Du lịch Lâm Đồng, thực trạng và giải pháp

Tám là, phát triển các mô hình liên kết. Ngành du lịch chỉ có thể phát triển tốt hơn khi có nhiều mối liên kết; trong liên kết các bên phải lấy mục tiêu chung là cùng đưa ngành du lịch phát triển. Cần triển khai nhiều hình thức liên kết khác nhau, chẳng hạn liên kết giữa tỉnh Lâm Đồng với địa phương khác, liên kết giữa doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác, liên kết giữa Nhà nước với doanh nghiệp, liên kết giữa doanh nghiệp với cá nhân trên giác độ liên kết giữa địa phương với địa phương, cần quan tâm đến liên kết với các địa phương vùng lân cận, các địa phương có thế mạnh phát triển kinh tế và du lịch. Hoạt động liên kết phải được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, gắn bó chặt chẽ lợi ích kinh tế của mỗi bên trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, coi trọng quyền lợi của khách hàng như thường xuyên tổ chức các đợt khuyến mại giảm giá tour hay tổ chức các chuyến du lịch có thưởng, Chín là, tăng cường huy động các nguồn vốn để đầu tư cho ngành du lịch. Như chúng ta đã biết, các ngành kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng tất yếu phải đi lên bằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đó là một thực tế tất yếu khách quan. Để ngành du lịch thực hiện được công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải có những bước đi và trình tự phát triển một cách phù hợp. Song, dù phát triển bằng con đường nào thì cũng phải giải quyết cho được mối quan hệ giữa lao động, vốn, công nghệ và thị trường, trong đó vấn đề quan trọng là vốn. Những năm qua, ngành du lịch Lâm Đồng đã có nhiều giải pháp huy động vốn để đầu tư cho ngành du lịch phát triển, song nguồn vốn huy động được còn khá khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư của ngành du lịch. Để thu hút có hiệu quả nguồn vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư ngành du lịch phát triển, thiết nghĩ ngành du lịch Lâm Đồng cần phải đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, có như vậy mới tranh thủ được tối đa nguồn vốn để đầu tư cho ngành du lịch Lâm Đồng phát triển. Cụ thể là: nguồn vốn sở hữu chủ, nguồn vốn từ ngân sách địa phương, nguồn vốn từ nước ngoài, nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại và nguồn vốn trong dân. Mười là, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch. Nguồn nhân lực của ngành du lịch cả nước nói chung, ngành du lịch Lâm Đồng nói riêng đang có tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu; thừa lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo không đúng chuyên ngành, thiếu lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đội ngũ quản lý chất lượng cao. Như vậy, nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ đủ năng lực trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, ngay từ bây giờ ngành du lịch cần có chiến lược đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, từ đó sẽ tạo ra đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; chú trọng đào tạo theo hướng chuyên sâu về nghiệp vụ du lịch, hiểu biết về lịch sử, văn hóa các dân tộc Việt Nam, cũng như lịch sử văn hóa thế giới, nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp khách hàng. Ngoài ra, để thu hút được đội ngũ cán bộ có năng lực, ngành du lịch Lâm Đồng nên đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ, như: cải thiện cơ chế tiền lương, tiền thưởng, cơ hội thăng tiến, cơ hội học hành và xây dựng môi trường làm việc thân thiện. Tóm lại, để ngành du lịch Lâm Đồng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, đòi hỏi phải có giải pháp đúng đắn và được sự quan tâm đầu tư đúng mức của các ngành, các cấp.

pdf8 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Du lịch Lâm Đồng, thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
66 DU LỊCH LÂM ĐỒNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Vũ Văn Thực* TÓM TẮT Du lịch là ngành kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao và được coi là ngành xuất khẩu tại chỗ tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Hơn thế nữa, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế là một trong những ưu tiên hàng đầu trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới như giảm tỷ trọng của những ngành sản xuất vật chất, đồng thời tăng tỷ trọng của những ngành kinh tế dịch vụ, trong đó ngành du lịch là một trọng tâm. Ở Việt Nam nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, tuy nhiên tiềm năng đó chưa được khai thác phát huy một cách hiệu quả, triệt để. Bài báo này sẽ trình bày một cách cô đọng thực trạng hoạt động của ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành này trong thời gian tới. LAM DONG TOURITSM, THE CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS SUMMARY Tourism is the section that bring us the high economic efficiency and it is considered as export section to create a large source of foreign currency for the country. Moreover, development of tourism into a spearhead economic sector in the economic structure is one of the top priorities in the economic restructuring of many countries in the world, such as reducing the proportion of the industry material production while increasing the proportion of service industries; among them, tourism industry is a key of chain. For Vietnam in general, Lam Dong province in particular has great potential for tourism development, however, that potential has not been exploited to promote an efficient and thorough manner. This article will present a concise status of tourism activities in Lam Dong province in the past, and propose solutions to accelerate the development of this sector in the coming period. Lâm Đồng là một tỉnh miền núi ở phía Nam Tây Nguyên có diện tích tự nhiên 9.772,19 km2, nằm trên độ cao trung bình khoảng từ 800-1000 m so với mực nước biển, phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận và phía Bắc giáp tỉnh Đắc Nông và Đắc Lắc. Địa hình tỉnh Lâm Đồng tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời có những thung lũng bằng phẳng tạo nên các yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng. Tỉnh Lâm Đồng là một trong những địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng vào bậc nhất của cả nước. Đây thực sự là một lợi thế so sánh to lớn, nếu biết tận dụng khai thác hợp lý sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của địa phương cũng như cả nước. Dưới đây là một số tài nguyên du lịch tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng. * ThS. Phó Giám đốc Chi nhánh Trường Sơn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. HCM Tạp chí Đại học Công nghiệp 67 Nếu một ai đó trong chúng ta đã từng đến Lâm Đồng thì sẽ khó quên được những phút giây thật lãng mạn, ngạc nhiên và đầy thú vị bởi những cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, trữ tình và nhiều di tích lịch sử văn hóa đặc sắc, độc đáo như: Thung lũng tình yêu, hồ Tuyền Lâm, thiền viện Trúc Lâm, Đankia Suối vàng - Suối bạc, núi Lang Biang, thác Cam Ly, thác Pongour, thác Đamri, Suối Tiên, nhà thờ Con Gà, Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, Vườn hoa Thành phố Đà Lạt Ngoài ra, nơi đây còn có di tích khảo cổ học lớn vào bậc nhất Đông Nam Á nằm ở địa phận huyện Cát Tiên, hay không gian văn hóa cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới Đặc biệt, nói đến Lâm Đồng chúng ta thường nghĩ ngay đến một vùng đất có khí hậu trong lành, mát mẻ, điển hình là khí hậu của Đà Lạt. Thành phố Đà Lạt nằm ở độ cao trung bình khoảng 1500 m so với mực nước biển, do ảnh hưởng của độ cao và đồi thông bao bọc, nhiệt độ trung bình của Đà Lạt luôn diao động vào khoảng 18-210C, nhiệt độ cao nhất không quá 300 C và thấp nhất không dưới 50C, đây là nhiệt độ lý tưởng để du khách tham quan, nghỉ dưỡng và thực hiện các hoạt động văn hóa thể thao khác. Với nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc, phong phú và đa dạng cộng với nhiều chính sách thu hút du khách của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, thời gian qua, số lượng du khách đến với Lâm Đồng ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước. Doanh thu từ hoạt động du lịch luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của tỉnh và là ngành quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Dưới đây là khái quát về thực trạng hoạt động của ngành du lịch Lâm Đồng trong những năm qua. Về khách du lịch: Khi có ý định tham quan các địa danh du lịch nổi tiếng của nước ta, thì Lâm Đồng luôn là một trong những địa danh mà du khách trong và ngoài nước ưu tiên lựa chọn. Giai đoạn từ năm 2004 đến 2009, du khách đến Lâm Đồng có bước tăng trưởng liên tục, năm sau luôn tăng cao hơn năm trước khoảng trên 10%, đặc biệt có năm tăng trên 19%, trong đó tốc độ tăng trưởng trung bình của khách nội địa đạt khoảng trên 18%, khách quốc tế có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt khoảng trên 7%. Dưới đây là số liệu du khách đến Lâm Đồng trong giai đoạn từ 2004-2010. Đơn vị: lượt người Năm Tổng số khách du lịch Khách nội địa Khách quốc tế Số lượng %tăng so với năm trước Số lượng % tăng so với năm trước Số lượng % tăng so với năm trước 2004 1.350.000 17,4% 1.264.000 6,5 86.000 32,3 2005 1.560.900 15,6% 1.460.300 15,5 100.600 17,1 2006 1.848.000 18,4% 1.751.000 20 97.000 -3,6 2007 2.200.000 19,04% 2.080.000 18,8 120.000 23,7 2008 2.300.000 4,5% 2.180.000 4,8 120.000 0 2009 2.500.000 8,7% 2.370.000 8,7 130.000 8,3 2010 3.100.000 24 2.940.000 24,05 160.000 23,08 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, UBND tỉnh Lâm Đồng . Du lịch Lâm Đồng thực trạng 68 Số liệu trên cho thấy, từ năm 2004 đến 2010, du khách đến Lâm Đồng có bước tăng trưởng đáng kể. Cụ thể: số lượng khách du lịch năm 2010 tăng so với năm 2004 là 2,3 lần, tỷ lệ tăng 129,6%; trong đó khách nội địa tăng 2,3 lần, tỷ lệ tăng 132,6% và khách quốc tế tăng 1,9 lần, tỷ lệ tăng 86 %. Về số ngày lưu trú của du khách và doanh thu ngành du lịch: Theo khảo sát của cơ quan chức năng, thời gian lưu trú ở Lâm Đồng của một du khách trong giai đoạn từ 2004 đến 2009 vào khoảng từ ngày đến 2,4 ngày. Chi tiêu trung bình của một khách quốc tế khoảng 40 USD/ngày, trong đó 23 USD là dùng cho hoạt động lưu trú, còn lại là chi tiêu cho ăn uống, mua sắm đối với khách du lịch nội địa, chi tiêu trung bình một ngày của một du khách khoảng 400.000 VNĐ, trong đó 250.000 VNĐ dành cho lưu trú, số còn lại là chi tiêu cho các mục đích khác. Về cơ cấu khách, trong số khách nội địa đến Lâm Đồng thì du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng khá lớn, khoảng 60,5%, các tỉnh miền Đông Nam Bộ 9%, đồng bằng sông Cửu Long 15,5%, Hà Nội - Hải Phòng 7%. Khách quốc tế đến Lâm Đồng nhiều nhất vẫn là người Pháp, chiếm khoảng 23,1%; tiếp đó là Đài Loan 13,8%, Mỹ 11,5%, Anh 6,8%, Hà Lan 6,5%, các nước Đông Nam Á khoảng trên 9%... Giai đoạn từ năm 2004 đến 2010, doanh thu ngành du lịch Lâm Đồng có bước phát triển đáng kể. Nếu như năm 2004, doanh thu ngành du lịch Lâm Đồng là 1.215 tỷ đồng, thì đến cuối năm 2010 đạt 4.353 tỷ đồng, tăng 3.138 tỷ đồng so với năm 2004, tỷ lệ tăng 258,3%. Nếu tính bình quân cả giai đoạn 2004-2010, doanh thu ngành du lịch tăng 17,1%/năm. Số liệu trên cho thấy, trong giai đoạn 2004-2010, ngành du lịch đã giữ được mức độ tăng trưởng khá cao, ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới, ngành du lịch vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá, chính sự phát triển của ngành du lịch Lâm Đồng đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, ổn định trật tự xã hội tại địa phương. Dưới đây là doanh thu và số ngày lưu trú bình quân của du khách trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (2004-2010). Năm Ngày lưu trú khách du lịch (Ngày) Năm sau tăng so với năm trước (%) Doanh thu du lịch (tỷ đồng) Năm sau tăng so với năm trước ( tỷ đồng) Năm sau tăng so với năm trước (%) 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2,2 2,3 2,3 2,3 2,3 2,4 2,4 0 4,35 0 0 0 4,35 0 1.215 1.405 1.663 3.000 3.220 3.500 4.353 295 190 258 1.337 220 280 853 32,1 15,64 18,36 80,4 7,33 8,7 24,37 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, UBND tỉnh Lâm Đồng. Tạp chí Đại học Công nghiệp 69 Đánh giá, nhận xét chung: thực tế trong những năm qua cho thấy, ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng đã có những bước phát triển đáng kể, điều đó được thể hiện ở chỗ doanh thu và số lượng du khách đến với Lâm Đồng tăng đều qua các năm. Tuy gặt hái được những kết quả đáng khích lệ, song bên cạnh đó ngành du lịch Lâm Đồng vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, tồn tại cần có hướng khắc phục để có thể phát triển nhanh và bền vững hơn nữa. Đó là sản phẩm dịch vụ du lịch còn đơn điệu, chất lượng thấp; nhiều tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh xuống cấp và bị xâm hại nghiêm trọng; cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành du lịch; nguồn vốn đầu tư cho ngành du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư của ngành du lịch; công tác quy hoạch còn những hạn chế nhất định; trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch còn nhiều bất cập; bảo tồn phát triển văn hóa và các ngành nghề truyền thống chưa được quan đâm đúng mức; quảng bá hình ảnh du lịch Lâm Đồng chưa được chú trọng; chưa tạo ra được môi trường đầu tư, kinh doanh thực sự thông thoáng, hấp dẫn Chính những hạn chế trên là nguyên nhân dẫn đến việc ngành du lịch Lâm Đồng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, vị thế của nó. Để ngành du lịch Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững hơn nữa, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau: Một là, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch. Một quốc gia hay một địa phương sẽ thu hút được nhiều du khách hơn nếu địa phương hay quốc gia ấy có nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch có chất lượng. Để thực hiện được điều đó, thời gian tới ngành du lịch Lâm Đồng cần tập trung nghiên cứu đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ có chất lượng phục vụ du khách, trong đó nên mở rộng phát triển những sản phẩm dịch vụ mang tính đặc trưng, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, chẳng hạn như khôi phục không gian văn hóa cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, lễ hội cầu mùa; bảo tồn và nâng cao chất lượng các buôn văn hóa của đồng bào dân tộc K’Ho, Mạ, Chill kết hợp bán sản phẩm dịch vụ truyền thống và mặt hàng ẩm thực mang tính đặc trưng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên để giới thiệu rộng rãi đến với du khách trong và ngoài nước. Mặt khác, đối với các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa hiện có, ngành du lịch cần tập trung đầu tư nâng cấp cho khang trang, sạch sẽ hơn; phát triển các loại hình sản phẩm du lịch khác, như: săn bắn, leo núi, vượt thác, nhảy dù; cải tiến và mở rộng loại hình tham quan cảnh trí bằng xe đạp, ngựa, voi; khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ, ngành nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa của Lâm Đồng, như: dệt may, tranh thêu, tơ tằm; nghề trồng và chế biến các sản phẩm từ hoa, dâu, cà phê, chè, nuôi cá nước lạnh. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, ngành du lịch cần đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất lượng phục vụ du khách. Hai là, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những điều kiện không thể thiếu để phát triển du lịch. Một địa danh nếu có cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển thì sẽ có ưu thế hơn trong việc thu hút du khách. Thực tế cho thấy, trên địa bàn Lâm Đồng đang có nhiều khu, điểm du lịch đang xuống cấp nghiêm trọng, nhưng chưa được các ngành, các cấp quan tâm đầu tư, hoặc đầu tư chưa thực sự đúng mức. Để lấy lại lòng tin đối với du khách ở trong và ngoài nước, cần nhanh chóng đầu tư xây dựng, cải tạo lại các điểm du lịch, khu du lịch sao cho khang trang, sạch đẹp hơn; nghiên cứu nhu cầu vui chơi giải trí của du khách, từ đó dành quỹ đất để xây dựng một số khu vui chơi giải trí có tầm cỡ khu vực để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của du khách; quan tâm hơn đến việc đầu tư các khu vui chơi giải trí về đêm và khu vui Du lịch Lâm Đồng thực trạng 70 chơi giải trí dành cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Lâm Đồng là một trong những địa phương có tiềm năng, thế mạnh phát triển loại hình du lịch hội thảo và hội nghị, nghỉ dưỡng và chữa bệnh, nhưng cho đến nay chưa có một trung tâm hội thảo, hội nghị cũng như bệnh viện nào mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Để phát triển các loại hình du lịch trên, ngành du lịch cần đầu tư một bệnh viện và một đến hai trung tâm hội thảo, hội nghị lớn mang tầm cỡ quốc tế, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, cần mở rộng đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không; hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thông tin liên lạc; hệ thống khách sạn, nhà hàng. Ngoài ra, cần bổ sung những điều kiện vật chất kỹ thuật riêng, chẳng hạn như: khu du lịch nghỉ dưỡng ngoài điều dưỡng phải có nơi điều trị, cũng như có thuốc men đầy đủ; khu di tích văn hoá-lịch sử cần có nhà trưng bày các hiện vật văn hóa, lịch sử Ba là, tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo nhằm đưa hình ảnh du lịch Lâm Đồng đến với du khách trong và ngoài nước nhiều hơn. Công tác quảng bá hình ảnh du lịch Lâm Đồng ở trong và ngoài nước còn nhiều hạn chế trong thời gian qua, điều đó có thể thấy rất rõ là có rất ít thông tin về du lịch Lâm Đồng xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trong và ngoài nước; đã có rất nhiều du khách khi đến Lâm Đồng phải thốt lên vì vẻ đẹp nơi đây, nhưng trước đó du khách không hề biết gì về Lâm Đồng. Nói như vậy để chúng ta biết hạn chế của công tác tuyên truyền quảng cáo của ngành du lịch Lâm Đồng. Như vậy, để hình ảnh du lịch Lâm Đồng được phổ biến một cách rộng rãi đến người dân ở trong và ngoài nước, ngành du lịch cần có chiến lược cụ thể để khuếch trương hình ảnh của mình, có như vậy người dân trong và ngoài nước sẽ biết đến Lâm Đồng nhiều hơn. Để công tác tiếp thị, quảng cáo thực sự có hiệu quả, các cơ quan liên quan nên chú trọng tuyên truyền quảng cáo hình ảnh du lịch Lâm Đồng trên các kênh thông tin có số lượng người theo dõi lớn, có sức lan tỏa rộng, chẳng hạn như: trên internet, báo chí, phát thanh, truyền hình... Hình thức quảng cáo phải thực sự ngắn gọn, dễ hiểu, thấm sâu vào lòng người. Bên cạnh đó cần tổ chức các lễ hội, các lễ hội khác nhau mang đậm nét của Lâm Đồng, như tiếp tục tổ chức các đợt lễ hội hoa, lễ hội trà. Hơn thế nữa, cần nghiên cứu mở rộng các sự kiện khác như: lễ hội cây ăn trái và rau, tổ chức lễ hội tình yêu tại TP. Đà Lạt phối hợp với các hãng du lịch lớn, các hãng hàng không để tuyên truyền, quảng cáo; vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn cùng tham gia các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo để hình ảnh của Lâm Đồng đến với du khách trong và ngoài nước nhiều hơn. Bốn là, qui hoạch tổng thể du lịch Lâm Đồng. Quy hoạch du lịch Lâm Đồng đã được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện trong thời gian qua. Tuy nhiên, công tác quy hoạch thực sự vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, trong đó có rất nhiều yếu tố chưa phù hợp với quy hoạch hoặc là do dưới tác động chủ quan của con người đã làm phá vỡ cảnh quan quy hoạch. Quy hoạch tổng thể cho phát triển du lịch Lâm Đồng nên được thực hiện theo nét đặc trưng riêng và được thống nhất chỉ đạo từ cấp cao nhất đến cơ sở. Khi đã có sự thống nhất thì địa phương phải căn cứ vào đó để triển khai thực hiện một cách cụ thể, đồng bộ. Theo chúng tôi, nên quy hoạch Lâm Đồng theo hướng: lấy phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, học tập, hội thảo, hội nghị, chữa bệnh làm trung tâm. Chính quyền tỉnh cần chọn một kiến trúc sư giỏi, có tâm huyết với địa bàn để thực hiện quy hoạch, cũng như giám sát việc thực hiện quy hoạch. Trong quy hoạch lưu ý giữ gìn các công trình kiến trúc đặc trưng của tỉnh, đặc biệt là kiến trúc của Đà Lạt; bảo tồn và phát triển rừng thông và rừng đặc dụng khác ở vùng đệm, tránh xây dựng khu công nghiệp tại Đà Lạt và vùng phụ cận Đà Lạt; cần chú ý gắn quy hoạch Lâm Tạp chí Đại học Công nghiệp 71 Đồng với cụm du lịch liên hoàn trong nước và khu vực. Đã đến lúc ngành du lịch Lâm Đồng nên tìm ra một kiến trúc sư có trình độ và có tâm huyết với Lâm Đồng làm công trình sư trưởng để thực hiện công tác quy hoạch, kể cả thuê người nước ngoài để bổ nhiệm vào vị trí trên. Năm là, mở rộng phát triển thị trường. Mở rộng phát triển thị trường là một việc nên làm thường xuyên, liên tục. Muốn phát triển khách hàng, cần có những chính sách thiết thực để thu hút khách hàng, như đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nâng cao ý thức phục vụ khách hàng, sự thân thiện và nhiệt tình của người dân, giá cả của sản phẩm dịch vụ phải chấp nhận được, tình hình an ninh trật tự xã hội, hệ thống giao thông- thông tin liên lạc tốt ngoài ra, cần tuyên truyền quảng cáo để đưa hình ảnh của Lâm Đồng đến được với nhiều người dân trong và ngoài nước. Nhằm tạo thuận lợi cho du khách, các cấp chính quyền cần sớm quan tâm đầu tư mở rộng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Đà Lạt, mở rộng quốc lộ từ Nha Trang, Phan Rang, Đắc Lắc và Bình Thuận đi Lâm Đồng; khôi phục tuyến đường sắt từ Tháp Chàm đi Đà Lạt và mở rộng sân bay Liên Khương, tăng cường các chuyến bay từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đi Đà Lạt, tiến tới cần mở đường bay từ Cần Thơ, Hải Phòng bay thẳng tới Đà Lạt, bên cạnh đó ngành hàng không cần nghiên cứu mở đường bay thẳng từ Lâm Đồng sang các nước đã và đang là thị trường lớn và một số nước là thị trường tiềm năng. Về thị trường nội địa, ngoài thị trường truyền thống là Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ cần quan tâm mở rộng ra các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, các tỉnh khu vực phía Bắc. Đối với thị trường khách quốc tế, tiếp tục khai thác tốt thị trường khách du lịch: Pháp, Đài Loan, Mỹ, Anh, Hà Lan bên cạnh đó cần mở rộng ra thị trường các nước trong liên minh châu Âu, thị trường Úc, thị trường các nước Đông Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc), các nước trong khối ASEAN. Sáu là, xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư, kinh doanh vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, thiết nghĩ các cấp, các ngành nên có chính sách thích hợp để tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh thật thông thoáng, hấp dẫn. Cụ thể, cần có chính sách miễn giảm thuế đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực du lịch; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; chính sách giao, thuê đất thì giá đất phải mang tính cạnh tranh cao so với các địa phương khác và các nước khác trong khu vực đồng thời phải có các biện pháp để thể hiện sự sẵn lòng đón các nhà đầu tư như: hoàn thiện các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đào tạo ra lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về lao động khi doanh nghiệp có nhu cầu Bảy là, bảo tồn và phát huy các hoạt động văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Xu hướng muốn tìm hiểu văn hóa, lịch sử truyền thống của mỗi vùng, miền hay một đất nước khác đang được rất nhiều du khách trong và ngoài nước ưa chuộng và trên thực tế Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc cần được bảo tồn để phục vụ cho việc phát triển du lịch. Các ngành, các cấp cần có kế hoạch thực hiện bảo tồn và khôi phục các hoạt động văn hóa đặc sắc, như: lễ hội văn hóa cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, lễ hội cầu mùa bảo vệ nghiêm ngặt các khu rừng, cũng như nguồn động thực vật qúy hiếm có giá trị, tránh khai thác bừa bãi các nguồn nước; giáo dục nâng cao ý thức người dân để người dân không xả rác nơi công cộng, các danh lam thắng cảnh. Ngoài ra, các cơ quan Du lịch Lâm Đồng thực trạng 72 chức năng cần có nhiều giải pháp thích hợp để giữ gìn an ninh trật tự xã hội, đảm bảo an toàn cho du khách; phạt nặng các tổ chức cá nhân kinh doanh không lành mạnh hoặc nâng giá quá cao các sản phẩm dịch vụ trong các dịp lễ, tết. Tám là, phát triển các mô hình liên kết. Ngành du lịch chỉ có thể phát triển tốt hơn khi có nhiều mối liên kết; trong liên kết các bên phải lấy mục tiêu chung là cùng đưa ngành du lịch phát triển. Cần triển khai nhiều hình thức liên kết khác nhau, chẳng hạn liên kết giữa tỉnh Lâm Đồng với địa phương khác, liên kết giữa doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác, liên kết giữa Nhà nước với doanh nghiệp, liên kết giữa doanh nghiệp với cá nhân trên giác độ liên kết giữa địa phương với địa phương, cần quan tâm đến liên kết với các địa phương vùng lân cận, các địa phương có thế mạnh phát triển kinh tế và du lịch. Hoạt động liên kết phải được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, gắn bó chặt chẽ lợi ích kinh tế của mỗi bên trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, coi trọng quyền lợi của khách hàng như thường xuyên tổ chức các đợt khuyến mại giảm giá tour hay tổ chức các chuyến du lịch có thưởng, Chín là, tăng cường huy động các nguồn vốn để đầu tư cho ngành du lịch. Như chúng ta đã biết, các ngành kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng tất yếu phải đi lên bằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đó là một thực tế tất yếu khách quan. Để ngành du lịch thực hiện được công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải có những bước đi và trình tự phát triển một cách phù hợp. Song, dù phát triển bằng con đường nào thì cũng phải giải quyết cho được mối quan hệ giữa lao động, vốn, công nghệ và thị trường, trong đó vấn đề quan trọng là vốn. Những năm qua, ngành du lịch Lâm Đồng đã có nhiều giải pháp huy động vốn để đầu tư cho ngành du lịch phát triển, song nguồn vốn huy động được còn khá khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư của ngành du lịch. Để thu hút có hiệu quả nguồn vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư ngành du lịch phát triển, thiết nghĩ ngành du lịch Lâm Đồng cần phải đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, có như vậy mới tranh thủ được tối đa nguồn vốn để đầu tư cho ngành du lịch Lâm Đồng phát triển. Cụ thể là: nguồn vốn sở hữu chủ, nguồn vốn từ ngân sách địa phương, nguồn vốn từ nước ngoài, nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại và nguồn vốn trong dân. Mười là, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch. Nguồn nhân lực của ngành du lịch cả nước nói chung, ngành du lịch Lâm Đồng nói riêng đang có tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu; thừa lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo không đúng chuyên ngành, thiếu lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đội ngũ quản lý chất lượng cao. Như vậy, nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ đủ năng lực trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, ngay từ bây giờ ngành du lịch cần có chiến lược đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, từ đó sẽ tạo ra đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; chú trọng đào tạo theo hướng chuyên sâu về nghiệp vụ du lịch, hiểu biết về lịch sử, văn hóa các dân tộc Việt Nam, cũng như lịch sử văn hóa thế giới, nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp khách hàng. Ngoài ra, để thu hút được đội ngũ cán bộ có năng lực, ngành du lịch Lâm Đồng nên đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ, như: cải thiện cơ chế tiền lương, tiền thưởng, cơ hội thăng tiến, cơ hội học hành và xây dựng môi trường làm việc thân thiện. Tóm lại, để ngành du lịch Lâm Đồng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, đòi hỏi phải có giải pháp đúng đắn và được sự quan tâm đầu tư đúng mức của các ngành, các cấp. Với tiềm năng, lợi thế sẵn có của mình, nếu biết tận dụng khai thác một cách hợp lý thì hy vọng rằng trong thời gian không xa, ngành du lịch Lâm Tạp chí Đại học Công nghiệp 73 Đồng sẽ có bước phát triển đột phá, từng bước đưa Lâm Đồng trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước cũng như của khu vực, qua đó góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008)- Kinh tế Du lịch. Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân. 2. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2009) - Tài Nguyên Du lịch. Nxb. Giáo Dục. 3. Trang thông tin điện tử Lâm Đồng ( www.Lamdong.gov.vn). 4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng- Báo cáo tổng kết hoạt động (2004-2009). 5. UBND TP. Đà Lạt-Đại học Đà Lạt (2001) - Hội thảo phát triển du lịch Đà Lạt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdulich_3_331.pdf
Tài liệu liên quan