Dự án đầu tư xây dựng công trình khách sạn Hà Nội Prince Hotel tại đường Xương Giang, Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

Chủ trương đầu tư xây dựng Khách sạn Hà Nội Prince Hotel là hết sức cần thiết, thể hiện việc thực thi một chính sách, một hướng đi đúng đắn của Ban giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất và công nghiệp Việt Nam. Khi công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ đáp ứng được một phần diện tích phòng ngủ cho khách du lịch đang còn thiếu trên địa bàn Thành phố Bắc Giang. Kính mong các Sở, Ban, Ngành quan tâm để Dự án được thực hiện trong thời gian sớm nhất. Rất mong các ngành liên quan như, Sở Tài nguyên môi trường và Nhà đất, Sở xây dựng, Sở Tài chính vật giá, các cơ quan, các ban ngành chức năng của thành phố Bắc Giang nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi thực hiện dự án theo đúng tiến độ đề ra./.

doc36 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2048 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án đầu tư xây dựng công trình khách sạn Hà Nội Prince Hotel tại đường Xương Giang, Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấu kinh tế. Thực tế hiện nay cho thấy tất cả các tiềm năng du lịch của tỉnh này mới đang được bắt đầu hoặc ở dạng tiềm năng chưa được “đánh thức”. Bắc Giang là một trong những vùng đất giàu bản sắc văn hóa vào loại bậc nhất nước ta. Với hơn 1.300 di tích lịch sử văn hóa (trong đó 256 di tích được xếp hạng) cùng hàng ngàn lễ hội diễn ra quanh năm ở khắp bản làng thôn xóm. Với 26 dân tộc anh em như Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Chỉ… mỗi dân tộc mang một nét văn hóa riêng tạo nên nét đặc trưng có thể kết hợp phục vụ du lịch. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nay các khu di tích lịch sử này đã bị mai một, hiện tại chỉ còn một số các di tích có thể kết hợp để phát triển du lịch, điển hình như cụm thành cổ Xương Giang, khu di tích Hoàng Hoa Thám, các di tích đình chùa. Hiện nay, số lượng phòng nghỉ cao cấp và phòng hội thảo có sức chứa lớn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện là rất ít. Điều này thực sự cần thiết khi làn sóng đầu tư vào tỉnh ngày càng nhiều. Xét thấy những nhu cầu trong tương lai là cấp thiết Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần sản xuất và công nghiệp Việt Nam đã quyết định đầu tư xây dựng Công trình Khách sạn Hà Nội Prince Hotel. Việc xây dựng công trình này sẽ góp phần phục vụ nhu cầu dịch vụ, du lịch, nhà nghỉ, hội trường sang trọng cho các cuộc hội nghị là cần thiết trong những năm tới. III. Hình thức đầu tư xây dựng Đầu tư xây dựng mới đồng bộ Khách sạn Hà Nội Prince Hotel. Nguồn vốn đầu tư: Vốn tự có, vốn vay và các nguồn vốn khác. Công trình phải được thiết kế xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ đảm bảo mỹ quan và kỹ thuật cao để sau khi hoàn thành sẽ đóng góp cho Thành phố một công trình kến trúc đẹp, khang trang, xứng đáng tầm vóc của một đô thị phát triển theo hướng đô thị sinh thái mà Đảng bộ và nhân dân Bắc Giang đã đề ra. IV. Địa điểm xây dựng 1. Vị trí và đặc điểm khu đất xây dựng. Công trình Khách sạn Hà Nội Prince Hotel được xây dựng trên khu đất đã được quy hoạch với tổng diện tích Khoảng 3.100 m2, nằm trên trục đường Xương Giang. Phía Bắc: giáp Đường Xương Giang. Phía Nam: giáp nhà dân. Phía Đông: giáp Quốc lộ 1A cũ. Phía Tây: giáp Công ty Lâm sản Bắc Giang. 2. Đặc điểm địa chất công trình. Theo số liệu khảo sát địa chất công trình lân cận, đặc điểm các lớp đất tại khu vực công trình hầu hết là đất thổ cư, ổn định, có thể xây dựng nhà cao tầng. 3. Điều kiện tự nhiên. 3.1. Địa hình địa mạo. Công trình khách sạn Hưng Giang đã xuống cấp, chiều cao công trình 2 tầng. Các nhà bán kiên cố, nhà gạch chiều cao công trình 1 tầng. Ao thả bèo có diện tích S = 1822.94m2, chiều sâu trung bình H = 1,2m. Hệ thống cơ sở hạ tầng đã xuống cấp. 3.2. Khí hậu. Tỉnh Bắc Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh. Đặc điểm chung của khí hậu là phân hoá theo mùa và lãnh thổ phụ thuộc vào chế độ hoàn lưu gió mùa và điều kiện địa hình địa phương. Sự biến đổi theo mùa của khí hậu kéo theo sự biến thiên nhịp điệu mùa của tự nhiên. Tỉnh Bắc Giang gió thổi theo mùa: Mùa đông (từ tháng IX năm trước đến tháng II năm sau) các hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Bắc; Mùa hè (từ tháng III đến tháng VIII) là Đông Nam với tần suất giao động trong khoảng 20 - 40%. Trong mùa đông, gió mùa đông bắc thường tràn về đây từ 30 - 40 đợt, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 100C, thậm chí dưới 00C vào các tháng XII và tháng I trong các thung lũng vùng cao. Tháng lạnh nhất là tháng I có nhiệt độ trung bình: từ 15 - 160C. Mùa nóng dài 5 tháng, tháng VII nóng nhất (từ 28 - 290C). Biên độ nhiệt năm lớn (từ 12 - 130C) phù hợp với quy luật phân hoá của khí hậu có mùa đông lạnh. Biên độ nhiệt độ ngày đêm trung bình năm dao động trong khoảng từ 6 - 80C, đặc trưng của khí hậu miền núi trung du của Bắc Giang. Lượng mưa năm trên phần lớn lãnh thổ là 1400 đến 1600mm; khu vực vùng núi phía tây và đông nam có lượng mưa lớn hơn: từ 1600-1900mm; Vùng thấp phía đông ít mưa hơn do bị che khuất bởi gió đồng nam, đặc biệt vùng Kim Sơn - Biển Động có lượng mưa (từ 1000 - 1200mm) vào loại mưa ít nhất nước ta. Chương III quy mô đầu tư, lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ I. Quy mô và diện tích xây dựng - Căn cứ nhu cầu thị trường về số lượng phòng phục vụ khách du lịch và hội trường phục vụ hội thảo, dịch vụ tại địa bàn thành phố Bắc Giang. Dựa vào các căn cứ trên để xác định nhu cầu diện tích như sau: - Diện tích khu đất: 3.100 m2. - Diện tích xây dựng công trình: 1.411 m2, trong đó diện tích xây dựng hội trường là 482 m2, diện tích xây dựng khách sạn là 928 m2. - Tổng diện tích sàn: 11.654 m2. - Tầng cao: 10 tầng trên + 01 tầng hầm (Tổng chiều cao tính từ cốt 0.00 là 43.5m). Các phòng chức năng được bố trí tại các tầng như sau: * Tầng hầm: + Khu vực để ô tô, xe máy. + Khu sảnh, cầu thang. + Phòng kỹ thuật. + Phòng vệ sinh chung. + Khu vực thay đồ của nhân viên. + Khu vực giặt là, sửa chữa, bếp kho. * Tầng 1: + Phòng kỹ thuật. + Cầu thang bộ, thang máy. + Phòng vệ sinh chung. + Điều khiển trung tâm. + Phòng đổi tiền, lễ tân. + Bộ phận bảo vệ, bộ phận y tế. + Không gian kinh doanh linh hoạt. + Kho, không gian sảnh. * Tầng 2: + Không gian thông tầng. + Nhà hàng, bar café. + Thang bộ, thang thoát hiểm, thang máy. + Phòng kỹ thuật. + Phòng vệ sinh chung. + Phòng soạn chia. + Khu vực giải lao, hội trường lớn. * Tầng 3, 4, 5, 6, 7: + Các phòng cho thuê. + Thang bộ, thang máy, thang thoát hiểm. + Phòng kỹ thuật, phòng trực. * Tầng 8: + Phòng kỹ thuật. + Không gian café, buffe, bar. + Thang bộ, thang máy, kho. * Tầng 9 + Các phòng Karaoke + Thang bộ, thang máy, kho. * Tầng 10: + Dancing, massage. + Thang bộ, thang máy, kho. II. Phương án kỹ thuật công nghệ 1. Phương án kết cấu. * Cơ sở thiết kế: - TCXD 198-1997 Nhà cao tầng - Thiết kế và cấu tạo BTCT toàn khối. - TCVN 356-2005 Kết cấu bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế. - TCVN 2737-1995 Tải trọng và tác động. - TCXD 40-1987 kết cấu xây dựng và nền. Nguyên tắc cơ bản về tính toán. * Giải pháp kết cấu móng: Giải pháp kết cấu móng dùng cọc BTCT mác M300. * Giải phát kết cấu phần thân: Hệ kết cấu chịu lực của công trình là khung bê tông cốt thép toàn khối kết hợp vách bê tông cốt thép. Tầng hầm cốt cao độ -3.0 m, kết cấu vách xung quanh tầng hầm BTCT dày 22cm, sàn tầng hầm kết cấu BTCT toàn khối dày 20cm. Sàn bê tông cốt thép toàn khối dày 15cm. * Vật liệu sử dụng để chế tạo các cấu kiện chịu lực chính: Bê tông mác 250 - 300. Các thép đai, thép cấu tạo (đường kính < ặ 10) sử dụng thép AI. Các thép dầm, sàn (đường kính > = ặ 10) sử dụng thép AII. 2. Phương án cấp điện. a, Các tiêu chuẩn thiết kế: Để phù hợp với công năng của công trình, các thiết bị điện trang bị cho công trình phải là các thiết bị hiện đại, tiên tiến có độ an toàn, độ tin cậy cao, được nhiệt đới hoá, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người Việt nam và phải đáp ứng được các tiêu chuẩn qui phạm mới nhất về kỹ thuật điện của nước Việt nam và các tiêu chuẩn qui phạm tiên tiến trên thế giới. Các tiêu chuẩn và qui phạm được áp dụng: - Quy phạm trang bị điện 11TCN 21-84 á11 TCN 2184 - Quy phạm nối đất TCVN 4756 á87 - Chống sét cho công trình xây dựng 20 TCN 46 – 84 - Tiêu chuẩn thiết kế đường dây 20 TCN 25 – 91 - Tiêu chuẩn thiết kế thiết bị 20TCN 27 – 91 - Hệ thống báo cháy - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 5738 – 93 - Phòng chữa cháy cho nhà và công trình TCVN 2622-1995 - Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng 20TCN 16 – 86 - Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng, tiêu chuẩn thiết kế 20TCN 029-91 - Tiêu chuẩn Quốc tế (Uỷ ban quốc tế về kĩ thuật điện) IEC - Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn ISO - Qui phạm trang bị điện: do Bộ Điện lực ban hành năm 1984. 11-TCN-19(21)-84 Các qui định của Công ty Điện lực Bắc Giang trong công tác quản lý vận hành và kinh doanh bán điện. b, Nguồn điện và nhu cầu sử dụng: Do tính chất của công trình là khách sạn có phụ tải loại 1. Do tính chất của công trình mang tính dịch vụ cao cấp và việc cấp điện phải đảm bảo liên tục cho nhiều hạng mục nên nguồn điện cấp cho công trình được lấy từ tủ hạ thế trạm biến áp khu vực hoặc máy phát điện dự phòng của khách sạn khi có sự cố mất điện lưới khu vực. Cung cấp điện theo mạch vòng đảm bảo tính liên tục và có sự bù trừ phân tải, khắc phục một phần lớn sụt áp cuối nguồn. Cung cấp 2 mạch * Mạch 1: Điện áp cấp thẳng từ trạm biến áp điện hạ thế. * Mạch 2: Điện áp cấp từ trạm máy phát (0,4kV). Công trình bao gồm các hệ thống sau: - Hệ thống điện chiếu sáng ngoài công trình (gồm đèn chiếu hắt trang trí mặt ngoài công trình). - Hệ thống điện trong công trình (chiếu sáng trong công trình, quạt hút, các thiết bị điện sinh hoạt lấy điện từ ổ cắm thông dụng). - Hệ thống điện chiếu sáng sự cố, hệ thống chiếu sáng để phân tán người, không được để mất trong bất kì tình huống nào. - Hệ thống điều hoà không khí. - Hệ thống thông gió (cấp khí tươi, hút khí thải). - Hệ thống bơm nước sinh hoạt, bơm nước thải, bơm cứu hoả. - Các thang máy và các hệ thống điện thoại, báo cháy tự động. Hầu hết phụ tải điện đều dùng điện áp ~380/220V-50Hz, trừ các hệ thống điện thoại, báo cháy dùng điện áp thấp AC hoặc DC cho phù hợp qua thiết bị chuyển đổi riêng với công suất nhỏ không đáng kể. Giải pháp lắp đặt cáp và dây điện hạ thế: Từ tủ điện tổng đến các tủ phân phối điện của các tầng, cáp điện dùng loại 3 pha 600V-Cu-XLPE/PVC kẹp nổi theo các giá đặt cáp (cable ladder) cố định trong các hộp kỹ thuật dọc theo các tầng. Tại các tầng cáp điện được cố định theo tường và trần . Từ các tủ phân phối điện tầng, cấp đến các hộp điện phòng, cáp điện và dây dẫn được luồn trong ống nhựa cứng đi nổi sau trần treo hoặc chôn ngầm dưới lớp trát. Các phụ tải chiếu sáng và điều hoà được cấp từ các tủ điện riêng để có thể phân loại được cấp điện từ máy phát điện dự phòng. Trong các phòng, điện chiếu sáng và điện dùng từ ổ cắm được bảo vệ bằng các áptômát riêng để tăng tiện nghi sử dụng. Các tủ điện, công tắc sẽ được lắp ở độ cao cách sàn 1.2m, các ổ cắm cách sàn 0.4m để tiện sử dụng. Tại các vị trí đặc biệt như trong WC, bếp…ổ cắm được lắp đặt theo các yêu cầu bố trí trang thiết bị cụ thể. c, Yêu cầu đối với trang thiết bị điện: Các thiết bị đóng, ngắt hạ áp ưu tiên sử dụng của các hãng cung cấp uy tín như ABB, Schneider, Siemens ... - Các tủ phân phối điện trong nhà là loại tủ ngầm tường, vỏ tủ sơn tĩnh điện, có các thử nghiệm tiêu chuẩn IEC 439-1, IP 3X . Các tủ có trang bị đèn báo hiệu pha. - Cáp và dây dẫn điện phải là đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt nam và quốc tế. - Đèn chiếu sáng các phòng làm việc phải là loại dùng bóng huỳnh quang ánh sáng ban ngày và khởi động bằng chấn lưu. - Đèn chiếu sáng các WC, gara ôtô phải có cấp bảo vệ IP44. d, Phương án thông gió, điều hoà không khí: Để đảm bảo hoạt động của một công trình khách sạn, cần thiết phải trang bị một hệ thống điều hòa không khí và thông gió. Hệ thống điều hòa không khí này nhằm đảm bảo: - Đảm bảo các thông số về nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch của không khí theo tiêu chuẩn kỹ thuật và sự thoải mái dễ chịu của con người. - Bảo đảm lượng không khí sạch cho hành khách và nhân viên hoạt động tại khách sạn theo các tiêu chuẩn Việt Nam. - Tổ chức thông thoáng, hút thải không khí bẩn từ các khu vệ sinh. - Hệ thống điều hoà không khí đảm bảo các yêu cầu về nhiệt ẩm, tiêu chuẩn và quy phạm, đảm bảo mỹ quan kiến trúc hiện có của công trình, đặc biệt là không phá vỡ kiến trúc của công trình. - Dễ dàng điều khiển độc lập cho từng khu vực riêng biệt, độ tin cậy cao, chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp. - Trên cơ sở nhu cầu trang bị điều hoà của chủ đầu tư, hệ thống điều hoà này được thiết kế với chức năng điều chỉnh độ lạnh không khí trong phòng (1 chiều) và thay đổi độ ẩm tương ứng, không trang bị hệ thống sưởi ấm và điều chỉnh độ ẩm. Việc đạt được thông số độ ẩm chỉ dựa trên cơ sở tác động của các dàn lạnh trao đổi nhiệt trong phòng. * Lựa chọn phương án điều hòa không khí cho công trình khách sạn. Công trình khách sạn là một công trình có diện tích cần điều hòa với quy mô và yêu cầu năng suất lạnh rất lớn. Đây là công trình có tính hiện đại. Với đặc điểm công trình và sự phân tích, so sánh kỹ lưỡng về các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, chúng tôi đưa ra ý kiến: áp dụng hệ thống điều hòa không khí cục bộ là phương án có tính khả thi cao nhất. e, Phương án thiết kế hệ thống mạng cáp điện thoại và tổng đài nội bộ PABX, hệ thống truyền hình cáp, hệ thống chống sét. * Hệ thống mạng cáp điện thoại và tổng đài nội bộ PABX. - Liên lạc thông tin hai chiều giữa các máy điện thoại trong khách sạn điều hành của toà nhà, giữa các máy điện thoại trong toà nhà với các máy bên ngoài thông qua đường dây trung kế của Bưu điện cấp. Tín hiệu thông tin thoại không bị xiêu nhiễm các loại tạp âm, đảm bảo thông tin 24/24h. Hệ thống đồng bộ, hoàn toàn đảm bảo việc kết nối với mạng quốc gia, tổng đài bưu điện trung tâm. Đảm bảo an toàn trong việc sử dụng hệ thống và người sử dụng (chống sét cho đường trung kế, tiếp đất cho các giá phối dây…). Có khả năng nâng cấp mạng cáp và mở rộng cấu hình. Hoàn toàn phù hợp với hoạt động của Khách sạn, với đầy đủ những tính năng và tiện ích phục vụ cho nhu cầu thông tin liên lạc. + Phần mạng nội bộ: Mạng cáp điện thoại được cấp tín hiệu từ tổng đài nội bộ PABX phục vụ cho các khu vực Văn phòng của Khách sạn. Các máy điện thoại tại các khu vực trên được sử dụng liên lạc nội bộ với nhau, có thể được phép gọi ra ngoài (tuỳ theo yêu cầu cụ thể). Hệ thống tổng đài có thể được điều hành thông qua nhân viên lễ tân trực tại tầng 1 hoặc có thể trực tại các phòng ban khác nhau hay truy nhập trực tiếp vào các máy lẻ nội bộ. Các máy tại phòng trực tầng và phòng kỹ thuật thang máy được kết nối với tổng đài và chỉ được phép gọi nội bộ, việc kết nối này đem lại hiệu quả cho công tác điều hành Toà nhà của phòng quản lý. Mỗi máy lẻ trong hệ thống được đánh một số riêng. * Hệ thống truyền hình cáp: - Hệ thống truyền hình cáp được đầu tư đồng bộ, lắp đặt hoàn chỉnh đến từng phòng. * Hệ thống chống sét trực tiếp: Phương thức bảo vệ trọng điểm: bố trí các kim thu tại những vị trí nhô cao của mái công trình, sau đó nối với bộ phận thu sét của công trình. Dây xuống có kích thước D12 được bố trí trên các chân đỡ không dẫn điện và cách mái tối thiểu 150mm và đi bám theo tường hoặc cột của công trình. Dây xuống nối bộ phận thu sét với bộ phận nối đất làm bằng thép tròn có đường kính D12 được bố trí theo đường ngắn nhất và không tạo nên góc nhọn hoặc uốn cong, trường hợp đặc biệt phải uốn cong thì khoảng cách gần nhất tại chỗ uốn cong không được nhỏ hơn 1:10 chiều dài đoạn dây uốn cong đó. Đặt dây dẫn và dây nối dọc theo đường phải có các cọc đỡ, khoảng cách giữa các cọc đỡ không được lớn hơn 1.5m và khoảng cách từ dây xuống đến mặt tường không nhỏ hơn 50mm. Trên dây xuống có bố trí kẹp tiếp địa, cách mặt đất từ 1-1.5m dễ dàng tháo rời để tiện kiểm tra trị số điện trở của bộ phận nối đất. Bộ phận nối đất chống sét bao gồm các thanh thép góc có kích thước 63x63x6mm – l=2500mm được nối với nhau bằng thanh thép dẹt có kích thước 40x4mm. Các cọc được đóng sâu dưới mặt đất 0.7m, thép dẹt được hàn chặt với cọc ở độ sâu 0.8m. Khoảng cách giữa các cọc là 2.0m . * Hệ thống tiếp địa chống tĩnh điện: Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, các thiết bị điện (như vỏ các thiết bị điện, máy móc, tủ điện, ..các ổ cắm 3 cực và hệ thống điện liên quan). Hệ thống tiếp địa bảo vệ thiết bị điện được bố trí riêng rẽ với hệ thống tiếp địa chông sét. Bộ phận nối đất chống tĩnh điện cũng bao gồm các thanh thép góc có kích thước 63x63x6mm – l=2500mm được nối với nhau bằng thanh thép dẹt có kích thước 40x4mm. Các cọc được đóng sâu dưới mặt đất 0.7m, thép dẹt được hàn chặt với cọc ở độ sâu 0.8m. Khoảng cách giữa các cọc là 2.0m . 3. Phương án cấp, thoát nước. * Cơ sở thiết kế: Phương án thiết kế phần cấp thoát nước được lập trên cơ sở các tài liệu: - Mặt bằng khu đất nơi xây dựng Đặc điểm điều kiện cấp nước khu vực xung quanh. - Hồ sơ thiết kế cơ sở phần kiến trúc do Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Vương Long - Chi nhánh Hà Nội lập. - Tiêu chuẩn cấp nước bên trong nhà TCVN 4513- 1988. - Tiêu chuẩn thoát nước TCVN 4474-1987. - Các tiêu chuẩn thiết kế khác có liên quan. A. Phần cấp nước. a. Giải pháp cấp nước: Do yêu cầu Khách sạn đạt chất lượng 3 sao, nước giếng khoan trong khu vực khách sạn không đạt yêu cầu cả về chất lượng cũng như lưu lượng. Mặt khác, trên đường Xương Giang có đường ống cấp nước của thị xã Bắc Giang đi qua. Chọn giải pháp cấp nước khả thi là lấy nguồn nước từ đường ống cấp nước sạch của thị xã --> bể ngầm dự trữ --> bơm lên bể mái. Giải pháp này cấp nước cho sinh hoạt và cả chữa cháy. Số liệu: - Căn cứ mặt bằng xây dựng, khách sạn gồm có 90 phòng nghỉ, một phòng có 2 người vậy lượng khách nghỉ ở khách sạn là 180 người. Nhân viên quản lý và phục vụ khách sạn 45 người, lượng khách vào ra khách sạn trong một ngày là 50 người. Vậy tổng số người là 275 người theo tiêu chuẩn cấp nước cho khách sạn 200l/người/ngày. b. Tính toán lượng nước cần cung cấp. + Nước sinh hoạt : QSH = N * q = 275người * 0,2m3/người = 55m3 Thiết kế bể dung tích nước 100m3, gồm nước phục vụ cho sinh hoạt trong ngày và nước dự trữ. c. Bể nước trên mái. Bể nước trên mái phải cấp đủ nước 55m3/ngày. Nước sinh hoạt dự tính mỗi ngày bơm 4 lần, mỗi lần bơm 1 giờ WSH = 55/4= 14m3. Tổng dung tích két nước cần thiết W = 14m3. Vậy trên mái bố trí 2 bể nước mỗi bể 10m3 . d. Máy bơm nước sinh hoạt. Bơm nước đảm bảo cung cấp đủ lượng nước sinh hoạt từ bể ngầm lên bể mái. Bơm làm việc theo chế độ van phao đóng ngắt tự động. Với lưu lượng cần bơm 14m3/giờ = 3.89 lit/s chọn bơm: Qbơm = 4.0 lit/s Hbơm >=55 m Chọn bơm sinh hoạt kết hợp bơm chữa cháy. Gồm có 1 bơm làm việc và 1 bơm dự phòng. Bơm làm việc chạy điện, bơm dự phòng chạy dầu DIEZEN đề phòng sự cố mất điện. e. Đường ống cấp nước vào bể. e1.Nước sinh hoạt: Với lượng nước cần cung cấp 55m3/ngày = 0.637 (lit/sec) Chọn ống thép tráng kẽm với đường kính f50. e2. Giải pháp cấp nước nóng: Chọn phương án cấp nước nóng là phương án cấp nước cục bộ. Mỗi phòng WC bố trí 1 bình nóng lạnh, cung cấp nước nóng cho các thiết bị dùng nước tại phòng đó. e3. Đường ống cấp nước sinh hoạt từ bể xuống: Ống cấp nước từ trên xuống thiết kế: gồm 11 ống đứng cấp xuống các khu vệ sinh. Các ống cấp nước dùng ống thép tráng kẽm. Trên đường ống đứng cấp nước cứ cách 3 tầng bố trí 1 van giảm áp. Đường ống dẫn nước tới mỗi phòng WC lắp van khoá để có thể đóng ngắt dễ dàng khi có sự cố, sửa chữa v..v. * Công thức tính toán: - Lưu lượng nước cần vận chuyển trong một ống: q= lit/sec. Trong đó : . là hệ số áp dụng cho từng loại nhà. Đối với nhà làm việc =2.5. N. là tổng đương lượng của các thiết bị trong đoạn ống tính toán. * Đương lượng của các thiết bị dùng nước: - Tầng 1 đến tầng 9 bố trí thiết bị giống nhau. Mỗi tầng: - Chậu xí : Nxí = 17*0.5 = 8.5 - Lavabô : Nla = 17*0.33 = 8.415 - Tắm : Ntắm = 16*1 = 16 - Tổng cộng: N = 32.915 B. Phần thoát nước sinh hoạt. Trong khu wc, thiết kế 2 loại đường ống đứng. Tx : ống thoát nước phân, tiểu. Tr : ống thoát nước Lavabô, bồn tắm kết hợp thoát nước rửa sàn. Nước phân tiểu chảy về bể xí tự hoại để xử lý. Nước thoát từ Lavabô, bồn tắm và rửa sàn xuống dưới sàn tầng 1 và thoát ra ngoài. a. Tính toán lưu lượng thoát nước - chọn đường kính ống. Qthoát bẩn = qdc + qdc : lưu lượng đơn vị của dụng cụ vệ sinh lớn nhất thuộc tuyến ống vận chuyển. : là hệ số tính theo loại nhà – đối với khách sạn =2.5 N : là đương lượng dụng cụ vệ sinh. *Đối với ống Tx1 : thoát nước ;qdc(xí) = 1.5lit/sec. Qthoát bẩn = 1.5+2.5 *0.2 Đối với ống Tx1 : thoát xí – tính toán 9 tầng. Xí : N1 =16*0.5 = 8 Qthoát bẩn = 1.5+2.5*0.2 = 2.9lit/sec. Dựng ống nhựa PVC để dẫn nước thải – căn cứ vào lưu lượng chọn kích thước ống như sau. - Ống đứng thoát xí là : D = 110 - Các ống ngang thoát xí : D = 110. -Các ống ngang thoát tiểu : D = 76. Còn lại các ống Tx2,3,4 cũng tương tự. *Đối với ống Tr1: Thoát Lavabô, tắm và thoát nước rửa sàn. qdc = 0.3lit/sec N = (16*0.33)+(16*1) = 21,28 Qthoát Lavabô = 0.3+2.5*0.2 = 2.6/sec. Dùng ống PVC: - Ống đứng thoát nước rửa: D = 90 - Các ống ngang thoát ra ống đứng là từ D42-D76. b. Tính toán bể tự hoại. Nước bẩn trước khi thoát ra người hệ thống thoát nước chung phải xử lý sơ bộ bằng bể xí tự hoại theo thứ tự ngăn chứa- ngăn lắng - ngăn lọc sau mới thải ra ngoài để đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. - Dung tích bể xí tự hoại : W = W1 + W2. W : là dung tích của bể xí tự hoại (m3) W1 : là dung tích phần nước (m3) W1 = q*n*k*t(m3) Trong đó: q. là tiêu chuẩn ống nước xí tiểu của một người lấy 70% của lượng nước cấp vào. q=0.2*0.7=0,14m3/ngày n : số người làm việc : 275 (người) K: là hệ số kể đến người sử dụng..Đối với khách sạn K = 0.7 t : là thời gian nước lưu lại trong bể : t = 1ngày. W2 = 0.0529*n*K(m3). Trong đó 0.0529 là lượng bùn cặn của một người chứa trong bể giữa 2 lần hút (tính 6 tháng). Vậy: W = (0.14*275*0.7*1) + (0.0529*275*0.7) = 37.13m3 Thiết kế bể có dung khối hữu ích 40m3. Xây dựng 4 bể tự hoại 3 ngăn, mỗi bể có dung tích 12m3. Nước được xử lý thông qua bể xí tự hoại 3 ngăn sau đó thoát nước ra mương thoát chung. C. Thoát nước mưa. -Nước mưa trên mái được thu dẫn vào phễu thu xuống các ống đứng thoát nước mưa có đường kính D = 90 dẫn xuống dưới sàn tầng 1 sau đó thoát ra ngoài nhà. Dùng ống nhựa PVC thoát nước mưa. III. Phương án phòng cháy chữa cháy. * Các tiêu chuẩn thiết kế được áp dụng: - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5740-1990 Thiết bị chữa cháy, vòi chữa cháy, sợi tổng hợp tráng cao su. - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513-1988 Cấp nước bên trong và tiêu chuẩn thiết kế. - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622-1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình yêu cầu thiết kế. - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738-1993 Hệ thống báo cháy tự động yêu cầu thiết kế. * Giải pháp thiết kế hệ thống PCCC: - Hệ thống báo cháy tự động. - Hệ thống chữa cháy vách tường cho cả toà nhà. - Hệ thống chữa cháy bằng bình chữa cháy. - Hệ thống đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn sự cố. 1. Hệ thống báo cháy tự động. + Yêu cầu của hệ thống báo cháy tự động. Phát hiện cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra. Chuyển tín hiệu phát hiện cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người sung quanh có thể thực hiện ngay các biện pháp chữa cháy thích hợp. Hệ thống báo cháy tự động có khả năng chống nhiễu tốt. Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố của hệ thống. Không bị ảnh hưởng của các hệ thống khác được lắp đặt chung hoặc riêng rẽ. Hệ thống không tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện ra cháy. + Hệ thống báo cháy tự động bao gồm các bộ phận sau: Trung tâm báo cháy. Đầu báo cháy tự động. Hộp nút báo cháy. Chuông báo cháy, các bộ phận liên kết và nguồn điện. - Đầu báo cháy tự động: Các đầu báo cháy khói được bố trí tại hành lang, các phòng làm việc của tất cả các tầng, đầu báo khói sẽ phát hiện chính xác sự xảy ra cháy ngay cả khi nó chỉ là sự cháy âm ỉ. Sản phẩm ban đầu của sự cháy là khói, chỉ khi vụ cháy xảy ra lớn mới phát sinh nhiệt độ cao. Do vậy việc sử dụng đầu báo cháy khói sẽ phát hiện sớm nhất vụ cháy xảy ra. Đầu báo khói được lắp đặt sát trần nhà. Thông số kỹ thuật + Thời gian tác động khi mật độ khói của môi trường từ 15 đến 20% trong không khí. + Tốc độ gió cho phép tại chỗ đặt đầu báo không quá 5m/giây. + Điện áp làm việc: DC 15V-30V. + Nhiệt độ làm việc: -10ĢC đến +550ĢC. + Độ ẩm không khí không lớn hơn 98%. + Diện tích bảo vệ tốt nhất không quá 45m2. - Đầu báo nhiệt được lắp đặt sen kẽ với các đầu báo khói. Các đầu báo cháy nhiệt tự động được lắp đặt trên trần nhà. Đầu báo nhiệt sẽ phát hiện chính xác sự xảy cháy ngay, khi nhiệt độ tăng chúng sẽ nhận tín hiệu và truyền về tủ trung tâm báo cháy, đầu báo nhiệt được lắp sát trần cách tường 2,5m và khoảng cách giữa các đầu báo < 5m. Thông số kỹ thuật : + Điện áp làm việc: DC 12V-30V + Tốc độ gió cho phép tại chỗ đặt đầu báo không quá 5m/s. + Độ ẩm không khí không lớn hơn 98%. + Nhiệt độ làm việc: -10ĢC đến +55ĢC. + Diện tích bảo vệ tốt nhất từ 18 đến 20 m2. 2. Hộp nút ấn báo cháy khẩn cấp. Hộp nút ấn báo cháy khẩn cấp được lắp đặt trên các sảnh cầu thang, dọc hành lang, nối thoát nạn, ở những vị trí thuận tiện để khi mới bắt đầu xảy ra cháy mà các đầu báo cháy chưa đủ khả năng phát hiện (như nhiệt độ còn thấp,...) con người phát hiện được, có thể tác động phát báo tình trạng hoả hoạn. Hộp nút được đặt cách sàn từ 1,2m. Hộp nút ấn báo cháy có thể lắp đặt chung với kênh các đầu báo cháy hoặc riêng một kênh độc lập. Thông số kỹ thuật : + Cách lắp : chìm, nổi + Điện áp và dòng điện làm việc : 24VDC-30mA. + Khoảng nhiệt độ làm việc : 10ĢC á 50ĢC. + Khối lượng : 160gam 3. Chuông báo cháy. Được lắp cùng với nút ấn, đèn vị trí tạo thành một tổ hợp báo cháy. Chuông báo cháy được đặt ở các vị trí mà sự cộng hưởng âm học là cao nhất và gần nơi các nhân viên làm việc hoặc sinh hoạt, đảm bảo khi phát ra âm thanh báo động mà mọi người trong cơ quan có thể nghe thấy rõ nhất. Thông số kỹ thuật: + Điện áp và dòng điện làm việc : 24 VDC/ 8mA + Nhiệt độ làm việc : -20ĢC đến 60ĢC + Khối lượng : 450 gam 4. Tủ trung tâm báo cháy. Hai Trung tâm điều khiển được đặt ở phòng thường trực tại tầng 1 ở hai bên khách sạn. Khi xuất hiện cháy, các đầu báo phát hiện ra sản phẩm cháy là khói và nhiệt, tín hiệu cháy được trung tâm điều khiển thẩm định. Nếu kết thúc quá trình thẩm định mà trung tâm vẫn nhận được tín hiệu thì hệ thống sẽ chuyển từ trạng thái giám sát sang trạng thái báo động. Trung tâm hiển thị khu vực xảy ra cháy, tín hiệu âm thanh khi báo cháy và báo sự cố là khác nhau. Hệ thống còn có chức năng tự động kiểm tra các tín hiệu nhiễu, loại trừ các báo động nhầm không mong muốn xảy ra, báo động các lỗi của hệ thống như mất nguồn điện chính, mất nguồn điện dự phòng, đứt dây tín hiệu. Ngoài ra hệ thống còn có thể gửi các tín hiệu điều khiển khác theo yêu cầu như tín hiệu điều khiển hệ thống chữa cháy tự động, hệ thống chỉ dẫn lối thoát nạn. Nguyên lý làm việc của hệ thống báo cháy tự động: Dùng hệ thống các đầu báo khói, nhiệt hoặc hộp báo cháy khẩn cấp để phát hiện sớm, chính xác các vụ cháy chuyển thành các tín hiệu điện đưa về tủ trung tâm, thông báo ra loa, chuông, đèn tình trạng có cháy và địa chỉ nơi xảy cháy, báo động cho mọi người biết để có biện pháp xử lý khi cần thiết. 5. Bộ phận liên kết, nguồn điện và tiếp đất bảo vệ. - Dây dẫn tín hiệu báo cháy: là loại dây lõi đồng có đường kính từ 0.75mm trở lên, có khả năng chống cháy và chống nhiễu tốt, có dây dự phòng. Toàn bộ dây dẫn được luồn trong ống nhựa cứng và chôn ngầm trong tường, trần nhà. - Nguồn điện và tiếp đất bảo vệ: Hệ thống báo cháy sử dụng mạng điện thông dụng 220V/50-60Hz. Ngoài ra còn có nguồn ắc quy dự phòng 24VDC để duy trì hoạt động của toàn bộ hệ thống báo cháy tự động trong thời gian 24 giờ khi điện lưới bị sự cố hoặc trong trường hợp bị ngắt hệ thống điện bị vô hiệu hoá, hệ thống báo cháy bị ngắt. Trung tâm báo cháy được đấu nối với thiết bị tiếp đất phù hợp với yêu cầu của khu vực đặt thiết bị. 6. Hệ thống cấp nước chữa cháy vách tường. * Yêu cầu kỹ thuật hệ thống cấp nước chữa cháy vách tường. Cung cấp nước chữa cháy đủ lưu lượng và áp lực cần thiết. Đường kính cuộn vòi và khớp nối phải hợp nhất trong công trình. Số lượng nước phun đến mỗi điểm phải đảm bảo theo qui định. Vận hành, sử dụng đơn giản, thuận tiện và đặc biệt là tin cậy với việc sử dụng nhanh chóng, dễ thích nghi. * Giải pháp thiết kế hệ thống: - Họng nước chữa cháy: Do đặc điểm của công trình và qui định của tiêu chuẩn Việt nam TCVN 2622-1995. Mỗi tầng được lắp đặt 3 họng nước chữa cháy đặt tại các vị trí gần cầu thang và hành lang kỹ thuật thuận tiện thao tác sử dụng khi xẩy ra cháy. Lưu lượng nước chữa cháy tính cho mỗi họng Q=2,5l/s. áp lực chữa cháy đảm bảo tia nước đặc 6m tính từ miệng lăng. - Đường ống cấp nước chữa cháy: Toàn bộ ống nước chữa cháy được sử dụng ống thép mạ kẽm chịu áp lực. Đoạn đường ống nối từ bể hút nước tới máy bơm nước được sử dụng loại ống có đường kính D100, để đảm bảo được lưu lượng nước chữa cháy khi xảy ra cháy. Từ máy bơm, nước được đưa vào mạng của đường cấp nước chữa cháy bên trong nhà bằng đường ống D100. Phần ống đứng của toà nhà được chia làm 2 trục dùng đường kính ống D80 và được đặt song song với cột bê tông của khung chịu lực hoặc đi phía bên trong hộp kỹ thuật, hoặc đi bên ngoài tường đưa họng vòi qua tường vào trong nhà đảm bảo đúng chỉ tiêu kỹ thuật và chất lượng của công trình, hệ thống ống sẽ không bị biến dạng do các biến động cơ học của toà nhà. Các họng nước chữa cháy được lắp đặt tại chiếu nghỉ cầu thang cách sàn 1,25m. Mỗi họng nước chữa cháy bao gồm van khoá D50mm. Lăng phun có đường kính đầu phun D13 mm và một cuộn vòi chữa cháy D51mm dài 20m. Khi lắp đặt xong thử với áp suất 14kg/ cm2. - Hộp bảo quản lăng vòi: Hộp bảo quản lăng vòi được lắp đặt không làm ảnh hưởng tới mỹ quan và việc sử dụng của công trình. Kích thước của hộp vòi 600 x 500 x 180mm, mầu sơn: đỏ, cánh tủ bằng kính trắng có ghi: Tủ đựng phương tiện PCCC. - Hệ thống điều khiển tự động: Có chức năng bật tắt máy bơm theo áp lực thay đổi trên đường ống gồm có: Một tủ điều khiển bơm bù, Một tủ điều khiển bơm điện có cáp tín hiệu nối với phòng điều khiển chống cháy. Bơm sinh hoạt kết hợp bơm chữa cháy. Gồm có 1 bơm làm việc và 1 bơm dự phòng. Bơm làm việc chạy điện, bơm dự phòng chạy dầu DIEZEN đề phòng sự cố mất điện. Các đồng hồ đo áp suất, các công tắc áp suất. Các bơm cho hệ thống sẽ phải hoàn toàn tự động khi vận hành và ngay khi chúng khởi động, một tín hiệu sẽ được truyền đến bộ phận kiểm soát trong phòng trực kỹ thuật (An ninh - PCCC). Việc khởi động và tắt máy tự động thông qua các công tắc áp suất. Khi áp suất nước trong hệ thống tụt xuống dưới mức cài đặt trước (Thường chọn 90% giá trị áp suất làm việc), thì công tắc áp suất sẽ điều khiển khởi động bơm bù áp suất (Jockey pump). Cho đến khi áp suất trong ống đạt được giá trị làm việc. Khi áp suất trong đường ống đạt được giá trị áp suất làm việc công tắc áp suất tác động và điều khiển dùng bơm. Một Rơle khống chế thời gian chạy được gắn vào hệ thống điều khiển để bơm bù không bị khởi động liên tục. Trong trường hợp chữa cháy do lưu lượng chữa cháy lớn hơn lưu lượng bơm bù nên áp suất tiếp tục giảm cho tới khi công tắc áp suất thứ 2 tác động (Thường chọn áp suất của hệ thống tụt xuống còn 80% so với mức áp suất làm việc) điều khiển khởi động máy bơm chính, áp suất trong hệ thống nhanh chóng tăng lên và máy bơm bù áp suất sẽ dùng. Máy bơm chính tiếp tục hoạt động cho đến khi chữa cháy xong. Trong trường hợp áp suất tiếp tục giảm (Do máy bơm chính không hoạt động hoặc lưu lượng nước chữa cháy quá lớn), công tắc thứ 3 tác động và sẽ khởi động máy bơm dự phòng. Để dùng có thể tắt bằng tay từ tủ điều khiển ở trạm bơm hoặc ngắt hệ thống tự động bằng các công tắc áp suất khống chế áp suất cực đại. Để ổn định áp suất trong hệ thống có sử dụng bình ổn áp. - Họng cấp nước từ xe chữa cháy: Phía bên ngoài công trình được lắp 1 họng hút nước dùng cho xe chữa cháy từ bể nước chữa cháy và 1 họng chờ tiếp nước từ xe chữa cháy D65 tại công trình. Trong trường hợp máy bơm của hệ thống chữa cháy không hoạt động được, xe chữa cháy của lực lượng chuyên nghiệp chỉ cần đỗ bên cạnh toà nhà, hút nước từ bể và bơm vào hệ thống để sử dụng các họng nước vách tường để chữa cháy cũng như cấp nước cho hệ thống chữa cháy tự động. 7. Hệ thống chữa cháy bằng bình chữa cháy. Ngoài hệ thống báo cháy tự động và chữa cháy bằng nước áp lực, Toà nhà cần được lắp đặt các bình chữa cháy sách tay bằng bột ABC, khí CO2, các bình chữa cháy bố trí phân tán tại các lối thoát nạn và những nơi cần thiết, đảm bảo đủ điều kiện để dập tắt các đám cháy ở giai đoạn đầu mới phát sinh, thích hợp với tất cả các nhóm cháy của toà nhà. 8. Hệ thống đèn chỉ dẫn thoát nạn và đèn sự cố. Hệ thống đèn chỉ dẫn thoát nạn và đèn sự cố là bộ phận của hệ thống PCCC, phải đảm bảo chỉ dẫn cho mọi người trong toà nhà thoát ra ngoài an toàn,nhanh nhất trong trường hợp có cháy ngay cả trong trường hợp mất điện. Đèn EXIT và đèn sự cố sử dụng điện 220V đầu vào bằng nguồn điện ưu tiên, có ắc qui dự phòng bảo đảm khi mất điện lưới tự động chuyển trạng thái xoay chiều sang chế độ ắc qui. Đèn EXIT loại một mặt lắp ở cửa ra vào, loại hai mặt có mũi tên chỉ hướng thoát, lắp tại hành lang, cầu thang lên xuống. Chương IV các giải pháp thực hiện I. Hiện trạng khu đất và phương án giải phóng mặt bằng Trên khu đất là khu nhà cấp IV đã cũ, việc phá dỡ, giải phóng mặt bằng không gặp nhiều khó khăn. Do công trình nằm trong nội thành nên khi phá dỡ, giải phóng mặt bằng cần lưu ý đến việc bảo vệ môi trường đô thị, đặc biệt cần thiết phải tiến hành vào ban đêm. Khi tiến hành phá dỡ công trình hiện có trên khu đất xây dựng cần thiết phải lập hàng rào che chắn chống bụi xung quanh công trình, đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận. Phế thải sau khi phá dỡ phải được vận chuyển ra khỏi công trình, do công trình nằm trong nội thành nên việc vận chuyển cần được tiến hành vào ban đên theo giờ quy định của thành phố. II. Giải pháp thiết kế kiến trúc * ý đồ về tạo hình kiến trúc: Trên cơ sở phân tích các yếu tố quy hoạch, tính chất và cơ cấu chức năng hoạt động cùng những dự báo về phát triển lâu dài, về bố cục không gian kiến trúc nhằm đặt hiệu quả cao về sử dụng và thẩm mỹ thông qua không gian mở, kích thước lớn để tạo sự cơ động, linh hoạt đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng như về tương lai phát triển sau này. Khai thác các đặc tính tương phản trong phân vị kiến trúc và vật liệu hoàn thiện kết hợp trong công trình. Hình khối kiến trúc đơn giản, cách xử lý thiên về mảng khối lớn, tạo nên sự đơn giản nhẹ nhàng, đồng thời sử dụng các loại vật liệu hiện đại để tạo dựng không gian mới, phù hợp với xu thế chung của các toà nhà hiện nay. * Giải pháp mặt đứng: Mặt đứng công trình được thiết kế theo các khối phân vị đứng và phân vị ngang, khối ban công của các tầng với đường nét đơn giản uốn cong phía trước mặt tiền kết hợp với lan can kính tạo hình thức kiến trúc hiện đại. Phần sảnh thang chính phía trước ốp đá tự nhiên cùng với mảng kính lớn tạo vẻ sang trọng lịch sự cũng như tạo sự tương phản mạnh nhằm nhấn mạnh không gian tiền sảnh. * Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông trục đứng có bố trí thang máy và thang bộ làm lõi cứng của công trình. Dự kiến đặt 3 thang máy và 2 thang bộ, các vật liệu sử dụng trong thang sử dụng vật liệu chống cháy. Hệ thống giao thông ngang của khối phòng ngủ là hệ thống hành lang giữa. ánh sáng được lấy vào các phòng thông qua hai đầu hồi và hệ thống cửa sổ trong các phòng. * Giải pháp bố trí mặt bằng các tầng: + Tầng hầm: Tầng hầm được dự kiến để bố trí nơi để xe và các hạng mục kỹ thuật phục vụ cho toàn nhà. Lối vào tầng hầm được thiết kế hợp lý đảm bảo xe ra, vào được thuận tiện. Cốt tầng hầm so với cốt hè bên ngoài công trình âm 2,1m, không gian bên dưới tầng hầm đảm bảo thông thuỷ là 3,0 m. + Tầng 1: Bao gồm: Khu sảnh chính, lễ tân rộng, hiện đại tiếp nhận và xử lý thông tin. Khu vực thang máy tiếp nhận và vận chuyển hàng lên các tầng. Không gian kinh doanh có thể thay đổi một cách linh hoạt. + Tầng 2: Gồm không gian nhà hàng, quầy bar, không gian giải lao cho thực khách. Ngoài ra còn có một hội trường lớn với sức chứa 600 chỗ ngồi dùng để hội nghị, tổ chức các dịch vụ cưới hỏi… + Tầng 3, 4, 5, 6, 7: Mỗi tầng gồm 6 phòng VIP và 12 phòng nghỉ hạng 1 và hạng 2. Mỗi phòng đều có đầy đủ tiện nghi, vệ sinh khép kín. + Tầng 8: Là không gian linh hoạt dành cho thực khách uống cà phê, ăn nhanh và tận hưởng vẻ đẹp của thành phố từ trên cao. * Vật liệu hoàn thiện: Mặt đứng công trình phải có mầu sắc hài hoà với cảnh quan và kiến trúc tổng thể, phù hợp với công năng sử dụng. Vì vậy vật liệu sử dụng được cân nhắc về hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng. Vật liệu sử dụng cho công trình chủ yếu sử dụng vật liệu cao cấp trong nước sản xuất như: đá Granite tự nhiên, trần thạch cao, cửa kính, gỗ, vách kính khổ lớn, kính an toàn cho nhà cao tầng, gạch lát sàn… III. Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động Để tổ chức quản lý khai thác công trình có thể dự kiến phương án và sơ đồ tổ chức như sau: IV. kế hoạch thực hiện dự án Dự án được thực hiện trong trong 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: 2 năm. Giai đoạn 2: 1 năm (bắt đầu từ năm thứ 6 tính từ năm thứ nhất của quá trình đầu tư). Kế hoạch thực hiện dự án được dự kiến như sau: + Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: - Khảo sát địa chất công trình: tháng 04/2007. - Thoả thuận cấp điện, nước, môi trường…: tháng 5/2007. - Lập dự án đầu tư + thiết kế cơ sở: tháng 6/2007. - Thẩm định thiết kế cơ sở + dự án đầu tư: tháng 7/2007. - Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: tháng 8/2007. + Giai đoạn thực hiện đầu tư: - Thiết kế bản vẽ thi công, lập tổng dự toán: 9/2007. - Thẩm định thiết kế thi công, tổng dự toán: 10/2007. - Phê duyệt bản vẽ thi công, tổng dự toán: 10/2007. - Xin cấp giấy phép xây dựng: 11/2007. - Lập hồ sơ mời thầu và xét thầu: 12/2007. - Khởi công công trình: dự kiến tháng 01/2008. V. hình thức quản lý dự án Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện Dự án. VI. đánh giá tác động môi trường 1. Mục tiêu. - Xác định rõ tác động tích cực và tiêu cực của dự án đến môi trường. - Lập kế hoạch đưa ra các giải pháp làm giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án xây dựng đến môi trường khu vực. - Cung cấp các thông tin khoa học làm cơ sở cho các cơ quan quản lý môi trường trong việc giám sát và quản lý môi trường của Khách sạn Hà Nội Prince Hotel khi đi vào hoạt động. 2. Các căn cứ pháp lý để đánh giá. - Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; - Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Văn bản số 2249/BXD-KHCN của Bộ Xây dựng ban hành ngày 26/12/1998 về việc hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ môi trường trong ngành xây dựng. - Qui định quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo quyết định số 2575/1999/QĐ - BYT ngày 27/8/1999 của Bộ Y tế. - Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện luật bảo vệ môi trường - Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các đồ án quy hoạch xây dựng số 10/2000/TT-BXD ngày 08/08/2000 của Bộ xây dựng 3. Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam được sử dụng để so sánh, đánh giá chất lượng môi trường: + TCVN 5938-1995 - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh. + TCVN 5939-1995 - Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp. + TCVN 5949 -1998 - Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn trong khu vực công cộng và dân cư. + TCVN 7381 - 2004 - Lò đốt chất thải rắn y tế - Phương pháp đánh giá thẩm định. + Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo Quyết định số 1329/2002/ BYT-QĐ ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 4. Đánh giá tác động của của dự án đến môi trường 4.1. Trong giai đoạn xây dựng dự án Trong quá trình tiến hành xây dựng dự án, có thể có các tác động sau: Tác động tới môi trường: - Bụi sinh ra trong quá trình san lấp mặt bằng và vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ công tác xây dựng - Tiếng ồn rung do các phương tiện vận tải và thi công cơ giới gây ra trong quá trình thi công - Phế thải xây dựng (gạch vỡ, bao bì xi măng...) - Rác thải của công nhân xây dựng Tác động tới công nhân thi công xây dựng: - Điều kiện thời tiết, cường độ lao động có thể gây mệt mỏi ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân - Các nguồn có khả năng cháy nổ như xăng dầu, vật liệu.. có thể gây ra hỏa hoạn - Hệ thống điện tạm thời cung cấp cho các máy móc thi công có thể xỷ ra sự cố 4.2. Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động Tác động tới môi trường nước, khí: - Nước thải từ các khu dịch vụ khi thải vào môi trường - Khí thải từ các nguồn rác của khách sạn Tác động khác: - Tác động về kinh tế xã hội: mang tính tích cực, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế - Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương - Góp phần vào việc phục vụ tốt du khách của Thành phố5.Giải pháp sử lý các tác động môi trường. 5.1. Trong giai đoạn xây dựng. Để khắc phục các tác động tới môi trường trong quá trình thi công, doanh nghiệp có các biện pháp sau: - áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi công - Tuân thủ các qui định về an toàn lao động khi lập kế hoạch tổ chức thi công, bố trí máy móc hợp lý, có biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, hệ thống phòng chống cháy nổ, chống sét, bố trí kho bãi, lán trại phục vụ cho công tác thi công - Tổ chức học tập kiểm tra nội quy an toàn lao động, trang bị cho công nhân đầy đủ bảo hộ lao động - Phân luồng phương tiện vận tải trên mặt bằng thi công - Bố trí người, phương tiện thu gom rác, tưới nước chống bụi - Đơn vị có kế hoạch thi công hợp lý hạn chế tiếng ồn vào giờ cao điểm - Đơn vị thi công phải ký hợp đồng với đơn vị quản lý môi trường để có biện pháp di chuyển phế thải xây dựng 5.2. Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động. - Nước thải sinh hoạt được thu gom tập trung và sử lý sinh học đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ y tế trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung - Bố trí mạng lưới phòng chống cháy nổ hợp lý ngay từ giai đoạn thiết kế xây dựng - Tổ chức giao thông nội bộ và bố cục không gian kiến trúc đảm bảo các khoảng cách an toàn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc chữa cháy khi có sự cố xảy ra - Lắp đặt hệ thống chống sét cho mỗi vị trí thích hợp - Các hệ thống thu lôi, thu tĩnh điện theo công nghệ mới nhằm đạt độ an toàn cao Các yếu tố khác: - Người lao động được ký HĐLĐ với doanh nghiệp có quyền lợi được hưởng đầy đủ các chế độ BHXH, BHYT.. do nhà nước ban hành, được khen thưởng hợp lý và có chế độ đào tạo nâng cao trình độ - Doanh nghiệp thực hiện đúng luật lao động với người lao động, trang bị đầy đủ dụng cụ lao động và bảo hộ lao động cho người lao động - Doanh nghiệp xây dựng theo đúng thiết kế được phê duyệt nhằm giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường 6. Phương pháp áp dụng trong quá trình đầu tư mới. - Danh mục các phương pháp sử dụng trong báo cáo mới: + Phương pháp thống kê: Thu thập các số liệu khí tượng, thuỷ văn, số liệu kinh tế - xã hội của khu vực thực hiện dự án. + Phương pháp phân tích kiểm tra: Lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm theo các phương pháp phân tích và thiết bị đo kiểm được quy định trong các Tiêu chuẩn và các Quy định của Việt Nam về phân tích môi trường + Phương pháp danh mục điều kiện môi trường: Liệt kê các nhân tố môi trường liên quan đến hoạt động của dự án. + Phương pháp ma trận môi trường: phối hợp, liệt kê các hoạt động của dự án và liệt kê các nhân tố môi trường có thể bị tác động bởi các hoạt động trên. + Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm trên cơ sở sở sánh với các Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. 7. Nội dung công việc đánh giá tác động môi trường. - Khảo sát thu thập tài liệu, số liệu về tình hình kinh tế-xã hội khu vực dự án - Điều tra, thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên - Khảo sát, đo đạc các thông số môi trường khu vực dự án + Đo đạc hiện trạng môi trường khí + Hiện trạng môi trường nước mặt, nước ngầm, nước thải. - Đánh giá các tác động môi trường + Nguồn gây tác động + Đối tượng, qui mô của dự án + Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án và giai đoạn dự án đi vào hoạt động - Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường - Cam kết thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường - Các công trình xử lý môi trường, chương trình quản lý và giám sát môi trường Chương V tài chính của dự án I. tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư: 85.657.224.000 đồng. Trong đó: Vốn đầu tư của dự án 1 Chi phí xây lắp 63.272.600.000 đồng 2 Chi phí thiết bị 15.818.150.000 đồng 3 Chi phí khác 6.556.473.934 đồng Tổng cộng 85.657.224.000 đồng II. Xác định nguồn vốn đầu tư Công trình Khách sạn Hà Nội Prince Hotel được xây dựng bằng nguồn vốn tự có, vốn vay và các nguồn vốn khác. III. Khái toán 1. Căn cứ xác định khái toán vốn đầu tư: - Khối lượng chủ yếu các công tác xây lắp cơ bản xác định theo hồ sơ thiết kế cơ sở Công trình: Khách sạn Hà Nội Prince Hotel do Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Vương Long – Chi nhánh Hà Nội lập. - Đơn giá số 77/2006/QĐ - UBND ngày 01/12/2006 của UBND tỉnh Bắc Giang. Phần xây dựng. - Đơn giá số 78/2006/QĐ - UBND ngày 01/12/2006 của UBND tỉnh Bắc Giang. Phần khảo sát. - Đơn giá số 79/2006/QĐ - UBND ngày 01/12/2006 của UBND tỉnh Bắc Giang. Phần lắp đặt. - Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/04/2005 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. - Quyết định số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc ban hành định mức chi phí lập dự án và thiết kế công trình xây dựng. - Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc ban hành định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 2. Giá trị khái toán vốn đầu tư: 85.657.224.000 đồng. IV. PHÂN TíCH CáC hiệu quả TàI CHíNH của dự án 1. Vốn và nguồn vốn: 1.1. Thành phần vốn đầu tư: Vốn đầu tư của dự án 1 Chi phí xây lắp 63.272.600.000 đồng 2 Chi phí thiết bị 15.818.150.000 đồng 3 Chi phí khác 6.556.473.934 đồng Tổng cộng 85.657.224.000 đồng 1.2. Tiến độ chi phí vốn: Căn cứ vào tiến độ thi công công trình. 1.3. Nguồn vốn: Công trình được xây dựng bằng nguồn vốn tự có, vốn vay và các nguồn vốn khác. - Vốn tự có 20.000.000.000 đ (Hai mươi tỷ đồng) chiếm 23,5% tổng mức đầu tư, dùng để chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng xây dựng, mua sắm thiết bị… và còn dùng làm quỹ dự phòng. - Dự kiến huy động 76,5% vốn đầu tư từ các nguồn: + Từ các cổ đông đóng góp: 26,5% + Từ các nguồn vốn vay và các nguồn vốn khác: 50%. 2. Phân tích hiệu quả đầu tư trên phương diện tài chính: 2.1. Doanh thu và chi phí: 2.1.1. Phương án khai thác dự án: Các mặt hoạt động có thể đem lại doanh thu cho dự án là: - Doanh thu từ dịch vụ thuê phòng. - Doanh thu từ dịch vụ Nhà hàng, Bar. - Doanh thu từ dịch vụ viễn thông. - Doanh thu từ dịch vụ giặt là và các dịch vụ khác. 2.1.2. Khả năng khai thác: Sau khi điều tra và nghiên cứu: - Tình hình cung ứng các dịch vụ cho thuê phòng và các dịch vụ khác của các đơn vị khác trên địa bàn và nhu cầu thị trường trong vài năm tới. - Các mức giá tham khảo cho thuê / phòng / ngày đêm trên thị trường thành phố Bắc Giang. - Các mặt hoạt động có sinh lời của Dự án như đã nêu trên. - Đặc điểm riêng và qui mô hiện đại của công trình. Cho thấy: - Công trình có khả năng thu hút khách hàng thường xuyên, mức giá cho thuê có thể đạt cao hơn các mức giá hiện nay đang được áp dụng, tuy nhiên để lường trước các rủi ro, trong dự án tính toán khả năng lắp kín mặt bằng thường xuyên đạt: Năm thứ 3, 4: đạt 55%, 65%, 75% tùy thuộc vào loại phòng là phòng đặc biệt, phòng hạng 1 hay phòng hạng 2. Năm thứ 5: đạt 65%, 75%, 85% tùy thuộc vào loại phòng. Năm thứ 6 trở đi: đạt 70%, 80%, 90% tùy thuộc loại phòng. 2.1.3. Giá cho thuê: - Đơn giá thuê phòng: 700.000, 350.000, 320.000 đồng/phòng/ngày đêm tùy thuộc phòng là phòng đặc biệt, phòng loại 1 hay phòng loại 2. - Doanh thu từ dịch vụ Nhà hàng, Bar: Tính bằng 15% doanh thu phòng. - Doanh thu từ dịch vụ viễn thông: Tính bằng 2% doanh thu phòng. - Doanh thu từ dịch vụ giặt là: Tính bằng 1% doanh thu phòng. - Các dịch vụ khác: Tính bằng 5% doanh thu phòng. 2.1.4. Tính toán chi phí vận hành hàng năm: Các chi phí mà Công ty phải chi trả hàng năm bao gồm: - Chi phí phục vụ Nhà hàng, Bar: tính bằng 30% doanh thu từ dịch vụ Nhà hàng, Bar. - Chi phí phục vụ phòng: tính bằng 20% doanh thu từ dịch vụ thuê phòng. - Chi phí bảo hiểm công trình: tính bằng 2% doanh thu. - Chi phí quản cáo tiếp thị, dịch vụ khách hàng: tính bằng 2% doanh thu. - Chi phí bảo dưỡng sửa chữa nhỏ hàng năm: tính bằng 2% doanh thu. - Chi phí nước, điện + điện thoại điều hành công trình: tính bằng 5% doanh thu. - Chi phí lương và bảo hiểm cho bộ phận điều hành phục vụ vận hành công trình 5% doanh thu. - Chi phí khác: tính bằng 0,5% doanh thu. 2.2. Các chế độ tài chính: 2.2.1. Khấu hao và giá trị thanh lí công trình: - Để nhanh hoàn vốn, công trình được khấu hao như sau: + Giá trị xây dựng: khấu hao 30 năm. + Giá trị thiết bị: khấu hao 5 năm. 2.2.2. Các chế độ nghĩa vụ với Nhà nước: - Căn cứ theo luật thế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế thu nhập doanh nghiệp: 28% lợi nhuận chịu thuế. 2.3. Phân tích tài chính: 2.3.1. Thời hạn tính toán: 68 năm. 2.3.2. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính: - Thời hạn thu hồi vốn của dự án là 10 năm 7 tháng 29 ngày. - NPV = 12.029.053.900 > 0. Dự án đáng giá về hiệu quả kinh tế - xã hội. - IRR = 15,16%/năm > R = 13,2%/năm. (R là lãi suất vay vốn tối thiểu chấp nhận được). Dự án đáng giá về hiệu quả kinh tế - xã hội. V. hiệu quả xã hội của dự án Dự án xây dựng Khách sạn Hà Nội Prince Hotel sẽ góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế của Tỉnh. Dự án hoàn thành sẽ đóng góp cho thành phố một công trình có quy mô và hình dáng kiến trúc hài hoà trong tổng thể kiến trúc khu vực và phù hợp với xu thế phát triển của quá trình đô thị hoá tại thành phố Bắc Giang. Chương VI kết luận và kiến nghị Chủ trương đầu tư xây dựng Khách sạn Hà Nội Prince Hotel là hết sức cần thiết, thể hiện việc thực thi một chính sách, một hướng đi đúng đắn của Ban giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất và công nghiệp Việt Nam. Khi công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ đáp ứng được một phần diện tích phòng ngủ cho khách du lịch đang còn thiếu trên địa bàn Thành phố Bắc Giang. Kính mong các Sở, Ban, Ngành quan tâm để Dự án được thực hiện trong thời gian sớm nhất. Rất mong các ngành liên quan như, Sở Tài nguyên môi trường và Nhà đất, Sở xây dựng, Sở Tài chính vật giá, các cơ quan, các ban ngành chức năng của thành phố Bắc Giang nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi thực hiện dự án theo đúng tiến độ đề ra./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11761.doc
Tài liệu liên quan