Dược lý học thú y chuyên khoa

1. Amylium nitrosum 1.1. Tính chất vật lý : Chất lỏng trong suốt, màu phớt vàng, mùi thơm trái cây, bốc hơi rất nhanh, không tan trong nước. Ngoài ánh sáng rễ bị phân huỷ. Khi bảo quản thuốc trong lọ kín, tối màu. 1.2.Tác dụng dược lý: Tác dụng sau vài giây gây giãn mạch máu phần trên của cơ thể. Huyết áp hạ, mạch nhanh, tác dụng kéo dài 7 – 10 phút. +Liều cao làm biến Hemoglobin thành Met Hemolobin dẫn đến làm ngạt thở các tổ chức. Nếu bị trúng độc, biểu hiện thở gấp, thiếu oxy, máu có màu Socola. 1.3. ứng dụng: + Cho ngửi lúc gia súc bị tắc mạch máu não. + Giải độc các thuốc như Cocain, Chloralhydrat, Ergotin, các hợp chất Cynic.

docx143 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 770 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dược lý học thú y chuyên khoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưng chỉ được sử dụng vài chục loại, vì thường gây các triệu chứng độc, có tác dụng phụ, có hại cấp tính hoặc do hoạt phổ kháng sinh của nó hẹp, do giá thành cao... Việc sử dụng kháng sinh tố để chữa bệnh có giá trị rất lớn trong sản xuất. Nhưng cũng thể hiện những mặt hại, mặt xấu của nó, đặc biệt là hiện tượng kháng thuốc 1.PENIXILIN( Nhóm Beta-lactams ) 1.1. Nguồn gốc: Penixilin do một số nấm mốc sản sinh ra. Ngày nay chủ yếu sản xuất từ Penicillinum chrysogenium vì sản lượng Penixilin cao hơn. Về mặt hoá học Penixilin có 2 Axit amin: Dimethylcysteni và Serin, Chúng tạo thành hai vòng: Thiazolidin và vòng Beta-lactam, ngoài ra còn chứa một nhóm Carbonyl có nối Peptid. Tại nhóm Carbonyl này có thể gắn với các nhóm khác nhau để cho ra các loại Penixilin khác nhau. *Trong thực tế lại chỉ dùng loại penixilin G và V đặc biệt là loại G. *Bởi loại này mới dễ dàng tạo thành muối Na hoặc K hoặc Ca của chúng. muối này dễ tan trong nước để sử dụng tiêm. Song nó lại có nhược điểm là dạng muối dễ bị phân huỷ, ở nhiệt độ thấp cũng bảo quản được trong thời gian ngắn. Chỉ trong những lọ thuỷ tinh hàn kín, khô ráo, để nơi mát chống ẩm tốt mới bảo quản được nhiều năm. 1.2.Tính chất vật lý : Penixilin G là chất có dạng tinh thể màu trắng, tan nhiều trong nước,. Nó dễ bị axit, kiềm, các chất oxy hoá- khử phá huỷ. Vòng Lactam rất dễ bị phá Penixilin mất tác dụng kháng khuẩn, trở thành những chất có hại. Penixilin G cũng dễ bị men Penixlinaza của các vi khuẩn đường ruột như E.coli phá huỷ nên không dùng để uống qua đường tiêu hoá. Nó cũng nhanh bị vi trùng kháng lại. Nhanh thải trử ra khỏi cơ thể . Đã khắc phục những mặt hạn chế, người ta đã bán tổng hợp Penixilin và trên thị trường hiện nay đã có bán nhiều loại bán tổng hợp đó. 1.3.Tác dụng dược lý : - Chủ yếu tác dụng với vi trùng Gram dương. - Các Penixilin bán tổng hợp như : Fenoxi penixilin bền vững ở môi trường axit nên có thể dùng qua đường tiêu hoá. - Nhiều loại có thể chống lại với men Penixilaza như Metixilin, Oxaxilin, Cloxaxilin, Nafxilin, cho nên nó tác dụng mạnh với cả những cầu trùng đã kháng lại Penixilin G (do các vi trùng ấy đã sản xuất ra men Penixlaza). - Ampixilin cũng còn tác dụng với cả một số vi trùng Gram âm như Shigella Salmonella, E.coli Penexilin đã tác động vào các quá trình cấu tạo nên vách vi khuẩn, hạn chế các quá trình sinh tổng hợp nên các cấu trúc của màng vi khuẩn. Đơn vị quốc tế của Penixilin là UI:1 triệu UI tương đương với khoảng 600mg. 1.4.Sự hấp thu Penixilin: * Qua con đường tiêu hoá: Chỉ có một số loại Penixilin không chịu tác dụng của men, nên có thể dùng qua đường tiêu hoá. * Chủ yếu là đường tiêm bắp thịt. * Sau khi tiêm penixilin 20 – 30 phút sẽ đạt mức cao nhất trong máu. 1.5.Sự phân bố của Penixilin trong cơ thể: sau khi được hấp, Penixilin phân bố hầu như ở nhiều nơi trong cơ thể. Nhưng ở các cơ quan không đều nhau. Penixilin có thể qua nhau thai mà vào thai. 1.6.Sự thải trừ của Penixilin : *Thải trừ qua thận từ 40 – 90%, lượng nhỏ bị phân huỷ ở gan và thận. 1.7.Sự kháng thuốc của vi trùng đối với Penixilin: *Có nhiều loại vi trùng kháng lại Penixilin một cách tự nhiên là do ở các loại đó không có các Receptor mà Penixilin tác động vào, hoặc chúng có sẵn men Penixilaza (như E.coli). *Và do dùng không đúng quy cách, dùng liều thấp, vi trùng không bị diệt mà lại thích nghi dần và trở nên kháng lại 1.8.Độ độc và phản ứng dị ứng Penixilin : Penixilin tinh khiết, không độc vì phạm vi độc rất xa với liều lượng điều trị. 1.9. ứng dụng điều trị : - Nhiệt thán Trâu, Bò,Vi trùng uốn ván, khí ung thán, Actinomycosis ở bò, -Bệnh Lợn đóng dấu, bệnh viêm vú truyền nhiễm, nhiễm trùng khi đẻ, viêm tử cung, sót nhau, các ổ nhiễm trùng hoá mủ ( Abxe ): - Điều trị cục bộ tại vết thương bằng bột Penixilin làm cho vết thương chóng khô, hết nhiễm trùng. 1.10.ứng dụng thực tế của các chất Penixilin bán tổng hợp: *Ampixilin:( Amino- Penicillin) Thuốc này có hoạt phổ kháng sinh rộng hơn Penicillin, Bền vững trong môi trường axit, trong men Penixilinaza. Ngoài các vi trùng Gram dương, Ampixilin có tác dụng tốt với vi trùng Gram âm: E.coli, Salmonella, Shigella, Proteus .... Dùng cho mọi loại gia súc nhưng ở loài nhai lại chỉ nên dùng cho Bê, Nghé. 1.11.Liều lượng: + 10 - 12 mg/kgP + Để điều trị:Viêm đường sinh dục, tiết niệu, tử cung, viêm túi mật,bệnh lậu. + Không dùng trong các trường hợp : Do các vi khuẩn kỵ khí gây Apxe,các vết thương trong xoang bụng + Thể mãn tính Salmonellosis ở lợn sề, người ta dùng 6 mg/kg, kết quả rất tốt vì diệt được vi trùng ở trong mật. Ampicillin có thể dùng tiêm vena. Sau khi tiêm 1 g nồng độ thuốc cao nhất trong máu + Thuốc được thải trự chủ yếu qua : Thận, Mật, Sữa. *Amoxilin:( Amino- Penicillin) Thuốc này có hoạt phổ kháng sinh rộng hơn Penicillin, và Ampicillin đặc biệt có thêm Acid clavunalic. Bền vững trong môi trường axit, trong men Penixilinaza. 1.11.Liều lượng: + 10 - 12 mg/kgP. Dùng trong khi trường hợp bệnh nặng +Viêm đường sinh dục, tiết niệu, tử cung hoá mủ, túi mật,bệnh lậu hoá mủ. + Viêm Da, viêm cơ do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn. + Sau khi tiêm 1 g nồng độ thuốc cao nhất trong máu và cao gấp 2 hàm lượng Ampicillin Đã có nhiều hãng sản xuất Amoxiline 15% có tác dụng kéo dài 48 giờ trong điều trị ( Longamox, Clamoxil, Vertrimoxim,Amoxisol, Hamoxilin......). *Cefalosporin (Cefalotin, Cefalexin, Cefadroxin, Cefaclo Cefamandon) Thuốc này có hoạt phổ kháng sinh rộng hơn Penicillin, và Ampicillin, Amoxillin 1.11.Liều lượng: + 10 - 12 mg/kgP. Dùng trong khi trường hợp bệnh nặng + Viêm đường hô hấp +Viêm đường sinh dục, tiết niệu, tử cung, viêm bàng quang, tiền liệt tuyến. + Viêm Da, viêm cơ do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, các khối mô mềm, Xương, Răng. 2.STREPTOMYXIN( Nhóm Amnino- Glycoside ) 2.1.Nguồn gốc: Streptomyxin đã được Weksman chiết từ môi trường nuôi cấy Actinomyces Griseus năm 1942. 2.2.Tính chất vật lý : Là loại bột mầu trắng hoặc hơi hồng, nhẹ, tính kiềm. Tan nhiều trong nước nhưng không tan trong Ete và cồn. Bột khô đựng trong lọ kín có thể để lâu nhiều năm. 2.3.Đơn vị quốc tế : Mỗi lọ Streptomyxin trên thị trường là 1g bằng 1 triệu UI. Một mặt Streptomyxin có tác dụng diệt khuẩn (Bactericid) mặt khác nó có tác dụng kháng sinh (Bacteriostatic). 2.4.Các vi khuẩn mẫn cảm với Streptomyxin : Ngăn cản quá trình sinh tổng hợp Protein của vi khuẩn do phân tử Streptomycin gắn vào tiểu phần 50 S trên Riboxom của tế bào vi khuẩn Các vi khuẩn Gram âm hiếu khí : Actinomyces bovis, Bacterium pyosepticum, Bruxella,E.coli, Leptospira, Mycobacterium Paratuberculosis, Mycobacterium tuberculosis, Pasteurella, Salmonella, Staphylococcus vibrio Một mặt Streptomyxin có tác dụng diệt khuẩn (Bactericid) mặt khác nó có tác dụng kháng sinh (Bacteriostatic). 2.5. Các vi sinh vật không mẫn cảm với Streptomyxin : Các vi khuẩn Gram âm yếm khí : Anaerob,Rickettsia,Virus, Protozoa Streptomyxin cũng có tác dụng với một số vi khuẩn Gram dương. Máu, mủ có ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc Streptomyxin đã cản trở sự sinh tổng hợp protein của vi khuẩn : do phức hợp Streptomyxin – Ribosome. Không thể đưa tới các phản ứng bình thường với mARN 2.6.Tính kháng Streptomyxin của vi khuẩn: Việc dùng Streptomyxin không đúng quy cách, liều lượng không thích hợp sẽ làm cho vi khuẩn kháng lại thuốc một cách nhanh chóng. 2.7.ứng dụng thực tế của Streptomyxin – liều lượng . * Điều trị tụ huyết trùng của Gia súc và Gia cầm. * Điều trị bệnh Lao, xảy thai truyền nhiễm * Viêm âm đạo, tử cung Trâu, Bò: Nguyên nhân do các loại vi khuẩn Gram âm, có khi phối hợp Streptomyxin với Penixilin. * Viêm vú do E.coli: dùng Streptomyxin , bơm vào mỗi bên vú bị viêm 0.1 – 0.25 g. Đồng thời còn tiêm bắp 10 mg/kgP Streptomyxin. * Viêm vú do Staphylococcus : dùng 0.1 – 0.25 g Streptomyxin trộn với 100.000 UI Penixilin bơm vào bầu vú bị viêm. Có khi còn dùng phối hợp thêm với 1g Sunfonamit . Hoặc Tetracylin, Doxycilin. * Trộn vào môi trường pha chế tinh dịch: cứ mỗi ml tinh dịch, thêm 500mcg streptomyxin và 500 UI penixilin Với liều này không ảnh hưởng gì đến tinh trùng nhưng ức chế được các loại vi trùng. * Điều trị viêm ruột ỉa chảy của Bê, Nghé, Lơn con: do các vi trùng Gram âm như Salmonella, E.coli gây nên. Ta cho uống nhiều ngày liên tục Streptomyxin với liều 20mg/kg. Hiệu quả tốt. * Actinomycosis: phải điều trị lâu, phối hợp các thuốc khác nhưng không khỏi hoàn toàn được. * Leptospirosis: Dùng phối hợp với Penixilin , nhất là ở Chó, bị thể mãn tính, thận dễ bị viêm, ta dùng Streptomyxin là rất tốt. * Viêm dạ dầy, ruột của Mèo: 0.25g/kg/ngày. Cho uống liên tục 3 – 4 ngày. 3.CáC KHáNG SINH NHóM TETRAXYCLIN 3.1.Tác dụng dược lý : *Đây là những thuốc kháng sinh có hoạt phổ rộng, rất thông dụng và do đó rất quan trọng trong lâm sàng. Trong phân tử chúng đều có chứa 4 vòng benzen. *Các kháng sinh nhóm Tetraxyclin tác dụng rộng rãi với nhiều vi trùng Gram âm và Gram dương cả ưa khí và kỵ khí *Ngoài ra nó còn có tác dụng với cả Richketsia, virus lớn, một số protozoa. Bằng cơ chế tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của chúng. *Người ta cũng nhận thấy Tetraxyclin còn tác dụng với cả gium kim (Oxyrus) ở người, với cầu ký trùng manh tràng Gà. Thậm chí cả với giun đũa Lợn. Nhưng vì giá thành điều trị cao nên người ta không sử dụng trong lâm sàng với mục đích này. Tác dụng với vi sinh vật Với nồng độ tối thiểu có tác dụng là 0.5 mcg/ml. Sau đây là bảng hoạt phổ kháng sinh của các kháng sinh nhóm này: Các vi sinh vật mẫn cảm với nhóm Tetraxyclin Bacillus anthracis Staphylococcus Bacillus subtilis Trepnema E.coli Trichomonas vaginalis Brucella Clos. Perfringens Richkettsia (sốt hồi quy) Clos. Tetani Haemophylus influenzae Siêu vi trùng lợn Leptospira Pasteurella Psittacosis Salmonella Streptococcus Atipusos vir. pneumonia 3.2.Tính kháng thuốc của vi khuẩn đối với kháng sinh nhóm Tetraxyclin Việc sử dụng Tetraxyclin rộng rãi, nhất là sử dụng nó với mục đích chăn nuôi, kích thích tăng trọng đã dẫn đến tình trạng kháng thuốc nhanh chóng của vi trùng. Đặc biệt là E.coli gây bệnh ở bê và Lợn con(Do để hạn ché quá trình tiêu chảy của gia súc khi dùng các loại thức ăn công nghiệp nhiều nhà sản xuất đã dùng Tetracyclin trộn thức ăn ) 3.3.Sự hấp thu, phân bố, thải trừ của Tetraxyclin: *Khi uống các Tetraxyclin thì chỉ có một phần thuốc được hấp thu, một phần khác được thải trừ qua phân, do chúng kết hợp với các muối Canxi và Magie có trong thức ăn ở đường tiêu hoá. Các ion này càng nhiều và có mặt của axit xitric, Axit phosphoric thì Tetraxyclin càng ít được hấp thu. *Tetraxyclin dùng dưới dạng tiêm, thuốc sẽ hấp thu nhanh hơn và tốt hơn. Trong cơ thể, Tetraxyclin phân bố hầu các khí quan, các tổ chức. Thuốc cũng lọt qua nhau thai để vào tuần hoàn và các khí quan của bào thai *Thuốc được thải trừ đại bộ phận qua thận, qua đường tiết mật. Do đó nó có ý nghĩa lớn trong việc điều trị viêm đường tiết niệu và đường tiết mật, viêm gan. Thuốc cũng còn thải trừ qua dịch phân tiết của các tuyến nội tiết, qua sữa. 3.4.Độ độc kháng sinh của nhóm Tetraxyclin : Thuốc rất ít độc cho cơ thể gia súc, không dùng cho các loài nhai lại uống (chỉ nên tiêm) vì nó làm rối loạn hệ vi sinh vật ở dạ cỏ và đường ruột, động vật ăn thịt và lợn, ta cho uống hoặc tiêm đều tốt. ở chó và mèo, nếu dùng liên tục kéo dài cũng sẽ gây rối loạn tiêu hoá, có thể thấy nôn mửa, ỉa chảy. 3.5.ứng dụng thực tế của Tetraxyclin : Cả ba chất: Chlortetraxyclin , Oxytetraxyclin và Tetraxyclin đều có tác dụng điều trị giống nhau . -Ngựa: điều trị tỵ thư, nhiệt thán, viêm phổi cấp, các chứng viêm mủ hoại tử. -Trâu bò: nhiệt thán, tụ huyết trùng, viêm thận, viêm phổi hoá mủ ở Bê, xoắn trùng, viêm khớp, viêm vú, viêm tử cung truyền nhiễm. -Lợn: các chứng viêm ruột, ỉa chảy do vi trùng, Lợn đóng dấu. -Chó và mèo: các bệnh truyền nhiễm thứ phát sau các bệnh do siêu vi trùng (virus), xoắn trùng chó, viêm dạ dầy ruột ở mèo. Đối với bệnh Lợn nghệ( Leptospirosis) sử dụng kháng sinh nhóm Tetracylin phối hợp với kháng sinh nhóm Macrolid( Tylosin), điều trị bệnh rất hiệu quả -Gia cầm: các bệnh mãn tính đường hô hấp, tụ huyết trùng, bạch lỵ. 3.6.Một số ứng dụng đặc biệt của Tetraxyclin : Điều trị bệnh thối ấu trùng của ong mật: Ta dùng 1-2 g oxy Tetraxyclin trộn trong 5kg mật hoặc nước đường để cho ong ăn. Điều trị bệnh “cổ chướng” của cá – dùng 10mg/kg, oxy Tetraxyclin điều trị cho cá chép. Bệnh này do một số loại trực trùng gây nên, cá có hiện tượng chướng bụng, tích nước nhiều trong xoang bụng. 3.7.Liều lượng: - cho uống 60mg/kg/ngày cho Lợn và loài ăn thịt, Gia cầm - Tiêm Pirolidinometil Tetraxyclin trong dạng dầu hoặc nước với liều 10 – 20 mg/kg/ngày cho các loại gia súc. -Bơm, đặt thuốc vào tử cung: dùng 0.5 – 1 g -Bơm Pirolidinometil Tetraxyclin vào mỗi bầu vú viêm 400 mg. -Nhỏ mắt: Pommad 0.1 – 1% hoặc thuốc nước 0.1-1% Tiêm bắp, với đại gia súc tương đương 2 – 10 mg/ 1 kg P. có thể tiêm ở 2 – 3 vị trí. Khi dùng pha với nước cất. tiêm tĩnh mạch ứng dụng điều trị như trên. Cũng có thể tiêm bắp, tiêm vào xoang, 24 giờ tiêm một lần. Trong thưc tế dùng các kháng sinh nhóm Tetracilin kết hợp với các kháng sinh nhóm : Polymixin và Hydrocortyzol hiệu quả kháng sinh rất cao. + Hiện nay bằng công nghệ hiện đại và tá dược đặcbiệt nhiều công ty sản xuất thuốc đã cho ra các sản phẩm Tetraccycline 20% (Vétoquinol, Vibac, Hanvet...), 30% (Fizer....) thời gian tác dụng thuốc kéo dài 72 giờ + Khi cơ thể mang thai hạn chế sử dụng : do thuốc làm ảnh hưởng đến khả năng tao màu men răng không hồi phục và làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của xương . 4.các kháng sinh nhóm Chlorocid (Chloramphenicol, Thiam phenicol, Floramphenicol....) Chloramphenicol đã bị cấm sử dụng trong nghành chăn nuôi do : sự tồn dư thuốc trong sản phẩm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tuỷ xương, gây thiếu máu, giảm hồng cầu lưới, giảm bạch cầu, tiểu cầu giảm khả năng sinh kháng thể. 4.1. Nguồn gốc : Được Ehrlich và cộng sự chiết xuất (1947) từ môi trường nuôi cấy Streptomyces venezuela. 4.2. Tính chất vật lý: Thuốc dạng tinh thể trắng, tan1: 400 trong nước và dung dịch có vị rất đắng. 4.3. Tác dụng dược lý : - Là kháng sinh có hoạt phổ rộng. Nó không chỉ tác dụng với vi trùng Gram dương, Gram âm, thuốc có tác dụng kìmkhuẩn ở nồng độ thấp, và diệt khuẩn ở nồng độ cao, tác dụng cả với Richkettsia và Virus lớn. -Chloramphenicol tác dụng tốt là: Bacterium pyosepticum, Escherichia coli + Chloramphenicol không có tác dụng với nấm . 4.4.Sự hấp thu Chloramphenicol: +Dù uống hoặc tiêm đều được hấp thu tốt. +Sau khi sử dụng điều trị, có thể định lượng được ở dịch não tuỷ, ở các dịch thẩm xuất trong xoang, ở mật. +Thuốc có thể truyền qua nhau thai vào thai. + Trong máu của thai có 75% so với máu mẹ. + Thuốc cũng thấm được cả vào thuỷ tinh thể của mắt( dùng dạng nước để điều trị bệnh về mắt ) -Chloramphenicol có hai nhược điểm lớn khi sử dụng trong lâm sàng: -Thứ nhất là nó có vị rất đắng, do đó việc cho gia súc uống trở nên khó khăn. --Thứ hai là thuốc khó tan trong nước nên không thể tiêm bằng dung môi nước. Thường phải dùng dung môi dầu. Với gia súc, hiện tượng độc cấp tính không có, khi ta sử dụng liều điều trị. Có tác giả đã dùng liều lượng 90mg/kg thể trọng chó mỗi ngày, dùng liên tục 2 năm vẫn không thấy biểu hiện biến đổi về máu của chó. Có thể do ở gia súc ít mẫn cảm hơn với thuốc. 4.5.Cơ chế tác dụng: Chloramphenicol cản trở sinh tổng hợp Protein của vi khuẩn trong Ribosome. 4.6. Tính kháng thuốc của vi trùng: Chloramphenicol cũng bị vi trùng, nhất là các vi trùng đường ruột nhanh chóng kháng lại. 4.7. Thải trừ : Thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng đã bị khử hoạt tính. 4.8.ứng dụng điều trị: + Các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hoá do vi khuẩn E.coli, Salmonella. + Bênh tiết niệu, hô hấp, đặc biệt điều trị bệnh ỉa chảy, nhiễm trùng ở gia súc non, nhất là bệnh Salmonellosis, viêm ruột Chó, Mèo. + Điều trị viêm kết mạc Trâu, Bò. + Thuốc hiệu quả rất cao với bệnh sốt phát ban do riketsia, các vết thương nhiễm trùng ngoài da. + Trong thực tế : Dùng Chloramphenicol + Corticosteroid điều trị bệnh viêm tử cung hoá mủ rất hiệu quả. 4.9.Liều lượng: Uống 5 – 10 mg/kg/ngày Nhiều nước đã cấm sử dụng trong lâm sàng vì tác dụng phụ của nó. + Không được dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn thông thường, cơ thể bị cảm lạnh, cúm . 5.Erythromyxin (Nhóm maccrolid) 5.1. Tính chất vật lý : Là loại kháng sinh có hoạt phổ rộng, mầu trắng tinh thể, phân lập được từ môi trường nuôi cấy Streptomyces Erytheus (1952). Tan ít trong nước (1:1000). nó mang tính kiềm và có vị đắng.Trong môi trường axit nó chóng tan hơn nhưng lại chóng bị phân huỷ. 5.2.Tác dụng dược lý: Thuốc ngăn cản quá trình sinh tổng hợp Protein của vi khuẩn . Tác dụng tốt với các vi khuẩn Gram(+) nhưng cũng có tác dụng với một số vi khuẩn Gram(-), Erythromyxin vừa có tác dụng kháng sinh, vừa có tác dụng diệt trùng. 5.3. Sự hấp thu thuốc : Khi cho uống, thuốc bị axit dịch vị phá huỷ, cho nên phải chế các loại viên thích hợp để chống lại tác dụng này. ở ruột, thuốc được hấp thu nhanh chóng. Thuốc không vào tổ chức thần kinh, nhưng thấm tốt vào các xoang chứa dịch, thấm qua nhau thai vào bào thai. 5.4. Thải trừ thuốc : + Qua phân một phần lớn. +Thuốc giữ trong cơ thể khá lâu, cứ cách 6 giờ cho uống một lần vẫn duy trì được nồng độ cần thiết trong máu. +Thải trừ một phần qua mật. +Thuốc cũng thải trừ qua nước tiểu. 5.5. Sự kháng thuốc: Erythromyxin ít độc, ít gây biến đổi khu hệ vi sinh vật hệ tiêu hoá như Tetraxyclin . Nhưng nhược điểm lớn nhất là sự kháng thuốc của vi trùng đối với nó sảy ra rất nhanh nhất là Staphylococcus . 5.6. Liều dùng : Có thể dùng nó với liều 7 – 8 mg/kg, cứ 6 giờ cho uống một lần(không dùng cho loài nhai lại vì ảnh hưởng đến vi sinh vật dạ cỏ). Erythromyxin – lactobinat và Erythromyxin – glucoheptonat dễ tan trong nước và có thể tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch với liều 2 – 6 mg/kg/ngày. 5.7. ứng dụng: + Tác dụng tốt với một số vi khuẩn như Pasteurella, Brucella, Salmonella và E.coli. Một số đặc điểm đáng chú ý là thuốc tác dụng tốt đối với các vi khuẩn đã kháng Penixilin, nhất là các Staphylococcus. Mycoplasma, Rikesia, Bacilus Anthracid + Các trường hợp bệnh kế phát của viêm ruột, viêm phổi.( hiệu quả thuốc rất cao khi kết hợp với kháng sinh Neomycin. + Thuốc rất an toàn cho thú mang thai. + Dùng dạng tiêm để điều trị bệnh CRD kết hợp với nhiễm E.coli ở gia cầm rất tốt. Với mục đích này, ta dùng 10 mg/kg mỗi ngày, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 6.Polymyxin( Nhóm polypeptid) 6.1. Nguồn gốc : Polymyxin triết từ môi trường nuôi cấy Bacillus Polymyxa (năm 1947) Có 5 chất khác nhau, trong đó Polymyxin B-Sulphat được dùng nhiều hơn cả vì độc thấp. Về mặt hoá học, Polymyxin là một Polypetid. 6.2. Tính chất vật lý : Polymyxin tinh chế ở dạng bột màu vàng trắng, tan nhiều trong nước, thuốc khá bền vững, không bền ở môi trường kiềm vì dễ bị phân huỷ. 6.3. Tác dụng dược lý : Thuốc tác dụng làm thay đổi cấu trúc màng tế bào vi khuẩn, do kết hợp với Phospholipid +Thuốc tác dụng mạnh với vi trùng Gram(-) và Gram(+) có khả năng đề kháng tự nhiên đối với thuốc, do đó sự kháng thuốc của vi trùng sảy ra chậm. Có thể sử dụng kết hợp với Polymyxin hoặc Neomyxin thuốc có tác dụng hiệp đồng rõ rệt. Nếu cho uống, thuốc ít hấp thu do đó có tác dụng tốt với viêm ruột do nguyên nhân vi trùng. Tiêm bắp có tác dụng tốt nhưng gây độc (nhất là ở người) vì có tích luỹ gây tổn thương ở thận, không dùng kéo dài trong điều trị. 6.4. Liều lượng: - uống 6 mg/kg, tiêm bắp 1.5 – 2 mg/kg. Thường dùng điều trị cục bộ với dạng thuốc mỡ 1.5 – 2 mg/kg hoặc thuốc nước ở cùng nồng độ. - Điều trị viêm vú bò ta dùng 16mg (100.000 UI) Polymyxin và 100 mg Neomyxin( dạng tuýp ) hỗn hợp bơm vào 1 bầu vú. + Dùng dung dịch để rửa bàng quang âm đạo, tử cung khi bị viêm. + Điều trị cấc bệnh viêm tai,viêm mắt dùng dạng thuốc mỡ. 7.SPIRAMYXIN( Nhóm Macrolid) 7.1. Nguồn gốc : Spiramyxin được sản xuất từ môi trường nuôi cấy Streptomyces Ambofaciens. gồm : Spiramyxin A, B và C. 7.2. Tính chất vật lý : Spiramyxin mang tính kiềm, dễ tan trong nước. 7.3. Tác dụng dược lý : + Thuốc có tác dụng như Erythromycin, kìm khuẩn ở giai đoạn phân chia tế bào, diệt khuẩn ở nồng độ cao. Dùng điều trị các bệnh: Mycoplasmosis, các vi khuẩn Gram(+)Staphylococcus,Steptococus....Các vi khuẩn Gram(-Pasteurellla, Actinobacilus..... + Các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, Da. + Các bệnh đường sinh dục, thấp khớp. Không có tác dụng với các vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hoá E.coli, Salmonella... 7.4. Liều lượng: 50 mg/kg tiêm bắp. 10.GENTAMYXIN(Nhóm Amino-Glycoside) 10.1. Nguồn gốc : Chiết xuất từ môi trường nuôi cấy Micromonospora Purpurea. Thường sử dụng dạng muối sunfat (SO4). 10.2.Tác dụng dược lý : + Thuốc ức chế quá trình sinh tổng hợp Protein của tế bào vi khuẩn . + Có hoạt phổ kháng sinh rộng, tác dụng cả với vi khuẩn Gram(+) và Gram(- ) hiếu khí : E.coli, Pseodomonas, Proteus, Staphylococcus và cả các vi khuẩn có khả năng sinh ra men Penicillinaza. 10.3.ứng dụng điều trị : Viêm nhiễm trùng nặng đường hô hấp, viêm phổi, đường tiết niệu bằng tiêm bắp thịt. Trong thực tế thường dùng kết hợp với nhóm Macrolid( Genta- Tylo...) , nhóm Beta- lactams ( Genta- Mox), nhóm Quinolones( Gen-Norcoli) hiệu quả điều trị rất cao. + Các bệnh xảy thai truyền nhiễm, viêm khớp, viêm thận, viêm phúc mạc. 11.LINCOMYXIN( Nhóm LINCOMISED) 11.1.Nguồn gốc : Chiết từ Streptomyces lincolnensis. 11.2.Tính chất vật lý : Tinh thể mầu trắng, tan ít trong nước, mang tính kiềm và có vị đắng.Trong môi trường axit nó chóng tan hơn nhưng lại nhanh bị phân huỷ. 11.3.Tác dụng dược lý: Là loại kháng sinh có hoạt phổ rộng tác dụng lên quá trình sinh tổng hợp Protein của vi khuẩn, phân tử thuốc gắn trên tiểu phần 50s của Riboxom. + Kìm các trực khuẩn Gram(+) ưa khí Staphylococus, Steptococus, Bacilus anthracid... +Diệt một số vi khuẩn Gram(-) kỵ khí , hầu hết các vi khuẩn Gram(-) kỵ khí đều kháng lại thuốc . Không có tác dụng với vi khuẩn Enterococus. vừa có tác dụng kháng sinh, vừa có tác dụng diệt trùng. 11.4. Sự hấp thu thuốc : Khi cho uống, thuốc bị axit dịch vị phá huỷ, cho nên phải chế các loại viên thích hợp để chống lại tác dụng này. ở ruột, thuốc được hấp thu nhanh chóng. Thấm tốt vào các xoang chứa dịch, thấm qua nhau thai vào bào thai. + Thuốc ít độc, ít gây biến đổi khu hệ vi sinh vật hệ tiêu hoá. 11.5. Thải trừ thuốc : +Thuốc giữ trong cơ thể khá lâu, cứ cách 6 giờ cho uống một lần vẫn duy trì được nồng độ cần thiết trong máu. + Thải trừ một phần qua mật, nước tiểu, phần lớn qua phân . + Trong điều trị dùng thuốc liên tục sẽ bị viêm thận 11.6. Liều dùng : Liều 7 – 8 mg/kg, cứ 6 giờ cho uống một lần(không dùng cho loài nhai lại vì ảnh hưởng đến vi sinh vật dạ cỏ). Có thể tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch với liều 2 – 6 mg/kg/ngày. 11.7. ứng dụng: + Tác dụng tốt với một số vi khuẩn như Pasteurella, Brucella, Salmonella và E.coli. Một số đặc điểm đáng chú ý là thuốc tác dụng tốt đối với các vi khuẩn đã kháng Penixilin, nhất là các Staphylococcus. Các bệnh nhiễm trùng nặng, nhiễm khuẩn xương, Bệnh đường sinh dục : Viêm tử cung, âm đạo hoá mủ . + Điều trị bệnh CRD( Mycoflasma) kết hợp với nhiễm E.coli ở gia cầm, dùng 10 mg/kg mỗi ngày, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 12.NYSTATIN( Nhóm Maccrolid- trị nấm ) 12.1.Nguồn gốc : Còn gọi là Fungixidin, là sản phẩm trao đổi chất của Streptomyces Nurei. 12.2.Tính chất vật lý : Nystatin có dạng bột màu vàng hoặc mầu vàng nâu, khó tan trong nước. 1 mg Nystatin=3000 UI. 12.3.Tác dụng dược lý : + Nystatin tác dụng tốt đối với bệnh nấm Moniliasis: thuốc tác dụng trực tiếp lên nấm làm rối loại quá trình hô hấp và quá trình chuyển hoá đường, đồng thời ức chế quá trình sinh tổng hợp Protein của màng tế bào nấm. 12.4.ứng dụng điều trị : + Thường sử dụng phối hợp với Tetraxyclin để điều trị: nấm bị diệt mạnh hơn. + Khi bị nấm Moniliasis ở phổi, thường dùng bột hoặc nhũ dịch Nystatin phun mù trong không khí để gia súc hít vào phổi. + Trường hợp Moniliasis ở đường tiêu hoá có thể cho uống để điều trị. 12.5.Liều lượng : + Điều trị cục bộ, ta dùng dạng bột hoặc dạng thuốc mỡ với hàm lượng 100.000 UI/gam. +Viêm vú do nấm dùng 100.000 UI (khoảng 35mg) bơm vào mỗi bầu vú. 13.GRISEOFULVIN( Nhóm Maccrolid- trị nấm ) 13.1.Nguồn gốc : Là loại kháng sinh đã tinh chế ở dạng tinh thể từ năm 1939, từ môi trường nuôi cấy Penixilin Griseofulvin. Đến 1958 mới đưa vào lâm sàng điều trị nấm. 13.2.Tính chất vật lý :Mầu trắng, khó tan trong nước (tỷ lệ tan 0.1%). 13.3. Sự hấp thu thuốc: Khi cho uống,thuốc được hấp thu ở niêm mạc ruột, vào máu rồi chuyển tới các tế bào tạo Keratin(Da, Sừng, Móng, Tóc..), tạo ra ADN khiếm khuyết ,không có khả năng sao mã tổng hợp Protein của tế bào nấm , tích tụ ở đó và tác dụng đến nấm gây hại, diệt các loại nấm bệnh đang ở giai đoạn sinh trưởng, ức chế sự sinh sản của nó. Còn ở các tế bào nấm đã ổn định, thuốc chỉ có tác dụng kìm hãm, không có tác dụng triệt để. 13.4.ứng dụng điều trị : Nhiều loại nấm gây bệnh nấm ngoài da, lông, tóc, móng,do nấm Trichophyton, Microsporon. Nhưng vì giá thành cao, nên chưa được sử dụng rộng rãi. +Thuốc không có tác dụng với các sợi nấm, các vi khuẩn, không có tác dụng điều trị cục bộ, bệnh ở ngoài da. +Theo những kinh nghiệm mới đây nhất, dùng cùng các thức ăn béo (dầu, mỡ) có thể giảm bớt liều lượng thuốc . + Thuốc không dùng để uống hoặc tiêm vì rễ gây quái thai. 13.5.Liều lượng : Thời gian điều trị thường phải kéo dài từ 1 – 2 tháng. Mỗi ngày cho 50 – 60mg/kg P. 14.Enrofloxacin (Nhóm Quilonones) 14.1.Nguồn gốc : Là kháng sinh thuộc nhóm Quilonones 14.2 Tác dụng dược lý : + Enrofloxacin là một kháng sinh thuộc nhóm sát khuẩn mạnh. Hoạt động sát khuẩn phụ thuộc vào nồng độ. Thành tế bào vi khuẩn nhạy cảm sẽ bị chết khi tiếp xúc với thuốc từ 20 - 30 phút. + Enrofloxacin đã được chứng minh có hiệu quả điều trị đối với vi khuẩn Gram(-) Và Gram(+).Bao gồm hầu hết các loài và chủng của Pseudomonas aeuginosa, Klebsiella spp., E.coli, Enterobacter, Campylobacter, Salmonella, Aeromonas, Haemophillus, Proteus, và Vibrio. *Enrofloxacin có nồng độ ức chế tối thiểu là thấp nhất trong việc điều trị các bệnh. *Một số vi khuẩn gây bệnh khác nhạy cảm với thuốc bao gồm Brucella spp, Chlamydia trachomatic, Staphylococci (bao gồm các chủng đề kháng với Methicillin và nhóm sản sinh ra Enzyme penicillinase), Mycoplasma và Mycobacterium spp (không phải là tác nhân gây ra bệnh viêm ruột kéo dài và nguy hiểm đặc biệt ở gia súc). *Thuốc không được khuyến cáo sử dụng trong các bệnh nhiễm trùng. *Thuốc không có hiệu quả trên các loài vi khuẩn kỵ khí gây viêm nhiễm. * Sự đề kháng xuất hiện do đột biến, đặc biệt là Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella, Acinetobacter and Enterococci. 14.3. Những chỉ định về điều trị *Loài chỉ địnhTrâu, Bò, Lợn , Chó và Mèo * Điều trị và ngăn ngừa các bệnh trên dạ dày ruột và các bệnh trên hệ hô hấp * Tiêu chảy do E.coli và Salmonella, * Viêm phổi do Mycoplasma và Pasturella, * Bệnh từ Mycoplasma, vi khuẩn Gram âm và Gram dương. 14.4.Liều lượng cho mỗi loài *Trâu, bò, heo: hội chứng viêm vú - viêm tử cung - mất sữa (MMA): 2,5 ml/100kgP, bệnh nặng trên đường hô hấp, nhiễm Salmonella 5 ml/100kgP tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, điều trị trong 3 ngày. * Chó mèo: liều dùng 0,5ml/10kg P 14.5. Chống chỉ định: *Enrofloxacin có thể gây kích thích trung khu thần kinh và nên thận trọng khi cung cấp cho những bệnh nhân bị tai biến. *Những vật có bệnh về thận và gan nặng có thể điều chỉnh liều thích hợp để ngăn ngừa hiện tượng tồn lưu thuốc. *Enrofloxacin không sử dụng trong suốt giai đoạn mang thai 14.6. Thời gian ngừng sử dụng thuốc: 20 ngày III. Các dẫn xuất nitrofuran Các dẫn xuất Nitrofuran có một vị trí khá quan trọng trong những năm gần đây chống vi trùng của chúng. 1.FURAZOLIDON(3 – (- 5 – nitrofurfuriliden) – amido – oxazolidon) 1.1.Tính chất vật lý : Là bột mầu vàng, hầu như không tan trong nước. 1.2.Tác dụng dược lý : Thể hiện cả tác dụng kháng khuẩn và tác dụng diệt khuẩn (cả đối với vi khuẩn Gram âm và Gram dương). Đặc biệt tác dụng tốt với Salmonella, E.coli, Streptococcus , Staphylococcus , Clostridium. Người ta cũng còn sử dụng có hiệu quả để chống các bệnh do Protozoa như Coccidium, Trichomonas. 1.3. Sự hấp thu thuốc : Hấp thu rất ít ở ruột. Do đó nồng độ trong máu thấp, sau 6 – 12 giờ đạt nồng độ cao nhất trong máu và sau 48 giờ sẽ thải trừ hết. Sự hình thành tính kháng thuốc diễn ra chậm 1.4.ứng dụng: Điều trị và phòng Salmonellosis ở gia cầm, điều trị PPLO, Colibacillosis, còn điều trị Histomonas ở gà tây. 1.5.Liều lượng : Với mục đích điều trị, ta trộn thuốc vào thức ăn có nồng độ 0.04%, cho ăn liên tục tròn 10 ngày, với mục đích phòng bệnh, trộn thuốc 0.01% cho ăn liên tục nhiều tuần lễ. ở đại gia súc, điều trị salmonellosis có tác dụng tốt về mặt lâm sàng, còn về mặt vi trùng học, tác dụng không hoàn toàn triệt để. Liều lượng 10 – 12 mg/kg/ngày. Cho ăn 5 – 7 liền. Furazolidon còn có tác dụng kích thích tăng trọng ở gà, lợn con, nồng độ 0.01% trong thức ăn. Với nồng độ 25g Furanzolidon trong 1 tấn thức ăn không ảnh hưởng gì đến khả năng đẻ trứng và chất lượng trứng, tỷ lệ ấp nở, độ dày vỏ trứng. Nhưng nồng độ 50g trong 1 tân thức ăn thì có ảnh hưởng đáng kể. Đối với vịt , gà , ngỗng, dễ bị độc hơn gà. Do đó phải thận trọng khi sử dụng. Liều gây chết trung bình ở gà và ở gà tây là 400 – 500 mg/kg thể trọng. 2.NITROFURAZON 2.1.Tính chất vật lý : Là tinh thể không mùi, không vị, tan 1:4.000 trong nước, 1:350 trong Propilenglycol. 2.2.Tác dụng dược lý : Thuốc có tác dụng tốt trong điều trị các vết thương nhiễm trùng, loét, bỏng dưới dạng thuốc mỡ 0.2%. Còn dùng thuốc mỡ này để điều trị viêm tai ngoài của các loài gia súc. Phòng chống cầu trùng manh tràng gà. Trộn thuốc trong thức ăn có nồng độ 0.01% tác dụng phòng cầu trùng rất tốt, cần cho ăn liên tục một tuần. Thuốc còn có tác dụng sát khuẩn, trong trường hợp xử lý sát nhau. Khi này ta dùng hỗn hợp 0.12g nitrofurazon và 12.0g carbamit. Với bê, nghé ỉa chảy có máu, dùng hỗn hợp 1.0g nitrofurazon và 0.25g bismutsusalixilat. Dùng liều cao, có tác dụng độc, với vịt và gà con 2 – 4 tuần tuổi cho ăn thức ăn có 0.04% thuốc sẽ gây tê liệt, mất điều hoà. Cho ăn lâu hơn sẽ gây tổn thương dịch hoàn ở gà trống, vịt đực. 3.FURIDIN 3.1.Tính chất vật lý : Có dạng bột mầu vàng. ít tan trong nước. 3.2.Tác dụng dược lý : có tác dụng tốt điều trị cầu trùng và bạch lỵ. Với giun đũa tác dụng tốt, nhất là giun đũa gà. Trong sản xuất, có nhiều trường hợp bệnh ghép, sảy ra giữa cầu trùng và Salmonellosis. Lúc đó Furidin tỏ ra có hiệu quả điều trị cao. 3.3.Liều lượng: Phòng bệnh: thức ăn có 0.0125% Furidin cho ăn liên tục 2 – 11 tuần, để chống Giun đũa dùng 0.03% cho ăn 3 tuần. Dùng quá liều, da, thịt, móng sẽ có mầu vàng, không còn giá trị thực phẩm nữa. D. Hoá dược trị ký sinh trùng I.Thuốc điều trị ký sinh trùng đường máu 1.Thuốc điều trị trypanosomosis (tiêm mao trùng) + Bệnh Trypanosomosis do các chủng Trypanosome khác nhau gây ra. + Chúng là những nguyên sinh động vật. + Bệnh thường xảy ra ở các vùng nhiệt đới, nơi có nhiều ruồi trâu là vật chủ trung gian truyền bệnh. + ở Ngựa thường do Trypanosome brucei và Congolence. ở Bò do Try.Congolence và Vivax ở lợn do Trybrucei và Congolence. 1.1.Naganol. 1.1.1Tính chất vật lý : Là loại bột xốp, màu trắng, tan trong nước. Trọng lượng phân tử 1429,2. 1.1.2.Tác dụng dươc lý : Nó tồn tại tương đối lâu trong cơ thể, nó có tác dụng phòng bệnh sau khi tiêm naganol. Trong máu, Naganol gắn với Protein của máu. Trong điều trị ta phải dùng phối hợp Naganol với các dẫn xuất Antimoan hoặc với Neosalvarsan. 1.1.3.Liều lượng: Liều lượng điều trị trung bình 0,01 g/kg thể trọng Ngoài Naganol là thuốc chủ yếu được dùng ở ta, có tác dụng tốt, người ta còn dùng một số thuốc khác, hiệu quả phòng trị cũng cao là: Trypamidium, Sangavet, Diminavet, Berenil..... 2 . Các thuốc điều trị babesiosis và theileriosis Khái niệm : + Bệnh Babesiosis do babesia và bệnh Theileriosis do Theileria gây nên. + Chúng đều được sắp xếp vào nhóm Haemosprodium. + Những loại ve khác nhau (ixodes, ripicephalus, boophilus) là vật chủ trung gian truyền các bệnh này. + Ngoài tác hại hút máu gia súc chúng còn truyền cho gia súc các căn bệnh nói trên. Babesia chui vào hồng cầu, tiêu diệt hồng cầu, đưa tới hậu quả: sốt, thiếu máu (anaemia) xuất huyết, hoàng đản, huyết niệu ở những con vật mắc bệnh. + Các chủng B.bovis và B.bigemina gây bệnh babesiosis ở bò; B.ovis và B motasi gây bệnh ở cứu, B.canis và gibsoni gây bệnh ở chó. Các thuốc có tác dụng tốt với 2 bệnh này là Xanthacridium, Quinuromum sunfat (acaprin), Berenil. Xanthocridium đã giới thiệu ở phần trước. 2.1.Acaprin (Quinuronium sulfuricum) 2.1.1.Tính chất vật lý : Màu vàng, bột tinh thể, vị đắng. Tan nhiều trong nước. 2.1.2.Tác dụng dược lý : Acaprin có tác dụng điều trị rất tốt với bệnh Babesiosis ở nhiều loại gia súc; nhất là khi chúng mới mắc, dùng tiêm dưới da. 2.1.3.Liều lượng: Ngựa 0,6 – 1mg/kg; Chó 0,25 mg/kg. Dùng trong dung dịch 5%. Đặc điểm có hại của Acaprin sau khi tiêm, ta thấy các biểu hiện bị hưng phấn như chảy rãi, thải phân thậm chí có trường hợp suy tim. Để khắc phục, người ta dùng Adrenalin hoặc Atropine tiêm trước khi tiêm Acaprin. 2.2.Berenil. 2.2.1. Tính chất vật lý : Thuốc có dạng hạt, màu vàng trắng, tan nhiều trong nước. 2.2.2.Tác dụng dược lý: Thuốc tác dụng mạnh nhất đối với các chủng Babesia. Trước khi dùng, ta mới pha dung dịch 7%, tiêm bắp. Nồng độ đặc cũng không làm ảnh hưởng đến tổ chức. Khi tiêm dưới da, sự hấp thu có kém hơn. 2.2.3.Liều lượng : Liều lượng điều trị là 3,5 mg/kg. Với liều này có thể phòng được bệnh. Muốn tiêu diệt hoàn toàn căn bệnh, ta phải dùng liều cao hơn 7,5 – 10mg/kg. Nhưng nếu liều lượng hơn 10mg/kg, lúc đó có thể gây ngộ độc cho gia súc II. THUốC CHốNG NGOạI Ký SINH TRùNG. *Các côn trùng và động vật ký sinh trên bề mặt cơ thể, thường xuyên làm gia súc, gia cầm không yên tĩnh, gây những tổn thất cho chăn nuôi. *Mặt khác chúng hút máu (ruồi trâu, ve, bét) truyền bệnh, mở cửa cho các loại vi trùng và các loại ký sinh trùng xâm nhập vào bên trong cơ thể, gây ra những bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm. *Việc sử dụng thuốc chống lại các loại ký sinh trùng được tiến hành theo hai hướng: - Một là thuốc độc tiếp xúc trực tiếp giết hại ký sinh trùng - Hai là thuốc có tác dụng xua đuổi ký sinh trùng, không cho bám đậu vào gia súc, gia cầm. Cả hai hướng này đều có những nhược điểm lớn chưa khắc phục được: * Với các thuốc độc tiếp xúc, do sử dụng thường xuyên nên đã gây nên hiện tượng kháng thuốc ở côn trùng. Phải thay đổi, lựa chọn các thuốc mới một cách thường xuyên. *Với các thuốc xua đuổi có hiệu quả không lâu. Cả hai loại đều đưa đến hậu quả ô nhiễm môi trường. 1. NHóM CáC ESTE PHOSPHOR HữU CƠ. *Những chất này tác dụng nhanh với côn trùng, nhưng ít độc với người và gia súc. Có Parathion, Dipterex, Malathion, Diazinon, Bromophos *Đặc điểm hoá học và ứng dụng: Chúng có P hoá trị 5, Oxy hoá trị 2 hoặc S thay cho Oxy *Gốc Axil là những gốc của axit vô cơ hoặc hữu cơ, flour, Hg Cơ chế tác dụng chung: các Este của P. hữu cơ có tác dụng khoá Enzim Cholinesteraza. Một số thuốc thường dùng là: 1.1.Dipterex. 1.1.1.Tính chất vật lý : Là chất có tinh thể mầu trắng, tan 14.5% trong nước. Tan tốt trong Lipoid. Trong môi trường kiềm, Dipterex bị phân huỷ nhanh, giải phóng một phần phân tử HCL và cho ra DDVP (Diclorvos) 1.1.2. ứng dụng . + Diệt ruồi. *Chế phẩm có 10% Dipterex, 25% tá dược mịn, 65 % đường, pha với nước ấm theo tỷ lệ 1:1-2 tạo thành một thể đặc, trát lên giấy thấm dầy 3 – 5 cm, rộng 30 – 40 cm. Đặt hoặc treo ở nơi có nhiều ruồi. *Hoặc pha thành nhuyễn dịch tỷ lệ 1:10 rồi quét lên tường *Một chế phẩm khác có chứa 4% dipterex và 4% Idophenphos cũng dùng như trên, hiệu quả khá cao. *Thuốc còn có tác dụng diệt cả trứng và dòi do ruồi đẻ + Diệt dòi da. Đây là một dạng di hành của chu trình phát triển của một số loài Hypoderma bovis và H.lineatum Khi bị bệnh, bò kém ăn, sản lượng sữa giảm. Vùng thịt có dòi bị biến đổi. Vùng da bị đục thủng làm kém phẩm chất da. Các este P-hữu cơ đều có tác dụng diệt dòi này. Dipterex được dùng nhiều hơn cả. + Diệt mạt Gà, mạt Bò. Dùng Dipterex 0.15 - 2% trong nước tiêm dưới da gà ở nhiều vị trí trên toàn cơ thể. Sau 14 ngày tiêm nhắc lại + Diệt ghẻ Thỏ. Tốt với ghẻ tai thỏ. Dùng dung dịch 0.2 % bôi vào vùng da có ghẻ. Sau 4 – 6 ngày điều trị nhắc lại. + Diệt rận Chó, Lợn, Trâu, Bò. Dùng dụng dịch 2% dipterex để tắm hoặc bôi. Điều trị nhắc lại 2 – 3 lần. + Diệt ve.Dung dịch 0.15 – 0.2 % tắm hoặc bôi. + Dùng điều trị giun sán. Nhìn chung, Dipterex, DDVP, Malathion, Bromphos rất có hiệu quả trong điều trị ngoại và nội ký sinh trùng, ít độc với gia súc . Sự kháng thuốc của ký sinh trùng đối với các thuốc nhóm này đã có một số nhận xét ở một số cơ sở chăn nuôi về Dipterex. Đối với sán lá ruột Lợn, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có những thực nghiệm. Khoa học chắc chắn đã khẳng định mức độ kháng thuốc đó. 1.1.3.Liều dùng: ở nước ngoài, trước đây dùng 60 – 80 mg/kg Dipterex cho ăn lẫn với thức ăn một lần. Cho 3 lần vào 3 tháng cuối mùa xuân đầu mùa hè hoặc 3 tháng mùa hè, là lúc dòi đang phát triển mạnh. Sau đó dùng bơm tiêm, tiêm dung dịch dipterex 2% vào dưới da với lượng thuốc 1 – 2 lít. Những năm gần đây, một số tác giả nước ngoài chủ trương dùng 200 – 250 mg, dạng nhũ dịch 8% tiêm vào dưới da lưng bò, sau đó dùng bàn trải trà xát cho thuốc ngấm rộng ra. 95 – 100% dòi sẽ chết. Đồng thời các ký sinh trùng khác như ve, bét, rận, ghẻ cũng bị chết. Phương pháp mới nhất là dùng cồn Etylic hoặc Dimetyl sunfoxit hoà tan dipterex theo liều lượng quy định rồi tiêm dưới da lưng bò. Người ta gọi phương pháp này là phương pháp (sport – on). 1.2. CáC CARBAMAT. 1.2.1. Nguồn gốc : Cũng là các thuốc trừ sâu. Về mặt hoá học, Carbamat là những Este của Axit Dimetyl hoặc Monometyl carbamic. Các chế phẩm thường dùng là:Dimetan, Pyronan, Dimetylan, Sevin 1.2.2.Tính chất vật lý : Các thuốc trên hoặc ở dạng tinh thể, hoặc dạng dung dịch, tan trong nước đồng đều nhau 1.2.3.Tác dụng dược lý : Sevin là một trong số các thuốc được sử dụng rộng rãi hơn cả vì nó ít độc hơn khi cho uống. Dùng diệt ve, bét, ghẻ cho chó mèo, gia cầm. Thuốc ít bị kháng hơn P-Hữu cơ. Giải độc khi bị ngộ độc Carbamat bằng thuốc đối kháng là Atropin III. thuốc điều trị nội ký sinh trùng 1. THUốC ĐIềU TRị SáN Lá 1.1.Dertil 1.1.Nguồn gốc : Là những chất bào chế từ các phương pháp tổng hợp. 1.2.Tính chất vật lý : Là tinh thể mầu vàng không tan trong nước. 1.3.Liều lượng : *Diệt 93-100% sán lá trưởng thành ở cừu. dùng 5 mg/kg thể trọng có thể diệt cả sán non chưa trưởng thành, 8 mg/kg thể trọng, diệt cả ấu sán đang di hành (92% với ấu sán 4 tuổi và 97% với ấu sán 6 tuần tuổi) *4 mg/kg cho uống. Nếu cần thì sau 10 – 12 tuần, điều trị nhắc lại. ở Việt Nam, từ nhiều năm nay (1990) đã sử dụng rộng rãi Dertil “B” ở dạng bột hoặc viên cho uống, kết quả cho thấy: trâu bò bị sán lá gan có tỷ lệ khỏi bệnh cao. Không có tác dụng phụ Dertil 1.2.Tetraclorua cacbon (Carbonneum tetrechloratum medicin) 1.2.1.Tính chất vật lý : ở dạng lỏng sánh, không mầu, mùi hắc đặc trưng. Sôi ở 770C, tỷ trọng 1.6, không cháy. 1.2.2.Tác dụng dược lý : CCl4 là thuốc chống sán lá rất hiệu quả ở loài nhai lại. Mặc dù đã có những thuốc mới, song vẫn chưa loại hẳn được CCl4 khỏi lâm sàng. ở cừu cho uống rất tốt, nhưng ở trâu Bò không cho uống được vì gây độc. 1.2.3.Liều lượng : Dùng 8 ml/100kg thể trọng, tối đa 40 ml cho bò, tiêm bắp. Cũng dùng tiêm vào dạ cỏ. Sau tiêm CCl4 1 – 2 ngày, thuốc xuất hiện trong sữa. Còn dùng CCl4 để điều trị giun tròn ở Ngựa. Giun đũa, Giun kim ở chó. Giun xoăn dạ dầy ở Ngỗng, giun đũa ở Gà. Lợn, Mèo và thú nuôi mẫn cảm hơn với CCl4 nên không dùng trong lâm sàng. Ngựa 30 – 60 ml, Ngựa con 15 – 30 ml. Nói chung, cho 100kg thể trọng ta dùng 10ml. Gia súc chết vì CCl4 hoặc ngộ độc CCl4. Đó là những con béo, mỡ tích luỹ nhiều, có bệnh về gan ta không dùng CCl4 để điều trị. Khi thức ăn có nhiều chất béo cũng giúp thuốc hấp thu vào cơ thể nhanh. Khi ngộ độc, gia súc say, loạng choạng, bất tỉnh. Gia súc ngộ độc CCl4 chết là do trung khu hô hấp và trung tâm tuần hoàn bị ức chế. Mổ khám thấy viêm dạ dầy, gan thoái hoá, hoại tử. Tim và thận thoái hoá mỡ. 1.3.Hetol 1.3.1.Tính chất vật lý : Hoạt chất chảy ở 1090C, có dạng tinh thể, mầu trắng. 1.3.2.Tác dụng dược lý : Đây là thuốc có tác dụng rất tốt với sán lá gan (Fasciola hepatica, Fasiola giangitica) So với Hexachlorophen, Dertyl thì thuốc này có tác dụng tốt hơn. Phạm vi điều trị rộng hơn, ít độc hơn. 1.3.3.Liều lượng : ở bò, dê, cừu , lợn: 8g/50kg thể trọng. Vodrazka (1963) đã dùng 150 mg/kg thể trọng điều trị ở cừu, tác dụng rất tốt. Tuy nhiên, trước khi điều trị hàng loạt, cần kiểm tra sức khoẻ toàn đàn. 2. THUốC ĐIềU TRị SáN DÂY. *Sán dây là loại ký sinh trùng phổ biến ở gia súc và gia cầm nước ta. *Trong chu trình phát triển của nó, có một số loài liên quan trực tiếp đến người, ký sinh ở người. *Nhiều loại thuốc mới đã có tác dụng giết chết sán rất tốt. Sau đó, các men tiêu hoá của vật chủ có thể làm tiêu tan con sán. 2.1.Niclosamid (2 – clor – 4’ – nitro – 5 clor – salixilanilid) 2.1.1.Tính chất vật lý : Là bột không mùi, không vị, mầu vàng sáng, không tan trong nước. 2.1.2.Tác dụng dược lý : Thuốc làm rối loạn quá trình trao đổi chất của sán dây và làm chết sán. 2.1.3.Liều lượng: ở chó 0.125g/kg, ở mèo 0.250g/kg trộn với thịt nghiền cho ăn. Trước khi cho uống thuốc 12 giờ phải cho gia súc nhịn đói khi cần có thể dùng tiêm thuốc tẩy với Niclosamid. 2.2.Diclorofen. 2.2.1.Tính chất vật lý : Bột mầu trắng không tan trong nước. 2.2.2.Tác dụng dược lý: Thuốc vừa có tác dụng sát trùng, diệt nấm, lại vừa có tác dụng tốt với sán dây ở chó, mèo. Đặc biệt đối với sán dây Raillientina ở gia cầm. Không cần thuốc tẩy sau khi sử dụng Diclorofen. 2.2.3.Liều lượng: 0.2 g/kg trộn với thức ăn cho ăn. 3. THUốC TRị GIUN ĐũA. 3.1.Piperazin và các dẫn xuất của nó 3.1.1.Tính chất vật lý : Piperazin – base là chất tinh thể không màu, tan trong 3 phần nước. Khi tan trong dung dịch có tính kiềm. 3.1.2.Tác dụng dược lý : Là thuốc diệt giun tròn rất tốt, không độc, rẻ tiền, dễ sử dụng. Thuốc vừa có tác dụng với giun trưởng thành vừa có tác dụng với cả giun non. Thuốc không giết chết giun mà chỉ làm ức chế (có phục hồi) rồi nhu động ruột sẽ đẩy giun ra. Do đó ta chú ý đề phòng tái nhiễm, khi số giun ra ta phải thu dọn hết và khử chúng đi, tảy rửa chồng trại. Trong thực tế thường dùng dạng piperazin adipat. 3.1.3.Liều lượng : Ngựa: 200 – 400 mg/kg, cho ngựa uống thông qua ống thông thực quản. Bê, nghé: 200 mg/kg cho uống, tác dụng tẩy 100% giun đũa. Lợn: 250 – 300 mg/kg. tác dụng tảy cả giun đũa. Chó: 100 – 150 mg/kg chống tốt các giun đũa và giun móc, giun kim Mèo: 100 mg/kg tác dụng rất tốt với giun đũa. Với chó và mèo, tốt nhất trộn thuốc với thịt cho ăn. Gia cầm: 200 mg/kg cho vào thức ăn, giun đũa hoàn toàn bị tảy trừ. Piperazin không mùi không vị nên khi pha vào nước cho uống rất tốt. 4.TRị GIUN XOăn Dạ DầY Và RUộT LOàI NHAI LạI. Đó là các loại giun tròn thuộc họ Trichostrongylidae. Chúng hút máu, làm rách niêm mạc dạ dày và ruột, làm co thắt ruột. Do đó gia súc gầy yếu, ăn kém và có thể chết. 4.1.PHENOTHIAZIN 4.1.1.Tính chất vật lý : Bột màu vàng xanh, không mầu, không vị. Khó tan trong nước. Để trong phòng, thuốc dễ bị oxy hoá và dưới tác dụng của ánh sáng sẽ biến màu thẫm. Trong đường tiêu hoá, ít được hấp thu. Một phần hấp thu thì bị trừ thải qua đường nước tiểu, nhuộm mầu nước tiểu thành đỏ. Chủ yếu thải trừ qua phân. 4.1.2.Tác dụng dược lý : Sau khi hấp thu, một phần sẽ chuyển thành dẫn xuất Leuco, chuyển vào sữa. Nhưng sữa này để tiếp xúc với không khí sẽ chuyển thành mầu đỏ. Sữa này tuy không ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người nhưng cũng không đem tiêu thụ được. Sau khi điều trị 2 – 3 ngày , sữa sẽ trởi lại bình thường. Gia súc bị thiếu máu, có chửa hoặc gia súc non dưới 3 tuần tuổi không dùng. Thuốc không có tác dụng với ấu trùng giun và giun chưa trưởng thành. Do đó sau 4 tuần phải điều trị nhắc lại. 4.1.3.ứng dụng Chủ yếu để điều trị giun móc, giun tóc, giun lươn ở loài nhai lại, còn ở chó và mèo thuốc không có tác dụng, lại dễ gây độc nên không dùng. 4.1.4.Liều lượng: Dê: 1 lần 20 – 25 g, sau 3 – 4 tuần điều trị nhắc lại. Bò: 20 – 60 g (tuỳ theo trọng lượng cơ thể) Với ngựa: 2 – 4 g/ngày. Với gia cầm: 0.25 – 1.0 trộn vào thức ăn Dùng quá liều và kéo dài sẽ làm con vật thiếu máu, bỏ ăn, Methhemoglobin. Đặc biệt thuốc có thể gây nên chứng thiếu sắc tố trên da (lợn, dê, bê). Từ đó dẫn tới viêm hoá sừng. Da đầu, da tai bị đỏ ửng, dày lên. 4.2.THIABENDAZOL. 4.2.1.Tính chất vật lý : Là chất ở dạng tinh thể, mầu trắng. Khi có PH= 2, thuốc sẽ hoà tan được 3.84%. 4.2.2.Tác dụng dược lý : Là loại thuốc tương đối mới, tác dụng mạnh với nhiều loại giun, có giá trị cao, thuốc lại không mùi, không vị nên rất dễ cho ăn, cho uống. Thuốc tác dụng rất tốt với các loại giun tròn ở dạ dày, ruột của loài nhai lại như:Haemonchus, Ostertagia, Nematodirus, Trichostrongylus, Coperia, Strongyloides. Tiếp đó là bệnh Bunostromosis và Oesophagostomosis. Thuốc cũng đặc biệt tốt với Strongylus và Oxyuris ở ngựa. 4.2.3.Liều lượng : Với lợn cho liều ăn liên tục 3 – 8 tuần, nồng độ trong thức ăn 0.05%. Tiếp đó cho ăn 10 ngày liền với nồng độ 0.01% trong thức ăn. Thuốc còn trị tốt giun phổi ở bê, dê Khi lợn bị nhiễm bệnh nặng, dùng 300 mg/kg sẽ diệt 90 – 97% trichinella. Tiabendazol không những tác dụng với giun trưởng thành mà còn tác dụng với cả các dạng giun bao di hành. Liều lượng thấp, làm chúng mất khả năng sinh sản. Liều lượng chung điều trị: 50 – 100 mg/kg. ở bò và cừu tăng liều lượng lên 300 mg/kg và 400 mg/kg, không có biểu hiện độc. 4.3.TETRAMIZOL. 4.3.1.Tính chất vật lý : Bột mầu trắng, không mùi. Tan 20 % trong nước ở nhiệt độ phòng. 4.3.2.Tác dụng dược lý : Thuốc có tác dụng tốt với giun tròn ở dạ dầy, ruột, phổi của bò, dê, cừu, lợn. Cả giun non, ấu trùng, cả giun trưởng thành. Giun không chết vì thuốc nhưng bị tê liệt và bị thải theo phân ra ngoài. 4.3.3.Liều lượng : 15 mg/kg cho uống hoặc dung dịch 3 – 10% tiêm dưới da. IV. THUốC TRị CầU TRùNG. *Cầu trùng làm tổn thương, xuất huyết niêm mạc ruột, tạo thành các ổ hoại tử ở gan từ đó vi trùng xâm nhập làm nổ ra các bệnh truyền nhiễm. ở gà có các loại Eimeria gây bệnh E.tenella (ở ruột thừa), E.necatrix (ở ruột non). Bên cạnh 2 loài quan trọng nhất này, các loài E. maxima, E.acervulina, E.brunetti cũng đáng quan tâm. Gà mắc bệnh, thường xuyên thải các Ocys ra môi trường và từ đó tiếp tục lan tràn gây nhiễm cho các con gà khác. Bệnh cầu trùng có miễn dịch. Nhiều nước đã sản xuất các vacxin phòng bệnh từ các Ocys. 1.Amprolium: 1.1.Tính chất vật lý : Tinh thể màu trắng, tan tốt trong nước. Trong môi trường axit yếu, bị phân huỷ một phần. Không làm ảnh hưởng đến mùi vị thức ăn. 1.2.Tác dụng dược lý : Amprolium đối kháng với vitamin B1. Cầu trùng mẫn cảm với tình trạng thiếu vitamin B1 hơn cơ thể. Do đó Amprolium tác dụng tốt với cầu trùng. 1.3.Liều lượng : Phòng bệnh: trộn 0.006 – 0.0125 % thuốc trong thức ăn và cho ăn thường xuyên. Liều điều trị bệnh: 0.012%. Trường hợp bệnh nặng, đặc biệt là do E.brunetti, phải dùng thuốc nồng độ 0.025% trong thức ăn. Khi dùng liều lượng cao 0.5 – 1 – 2 % trong thức ăn, cho gà dò ăn từ 8 – 12 ngày sẽ sảy ra hiện tượng gà thiếu vitamin B1. Phải điều trị bằng vitamin B1 cho uống hoặc tiêm bắp. 2.Zoalen: 2.1.Tính chất vật lý : Tinh thể màu vàng, tan ít trong nước, nhưng tan nhiều trong các chất kiềm. 2.2.Tác dung dược lý : Thuốc tác dụng tốt với cầu trùng ở manh tràng và ở ruột non. 2.3.Liều lượng : Nồng độ 0.0125% trong thức ăn, cho ăn liên tục nhiều tuần, có tác dụng phòng bệnh. Gà đã mắc bệnh, cho liều lượng gấp đôi (0.025%) cho ăn từ 4 – 5 ngày. Zoalen dùng liều lượng cao sẽ có hại. Nồng độ gấp 3 lần liều điều trị sẽ ảnh hưởng tốc độ sinh trưởng của gà. *Việc dùng thuốc chống cầu trùng theo xu hướng mới đây: phối hợp chung với các sunfamit và chúng có tác dụng hiệp đồng trên cơ sở nhiều hướng tác động theo nhiều cơ chế lên cầu trùng. Thí dụ dùng phối hợp Diaveridin với sunfaquinoxalin (0.0015% và 0.0085%) tác dụng chống cầu trùng tăng lên mà liều lượng mỗi thuốc lại giảm đi đáng kể so với dùng riêng. Pyrimethimin với Diaminopirimidin cũng có tác dụng cạnh tranh của cầu trùng, còn sunfonamid cạnh tranh PABA của chúng. Do đó thuốc này có tác dụng hiệp đồng trong điều kiện trị cầu trùng. V.THUốC TRị TRICHIMONAS. *Các loài Trichomonas cũng là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh hoặc kết hợp với các vi trùng, ký sinh trùng khác gây nên nhiều chứng viêm nhiễm quan trọng ở gia súc và gia cầm. *Có loại gây viêm đường sinh dục, có loài gây viêm vú, viêm đường tiêu hoá 1.Aminonitrotiazol. 1.1.Tính chất vật lý: Bột mầu xanh vàng hoặc màu da cam, tan ít trong nước. Không mùi, có vị đắng. Muốn sử dụng dạng dung dịch phải pha thuốc trong propolenglicol nồng độ 15% với histomonas maleagridis gây bệnh ở gà tây. 1.2.Tác dụng dược lý : Dùng thức ăn trộn thuốc 0.05% cho ăn nhiều ngày để phòng bệnh, 0.1% cho ăn trong 10 ngày rồi tiếp đó cho ăn thức ăn có thuốc 0.05% trong 2 tuần nữa. 1.3.Liều lượng : Để điều trị Trichomonas columbae, dùng 40 mg/kg/ngày cho thuốc liên tục 7 ngày. Nhưng có nhiều tác dụng phụ như ảnh hưởng quá trình sinh sản sinh tình trùng, làm chết phôi trong trứng 2.Metronidazol 2.1.Tính chất vật lý : Màu vàng kem, tan 1% trong nước ở nhiệt độ phòng. 2.2.Tác dụng dược lý : Tác dụng diệt Trichomonas columbae tốt, không có tác dụng phụ. 2.3.ứng dụng: Metronidazol 100 mg/kg (pha trong nước nồng độ 1% bơm vào diều, 5 ngày liên tục) Hoặc cho uống nước có pha 0.05% thuốc, 3 ngày liên tục chắc chắn trichomonas sẽ bị diệt. Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO - ĐạI HọC LƯƠNG THế VINH Dược lý học chuyên khoa NgƯời biên soạn : Thạc sỹ Bác sỹ Nguyễn Lê Văn Hà Nội : 2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxduoc-ly-hoc-thu-y-chuyen-khoa-4678.docx
Tài liệu liên quan