Đồ án Phân tích tình hình tài chính và một số định hướng nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I.1. Tài chính của doanh nghiệp thương mại 1.1. Khái niệm và bản chất của tài chính doanh nghiệp thương mại 1.2. Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp 1.3. Chức năng của tài chính doanh nghiệp 1.3.1. Chức năng phân phối 1.3.2. Chức năng giám đốc 1.4. Vai trò của tài chính doanh nghiệp 1.5. Vốn và cấu thành vốn của doanh nghiệp 1.6. Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp 1.7. Phương pháp phân tích 1.8. Tài liệu để phân tích tình hình tài chính I.2. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 2.2. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp 2.3. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 2.4. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh Chương II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ XÂYDỰNG HẢI PHÒNG I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ XÂY DỰNG HẢI PHÒNG 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý 1.3.2. Các đơn vị trực thuộc của Công ty 1.4. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp 1.4.1. Số lượng lao động, thời gian sử dụng lao động, định mức lao động 1.4.2. Thời gian sử dụng lao động 1.4.3. Tổng quỹ lương, lương bình quân của doanh nghiệp 1.4.4. Hình thức trả lương ở doanh nghiệp 1.4.5. Nhận xét và đánh giá 1.5. Tình hình vật tư, TSCĐ của doanh nghiệp 1.5.1. Tình hình tài sản cố định 1.5.2. Khấu hao TSCĐ năm 2000 1.5.3. Nhận xét và đánh giá 1.6. Đặc điểm chung về thị trường và mặt hàng kinh doanh của Công ty 1.6.1. Hoạt động xuất khẩu 1.6.2. Hoạt động nhập khẩu CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ XÂY DỰNG HẢI PHÒNG III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ XÂY DỰNG HẢI PHÒNG 1.1. Phân tích tình hình phân bổ tài sản 1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn 1.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty 1.3.1. Phân tích tình hình công nợ 1.3.2. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán 1.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ: 1.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động: 1.4. Phân tích hiệu quả hoạt động SXKD và khả năng sinh lợi của vốn CHƯƠNG IV: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ XÂY DỰNG HẢI PHÒNG IV.1. NHẬN XÉT KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ XÂY DỰNG HẢI PHÒNG 1.1. Về tài chính 1.2. Về tình hình thị trường thời gian tới IV.2. MỘT VÀI Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY KẾT LUẬN Phụ lục 01: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2000 Phụ lục 02: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1914 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích tình hình tài chính và một số định hướng nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y thì các doanh nghiệp phải chủ động về vốn, nắm bắt thị trường đưa ra các sản phẩm được chấp nhận, xem xét việc đầu tư và làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm mở rộng sản xuất kết hợp với việc tìm đầu ra cho hợp lý, không để ứ đọng hàng hoá, giảm tiền vay, tích cực thanh toán thu hồi công nợ tồn đọng giảm lãi vay đảm bảo được yêu cầu kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. 1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn: Phân tích tình hình phân bổ tài sản của Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng cho ta thấy cách nhìn tổng quát về tình hình “cơ chế tài chính” để xem xét nội dung bên trong của nó xem mạnh hay yếu cần phân tích cơ cấu nguồn vốn. Nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh. Điều đó phản ánh qua việc xác định tỷ suất tài trợ của Công ty. Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu x 100% Tổng nguồn vốn Tỷ suất đầu kỳ = 3.917.049.670 x 100% = 39,78% 11.260.750.000 Tỷ suất cuối kỳ = 7.012.287.995 x 100% = 0,39% 17.645.145.000 Tỷ suất tự tài trợ đầu kỳ so với cuối kỳ 34,39%. Điều này cho thấy tỷ suất tự tài trợ của Công ty không tốt, không đảm bảo đủ nguồn vốn kinh doanh. Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn ngoài tỷ suất tự tài trợ cần kết hợp tính tỷ số nợ và hệ số nợ dài hạn. Tỷ suất nợ phải trả = Tổng số nợ phải trả x 100% Tổng nguồn vốn Tỷ suất nợ phải trả đầu năm = 6.946.441.000 x 100% = 61,68% 11.260.750.000 Tỷ suất nợ phải trả cuối năm = 10.632.857.005 x 100% = 60,25% 17.645.145.000 * Vốn luân chuyển: Là số tiền chênh lệch của TSLĐ với nợ ngắn hạn. Nó thể hiện năng lực đảm bảo tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. Vốn luân chuyển = TSLĐ - Nợ ngắn hạn Đầu năm: 8.320.324.700 - 4.810.441.000 = 3.509.883.700 Cuối năm: 11.864.257.000 - 7.367.907.150 = 9.226.349.850 Vốn hoạt động thuần của Công ty tăng nợ ngắn hạn nhỏ hơn TSLĐ nghĩa là Công ty đảm bảo mức vốn luân chuyển hợp lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn dẫn đến khả năng thanh toán của Công ty cao. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2000 của Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng ta lập bảng cơ cấu nguồn vốn sau: BẢNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐVT: 1.000đ TT CHỈ TIÊU ĐẦU NĂM CUỐI NĂM SO SÁNH Số tiền T.trọng Số tiền T.trọng Số tiền T.trọng A Nợ phải trả 6.946.441.000 61,68 10.632.857.005 60,2 3.686.416.005 55,66 I Nợ ngắn hạn 4.810.441.000 42,71 7.367.907.150 41,75 2.827.466.150 0,96 1 Vay ngắn hạn 651.251.000 5,78 908.750.150 5,15 257.499.150 0,63 2 Phải trả cho người bán 687.750.000 6,10 3 Người mua trả tiền trước 40.065.000 0,03 4 Thuế và các khoản nộp 490.125.000 4,35 5 Phải trả CNV 772.500.000 6,86 6 Phải trả đơn vị nội bộ 7 Phải trả phải nộp khác 2.168.750.000 19,25 II Nợ dài hạn III Nợ khác 2.145.000.000 19,04 2.078.700.000 11,78 66.300.000 -5,68 Chi phí phải trả 2.145.000.000 7,35 2.078.700.000 68,13 B Nguồn vốn chủ sở hữu 8.917.049.670 79,18 7.012.287.995 39,74 1.904.761.675 -39,71 1 Nguồn vốn quỹ 3.917.049.670 34,78 5.727.660.975 32,46 1.810.611.305 2,32 2 Nguồn vốn KD 3.440.150.000 30,54 5.380.120.000 30,49 1.940.270.000 -26,14 3 Quỹ đầu tư phát triển 21.250.120 0,06 4 Quỹ dự phòng TC 3.750.000 5 Quỹ trợ cấp mất việc 2.125.000 6 Lợi nhuận chưa phân phối 476.899.000 16,34 322.540.775 10,57 154.358.225 6,23 7 Quỹ k.thưởng phúc lợi -135.250.000 -0,12 -106.250.000 -0,06 0,06 8 Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định 532.510.000 18,24 1.388.752.000 45,51 856.242.000 -27,27 Cộng 11.260.750.000 100 17.645.145.000 100 634.395.000 Qua bảng phân tích nguồn vốn ta thấy tổng số nguồn vốn của Công ty tănglên 634.395.000đ so với đầu năm. Trong đó: - Các khoản nợ phải trả tăng 3.686.416.005đ tương ứng 55,66% điều này cho thấy Công ty không đủ điều kiện để thực hiện tốt chế độ thanh toán làm giảm uy tín của Công ty với bạn hàng và các cơ quan hữu quan. Các khoản nợ ngắn hạn tăng 2.827.466.150đ điều này cho thấy Công ty chưa tổ chức tốt việc bán hàng do đó việc tăng chủ yếu là vay ngắn hạn. Ngoài ra nợ dài hạn và nợ khác lại tăng 66.300.000đ điều đó thể hiện: Công ty cho vay dài hạn để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị tức là tăng thêm TSCĐ. * Nguồn vốn CSH: Qua bảng phân tích nguồn vốn ta thấy nguồn vốn CSH lẽ ra phải chiếm tỷ trọng lớn, là nguồn chủ đạo trong toàn bộ nguồn vốn của Công ty thì kết quả bảng phân tích cho ta thấy rất thấp và có chiều hướng giảm. (đầu năm 0,03%, cuối năm 39,74%) giảm 1.904.761.675 đ, điều này cho thấy khả năng tự tài trợ thấp, Công ty thiếu vốn trầm trọng và để tiến hành hoạt động SXKD, Công ty phải vay nợ, chiếm dụng vốn rất lớn. * Nguồn vốn kinh doanh: Tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty cuối kỳ so với đầu năm giảm 1.940.270.000đ, song từng nguồn vốn cụ thể có sự tăng giảm khác nhau biểu hiện nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp cuối kỳ so với đầu năm giảm (-) 9.069.360.000đ là do trong năm Công ty đã đầu tư huy động khấu hao cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Như đã phân tích ở trên cho thấy Công ty đang thiếu vốn thì việc đầu tư ra bên ngoài là không thể. Tóm lại: Qua việc phân tích tình hình cơ cấu nguồn vốn ta có thể kết luận sơ bộ như sau: Nguồn vốn CSH giảm phản ánh khả năng tự tài trợ bản thân trong năm thấp. Đây là vấn đề ban lãnh đạo Công ty cần quan tâm để tìm giải pháp bổ sung nguồn vốn CSh để nâng cao năng lực tự chủ bản thân. Ngoài ra việc sử dụng nguồn vốn trong Công ty còn một số điểm chưa hợp lý, điều này cho thấy tính tự chủ về tài chính vẫn có hạn chế. Tuy nhiên trong năm kết quả SXKD có hiệu quả có lãi và có tích luỹ để tăng quy mô SXKD, song Công ty cần xem xét một cách toàn diện để đánh giá thực tế hiệu quả kinh doanh. 1.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty: 1.3.1. Phân tích tình hình công nợ: Trong quá trình hoạt động SXKD luôn phát sinh việc thu chi và thanh toán các khoản công nợ, cần phải có một khoảng thời gian nhất định mới thanh toán, còn thời gian thanh toán dài hay ngắn là hoàn toàn phụ thuộc vào mối quan hệ và sự thoả thuận giữa các đơn vị với nhau. Bởi vậy việc thanh toán tình hình công nợ của Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng có một ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN CÔNG NỢ Các khoản phải thu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch Trả trước người bán 171.250.000 198.750.000 27.500.000 Phải thu nội bộ Phải thu khác 1.117.500.000 86.250.000 1.031.250 Tạm ứng Tài sản thiếu Phải thu của khách hàng 3.147.500.000 3.815.700.000 668.200.000 Cộng 1.289.564.000 4.100.700.000 2.811.136.000 Các khoản phải trả Phải trả người bán 687.750.000 Người mua trả trước 40.065.000 Thuế và các khoản nộp 490.125.000 Phải trả CNV 772.500.000 Phải nộp khác Các khoản khác 2.168.750.000 Vay ngắn hạn 651.251.000 908.750.150 257.499.150 Cộng 4.810.441.000 908.750.150 3.901.691.000 Kết quả số liệu ở bảng trên cho thấy tổng số phải thu cuối kỳ so với đầu năm tăng lên 2 tỷ. Điều này cho thấy trong năm xí nghiệp có biện pháp tích cực trong thu hồi công nợ nội bộ, song với công nợ khách hàng ngoài còn để tồn đọng quá lớn. Để thấy được mức độ ảnh hưởng đến tình hình tài chính ta so sánh số phải thu với TSLĐ và các khoản phải trả * Phân tích các khoản phải thu: Với số liệu trên ta có thể xác định tỷ lệ các khoản phải thu chiếm trong TSLĐ năm 2000 là: Đầu năm = 1.289.564.000 x 100% = 15,49% 8.320.324.700 Cuối năm = 4.100.700.000 x 100% = 34,56% 11.864.257.000 Để nghiên cứu các khoản phải thu có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty ta cần tính toán một số chỉ tiêu sau: Tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng số tiền phải trả = Tổng các khoản phải thu x 100% Tổng các khoản phải trả Đầu năm = 1.289.564.700 x 100% = 26,80% 1.810.441.000 Cuối năm = 4.100.700.000 x 100% = 21,80% 188.102.189 Mối quan hệ giữa các khoản phải thu và phải trả cuối kỳ so với đầu kỳ tăng. Có nghĩa là Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng đang bị chiếm dụng vốn và cũng đang đi chiếm dụng vốn của bạn hàng. Tình hình này cho thấy tình hình tài chính của Công ty đang có chiều hướng không tốt, khả năng thu hồi các khoản phải thu để trả cho các khoản phải trả thấp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty có tác dụng không tốt đến tình hình chủ động trong hoạt động SXKD. - Hệ số quay vòng các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp Hệ số quay vòng các khoản phải thu = Doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải thu Từ số liệu ở bảng cân đối kế toán ta tính được hệ số quay vòng các khoản phải thu năm 2000 sau: = 20.154.727.500 = 7,47 vòng (1.289.564.000 + 4.100.700.000)/2 Chỉ số trên cho biết bình quân cứ 1 đồng các khoản phải thu trong năm của Công ty thì thu được 7,47 đồng doanh thu thuần. Hệ số quay vòng các khoản phải thu càng lớn phản ánh hiệu quả việc đi thu hồi công nợ. Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh chóng thì số vòng luân chuyển các khoản phải thu sẽ cao và doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên số vòng luân chuyển các khoản phải thu nếu quá cao sẽ không tốt vì có ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanh toán ngay hay thanh toán trong thời gian ngắn). Vì trong cơ chế hiện nay mua bán chịu là một yếu tố khách quan và đôi khi khách hàng rất muốn thời hạn trả tiền được kéo dài: Số ngày TB để thu hồi các khoản phải thu = Thời gian kỳ phân tích Số vòng luân chuyển các khoản phải thu = 360 = 48,19 ngày 7,47 Chỉ tiêu này cho thấy số ngày quy định bán chịu cho khách hàng lớn hơn số ngày để thu các khoản phải thu. Số ngày bán chịu ở Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng là 30 ngày trong khi đó số ngày thu được các khoản phải thu là 48,19 ngày chứng tỏ việc thu hồi công nợ chậm về thời gian. Hệ số quay vòng HTK = Giá vốn hàng bán HTK bình quân Từ số liệu bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động SXKD của Công ty ta tính được hệ số quay vòng HTK như sau: Hệ số quay vòng HTK = 15.690.018.000 = 3,06 vòng (2.026.253.700 + 3.088.530.100) * Phân tích các khoản phải trả Đối với các khoản phải trả tăng 17.340.218.647đ chủ yếu là do phải trả người bán tăng 687.750.000đ và nợ ngân hàng 257.499.150đ. Điều đó cho thấy Công ty thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh đã phải tăng mức vay và thậm chí có chiếm dụng vốn của khách hàng ta xét tỷ số sau: Tỷ lệ các khoản phải trả trên tổng TSLĐ đầu kỳ 2000 = 4.810.441.000 X 100% = 57,81% 8.320.324.700 Cuối kỳ = 908.750.150 X 100% = 7,65% 11.864.257.000 Tỷ lệ các khoản phải trả TSLĐ cuối kỳ giảm hơn đầu kỳ là 50,16%. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của Công ty có phần triển vọng hơn. 1.3.2. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán: Để thấy rõ tình hình tài chính của Công ty trong tương lai gần cần phân tích thêm nhu cầu và khả năng thanh toán của Công ty. Ta cần tính toán một số chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán của Công ty, trên cơ sở đó để đánh giá khả năng thanh toán và tình hình tài chính của Công ty. Hệ số khả năng thanh toán = Khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán Khả năng thanh toán ngắn hạn (Kn > 1 tốt) Kn = Tổng TSLĐ x 100% Nợ ngắn hạn Kn cuối năm = 11.864.257.000 X 100% = 161,02% 7.367.907.150 Cứ 1 đồng ngắn hạn được tài trợ bởi 1,61 đồng TSLĐ vậy khả năng thanh toán nợ năm 2000 là tốt. - Khả năng thanh toán tức thời Knt = Tiền hiện có x 100% Nợ ngắn hạn = 4.511.277.000 x 100% = 61,22% 7.367.907.150 Cứ 1 đồng tiền nợ ngắn hạn chỉ có 0,612 đồng tiền mặt vậy khả năng thanh toán trong Công ty chưa đáp ứng dược 61,2% tổng số nợ ngắn hạn trong Công ty. Với kết quả này cứ phải thanh toán số vốn bằng tiền của Công ty không đủ thanh toán hết các khoản nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là do hay bị tồn kho và khách hàng nợ nhiều. Khả năng thanh toán nhanh Bình quân TSLĐ - Htk bình quân Tổng nợ ngắn hạn bình quân = 7.534.898.950 = 1,23 6.089.174.075 Với số liệu trên cho thấy khả năng thanh toán nhanh của Công ty là rất tốt. 1.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ: Hiệu quả TSCĐ là mục đích của việc trang bị TSCĐ trong các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là hiệu quả của việc cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất hoàn chỉnh kết cấu TSCĐ hoàn thiện các khâu yếu của quá trình công nghệ. Từ bảng cân đối kế toán của Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng và qua phân tích đánh giá tình hình phân bổ vốn ta thấy TSCĐ chiếm 27% trong tổng số tài sản sử dụng . Vì vậy TSCĐ có ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nếu Công ty sử dụng TSCĐ có hiệu quả sẽ góp phần giảm đi chi phí cố định nâng cao lợi nhuận. Đi sâu phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụngTSCĐ (vốn cố định) Sức SX TSCĐ Doanh thu thuần Nguyên giá BQ TSCĐ Năm 2000 = 20.154.727.500 = 0,93 21.618.002.400 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ phản ánh TSCĐ trong kỳ. Kết quả cho thấy: Năm 2000: 1 đồng nguyên giá BQTSCĐ đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 0,93 đồng doanh thu thuần. Sức sinh lợi của TSCĐ = Lợi nhuận thuần Nguyên giá BQ TSCĐ Năm 2000 = 517.988.500 = 0,23 21.618.002.400 Chỉ tiêu này phản ánh sức sinh lợi của TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ta thấy 1 đồng nguyên giá TSCĐ năm 2000 đưa vào kinh doanh thì tạo ra 0,23 đồng lợi nhuận thuần. Suất hao phí của TSCĐ = Nguyên giá BQ TSCĐ Doanh thu thuần Năm 2000 = 21.618.002.400 = 1,07 20.154.727.500 Chỉ tiêu này cho ta thấy rõ 1 đồng doanh thu thuần năm 2000 cần 1,07 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ. 1.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động: Trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, vấn đề dự trữ TSLĐ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty phải đảm bảo theo yêu cầu đủ về số lượng, chất lượng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tiết kiệm được vốn lưu động để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu sau: Sức sản xuất TSLĐ = Giá trị tổng sản lượng TSLĐ bình quân Năm 2000 = 20.863.500.000 = 0,43 47.533.752.000 Kết quả tính toán trên cho thấy năm 2000 sức sản xuất kinh doanh của TSLĐ phản ánh chỉ tiêu này là 1 đồng TSLĐ bình quân đem lại 0,43 đồng giá trị tổng sản lượng. Sức sinh lợi TSLĐ = Lợi nhuận thuần TSLĐ bình quân Năm 2000 = 517.988.500 = 0,11 47.533.752.000 1.4. Phân tích hiệu quả hoạt động SXKD và khả năng sinh lợi của vốn: Trong quá trình hoạt động SXKD, hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển, bởi vậy qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ đánh giá được chất lượng quản lý quá trình SXKD của Công ty, vạch ra các khả năng tiềm tàng để nâng cao hơn nữa kết quả SXKD và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm vốn kinh doanh. Việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD để tìm ra các giải pháp nhằm đảm bảo hoạt động SXKD của Công ty có hiệu quả là sự sống còn tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Hiệu quả SXKD của Công ty được biểu hiện qua chỉ tiêu phản ánh tổng quát. Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra Yếu tố đầu vào Để phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng ta đi sâu phân tích 3 chỉ tiêu. * Sức sản xuất của tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân = 20.154.727.500 = 1,69 11.875.452.000 Kết quả trên cho thấy 1 đồng tổng tài sản bình quân năm 2000 tạo ra 1,69 đồng doanh thu Tổng tài sản bình quân = tổng giá tài sản hiện có đầu kỳ và cuối kỳ 2 = 11.260.750.000 + 17.645.145.000 = 14.452.947.500 2 * Sức sinh lợi tổng tài sản = Tổng lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản bình quân = 568.498.500 = 0,04 11.875.452.000 Kết quả cho thấy 1 đồng tài sản bình quân tạo ra được 0,04 đồng lợi nhuận trước thuế: * Suất hao phí của tổng tài sản = Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần = 11.875.452.000 = 0,58 20.154.727.500 Chỉ tiêu này phản ánh để có 1 đồng doanh thu thuần Công ty cần phải 0,58 đồng tổng tài sản bình quân. Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng lớn. * Các chỉ tiêu phản ánh năng suất của TSCĐ + Năng suất của TSCĐ = Doanh thu thuần TSCĐ bình quân = 20.154.457.500 = 4,96đ 4.058.125.000 1 đồng TSCĐ trong năm tạo ra 4,96 đồng doanh thu thuần + Năng suất vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Vốn cố định bình quân = 296.356.500 = 0,073đ 4.058.125.000 Cứ 1 đồng vốn cố định trong năm tạo ra 0,073 đồng lợi nhuận sau thuế + Doanh lợi vốn CSH = Lợi nhuận sau thuế Vốn CSH bình quân = 296.356.500 = 0,052đ 5.663.298.847 Cứ 1 đồng vốn CSH trong năm tạo ra 0,052đ lợi nhuận sau thuế Vậy năm 2000 Công ty sử dụng TSCĐ và vốn còn chưa cao *Tóm lại: Qua những số liệu phân tích được ta thấy tốc độ tăng trưởng của doanh thu khá đều nhưng tăng trưởng của lợi nhuận thực sự chưa ổn định công ty cần chú trọng đến vấn đề này hơn nữa. Các chỉ số về tài chính tính toán cho thấy hiệu quả kinh doanh sản xuất kinh doanh còn thấp, các mặt hàng bán ra còn chậm , doanh thu cần phải được nâng cao hơn nữa. Do vốn còn hạn hẹp dẫn đến lợi nhuận chưa cao , thu nhập cán bộ công nhân viên còn thấp . Để đạt được kết quả kinh doanh cao Công ty cần đẩy mạnh hàng bán ra , tăng nhanh vòng quay vốn , tăng tích luỹ cho công ty để tái sản xuất. CHƯƠNG IV MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ XÂY DỰNG HẢI PHÒNG IV.1. NHẬN XÉT KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ XÂY DỰNG HẢI PHÒNG: 1.1. Về tài chính: Trong điều kiện hiện nay, để tồn tại và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phải xác định đúng hướng đầu tư, tiếp đó là quy mô và tốc độ đầu tư, chiến lược về mặt hàng và chất lượng, giá bán, thị trường, xác định nhu cầu về vốn và khả năng huy động vốn. Những vấn đề nêu lên đặt ra cho các chủ doanh nghiệp luôn luôn phải đưa ra các quy định đúng đắn kịp thời để hướng các hoạt động của doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Để có quyết định đúng đắn phải có nhận thức đúng, muốn có nhận thức đúng cần phải tiến hành phân tích các hoạt động tài chính và sử dụng phân tích như một công cụ chủ yếu. Là một sinh viên em chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của Công ty Thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng” làm đồ án tốt nghiệp với mong muốn tìm hiểu tình hình tài chính của Công ty, cá nhân em có một số đánh giá khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty trong 2 năm 1999 và năm 2000 như sau: - Mức đảm bảo vốn thấp - Mức chiếm dụng vốn và chiếm dụng vốn cao - Công nợ phải thu cuối kỳ so với đầu kỳ gấp 2 lần - Công nợ phải trả đầu năm so với cuối kỳ tăng - Cơ cấu vốn chưa hợp lý kể cả cơ cấu tổng thể và chi tiết - Sử dụng vốn ở Công ty chưa thật hiệu quả. 1.2. Về tình hình thị trường thời gian tới: Trong vấn đề phát triển của các doanh nghiệp, nhất là các DNTM thì có được thị trường ổn định là mong ước của tất cả các doanh nghiệp. Chính vì thế Công ty rất chú trọng đến công tác thị trường vì có được một thị trường tiêu thụ là đã góp phần ổn định cho kế hoạch sản xuất để xuất khẩu trong năm. Công ty đã xây dựng được một mạng lưới thương nhân nước ngoài, có độ tin cậy với phương châm bình đẳng hai bên cùng có lợi và chiếu cố lẫn nhau. Chính nhờ quan tâm và lưu ý đến vấn đề này mà trong những năm này, Công ty đã có và ổn định được ngay từ đầu năm thị trường tiêu thụ và trên cơ sở đó Công ty dồn sức cho khâu chuẩn bị vật tư cũng như mạng lưới thương nhân chí cốt và Công ty đã gỡ dược nhiều thế bí, giải quyết được nhiều trở ngại phát sinh. Hoạt động tài chính của Công ty thực hiện một phần lớn ở phòng kế toán của Công ty. Do vậy hàng năm công tác tài chính và hạch toán kế toán luôn được thực hiện tốt, đúng chính sách làm cơ sở cho hoạt động tài chính. Công ty đã thực hiện giao kế hoạch XNK cho từng phòng và mỗi một phòng đều lên một bảng dự toán tài chính cho năm tới. Nhờ đó tại phòng kế toán đã phân tích được phí cho từng phòng, từng mặt hàng, từng phương thức kinh doanh nên việc quản lý chi phí chặt chẽ hơn cũng như tính toán được hiệu quả kinh doanh dễ dàng hơn. Để có được những đề xuất mang tính chất thực tiễn, phù hợp với Công ty trong tương lai, chúng ta cần phải có một số dự tính trước về sự thay đổi trong môi trường kinh doanh của Công ty. Đầu tiên là những nhận định về cơ chế chính sách của Nhà nước trong những năm tới. Nhà nước quyết tâm tiếp tục thực hiện những chính sách đổi mới kinh tế với các mục tiêu tụ thể về tăng trưởng GDP (9%), xuất khẩu tăng 25-26%, nhập khẩu tăng 18% ... để thực hiện những mục tiêu đó, Nhà nước đã đề ra 6 chương trình cải cách trong đó có liên quan đến SXKD của Công ty là: + Tiếp tục chấn chỉnh, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước với nội dung chính là cổ phần hoá các DNNN. + Cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng + Đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông sản. + Kiềm chế gắt gao nhập khẩu, nhất là đối với các mặt hàng không được coi là thiết yếu hoặc hàng trong nước sản xuất được. Qua những chính sách này, ta có thể thấy được xu hướng thiết chặt quản lý hơn của Nhà nước trong những năm tới đây. Bên cạnh đó, các biện pháp kiểm soát buôn lậu và gian lận thương mại, đẩy mạnh, thu hút đầu tư nước ngoài, kích cầu nội địa ... cũng đang được tiến hành. Bối cảnh chung của khu vực và thế giới là đều có khó khăn. Sau khủng hoảng kinh tế, nhiều nước đang phải dốc toàn lực để phục hồi. Do vậy, những nỗ lực hiện nay chỉ giúp giảm đi những khó khăn mà chưa thể tạo ra những thuận lợi và cơ hội mới cho nền kinh tế trong nước nói chung và Công ty nói riêng. Thị trường ngoại (chủ yếu là thị trường khu vực) bị ảnh hưởng nặng nề sau khủng hoảng tiền tệ đã thu hẹp lại nên hàng xuất khẩu của ta khó cạnh tranh về giá thành xuất khẩu trong khi hàng nhập giá thấp có nguy cơ thẩm lậu vào thị trường Việt Nam nếu ta không kiểm soát tốt. Mặt khác, thị trường nội do chính sách mở rộng xuất khẩu làm cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào KDXK hơn, một số doanh nghiệp khác trong năm 2000 bị thiếu việc làm cũng tìm thời cơ quay lại thị trường cạnh tranh nên Công ty sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt. * Dự toán nhu cầu tài chính của Công ty năm 2001: Đối với các DNTM nói chung và Công ty Thương mại dịch vụ & xây dựng Hải Phòng nói riêng thì việc ước tính, dự toán nhu cầu vốn cho năm kế hoạch là đề ra một kế hoạch để mọi người cùng tham gia thực hiện mà còn là một định hướng phát triển của Công ty, thể hiện ý chí phấn đấu của người lãnh đạo và toàn thể các thành viên của Công ty. Trên cơ sở lý thuyết của phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu được trình bày ở phần I, bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2000, cộng với chỉ tiêu doanh thu kế hoạch đặt ra cho năm 2001 của Công ty, ta có thể tính toán được nhu cầu tài chính trong năm 2001 để từ đó xây dựng được kế hoạch huy động vốn đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh năm 2001. Các khoản mục được tính đến trong phương pháp này chỉ là các khoản mục có thay đổi tỷ lệ thuận với doanh thu. Bên phần tài sản gồm: - Vốn bằng tiền - Các khoản phải thu - Hàng tồn kho - TSLĐ khác Các chỉ tiêu phần nguồn vốn gồm: - Phải trả cho người bán - Người mua trả tiền trước - Các khoản phải nộp - Thanh toán với BCNV - Phải trả khác IV.2- MỘT VÀI Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY: Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một tình hình tài chính khả quan mang tính lành mạnh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cải thiện tình hình tài chính là một mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Đó là vấn đề rộng lớn mang tính cấp bách, liên quan và thúc đẩy lẫn nhau. Tình hình tài chính tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến mọi hoạt động của doanh nghiệp và ngược lại. Để hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, lợi nhuận ngày càng cao đòi hỏi Công ty luôn tìm tòi áp dụng các biện pháp tải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh như: + Biện pháp hoàn thiện tổ chức quản lý + Biện pháp tăng doanh thu + Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường. Đứng trên góc độ là một sinh viên, em chỉ dừng lại ở những đánh giá chung nhất và có những nhận xét cơ bản về tình hình tài chính của Công ty Thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng mà thôi. Do vậy những ý kiến nghị mang tính đề xuất sau đây cũng chỉ có ý nghĩa trong một giới hạn nhất địng nào đó nó càn được đặt trong mối quan hệ với tình hình thực tế luôn phát sinh và biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp thì mới có giá trị. Thứ nhất: Tăng vốn bằng tiền và giảm các khoản phải thu như thế mới chủ động được về vốn trong kinh doanh, hạn chế việc khách hàng chiếm dụng vốn, đảm bảo chỉ tiêu thanh toán nhanh. Công ty có những biện pháp điều chỉnh lượng vốn lưu động trong khâu dự trữ cho hợp lý. Ngoài ra lượng hàng thành phẩm tồn kho cao nếu không giải toả nhanh sẽ gây ứ đọng vốn và giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Một mặt Công ty phải tập trung nâng cao chất lượng hàng hoá, tích cực chủ động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm để lôi kéo khách hàng như vậy mới có thể tiêu thụ được hàng hoá. Thứ hai: Việc sử lý các khoản mục tồn kho cuối năm 2000, hàng tồn kho chiếm 46,94% trong tổng số vốn lưu động. Đây là một tỷ lệ khá cao của vốn lưu động trong khâu dự trữ. Nếu khắc phục được khâu này sẽ giảm được thời gian dự trữ tăng tốc độ luân chuyển đồng vốn có hiệu quả. Thứ ba: Qua phân tích số liệu ta thấy việc tồn đọng công nợ chủ yếu là công nợ nội bộ trong nghành. Công ty có thể khai thác triệt để hình thức thu lợi bù trừ với các đơn vị trong ngành để giảm nợ hai bên phải thu, phải trả như vậy không những Công ty thu hồi được công nợ giảm khoản bị chiếm dụng vốn mà còn thực hiện thanh toán đáng kể các khoản phải nợ phải trả, như vậy không những làm lành mạnh hoá tài chính bản thân doanh nghiệp mà Công ty còn có điều kiện tập trung thanh toán các khoản nghĩa vụ với người lao động ( về tiền lương ) kịp thời và các khoản nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước khôi phục uy tín của một doanh nghiệp. Để giúp cho Công ty trong công tác thanh toán được tiến hành nhanh chóng trong điều kiện kinh tế như hiện nay đòi hỏi phải có đội nhũ làm công tác tiêu thụ khéo léo linh hoạt, kiên quyết để giải quyết bán được hàng nhưng phải tìm biện pháp thu được tiền hàng tránh tồn đọng nhiều. Đặc biệt Công ty có những quy định về thời hạn thanh toán, chiết khấu, có biện pháp về cơ chế tài chính để khuyến khích khách hàng trả tiền nhanh chóng. Như vậy sẽ tránh được khách hàng chiếm dụng vốn. Để có được những đề xuất mang tính chất thực tiễn, phù hợp với Công ty trong tương lai chúng ta cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Biện pháp 1: Tăng doanh thu Điểm đầu tiên cần quan tâm chính là chỉ tiêu doanh thu thuần, thời gian này doanh thu thuần của Công ty là khá lớn và có xu hướng tăng nhiều trong những năm tới. Doanh thu này là giá trị thu được từ doanh số bán hàng nhập khẩu, từ xuất khẩu và một số các hoạt động khác. Điểm tiếp theo chính là sự biến động của giá vốn hàng bán. Đây là giá trị hàng nhập khẩu tự doanh cùng với giá mua trong nước để xuất khẩu tự doanh của Công ty... giá vốn hiện nay có xu hướng tăng nhanh về tỷ trọng so với doanh thu thuần. Nguyên nhân thứ nhất là do hiện tượng cạnh tranh mua hàng trong nước rất gay gắt, Công ty phải đối phó với rất nhiều đối thủ cạnh tranh cũ và mới. Đây là hệ quả tất yếu của chính sách khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu của Nhà nước, phần khác do các chi phí vận chuyển nội địa tăng, biểu thuế nhập khẩu và hạng ngạch của Chính phủ cũng là nguyên nhân làm tăng giá vốn hàng bán, một nguyên nhân nữa là do sự mất giá và không ổn định của VND so với USD làm tăng chi phí vận chuyển quốc tế, tăng giá bán hàng nhập khẩu... Mặt khác phương thức nhập và xuất hàng của Công ty cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới giá vốn. Thông thường khi nhập khẩu Công ty thường dùng giá CIF vì điều kiện vận chuyển của ta không bằng nước ngoài, hơn nữa thời gian vận chuyển thường khá lâu trong khi giá cả biến động từng ngày từng giờ còn khi xuất khẩu Công ty thường xuất giá FOB. Công ty cũng có ý định mở rộng phương thức xuất nhập khẩu, có thể đi tới xuất CIF hoặc nhập FOB do sự ra đời của nhiều công ty vận chuyển cũng như điều kiện vận chuyển tốt hơn dễ dàng và đơn giản hơn so với trước. Ý thức của sự ảnh hưởng rất lớn về vấn đề phát sinh chi phí và sự tăng nhiều của giá vốn đến kết quả kinh doanh của Công ty hàng năm nên bộ phận quản lý tài chính rất chú ý đến việc tiết kiệm chi phí kinh doanh. Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, nhất là do biến động không tích cực của doanh thu và giá vốn hàng bán nên lợi nhuận của Công ty không những không tăng mà lại giảm rất nhiều trong 3 năm qua. Lợi nhuận này làm tăng vốn chủ sở hữu của Công ty lên 7.012.287.995 đồng. Tuy nhiên mặc dù có nhiều cố gắng song do lợi nhuận giảm nhiều nên có những ảnh hưởng không tốt đến các chỉ số về doanh lợi và hiệu quả kinh doanh của Công ty. Vậy để tìm hiểu kỹ hơn về tình hình doanh thu tại Công ty trong những năm gần đây ta cần nắm các chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn và kết quả kinh doanh qua các năm 1998, 1999, 2000. - Năm 1998 là năm Công ty kinh doanh có hiệu quả nhất, chỉ tiêu doanh thu thuần là 17.668.000.000 đồng tuy kém năm 2000 nhưng so giá vốn hàng hoá cộng lại với các chi phí phát sinh nhỏ nên lợi nhuận sau thuế của năm này là lớn hơn cả trong 3 năm, trong khi đó năm 1999 doanh thu thuần giảm 88,6% so với năm trước tức là 15.037.000.000 đồng. Đây là năm có doanh thu thấp nhất vì số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu tăng nhiều trong khi sản xuất chưa phát triển kịp, hàng của Công ty bị hạn chế và chịu sức ép cạnh tranh, hàng nhập khẩu tuy nhiều nhưng sức mua của nhân dân bị hạn chế do hàng thay thế xuất hiện nhiều. Bởi vậy tỷ trọng giá vốn cao hơn làm lợi nhuận của Công ty năm này giảm 2.002.000.000 đồng tức chỉ còn 77,4% so với năm 1998. Sự suy giảm này là dấu hiệu đáng lo ngại cho tình hình tài chính của Doanh nghiệp do vậy Công ty cần phải xem xét lại công tác quản lý của mình. Sang năm 2000 lợi nhuận vẫn tiếp tục giảm rất lớn chỉ còn 79.9% so với năm 1999 trong khi giá trị của doanh thu thuần tăng nhiều với số tuyệt đối là 20.154.727.500 đồng và số tương đối là 134,3%. Tuy nhiên song song với nó giá vốn cũng tăng và còn tăng nhiều hơn doanh thu thuần. Liên hệ với tình hình trong nước và quốc tế năm 2000 ta thấy rằng đó là những ảnh hưởng sau: + Do sự biến động của hệ thống ngân hàng và của thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế, một số bạn hàng trong nước gặp khó khăn nên Công ty cũng gặp khó khăn trong việc huy động vốn. + Thị trường vẫn đang có nhiều biến động không có lợi cho sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng, do cạnh tranh không lành mạnh của nhiều công ty trong nước và nước ngoài đẩy giá vốn và chi phí của Doanh nghiệp lên cao. - Năm 1998 là năm công ty phải giải quyết một lượng hàng tồn kho của năm 97 để lại trị giá lên tới 32.690.311.000 đồng do vậy tỷ lệ vòng qoay kho thấp .Do đó công ty áp dụng một số biện pháp quản lý dự trữ và tiêu tụ tính toán mua vừa đủ hàng, không mua quá nhiều, tránh để lâu hàng xuống cấp hoặc hư hao mất mát. Công ty cũng sử dụng các đòn bẩy kinh tế, quảng cáo, khuyến mại, khuyến mãi, chào mời khách... Nhìn từ góc độ tài chính doanh nghiệp thì đó là bước đầu trong chu trình quản trị vốn hoạt động kinh doanh của Công ty. Kết quả là sang năm 1999 lượng hàng trong kho luân chuyển nhanh chóng và tồn đọng ít hàng hơn năm trước là 4.850.708.000 đồng tức 91,3% so với đầu kỳ năm 1998. Tuy số vòng quay kho năm 1999 nhỏ hơn năm 1998 ( 5,76 vòng so với 5,93 vòng ) vì doanh thu thấp hơn nhưng nhờ đó sang năm 2000 số vòng quay kho tăng lên 6,88vòng/năm tức 52,3 ngày/vòng. Tuy đây không phải là một tốc độ lý tưởng đối với một doanh nghiệp thương mại, nhưng nó cũng cho thấy kết quả đáng mừng trong công tác quản lý hàng hoá dự trữ của Công ty. Tóm lại, ta có thể thấy trong 2 năm 1998 & 1999, Công ty hoạt động kinh doanh có phần khó khăn. Doanh lợi và doanh thu năm 1999 giảm so với năm 1998, còn năm 2000 mặc dù doanh thu có tăng nhưng lợi nhuận vẫn ngày càng giảm. Nguyên nhân chính là chi phí vốn rất cao nay lại càng tăng không ngừng tuy có ảnh hưởng không nhỏ của môi trường kinh doanh nhưng cũng một phần Công ty không có biện pháp gì làm mức tăng của chi phí giảm. Từ khi thành lập đến nay Công ty Thương mại dịch vụ & xây dựng Hải Phòng cố gắng nâng cao hiệu quả kinh tế của mình qua các năm. Công ty đã sử dụng rất nhiều biện pháp trong đó có những biện pháp đem lại hiệu quả rõ rệt. Song trong tình hình hiện nay của thị trường Công ty cần phải có những giải pháp thiết thực hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa để duy trì được những kết quả tốt trong những năm tới, không để cho hiệu quả của Công ty đi xuống. Do vậy, các biện pháp này thường nhằm vào các vấn đề sau: - Về thị trường và khách hàng: Công ty nên nghiên cứu và tìm cách mở rộng thị trường và thương nhân, tăng cường bám sát thị trường nội địa, tìm thêm các cơ hội kinh doanh đồng thời cũng phải áp dụng các phương thức kinh doanh, thanh toán mềm dẻo linh hoạt. Ví dụ như nếu khi nhập khẩu, do tỷ giá USD/VNĐ tăng thì Công ty sẽ không trực tiếp trả bằng USD mà trả bằng hàng hoá trong nước ... Mặt khác, để thu được kết quả tốt hơn Công ty cần phải tăng cường XNK tự doanh hơn nữa, chú trọng bán hàng vào các thị trường khác ngoài ASEAN như Mỹ, Trung Quốc, Nga.... - Về xuất khẩu: Công ty nên duy trì và đẩy mạnh phát triển xuất khẩu các mặt hàng truyền thống của Công ty như hàng may mặc, nông sản, vật tư ... Đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản theo chủ trương của Nhà nước, đầu tư chiều sâu nhằm nâng giá trị hàng xuất khẩu, làm chắc nguồn hàng như đầu tư chế biến quế, kén sắn, liên doanh chế biến chè, sản xuất chế phẩm từ cây dừa... Năm 2000 Công ty có kế hoạch tăng xuất khẩu 32% so với năm 1999 do đó cần phải có sự chuẩn bị chu đáo các nguồn cung ứng, mở rộng mặt hàng. Đây là bước nối tiếp có phát triển truyền thông bám địa phương của Công ty. Ngoài ra Công ty nên tìm và khai thác hợp lý các cơ hội để có chỗ đứng trong thị trường của các mặt hàng lạc, tiêu, cà phê... - Về nhập khẩu: Kế hoạch nhập khẩu năm 2000 tăng 18% so với năm 1999 mặc dù đã có kế hoạch hạn ngạch hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng. Do đó công ty sắp tới sẽ phải tập trung vào khai thác nhu cầu nhập máy móc thiết bị dùng cho nông nghiệp để đáp ứng cho nhu cầu tăng lên trong lĩnh vực nông nghiệp và để giúp ích cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Đón trước yêu cầu này Công ty nên chủ động tìm kiếm các đối tác, các nguồn hàng để kịp thời cung cấp trang thiết bị đúng chủng loại đúng yêu cầu của người dân. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty: Dựa trên kết quả kinh doanh của năm 1999 bổ sung vào nguồn vốn, Công ty sẽ tiếp tục duy trì và phát triển nguồn vốn để tăng hiệu quả kinh doanh và học tập cách kinh doanh quốc tế. Là một DNTM nên kết quả phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu bán hàng, do vậy việc tăng nhanh vòng quay vốn lưu động đối với Công ty là vấn đề thiết yếu. Chính vì thế việc tìm ra một phương pháp quản trị VLĐ sao cho thật sự có hiệu quả sẽ là giải pháp tốt nhất. Phương pháp này phải được xây dựng trên cơ sở của các ý kiến đóng góp và trên thực tiễn tình hình kinh doanh. Có thể chia nhỏ VLĐ và giao quyền sử dụng vốn đó theo khả năng cũng như nhu cầu của từng phòng. Bởi vì nếu không tự chủ trong sử dụng vốn, phụ thuộc nhiều vào quyết định của cấp trên thì các phòng bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh tốt. Hoặc một cách khác nhằm giảm số ngày chu chuyển của VLĐ là tăng nhanh tốc độ thu hồi vốn và quản trị chặt chẽ các khoản phải thu và nợ phải trả. Trong cơ chế thị trường thì tín dụng thương mại là một tất yếu do đó vấn đề cơ bản là quản trị nó như thế nào để không bị ảnh hưởng đến tính tự chủvề mặt tài chính, không ảnh hưởng đến bạn hàng và không để bạn hàng ảnh hưởng đến mình. Vậy nên công việc quan trọng của nhà quản trị tài chính ở đây là phải phối kết hợp một cách khéo léo giữa các khoản phải thu và khoản phải trả, tính toán sắp xếp các khoản phát sinh mới và khoản tín dụng cũ để có được nguồn vốn sử dụng khi cần và thanh toán nợ đúng ạn. Ta thấy rằng việc ổn định tín dụng thương mại rất quan trọng vì nó sẽ tạo nên sự ổn định trong hoạt động kinh doanh, do đó Công ty nên thực hiện thu chi đều đặn, đan xen phù hợp với tình hình tiêu thụ của Công ty. Không nên chỉ bó hẹp trong phạm vi xí nghiệp của mình, Công ty nên tiếp tục duy trì và mở rộng hợp tác với các xí nghiệp làm hàng may mặc xuất khẩu của các địa phương, không nên ngần ngại giúp đỡ họ cả về thị trường và về vốn để thúc đẩy sản xuất, qua đó cũng giúp cho Công ty có nguồn đầu vào tốt hơn nhằm đẩy mạnh xuất khẩu theo chiến lược chung của chính phủ những năm tới đây. - Công ty nên sử dụng các biện pháp lấy ngắn nuôi dài, mở rộng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, đại lý, các cửa hàng kinh doanh bán lẻ và các dịch vụ khác để khai thác tiềm năng của Công ty, tạo thêm công ăn việc làm cho CBCNV, tăng thu giảm chi và có kế hoạch tạo đà phát triển kinh doanh dịch vụ. - Bên cạnh đó Công ty cũng phải tăng cường công tác hạch toán để nâng cao hiệu quả, đảm bảo tự cân đối có lãi trong từng khâu. Trước tiên là phải phấn đấu giảm chi phí trong các nghiệp vụ kinh doanh và trong quá trình quản lý, bán hàng..., thực hiện chống lãng phí theo chỉ thị mới của Công ty. Tiếp theo Công ty phải giao chỉ tiêu kinh doanh cho từng phòng nghiệp vụ, tạo thuận lợi và tự do kinh doanh cho từng phòng để họ có quyền tự quyết định mặt hàng và số lượng mua bán. Công ty nên thực hiện chính sách giao vốn cho họ và thi hành các biện pháp kiểm soát tài chính để kiểm tra giám sát và đôn đốc các phòng thực hiện đúng yêu cầu đề ra. Còn đối với các phòng nghiệp vụ thì từng phòng nên từng bước thực hiện chế độ hạch toán cũng có tác dụng điều chỉnh lại công tác quản lý cho phù hợp với tình hình kinh doanh đang biến đổi từng ngày, vừa có tác dụng đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, an toàn vốn, tài sản và con người cho Công ty. Công ty nên tham gia tích cực vào thị trường tài chính để phù hợp với yêu cầu kinh doanh và để mở rộng phạm vi kinh doanh khi điều kiện cho phép. Tóm lại, các công việc trên phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cao và đồng đều hoá trình độ của CBCNV, nhất là trong các phòng nghiệp vụ, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho CBCNV, động viên tất cả mọi người tích cực lao động sáng tạo để phát triển Công ty. Lợi ích thứ nhất là sẽ thúc đẩy công việc có hiệu quả hơn, phân bổ lại công việc một cách hợp lý, phù hợp với từng đối tượng. Thứ hai là nó sẽ tạo đà phát triển lâu dài và bền vững cho Công ty khi bước vào thiên niên kỷ mới, có nhiều vận hội và thử thách mới. Như vậy, quá trình hoạt động của Công ty là quá trình kiên trì vận dụng các chính sách, đấu tranh với ràng buộc của cơ chế cũ, phát huy tính năng động tích cực có định hướng với từng thời gian, tìm cách khắc phục khó khăn, tạo thuận lợi để đi lên đồng thời cũng đóng góp vào sự phát triển mới của đất nước khi bước vào thế kỷ XXI. KẾT LUẬN ------------- Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là một vấn đề rất hay nhưng cũng thật khó, bởi nó đòi hỏi tính tổng hợp cao, kết hợp với phân tích chi tiết thông qua chỉ tiêu, tỷ suất đánh giá và so sánh theo chiều dọc, chiều ngang giữa kỳ gốc hay kỳ kế hoạch với thực hiện. Trong mỗi ngành sản xuất kinh doanh có một đặc thù riêng về chức năng, nhiệm vụ, do đó khó có thể so sánh cùng với nhau mà chỉ có thể đánh được dưới sự phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, sự tăng trưởng của Công ty căn cứ vào những số liệu thực tế trong vài năm trở lại đây. Vì vậy việc phân tích tình hình tài chính của Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng chỉ bó hẹp trong những số liệu và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cung cấp. Trên cơ sở phần lý luận cơ bản về tình hình tài chính doanh nghiệp và đặc điểm sản xuất kinh doanh, hiện trạng và triển vọng tình hình tài chính của Công ty em đã hoàn thành cơ bản đồ án tốt nghiệp của mình. Trong khuôn khổ có hạn của đồ án, em chỉ xin đề cập đến những nội dung cơ bản về - Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng về tình hình phân bổ tài sản và cơ cấu nguồn vốn của Công ty. - Tình hình thanh toán và khả năng sinh lời của quá trình sản xuất kinh doanh - Và có những nhận xét cơ bản về ưu nhược điểm của tình hình sản xuất và tình hình tài chính. - Các định hướng và biện pháp cụ thể nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Các định hướng và biện pháp chỉ nêu chi tiết ở một số phần, còn cơ bản là dừng lại ở tầm khái quát. Nhưng đã có cơ sở để khẳng định Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng muốn tồn tại và phát triển thì phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp cụ thể nhằm cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa tình hình tài chính đi lên lành mạnh. Phụ lục 01 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2000 Phần lãi, lỗ Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Mã số Đầu kỳ Cuối kỳ Tổng doanh thu 01 6.229.550.000 20.185.950.000 Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu 02 Các khoản giảm trừ (03=05+06+07) 03 13.800.000 31.225.500 Giảm giá hàng bán 05 13.800.000 31.225.500 Hàng bán trả lại 06 Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế suất khẩu phải nộp 07 Doanh thu thuần (10=01-03) 10 6.215.750.000 20.154.727.500 Giá vốn hàng bán 11 4.345.850.000 15.690.018.000 Lợi nhuận gồm: (20=10-11) 20 1.869.900.000 4.464.709.500 Chi phí bán hàng 21 740.600.000 1.648.788.000 Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 907.350.000 2.297.933.000 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh > 30 = 20 - (21 + 22) @ 30 221.950.000 517.988.500 Thu nhập từ hoạt động tài chính 031 21.850.000 60.492.000 Chi phí từ hoạt động tài chính 32 14.950.000 66.132.000 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (40 = 32 - 32) 40 6.900.000 -5.640.000 Các khoản thu nhập bất thường 41 39.100.000 56.150.000 Chi phí bất thường 42 Lợi nhuận bất thường (50=41-42) 50 39.100.000 56.150.000 Tổng lợi nhuận trước thuế (60= 30 + 40 + 50) 60 267.950.000 568.498.500 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 272.090.000 272.142.000 Lợi nhuận sau thuế (80 = 60 - 70) 80 -4.140.000 296.356.500 Phụ lục 02 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2000 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Mã số Đầu kỳ Cuối kỳ A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (100 = 110+120+130+140+150+160) 100 8.320.324.700 11.864.257.000 I. Tiền 110 1.725.251.000 4.511.277.000 1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 111 206.550.000 95.027.000 2. Tiền gửi ngân hàng 112 1.518.701.000 4.416.250.000 3. Tiền đang chuyển 113 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 2. Đầu tư ngắn hạn khác 1281 3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 III. Các khoản phải thu 130 4.408.750.000 4.100.700.000 1. Phải thu của khách hàng 131 3.147.500.000 3.815.700.000 2. Trả cho người bán 132 171.250.000 198.750.000 3. Thuế GTGT được khấu trừ 133 4. Phải thu nội bộ 134 - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135 - Phải thu nội bộ khác 136 5. các khoản phải thu khác 138 1.117.500.000 86.250.000 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 -27.500.000 IV. Hàng tồn kho 140 2.026.253.700 3.088.530.100 1. Hàng mua đang đi trên đường 141 -27.500.000 Lợi nhuận sau thuế (80 = 60 - 70) 80 -4.140.000 296.356.500 2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho (*) 142 930.000.000 3. Công cụ, dụng cụ trong kho 143 105.100.000 4. Chi phí sản xuất, kinh doanh dang dở 144 179.903.700 5. Thành phẩm tồn kho 145 831.250.000 6. Hàng hoá tồn kho 146 6.250.000 7. Hàng gửi đi bán 147 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) -26.250.000 -26.250.000 V. Tài sản lưu động khác 150 147.500.000 163.750.000 1. Tạm ứng 151 147.500.000 128.750.000 2. Chi phí trả trước 152 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 35.000.000 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 5. Các khoản cầm đồ, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 155 VI. Chi phí sự nghiệp 160 12.570.000 1. Chi phí sự nghiệp năm trước 161 2. Chi phí sự nghiệp năm nay 162 12.570.000 B. Tài sản cố định, đầu tư dài hạn (200 = 210 + 220 + 230 + 240) 200 2.940.425.000 5.780.880.000 I. Tài sản cố định 210 2.842.500.000 5.273.750.000 1. Tài sản cố định hữu hình 211 2.842.500.000 5.152.500.000 - Nguyên giá 212 7.396.250.000 11.588.750.000 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 213 -4.553.750.000 -6.436.250.000 2. Tài sản cố định thuê tài chính 214 - Nguyên giá 215 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 216 3. Tài sản cố định vô hình 217 211.250.000 - Nguyên giá 218 147.500.000 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 219 -26.250.000 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 2. Góp vốn liên doanh 222 3. Đầu tư dài hạn khác 228 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) 229 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 97.925.300 505.138.000 IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 Tổng cộng tài sản 250 11.260.750.000 17.645.145.000 Nguồn vốn A. Nợ phải trả (300 = 310 + 320 + 330) 300 6.946.441.000 10.632.857.005 I. Nợ ngắn hạn 310 4.810.441.000 7.367.907.150 1. Vay ngắn hạn 311 651.251.000 908.750.150 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 3. Phải trả cho người bán 313 687.750.000 4. Người mua trả tiền trước 314 40.065.000 5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 315 490.125.000 6. Phải trả công nhân viên 316 772.500.000 7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 2.168.750.000 II. Nợ dài hạn 320 1. Vay dài hạn 321 2. Nợ dài hạn 322 III. Nợ khác 330 2.145.000.000 2.078.700.000 1. Chi phí phải trả 331 2.145.000.000 2.078.700.000 2. Tài sản thừa chờ xử lý 332 3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 333 B. Nguồn vốn chủ sở hữu (400=410+420) 400 3.917.049.670 7.012.287.995 I. Nguồn vốn, quỹ 410 3.917.049.670 5.727.660.975 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 3.440.150.000 5.380.120.000 2. Chênh lệch, đánh giá lại tài sản 413 3. Chênh lệch tỷ giá 413 4. Quỹ đầu tư phát triển 414 21.250.120 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 3.750.000 6. Lợi nhuận chưa phân phối 416 476.899.000 322.540.775 7. Nguồn vốn đầu tư XDCB 417 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 397.260.000 1.284.628.000 1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 421 2.125.000 2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 422 -135.250.000 -106.250.000 3. Quỹ quản lý của cấp trên 423 4. Nguồn kinh phí sự nghiệp 424 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 425 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 426 5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427 532.510.000 1.388.752.000 Tổng cộng nguồn vốn (430 = 300 + 400) 430 11.260.750.000 17.645.145.000 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tài chính doanh nghiệp -PGS .TS Nguyễn Thị Diễm Châu Nhà xuất bản tài chính 2. Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính của - TS Nguyễn Năng Phúc - TS Nguyễn Văn Công - TS Trần Quý Liên Nhà xuất bản tài chính Hà nội 2001 3. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh Nhà xuất bản thống kê - 2000 Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Thương mại dịch vụ và Xây dựng Hải Phòng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I.1. Tài chính của doanh nghiệp thương mại 1.1. Khái niệm và bản chất của tài chính doanh nghiệp thương mại 1.2. Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp 1.3. Chức năng của tài chính doanh nghiệp 1.3.1. Chức năng phân phối 1.3.2. Chức năng giám đốc 1.4. Vai trò của tài chính doanh nghiệp 1.5. Vốn và cấu thành vốn của doanh nghiệp 1.6. Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp 1.7. Phương pháp phân tích 1.8. Tài liệu để phân tích tình hình tài chính I.2. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 2.2. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp 2.3. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 2.4. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh Chương II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ XÂYDỰNG HẢI PHÒNG I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ XÂY DỰNG HẢI PHÒNG 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý 1.3.2. Các đơn vị trực thuộc của Công ty 1.4. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp 1.4.1. Số lượng lao động, thời gian sử dụng lao động, định mức lao động 1.4.2. Thời gian sử dụng lao động 1.4.3. Tổng quỹ lương, lương bình quân của doanh nghiệp 1.4.4. Hình thức trả lương ở doanh nghiệp 1.4.5. Nhận xét và đánh giá 1.5. Tình hình vật tư, TSCĐ của doanh nghiệp 1.5.1. Tình hình tài sản cố định 1.5.2. Khấu hao TSCĐ năm 2000 1.5.3. Nhận xét và đánh giá 1.6. Đặc điểm chung về thị trường và mặt hàng kinh doanh của Công ty 1.6.1. Hoạt động xuất khẩu 1.6.2. Hoạt động nhập khẩu CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ XÂY DỰNG HẢI PHÒNG III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ XÂY DỰNG HẢI PHÒNG 1.1. Phân tích tình hình phân bổ tài sản 1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn 1.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty 1.3.1. Phân tích tình hình công nợ 1.3.2. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán 1.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ: 1.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động: 1.4. Phân tích hiệu quả hoạt động SXKD và khả năng sinh lợi của vốn CHƯƠNG IV: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ XÂY DỰNG HẢI PHÒNG IV.1. NHẬN XÉT KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ XÂY DỰNG HẢI PHÒNG 1.1. Về tài chính 1.2. Về tình hình thị trường thời gian tới IV.2. MỘT VÀI Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY KẾT LUẬN Phụ lục 01: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2000 Phụ lục 02: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTaichinh (10).DOC
Tài liệu liên quan