Đồ án Thực trạng hình thành, xây dựng và phát triển làng nghề Vạn Phúc

Để đạt được những mục tiêu đã đặt ra đối với việc phát triển bền vững của làng nghề truyền thống Vạn Phúc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của không gian cảnh quan truyền thống là phải giải quyết tốt các mâu thuẫn giữa các yếu tố. Cần xác định, dự đoán và giải quyết tốt các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển hiện tại và trong tương lai, từ đó lập các kế hoạch, mục tiêu, định hướng cụ thể để phát huy hơn nữa các yếu tố tích cực và tìm cách hạn chế các yếu tố tiêu cực. Tuy nhiên đây là một vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn không chỉ đối với các nhà lập quy hoạch, nhà quản lý mà còn đối với mỗi người dân sống trong khu vực. Vì vậy để hướng tới mục tiêu này, trước hết cần có sự thống nhất, phối hợp tốt giữa các cấp, các ngành có liên quan và đặc biệt toàn thể nhân dân làng Vạn Phúc.

doc80 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2348 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thực trạng hình thành, xây dựng và phát triển làng nghề Vạn Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cách kiến trúc điển hình của cổng làng quê Việt Nam, qua nhiều lần cổng làng vẫn giữ được hình dáng ban đầu. * Các di tích lịch sư cách mạng. Nhân dân Vạn Phúc có truyền thống yêu nước và sớm tham gia vào phong trào cách mạng. ở đây có rất nhiều di tích cách mạng, Vạn Phúc vinh dự đã từng nuôi dấu, bảo vệ các đồng chí: Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Lương Bằng, Trường Chinh và nhiều thế hệ cán bộ ưu tú của Đảng, là " An toàn khu" của Xứ uỷ Bắc Kỳ và tỉnh uỷ Hà Đông( ngay từ thời kỳ mặt trận dân chủ 1936 - 1939). Đặc biệt căng nhà gác 2 tầng của ông Nguyễn Văn Dương nơi Bác Hồ đã ở và làm việc 16 ngày, viết ra " lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" đã được phát đi ngày 19/12/1946. Hiện nay ngôi nhà đã trở thành nhà lưu niệm Bác Hồ với rất nhiều kỷ vật mà Bác dã sử dụng trong thời gian ở đây thuộc viện bảo tàng Hồ Chí Minh. => Trước đây trong quần thể các công trình, các thành phần tạo nên không gian truyền thống như Đình - Chùa - Đền - Miếu - Chợ - Ao của làng liên hệ mật thiết thông qua hệ thống đường làng quanh co, có tính hỗ trợ và liên tục với nhau. Mối liên hệ này đặc biệt thể hiện qua các hoạt động lễ hội, thông qua quá trình sử dụng và ý thức về " phong thuỷ ". Hiện nay do sự phát triển và lấn át của các công trình mới, các di sản vật thể này bị chia cắt và co cụm lại độc lập với nhau. Điều đó làm cho không gian cảnh quan truyền thống mất dần đi bản sắc, mất dần đi tính độc đáo, mất đi tính kiên tục dẫn dắt du khách trong quá trình tham quan. 2.7.1.2. Không gian sản xuất và phục vụ sản xuất. Đối với làng nghề truyền thống Vạn Phúc, không gian công cộng để sản xuất và không gian phụ trợ trong quá trình sản xuất là một không gian rất đặc trưng và riêng biệt của làng. Đây là một loại hình không gian rất linh động cả về mặt chức năng, vị trí và quy mô diện tích. Tuy nhiên chức năng chính của không gian này là phục vụ sản xuất. Không gian này thường là sự chuyển đổi chức năng từ đất canh tác hay đất trống sang, trong quá trình sản xuất, mỗi hộ gia đình đều có thể sử dụng vào công việc của mình một cách linh động như phơi, sấy thành phẩm hoặc bán thành phẩm, tập kết vật liệu… Mọi người dân đều biết tận dụng các khoảng trống để phơi lụa sau khi hấp, nhuộm… Đi đến đâu, ta cũng nghe được, thấy được các hoạt động sản xuất lụa truyền thống của làng, hay bắt gặp dưới những bóng cây, người dan vừa quay tơ vừa trò chuyện vui vẻ… Đó chính là nét rất riêng và dễ nhận biết của làng nghề dệt lụa truyền thống Vạn Phúc. 2.7.1.3. Không gian hoạt động thương mại. Là không gian diễn ra các hoạt động thương mại. Không gian này chủ yếu tập trung trên các trục đường chính vào làng như: chợ làng, các cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm hai bên trục đường chính, nhất là tuyến không gian trung tâm. Những năm gần đây do sự phát triển của kinh tế và làng nghề truyền thống nên nhu cầu giao lưu buôn bán không ngừng tăng cao. Do vậy không gian hoạt động thương mại ngày càng phong phú về hình thức, phát triển mạnh mẽ về quy mô lẫn diện tích. Chúng có xu hướng chuyển dịch tập trung, xen kẽ lấp đầy các khoảng trống không gian trống dọc theo các trục đường, lối vào làng và bám dọc theo tỉnh lộ 72. 2.7.1.4. Không gian khác. Là không gian công cộng đặc thù do có sự đan xen của nhiều hình thức chức năng khác nhau trên cùng một không gian, hoặc có một chức năng riêng biệt. => Vạn Phúc là một trong những làng nghề truyền thống có nhiều di sản văn hoá vật thể còn lưu giữ được đến ngày nay. Điều đó chứng tỉ chúng có một vai trò rất quan trọng đối với đời sống của người dân nơi đây. Hơn nữa, chúng được trùng tu và tôn tạo để gìn giữ cho các thế hệ con cháu mai sau. Các không gian văn hoá truyền thống và không gian sản xuất cũng có một vị trí hết sức quan trọng trong tâm niệm và ý thức người dân. Tuy nhiên với quá trình phát triển của nền kinh tế và sự đô thị hoá ngày càng mạnh và làng Vạn Phúc vẫn chưa có các chính sách chiến lược bảo vệ và tôn tạo các di tích này. Nên ngày nay chúng đang có nguy cơ bị mai một và mất đi sự nguyên bản của các di sản văn hoá truyền thống. 2.7.2.2 Văn hoá phi vật thể Làng được xem là cái nôi của nền văn hoá Việt Nam, là kho tàng lưu giữ các bản sắc văn hoá truyền thống như lễ hội, đình đám, phong tục tập quán… Lối sống nông thôn mang tính cộng đồng cao thể hiện qua các quan niệm đời sống như các quan hệ trong gia đình, quan hệ hàng xóm láng giềng, quan hệ với mọi người trong cộng đồng và xã hội mang những nét rất riêng biệt so với các làng nghề khác và đặc biệt là so với lối sống đô thị hiện đại. Lễ hội: các lễ hội của làng Vạn Phúc cũng mang phong cách chung của các lễ hội ở làng quê Bắc Bộ, đồng thời cũng mang những nét đặc thù rất riêng của làng, dễ dàng phân biệt với các làng quê khác. Những nét văn hoá thể hiện cái hồn, sự tự hào của người dân Vạn Phúc đối với quê hương. Qua ba ngày hội, ta có thể tháy hoàng làng A Lã Nương Thị có ảnh hưởng rất sâu sắc đối với đời sống sinh hoạt văn hoá của làng Các phong tục, lệ làng: làng Vạn Phúc còn giữ lại được nhiều phong tục truyền thống: - Tặng lụa cho các cụ già trong làng trong các buổi lễ mừng thọ. - Trong ngày hội, làng quy định các cụ trên 60 tuổi, mỗi cụ đóng góp 1 yến gạo và một con lợn để khao cả làng. - Trai gái trong làng khi dựng vợ gả chồng phải đóng góp cho làng 1000 gạch để xây đường làng ngõ xóm. * Nghề dệt truyền thống Nghề dệt lụa là nét văn hoá đặc trưng của làng Vạn Phúc. Qua quá trình lịch sử, nghề dệt lụa đã trở thành một nghề thực sự và trở nên nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Đến thế kỷ XVIII, nghề dệt phát triển mạnh, đặc biệt vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với sự cải tiến của nghệ nhân, các mặt hàng trở nên phong phú đa dạng: lụa, the, gấm, vóc và các mẫu hàng cao cấp khác. Sản phẩm lụa Vạn Phúc tham gia triển lãm và đạt nhiều giải thưởng tại nhiều hội chợ trên thế giới vào thập niên 40. Trong những năm 40-50 của thế kỷ XX, lụa Vạn Phúc đã nổi tiếng trên thị trường Đông Dương. Cứ 6 ngày một phiên chợ Hà Đông lại họp bày bán lụa Vạn Phúc, thu hút khách hàng trong và ngoài tỉnh. Lụa Vạn Phúc mang tên lụa Hà Đông từ đó. Thực hiện chủ trương đổi mới, từ năm 1990 HTX đã chuyển giao công cụ sản xuất và giao quyền kinh doanh cho từng hộ gia đình. Kinh tế tập thể chỉ còn đảm nhận những khâu quan trọng, có sự hỗ trợ phát triển , nghề dệt lụa truyền thống ở Vạn Phúc đã được duy trì và phát triển trong các hộ gia đình. Đến nay, trong địa phương có đến 998 máy dệt, nhiều hộ có đến 5-7 máy, sản lượng trung bình hàng năm lên tới 2.400.000 m tăng lên gấp 10 lần so với thời bao cấp. * Giá trị sản xuất lụa. Từ một sản phẩm thủ công, lụa Vạn Phúc đã vượt qua giá trị hàng hoá đơn thuần, trở thành sản phẩm văn hoá được coi là biểu tượng của cái đẹp. Lụa Hà Đông luôn đua yếu tố thẩm mĩ lên hàng đầu. Vạn Phúc nổi tiếng với các sản phẩm tơ lụa đặc sắc phong phú về chủng loại, tổng số tới gần 70 thứ hàng the, lụa gấm, lĩnh … khác nhau, phù hợp với thị yếu người tiêu dùng như: Băng hoa, Long phượng, Mây bay, Tứ quế, Sa trơn, The trơn, Đũi hoa, Vân thọ đỉnh… Ngoài hàng trơn, Vạn Phúc còn dệt các lụa hoa với các hoạ tiết: hoa ngũ phúc, hoa lộc thọ, đỉnh… Làng Vạn Phúc còn nổi tiếng với các mặt hàng tinh xảo. Một trong những bước tiến quan trọng gần đây là nghiên cứu sản xuất ra lụa giảm nhàu, không phai và đã trở thành một sản phẩm chiến lược thúc đẩy sự phát triển của làng nghề. Làng nghề Vạn Phúc đã trở thành một trong số ít các làng nghề sống thực sự bằng chính những sản phẩm thủ công truyền thống của mình. Lụa Vạn Phúc đã có mặt trở lại ở các thị trường Đông Au trước kia như Nga, Mông Cổ, Séc… được khách hàng Pháp, Nhật Bản ưa chuộng. => Văn hoá làng xã là sự kết tinh từ kinh nghiệm sống của người dân từ rất lâu đời và được thể hiện qua cuộc sống thường ngày của người dân. Qua đó ta có thể thấy mối quan hệ sâu sắc giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể thông qua cách giao tiếp, qua các phong tục tập quánnhư lệ làng… Hơn nữa Vạn Phúc với vai trò là làng nghề truyền thống rất phát triển, cùng với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên nghề dệt được cải tiến rất nhiều. Sản phẩm hiện nay bắt đầu mang tính chất sản xuất công nghiệp chứ không hoàn toàn là sản xuất thủ công truyền thống như trước đây. Với sự phát triển của nền kinh tế và sự đô thị hoá, Vạn Phúc đang có những nguy cơ bị mất dần đi bản sắc vắn hoá của mình. 2.7.3. Phân tích sự phát triển và biến đổi hình thái không gian công cộng làng nghề Vạn Phúc. 2.7.3.1. Quá trình phát triển 2.7.3.1.1. Các giai đoạn phát triển Quá trình phát triển và biến đổi hình thái không gian công cộng tại làng thủ công truyền thống Vạn Phúc đã bắt đầu từ lâu. Một trong những mốc thời gian có thể nói là bước ngoặt cho sự biến đổi này đó là sau khi có chính sách cải cách kinh tế của đất nước. Từ sau đổi mới đến nay sự phát triển và biến dổi hình thái hình thái không gian công cộng ở đây diễn ra mạnh nẽ nhưng không đều mà chỉ tập trung vào những năm gần đây. Có thể chia là các giai đoạn sau đây: a) Giai đoan trước " Đổi mới": quá trình phát triển và biến đổi hình thái không gian công cộng tại làng nghề Vạn Phúc đã bắt đầu từ khá lâu, ngay trong thời kỳ bao cấp nhưng tốc độ rất chậm. Việc hình thành Hợp tác xã lụa Vạn Phúc ban đầu chỉ mang mục đích giữ gìn, phát huy nghề dệt truyền thống đồng thời tạo việc làm cho xã viên. Tuy nhiên trong giai đoạn này, đất nước trong thời kỳ khó khăn, kinh tế eo hẹp, chế độ bao cấp, chính sách cấm giao lưu buôn bán, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm không cao… là những yếu tố kiềm hãm sự phát triển tự nhiên của làng nghề. Dọc theo trục đường, chưa có một cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm lụa nào mà chủ yếu là diện tích cây xanh của HTX và đất vườn của các hộ gia đình. Sản phẩm chủ yếu được bán ở chợ hay thông qua sự thu mua của nhà nước. Hầu như chưa có bất kỳ sự tác động của sự đô thị hoá, không gian công cộng gần như còn nguyên vẹn gồm nhiều không gian trống và không gian cây xanh xen kẽ, đúng như không gian của làng nghề Bắc Bộ. => Cho đến trước khi có chính sách đổi mới, Vạn Phúc hầu như vẫn giữ được nguyên là một làng nghề truyền thống. Không gian cảnh quan làng quê truyền thống còn giữ nguyên các giá trị ban đầu vốn có. Các di sản chưa bị xâm chiếm hay lấn át. Các không gian trống, không gian cây xanh, không gian mặt nước chưa bị xâm chiếm hay thay đổi. b) Giai đoạn " Đổi mới" đến năm 2000: từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, kinh tế của Vạn Phúc có sự biến đổi đáng kể. Tuy nhiên cho đến những năm cuối giai đoạn này, Vạn Phúc mới có những thay đổi đáng kể trong kinh tế và xã hội. Nghề dệt lụa cũng được chú trọng phát triển nhưng dừng lại ở quy mô HTX, một số hộ gia đình đơn lẻ và cũng thu hút một lượng không nhỏ người tham gia sản xuất. Cùng với sự phát triển kinh tế, không gian công cộng cũng bắt đầu có những biến đổi, mặc dù mức độ biến đổi chưa lớn và chỉ tập trung lác đác theo lối vào chính của làng. Do người dân chỉ tập trung quá trình sản xuất mà chưa chú trọng dến khâu giới thiệu và bán sản phẩm nên chỉ có một số ít cửa hàng với quy mô nhỏ. Trong các cửa hàng này, chủ yếu là của HTX hay của một số hộ gia đình ở mặt đường. Mặc dù ở các khu vực xung quanh cũng bắt đầu ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá, nhưng đối với Vạn Phúc tác động của yếu tố này chưa mạnh. Diện tích trống và cây xanh vẫn còn nhiều, không gian truyền thống vẫn giữ được các nét truyền thống cơ bản của nó. => Trong khoảng thời gian này, di sản văn hoá, không gian truyền thống cũng chưa chịu tác động một cách sâu sắc của quá trình biến đổi của nền kinh tế. Với các di sản văn hoá vật thể như Đình, Chùa, Đền, Miếu vẫn còn giữ được nguyên theo các giai đoạn trước. ở đây, sự biến đổi chủ yếu là sự biến đổi về mặt chức năng của một số nhà dân và HTX dọc hai bên đường. Hình thức của cửa hàng kinh doanh, giới thiệu sản phẩm nhỏ lẻ xuất hiện nhưng rất ít. Giai đoạn này đánh dấu một hướng đi mới. một bước ngoặc trong quá trình phát triển của nền kinh tế cũng như của nghề dệt lụa truyền thống Vạn Phúc. c) Giai đoạn từ năm 2000 đến cuối năm 2003: Trong giai đoạn này, kinh tế Vạn Phúc phát triển mạnh. Nghề dệt cũng thực sự phát triển và trở thành một nghề quan trọng mang lại thu nhập chính cho người dân. Kèm theo đo, nhờ một số chính sách ' kích cầu' của nhà nước làm cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lụa tăng mạnh. Hơn nữa quá trình đo thị hoá ngày càng tác động đến quá trình phát triển của làng nghề Vạn Phúc. sự phát triển kinh tế và qú trình đô thị hoá làng nghề Vạn Phúc là một yếu tố lớn tác động đến sự thay đổi không gian công cộng. Đặc biệt trên trục đường chính vào làng, không gian công cộng biến đổi không ngừng với tốc độ nhanh dần. Người ta chú trọng đến khâu trưng bày và tiếp thị sản phẩm. Vì vậy ngoài nhu cầu mở rộng không gian sản xuất thì nhu cầu mở rộng diện tích cho các hoạt động kinh doanh ngày một tăng cao. Người ta mở rộng diện tích sản xuất trên các mảnh vườn trong nhà, trên diện tích ao hồ được san lấp, cơi nới diện tích sản xuất cũ… Các không gian cây xanh và không gian trống dọc theo tuyến đường chính vào làng đều được tận dụng để mở cửa hàng. Tuyến phố này thực sự trở thành một khu phố trưng bày, giới thiệu buôn bán tơ lụa, các dịch vụ may mặc hàng tơ lụa và các dịch vụ phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, việc các hộ gia đình xây dựng nhà ở một cách tự phát với chiều cao và kiến trúc tuỳ tiện đang làm cho không gian truyền thống ngày càng bị biến đổi mạnh mẽ. => Là giai đoạn phát triển mạnh của kinh tế Vạn Phúc. Ngoài việc nâng cao khả năng sản xuất của nghề dệt truyền thống, người dân đã chú trọng đến giao lưu buôn bán. Trục không gian này đã có những điều kiện để trở thành môth tuyến phố thương mại với các dịch vụ về sản phẩm kết hợp với các dịch vụ khác nhằm thu hút khách du lịch. Các di sản văn hoá đã chịu ảnh hưởng, tác động của quá trình phát trỉen kinh tế như bị cơi nới, lấn chiếm diện tích sử dụng, sự lấn át về không gian, tầm nhìn bởi các công trình nhà ở có chiều cao lớn, hình thức khác lạ, không phù hợp với cảnh quan vàkhông gian truyền thốn. d) Giai đoạn từ đầu năm 2004 đến nay: Là giai đoạn thực sự phát triển của làng Vạn Phúc với tốc độ đôthị hoá rất cao. Hiện nay, dọc theo lối vào chính từ cổng làng cho đến khu vực trung tâm, hai bên đường đã hoàn toàn thay đổi. Qua quá trình phát triển sản xuất và giao lưu buôn bán, không gian truyền thống bị biến đỏi rất nhiều và được chuyển hoá thành một khu phố thương mại sầm uất. Do sự lấn át của các cửa hàng đầy màu sắc đã tạo nên vẻ hào nhoáng sôi động, mang một diện mạo hoàn toàn khác so với một làng nghề dệt lụa truyền thống những năm trước đây. Dọc theo trục đường này, gần như không có một khoảng trống nào dành cho cây xanh hay khoảng cách ly giữa các công trình. Người ta tận dụng một cách triệt để không gian khoảng trống để mở các cửa hàng kinh doanh tơ lụa và các dịch vụ khác phục vụ cho khách du lịch dến tham quan và mua hàng. Diện tích mặt đường thuộc sở hữu của HTX hiện nay được xây dựng thành các cửa hàng với bề rộng từ 3,5-4 m, chiều cao từ 4-5 m cho tư nhân thuê để kinh doanh. Do được xây dựng hàng loạt nên hai dãy cửa hàng này khá đồng bộ, đảm bảo chiều rộng thông thoáng theo quy định. Diện tích mặt đường thuộc quyền sở hữu của tư nhân là một vấn đề hết sức buc xúc trong việc quản lý xây dựng và cải tạo. Trước đây, mặt tiền của mỗi gia đình đều rất rộng, nhưng hiện nay nay các hộ gia đình chia nhỏ thành các lô có chiều ngang khác nhau để bán hoặc cho thuê làm cửa hàng. Do chủ sở hữu là tư nhân cùng với việc buôn lỏng và chưa có định hướng quản lý của chính quyền, nên các công trình được xây dựng một cách tự phát, manh mún tuỳ theo ý thích của chủ sở hữu. Nhiều hình thức kiến trúc được áp dụng tuỳ tiện đang ngày càng phá vỡ và làm mất đi nét đẹp của không gian truyền thống trước đây. Ngay tron gviệc phân chia các giai đoạn phát triển và biến đổi trên, ta có thể thấy được tốc độ đo thị hoá và biến đổi hình thái của không gian công cộng ngày môth nhanh dần, khó kiểm soát. Đặc biệt là giai đoạn từ đầu năm 2004 dến nay, có thể nói tuyến không gian này đã biến đổi hoàn toàn so với trước đây. - Chùa: hiện đã được xây dựng lại toàn bộ hệ thống bờ hồ và cải tạo mặt đứng của chùa. Hơn nữa, việc sử dụng hệ thống rào sắt đã nhăn cách độc lập không gian chùa với môi trường xung quanh. - Đình: việc xây dựng nhà ở xung quanh với chiều cao lớn làm cho không gian đình bị lấn át, bó hẹp lại. - Không gian cây xanh trungtâm bị lấn chiếm làm nơi chứa phế thải xây dựng rất mất mỹ quan của không gian trung tâm. - Trên dọc tuyến đường đều được tận dụng để mở cửa hàng và là nơi họp chợ gây mất mỹ quan và trật tự, mất đi sự yên tĩnh của không gian cảnh quan truyền thống. => Vấn đề này đồng nghĩa với không gian cảnh quan truyền thống ngày càng mất đi những nét đặc trưng vốn có của một làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. 2.7.3.2. Các hình thức biến đổi của không gian đô thị. Quá trình biến đổi hình thái của không gian công cộng mang tính tự phát, bị động, diễn ra nhiều hình thức khác nhau. Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu mở rộng diện tích kinh doanh, diện tích sản xuất và các mục đích khác, các hình thức này được sử dụng linh hoạt hoặc kết hợp với nhau làm cho việc quản lý và kiểm soát chúng của cấp có thẩm quyền trở nên phức tạp. a. Phát triển và chuyển dịch không gian: Trong quá trình đôthị hoá và phát triển, luôn có sự chuyển dịch không gian công cộng tới các nút, tới các tuyến đường có vị trí thuận lợi cho việc tiếp cận và trao đổi với khu vực xung quanh. Trong phạm vi làng Vạn Phúc, không gian thương mại và dịch vụ hoạt động thương mại có xu hướng phát triển và chuyển dịch phần lớn về các tuyến đường chính và dọc theo đường 72. Hiện nay dọc theo tuyến đường này, các cửa hàng kinh doanh tập trung đông nhất kéo dài từ cổng làng cho đến hết không gian chợ.Sự chuyển dịch này tạo nên một khu vực thương mại tập trung rất đông đối lập với các khong gian xung quanh. b. Cơi nới lấn chiếm diện tích giao thông: Trong quá trình phát triển và mở rộng các công trình như cửa hàng, nhà ở, hiện tượng cơi nới lấn chiếm diện tích giao thông là một hiện tượng phổ biến. Người ta chiếm dụng cả diện tích mặt đất lẫn khoảng không trên cao. Đây là một quan diểm hết sức tiêu cực, nó tác động xấu đến mỹ quan của không gian cảnh quan cũng như làm phức tạp hoá việc quản lý xây dựng tại trục đường này c. Lấp đầy các khoảng trống: Tận dụng các không gian trống là một hình thức phổ biến trong quá trình đô thị hoá tại trục không gian này. Người ta sử dụng các khoảng đất trống hoặc san lấp các ao hồ ở hai bên đường để mở rộng diện tích sử dụng, diện tích này chủ yếu sử dụng vào mục đích mở các cửa hang kinh doanh. Tại khu vực này, mật độ xây dựng rất cao, cho đến nay hầu như không có một khoảng không gian trống nào mà không được tạn dụng. d. Biến đổi dần về chức năng: Ngoài hình thức tận dụng diện tích trống, phần diện tích dành cho các hoạt động khác không cần thiết hay không còn phù hợp trước đây sẽ chuyển dần sang các chức năng mới để đáp ứng nhu cầu hiện tại trong quá trình phát triển. Trong tuyến đường nỳa, một phần lớn diện tích sản xuất và phục vụ sản xuất, diệ tích cây xanh của HTX và một phần diện tích chợ dọc theo trục đường đã được chia nhỏ để xây dựng các cửa hàng để kinh doanh tơ lụa. Ngoài ra, dọc theo hai bên trục đường, loại hình nhà ở lô phố có kết hợp với cửa hàng kinh doanh ở tầng 1 rất phát triển và chiếm đa số số lượng nhà ở mặt đường. e. Sự thu hẹp dần của diện tích cây xanh và mặt nước: Không gian cây xanh và không gian mặt nước là hai yếu tố rất quan trọng trong không gian cảnh quan làng nghề truyền thống. Hai thành phần này kết hợp với các thành phần khác như: công trình xây dựng, các tuyến đường quanh co… tạo nên chất huyền ảo, lãng mạn của làng quê Viêt Nam. Tuy nhiên, ngày nay hai thành phần này có xu hướng ngày càng thu hẹp và cô lập lại, làm mất đi sự cân đối tự nhiên vốn có. Diện tích này chủ yếu bị nhường chổ cho nhu cầu phát triển nhà ơ,xưởng sản xuất và mở rộng đường giao thông. Hơn nữa, sự thông thoáng còn bị lấn át bởi các công trình nhà ở cao tầng xung quanh. f. Mở rộng các không gian mới: Một hướng đi mới trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển diện tích sản xuất, phục vụ sản xuất và kinh doanh của làng nghề Vạn Phúc là mở rộng phát triển sang một không gian mới. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đòi hỏi phải mở rộng không gian mới. Diện tích sản xuất dọc theo hai bên trục đường được chuyển ra vùng lân cận hoặc bên ngoài làng để nhường chổ cho nhu cầu kinh doanh buôn bán hay nhu cầu nhà ở. Hiện nay, UBND tỉnh Hà Tây đã cho phép lập quy hoach cụm tiểu thủ công nghiệp dệt lụan Vạn Phúc tại khu vực phía Bắc của làng. Cụm này sẽ kết hợp với trục giao thông chính tạo thành một chuỗi không gian đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và nghề dệt trong tương lai. 2.7.3.3. Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển và biến đổi hình thái không gian công cộng Vạn Phúc. Vạn Phúc nói chung và không gian công Vạn Phúc nói riêng chịu tác động của nhiều yếu tố, có yếu tố chủ quan có yếu tố khách quan, có yếu tố tích cực nhưng cũng có yếu tố tiêu cực. a. Quá trình đô thị hoá: Quá trình đôthị hoá là một yếu tố hết sức quan trọng mang tính chất khách quan của quy luật phát triển chung. Nó tác động trực tiếp đến sự biến đổi hình thái của không gian công cộng, đem lại những hình thức, ngôn ngữ hoàn toàn mới, đối lập với những gì từng có của không gian cảnh quan làng nghề truyền thống. Các khu vực xung quanh Vạn Phúc, đặc biệt là thị xã Hà Đông là nơi có tốc độ đô thị hoá rất nhanh. Vì vậy trên dọc tuyến đường này ta có thể thấy ảnh hưởng rất lớn của quá trình đô thị hoá thông qua diện mạo không gian, hình thức kiến trúc hai bên đường. b. Sự phát triển dân số: Vấn đề tăng dân số tự nhiên tại làng Vạn Phúc làm cho nhu cầu mở rộng diện tích tăng cao. Người dân cơi nới mở rộng không gian ở cũ, hoặc xây mới và nâng cấp tầng cao của nhà ở. Các hộ gia đình thường cắt nhỏ diện tích đất mà ông cha để lại thành các lô nhỏ chia cho con cháu hoặc bán lấy tiền xây nhà. Đây là một yếu tố quan trọng làm biến đổi hình thái nhà vườn nông thôn sang nhà chia lô ở đô thị. c. Sự phát triển kinh tế: Quá trình phát triển kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển hình thái của không gian công cộng trong khu vực này. Khi kinh tế phát triển, nhu cầu mức độ tiện nghi tăng lên. Một trogn số những vấn đề thường được quan tâm đầu tiên là nâng cao chất lượng nhà ở. Vì vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, rất nhiều nhà ở dạng lô phố cao tầng với các hình thức kiến lai tạp được mọc lên hai bên đường. d. Sự phát triển của nghề dệt lụa truyền thống: Sự phát triển của nghề dệt truyền thống làm cho nhiều nhà xưởng được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng cơ sở sản xuất trực tiếp, các không gian phục vụ sản xuất cũng như phát triển diện tích kinh doanh và giới thiệu sản phẩm. e. Thay đổi lối sống: Quá trình đô thị hoá kéo theo lối sống đô thị trở nên phổ biến ở làng Vạn Phúc. Mặc dù không hoàn toàn thay thế cho nếp sống nông thôn đã có từ rất lâu đời, nhưng sự thay đổi này đã tạo nên những quan điểm, những nhu cầu sống và sinh hoạt mới. Từ đó, người ta không còn quan tâm tới những giá trị văn hoá truyền thống cần phải bảo tồn, lưu giữ như hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình… mà chúng dần bị thay thế bởi các yếu tố mới hiện đại hơn, thực tế hơn trong nền kinh tế thị trường. f. ý thức người dân: Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra sự biến đổi hình thái một cách tự phát là do ý thức của người dân trong khu vực. Quá trình phát triển kinh tế và đô thị hoá quá nhanh làm cho mặt bằng dân trí thấp không theo kịp. Hơn nữa, ý thức của một bộ phận người dân chưa cao, đặc biệt là những hộ dân sống dọc hai bên trục đường dẫn đến việc xây dựng, cơi nới, cải tạo nhà ở và các công trình khác một cách tự tiện và tự phát, gây ra nhiều tác động rất tiêu cực cho bộ mặt không gian của tuyến phố. g. Sự quản lý của chính quyền: Hiện nay vấn đề quản lý xây dựng ở làng Vạn Phúc chỉ mang ý nghĩa hình thức. Vạn Phúc chưa lập được một quy định cụ thể về định hướng và quản lý xây dựng cơ bản.Chức năng quản lý của đơn vị quản lý xây dựng xã chưa được quy định cụ thể, chưa được giao quyền thực sự. Cán bộ phụ trách quản lý xây dựng chủ yếu là cán bộ hành chính, làm kiêm nhiệm nhiều công tác khác và không được tào đạo chuyên môn cơ bản. Đối với các công trình hạ tầng cơ sở của xã, trong thời gian qua không có biến đổi lớn. Chủ yếu là các công tác cải tạo và nâng cấp các hệ thống kỹ thuật hạ tầng và một số công trình phúc lợi xã hội. Đây là những công trình thuộc nguồn vấn là ngân sách của tỉnh Hà Tây. Vì vậy có công tác quản lý từ cấp tỉnh, thị xã ngay từ giai đoạn lập dự án đến triển khai thực hiện và khai thác. Đối tượng cần quan tâm ở đây là các công trình xây dựng nhà ơ, các xưởng sản xuất và các cửa hàng dọc hai bên trục đường. Việc quản lý xây dựng ở khu vực này được thả lỏng, có rất ít sự quản lý, can thiệp từ phía cơ quan quản lý về xây dựng từ cấp xã đến cấp tỉnh, trừ các trường hợp xảy ra khiếu nại tranh chấp. Đồng thời do trình độ dân trí chưa cao, dẫn đến việc xây dựng, cơi nới tuỳ tiện, thiếu kiểm soát và gây nên những tác động tiêu cực cho bộ mặt không gian kiến trúc cảnh quan của làng nghề Vạn Phúc. => Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xu hướng đô thị hoá, là những yếu tố quan trọng trong việc làm biến đổi các làng truyền thống ven đô. Sự phát triển của làng dệt lụa truyền thống kéo theo những tác động tích cực lẫn tiêu cực tới hình ảnh của làng nghề Vạn Phúc. Đặc biệt là trong những năm gần đây, văn hoá truyền thống đứng trước nguy cơ bị mai một. Không gian cảnh quan bị xâm chiếm lấn át. Không gian cây xanh và mặt nước ngày càng bị thu hẹp, các công trình văn hoá có xu hướng bị vây kín và cô lập với các công trình xung quanh. Dọc theo trục trung tâm, mật độ xây dựng tăng cao làm che lấp tầm nhìn. Hơn nữa với các hình thức kiến trúc không phù hợp tạo nên sự lộn xộn của khu phố này. Đánh giá Với sản phẩm nổi tiếng từ nghề dệt lụa truyền thống, từ lâu Vạn Phúc đã được nhiều người biết đến. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, đời sống của người dân được nâng cao. Ngoài các nhu cầu như nhu cầu về ăn uống, nhu cầu về điều kiện ở và làm việc, nhu cầu giao lưu văn hoá…nhu cầu mặc đẹp là nhu cầu được mọi người dân chú trọng và quan tâm đến. Ngày nay với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ con người co thể tao ra những nguyên liệu nhân tạo với tính năng phù hợp và thuận tiện nhất cho con người trong sinh hoạt. Nhưng những sản phẩm tơ lụa tự nhiên vẫn được người dân ưu chuộng và lựa chọn. Vì vậy có thể nói đây là một điều kiện hết sức thuận lợi để đảm bảo và kích thích sự phát triển của làng nghề dệt lụa truyền thống Vạn Phúc. Việc lưu giữ và bảo tồn làng nghề dệt lụa Vạn Phúc không chỉ là mối quan tâm, là mục tiêu riêng của làng Vạn Phúc mà còn là mối quan tâm của nhiều các cấp, các ngành có thẩm quyền và của nhiều người dân quan tâm đến làng Vạn Phúc. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, ngoài các nguyên nhân như: sự tác động của đô thị hoá, sự phát triển của nền kinh tế thị truờng, sự phát triển xã hội… sự phát triển của nghề dệt vừa có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân … nhưng cũng có những tác động tiêu cực đến quá trình biến đổi hình thái làng nghề. Hiện nay, có rất nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết như: nhu cầu diện tích nhà ở cho người dân đặc biệt là những người lao động đến từ địa phương khác, nhu cầu mở rộng nâng cấp nhà xưởng, không gian sản xuất và phục vụ sản xuất, nhu cầu mở rộng và phát triển khu vực trưng bày, giới thiệu sản phẩm và các hoạt động kinh doanh khác... để đáp ứng nhu cầu này, người dân thường tự ý xây dựng, cải tạo, cơi nới mở rộng nhà xưởng, nhà ở, của hàng một cách tự phát không theo một trật tự nào. Có thể nói một phần do mặt bằng dân trí chưa cao cộng với sự buông lỏng quản lý xây dựng của chính quyền là nguyên nhân rất quan trọng gây ra các tác động tiêu cực tới không gian cảnh quan và môi trường làng nghề, đặc biệt là không gian cảnh quan dọc theo trục đường chính. Cấu trúc không gian truyền thống làng nghề Vạn Phúc đang dần bị phá vỡ và nguy cơ phát triển thiếu bền vững. - Về mặt vĩ mô, Vạn Phúc chưa có và thiếu tính định hướng trong quy hoạch chi tiết trong tình hình hiện nay. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự xây dựng lộn xộn khó quản lý, các cơ quan rất bị động trong việc xử lý các vi phạm. - Sự quá tải đối với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông nội bộ và hệ thống thoát nước. - Quá trình sản xuất gây ô nhiễm đất, nước ngầm, nước thải, tiếng ồn phá vỡ sự cân bằng của môi trường sinh thái, tác động tiêu cực tới môi trường sống. - Các di sản văn hoá ở làng Vạn Phúc chưa được quan tâm. Một số công trình di tích văn hoá, lịch sử đang bị xuống cấp và lấn chiếm nghiêm trọng. - Văn hoá làng xã chịu tác động của lối sống đô thị, các nét văn hoá truyền thống đang có nguy cơ bị mai một. - Quản lý xây dựng ở Vạn Phúc hiện nay còn nhiều bất cập, mang tính tự phát, chưa có quy định trách nhiệm, quyền hạn của đơn vị quản lý cấp cơ sở, cán bộ quản lý chưa được đào tạo cơ bản nên dẫn đến tình trạng xây dựng thiếu kiểm soát tại Vạn Phúc như hiện nay. việc nhu nhập các kiểu kiểu kiến trúc ngoại lai không chọn lọc, thiếu sự kiểm soát của cơ quan chức năng đã, đang phá dần không gian cảnh quan của làng nghề truyền thống Vạn Phúc. - Các tiềm năng du lịch chưa được khai thác và quản lý một cách hiệu quả. Chưa xây dựng được chiến lược lâu dài mà chỉ mang tính tự phát, manh mún của cá nhân hay của tự nhiên. Ngoài các vấn đề trên, không gian công cộng còn phải đối mặt với một số vấn đề sau: - Hiện tượng cơi nới và lấn chiếm diện tích và không gian giao thông trở nên phổ biến. - Không gian cây xanh và mặt nước ngày càng bị thu hẹp, các công trình văn hoá có xu hướng bị vây quanh và cô lập với môi trường xung quanh. - Hiện tượng sử dụng và lấp đầy các không gian trống làm mất đi tầm nhìn và diện tích cây xanh cần thiết trong cấu trúc không gian cảnh quan của làng nghề truyền thống. Với tốc độ biến đổi nhanh như hiện nay, trong khoảng thời gian không xa. Nếu các vấn đề trên không được nghiên cứu và giải quyết thoả đáng tại nên sự cân bằng và hỗ trợ lẫn nhau giữa các yếu tố trong quá trình phát triển. Vạn Phúc rất có thể không còn được không gian cảnh quan của làng nghề truyền thống vốn có của nó, một yếu tố có thể coi là bản sắc văn hoá của làng quê truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nếu chính quyền và người dân không có ý thức và có các biện pháp can thiệp kiệp thời, Vạn Phúc sẽ trở thành một dạng "đô thị làng" trong tương lai không xa. Chương III. Đề xuất phương án phát triển và bảo tồn làng nghề Vạn Phúc. 3.1.Giải pháp tổng thể. 3.1.1.Cơ sở khoa học. Cơ sở để đưa ra giải pháp tổng thể cho vấn đề phát triển và bảo tồn làng nghề Vạn Phúc là dựa trên quan điểm “phát triển bền vững” . “Phát triển bền vững “ đã được xác định trong đường lối phát triển kinh tế của nước ta : “..tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái ..”. Việc phát triển làng nghề Vạn Phúc cũng phải tuân theo định hướng đó. 3.1.2.Các nguyên tắc của giải pháp tổng thể. Dựa trên cơ sở trên ta đề ra các nguyên tắc của giải pháp tổng thể trong việc phát triển và bảo tồn làng nghề này : -Việc sản xuất lụa vẫn phát triển theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Ngoài ra cần hình thành và phát triển các nghành nghề mới .Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã theo hướng :công nghiệp –thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch. -Bảo vệ và gìn giữ bản sắc của một làng nghề truyền thống. -Cải thiện hướng tới bảo đảm môi trường trong sạch cho cuộc sống làm việc của người dân . -Góp phần xây dựng bộ mặt làng nghề văn minh giàu đẹp. 3.1.3.Nội dung của giải pháp tổng thể. Giải pháp tổng thể giải quyết vấn đề ở Vạn Phúc là đưa ra chiến lược chung và các nội dung cần được thực hiên.Các nội dung này được coi là những phương án cụ thể . Giải pháp tổng thể bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau,mỗi lĩnh vực là một phương án cụ thể .Từ thực trạng của làng nghề và tình hình xung quanh cũng như trong cả nước và hơn nữa ta cần phải thực hiện các phương án cụ thể sau : -Quy họach và tổ chức lại sản xuất . -Quy hoạch lại khu dân cư. -Cải tạo hạ tầng kĩ thuật : Cải tạo giao thông,cây xanh ,mạng lưới nước,xử lí rác. -Xây dựng hệ thống dịch vụ và du lịch. -Tìm đầu ra cho ngành Lụa trong thị trường trong nước (va nếu được thì xuất khẩu ra nước ngoài). - Xử lý môi ttrường. 3.2.Đề xuất phương án cụ thể. 3.2.1.Các mục tiêu kinh tế kĩ thuật cần đạt được. 3.2.1.1 Tính toán dân số. - Dân số hiện nay : 9754 người . - Chọn tỷ lệ tăng dân số : 2.5% ( 1.5% cho tăng tự nhiên và 1% cho tăng cơ học) . - Dân số năm 2010 : 9754 * ( 1 + 0.025)5 = 11036 (người) - Dân số năm 2020 : 9754 * ( 1 + 0.025)15 = 14127 (người) 3.2.1.2.Các mục tiêu về sản xuất. - Hiện nay sản xuất cò nhiều khó khăn nhất là việc sản xuất phụ thuộc vào thời vụ ( Chủ yếu vào mùa hè ) cho nên sản lượng sản phẩm tạo ra chưa nhiều so với công xuất máy móc hiện tại,chính vì vậy mà việc sản xuất cần phải thay đổi trong thời gian tới để tận dụng thời gian rỗi của máy móc và thời gian lao động của người dân nhằm tạo ra sự phát triển cho nghành dệt Lụa ở Vạn Phúc. -Sản xuất hiện nay rời rạc theo từng hộ gia đình ,chỉ có HTX là sản xuất tập chung nhưng quy mô rất nhỏ cho nên định hướng sản xuất chưa thống nhất, vì thế trong thời gian tới cần liên kết sản xuất giữa các hộ lại với nhau bằng hiệp hội làng nghề. -Cần quy hoạch lại khu sản xuất lại nhằm bảo vệ sự ô nhiễm môi trường cũng như ô nhiễm tiếng ồn của máy dệt đem lại ,có như thế sự tồn tại của nghành dệt mới được lâu bền. -Tăng khối lượng sản xuất ,máy móc theo nhu cầu của thị trường. -Tìm thêm các nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất một cách ổn định. 3.2.1.3.Các mục tiêu về thương mại và du lịch. -Xây dựng hiệp hội làng nghề đóng vai trò chủ chốt trong quá trình định hướng phát triển nghành Lụa ở Vạn Phúc ,làng nghề có vai trò trong việc định hướng sản xuất, thu mua và phân phối sản phẩm. -Xây dựng thương hiệu nghành Lụa trở thành một thương hiệu vải truyền thống có mặt tại nhiều nơi trong cả nước. -Nghành Lụa trở thành nghành đem lại thu nhập chính cho làng Lụa. -Xây dựng tour du lịch cho khách du lịch trong nước và nước ngoài và từ đó quảng bá sản phẩm cả trong nước và nước ngoài ,và việc bán sản phẩm cho khách du lịch cũng vì thế tạo được một nguồn thu nhập rất lớn. -Từng bước nâng cao thu nhập của người dân (hiện nay là 700.000 đồng /người /tháng). 3.2.1.4.Các mục tiêu xử lý môi trường. -Xử lý các chất độc hại xuất phát từ thuốc nhuộm. -Xử lý tiếng ồn từ máy Dệt. -Cải tạo lại chất lượng nước từ một số hồ ao,con sông Nhuệ. -Xử lý rác thải thải ra cho viẹc sinh hoạt hằng ngày cũng như tạo ra một môi trường sống sạch đẹp. 3.2.1.5.Các chỉ tiêu cần đạt được của việc quy hocạh sử dụng đất. Diện tích đất nghiên cứu : 143.9 ha Dân số hiện nay là 9754 người Qui hoạch đến năm 2020 là 14127 người ( do tăng dân số tự nhiên và cơ học , chọn tỷ lệ 2.5% ) . Dự kiến : Các loại nhà sử dụng là nhà cao không quá 3 tầng , gồm các loại nhà mới(chia lô , cửa hàng,...) và các nhà cũ . Diện tích các công trình văn hoá : Đình :0.15 ha. Chùa:0.25 ha. Nhà lưu niệm bác Hồ:0.0315 ha. Ao Đình :0.07 ha. Ao Chùa:0.23 ha. Miếu thờ thành Hoàng :0.45 ha Tổng cộng :1.1815 ha. a.Các chỉ tiêu tới năm 2010. Bảng chỉ tiêu một số công trình công cộng tới năm 2010. Loại công trình Cấp quản lý Chỉ tiêu sử dụng Chỉ tiêu sử dụng đất đai Diện tích cần(ha)2.78 Đơn vị tính Chỉ tiêu Đơn vị tính Chỉ tiêu Giáo dục Trường mẫu giáo Đơn vị ở Chỗ/1000 dân 65 m2/chỗ 25 1.79 Trường tiểu học Đơn vị ở Chỗ/1000 dân 115 m2/chỗ 22 2.78 Trường THCS Đơn vị ở Chỗ/1000 dân 90 m2/chỗ 23 2.27 Y tế Trạm Y tế Đơn vị ở Trạm/1000dân 1 m2/trạm 500 0.55 Thể dục thể thao Sân luyện tập Đơn vị ở m2/người 0.7 0.77 Nghĩa địa Ha/1000 người 0.3 3.3 Bảng dự kiến sử dụng đất tới năm 2010 . Loại Đất Tiêu chuẩn(m2/ng) Diện tích cần(ha) Tỷ lệ chiếm đất(%) Ghi chú 1 XD nhà ở 25 27.5 48.12 2 Trung tâm công cộng 3 3.3 5.78 3 Đất nhà trẻ 25 1.79 3.17 4 Trường cấp một 22 2.78 4.87 5 Trường cấp hai 23 2.27 3.98 6 Đất cây xanh 6 6.6 11.55 7 Đất giao thông 10 9.9 17.32 8 Văn hoá 3 5.25 Tổng cộng 57.14 100 b.Các chỉ tiêu tới năm 2020. Bảng chỉ tiêu một số công trình công cộng tới năm 2020. Loại công trình Cấp quản lý Chỉ tiêu sử dụng Chỉ tiêu sử dụng đất đai Diện tích cần(ha)2.78 Đơn vị tính Chỉ tiêu Đơn vị tính Chỉ tiêu Giáo dục Trường mẫu giáo Đơn vị ở Chỗ/1000 dân 65 m2/chỗ 22 1.85 Trường tiểu học Đơn vị ở Chỗ/1000 dân 115 m2/chỗ 20 2.80 Trường THCS Đơn vị ở Chỗ/1000 dân 90 m2/chỗ 22 2.46 Y tế Trạm Y tế Đơn vị ở Trạm/1000dân 1 m2/trạm 500 0.77 Thể dục thể thao Sân luyện tập Đơn vị ở m2/người 0.7 0.98 Nghĩa địa Ha/1000 người 0.3 4.2 Bảng dự kiến sử dụng đất tới năm 2020 . Loại Đất Tiêu chuẩn(m2/ng) Diện tích cần(ha) Tỷ lệ chiếm đất(%) Ghi chú 1 XD nhà ở 20 28 48.45 2 Trung tâm công cộng 3 4.20 6.78 3 Đất nhà trẻ 22 1.85 2.98 4 Trường cấp một 20 2.80 4.52 5 Trường cấp hai 22 2.46 3.98 6 Đất cây xanh 5 7 11.30 7 Đất giao thông 9 12.60 20.35 8 Văn hoá 3 4.84 Tổng cộng 61.91 100 3.2.2.Đề xuất Phương án: Quy hoạch sản xuất . Như đã trình bày ở trên về những khó khăn cũng như mục tiêu cần đạt được trong thời gian tới ta cần phải xây dựng công tác sản xuất theo phương án cụ thể sau: +Giữ lại việc sản xuất riêng của từng hộ tại gia đình theo phương thức truyền thống từ xưa tới nay: - Không thay đổi việc dệt Lụa của từng hộ đơn lẻ. -Duy trì và phát huy những bí quyết cũng như những phương pháp sản xuất riêng của từng hộ cũng như của từng dòng họ . -Việc sản xuất riêng lẻ chủ yếu sản xuất những mặt hàng cao cấp có chất lượng cao. +Tổ chức sản xuất tập trung song hành với việc sản xuất đơn lẻ : -Xây dưng khu mới riện biệt với nơi ở theo dạng cử hàng cho phép các hộ dân thuê( hoặc bán ) để sản xuất dưới sự quản lý của hiệp hội làng nghề -Tại khu sản xuất tập trung chủ yếu sản xuất các mặt hàng đơn giản . +Quy hoạch việc nhuộm lại một khu tập trung. +Xây dựng hiệp hội làng nghề có vai trò định hướng trong sản xuất và quản lý trhành phần sản xuất : -Thành phần hiệp hội làng nghề phải có người có tay nghề , có uy tín với người dân và có cổ phần trong đó. -Định hướng sản xuất cho người dân(những hộ sản xuất riêng lẻ) và quy định việc sản xuất tập trung . -Hỗ trợ việc sản xuất cả về kĩ thuật lẫn tài chính. B.Thương mại dịch vụ và du lịch. *Tổ chức thương mại : +Xây dựng hiệp hội làng nghề : -Có vai trò tiên phong trong công tác phát triển nghành Lụa, Hiệp hội là khâu trung gian quản lý kinh tế của các hộ buôn bán và thị trừơng để từ đó đưa ra những định hướng cho sản xuất. -Hiệp hội làng nghề phải có một tiềm năng kinh tế lớn đó từ đó phát triển việc buôn bán thông qua các đại lý trên toàn quốc. -Việc cần thiết ngay trước mắt của hiệp hội là việc tiếp thị mặt hàng Lụa xuống các tỉnh phía Nam vì đây là thị trường trong nước hơn nữa nó lại có một khí hậu thoáng mát quanh năm( khác miền Bắc có 4 mùa trong đó chỉ có mùa Hè là tiêu thụ được Lụa) là thị trường tốt cho việc tiêu thụ vải Lụa .Ngoài trong tương lai gần chúng ta còn cần phải phát triển ra thị trường ngoài nước. -Hiệp hội phải là tổ chức kinh tế mà những người đứng đầu phải là người có khả năng điều khiển hoạt động kinh tế như : Tổ chức kinh doanh, Maketting,… +Xây dựng khu buôn bán tập trung có thuận tiện về giao thông buôn bán tại khu đường quốc lộ 430 : -Đây là khu có thể bán hoặc cho thuê đối với các hộ trong làng để họ có thể trực tiếp đưa sản phẩm của mình ra bán. -Khu này có sự quản lý của Hiệp hội. *Tổ chức về Du Lịch . a. “Giới thiệu về Hà Tây : Như ta đã biết Hà Tây là một vùng đát có rất nhiềudanh lam thắng cảnh thuộc vào hàng đầu của nước ta, Ngoài những làng nghề ra còn những danh lam nổi tiếng khác mà cả trong và ngoài nước đều biết đến như : Đền Và ,Đền Trúc ,Đình Hoàng Xá, Đình Tây Bằng, Chùa Đậu (ngôi chùa cổ xứ Bắc) ,Quản Tự Ngiêm( ngôi chùa trăm gian) ,Chùa Bối Khuê, Chùa Hương (ngôi chùa nổi tiếng nhất). Và các lễ hội :Lễ hội thổi cơm thi làng Chuông, Lễ hội chùa Thày,Lễ hội đền Và,Lễ hội chạy Lợn ,… Vạn Phúc nằm ở trung tâm lại có giao thông thuận lợi vì vậy chúng ta có được thuận lợi lớn khi tổ chức các tour Du Lịc đi qua Vạn Phúc. “ b. Tổ chức Du Lịch : +Hiệp hội làng nghề có trách nhiệm phối hợp với các công ty Du Lịch tổ chức các tour Du Lịch tham quan làng nghề. Dưới đây là một số các công ty Du Lịch chúng ta cần liên hệ : CễNG TY DU LỊCH HÀ TÂY 24 Phố Trần Hưng éạo, Hà éụng Tel: 34 - 824579, 824039 – Fax: 4 - 8218758 CễNG TY DU LỊCH VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI 30A Lý Thường Kiệt, Hà Nội Tel: (84) 4.8264154; 8248692 - Fax: (84) 4.8257583 CễNG TY DU LỊCH HÀ NỘI 18 Lý Thường Kiệt, Hà Nội Tel: (84) 4.8266714; 8257886 - Fax:(84) 4.8254209 CHI NHÁNH CễNG TY DU LỊCH SÀIGềN TẠI HÀ NỘI 55B Phan Chu Trinh, Hà Nội Tel:(84) 4.8250923 - Fax: (84) 4.8251174 CễNG TY DU LICH THỦ éễ (CAPTOUR) 66B Trần H-ng éạo, Hà Nội Tel: (84) 4.8265086; 8250992 - Fax:(84) 4.8265087 CễNG TY XUẤT NHẬP KHẨU DU LỊCH & ĐẦU TƯ (INSERIMEX) 218 BàTriệu Hà Nội Tel:(84) 4. 9760807, 8215438 - Fax:(84) 4. 9760806 CễNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH  LÂM NGHỆP (VIFORTOUR) 127 Lũ éỳc, Hà Nội Tel: (84) 4.8213083 - Fax: (84) 4.8219993 CễNG TY DU LỊCH éƯỜNG SẮT HÀ NỘI. 104C Lờ Duẩn, Hà Nội Tel: (84) 4.8510575 - Fax: (84) 4.8221181 Văn Phũng: 65 Quỏn Sứ Tel: (84) 4.8220565 CễNG TY DU LỊCH CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM 192B Quan Thanh, Hà Nội Tel: (84) 4.8237751 - Fax:(84) 4.8237468 CễNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH & ĐẦU TƯ NGHI  TÀM (RESTOVTEX) 2 Lỏng Trung, Hà Nội Tel: (84) 4. 8353536 - Fax: (84) 4.8355678 CễNG TY THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ 79 Bà Triệu Hà Nội Tel:(84) 4.8264259 - Fax:(84) 4.8266649 TRUNG TÂM DU LỊCH DÂN TỘC & MIỀN NÚI (CEMTOUR) 82B Phan éỡnh Phựng, Hà Nội Tel: (84) 4.8434790, 7332105 - Fax: (84) 4.8235115 CễNG TY DU LỊCH & THƯƠNG MẠI HÀ NỘI (HTTC) 52P Lý Thường Kiệt, Hà Nội Tel: (84) 4.9341242; 8245998 - Fax: (84) 4.824 3173 CễNG TY TNHH ME KONG 58A Nguyễn Văn Cừ, Gia Lõm, Hà Nội Tel: (84) 827 1556 - Fax: (84) 8271556 TRUNG TÂM LỮ HÀNH QUỐC TẾ HÀ NỘI-HANOIRED TOURS 63 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: (84) 4.9 285588 - Fax: (84) 4.9 285779 VINATOUR 54 Nguyễn Du, Hà Nội Tel: (84) 4.8252 986; 8257245 - Fax: (84) 4.8252707 CễNG TY DU LỊCH HÀ NỘI TOSERCO 8 Tụ Hiến Thành - Hà Nội Tel: (84) 4.8263687; 8229076; 9780004 - Fax: (84) 4.8226055 CHI NHÁNH DU LỊCH OSC TẠI HÀ NỘI 25 Lý Thường Kiệt Tel: (84) 4.8242526 - Fax: (84) 4.8258883 CễNG TY DU LỊCH TÂY HỒ 109 Quỏn Thỏnh, Hà Nội Tel: (84) 4.8233044 - Fax:(84) 4.8233047 CễNG TY PHÁT TRIỂN KINH TẾ & KHOA HỌC KỸ THUẬT  (DETESCO VIETNAM) 15B Hồ Xuõn H-ơng, Hà Nội Tel: (84) 4.8228605; 8225310; 8223364 - Fax: (84) 4.8225341 CễNG TY DU LỊCH & DỊCH VU VẬN TẢI SỐ 12 217 éội Cấn, Hà Nội Tel: (84) 4. 8325230; 8325233 - Fax: (84) 4.8325938 TOURINCO 01 Lý éạo Thành, Hà Nội Tel: (84) 4.8268817  - Fax:(84) 4.8268725 CễNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH  THƯƠNG MẠI (TST) 1A Lỏng Hạ, Hà Nội Tel:(84) 4.8561744; 8329358 - Fax: (84) 4.8562353 CễNG TY DU LỊCH éễNG Á 23 Hoà Mó, Hà Nội Tel:(84) 4.8211114; 9760492 - Fax: (84) 4.9761302 VINEXAD 2 Tụn Thất Thiệp, Hà Nội Tel: (84) 4.8255512; 8255513 - Fax:(84) 4.8430043 CễNG TY DU LỊCH THƯƠNG MẠI VÀ LAO éỘNG SAO VÀNG (G.T.L) 201 Minh Khai, Hà Nội Tel: (84) 4.8627056 - Fax: (84) 4.8627077 CễNG TY DỊCH VỤ éẦU TƯ  THƯƠNG MẠI VICTORIA Hà Nội Tel: (84) 4.8222500; 8221288 - Fax: (84) 4.8221288 CễNG TY DU LỊCH DỊCH VỤ  VINACOAL (VTSC) 108 Lờ Duẩn, Hà Nội Tel: (84) 5180076 - Fax: (84) 8510413 +Hiệp hội phải có những người dẫn khách Du Lịch đi thăm quan làng và các khu vực sản xuất. +Tổ chức liên kết với các công ty du lịch phải thông qua phí Du Lịch dựa vào lượng khách Du Lịch, Ngược lại đối với công ty Du Lịch để khuyến khích họ hợp tác chúng ta cần phải trích phần trăm từ sản phẩm cử hàng bán được thông qua các hoá đơn bán hàng cho khách Du Lịch. +Dùng quà lưu niệm tặng khách Du Lịch để quảng bá sản phẩm . +Tiếp tục phát huy những tục lệ và mở rộng các lễ hội truyền thống nhằm thu hút khách Du Lịch tới thăm quan . Xây dựng tour Để phát triển được các tour du lịch ở Van Phúc chúng ta cần làm những điều sau : Chính quyền cần phải có chương trình tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch bằng cách : + Tạo điều kiện cho các công ty du lịch vào dây hoạt động . + Mở các chương trình giáo dục về cách thức tiếp đãi khách du lịch cho người dân. + Trùng tu các di tích lịch sử. Hiệp hội làng nghề cần phải đặc biệt chú ý liên hệ với các công ty du lịch có nhiều khách nước ngoài như: CễNG TY DU LỊCH VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI 30A Lý Thường Kiệt, Hà Nội Tel: (84) 4.8264154; 8248692 - Fax: (84) 4.8257583 CễNG TY DU LỊCH HÀ NỘI 18 Lý Thường Kiệt, Hà Nội Tel: (84) 4.8266714; 8257886 - Fax:(84) 4.8254209 CễNG TY DU LICH THỦ éễ (CAPTOUR) 66B Trần H-ng éạo, Hà Nội Tel: (84) 4.8265086; 8250992 - Fax:(84) 4.8265087 CễNG TY XUẤT NHẬP KHẨU DU LỊCH & ĐẦU TƯ (INSERIMEX) 218 BàTriệu Hà Nội Tel:(84) 4. 9760807, 8215438 - Fax:(84) 4. 9760806 CễNG TY THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ 79 Bà Triệu Hà Nội Tel:(84) 4.8264259 - Fax:(84) 4.8266649 CễNG TY DU LỊCH & THƯƠNG MẠI HÀ NỘI (HTTC) 52P Lý Thường Kiệt, Hà Nội Tel: (84) 4.9341242; 8245998 - Fax: (84) 4.824 3173 CHI NHÁNH DU LỊCH OSC TẠI HÀ NỘI 25 Lý Thường Kiệt Tel: (84) 4.8242526 - Fax: (84) 4.8258883 đây là những công ty có lượng khách du lịch nước ngoài rất đông có khả năng xây dựng những tour du lịch lớn. Đề xuất xây dựng hai loại tour chính : * Tour điểm phụ :Xây dựng tour này đối với khách du lịch trong nước và nước ngoài ,có thể làm rộng rãi với tất cả các công ty du lịch trong nước. Nội dung tour : Khi khách du lịch đi thăm quan các khu danh lam thắng cảch trong tỉnh thường khi trở về có đi qua quốc lộ 6 ,mà nơi này đặc biệt gần làng Vạn Phúc vì vậy mà việc cho khách dừng chân tại đây mua đồ lưu niệm là rất thực tế ,vì tâm lí khách du lịch đều muốn mua quà lưu niệm và việc mua Lụa ở cuối các tour là rất thuận tiện cho họ. Ngoài những tour do khách tự đề nghị ra ta còn có thể ghép được với một số tour cố định có đường về qua Vạn Phúc như sau : Tour từ Hà Nội đi chùa Hương. Tour từ Hà nội đi chùa Thày. Tour tử Hà Nội đi Chùa bối Khê-Chùa Hương-Chùa Đậu-Hà Nội. * Tour điểm chính :Xây đựn tour này đối với các khách nước ngoài là chủ yếu (Cần phải chú ý tới các công ty du lịch có lượng khách nước ngoài cao như kể trên) Nội dung tour : * Tour này coi Vạn Phúc là một địa điểm chính trong một tour du lịch kéo dài khoảng 1 ngày. Các điểm chính của tour này gồm : Chùa Đậu,Quảng Tự Nghiêm. Buổi sáng khách du lịch có thể đi thăm Chùa Đậu và Quảng Tự Nghiêm trước sau đó có thể dừng chân ăn trưa tại một nhà hàng nào đó. * Tour đi thăm một số làng nghề nhiều ngày trong đó có Vạn Phúc. Buổi chiều khách sẽ đến thăm làng Vạn Phúc và khi tới nơi sẽ được người dẫn trực tiếp trong làng phối hợp với các hướng đẫn viên du lịch đưa đi thăm quan: + Bước một : Ta cho khách đi bộ thăm quan các di tích văn hoá trong làng như :Đình ,Chùa ,Miếu,cây Đa,Sông Nhuệ, ...(đây là điều khách du lịch nước ngoài rất muốn tìm hiểu về các làng xã Viêt Nam). + Bước hai :Đưa khách đi thăm sản xuất. +Bước ba : ta có thể đưa khách tới nơi buôn bán và khách sẽ mua hàng tại dây. C.Xử lý môi trường. Như đã biết ở trên những vấn đề nóng bỏng về môi trường tại đây là sự ô nhiễm tiếng ồn, nước mặt và sự độc hại của công tác dệt Lụa, để xử lý các ô nhiễm đang có chúng ta dùng những biện pháp sau: +Xây dựng một khu sản xuất mới riêng rẽ với làng nghề. +Quy hoạch lại khu vực Nhuộm lại một nơi cố định đối với các hộ làm nghề Nhuộm, có tổ chức thu gom và xử lý nước thải. +Trồng thật nhiều cây xanh hai bên đường làng để giảm tác động của tiếng ồn. +Tổ chức xử lý nước mặt đang bị ô nhiễm. +Xây dựng hệ thống thu gom nước thải. D.Quy hoạch sử dụng đất. Để đạt được những yêu cầu về môi trường, sản xuất ,kinh tế và nhà ở ta đưa ra phương án sử dụng đất : +Giữ nguyên khu làng cũ,nới rộng các tuyến giao thông. +Gin giử các di tích văn hoá. +Xây dựng khu ở mới nhằm giảm mật độ dân cư trong thời gian tới. +Xây dựng khu sản xuất tập trung. +Xây dựng khu công viên cây xanh. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất : Kiến Nghị Để đạt được những mục tiêu đã đặt ra đối với việc phát triển bền vững của làng nghề truyền thống Vạn Phúc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của không gian cảnh quan truyền thống là phải giải quyết tốt các mâu thuẫn giữa các yếu tố. Cần xác định, dự đoán và giải quyết tốt các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển hiện tại và trong tương lai, từ đó lập các kế hoạch, mục tiêu, định hướng cụ thể để phát huy hơn nữa các yếu tố tích cực và tìm cách hạn chế các yếu tố tiêu cực. Tuy nhiên đây là một vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn không chỉ đối với các nhà lập quy hoạch, nhà quản lý mà còn đối với mỗi người dân sống trong khu vực. Vì vậy để hướng tới mục tiêu này, trước hết cần có sự thống nhất, phối hợp tốt giữa các cấp, các ngành có liên quan và đặc biệt toàn thể nhân dân làng Vạn Phúc. Theo quan điểm cá nhân, muốn cho sự phát triển của nghề Lụa được tốt về phía các cơ quan chức năng cần phải làm được những việc sau đây: -Công bố quy hoạch cắm chỉ giới, xác định quy hoạch. -Tổ chức một cuộc thăm dò, điều tra hiện trạng ý kiến của người dân về những thay đổi ,những mong muốn của họ và xem xét sự hợp lý của dự án. -Phát triển và mở rộng làng nghề thông qua sự hỗ trợ về vốn cũng như quản lý. -Tiếp tục coi làng nghề như một giá trị văn hoá truyền thống cần giữ gìn, và đặc biệt cần khuyến khích các nghệ nhân truyền nghề. -Quảng bá thương hiệu Lụa thông qua việc phát triển Du ịch và thương mại. -UBND Xã cần phải thực hiện trách nhiệm quản lý và thực thi dự án. Với những nỗ lực không ngừng của người dân cũng như chính quyền nơi dây tôi tin rằng trong thời gian không xa Vạn Phúc sẽ đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới và phát triển chung của cả nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32490.doc
Tài liệu liên quan