Đối với nhóm hàng hóa có khả năng cạnh tranh với điều kiện được hỗ trợ có thời hạn và tích cực nâng cao khả năng cạnh tranh

Mọi quốc gia đều mong muốn xây dựng và phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn hoặc ngành có tầm quan trọng chiến lược đối với lợi ích quốc gia, an ninh quốc phòng, v.v. Để đạt mục tiêu này, chính phủ các nước có thể trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp cho ngành đó. Nhờ vậy, lợi thế cạnh tranh của những ngành được trợ cấp sẽ tăng lên, do đó mở rộng tiềm năng xuất khẩu và tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường thế giới. Trợ cấp cho các ngành sản xuất trong nước có tác dụng hạn chế nhập khẩu sản phẩm cạnh tranh vào trong nước, đồng thời có thể làm giảm tác dụng của cam kết ràng buộc hoặc cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ WTO. Trợ cấp xuất khẩu có thể làm vô hiệu hóa thuế nhập khẩu mà nước khác đánh lên sản phẩm xuất khẩu của nước trợ cấp, làm tăng lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu của nước trợ cấp so với hàng xuất khẩu của các nước khác vào thị trường thứ ba. Đối với những ngành công nghiệp non trẻ, bước đầu còn nhỏ bé về quy mô, yếu kém về năng lực cạnh tranh thì trợ cấp từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô, góp phần khởi động và đẩy nhanh sự phát triển của ngành. Đối với những công ty mới gia nhập thị trường, thiếu vốn để trang trải chi phí rất cao trong thời gian đầu, khó cạnh tranh nổi với những công ty “đàn anh” đã trụ vững trên thị trường thì hỗ trợ của chính phủ có thể bù đắp cho những khoản thua lỗ phát sinh trong những năm đầu, đưa công ty vào quỹ đạo phát triển ổn định.

doc74 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đối với nhóm hàng hóa có khả năng cạnh tranh với điều kiện được hỗ trợ có thời hạn và tích cực nâng cao khả năng cạnh tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.2 Nguyên, nhiên, vật liệu 9,028 10,482 12,160 14,097 16,331 18,907 71,977 21,282 23,944 26,926 30,266 34,004 136,421 208,398 1.3 Tiêu dùng 1,184 1,259 1,339 1,425 1,515 1,612 7,150 1,714 1,823 1,939 2,063 2,194 9,733 16,884 2. Dịch vụ 1,200 1,356 1,532 1,731 1,957 2,211 8,787 2,454 2,724 3,024 3,356 3,726 15,284 24,071 3. Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ 16,000 18,376 21,105 24,240 27,842 31,979 123,543 36,092 40,735 45,976 51,892 58,571 233,267 356,809 III. So XK với NK (chỉ tính hàng hoá) -800 -780 -735 -656 -536 -363 -3,071 -116 204 612 1,127 1,771 3,597 527 IV. So XK với NK (cả hhóa & d.vụ) 200 460 796 1,227 1,772 2,459 6,714 3,217 4,136 5,243 6,574 8,168 27,339 34,053 C.các quan điểm chung áp dụng NTM để bảo hộ sản xuất trong nước. 1.NTM chỉ được áp dụng để bảo hộ các lĩnh vực có chọn lọc. Các doanh nghiệp luôn gây áp lực với các cơ quan chính phủ nhằm đạt được sự bảo hộ càng cao càng tốt. Tuy nhiên có khá nhiều ràng buộc giới hạn khả năng áp dụng các NTM nhằm mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước cả về quy mô lẫn thời gian. ² Bảo hộ thực chất là chuyển sự phân bổ nguồn lực Đây là nhân tố đáng lưu ý nhất của việc bảo hộ. Ví dụ chính phủ duy trì biện pháp hạn ngạch nhằm hạn chế nhập khẩu đường tinh luyện để bảo hộ nông dân trồng mía và các nhà máy sản xuất đường. Khi đó nhiều lao động, đất đai, phân bón, thuốc trừ sâu... hơn sẽ được đầu tư vào trồng mía thay vì trồng các loại cây khác. Đồng thời nhiều vốn hơn sẽ được đầu tư vào công nghiệp sản xuất đường từ mía. Rõ ràng với các nhân tố sản xuất có hạn, đầu tư vào ngành mía đường sẽ hạn chế đầu tư vào các ngành khác. Do đó, cần phải cân nhắc hết sức cẩn thận để có thể chọn ra được những ngành đáng được bảo hộ nhất và đem lại hiệu quả cao nhất trong tương lai. Ngoài ra cần phải lưu ý bảo hộ ngành này sẽ làm thiệt hại đến ngành khác. Ví dụ bảo hộ ngành mía đường sẽ làm cho giá đường trong nước cao hơn giá thế giới và do đó làm giảm sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều đường như bánh kẹo, nước giải khát xuất khẩu. ² Bảo hộ đòi hỏi chi phí từ ngân sách nhà nước Thực chất của bảo hộ là đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư và làm thiệt hại người tiêu dùng trong nước. Trong trường hợp hàng hóa của các ngành được bảo hộ được xuất khẩu thì có thể nói rằng người tiêu dùng nước ngoài đã được hưởng lợi từ những khoản hỗ trợ trong nước mang lại. Nhiều khi các biện pháp bảo hộ đòi hỏi phải sử dụng ngân sách nhà nước vốn đã rất eo hẹp hoặc bỏ qua các khoản thu nhẽ ra ngân sách nhà nước được hưởng. Nhiều NTM như trợ cấp xuất khẩu, xóa nợ, miễn nộp thuế vốn thuộc nhóm này. Do đó cần cố gắng giảm thiểu các lĩnh vực được bảo hộ đòi hỏi chi phí từ ngân sách nhà nước hoặc làm giảm nguồn thu ngân sách. ² Bảo hộ gắn với đàm phán hội nhập Mọi NTM với mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước đều vi phạm nguyên tắc cơ bản của WTO là chỉ được sử dụng thuế quan làm công cụ bảo hộ sản xuất trong nước. Càng muốn duy trì bảo hộ với nhiều ngành thì chắc chắn mức độ bảo hộ và thời gian duy trì bảo hộ, nếu đàm phán được, sẽ giảm đi. ² Bảo hộ nhưng không làm giảm tính cạnh tranh Phải lựa chọn cẩn thận các ngành được bảo hộ bằng các NTM để khi các biện pháp này được dỡ bỏ thì ngành được bảo hộ có thể cạnh tranh được với các nhà sản xuất nước ngoài. Nếu sau khi loại bỏ các NTB mà ngành được bảo hộ cũng dần suy giảm khả năng cạnh tranh, có thể dẫn đến phá sản, cần hay buộc nhà nước phải tiếp tục bảo hộ thì có thể nói rằng quyết định chọn ngành như vậy để bảo hộ là chưa xác đáng. ² Bảo hộ hỗ trợ cho các lĩnh vực định hướng xuất khẩu Việc chọn các lĩnh vực bảo hộ phải gắn với chính sách phát triển kinh tế vĩ mô theo định hướng xuất khẩu là chủ đạo. Trong những tình thế hết sức cấp bách mới tiến hành bảo hộ các lĩnh vực sản xuất hàng thay thế nhập khẩu. Cần phải chọn lựa các lĩnh vực có tiềm năng xuất khẩu trong tương lai và ưu tiên áp dụng các NTM để bảo hộ. 2.NTM được áp dụng trên cơ sở có lộ trình tuân thủ các quy định của WTO. Một nguyên tắc quan trọng của WTO là chỉ chấp nhận bảo hộ sản xuất trong nước bằng thuế quan. Nguyên nhân cơ bản vì thuế quan là biện pháp bảo hộ rõ ràng, dễ dự đoán và thuận tiện khi tiến hành đàm phán mở cửa thị trường. Mọi NTM nhằm mục tiêu bảo hộ cần phải loại bỏ. Tuy nhiên WTO cũng như các tổ chức thương mại khu vực đều đưa ra những ngoại lệ cho phép các thành viên có thể duy trì các NTM nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, môi trường Điều XX và XXI của GATT 1994. ... Ngoài ra các tổ chức này cũng có quy định mang tính linh hoạt cho các thành viên trong việc tiến hành loại bỏ các NTM không phù hợp. Thông thường các thành viên đang phát triển như Việt Nam được phép duy trì các NTM với mục tiêu bảo hộ trong những giai đoạn quá độ nhất định. Thời gian quá độ dài hay ngắn phụ thuộc vào từng NTM cũng như khả năng đàm phán của Việt Nam. 3.NTM được áp dụng trên cơ sở phối hợp đồng bộ tác động của các cam kết quốc tế (các Hiệp định đa phương với AFTA, APEC, ASEM- sắp tới là WTO; và các hiệp định thương mại song phương với các nước). Các thoả thuận thương mại khu vực (RTA - Regional Trade Agreement) đều coi các nguyên tắc của WTO làm nền tảng. Hơn nữa mục tiêu chính của các khu vực thương mại là thúc đẩy tiến trình tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại nhanh hơn trong khuôn khổ WTO. Khi xây dựng và áp dụng các NTM nhằm mục tiêu bảo hộ cần phải xem xét đầy đủ các cam kết tại các thỏa thuận quốc tế và những tác động của chúng. Ví dụ với những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ ASEAN thì việc duy trì các NTM ở mức cao trong khuôn khổ WTO sẽ ít có ý nghĩa. Hoặc nếu như đã tham gia vào chương trình thuận lợi hóa, đơn giản hóa thủ tục hải quan trong APEC thì cũng không cần thiết phải tạo ra NTB với việc áp dụng các thủ tục hải quan phức tạp. 4.Cố gắng áp dụng nhiều NTM mới . Nhiều khi các công cụ bảo hộ đã và đang được áp dụng tuy tạo ra được hàng rào bảo hộ thỏa đáng cho một ngành sản xuất nhưng lại không phù hợp với WTO nên phải loại bỏ sau một thời hạn nhất định. Do đó việc tìm kiếm các biện pháp bảo hộ mới là rất cần thiết để có thể tiếp tục duy trì được sự bảo hộ cho ngành đã chọn nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra. Trên thực tế, con người luôn luôn tìm ra được những hình thức bảo hộ mới né tránh được những cam kết do chính họ ký kết. "Nontariff barriers are myriad, and the ingenuity of men to invent new ones assures us that the problem of trade barriers will never go away", page 2, Legal Problems of International Economic Relations, John H. Jackson and others, West Groups, 1995. Khi áp dụng các NTM mới cần phải cân nhắc tới các yếu tố sau: ² Không trái với các cam kết quốc tế; ² Không mang tính phân biệt đối xử một cách rõ ràng, gây ra các hậu quả xấu; ² Dựa trên những tiêu chí rõ ràng và khách quan. 5.NTM cần nhất quán và rõ ràng. Lợi ích chung Các NTM nhằm mục tiêu bảo hộ nhất quán và rõ ràng sẽ mang lại những lợi ích chung lớn. Môi trường pháp lý rõ ràng và ổn định, không phân biệt đối xử sẽ tăng sức hấp dẫn đầu tư cả trong nước cũng như nước ngoài. Lợi ích với doanh nghiệp Các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài sẽ có được những tín hiệu rõ ràng về môi trường đầu tư dài hạn. Chẳng hạn họ sẽ quyết định nên đầu tư vào những ngành bảo hộ cao để hưởng những thuận lợi ngắn hạn do các ưu đãi được tạo ra từ các biện pháp bảo hộ, hay đầu tư ngay vào các ngành không được bảo hộ nếu họ có sức cạnh tranh cao. Phù hợp với nguyên tắc của các tổ chức thương mại Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu sắc, các NTM được áp dụng với mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước bắt buộc phải phù hợp với các qui định của các tổ chức thương mại mà Việt Nam tham gia. Tuy nhiên trong những bối cảnh cụ thể, Việt Nam có thể tiến hành đàm phán để duy trì các NTM không phù hợp trong một thời gian quá độ nhất định. Ngay cả trong các trường hợp đó Việt Nam cũng cần thực hiện nghiêm túc các lộ trình cắt giảm và loại bỏ những biện pháp như vậy. Những NTM vi phạm nhiều nhất cũng sẽ thu hút sự chú ý cao nhất của các đối tác thương mại. Trong WTO có cơ chế rà soát chính sách thương mại (Trade Policy Review Mechanism) của các thành viên theo những giai đoạn định kỳ. Chính sách thương mại của các thành viên có ảnh hưởng lớn nhất tới hệ thống thương mại toàn cầu cứ 2 năm được rà soát một lần, của các thành viên khác là 4 hoặc 6 năm. Trong APEC có cơ chế tiến hành thủ tục rà soát Chương trình hành động quốc gia (IAP) một cách tự nguyện (Peer Review). D.Định hướng các NTM sẽ sử dụng để bảo hộ sản xuất đến năm 2020. Việc sử dụng những NTB “cổ điển” như cấm nhập khẩu, hạn ngạch, doanh nghiệp đầu mối... để bảo hộ sản xuất trong nước sẽ ngày càng khó khăn, đặc biệt là khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Do đó, cần nhanh chóng nghiên cứu áp dụng các NTB mới để có thể tiếp tục bảo hộ một số ngành sản xuất theo đúng những mục tiêu phát triển dài hạn của đất nước. Nguyên tắc chung khi xây dựng và áp dụng các NTB này là không trái với các qui định của WTO. Sau đây là định hướng ban đầu về việc xây dựng các NTB này. 1.Các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật. Hiệp định về Các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (Hiệp định TBT), Hiệp định về Vệ sinh kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) của WTO cho phép các nước được sử dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp vệ sinh kiểm dịch mà nước đó cho là thích hợp hoặc cần thiết để bảo vệ sức khỏe, đời sống của con người, động thực vật, bảo vệ môi trường và quyền lợi của người tiêu dùng, với điều kiện là các biện pháp đó không được áp dụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử tùy tiện hay hạn chế vô lý đối với thương mại quốc tế. Nếu khéo léo vận dụng dựa trên căn cứ tính “thích hợp” và/hoặc “cần thiết” thì Việt Nam có thể lợi dụng các biện pháp này để gây cản trở cho nhà xuất khẩu nước ngoài, hạn chế nhập khẩu trong khi vẫn biện minh được là không trái với quy định của WTO. Thực tế, Việt Nam cần có chính sách đồng bộ về vấn đề tiêu chuẩn kỹ thuật và xác định sự phù hợp và vận dụng một cách linh hoạt các qui định của Hiệp định TBT trong WTO nhằm phục vụ các mục tiêu của chính sách phát triển nói chung và chính sách thương mại nói riêng. Song song với việc sử dụng TBT, cần áp dụng triệt để các biện pháp SPS trong thương mại. Cần xây dựng danh mục các mặt hàng phải kiểm tra SPS bắt buộc. Thực thi tốt biện pháp này không chỉ tạo thêm một rào cản hợp pháp đối với nhập khẩu nông sản mà còn bảo vệ hiệu quả hơn sản xuất nông nghiệp nói riêng cũng như sức khỏe con người, động thực vật và môi trường nói chung. 2.Các biện pháp chống bán phá giá. Việt Nam chưa áp dụng các biện pháp chống bán phá giá nhằm đối phó với hàng nhập khẩu bị bán phá giá vào thị trường trong nước, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Việc đặt ra thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu được bán phá giá là cần thiết đối với Việt Nam nhưng không đơn giản mà phải tuân theo những qui định hết sức chặt chẽ của Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Việt Nam cần nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề này và ban hành Pháp lệnh về chống bán phá giá để có cơ sở pháp lý thực thi biện pháp đối phó khi cần thiết. 3.Tự vệ. Trên thực tế, Việt Nam đã áp dụng biện pháp tự vệ để bảo vệ một số ngành sản xuất trong nước, giúp các ngành này đỡ bị tổn thương do hàng nhập khẩu gia tăng số lượng quá lớn. Tuy nhiên Việt Nam chưa có văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý áp dụng biện pháp này. Trong khi đó, biện pháp tự vệ là một công cụ được WTO thừa nhận để hạn chế định lượng hàng nhập khẩu trong một thời gian nhất định nhằm "bảo vệ" ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại hay có nguy cơ bị thiệt hại nghiêm trọng. Việt Nam cần ban hành văn bản pháp luật về tự vệ không trái với những nguyên tắc, quy định trong Hiệp định về Tự vệ của WTO nhằm bảo vệ các ngành sản xuất trong nước một cách hiệu quả, kịp thời. 4.Trợ cấp và các biện pháp đối kháng. WTO cho phép các nước thành viên duy trì các hình thức trợ cấp không gây bóp méo thương mại hoặc gây tổn hại tới lợi ích của các nước thành viên khác. WTO cũng thừa nhận trợ cấp là một công cụ phát triển hợp pháp và quan trọng của các thành viên đang phát triển. Do đó, xét về khía cạnh pháp lý, nếu Việt Nam trở thành thành viên WTO thì có thể được hưởng những đãi ngộ đặc biệt và khác biệt liên quan đến vấn đề trợ cấp dành cho nước đang phát triển. Trợ cấp trực tiếp cho ngành công nghiệp nội địa hoặc gián tiếp thông qua hỗ trợ các ngành cung cấp đầu vào cho ngành đó có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nội địa so với sản phẩm nhập khẩu. Tương quan cạnh tranh nghiêng theo hướng có lợi cho hàng trong nước, nhờ vậy, hạn chế nhập khẩu sản phẩm tương tự. Mặc dù các quy định về trợ cấp tại Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng và Hiệp định Nông nghiệp của WTO khá chi tiết nhưng một số hình thức trợ cấp liên quan tới tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm xuất khẩu cho đến nay vẫn chưa được điều chỉnh cụ thể bởi bất kỳ quy tắc quốc tế thống nhất nào, do đó vẫn đang được nhiều nước vận dụng nhằm tránh né các cam kết về cắt giảm trợ cấp xuất khẩu. Như vậy, xét từ khía cạnh thực tế, Việt Nam có thể nghiên cứu kinh nghiệm của các nước khác để sử dụng hiệu quả các biện pháp trợ cấp này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước cải thiện hoặc gia tăng khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, các biện pháp trợ cấp mang tính phổ biến và ít bóp méo thương mại như hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, nâng cấp máy móc thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, hỗ trợ về hạ tầng nông nghiệp, v.v... được WTO cho phép áp dụng mà không bị hành động đối kháng cần được tích cực vận dụng vì có thể có tác dụng gián tiếp hỗ trợ sản xuất nội địa nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh. 5.Thuế thời vụ. Thuế thời vụ là hình thức áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau cho cùng một dòng thuế tuỳ thuộc vào thời gian chịu thuế của sản phẩm. Ví dụ ở Việt Nam, vụ mùa của cam bắt đầu từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 11. Vào chính mùa cam (từ tháng 8 đến tháng 11), cam sản xuất trong nước nhiều, Việt Nam áp dụng mức thuế suất nhập khẩu cho cam là 20%. Ngoài thời gian này, nhu cầu tiêu thụ trong nước vẫn lớn trong khi đó lại không có sản xuất hoặc sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu, Việt Nam quy định thuế suất nhập khẩu với cam là 0%. Đối với các sản phẩm nông nghiệp, theo Hiệp định Nông nghiệp thì phải thuế hóa tất cả các NTM. Do đó, áp dụng thuế thời vụ vừa đáp ứng được yêu cầu của Hiệp định vừa tăng tính linh hoạt của thuế cho mặt hàng cụ thể chịu thuế thời vụ. 6.Hạn ngạch thuế quan. Hạn ngạch thuế quan là cơ chế cho phép duy trì mức thuế suất thấp đối với hàng nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch nhập khẩu và mức thuế suất cao hơn đối với hàng nhập khẩu nằm ngoài hạn ngạch. Có thể nói hạn ngạch thuế quan là một đặc trưng của thương mại nông sản. Hạn ngạch thuế quan liên quan trực tiếp đến tiếp cận hiện tại và tiếp cận tối thiểu. Đối với các sản phẩm đã được thuế hóa, các nước thành viên WTO cam kết phải đưa ra mức tiếp cận thị trường hiện tại. Nghĩa là mức tiếp cận thị trường ít nhất phải tương đương với lượng nhập khẩu trung bình của giai đoạn 1986-1989 tại mức thuế trước khi thuế hóa. Đối với các nước gia nhập sau thì giai đoạn cơ sở có thể là ba năm gần nhất. Đối với các sản phẩm đã được thuế hóa nhưng trước đó vì một lý do nào đó mà chưa có nhập khẩu thì áp dụng tiếp cận tối thiểu. Nghĩa là mức tiếp cận cho hàng nhập khẩu ít nhất là 3% lượng tiêu dùng nội địa và mức tiếp cận này được mở rộng lên 5% trong một thời gian nhất định (5 năm). 7.Tự vệ đặc biệt. Tự vệ đặc biệt được quy định trong Điều V của Hiệp định Nông nghiệp. Theo đó nếu một sản phẩm của một nước đã được thuế hóa và bảo lưu được điều khoản tự vệ đặc biệt (SSG) trong biểu cam kết quốc gia thì khi lượng nhập khẩu vượt quá mức số lượng giới hạn hoặc giá nhập khẩu giảm xuống dưới mức giá giới hạn, nước nhập khẩu có thể sử dụng quyền tự vệ đặc biệt. Khi điều kiện cho phép một nước thành viên WTO áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt thì nước này không cần tiến hành bất kỳ điều tra nào chứng tỏ ngành công nghiệp nội địa bị tổn thương hoặc đe doạ bị tổn thương. Biện pháp tự vệ đặc biệt cho phép đánh thuế nhập khẩu bổ sung. Điều V của Hiệp định Nông nghiệp cũng quy định cách xác định thời gian áp dụng, thời gian cơ sở và giá cơ sở một cách linh hoạt cho các sản phẩm dễ bị hư hỏng. 8.Các biện pháp liên quan tới môi trường. Vấn đề bảo vệ môi trường đang và sẽ là một chủ đề nổi bật liên quan tới nhiều lĩnh vực của quan hệ quốc tế, trong đó có thương mại. Mỗi một quốc gia đều có chính sách riêng liên quan tới bảo vệ môi trường phù hợp với đặc thù riêng. Đáng lưu ý là việc sử dụng các biện pháp liên quan tới môi trường như một NTB sẽ là một xu hướng mới trong thương mại quốc tế. Việt Nam nên nghiên cứu để có thể khai thác tốt NTB này khi cần bảo hộ sản xuất trong nước, đồng thời có thể có căn cứ xác đáng để buộc các đối tác loại bỏ những biện pháp nhất định viện lý do bảo vệ môi trường để hạn chế nhập khẩu hàng của Việt Nam. E.Dự kiến lộ trình cắt giảm ntb trong quá trình Việt Nam đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Năm 1995 Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO và năm 1996, nộp Bị vong lục về chế độ ngoại thương. Đến giữa năm 1999 Việt Nam đã hoàn thành bước đầu giai đoạn làm rõ chính sách thương mại. Để tiếp tục đàm phán gia nhập WTO thành công, Việt Nam cần xây dựng chính sách phát triển kinh tế rõ ràng, dài hạn theo định hướng xuất khẩu. Tiếp đó cần phải xác định những lĩnh vực nào cần bảo hộ bằng các NTM, những NTM thích hợp cho mỗi lĩnh vực và thời gian cần thiết phải duy trì những biện pháp đó. Những quan điểm định hướng áp dụng các NTM và lộ trình cắt giảm cần phải được nghiên cứu và tuân thủ khi xây dựng lộ trình cụ thể. Ngược lại, khó có thể có được một lộ trình tổng thể đạt được mục tiêu chung do mỗi ngành riêng rẽ đều vận động dưới mọi hình thức để có thể duy trì được mức bảo hộ phi thuế cao nhất cho ngành mình. Xây dựng lộ trình cắt giảm các NTM một cách chi tiết cho tất cả các lĩnh vực hàng hóa rõ ràng là một công việc vượt quá khuôn khổ của đề tài. Tuy nhiên đề tài này cũng cố gắng giới thiệu một phương án về cắt giảm NTBs như sau: I.Các biện pháp chung. 1.Xác định trị giá tính thuế hải quan. Thực hiện đầy đủ Hiệp định Xác định trị giá tính thuế quan của WTO vào năm 2003 theo 2 giai đoạn: giai đoạn 1 đến năm 2002 với mục tiêu chính là áp dụng về cơ bản Hiệp định với một số bảo lưu, giai đoạn 2 hoàn thiện năng lực, loại bỏ dần các bảo lưu và hoàn toàn thực hiện Hiệp định vào trước năm 2004. 2.Các biện pháp quản lý giá. Giảm dần việc quản lý giá theo hướng không mở rộng diện kiểm soát giá và giá cả sẽ dần dần do thị trường quyết định. Việt Nam sẽ loại bỏ cơ chế 2 giá và việc kiểm soát giá trái với qui định của WTO vào năm 2005. 3.Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs). Loại bỏ các biện pháp trái với Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) tại thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, cụ thể là: (i) Yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa; (ii) Yêu cầu tự cân đối ngoại tệ. 4.Quy tắc xuất xứ. Ban hành Luật về qui tắc xuất xứ không ưu đãi tuân thủ Hiệp định về Quy tắc xuất xứ của WTO trước năm 2004. Cố gắng vận dụng các quy tắc xuất xứ không ưu đãi trong những trường hợp cụ thể nhằm đạt các mục tiêu thương mại. 5.Các biện pháp bảo vệ tạm thời . Tuân thủ các Hiệp định về Tự vệ, Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng, Hiệp định về chống bán phá giá của WTO từ 2004, có tính đến các đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển đang trong thời kỳ chuyển đổi, có thu nhập thấp. 6.Hàng rào kỹ thuật và kiểm dịch động, thực vật . Thực hiện Hiệp định của WTO về Các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại và Hiệp định về vệ sinh kiểm dịch động thực vật trên cơ sở khoa học và không phân biệt đối xử. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể cố gắng áp dụng các biện pháp thích hợp để tạo ra hàng rào bảo hộ sản xuất. II.Cấm nhập khẩu. 1.Các mặt hàng cấm nhập khẩu. TT Mặt hàng 1 Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự 2 Các loại ma túy 3 Hóa chất độc 4 Các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phản động 5 Đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách, đến trật tự an toàn xã hội 6 Pháo các loại 2.Các mặt hàng nhập khẩu có điều kiện. TT Mặt hàng 1 Hàng đã qua sử dụng 2 Ô tô và phương tiện tự hành các loại có tay lái nghịch (kể cả dạng tháo rời và dạng đã qua chuyển đổi tay lái trước khi nhập vào Việt Nam) 3 Xe 2 bánh và 3 bánh gắn máy có dung tích xi lanh từ 175cc trở lên. III.lộ trình cắt giảm NTB. 1.Hàng nông nghiệp . Lộ trình thời gian đề cập ở cột HN/HNTQ được hiểu là năm bỏ hạn chế số lượng hiện tại và thay bằng hạn ngạch thuế quan. Hạn ngạch thuế quan có thể mở rộng hàng năm. HS Mặt hàng GP HN/ HNTQ TV TTV SPS QNK 0102-0103 0105-0106 Trâu, bò, lợn sống Gia cầm sống (<=185g) Động vất sống khác K 0201 Thịt trâu, bò tươi, ướp lạnh 4 8 0202-0203 Thịt trâu, bò, lợn ướp đông 6 0206 Bộ phận nội tạng của trâu, bò..., ướp lạnh ướp đông 6 0207 Thịt và các bộ phận nội tạng của gia cầm ... 4 8 0209 Mỡ lợn..., mỡ gia cầm...tươi, ướp lạnh, ướp đông 6 0210 Thịt và nội tạng muối, sấy, hun K 0401-0403 Sản phẩm sữa K 4 K 8 0805 Quả có múi K 4 K K 8 1005 Ngô K 4 K 6 1006 Gạo K K K 1101 Bột mỳ, bột meslin 8 11031300 Ngô dạng vỡ, mảnh K 4 K 11042900 Ngũ cốc xay, xát K 4 K 1508-16 Dầu thực vật các loại khác 4 4 6 1601-02 Xúc xích, thịt chế biến K 2 K 6 1701 Đường thô và đường tinh luyện 7 7 K 8 2006, 2009 Rau quả được bảo quản bằng đường, nước quả ép K 4 K K 8 2007 Mứt, nước quả đông, mứt quả nghiền 2 K 6 2101 Cà phê tan, chế phẩm có cà phê K 4 6 2203 Bia 8 2204 Rượu vang 2 2 8 2205-08 Các loại rượu khác K 4 8 2302 Cám... và phế liệu khác ở dạng viên... K 2303 Phế liệu từ quá trình sản xuất tinh bột..., bã ép... K 2309 Thức ăn cho tôm K 6 K 6 2401-2403 Thuốc lá lá và phế liệu thuốc lá lá; xì gà K Ghi chú: (1) Các mặt hàng không thuộc danh mục trên sẽ không áp dụng các hàng rào bảo hộ phi thuế quan. (2) K: không cam kết loại bỏ các biện pháp bảo hộ phi thuế quan (3) GP: giấy phép; HN/HNTQ: hạn ngạch/hạn ngạch thuế quan; TV: tự vệ; TTV: thuế thời vụ; SPS: các biện pháp kiểm dịch động vật và thực vật; QNK: quyền nhập khẩu. (4) Chữ số: số năm sẽ còn duy trì biện pháp kể từ năm gia nhập WTO (ví dụ: 3 - 3 năm sau khi gia nhập WTO sẽ loại bỏ biện pháp tương ứng) 2.Hàng công nghiệp. HS Mặt hàng GP HN PT QNK TMNN 2523 Xi măng (Clinker) 3 3 8 2709 Dầu mỏ và dầu thô 8 2711 Khí hóa lỏng K 6 8 2802 Lưu huỳnh 6 2805 Kim loại hiếm hoặc kim loại kiềm thổ; kim loại đất hiếm, scandi và ytri, đã hoặc chưa pha trộn hoặc hỗn hợp với nhau; thuỷ ngân 4 2806-2808 Axit vô cơ (axit clohydric, axit closunfuaric, axit sunfuaric, axit nitric, axit sunfuanitric) 8 2809-2810 2813-2815 2817-2821 2823-2824 2829-2830 2833-2836 2840 2843 2847 Hóa chất vô cơ 6 2844 2845 Nguyên tố phóng xạ và chất đồng vị K 2907 Phenol; rượu phenol 6 2909-2910 2912 Hóa chất hữu cơ 8 3003-3004 3006 Dược phẩm 8 3102-3104 Phân khóang hoặc phân hóa học, có chứa nitơ, hoặc chứa phốt phát, hoặc chứa kali 8 4 3706 Phim dùng trong điện ảnh K K 3808 Thuốc trừ sâu 8 3901-3913 Polyme, silicon, xenlulo K 4011 Lốp 7 8 4013 Săm 7 4 4801 4804 4823 Giấy các loại 6 8 4901-4903 4907 4909-4911 Sách, báo, ấn phẩm K K 5007 Vải dệt từ sợi tơ 4 8 6810 Gạch ốp, lát bằng xi măng, bằng bê tông hoặc đá nhân tạo, đã hoặc chưa được gia cố 2 2 8 6904 6905 Gạch lát nền, ngói lót, ngói đệm, các loại tương tự, hàng trang trí kiến trúc và hàng xây dựng bằng gốm, sứ khác 2 2 7003 Thủy tinh đúc và thủy tinh cán, ở dạng tấm hoặc dạng hình, đã hoặc chưa tráng lớp hấp thụ 2 2 7004-7005 7016 Kính xây dựng 6 6 8 7209-7217 7303-7306 Sắt thép và sản phẩm sắt thép các loại 8 7604 7614 Nhôm ở dạng thỏi, thanh, hình; dây, cáp, băng tết và các loại tương tự (chưa cách điện) 6 8407 8408 Động cơ pít tông, diesel công suất dưới 100CV 6 6 8421 Máy ly tâm, máy và thiết bị lọc hay tinh chế chất lỏng hoặc chất khí K 8426-8428 Máy nâng, hạ, xếp dỡ hàng, cần cẩu K 8444-8448 8451-8453 Máy dệt, kéo sợi 6 8455 8458-8462 8466 Máy cán, tiện, bào kim loại, công cụ để hoàn thiện kim loại 8 8468-8470 8472 8476 Máy chữ, máy tính, máy văn phòng khác, máy bán hàng tự động 8 8501 8502 Động cơ điện, máy phát điện, tổ máy phát điện 8 8517 Thiết bị điện dùng cho điện thoại, điện báo K 8519-8521 8528 Máy hát, máy chạy băng cát xét, ghi băng từ, thu và phát video, máy thu hình, máy chiếu projector 8 8524 Đĩa hát, băng và các loại đĩa, băng khác K K 8525-8526 Thiết bị phát thanh vô tuyến, truyền hình, thiết bị ra đa K K 8527 Máy thu dùng cho điện thoại vô tuyến, điện báo K 8542 Mạch điện tử tích hợp và vi linh kiện điện tử K 8544 Dây, cáp cách điện và dây dẫn điện được cách điện, cáp sợi quang 8 8702-8704 Ô tô chở người và chở hàng, xe chuyên dùng 2 8 8711 Mô tô, xe đạp có gắn máy 4 8 8901 8902 Tàu thuyền 4 9001 Sợi quang học và cáp sợi quang 8 9704 Tem bưu điện, tem thuế K K Ghi chú: (1) Các mặt hàng không thuộc danh mục trên sẽ không áp dụng các hàng rào bảo hộ phi thuế quan. (2) K: không cam kết loại bỏ các biện pháp bảo hộ phi thuế quan (3) GP: giấy phép; HN: hạn ngạch; PT: phụ thu; QNK: quyền nhập khẩu; TMNN: thương mại Nhà nước. (4) chữ số: số năm sẽ còn duy trì biện pháp kể từ năm gia nhập WTO (ví dụ: 3 - 3 năm sau khi gia nhập WTO sẽ loại bỏ biện pháp tương ứng) Kết luận Nghiên cứu đã khẳng định sự cần thiết phải xây dựng và duy trì các NTM để bảo hộ sản xuất hàng hóa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thương mại quốc tế. Trên thực tế không một nước nào lại từ bỏ công cụ phi thuế để bảo hộ những lĩnh vực sản xuất nhất định nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội của mình. Nhưng hội nhập kinh tế quốc tế cũng có nghĩa là Việt Nam sẽ mất đi đáng kể sự linh hoạt trong việc áp dụng các NTM. Vấn đề vừa mang tính khoa học, vừa mang tính thực tiễn cao là phải xác định được lĩnh vực nào cần được bảo hộ, bảo hộ trong thời gian bao lâu và sử dụng những NTM nào để bảo hộ. Đề tài này chưa thể giải quyết được vấn đề đó mà dừng lại ở mức nêu ra một số cơ sở khoa học định hướng cho việc xây dựng và áp dụng các NTM nhằm mục tiêu bảo hộ sản xuất trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Rõ ràng cần tiếp tục có những đề tài nghiên cứu chuyên sâu theo từng ngành sản xuất hoặc theo từng NTM cụ thể nhằm đảm bảo cho quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam đạt hiệu quả cao nhất. Phụ lục Cơ sở khoa học áp dụng biện pháp trợ cấp và thuế đối kháng để bảo hộ sản xuất trong nước I.Cơ sở khoa học cần phải trợ cấp. 1.Trợ cấp là phổ biến và tất yếu. Trợ cấp là một công cụ chính sách được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở tất cả các nước. Trong bối cảnh thị trường không hoàn hảo, chính phủ các nước đều muốn ngăn cản các công ty nước khác tham gia cạnh tranh để giành thị trường béo bở cho công ty nước mình. Do đó, chính phủ phải chủ động tiến hành trợ cấp cho công ty, sản phẩm trong nước Paul R. Krugman, Strategic Trade Policy - Is Free Trade Passộ? (1987) . Xuất phát từ lý thuyết chiến lược này, mọi quốc gia đều nhận thấy trợ cấp là cần thiết và đều tiến hành trợ cấp dưới hình thức này hay hình thức khác. 2.Trợ cấp được WTO cho phép. Điều XVI:1 của GATT 1994 và Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO cho phép các nước duy trì các hình thức trợ cấp không gây bóp méo thương mại hoặc gây tổn hại tới lợi ích của các nước thành viên khác. Điều 27 của Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng thừa nhận trợ cấp là một công cụ phát triển hợp pháp và quan trọng của các thành viên đang phát triển và quy định dành đãi ngộ đặc biệt và khác biệt liên quan đến trợ cấp cho các thành viên này. 3.Trợ cấp góp phần phát triển kinh tế - xã hội tổng thể. a.Trợ cấp góp phần phát triển công nghiệp nội địa và thúc đẩy xuất khẩu. Mọi quốc gia đều mong muốn xây dựng và phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn hoặc ngành có tầm quan trọng chiến lược đối với lợi ích quốc gia, an ninh quốc phòng, v.v... Để đạt mục tiêu này, chính phủ các nước có thể trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp cho ngành đó. Nhờ vậy, lợi thế cạnh tranh của những ngành được trợ cấp sẽ tăng lên, do đó mở rộng tiềm năng xuất khẩu và tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường thế giới. Trợ cấp cho các ngành sản xuất trong nước có tác dụng hạn chế nhập khẩu sản phẩm cạnh tranh vào trong nước, đồng thời có thể làm giảm tác dụng của cam kết ràng buộc hoặc cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ WTO. Trợ cấp xuất khẩu có thể làm vô hiệu hóa thuế nhập khẩu mà nước khác đánh lên sản phẩm xuất khẩu của nước trợ cấp, làm tăng lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu của nước trợ cấp so với hàng xuất khẩu của các nước khác vào thị trường thứ ba. Đối với những ngành công nghiệp non trẻ, bước đầu còn nhỏ bé về quy mô, yếu kém về năng lực cạnh tranh thì trợ cấp từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô, góp phần khởi động và đẩy nhanh sự phát triển của ngành. Đối với những công ty mới gia nhập thị trường, thiếu vốn để trang trải chi phí rất cao trong thời gian đầu, khó cạnh tranh nổi với những công ty “đàn anh” đã trụ vững trên thị trường thì hỗ trợ của chính phủ có thể bù đắp cho những khoản thua lỗ phát sinh trong những năm đầu, đưa công ty vào quỹ đạo phát triển ổn định. b.Trợ cấp góp phần phát triển vùng . Chính sách hỗ trợ vùng khó khăn giúp thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch thu nhập cũng như trình độ và quy mô phát triển giữa các vùng trong cùng một nước. Nhờ trợ cấp của chính phủ, các nhà đầu tư được bù đắp phần nào chi phí đầu tư cao hơn mức bình thường khi quyết định lập cơ sở sản xuất kinh doanh tại một địa bàn khó khăn hoặc đang cần được phát triển. c.Trợ cấp góp phần điều chỉnh cơ cấu. Trợ cấp góp phần duy trì ổn định công ăn việc làm, hạn chế thất nghiệp, bảo đảm trật tự và ổn định xã hội, đặc biệt là những khoản trợ cấp dành cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đứng trước nguy cơ bị đóng cửa, phá sản. Sự hỗ trợ của chính phủ có thể giúp các doanh nghiệp này khỏi bị sụp đổ nhanh chóng, thúc đẩy các doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất, tự điều chỉnh khả năng thích nghi và cạnh tranh trong thời kỳ quá độ do những khó khăn mà môi trường thương mại quốc tế tạo ra. Trợ cấp cũng có thể được sử dụng nhằm khuyến khích những ngành sản xuất kém sức cạnh tranh giảm công suất dư thừa hoặc rút khỏi những lĩnh vực hoạt động không hiệu quả hoặc không sinh lợi. Nhờ đó, quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động được diễn ra suôn sẻ hơn, góp phần thúc đẩy phân bổ nguồn lực thích hợp, hiệu quả và khuyến khích nhập khẩu sản phẩm cạnh tranh từ bên ngoài thay vì tự cố gắng sản xuất và cung cấp những sản phẩm kém cạnh tranh với chi phí đầu tư tốn kém. d.Trợ cấp đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Trợ cấp giúp nhà sản xuất trong nước cung cấp nhiều hàng hóa hơn trong điều kiện chi phí sản xuất không thay đổi. Do đó người tiêu dùng sẽ được lợi do mua được nhiều hàng hóa với giá rẻ hơn. Mặc dù mang tính chất bảo hộ sản xuất trong nước nhưng trong trường hợp này trợ cấp lại đem lại lợi ích cho người tiêu dùng vì giá sản phẩm liên quan được giảm xuống. e.Trợ cấp kích thích sự lan truyền của hiệu ứng tích cực và khắc phục hiệu ứng tiêu cực. Theo nguyên lý sự lan truyền của hiệu ứng tích cực (external benefit), trợ cấp còn có khả năng tạo ra hiệu ứng tích cực theo dây chuyền. Ví dụ, việc chính phủ hỗ trợ ngành viễn thông sẽ góp phần phát triển cơ sở hạ tầng thông tin của nền kinh tế, tạo điều kiện cho các ngành khác hạ giá thành sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh. Như vậy, lợi ích của trợ cấp có thể lan rộng sang các ngành khác ngoài chính bản thân ngành được trợ cấp trực tiếp. Bên cạnh tác dụng kích thích sự lan truyền của hiệu ứng tích cực, trợ cấp còn có thể khắc phục các thất bại của thị trường một cách có hiệu quả. Ví dụ, một công ty bỏ công sức đào tạo nhân công, đầu tư vào nghiên cứu công nghệ mới nhưng rồi công nghệ mới bị sao chép hoặc nhân công đã được đào tạo lại bị lôi kéo và sử dụng bởi đối thủ cạnh tranh không phải tốn công sức và chi phí ban đầu để đầu tư cho đào tạo hoặc nghiên cứu. Chi phí đối thủ phải bỏ ra rất nhỏ (trả lương cao hơn một chút cho người lao động đã được đào tạo so với mức lương cũ của họ, ...) trong khi lợi ích thu về lại rất lớn. Còn công ty ban đầu khó duy trì được khả năng cạnh tranh như trước trên thương trường vì chi phí sản phẩm bao hàm cả chi phí đào tạo kiến thức cho công nhân, v.v... Do tác động ngoại ứng này, nếu không có sự hỗ trợ từ phía chính phủ, không công ty nào muốn đầu tư vào đào tạo nghề nghiệp chuyên môn cho nhân viên hoặc đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển, cải tiến công nghệ trong khi những hoạt động này lại rất cần thiết cho sự phát triển ngành và xã hội trên tổng thể. 4.Trợ cấp có thể được sử dụng như một công cụ để mặc cả. Nếu một nước không duy trì trợ cấp thì vị thế mặc cả của nước đó trong đàm phán thương mại có thể kém hơn một nước duy trì trợ cấp. Chẳng hạn, nước duy trì trợ cấp có thể chấp nhận loại bỏ một số biện pháp trợ cấp hoặc cắt giảm mức trợ cấp nhất định để đánh đổi lấy nhân nhượng giảm thuế của nước khác. II.Cơ sở khoa học không nên trợ cấp. 1.Trợ cấp bóp méo quan hệ cạnh tranh tự nhiên nội bộ ngành một cách thiếu lành mạnh . Trợ cấp can thiệp vào quá trình định giá của thị trường tự do và làm sai lệch các lợi thế so sánh của các đối tượng tham gia thị trường. Trợ cấp tạo ra sự chênh lệch giữa chi phí cần thiết để sản xuất hàng hóa với chi phí mà người sản xuất phải bỏ ra trên thực tế. Sản phẩm được trợ cấp trở nên rẻ hơn trong khi các sản phẩm cạnh tranh sẽ đắt hơn một cách giả tạo. Trợ cấp có thể tạo ra sự bảo hộ quá mức cần thiết cho các ngành sản xuất nội địa bất kể khả năng cạnh tranh của các ngành đó và do đó, trở thành hàng rào cản trở thương mại bằng cách bóp méo quan hệ cạnh tranh tự nhiên trong môi trường thương mại tự do. mô hình cung - cầu và trợ cấp của chính phủ P P*** PW 0 Q1 Qs Q* Q S ' S D Trợ cấp trong nước Tổn thất của xã hội do trợ cấp Giả thiết: Trợ cấp s đồng cho 1 đơn vị sản phẩm trong nước sản xuất ra Nhập khẩu tự do P*, Q* là giá và lượng cân bằng của thị trường Pw là giá thế giới S, S' là đường cung tương ứng khi chưa có trợ cấp và khi có trợ cấp Qs là sản lượng khi được trợ cấp Chi phí trợ cấp Trợ cấp xuất khẩuP Pex P* Pw 0 Qd Q* Qs Q D S Chi phí trợ cấp Giả thiết: Trợ cấp s đồng cho 1 đơn vị sản phẩm xuất khẩu áp dụng hạn ngạch nhập khẩu P*, Q* là giá và lượng cân bằng của thị trường Pw là giá thế giới Pex là giá xuất khẩu Qs-Qd là lượng sản phẩm xuất khẩu được trợ cấp Tổn thất của xã hội do trợ cấp 2.Xét về dài hạn trợ cấp có thể dẫn đến phản tác dụng. Trong ngắn hạn, trợ cấp có thể tạo ra vị thế cạnh tranh cao hơn cho sản phẩm nội địa và duy trì ổn định lực lượng lao động trong ngành được trợ cấp. Tuy nhiên, trong dài hạn, trợ cấp ngăn cản hoặc làm suy giảm nỗ lực cải tiến năng suất, hợp lý hóa sản xuất, tự vươn lên để tồn tại của các doanh nghiệp. Trợ cấp thậm chí có thể là nguyên nhân phát sinh thói quen ỷ lại, dựa dẫm. Các nỗ lực thay vì cố gắng tập trung vào tự nâng cao sức cạnh tranh của bản thân trong sản xuất thì lại được hướng vào việc cố gắng dành được sự hỗ trợ, ưu đãi của chính phủ. Do đó, trợ cấp có thể cản trở sự phát triển của chính ngành được trợ cấp. 3.Chi phí cơ hội của trợ cấp rất lớn . Nếu trợ cấp cho một ngành thì các ngành khác sẽ mất cơ hội được trợ cấp, hoặc suy giảm khả năng cạnh tranh do chi phí sản xuất bị làm tăng lên. Do ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội có giới hạn, một nước không thể bảo hộ cũng như trợ cấp cho tất cả các ngành nghề. Việc tập trung đầu tư vào một ngành hoặc một đối tượng hiển nhiên sẽ hạn chế khả năng được nhà nước hỗ trợ của các ngành, đối tượng khác. Trợ cấp cho sản xuất trong nước, chẳng hạn cho các ngành thuộc diện “thay thế nhập khẩu”, có thể khiến một số ngành khác trong nền kinh tế, như các ngành xuất khẩu, bị phân biệt đối xử, nguồn lực bị thu hút chuyển sang phục vụ ngành sản xuất tiêu thụ trong nước. Ngược lại, người tiêu dùng trong nước cũng sẽ phải chịu thiệt hại nếu trợ cấp xuất khẩu của chính phủ khiến các nhà đầu tư lao vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu thay vì phục vụ thị trường nội địa. Duy trì công ăn việc làm cho công nhân tại các doanh nghiệp thua lỗ là một giải pháp cầm chừng và gây tốn kém cho xã hội. Nếu những nhân công này có thể tìm được việc làm khác trong trường hợp doanh nghiệp bị đóng cửa thì việc họ tiếp tục ở lại và làm công việc cũ tại doanh nghiệp thua lỗ được trợ cấp sẽ chỉ tạo ra những sản phẩm giá thành cao hơn, khiến chi phí lao động trên tổng thể xã hội bị tăng lên. Đồng thời, nguồn vốn mới có thể được sử dụng hiệu quả hơn nhiều ở nơi khác sẽ lại bị đầu tư vào ngành công nghiệp đang sa sút. 4.Trợ cấp thường dẫn đến hành động trả đũa. Trợ cấp có thể gây tổn hại đến quyền lợi của nước khác. Ví dụ: ngăn cản nhập khẩu sản phẩm tương tự từ các nước khác vào thị trường nước áp dụng trợ cấp, làm vô hiệu hóa hoặc làm giảm tác dụng các cam kết ràng buộc thuế quan của nước trợ cấp. Trợ cấp xuất khẩu gây thiệt hại cho ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu, hoặc có thể dành được lợi thế cạnh tranh giả tạo ở thị trường nước thứ ba và ngăn cản hàng xuất khẩu của các nước khác vào thị trường này. Các nước bị thiệt hại do hành động trợ cấp có thể khiếu nại lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO để đòi nước trợ cấp phải rút bỏ trợ cấp hoặc loại bỏ tác động tiêu cực của trợ cấp, hoặc có thể tiến hành điều tra để đánh thuế đối kháng hoặc khiến người xuất khẩu cam kết tăng giá hàng bán. Nếu nước áp dụng trợ cấp không thực hiện những biện pháp thích hợp để loại bỏ tác động tiêu cực hoặc rút bỏ trợ cấp trong thời hạn mà cơ quan giải quyết tranh chấp quy định, bên khiếu nại sẽ có cơ sở pháp lý để áp dụng hành động trả đũa dưới dạng tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc nghĩa vụ đã cam kết của mình trong khuôn khổ WTO Chẳng hạn như nâng thuế nhập khẩu lên trên mức ràng buộc hoặc áp dụng hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu được trợ cấp. . Như vậy, lợi nhuận hoặc lợi ích thu được hoặc mong muốn thu được trong ngắn hạn nhờ trợ cấp có thể bị hành động đối kháng hoặc trả đũa làm triệt tiêu, hoặc còn có thể bị giảm hơn mức trước khi áp dụng trợ cấp do tốn kém chi phí tham gia giải quyết tranh chấp, đàm phán, thương lượng. Ngoài ra, trợ cấp được sử dụng như một công cụ thực thi chính sách “lợi mình hại người” (beggar-thy-neighbour) Những chính sách thương mại chiến lược mà một nước đơn phương áp dụng nhằm bảo vệ lợi ích của mình, giành giật lợi nhuận siêu ngạch cho các công ty trong nước, làm tăng thu nhập nước mình bằng cách gây tổn hại đến các công ty của nước khác, làm giảm thu nhập nước khác, cải thiện những điều kiện kinh tế nước mình mà lại phương hại đến lợi ích của những nước khác trong quan hệ kinh tế và thương mại với nước mình. còn có thể bị nước khác “ăn miếng trả miếng” bằng cách cũng tiến hành trợ cấp, hoặc áp dụng các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa chống lại các sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp. Chạy đua trợ cấp giữa các nước là một vòng xoáy ốc luẩn quẩn gây cản trở và hạn chế thương mại, rút cuộc dẫn đến các cuộc chiến tranh thương mại để lại hậu quả nghiêm trọng cho tất cả các nước tham gia và toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung. Xuất khẩu trì trệ, giá thành bị đội lên, và sản lượng giảm sút là kết quả dễ thấy nhất. Chính sách trợ cấp khi đó sẽ bị lên án vì không chỉ ngăn cản cạnh tranh lành mạnh mà còn làm tiêu hao, thất thoát một cách không cần thiết tài sản của các quốc gia liên quan. Thêm vào đó, quan hệ kinh tế –thương mại, thậm chí cả chính trị, ngoại giao giữa nước áp dụng trợ cấp và các nước khác có thể bị ảnh hưởng bất lợi khi mâu thuẫn về vấn đề trợ cấp ngày càng leo thang. 5.Trợ cấp không hiệu quả về khía cạnh tài chính ngân sách. Trợ cấp trực tiếp là một khoản chi từ ngân sách eo hẹp của chính phủ, và thường khoản chi này được tài trợ bằng khoản tăng thuế hoặc tăng thâm hụt trong ngân sách. Ngoài ra, việc quản lý, điều hành và kiểm soát hoạt động, kết quả trợ cấp cũng gây tốn kém đáng kể cho ngân sách. Trong nhiều trường hợp trợ cấp là khoản chi kém hiệu quả của ngân sách khi lợi ích dự kiến thu được từ khoản trợ cấp lại thấp hơn chi phí mà chính phủ bỏ ra. Trợ cấp xuất khẩu còn đồng nghĩa với việc chuyển giao thu nhập từ người nộp thuế trong nước sang cho người tiêu dùng ở nước khác. Rốt cuộc, đối tượng hưởng lợi trợ cấp thực sự lại không phải là công ty hay người dân của nước tiến hành trợ cấp. Trợ cấp mang tính bảo hộ sản xuất trong nước có thể làm giảm sút nhập khẩu những hàng hóa vốn chịu thuế nhập khẩu cao, do đó, ngân sách của chính phủ bị thất thu một khoản đáng kể so với trước. Chính sách ưu đãi, trợ giúp ngành có thể khiến cho quá nhiều công ty mới tham gia ngành, dẫn đến kết cục là khoản chi hỗ trợ phát triển ngành đó của chính phủ dường như cứ tiếp tục bị phình ra không giới hạn nếu chính phủ vẫn muốn theo đuổi đến cùng mục tiêu xây dựng ngành công nghiệp nội địa hùng mạnh. 6.Khả năng chọn sai đối tượng trợ cấp khá cao. Chính phủ nhiều khi không thể lựa chọn sáng suốt và quyết định ngành nào cần trợ cấp do thiếu thông tin, kiến thức cần thiết và/hoặc khả năng phân tích bị hạn chế. Ngay cả việc nhận diện liệu trợ cấp vào ngành nào sẽ thu về lợi nhuận siêu ngạch cũng là một nhiệm vụ khó khăn vì không dễ dàng gì để có thể phân biệt lợi nhuận siêu ngạch với thu nhập thông thường để bù đắp cho những khoản đầu tư đầy rủi ro trong quá khứ. Trong môi trường cạnh tranh không hoàn hảo, mỗi nước đều can thiệp vào cơ chế vận động của thị trường bằng cách này hay cách khác nhằm làm lợi cho mình trong khi (cố ý hoặc không) làm thiệt hại cho nước khác hoặc công ty của nước khác. Tuy nhiên, nếu tất cả các nước đồng thời theo đuổi một chính sách can thiệp với cùng mục đích giống nhau như vậy thì kết quả là tất cả cùng bị thiệt hại. Chính sách của một nước không chỉ phụ thuộc vào bản thân điều kiện của nước đó mà còn phụ thuộc vào việc các nước khác quyết định lựa chọn chính sách nào cũng như còn phụ thuộc cả vào việc những chính sách mà các nước khác theo đuổi lại phụ thuộc vào chính sách của nước ban đầu chọn lựa như thế nào. Ví dụ, để quyết định trợ cấp hay không trợ cấp cho ngành công nghiệp nội địa của mình, một nước phải cân nhắc và phán đoán được liệu chính phủ nước khác có định trợ cấp cho ngành công nghiệp nước họ hay không. Do rất khó dự đoán được phản ứng và đối sách của đối phương nên việc hoạch định một chính sách trợ cấp tối ưu là rất phức tạp và nhiều khi là không thể. Nếu chọn sai đối tượng trợ cấp, hậu quả là tốn kém thời gian, của cải và nhân lực của xã hội. Sự lan truyền của hiệu ứng tích cực như mong muốn không xảy ra hoặc không cân xứng với chi phí bỏ ra do việc chọn sai ngành cần khuyến khích. Sự phát triển của nhiều ngành khác trong nền kinh tế đáng lẽ ra nên được đầu tư hỗ trợ có thể bị kìm hãm hoặc bị làm chậm lại nhiều năm. Toàn bộ nền kinh tế sẽ phải trả giá khá đắt cho hành động trợ cấp không đúng chỗ. 7.Trợ cấp thường thúc đẩy các hoạt động vận động hành lang phát triển . Trợ cấp cũng dẫn đến hậu quả là thúc đẩy các hoạt động vận động hành lang (lobby) gia tăng mạnh nhằm nhận được sự hỗ trợ, ưu đãi từ phía nhà nước. Quyết định trợ cấp do đó cũng có thể bị bóp méo, bị lạm dụng, bị chi phối bởi các yếu tố chính trị hơn là tiêu chí hiệu quả kinh tế. Chẳng hạn, đối tượng được nhận trợ cấp thường sẽ là những ngành, công ty có thế và lực mạnh hơn, có khả năng vận động hành lang cao hơn chứ ít khi là các ngành hoặc công ty nhỏ. iii.Cơ sở khoa học sử dụng thuế đối kháng. Thuế đối kháng là một khoản thuế đặc biệt đánh vào sản phẩm nhập khẩu để bù lại việc các nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đó được chính phủ nước xuất khẩu trợ cấp. 1.Đối phó với hành vi thương mại không lành mạnh của nước khác. Khi một nước trợ cấp cho ngành công nghiệp nội địa hoặc ngành sản xuất xuất khẩu, lợi thế cạnh tranh tự nhiên của các đối tượng tham gia thị trường sẽ bị bóp méo. Hàng xuất khẩu của các nước không trợ cấp khó xâm nhập vào thị trường nước trợ cấp cho dù có lợi thế cạnh tranh cao hơn trong thị trường cạnh tranh tự do. Hàng nhập khẩu được trợ cấp tràn vào gây thiệt hại cho sản xuất nội địa của các nước nhập khẩu. Để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh đó, các nước bị ảnh hưởng có thể sử dụng thuế đối kháng đánh vào hàng nhập khẩu được trợ cấp nhằm triệt tiêu tác động tiêu cực của trợ cấp hoặc nhằm khắc phục, bù đắp những tổn thất bị mất do hành động trợ cấp của nước khác gây ra. Trong khuôn khổ WTO, thuế đối kháng là biện pháp đối kháng mang tính đơn phương chỉ được phép áp dụng sau khi đã khởi xướng và tiến hành điều tra theo đúng các quy định tại Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO. Kết quả điều tra nếu chứng minh được rằng hàng nhập khẩu thực sự đã được trợ cấp, ngành công nghiệp trong nước bị thiệt hại vật chất, và xác định có mối liên hệ nhân quả giữa trợ cấp và thiệt hại sẽ là cơ sở áp dụng thuế đối kháng. Theo quy định của WTO, thuế đối kháng chỉ được áp dụng tối đa 5 năm, trừ khi cơ quan chức trách thấy rằng thiệt hại do trợ cấp gây ra vẫn tiếp tục hoặc có tiềm năng tái diễn. WTO cũng quy định rằng trong quá trình điều tra để đánh thuế đối kháng, nếu kết quả bước đầu cho thấy có sự tồn tại của trợ cấp và tổn thất, cơ quan điều tra của nước nhập khẩu và chính phủ nước xuất khẩu có thể thương lượng để nhất trí một giải pháp chung nhằm chấm dứt điều tra và không áp dụng thuế đối kháng. Giải pháp này có thể dưới dạng cam kết của chính phủ nước xuất khẩu đồng ý loại bỏ hoặc hạn chế trợ cấp, hoặc người xuất khẩu đồng ý tăng giá hàng bán của mình vào nước nhập khẩu (và chính phủ nước xuất khẩu cũng chấp nhận giải pháp này). Trong trường hợp ngoại lệ đặc biệt, điều VI.6 GATT 1994 còn cho phép nước nhập khẩu được phép đánh thuế đối kháng lên hàng nhập khẩu được trợ cấp của một nước xuất khẩu khi trợ cấp của nước xuất khẩu này gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại cho ngành sản xuất của nước khác cùng cạnh tranh xuất khẩu sang thị trường nước nhập khẩu. 2.Thuế đối kháng đem lại nguồn thu cho ngân sách . Thay vì áp dụng các biện pháp có thể gây tốn kém nguồn lực xã hội để hạn chế nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp Ví dụ như các biện pháp cấm, trị giá tính thuế tối thiểu, v.v... đòi hỏi phải duy trì bộ máy cán bộ quản lý, kiểm soát thực thi cơ chế hạn chế nhập khẩu. , nước bị ảnh hưởng có thể sử dụng thuế đối kháng. Thuế đối kháng là một khoản thuế có giá trị tương đương với giá trị trợ cấp. 3.Tác dụng phụ của thuế đối kháng. Nhiều khi tác động về mặt tài chính của bản thân thuế đối kháng đối với nhà xuất khẩu của nước tiến hành trợ cấp là không đáng kể, nhưng sự không chắc chắn, bất ổn định, chi phí về pháp luật và các chậm trễ liên quan đến quá trình thủ tục điều tra về trợ cấp lại có tác động tiêu cực rất lớn gây cản trở đáng kể đến hoạt động xuất nhập khẩu và có thể được sử dụng một cách tinh vi làm một rào cản thương mại được ngụy trang khéo léo. 4.Phải xác định nhanh khi quyết định đánh thuế đối kháng. Một số trường hợp đòi hỏi phải xác định nhanh sự tồn tại của trợ cấp, mức độ, tác hại để đánh thuế đối kháng nhằm hạn chế hoặc vô hiệu hóa kịp thời ảnh hưởng tiêu cực của trợ cấp, bảo vệ nền sản xuất trong nước. 5.Thuế đối kháng không phải tối ưu trong mọi trường hợp. Một số hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp thực chất đem lại lợi ích cho người tiêu dùng ở nước nhập khẩu nên không phải lúc nào cũng cần sử dụng thuế đối kháng. Nhiều khi, đòi hỏi nước khác rút bỏ trợ cấp gây bóp méo thương mại quan trọng hơn và cần thiết hơn việc khắc phục tác động tiêu cực của trợ cấp. Thuế đối kháng chỉ có tác dụng triệt tiêu tác hại của trợ cấp liên quan tới sản phẩm cụ thể và không được vượt mức giá trị trợ cấp đối với sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp, nhưng thường không đủ khả năng buộc nước khác không được tiếp tục áp dụng trợ cấp, đặc biệt nếu chương trình trợ cấp liên quan đến diện đối tượng rộng, nhiều ngành, nhiều mặt hàng. Ngoài ra, thường việc đánh thuế đối kháng tỏ ra không hiệu quả trong trường hợp trợ cấp được nước khác áp dụng nhằm chiếm lĩnh thị trường ở nước thứ ba. Đối với thiệt hại do suy giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường nước thứ ba dẫn đến mất thị phần thì thuế đối kháng không được áp dụng và do đó, tác hại của trợ cấp chỉ có thể được giải quyết thông qua sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương của WTO. Đối phó bằng thuế đối kháng có thể tự mình hại mình khi nước nhập khẩu quá nhỏ hoặc quá yếu trong tương quan kinh tế – thương mại với nước trợ cấp, hoặc nước trợ cấp là nguồn cung các sản phẩm thiết yếu cho nước nhập khẩu. Tài liệu tham khảo CIE 1998, Vietnam's Trade Policies 1998; CIE 1999, Non- tariff barriers in Vietnam, September 1999; Adam McCarty, 1999, Vietnam's Integration with ASEAN: Survey on non-tariff-measures affecting trade, a report prepared for the Office of the Government under project VIE 95/015; IMF, 1999, The need for trade liberalisation in Vietnam, Hanoi; Kokko, A. 1997, Managing the Transition to Free Trade: Vietnamese Trade Policy for the 21st Century, Stockholm; WTO Secretariat 1997, US Trade Policy Review; WTO Secretariat 1999, US Trade Policy Review; WTO Secretariat 1997, Thailand Trade Policy Review; Paul R. Krugman, Stratergic Trade Policy - Is Free Trade Passé?, 1987 Đề tài “Nghiên cứu tổng quan các NTM của Việt Nam", Vụ CSTM Đa biên, Bộ Thương mại, 1999; Đề tài “Phân tích tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO với xuất khẩu của Việt Nam”, Vụ CSTM Đa biên, Bộ Thương mại, 2000; Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam, UNIDO và Viện chiến lược phát triển, 1998; Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam, Bộ Công nghiệp 1998; Các tài liệu Việt Nam đã gửi Ban Thư ký WTO: WT/ACC/VNM/4; WT/ACC/VNM/8; Công báo, 1997-2000; Thời báo kinh tế Việt Nam, 1997-2000; Báo Đầu tư 1997-2000; Thoả thuận Trung Quốc-Hoa Kỳ về việc Trung Quốc gia nhập WTO, 1999; Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0017.doc
Tài liệu liên quan