Đồ án Ứng dựng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý tài nguyên nước dưới đất của Quận 6 và Quận Bình Tân - Thành phố Hồ Chí Minh

Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền ý thức của người dân về việc sử dụng tài nguyên nước dưới đất, khi tiến hành khoan giếng cần phải hợp đồng với các cơ sở có giấy phép hành nghề khoan giếng; cần sử dụng một cách tiết kiệm; những giếng nước không khai thác cần tiến hành trám lấp theo đúng kỹ thuật, tránh thải bỏ chất thải vào các giếng không sử dụng vì như thế sẽ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước dưới đất bên dưới. Vận động các hộ gia đình có giếng nước đến đăng ký cho Ủy Ban Nhân dân các phường, xã; để tạo điễu kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý các giếng nước trong hộ dân cư; đồng thời hạn chế tối đa những sự cố có thể xảy ra đối với tài nguyên nước dưới đất bắt nguồn từ hoạt động khai thác của các đối tượng hộ gia đình. Đối với những hộ dân sử dụng đồng thời cả 2 nguồn nước cấp và nước dưới đất cần có những công tác tuyên truyền để những hộ này chuyển sang sử dụng toàn bộ nguồn từ nước cấp .

doc98 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Ứng dựng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý tài nguyên nước dưới đất của Quận 6 và Quận Bình Tân - Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ïc nước so với cùng kỳ năm trước thì thấp hơn. Tại khu vực Q.9 có 1 công trình là 10B; mực nướùc trung bình tháng nãm 2006 dao động từ 25.44 đến 27,52m. Mực nước năm 2006 cao hơn cùng kỳ năm 2005; tuy nhiên nếu so với 5 năm trước thì mực nước lại giảm. Hình 6: Biểu đồ dao động mực nước tầng Pliocen trên, 2006 Nhìn chung, khi so sánh chiều sâu mực nước tại các công trình quan trắc với cùng kỳ 5, 10 năm trước đều có sự suy giảm mựïc nước. Nếu so với 1 năm trước thì mực nước chỉ giảm tại một số công trình như Bình Chánh (Q808030, Q808040); Bình Tân; Cần Giờ; Hóc Môn (02T; Q011340); quận 12, quận Thủ Đức. (Kết quả so sánh mực nước của tầng Pliocen trên tại các trạm quan trắc so với 1, 5 và 10 năm về trước được trình bày trong phụ lục 14). Tầng Pliocen dưới (m14): Có 12 công trình quan trắc được bố trí trong tầng Pliocen dưới. Mực nước của tầng Pliocen dưới tại các lỗ khoan được đánh giá như sau: Tại Bình Chánh: có 2 công trình quan trắc (06T và Q808050). Mực nước trung bình tháng thấp nhất từ 15,68 – 32,99, thường xuất hiện vào tháng 4 và tháng 5; mực nước cao nhất từ 12,13 – 30,60m và thường xuất hiện vào tháng 1 đến tháng 3. Tại khu vực này mực nước có xu hướng giảm lớn nhất tầng Pliocen dưới, giảm từ 0,18 – 15,85m. Tại Quận Bình Tân: có 1 công trình quan trắc thuộc mạng lưới quan trắc của Thành phố. Mực nước trung bình tháng dao động từ 12,14 – 17,22m. Chiều cao mực nước tầng Pliocen tại khu vực này tăng lên so với cùng kỳ các năm trước. Tại Cần Giờ: có 2 công trình quan trắc mực nước và đều thuộc mạng lưới quan trắc của Quốc Gia. Mực nước cao nhất của tầng Pliocen dưới tại đây từ 2,02 – 2,67m và xuất hiện vào tháng 1; thấp nhất từ 2,34 – 2,98m, thường xuất hiện vào tháng 7. Tầng chứa nước khu vực này bị mặn nên không có công trình khai thác nào. So với các năm trước thì mực nước của tầng bị giảm xuống từ 0,04 – 1,65m. Tại Củ Chi: có 2 công trình quan trắc thuộc mạng lưới Quốc gia và mạng lưới Thành phố. Mực nước trung bình tháng thấp nhất từ 11,94 – 15,10m, thường xuất hiện vào tháng 6 và tháng 7; cao nhất từ 10,85 – 13,14m, thường xuất hiện vào tháng 1. So với các năm trước thì chiều cao mực nước cũng giảm xuống. Tại Hóc Môn: có 1 công trình quan trắc là 02D. Mực nước trung bình tháng tại đây dao động từ 14,30 m (tháng 1) đến 16,74m (tháng 6). Tại Quận 11: có 1 công trình quan trắc (05C), mực nước trung bình tháng thấp nhất từ 25,41 – 25,86m, thường xuất hiện vào tháng 9. Tại Quận 12: có 2 công trình quan trắc là 03D và Q011040. Mực nước trung bình tháng thấp nhất sâu từ 25,41 – 25,86m, thường xuất hiện vào tháng 9; cao nhất sâu từ 21,59 – 22,09m so với mặt đất. So với năm 2005, chiều cao mực nước tăng lên nhưng nếu so với các năm trước nữa thì mực nước lại giảm đứng thứ hai trong tầng Pliocen với mức giảm đến 7,77m. Tại Quận Tân Bình: có 1 công trình quan trắc là 04D. Mực nước trung bình tháng dao động từ 28,97m (tháng 2) đến 32,30m (tháng 8). So với các năm trước thì mực nước của tầng Pliocen dưới tại khu vực này cũng giảm đáng kể. Hình 7: Biểu đồ dao động mực nước tầng Pliocen dưới , 2006 Nếu so sánh chiều sâu mực nước với 5 và 10 năm trước thì mực nước cũng giảm riêng lỗ khoan 08C tại Quận Bình Tân thì mực nước lại tăng. Khi so sánh với cùng kỳ năm 2005 thì mực nước lại tăng, chỉ giảm tại lỗ khoan Q808050 (Bình Chánh ) và 04D (Tân Bình). (Kết quả so sánh mực nước của tầng Pliocen dưới tại các trạm quan trắc so với những năm về trước được trình bày trong phụ lục 15). Quan trắc chất lượng nước dưới đất: Kết quả quan trắc chất lượng nước dưới đất về thành phần hóa học cũng như về các nguyên tố vi lượng, chỉ tiêu vi sinh tại các tầng quan trắc được trình bày cụ thể trong các Phụ lục 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 Để đánh giá chất lượng nước dưới đất tại các trạm quan trắc, các kết quả quan trắc chất lượng nước được so sánh với TCXD 233:1999, để từ đó phân cấp thành 3 cấp là A, B , C. Bảng 10: Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 233:1999 Các thông số Đơn vị Các loại nước theo TCXD 233:1999 Loại A Loại B Loại C pH 6,8 – 7,5 6,0 – 8,0 4,5 – 8,5 Độ cứng toàn phần 0dH (mg CaCO3/l) 4 – 8 (72 – 145) < 4 hoặc 8 – 13 (< 75 hoặc 75 – 231,40) < 28 (< 231,4) Sulfua mg/l 0 0 < 0,5 Clorua mg/l < 25 < 200 < 400 Sunfat mg/l <25 < 250 < 400 Nitrit mg/l < 0 < 0,1 < 2,0 Nitrat mg/l N 0 < 6,0 < 10,0 Photphat mg/l 0 < 1,5 < 2,0 Sắt tổng mg/l < 0,3 < 10,0 < 50,0 Mangan tổng mg/l < 0,05 < 2,0 < 3,0 Amonium mg/l < 0 < 3,0 < 30,0 Florua mg/l 0,5 – 1,0 0 – 0,5 hay 1 – 1,5 < 2,0 Xianua mg/l 0 < 50,0 < 100,0 Phenol mg/l 0 0,5 < 100,0 Asen mg/l 0 50,0 < 100,0 Cadmi mg/l 0 < 1,0 < 5,0 Crom tổng mg/l 0 < 10,0 < 50,0 Selen mg/l 0 < 5,0 < 10,0 Thủy ngân mg/l 0 0 < 1,0 Đồng mg/l < 50 < 1000 < 3000 Chì mg/l 0 < 10 < 50 Kẽm mg/l < 50 < 1000 < 5000 E.coli MPN/100ml 0 < 20 < 100 Chú thích: A: là nguồn nước có chất lượng tốt, chỉ xử lý đơn giản trước khi cấp cho ăn uống, sinh hoạt. B: là nguồn nước có chất lượng bình thường, có thể khai thác, xử lý để cấp cho ăn uống và sinh hoạt. C: là nguồn nước có chất lượng xấu. Nếu sử dụng vào mục đích cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt thì cần xử lý bằng các công nghệ đặc biệt, phải được giám sát nghiêm ngặt và thường xuyên về chất lượng nước. Nếu thông số, nồng độ các thành phần có giá trị lớn hơn hoặc nằm ngoài giới hạn quy định ở cột C thì không được sử dụng để cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt. Kết quả đánh giá chất lượng nước về thành phần hóa học và các nguyên tố vi lượng: Tầng chứa nước Pleistocen: Vào mùa khô, ở tầng Pleistocen có 16 kết quả phân tích của nhóm chỉ tiêu pH, độ cứng, Cl-, Fe và SO2-4; nhóm các hợp chất của nitơ. Trong nhóm thứ nhất, các chỉ tiêu thuộc loại C và vượt C chủ yếu là độ pH có 15 trường hợp; Clorua và độ cứng toàn phần đều nằm trong khu vực nước mặn hoặc nằm gần ranh giới nước mặn. Nhóm hợp chất nitơ xuất hiện ít hơn so với nhóm A nhưng cũng có tới 9/16 mẫu có chỉ tiêu thuộc C và vượt C, trong đó Nitrat xuất hiện 7 lần, Nitrit 1 lần và chủ yếu trong khu vực nước nhạt, còn Amonium trong cả 2 lần xuất hiện đều thuộc khu vực nước mặn ( công trình quan trắc 06C, Q808020). Nhóm phenol có 9/10 mẫu thuộc loại C và vượt C, xuất hiện cả khu vực nước mặn và nước nhạt. Nhóm vi lượng, chiếm đa số là thủy ngân (10/10), Cadmi (7/10) và có 1 lần xuất hiện Mangan trong khu vực nước mặn và tổng độ khoáng hóa cao (CTQT 06C). Vào mùa mưa, số lượng mẫu phân tích cũng như trong mùa khô nhưng có sự thay đổi giữa 2 mùa. Phổ biến nhất cũng là pH, nhóm các hợp chất nitơ cũng phân tích như trong mùa khô nhưng có sự thay đổi giữa các chỉ tiêu. Vào mùa mưa, nitrit đã không xuất hiện, thay vào đó là sự tăng lên của Amonium (3/6) trong vùng nước mặn và giảm đi của nitrat (5/16). Nhóm vi lượng, các chỉ tiêu loại C có sự giảm đi so với mùa khô, điển hình như thủy ngân ( 6/10), cadmi ( 4/10) và mangan tại công trình quan trắc 06C. Như vậy, khi sử dụng nước dưới đất cấp cho mục đích ăn uống và sinh hoạt cần lưu ý đối với pH, phenol, thủy ngân, cadmi. Vào mùa mưa, chất lượng nước dươi đất tầng Pleistocen có sự cải thiện của phenol và một số chỉ tiêu vi lượng. Tầng chứa nước Pliocen trên: Tầng này có 22 vị trí lấy mẫu. Kết quả phân tích cho thấy ít có sự thay đổi giữa các chỉ tiêu thuộc loại C và vượt C trong hai mùa khô và mưa. Vào mùa khô, có 18 trong tổng số 22 lần phân tích có chỉ tiêu loại C và vượt C thuộc nhóm thứ nhất, Chỉ tiêu xuất hiện thường xuyên là độ pH (16/22), tập trung chủ yếu trong khu vực nước nhạt, trong khu vực nước mặn thường là độ cứng toàn phần, Clorua ( đều chiếm 4/22 ), Suifat và sắt tổng xuất hiện phía đông – nam thành phố. Nhóm hợp chất nitơ (5/22), xuất hiện trong nước mặn chủ yếu là Amonium (3/22), riêng nitrat chỉ có 1 chỗ thuộc loại C là Tân Thới Hiệp – Quận 12. Phenol có 10/15 mẫu thuộc loại C và vượt C. Nhóm vi lượng có 12/13 mẫu có chỉ tiêu thuộc loại C hoặc vượt loại C, phổ biến là các chỉ tiêu như thủy ngân (12/13), cadmi (4/22) xuất hiện trong vùng nước nhạt, ngoài ra còn có sự xuất hiện của mangan, chì tại các công trình quan trắc 06C và 08B. Vào mùa mưa, có 18 trong 22 mẫu phân tích có các chỉ tiêu thuộc loại C và vượt C thuộc nhóm chỉ tiêu pH, độ cứng, Clorua. Trong đó có 14 trường hợp là độ pH và chủ yếu trong vùng nước nhạt, 4 trường hợp là của Clorua và độ cứng thường xuất hiện trong vùng nước mặn. Nhóm hợp chất nitơ, không có sự thay đổi so với mùa khô, xuất hiện trong nước mặn chủ yếu là Amonium (3/22). Nhóm vi lượng, có 7/13 lần phân tích có các chỉ tiêu thuộc C và vượt C, điển hình là thủy ngân ( 7 lần), mangan (2 lần) tại các công trình quan trắc 06D, 08B và cadmi tại 09 – 02T. Như vậy, giống như tầng trên, khi sử dụng nước dưới đất ở tầng Pliocen trên cho mục đích cấp cho ăn uống và sinh hoạt cần lưu ý xử lý đối với pH, phenol, thủy ngân, cadmi như đã nêu ở trên. Tầng chứa nước Pliocen dưới: Tại tầng này có 12 mẫu được phân tích. Vào mùa khô, sự xuất hiện nhiều các chỉ tiêu thuộc loại C và vượt C của độ pH, Clorua, độ cứng hay sulfat cho thấy nhóm này chiếm đa số với 9/12 mẫu, ngoài ra còn có các chỉ tiêu khác thuộc nhóm nitơ (5/12), trong tầng nước nhạt có nitrat (2/12), trong tầng nước mặn là Amonium (3/12). Nhóm phenol có 2 mẫu thì có 1 mẫu thuộc loại C. Nhóm vi lượng chủ yếu là thủy ngân ngoài ra còn có đồng tại lỗ khoan 08B. Vào mùa mưa, các trường hợp loại C và vượt C giảm đáng kể, điển hình là độ pH (4/12), Clorua và độ cứng (4/12). Nhóm các hợp chất nitơ, không thấy có dấu hiệu giảm vào mùa mưa, trong nước nhạt nitrat (2/12) tại công trình quan trắc 03D và 04D, trong nước mặn là Amonium (3/12). Chỉ tiêu phenol có 1 mẫu phân tích và đạt tiêu chuẩn loại B. Riêng tại lỗ khoan 08C cần chú ý chỉ tiêu Mn và Hg đều vượt chuẩn loại C. Như vậy, đđối với tầng quan trắc Pliocen dưới cũng cần quan tâm xử lý 1 số chỉ tiêu như đđộ cứng, các vi lượng như mangan trước khi sử dụng cho mục đích cấp cho ăn uống và sinh hoạt. Khác với các tầng trên, chất lượng nước ở tầng này không đđược cải thiện vào mùa mưa. Xu hướng nhiễm mặn của các tầng chứa nước: Như phần khái quát các tầng chứa nước đã trình bày, tầng chứa nước Holocen có chất lượng không tốt, phần lớn chúng bị nhiễm mặn, các tầng còn lại đều có những vùng bị nhiễm mặn. Tại những vùng nhất định có sự xen kẽ tầng mặn, nhạt. Với đặc điểm như vậy, dưới ảnh hưởng của khai thác nước dưới đất gây nên xu hướng nhiễm mặn ở các tầng chứa nước. Tại một số công trình quan trắc đã quan sát thấy sự tăng liên tục của đđộ khoáng hóa. Mặc dù chưa gây nên sự nhiễm mặn các tầng chứa nước nhưng đây chính là dấu hiệu của các quá trình nhiễm mặn. Ở một số trường hợp khác, nó phản ánh sự dịch chuyển của biên mặn. Do mật độ công trình còn thưa thớt, các điểm phát hiện còn rời rạc nên dưới đây chỉ có thể mô tả cho từng trường hợp cụ thể của từng tầng chứa nước. Tầng Holocen: tại công trình quan trắc Q808010 (Lê Minh Xuân – Bình Chánh)hàm lượng Cl và Na có xu hướng tăng lên rõ rệt. Vào tháng 1/1999 hàm lượng Clo là 443 mg/l, đến tháng 10 năm 2006 là 841 mg/l. Tầng Pleistocen: có 7 trường hợp quan sát thấy có xu hướng tăng liên tục theo thời gian của độ khoáng hóa xảy ra ở các công trình như 10A (quận 9), 09 – 02C (Thủ Đức), 06C (Bình Chánh), 05A ( quận 11), 04T (quận Tân Bình), 03T (quận 12). Tại lỗ khoan Q01020 độ tổng khoáng hóa có xu hướng tăng liên tục lên 2,2 lần so với năm 1999, tại 06C độ khoáng hóa tăng từ 10,51 lên 11,82 g/l, tại 05A tăng từ 0,11 lên 0,19 (vào tháng11/2006) và tại 04T độ khoáng tăng từ 0,08 đến 0,1 g/l. Đáng chú ý, là trường hợp tăng độ khoáng hóa ở 06C dấu hiệu sự dịch chuyển của biên mặn. Tầng Pliocen trên: có 7 trường hợp độ tổng khoáng hóa tăng, bao gồm Q003340 (Hóc Môn), 11A (Quận 2), 10B (quận 9), 09 -02T (Thủ Đức), 08B (Bình Tân) và Q822030 (Cần Giờ). Đáng chú ý là ngay trong vùng nước mặn, công trình 08B độ khoáng hóa cũng tăng từ 6,14 (5/2003) lên 6,54 g/l (11/2006). Và tại công trình Q808030 (Bình Chánh), độ khoáng hóa tăng từ 20,17 (1/1999) lên 21,5 g/l (10/2006). Tầng Pliocen dưới: chỉ có 1 trường hợp có xu hướng tăng của độ tổng khoáng hóa tại công trình 03D tăng từ 0,10 (1/2000) lên 0,18g/l (4/2004). Ngoài ra, tại một số công trình quan trắc như 04C (Tân Bình) – quan trắc nước tầng Pliocen trên có độ tổng khoáng hóa giảm từ 0,19 g/l xuống còn 0,15g/l. Tại công trình Q822040 (Cần Giờ) – quan trắc tầng Pliocen dưới độ tổng khoáng hóa giảm từ 33,6 g/l xuống còn 21,56g/l. Kết quả quan trắc về mặt vi sinh: Trong năm 2006, mẫu vi sinh được lấy chủ yếu trong tầng Pleistocen ( 16 mẫu) và tầng Pliocen trên ( 04 mẫu) làm 2 đợt: 1 đợt cuối mùa khô và 1 đợt cuối mùa mưa; đây là những tầng có nhiều lỗ khoan khai thác nhất. Các chỉ tiêu lấy bao gồm Tổng vi khuẩn kị khí sinh H2S, E.Coli, Fecal Coliform, Tổng Coliform và Streptocoscus Foecalic. Tầng chứa nước Pleistocen: Kết quả phân tích vi sinh cho thấy khu vực Củ Chi năm 2006 có 1 vị trí lấy mẫu (lỗ khoan 01A), cả 2 mẫu lấy ở 2 mùa trong đó mùa khô có 2/5 chỉ tiêu không đạt chuẩn(bao gồm tổng Coliformes và Fecal Coliformes); mùa mưa có 1/5 chỉ tiêu không đạt là tổng vi khuẩn kị khí sinh H2S. Mẫu nước phân tích vào mùa mưa năm 2002 đạt chỉ tiêu, còn các năm 2003, 2004, 2005 đều có những chỉ tiêu không đạt. Khu vực Hóc Môn: năm 2006 có 1 vị trí lấy mẫu (lỗ khoan 02C), mẫu lấy vào mùa mưa, có 2/5 chỉ tiêu không đạt (bao gồm tổng Coliformes và Fecal Coliform; vào mùa mưa các chỉ tiêu đều đạt chuẩn. Ở vị trí này vào các mùa mưa và mùa khô năm trước đều đạt chuẩn, chỉ có mùa mưa năm 2005 chỉ tiêu tổng vi sinh kị khí sinh H2S là không đạt. Khu vực quận 12: có 1 vị trí lấy mẫu (lỗ khoan 03T), cả 2 mùa khô và mùa mưa năm 2006 đều có những chỉ tiêu không đạt nhất là vào mùa khô có 3/5 chỉ tiêu không đạt chuẩn. Cũng ở vị trí quan trắc này vào những năm trước toàn bộ các chỉ tiêu quan trắc đều đạt so với tiêu chuẩn. Khu vực quận Tân Bình: có 1 vị trí quan trắc là lỗ khoan 04T, tại khu vực này kết quả phân tích năm 2006 và các năm trước đều đạt tiêu chuẩn cả 5 chỉ tiêu. Khu vực quận 11, trong năm 2006 có 1 vị trí lấy mẫu là tại lỗ khoan 05A. Mẫu mùa khô có 2/5 chỉ tiêu không đạt chuẩn ( bao gồm chỉ tiêu tổng coliform và Streptococus Foecalic). Trong khi những năm trước, toàn bộ 5 chỉ tiêu ở các mùa khác nhau đều đạt chuẩn. Khu vực Quận Bình Tân: trong năm 2006 có 1 vị trí quan trắc là lỗ khoan 08A, vào mùa mưa năm 2006, có 2 chỉ tiêu là Fecal Coliform và tổng Coliformes không đạt chuẩn; mùa khô thì 5/5 chỉ tiêu đều đạt. Các năm trước toàn bộ các chỉ tiêu phân tích đều đạt tiêu chuẩn vào mùa khô và mùa mưa, riêng mùa mưa năm 2004 có chỉ tiêu Streptococus Foecalic là không đạt chuẩn. Khu vực quận Bình Chánh: năm 2006 cũng chỉ quan trắc tại 1 vị trí là lỗ khoan 06C. Tại đây vào mùa mưa của những năm trước toàn bộ các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn riêng năm 2006 thì có chỉ tiêu tổng vi khuẩn kị khí sinh H2S là không đạt. Vào mùa mưa, số chỉ tiêu không đạt chuẩn là rất cao trên 3 chỉ tiêu nhất là vào năm 2004, 4/5 chỉ tiêu đều không đạt chuẩn. Khu vực quận Thủ Đức: cũng quan trắc tại vị trí là lỗ khoan 09 – 02C và lỗ khoan 10A, tại đây theo kết quả phân tích cho thấy vào năm 2006 vào mùa mưa chỉ tiêu tổng vi khuẩn kị khí sinh H2S đều không đạt chuẩn. Các năm trước cũng có tiêu chuẩn không đạt chuẩn như tổng vi sinh kị khí sinh H2S đều không đạt. Khu vực Quận 2: trong năm 2006 có 3 vị trí lấy mẫu là tại các lỗ khoan 11A, 11B, M1A. Theo kết quả quan trắc cho thấy, về mặt vi sinh cả 3 vị trí trong năm 2006 đều có mẫu vượt tiêu chuẩn. Tầng chứa nước Pliocen trên: Trong năm 2006, tầng chứa nước Pliocen trên chỉ có 2 công trình quan trắc là 05B và 10B. Tại công trình 05B, vào mùa mưa và mùa nắng đều có 1 /5 chỉ tiêu không đạt chuẩn ( mùa mưa là chi tiêu Sreptocoscus Foecalic, mùa khô là chỉ tiêu Tổng Coliformes). Còn tại lỗ khoan 10B, chỉ tiêu tổng số vi khuẩn kỵ khí sinh H2S đều không đạt chuẩn vào cả 2 mùa khô và mùa mưa. Tại lỗ khoan 05B vào mùa khô những năm trước đều có chỉ tiêu không đạt, mùa mưa thì chỉ có vào năm 2005 là đạt tiêu chuẩn ở cả 5 chỉ tiêu. Còn tại lỗ khoan 10B lại đạt tiêu chuẩn vào mùa khô năm 2005, trong khi mùa mưa năm đó có 1/5 chỉ tiêu không đạt chuẩn 3.3. Quan trắc chất lượng nước dưới đất tại một số giếng khai thác của hộ dân cư: Ngoài việc tham khảo và trình bày các kết quả quan trắc chất lượng nước dưới đất tại các trạm quan trắc của Quốc gia và Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố, trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này, em đã tiến hành khảo sát, lấy mẫu và phân tích một số mẫu nước dưới đất. Đối tượng khảo sát mà em hướng đến là các giếng khai thác nước dưới đất tại hộ dân cư. Bên cạnh đó, do thời gian thực hiện đề tài tương đối ngắn nên em chỉ thực hiện việc phân tích tại một số phường trên địa bàn quận 6 và Quận Bình Tân, đồng thời tiến hành phân tích 11 chỉ tiêu tại phòng thí nghiệm của trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đây, là kết qua quan trắc về các giếng khai thác nước dưới đất tại một số hộ dân trên địa bàn Quận 6 và Quận Bình Tân. 3.3.1. Vị trí các điểm quan trắc: Tại quận Bình Tân, vị trí các điểm lấy mẫu được rải ra ở nhiều phường khác nhau như phường Bình Hưng Hòa, phường An Lạc, phường Tân Tạo, phường Bình Trị Đông; tại mỗi khu vực đó lấy ít nhất là 2 mẫu nước. Riêng tại quận 6, việc lấy mẫu tập trung vào các phường 13 và phường 14; đây là những khu vực có nhiều hộ còn sử dụng nước giếng. Bảng 11: Danh sách các điểm lấy mẫu nước của hộ dân STT Ký hiệu Địa chỉ Loại giếng Chiều sâu (m) Ghi chú Quận Bình Tân 1 NN- BTĐ1 637/8/12 Khu phố 2, Tỉnh lộ 10 phường Bình Trị Đông B Giếng đào >10 Số hộ sử dụng: 8. Mục đích: ăn uống và sinh hoạt (không có mạng lưới cấp nước) 2 NN- BTĐ2 637/8/4/5 Khu phố 2, Tỉnh lộ 10, phường Bình Trị Đông B Giếng khoan >100 Số hộ sử dụng: 31 Mục đích: ăn uống và sinh hoạt (khu vực có mạng lưới cấp nước) 3 NN- BTĐ3 620 Hương lộ 2, Khu phố 6 phường Bình Trị Đông Giếng khoan > 100 Mục đđích sử dụng: cho sinh hoạt 4 NN-BTĐ4 452/27/8 phường Bình Trị Đông Giếng khoan > 10 Mục đích: rửa các bao đường. Nước đục, có mùi tanh, bình chứa đóng cặn màu nâu đỏ. 5 NN-BTĐ5 Trường tiểu học Bình Trị Đông A 999 Hương lộ 2, Phường Bình Trị Đông Giếng khoan >100 Mục đích sử dụng: cho sinh hoạt 6 NN-TT1 934/2/6 Khu phố 7, phường Tân Tạo Giếng khoan >100 Mục đích sử dụng: ăn uống và sinh hoạt 7 NN-TT2 126 Lê Đình Cẩn, phường Tân Tạo Giếng đào >120 Mục đích sử dụng: cho sinh hoạt và ăn uống 8 NN-TT3 116/ 1 Lê Đình Cẩn phường Tân Tạo Giếng khoan >100 Mục đích sử dụng: sinh hoạt và ăn uống 9 NN-AL1 439/46/10 Hồ Học Lãm, phường An Lạc Giếng khoan 26 Mục đích sử dụng: cho sinh hoạt và ăn uống 10 NN-AL2 439/46/24 Hồ Học Lãm, phường An Lạc Giếng khoan 120 Mục đích sử dụng: ăn uống và sinh hoạt. 11 NN-AL3 64/25/64C Hoàng Văn Hợp, khu phố 4, phường An Lạc A Giếng khoan >100 Mục đích sử dụng: nuôi cá. 12 NN-AL4 47 Nguyễn Trọng Trí phường An Lạc B Giếng khoan 110 Mục đích sử dụng: ăn uống và sinh hoạt. Chưa có nước cấp 13 NN-BHH1 15 Hồ Văn Long, khu phố 1, phường Bình Hưng Hòa B Giếng khoan >100 Mục đích: cho nhu cầu sinh hoạt 14 NN-BHH2 Công ty Hồng Nga – khu công nghiệp Vĩnh Lộc, phường Bình Hưng Hòa B Giếng khoan 100 - 15 NN– BHH 3 Công ty Ngọc Minh – khu công nghiệp Vĩnh Lộc, phường Bình Hưng Hòa B Giếng khoan 106 - Quận 6 15 NN- P13.1 104 B9 Đường số 2, phường 13 Giếng khoan - Mục đích sử dụng: ăn uống và sinh hoạt 16 NN –P13.2 104 D4 Đường số 2, phường 13 Giếng khoan - Mục đích sử dụng: sinh hoạt 17 NN-P13.3 124/1 Bà Hom, phường 13 Giếng khoan >100 Mục đích sử dụng: sinh hoạt 18 NN-P13.4 78/13 F Bà Hom, phường 13 Giếng khoan 80 Số hộ sử dụng: 2 Sử dụng đồng thời 2 nguồn nước cấp và nước dưới đất. 19 NN-P14.1 183/74 Tân Hòa Đông, phường 14 Giếng đào 120 Số hộ dùng: 8. Không có hệ thống xử lý. Mục đích sử dụng: ăn uống và sinh hoạt 20 NN-P14.2 128 C Tân Hòa Đông, phường 14 Giếng khoan 40 Mục đích sử dụng: sinh hoạt. 21 NN – P14.3 78 E Tân Hòa Đông, phường 14 Giếng khoan >100 Mục đích sử dụng: sinh hoạt 3.3.2. Kết quả phân tích mẫu nước: Chỉ tiêu phân tích: Do thời gian thực hiện đề tài chỉ hơn 2 tháng, nên chỉ tiến hành phân tích các chỉ tiêu chính sau: pH, Tổng cứng, DO, Sulfat, Photphat, Nitrit, Amonium, Clo, E.Coli, sắt tổng. Bảng 12: Chỉ tiêu và phương pháp phân tích STT Chỉ tiêu Thiết bị phân tích Phương pháp phân tích 1 pH Máy đo pH 2 Độ cứng Phương pháp định phân bằng EDTA 3 Clo Phương pháp định phân bằng AgNO3 và chỉ thị K2CrO4 4 DO Phương pháp Winkler cải tiến 5 Nitrit (NO-2) Máy so màu trắc quang Phương pháp so màu dựa trên nguyên tắc phương pháp Diazo 6 Amonium (NH+4) Máy so màu trắc quang Phương pháp so màu với thuốc thử Nessler 7 Sulfat (SO2-4) Máy so màu trắc quang Phương pháp so màu với chất tham gia tạo màu là BaCl2 8 Photphat (PO3-4) Máy so màu trắc quang Phương pháp so màu với chất tham gia phản ứng là amonium molybdate, chất khử SnCl2 9 Sắt tổng Máy so màu trắc quang Phương pháp so màu, sử dụng phenanthroline 10 Escherigia Coliform (E.Coli) Phương pháp lên men nhiều ống BẢNG 13: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẠI CÁC ĐIỂM LẤY MẪU Tên mẫu pH DO Tổng cứng (mgCaCO3/l) Cl- (mg/l) SO2-4 (mg/l) PO3-4 (mg/l) NO-2 (mg/l) NH+4 (mg/l) Sắt tổng (mg/l) E.Coli (MPN/100ml) NN-BTĐ1 6,90 2.65 252 99 41,407 0,7857 0,6493 0,050 0,487 - NN-BTĐ2 6,70 7,7 32 3 0 kph 0,07569 0,240 0,516 49 NN-BTĐ3 7,20 6,00 26 62 kph kph 0,2 0,107 0.782 - NN-BTĐ4 6,10 6,30 84 4 1,3357 kph 1,9622 0,074 1,690 - NN-BTĐ5 6,10 3,87 16 48 18,979 kph 0,1348 0,122 1,300 - NN-TT1 5,80 6,5 84 203 0 kph 0 0,047 0,033 - NN-TT2 6,10 7,75 68 181 0 kph 0 0,00 0,042 0 NN-TT3 4,96 8,30 90 247 kph 0,4719 kph 0,002 0,135 - NN-AL1 6,50 7,45 70,8 53 7,907 kph 3,7126 0,028 0,185 0 NN-AL2 6,80 5,40 84 17 7,4786 kph 0,8149 0,01 0,150 - NN-AL3 6,80 7,80 90 127 0 kph 0,259 0,005 1,220 - NN-AL4 6,50 8,35 21 207 57,41 kph 1,3590 0,012 0,896 - NN-BBH1 6,10 7,10 32 92 27,34 kph kph 0,153 0,739 0 NN-BHH2 5,44 6,8 16 11 15,20 kph 0 0,085 0,600 0 NN – BHH3 5,4 6,2 17 25 22,50 kph 0 0,060 0,3 0 NN-P13.1 6,40 7,30 134 28 23,19 kph 2,4412 0,042 0,033 0 NN-P13.2 6,40 7,95 98 43 9,8357 kph 3,0266 0,025 0,000 - NN-P13.3 5,39 7,20 5 49 10,85 kph 2,5614 0,124 0,020 - NN-P13.4 7,29 6,10 43 31 7,256 kph 2,0048 0,347 0,05 - NN-P14.1 6,80 8,70 34 55 kph kph 2,3643 0,056 0,033 0 NN-P14.2 6,70 6,5 50 2 2,26 kph kph 0,020 0,05 Ghi chú: Kết quả quan trắc chất lượng nước của mẫu NN – BHH2 và NN – BHH3 được lấy dựa theo báo cáo đánh giá tác động của công ty. Đánh giá chất lượng nước dưới đất tại các giếng trong hộ dân cư: Kết quả quan trắc trên cũng được so sánh với TCXD 233/1999 để đánh giá và phân cấp chất lượng nước, để từ đó xác định xem có cần tiến hành xử lý nước trước khi sử dụng nước đó cho cấp nước. Về độ pH, hầu hết các mẫu nước đều đạt tiêu chuẩn B, riêng một số mẫu nước tại các phường như Tân Tạo( như NN – TT1, NN – TT3), Bình Hưng Hòa (NN – BHH2) lại đạt tiêu chuẩn loại C. Về Clo: phần lớn các mẫu nước đều đạt tiêu chuẩn loại B, riêng tại lỗ khoan NN – BTĐ2, NN – BTĐ 4, NN – P14.2 nước đạt tiêu chuẩn loại A về Clo, tại lỗ khoan NN – AL4, khu vực Tân Tạo các mẫu nước quan trắc đều có chỉ tiêu Clo đạt loại C. Về tổng cứng: mẫu nước tại các giếng đều thuộc loại nước mềm (tổng cứng : < 75 mgCaCO3/l) đến nước cứng vừa ( tổng cứng : 75 - 150 mgCaCO3/l) và cứng ( tổng cứng : 150 – 300 mgCaCO3/l). Về các chỉ tiêu thuộc nhóm Nitơ: về chỉ tiêu Nitrit cho thấy, phần lớn các mẫu nước đều đạt loại C, riêng một số lỗ khoan tại Tân Tạo, Bình Hưng Hòa và lỗ khoan NN – P14.2 nước đạt tiêu chuẩn loại A. Riêng chỉ tiêu Amonium, toàn bộ các mẫu đều đạt tiêu chuẩn loại A. Về photphat: chỉ có 2 mẫu nước có phát hiện ra photphat và được xếp vào loại B. Về sulfat: có 2 mẫu nước là mẫu NN – BTĐ 1 và NN – AL1 là đạt tiêu chuẩn loại B, còn các mẫu còn lại đều đạt tiêu chuẩn loại A. Về sắt tổng: toàn bộ mẫu nước trên địa bàn quận Bình Tân đều có dấu hiệu của nhiễm sắt loại B, nhiều vị trí lấy mẫu như khu vực phường Bình Trị Đông nước có màu nâu đỏ và mùi tanh rõ rệt, cần có biện pháp xử lý trước khi sử dụng. Nhìn chung, chất lượng nước tại các giếng quan trắc phần lớn cần phải có biện pháp xử lý trước khi sử dụng cho mục đích cấp nước nhất là đối với các chỉ tiêu độ pH, sắt, nitrit – đây là 3 chỉ tiêu có nhiều mẫu phân tích đạt tiêu chuẩn loại C và hiện tượng nước tại khu vực Tân Tạo, An Lạc có xu hướng bị nhiễm mặn. CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT 4.1 Tổng quan về GIS 4.1.1 Định nghĩa GIS: GIS là chữ viết tắt của Geographic Information System – Hệ thống thông tin địa lý. Hệ thống thông tin địa lý là một việc với loại thông tin đặc biệt là thông tin địa lý, nó có đầy đủ chức năng làm việc với dữ liệu địa lý bao gồm: nhập, lưu trữ, phân tích và xuất dữ liệu. Hệ thống thông tin địa lý hoạt động dựa vào máy tính nên phải bao gồm cả phần cứng với đầy đủ các thiết bị, phần mềm để hoạt động. 4.1.2 Cấu trúc của GIS: Hệ thống thông tin địa lý có 4 thành phần quan trọng là: phần cứng, phần mềm, dữ liệu và nguồn nhân lực Bốn thành phần trên được xác định thích hợp tùy thuộc vào chức năng của hệ thống. a) Phần cứng: Bao gồm hệ thống máy tính và các thiết bị nhập xuất, lưu trữ, hiển thị dữ liệu không gian. Trong đđó, hệ thống máy tính gồm một hay nhiều máy đđược kết nối lại thành một hệ thống mạng . Các thiết bị ngoại vi đđể nhập, xuất, lưu trữ dữ liệu như máy Scanner, máy Printer, Projector Tùùy theo mục tiêu về tổ chức HTTTDL mà nhà thiết kế sẽ xác định quy mô và cấu hình phần cứng thích hợp. Phần cứng đđược thiết kế như một mạng máy tính cục bộ (LAN) hay mạng diện rộng (WAN). Các thiết bị cập nhật dữ liệu thường xuyên các thiết bị lưu trữ, hiển thị cũng đđược trang bị nhằm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống. Trong tiến trình kiến tạo của hệ thống cần phân giai đđoạn trang bị cho phù hợp với nhu cầu khai thác, nhằm đđem lại lợi ích kinh tế, vì những tính năng kỹ thuật của các trang thiết bị sau luôn cao hơn thế hệ trước và giá thiết bị sẽ ngày càng giảm. Vì thế chỉ nên tranBộ trung tâm xử lý CPU Thiết bị lưu trữ: Băng từ, đĩa từ Thiết bị hiển thị: Màn hình Thiết bị nhập: máy quét, bàn số hóa Thiết bị xuất: Máy in, plotter g bị cho những thiết bị phục vụ cho việc cập nhật dữ liệu thường xuyên. Hình 8: Hệ thống phần cứng trong cấu trúc GIS b) Phần mềm: Phần mềm của GIS phải đđảm bảo đủ các chức năng của HTTTDL là: nhập, lưu trữ, phân tích, xử lý, hiển thị dữ liệu không gian, phi không gian. Ngoài ra, phần mềm cũng phải đáp ứng yêu cầu của hệ thống mở, cho phép nâng cấp khi cần thiết và có thể liên kết với các hệ thống khác, đặc biệt là hệ thống cơ sở dữ liệu thuộc tính hiện có. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phần mềm khác nhau, mỗi phần mềm đều có một điểm mạnh riêng. Tùùy theo mục tiêu khai thác mà người sử dụng chọn phần mềm thích hợp. Hệ thống phần mềm Hệ thống thông tin địa lý gồm 5 module cơ bản. Những module này là các hệ thống con thực hiện các công việc sau: Nhập và kiểm tra dữ liệu. Lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu. Xuất dữ liệu Biến đđổi dữ liệu Tương tác với người sử dụng. Hiển thị báo cáo Nhập dữ liệu Nhập câu hỏi Biến đổi dữ liệu Lưu trữ và quản lý dữ liệu Hình 9: Hệ thống phần mềm trong GIS c) Dữ liệu: Là những thông tin mô tả các đối tượng trong thế giới thực, có thể coi đây là thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS. Chúng được phân thành 2 nhóm là các dữ liệu mô tả về phân bố không gian ( vị trí địa lý) và các dữ liệu mô tả thuộc tính của đđối tượng. Các dữ liệu mô tả sự phân bố không gian của các đối tượng được gọi là dữ liệu địa lý (sptil data), các dữ liệu mô tả thuộc tính gọi là dữ liệu thuộc tính (attribute data). Các dữ liệu địa lý được thể hiện theo 2 mô hình là mô hình Raster và mô hình Vector. d) Khía cạnh con người: Yếu tố con người đđóng vai trò quyết đđịnh đđến tính hiệu quả và khả năng của hệ thống GIS. Trong Hệ thống thông tin địa lý, con người sẽ làm việc trên 3 vị trí cũng là 3 cấp các chức năng khác nhau Nhóm thứ nhất là nhóm kỹ thuật thao tác trực tiếp trên các thiết bị phần cứng, phần mềm để thu thập, nhập dữ liệu, tổ chức lưu trữ dữ liệu, hiển thị dữ liệu và những thao tác khác khi có yêu cầu của người sử dụng cấp cao hơn. Nhóm thứ hai:là những người quản trị hệ thống, sử dụng hệ thống thực hiện các bài toán phân tích, đánh giá, giải quyết những vấn đđề theo một mục tiêu xác định để làm chức năng trợ giúp quyết định. Những nhà quản trị hệ thống sẽ đđặt ra bài toán yêu cầu cho kỹ thuật viên làm việc. Nhóm thứ ba: là những người sử dụng trực tiếp GIS như một công cụ đđể ra quyết đđịnh. Nhóm này đđặt ra mục tiêu, yêu cầu hoạt động của hệ thống thông tin địa lý. 4.1.3. Một số khả năng của GIS: GIS có rất nhiều khả năng khác nhau, việc phát huy và liên kết những khả năng của GIS phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: khả năng của người sử dụng, dữ liệu đđược cung cấp, phần mềm đđược sử dụng Một số khả năng cơ bản của GIS : GIS cho phép người sử dụng có nhiều cách thu thập dữ liệu từ bàn phím, từ việc quét ảnh, các file dữ liệu, bàn số hóa, tập văn bản để biến chúng thành các dữ liệu số. GIS có khả năng lưu trữ và quản lý một khối lượng lớn các thông tin, do đó cho phép người sử dụng thiết lập những hệ thống thông tin thống nhất từ vi mô đến vĩ mô. GIS có khả năng liên kết các dữ liệu không gian kết hợp với dữ liệu thuộc tính của các đđối tượng. GIS cho phép người sử dụng truy xuất thông tin (giao diện với người sử dụng) một cách nhanh chóng về các thông tin xuất ra ở nhiều dạng như bản đđồ, biểu đồ, dạng chữ ... GIS có khả năng xây dựng các mô hình mô tả các diễn biến của các hiện tượng trong tự nhiên cũng như trong đđời sống ( như mô phỏng các khu vực ngập lụt trong mùa mưa). 4.2. Ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên nước dưới đất: 4.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu địa lý bao gồm dữ liệu nền và dữ liệu chuyên đề, trong đó có dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Cơ sở dữ liệu không gian là một mô hình của thực tế, biểu diễn có lựa chọn các hiện tượng rất gần với thực tế. Cơ sở dữ liệu thuộc tính là những mô tả về đặc tính, đặc điểm của đối tượng cụ thể, chúng liên kết với dữ liệu không gian qua “mã địa lý” được lưu trong dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Dữ liệu thuộc tính được thể hiện dưới dạng bảng ( gọi là bảng thuộc tính), bảng thuộc tính gồm nhiều dòng ( record) và nhiều cột (field). Mỗi dòng thể hiện một đối tượng cụ thể, trong bảng thuộc tính không có trường hợp một đối tượng có 2 record. Mỗi field thể hiện một đặc điểm tương ứng của record đó. Các đối tượng liên quan đến công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất được thể hiện theo từng lớp thông tin nền và chuyên đề thông qua các bảng dữ liệu thuộc tính sau: Lớp ranh giới hành chánh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh: Tên file: ranhgioiqh.tab Cấu trúc dữ liệu thuộc tính: Bảng 14: Cấu trúc bảng thuộc tính lớp ranh giớ hành chánh khu vực Tp.HCM Tên field Loại Chiều dài Mô tả ID Character 10 Tên Character 25 Dân số Integer Đơn vị tính: người Diện tích Decimal 10,2 Đơn vị tính: km2 Mật độ dân số Decimal 10,2 Đơn vị tính: người/km2 Lớp bản đồ nền khu vực nghiên cứu: Tên file: rghc_phuong.tab (quận Bình Tân), rg_phuong.tab (quận 6) Cấu trúc dữ liệu thuộc tính: Bảng 15: Cấu trúc dữ liệu thuộc tính vùng nghiên cứu Tên field Loại Chiều dài Mô tả ID Character 10 TEN_PHUONG Character 30 ID_QUAN Character 9 ID quận trùng với ID ghi trong lớp ranh giới của các quận, huyện Thành phố. Lớp các lỗ khoan quan trắc tầng Holocen: Tên file: qtholocen.tab Cấu trúc dữ liệu thuộc tính: Bảng 16: Cấu trúc bảng thuộc tính lớp các lỗ khoan quan trắc tầng Holocen Tên field Loại Chiều dài Mô tả ID Character 9 TÊN_LK Character 20 Ký hiệu của lỗ khoan TEN_TRAM Character 20 Quan_huyen Character 20 Coquanquanly Character 20 Trực thuộc Liên Đoàn Địa Chất Thủy Văn – Địa Chất Công Trình, Sở Tài Nguyên Và Môi Trường Thành Phố X_COORD Decimal 9,2 Tọa độ X của lỗ khoan Y_COORD Decimal 9,2 Tọa độ Y của lỗ khoan DOSAU_TB Decimal 9,2 Độ sâu trung bình năm của nước dưới đất so với mặt đất NHIETDO_TB Decimal 9,2 Nhiệt độ trung bình năm của nước dưới đất; đơn vị tính 0C Lớp các lỗ khoan quan trắc tầng Pleistocen: Tên file: qtpleistocen.tab Cấu trúc dữ liệu thuộc tính: Bảng 17: Cấu trúc bảng thuộc tính lớp các lỗ khoan quan trắc tầng Pleistocen Tên field Loại Chiều dài Mô tả ID Character 9 TÊN_LK Character 20 Ký hiệu của lỗ khoan TEN_TRAM Character 20 Quan_huyen Character 20 Coquanquanly Character 20 Trực thuộc Liên Đoàn Địa Chất Thủy Văn – Địa Chất Công Trình, Sở Tài Nguyên Và Môi Trường Thành Phố X_COORD Decimal 9,2 Tọa độ X của lỗ khoan Y_COORD Decimal 9,2 Tọa độ Y của lỗ khoan DOSAU_TB Decimal 9,2 Độ sâu trung bình năm của nước dưới đất so với mặt đất NHIETDO_TB Decimal 9,2 Nhiệt độ trung bình năm của nước dưới đất; đơn vị tính 0C Hình 10: Bảng thuộc tính lớp các giếng quan trắc tầng Pleistocen Lớp các lỗ khoan quan trắc tầng Pliocen trên: Tên file: qtpliocentren.tab Cấu trúc dữ liệu thuộc tính: Bảng 18: Cấu trúc bảng thuộc tính lớp các lỗ khoan quan trắc tầng Pliocen trên Tên field Loại Chiều dài Mô tả ID Character 9 TÊN_LK Character 20 Ký hiệu của lỗ khoan TEN_TRAM Character 20 Quan_huyen Character 20 Coquanquanly Character 20 Trực thuộc Liên Đoàn Địa Chất Thủy Văn – Địa Chất Công Trình, Sở Tài Nguyên Và Môi Trường Thành Phố X_COORD Decimal 9,2 Tọa độ X của lỗ khoan Y_COORD Decimal 9,2 Tọa độ Y của lỗ khoan DOSAU_TB Decimal 9,2 Độ sâu trung bình năm của nước dưới đất so với mặt đất NHIETDO_TB Decimal 9,2 Nhiệt độ trung bình năm của nước dưới đất; đơn vị tính 0C Lớp các lỗ khoan quan trắc tầng Pliocen dưới: Tên file: qtpliocenduoi.tab Cấu trúc dữ liệu thuộc tính: Bảng 19: Cấu trúc bảng thuộc tính lớp các lỗ khoan quan trắc tầng Pliocen dưới Tên field Loại Chiều dài Mô tả ID Character 9 TÊN_LK Character 20 Ký hiệu của lỗ khoan TEN_TRAM Character 20 Tên của các trạm quan trắc Quan_huyen Character 20 Coquanquanly Character 20 Trực thuộc Liên Đoàn Địa Chất Thủy Văn – Địa Chất Công Trình hoặc Sở Tài Nguyên Và Môi Trường Thành Phố X_COORD Decimal 9,2 Tọa độ X của lỗ khoan Y_COORD Decimal 9,2 Tọa độ Y của lỗ khoan DOSAU_TB Decimal 9,2 Độ sâu trung bình năm của nước dưới đất so với mặt đất NHIETDO_TB Decimal 9,2 Nhiệt độ trung bình năm của nước dưới đất; đơn vị tính 0C Lớp phân cấp nước theo chỉ tiêu pH : Tên file: pH.tab Cấu trúc dữ liệu thuộc tính: Bảng 20: Cấu trúc bảng thuộc tính lớp phân cấp nước theo chỉ tiêu pH Tên field Loại Chiều dài Mô tả ID Character 9 TÊN_LK Character 20 Ký hiệu của lỗ khoan pH Decimal 9,2 XEP_LOAI Chatacter 4 Phân chia các cấp ô nhiễm về chỉ tiêu pH thành 4 cấp (A, B, C, >C) Lớp phân cấp nước theo chỉ tiêu Clo Tên file: clo.tab Cấu trúc dữ liệu thuộc tính: Bảng 21: Cấu trúc bảng thuộc tính lớp phân cấp nước theo chỉ tiêu Clo Tên field Loại Chiều dài Mô tả ID Character 9 TÊN_LK Character 20 Ký hiệu của lỗ khoan Clo Decimal 9,2 XEP_LOAI Chatacter 4 Phân chia các cấp ô nhiễm về chỉ tiêu Cl- thành 4 cấp (A, B, C, >C) Lớp phân cấp nước theo chỉ tiêu Nhóm Nitơ Tên file: nhomnito.tab Cấu trúc dữ liệu thuộc tính: Bảng 22: Cấu trúc bảng thuộc tính lớp phân cấp nước theo chỉ tiêu nhóm nitơ Tên field Loại Chiều dài Mô tả ID Character 9 TÊN_LK Character 20 Ký hiệu của lỗ khoan Nitrit Decimal 9,2 Nitrate Decimal 9,2 Amonium Decimal 9,2 XEP_LOAI Chatacter 4 Phân chia các cấp ô nhiễm về chỉ tiêu nitơ thành 4 cấp (A, B, C, >C) Lớp phân cấp nước theo chỉ tiêu Sắt Tên file: sat.tab Cấu trúc dữ liệu thuộc tính: Bảng 23: Cấu trúc bảng thuộc tính lớp phân cấp nước theo chỉ tiêu sắt Tên field Loại Chiều dài Mô tả ID Character 9 TÊN_LK Character 20 Ký hiệu của lỗ khoan FE_TOTAL Decimal 9,2 XEP_LOAI Chatacter 4 Phân chia các cấp ô nhiễm về chỉ tiêu sắt thành 4 cấp (A, B, C, >C) Lớp phân cấp nước theo chỉ tiêu Thủy ngân (Hg): Tên file: thuyngan.tab Cấu trúc dữ liệu thuộc tính: Bảng 24: Cấu trúc bảng thuộc tính lớp phân cấp nước theo chỉ tiêu thủy ngân Tên field Loại Chiều dài Mô tả ID Character 9 TÊN_LK Character 20 Ký hiệu của lỗ khoan TEN_TRAM Character 20 Tên của các trạm quan trắc TANG_QUAN_TRAC Character 20 Coquanquanly Thuyngan Decimal 9,2 XEP_LOAI Chatacter 4 Phân chia các cấp ô nhiễm về chỉ tiêu sắt thành 4 cấp (A, B, C, >C) Lớp các giếng hộ dân cư: Tên file: gienghodan.tab Cấu trúc bảng thuộc tính: Bảng 25: Cấu trúc bảng thuộc tính lớp các giếng hộ dân cư Tên field Loại Chiều dài Mô tả ID Character 9 Ky_hieu Character 9 Ký hiệu của mẫu nước. ID_QUAN Character 9 Tương ứng với ID của Quận ghi trong bảng thuộc tính ranhgioiqh ID_PHUONG Character 9 Tương ứng với ID của Phường ghi trong bảng thuộc tính rghc_phuong và rg_phuong. Lớp thể hiện mức phân cấp nước theo độ pH: Tên file: pH.tab Cấu trúc bảng thuộc tính: Bảng 26: Cấu trúc bảng thuộc tính lớp phân cấp nước trong giếng của hộ dân cư theo chỉ tiêu pH Tên field Loại Chiều dài Mô tả ID Character 9 Ky_hieu Character 9 Ký hiệu của mẫu nước. pH Decimal 9,2 Độ pH của mẫu nước phân tích XEP_LOAI Character 4 Mức phân loại (theo 1 trong 3 cấp: A, B, C). Lớp thể hiện mức phân loại nước theo chỉ tiêu sắt: Tên file: sat.tab Cấu trúc bảng thuộc tính: Bảng 27: Cấu trúc bảng thuộc tính lớp phân cấp nước trong giếng của hộ dân cư theo chỉ tiêu sắt Tên field Loại Chiều dài Mô tả ID Character 9 Ky_hieu Character 9 Ký hiệu của mẫu nước. FE_TOTAL Decimal 9,2 Lượng sắt có trong mẫu nước phân tích XEP_LOAI Character 4 Mức phân loại (theo 1 trong 3 cấp: A, B, C). Lớp thể hiện mức phân loại nước theo chỉ tiêu Clo: Tên file: Clo.tab Cấu trúc bảng thuộc tính: Bảng 28: Cấu trúc bảng thuộc tính lớp phân cấp nước trong giếng của hộ dân cư theo chỉ tiêu Clo Tên field Loại Chiều dài Mô tả ID Character 9 Ky_hieu Character 9 Ký hiệu của mẫu nước. Clo Decimal 9,2 Lượng Cl- trong mẫu nước phân tích XEP_LOAI Character 4 Mức phân loại (theo 1 trong 3 cấp: A, B, C). 4.2.2. Xây dựng các bản đồ: Xây dựng bản đồ ranh giới hành chánh các quận, huyện: Để xây dựng được bản đồ số các ranh giới hành chánh của các Quận, Huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, em đã tiến hành số hóa từ ảnh scan của bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh với tỉ lệ bản đồ là 1:100.000. Đầu tiên, ảnh scan được đăng ký lưới chiếu (hệ quy chiếu là UTM WGS 84; zone 48, North Hemisphere (WGS 84)) và các điểm khống chế. Sau khi đã mở được ảnh trong phần mềm Mapinfo 9.0, tiến hành công đoạn số hóa các đối tượng là các quận, huyện trên địa bàn thành phố. Kết quả sau khi số hóa là bản đồ các quận, huyện trong Thành phố ở dạng vùng. Xây dựng bản đồ vị trí các giếng quan trắc và giếng hộ dân cư: Ở 2 bản đồ này, thực hiện chức năng tạo điểm trong phần mềm Mapinfo 9,0 (Create point). Sau đó mở đồng thời lớp ranh giới hành chánh quận, huyện và lớp các giếng quan trắc ta thu được bản đồ xác định vị trí của các giếng quan trắc và các giếng trong hộ dân. Đối với đối tượng là các giếng quan trắc do có 2 loại giếng khác nhau tùy vào cơ quan quản lý nên sau khi nhập thuộc tính cơ quan quản lý, ta tiến hành truy vấn (Select Query) đối tượng theo dữ liệu trong field coquanquanly; sau đó thay đổi ký hiệu của đối tượng đã được truy vấn. Xây dựng bản đồ phân loại chất lượng nước: Để xây dựng các bản đồ thể hiện sự phân cấp chất lượng nước theo các chỉ tiêu phân tích dựa trên các cơ sở dữ liệu đã xây dựng, tiến hành tạo Thematic cho các lớp bản đồ (Create Thematic Map),dựa trên field XEP_LOAI; với màu quy định trong bản đồ như sau: Màu xanh dương: loại A; Màu đỏ: loại B; Màu xám: loại C; Màu đen: loại >C. Aùp dụng các bước thực hiện trên cho các bản đồ phân cấp chất lượng nước theo chỉ tiêu Clo, pH, sắt, Nhóm nitơ. Hình 11: Giao diện mapinfo sau khi tạo thematic map KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN: Nhìn chung hiện nay, công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất tại địa bàn quận 6 và quận Bình Tân nói riêng và của Thành phố Hồ Chí Minh nói chung chủ yếu thông qua các văn bản pháp luật (chủ yếu chỉ quản lý những đối tượng khai thác nước với lưu lượng lớn; chất lượng nước được quan trắc hàng năm nhưng chỉ tại các công trình quan trắc nhất định. Số lượng các công trình quan trắc hiện nay chỉ tập trung ở một số quận, huyện trên địa bàn thành phố. Trên địa bàn quận Bình Tân chỉ có 2 cụm trạm quan trắc là Q015030 – An Lạc và 08 Tân Tạo với số lỗ khoan là 4 lỗ, trên địa bàn Quận 6 không có đặt trạm quan trắc nước dưới đất. Về chất lượng nước, theo số liệu quan trắc của các trạm quan trắc đặt trên địa bàn quận cũng như số liệu khảo sát, phân tích từ các giếng khai thác hộ dân cư cho thấy, chất lượng nước ngầm tại khu vực quận 6 và quận Bình Tân phần lớn bị ô nhiễm sắt, nhất khu vực phường Bình Trị Đông (mẫu nước khảo sát có màu đỏ và mùi tanh rõ rệt). Ngoài ra, còn có hiện tượng nước có xu hướng bị nhiễm mặn (hàm lượng Cl- trong nước cao), nhất là khu vực Tân Tạo, hàm lượng Clo dao động từ 181 – 247 mg/l; đây cũng là khu vực được đánh giá là nơi có sự dịch chuyển của biên mặn. Hàm lượng Nitrit trong nước tương đối cao ( xếp loại C theo tiêu chuẩn TCXD233:1999) điều đó chứng tỏ nước bắt đầu bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, việc ô nhiễm này có thể do vị trí xây dựng giếng không thích hợp, gần nguồn thải nước sinh hoạt; do nước mặt bị ô nhiễm (phần lớn các kênh rạch trên địa bàn quận 6 và quận Bình Tân đều bị ô nhiễm nặng; nhất là khu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm, kênh Lương Bèo). Về mặt vi sinh, các mẫu phân tích cho thấy không có sự hiện diện của khuẩn E.Coli ờ các mẫu nước, chỉ trừ mẫu nước NN – BTĐ 2 là có hiện tượng nhiễm E.Coli với số lượng khá cao. Bằng việc ứng dụng GIS mà cụ thể là phần mềm Mapinfo 9,0, các dữ liệu dùng trong công tác quản lý chất lượng tài nguyên nước dưới đất (bao gồm dữ liệu địa lý – vị trí của các giếng quan trắc; dữ liệu thuộc tính: các thông số quan trắc, xếp loại chất lượng nước) được lưu trữ và truy xuất dễ dàng, giúp hình thành nên các bản đồ đánh giá chất lượng nước (theo từng chỉ tiêu khác nhau), tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra các quyết định tiếp theo về sử dụng tài nguyên nước dưới đất. KIẾN NGHỊ: Mặt dù chất lượng nước dưới đất trên địa bàn quận và quận Bình Tân vẫn chưa đến tình trạng báo động nhưng chưa đạt tiêu chuẩn sử dụng cho cấp nước. Vì vậy, đối với những khu vực chưa cómạng lưới cấp nước thì cần kiểm tra chất lượng nước dưới đất thường xuyên để kịp thời có biện pháp cải tạo chất lượng nước; nghiên cứu, xây dựng các công trình xử lý với quy mô phù hợp cho hộ gia đình và có giá thành rẻ để những người dân có thu nhập thấp có thể sử dụng được – vì đây chính là những đối tượng chủ yếu sử dụng nước dưới đất . Hoàn thiện hơn nữa hệ thống cấp nước, đặc biệt là những khu vực mà nước dưới đất không đủ tiêu chuẩn sử dụng cho cấp nước hoặc những khu vực mà nước dưới đất có nhiều khả năng sẽ bị nhiểm bẩn. Đối với các hộ khai thác nước dưới đất cho nhu cầu sản xuất cần phải đăng ký và xin cấp phép, tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền ý thức của người dân về việc sử dụng tài nguyên nước dưới đất, khi tiến hành khoan giếng cần phải hợp đồng với các cơ sở có giấy phép hành nghề khoan giếng; cần sử dụng một cách tiết kiệm; những giếng nước không khai thác cần tiến hành trám lấp theo đúng kỹ thuật, tránh thải bỏ chất thải vào các giếng không sử dụng vì như thế sẽ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước dưới đất bên dưới. Vận động các hộ gia đình có giếng nước đến đăng ký cho Ủy Ban Nhân dân các phường, xã; để tạo điễu kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý các giếng nước trong hộ dân cư; đồng thời hạn chế tối đa những sự cố có thể xảy ra đối với tài nguyên nước dưới đất bắt nguồn từ hoạt động khai thác của các đối tượng hộ gia đình. Đối với những hộ dân sử dụng đồng thời cả 2 nguồn nước cấp và nước dưới đất cần có những công tác tuyên truyền để những hộ này chuyển sang sử dụng toàn bộ nguồn từ nước cấp .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBaocaohoanchinh.doc
  • docHINHCANIN.doc
  • docmucluchoanchinh.doc
  • docphuluc.doc
  • doctailieuthamkhao.doc
Tài liệu liên quan