu nuôi trồng thủy sản tập trung; K1 = 1,0 áp dụng cho các khu vục còn lại không thuộc các vùng sinh thái nói trên; K2 - hệ số chỉ số lần nguồn ô nhiễm vượt tiêu chuẩn thải(tính thừ lần quan trắc/thanh tra đầu tiên đến lần quan trắc/thanh tra cuối cùng trong thời gian này nguồn thải vượt tiêu chuẩn cho phép): K2 = 1,0 nếu số ngày vượt tiêu chuẩn < 5; K2 = 1,2 nếu số ngày vượt tiêu chuẩn 5- 10; K2 = 1,5 nếu số ngày vượt tiêu chuẩn 10 - 30; K2 = 2,0 nếu số ngày vượt tiêu chuẩn 30 - 60; K2 = 5,0 nếu số ngày vượt tiêu chuẩn > 60; Nếu thời gian nguồn thải liên tục vượt tiêu chuẩn thải quy định 60 ngày, cơ quan quản lý môi trường của địa phương hoặc trung ương có thể áp dụng các biện pháp sử lý theo quy định của pháp luật. 2. Đối với chính sách Quản lý Tài nguyên nước, những ưu tiên trong công tác cải cách bao gồm : + Hình thành một tổ chức thích hợp quản lý thống nhất và tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai (gọi tắt là tổ chức lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai) với các thể chế hoạt động cụ thể; + Thực hiện đồng bộ chính sách tiết kiệm nước, sử dụng hợp lý tài nguyên nước đồng thời thực hiện thống nhất bảo vệ môi trường thông qua việc xử lý nước thải đạt yêu cầu quy định của các địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn ; + Đối với các lĩnh vực sử dụng nước khác như: công nghiệp, năng lượng, nuôi thủy sản và sinh hoạt, có thể áp dụng các nguyên tắc sử dụng nước tương tự như thủy lợi. Riêng đối với nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp trong vùng, nên áp dụng cơ chế giá nước lũy tiến theo khối lượng nước sử dụng nhằm khuyến khích tiết kiệm nước và do đó có thể bảo đảm nguồn nước ở cuối mạng lưới; + Cần tiến hành các nghiên cứu nhằm cụ thể hóa Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở mức độ phù hợp nhất với mục tiêu quản lý thống nhất và tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai. Trong các trường hợp này cần xác lập cơ cấu thu phí rõ ràng đối với tất cả những hoạt động nào trong vùng có xả nước thải ô nhiễm vào nguồn nước; cơ cấu biểu giá lệ phí thích hợp cho từng nhóm đối tượng nguồn thải khác nhau (ví dụ nước thải sinh hoạt khác với nước thải công nghiệp và dịch vụ) và cho từng khu vực thải khác nhau (tùy theo khả năng tự làm sạch của từng đoạn sông, bản chất tự nhiên của từng nguồn nước – mặn, ngọt hay lợ). Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là việc xác định phân giá cơ sở hợp lý và khả thi để thu phí nước thải là bao nhiêu để bù đắp lại những chi phí cơ hội của việc sử dụng nước tiềm năng? Chi phí này phải bao gồm tất cả các khoảng chi phí đầu tư và vận hành các nhà máy xử lý nước thải tập trung ở cuối nguồn thải cộng với phí tổn về kinh tế do ô nhiễm môi trường nước và còn có thể bao gồm cả chiết khấu trong đó; + Cần nghiên cứu điều chỉnh Luật Tài nguyên nước ít nhất là ở quy định về cơ quan cấp/ thu hồi giấy phép xả nước thải cho thống nhất với Luật Bảo Vệ Môi Trường (thích hợp nhất là giao cho Sở Tài Nguyên Và Môi Trường thành phố thực hiện chức này, vì họ là cơ quan giám sát chất lượng nước thải nên họ được quyền thu hồi giấy phép xả thải nếu chủ nguồn thải vi phạm luật định); + Khuyến khích các cơ sở công nghiệp thực hiện các chiến lược ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp hay sản xuất sạch hơn và kết hợp xử lý cuối đường ống. CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN: Đề tài ”Nghiên cứu ứng dụng các công cụ kinh tế khả thi đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh” đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu theo đề cương đã được phê duyệt, bám sát mục tiêu của đề tài và đã đáp ứng được ba mục tiêu chính đặt ra cho đề tài là: Làm sáng tỏ mối quan hệ mâu thuẫn giữa sự tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh; và Phân tích và đánh giá hiệu quả của việc áp dụng công cụ thu phí đối với nước thải công nghiệp hiện nay và phản ánh những hiện trạng và diễn biến của sự ô nhiễm môi trường liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý tổng hợp nhằm bảo vệ môi trường nói chung và nguồn nước nói riêng. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của đề tài, cho phép rút ra những kết luận sau đây: 1 - Bản chất của kinh tế môi trường đã được nhận diện rõ sau quá trình nghiên cứu. Cốt lõi của nó nằm ở một trình tự gồm 3 bước nối tiếp nhau một cách lôgic:(1) đánh giá tầm quan trọng về mặt kinh tế của sự suy thoái môi trường, (2) tìm kiếm các nguyên nhân kinh tế của sự suy thoái môi trường và (3) đề ra những biện pháp, công cụ thích hợp để ngăn chặn và cải thiện sự suy thoái môi trường, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; 2 - Những thất bại về thị trường và chính sách – nguyên nhân sâu xa của sự ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên tại TP.Hồ Chí Minh, hoàn toàn có thể chuyển thành những thành công về thị trường và chính sách bằng cách sửa chữa những sai lầm trong quá khứ thông qua các biệp pháp cải cách chính sách, và như vậy môi trường và tài nguyên sẽ được bảo vệ tốt hơn, và phát triển bền vững hơn. 3 - Quy trình thu phí nước thải theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày13 tháng 06 năm 2003 của chính phủ được Chi cục bảo vệ môi trường thiết lập rất chi tiết và theo trình tự logic chặt chẽ . 4 - Việc áp dụng Công cụ thu phí môi trường là một vấn đề khá mới mẽ trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường và hiện nay Công cụ này vẫn chưa chấp nhận một cách suôn sẻ, đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới cần giải quyết. Từ đó, đặt ra vấn đề là phải có những chính sách, giải pháp phù hợp để thực hiện thành công việc thu phí ô nhiễm môi trường nước. 5 - Dù chưa thể đánh giá được hiệu quả của công cụ thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp tại thời điểm này nhưng hi vọng rằng sự có mặt của nó sẽ làm tăng ý thức BVMT của các doanh nghiệp tham gia sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, cũng như việc sử dụng hợp lý nguồn thu này vào các mục đích phòng ngừa ô nhiễm và cải thiện môi trường hướng đến sự phát triển bền vững. Tóm lại: Tình hình thu phí bảo vệ môi trường đối với nuớc thải công nghiệp trên địa bàn tuy chưa tương xứng với quy mô phát triển công nghiệp nhưng đã đạt được kết quả đáng kể trong bước đầu thực hiện. 5.2 KIẾN NGHỊ: Để công tác thu phí nước thải công nghiệp được thực hiện một cách đồng bộ và nghiêm chỉnh, cần phải hoàn thiện hơn về thể chế cũng như các biện pháp kỹ thuật và nêu cao được ý thức cộng đồng trong vấn đề BVMT. Sau đây là một vài kiến nghị trong quá trình nghiên cứu của đề tài này. Sai số 30% trong kê khai của đối tượng nộp phí và kết quả thẩm định là quá lớn. Cần điều chỉnh sai số ở mức phù hợp hơn để doanh nghiệp có thể chấp nhận được và không làm thất thu ngân sách Nhà nước . Để biết được chính xác lưu lượng nước thải của doanh nghiệp thải ra , nên bắt buộc các doanh nghiệp lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng. Điều đó sẽ đảm bảo tính công bằng giữa các doanh nghiệp . Nhà nước nên có biện pháp trợ giúp công nghệ kỹ thuật, đào tạo nhân lực về quản lý môi trường nhiều hơn nữa và khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến công trình công nghệ để giảm thiểu ô nhiễm . Cần số ban hành số liệu định mức chung về nồng độ các chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải cho từng loại ngành nghề . Cần thực hiện các biện pháp nhắc nhở, cảnh cáo, xử phạt đối với doanh nghiệp không chấp hành việc kê khai đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp và thực hiện không nghiêm chỉnh vấn đề bảo vệ môi trường . Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến đến các tầng lớp xã hội, các doanh nghiệp sản xuất về vai trò của phó bảo vệ môi trường và bảo vệ môi trường . Ở mỗi khu công nghiệp cần có trạm xử lý tập trung.Vì vậy cần đôn đốc các khu công nghiệp lên kế hoạch và xây dựng sớm đi vào hoạt động để giảm thiểu bớt các chất ô nhiễm thải ra môi trường. Tăng cường các biện pháp kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng với các doanh nghiệp và địa phương về bảo vệ môi trường . Cần xử nặng đối với các doanh nghiệp cố tình không chấp hành việc kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường và vi phạm tiêu chuẩn xả thải ra môi trường . Trong quyết định số 190/2004/UĐ-UB ngày 30/7/2004 của UBND Thành phố về việc thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối nước thải chưa đề cập đến vai trò của UBND quận huyện. Đề nghị UBND Thành phố giao cho UBND các quận huyện (phòng Tài nguyên & Môi trường) lập kế hoạch thu phí bảo vệ môi trường hàng năm trình duyệt và giám sát thực hiện thường xuyên. Bộ Tài nguyên & Môi trường sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ-CP theo hướng thu phí theo định mức phát thải của từng loại hình sản phẩm công nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHI TIET 1.doc
  • doc1.doc
  • doc2.doc
  • doc3.doc
  • doc4.doc
  • doc5.doc
  • docBIA-luan van.doc
  • pdfCHI TIET 1.pdf
  • docloi cam on.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docNHANXET.doc
  • docnhiem vu.doc
  • docPHU LUC.doc
  • doctailieuthamkhao.doc
Tài liệu liên quan