Đồ án Thiết kế nhà máy sản xuất nước mắm năng suất 1.5triệu lít/năm

LỜI CẢM ƠN Sau 3 tháng làm đồ án tốt nghiệp, được sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo ThS. Nguyễn Đăng Học, cộng với vốn kiến thức của bản thân và học hỏi bạn bè em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp: Thiết kế phân xưởng sản xuất nước mắm năng suất 1,5 triệu lít/năm Quá trình làm đồ án đã bổ sung cho em rất nhiều kiến thức thực tế, giúp em biết cách trình bày một bản dự án đầu tư, biết cách sắp xếp dây chuyền sản xuất, bố trí các phân xưởng trong nhà máy. Bản đồ án gồm nhiều phần, được tính toán cụ thể và chi tiết. Công nghệ đưa ra tương đối hoàn chỉnh, có chọn lọc và được sự góp ý của cô giáo hướng dẫn. Do đó khi nhà máy đi vào sản xuất sẽ cung cấp cho thị trường những sản phẩm có sức cạnh tranh lớn và được nhiều người tiêu dùng ưa thích.

doc72 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế nhà máy sản xuất nước mắm năng suất 1.5triệu lít/năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uẩn của nước mắm thành phẩm: dựa vào từng loại nước mắm mà sẽ có các tiêu chuẩn để phân loại riêng. Công ty sẽ sản xuất các loại mắm sau: Đặc biệt, thượng hạng. Yêu cầu với từng loại như sau: Chỉ tiêu cảm quan Chỉ tiêu Yêu Cầu Đặc biệt Thượng hạng Màu sắc Từ vàng, vàng nâu đến màu vàng Độ trong Trong sánh, không vẩn đục Mùi Thơm rất đặc trưng của nước mắm, không có mùi lạ khác Vị Ngọt của đạm, có hậu vị rất rõ. Ngọt của đạm, có hậu vị rõ Chỉ tiêu hoá học Tên chỉ tiêu Mức chất lượng Đặc biệt Thượng hạng Hàm lượng Nitơ tổng(g/lít) 35 25 Hàm lượng Nitơ axit -amin(% Nitơ tổng) 46 45 Hàm lượng Nitơ amoniac(% Nitơ tổng) 25 26 Hàm lượng muối NaCl (g/l) 260 - 295 Chỉ tiêu vi sinh vật: Không cho phép có mặt của các vi khuẩn gây bệnh như: E.coli, Samonella, Shigella.... 3.2.7 Đóng chai, dán nhãn, xuất xưởng Từng loại mắm được đóng vào từng loại chai khác nhau với dung tích khác nhau và dán nhãn khác nhau giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm do công ty sản xuất và các hãng sản xuất khác. Từ đó có những đánh giá giúp cho công ty nâng cao chất lượng sản phẩm và phục vụ người tiêu dùng ngày càng tốt hơn. Téc chứa mắm Chiết rót Đóng nút trong Đóng nút ngoài Cho màng co Buồng nhiệt Dán nhãn Đóng thùng Hàn dây Vận chuyển Chọn chai Dây chuyền đóng gói: Chọn chai thuỷ tinh tận dụng Yêu cầu chai phải không có vết xước, trong, không mờ đục, đủ dung tích, không chứa đựng hoá chất, dầu mỡ, méo, mẻ miệng. Chọn chai có đường kính miệng phù hợp với kích cỡ của nút chai. Chọn chai thuỷ tinh mới Yêu cầu chai phải đủ dung tích, độ trong, đường kính miệng chai phải phù hợp với nút chai. Rửa và tráng chai Sắp xếp, phân loại, ghi kí hiệu để riêng từng loại chai theo mẫu kích cỡ đã chọn. Rửa theo từng loại một và phải rửa đúng yêu cầu kĩ thuật như sạch, không có vết cặn, vết bẩn sau đó xếp vào rổ chai phải được dốc ngược để ráo nước mới chuyển sang tráng chai. Chai được tráng 2 lần qua 2 bể chứa nước tráng. Sau khi rửa được 400 chai phải thay nước. Tráng chai phải dùng nước sạch, trong, được hoà tan chất sát trùng và để sau 30 phút mới được tráng. Yêu cầu nước tráng chai phải đủ lượng nước 1/3 dung tích của chai. Khi tráng ngón tay phải bịt kín miệng chai và súc và sóc lên sau khoảng 2 – 3 lần là đạt. Sau 1000 – 1200 chai phải thay nước. Đối với chai nhựa Không tận dụng chai cũ. Khi chọn chai phải đủ dung tích, không bị vẹo cổ, bẹp đáy, đục mờ. Việc tráng chai được thực hiện như chai thuỷ tinh. Tỉ lệ khuyết tật < 1% Chai rửa xong để ráo trong vòng 12 – 24 h và đem vào chiết rót. Đóng rót mắm vào chai phải đảm bảo đóng đều mức nước mắm cách miệng chai 2cm. Rót vào những chai có dung tích 330ml, 500ml, 750ml, 1000ml. Đóng nút: Chọn đúng kích cỡ nút. Sắp xếp và để riêng theo thứ tự từng loại một. Việc thực hiện đóng nút được chia làm 2 công đoạn: đóng nút trong và đóng nút ngoài. Đóng màng co: Khi đóng nút thì tiến hành kiểm tra lại nút, nút không rò gỉ, chai khô ráo thì đưa qua máy rút màng co. Màng co có kích thước theo từng loại chai, ôm đều, khít cổ chai Dán nhãn: Nhãn dán cân đối, phẳng, không cong vênh. Nhãn được dập date hàng ngày. Số lượng nhãn dập date yêu cầu chỉ bằng 85 – 90 % mắm đóng chai để tránh hiện tượng thừa nhãn gây lãng phí. Yêu cầu tỉ lệ đạt 99%, tỉ lệ hỏng 1%. Đóng hôp, hàn dây: Chọn hộp đảm bảo hình thức và chất lượng, sau khi đóng hộp phải kiểm tra trong hộp có đầy đủ những thứ trong một hộp chưa. Sau đó dán băng dính và hàn dây. Yêu cầu hàn kĩ. Vận chuyển Mắm sau khi đóng thùng xong được vận chuyển vào kho. Quá trình vận chuyển phải thực hiện nhẹ nhàng. Yêu cầu kho chứa thành phẩm phải thoáng mát, không bị dột, sạch sẽ, thoát nhiệt thoát ẩm tốt. Phần 4: TÍNH SẢN XUẤT 4.1 Kế hoạch sản xuất Bảng 4.1.1 Bảng nhập nguyên liệu Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cá Cơm NT Cá nục NT Cá trích NT Chú thích: : nhập ít nguyên liệu : nhập nhiều nguyên liệu NT : Nghỉ tết Bảng 4.1.2 Bảng kế hoạch làm việc Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng Ca 1 22 24 26 24 26 25 27 26 25 27 25 27 304 Ca 2 0 0 26 24 26 25 27 26 0 0 0 27 181 Bảng 4.1.3 Bảng biểu diễn số ngày sản xuất trong năm Ngày lễ Số ngày được nghỉ Tết dương lịch 1 (1/1/2009) Tết âm lịch 4 (26/1/2009 – 29/1/2009) Giỗ tổ Hùng Vương 1 (4/4/2009) Ngày lễ chiến thắng 1 (30/4/2009) Ngày quốc tế lao động 1 (1/5/2009) Ngày quốc khánh 1 (2/9/2009) Nghỉ chủ nhật 52 Dựa vào số ngày làm việc và số ca sản xuất ta có: - Tổng số ngày làm việc trong 1 năm: 304 ngày. - Tổng số ca sản xuất trong năm: 485 ca. 4.2 Phân bố sản lượng Với năng suất là 1.5 triệu lít nước mắm/ 1 năm ta sản xuất: 1 năm (lit) 1 tháng (lit) 1 ngày (lit) Đặc biệt (nước cốt) 1’000’000 83’333,3 3’289,47 Thượng hạng (nước pha) 500’000 41’666,7 1’644’737 4.3 Tính cân bằng vật liệu. Ta có: Theo kinh nghiệm 1 tấn chượp sản xuất được 450 lít nước cốt, trong đó - X: Số lít nước cốt - Y= 450 – X:Số lít nước mắm pha. - K: Số tấn chượp trong 1 năm K = Theo bài toán pha đấu chéo (Phần 3.2.6 ) ta có (lit) y = 120 (lit) K = 3030,3 (tấn) Tổng lượng chượp cần thiết là K = 3030,3 ( tấn/năm) Lượng chượp cần thiết trong 1 tháng: 3030,3: 12 = 252,525( tấn/tháng) Theo tính toán thì với 1tấn chượp sẽ sản xuất được 450 lít nước cốt, trong đó gồm 330lít nước mắm 350N và 120lít nước mắm 250N Theo kinh nghiệm để sản xuất 1 tấn chượp cần 70% cá nguyên liệu và 30% muối. Lượng cá = 70% * 3030,3 = 2121( tấn/năm) Lượng muối = 30% * 3030,3 = 910 (tấn/năm) Do tính chất nguyên liệu nên cá chỉ nhập về trong 6 tháng giữa năm (Bảng 4.1.1).Vậy: Bảng 4.2.2 Bảng chi phí nguyên liệu trong sản xuất nước mắm STT Nguyên liệu Lượng nguyên liệu cần chi phí ( tấn ) Trong 6 tháng Trong 1 tháng 1 Cá 2121 353,53 2 Muối 910 151,6 Phần 5: TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ 5.1 Bể chượp Chọn bể hình chữ nhật, có kích thước: chiều rộng 2m, chiều dài 2,5m, chiều cao 1,2m. Bể xây bằng gạch, bên trong và ngoài trát lớp vữa xi măng, dưới nền láng xi măng mịn, phía trên có nắp đậy, có hệ thống thoát nước phía dưới bể. Tính toán thiết bị: ( tính theo thời gian chế biến 1 năm ) Theo kinh nghiệm 1 Tấn chượp chiếm thể tích khoảng 1,4 m3 Thể tích của bể: V= 2 * 2,5 * 1,2 = 6m3 Hệ số chứa đầy của bể: k= 80% Thể tích sử dụng của bể: Vsd = V *k = 6*80%= 4,8 (m3) Khối lượng chượp trong bể: m = = 3,42 (tấn) Số bể chượp cần trong 1 năm là: ( bể) Vậy chọn 886 bể chượp/ 1 năm. 1 năm Vbể (m3) Hệ số chứa đầy k (%) Vsd(m3)=Vbể*k Khối lượng chượp/ năm (tấn) Khối lượng chượp trong 1 bể (tấn) Số bể chượp Bể chượp 6 80 4,8 3030,3 3,42 886 5.2 Bể rút Bể rút gần giống như bể chượp, có kích thước chiều rộng 2m, chiều dài 2,5m, chiều cao 1,2m, nhưng có thêm hệ thống dẫn nước mắm Vbể = 2*2,5*1,2 = 6m3 Hệ số chứa đầy k = 90% Vsd = 6 * 90% = 5,4 m2 Khối lượng của chượp trong bể: m = Vsd * D = 5,4 * 1100 = 5940 ( kg) Theo kinh nghiệm thực tế thời gian lọc là 2 tuần Số chượp cần rút trong 2 tuần: m = (252,525 : 30) * 14 = 117,8 (tấn) = 117800(kg) Số bể cần rút: N = (bể) Vậy chọn 20 (bể) rút 5.3 Bể chứa mắm thành phẩm Bể chứa đựng mắm thành phẩm có kích thước giống bể chượp và bể rút. Bể chứa mắm được lát gạch men xung quanh và có nắp đậy. Số lượng mắm chứa trong 1tháng : 125000 lit Hệ số chứa đầy: k = 90% Vsd = 95% * 6 = 5,7 m3 Sức chứa của bể: 5700 lit Số lượng bể cần: 125000 : 5700 = 21,9 ( bể) Vậy chọn 22 bể chứa mắm thành phẩm 5.4 Thiết bị dây chuyền đóng chai tự động Nhà máy chọn thiết bị chiết rót, đóng nắp, ép màng co tự động thiết bị được minh họa bởi hình ảnh dưới Ứng dụng nguyên lý chiết rót định lượng bề mặt chất lỏng bằng áp lực, tốc độ rót nhanh bề mặt chất lỏng được khống chế ổn định, không có hiện tượng rò rỉ. Ứng dụng phương pháp xiết nắp kiểu xoay từ tính trong công công đoạn hút nắp và vặn nắp. Lực xiết nắp ổn định không đổi, có tác dụng xoay nắp nhựa mà không làm tổn thương nắp, độ xiết đáng tin cậy. Toàn bộ thiết bị ứng dụng qui trình điều khiển bằng bộ lập trình điện tử PLC logo sieemens với bề mặt màn hình điều khiển bằng nút nhấn linh họat cho các loại chai. Đồng thời tự động điều khiển mức chất lỏng trong thùng, ngưng rót khi không có chai, không cấp nắp khi không có chai . Hệ sensor quang, từ, giám sát và bảo vệ cho máy. Dễ thao tác, vệ sinh, bảo hành bảo dưỡng. Ứng dụng cho các loại chai....Có thể điều chỉnh tốc độ tùy ý. Các thông số kỹ thuật như sau Kích thước máy L3400 x W850/950 x H1800 Trọng lượng máy 650/700 Kgs Nguồn 3 pha 380 V/3PH/50HZ Năng suất 30-50 Chai 500ml /Phút Vật liệu bọc khung sường bằng Inox SS304. Điện nguồn 220V 50 Hz Tốc độ vận chuyển 0 – 10 M/mm Kích thước co lớn nhất 400 x 200 mm Thiết bị được nhập ở trung tâm nghiên cứu thiết bị, đường A4, km300, phường 12, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh Năng suất nhà máy là: STT Thời gian Sản phẩm (lít) 1 1 năm 1500000 2 1 ngày 4166,5 3 1 giờ 520 Trong một giờ sẽ đóng được: 1040 chai 500ml 1575 chai 330ml 693 chai 750ml 520 chai 1lit Công suất máy là 1800 chai 500ml/h nên nhà máy cần 1 dây chuyền chiết chai tự động. Tuỳ theo nhu cầu thị trường để ta có thể điều chỉnh xem đóng lượng loại mắm chai nào nhiều hay ít. 5.5 Máy dán nhãn Chọn máy dãn nhãn phụ thuộc vào năng suất của máy chiết chai nên cũng cần 1 máy dán nhãn. Chọn máy có các thông số kĩ thuật sau: Model TB 1800 Năng suất (B/h) 1800 Đường kính nhãn (mm) 50 – 90 Độ dài nhãn (mm) 40 – 150 Vật liệu nhãn PVC/PET Công suất 7.5kw Kích thước máy(DxRxC) 5000x890x2600 mm Trọng lượng máy 1500Kg 5.6 Máy bơm Máy bơm là loại máy móc rất cần thiết cho các công đoạn của nhà máy. Nó đóng vai trò vận chuyển chượp và mắm từ công đoạn này sang công đoạn khác. Tuỳ thuộc vào từng công đoạn ta sử dụng các loại máy bơm khác nhau. Máy bơm dùng để bơm nước và mắm dùng loại máy bơm Panasonic GP-129JX Thông số kỹ thuật: Điện áp:            220V Công suất:        125W Lưu lượng nước: 30lít/phút (1,8m³/giờ) Chiều sâu hút:    9m Chiều cao đẩy:   21m Đường kính ống hút/đẩy:  27mm Xuất xứ:    Nhật Bản  Máy bơm dùng để bơm chượp ta dùng loại máy bơm hút chân không BUSCH có các thông số kĩ thuật : Bơm hút chân không Busch, công suất từ 100 m3/h.Loại bơm rotor cánh quạt, làm kín bằng nhớt. THÔNG SỐ KỸ THUẬT R5 0100F Công suất bơm 50Hz ( m3/h) 100 Áp lực hút   hPa (mbar) 0.1 Motor  50Hz  (Kw) 2.2 Nhiệt độ làm việc ( oC) 84 Dung tích nhớt bôi trơn  L 2 Trọng lượng     ( Kg) 70 Máy bơm được nhập ở công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Bảo Tín Trụ sở: số 264, đường Âu Cơ, Q. Tây Hồ, Hà Nội. Số lượng máy bơm sử dụng trong nhà máy: Phân xưởng lọc 20 Phân xưởng chế biến 5 Phân xưởng đóng gói 2 Bơm nước 3 Tổng 30 Bảng tổng kết số thiết bị của nhà máy: Bể chượp 886 Bể rút 20 Bể chứa mắm thành phẩm 22 Dây chuyền đóng chai tự động 1 Máy dán nhãn 1 Máy bơm 30 Phần 6:: TÍNH NƯỚC 6.1 Nước cấp: Nước dùng trong nhà máy thực phẩm phải tuyệt đối đảm bảo các yêu cầu vệ sinh . Tuỳ vào mục đích sử dụng khác nhau mà có biện pháp xử lý khác nhau. Nước dùng trong nhà máy được chia thành 3 loại: + Nước dùng cho sản xuất + Nước dùng cho sinh hoạt + Nước dùng để vệ sinh máy móc thiết bị và nhà xưởng. 6.2.Tiêu chuẩn của nước Tiêu chuẩn vật lý: Nhiệt độ nước : 25 – 30 oC Độ đục : < 50 – 60 mg /l Màu sắc không có rỉ vàng của sắt Độ cứng > 6 Tiêu chuẩn hoá lý : PH = 6,5 – 9,5 Hàm lượng các muối Mn, Ca, Fe, Mg : < 0,1 mg/l Mức độ oxy hoá : 2 – 10 mg/l KMnO4 0,1N Không chứa HCl, NH3 Tiêu chuẩn vệ sinh:Chỉ số E.coli < 1000 TB/l 6.3.Tính lượng nước tiêu thụ 6.3.1.Lượng nước tiêu hao trong phân xưởng sản xuất chính Lượng nước trung bình của nhà máy được tính đơn giản cứ 1lít nước mắm cần 20 lít nước để phục vụ cho các quá trình sản xuất. Vậy năng suất nhà máy là 1500000 lit/ năm vậy cần 30000m3 nước. 1 ca sản xuất sẽ cần: 30000 : 485= 61,85 m3 1 ngày cần: 61,85 * 2 = 123,7 m3 6.3.2.Lượng nước dùng cho sinh hoạt Mỗi công nhân cần : 0,05 m3/ca Số công nhân tính cho 1 ca sản xuất cao điểm : 100 người Lượng nước tiêu thụ cho 1 ca : 100 . 0,05 = 5 m3 Lượng nước tiêu thụ trong 1 ngày: 5*2 =10m3 1 năm sản xuất( 304 ngày) sẽ cần: 10 * 304 = 3040 m3 6.3.3.Lượng nước cần cho sản xuất phụ và các công việc khác: Lượng nước này chiếm 20% tổng chi phí nước của nhà máy: 1 ca sản xuất cần : (61,85 +5). 0.2 = 14,37 m3 1 ngày sản xuất cần: 14,37 * 2 = 28,74m3 1 năm sản xuất ( 304 ngày ) cần: 28,74 * 304 = 8737 m3 6.3.4..Tổng lượng nước cần dùng trong nhà máy trong 1 ngày: 123,7 + 10 + 28,74 = 162,44 m3 6.3.5 Lượng nước dùng cho vệ sinh nhà xưởngNhà máy nhà máy dùng nước giếng khoan đã qua hệ thống lọc để vệ sinh nhà máy. 6.3.6 Lượng nước dự trữ trên tháp nước Do đề phòng hiện tượng mất nước nên nhà máy tiến hành xây dựng bể chứa nước để dự trữ. Lượng nước chứa trong bể bơm lên tháp nước có thể phục vụ cho sản xuất trong 3 ngày. Tương đương: 162,44 * 3 = 487,32 m3 Nhà máy tiến hành xây 1 bể chứa 500m3. Nước từ bể chứa sẽ được bơm lên tháp để theo các đường ống đi đến từng nơi sử dụng. Nhà máy xây tháp nước có thể tích là 25m3 có kích thước: Chiều cao từ mặt đất lên đáy tháp phải đảm bảo được áp lực cần thiết của thiết bị dùng nước, với chiều cao điểm dùng nước lớn nhất tại phòng vệ sinh trong khu điều hành, điểm càn áp lực nước lớn nhất tại thiết bị rửa chai tự động do vậy ta chọn chiều cao đáy bồn chứa là: 6m Đường kính bồn chứa là 3.6m, chiều cao 2.5m. Để tối đa hoá quá trình phục vụ sản xuất nhà máy dự kiến mỗi tháng mất nước 1 lần nên lượng nước trong bể chứa 1 năm sẽ là: 487,32 * 12 =5848 m3 6.3.7 Tổng lượng nước dự kiến cần thiết cho nhà máy trong 1 năm là: 30000 +3040 +8737 +5848 = 47625 m3 6.4.Cung cấp nước cho nhà máy Nhà máy sử dụng hệ thống cung cấp nước sạch của thành phố đặt tại đường Đinh Tiên Hoàng, quận Lê Chân.. Nước từ đường dẫn chính nối trực tiếp với các phân xưởng và khu vực tiêu thụ. Với bể chứa nước 487,32m3/3ngày = 162,44m3/1ngày = 20,305m3/1h = 5,6.10-3 m3/s Vậy lưu lượng của nước chảy vào bể là: 5,6.10-3 m3/s Theo STHC bảng II.2 (trang 369) ta có: Tốc độ trung bình của chất lỏng trong ống đẩy của bơm là: 1,8 m/s Trong đó: V: Lưu lượng thể tích (m3/s) W: Tốc độ trung bình của chất lỏng khi chảy trong ống dẫn (m/s) Vậy đường kính ống dẫn nước vào nhà máy là: 0,06m = Tất cả các đường ống dẫn nước đều được đi sâu xuống đất và cách tường 0,5m. Ở bể chứa nước có van tự động chống tràn khi đầy nước van sẽ tự động khoá nước chảy vào bể. Lúc vệ sinh phân xưởng và thiết bị thì dùng ống cao su lắp các vòi nước đặt ở những nơi thuận lợi đưa tới. 6.5.Thoát nước trong nhà máy Nước từ khu vực rửa máy móc, nguyên liệu, nhà xưởng, khu vực nhà sinh hoạt... được dẫn theo đường ống đặt dọc nền nhà của phân xưởng sản xuất. Sau đó các đường này đổ về đường ống nước thải chính của nhà máy đặt sâu dưới đất rồi đưa tới trạm xử lý nước thải rồi dẫn vào đường ống nước thải chung của thành phố hoặc của vùng. Đường ống nước thải trong nhà máy được chôn sâu dưới đất có độ nghiêng. Các đường ống nước thải được nối thành một hệ thống, tại các chỗ nối có đặt các hố ga để kiểm tra. Phần 7: TÍNH XÂY DỰNG 1.Nguyên tắc bố trí tổng mặt bằng nhà máy Tổng mặt bằng nhà máy bao gồm tất cả các công trình xây dựng bên trong hàng rào nhà máy như: các công trình phục vụ cho sản xuất, cho sinh hoạt; hệ thống đường ống kỹ thuật, kho tàng bến bãi, hệ thống cây xanh và các công trình cảnh quan khác... Nguyên tắc phân vùng là một trong những nguyên tắc bố trí tổng mặt bằng nhà máy được đánh giá là có ưu điểm : - Dễ quản lý theo ngành, theo các xưởng, theo các công đoạn của dây chuyền sản xuất. - Bố trí giao thông trong nhà máy rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu cũng như sản phẩm, tránh sự cắt nhau giữa luồng hàng và luồng người. - Thích hợp cho sự mở rộng và phát triển nhà máy, đảm bảo yêu cầu vệ sinh công nghiệp để xử lý các mặt hàng độc hại, cháy nổ, nước thải. - Thích hợp với phân xưởng có đặc điểm và tính chất khác nhau. Tuy nhiên nguyên tắc này cũng có nhược điểm là tăng diện tích đường giao thông nên tốn diện tích mặt bằng nhà máy. Thông thường khi thiết kế nhà máy ta chia làm 4 vùng sau: + Vùng sản xuất : Gồm phân xưởng sản xuất chính và phụ được bố trí ở khu đất giữa nhà máy. + Vùng năng lượng : Gồm các công trình như trạm biến thế, phân xưởng cơ điện được bố trí ngay cạnh khu vực sản xuất nhưng nằm ở cuối hướng gió chủ đạo. + Vùng kho tàng thiết bị và vận chuyển chính: Gồm các bến bãi, kho chứa nguyên vật liệu phục vụ cho các phân xưởng sản xuất phụ thường đặt ở cuối hướng gió chủ đạo. Công trình thiết bị vận chuyển thường đặt gần đường giao thông chính và ở phía sau nhà máy. + Vùng phục vụ sinh hoạt: Gồm nhà hành chính, nhà ăn, nhà để xe, phòng thường trực, nhà trưng bày sản phẩm thường đặt phía trước nhà máy. 2.Các công trình cụ thể. 2.1. Nhà muối - Tính diện tích nhà chứa muối Lượng nguyên liệu muối cho một tháng sản xuất: 151,6tấn/tháng Tiêu chuẩn là 2tấn/1m2 ,chiều cao xếp muối là 2m. Vậy 1m2 phòng xếp được : 2 * 1 = 2 tấn Diện tích đi lại chiếm 20% diện tích phòng. Vậy diện tích kho chứa muối là: S1= m2 Vậy S1 ≥ 45,48 m2, chọn S1 = 54m2 Chọn chiều dài là: 9m, chiều rộng là: 6m, chiều cao: 3,6m 2.2.Khu bể chượp Gồm 886 bể, kích thước mỗi bể là: H *L*W = 1,2 * 2,5 * 2. Diện tích bể: Sbể = 2,5 * 2 = 5m2 Khu bể chượp được bố trí như sau: Xây dựng mỗi cụm gồm 8 bể chia thành 2 dãy quay lưng vào nhau, mỗi dãy 4 bể, khoảng cách giữa các cụm là 1.2m. Diện tích khoảng cách giữa 2 cụm: Skcc = 1.2* ( 2,5*4) = 12(m2) Cần: (cụm) chia làm 2 khu vực mỗi khu chiếm 56 cụm. Diện tích 1 cụm:Scụm= Sbể * 8= 5 * 8 =40m2 Chiều dài của 1 khu: L = 2 * 2 + 1 *110 = 104(m) Khoảng cách đường đi giữa 2 khu vực là: chiều rộng 3m Diện tích đường đi: Sđường = 104 * 3 = 312 m2 Diện tích của 1 khu là: Skhu =(Scụm * 111)+(Skcc * 110) = (40 * 111) + (12 * 110)= 5540 m2 Diện tích cả khu bể chượp ( 2 khu) là: S2 = 2 * Skhu + Sđường = 2 * 5540 + 312 = 11392(m2) Vậy S2 ≥ 11392 m2 , chọn S2 = 12000m2 Vậy chọn chiều dài là: 114 m, chiều rộng là: 105m. 2. 3. Nhà lọc Nhà máy cần 20 bể lọc với kích thước mỗi bể : L * W * R = 2,5*2*1,2 Với 20 bể nhà máy chia làm 2 khu lọc mỗi khu gồm 2 dãy, mỗi dãy gồm 5 bể Diện tích một dãy là : Sdãy = (2,5 * 2) * 5 = 25 (m2) Chiều dài 1 dãy: 2,5 * 5 = 12,5(m) Khoảng cách 2 dãy bể: 1,5m mà ở mỗi dãy bể đều có ga chứa mắm rộng 0.5m Vậy chiều ngang 1 khu nhà là: 2+2+1.5+0.5*2=6.5m Diện tích đường đi: Sđường = 12,5 * 1,5 * 2 = 37,5 m2 Diện tích phòng thay đồ và vệ sinh: Chọn xây dựng phòng thay đồ 10m2 Diện tích cả khu lọc ( kéo rút) là: S3 = Sdãy * 2 + Sđường + 10 = 25 * 4 + 37,5 + 10 = 147.5( m2) Vậy S3 ≥ 147,5 m2 , nhà phải có chiều dài >12.5m chiều ngang>6.5m Chọn chiều dài là: 15, chiều rộng là: 14.65m, chiều cao 4,2m vậy S3 = 220m2 2.4.Khu bể chứa mắm thành phẩm Nhà máy cần 22 bể chứa mắm thành phẩm với kích thước L* W* H = 2,5*2*1,2 Với 22 bể nhà máy chia thành 2 dãy quay mặt vào nhau mỗi dãy 11 bể. Diện tích một dãy là: Sdãy = ( 2,5 * 2) * 11 = 55m2 Chiều dài 1 dãy: 2,5 * 11 = 27,5 m Khoảng cách 2 dãy bể : 1m Diện tích đường đi: Sđường = 27,5 * 1 = 27,5 m2 Diện tích cả khu bể chứa mắm thành phẩm là: S4 = Sdãy * 2 + Sđường = 55 * 2 + 27,5 = 137,5 (m2) Vậy S4 ≥ 137,5 m2 , chọn S4 = 140m2 Chọn chiều dài: 28 m, chiều rộng: 5m. 2.5. Khu đóng gói sản phẩm Khu đóng gói sản phẩm được chia làm 3 khu chính: Khu rửa và chọn chai Khu đóng gói Khu chứa mắm thành phẩm. Khu rửa và chọn chai: Khu rửa và chọn chai nhà máy chọn xây dựng với chiều dài: 18m, chiều rộng là: 6m Vậy diện tích là :Schai = 18 * 6 = 108 m2 Khu đóng gói Dây chuyền đóng chai tự động Kích thước của máy đóng chai tự động: L2400 * W1200 * H1400 Diện tích cần có để đặt máy đóng chai: Sđc = 2,4 * 1,2 = 2,88m2 Kích thước băng tải đưa đến khu vực máy dán nhãn: L5000* W500 Diện tích cần có để đặt băng tải: Sbt = 5 * 0,5 = 2,5 m2 Kích thước máy dán nhãn L 5000 * W 890 Diện tích cần có để đặt máy dán nhãn: Sdn = 5 * 0,89 = 4,45 m2 Diện tích cần có của dây chuyền đóng chai tự động: Sdâychuyền = Sđc + Sbt + Sdn = 2,88 + 2,5 + 4,45 = 9,83m2 Vậy : Sdâychuyền ≥ 9,83 m2 Khu đóng gói Mắm sau khi ra khỏi dây chuyền đóng chai tự động sẽ được chuyển đến khu vực đóng thùng. Công đoạn này cần mặt bằng rộng và được thực hiện thủ công. Chọn sân đóng gói có mặt bằng rộng Ssân= 120m2 Diện tích khu đóng gói là: Sđónggoi = Sdâychuyền + Ssân = 9,83 + 120 = 129,83 m2 Vậy: Sđónggoi ≥ 129,83m2 Khu chứa mắm thành phẩm Năng suất 1h đóng được 1040 chai 500ml, 1 ngày đóng được: 1040 * 8 = 8320 (chai) Tương đương 2080 thùng 4 chai. Thùng có kích thước L160 * W160*H306 Thể tích thùng: Vthùng = 0,16 * 0,16 * 0,306 = 7,83.10-3 m3 Thể tích kho cần thiết cho 1 ngày: 7,83.10-3 * 2080 = 16,29 m3 Kho cần phải chứa được trong thời gian 2 tuần: Vậy diện tích cần thiết của kho là: Vkho ≥ 16,29 * 14= 228 m3 Chon chiều dài: 9m, chiều rộng 8m, chiều cao 3,3 m Diện tích kho: Skho = 9 * 8 = 72 m2 Vậy tổng diện tích cần cho toàn bộ khu đóng gói sản phẩm là: S5 = Schai + Sđonggoi + Skho = 108 + 129,83 +72 = 309,83 m2 Vậy S5 ≥309,83m2, chọn S5 = 324m2 Chọn chiều dài: 24m , chiều rộng 12m, chiều cao 4,2m Nhà máy bố trí một phòng thay đồ ở một góc của khu vực đóng gói. 2.6 Phòng KCS Phòng KCS nhiệm vụ chính là để xác định độ đạm của nước mắm và kiểm nghiệm, kiểm tra, đánh giá chất lượng nước mắm thành phẩm. Nhà máy chọn xây dựng phòng có diện tích 30m2 với kích chọn chiều dài: 7,2m , chiều rộng 4,8m, chiều cao 3,6m Vậy S6 = 30m2 2.7 Nhà để xe Nhà để xe được lợp bằng mái tôn, có kích thước chọn chiều dài: 27m , chiều rộng 6m, chiều cao 3,6m Diện tích xây dựng là: S7 = 27 * 6 = 162m2 Vậy S7 = 162 m2 2.8 Phòng bảo vệ Phòng bảo vệ được bố trí ở cổng ra vào của nhà máy. Phòng có kích thước L 3,6m * W3,3m * H3,6m Diện tích xây dựng là: S8 = 3,6 * 3,3 = 11,88 m2 Vậy S8 = 11,88 m2 2.9 Khu văn phòng Cơ cấu phòng ban của nhà máy được bố trí như sau: 1.Phòng giám đốc : 15m2 2. Phòng phó giám đốc kinh tế: 15m2 3. Phòng phó giám đốc kĩ thuật: 15m2 4. Phòng tài chính kế toán: 24m2 5. Phòng họp ( hội trường) : 150m2 6. Phòng Maketting: 24m2 7.Phòng nhân sự: 24m2 8. Phòng kế hoạch đầu tư: 24m2 9. Phòng kĩ thuật: 15m2 Vậy khu văn phòng sẽ cần diện tích xây dựng là: S9 = 15 +15+15+24+150+24+24+24 +15= 306 m2 Chọn xây dựng khu văn phòng 1 tầng có kích thước: L19,4m* W12,4m * H7,2m ( nhà 2 tầng) Vậy S9xd = 240 m2 2.10. Nhà giới thiệu sản phẩm Nhà 1 tầng, chọn nhà có kích thước : 18 x 9 x 4,2 m Diện tích xây dựng : 18 . 9 = 162 m2 Vậy S10 = 162 m2 2.11 Trạm biến thế Chọn xây dựng trạm biến thế có kích thước: L6m *W6m * H3,6m Diện tích xây dựng : 6 * 6 = 36m2 Vậy S11 = 36m2 2.12 .Bể nước Như đã tính ở phần 6.3.6 nhà máy cần xây dựng 1 bể 500 m3 Vậy chọn bể có kích thước: 10x16x3.2 m Diện tích xây dựng là: 10 * 16.5= 165m2 Bể được xây dựng chìm 2m, nổi 1,2m nhằm giảm kinh phi xây dựng Vậy S12 = 165m2 7.2.13 Trạm bơm Nhà máy chọn xây dựng trạm bơm có kích thước: 3.6x3.6m Diện tích xây dựng là: 3.6 * 3.6 =13m2 Vậy S13= 13m2 7.2.14 Tháp nước Như đã tính ở phần 6.3.6 ta được : Chiều cao từ mặt đất đến đáy tháp: 6m Chiều cao bồn chứa nước: 2.5m Đường kính đáy bồn chứa nước: 3.6m Diện tích đáy tháp: Sđáy = p. = 3,14.(m2) Diện tích chân tháp: chọn chân tháp chịu lực nghiêng 1góc 100 so với đáy tháp. Ta có: Tag 100 = A = tag100 * 6 = 1,05(m) Vậy đường kính chân tháp là: (1,05 * 2) + 3,6 = 5,7(m) Diện tích chiếm chỗ của tháp là: S14 = p.(m2) Vậy: S14 = 25,52m2 7.2.15 Trạm xử lí nước thải Nhà máy chọn xây dựng trạm xử lí nước thải có kích thứơc: L20m * W8m * H3m Diện tích xây dựng : 20 * 8 = 160m2 Vậy S15 = 160 m2 7.2.16 Nhà vệ sinh Nhà máy bố trí 3 nhà vệ sinh công nghiệp ở vị trí sao cho khoảng cách tới điểm làm việc là thuận tiện nhất. Nhà vệ sinh xây dựng theo kiểu hiện đại là nhà vệ sinh tự hoại đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Kích thước của mỗi nhà vệ sinh là: L7,2m * W4,8 * H 2m Diện tích xây dựng nhà vệ sinh là: ( 7,2 * 4,8) * 3 = 103,68 m2 Vậy S16 = 103.68m2 Nhà vệ sinh có một phòng riêng cho nam và một phòng riêng cho nữ. Ngoài ra trong mỗi văn phòng làm việc đều có nhà vệ sinh riêng. Bảng 7.1 Bảng thống kê các hạng mục STT Tên công trình Kích thước L* W * H (m) Diện tích(m2) Số lượng 1 Kho muối 9 * 6*3,6 54 1 2 Khu bể chượp 114 * 105 12000 1 3 Nhà lọc 15*14.65*4,2 220 1 4 Khu chứa mắm Th.Phẩm 28 * 5 140 1 5 Khu đóng gói SP 24 * 12 *4,2 324 1 6 Phòng KCS 7,2 * 4,8 * 3,6 30 1 7 Nhà để xe 27 * 6 * 3,3 162 1 8 Phòng bảo vệ 3,6 * 3,3 * 3,3 11,88 1 9. Khu văn phòng 19.4*12.4 * 7.2 240.6 2 tầng 2*10 phòng 10 Nhà giới thiệu sản phẩm 18 * 9 * 4,2 162 1 11 Trạm biến thế 6 * 6 * 3,6 36 1 12 Bể nước 10 * 16 * 3,2 160 1 13 Trạm bơm 3.6 * 3.6 * 3.6 13 1 14 Tháp nước 5,7 * H6m 25,5 1 15 Trạm xử lí nước thải 20 * 8 * 3,6 160 1 16 Nhà vệ sinh 7,2 * 4,8 * 2 103,68 3 Tổng 13697 Tổng diện tích xây dựng là: S= 13697m2 Chọn khu đất xây dựng nhà máy có kích thước: 180 x 112 = 20160m2 Nhà máy được bảo vệ bằng tường gạch có cột bê tông cốt thép cao 2.4m trên đỉnh la lưới thép gai cao 1.2m có thép hình gia cường. Đường đi lại bằng phẳng, cao ráo, dễ thoát nước, có đèn chiếu sáng ban đêm. Tất cả các đường bố trí trong nhà máy đều được trải bê tông đảm bảo khả năng chịu lực cũng như khả năng chống ăn mòn. Bên trong nhà máy ở tất cả các xưởng, các khu đất trống được bố trí trồng nhiều cây dừa, cỏ xanh để lấy bóng mát và làm không khí trong lành. Diện tích cây xanh chiếm 20% diện tích toàn nhà máy. Phần 8 : TÍNH ĐIỆN Ngày nay khi khoa học phát triển, điện năng được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực sản xuất và sinh hoạt. Trong các xí nghiệp công nghiệp, điện năng dùng làm nguồn động lực chính, dùng thắp sáng và dùng để biến thành nhiệt năng. Nếu điện năng được sử dụng hợp lý thì sẽ có tác dụng rõ rệt đến việc giảm giá thành sản phẩm. Vì lý do trên, mỗi bản thiết kế ngoài việc tính toán về công nghệ còn phải tính toán phần điện năng tiêu thụ hàng năm của nhà máy , trên cơ sở đó mới tính toán về kinh tế. Muốn xác định được số điện năng tiêu thụ hàng năm của nhà máy chúng ta cần phải tính toán các phần sau đây: Tính điện năng dùng để thắp sáng toàn nhà máy. Tính điện năng dùng cho động lực( động cơ điện và các thiết bị dùng điện khác) Xác định hệ số công suất và tính dung lượng bù. Chọn công suất và số lượng máy biến áp Chọn địa điểm đặt trạm biến áp Điện dùng trong xí nghiệp được lấy từ mạng lưới điện thành phố. Từ đường dây 6 KV qua trạm biến áp của xí nghiệp xuống điện áp 220V/380V rồi theo đường dây ngầm đến từng nơi tiêu thụ. 1.Điện chiếu sáng Điện chiếu sáng cho nhà máy phải đảm bảo đủ độ sáng cần thiết cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt để nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm. 1.1.Xác định kiểu đèn Điện thắp sáng trong nhà máy dùng loại điện thế 220V. Bóng đèn Compacs có chao đèn bằng Inocs được sử dụng rộng rãi vì chế tạo đơn giản, lắp đặt dễ dàng. * Ưu điểm của đèn Compacs: Tiết kiệm điện năng Tuổi thọ lớn Nối trực tiếp vào lưới điện Bật sáng ngay Tạo ánh sáng trắng * Nhược điểm của đèn Compacs. Đầu tư ban đầu tương đối lớn Tính năng của đèn thay đổi đáng kể theo biến thiên điện áp nguồn Chao đèn là một bộ phận bao bọc ngoài bóng đèn. Nó được dùng để phân phối quang thông của bóng đèn một cách hợp lý và theo yêu cầu nhất định. Chao đèn có tác dụng bảo vệ cho mắt khỏi bị chói, bảo vệ cho bóng khỏi bị va đập, bụi bám và bị phá huỷ bởi các khí ăn mòn...Chao đèn còn có tác dụng làm tăng vẻ đẹp của hệ thống chiếu sáng. 1.2.Bố trí đèn Bố trí đèn trong một phân xưởng, một phòng hợp lý ta căn cứ vào các thông số sau: Chiều cao treo đèn H: là chiều cao từ sàn nhà đến vị trí treo đèn. Tuỳ theo yêu cầu chiếu sáng, loại đèn và công suất mà chọn chiều cao tối thiểu Hmin cho phù hợp. Yêu cầu : H ≥ Hmin . Khoảng cách giữa các đèn L : Nhà máy cần chiếu sáng đồng đều nên cần phải bố trí treo đèn theo mạng hình vuông hoặc hình chữ nhật rải rác khắp phòng. Khoảng cách giữa các đèn L được chọn theo tỷ số L/h có lợi nhất. Trong đó: h = H - Ho h : Chiều cao tính toán( m ) H : Chiều cao treo đèn( m), H = 3m Ho : Chiều cao từ sàn nhà đến mặt công tác( m) , H0 = 1 m Vậy: h = 3 – 1 = 2 m Tỷ lệ : L/h = 1,8 ÷ 2,5 Chọn L/h = 1,8 nên L = 1,8 . h = 1,8 .2 = 3,2 m Khoảng cách từ tâm đèn đến tường k: - Nếu có người làm việc sát tường : k = (0,25 – 0,32 ) L - Nếu không có người làm việc sát tường : k = ( 0,4 – 0,5 ) L Chọn k = 0,4 .L = 0,4 . 4 = 1,6 m 1.3.Xác định số đèn Số đèn trong 1 phòng được tính theo công thức sau: n = n1 . n 2 Trong đó: n1 : Số đèn của một dãy n2 : Số dãy đèn. n1 = a: Chiều dài nhà n2 = b: Chiều rộng nhà 1.4 Tính toán cụ thể 1.4.1.Phân xưởng lọc - Dùng loại đèn Compacs 45W. - Xác định số đèn: Diện tích phân xưởng lọc: S = 150 m2 với kích thước L12 * W12 + Số bóng đèn trong 1 dãy: n1 = Lấy n1 = 4 bóng đèn + Số dãy đèn : n2 = Lấy n2 = 4 dãy đèn Tổng số đèn trong phân xưởng lọc: n = n1 . n2 = 4.4 = 16 bóng đèn Tổng công suất đèn phân xưởng lọc:P1 = 45 *16 =720 (W) 1.4.2.Kho muối Dùng loại đèn Compacs 20W + Xác định số đèn: Diện tích kho : S = 9 x 6 = 54 m2 Số bóng đèn trong 1 dãy: n1 = Lấy n1 = 3 bóng đèn + Số dãy đèn : n2 = Lấy n2 = 2 dãy đèn Tổng số đèn trong kho: n = n1 . n2 =3 x 2 = 6 bóng đèn Tổng công suất đèn kho muối: P2 =6 * 20 =120 (W) 1.4.3 Phân xưởng đóng gói Dùng loại đèn Compacs 45W + Xác định số đèn Diện tích phân xưởng đóng gói: S = 27 x 12= 324m2 Số bóng đèn trong một dãy là: n1 = Vậy lấy n1 = 9 bóng đèn + Xác định số dãy đèn Lấy n2 = 4 dãy đèn Tổng số đèn trong phân sưởng: n= 9 x 4 = 36 (đèn) Tổng công suất phân xưởng đóng gói: P3 = 45*36 =1620 (W) 1.4.4 Khu để xe Dùng loại đèn compas 20W + Xác định số đèn Diện tích nhà để xe: S = 27 x 6= 162m2 Số bóng đèn trong một dãy là: n1 = Vậy lấy n1 = 9 bóng đèn + Xác định số dãy đèn Lấy n2 = 2 dãy đèn Tổng số đèn trong khu để xe: n= 9.2 = 18 (đèn) Tổng công suất nhà để xe: P4 = 18 * 20 = 360 (W) 1.4.5 Phòng bảo vệ Dùng loại đèn Compacs 45W + Xác định số đèn Diện tích phòng bảo vệ: S = 3,6 x 3.3= 11,88m2 Số bóng đèn trong một dãy là: n1 = Vậy lấy n1 = 1 bóng đèn + Xác định số dãy đèn Lấy n2 = 1 dãy đèn Tổng số đèn trong phòng : n= 1 x 1 = 1 (đèn) Tổng công suất phòng bảo vệ: 45W 1.4.6 Phòng KCS Dùng loại đèn Compacs 25W Xác định số đèn: Diện tích nhà : S = 7,2 x 4,8 = 30 m2 Số bóng đèn trong 1 dãy: n1 = Lấy n1 = 2 bóng đèn Số dãy đèn : Lấy n2 = 2 dãy đèn Tổng số đèn trong phòng KCS n = n1 . n2 = 2 x 2. = 4 bóng đèn Tổng công suất phòng KCS: P6 = 25*4 = 100W 1.4.7.Trạm bơm Dùng loại đèn dây tóc thông dụng Xác định số đèn: Diện tích kho : S = 4 x 4 = 16 m2 Chọn 1 bóng đèn loại P7= 75W – 220V 1.4.8.Trạm xử lý nước thải + Xác định số đèn Diện tích trạm xử lí nước thải: S = 20 x 8= 160m2 Số đèn được trang bị theo dây truyền công nghệ xử lí nước thải là 30 bóng đèn Compacs 25W được bố trí tại những vị trí treo thiết kế của dây truyền. Tổng công suất đèn trạm xử lí nước thải: P8 = 30 *25 = 750W 1.4.9.Nhà vệ sinh Dùng loại đèn Compacs 20W - Xác định số đèn: Diện tích kho : S = 7,2 x 4,8= 34,56 m2 Số bóng đèn trong 1 dãy: n1 = Lấy n1 = 3 bóng đèn Số dãy đèn : Lấy n2 = 2 dãy đèn Tổng số đèn trong nhà: n = n1 . n2 = 3. 2 = 6 bóng đèn Nhà máy có 3 nhà vệ sinh công nghiệp nên số bóng đèn sẽ là: n= 6 x 3 = 18 bóng đèn Tổng công suất đèn nhà vệ sinh: P9 = 18 *20 = 360W 1.4.10.Nhà hành chính Dùng loại đèn Compacs 20W mỗi phòng được trang bị 2 bóng 1 tại phòng vệ sinh 1 tại khu vực làm việc. Nhà có 10x2=20 phòng do vậy cần 40 bóng 20W. Ở cầu thang 1 tâng bố trí 1 bóng. Như vậy tổng số bóng khu nhà điều hành là 42 bóng. Tổng công suất nhà hành chính: 20 * 42 = 84W 1.4.11. Nhà giới thiệu sản phẩm Dùng loại đèn Compacs trang trí nhằm làm nổi bật sản phẩm và các panô áp phích, truyền thống của công ty cũng như của nghành thuỷ sản. Đèn sử dụng ở đây là loại đèn công suất nhỏ chiếu vào những vị trí chủ đạo nên ta chọn số đèn là 60 đèn 10W và 10 đèn 20W = 200W 1.4.12 Đèn chiếu sáng toàn nhà máy Đèn được bố trí xung quanh nhà máy tại những khu vực trống và trạm biến thế cũng như khu vực bể nước, tháp nước sao cho đảm bảo được độ sáng cần thiết cho làm việc và bảo vệ. Chọn đèn sử dụng là loại đèn Halogen cao áp tương tự như đèn chiếu sáng ở đường với ưu điểm công suất nhỏ nhưng độ sáng lớn tiết kiệm điện năng với số lượng là: 80 bóng 200=16000W Vây tổng công suất đèn toàn nhà máy là: 20434W =20,4KW Nhà máy làm việc 1 ngày 2 ca = 16h. Thời gian sử dụng đèn chiếm 75% thời gian làm việc = 12h Công suất tiêu thụ đèn của nhà máy là: P = 20,434 *12 =244,8(KWh) Công suất tiêu thụ máy bơm của nhà máy: 0,125 *16*12 =24(KWh) Công suất tiêu thụ máy dãn nhãn của nhà máy: 7,5 *12=90(KWh) Công suất tiêu thụ dây chuyền đóng chai tự động: 11*12 = 132(KWh) Tổng công suất tiêu thụ điện nhà máy trong 1 ngày: 244,8 +24+90+132 =491,8(KWh) Tổng công suất tiêu thụ điện nhà máy trong 1 năm: 491 * 304 = 149264(KWh) PHẦN 9:TÍNH KINH TẾ Mục đích: Tính kinh tế là một trong những căn cứ quan trọng làm cơ sở cho việc đánh giá phương án thiết kế nhà máy xem có khả thi hay không để được đưa vào xây dựng và sản xuất. Tính kinh tế cho biết nhu cầu cần tuyển dụng lao động để đảm bảo lao động cho nhà máy. Tính kinh tế cho biết tổng số vốn đầu tư , vốn cố định và vốn lưu động. Tính kinh tế cho biết giá thành và giá bán sản phẩm của xí nghiệp sản xuất để từ đó ta tính được hiệu quả kinh tế, lợi nhuận hàng năm của nhà máy và thời gian thu hồi vốn là ngắn nhất. 1. CHI PHÍ ĐẦU TƯ I = ICN + Iphụ trợ + I XD + I ĐT + IDP Trong đó: I: Tổng chi phí đầu tư ICN: Vốn đầu tư vào công nghệ Iphụ trợ: Vốn đầu tư vào thiết bị phụ trợ và quản lý IXD: Vốn đầu tư vào nhà xưởng IĐT: Vốn đầu tư vào chi phí đào tạo ban đầu IDP: Vốn dự phòng Vốn đầu tư vào công nghệ Vốn đầu tư xây bể chượp, bể rút và bể chứa mắm thành phẩm như sau: Bể chượp: Số lượng: 886 bể Bể được xây bằng gạch chỉ có kích thước 20,5 * 10,5 *6,5 (cm) Kích thước bể là: 2,5 * 2 * 1,2 (m) Chọn xây chiều dầy thành bể là: 110(mm) =0,11m Vậy khối lượng tường xây là: (2,5 + 2)*2*1,2*0,11 = 1,188 m3 Theo TCXD 1 khối xây cần 540 viên gạch có kích thước như trên. Vậy số lượng gạch cần là: (viên) 1 viên gạch có gía 1500VNĐ/ 1 viên Cần: Gg = 1500 * 642 = 963.000 ( VNĐ / 1 bể) Theo kinh nghiệm trung bình 1 bể cần 0,5 khối vữa xây M#150 Chi phí vữa xây: Gvx = 0,5 * 620000 = 310.000 ( VNĐ) Chi phí nhân công là:Gnc 550.000(VNĐ) Chi phí khác chiếm 10% tổng các chi phí trên: Gcp = (963000 + 310000 +550000) * 10% = 182300VNĐ Vậy: G1 = Gg + Gxm + Gcp = 963000 + 310000 + 550000 + 182300 = 2.005.300 ( VNĐ /1 bể) Thuế GTGT chiếm 10% tổng chi phí: G2 = G1 * 10% = 2005300 * 10% = 200530(VNĐ) Tổng chi phí cho 1 bể là: G = G1 + G2 = 2005300 + 200530 = 2.205.830 (VNĐ) Với 886 bể cần: Gbc = 2205830 * 886 = 1.954.365.380 ( VNĐ) Bể rút và bể chứa mắm thành phẩm Do 2 bể có kích thước giống nhau và thiết kế như nhau nên ta tính tương tự nhau Chi phí xây dựng như bể chượp G1 = 2205830 VNĐ Bể rút và chứa mắm thành phẩm được ốp gạch men. Theo kinh nghiệm cứ 1m2 cần 60000(VNĐ) tiền ốp gạch. Vậy Ggm = [ (2,5 + 2)*2*1,2+(2,5*2) ] *60.000 =948000(VNĐ) Vây: G = G1 + Ggm = 2205830 + 948000 = 3.153.830 (VNĐ / 1bể) Bể rút: số lượng: 20 bể cần: Gbr = 3153830 * 20 = 63.076.600 VNĐ Bể chứa mắm: 22 bể cần: Gbm = 3153830 * 22 = 69.384.260 VNĐ Giá mua thiết bị dây chuyền sản xuất TT Tên thiết bị Số lượng Nơi sản xuất Đơn giá Số tiền 1 Dây chuyền đóng chai tự động 1 Việt Nam 500 500 2 Máy dán nhãn 1 Trung Quốc 125 125 3 Máy bơm 30 Nhật 4,2 128 Gdc = 753 (Đơn vị tính: triệu VNĐ) Giá mua thiết bị vận tải TT Tên thiết bị Số lượng Nơi sản xuất Đơn giá Số tiền 1 Tầu vận chuyển (10tấn) 5 Việt Nam 200 1.000 2 Ôto vận tải (5tấn) 1 Việt Nam 300 300 3 Xe cải tiến 15 Việt Nam 1,6 24 Gvt = 1.324 (Đơn vị tính: triệu VNĐ) Vậy Chi phí đầu tư vào công nghệ: I CN = Gbc +Gbr +Gbm +Gdc +Gvt =1954365380+63076600+69384260+753000000+1324000000 = 4163826240 (VNĐ) Vậy: ICN = 4163.8 ( triệu VNĐ) 1.2. Vốn đầu tư vào thiết bị phụ trợ và quản lý Máy phát, máy lạnh, điều hoà... Khối văn phòng, thiết bị văn phòng... Iphụ trợ = 25% ´ ICN = 25% * 4163.8 = 1040.95 ( triệu VNĐ) 1.3. Chi phí đầu tư vào nhà xưởng IXD = I XD 1 + I XD 2 Trong đó: I XD 1: Chi phí xây dựng nhà sản xuất và các phân xưởng phụ trợ. I XD 2: Các chi phí khác. Chi phí xây dựng nhà sản xuất: Các nhà sản xuất đều là nhà tường gạch cột bê tông cốt thép( BTCT ), kết cấu mái là kết cấu thép nhà công nghiệp lợp mái tôn chống nóng. Nhà điều hành 2 tầng tường gạch chỉ, tháp nước sử dụng kết cấu thép. Hồ điều hoà được kè đá. Bảng . Thống kê các công trình xây dựng TT Tên công trình Diện tích (m2) Đơn giá (triệu VNĐ/m2) Thành tiền (triệu VNĐ) 1 Nhà muối 54 1,4 75.6 2 Nhà lọc 150 2,2 330.5 3 Khu đóng gói 324 2,2 712.8 4 Phòng KCS 30 1,4 42 5 Nhà để xe 162 0,8 129.6 6 Khu xử lí nước thải 160 1,8 288 7 Tháp nước 90 90 8 Bể nước 160 1,2 192 9 Hồ điều hoà 1125 0,4 450 10 Tường bao 1400 0,12 168 11 Đường đi 1870 0,4 748 12 Nhà giới thiệu sản phẩm 162 1,8 291.6 13 Trạm biến thế 180 180 14 Trạm bơm 80 80 15 Nhà vệ sinh 103.7 1,2 124.4 16 Nhà bảo vệ 24 1,2 28.8 17 Nhà điều hành (2 tầng) 290 3.2 928 Tổng 4859.3 Chi phí xây dựng nhà sản xuất và phụ trợ: I XD1 = 4859.3 ( triệu VNĐ) Chi phí xây dựng khác: Xây dựng vỉa hè, điện, nước, chi phí xây dựng hệ thống thoát nước, san nền, đổ đất, trồng cỏ và cây, xây dựng cổng.....chiếm 10% chi phí XD trên. IXD2 = 10%*I XD1 = 10%*4859.3 =486 triệu VNĐ. Vậy tổng chi phí xây dựng cơ bản là: IXDCB = IXD2 +I XD1 = 486+4859.3= 5345.2 triệu VNĐ 1.4. Vốn đầu tư vào chi phí đào tạo ban đầu Chi phí đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ, công nhân để vận hành dây chuyền sản xuất I ĐT = 3% ´ ICN = 4163.8*3% = 124.9 triệu VNĐ 1.5. Chi phí dự phòng Chi phí dự phòng đề phòng giá vật tư thay đổi... IDP = 5% ´ (I ĐT + IXDCB + I CN ) =5 % ´ (124+5345.2+4163.8) = 481.7( triệu VNĐ) 1.6. Tổng số vốn đầu tư ban đầu I = ICN + IXDCB+IĐT+IDP+IPT=4163.8+5345.2+124.9+481.7+1040.95=11156.6(triệu VNĐ) 2. CHI PHÍ VẬN HÀNH HÀNG NĂM C VH = C NVL + C NL-N + CTT + CKH +CLĐ + C K Trong đó: C NVL : Chi phí nguyên vật liệu C NL-N: Chi phí năng lượng, nước C LĐ : Chi phí lao động C K : Chi phí khác CKH: Chi phí khấu hao CTT: Chi phí thay thế vật tư 2.1. Chi phí nguyên vật liệu Trên thị trường trung bình giá cá và muối để sản xuất nước mắm là: 4 triệu VNĐ/tấn cá, 1.5 triệu/tấn muối. Theo tính toán 1năm nhà máy cần: 353,53 tấn cá và 151,6 tấn muối Vậy chi phí Cc = 4*2121=8484 ( triệu VNĐ) Cm = 1.5 *910=1365 ( triệuVNĐ) Vậy tổng chi phí cho nguyên vật liệu: C NVL = 8484 + 1365= 9849 (triệu VNĐ) 2.2. Chi phí năng lượng, nước TT Nguyên liệu Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (triệu VNĐ) 1 Điện KWh 149264 2000 298.53 2 Nước m3 47625 10000 476.25 Tổng 774.78 Vậy: CNL-N = 774.8 triệu VNĐ = 0,775 (tỷ VNĐ) 2.3. Chi phí lao động Bảng . Số lượng công nhân làm việc trong các phân xưởng TT Vị trí công tác Số công nhân 1 Phân xưởng lọc 10 2 Nhà đóng gói 50 3 Khu chế biến 20 4 Vận chuyển 15 7 Phòng kĩ thuật KCS 3 9 Nhà xử lý – cấp thoát nước 2 11 Nhà gửi xe 2 12 Nhà giới thiệu sản phẩm 3 14 Bảo vệ – thường trực 5 15 Phòng hành chính 25 16 Tổ vận tải (Ôtô và tàu) 20 Tổng 155 Vậy toàn nhà máy có: 25 cán bộ công nhân viên hành chính 3 kỹ sư nghiên cứu sản phẩm và KCS 2 xử lý – cấp thoát nước ... 130 công nhân. Lương cho cán bộ hành chính và kĩ sư bình quân là 3.5 (triệu VNĐ) Lương cho công nhân bình quân là : 2,5 triệu */ Chi phí tiền lương 1 tháng là: C lương = 30 ´ 3.5 + 130 ´ 2,5 = 430 (triệu VNĐ) */ Chi phí cho bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... C BH = 19% ´ C lương =19% ´ 430 = 81.7 (triệu VNĐ) */ Chi phí lao động cả năm C LĐ = (C lương +C BH )´12 = (430+81.7 )´12 = 6140.4 ( triệu VNĐ) 2.4. Chi phí khác C K = 10% ´ (C NVL + C NL-N + C LĐ ) Chọn C K = 10% ´ (9849+775+6140.4 ) = 1676.4 (triệu VNĐ) 2.5. Chi phí khấu hao Chi phí khấu hao tài sản là: C KH = k ´ I S Tính khấu hao thiết bị, nhà xưởng trong vòng 5 năm, T = 5 K = = 0.2 I S: giá trị tài sản cố định( tổng số vốn đầu tư ban đầu ), I S = 11156.6 ( triệu VNĐ) Þ C KH = 0.2 ´ 11156.6 = 2231.3 ( triệu VNĐ) 2.6 Chi phí thay thế vật tư hàng năm: CTT = 10% * GCN = 10% *4163.8 = 416.4 ( triệu VNĐ) Vậy tổng chi phí vận hành hàng năm là: C VH = C NVL + C NL-N + CTT + CKH +CLĐ + C K = 9849+775+416.4+2231.3+6140.4+1676.4 = 21088.5 ( triệu VNĐ) 3.Tính giá sản phẩm: 3.1.Tính giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm được tính bằng tổng các chi phí: Chi phí sản xuất, chi phí khác trên năng suất của từng dây chuyền tính theo năm. Giá thành sản phẩm trước thuế = = 14059 Đồng/lít 3.2.Định giá bán cho sản phẩm Mắm đặc bịêt : 25000VNĐ/1lít Mắm thượng hạng: 20000VNĐ/1lít 4. Doanh thu DT = g bán ´ Q bán (đồng / năm) Trong đó: DT: doanh thu g bán: giá bán Q bán: sản lượng bán Mắm đặc biệt DT 1 = g bán1 ´ Q bán1 g bán1 = 25000/lit Q bán1 = 1000000 lít Þ DT 1 = 25000 * 1000000 = 25.000.000.000 (VNĐ) = 25 (tỷ) Mắm thượng hạng DT 2 = g bán2 ´ Q bán2 g bán2 = 20000 Q bán2 = 500000 Þ DT 2 = 20000 * 500000 = 10.000.000.000 ( tỷ VNĐ) = 10 (tỷ) 4.3. Tổng doanh thu của nhà máy DT = DT 1 + DT 2 = 25 +10 = 35 ( tỷ VNĐ) 5.Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế: 5.1.Vốn cố định VCĐ = 11,16 (tỷ VNĐ) 5.2.Vốn lưu động VLĐ = Trong đó: To : Tổng doanh thu của nhà máy, To = 35 ( tỷ VNĐ) CKH: Chi phí khấu hao tài sản cố định, CKH = 2,23 (tỷ VNĐ) T1:Thuế thu nhập doanh nghiệp = 10% tổng doanh thu 10% . 35 = 3,5 ( tỷ VNĐ) n: Thời gian quay vòng vốn, n = 5 năm VLĐ = = 9,904 (tỷ VNĐ) 5.3. Tính lợi nhuận và tích luỹ - Lợi nhuận bán hàng trước thuế : LN = (giá bán – giá thành). sản lượng = (25000 – 14059). 1000000 +( 20000 – 14059).500000 = 13,9 (tỷ VNĐ) - Lợi nhuận sau thuế : LNST = 13,9 – 3,5 = 10,4 (tỷ VNĐ) 5.4.Thời gian thu hồi vốn: T = = = 1 năm Vậy thời gian thu hồi vốn là 1 năm. PHẦN 10 VỆ SINH CÔNG NGHIỆP VÀ AN TOÀN TRONG PHÒNG CHỐNG CHÁY NÔ 1. Vệ sinh công nghiệp Trong các nhà máy nói chung và nhà máy thực phẩm nói riêng vấn đề vệ sinh luôn được coi trọng. Thực phẩm có sạch sẽ, có hợp vệ sinh thì sức khoẻ của con người mới được đảm bảo. Bên cạnh đó tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm là một tiêu chí để đánh giá sự sống còn của nhà máy. Để đảm bảo vệ sinh thực phẩm những nguyên liệu trước khi nhập kho cần phải kiểm tra kỹ về vệ sinh, dịch bệnh, vi sinh vật có hại... Đối với nguồn nước sử dụng trong nhà máy phải sạch sẽ, phải đảm bảo các chỉ số hoá lý, vi sinh vật theo tiêu chuẩn của nhà nước. Trước khi bắt đầu vào sản xuất phải vệ sinh phân xưởng, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất sạch sẽ. Không gian trong các phân xưởng phải thông thoáng, không có mùi hôi, khói và bụi Cống rãnh thoát nước phải đảm bảo độ kín, chảy thông không ứ đọng để tránh nhiễm bẩn vào nơi sản xuất. Đối với công nhân ,người tham gia sản xuất không được mắc bệnh truyền nhiễm, phải khoẻ mạnh, ăn mặc gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo bảo hộ lao động trước khi tham gia sản xuất. Dụng cụ chế biến phải được vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng. Bề mặt tiếp xúc sản phẩm phải có cấu trúc thích hợp, không lây nhiễm với sản phẩm, bền, không thấm nước, không bị ăn mòn, bảo trì tốt, dễ vệ sinh. Nền nhà không thấm nước, không đọng nước, dễ vệ sinh. Hệ thống thu gom bã chượp phải có cấu trúc thích hợp, thuận tiền, kín. Bao bì sản phẩm phải thích hợp, đảm bảo vệ sinh, đảm bảo thông tin, không phản ứng với thực phẩm. Môi trường xung quanh các phân xưởng, xí nghiệp phải luôn sạch sẽ. 2.An toàn lao động 2.1.An toàn về điện Điện là yếu tố dễ gây ra tai nạn, do vậy các thiết bị dùng điện phải đảm bảo cách điện tuyệt đối, các động cơ điện phải có bộ phận che chắn và bảo hiểm. Phải ngắt mạch điện khi ngừng sản xuất và sửa chữa, thường xuyên kiểm tra các trạm điện, cầu dao để tránh sự cố gây chập điện. Cần có các biện pháp để giảm tối thiểu các sự cố về điện. Cụ thể là: Hạn chế dùng điện quá tải Kiểm tra dây dẫn điện thường xuyên, đề phòng hở hay đứt hỏng. Các cầu dao cần có lớp bảo vệ, các mô tơ điện nên chọn loại kín, chống mốc... 2.2.An toàn vận hành thiết bị máy móc Trước khi vận hành bất kỳ một thiết bị nào cần phải kiểm tra thông số kỹ thuật. Cần có thao tác chạy thử máy trước khi đưa toàn bộ dây chuyền vào hoạt động. Khi phát hiện ra sự cố cần tắt máy và báo ngay cho người phụ trách, khi máy thiết bị đang hoạt động không được bỏ đi hoặc làm việc riêng. 2.3.An toàn về chiếu sáng Kết hợp hài hoà giữa chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo là cần thiết để tạo ra độ sáng thích hợp với trạng thái sinh lý của con người, tránh trường hợp quá sáng hay quá tối dễ dẫn đến suy giảm thị lực của công nhân. Cần bố trí trang bị đầy đủ, thích hợp hệ thống chiếu sáng nhân tạo và xưởng nên có nhiều cửa sổ. 2.4 Phòng chống cháy Nhà máy phải có trách nhiệm quán triệt các yêu cầu của phương án đề ra như tổ chức mặt bằng nhà xưởng, hàng rào, cổng ngõ, đường xá, nguồn điện, nước, sắp xếp kho hàng... hợp lý và đúng yêu cầu. Phải báo cáo phương án phòng chống cháy nổ với cơ quan hữu trách địa phương và chịu sự kiểm tra chỉ đạo của họ về mặt chuyên môn. Trường hợp địa điểm nhà máy không có cơ quan chuyên trách phải báo cáo với chính quyền địa phương để được sự hỗ trợ, phối hợp phòng chống cháy nổ khi cần thiết. Mua bảo hiểm nhà máy, máy móc thiết bị sản xuất, kho xưởng gia công theo đúng chế độ hiện hành của nhà nước Việt Nam. Đăng kiểm theo quy định của nhà nước đối với các máy móc thiết bị nhạy cảm với cháy nổ. Tùy theo quy mô và tính chất của nhà máy mà bố trí cán bộ phụ trách và công nhân làm nhiệm vụ phòng chống cháy nổ cho hợp lý. Lực lượng này được huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn, thực tập tình huống giả định, thống nhất tín hiệu cấp báo, quy định chế độ trực ban.... Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dụng cụ như thang, sào, xô thùng, bình xịt khí CO2 cầm tay, quần áo chịu lửa, mặt lạ, chuẩn bị nguồn nước thường xuyên và đường ra vào cần thiết cho xe cứu hoả. Có phương án dự phòng thoát hiểm cho người và các tài liệu, tài sản quan trọng khi xảy ra cháy nổ. Để hạn chế hoả hoạn xảy ra cần phải chú ý : - Để các đồ dầu mỡ, xăng xa nguồn nhiệt - Không hút thuốc, mang đồ dễ cháy nổ vào khu vực sản xuất - Luôn chú ý đến các thông số sử dụng và hệ thống điện trong nhà máy để khắc phục hậu quả kịp thời. - Có đủ biến báo, biển cấm, biển chỉ dẫn cần thiết cho các khu vực, các điểm dễ xảy ra cháy nổ, cấm lửa, cấm chấn động mạnh và chỉ dẫn lối thoát hiểm. - Nhà máy thường xuyên tổ chức kiểm tra, thưởng phạt theo định kỳ và bất thường. - Luôn tuyên truyền, nhắc nhở mọi người chấp hành nghiêm chỉnh các quy định phòng chống cháy nổ, xây dựng ý thức cảnh giác cao nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong sản xuất. KẾT LUẬN Sau quá trình làm đồ án của mình em rút ra một số điểm chính sau đây: Đề tài: Thiết kế phân xưởng sản xuất nước mắm năng suất 1,5 triệu lít/năm Địa điểm nhà máy: xã Liên Khê - huyện Thuỷ Nguyên - Hải Phòng Sản phẩm: + Mắm đặc biệt 35 N0 + Mắm thượng hạng 30 N0 Lượng nguyên liệu: + Cá: 2121 tấn/năm + Muối: 910 tấn/ năm Lượng nước: 47625 m3 / năm với đường ống dẫn nước 0,06m Lượng điện: 149264 KWh/năm Kích thước toàn bộ nhà máy: 180 x 112 = 20160 m2 Tổng vốn đầu tư ban đầu: 11,156 tỷ Tổng chi phí vận hành: 21,088 tỷ Giá thành sản phẩm: 14059 /1 lít Giá bán sản phẩm: + Đặc biệt: 25000/1lít + Thượng hạng: 20000/1 lít Tổng doanh thu: 35 tỷ/năm Thời gian thu hồi vốn: 1 năm. LỜI CẢM ƠN Sau 3 tháng làm đồ án tốt nghiệp, được sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo ThS. Nguyễn Đăng Học, cộng với vốn kiến thức của bản thân và học hỏi bạn bè em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp: Thiết kế phân xưởng sản xuất nước mắm năng suất 1,5 triệu lít/năm Quá trình làm đồ án đã bổ sung cho em rất nhiều kiến thức thực tế, giúp em biết cách trình bày một bản dự án đầu tư, biết cách sắp xếp dây chuyền sản xuất, bố trí các phân xưởng trong nhà máy. Bản đồ án gồm nhiều phần, được tính toán cụ thể và chi tiết. Công nghệ đưa ra tương đối hoàn chỉnh, có chọn lọc và được sự góp ý của cô giáo hướng dẫn. Do đó khi nhà máy đi vào sản xuất sẽ cung cấp cho thị trường những sản phẩm có sức cạnh tranh lớn và được nhiều người tiêu dùng ưa thích. Trong quá trình làm đồ án, em đã sử dụng một số tài liệu tham khảo, tiếp thu sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn cùng với kiến thức học được từ nhà trường, từ thực tế và sự nỗ lực của bản thân nên em đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tốt nghiệp được giao. Tuy nhiên, với vốn kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều nên bản đồ án của em còn có chỗ chưa hợp lý với thực tế mặc dù đã nỗ lực cố gắng. Vì vậy em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô cùng bạn bè để bản đồ án của em được hoàn thiện ở mức cao hơn. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Th. S Nguyễn Đăng Học đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm đồ án. Em cũng xin đồng cảm ơn tới các thầy cô trong trường đã truyền đạt những kiến thức cho em trong suốt 4 năm học qua. Em xin chân thành cảm ơn. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4.Nguyen Thi Thanh Huyen.doc