Đồ án Xây dựng chương trình quản lý chất thải nguy hại phòng thí nghiệm trong khuôn viên trường đại học tại TP.HCM – Nghiên cứu điển hình tại trường đại học kỹ thuật công nghệ TP.HCM

Sau khi thực hiện đề tài tôi xin có một số kiến nghị sau : § Đối với các cơ quan quản lý . - Quy định trách nhiệm chủ nguồn thải chất thải nguy hại đối với các trường, viện và trung tâm có phát sinh chất thải nguy hại. - Tổ chức các lớp tập huấn về chất thải nguy hại cho các đối tượng đăng ký chủ nguồn thải. - Tổ chức kiểm tra và đánh giá phát sinh chất thải nguy hại tại các đơn vị nói trên. § Đối với nhà trường : - Để chương trình thực hiện được cần có sự tham gia của nhà trường trong việc quy định trách nhiệm cũng như chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình. - Tự nguyện đăng ký chủ nguồn thải và phối hợp với các đơn vị vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại. § Đối với các khoa phòng phát sinh chất thải nguy hại. - Tổ chức đánh giá hiện trạng phát sinh - Tiến hành phân loại thu gom - Xây dựng sổ tay quản lý CTNH cho PTN

doc97 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng chương trình quản lý chất thải nguy hại phòng thí nghiệm trong khuôn viên trường đại học tại TP.HCM – Nghiên cứu điển hình tại trường đại học kỹ thuật công nghệ TP.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xử lý, hấp thu mercaptan vào dung dịch Pb(CH3COOH)2 tạo mercaptaid chì. Phần khí dư cho hấp phụ vào silicagel. Toàn bộ dung dịch xút và sillica gel sau khi sử dụng phải chứa vào bình kín và đem di xử lý bằng lò đốt chất thải nguy hại. Xử lý các hơi hợp chất hữu cơ, dung môi : Đối với các phép phân tích có sử dụng dung môi hữu cơ chiết tách, trước tiên phải thực hiện trong tủ hút khí độc đủ mạnh để không phải hít phải chúng. Trong quá trình thao tác các hơi này tuy không nhiều nhưng cũng không phải nhỏ để có thể bỏ qua. Để xử lý chúng khỏi ảnh hưởng cần lắp đặt ống thải của tủ hút đủ cao để đảm bảo khả năng chúng phán tán tốt. Khi khối lượng dung môi tập trung nhiều cùng lúc cần phải có ống thải cao và bố trí các bộ phận mồi lửa ở đỉnh ống thải để đốt cháy hơi dung môi tạo ít sản phẩm khí độc hại là CO2, H2O. Ảnh hưởng của các chất thải nguy hại phòng thí nghiệm lên sức khoẻ Các yếu tố quyết định mức độ độc hại của hoá chất chủ yếu do cấu trúc hoá học, trạng thái vật lý. Tính độc hại thể hiện qua độc tính, tính chất hoá lý, phương cách tiếp xúc và tính mẫn cảm của người tiếp xúc. Phương cách xâm nhập của các chất độc hại đến môi trướng sinh thái : Phán tán các chất độc hại theo môi trường không khí làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của thực vật làm khô héo, cháy lá Ngoài ra, còn một số oxit acid phát tán vào môi trường sẽ thực hiện các phản ứng thứ cấp tạo ra mưa acid. Lan truyền các chất độc hại vào môi trường nước làm giảm khả năng hấp thụ và phát triển của thực vật. Gây ảnh hưởng đến đời sống các loài thuỷ sinh, hạn chế sự phát triển thậm chí làm tuyệt chủng các loài dẫn đến mất đa dạng sinh học. Thấm và lan truyền trong đất làm cản trở quá trình hấp thu và trao đổi chất. Thông thường khi hoá chất thấm vào cơ thể tham gia các phản ứng sinh hoá hay quá trình biến đổi sinh học : oxy hóa, khử oxy, thủy phân, liên hợp. Quá trình này có thể xảy ra ở nhiều bộ phận và mô, tuỳ thuộc vào tính chất hoá, lý, sinh mà một số hoá chất sẽ đươc( đào thải ra ngoài qua ruột ( chủ yếu là kim loại nặng ), qua mật, qua hơi thở hoặc qua da và sữa mẹ. Các hoá chất có tính điện ly như chì, bari, thuỷ ngân, tập trung trong xương; bạc, vàng ở trong da hoặc lắng đọng trong gan, thận dưới dạng phức chất. Các chất không điện ly như dung môi hữu cơ dễ tan trong mỡ tập trung trong các tổ chức giàu mỡ như hệ thần kinh. Các chất không điện ly và không hòa tan trong các chất béo khả năng thấm vào các tổ chức cơ thể kém hơn và phụ thuộc vào kích thước phân tử của độc tố. Các tác động của hoá chất lên cơ thể sinh vật. Có thể phân loại thành các nhóm : Kích thích gây khó chịu Kích thích với da làm khô da, xù xì, nổi mẩn ngứa. Có rất nhiều hoá chất gây viêm da Kích thích với mắt gây khó chịu và có thể bị tổn thương lâu dài. Các chất gây kích thích đối với mắt như : hơi acid, kiềm, dung môi. Kích thích đối với đường hô hấp : các chất hòa tan như : NH3, HCOOH, H2SO3, SO2, SO3,gây cảm giác bỏng rát do hô hấp vì sự ẩm ứơt của mũi, họng. Tiếp xúc lâu dài có thể gây viêm phế quản, mô phổi. Các hóa chất ít tan trong nước sẽ xâm nhập vào vùng trao đổi khí gây phù phổi trong thời gian ngắn sau khi tiếp xúc. Các hóa chất này thường là NO2, O3, phosphogen, Gây dị ứng Các chất epoxy, thuốc nhuộm azo, H2CrO4 (CrO3), thường gây dị ứng khi tiếp xúc với da. Đường hô hấp nhạy cảm là căn nguyên bệnh hen suyễn. Các hoá chất gây tác hại này thường là : toluendisocvanat ( TDI ), formaldehyd Gây ngạt Ngạt thở đơn thuần : các chất gây ngạt thở đơn thuần thường ở dạng khí như : CH4, CO2, C2H6khi lượng này tăng lên sẽ làm giảm tỷ lệ oxy trong không khí và gây ngạt thở. Gây ngạt thở hóa học : chất gây ngạt thở hóa học thường ngăn cản máu vận chuyển oxy tới các tổ chức của cơ thể như CO ( tạo carboxyhemoglonin ) hoặc cản trở khẳ năng tiếp nhận oxy của tế bào ngay cả khi giàu oxy như HCN, H2S. Tác động lên hệ thần kinh, gây mê, gây tê Khi tếp xúc ở nồng độ cao với ethanol, propanol,, axeton, methylEthylKeton (MEK), acetylen hydrocarbon, etyl,, iso propil ete, có thể làm suy yếu hệ thần kinh trung ương gây ngất thậm chí tử vong. Khi tiếp xúc ở nồng độ thấp, lâu dài có thể gây nghiện như rượu. Tác động đến cơ quan chức năng của cơ thể Gan : là cơ quan chức năng làm sạch chất độc có trong máu bằng cách biến chúng thành những chất không độc và những chất dễ hòa tan trong nước có thể bài tiết ra ngoài qua nước tiểu, mồ hôiCác dung môi acol, CCl4, Cloroform, trichloethylen đều có thể gây tổn thương cho gan, dẫn đến viêm gan, vàng da, vàng mắt.. Thận : là một phần của hệ tiết niệu với chức năng bài tiết các cặn bã do cơ thể sinh ra duy trì sự cân bằng của nước và muối, kiểm soát và duy trì nồng độ acid trong máu. Các chất cản trở thận đào thải chất độc bao gồm ethylenglicol, CS2, CCl4. Các chất khác làm hỏng dần chức năng của thận như Cd, Pb, nhựa thông ( chlorophal), ethanol, toluen, xylen Hệ thần kinh : có thể bị tổn thương lâu dài do các chất như : Dung môi dẫn đến triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, khó ngủ, suy kiệt và suy tri giác.. Hexan, mangan, chì làm tổn thương hệ thần kinh ngoại vi mà hậu quả là liệt rũ cổ tay. Các chất phospho hữu cơ parathion làm suy hệ thần kinh, CS2 làm rối loạn tâm thần. Xianua, đặc biệt là acid xianhydric ( HCN ) gây ngộ độc hệ thần kinh trung ương. Khi hít phải hơi HCN nồng độ cao có thể gây tử vong. Hệ sinh dục : một số hóa chất có thể gây tác động đến hệ sinh dục làm mất khả năng sinh đẻ ở nam giới và sẩy thai ở thai phụ. Các chất như : ethylenbromua, CS2, chloren, benzen, chì, dung môi hữu cơ, PAH, làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới. Ung thư Khi tiếp xúc lâu dài với một số hóa chất có thể tạo sự phát triển không kiểm soát của một số tế bào, dẫn đến khối ung thư. Những khối u này có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc với hóa chất ( 4 - 40 năm). Các chất như As, amiang, crom, nikel, bis-chlometyl ete ( BCME), có thể gây ung thư phổi. Bụi nikel, crom, hơi isopropyl có thể gây ung thư mũi, xoang. Tiếp xúc với benzidine, 2-naphtylamin, bụi da ( có chứa crom, nikel..) có thể gây ung thư bàng quang. Tiếp xúc nhiều với vinyl chlorua có thể gây ung thư gan. Ung thư tuỷ xương và ung thư máu là do tiếp xúc nhiều với benzen. Quái thai – dị dạng Dị tật bẩm sinh có thể là hậu quả của việc tiếp xúc với các hóa chất gây cản trở quá trình phát triển bình thường của bào thai. Sự có mặt của Hg, khí gây mê, các dung môi hữu cơ có thể cản trở sự phân chia tế bào gây biến dạng bào thai. Tác động đến môi trường nước Nước thải từ các phòng thí nghiệm thường chứa các hóa chất độc hại với nồng độ cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn quy định. Các hóa chất độc hại khu vực này thường là các kim loại nặng ( Cd, Ni, Cr, Cu, Zn, Hg, Pb,), các chất có tính acid hay kiềm ( H2SO4, HCl, HNO3, CH3COOH, NaOH, Na2CO3,), các chất khó phân hủy ( thuốc thử hữu cơ ) và các hợp chất dung môi hữu cơ nhóm dung môi ( toluen, xylen, MEK, CHCl3,). Các hợp chất này đều gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước, tác động mạnh lên các loài thủy sinh, các sinh vật sống trong nước cũng như toàn hệ sinh thái. Hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại phòng thí nghiệm trong khuôn viên các trường đại học Qua việc khảo sát thực tế tại một số phòng thí nghiệm hóa học và sinh học ở 9 trường trong tổng số 17 trường đại học có các ngành thuộc khối ngành kỹ thuật cho thấy việc quản lý chất thải nguy hại chưa được quan tâm đúng mức. Nhận thức của sinh viên về chất thải nguy hại còn mơ hồ, chưa có khái niệm đúng đắn cũng như những hiểu biết về tác hại của CTNH gây ra cho sức khỏe và môi trường nếu không được kiểm soát. Quá trình phát sinh chất thải ở mỗi trường có những đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vào việc giảng dạy chuyên ngành cũng như quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, theo thực tế cho thấy, hầu như lượng chất thải nguy hại phát sinh đều không được kiểm soát, một số trường tuy có phân loại nhưng sau khi phát thải khỏi phòng thí nghiệm đều được trộn lẫn vào rác sinh hoạt, nước thải thì đổ trực tiếp vào hệ thống cống, khí thải chưa được quan tâm đúng mức. BẢNG 15 : Danh sách trường khảo sát STT Tên trường Số PTN khảo sát Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh 10 phòng Đại học Khoa Học Tự Nhiên Tp. HCM 7 phòng Đại học Công nghiệp 1 phòng Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật 2 phòng Đại hoc Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM 3 phòng Đại học Văn Lang 1 phòng Đại học Bán Công Tôn Đức Thắng 1 phòng Trung Tâm Đào Tạo Cán Bộ Y Tế Tp.HCM 1 phòng Khoa dược Trường Đại Học Y Dược Tp.HCM 1 phòng Kết quả khảo sát về ý thức đối với chất thải nguy hại ở các sinh viên thuộc các trường cho thấy 80% sinh viên không biết về chất thải nguy hại, 20% sinh viên chỉ có kiến thức về chất thải nguy hại chỉ dừng ở khái niệm mà chưa hiểu về đặc tính cũng như tác hại mà chất thải nguy hại gây ra. Việc khảo sát cũng cho thấy, 95% sinh viên không biết cách phân loại chất thải nguy hại sau quá trình thực nghiệm, và 90% sinh viên quan tâm đến tác hại chất thải nguy hại. Điều này cho thấy việc giảng dạy kiến thức về chất thải nguy hại nói chung và chất thải nguy hại PTN nói riêng chưa được giảng dạy phổ biến tại các trường. BIỂU ĐỒ 1 : Sự quan tâm của sinh viên đến tác hại của CTNH Hình thức lựa chọn : 1 – có, 2 – không quan tâm Qua thực tế khảo sát, kết quả đánh giá như sau : Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM Cơ sở vật chất phòng thí nghiệm Theo kết quả khảo sát, trong khuôn viên trường hiện nay có 96 PTN, trong đó, số lượng PTN hóa học và sinh học chiếm 26 phòng trong tổng số 96 PTN. BẢNG 16 : Phòng thí nghiệm trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM STT Tên khoa Số lượng PTN Hóa học – sinh học PTN khác Công nghệ hóa học 16 2 Xây dựng 2 10 Cơ khí - 3 Môi trường 2 1 Địa chất - Dầu khí - 4 Công nghệ thông tin - 15 Khoa khoa học ứng dụng - 3 Công nghệ vật liệu 5 - Kỹ thuật giao thông - 2 Điện – điện tử - 14 Ngoài các PTN phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu cho sinh viên , trường còn có 3 xưởng thực hành và 6 trung tâm nghiên cứu, một viện trong khuôn viên trường. Hiện trạng phát sinh chất thải Qua kết quả khảo tại 10 PTN trong khuôn viên trường cho thấy vấn đề chất thải nguy hại không được quản lý, các thiết bị an toàn không đầy đủ nếu xảy ra cháy nổ ,.. Nước thải Hiện nay, trong khuôn viên trường không có hệ thống xử lý nước thải cũng như xử lý sơ bộ trước khi xả thải mà thải trực tiếp vào hệ thống cống sau quá trình thực hành của sinh viên, cán bộ nghiên cứu. Trong đó, một số chất độc hại không được xử lý mà thải trực tiếp vào hệ thống cống. Chưa có thiết bị thu gom các dung dịch thải có đặc tính nguy hại. Dung dịch thải chứa các ion kim loại nặng, các chất hữu cơ độc hại, thủy ngân, PTN hữu cơ có thành phần thải đặc trưng là các dung dịch có chứa các chất hữu cơ có đặc tính gây ung thư. Khí thải Lượng khí thải sinh ra trong quá trình thực nghiệm của sinh viên tuy là không đáng kể nhưng về thành phần tuỳ thuộc vào chỉ tiêu phân tích của từng phòng mà có những đặc trưng khác nhau. PTN hữu cơ thuộc khoa công nghệ hóa học, trong quá trình thực hành tiếp xúc nhiều với hơi dung môi đặc biệt một số chất có thể gây ung thư như CH2Cl2, xylene,tuy nhiên, hệ thống thông thoáng khí không được quan tâm, yếu tố về vệ sinh PTN không được quan tâm. BẢNG 17 : Một số chất sử dụng trong PTN hóa hữu cơ tại trường ĐH Bách Khoa Nguyên chất Dung môi Toluen Phenol Bentonite n - hexane K2Cr2O7 N – butanol Aceton Benzel KI CH2Cl2 , CHCl2, .. Các hơi, khí sinh ra từ các phản ứng trong các phân tích không có hệ thống thông thoáng hơi Chất thải rắn Chất thải rắn không được phân loại cũng như thu gom. Các hóa hóa chất hư hỏng, không sử dụng để lộn xộn, một số hủ đựng hóa chất độc hại còn để bên ngoài, vứt trong PTN như sodium arsenate và sodium arsenite, benzel,.. Dụng cụ thải như pipet, ống nghiệm không được thu gom riêng mà để lẫn vào trong chất thải sinh hoạt. Các môi trường sau khi tiến hành cấy vi sinh thực nghiệm không được hấp khử trùng và diệt khuẩn trước khi thải bỏ. Tất cả chất thải rắn sau khi ra khỏi PTN đều được trộn vào rác sinh hoạt thu gom theo rác sinh hoạt. Trong các PTN sinh viên chưa được trang bị khẩu trang, găng tay khi làm việc chung với các chất độc hại, danh mục hóa chất cũng như tài liệu về an toàn PTN không có sẳn trong PTN. Tuy nhiên, một số PTN có phân loại chất thải và có các giỏ đựng rác nhưng không đảm bảo an toàn nếu thu gom chất thải nguy hại Thu hồi – tái sử dụng Ở một số PTN có thu hồi một số chất để sử dụng lại như thu hồi và sử dụng lại CHCl2, methanol, cồn, ethyacetate, Các chai lọ thuỷ tinh được sử dụng lại đựng hóa chất, các dung dịch pha ,.. Ý thức sinh viên Sinh viên không quan tâm nhiều đến chất thải nguy hại, không có ý thức thu gom chất thải sau khi thực hành. Nhận xét Chất thải rắn không được phân loại nguy hại – không nguy hại mà thu gom chung với chất thải sinh hoạt. Nước thải chưa xử lý trước khi thải bỏ vào hệ thống cống. Hệ thống thông thoáng khí trong PTN chưa tốt. Trường khoa học tự nhiên Cơ sở vật chất phòng thí nghiệm Hiện nay, trường có tổng thể 7 khoa với gần 110 phòng thí nghiệm thực hành. Trong đó, số lượng phòng thí nghiệm thuộc hóa học và sinh học hiện nay là 24 phòng. BẢNG 18 : Số lượng PTN trong một số khoa STT Tên khoa Số lượng PTN Khoa hóa học 14 Khoa sinh học 6 Khoa công nghệ sinh học 3 ( A, B, C ) Khoa môi trường 1 Trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm đáp ứng nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu của sinh viên và cán bộ. Hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại tại - Hiện nay, PTN trong trường nhìn chung chất thải phát sinh tương đối đa dạng, các PTN thuộc khoa hóa phát sinh hóa chất thải chứa các thành phần nguy hại, các PTN thuộc khoa sinh học và công nghệ sinh học có chứa các tác nhân sinh học có thể gây nguy hại nếu không được quản lý chặt chẽ. CTNH không được phân loại riêng, không được dán nhãn cảnh báo cũng như cho biết thành phần và đặc tính của chất thải. Không có thùng thu gom các dung dịch thải, Nước thải Do tính chất và đặc trưng các chỉ tiêu phân tích cũng như các bài thực hành của sinh viên thuộc các PTN khác nhau nên tính chất và thành phần nước thải cũng đặc trưng, Các PTN thuộc về hóa học chất thải chủ yếu là các dung dịch sau khi thử nghiệm có pH cao hoặc thấp, chứa một lượng chất hữu cơ có thành phần độc hại như benzen, formaldehyde, Do quá trình khảo sát còn gặp nhiều khó khăn nên chưa thể định về lượng cũng như chất trong nước thải. Nhưng nhìn chung, vấn đề nước thải trong PTN hiện nay có chứa các thành phần nguy hại chỉ được pha loãng tuy nhiên chưa đúng theo quy cách pha loãng, chưa được xử lý sơ bộ trước khi xả thải vào hệ thống cống. Đối với các PTN sinh học, nước thải chứa các thành phần nguy hại, lây nhiễm chưa được thu gom, khử trùng diệt khuẩn trước khi xả thải. Khí thải Trong hầu hết các PTN trong khoa hóa đều có hệ thống tủ hút hóa chất có sinh các hơi, khí như acid dung môi. Tuy nhiên, các khí sinh ra từ các phản ứng vẫn chưa được kiểm soát. Trong các PTN hữu cơ sử dụng các dung môi độc hại do tính chất của các chỉ tiêu phân tích. Hóa chất được quản lý rõ ràng, và có sự sắp đặt theo tương thích, có dán nhãn tuy nhiên, dung môi thải không được xử lý mà chỉ cho bay hơi trong tủ hút rồi thải bỏ. Chất thải rắn Riêng vấn đề chất thải rắn, hiện nay vẫn chưa được quan tâm và phân loại. Chỉ tính riêng các PTN hóa học, hóa chất thải, hư hỏng chỉ được pha loãng sơ và trực tiếp đổ vào hệ thống cống, các hủ, chai lọ đựng hóa chất sau khi phân loại thì vẫn được gom chung vào rác thải sinh hoạt. Dụng cụ thủy tinh thải được vứt bừa bãi và gom chung vào thùng rác sinh hoạt, không được để trong các thùng rác an toàn ( PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ). Các mẫu thí nghiệm trong các PTN sinh học, các môi trường có cấy vi sinh chưa được diệt khuẩn, chưa được khử trùng trước khi thải. Không có khu vực lưu giữ chất thải trong PTN. Thu hồi – tái sử dụng Hiện nay, trong PTN hóa học hữu cơ có thu hồi lại các dung môi để sử dụng lại. Một số chai lọ thủy tinh đựng hóa chất được sử dụng lại sau khi hết hóa chất. Dung dịch chứa các kim loại quý chưa được thu hồi lại. Ý thức sinh viên Kết quả khảo sát sinh viên cho thấy 90% cho biết chất thải không được thu gom, phân loại và không biết cách phân loại chất thải. 80% sinh viên không biết về khái niệm chất thải nguy hại cũng như đặc tính nguy hại. Và hơn thế, 90% sinh viên quan tâm đến ảnh hưởng của chất thải nguy hại và các tài liệu liên quan. Ý thức – kiến thức của sinh viên về chất thải nguy hại hiện nay chưa cao. Do đó việc giáo dục ý thức cho sinh viên là điều cần thiết. Nhận xét Chất thải rắn nguy hại vẫn chưa được phân loại và thu gom. Chất thải rắn vẫn còn để lẫn lộn với rác thải sinh hoạt, các dung dịch hóa chất sau khi thử nghiệm vẫn chưa được xử lý sơ bộ giảm tính độc trước khi xả thải vào hệ thống cống. Các chất thải có chứa các thành phần sinh học nguy hại vẫn chưa được khử trùng trước khi thải. Vệ sinh PTN tương đối sạch và gọn gàng, hóa chất được lưu trữ theo tương thích và có các dấu hiệu cảnh báo. Hệ thống tủ hút trong PTN hoạt động tốt, tuy nhiên chưa có thông thoáng khí trong PTN. Chưa có các tài liệu về an toàn PTN, các tài liệu về ứng cứu sự cố PTN Một số trường đại học khác Ngoài ra, qua kết quả khảo sát tại một số PTN trong các trường như Đại học Y Dược, Sư Phạm Kỹ Thuật, Văn Lang, Trung Tâm Đào Tạo và Bồi Dưỡng Cán Bộ Y Tế, thực trạng chung của việc phát sinh và quản lý chất thải nguy hại còn gặp nhiều bất cập trong khâu phân loại, thu gom, thải bỏ, và ý thức của sinh viên. Theo kết quả quan sát trong thời gian qua cho thấy, các vấn đề liên quan đến chất thải nguy hại như sau : Chất thải rắn : chưa được phân loại, thu gom, chưa có thiết bị thu gom riêng. Đáng quan tâm nhất là hóa chất thải chưa được thu gom xử lý, các chất thải có chứa các thành phần sinh học lây nhiễm chưa được khử trùng – diệt khuẩn. Các hóa chất hư hỏng, các lọ đựng hóa chất thải còn vất lung tung, lẫn lộn với chất thải sinh hoạt. Một số loại thuốc thử không được xử lý trước khi thải bỏ mà được xả thải vào hệ thống cống. Các dụng cụ thải chưa được thu gom trong các thùng an toàn đảm bảo không gây trầy xước cho sinh viên. Nước thải : các dung dịch sau khi thử nghiệm không được thu gom trong các thùng chứa mà chỉ được pha loãng sơ trước khi đổ vào hệ thống cống. Trong dung dịch thải có chứa các thành phần im loại nặng như Cr, Ni, Cd, As; các ion NO3-, NO2-, Cl-; các acid như HNO3, H2SO4; các thuốc thử hữu cơ; các dung dịch hữu cơ có độc tính gây ung thư như benzen, vynil chlorua, toluene, dichloro methane, Khí thải : khí thải chủ yếu là hơi các dung môi, hơi acid, và các khí sinh ra từ các phản ứng. Chủ yếu là hơi của các acid đậm đặc như acid sulfuric, acid nitrit; hơi các dung môi như toluene, benzen, methanol, ether,Các khí sinh ra từ các phản ứng chưa được kiểm soát. Riêng các trường thuộc khối Y như Trung Tâm Đào Tạo Cán Bộ Y Tế, qua khảo sát cho thấy các chất thải có thành phần sinh học nguy hại được thu gom và được xem như là chất thải y tế sau khi thải bỏ. Các chất thải này được thu gom và xử lý riêng.Tuy nhiên, các hóa chất thải vẫn chưa được thu gom và xử lý. Ngoài ra, một số PTN trong các trường một số chất được thu hồi và sử dụng lại phụ vụ cho việc phân tích trong PTN. Tóm lại, qua thời gian khảo sát tại các trường đại học cho thấy việc phát sinh và quản lý chất thải nguy hại tại các trường vẫn còn nhiều bất cập, các hóa chất nguy hại ngày ngày vẫn được thải ra mà chưa có biện pháp xử lý trước khi xả thải. Các mối nguy hại tiềm tàng vẫn còn tồn đọng mà chưa có các biện pháp an toàn. Do đó, cần phải có chương trình quản lý chất thải nguy hại PTN nói riêng và CTNH trong khuôn viên trường đại học nói chung để quản lý một cách chặt chẽ hơn về CTNH, đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường. Hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại PTN tại trường đại học Kỹ Thuật Tp.HCM Theo những con số thống kê từ lượng hóa chất sử dụng hằng năm, tổng lượng hóa chất sử dụng tại 3 PTN là 220 kg hóa chất và 200 lít dung dịch nguyên hóa chất, hầu hết các chất này được thải trực tiếp vào trong môi trường mà không có sự kiểm soát hay xử lý sơ bộ trước khi thải. Trong đó, lượng hóa chất độc hại có tính chất gây ung thư hay biến đổi gen tương đối thấp, chủ yếu là các acid, bazơ, một số muối kim loại nặng, một số loại thuốc thử hữu cơ,. BẢNG 19 : Lượng hóa chất sử dụng qua các năm STT Năm Khối lượng hóa chất nguyên chất ( kg ) Thể tích dung dịch ( lít ) 2001 30 29 2002 29 16 2003 70 22.6 2004 20 15.6 2006 15.5 16 2007 12.65 23.2 Tuy lượng thải là không đáng kể so với các nguồn công nghiệp, tuy nhiên thành phần chất thải chứa các chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường. Qua việc khảo sát tại PTN cho thấy còn nhiều bất cập trong khâu thải bỏ chất thải tại PTN. Chất thải chưa được phân loại, thu gom dán nhãn, các yếu tố về an toàn chưa được quan tâm đúng mức. Hơn nữa, các hóa chất sử dụng trong thực nghiệm gây ra các mối nguy hại chỉ có thể phát hiện trong nhiều năm sau đó. Chất thải PTN bao gồm hóa chất thải, dụng cụ thải, nước thải, chất thải rắn, khí thải. BẢNG 20 : Thành phần các loại chất thải nguy hại trong PTN STT Loại chất thải Thành phần Chất thải rắn Hộp nhựa, bao bì đựng hóa chất, chai lọ đựng hóa chất Găng tay, khẩu trang,.. Giấy lọc, giấy vệ sinh thiết bị, giẻ lau,.. Dụng cụ thủy tinh : pipet, puret, đĩa petri, bình định mức, chai COD, Hóa chất hư hỏng Môi trường có các cấy thành phần vi sinh Pin, nhiệt kế thủy ngân,.. Khí thải Hơi acid như HNO3, H2SO4, Khí sinh ra từ các phản ứng : SO2, NH3,.. Hơi ether,.. Nước thải Các ion kim loại như Cu, Cd, Pb, Ag, Hg,.. Các dung dịch acid, bazơ Các dung dịch có chứa các thành phần thuốc thử hũu cơ như Phenolphtalein, murexide, methyl cam,.. BẢNG 21: Hóa chất thải độc tính trong PTN Tên Tính độc KCN Gây độc cấp tính Methyl xanh (C16H18N3CIS) Độc khi tiếp xúc Cadimi Gây ung thư Phenolphtalein Gây ung thư Thủy ngân và muối thủy ngân Nồng độ gây độc 0,005 mg/l Pb Nồng độ gây độc 0.18 mg/l Theo những kết quả khảo sát cho thấy hiện trạng phát sinh PTN như sau : Nước thải Các dung dịch, mẫu thử sau quá trình thí nghiệm chưa được thu gom, tiến hành pha loãng theo đúng nguyên tắc mà chỉ pha loãng qua quá trình súc rửa dụng cụ rồi thải thẳng vào hệ thống cống. Một số dung dịch thí nghiệm trong chỉ tiêu phân tích khí thải có chứa thuỷ ngân được thu gom riêng trong xô nhưng không được an toàn. Nước thải chứa các thành phần sinh học sau các bài thí nghiệm vi sinh được thải thẳng trực tiếp vào hệ thống cống mà chưa qua khâu khử trùng diệt khuẩn. Khí thải Khí thải hiện nay trong PTN chủ yếu là hơi acid trong tủ hút hóa chất, tuy nhiên PTN đã trang bị tủ hút mới có thiết bị thông thoáng đảm bảo an toàn khi tiến hành các thao tác trong tủ hút. Một số khí sinh ra từ các phản ứng hoá học như NH3, SO2,.. Chất thải rắn Thành phần chất thải rắn trong PTN đa dạng bao gồm các loại Hoá chất thải : Các hóa chất hư hỏng được pha chế từ năm 2005 đến nay vẫn còn lưu giữ không xử lý như phenolphtalein, methyl da cam, EBT,các hóa chất thải vất lung tung không có nơi lưu giữ cố định. Các khăn lau chùi dính hóa chất được vất chung với rác sinh hoạt. Dụng cụ thải Dụng cụ thuỷ tinh bị bể không được thu gom riêng và phân loại mà để chung vào sọt rác sinh hoạt. Các dụng cụ thải có chứa các thành phần sinh học sau khi thải không được khử trùng. Hộp đựng hóa chất vút chung vào sọt rác sinh hoạt. Các môi trường agar có cấy các vi sinh thí nghiệm sau khi thực nghiệm tuy có được thu gom nhưng thùng thu gom không an toàn và chưa tiến hành khử trùng trước khi thải bỏ Ngoài các loại chất thải trên thì một số chất thải khác như bóng đèn quỳnh quang, pin sau khi sử dụng cũng vứt lung tung. Nhìn chung, các chất thải rắn nguy hại sau khi thải bỏ chưa được thu gom đúng cách và chưa có nơi lưu giữ tạm thời đảm bảo các yếu tố an toàn cho những người trực tiếp tiếp xúc. Nhận xét : Chất thải nguy hại phát sinh từ PTN chưa được phân loại và thu gom Chất thải rắn nguy hại được thu gom chung với rác sinh hoạt Nước thải chưa được xử lý trước khi thải bỏ vào hệ thống cống Chưa có thiết bị, thùng thu gom chất thải sau khi thực nghiệm Chưa có dán nhãn cảnh báo chất thải nguy hại Vấn đề về an toàn PTN chưa được trang bị như vòi sen Đặc biệt là các hóa chất hư hỏng lưu giữ quá lâu trong PTN dễ hình thành các sản phẩm phụ không mong muốn Không có các quy trình hướng dẫn thải bỏ an toàn trước khi thải bỏ vào trong môi trường Chưa có hoạt động thu hồi tái sử dụng Giới thiệu chương trình Qua kết quả khảo sát thực tế tại một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy vấn đề quản lý chất thải nguy hại phòng thí nghiệm còn gặp phải nhiều bất cập. Chất thải nguy hại phát sinh từ các phòng thí nghiệm hóa học và sinh học chưa được thu gom, phân loại. Đối với một số phòng thí nghiệm tuy việc phân loại được áp dụng căn bản tuy nhiên khi được thải ra khỏi phòng thí nghiệm vẫn được trộn lẫn vào trong rác sinh hoạt trong khuôn viên của trường. Một số phòng thí nghiệm có phát sinh chất thải y tế thuộc khối các trường y dược có phân loại và thu gom riêng tuy nhiên, vấn đề về hóa chất thải vẫn chưa được quan tâm thích đáng. Kiến thức về chất thải nguy hại của sinh viên tại một số trường vẫn còn kém và hầu như chưa nhận rõ tác hại nguy cơ tiềm tàng lên sức khỏe và môi trường. Do đó, xây dựng chương trình quản lý chất thải nguy hại phòng thí nghiệm mục đích là giảm thiểu cũng như tìm hướng xử lý cho lượng chất thải nguy hại phát sinh từ nguồn trên, giảm các nguy cơ tác động lên sức khỏe cũng như lên môi trường. Thông qua chương trình phổ biến kiến thức cũng như giáo dục ý thức về các nguy cơ mà chất thải nguy hại ảnh hưởng. Chương trình quản lý chất thải nguy hại phòng thí nghiệm cần được thực hiện với sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường cũng như sự đóng góp của tập thể cán bộ và sinh viên nhằm hướng đến mục tiêu chung là xây dựng chương trình quản lý chất thải nguy hại trong khuôn viên trường Đại học. Tên chương trình : “ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH “ Mục tiêu của chương trình Chương trình được xây dựng hướng đến các mục tiêu sau : Xác định loại chất thải nguy hại phát sinh Phân loại, thu gom, dán nhãn Thiết kế biểu mẫu quản lý, nhãn dán cảnh báo Quy định trách nhiệm quản lý Huấn luyện và đào tạo Phương thức kiểm soát phát sinh Đề xuất các biện pháp giảm thiểu Đề xuất một số biện pháp xử lý trước khi thải bỏ an toàn vào môi trường Giáo dục ý thức và kiến thức về chất thải nguy hại cho sinh viên Xây dựng sổ tay hướng dẫn quản lý chất thải nguy hại cho phòng thí nghiệm Kết quả chương trình mong có thể đạt được Phân loại và thu gom chất thải nguy hại phòng thí nghiệm Giảm thiểu lượng cũng như loại chất thải nguy hại phát sinh Hình thành nên dữ liệu quản lý chất thải nguy hại Phổ biến kiến thức về chất thải nguy hại trong khuôn viên trường Sơ đồ trong chương trình Ban giám hiệu Trách nhiệm : Chỉ định các thành viên liên quan trong trường Banh hành chính sách về CTNH, đăng ký chủ nguồn thải và ký hợp đồng với ccông ty xử ký và vận chuyển CTNH. Các khoa khác Trách nhiệm : Phụ trách triển khai và duy trì chương trình, chỉ đạo các thành viên tham gia thực hiện . Phối hợp triển khai và duy trì chương trình Chủ nhiệm khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học – Khoa Công Nghệ Thực Phẩm Trách nhiệm : Phụ trách triển khai và duy trì chương trình, chỉ đạo các thành viên tham gia thực hiện . Cán bộ giảng viên Trách nhiệm : Huấn luyện nhân viên PTN và sinh viên thu gom chất thải nguy hại Sinh viên Trách nhiệm : Tham gia lớp học cung cấp các kiến thức phổ biếnvề chất thải PTN , tham gia thu gom trong quá trình thực nhgiệm Cán bộ quản lý PTN Trách nhiệm : Tham gia lớp huấn luyện về chất thải nguy hại tương ứng với chương trình triển khai, phối hợp với giảng viên và sinh viên thực hiện chương trình HÌNH 2 : SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ TRÁCH NHIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH Xác định nơi lưu giữ tạm thời Thiết kế nhãn dán chất thải nguy hại Đánh giá hiện trạng phát sinh – an toàn PTN Xây dựng biểu mẫu quản lý Ghi nhận kết quả Biện pháp ngăn ngừa – giảm thiểu ô nhiễm Đánh giá - Duy trì chương trình HÌNH 3 : SƠ ĐỒ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH Tổ chức tập huấn về chất thải nguy hại PTN Khung chương trình STT Hình thức chương trình Nội dung Phương pháp triển khai Xác định trách nhiệm Trách nhiệm đối với ban giám hiệu : đăng ký chủ nguồn thải Quy định trách nhiệm đối với các khoa – phòng thí nghiệm phát sinh chất thải Xin ý kiến và sự ủng hộ của ban giám hiệu để triển khai chương trình Tổ chức và chỉ định vai trò trách nhiệm cá nhân liên quan đến quản lý chương trình Phân công trách nhiệm, chỉ dịnh các cá nhân chịu trách nhiệm triển khai chương trình Đánh gía nguồn phát sinh và phân loại chất thải nguy hại trong PTN Kiểm tra danh mục hóa chất, thiết bị, các quy trình pha hóa chất, các chiû tiêu phân tích trong PTN Xác định và phân loại chất thải rắn nguy hại Xem xét và đánh giá vấn đề chất thải rắn, nước thải, khí thải có chứa các thành phần nguy hại Xác định trách nhiệm thu gom và dán nhãn Tiến hành dán nhãn - Lập danh sách kiểm tra PTN Lập danh mục chất thải : chất thải rắn, nước thải, khí thải. Đánh giá nhanh các hoạt động trong PTN Hướng dẫn ghi nhãn Dán nhãn Xây dựng dữ liệu quản lý Thiết kế các biểu mẫu quản lý : danh mục hóa chất thải, biểu mẫu kiểm tra và báo cáo chất thải định kỳ theo tháng Thiết kế từng loại nhãn tương ứng với từng loại chất thải Ví dụ : nhãn chất thải dùng cho hóa chất thải, nhãn dùng cho chất thải sinh học, chất thải có cạnh sắc nhọn - Lập các biểu mẫu và nhãn dán theo dõi việc phát sinh và quản lý chất thải nguy hại Thiết lập và xác định vị trí lưu giữ chất thải (trong khu vực PTN nếu khuôn viên nhỏ) Xác định vị trí thuận lợi và an toàn để lưu giữ Xác định nơi lưu giữ đối với các chất thải không tương thích - Hình thành khu vực lưu giữ tạm thời trước khi vận chuyển xử lý Tổ chức thu gom chất thải Chuẩn bị từng loại thùng thu gom tương ứng với loại chất thải phát sinh Huấn luyện và hướng dẫn phân loại thu gom cho các đối tượng trong PTN Kiểm tra các điều kiện an toàn PTN khi xảy ra các sự cố đổ tràn hóa chất Kiểm tra các thiết bị an toàn PTN Thiết lập các quy trình an toàn khi sự cố xảy ra Lập danh mục các thiết bị bổ sung Đánh giá nhanh an toàn PTN Lập danh mục các thiết bị an toàn PTN Tổ chức tập huấn kiến thức về chất thải nguy và cán bộ quản lý PTN và sinh viên Phổ biến kiến thức về chất thải nguy hại Tập huấn thu gom chất thải sau các bài thực nghiệm Huấn luyện và tập huấn tại PTN trong điều kiện thực tế Kiểm tra cuối khóa huấn luyện đánh giá kỹ năng và kiến thức Đề xuất các biện pháp giảm thiểu và xử lý Tìm các giải pháp giảm thiểu ( thu hồi tái sử dụng ) Tìm giải pháp xử lý trước khi thải bỏ Đề xuất giải pháp giảm thiểu và xử lý Tham khảo ý kiến và tư vấn của các chuyên gia Thiết lập các địa chỉ và các mối liên hệ khi cần có sự giúp đỡ khi có sự cố Tìm kiếm các địa chỉ khi liên lạc khi xảy ra sự cố Lập danh sách địa chỉ tham khảo - Thu thập thông tin Đánh giá kết quả chương trình - Kiểm tra và đánh giá kết quả thu gom và hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu - Đánh giá Hình thức thực hiện chương trình Chương trình thực hiện thông qua hình thức đánh giá và kiểm tra việc phát thải tại phòng thí nghiệm của các cán bộ tham gia thực hiện chương trình. Để thực hiện chương trình tốt cần có sự ủng hộ của Ban Giám Hiệu, sự tham gia của sinh viên thực nghiệm tại phòng thí nghiệm. Để quản lý chương trình, cần xây dựng dữ liệu quản lý bao gồm các biểu mẫu, nhãn dán, danh mục,... Cần tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý phòng thí nghiệm và sinh viên để chương trình có thể đem lại những kết quả như đã đề ra. Các nội dung và yêu cầu triển khai trong chương trình Nội dung 1 : Tổ chức các lớp tập huấn về CTNH - CTNH PTN Đối tượng : cán bộ quản lý PTN ( sinh viên có thể đăng ký tham gia ) Nội dung tập huấn : STT Nội dung tập huấn Yêu cầu Các luật định, quy định, thông tư, quyết định về chất thải nguy hại : Luật Bảo Vệ Môi Trường 2005, Thông tư 12/2006/TT-BTNMT, Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT, Quyết dịnh 22/2006/QĐ-BTNMT,... - Phổ biến và hướng dẫn thi hành các thông tư, quyết định luật về chất thải nguy hại Chất thải nguy hại – chất thải nguy hại PTN – an toàn PTN - Giới thiệu về chất thải nguy hại – đặc tính và ảnh hưởng của CTNH Phân loại – thu gom – dán nhãn Hướng dẫn phân loại chất thải Hướng dẫn thu gom Hướng dẫn dán nhãn cảnh báo Hướng dẫn các biện pháp an toàn PTN Biện pháp xử lý chất thải nguy hại - Giới thiệu các phương pháp xử lý, kỹ thuật xử lý các loại chất thải nguy hại Biện pháp xử lý một số loại CTNH PTN Phổ biến các phương pháp, kỹ thuật xử lý : Chai lọ, thùng chứa hóa chất sau khi sử dụng, dụng cụ thải,.. Nứơc thải PTN Hóa chất thải Chất thải có chứa các tác nhân sinh học Biện pháp thu hồi – tái sử dụng - Hướng dẫn thu hồi một số chất thải trong PTN ( dung môi, kim loại quý,), tái sử dụng ( chai thủy tinh thải ) Biện pháp giảm thiểu - phòng ngừa ô nhiễm - Hướng dẫn các biện giảm thiểu – phòng ngừa ô nhiễm Đề thực hiện được cần có sự hỗ trợ của các cơ quan bảo vệ môi trường ( Chi cục Bảo Vệ Môi Trường, Sở Tài Nguyên và Môi Trường,) Nội dung 2 : Giáo dục về chất thải nguy hại – chất thải nguy hại PTN Đối tượng : sinh viên Nội dung giảng dạy STT Nội dung Yêu cầu An toàn PTN - Hướng dẫn các biện pháp an toàn PTN đối với sinh viên Chất thải nguy hại PTN Cung cấp các kiến thức về chất thải nguy hại : đặc tính và ảnh hưởng Hướng dẫn cách phân loại – thu gom trong PTN Hướng dẫn thao tác thu gom đối với tùng loại chất thải ( có thể xen vào nội dung các bài thực hành trong PTN để hướng dẫn ) Giáo dục ý thức - Tổ chức các chương trình truyền thông về chất thải nguy hại, các hội thảo chuyên đề cho sinh viên tham gia Nội dung 3 : Đánh giá hiện trạng – an toàn PTN Đối tượng : Phòng thí nghiệm trong khuôn viên trường Yêu cầu : Trước khi đánh giá cần thực hiện các bước sau : Bước 1 : Xem xét các tài liệu và thông tin PTN : cần chuẩn bị các tài liệu thích đáng trước khi đánh giá, Bước 2 : Điều chỉnh và kiểm tra bảng câu hỏi khảo sát, công cụ đánh giá cho phù hợp. Bước 3 : xác định các mục đánh giá STT Nội dung Yêu cầu Đánh giá hiện trạng PTN Lập danh mục đánh giá Thông tin PTN đánh giá Năng lực và các tiện ích PTN Danh sách thiết bị, dụng cụ Danh mục hóa chất sử dụng Danh mục các chỉ tiêu phân tích trong PTN Lịch trình làm việc Các báo cáo PTN Hệ thống thông thoáng khí trong PTN Hệ thống ống dẫn nước thải Đánh giá an toàn PTN Lập danh mục kiểm tra đánh giá: Danh mục hóa chất sử dụng Các thiết bị an toàn PTN Sổ tay quản lý PTN Các tài liệu hướng dẫn an toàn trong PTN Danh mục các dụng cụ thiết bị An toàn cháy nổ, các biện pháp và thiết bị phòng chống cháy nổ Tiến hành đánh giá khảo sát Đánh giá hiện trạng phát sinh CTNH PTN Lập danh mục đánh giá Hóa chất thải Chất thải rắn Nước thải Khí thải Chất thải sinh hoạt,.. Lấy mẫu và phân tích Sau khi đánh giá cần phân tích các dữ liệu đánh giá, đưa ra các số liệu đánh giá tiến hành phân tích và báo cáo. Có thể đo lường về chất lượng và số lượng trong các mẫu phát thải trong một tháng. Nội dung 4 : Xây dựng các biểu mẫu – dữ liệu quản lý CTNH Các biểu mẫu được thiết kế bao gồm : Danh mục CTNH và đặc tính gây hại, mã chất thải, Biểu mẫu kiểm tra chất thải nguy hại Biểu mẫu báo cáo chất thải nguy hại Thiết kế nhãn dán cho từng loại chất thải ( THAM KHẢO PHỤ LỤC ) CHẤT THẢI NGUY HẠI Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh 144/24 Điện Biên Phủ Phường 25 Q.Bình Thạnh TP.HCM NGS   Ghi chú  Ngày phát thải Ngày chuyển Tên hóa chất Thành phần Ghi chú Trạng thái vật lý ¨Rắn ¨Lỏng ¨Khí Phân loại chất thải nguy hại ¨ Dễ cháy ¨ Dễ nổ ¨Oxi hóa ¨ Aên mòn ¨ Độc tính ¨ Lây nhiễm HÌNH 4 : Nhãn dán chất thải nguy hại Bên cạnh xây dựng biểu mẫu và dữ liệu quản lý cần chuẩn bị các thiết bị thu gom để tiến hành phân loại thu gom. Nội dung 5 : Xác định vị trí lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại Khảo sát vị trí thuận lợi cho việc lưu giữ an toàn trong phòng thí nghiệm trong thời gian chờ vận chuyển đến nơi xử lý. Cần thiết kế bảng hướng dẫn lưu giữ tại nơi lưu giữ. Các thiết bị an toàn gần khu vực lưu giữ. Nội dung 6 : Phân loại – thu gom – dán nhãn cảnh báo Mục đích của việc phân loại chất thải nguy hại là dễ dàng cho khâu xử lý cũng như tái sử dụng sau khi thu gom. Sau khi đánh giá, tiến hành phân loại chất thải phát sinh. Thông thường chất thải trong phòng thí nghiệm được phân làm các loại như sau : STT Loại chất thải Thành phần Hoá chất thải - Các hóa chất hư hỏng không sử dụng : các thuốc thử, acid, bazơ, dung môi hữu cơ, kimloại thải, Chất thải sinh học có chứa các tác nhân gây hại Các môi trường phân tích các chỉ tiêu vi sinh có chứa các chủng virus, vi khuẩn gây bệnh Các động vật được sử dụng làm mẩu thí nghiệm Các mẫu huyết thanh, dịch cơ thể Dụng cụ thải - pipet, đĩa petri, ống sinh hàn, ống nghiệm, bình tam giác, bình cầu, bình tam giác, Chai, lọ, đựng hóa chất thải - Tất cả các loại hộp nhựa, thuỷ tinh, thùng bao, bao gói, Nước thải có chứa các tác nhân nguy hại - Dung dịch thải chứa kim loại nặng, các hợp chất halogen, dung dịch acid bazơ,.. Khí thải - Khí phát sinh trong các phản ứng, hơi trong tủ hút, hơi dung môi, Đối với nước thải : cần xác định các thành phần và tính tương thích khi thu gom chung. Thu gom theo phân loại vào các thùng chứa. Tiến hành dán nhãn cảnh báo. Vận chuyển đến nơi lư giữ tạm thời trong PTN. Nội dung 7 : Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm Mục tiêu của phòng ngừa ô nhiễm là giảm thiểu hoặc loại trừ ô nhiễm tại nguồn như hóa chất sử dụng, chất thải từ đó loại trừ các khả năng nguy hại bằng cách sử dụng hóa chất thay thế ít nguy hại, độc tính, tái sử dụng. Trong PTN thường xuyên phát thải một lượng hóa chất nhất định thông qua quá trình thực nghiệm và nghiên cứu. Ngăn ngừa ô nhiễm có thể làm giảm việc phát thải vào môi trường, giảm các chi phí trong việc xử lý các chất thải ra. Đề xuất các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm Nguồn loại trừ hoặc giảm thiểu CTNH Sử dụng thay thế hóa chất Giảm thiểu nhỏ Phương pháp lựa chọn Tái sử dụng – sử dụng lại Phân phối sử dụng lại Thu hồi hóa chất ? Tái sử dụng – sử dụng lại Xử lý các sản phẩm phụ Trung hòa ? Các phương pháp khác Loại bỏ chất thải Thải bỏ chất thải không nguy hại Thải bỏ chất thải nguy hại Khi nguồn phát sinh không có cơ hội giảm thiểu thì lựa chọn tiếp sẽ là tái chế, tái sử dụng hoặc thu hồi các sản phẩm để sử dụng lại. Sự phân phối lại hóa chất sau khi thu hồi sẽ làm giảm lượng chất thải và làm giảm diện tích khu vực lưu giữ. Thu hồi hóa chất (thu hồi dung môi, kim loại quý,..) sẽ được đi đôi với quá trình thực hành tại PTN Việc xử lý áp dụng cho chất thải trước khi thải bỏ để giảm độc tính khi thải vào môi trường Phương pháp thay thế hóa chất sử dụng nhằm giảm việc sử dụng các hóa chất độc hại bằng hóa chất ít độc hại hơn. Xử lý và thải bỏ CTNH PTN cần có phương pháp chính xác và phân loại trước khi thải bỏ an toàn Phân loại chất thải là bước quan trọng cho việc xử lý sau khi thu gom Việc thải bỏ cần tuân theo những luật định hiện hành HÌNH 5 : Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm Nội dung 8 : Xây dựng sổ tay quản lý chất thải nguy hại Mỗi phòng thí nghiệm sẽ có một sổ tay quản lý chất thải nguy hại để phân phát cho sinh viên thực hành tại PTN. Sổ tay sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản : Về chất thải nguy haị, đặc tính và ảnh hưởng. Hướng dẫn quản lý chất thải PTN Quản lý hóa chất thải : hóa chất thải không nguy hại, nguy hại, sơ đồ kiểm tra đặc tính chất thải, hướng dẫn cách thu gom, dán nhãn nhận biết CTNH, xử lý, thải bỏ, lưu giữ.. Quản lý chất thải sinh học : Định nghĩa, thu gom đóng gói, dán nhãn, các biện pháp khử trùng, diệt khuẩn trước khi thải bo.û Chất thải có cạnh sắc nhọn có chứa các tác nhân nguy hại : định nghĩa, thu gom,.. Phòng ngừa ô nhiễm. Các địa chỉ cung cấp các thông tin về vận chuyển, xử lý,.. Nội dung 9 : Đánh giá chương trình – duy trì chương trình Sau khi tiến hành đánh giá chương trình sau quá trình thực hiện để nghiệm thu những lợi ích về kinh tế lẫn môi trường và an toàn sức khoẻ mà chương trình đem lại. Đề ra các phương hướng quản lý tốt hơn cho PTN. KẾT LUẬN Qua kết quả khảo sát phát sinh chất thải PTN tại một số trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng như khảo sát ý thức về chất thải nguy hại PTN đối với sinh viên nói thì ta thấy rằng việc thải bỏ chất thải nguy hại PTN hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập và thiếu sót. Phần lớn, chất thải nguy hại không phân loại, thu gom, dán nhãn và xử lý sơ bộ trước khi thải bỏ. Ý thức của sinh viên ở các trường về chất thải nguy hại nói chung và chất thải nguy hại nói riêng chưa cao. Phần lớn, khi được hỏi về sự quan tâm đến ảnh hưởng của chất thải nguy hại lên sức khoẻ và môi trường thì cho thấy hơn 80% sinh viên quan tâm đến vấn đề trên. Nhưng, một thực tế cho thấy chưa có chương trình nào về chất thải nguy hại PTN trong khuôn viên trường Đại học nhằm truyền thông về chất thải nguy hại cũng như ảnh hưởng của nó lên sức khỏe và môi trường. Bảo vệ môi trường và vấn đề về sức khoẻ cộng đồng là hai yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển hiện nay và nó cần có sự quan tâm của cộng đồng nói chung và các cá nhân nói riêng. Từ thực tế nêu trên, việc xây dựng nên một chương trình quản lý chất thải nguy hại nhằm mục đích hỗtrợ quản lý, truyền thông giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường trong khuôn viên trường đại học mà còn giúp đề ra các biện pháp phòng ngừa và ngăn ngừa ô nhiễm do chất thải nguy hại gây nên. Đề tài “ Xây dựng chương trình quản lý chất thải nguy hại PTN đã thu được một số kết quả như sau : Tìm hiểu về chất thải nguy hại nói chung, chất thải nguy hại PTN nói riêng. Tìm hiểu về hệ thống quản lý chất thải nguy hại tại Tp. Hồ Chí Minh. Khảo sát và đánh giá hiện trạng phát sinh CTNH tại một số trường đại học trong thành phố, khảo sát ý thức về CTNH sinh viên trong các trường nói trên. Khảo sát và đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại tại một số PTN trong khuôn viên trường Kỹ Thuật Công Nghệ. Xây dựng một số thông tin về CTNH trong PTN. Thiết kế nhãn dán hóa chất thải và nhãn dán thùng thu gom chất thải nguy hại. Xây dựng sổ tay quản lý chất thải nguy hại PTN. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, đồ án còn có một số hạn chế sau : Sổ tay quản lý chất thải nguy hại còn sơ sài và chưa xây dựng quy trình thải bỏ một số loại CTNH PTN. Các dữ liệu về hóa chất chưa thể đáp ứng cung cấp hết các thông tin về hóa chất cũng như chất thải. Chương trình chỉ xây dựng trên lý thuyết mà chưa áp dụng thực tế nên chưa đánh giá được lợi ích của chương trình đem lại. KIẾN NGHỊ Sau khi thực hiện đề tài tôi xin có một số kiến nghị sau : Đối với các cơ quan quản lý . Quy định trách nhiệm chủ nguồn thải chất thải nguy hại đối với các trường, viện và trung tâm có phát sinh chất thải nguy hại. Tổ chức các lớp tập huấn về chất thải nguy hại cho các đối tượng đăng ký chủ nguồn thải. Tổ chức kiểm tra và đánh giá phát sinh chất thải nguy hại tại các đơn vị nói trên. Đối với nhà trường : Để chương trình thực hiện được cần có sự tham gia của nhà trường trong việc quy định trách nhiệm cũng như chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình. Tự nguyện đăng ký chủ nguồn thải và phối hợp với các đơn vị vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại. Đối với các khoa phòng phát sinh chất thải nguy hại. Tổ chức đánh giá hiện trạng phát sinh Tiến hành phân loại thu gom Xây dựng sổ tay quản lý CTNH cho PTN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAIIN.doc
  • docbiaP.doc
  • docDANHMUCBIEUDDO.doc
  • docDANHMUCCHUVIETTAT.doc
  • docDANHMUCHINH.doc
  • xlsdanhmuchoachatdoctinh.xls
  • xlsdanhmuchoahchatrthaigaydoccaptinh.xls
  • xlsdanhmuckiemtranhdinhkythang.xls
  • docDANHSACHBANG.doc
  • docHINH ANH.doc
  • xlsLabel.xls
  • docloi cam on.doc
  • docMUCLUC.doc
  • docPHULUCLV.doc
  • docSOTAY.doc
  • docTAILIEUTHAMKHAO.doc
  • docTRANG DAU CHUONG.doc
Tài liệu liên quan