Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh và an toàn thực phẩm ngành chăn nuôi

I. GIỚI THIỆU II. CƠ SỞ PHÁP LÝ, KHUNG CHÍNH SÁCH VÀ CÁC QUY ĐỊNH 2.1 Cơ sở pháp lý về môi trường của Việt Nam 2.2 Các chính sách của Ngân hàng Thế giới về đảm bảo an toàn cho môi trường III MÔ TẢ DỰ ÁN LIFSAP IV. SƠ LƯỢC VỀ VÙNG DỰ ÁN 4.1 Việt Nam 4.2 Thủ đô Hà nội 4.3 Thái Bình 4.4 Đồng Nai 4.5 TP Hồ Chí Minh 4.6 Cao Bằng 4.7 Hải Dương 4.8 Hưng Yên 4.9 Hải Phòng 4.10 Thanh Hóa 4.11 Nghệ An 4.12 Lâm Đồng 4.13 Long An V HIỆN TRẠNG NGÀNH CHĂN NUÔI 5.1 Khái quát 5.2 Chiến lược Quốc gia về Phát triển chăn nuôi đến năm 2020 5.3 Hiện trạng phát thải từ chăn nuôi và tình hình quản lý 5.4 Thể chế hiện tại liên quan đến môi trường chăn nuôi 5.4.1 Cơ quan Quản lý Nhà nước về Môi trường – Bộ Tài nguyên Môi trường 5.4.2 Cơ quan Quản lý Nhà nước đối với ngành Chăn nuôi – Cục Chăn nuôi VI PHÂN NHÓM CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN LIFSAP THEO MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TIỀM TÀNG VII TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TIỀM TÀNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 7.1 Các hoạt động nhóm I – Thí điểm hỗ trợ các LPZs 7.2 Các hoạt động nhóm I – Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng chăn nuôi 7.3 Các hoạt động nhóm I – Các hạng mục đầu tư phi công trình VIII KHUNG QUẢN Ý MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN LIFSAP 8.1 Sàng lọc Môi trường, Đánh giá Tác động Môi trường và Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường áp dụng đối với hoạt động đầu tư Nhóm I– Các LPZs 8.2 Quy trình quản lý môi trường các hoạt động thuộc nhóm II – các công trình xây lắp quy mô nhỏ cho cơ sở giết mổ, chợ thực phẩm 8.3 Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường liên quan tới các hạng mục đầu tư phi công trình 8.4 Hoạt động Tăng cường năng lực quản lý môi trường 8.5 Yêu cầu về Tham vấn cộng đồng và Phổ biến thông tin 8.6 Bố trí thể chế thực hiện Khung Quản lý Môi trường của Dự án 8.7 Chi phí thực hiện Khung quản lý môi trường Phụ chương 1 Sàng lọc môi trường cho các (LPZs) 2 Kế hoạch Quản lý môi trường 3 Biện pháp giảm thiểu 4 Các hoạt động phi công trình

doc96 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1834 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh và an toàn thực phẩm ngành chăn nuôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN CHUẨN BỊ DỰ ÁN DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM NGÀNH CHĂN NUÔI (LIFSAP) KHUNG QUẢN LÝ‎‎ MÔI TRƯỜNG ‎ (EMF) Tháng 4, 2009   BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN CHUẨN BỊ DỰ ÁN DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM NGÀNH CHĂN NUÔI (LIFSAP) KHUNG QUẢN LÝ‎‎ MÔI TRƯỜNG ‎ (EMF)   Tên dự án: Dự Án Nâng Cao Tính Cạnh Tranh và An Toàn Thực Phẩm Ngành Chăn Nuôi (LIFSAP) Cơ quan chủ quản dự án: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) – Địa chỉ cơ quan chủ quản: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội - Việt Nam Đại diện cơ quan chủ quản dự án: Ông Hoàng Kim Giao Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Điện thoại/fax (04) 734 4829; Fax: 04) 734 5444 Email: giaohk.cn@mard.gov.vn   Tháng 4  2009   CÁC CHỮ VIẾT TẮT BOD Nhu cầu oxy sinh hóa CDM Cơ Chế Phát Triển Sạch COD Nhu cầu Oxy hóa học NN&PTNT Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn TNMT Tài Nguyên Môi Trường KHĐT Sở Kế Họach Đầu Tư ĐTM Đánh Giá Tác Động Môi Trường EMF Khung Quản lý Môi Trường EMP Kế hoạch Quản‎ lý môi trường (viết tắt theo tiếng Anh) FAO Tổ Chức Nông Lương Thế Giới GAP Thực Hành Tốt Nông Nghiệp GHG Khí Thải Nhà Kính NGO Tổ Chức Phi Chính Phủ GoV Chính Phủ Việt Nam HACCP Phân Tích Nguy Cơ Kiểm Sóat Tới hạn HF Hydrogen Fluoride HPAI Highly Pathogenic Avian Influenza HSEMP Kế Hoạch Quản Lý An Toàn, Sức Khỏe và Môi Trường IPCC Ủy Ban Liên Chính Phủ về Biến Đổi Khí Hậu IPM Quản Lý Địch hại tổng hợp ISO Tổ Chức Tiêu Chuẩn Thế Giới PMU Ban Quản Lý Dự Án SS Chất Rắn Lơ Lửng ToR Điều Kiện Tham Chiếu TSS Tổng lượng Chất Rắn Lơ Lửng VFA Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm WTO Tổ Chức Thương Mại Thế Giới MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU 6 II. CƠ SỞ PHÁP LÝ, KHUNG CHÍNH SÁCH VÀ CÁC QUY ĐỊNH 6 2.1 Cơ sở pháp lý về môi trường của Việt Nam 6 2.2 Các chính sách của Ngân hàng Thế giới về đảm bảo an toàn cho môi trường 7 III MÔ TẢ DỰ ÁN LIFSAP 8 IV. SƠ LƯỢC VỀ VÙNG DỰ ÁN 14 4.1 Việt Nam 14 4.2 Thủ đô Hà nội 15 4.3 Thái Bình 16 4.4 Đồng Nai 16 4.5 TP Hồ Chí Minh 16 4.6 Cao Bằng 17 4.7 Hải Dương 17 4.8 Hưng Yên 17 4.9 Hải Phòng 17 4.10 Thanh Hóa 18 4.11 Nghệ An 18 4.12 Lâm Đồng 19 4.13 Long An 19 V HIỆN TRẠNG NGÀNH CHĂN NUÔI 19 5.1 Khái quát 19 5.2 Chiến lược Quốc gia về Phát triển chăn nuôi đến năm 2020 20 5.3 Hiện trạng phát thải từ chăn nuôi và tình hình quản lý 20 5.4 Thể chế hiện tại liên quan đến môi trường chăn nuôi 21 5.4.1 Cơ quan Quản lý Nhà nước về Môi trường – Bộ Tài nguyên Môi trường 21 5.4.2 Cơ quan Quản lý Nhà nước đối với ngành Chăn nuôi – Cục Chăn nuôi 22 VI PHÂN NHÓM CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN LIFSAP THEO MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TIỀM TÀNG 22 VII TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TIỀM TÀNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 23 7.1 Các hoạt động nhóm I – Thí điểm hỗ trợ các LPZs 23 7.2 Các hoạt động nhóm I – Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng chăn nuôi 24 7.3 Các hoạt động nhóm I – Các hạng mục đầu tư phi công trình 28 VIII KHUNG QUẢN Ý MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN LIFSAP 30 8.1 Sàng lọc Môi trường, Đánh giá Tác động Môi trường và Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường áp dụng đối với hoạt động đầu tư Nhóm I– Các LPZs 30 8.2 Quy trình quản lý môi trường các hoạt động thuộc nhóm II – các công trình xây lắp quy mô nhỏ cho cơ sở giết mổ, chợ thực phẩm 36 8.3 Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường liên quan tới các hạng mục đầu tư phi công trình 37 8.4 Hoạt động Tăng cường năng lực quản lý môi trường 37 8.5 Yêu cầu về Tham vấn cộng đồng và Phổ biến thông tin 38 8.6 Bố trí thể chế thực hiện Khung Quản lý Môi trường của Dự án 39 8.7 Chi phí thực hiện Khung quản lý môi trường 43 Phụ chương 1 Sàng lọc môi trường cho các (LPZs) 44 2 Kế hoạch Quản lý môi trường 56 3 Biện pháp giảm thiểu 80 4 Các hoạt động phi công trình 88 I. GIỚI THIỆU Năm 2006, Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng Chương trình Hành động về An toàn thực phẩm và Sức khỏe liên quan đến nông nghiệp và tiếp đó Tổ chức Nông lương Thế giới FAO đã tiến hành một nghiên cứu về tính cạnh tranh của Ngành chăn nuôi Việt Nam. Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Chăn nuôi và An toàn thực phẩm (Livestock Competitiveness and Food Safety Project - LIFSAP) là bước thực hiện lô gíc tiếp theo của chương trình hành động này nhằm giải quyết các vấn đề về tính cạnh tranh và an toàn thực phẩm mà Việt Nam đang phải đối mặt. Dự án LIFSAP sẽ hỗ trợ việc thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Chính phủ, đặc biệt là đáp ứng được các mục tiêu về chăn nuôi và an toàn thực phẩm. Với sự hỗ trợ của các chuyên gia môi trường trong nhóm xây dựng dự án của Ngân hàng Thế giới và FAO, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mà đại diện là Cục Chăn nuôi đã xây dựng tài liệu Khung Quản lý Môi trường (Environmental Management Framework - EMF) này nhằm đáp ứng được yêu cầu về quản lý môi trường của cả Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới. Phiên bản tiếng Anh của tài liệu này đã được chỉnh sửa, bổ sung dựa trên những góp ý của Ngân hàng thế giới. Khung Quản lý môi trường này (Tài liệu EMF này) được soạn thảo để đưa ra một khung đánh giá tác động môi trường, giảm thiểu và giám sát các tác động môi trường tiềm năng sẽ được áp dụng trong quá trình thực hiện dự án LIFSAP. Khung EMF gồm những nội dung chính như sau: Cơ sở pháp lý về quản lý môi trường theo các quy định hiện hành của Chính phủ Việt nam, các chính sách về đảm bảo an toàn về môi trường của Ngân hàng Thế Giới có thể áp dụng đối với dự án LIFSAP Mô tả tóm tắt về Dự án LIFSAP Tổng quan về các tỉnh, thành tham gia Dự án Đánh giá tiềm năng do các hoạt động đầu tư từ Dự án LIFSAP và các biện pháp giảm thiểu Khung Quản lý Môi trường (EMF) bao gồm các phương pháp sàng lọc, đánh giá và các thủ tục quản lý môi trường được áp dụng trong suốt quá trình thực hiện dự án. Bố trí về thể chế và tài chính để thực hiện EMF. Các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên Môi trường của các tỉnh tham gia dự án cũng đã được tham vấn trong quá trình xây dựng tài liệu. Bản tiếng Anh của Dự thảo tài liệu này đã được Ngân hàng Thế giới xem xét và góp ý. Bản dự thảo cuối đã được chỉnh sửa theo các góp ý đó. II. CƠ SỞ PHÁP LÝ, KHUNG CHÍNH SÁCH VÀ CÁC QUY ĐỊNH 2.1 Cơ sở pháp lý về môi trường của Việt Nam Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005 quy định trách nhiệm của cá nhân và tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 9/8/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Nghị định này đưa ra danh sách các dự án phải lập ĐTM. Theo Nghị định này, các dự án liên quan đến chăn nuôi phải lập ĐTM bao gồm dự án chế biến thức ăn chăn nuôi công suất từ 1000 T – 5000 Tấn/năm); cơ sở giết mổ (1000 con gia súc/ngày; 10.000 con gà/ngày); chăn nuôi tập trung (1000 con gia súc, 20.000 co gà, 200 con đà điểu, 100.000 con chim cút). Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quy môi nhỏ không có trong danh sách các dự án phải lập ĐTM sẽ phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường. Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 8/12/2008 của Bộ TN và MT về Hướng dẫn đánh giá chiến lược môi trường, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường  Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ TN và MT về Hướng dẫn đánh giá chiến lược môi trường, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường  Quyết định số 23/2007/QĐ-BNN ngày 28/3/2007 của Bộ NN &PTNT về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. Quyết định số 41/2008/QĐ BNN ngày 3 tháng 3 năm 2008 của Bộ NN&PTNT ban hành các danh mục các loại thuốc thú y được phép sử dụng và bị cấm Quyết định số 42/2008/QĐ BNN ngày 5 tháng 3 năm 2008 của Bộ NN&PTNT ban hành các danh mục các loại vắc xin thú y, các chế phẩm sinh học, vi sinh và hóa chất được phép lưu hành. 2.2 Các chính sách của Ngân hàng Thế giới về đảm bảo an toàn cho môi trường Theo phân loại của Ngân hàng Thế giới, Dự án LIFSAP thuộc Nhóm B về tác động môi trường và các chính sách đảm bảo an toàn sau đây sẽ được áp dụng: OP 4.01 Đánh giá tác động môi trường Mục tiêu của Chính sách OP 4.01 là nhằm đảm bảo tính bền vững về môi trường của các dự án phát triển. Các dự án do Ngân hàng đầu tư đều được đánh giá tác động môi trường từ trong giai đoạn định hình dự án. Đánh giá động môi trường tiềm tàng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án sẽ được đánh giá và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường từ các hoạt động của dự án. . OP 4.04 Nơi cư trú tự nhiên Chính sách OP 4.04 được xây dựng với mục đích tránh hoặc giảm thiểu các tác động tới các khu cư trú tự nhiên bởi các dự án phát triển do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Dự án LIFSAP sẽ không tài trợ cho bất cứ hoạt động nào có thể gây ảnh hưởng tới các khu cư trú tự nhiên, bao gồm các khu rừng phòng hộ, các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, các khu đất ngập nước, công viên mà UBND tỉnh hoặc các cơ quan chức năng khác của Nhà nước đã ra quyết định thành lập hoặc ban hành các văn bản xác định trạng thái được bảo vệ. OP4.09 Quản lý dịch hại. Chính sách OP 4.09 có thể được áp dụng nếu dự án có tài trợ cho các hoạt động liên quan tới khử trùng chuồng trại hay kiểm soát ruồi. Mọi hoạt động vận chuyển, tiếp xúc, sử dụng, thải bỏ thuốc khử trùng và bao bì được thực hiện trong dự án LIFSAP sẽ phải đảm bảo sự an toàn cho con người và môi trường bằng cách thực hiện các biện pháp giảm thiểu phù hợp. OP 4.11 Tài sản văn hóa vật thể Chính sách OP 4.11 được xây dựng với mục đích tránh hoặc giảm thiểu các tác động có thể xảy ra đối với các tài sản văn hóa vật thể trong quá trình thực hiện các dự án được tài trợ. Dự án LIFSAP sẽ không tài trợ cho bất cứ hoạt động nào có thể gây ảnh hưởng tới các tài sản văn hóa vật thể, bao gồm các đền, chùa, nhà cổ, miếu, lăng mộ, nhà thờ, các công trình có ý nghĩa văn hóa, các di tích lịch sử, các công trình hoặc vật thể có ý nghĩa tâm linh đối với cộng đồng địa phương như thác nước, cây thiêng, các loài động vật thiêng được thờ hoặc bảo vệ, hoặc công trình kiến trúc có giá trị mà địa phương đã có quyết định bảo vệ. Trong trường hợp vật thể có giá trị văn hóa, lịch sử hoặc khảo cổ được phát hiện trong quá trình thực hiện dự án thì các bên liên quan sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy trình xử lý phát hiện cơ hội được xác định trong khung quản lý môi trường của dự án. III MÔ TẢ DỰ ÁN LIFSAP Mục tiêu phát triển của dự án là: “Nâng cao tính cạnh tranh của các cơ sở chăn nuôi quy mô hộ gia đình bằng cách giải quyết các vấn đề liên quan tới sản xuất, an toàn thực phẩm và những rủi ro môi trường trong chuỗi sản xuất và cung cấp các sản phẩm chăn nuôi ở một số tỉnh được lựa chọn.” Đối tượng được hưởng lợi chính của dự án là các hộ gia đình chăn nuôi. Dự án sẽ được thực hiện trong 5 năm tại 12 tỉnh, thành phố bao gồm Cao Bằng, Hà nội, Hải phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai và Lâm đồng. Dự án được chia thành hai giai đoạn, trong giai đoạn đầu của Dự án, các hoạt động sẽ được thực hiện ở 4 tỉnh gồm Hà nội (bao gồm cả Hà Tây sau khi sát nhập kể từ ngày 1 tháng 8 năm 2008), Thái Bình, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh. Khi giai đoạn 1 được thực hiện thành công, phạm vi thực hiện dự án sẽ được mở rộng ra các tỉnh còn lại của dự án tùy thuộc vào mức độ sẵn sàng thực hiện dự án của các tỉnh. Dự án LIFSAP bao gồm ba hợp phần: Hợp phần A: Nâng cấp hệ thống chăn nuôi dựa vào hộ gia đình và gắn kết với thị trường (66,2 triệu USD) Hợp phần B: Củng cố các dịch vụ chăn nuôi và thú y cấp Trung ương (3 triệu USD) Hợp phần C: Quản lý, giám sát và đánh giá dự án (8,8 triệu USD) Dưới đây là mô tả nội dung chi tiết của dự án dựa trên các hoạt động đầu tư: Hợp phần A: Nâng cấp hệ thống chăn nuôi dựa vào hộ gia đình và gắn kết với thị trường (66,2 triệu USD) Dự án được thiết kế nhằm: (a) Nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ chăn nuôi nhờ khuyến khích áp dụng Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (Good Animal Practice-GAP); (b) sản xuất thịt an toàn thông qua hoạt động đầu tư nâng cấp các lò mổ và chợ thực phẩm tươi sống; và (c) giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua việc cải tiến quy trình quản lý chất thải vật nuôi. Hợp phần này sẽ được thực hiện ở các tỉnh, thành và sẽ được đầu tư vào những vùng chăn nuôi được ưu tiên lựa chọn tại từng tỉnh, thành tham gia dự án. Hoạt động thực hiện dự án theo cách tiếp cận của chuỗi giá trị và tập trung vào sản xuất thịt và chuỗi thị trường thông qua liên kết giữa chăn nuôi với giết mổ và thị trường được xác định cần phải nâng cấp trong dự án. Hợp phần này gồm 4 tiểu hợp phần: Khuyến khích áp dụng GAP ở những vùng ưu tiên chăn nuôi; Thử nghiệm xây dựng các Vùng chăn nuôi (LPZs); Nâng cấp các lò mổ và chợ thực phẩm tươi sống; và Tăng cường năng lực và giám sát ở cấp tỉnh. Tiểu hợpp phần A1. Khuyến khích áp dụng GAP ở những vùng ưu tiên chăn nuôi Tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ hoạt động giới thiệu Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (GAP) tới hộ chăn nuôi nằm trong các xã có chăn nuôi tốt được ưu tiên lựa chọn tại các tỉnh tham gia dự án. Đối tượng hưởng lợi từ dự án là các hộ chăn nuôi lợn, gia cầm có quy mô vừa trở lên và mong muốn áp dụng quy trình GAP nhằm năng cao hiệu quả chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm và quản lý môi trường chăn nuôi. Các hoạt động sau đây trong tiểu hợp phần này sẽ được tài trợ: Dịch vụ khuyến nông để áp dụng GAP; Thử nghiệm xác định các trang trại tham gia vào hệ thống nhận dạng vật nuôi; Quản lý chất thải vật nuôi và các biện pháp an toàn sinh học; Giám sát và cấp chứng chỉ cho các trang trại áp dụng GAP. Khuyến nông áp dụng GAP bao gồm cả chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi an toàn (không có chất phụ gia bị cấm), kiểm soát dịch bệnh và an toàn sinh học và được các nhóm nông dân thực hiện, các nhóm này do các khuyến nông viên của xã tổ chức. Trước tiên, các khuyến nông viên và thú y viên ở cấp xã sẽ được tập huấn về những nguyên tắc cơ bản của GAP và chi tiết các bước mà GAP can thiệp vào chăn nuôi, an toàn thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh và an toàn sinh học. Đội ngũ khuyến nông viên, là các tiểu giáo viên, khi về địa phương sẽ có trách nhiệm tập huấn và giám sát các nông dân tham gia. Sau khi tiếp thu các kiến thức về GAP từ tập huấn, các nhóm nông dân được tập huấn về GAP có thể sẽ áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt để giảm thiểu tác động môi trường và an toàn thực phẩm cho chăn nuôi và sản xuất thịt. Bổ sung vào chương trình tập huấn, dự án cũng hỗ trợ cải tiến các dịch vụ thú y thông qua nâng cấp hệ thống báo cáo dịch bệnh và cung cấp các thiết bị thú y và trợ cấp đi lại cho đối ngũ thú y huyện nhằm đảm bảo cung cấp các dịch vụ thú y tốt cho các nhóm áp dụng GAP. Dự án cũng sẽ hỗ trợ nâng cao an toàn sinh học thông qua việc cung cấp cho người chăn nuôi thiết bị bảo hộ và hoá chất (như máy phun, thuốc khử độc tiêu trùng, quần áo…) khi xẩy ra dịch. Hệ thống nhận dạng vật nuôi đơn giản sẽ được xây dựng và thử nghiệm ở các trang trại chăn nuôi lợn của các hộ gia đình thuộc các nhóm có áp dụng GAP. Để thử nghiệm một hộ chăn nuôi lợn tham gia vào hệ thống này sẽ đồng thuận cho dự án săm tai tất cả lợn của họ. Săm tai được thực hiện khi tiêm phòng vắc xin cho lợn choai và thông tin được săm gồm một mã có cả chữ và số. Thanh tra thịt sẽ đuợc hướng dẫn để giám sát số lượng vật nuôi đã được săm tai nhận dạng khi qua các lò giết mổ. Dự án sẽ cung cấp các máy săm tai và bộ số săm cho các thú y viên cơ sở khi tiêm phòng cho lợn. Quản lý chất thải vật nuôi và các biện pháp an toàn sinh học. Nhằm khuyến khích các nông dân áp dụng quy trình thực hành tốt về quản lý chất thải vật nuôi, dự án cung cấp cho nông dân các khoản hỗ trợ nhỏ không hoàn lại để xây dựng hầm khí sinh học hoặc các lò ủ phân (tối đa là 250 USD/hộ). Hộ nông dân muốn tham gia phải tự nguyện đăng ký thông qua khuyến nông viên của xã hướng dẫn về GAP. Quỹ khuyến khích cũng áp dụng cho các hoạt động của khu vực tư nhân mà chứng minh được các hoạt động đó mang lại lợi ích thiết yếu chung cho cộng động trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm hoặc đóng góp kiểm soát dịch bệnh và an toàn sinh học phục vụ cho lợi ích chung cho toàn ngành chăn nuôi. Tiêu chí để nhận hỗ trợ gồm: (a) xây dựng các cơ sở kiểm tra và làm vệ sinh các loại xe cộ tại cổng các khu LPZs hoặc làm thanh chắn xe cộ ở cổng; (b) khu kiểm dịch/chuồng nuôi ở trang trại; (c) khu rửa chân và các hoá chất chuyên dụng ở cổng trang trại hoặc giữa các khu chăn nuôi; (d) kiểm tra huyết thanh nhằm xác định hộ giá vắc xin hoặc các quy trình hoạt động của các chất phụ gia bổ sung vào thức ăn chăn nuôi; (e) Các thiết bị tiêu độc, khử trùng (máy phun…). Giám sát và cấp chứng chỉ. Dự án được thiết kế để khuyến khích áp dụng chăn nuôi tốt và một phần của quá trình này liên quan đến hoạt động giám sát chăn nuôi và cấp chứng chỉ "thực hành tốt" cho các hộ và nhóm đáp ứng được tiêu chí về chăn nuôi, nhận dạng vật nuôi, tiêm phòng vắc xin và các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. A2: Thí điểm thực hiện Khu chăn nuôi (LPZs). Tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ một chương trình thí điểm về hiệu quả của mô hình phát triển khu chăn nuôi bằng hoạt động đầu tư cho thành lập, hoạt động, giám sát và đánh giá một khu LPZ/tỉnh của Thái Bình, Hà Nội và Đồng Nai. Đối tượng hưởng lợi từ chương trình LPZ là những nông dân tiên tiến. Họ là những hộ chăn nuôi có khả năng mở rộng quy mô thành những người chăn nuôi hàng hoá quy mô nhỏ và vừa. Việc tham gia của họ vào chương trình LPZ sẽ bắt buộc phải áp dụng theo dõi các hướng dẫn về tiêm phòng và kiểm soát dịch bệnh; cải tiến thực hành chăn nuôi; và quản lý và xử lý chất thải. Các hoạt động sau đây sẽ được tài trợ trong tiểu hợp phần này: Xây dựng khu LPZ thử nghiệm: quy hoạch và thiết kế (bao gồm cả Đánh giá tác động môi trường-EIA) và các công trình nhỏ (như xây mới/nâng cấp đường nối, điện, cung cấp nước, xử lý nước thải, tỷ lệ đầu tư tối đa là 5.000 USD/ha). Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ áp dụng GAP (chăn nuôi, thú y và an toàn sinh học). Nhận dạng vật nuôi (như đã trình bày trên Tiểu hợp phần A1). Quản lý chất thải vật nuôi và các biện pháp an toàn sinh học. Giám sát và đánh giá (như hiệu quả chăn nuôi, an toàn sinh học, kinh tế tài chính và bền vững môi trường). Các dịch vụ cho các hộ chăn nuôi tham gia. Các dịch vụ cung cấp cho các hộ chăn nuôi trong LPZ nhằm thực hiện GAP được khái quát như sau: Các dịch vụ cho nông dân bao gồm: tăng cường năng lực giám sát dịch bệnh cho đội ngũ thú y cấp huyện; xét nghiệm huyết thành để xác định hộ giá vắc xin và kiểm tra việc sử dụng các kháng sinh và hóc môn tăng trưởng ngoài luồng; kiểm soát vận chuyển vật nuôi; phân tích thức ăn chăn nuôi nhằm xác định chất lượng có phù hợp với công bố chất lượng của cơ sở. Dự án cũng hỗ trợ thành lập các nhóm đồng sở thích áp dụng GAP, cung cấp thức ăn chăn nuôi và các đầu vào khác của chăn nuôi, đồng thời phát triển bền vững thị trường với các thương lái. Các trạm thú y phục vụ cho các LPZ được tập huấn nhằm cập nhật kiến thức về phòng chống dịch bệnh và dịch tễ cơ bản. Hỗ trợ quản lý chất thải vật nuôi và bảo vệ môi trường trong khu LPZs gồm: (a) đánh giá kỹ thuật về nhu cầu quản lý chất thải; (b) Hỗ trợ khuyến khích xây dựng hầm khí sinh học và các cơ sở quản lý chất thải vật nuôi, hỗ trợ tối đa 25% tổng chi phí cho xây dựng và thiết bị (với trần hỗ trợ là 900 USD/đơn vị); và (c) đánh giá cơ bản dựa trên hoạt động giám sát tại hiện trường và đánh giá cuối cùng về hiệu quả của các biện pháp bảo vệ môi trường. Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với từng khu LPZ trước khi phê duyệt đầu tư. Đánh giá mô hình LPZ. Dự án sẽ hỗ trợ thiết lập một hệ thống thu thập và phân tích số liệu. Dự án sẽ tài trợ: (a) Xây dựng và thực hiện hệ thống ghi chép và báo cáo dựa trên trang trại và đánh giá chi tiết về mô hình LPZ ở khía cạnh hiệu quả sản xuất, an toàn sinh học, tính bền vững về tài chính, kinh tế và môi trường và (c) tổ chức các hội thảo nhằm lấy ý kiến cho kết quả đánh giá. Nếu các phát hiện trong quá trình đánh giá khảng định được tính bền vững của mô hình LPZ thì dự án sẽ hỗ trợ thêm các LPZ theo từng trường hợp cụ thể. A3. Nâng cấp lò mổ và chợ thực phẩm tươi sống Tiểu hợp phần này liên kết với các vùng chăn nuôi chính có áp dụng GAP trong Tiểu hợp phần A1 nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh của các lò mổ và các chợ thực phẩm ở các tỉnh tham gia dự án gắn kết với các chuỗi giá trị thịt. Tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ: Nâng cấp các lò mổ; Cải tiến các dịch vụ thanh tra thịt; và Nâng cấp các chợ thực phẩm tươi sống. Nâng cấp lò mổ: Hiện trạng giết mổ tại các lò mổ hiện nay được thực hiện trên sàn nhà với rất ít hoặc không quan tâm tới vấn đề vệ sinh và đóng gói thịt an toàn. Thịt xẻ bị nhiễm nước bẩn hoặc được đặt trên các bề mặt đồ gỗ khó có thể tẩy trùng. Thợ giết mổ phần lớn chưa nhận thức được vấn đề thực hành vệ sinh. Dự án đổi mới hiện trạng lò mổ hiện nay hoặc xây dựng các cơ sở giết mổ mới nhằm cung cấp thịt an toàn liên kết với chuỗi giá trị hình thành từ các LPZ của dự án. Các hạng mục sau đủ điều kiện để dự án đầu tư gồm: (a) thiết kế xây dựng cơ bản nhằm đưa cơ sở giết mổ đạt các tiêu chuẩn có thể chấp nhận được; (b) nâng cấp hệ thống cung cấp nước; (c) nâng cấp các khu vực thanh tra trước và sau giết mổ (ánh sáng, chuồng thanh tra và chuồng kiểm dịch); (d) lắp đặt hệ thống ray vận chuyển thịt xẻ hoặc cung cấp các sọt đựng thịt xẻ và hệ thống móc treo thịt xẻ; (e) hệ thống xử lý nước thải vật nuôi và (f) vật liệu và thiết bị cần thiết để nhằm cải tiến vệ sinh và an toàn sinh học (máy phu cao áp, khu vực vệ sinh vận chuyển vật nuôi). Mỗi hạng mục đầu tư có thể đi kèm với với các chương trình tập huấn thay đổi hành vi do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện. Hoạt động tập huấn này sẽ được thiết kế nhằm thay đổi hành vi của tiểu thương, người quản lý lò mổ, thợ giết mổ, thanh tra thú y, người vận chuyển thịt giải quyết những vấn đề về an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh thịt và an toàn thực phẩm. Mỗi cơ sở giết mổ mong muốn nhận hỗ trợ từ dự án phải bắt buộc chịu sự giám sát thường xuyên của cán bộ thú y để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn vệ sinh và các thủ tục vận hành an toàn phải được duy trì. Đối với các lò mổ sở hữu tư nhân, dự án sẽ hỗ trợ tài chính cho mua sắm các hạng mục thiết yếu về xây lắp và thiết bị với mức trần là 30.000 USD cho mỗi cơ sở giết mổ để có thể đáp ứng mức độ phù hợp về an toàn thịt và vệ sinh vận hành. Hỗ trợ tài chính đối với các cơ sở giết mổ này đi kèm điều kiện cho các chủ sở hữu phải cam kết bắt buộc với Sở NN-PTNT duy trì tiêu chuẩn vận hành chấp nhận được trong tương lai và cam kết từ Sở NN-PTNT là sẽ đình chỉ hoạt động của các cơ sở không duy trì các tiêu chuẩn vận hành phù hợp. Các cơ sở giết mổ hoạt động trên cơ sở cộng đồng hoặc sở hữu nhà nước sẽ được dự án tài trợ đầy đủ và áp dụng các hướng dẫn vận hành tương tự. Tăng cường dịch vụ thanh tra thịt. Dự án sẽ hỗ trợ tăng cường toàn diện các dịch vụ thanh tra thịt với sự hỗ trợ từ Cục Thú y ở cấp trung ương. Tại mỗi tỉnh tham gia dự án, dự án sẽ tài trợ: (a) đánh giá và xây dựng các quy định và hướng dẫn hoạt động; (b) tập huấn cho các thanh tra thịt ở cấp tỉnh và cấp huyện; (c) trang thiết bị thiết yếu, phân tích tại phòng thí nghiệm các mẫu lấy từ các cơ sở giết mổ và chi phí hoạt động gia tăng cho các thanh tra thú y để đảm bảo kiểm soát triệt để các cơ sở giết mổ; và (d) nâng cấp hệ thống báo cáo. Cần đặc biệt chú ý nhằm đảm bảo thanh tra trước và sau giết mổ được tiến hành nghiêm ngặt và phải có biện pháp xử lý phù hợp khi có dịch bệnh hoặc tồn dư được phát hiện. Chợ thực phẩm tươi sống: thịt được bán ở các chợ hiện nay được đặt trên các bàn gỗ hoặc treo trên các móc treo mà chưa cân nhắc đến vấn đề vệ sinh. Nếu hiện trạng nền chợ bị hỏng hoặc thoát nước kém thì nền chợ sẽ được láng xi măng. Hệ thống cung cấp nước sạch có thể chưa có. Dự án sẽ nâng cấp các chợ thực phẩm tươi sống trong dự án bằng cách nâng cấp xây dựng nền chợ, cải tiến hệ thống thoát nước, cung cấp nước, cung cấp các phản bán thịt được bọc i nox không rỉ để thuận tiện làm vệ sinh và khử trùng. Dự án cũng sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý như tập trung hoá các quá trình vệ sinh, cải tiến các dịch vụ thanh tra, tập huấn về tiêu chí lựa chọn các chợ cần được dự tài trợ. Tiêu chuẩn vệ sinh về chợ được trình bày trong Sổ tay thực hiện dự án. A.4: Tăng cường năng lực và giám sát cho tỉnh Tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (DARD) và Sở Tài nguyên và Môi trường (DONRE) của các tỉnh nằm trong dự án gồm: an toàn sinh học, an toàn thực phẩm, thanh tra thịt và nhận dạng vật nuôi (cho DARD), thiết kế và vận hành hệ thống quản lý chất thải vật nuôi và giám sát ô nhiễm môi trường do chất thải vật nuôi gây ra (cho DONRE). Dự án cung cấp các khoá tập huấn về quản lý chất thải, dịch tễ học, an toàn thực phẩm, thanh tra thịt, an toàn và nuôi dưỡng hiệu quả vật nuôi. Các tỉnh của dự án sẽ nhận được hỗ trợ từ cấp quốc giá về quản lý chất thải, bảo vệ môi trường, an toàn sinh học trang trại và đánh giá quá trình áp dụng GAP trong chăn nuôi. Dự án cũng sẽ hỗ trợ các chương trình để giám sát: (a) ô nhiễm từ chất thải vật nuôi; (b) an toàn trong sản xuất thịt và chuỗi thị trường; và (c) chất lượng và an toàn của thức ăn chăn nuôi. Tiểu hợp phần này cũng sẽ hỗ trợ xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng và một “dịch vụ nóng” mà qua đó các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm, bệnh dịch và dịch vụ thanh tra thịt có thể được thông báo. Hợp phần B: Tăng cường dịch vụ chăn nuôi và thú y ở cấp quốc gia (3 triệu USD) Tiểu hợp phần B1: Tăng cường năng lực cho Cục Chăn nuôi (DLP) Tiểu hợp phần này hỗ trợ: tăng cường thể chế; xây dựng chính sách và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng, hệ thống thống thông tin cho DLP. Các sáng kiến này được thiết kế để trợ giúp DLP thực thi vai trò của mình trong lãnh đạo về kỹ thuật và thực hiện hỗ trợ các chương trình ở cấp tỉnh gồm: quản lý chất thải vật nuôi, giới thiệu GAP cho các hộ chăn nuôi, thủ tục thông báo về chất lượng thức ăn cho các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, chất lượng thức chăn nuôi công nghiệp so với công bố trên bao bì. Tiểu hợp phần này cũng sẽ hỗ trợ kỹ thuật (TA) nhằm hỗ trợ thành lập Phòng Môi trường chăn nuôi và nhằm tăng cường hoạt động xây dựng quy định và tiêu chuẩn về quản lý chất thải vật nuôi. Tư vấn kỹ thuật quốc gia và quốc tế sẽ hỗ trợ xây dựng chính sách và các cách tiếp cận thử nghiệm mới về quy hoạch phát triển chăn nuôi; chứng nhận chất lượng giống vật nuôi và chất lượng thức ăn chăn nuôi so với công bố trên bao bì của cơ sở . Đồng thời dự án cũng hỗ trợ kỹ thuật để đánh giá các quy trình GAP và xây dựng quy trình cấp chứng chỉ cho người chăn nuôi. Quy trình thực hành tốt cho chăn nuôi do Bộ NN-PTNT ban hành hiện rất rộng và được xây dựng nhằm hướng tới đối tượng là các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn với nguồn tài chính có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn cao hơn sơ với các hộ chăn nuôi có thể đầu tư. Tư vấn của dự án sẽ đánh giá VIETGAP và xây dựng hệ thống phương pháp cho giám sát và cấp chứng chỉ. Tư vấn cũng thực hiện các hợp phần tập huấn tại các tỉnh tham gia dự án để tập huấn cho Sở NN-PTNT và đội ngũ cán bộ xã nơi áp dụng và được cấp chứng chỉ về GAP. Ngay khi hệ thống đã đi vào hoạt động, thì Cục Chăn nuôi có trách nhiệm giám sát, phân tích kết quả và cập nhật quy trình GAP để đáp ứng nhu cầu thay đổi của ngành chăn nuôi, đặc biệt là đối với hộ chăn nuôi. Năng lực thu thập số liệu và phổ biến kiến thức của Cục Chăn nuôi cũng sẽ được tăng cường thông qua chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm phổ biến thông tin về an toàn thực phẩm trong thức ăn chăn nuôi, chế biến và tiếp thị. Hơn nữa, cả Cục Chăn nuôi và Cục Thú y đều có trách nhiệm xây dựng hoặc cập nhật, hướng dẫn và xây dựng các quy định liên quan đến các lĩnh vực chủ yếu về an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh, quản lý chất thải vật nuôi, chất lượng thức ăn chăn nuôi, bán và sử dụng các chất phụ gia bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, tiêu chuẩn vệ sinh và thanh tra thịt trong các cơ sở giết mổ, các biện pháp nâng cao an toàn thịt trong quá trình chăn nuôi và chuỗi cung cấp cho đến tận khi sản phẩm ra đến chợ bán lẻ. Cả 2 Cục đều có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thịt được ứng dụng và áp dụng phù hợp trên phạm vi cả nước, chứ không phải ở từng tỉnh. Tiểu hợp phần B2: Hỗ trợ Cục Thú y (CTY) tăng cường kiểm soát dịch bệnh Tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ CTY thực hiện vai trò lãnh đạo ở trung ương về thú y và an toàn sinh học trong hệ thống chăn nuôi và thị trường. Trong tiểu hợp phần này, các hoạt động sau sẽ được cung cấp tài chính: a. Tăng cường kiểm soát dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm và nâng cấp năng lực xử lý số liệu và báo cáo. b. Nâng cấp các dịch vụ thanh tra thịt và đánh giá quy trình tập huấn. c. Tăng cường năng lực giám sát vệ sinh đối với thực phẩm/thịt – Tăng cường năng lực cho Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y TW 1 (Hà Nội) và Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y TW 2 (Tp. Hồ Chí Minh) để định tính và định lượng được các chất tồn dư kháng sinh và hóc môn tăng trưởng trong thịt và thức ăn chăn nuôi. d. Xây dựng và thử nghiệm nâng cấp các quy trình/thủ tục cho: a) quy trình truy xuất nguồn gốc và nhận dạng vật nuôi; (b) các biện pháp an toàn sinh học cho các hộ chăn nuôi tại các khu LPZ thử nghiệm và các vùng ưu tiên chăn nuôi; và (c) điều tra sự xuất hiện của các dịch bệnh lây từ vật nuôi sang người và đề xuất các biện pháp kiểm soát. Hợp phần C: Quản lý dự án và Giám sát và đánh giá (8,8 triệu USD) Hợp phần này sẽ cung cấp nguồn lực để (a) đảm bảo dự án được quản lý một cách hiệu quả; và (b) nâng cao năng lực thể chế trong một số lĩnh vực cơ bản, đặc biệt là ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã nhằm giám sát, đánh giá và duy trì các hoạt động của Dự án. Hợp phần này có 02 tiểu hợp phần là (a) quản lý dự án và (b) hỗ trợ giám sát và đánh giá. IV. SƠ LƯỢC VỀ VÙNG DỰ ÁN Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề cử 12 tỉnh tham gia dự án gồm Cao Bằng, Hà nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và Long An. Trong giai đoạn 1, Dự án sẽ được thực hiện ở 4 tỉnh gồm Hà nội, Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. 4.1 Việt Nam Việt nam có tổng diện tích đất 331.040 km2. Về mặt hành chính, đất nước được chia thành 65 tỉnh thành phố. Hà nội là thủ đô của cả nước, trong khi đó Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn. Dưới đây là một số thông tin về các tỉnh sẽ tham gia Dự án LIFSAP Năm 2008, mặc dù ngành chăn nuôi Việt Nam gặp nhiều khó khăn về dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi và ảnh hưởng của khủng khoảng kinh tế nhưng vẫn duy trì được mức tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi là 6%. Tổng sản lượng thịt hơi được sản xuất là 3,4 triệu tấn, tăng 7% so với 2007. Số liệu thống kê về đầu của một số vật nuôi chính là: 26,7 triệu lợn, 6,4 triệu bò, 247 triệu gia cầm.  Hình 1 – Vị trí các tỉnh dự án 4.2 Thủ đô Hà nội Hà Nội là thủ đô của cả nước, nằm dọc theo hai bờ sông Hồng. Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008 thành phố đã được mở rộng bao gồm cả thành phố Hà Nội cũ, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương sơn tỉnh Hòa Bình. Hà Nội nằm ở đồng bằng Sông Hồng, từ 20023' đến 21023' độ vĩ bắc và từ 105015' đến 106003' độ kinh đông. Hà Nội tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và Thái nguyên ở phía bắc, với tỉnh Hà Nam và Hòa Binh ở phía nam, với ba tỉnh là Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông, và với tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ ở phía tây. Hà nội có diện tích 3,3 triệu km2, dân số 6,23 triệu người. Quốc lộ 1 nối Hà nội với Thành phố Hồ Chí Minh trong khi quốc lộ 6 nối tỉnh Hà tây cũ với vùng tây bắc của cả nước. Năm 2008, đàn vật nuôi của Hà Nội có khoảng 2,09 triệu con lợn, 276.472 con bò, 36.973 con trâu và 17,7 triệu con gia cầm. Có 457.000 hộ gia đình chăn nuôi lợn (trung bình 3-4 con/hộ) và các trang trại lớn có trung bình khoảng 64 đầu lợn. Thành phố Hà nội cũ là một trong các tỉnh tham gia dự án Bioga giai đoạn 1 do Chính phủ Hà lan tài trợ. 4.3 Thái Bình Với diện tích 1.542 km2, tỉnh Thái Bình chiếm 0,5% tồng diện tích Việt Nam. Thái Bình là vùng đất bằng phẳng (độ dốc < 1%). Dân số ước tính khoảng 1.827.000 người, trong đó dân số nông thôn chiếm 94,2%. Mật độ dân số là 1.183 người/ km2. Biên giới của tỉnh giáp Vịnh Bắc Bộ ở phía đông, tỉnh Nam Định và Hà Nam ở phía Tây và Tây Nam và tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, và Thành phố Hải Phòng ở phía Bắc. Tỉnh Thái Bình nằm ở đồng bằng Sông Hồng. Tỉnh nằm gần với tam giác kinh tế trọng điểm phía bắc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Đàn lợn chiếm 72% tổng số vật nuôi của tỉnh Thái Bình. Kế hoạch phát triển chăn nuôi của tỉnh tập trung vào các gia trại và vấn đề về an toàn thực phẩm. Kế hoạch phát triển chăn nuôi cũng gắn liền với việc cải thiện công tác quản lýchất thải chăn nuôi từ trang trại tới các cơ sở giết mổ và chợ thực phẩm tươi sống. Năm 2008, tỉnh này có 1.023.062 con lợn, 64.178 con bò và 7,962 triệu gia cầm. 4.4 Đồng Nai Đồng Nai là một tỉnh Đông Nam Bộ của Việt Nam, với diện tích 5.894,73 km2, chiếm 1,76% đất tự nhiên cả nước hay 25,5% đất tự nhiên vùng Đông Nam Bộ. Dân số tính đến năm 2006 là 2.254.676 với mật độ 380,37 người/km2. Theo thống kê dân số năm 2006, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,22%. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc. Đồng Nai nằm ở trung tâm kinh tế phía Nam Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Đông Bắc giáp Lâm Đồng; tây bắc giáp Bình Dương và Bình Phước; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu; và phía Tây giáp TP.HCM. Tỉnh Đồng Nai có hệ thống giao thông thuận lợi với nhiều quốc lộ xương sống đi qua: Quốc lộ 1A, quốc lộ 20, Quốc lộ 51, đường sắt Bắc –Nam. Ngoài ra, Tỉnh Đồng Nai còn nằm trên một hệ thống hồ, đập và sông, trong đó Hồ Trị An với diện tích 323 km2 và hơn 60 con sông, suối và kênh rất thích hơp cho phát triển các sản phẩm thủy sản: cá giống, tôm giống. Đồng Nai có mật độ sông ngòi khoảng 0.5 km/km2 nhưng phân bố không đều. Hầu hết các sông, suối đều tập trung ở vùng phía Bắc và dọc theo sông Đồng Nai ở vùng Tây Nam. Tổng lượng nước khá lớn: 16.82 x 109 m3/năm, chiếm 80%vào mùa mưa và 20% vào mùa khô. Các sông gồm có Đồng Nai, La Ngà, La Buông, Sông Rây, Sông Xoài, Thị Vải. Đồng Nai cũng là một trong những tỉnh có trên 1 triệu đầu lợn (1.024.261 con) trong năm 2008. Số lượng bò và gia cầm tương ứng là 90.181 con và 5,925 triệu con. 4.5 TP Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở tọa độ 10°45' Bắc, 106°40'Đông ở vùng Đông Nam Bộ Việt Nam, cách Hà Nội 1.760 km về phía Nam. Độ cao trung bình là 19 mét trên mực nước biển. TP.HCM giáp Tây Ninh và Bình Dương ở phía Bắc, Đồng Nai và Bà Rịa –Vũng Tàu ở phía Đông, Long An ở phía Tây và Biển Đông ở phía Nam với đường bờ biển dài 15 km. Thành phố có diện tích 2,095 km² (0,63% diện tích Việt Nam), kéo dài lên tới huyện Củ Chi (20 km đường biên giới Campuchia) và xuống tới huyện Cần Giờ ở bờ biển Đông. Thành phố có khí hậu nhiệt đới với độ ẩm trung bình là 75%. Nhiệt độ trung bình là 28°C. Giống như Đồng Nai, một năm TP Hồ Chí Minh có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa , với lượng mưa trung bình 1.800 mm hàng năm (khoảng 150 ngày mưa một năm), thường bắt đầu từ tháng Năm và kết thúc vào cuối tháng Mười Một. Mùa khô kéo dài từ tháng Mười hai đến tháng Tư. Năm 2008, TP Hồ Chí Minh có 286.499 con lợn, 3.970 con trâu và 105.985 con bò. Lợn chủ yếu được chăn nuôi ở ba huyện là Củ Chi, Bình Chánh và Hóc Môn. Phần lớn (98.2%) trong tổng số 69.531 bò sữa đang được chăn nuôi tại các hộ gia đình. Trọng tâm phát triển chăn nôi của tỉnh là tập trung vào phát triển con giống. 4.6 Cao Bằng Tỉnh Cao Bằng thuộc vùng núi phía đông bắc Việt Nam, tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây của Trung quốc với 311 km đường biên giới ở phía bắc. Tỉnh Cao Bằng cũng tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang về phía tây, với tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn về phía nam. Tỉnh Cao Bằng có tổng diện tích đất 6.690 km2, chủ yếu là núi đá vôi xen kẽ với các đồi. Cao độ trung bình là 200 m trên mực nước biển, khu vực địa hình cao tập trung ở phía gần biên giới với Trung quốc. Tỉnh có nhiều rừng rậm. Về mặt hành chính, Cao Bằng có 13 huyện với 189 xã, phường và thị trấn. Cao Bằng là tỉnh có lợi thế về chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Năm 2008, tỉnh này có 107.124 con trâu, 123.050 con bò, 36.521 con lợn và 2,113 triệu gia cầm. 4.7 Hải Dương Tỉnh Hải Dương nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 6 tỉnh thành phố là Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên. Tỉnh có hệ thống giao thông khá phát triển gồm đường sắt, đường thủy, quốc lộ và tỉnh lộ. Đây là một tỉnh có chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển, hình thành và hình phát triển nhiều mô hình liên kết trong chăn nuôi và nằm trong vành đai cung cấp thực phẩm cho Hà Nội và Hải Phòng. Số lượng vật nuôi năm 2008 là 629.414 con lợn, 6,857 con gia cầm và 53.516 con bò. 4.8 Hưng Yên Tỉnh Hưng Yên có diện tích đất tự nhiên 932 km2 và dân số năm 2008 là 1.1 triệu người. Tỉnh Hưng Yên tiếp giáp với năm tỉnh thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Thái Bình. Số lượng vật nuôi chính năm 2008 của tỉnh có 578.046 con lợn, 46.869 con bò và trên 4 triệu gia cầm. 4.9 Hải Phòng Hải phòng là một thành phố duyên hải nằm cách Hà nội 102 km về phía bắc. Thành phố có tổng diện tích đất khoảng 152 ha. Thành phố Hải Phòng tiếp giáp với tỉnh Quảng Ninh về phía bắc, với tỉnh Hải Dương và Thái Bình về phía tây và phía nam, với Biển Đông về phía đông. Thành phố Hải phòng có hệ thống sông mật độ cao, 0.6 – 0.8 km/km2. Thành phố này có 5,12 triệu đầu lợn, 5,5 triệu gia cầm và 165 ngàn con bò (TCTK, 2008). 4.10 Thanh Hóa Thanh Hóa nằm cách Hà nội 150 km về phía nam, tiếp giáp 3 tỉnh và với biển đông. Về mặt hành chính, Tỉnh Thanh Hoá gồm có Thành phố Thanh Hóa, 2 thị trấn là Bỉm Sơn và Thanh Hóa, và 24 huyện. Thanh hóa có 3,67 triệu dân. Tổng diện tích đất là 1,1 triệu ha với 3 dạng địa hình chính, bao gồm: Đồi núi (độ cao từ 600-700 m) trung du (độ cao 150 - 200 m), chiếm 75,4 % tổng diện tích đất đai; Đồng bằng bằng phẳng xen kẽ với các núi đá vôi, chiếm 14.6% diện tích đất; Đồng bằng ven biển với độ cao trung bình từ 3 đến 6 m, chạy dọc theo 102 km bờ biển và chiếm khoảng 10% diện tích đất. Thanh Hóa nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, tổng lượng mưa trung bình năm từ 1.600 đến 2.300 mm. Mỗi năm tỉnh có 90 đến 130 ngày mưa. Tỉnh có hệ thống sông ngòi phong phú với 4 sông lớn là sông Hoạt, Sông Mã, Sông Bằng và sông Yến. Thanh Hóa có 484.000 ha đất có rừng che phủ, chiếm 44% tổng diện tích đất toàn tỉnh với tài nguyên sinh vật phong phú. Trong giai đoạn từ 2001 đến 2005, nông lâm ngư nghiệp kết hợp chiếm 31.6% GDP của tỉnh. Trong những năm gần đây, tỉnh đã có kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Hiện nay 90% số dân đô thị và 80% số dân nông thôn được sử dụng nước sạch. Thanh Hoá là tỉnh có nhiều lợi thế về chăn nuôi gia súc ăn cỏ, có tổng đàn gia súc ăn cỏ chỉ đứng thứ 2 trong toàn quốc, sau Nghệ An. Năm 2008, tỉnh này có 227.326 con trâu, 351.324 con bò, 1.149.624 con lợn và 2,63 triệu gia cầm. 4.11 Nghệ An Nghệ An tiếp giáp với tỉnh Thanh Hóa ở phía bắc và hai tỉnh này có điều kiện tự nhiên và khí hậu tương tự nhau. Nghệ An có địa hình thấp dần từ phía tây bắc xuống đông nam, đồi núi chiếm 83% tổng diện tích đất đai. Tỉnh có khoảng 745.000 ha đất có rừng che phủ. Về mặt hành chính, tỉnh gồm có 17 huyện, một thành phố và một thị trấn. Dân số năm 2005 là 3 triệu người, mật độ dân số là 183 người/km2. Nghệ An có hệ thống sông suối với mật độ cao (0.7 km/km2). Các sông lớn chảy qua tỉnh gồm có sông Lam dài 9532 km, trong đó 361 km chảy qua địa phận tỉnh Nghệ An). Tỉnh có hệ thống thuỷ lợi và hệ thống cấp nước tương đối phát triển, đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất và sinh hoạt. Đây là tỉnh đứng đầu cả nước về đàn gia súc ăn cỏ. Toàn tỉnh năm 2008 nuôi 296.548 con trâu, 408.876 con bò, 1,17 triệu con lợn và 1,26 triệu gia cầm. 4.12 Lâm Đồng Tỉnh Lâm Đồng có ba cao nguyên nằm ở thượng lưu của bảy hệ thống sông. Địa hình chính gồm các núi cao xen kẽ với các thung lũng. Cao độ địa hình trung bình là 800 - 1000m. Tổng diện tích đất của tỉnh Lâm đồng là 9.772 km2. Lâm Đồng có hệ thống thủy lợi khá phát triển với 29 công trình tưới và trên 190.000 km kênh dẫn xây bê tông. Diện tích đất được tưới năm 2005 là 64.000 ha gồm đất hai vụ lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau và hoa. Hệ thống đường giao thông đã phát triển đến tuyến huyện tuy nhiên xe máy còn chưa đi đến được một số xã. Lâm Đồng là tỉnh có điều kiện sinh thái phù hợp với chăn nuôi bò sữa, nhưng số lượng bò sữa của tỉnh vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng (2.786 con bò sữa). Các vật nuôi chính khác có số lượng là 309.406 con lợn, 18530 con trâu và 2,0 triệu con gia cầm (TCTK, 2008). 4.13 Long An Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía nam, với Campuchia về phía bắc, với tỉnh đồng Tháp về phía tây, và với tỉnh Tiền Giang về phía nam. Tỉnh Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều từ Biển đông qua cửa sông Soài Rạp. Long An hiện có 14.497 con trâu, 90.877 con bò (5.157 bò sữa), 290.848 con lợn và trên 47 triệu gia cầm (TCTK, 2008). V HIỆN TRẠNG NGÀNH CHĂN NUÔI 5.1 Khái quát Ngành chăn nuôi đóng góp trên 21% tổng GDP từ nông nghiệp (tương đương 6% tổng GDP quốc gia), trong đó chăn nuôi lợn chiếm 71% tổng sản phẩm chăn nuôi. Sự tăng trưởng gần đây của ngành chăn nuôi là do nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng, đặc biệt là ở khu vực thành thị là nơi có thu nhập bình quân đầu người tăng nhất do đó nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi đa dạng cũng tăng lên. Từ năm 2000 đến năm 2005, mức tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi mỗi năm tăng khoảng 7.8% . Ngành chăn nuôi của Việt Nam đặc trưng bởi các trại chăn nuôi quy mô nhỏ và phân tán. Quy mô điển hình của các trại chăn nuôi lợn là từ 1 đến 5 con. Bảng 1 dưới đây cho thấy số lượng đàn gia súc, gia cầm trong giai đoạn 2001-2007. Các trại lợn thường phân bố nhiều hơn ở các vùng ngoại ô các thành phố nhưng các vùng nông thôn xa cũng có các trại lợn chủ yếu cung cấp cho thị trường địa phương thay vì cung cấp sản phẩm cho các đô thị lớn. Theo số liệu của Cục Thú y, có 17.129 cả nước có cơ sở giết mổ. Trong số đó chủ yếu là các cơ sở nhỏ do các hộ gia đình làm chủ, các cơ sở này chiếm 80% tổng số cơ sở giết mổ trên phạm vi cả nước. 65% cơ sở giết mổ chưa có công trình xử lý nước thải, 72% thường giết mổ trên sàn nhà hoặc các bậc thềm do thiếu trang thiết bị và kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cả nước chỉ có khoảng 3.6% cơ sở giết mổ quy mô lớn, tập trung chủ yếu ở miền nam. Bảng 1. – Số lượng gia súc gia cầm của Việt nam giai đoạn 2001 - 2008 Đơn vị: 1.000 con   2001  2002  2003  2004  2005  2006  2007  2008  Tăng trưởng/năm (%)   1  Pig  21.766  23.169  24.885  26.144  27.435  26.855  26.560  26.702  3,0   2  Cow  3.931  4.116  4.469  5.006  5.644  6.624  6.823  6.407  7,2   3  Buffalo  2.807  2.817  2.835  2.870  2.922  2.921  2.996  2.906  0,5   4  Poultry  218.178  233.353  254.129  218.209  219.970  214.564  226.027  247.266  1,8   5  Goat & sheep  572,4  621,9  780,3  1.020  1.341  1.525  1.777  1.341  12,9   (Nguồn: Tổng Cục thống kê hàng năm, cập nhất đến tháng 10, 2008) 5.2 Chiến lược Quốc gia về Phát triển chăn nuôi đến năm 2020 Chiến lược Quốc gia về Phát triển chăn nuôi đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 16 tháng 1 năm 2008 với những nguyên tắc sau: Các nguyên tắc của Chiến lược Quốc gia về Phát triển chăn nuôi đến năm 2020 Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện an sinh xã hội, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh như lợn, gia cầm, bò; đồng thời phát triển sản phẩm chăn nuôi đặc sản của vùng, địa phương. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp.   5.3 Hiện trạng phát thải từ chăn nuôi và tình hình quản lý Những quan ngại về chất thải chăn nuôi thường gắn nhiều hơn với chăn nuôi lợn do chúng được nuôi tương đối tập trung, chiếm tới 70% tổng đàn gia súc trong khi các gia trại chăn nuôi các loài khác chỉ có quy mô nhỏ và phân tán. Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, mỗi năm ngành chăn nuôi thải ra 73 triệu tấn chất thải rắn (gồm phân và thức ăn dư thừa) và 23-30 triệu mét khối nước thải (bao gồm cả nước tắm gia súc và nước rửa chuồng). Trong số đó, khoảng 50% chất thải rắn (35 triệu tấn) và 80% lượng nước thải (20 to 24 triệu m3) thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý. Một nghiên cứu khác kết luận rằng một phần chất thải chăn nuôi được giải quyết bằng cách trữ phân chuồng tươi (26%), xử lý bằng biogas (21%), khoảng 12% lượng nước thải chăn nuôi được đưa ra ao cá không qua xử lý. Một số chương trình đã và đang được thực hiện nhằm cải thiện tình hình quản lý chất thải chăn nuôi: Một số Chương trình liên quan đến quản lý chất thải chăn nuôi Chương trình Biogas Chương trình này được bắt đầu thực hiện từ năm 2003. Trong giai đoạn đầu (2006 - 2007) có 27,000 công trình đã được xây dựng tại 20 tỉnh, trong đó các tỉnh của Dự án đã tham gia chương trình là Đồng Nai và Hà Tây. Dự án đặt mục tiêu hoàn thành 140.000 công trình biogas vào cuối giai đoạn 2. Hiện nay việc lên kế hoạch cho giai đoạn 2 đang được thực hiện, có thể bao gồm 50 trong tổng số 63 tỉnh thành của cả nước   Dự án Quản lý Chất thải Vật nuôi Đông Á Dự án bắt đầu được thực hiện từ năm 2006 và sẽ kết thúc sau 5 năm. Dự án đặt mục tiêu giảm ô nhiễm nước biển từ sản xuất chăn nuôi tập trung tại 3 nước, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Trong một trong các hợp phần của dự án, trình diễn công nghệ quản lý chất thải chăn nuôi đặt mục tiêu xây dựng hệ thống xử lý nước thải có thu hồi vốn và có thể nhân rộng tại các trại chăn nuôi heo tập trung.   Chương trình Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg tuyên bố trong giai đoạn 2006 – 2010, các trại chăn nuôi và chất thải gia súc phải được điều chỉnh để đạt các yêu cầu về giảm ô nhiễm nguồn nước và môi trường. Trong quyết định này, xây dựng các trạm biogas, thiết kế chuồng trại mới (thân thiện môi trường), danh sách các dự án khác đã bao gồm cải thiện 5 triệu hộ chăn nuôi, dự tính ngân sách khoảng 6.800 tỉ đồng   Chương trình hỗ trợ nông dân quản l‎ý chất thải ở các tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ một số hộ chăn nuôi mỗi hộ 300.000 đồng để xây bể biogas (theo quyết định số 6/2003/TTLT/BTC-NNPTNT). Năm 2007 số tiền hỗ trợ đã tăng lên 1000000 đồng cho mỗi hộ. Một số tỉnh khác như Long An, Đồng Nai cũng áp dụng chính sách hỗ trợ tương tự cho nông dân. Tại Nghệ An, nông dân chăn nuôi gia súc sẽ nhận được giá thuê đất rẻ chỉ khi họ viết bản cam kết bảo vệ môi trường, giới hạn khối lượng phân chuồng dùng nuôi cá, sử dụng biogas, chỉ có phân sau khi phơi mới được đem bón trên đồng ruộng hoặc đem bán với sự cho phép của Ủy ban địa phương (huyện Diễn Châu, xã Diễn Hồng).   5.4. Thể chế hiện tại liên quan đến quản lý môi trường chăn nuôi 5.4.1 Cơ quan Quản lý Nhà nước về Môi trường – Bộ Tài nguyên Môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) / Sở Tài nguyên và Môi trường Ở cấp Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trách nhiệm này được phân cấp tới các cơ quan cấp tỉnh là Sở Tài nguyên và Môi trường. Tùy theo loại và quy mô của từng dự án và tính chất nhạy cảm của địa điểm thực hiện dự án, các dự án đầu tư sẽ phải lập các báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc các Bản cam kết Bảo vệ Môi trường để Bộ TN&MT/Sở TN&MT xem xét và cấp chứng nhận. Theo nội dung Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ, Chủ đầu tư các dự án liên quan đến chăn nuôi có quy mô như dưới đây sẽ phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: Các cơ sở giết mổ có công suất từ 1.000 gia súc hoặc có từ 10.000 con gia cầm trở lên Các khu chăn nuôi có từ 1.000 gia súc trở lên Các trang trại có từ 20.000 gia cầm hoặc 200 con đà điểu trở lên Nhà máy sản xuất phân hữu cơ có công suất từ 1.000 T/năm 5.4.2 Cơ quan Quản lý Nhà nước đối với ngành Chăn nuôi – Cục Chăn nuôi Ở cấp Trung ương, ngành chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý. Nhiệm vụ quản lý môi trường chăn nuôi đã được giao cho Cục Chăn nuôi, đặc biệt là Phòng Môi trường chăn nuôi mới được Cục Chăn nuôi thành lập năm 2007.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdu_an_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_chan_nuoi.doc
Tài liệu liên quan