Đồ án Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004 tại phân xưởng Hóc Môn - Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa

Qua một thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Kềm Nghĩa tôi nhận thấy muốn xây dựng và áp dụng thành công HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho công ty nói chung và phân xưởng Hóc Môn nói riêng thì điều kiện tiên quyết là sự cam kết của lãnh đạo, sự nhiệt tình tham gia các hoạt động của tất các cá nhân và đảm bảo đủ nguồn nhân lực có chuyên môn về môi trường. Bên cạnh đó, để thực hiện thành công HTQLMT cho phân xưởng Hóc Môn, công ty phải có những kế hoạch nhằm xác định cụ thể thời gian, biện pháp và bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện đối với các vấn đề môi trường đáng kể tại phân xưởng như: · Nhân viên môi trường cần thường xuyên kiểm tra và định kỳ hướng dẫn cho toàn thể công nhân viên của phân xưởng về phân loại rác (1tháng/lần), đồng thời giúp họ hiểu được lợi ích của việc phân loại rác. · Tổ trưởng và quản đốc có nhiệm vụ giám sát việc phân loại rác, đồng thời nhắc nhở và khiển trách nếu phát hiện công nhân phân loại rác chưa đúng. Cấm công nhân mang thức ăn vào khu vực sản xuất và bỏ vào thùng theo đúng quy định.

doc88 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 918 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004 tại phân xưởng Hóc Môn - Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nữa phải loại bỏ ngay lập tức hoặc nếu không phải tránh sử dụng nhầm một cách vô ý. Các tài liệu không còn sử dụng nhưng được lưu trữ do yêu cầu pháp luật hoặc mục đích bảo lưu khác thì các tài liệu này phải có dấu hiệu nhận dạng thích hợp để phân biệt như “TÀI LIỆU LỖI THỜI”. Thủ tục kiểm soát tài liệu được thể hiện ở phụ lục 7. 5.11 KIỂM SOÁT ĐIỀU HÀNH Phân xưởng phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục kiểm soát điều hành trên cơ sở chuẩn mực đề ra của công ty nhằm giảm thiểu hoặc xử lý các tác động của các KCMT đáng kể. Phân xưởng cần tiến hành kiểm soát các khía cạnh sau: 5.11.1 Kiểm soát nguyên – vật liệu Lựa chọn các loại nguyên liệu, nhiên liệu có chất lượng cao và ưu tiên lựa chọn những loại không có hoặc có thành phần độc hại thấp nhất. Tham khảo các MSDS của các nguyên vật liệu khi mua hay có sẵn đối với nguyên liệu độc hại, nguy hiểm theo TCVN 5507–2002. Kho lưu trữ nguyên vật liệu phải sạch sẽ, thông thoáng, khô ráo và ngăn nắp. Quy định vị trí để các nguyên vật liệu, sản phẩm. Tại những vị trí để nguyên vật liệu phải ghi tên cho từng loại vật liệu và phải phân chia khu vực rõ ràng. Các nguyên vật liệu phải để theo hàng ngay ngắn và phải có khoảng cách an toàn đối với việc vận chuyển các nguyên vật liệu. Thường xuyên kiểm tra hệ thống PCCC tại các kho. 5.11.2 Kiểm soát năng lượng điện Trưởng các bộ phận và quản đốc phân xưởng có trách nhiệm thực hiện và yêu cầu các nhân viên tiến hành tiết kiệm điện: Đối với thiết bị chiếu sáng: Tắt các thiết bị chiếu sáng khi không sử dụng, tắt đèn vào giờ nghỉ trưa. Khi bố trí thiết bị chiếu sáng phải bố trí thích hợp (đủ ánh sáng để người thao tác làm việc) nhằm đạt hiệu quả cao. Xem xét lại tình hình sử dụng điện của từng vi trí để tìm kiếm cơ hội tiết kiệm điện. Hệ thống dây điện phải được bố trí gọn gàng. Máy điều hòa nhiệt độ: Điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh vừa phải (24 0 C - 260C) và chỉ bật máy lạnh từ 9 giờ trở đi. Chỉ mở máy khi cần thiết và tắt máy khi ra về. Máy vi tính/ Hệ thống mạng máy tính: Tắt màn hình máy tính trong giờ nghỉ hoặc khi không sử dụng máy. Để chế độ tự động nghỉ. Tắt máy khi không còn sử dụng. Các thiết bị, máy móc: Tắt các thiết bị, máy móc khi không sử dụng. Khi mua máy móc, thiết bị nên chọn thiết bị ít hao điện nhất. Khi có sự cố về thiết bị, lập tức tắt công tắc và tiến hành xử lý ngay. Bảo trì thường xuyên máy móc, thiết bị sử dụng điện. 5.11.3 Kiểm soát chất thải rắn Phân xưởng cần tiếp tục duy trì việc phân loại rác tại nguồn. Nhân viên môi trường cần tổ chức hướng dẫn cho toàn thể công nhân viên của phân xưởng về phân loại rác tại nguồn và giúp họ hiểu được lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn. Dán bảng hướng dẫn việc phân loại rác tại bản tin phân xưởng, tại mỗi thùng rác. Phân loại rác thành ba loại và bỏ vào ba thùng riêng biệt: Rác sản xuất: chủ yếu là bụi kim loại phát sinh ở công đoạn mài và cát thải phát sinh ở giai đoạn phun cát, toàn bộ chúng được bỏ vào thùng có dán nhãn “rác sản xuất”. Rác sinh hoạt: như hộp cơm, lon nước, thực phẩm thừa được chứa trong thùng có dán nhãn “rác sinh hoạt”. Rác nguy hại: chủ yếu là các dụng cụ, thùng chứa hóa chất, dầu nhớt; hộp keo; các miếng giẻ dính dầu mỡ, hóa chất; hộp mực in hư; bóng đèn hưNhững chất thải này cũng được thu gom vào những thùng có dán nhãn “rác nguy hại”. Các thùng rác được phân biệt bằng 3 màu khác nhau: Màu xám đựng rác sản xuất . Màu cam đựng rác sinh hoạt. Màu đỏ đựng rác nguy hại. Tất cả rác sinh hoạt được đơn vị tư nhân thu gom mỗi ngày. Nghiêm cấm thải bừa bãi rác ra môi trường xung quanh. Nghiêm cấm để lẫn lộn chất thải thường và chất thải nguy hại. Vệ sinh khuôn viên phân xưởng mỗi ngày 2 lần. Mỗi ngày cuối buổi làm việc, công nhân mỗi tổ làm vệ sinh khu vực làm việc của mình. Tổ trưởng kiểm tra việc dọn vệ sinh và xem các thùng chứa rác đã được phân loại đúng hay chưa. Nếu việc phân loại chưa đúng, tổ trưởng cần hướng dẫn tổ viên phân loại lại. Đối với các khu vực chứa rác nên có tường che chắn, xây dựng các gờ cao lên để tránh nước mưa xâm nhập vào. Đồng thời, khu vực chứa chất thải cần phải phân loại từng khu vực rõ ràng tránh để bừa bãi rất khó kiểm soát. Cần tuyên dương các tổ phân loại CTR đúng và thực hiện vệ sinh sạch sẽ bằng cách thông báo bằng loa phát thanh trước toàn phân xưởng vào lễ chào cờ thứ hai hàng tuần. Nhân viên vệ sinh cần phải nắm bắt được lượng rác thải ra hàng ngày và lập báo cáo. Đối với rác y tế: do phát sinh không thường xuyên nên bỏ vào thùng rác đặt ngay phòng y tế và giao cho đơn vị có chức năng xử lý. Đối với chất thải nguy hại và chất thải rắn sản xuất nguy hại: Phân xưởng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật liên quan đến chất thải nguy hại như: Quyết định số 23/2006/QĐ – BTNMT về việc banh hành danh mục chất thải nguy hại; thông tư số 12/2006/TT – BTNMT hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.. Phân xưởng phải tiến hành lập thủ tục chủ nguồn thải với Sở Tài Nguyên & Môi Trường và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý chất thải nguy hại để xử lý nguồn thải phát sinh này. Đối với chất thải sản xuất và chất thải nguy hại, cuối mỗi ngày được chuyển đến khu vực chứa rác tập trung và giao cho Công ty Tân Đức Thảo xử lý theo định kỳ 1 tuần/1lần. Bên cạnh đó, công ty còn thực hiện thống kê lượng rác thải nguy hại hàng tháng, thu gom và thải bỏ chất thải nguy hại này đúng nơi quy định. Hoạt động sản xuất của phân xưởng có phát sinh nhiều giẻ lau dính dầu nhớt, hóa chất nên trước mỗi buổi nghỉ trưa, công nhân phải đem bỏ vào thùng đựng rác nguy hại. 5.11.4 Kiểm soát hóa chất Phân xưởng Hóc Môn sử dụng không nhiều hóa chất, chủ yếu ở công đoạn: in logo sản phẩm, công đoạn mài bén và dung dịch keo. Tuy nhiên, kho vật tư của phân xưởng lưu trữ nhiều loại hóa chất để chuyển đến hai phân xưởng còn lại. Vì vậy, việc kiểm soát hóa chất đối với phân xưởng cũng là một việc rất cần thiết. 5.11.4.1 Nhập hóa chất: Ưu tiên dùng những hóa chất không nguy hiểm hoặc ít nguy hiểm nhất trong công nghệ sản xuất. Yêu cầu MSDS từ phía nhà cung cấp hóa chất. Bao gồm các thông tin: Tên hóa chất. Tính chất vật lý, hóa học, sinh học Thành phần hóa học Những nguy hại tiềm năng. Những biện pháp sơ cứu liên quan đến hóa chất khi xảy ra sự cố. Cách sử dụng và lưu trữ hoá chất. Thông tin nơi sản xuất, cung cấp. 5.11.4.2 Lưu trữ hóa chất: Nhân viên kho vật tư cần thống kê lượng hóa chất nhập, xuất kho và lưu kho. Cập nhật thông tin thường xuyên về dữ liệu an toàn đối với từng loại hóa chất lưu trữ trong kho. Nhận diện, phân loại khu vực lưu trữ hóa chất theo chủng loại đúng quy định và dán nhãn nguy hại theo bảng MSDS. Lập bảng hướng dẫn về việc lưu trữ và vận chuyển hóa chất nhập, xuất kho. Giám sát thao tác bốc dỡ và vận chuyển hóa chất của công nhân tại phân xưởng cũng như đến hai phân xưởng còn lại. Đảm bảo rằng đã dán nhãn chính xác tất cả các hóa chất và đã cung cấp bảng dữ liệu an toàn hóa chất dưới dạng có thể sử dụng ngay cho người lao động. 5.11.4.3 Sử dụnghoá chất: Yêu cầu đối với phân xưởng Cung cấp cho công nhân các thông tin và hướng dẫn sử dụng các hóa chất . Hướng dẫn công nhân cách sử dụng những thông tin trên bảng MSDS, các biển báo nguy hiểm, ý nghĩa của chúng. Đồng thời, nhân viên môi trường và quản đốc cần phân tích cho họ hiểu sự cần thiết phải sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động và các quy trình khắc phục sự cố để bảo vệ sức khỏe của chính mình, đặc biệt đối với công đoạn in logo. Trang bị khẩu trang, găng tay cho công nhân tiếp xúc với hóa chất. Đồng thời, hướng dẫn công nhân cách sử dụng và bảo quản trang thiết bị bảo hộ lao động hiệu quả, cách ứng cứu khi có sự cố xảy ra. Nhân viên môi trường thiết lập những phương án giải quyết trong tình trạng khẩn cấpnhư: đổ tràn hóa chất, hóa chất văng vào mắt, vào người công nhân Tổ chức khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện bệnh nghề nghiệp và cứu chữa kịp thời cho người lao động. Giám sát việc sử dụng bảo hộ lao động và thao tác của công nhân khi đang làm việc với hóa chất. Yêu cầu đối với công nhân Chấp hành nghiêm túc các quy định, nội quy về an toàn khi làm việc với hóa chất. Sử dụng và bảo quản các trang thiết bị bảo hộ lao động theo đúng quy định. Kiểm tra máy móc, thiết bị trước khi bắt đầu làm việc và báo cáo ngay lập tức cho quản đốc khi phát hiện thấy các tình huống có thể gây nguy hiểm mà mình không có khả năng giải quyết một cách chính xác. 5.11.5 Kiểm soát nước thải Nước thải sinh hoạt: Thu gom toàn bộ nước thải sinh hoạt vào bể tự hoại. Định kỳ bảo trì và nâng cấp hệ thống hầm tự hoại theo định kỳ 1 lần/năm. Định kỳ nạo vét, vệ sinh hệ thống mương dẫn, hố ga theo định kỳ 2 lần/năm. Định kỳ đo chất lượng nước thải sinh hoạt sau hầm tự hoại, 4 lần/năm. Cần tổng kết lượng nước sử dụng hàng tháng. Nước thải sản xuất: Nước thải chứa bụi kim loại đặt tại các máy mài cần được thu gom mỗi ngày vào thùng chứa riêng biệt dành cho chất thải nguy hại và giao cho đơn vị có chức năng xử lý. 5.11.6 Kiểm soát khí thải và bụi Quản lý chặt chẽ các phương tiện vận chuyển ra vào công ty. Các phương tiện hạn chế nổ máy khi vào khuôn viên nhà máy. Hiện tại phân xưởng đã có hệ thống xử lý bụi nhưng chỉ ở một vài vị trí mài thô. Vì vậy, phân xưởng cần mở rộng các chụp hút bụi sang các vị trí mài, móc mũi và phun cát còn lại để giảm tối đa nồng độ bụi và đảm bảo sức khoẻ người lao động. Công nhân phải thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang đối với tại tất cả các vị trí thao tác trong phân xưởng. Định kỳ 3 tháng/lần bảo trì máy móc, thiết bị chiếu sáng. Thường xuyên theo dõi hoạt động, đồng thời bảo trì, nâng cấp hệ thống thu gom và xử lý bụi. Thường xuyên lau chùi, vệ sinh máy móc, nền, tường nhà. Đảm bảo chất lượng không khí xung quanh đạt tiêu chuẩn TCVN 5937 – 2005 và định kỳ theo dõi, đo đạc (2 lần/ 1 năm). Tiến hành đo đạc các thông số ô nhiễm không khí trong xưởng sản xuất theo tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo quyết định 3733/2002/QĐ – BYT theo định kỳ (4 lần/năm). 5.11.7 Kiểm soát tiếng ồn Tuân thủ các quy định bảo dưỡng định kỳ thiết bị, máy móc công nghệ. Công nhân cần được trang bị đầy đủ các phương tiện chống ồn như: nút bịt tai, mũ, bao tai chống ồn. Trưởng các bộ phận có kế hoạch kiểm tra và theo dõi chặt chẽ việc sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động của công nhân. Cách ly, bao kín các nguồn ồn bằng vật liệu kết cấu hút âm, cách âm phù hợp. Thay thế các máy móc, thiết bị hư hỏng, quá hạn sử dụng bằng các loại máy móc mới, hoạt động êm hơn. Bố trí lại các nguồn phát sinh tiếng ồn và đánh giá mức độ ồn trước khi lắp đặt các thiết bị mới. Bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo định kỳ và sửa chữa khi cần thiết ( bôi trơn các máy móc, sửa chữa hoặc thay mới các máy móc hư hỏng,). Trên tường, trần nhà xưởng cần phủ bằng vật liệu hấp thụ âm thanh. Khám sức khỏe định kỳ cho công nhân nhằm phát hiện mức giảm thính lực và có cách chữa trị kịp thời (2 lần/năm). Đảm bảo nồng độ ồn đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo quyết định 3733/2002/QĐ – BYT. 5.11.8 Kiểm soát tai nạn lao động Tùy theo vị trí và nhiệm vụ làm việc của mỗi công nhân mà phân xưởng cần trang bị bảo hộ lao động thích hợp. Cụ thể như sau: Công nhân trước khi vào làm việc tại phân xưởng phải học quy định về an toàn lao động và phương pháp vận hành máy móc, thiết bị. Công nhân phải tuân thủ quy định vận hành máy móc, thiết bị tại vị trí thao tác của mình. Khi vận hành máy móc, công nhân không được bỏ vị trí thao tác, đồng thời chú ý nghe tiếng máy chạy để kịp thời phát hiện sự cố máy móc để xử lý kịp thời hoặc báo cáo cho cấp quản lý . Ghi chép đầy đủ tình trạng hoạt động, hư hỏng của máy móc, thiết bị trước khi giao ca. Trang bị khẩu trang, găng tay, nút bịt tai cho công nhân tại tất cả các vị trí. Riêng đối với công nhân làm việc tại các máy mài cần trang bị thêm khẩu trang hoạt tính, mắt kính bảo vệ nhằm tránh bụi kim loại và tia lửa điện bắn vào mắt. 5.11.9 Kiểm soát khách/nhà thầu Khách/nhà thầu phụ vào thăm, làm việc tại phân xưởng phải đeo bảng tên. Quy định về bảng tên cho khách do phòng nhân sự công ty ban hành. Khách/nhà thầu phụ phải được nhân viên liên hệ trực tiếp thông tin về các quy định an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường của phân xưởng. Đồng thời, nơi tiếp khách/nhà thầu phụ phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho họ và trang bị bảo hộ theo quy định. Nhằm giúp nhà cung ứng (nhà thầu) hiểu biết về CSMT và các yêu cầu về bảo vệ môi trường của phân xưởng, tất cả các bộ phận phải: Cung cấp thông tin về HTQLMT của phân xưởng trong hợp đồng. Cung cấp cho nhà cung ứng về chủ trương thân thiện với môi trường của phân xưởng vả yêu cầu họ phải tuân thủ khi làm việc với phân xưởng. Các nhà thầu khi làm việc tại phân xưởng phải cam kết không gây bất kỳ nguy hiểm nào cho nhân viên, tài sản phân xưởng, môi trường và bản thân họ. Đồng thời, nhà thầu phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các bảo hộ lao động cần thiết cho nhân viên họ khi làm việc trong phân xưởng. Yêu cầu nhà thầu cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết như: bảng thông tin an toàn vật liệu, bảng hướng dẫn công việc, giấy tờ chứng minh sự tuân thủ môi trường trong các hoạt động của họ. Trưởng các bộ phận có trách nhiệm xem xét, kiểm tra và đánh giá hoạt động của nhà thầu liên quan và báo cáo cho Ban môi trường về các điểm không phù hợp với yêu cầu môi trường, định kỳ 2 năm/lần. Phòng bảo vệ có trách nhiệm kiểm soát các phương tiện vận chuyển, tránh không cho các phương tiện có dính đất, dầu nhớt vào khuôn viên phân xưởng. Đối với các nhà thầu phụ trách thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phải có giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền. Tất cả các tài liệu liên quan đến nhà thầu phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường. Các tài liệu này phải được lập thành hồ sơ và lưu giữ. 5.12 CHUẨN BỊ SẴN SÀNG VÀ ỨNG PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tình trạng khẩn cấp là một trong những phần rất cần thiết của HTQLMT. Tổ chức cần phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục nhằm xác định các tình huống khẩn cấp và các tai nạn tiềm ẩn có thể gây ra tác động đến môi trường, đồng thời có cách thức ứng phó đối với chúng. Nhân viên môi trường cùng với trưởng các bộ phận trong của phân xưởng tiến hành đánh giá và xác định các sự cố có thể xảy trong quá trình hoạt động sản xuất trong phân xưởng: Dự kiến các tai nạn và các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra trong phân xưởng. Xây dựng phương án phòng chống và khắc phục khi có sự cố xảy ra. Lập đội ứng phó với tình trạng khẩn cấp, đồng thời phân công trách nhiệm, tập luyện theo phương án đề ra. Thực hiện ứng cứu khi sự việc bất ngờ xảy ra. Giảm nhẹ tác động của sự việc. Ban giám đốc chịu trách nhiệm xem xét và phê duyệt kế hoạch đáp ứng tình trạng khẩn cấp và chỉ định nhân viên phụ trách đáp ứng tình trạng khẩn cấp của phân xưởng. Nhân viên môi trường của phân xưởng chịu trách nhiệm thiết lập, thực hiện và duy trì các kế hoạch đáp ứng tình trạng khẩn cấp và điều phối các hoạt động. Thủ tục đáp ứng tình trạng khẩn cấp được thể hiện ở phụ lục 8. Hướng dẫn các phương án chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với các sự cố có thể xảy ra ở phân xưởng Hóc Môn được thể hiện ở phụ lục 9. 5.13 GIÁM SÁT VÀ ĐO Phân xưởng phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục giám sát và đo nhằm đảm bảo HTQLMT phù hợp với các quy định và luật pháp môi trường. Do đó, phân xưởng cần phải thực hiện giám sát và đo các yếu tố sau: Sử dụng nước, năng lượng. Sử dụng nguyên, nhiên liệu, hóa chất. Các chỉ tiêu về chất thải, khí thải, nước thải. Các hoạt động khắc phục – phòng ngừa. Dựa vào các yếu tố trên, công ty xác định các thông số cần giám sát và đo bao gồm: Lượng điện, nước sử dụng. Lượng nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng. Lượng rác thải phát sinh (rác thải sản xuất, rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại) Các chỉ tiêu nước thải sinh hoạt: BOD, COD, SS, pH, N, P, Các chỉ tiêu gây ô nhiễm môi trường không khí: khí thải như: COx, NOx, SO2; tiếng ồn; bụi; Các yếu tố vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Số lần xảy ra sự cố đổ hóa chất, Chi phí môi trường: chi phí tiêu thụ điện, nguyên vật liệu, chi phí thuê đơn vị bên ngoài xử lý nước thải chứa bụi kim loại, chất thải nguy hại, chi phí nhân công vệ sinh, chi phí mua thiết bị thay thế, Kết quả đo được lưu hồ sơ, phân tích và sử dụng để đánh giá tình hình thực hiện cũng như sự tuân thủ các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác mà phân xưởng cam kết. Nếu phát sinh sự không phù hợp, phân xưởng phải có biện pháp xử lý và đưa ra các hành động cải tiến. Do đó, phân xưởng phải thiết lập các thủ tục quy định việc giám sát và đo cũng như đảm bảo độ tin cậy của các số liệu, độ chính xác của các thiết bị giám sát và đo. Kế hoạch giám sát và đo của phân xưởng Hóc Môn được thể hiện ở phụ lục 10A. Phiếu giám sát và đo của phân xưởng Hóc Môn được thể hiện ở phụ lục 10B. 5.14 ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ YÊU CẦU KHÁC Tổ chức phải thực hiện việc đánh giá mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác mà tổ chức cam kết áp dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu và cải tiến HTQLMT. Ban môi trường tổ chức đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật và các yêu cầu khác theo định kỳ 06 tháng/lần. Ban môi trường căn cứ vào các kết quả hoạt động môi trường, từ đó đối chiếu với các yêu cầu mà phân xưởng cam kết thực hiện. Nếu phát hiện hoạt động nào của phân xưởng chưa đáp ứng một yêu cầu nào đó thì phải ghi nhận sự không phù hợp trên và có các biện pháp tiến hành khắc phục, phòng ngừa. Sau mỗi lần đánh giá, Ban môi trường cần báo cáo với ban lãnh đạo, đồng thời đề ra các kế hoạch nhằm nâng cao mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác. 5.16 SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC VÀ PHÒNG NGỪA Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục nhằm xác định các điểm không phù hợp trên thực tế và tiềm ẩn, đồng thời tiến hành các hành động khắc phục và phòng ngừa. Thủ tục khắc phục – phòng ngừa được thể hiện ở phụ lục 11. Trường hợp đánh giá, xem xét thấy phù hợp thì kết thúc xem xét hoặc xem xét cải tiến nếu cần thiết, cuối cùng tiến hành lưu hồ sơ. 5.17 KIỂM SOÁT HỒ SƠ Tổ chức cần thiết lập, thực hiện và duy trì việc kiểm soát hổ sơ thuộc HTQLMT. Các hồ sơ phải đảm bảo: Lưu trữ đúng quy định Dễ đọc, rõ ràng và dễ tìm thấy khi cần. Có thể xác định và theo dõi các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ. Được bảo quản an toàn, tránh mất mát, hư hỏng hoặc thất lạc. Thủ tục kiểm soát hồ sơ được thể hiện ở phụ lục 12. 5.15 ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục đánh giá nội bộ. Thủ tục đánh giá nội bộ bao gồm lựa chọn ban đánh giá, đào tạo đánh giá viên, chuẩn bị kế hoạch đánh giá, tổ chức họp đánh giá, xác định phạm vi đánh giá, tần suất đánh giá, phương pháp đánh giá, báo cáo kết quả đánh giá và các hành động khắc phục phòng ngừa. Quy mô của ban đánh giá môi trường tùy thuộc vào quy mô của tổ chức và mức độ các tác động môi trường trong phân xưởng. Tổ chức cần có đủ đánh giá viên nội bộ và để đảm bảo tính khách quan, đánh giá viên sẽ không đánh giá chính hoạt động và bộ phận của mình. Đánh giá viên phải am hiểu về ISO 14001 và các hoạt động sản xuất của phân xưởng, đồng thời có kỹ năng và được đào tạo về đánh giá môi trường. Phân xưởng cần thực hiện đánh giá nội bộ ít nhất 1 lần/năm. Thủ tục đánh giá nội bộ được thể hiện ở phụ lục 13. 5.17 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO Xem xét của lãnh đạo là một yếu tố quan trọng để cải tiến HTQLMT nhằm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn và thực hiện mục tiêu đề ra. Sau khi xây dựng HTQLMT, xem xét lãnh đạo là cơ hội để đánh giá lại toàn bộ hoạt động của hệ thống và đảm bảo hệ thống luôn hoạt động liên tục, phù hợp và hiệu quả. Thủ tục xem xét lãnh đạo được thể hiện ở phụ lục 14. CHƯƠNG 6 - ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 VÀO PHÂN XƯỞNG HÓC MÔN 6.1 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG DỰA TRÊN CÁC YÊU CẦU CỦA TIÊU CHUẨN Ghi chú: + : Dễ dàng thực hiện. - : Có khó khăn trong việc thực hiện Điều khoản TC ISO 14001:2004 Khả năng áp dụng tại phân xưởng Hóc Môn Đánh giá 4.1. Yêu cầu chung Theo tiêu chuẩn, phạm vi của HTQLMT được xác định liên quan đến tất cả các hoạt động sản xuất, sản phẩm, dịch vụ trong nội bộ phân xưởng. Vì vậy, phân xưởng sẽ dễ dàng và chủ động trong việc thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục HTQLMT theo các yêu cầu của TC. + 4.2. Chính sách môi trường Một khi đã nhận thức được tầm quan trọng của HTQLMT, thì việc xây dựng CSMT và đưa ra các cam kết bảo vệ môi trường của ban lãnh đạo công ty cho phân xưởng là hoàn toàn có thể thực hiện được. + 4.3.1. Nhận diện các KCMT Hiện tại phân xưởng Hóc Môn vẫn chưa có nhân viên môi trường. Toàn công ty chỉ có một nhân viên chuyên trách về môi trường làm việc tại trụ sở chính (Lạc Long Quân) đang tiến hành nhận diện các KCMT của toàn công ty. Tuy nhiên, công ty có ba phân xưởng tọa lạc tại các vị trí khác nhau, trong khi đó chỉ có một nhân viên môi trường nên việc nhận diện và đánh giá các KCMT cho toàn công ty sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, mỗi phân xưởng cần có một nhân viên môi trường để có điều kiện tiếp cận thường xuyên các hoạt động của phân xưởng, khi đó việc xác định và đánh giá sẽ nhanh chóng và xác thực. - 4.3.2. Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác Hiện tại, nhân viên môi trường của công ty chịu trách nhiệm xác định và cập nhật các yêu cầu pháp luật liên quan đến các KCMT mà công ty phải tuân thủ.Với sự phát triển của công nghệ thông tin và các loại hình dịch vụ như hiện nay thì việc tiếp cận, cập nhật và phân loại các yêu cầu pháp luật có liên quan đến các hoạt động của phân xưởng sẽ khá dễ dàng. Tuy nhiên, chỉ một nhân viên phải quản lý cả ba phân xưởng sẽ không tránh sự thiếu sót và cập nhật không đầy đủ. + 4.3.3. Các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường Hiện tại, phân xưởng chưa có mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình rõ ràng cũng như chưa lập thành văn bản. Để đáp ứng yêu cầu này, công ty cần đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể nhằm thực hiện CSMT của phân xưởng. Điều này còn phụ thuộc vào ý thức của cán bộ – công nhân viên và sự kiểm tra, giám sát của các cấp lãnh đạo. - 4.4.1. Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn Hiện tại, phân xưởng vẫn chưa có nguổn lực chuyên môn về môi trường cũng như về ISO 14001. Về mặt tài chính, cơ sở hạ tầng, phân xưởng hoàn toàn có thể đáp ứng được với tốc độ phát triển và mong muốn khẳng định thương hiệu như hiện nay. Vấn đề là muốn thực hiện thành công HTQLMT, phân xưởng cần bổ sung thêm nguồn nhân lực có chuyên môn về môi trường nói chung, về ISO 14001 nói riêng để thực hiện và duy trì HTQLMT. - 4.4.2. Năng lực, đào tạo và nhận thức Năng lực, nhận thức cũng như sự hiểu biết của cán bộ – công nhân viên về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO là hết sức quan trọng quyết định thành công của hệ thống. Chỉ khi nào tất cả mọi người nhận thức sâu sắc về vấn đề bảo vệ môi trường – an toàn lao động thì mới có thể thiết lập, thực hiện và duy trì HTQLMT một cách dễ dàng. Do đó, đòi hỏi phân xưởng phải tiến hành xác định năng lực và tiến hành đào tạo theo yêu cầu của điều khoản này. Điều khoản này phân xưởng hoàn toàn có thể đáp ứng với nhận thức cũng như những chương trình mà phân xưởng đã thực hiện như: hướng dẫn nhân viên phân loại rác tại nguồn, diễn tập PCCC, thực hiện an toàn lao động,... + 4.4.3. Thông tin liên lạc Phân xưởng đã thực hiện tốt thông tin liên lạc trong nội bộ và liên lạc với bên ngoài thông qua HTQLCL ISO 9000 vì vậy hoàn toàn có khả năng áp dụng cho HTQLMT. + 4.4.4. Tài liệu HTQLMT Phân xưởng chưa có tài liệu về HTQLMT. Vì vậy phân xưởng phải thực hiện ngay yêu cầu này nếu muốn xây dựng thành công HTQLMT. Với tình trạng thiếu nguồn nhân lực am hiểu về HTQLMT như hiện nay thì việc thực hiện điều khoản này sẽ gặp phải khó khăn. - 4.4.5. Kiểm soát tài liệu Công ty đã xây dựng và áp dụng thành công HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 nên khi tiến hành xây dựng và áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 thì việc kiểm soát tài liệu sẽ rất thuận lợi vì đã có nhiều kinh nghiệm. Do đó phân xưởng sẽ dễ dàng thực hiện yêu cầu của điều khoản này. + 4.4.6. Kiểm soát điều hành Việc thiếu nhân viên môi trường am hiểu về ISO 14001 như hiện nay, để đáp ứng điều khoản này đối với phân xưởng Hóc Môn là một điều khó khăn. Nếu phân xưởng có đủ nguồn nhân lực hiểu biết về môi trường, đặc biệt là chuyên về ISO 14001, thì việc xây dựng các thủ tục và thực hiện hướng dẫn cho cán bộ - công nhân viên các biện pháp kiểm soát điều hành là hoàn toàn có thể. Bên cạnh đó, để thay đổi nhận thức cũng như thói quen của công nhân cũng cần phải có một thời gian nhất định. - 4.4.7. Sự chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng tình trạng khẩn cấp - Phân xưởng có trang bị các thiết bị PCCC, có đội PCCC cơ sở và được diễn tập theo định kỳ. Nhân viên phòng hành chính đã tiến hành lập hồ sơ về phương án PCCC và luôn sẵn sàng đối với các tình huống cháy nổ xảy ra. + - Phân xưởng có phòng y tế để đề phòng các tai nạn lao động xảy ra. + - Chưa có bộ phận quản lý hóa chất nên chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng khi có sự cố liên quan đến hóa chất xảy ra. Do đó, nhân viên môi trường cần đào tạo nâng cao nhận thức cho công nhân viên về an toàn hóa chất trong quá trình lưu trữ (kho vật tư), vận chuyển và sử dụng tại phân xưởng, lập kế hoạch và tổ chức tập huấn định kỳ việc ứng phó kịp thời khi có sự cố tràn đổ hóa chất xảy ra. - 4.5.1. Giám sát và đo Công ty có liên hệ với các tổ chức bên ngoài thực hiện việc đo đạc các thông số môi trường cho toàn công ty theo định kỳ nên điều khoản này phân xưởng hoàn toàn có thể thực hiện. Đối với việc đo đạc, giám sát lượng điện, nước, chất thải phát sinh, thì phân xưởng có thể thực hiện dễ dàng nếu bố trí các thiết bị đo đạc và nguồn nhân lực hợp lý. + 4.5.2. Đánh giá sự tuân thủ Phân xưởng chưa có nhân viên chuyên trách về môi trường nên việc đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác sẽ gặp khó khăn. - 4.5.3. Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa Phân xưởng đang áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Vì vậy việc xác định sự KPH và hành động HP&PN sẽ khá dễ dàng do quy trình của hai hệ thống tương tự nhau. Hơn nữa, khi thực hiện các yêu cầu trên, phân xưởng phát hiện sự KPH và để đảm bảo hệ thống luôn được cải tiến, phân xưởng bắt buộc phải thực hiện các hành động KP&PN. Vì vậy, phân xưởng hoàn toàn có thể thực hiện yêu cầu này. + 4.5.4. Đánh giá nội bộ Sau khi thiết lập các điều khoản trên, cần phải đánh giá toàn bộ HTQLMT. Hơn nữa, phân xưởng đã từng thực hiện việc đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, do đó phân xưởng sẽ thực hiện điều khoản này một cách dễ dàng. + 4.6. Xem xét của lãnh đạo Sau khi xây dựng hoàn chỉnh HTQLMT, ban lãnh đạo phải xem xét và đánh giá lại toàn bộ HTQLMT tại phân xưởng đồng thời cân nhắc các biện pháp cải tiến liên tục HTQLMT. Đồng thời, phân xưởng đã từng có các cuộc họp xem xét lãnh đạo theo yêu cầu của ISO 9001 nên sẽ biết rõ tầm quan trọng của yêu cầu này. Vì vậy, phân xưởng sẽ không gặp khó khăn nhiều trong việc thực hiện yêu cầu này. + 6.2 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG DỰA TRÊN THỰC TRẠNG CỦA PHÂN XƯỞNG HÓC MÔN Với tốc độ phát triển nhanh chóng và mong muốn vươn ra thị trường thế giới, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, Kềm Nghĩa còn thể hiện sự thân thiện với môi trường của mình. Chính vì vậy, công ty ngày càng chú trọng đầu tư cải thiện vấn đề môi trường và quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe người lao động. Riêng với phân xưởng Hóc Môn, trong thời gian gần đây, công ty đã chú trọng đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường như: 6.2.1 Giảm thiểu ô nhiễm không khí Hệ thống xử lý bụi bằng công nghệ lọc túi vải Tại những vị trí làm việc của các máy mài thô, bụi phát sinh với nồng độ khá cao nên phân xưởng đã xây dựng hệ thống xử lý bụi bằng công nghệ lọc túi vải để thu gom và xử lý lượng bụi này. Hệ thống xử lý bụi được mô tả sở lược thông qua sơ đồ sau: Nguồn phát sinh bụi Hệ thống chụp hút Máy hút bụi công suất lớn Hệ thống lọc túi vải Bụi đã được thu gom và đem đi xử lý Không khí sạch Thuyết minh quy trình công nghệ Nguồn phát sinh bụi xuất hiện ở các máy mài được hút bởi chụp hút cục bộ. Các chụp hút được đấu nối với hệ thống ống nhánh, ống chính và được nối với 1 quạt hút công suất lớn đặt tại hệ thống xử lý. Lượng bụi được thu gom lại và đưa vào hệ thống lọc túi vải, tại đây lượng bụi có kích thước lớn hơn kích thước của túi vải sẽ bị giữ lại và rớt xuống hệ thống thu gom ở phần dưới của hệ thống xử lý. Khi lượng bụi bị dính lại ở trên bề mặt túi vải quá nhiều thì công nhân vận hành sẽ giũ hoặc rung cơ học để lượng bụi này rớt xuống và giảm trở lực cho hệ thống. Toàn bộ lượng bụi thu gom này được đem đi xử lý như đối với chất thải nguy hại. Hệ thống làm mát Các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, khí đối lưu, tiểu phân) trong khu vực sản xuất của nhà máy sẽ ảnh hưởng đến năng suất sản xuất và sức khoẻ của người lao động. Phân xưởng đã đầu tư xây dựng hệ thống làm mát bằng hơi nước được mô tả sơ lược như sau: Nước được bơm liên tục qua những tấm bảng hình chữ nhật cấu tạo như tổ ong, diện tích bề mặt rất lớn gắn cố định trên tường. Quạt hút công suất lớn được bố trí hướng đối diện, hoạt động liên tục kéo nước ở dạng hơi vào xưởng làm việc. Hệ thống làm mát bằng nước giúp làm giảm nhiệt độ của nhà xưởng, tạo không khí thoáng mát, tăng độ ẩm không khí trong nhà xưởng có tác dụng lắng đọng, giảm bớt lượng bụi trong không khí. Ngoài ra, công nhân làm việc trực tiếp phải được trang bị các dụng cụ bảo hộ cá nhân như bao tay, quần áo đồng phục, quần áo bảo hộ, khẩu trang, nút lỗ tai chống ồn... 6.2.2 Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải Đối với nước thải sinh hoạt Nguồn gốc phát sinh nước thải chủ yếu là từ nhà vệ sinh và từ lavabo. Toàn bộ nước thải sinh hoạt của phân xưởng, khu vực văn phòng đều được thu gom và xử lý bằng hệ thống bể tự hoại, sau đó nước sau xử lý được thải ra hệ thống cống thoát chung của thành phố. Các chất cặn bã vô cơ trong bể không thể phân hủy được phân xưởng thuê dịch vụ hút cặn và đem đi xử lý thường xuyên. Đối với nước thải sản xuất Nước thải sản xuất của phân xưởng phát sinh khoảng 2 – 3 m3/tháng và nằm trong danh mục chất thải nguy hại nên phân xưởng đã ký hợp đồng với công ty Tân Đức Thảo thu gom, vận chuyển và xử lý. 6.2.3 Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn Công ty đang thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn trên cả ba phân xưởng sản xuất. Chất thải rắn được phân loại thành ba loại khác nhau và bỏ vào những thùng rác tương ứng và đem đi xử lý. Thứ nhất, rác kim loại chủ yếu là bụi kim loại phát sinh ở công đoạn mài và cát thải phát sinh ở giai đoạn phun cát, toàn bộ chúng được thu gom và giao cho đơn vị có chức năng xử lý. Thứ hai, rác sinh hoạt xuất hiện do hoạt động ăn uống sinh hoạt hàng ngày của công nhân viên trong xưởng. Chúng là những vỏ chai nước suối, những hộp cơm, đồ ăn thừaToàn bộ lượng rác này được thu gom vào những thùng riêng và hợp đồng với lực lượng thu gom rác dân lập của phường thu gom hàng ngày. Thứ ba, rác nguy hại phát sinh chủ yếu là các dụng cụ, thùng chứa hóa chất dầu nhớt, các miếng giẻ dính dầu mỡ, hộp mực in hưNhững chất thải này cũng được thu gom vào những thùng riêng và hợp đồng với công ty Tân Đức Thảo thu gom và xử lý. 6.2.4 Các biện pháp an toàn lao động và ứng cứu sự cố Hàng quý trong năm, công ty thường tổ chức cho tất cả cán bộ công nhân viên học tập về các biện pháp an toàn lao động, ứng cứu phòng chống cháy nổ và sự cố. Phòng chống cháy nổ Phân xưởng đã trang bị các phương tiện phòng cháy chữa cháy như bình chữa cháy, cát, hệ thống báo cháy, bảng báo cấm lửa, các bảng chỉ dẫn lối thoát hiểm. Tất cả nhân viên trong xưởng được học tập và diễn tập PCCC hàng năm. Hệ thống điện được thiết kế độc lập, có bộ phận ngắt mạch tự động khi có sự cố chập mạch trên đường dây tải điện. Phương pháp phòng chống và ứng cứu sự cố Phân xưởng đã lên kế hoạch ứng cứu sự cố trong đó có xác định những vị trí có khả năng xảy ra sự cố, bố trí nhân sự và trang bị thiết bị thông tin để đảm bảo liên lạc khi có sự cố. Các nhân viên làm việc tại xưởng được tập huấn các thao tác ứng cứu khẩn cấp, thực hành cấp cứu y tế, vận hành an toàn các thiết bị,... Công nhân được trang bị đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân gồm quần áo bảo hộ, găng tay, ủng..., Khi có sự cố, công nhân ứng cứu được trang bị mặt nạ và được huấn luyện sử dụng các phương tiện này. Vệ sinh, an toàn lao động và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường Vấn đề vệ sinh, an toàn lao động trong quá trình sản xuất của công nhân đã được ban lãnh đạo rất quan tâm. Toàn bộ công nhân đều phải mặc đồng phục trước khi vào phân xưởng sản xuất. Công nhân làm việc tại nhà máy sẽ được huấn luyện và đào tạo về vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất. Sau mỗi ca làm việc và cuối mỗi ngày, công nhân sẽ tiến hành vệ sinh nhà xưởng. Việc huấn luyện cho toàn thể nhân viên có được nhận thức đúng đắn về các quan điểm bảo vệ môi trường song song với việc tiến hành các biện pháp giảm thiểu ô đang được phân xưởng rất chú trọng. Toàn bộ nhân viên của nhà máy đã nắm bắt được các khái niệm và các hành động liên quan đến việc bảo vệ môi trường, tiến tới công ty sẽ xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, phân xưởng Hóc Môn vẫn tồn tại một số vấn đề như: Phân xưởng chưa có nhân viên môi trường để đảm bảo các hoạt động môi trường được thực hiện và kiểm soát chặt chẽ. Tiếng ồn và nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Hệ thống làm mát tuy làm nhiệt độ và độ ẩm trong phân xưởng thoáng mát nhưng quạt hút hơi nước đồng thời cũng hút theo lượng bụi làm cho bụi lắng, dính lên quần áo công nhân và di chuyển đến cuối phân xưởng. Vì vậy, nồng độ bụi cuối phân xưởng tương đối cao (đối với vị trí mài bén) gây ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường làm việc của công nhân. Việc phân loại rác tại nguồn vẫn chưa thực hiện tốt mặc dù phân xưởng đã được các bị hai thùng rác: thùng chứa chất thải nguy hại và thùng chứa chất thải sinh hoạt nhưng một số công nhân vẫn để chất thải lẫn lộn vào nhau. Khu vực chứa rác, phế liệu chưa được sắp xếp và phân chia khu vực hợp lý. Một số máy móc, bàn ghế hư hỏng tồn đọng khá lâu chưa được giải quyết và phát sinh bụi. Tổ công nhật (khâu in, vệ sinh và KCS) dùng nhiều giẻ lau mà chưa bố trí các thùng chứa chất thải nguy hại hợp lý dẫn đến việc vứt xuống nền nhà. Bên cạnh đó, các giẻ lau dính hóa chất, dính dầu này được giặt lại mà không qua xử lý. Tại các vị trí mài cán, móc mũi phát sinh nhiều bụi kim loại và tia lửa điện nhưng một số công nhân tại các khu vực này không sử dụng bảo hộ lao động như găng tay và khẩu trang, không đeo mắt kính. Phân xưởng chưa tận dụng ánh sáng mặt trời, đặc biệt đối với khu vực mài bén cần độ tinh xảo trong khi đó trần nhà thấp và tối nên phải tiêu tốn nhiều điện. Diện tích nhà xưởng còn hẹp trong khi đó số lượng công nhân đông nên khoảng cách làm việc khá gần nên công nhân cảm thấy nóng và rất khó đi lại. 6.3 NHẬN XÉT Theo bảng đánh giá ở mục 6.1 cho thấy phân xưởng có thể đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của tiêu chuẩn. Một số khó khăn gặp phải, phân xưởng hoàn toàn có thể vượt qua khi có đủ nguồn lực chuyên môn và sự nhiệt tình của ban lãnh đạo. Mặc dù, phân xưởng Hóc Môn vẫn tồn tại những bất cập nhưng với những hoạt động tích cực mà công ty đã và sẽ tiến hành thì phân xưởng hoàn toàn có thể khắc phục những thiếu sót trên và áp dụng thành công HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001. Hơn nữa, Kềm Nghĩa đang có những bước tiến vững mạnh và mong muốn tiếp tục khẳng định thương hiệu cũng như nâng cao hình ảnh trên thị trường. Vì vậy, việc áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 là một điều kiện tất yếu và là mong muốn của công ty hiện nay. Đồng thời, để vận hành và duy trì hệ thống, công ty cũng cần bổ sung nhân viên môi trường chịu trách nhiệm thực hiện và giám sát các hoạt động môi trường tại phân xưởng theo chủ trương và chính sách của công ty. CHƯƠNG 7 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1 KẾT LUẬN Trong thời gian gần đây, Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa cũng đã đầu tư khá nhiều cho công tác bảo vệ môi trường đối với phân xưởng Hóc Môn. Tuy nhiên, phân xưởng vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần phải quản lý chặt chẽ nếu muốn áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Hơn nữa, phân xưởng nói riêng và công ty nói chung vẫn còn thiếu nguồn lực chuyên môi về lĩnh vực môi trường cũng như về ISO 14001. Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa là một doanh nghiệp đã áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Đây chính là nền tảng thuận lợi cho việc xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004. Việc tích hợp hai hệ thống này không chỉ làm tăng khả năng áp dụng của doanh nghiệp do sự kết hợp quản lý đơn giản và tiết kiệm chi phí mà đây còn là tiêu chí quan trọng tạo lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Kềm Nghĩa nói riêng trong tiến trình hội nhập vào thị trường thế giới. 7.2 KIẾN NGHỊ Qua một thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Kềm Nghĩa tôi nhận thấy muốn xây dựng và áp dụng thành công HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho công ty nói chung và phân xưởng Hóc Môn nói riêng thì điều kiện tiên quyết là sự cam kết của lãnh đạo, sự nhiệt tình tham gia các hoạt động của tất các cá nhân và đảm bảo đủ nguồn nhân lực có chuyên môn về môi trường. Bên cạnh đó, để thực hiện thành công HTQLMT cho phân xưởng Hóc Môn, công ty phải có những kế hoạch nhằm xác định cụ thể thời gian, biện pháp và bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện đối với các vấn đề môi trường đáng kể tại phân xưởng như: Nhân viên môi trường cần thường xuyên kiểm tra và định kỳ hướng dẫn cho toàn thể công nhân viên của phân xưởng về phân loại rác (1tháng/lần), đồng thời giúp họ hiểu được lợi ích của việc phân loại rác. Tổ trưởng và quản đốc có nhiệm vụ giám sát việc phân loại rác, đồng thời nhắc nhở và khiển trách nếu phát hiện công nhân phân loại rác chưa đúng. Cấm công nhân mang thức ăn vào khu vực sản xuất và bỏ vào thùng theo đúng quy định. Trang bị khẩu trang hoạt tính cho công nhân làm việc ở các tổ mài, móc mũi phát sinh nhiều bụi kim loại. Cuối mỗi ngày làm việc, công nhân mỗi tổ làm vệ sinh khu vực làm việc của mình. Tổ trưởng kiểm tra việc dọn vệ sinh và xem các thùng chứa rác đã được phân loại đúng hay chưa. Nếu việc phân loại chưa đúng, tổ trưởng cần hướng dẫn tổ viên phân loại lại. Đối với các khu vực chứa rác phải có tường che chắn, xây dựng các gờ cao để tránh nước mưa xâm nhập vào. Khu vực chứa chất thải cần phải phân loại từng khu vực rõ ràng tránh để bừa bãi rất khó kiểm soát. Đồng thời xử lý hoặc bán phế liệu các máy móc, bàn ghế hư hỏng tránh để tồn đọng phát sinh bụi bậm. Nhân viên môi trường cùng các tổ trường cần thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở việc sử dụng các trang bị bảo hộ lao động như: khẩu trang, găng tay, nút chống ồn, Cần tuyên dương các tổ phân loại CTR đúng và thực hiện vệ sinh sạch sẽ bằng cách thông báo bằng loa phát thanh trước toàn công ty, định kỳ 1tuần/1lần (vào buổi chào cờ thứ hai đầu tuần). Kho chứa vật tư nên được phân chia khu vực rõ ràng cho các nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất để tiện cho việc quản lý. Công ty cần yêu cầu MSDS từ phía nhà cung cấp các loại nhiên liệu, hóa chất. Đồng thời, thủ kho cần nhận diện, phân loại khu vực lưu trữ và dán nhãn nguy hại theo bảng MSDS. Công ty nên lắp thêm các chụp hút bụi tại tất cả các vị trí mài, móc mũi và phun cát để đảm bảo nồng độ bụi đạt tiêu chuẩn cho phép và đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Cần trang bị thêm các thùng chứa chất thải nguy hại tại khu vực sản xuất, đặc biệt đối với tổ công nhật. Đối với rác sản xuất và rác nguy hại, cuối mỗi ngày được chuyển đến khu vực chứa rác tập trung và giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo định kỳ 1 tuần/1lần. Cần tận dụng ánh sáng mặt trời để hạn chế sử dụng điện. Ngoài việc thực hiện các kế hoạch trên, công ty cũng cần phải chú ý đến những mục tiêu dài hạn như: Bổ sung thêm nguồn nhân lực cho công tác quản lý môi trường tại phân xưởng Hóc Môn và cho toàn công ty. Tăng cường việc tổ chức các khoá huấn luyện, đào tạo về môi trường – an toàn lao động – phòng cháy chữa cháy. Chuẩn bị và bổ sung thêm nguồn kinh phí cho công tác quản lý môi trường tại phân xưởng. Xem xét và tiến hành xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho phân xưởng và tiến đến triển khai cho toàn công ty. TÀI LIỆU THAM KHẢO ISO. (2004). Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001:2004 – Hệ thống quản lý môi trường – Quy định và hướng dẫn sử dụng. Bộ y tế. (2002). 21 Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh an toàn lao động. Quyết định 3733/2002/QĐ – BYT. Quốc hội (2001). Luật PCCC. Hà Nội Quốc hội (2005). Luật bảo vệ môi trường. Hà Nội Chính phủ (2005). Nghị định 68/2005/NĐ – CP ngày 05/10/2005. Vv: An toàn trong sản xuất, mua bán, vận chuyển, cất giữ, sử dụng, thu gom, tiêu hủy và thải bỏ các chất nguy hiểm. Hà Nội Chính phủ (2006). Nghị định 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006. Vv: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Hà Nội Chính phủ (2006). Nghị định 81/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006. Vv: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hà Nội Bộ Tài nguyên môi trường (2006). Thông tư 12/2006/TT – BTNMT ngày 26/12/2006. Vv: Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. Hà Nội Bộ Tài nguyên môi trường (2006). Thông tư 08/2006/TT – BTNMT ngày 08/09/2006. Vv: Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Hà Nội Bộ Tài nguyên môi trường (2006). Thông tư số 12/2006/TT – BTNMT ngày 26/12/2006. Vv: Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. Hà Nội Bộ Tài nguyên môi trường (2006). Quyết định 23/2006/QĐ – BTNMT ngày 26/12/2006. Vv: Ban hành danh mục chất thải nguy hại. Hà Nội Bộ Lao động thương binh xã hội (2005). Thông tư 37/2005/TT – BLĐTBXH ngày 29/12/2005. Vv: Hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động. Hà Nội Cục bảo vệ môi trường, Bộ tài nguyên môi trường. http:// www.nea.gov.vn Trung tâm năng suất sạch Việt Nam. . Danh sách các tổ chức được chứng nhận ISO 14000 ở Việt Nam. . (5/2008). MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG – HÌNH Bảng 2. 1 Một số tổ chức chứng nhận ISO 14000 12 Hình 2. 1 Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14001 5 Hình 2. 2 Mô hình ISO 14001 7 Hình 3. 1 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự công ty TNHH cơ khí Kiềm Nghĩa 14 Bảng 3.1 Thiết bị máy móc và nguyên liệu đầu vào15 Bảng 3.2 Nguyên liệu đầu vào của phân xưởng Củ Chi.17 Bảng 3.3 Nguyên liệu đầu vào của phân xưởng Hĩc Mơn .17 Bảng 3.4 Nguyên liệu đầu vào phân xưởng LLQ17 Bảng 3.5 Bảng đo vi khí hậu..19 Bảng 3.6 Bảng đo độ bụi và độ ồn 19 Bảng 5.1 Bảng tổng kết KCMT 35 Bảng 5.2 Bảng khía cạnh mơi trường...38 Bảng 5.3 Bảng đánh giá KCMT46

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docND LV.doc
Tài liệu liên quan