Đồ án Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ

A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn hoá là sức mạnh nội tại của mỗi dân tộc. Văn hoá làng là những đặc trưng văn hoá đặc thù, được bảo lưu lâu dài trong cộng đồng dân cư . Và đình làng ra đời được xem như nơi “hội tụ văn hóa” trong làng xã Việt Nam cổ truyền. Đình không những là cơ quan tối cao điều hành toàn bộ mọi hoạt động của làng xã mà đây còn là nơi thể hiện rõ tài năng nghệ thuật của những người dân quê chân chất, hiền lành. Chính vì thế, ngôi đình đã trở thành biểu tượng linh thiêng mỗi làng xã Việt Nam cổ truyền. Song hiện nay cùng với quá trình đô thị hóa nhanh chóng thì hình ảnh thân thuộc đó đang dần trở nên xa lạ, lạc lõng với nơi mà nó đã tồn tại hàng trăm năm. Tam Kỳ (Quảng Nam) cũng không nằm ngoài tiến trình lịch sử đó. Là một vùng đất mới mở của người Việt (thế kỷ XV), Tam Kỳ nói riêng và Quảng Nam nói chung là nơi kết tinh giá trị văn hóa Việt – Chăm để tạo ra nét văn hóa đặc thù riêng của mình. Trong quá trình di dân, lập ấp ấy, những ngôi đình cũng dần xuất hiện trên mảnh đất Quảng Nam như một minh chứng cho sự gắn kết trong cộng đồng làng. Hiện nay, những yếu tố văn hóa làng xã Việt Nam cổ truyền ở Quảng Nam nói chung và Tam Kỳ nói riêng đang dần biến mất. Tam Kỳ - thành phố tỉnh lỵ cũng là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất. Hàng loạt các công trình hiện đại được xây dựng đã tạo ra sự biến đổi không thể phục hồi lại của những ngôi làng với những nét văn hóa đặc trưng. Trong dòng chảy ấy, đình làng Tam Kỳ cũng dần hoang phế vì không được bảo tồn, dần bị phá bỏ vì không được chú ý. Vì vậy, tôi chọn đề tài này, hi vọng thông qua hệ thống đình ở Tam Kỳ nắm bắt rõ hơn văn hoá truyền thống dân tộc, góp phần nâng cao ý thức người dân trong việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, giáo dục lối sống cho người dân, nhất là thế hệ trẻ cũng như tình hình thực trạng đời sống văn hoá của người dân, của lớp trẻ hiện nay ở quê hương mình, góp phần vào bảo tồn các giá trị, lưu giữ thuần phong mỹ tục. Là sinh viên nghành Việt Nam học, là người con của thành phố Tam Kỳ tôi muốn góp phần nhỏ vào việc bảo vệ, khôi phục những giá trị văn hoá truyền thống, lấy nó làm nền tảng cho quá trình phát triển của quê hương. 2. Đối tương nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hệ thống các đình tiêu biểu trên địa bàn thành phố Tam Kỳ. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài Đình làng là đề tài được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, cho đến nay có khá nhiều bài viết về đề tài này như Toan Ánh với “Làng xóm Việt Nam” (trong bộ Nếp cũ, NXB Trẻ 2004), Nguyễn Thế Long với “Đình và Đền Hà Nội” (NXB Văn Hoá Thông Tin 2005) . tuy nhiên các công trình này chỉ đề cập đến vai trò của đình làng trong làng xã Việt cổ truyền nói chung, cách sắp đặt một số ngôi đình cũng như tín ngưỡng thờ Thành Hoàng của đình làng Việt. Hiện nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào về hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ, đề tài tôi viết dưới đây chủ yếu dựa trên kết quả điền dã thực tế bản thân, thông qua lời kể của các vị cao niên. Ngoài ra, tôi cũng tham khảo những bài viết về kiến trúc, niên đại thành lập của một số đình làng như Mỹ Thạch, Phương Hoà thông qua cuốn “Di tích và Danh thắng Quảng Nam” với sự góp mặt của nhiều nhà nghiên cứu do Sở VHTT tỉnh Quảng Nam xuất bản. Vì đây là những ngôi đình đã được công nhận là di tích Lịch sử- Văn hoá- Kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh nên Trung tâm Quản lý DT&DT Quảng Nam cũng lưu trữ hồ sơ di tích với bảng mô tả kiến trúc trước đây và hiện tại sau khi đã được trùng tu theo ngân sách của tỉnh. Ban trị sự các ngôi đình gồm những cụ già trong làng cũng có bài viết về sự hình thành và kiến trúc đình làng mình thông qua lời kể và những gì “tai nghe mắt thấy”. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 4.1. Mục tiêu: Tìm hiểu một cách khái quát hệ thống đình trên địa bàn thành phố Tam Kỳ ở nhiều khía cạnh khác nhau như văn hoá, chính trị, tín ngưỡng .Từ đó, làm nổi bật những giá trị của hệ thống đình làng trong đời sống nhân dân Tam Kỳ hiện nay. 4.2. Nhiệm vụ: Tìm hiểu lịch sử ra đời của thành phố Tam Kỳ - không gian của đề tài. Tìm hiểu quá trình xuất hiện của các đình làng tiêu biểu tại thành phố Tam Kỳ. Làm rõ giá trị về nhiều mặt của đình làng như lịch sử, kiến trúc - nghệ thuật, văn hoá . Từ đó, có cách nhìn biện chứng về vai trò của đình làng trong đời sống hiện nay. 5. Giới hạn của đề tài Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu những đình làng tiêu biểu của thành phố Tam Kỳ ra đời vào khoảng đầu thế kỷ 19. Không gian: Các xã, phường thuộc thành phố Tam Kỳ mà tiêu biểu là các phường Hoà Thuận, Tân Thạnh, Hoà Hương và xã Tam Thăng. 6. Điểm mới của đề tài Góp phần làm sáng tỏ lịch sử hình thành và phát triển làng xã thành phố Tam Kỳ và đời sống văn hoá của người dân. Nêu bật giá trị về mọi mặt của đình làng trong đời sống người dân Tam Kỳ nay. Góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. 7. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài tôi sử dụng những phương pháp sau: 7.1. Phương pháp luận: Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với những yêu cầu về phương pháp luận như gắn lý luận với thực tiễn, tính chính xác và tính khách quan . 7.2. Phương pháp cụ thể: + Phương pháp điền dã. + Phương pháp tổng hợp, phân tích các nguồn thông tin. + Phương pháp thu thập, tìm hiểu thông tin từ Internet, sách báo và một số tư liệu từ Trung tâm Quản lý Di tích và Danh thắng Quảng. 8. Cấu trúc của đề tài Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, mục lục được thiết kế gồm các chương sau: Chương 1: Khái quát về lịch sử hình thành và cư dân Tam Kỳ. Chương 2: Những đình làng tiêu biểu trên địa bàn thành phố. Chương 3: Giá trị của đình làng Tam Kỳ trong đời sống hiện nay. A. MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG Chương 1. Khái quát về lịch sử hình thành và cư dân Tam Kỳ 1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội 1.2. Lịch sử hình thành 1.2.1. Địa giới hành chính qua các thời kỳ 1.2.2. Sự ra đời của danh xưng Tam Kỳ và ý nghĩa tên gọi 1.3. Sinh hoạt văn hoá của người dân 1.3.1. Kinh tế 1.3.2. Văn hoá Chương 2. Những đình làng tiêu biểu trên địa bàn thành phố 2.1. Đình làng Hương Trà 2.1.1. Khái quát về quá trình ra đời của làng Hương Trà 2.1.2. Quá trình ra đời của đình làng Hương Trà 2.1.3. Lễ hội tại đình làng Hương Trà 2.2. Đình làng Mỹ Thạch 2.2.1. Quá trình thành lập làng Mỹ Thạch 2.2.2. Quá trình ra đời của đình làng Mỹ Thạch 2.2.3. Lễ hội chính tại đình làng Mỹ Thạch 2.3. Đình làng Phương Hoà 2.3.1. Quá trình thành lập làng Phương Hoà 2.3.2. Quá trình ra đời của đình làng Phương Hoà 2.3.3. Lễ hội tại đình làng Phương Hòa 2.4. Đình Vĩnh Bình 2.4.1. Quá trình thành lập làng Vĩnh Bình 2.4.2. Quá trình ra đời đình làng Vĩnh Bình 2.4.3. Lễ hội tại đình làng Vĩnh Bình Chương 3. Giá trị đình làng trong đời sống hiện nay của người dân thành phố Tam Kỳ 3.1. Giá trị của đình làng trong đời sống hiện nay 3.2. Một số giải pháp để giữ gìn, phát triển đình làng và những giá trị văn hoá gắn chặt với nó C. KẾT LUẬN

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1979 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a dính liền với làng Hương Trà, rẻo đất đó chính là vùng Phú Lộc ven sông Bàn Thạch ngày nay. “Con đường đắp” sỡ dĩ tồn tại được cho đến ngày nay là do người dân đã trồng rất nhiều cây sưa hai bên bờ sông để tránh sạt lở mỗi khi lũ về. Cây sưa, còn gọi là hương vườn, một loài cây thân gỗ rất chắc, cứ tới tháng ba âm lịch từ đầu đến cuối làng rực một sắc vàng thơm ngát. Theo cụ Trần Soa- một lương y nổi tiếng ở làng, cây này còn được người địa phương xưa gọi là Cửu lý hương (loài cây có hương thơm bay xa chín dặm). Và từ “ hương” trong tên gọi Hương Trà được lấy từ chính đặc trưng này của làng. Từ “trà” thì do ngày xưa bà con thường hay lấy lá của cây “chè phe” nấu uống, mỗi nhà đều có vại nước chè phe để trước nhà và thậm chí khách vãng lai khi đi qua làng cũng được bà con ở đây mời uống thứ nước này, nó rất ngọt và mát nên bà con xem nó như một loại trà hảo hạng, bởi vậy mà có câu: “ Hương ba vĩnh bảo quang thiên cổ Trà cẩm trường tồn kỷ vạn niên”. 2.1.2. Quá trình ra đời của đình làng Hương Trà Đình Hương Trà thuộc làng Hương Trà (nay là phường Hoà Hương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Ngôi đình toạ lạc trên một vùng đất cạnh bờ sông Tam Kỳ, nằm ở phía Đông Nam của thành phố. Nhìn về hướng Tây cách quốc lộ 1A khoảng 800m; hướng Đông - Nam giáp sông Tam Kỳ; Đông - Bắc giáp làng Phú Lộc, ven sông Bàn Thạch; Tây - Bắc giáp làng Hương Sơn. Từ quốc lộ 1A theo đường Phan Chu Trinh đi về hướng Nam đến gần cầu Tam Kỳ, rẽ trái theo đường bêtông về hướng Đông, theo “rừng cừa” khoảng chừng 200m phía tay trái là đình làng Hương Trà (dân làng còn quen gọi tên khác là Chùa Ông). Đình Hương Trà nguyên thuỷ là một khu lăng miếu, dân làng gọi là “Miếu Ông”, tương truyền, những cư dân Đại Việt đầu tiên đến đây bằng đường thuỷ, trên đường đi họ gặp bão tố trên biển và nhờ một con cá voi cứu giúp mà thuyền của họ cập vào được bến sông của vùng đất này. Ít lâu sau, một trận bão khác đã đánh dạt một con cá voi vào mắt cạn rồi chết ở ngã ba sông, để tỏ lòng thành kính, biết ơn nhân dân đã lập miếu thờ “Ông Ngư”. Khi cuộc sống của dân làng trở nên ổn định, việc thờ cúng các tiền nhân và những người có công khai khẩn là một tín ngưỡng tồn tại trong phong tục tập quán người Việt, do vậy mà “Miếu Ông” được xây dựng thêm thành một ngôi đình khang trang. Theo lời kể của các bậc cao niên thì đình được xây dựng lại thành ba gian hai chái và miếu Ông trở thành gian hậu tẩm. Đình Hương Trà ban đầu là đình của làng Tam Kỳ, gian chánh điện thờ Thành Hoàng làng, còn tả ban hữu ban thờ các vị tiền hiền có công lập làng. Để thể hiện tinh thần cộng cư, người dân đã dùng hai khối sa thạch được chạm trổ công phu của người Chăm đặt hai bên tả, hữu cổng đình (Hiện nay, hai khối sa thạch này còn được lưu giữ ở ngôi trường làng). Như vậy, theo quá trình thành lập làng và bản sắc phong tướng Thần thì có thể nói ngôi đình được thành lập vào thế kỷ XVIII. Ngôi đình quay mặt về hướng Đông - Nam, nơi có dòng sông Tam Kỳ chảy qua trước mặt, sân đình là một không gian khoáng đãng và hàng cây sưa rợp bóng che mát sân đình. Trải qua hai cuộc kháng chiến, đình nay đã không còn kiến trúc như ngày xưa, thực hiện theo lệnh tiêu thổ kháng chiến đình bị đập phá hết chỉ còn lại gian hậu tẩm tồn tại cho đến ngày nay. Hai trụ giữa đình được đắp hình con rồng uốn lượn chạy quanh cột đình và được gắn mảnh sành sứ, mái đình xuôi vào các viềm mái thẳng, được lợp bằng ngói âm dương. Trên chóp mái đắp nổi hình rồng “lưỡng long chầu nhật” được cẩn bằng sành sứ dân gian, các duôi mái từ dưới lên trên là hình các con vật như chim phụng đang uốn lượn, rùa, sư tử để thể hiện cho sự linh thiêng cũng như sức mạnh về tâm linh của ngôi đình. Ba cửa chính đều được làm bằng gỗ, vòm cửa hình vòng cung khá đẹp. Vào bên trong ta có thể nhận rõ ngôi đình được xây dựng theo kiểu kiến trúc truyền thống “nhất gian nhị hạ” - một gian hai chái. Các hàng cột đều được làm bằng gỗ mít, các xà ngang trính được kết nối với nhau bởi các vì kèo, trính, đòn tay. Đà ngang được đâm xuyên có hai trảng quả đỡ lấy các xuyên thượng, trên đầu các cột gỗ đều được chạm khắc, trang trí hình muôn thú, hoa lá...Trên các gian thờ cũng được trang trí bởi các hình sơn thuỷ, tứ linh, tứ quý và đều có các câu đối trên gian thờ. Các gian thờ đều được bố trí theo lối truyền thống như: Bên tả thờ Tam Vị Tiền Hiền, bao gồm tộc Trần, tộc Nguyễn và tộc Trần của vị tướng Thần. Bên hữu thờ Tông công (liệt tổ liệt tông của các dòng tộc) và Tổ đức (những người có đức hạnh trong làng). Ở giữa thờ phụng Thần Hoàng, vị tướng thần Trần Văn Túc đã được vua Lê Hiển Tông sắc phong với đôi câu đối : “ Tổ đức tông công thiên tai như tại Xuân thường thu tại vạn cổ trường tồn”. Trong bà con vẫn còn lưu truyền câu chuyện về lòng nhân đức và tài năng của vị Thành Hoàng làng mình, vị tướng thần là người có tài cưỡi ngựa rất nhanh, có thể đi liền ba tuần đò mà không hề nghỉ ngơi, lập được công lớn, được vua ban thưởng nhiều ruộng đất ông đã để lại một nửa cho dân làng chia nhau làm ăn. Đến đầu thế kỷ XX thực dân Pháp đặt cõi thống trị lên toàn cõi nước ta, xã Tam Kỳ được nâng lên thành phủ Tam Kỳ, khu chợ Vạn trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của Tam Kỳ, vì vậy có rất nhiều người Hoa đến đây buôn bán làm ăn. Đình trở thành điểm hội tụ văn hoá và tín ngưỡng của cộng đồng Hoa - Việt - Chăm. Năm 1936, qua trung gian một số hương chức làng có tinh thần ngưỡng mộ gương trung liệt của Quan Vân Trường. Hội đồng trị sự Quan Công miếu ở Hội An lúc ấy đã chuyển giao bộ tượng phiên bản Quan Công, Chu Thương, Quan Bình đồng kích cỡ với bộ tượng thờ nơi Quan Công miếu (còn gọi là chùa Ông) cho làng. Từ đấy, bộ tượng được thờ ở đình và đó cũng là lý do tại sao người dân địa phương còn quen gọi đình là “Chùa Ông”. Đặt bộ tượng này vào đình làng Việt, các vị chức dịch có lẽ đơn thuần chỉ muốn nêu cao tinh thần trung liệt, sau cách mạng Tháng 8 khi một tượng bị lũ lụt cuốn trôi và một tượng bị dân quân du kích vô ý làm cháy, người làng đã không khôi phục cho đầy đủ nên hiện nay chỉ còn tượng Quan Công. Điều này đã đặt cho các nhiều người câu hỏi: Đã là đình sao còn gọi là chùa? Là đình Việt sao còn thờ danh tướng Trung Hoa? Đó phải chăng chính là sự mềm dẻo, tính dung hợp trong nền văn hoá Việt. Đình Hương Trà không chỉ chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử dựng nước mà trải qua hai cuộc kháng chiến nơi đây còn là chứng tích về một thời gian khổ nhưng hào hùng của người dân Hương Trà. Trong cao trào của nhân dân Quảng Nam nổi dậy chống sưu cao thuế nặng (1906 - 1907) đây là nơi tổ chức các cuộc họp kín của các vị thân hào sĩ phu tiêu biểu như cụ Trần Cang và Trần Xáng; đây cũng là nơi gây dựng cơ sở và hoạt động bí mật của nhiều tổ chức Đảng ở Tam Kỳ, đây cũng là nơi mà địch chọn làm nơi giam cầm và tra tấn những người con yêu nước của dân tộc. Vì vậy mà sau năm 1975 các đồng chí Thị uỷ Tam Kỳ về họp tại đình, đồng chí Đỗ Thế Chấp - thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Nam đề xuất công nhận làng là “căn cứ lõm” đã tồn tại suốt 21 năm chống giặc cứu nước, và dựng bia tưởng niệm “Chi bộ Đồng” tại đình vì những đóng góp của đất và người nơi đây. 2.1.3. Lễ hội tại đình làng Hương Trà Hằng năm, đình có hai lễ chính vào các dịp “xuân - thu nhị kỳ” nhằm vào rằm tháng giêng và tháng bảy âm lịch, ngoài ra những ngày lệ của làng cũng được tổ chức như lễ Hạ Phan, Thượng Phan, Kỳ Yên... do các chức sắc trong làng lo liệu và được qui định cụ thể trong hương ước như: Ngày 25 tháng Chạp là ngày Thượng Phan, do ban trị sự kéo Phan là một lá cờ “Quốc thái dân an” báo hiệu ngày cuối năm. Ngày 7 tháng Giêng hạ Phan là báo hiệu hết bảy ngày xuân. Ngày 15 tháng Giêng là lễ Kỳ Yên (cầu an) đây là ngày hội lớn. Lễ tế diễn ra rất trang nghiêm cúng tiền hiền hậu hiền và các bậc tiền nhân có công đức và tưởng niệm những nghĩa sĩ, những người dân của làng đã ngã xuống vì dân vì nước để trấn yên làng xã, cắt đoạn giải oan cho chúng sinh với những lễ vật không thể thiếu là hương, hoa, đèn, trầu, quả và thức ăn. Ngày 15 tháng 7 lễ xá tội vong nhân - lễ cầu hồn, cầu cho mưa thuận gió hoà. Ngày 20 tháng 10 hàng năm là lễ tá thổ cầu bông, còn gọi là lễ hạ điền cúng tế thần nông. Đến nay, những bài văn cúng vẫn còn được lưu giữ bởi những cụ cao niên và ban trị sự đình, nội dung ca ngợi và tưởng nhớ các bậc có công dựng làng và mời các vị “về” hưởng lộc mà con cháu có được nhờ phước các vị đã để lại. Nội dung đại thể như sau: “...đương vị cố lập đồng ưng suy tôn ngài Trần tướng thần phối tự tiền hiền tự kiết thành văn tế lễ: Khai xã tiền hiền Nguyễn văn huý vinh chi thần vị. Khai xã tiền hiền Trần văn huý nghiêm thị viết túc cung chi thần vị. Khai xã phối tiền hiền tướng Thần Trần văn huý Túc thi chi thần vị. Nhứt nhứt anh minh tôn linh tam vị qui dân lập ấp, cữ chứng vi tiên công đức kỳ lai viễn hỷ. Khẩn thổ khai canh tu đinh thành bộ. Ngận lao tự cổ du tồn kế thế tiếp tiên qui liên niên thừa kế...” Những ngày lễ đều được người dân nhớ và đến ngày đó thì họ sắm sửa lễ vật đến thờ cúng và cầu xin, đồng thời với các nghi lễ trên bà con dân làng cũng tổ chức các hoạt động vui chơi sinh hoạt như đua ghe, chơi bài chòi, hát hò khoan và nhiều trò chơi dân gian khác. Ngày xưa, bên cạnh ngôi đình hương tục cũng có những quy định nghiêm cấm các hành vi trái đạo đức, làm ảnh hưởng đến sự linh thiêng của ngôi đình như cấm thả trâu bò vào sân đình, cấm leo trèo hoặc đánh nhau, chưởi bới...nếu phạm phải bị làng treo “cói” phải nộp vạ mới được giải. Chiếc mỏ treo ở đình cũng là vật dùng để báo cho dân làng biết tình hình làng mình như thế nào, nếu đánh “ một hồi lại một dùi”- nhất gia nhất thì mọi người dân trong làng phải có mặt tại đình, nếu ai vắng mặt hoặc tới trễ thì phải giải trình nguyên nhân tại sao. Đánh “hai hồi lại hai dùi”- nhị gia nhị thì bán tín bán nghi, mọi nhà đều lo chuẩn bị gậy gộc, giáo mác đề phòng trộm cướp, giặc giã..., nhưng khi “ba hồi lại ba dùi”- tam gia tam thì mọi người lại trở về với cuộc sống bình thường, thiên hạ thái bình. Như vậy, người dân Hương Trà xưa vẫn có cuộc sống khá gắn kết với đình, “hướng” về nó. Từ những giá trị trên, đình đã được UBND Tỉnh Quảng Nam công nhận là di tích Lịch sử - Văn hoá cấp tỉnh tại quyết định số 2024/QĐ- UBND ngày 19/6/2009. Đây là một sự ghi nhận có ý nghĩa rất lớn trong đời sống văn hoá tại địa phương và thực hiện tốt công tác quản lý, bảo tồn các giá trị di tích. 2.2. Đình làng Mỹ Thạch 2.2.1. Quá trình thành lập làng Mỹ Thạch Làng Mỹ Thạch thuộc tổng Chiên Đàn, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam xưa. Làng có diện tích điền viên thổ trạch khá rộng, chia làm 14 xứ đồng bao gồm : Rừng Nho, Trà Nao, Bà Lai La, Tro Kiếu, Tro Vưng, La Ngá, Bí Thu, Đá Bạc, La Quay, Thông Dương, Bà Nà, Sanh Tắc, Cây Cầy, Gò Đá. Và được chia làm 5 xóm: xóm Mỹ Đông, Mỹ Tây, Mỹ Nam, Mỹ Bắc và Mỹ Trung. Theo ranh giới hành chính hiện nay thì xóm Mỹ Đông, Mỹ Bắc thuộc Phường Tân Thạnh; xóm Mỹ Trung và 1/2 Mỹ Tây thuộc phường Hoà Thuận, một nửa còn lại của xóm Mỹ Tây và Mỹ Nam thuộc phường An Mỹ. Theo cụ Nguyễn Đương (85 tuổi), một bậc cao niên trong làng và cũng là người trông coi đình thì làng được thành lập vào những năm đầu thế kỷ XVIII, các bản gia phả hay sắc phong cũng bị thất lạc hết cả nên cũng không xác định được danh tính các bậc Tiền hiền Hậu hiền cũng như tộc họ nào đến trước, chỉ biết rằng hiện nay tộc Nguyễn và tộc Huỳnh là hai tộc họ lớn ở làng nhưng có phải là hai tộc họ khai canh khai khẩn hay không thì không ai dám chắc, những vị cao niên biết rõ hơn về làng thì đã mất từ lâu. Ngày xưa, làng cũng có một số ruộng hương điền khá lớn, hơn 30 mẫu tại đồng Bầu Biển thuộc xứ Rừng Nho, đồng Trường Đình thuộc xứ Tro Vưng và 3 mẫu đất vườn nay chính là khuôn viên của Văn Thánh Khổng Miếu. Trước đây, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông và một số ít làm nghề chài lưới nhưng hiện nay thì nghề nông chỉ chiếm một phần nhỏ, đa phần người dân chuyển sang buôn bán và lập nghiệp bằng con đường học vấn, ruộng đất ở làng cũng không còn bao nhiêu do quy hoạch đô thị và phát triển công nghiệp ở tỉnh nhà. Làng Mỹ Thạch cùng với làng Phương Hoà đã từng được xem là ranh giới Chăm- Việt trong thời đại lúc bấy giờ, người Chiêm Thành còn luyến tiếc vùng đất của mình nên thường xuyên quay lại quấy rối, vì vậy mà có câu ca dao: “ ...Kể từ bến Ván kể ra Cây Trâm, Trà Lý bước qua Bầu Bầu Đi về chợ Vạn, Thầu Đâu Phương Hoà, Mỹ Thạch đứng đầu con nghê” “Quán bà Rầu, đầu con nghê ” (nay thuộc Quán Gò, Thăng Bình, Quảng Nam nhưng những di tích đó nay đã không còn nữa). 2.2.2. Quá trình ra đời của đình làng Mỹ Thạch Đình làng Mỹ Thạch thuộc làng Mỹ Thạch, tổng Chiên Đàn, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Nay thuộc khối phố Mỹ Thạch Đông, phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Phía đông giáp con đường Bạch Đằng đang xây dựng, hướng bắc là dãy trường học cũ đã bỏ hoang và hướng nam là đất hoa màu của ông Nguyễn Tâm và ông Trần Giàu - những người dân trong làng, hướng Tây - phía sau lưng đình giáp với con đường làng. Từ UBND thành phố Tam Kỳ đi thẳng về hướng Đông gặp đường quốc lộ 1A (đường Phan Bội Châu) rẽ tay phải đến Kho bạc tỉnh, đối diện là đường bêtông dẫn vào làng, theo đường này khoảng 1km rẽ trái là đến ngôi đình của làng. Ban đầu đình được tạo dựng tại xứ Tro Vưng, đến năm Minh Mạng thứ 13 (năm 1833) không hiểu vì lý do gì đình được dời về xóm Mỹ Đông xứ Rừng Nho, nay là khối phố Mỹ Thạch Đông, phường Tân Thạnh. Mặt chính của đình nằm về hướng đông, lệch về hướng bắc khoảng 300, nơi có dòng sông Bàn Thạch chảy qua. Cây đa cổ thụ che mát sân đình cùng với những hàng cây Bạc Hà, Dương Liễu hai bên bờ sông nên dân làng hay nghỉ ngơi ở đây khi ra đồng về, trẻ con thì ra đây chơi đùa bơi lội, ghe thuyền đi qua cũng neo lại đây để tiện lên bờ trao đổi cá tôm, cũng bởi vì lý do ấy mà dân làng cũng như những vùng lân cận hay gọi là Bến Đình, cái tên ấy vẫn đi liền với đình Mỹ Thạch cho đến hôm nay. Ngày nay, đình là một công trình kiến trúc có hình chữ nhất với ba gian hai chái, các gian này được liên kết với nhau bằng khung sườn gỗ có tường gạch, đá ong liên kết vôi xi măng bao xung quanh. Cũng theo bác Đương thì khuôn viên ngôi đình trước đây rất rộng, cổng tam quan bao bọc ngôi đình và sát với bờ sông, từ cổng vào đình là bức bình phong được trang trí nằng kỹ thuật đắp nổi, gắn sành sứ công phu hình thú tứ linh. Ban đầu, đình được xây dựng theo lối chữ Đinh 3 gian 2 chái, gian giữa có phần hậu tẩm nhô ra phía sau, mái của gian thờ này bằng hình tháp và cao hơn các ngăn trước, hai bờ chái đầu hồi được trang trí hai con kỳ lân thể hiện sự dũng mãnh, uy nghiêm. Sau này, trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm với chủ trương tiêu thổ kháng chiến dân làng Mỹ Thạch đã tự nguyện tháo dỡ cổng Tam quan và đập phá tường rào, bình phong để bộ đội ta dễ bề kiểm soát khi địch đến. Bên trong đình là sáu hàng cột được làm bằng gỗ mít, đế các cột được kê trên đá tảng và các đầu cột liên kết bằng kèo kẻ chuyền với hai đầu được chạm hình con giao, ngoài ra chúng được liên kết bằng các xuyên, xà và đòn tay tròn đặt trên kèo, giữa các xuyên thượng hạ đều có các ô xuyên bông trang trí hình hoa lá, bát bửu và thú tứ linh. Cây đòn đông được lận cong hai đầu, nối suốt ba gian, ở phần trên chính giữa điện thờ là bức hoành phi bằng chữ Hán ghi lại niên đại xây dựng ngôi đình “Minh Mạng thập tam niên, tam nguyệt kiến nhật tạo lập”- tức là ngôi đình được xây dựng vào ngày lành tháng tốt năm Minh Mạng thứ XIII, năm 1833. Lối vào ba gian đều được ngăn bằng cửa bảng khoa, mái được lợp bằng ngói âm dương. Do qua nhiều lần tu sửa nhưng nên cấu kiện gỗ bên trong đình chỉ giữ lại hầu rất ít, một số đuôi trính và đuôi kèo hiên đã được thay tế bằng gỗ kiền kiền và tô xi măng, quét vôi. Năm 1964, sau một trận lụt lớn các tường hồi của đình bị đổ, hậu tẩm của đình cũng bị sụp, lúc bấy giờ làng không còn công quỹ nên các bị thân hào trong làng lúc bấy giờ đã kêu gọi nhân dân lấy đất sét làm hồ xây lại tường cho kín, lợp lại mái hiên để tránh mưa dột làm hư hỏng các cột gỗ bên trong đình. Năm 1968, Mỹ nguỵ xây dựng lại Tín đường Quảng Tín, ruộng làng bị giải toả nên ban Ban quản trị và đại diện các chi tộc phái đã quyết định lập hai gian hàng ở chợ Kỳ Hương (năm 1956 chính quyền Mỹ Nguỵ thành lập xã Kỳ Hương, chợ cũng ra đời từ đó), giữ lại vốn kiếm tiền lời lo hương khói cho ngôi đình. Các bệ thờ được trang trí lại, ở gian giữa để chữ “ Thành” với đôi câu đối: “ Mỹ tự hương yên phong nhã vận Thạch đình phụng sự vĩnh tôn mưu” Bên trên là thời gian tu sửa lại đình “Mậu Thân niên mạnh đông tu tả”_ tức là: được sửa chữa năm Mậu Thân 1968. Hai bên bệ thờ bên tả ghi chữ “Vũ Hậu” và bên hữu ghi “Quang Tiền”. Năm 1976 sau khi nước nhà được thống nhất, người dân lưu tán nay quay trở về quê hương, chợ Kỳ Hương vì thế mà ế ẩm, hai gian hàng của làng ở chợ đành phải bán dùng vào việc tu sửa lại đình và lo việc phụng thờ, tấm hoành phi “ Lưu Mãi Ân Đức” được treo lên để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và cũng là ghi nhớ công lao của những người đã góp phần tu sửa lại đình. 2.2.3. Lễ hội chính tại đình làng Mỹ Thạch Vào cuối năm dân làng cũng tổ chức cúng xóm ở đình, đầu năm vào ngày mồng một Tết cũng tổ chức cúng đầu năm, người dân những ngày này đem lễ vật đến cúng tế và cầu xin cho một năm mới tốt đẹp hơn. Ngày hội làng nhằm vào ngày 16 tháng 6 âm lịch hay còn gọi là lễ Kỳ Yên, những văn bản ấn chỉ vua ban để thờ tự được đặt vào kiệu để cung nghinh đi khắp xóm, chủ tế phó tể mặc áo rộng màu xanh, các bậc cao niên thì mặc áo dài khăn đóng, thanh niên tham gia rước kiệu thì mặc áo tiều phu, đội nón dấu, người cầm cờ cầm lọng rất linh đình, ngoài ra, dân làng còn tổ chức ăn uống, ca hát để người làng có dịp vui chơi, giao lưu cùng nhau. Bài văn cúng tiền hiền vào dịp hội làng như sau: “... Cảm cáo vu Hoàng Thiên Hậu thổ vận phước nguyên quân. tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai canh. Chư tiên linh đồng thuỳ chứng giám. Phục duy cẩn cáo: Viết: Cung duy tiền hiền chi tiên linh. Càn khôn hữu cương viết. Nhựt nguyệt hữu hối minh. Mộc chi hữu bổn, thuỷ chi hữu nguyên. Nhân sinh hổi tổ, nhất nhất tùng tiền. Duy ngã xã chi, tiền hiền đại công vị tần báo đáp. ................ Để xướng quy dân lập ấp. Cổ suý khẩn hoá khai hoang. Thành lập xã hiệu: Lấy phương danh là xã Mỹ Thạch. Mỹ giả: Tân Mỹ, Tân Thiện, Chi Phong. Thạch giả: Như thiết, như thạch, chi nhân. Mỹ: Mọi việc làm điều tốt, thuần phong mỹ tục. Thạch: Lòng người thật thà như thiết, sắt, như đá. Cổ xưng là Mỹ Thạch. Cho nên xưng là Mỹ Thạch. Từ ấy đến nay gần tròn 600 năm. Trải qua nhiều thế hệ. Nhân khương, vật phụ, hoà lạc điền viên. Nhật khương phát đạt, trù mật dân cư...” Với những giá trị trên, đình đã được công nhận là Di tích Kiến trúc văn hoá nghệ thuật cấp tỉnh, là một ngôi đình có kiến trúc nghệ thuật độc đáo trên địa bàn thành phố Tam Kỳ và được công nhận theo quyết định số : 2387/ QĐUB ngày 9/8/1999. 2.3. Đình làng Phương Hoà 2.3.1. Quá trình thành lập làng Phương Hoà Quá trình di dân lập nghiệp tiếp tục phát triển ở xứ Quảng Nam, nhiều làng tiếp tục được khai sinh và phát triển, trong đó có số vào xứ Đồng Rạ, Bàu Môn, Tro Xá, Đá Bạt, Bàu Trai... thuộc huyện Hà Đông. Năm vua Gia Long thứ nhất, trong quá trình củng cố đất nước, thiết lập một hệ thống bộ máy cai trị từ trung ương xuống địa phương, tiến hành xây dựng các đơn vị hành chính mới làng An Hoà xã ra đời, sau đổi tên thành làng Phương Hoà thuộc tổng Chiên Đàn, huyện Hà Đông. Đến năm 1906 (đời vua Thành Thái) huyện Hà Đông được chia ra làm hai, phía Đông gọi là phủ Tam Kỳ, phía Tây là huyện Tiên Phước. Làng Phương Hoà thuộc tổng Chiên Đàn, phủ Tam Kỳ cho đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Làng có đường quốc lộ 1A đi qua, phía Đông giáp sông Bàn Thạch, phía Tây và Bắc giáp xã Chiên Đàn cũ, phía Nam giáp làng Mỹ Thạch cũ. Làng Phương Hoà được chia làm ba ấp: Ấp Hương Trường thuộc xứ Đồng Rạ có 4 xóm: xóm ông Lảm, ông Thược, ông Tần, ông Xin. Ấp Hoà Đông thuộc xứ Tro Xá, Bàu Trai. Ấp Hoà Tây thuộc xứ Bàu Môn và xóm ông Soạn thuộc xứ Đá Bạt. Tướng Thần Võ Đình Thông là người có công khai cơ Tân lập An Hoà xã, ông sinh hạ được bốn người con (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Người con trai trưởng tên Xuân ở lại làng, còn ba người con khác đi khai cơ lập nghiệp ở huyện Duy Xuyên, Tiên Phước ngày nay. Mộ tiền hiền được an táng tại xứ Đồng Rạ (xóm ông Thược) nay thuộc thôn Đàn Hạ (xóm Rổi) thuộc xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh. Năm 1998 phái Duy Xuyên, Tiên Phước và con cháu tộc Võ đóng góp xây dựng lại khang trang, bảo quản thờ tự. Sau tộc Võ, tộc Trần được coi là Hậu Hiền, tổ ông Trần Đăng Ứng “kiến canh điền bộ”, tổ ông Trần Đăng Cậy “lập nghiệp cơ đồ”. Người dân sống bằng nghề nông là chủ yếu, thời vụ phải dựa vào “nước trời” nên dân gian có câu “Tháng năm chờ đợi sao rua, tháng mười đồng chí làm mùa mới yên”. Ngoài ra, làng Phương Hoà nổi tiếng ở phủ Tam Kỳ lúc bấy giờ với nghề làm bún tươi truyền thống có cách đây gần 200 năm, ông tổ làm bún Đỗ Dột có vợ quê làng Cẩm Sa (Điện Bàn nay). Làng Cẩm Sa nổi tiếng với nghề này trong khắp xứ với câu hát “Ai từng ăn bún nhớ làng Cẩm Sa”, ông là người đã phổ biến, truyền nghề lại cho bà con trong vùng nhờ vậy mà đời sống người dân đã được cải thiện hơn. Hầu hết những người dân trong làng đều làm bún bên cạnh những thửa ruộng của mình, vì vậy mà làng còn có tên là Xóm Bún (tuy gọi là xóm nhưng địa vực phân bố rất rộng). Ngoài hệ thống các đình đền, chùa miếu ra làng còn có số công điền, công thổ rất rộng, hơn 60 mẫu và 2 mẫu rừng để lấy củi, làng cũng đứng nghiệp chủ đập thời vụ ngã ba, tưới cho hơn 100 ha trong làng và các xã lân cận, nhiều lần địa chủ xã Chiên Đàn đến dụ dỗ mua chuộc không được kiện đến tri phủ Tam Kỳ nhưng không đủ chứng lý đành phải rút lui. Trước đây, chỉ có con nhà khá giả hoặc con hương lý mới được đi học chữ Nho ở trường Tư Thục tại gia, về sau trường Tư Thục Hoà Tây được xây dựng - tiền thân của trường tiểu học Nguyễn Hiền nay, hiện nay còn một dăm trống khắc chữ Hán ấp Hoà Tây Phương Hoà mà trường Nguyễn Hiền đang sử dụng và một dăm trống phải 3 người vòng tay ôm mới đủ, da một con trâu chỉ bịt được một trống mặt hiện nay đang được ông Bùi Giáo cất giữ. 2.3.2. Quá trình ra đời của đình làng Phương Hoà Đình Phương Hoà thuộc làng Phương Hoà, nay thuộc khối phố Phương Hoà Đông, phường Hoà Thuận, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Phía đông ngôi đình là trường mầm non Hoa Mai; phía tây giáp đường làng và các thửa T418/390, T142/390, T1226/1013; phía bắc giáp đường làng và các thửa T1113/440, T1178/264 (theo bản đồ địa chính của phường Hoà Thuận), phía nam giáp trường Tiểu học Nguyễn Hiền. Từ trung tâm thành phố đi về hướng Bắc khoảng 4km, rẽ trái theo đường bêtông vào làng khoảng 1km là gặp ngôi đình. Ngôi đình toạ lạc tại đồng Tro Xá, bên trường Phương Hoà, thuộc ấp Hoà Đông cũ nay là khối phố Phương Hoà đông là vị trí cuối cùng trong quá trình ngôi đình này được di dời (năm 1960), ngôi đình bị đổ nát quá nhiều do chiến tranh song bà con vẫn cố gắng khôi phục và đem về đây để làm hội quán, dùng làm nơi hội họp, sinh hoạt là chính. Ban đầu, đình được xây dựng trên một khu đất cao tại xứ Bàu Môn, sau thời gian xây dựng trong làng xảy ra nhiều chuyện không hay, xem lại thấy vị trí đình gần suối nước chảy, dân làng mới cho rằng bị ảnh hưởng long mạch nên dân làng làm ăn không nên nổi, đình được dời xuống khoảng 500m về cuối làng, ao nước trước đình khá sâu, mùa khô vẫn không cạn mà còn có thể tưới nước cho cho mẫu ruộng hương điền bên cạnh, trong khuôn viên trồng 3 cây cốc và bức bình phong vôi đá . Lần thứ hai không rõ vì nguyên nhân nào mà đình lại được di dời lần nữa, cũng thuộc xứ Bàu Môn nhưng thuộc về ấp Hoà Tây cũ (nay từ nhà thờ Tin Lành Phương Hoà quốc lộ 1A đi về hướng Tây khoảng 400m). Cũng được xây dựng trên một khu đất cao và cùng với đình lúc này là sự kết hợp hài hoà với miếu thờ Thần Hoàng phía Bắc, phía Nam có Chùa và cách đó không xa là một ngôi miếu. Qua lời kể của các cụ già trong làng, trước đây khi còn toạ lạc ở trong sân vườn đình xứ Tro Xá thì đình là một tổng thể kiến trúc tam quan, thành bao quanh, ba gian hai chái, có nhà trù, miếu Thần Nông và bức bình phong che lối vào đình. Bên trong đình, lối vào hai gian còn có giá gỗ đặt vũ khí như : gươm, giáo, thanh long đao, xà mâu và tượng Quan Công, sau này không hiểu lý do vì sao mà bị mất đi. Đình mang kiến trúc hình chữ Nhất, mặt chính quay về hướng đông. Phần nền chịu lực được bao quanh bằng đá ong màu nâu sẫm, mái lợp ngói âm dương, đình vẫn giữ được khung sườn bằng gỗ, toàn bộ khung nhà chịu lực trên 30 cột (6 dọc ×5 ngang) đều được làm bằng gỗ mít, đường kính bốn cột lớn nhất gian chính giữa là 12,54m. Các cột đều được kê trên đá tảng hình vuông, chúng liên kết với nhau theo kiểu thức kẻ chuyền với ba đoạn kèo ngắn. Các đầu, đuôi kèo đều được chạm khắc hình hoa lá và thú vật. Phần kèo nóc liên kết mái tiền và mái hậu theo kiểu thức giao nguyên, vì kèo này được xem là biến thể vì kèo Huế, phần đuôi trính được chạm khắc đầu rồng cách điệu, đặc biệt ở phần trên trụ trốn có lắp thêm một cây đòn đông hạ chính giữa mà phần bụng dưới có khắc chữ Hán ghi rõ thời gian xây dựng đình “Minh Mạng Nhị Thập Niên, Tứ Nguyệt Kiến Nhật Tạo Lập” nghĩa là được xây dựng vào ngày tốt, tháng tư, năm Minh Mạng thứ XVII (1832). Ngoài ra, các đầu cột (hàng ba tiền) có khắc tên 5 tộc họ đã có công lớn trong việc xây dựng đình là Trần, Võ, Nguyễn... còn hai đầu cột khắc tên hai tộc còn lại đã bị thất lạc qua nhiều lần di dời nên không thể biết chính xác nhưng theo lời cụ Cao Toàn (87 tuổi - phó Ban trị sự đình) thì hai tộc còn lại có thể là tộc Cao và Bùi. Hệ thống cửa bảng khoa ở lối vào ba gian cũng được làm bằng gỗ mít, ba gian bệ thờ với hai bên tả ban hữu ban thờ tiền hiền tộc Võ và hậu hiền tộc Trần, ông tổ nghề bún của làng trước đây được thờ trong một ngôi miếu riêng nay cũng được đem về thờ trong đình. Căn chính giữa thờ vị tướng Thần Võ Đình Thông cũng chính là Thành Hoàng của làng, phía bên trên ở gian chính giữa là bức hoành phi được sơn son thếp vàng với ba chữ Hán “THƯỢNG ĐẲNG THẦN ”, các bản sắc phong, phổ hệ cũng như bài vị nay đã không còn nữa mà theo cụ Nguyễn Khoa kể lại thì do một vị chủ tế của làng lúc bấy giờ là Bùi Nghị đốt đi do ông thay đổi tư tưởng theo lối duy tân. Hai bên hiên có cây trụ biển cao to, vẽ hình long qui phụng quyện vào nhau tượng trưng cho sự vững chắc của đình, mái được lợp bằng ngói âm dương, trên nóc là hình tượng “lưỡng long chầu nhật”. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, đại hội Lão thành cứu quốc Tỉnh đã dự họp taị đây, đình cũng từng là an dưỡng đường của tỉnh Quảng Nam. 2.3.3. Lễ hội tại đình làng Phương Hòa Lệ làng được tổ chức vào ngày 15 và 16 tháng 6 âm lịch hàng năm, đây là dịp để cúng tế nhớ ơn tổ tiên nguồn cội, dịp để mọi người cùng vui chơi và cầu xin những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình mình. Vào những ngày đầu năm hay cuối năm tại đình cũng diễn ra những lễ cúng linh đình, đặc biệt gần đây, khi ngày Giỗ tổ Hùng Vương được xem là Quốc lễ thì trong làng người dân cũng tổ chức ăn giỗ cho cả làng, người già được trọng hơn cả với bộ áo dài khăn đóng được ngồi bên trong đình, đây cũng được xem là một ngày hội lớn không chỉ của cả nước mà còn của cả làng khi có sự góp mặt đầy đủ của người dân cũng như các ban nghành, đoàn thể địa phương. Bài văn tế lễ tiền hiền, hậu hiền của làng Phương Hoà nay như sau: “ ... Tiết nhơn xuân trát ký: Tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai canh, Sư tổ làng nghề bún tươi Phương Hoà. Xin cẩn dĩ trai bàn: Cầm trà hương đăng hoa quả phù lang tửu tạp bàn soạn tư thành thanh chước Nhất thủ trư- Nhị hùng khê- Thứ phẩm chi nghi cung trầm bạc tế. Phục vọng chư vì: Ngài hoàng thiên Hậu thổ vạn phước Nguyên quân. Ngài bổn cảnh Thành Hoàng chư vị Đại vương. Ngài tiền hiền tộc Võ: tướng thần Võ Đình Thông Tân lập An hoà xã. Ngài hậu hiền tộc Trần: tổ ông Trần Đăng Ứng kiến canh điền bộ, tổ ông Trần Đăng Cậy lập nghiệp cơ đồ. Ngài Đỗ Dột sư tổ làng nghề đem lại cuộc sống ấm no cho con cháu. Các ngài tiền nhân- chư tiên đã có công khai canh khai khẩn. Cùng những bậc cao nhân vì làng vì nước đấu tranh anh dũng hi sinh vì dân tộc từ thưở sơ khai cầm gươm đi mở nước. Xin hương hồn các Ngài cùng chư tiên linh đồng thuỳ chứng giám.” Đình Phương Hoà được xem là một trong những ngôi đình có kiến trúc- nghệ thuật độc đáo còn lại trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, di tích được đăng ký bảo vệ theo QĐ số 2378 ngày 9/8/1999 của UBND tỉnh Quảng Nam và được công nhận là di tích Lịch sử Kiến trúc- Nghệ Thuật cấp tỉnh. 2.4. Đình Vĩnh Bình 2.4.1. Quá trình thành lập làng Vĩnh Bình Năm 1473, đời Hồng Đức thì cư dân Việt đã định cư vững chắc tại vùng đất mới Hà Đông, cùng với làng Phương Hoà làng Vĩnh Bình được thành lập với tên gọi đầu tiên là làng Vĩnh An, sau này được đổi thành Vĩnh Phước và cuối cùng là Vĩnh Bình. Tộc Lê với Lê Đại Lang tiền hiền được xem là người có công lập làng, theo phổ hệ thì ông tên là Lê Văn Hạ. Tiếp sau đó là tộc Nguyễn, Trương, Trần được xem là các tộc hậu hiền và được tôn vinh trong văn cúng. Hiện nay, trong làng có tất thảy 14 tộc họ cùng sinh sống và sinh hoạt tại đình. Làng có con sông Đầm chảy qua nên những vùng lân cận quen gọi làng với tên tục là làng Đầm, các làng phía trên như Phương Hoà, Mỹ Thạch nếu có đến làng chơi thì cũng chỉ gọi là xuống Đầm. Ngày xưa, ở làng từng tồn tại nghề làm lưới, đóng ghe thuyền, trình độ khá cao với những loại thuyền lớn đi giao lưu với các vùng lân cận, ra tận sông Thu Bồn, cửa Đại trao đổi nông sản và mua gạch ngói, vải vóc... chở về trong làng. Làng có con sông Đầm chảy qua nên cũng có một bộ phận dân cư sống bằng nghề chài lưới nên cạnh nghề nông là chủ yếu, hiện nay rất nhiều người dân sinh sống với nghề trồng dưa hấu... Vĩnh Bình nói riêng, Tam Thăng nói chung được xem là xã anh hùng bởi truyền thống đấu tranh cách mạng trung kiên, anh dũng của người dân. 2.4.2. Quá trình ra đời đình làng Vĩnh Bình Di tích lịch sử văn hoá đình làng Vĩnh Bình toạ lạc tại thôn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ. Phía Đông giáp đường bêtông và trạm y tế xã Tam Thăng, Tây giáp thửa đất 922, Nam giáp đường bêtông và thửa đất 919, Bắc giáp đường ĐT 615. Nằm về phía Bắc và cách trung tâm thành phố 8km theo đường chim bay, xuất phát từ trung tâm thành phố Tam Kỳ theo quốc lộ 1A ra hướng Bắc khoảng 6km là đến ngã ba Kỳ Lý thuộc xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh, từ đây chúng ta rẽ phải theo đường 615 đi về hướng Đông khoảng 2km bên tay phải là di tích đình làng Vĩnh Bình. Đến với đình chúng ta có thể xuôi theo đường thuỷ hoặc đường bộ đều được cả. Sau khi ổn định vùng đất mới, để tưởng nhớ các vị tiền nhân, tiền hiền, hậu hiền đã có công khai sơn phá thạch lập làng người dân đã cùng nhau xây dựng ngôi đình với quy mô bề thế lớn nhất vùng thời bấy giờ với sự kết hợp của những người thợ làng Kim Bồng (Hội An) và Văn Hà (Tam Thành). Trên một khu đất rộng, đình được xây dựng theo lối kiến trúc hình chữ nhất có mặt chính quay về hướng đông nam nơi con sông Đầm chảy qua trước mặt, tấm bình phong cùng đỉnh đồng che chắn lối vào chính đình. Đình được xây dựng năm Đinh Tỵ 1833 cùng thời điểm với đình làng Mỹ Thạch, kiến trúc đình đã bị thay đổi qua nhiều lần trùng tu và dỡ lên tháo xuống do chiến tranh. Mãi đến năm 1963, đình vẫn giữ được kiến trúc 5 gian 2 chái ban đầu, phần móng tường chịu lực được bao quanh bằng đá ong màu nâu sẫm, tuy nhiên đến nay đình chỉ còn lại 3 gian 2 chái, toàn bộ khung đình chịu lực trên 20 cột (4 hàng mỗi hàng 5 cột), chúng đều được kê trên đá tảng hình vuông nhô lên khỏi nền đình khoảng 2-3cm, tất cả các cột đều được liên kết theo kiểu thức kẻ chuyền với hai đoạn kèo ngắn hay còn gọi là nhị đoạn, các đầu đuôi kèo được chạm khắc hoa văn. Phần kèo nóc kiên kết mái tiền và mái hậu vẫn giữ kết cấu theo kiểu thức giao nguyên, đỡ hai bụng kèo này là một biến thể vì kèo Huế gồm một cây đỡ ngán phía trên, chống bên dưới là trụ trốn (cây trỏng) phìng bụng đặt trên một đấu (đế con tôm) được chạm khắc tỉ mĩ. Phần đuôi trính ăn mộng xuyên qua cột cái (cột nhất tiền) chạm đầu con rồng cách điệu, đặc biệt trụ trốn có lắp thêm đòn đông hạ (cây xà cò). Mái lợp ngói âm dương, trên nóc là hình tượng “Lưỡng long tranh nguyệt”, các mái ngói nhô ra được trang trí hình những con chim phụng và xuống thấp hơn là hình “giao lá” - mà theo lời giải thích của cụ Nguyễn Sạ thì đó là những con rồng con. Gian chính giữa với ba bệ thờ, gian giữa thờ tiền hiền - các bậc tiền bối có công khai khẩn lập làng, hai gian tả hữu thờ các vị có công và đức hạnh trong làng, ngoài ra đồng chí tỉnh uỷ viên Hồ Thấu (làm việc và mất tại làng) cũng được thờ phụng trong đình với bàn thờ và di ảnh. Theo cụ Lê Hạnh (sinh năm 1923) là dòng trưởng của Lê Đại Lang tiền hiền, ông nội cụ từng giữ chức lý trưởng trong làng thì hiện nay làng không thờ Thành Hoàng trong đình, ông cũng cho biết trước đây có thờ Bà Đại Càn nhưng sau này do chiến tranh loạn lạc và cũng vì nhiều lý do chủ quan khác mà việc thờ Bà không còn nữa. Bà Đại Càn là một tước hiệu mà vua Gia Long đã ban cho người đàn bà đã giúp ông trốn thoát trong cuộc truy đuổi của quân Tây Sơn, sau này khi đã giành được chính quyền vua ban lệnh cho làng phải thờ phụng Bà. Trước đây trong đình còn có một “Bàn sắt thờ phổ hiệu” của làng, một vị lý trưởng họ Nguyễn ngang ngược, quyền thế đã đem sửa bản phổ hệ đó rằng “Lê tiền hiền mà Nguyễn cũng tiền hiền”, tuy nhiên sau này khi không còn đương chức sợ làng phạt vạ ông tráo “Bàn sắt thờ phổ hiệu” này về đình làng Thanh Tân, sau này khi các cụ ở Vĩnh Bình muốn ngỏ ý thỉnh về nhưng dân làng Thanh Tân không chấp nhận. Đầu thế kỷ XX, cả nước sôi sục tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, đình được chọn làm khu an dưỡng đường của tỉnh uỷ Quảng Nam - Đà Nẵng, đây còn là nơi làm việc của UBKCHC xã Quý Thạch, trường học đào tạo các lớp bình dân, là trụ sở hoạt động bí mật của cán bộ cách mạng gắn liền với địa đạo Kỳ Anh... 2.4.3. Lễ hội tại đình làng Vĩnh Bình Ngoài hai ngày lễ chính 15/3 và 28/8 âm lịch là ngày giỗ tế xuân và tế thu cũng là ngày giỗ tiền hiền lớn nhất ở làng thì vào ngày lễ đón Giao thừa cuối năm mọi người đều đến thắp hương cúng vái để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên bởi ai cũng quan niệm nhờ công lao, ơn phước của ông bà mà con cháu mới được như hôm nay. Từ mồng một đến mồng ba tết thì cửa đình luôn rộng mở và ông Từ túc trực thường xuyên ở đình để bà con ở làng cũng như những người đi xa về đến cúng tế, nguyện cầu. Ngày mùng 7 là lễ hạ nêu, cúng Thần Nông, sau ngày này dân làng mới được ra đồng, trước đây nếu ai vi phạm sẽ bị phạt vạ vì sợ thần linh quở phạt ảnh hưởng đến cả làng. Đồng thời với ngày giỗ làng thì mọi người cũng tổ chức hội đua thuyền truyền thống, ngày xưa còn thuê cả đoàn tuồng, gánh hát bộ về diễn rất linh đình. Bài văn tế tiền hiền cũng là một phần trong lễ hội của đình, đại thể như sau: “ .... Cảm cáo vu: Tiền triệu hương hiền Lê Đại Lang vị tiền. Hậu triệu hương hiền Nguyễn Đại Lang vị tiền. Tăng lễ, phụ tế chư tiên linh vị tiền. Quân công, hương công chư tiên linh vị tiền. Cập tiền nhơn chư phái tộc, hữu công, hữu đức vu bổn thôn. Đồng lai phối hưởng. ................... Thôn Vĩnh Bình phong cảnh thanh thanh. Nay con cháu đều an cư lập nghiệp. Nguyện một lòng nối tiếp chí người xưa. Dù gian lao giải nắng với dầm mưa. Quyết một lòng kế thừa công nghiệp tổ. Để chứng tỏ tấm lòng muôn thưở. Kính đôi dòng ghi nhớ đức tiền nhân...” Đình được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hoá cấp tỉnh ngày 20/2/2009. Chương 3. Giá trị đình làng trong đời sống hiện nay của người dân thành phố Tam Kỳ 3.1. Giá trị của đình làng trong đời sống hiện nay Về văn hoá - tín ngưỡng: trước tiên đình là nơi thờ Thành hoàng làng, Tiền hiền Hậu hiền là những người có công khai sơn phá thạch, lập làng lập chợ mở ra một vùng đất mới để con cháu có được một cuộc sống mới. Thành hoàng người Việt không hoàn toàn là vị thần bảo vệ làng xóm mà hơn nữa đó là những nhân vật có công với làng xóm, đất nước trong việc lập làng, đánh giặc hoặc đó là ông tổ nghề, một người đầy lòng nhân từ và đức hạnh... Việc thờ thần là những người có đạo đức, tài giỏi cũng thể hiện lòng yêu tài mến đức của người dân, là tấm gương sáng để con cháu noi theo, vì vậy nó không chỉ đơn thuần mang sắc thái văn hoá tín ngưỡng mà hơn nữa còn là động lực tinh thần cho sự phấn đấu, dấn thân, quan điểm sống nhân nghĩa. Đình cũng có thể được xem là “trung tâm tín ngưỡng”, đây cũng là nơi họ gởi gắm những tâm tư, tình cảm sâu kín nhất đời sống của mình. Để nam thanh nữ tú đến cầu duyên mong tìm được người thương như ý, để các sĩ tử tìm niềm tin, sự vững tâm trước những kỳ thi, để người mẹ người bà đến cầu xin sự yên ấm, no đủ trong gia đình... Người dân nay vẫn tìm đến đình trước những sự kiện đáng nhớ của cuộc đời, dù vòng xoay của cuộc sống hiện đại kéo họ ra khỏi “vòng lẩn quẩn của tôn giáo” nhưng trong sâu thẳm con người vẫn muốn tìm một điểm tựa vô hình nhưng mạnh mẽ cho tâm linh mình. Đến đình, tâm hồn con người như lắng lại. Ai cũng tự nhận thức được vị trí của mình, vị trí đây chính là con người đang xem xét lại bản thân mình, thời gian qua mình đã làm gì? Sai hay đúng? Thần linh luôn biết tất cả, lòng sợ trỗi dậy và nó níu kéo con người về với lòng thương, sự xám hối. Nơi chốn linh thiêng, không gian tĩnh lặng của lễ và ồn ào của hội cũng làm cho con người ta mở lòng hơn, lòng người ấm áp hơn và vô tình nó trở thành chất keo gắn kết lòng người, tăng lòng yêu và quý mến nhau hơn giữa bà con chòm xóm. Phần hội với những trò chơi như: hát đối đáp, đua thuyền, kéo co, chạy việt dã, đập om...cũng là dịp để mọi người thể hiện cái tôi của mình nhờ vậy mà dân làng biết được “tài lẻ” của người láng giềng, người bạn của mình và hiểu hơn về họ khi đây còn là dịp cùng trò chuyện, vui chơi, tâm sự. Tuy không còn các bản phổ hệ, các sắc phong, bài vị nhưng vị thần ấy vẫn mãi được người dân tôn thờ dù thời cuộc có biến đổi, dân giàu sang hay nghèo túng, dù làng có chuyển nơi cư trú bao nhiêu lần...đó phải chăng là lòng chung thuỷ, sắt son và sự khắc cốt ghi tâm người có ơn với mình. Các bản thần tích (hay còn gọi là ngọc phả, thần phả) không còn được phổ biến trong người dân Tam Kỳ, đó cũng là một trong những tổn thất đáng kể. Hệ thống câu đối, những bài văn cúng đi liền với lễ hội đình làng cũng có thể xem là những tác phẩm văn học địa phương, nếu thần phả là dòng văn học dân gian với những câu chuyện có phần hư cấu về vị thần của mình thì các câu đối và bài văn cúng là dòng văn học bác học do các nhà nho của làng viết nên nhằm tôn vinh công lao của các bậc tiền nhân, ca ngợi phong cảnh hữu tình của quê hương... Đó cũng là một trong những đóng góp của đình làm đẹp thêm, phong phú thêm làng quê Tam Kỳ, làng quê Việt. Lễ hội đình diễn ra trong sự chuẩn bị chu đáo của bà con trong làng, mỗi người một ít dù nghèo dù giàu, mọi người đều chung vui, tinh thần cộng đồng của người dân như trở nên mặn nồng hơn vào lúc này, nơi này. Các hình thức diễn xướng, lễ thức cũng được xem là một dạng của mô hình “sân khấu hoá” truyền thống, thu hút khá nhiều khán giả. Như vậy, đây cũng chính là môi trường lý tưởng lưu giữ các loại hình văn nghệ dân gian. Bên cạnh đình, lệ làng còn có những quy định về thờ cúng như việc cắt cử ông Từ trông coi đình thì phải làm tốt bổn phận của mình, nếu không phải chịu trách nhiệm với dân làng; vị chủ lễ thì không được ăn thịt cầy trong suốt cuộc đời của mình, lễ cúng phải gồm hai món chay và mặn... Trong dân gian cũng lưu truyền một số câu ca dao tục ngữ liên quan đến đình làng, vẻ đẹp của đình cùng sự linh thiêng của nó còn góp phần làm nên vẻ đẹp của làng quê, ví dụ như: - Chuông làng nào làng ấy đánh Thánh làng nào làng ấy thờ. - Nhất La Oa, nhì Thành Mỹ, ba Chiên Đàn. - Ra đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu. Về lịch sử: quá trình ra đời của đình gắn liền với sự ra đời của làng xã, thậm chí việc dựng đình được xem là công việc đầu tiên của những người đi mở đất lập làng, vì dù cuộc sống ổn định hay chưa thì đình làng cùng vị thần của nó sẽ giúp đỡ, chở che cho họ. Văn hoá, lịch sử của đình vì vậy cũng đi liền với lịch sử văn hoá của một địa phương, và đây cũng chính là khâu mắt xích quan trọng giúp chúng ta, những người đang quay về tìm hiểu nguồn cội cha ông thực hiện được nguyện vọng của mình. Về kiến trúc - nghệ thuật: đình được xem là gương mặt kiến trúc Việt cổ. Và ở Tam Kỳ, nó in dấu bàn tay tài hoa của những người thợ địa phương mà tiêu biểu là làng mộc Kim Bồng (Hội An) và Văn Hà (Tam Thành, nay đã bị mai một). Cũng như nhiều nơi khác, những ngôi đình trên đều quay mặt ra bờ sông, đảm bảo yếu tố “tụ thuỷ”, tuy không còn giữ được nhiều nét kiến trúc cổ song hầu hết vẫn giữ được khung sườn gỗ, tránh, kèo nguyên thuỷ. Số lượng các cột gỗ khá nhiều, đều được làm bằng gỗ mít, được điêu khắc hình rồng, hoa văn khá tỉ mĩ, tinh xảo và mềm mại, thể hiện được cái hồn của cảnh, của người. Khí hậu miền Trung nói chung và Tam Kỳ nói riêng khá khắc nghiệt, nóng lắm mưa nhiều nên phần mái của đình Tam Kỳ thường có độ cong nhiều hơn, xuôi và mái thấp hơn để tránh ảnh hưởng của thiên nhiên. Đây còn là mảnh đất của điêu khắc dân gian thể hiện đời sống thẩm mĩ của người dân, các chi tiết được chạm khắc trong kiến trúc đình đem lại sự bắt mắt cho người xem, những biểu tượng, hình ảnh quen thuộc như tứ linh, bát bửu, cá hoá long, rồng, phong cảnh làng quê...đều được gởi gắm những tâm tình, quan niệm sống như quan niệm về âm dương hoà hợp, tự hào về vẻ đẹp quê hương và những triết lý của nho gia...Tuy nhiên đình làng Tam Kỳ nay vẫn mang những nét riêng như cách đắp nổi sành sứ, kiến trúc đình nhỏ hơn so với các ngôi đình ở Huế hay Bắc Bộ. Hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ còn mang khá nặng tính địa phương, tuy có sự tương đồng về niên đại, kiến trúc, thời gian tổ chức lễ hội song mỗi làng tồn tại một hệ thống thờ riêng. Đồng hành nhưng không song hành hoàn toàn trong quan niệm và tập tục, đời sống người dân làng nào cao hơn thì có lẽ Thánh làng ấy thiêng hơn. Với những làng không có đình thì người dân lại hướng niềm tin của mình đến những ngôi đình trong vùng được xem là linh thiêng hơn cả. Người dân nơi đây còn khá “chân quê”, họ hết mực với ngôi đình làng mình, góp công quỹ để xây dựng đình mà không cần đến sự kêu gọi nhiều lần của Ban trị sự, biến tướng của lòng tin vào sự linh thiêng như lên đồng, mê tín dị đoan hầu như không tồn tại ở các ngôi đình của Tam Kỳ. Ngôi đình làng linh thiêng tồn tại hằng hữu, thường trực trong tâm thức của người dân Tam Kỳ hơn so với những vùng lân cận như huyện Núi Thành, Phú Ninh bằng chứng là chúng được quan tâm nhiều hơn, được tu bổ và thờ phụng hương khói chu đáo hơn, không bị bỏ rơi như những phế tích (dù có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau) xét trên mặt bằng chung của hệ thống đình. Nếu ngày xưa đình còn là trung tâm hành chính, nơi họp bàn việc làng việc nước thì nay vai trò ấy đã không còn nữa, xưa là nơi “lọn tóc của ả đào bị bắt vạ rơi xuống” thì nay người dân yên tâm bởi những cơ quan thi hành pháp luật, nếu sân đình xưa là nơi dân làng giải trí bởi các gánh tuồng, gánh hát về làng thì nay đã có trung tâm văn hoá - giải trí của thành phố... Như vậy, vai trò của đình hôm nay, tại thành phố Tam Kỳ đã có sự giảm sút - mà đó chính là quy luật tất yếu của sự phát triển, dù vậy đình vẫn không hề mất hẳn các giá trị vốn có của mình, đó vẫn là một “tôn giáo” có khá đông tín đồ, một nơi lưu giữ những gì thuộc về truyền thống, thuần phong mỹ tục. 3.2. Một số giải pháp để giữ gìn, phát triển đình làng và những giá trị văn hoá gắn chặt với nó Về phía tỉnh, thành phố: Việc bảo tồn và phát triển di tích là một trong những sự quan tâm của nhà nước, các cấp lãnh đạo. Đây chính là những cơ quan chủ quản, có thẩm quyền quản lý, khai thác và phát triển di sản di tích. Những ngôi đình cổ không chỉ là niềm tự hào của một dòng họ, một làng quê mà hơn thế nó giữ được các giá trị văn hoá tiêu biểu của người Việt. Một số biện pháp để bảo tồn, phát huy giá trị di tích như: Về lĩnh vực chuyên ngành, nghiên cứu khoa học: đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cần có chiến lược đào tạo cơ bản nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Công tác trùng tu trước hết là nhằm bảo vệ di tích, vì vậy cần tăng cường hợp tác giữa các cơ quan làm công tác quản lý trùng tu trong vùng và cả nước để có được kinh nghiệm cũng như sự chuyên nghiệp, sự nhất quán trong công tác trùng tu, kịp thời tránh những sai sót đáng tiếc. Đảm bảo các nguyên tắc chung vì hệ thống đình được làm bằng gỗ là chủ yếu, dễ bị hư hoại qua thời gian do mọt, ẩm ướt... Về lĩnh vực quản lý, bảo tồn: Đánh giá được vai trò của văn hoá trong thời đại hiện nay, đồng thời chỉ ra được mối quan hệ tương hỗ giữa bảo tồn và phát triển vì đây là hai phạm trù gần như trái ngược nhau, tuy nhiên cần nhận thấy rằng bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống là nền tảng cho sự phát triển bền vững của xã hội. Ban hành các văn bản pháp quy, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, trùng tu, bảo tồn. Lập các chương trình quản lý, khoanh vùng bảo vệ cũng như tạo lập các hồ sơ di tích trong đó nắm bắt đầy đủ hiện trạng, giá trị văn hoá của di tích tạo cơ sở cho việc quản lý, tu bổ, phục hồi các di tích. Quy định rõ chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ của từng ban ngành đoàn thể địa phương để phát huy tính độc lập, năng động và nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Từ đó, những đơn vị từ địa phương có thể linh hoạt thực hiện các hoạt động như sinh hoạt văn hoá cộng đồng trong làng vào những ngày lễ, tết, rằm hoặc dễ dàng tạo điều kiện cho những người cần tìm hiểu và muốn tìm hiểu về đình có thể tiếp cận nhanh chóng. Đảm bảo kinh phí từ nguồn vốn của tỉnh, các chương trình mục tiêu quốc gia, từ nguồn ngân sách địa phương hoặc từ nhân dân để kịp thời cho công tác tu bổ, bảo vệ hàng năm. Về lĩnh vực tuyên truyền, phát huy các giá trị di sản: đưa các bài viết về đình làng trên địa bàn thành phố lên các website của tỉnh, thành phố, sở văn hoá... để người dân tiện tìm hiểu, tra cứu dễ dàng, nhận thức rõ vai trò tối quan trọng của cộng đồng trong bảo tồn các di sản văn hoá. Thường xuyên tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức cho người dân, cho thế hệ trẻ đặc biệt là những người dân trong khu vực gần di tích (ở đây là trong khu vực gần đình) hiểu rõ được giá trị của ngôi đình, để họ thêm yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn, bảo vệ, vì không ai có thể bảo vệ di tích tốt hơn nhân dân. Thực hiện các chương trình ngoại khoá, các cuộc thi tìm hiểu về hệ thống đình ở từng địa phương nói riêng và trong tỉnh nói chung để các bạn trẻ, các em học sinh và cả người dân có thêm nguồn kiến thức và khơi nguồn động lực cho việc tìm tòi về với quá khứ, với tinh hoa văn hoá cổ truyền. Về lĩnh vực hợp tác, đối ngoại: tăng cường hợp tác, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm từ những người bạn quốc tế đến nước ta để nghiên cứu khoa học, bảo vệ di sản... Về phía người dân: ngôi đình vẫn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của họ tuy nhiên không phải là ai cũng có hiểu biết về công tác bảo tồn, đây là đối tượng rất quan trọng trong công tác bảo tồn và phát triển di tích bởi sự kịp thời phát hiện những hành vi phá hoại, làm ảnh hưởng đến cảnh quan của đình. Họ cũng là đối tượng trực tiếp gìn giữ, lưu truyền những giá trị văn hoá, lịch sử đi liền với ngôi đình (với di tích ), cùng với các ban ngành chức năng tham gia vào quá trình bảo vệ và phát triển di tích. Bản thân em: là những sinh viên ngành Việt Nam học, được học và có điều kiện tìm hiểu về nền năn hoá truyền thống dân tộc thì cần nhận thức rõ tầm quan trọng của di tích. Chúng ta có thể là cộng tác viên cùng với các cơ quan nhà nước thực hiện các chương trình nhằm cố gắng bảo vệ di tích, tích cực tuyên truyền cho người dân và nhất và giới trẻ. Cùng với người dân địa phương thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối với tài sản quốc gia, dân tộc mà đây chính là những di tích, những ngôi đình cần được bảo vệ. C. KẾT LUẬN Ngôi đình đã và mãi là niềm tự hào dân tộc không chỉ bởi vai trò của nó trong đời sống cư dân xưa, mà ngày nay dù những di tích đã được trùng tu, vẻ cổ kính không còn thì bên trong nó vẫn tồn tại một sức sống do chính những con người chân quê làm nên. Văn hoá làng xã cổ truyền Việt Nam đã tạo dựng và luôn gìn giữ những gì thuộc về quá khứ, “ ôn cố tri tân” là điều mà tôi đang thực hiện, đình làng vẫn ăn sâu trong đời sống của người dân Tam Kỳ nay, tìm về với làng quê thanh bình với ngôi đình làng sẽ giúp chúng ta có cái nhìn mới về con đường sắp tới chúng ta sẽ đi và phải đi, giữ cho mình “ hoà nhập không hoà tan ” giữa sự giao lưu mạnh mẽ toàn cầu hiện nay không là nhiệm vụ của riêng ai, từng địa phương, từng vùng cần phải quan tâm hơn nữa trong việc bảo tồn phát triển những giá trị văn hoá, vì nó không chỉ đơn thuần là đời sống tinh thần mà trong tương lai sẽ là nguồn lực để chúng ta phát triển kinh tế, khẳng định vị trí của một làng, một vùng và rộng hơn là một quốc gia. Thành phố Tam Kỳ đang dần chuyển mình, và rồi những di tích cổ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn nạn hơn, liệu rằng chúng ta sẽ mãi đứng vững như “kiền ba chân”, ngay từ lúc này chúng ta cần phải gắn sự phát triển toàn diện của tỉnh đồng thời với sự bảo lưu thuần phong mỹ tục, với bản sắc truyền thống dân tộc, cổ kim đồng hành. Ơ D. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu sách, báo, tạp chí 1. Toan Ánh, Nếp cũ làng xóm Việt Nam, NXB Trẻ, năm 2004. 2. Nguyễn Quang Ngọc ( chủ biên). Tiến Trình Lịch Sử Việt Nam. NXB Giáo Dục. 3. Di tích và Danh thắng Quảng Nam. Sở VHTT Quảng Nam. Tháng 12 năm 2006. 4. 100 năm phủ lỵ Tam Kỳ( 1906- 2006). Sở VHTT Quảng Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học. Tháng 12 năm 2006. 5. Tuyển tập thông tin Di sản Di tích Quảng Nam. Trung tâm bảo tồn Di sản Di tích Quảng Nam. Tháng 1 năm 2009. II. Tư liệu điền dã: 1. Cụ Nguyễn Đương, sinh năm 1925, khối phố Mỹ Thạch Đông - phường Tân Thạnh. 2. Cụ Bùi Kha, sinh năm 1924, khối phố Phương Hoà Đông - phường Hoà Thuận. 3. Cụ Lê Hạnh, sinh năm 1929, khối phố 5 - thôn Vĩnh Bình - xã Tam Thăng. 4. Cụ Nguyễn Sạ, sinh năm 1934, khối phố 5 - thôn Vĩnh Bình - xã Tam Thăng. 5. Bác Võ Thuân, sinh năm 1951, khối phố Phương Hoà Đông - phường Hoà Thuận 6. Cụ Cao Văn Toàn, sinh năm 1923, khối phố Phương Hoà Đông - phường Hoà Thuận. 7. Cụ Trần Văn Tuyền, sinh năm 1923, khối phố Hương Trà Tây- phường Hoà Hương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_tai_thuc_tap_tn_1_1__1652.doc
Tài liệu liên quan