Ebook Sổ tay chứng khoán cơ bản

Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.

doc154 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ebook Sổ tay chứng khoán cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n với rủi ro lớn, tuy nhiên không phải bất cứ rủi ro nào cũng tất yếu dẫn tới lợi nhuận cao. Trước sức hấp dẫn của các khoản lợi nhuận khổng lồ, một nhà đầu tư thông minh sẽ không dấn thân một cách mạo hiểm vào những vụ đầu tư nếu anh ta không nhìn thấy sự an toàn tối đa. Trong quãng thời gian “chú bò” thị trường chứng khoán được nuôi lớn thái quá, bạn có thể mất tiền từ niềm đam mê cổ phiếu của mình, hay đơn giản là công ty mà bạn cho rằng sẽ thành công có thể nổ tung bất cứ lúc nào. Bạn có thể không biết mình phải đối mặt với những rủi ro nào, cho đến khi bạn hứng chịu những mất mát thực sự. Cũng giống như các trường hợp ngộ độc thực phẩm, rủi ro là một cái gì đó rất khó để hiểu về mặt lý thuyết. Một sự thật khó nghe đó là Nasdaq đã “chôn vùi” không biết bao nhiêu nhà đầu tư công nghệ, những người nghĩ rằng mình không thể bị tổn thương. Quy tắc 72. Một mánh khóe để tính toán xem bạn sẽ cần bao nhiêu thời gian để nhân đôi số tiền của mình. Ví dụ bạn phải mất bao nhiêu năm để khoản tiền 1000 đồng chuyển thành 2000 đồng ở mức lợi nhuận 8%? Hãy lấy 72 chia cho 8, bạn có 9 năm. Từ ví dụ này, bạn có thể tính toán cho mình khoảng thời gian sinh lợi nhuận. Tái đầu tư. Nếu bạn kiếm được 6% lợi nhuận trên 1000 đồng trái phiếu và để dành hết số tiền lời này, thì sau 20 năm, bạn sẽ có 1200 đồng. Nhưng nếu bạn tái đầu tư hết số lợi nhuận thu được, bạn sẽ có 2662 đồng cũng sau 20 năm. Đó là sức mạnh của tái đầu tư - lợi nhuận mẹ sẽ sinh ra lợi nhuận con. Bắt đầu sớm. Đối với hoạt động đầu tư, bạn càng dành thời gian cho nó nhiều bao nhiêu, bạn sẽ càng thu được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Dành dụm nhiều hơn: Một cách khác để tăng thêm lợi nhuận đó là dành dụm thêm một khoản tiền nhỏ nhất định mỗi tháng để đầu tư. Cùng với thời gian, những đồng tiền đó sẽ sinh sôi thành hàng nghìn đồng khác. Khi bạn đặt kế hoạch cho những mục tiêu dài hạn, bạn hãy đảm bảo rằng toàn bộ số vốn đầu tư của bạn sẽ sinh lời 5% đến 6%/năm. Khi bạn mua một cổ phiếu, bạn nghĩ nó sẽ đem lại lợi nhuận cho bạn, nhưng bạn cần nhớ rằng bạn đã mua những cổ phiếu này từ một người nào đó cũng đang cảm thấy mãn nguyện khi bán được chúng. Đừng dựa vào các cơ quan quản lý. Các nhà đầu tư cần có cái nhìn tỉnh táo và thực tế về những gì chính phủ có thể làm và những gì không thể. Các cơ quan quản lý chắc chắn sẽ đẩy mạnh việc tìm ra các gian lận và buộc các công ty phải phơi bày thông tin nhiều hơn và minh bạch hơn. Nhưng các nhà đầu tư thường sử dụng một cách không hiệu quả những thông tin mà họ có được từ sự công khai đó. Bao nhiêu nhà đầu tư đã từng thực sự đọc và phân tích những tường trình trong bản cáo bạch IPO thường niên trước khi ra quyết định đầu tư? Không có quy định nào buộc các nhà đầu tư phải quyết định thận trọng hay giữ thị trường khỏi suy thoái. Đừng để những mối quan tâm về thuế ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của bạn. Bạn muốn tăng lợi nhuận kiếm được? Nếu bạn xem TV vào buổi trưa, tốt hơn hết bạn đừng nên xem những thông tin về tài chính kinh doanh. Bạn thực sự không cần biết những gì xảy ra với cổ phiếu của các công ty, thay vào đó hãy xem chương trình mà bạn yêu thích. Đơn giản là vì lúc này bạn không cần những cái nhìn và phân tích bên trong nhằm tránh cho bạn những cám dỗ lôi kéo mình vào những vụ đầu tư mới với rủi ro cao hơn nhiều. Phần 2: Hàng hóa trên thị trường Ở đây có sự khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ: các nhà đầu tư thường thích mua cổ phiếu như một thương vụ kinh doanh và sẽ nắm giữ trong thời gian dài, còn các nhà đầu cơ nhìn cổ phiếu như những tờ giấy và họ mua chúng với hy vọng một ai đó sẽ trả giá cao hơn. Tình hình tăng trưởng của công ty sẽ điều khiển giá cổ phiếu. Có thể có sự khác biệt khá lớn về giá cổ phiếu từ năm này qua năm khác, nhưng về lâu dài, giá cổ phiếu sẽ biến động dựa trên doanh thu và lợi nhuận của công ty - nếu lợi nhuận ngày một thu hẹp thì giá cổ phiếu sẽ giảm, còn nếu lợi nhuận càng lúc càng lớn hơn thì đương nhiên giá cổ phiếu cũng sẽ tăng cao. Trước khi quyết định mua một cổ phiếu nào đó, bạn hãy chuẩn bị “bài diễn văn tóm tắt” để thuyết phục chính bản thân bạn, cô vợ đa nghi, con chó của bạn, hay bất kỳ ai và giải thích tại sao bạn muốn mua cổ phiếu. Đó có phải là một cổ phiếu tăng trưởng nhanh, ổn định và sẽ tạo nên một kỳ tích về doanh thu? Liệu chiến lược đầu tư bạn đưa ra có hợp lý? Liệu bản cân đối tài chính của công ty đó đã đủ lành mạnh? Liệu công ty này có thắng thế trước các đối thủ cạnh tranh? Đơn giản khi bạn nói ra những điều này, bạn sẽ phải tập trung hơn vào những gì bạn nghĩ và những gì bạn đã nghiên cứu, phân tích. Cuối cùng, việc này có thể giúp bạn tránh những rủi ro thua lỗ. Khi bạn đã dành vài phút để suy nghĩ, bạn hãy dành tiếp mấy phút nữa để tự hỏi tại sao bạn không nên mua cổ phiếu đó. Liệu công ty có chìm sâu trong nợ nần? Liệu vị CEO có đáng tin cậy không hay sẽ “lẩn như trạch” khi có rắc rối? Liệu giá cổ phiếu có quá đắt để mua? Việc nắm bắt những thông tin đó không những sẽ giúp bạn hiểu hơn về công ty, mà còn giúp bạn tính toán được thời điểm nên bán cổ phiếu đi. Những công ty lớn không nhất thiết sẽ tạo ra những cổ phiếu đáng để mua. Đơn giản là vì nếu bạn chỉ đầu tư vào những công ty đang dẫn đầu thị trường, thì thu nhập của bạn có thể sẽ rất cao, tuy nhiên, một khi những công ty lớn rơi vào khủng hoảng, thì thu nhập của bạn có thể bị khủng hoảng nặng nề hơn nhiều. Cổ phiếu 20 đồng có thể quá đắt - Cổ phiếu 100 đồng lại có thể quá rẻ. Bạn hãy tính toán, nhưng không chỉ là giá mỗi cổ phiếu, mà là lượng tiền bạn thu được từ mỗi đồng tiền trong doanh thu, lợi nhuận, tài sản và tiền mặt lưu thông của công ty mà bạn đầu tư vào. Điều này bạn có thể biết được từ các tỷ lệ đánh giá cổ phiếu sau đây. Bốn cách để đánh giá một cổ phiếu Tỷ lệ giá/lợi nhuận (P/E): Cho đến nay, đây vẫn là tỷ lệ đánh giá cổ phiếu được sử dụng phố biến nhất, bởi vì nó cho biết bạn sẵn sàng trả bao nhiêu cho mỗi đồng lợi nhuận của công ty. Tỷ lệ giá/doanh thu (P/S): Chỉ số này có thể được sử dụng để nhận ra những công ty có mạng lưới kinh doanh ổn định, nhưng lợi nhuận có thể giảm sút sau quá trình tăng trưởng quá nóng. Tỷ lệ giá/lưu lượng tiền mặt (P/C). Con số doanh thu và lợi nhuận mà công ty báo cáo là sản phẩm của những quy tắc tính toán phức tạp, do đó số liệu có thể bị sai lệch. Lưu lượng tiền mặt từ các hoạt động kinh doanh có thể vẽ nên bức tranh chân thực hơn. Tỷ lệ giá/giá trị sổ sách (P/B): Tỷ lệ này được dùng để đánh giá toàn bộ máy móc, thiết bị và các tài sản khác, thường được sử dụng khi nhà đầu tư tìm kiếm các mục tiêu tiếp quản. Sự khác biệt giữa chỉ số Forward P/E và Trailing P/E. Chỉ số Trailing P/E được dựa trên doanh thu trong năm hiện tại hay bốn quý gần nhất của công ty. Còn chỉ số Forward P/E là ước đoán dựa trên doanh thu mong đợi của công ty trong năm tiếp theo hay bốn quý sắp tới. Sự khác biệt giữa cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu giá trị. Một cổ phiếu tăng trưởng sẽ hứa hẹn một lợi nhuận lớn hơn trong tương lai, trong khi đó một cổ phiếu giá trị có tính thanh khoản cao, bạn có thể bán bất cứ lúc nào với mức giá cao hơn hay thấp hơn giá trị thực của chúng. Cổ phiếu tăng trưởng thường là cổ phiếu của các hãng dầu mỏ còn cổ phiếu giá trị là cổ phiếu của các hãng tiêu dùng luôn có doanh thu và lợi nhuận ổn định, mức độ tin cậy cao. Về dài hạn, cổ phiếu giá trị có mức tăng trưởng chậm hơn, một phần vì chúng có chiều hướng được mua để đầu cơ trên thị trường. Cách tốt nhất để tìm kiếm cổ phiếu tăng trưởng giá rẻ. Để trả lời câu hỏi liệu một cổ phiếu tăng trưởng hiện có được rao bán ở mức giá hợp lý hay không, bạn hãy xem tỷ lệ PEG. Để tính toán tỷ lệ PEG của một công ty, bạn hãy chia tỷ lệ P/E với tỷ lệ tăng trưởng doanh thu dự đoán. Nếu tỷ lệ PEG thấp hơn 1,2 nghĩa là cổ phiếu đó là cơ hội tốt để đầu tư. Bạn có thể bắt đầu xây dựng danh mục đầu tư các cổ phiếu dài hạn chỉ với 9 công ty. Khi xây dựng một danh mục đầu tư cơ bản, bạn hãy bắt đầu với những công ty lớn có mặt trong 5 lĩnh vực công nghiệp tăng trưởng năng động nhanh nhất. Ví dụ, bạn có thể lựa chọn A trong lĩnh vực công nghệ, B trong lĩnh vực dược phẩm, C trong lĩnh vực dịch vụ tài chính… Đừng đặt quá 10% vốn đầu tư bạn có vào cổ phiếu của chính công ty bạn. Nếu bạn buộc phải nắm giữ một số lượng lớn hơn 10% - có thể do những quy định của công ty - bạn hãy cố phân tán rủi ro bằng cách đầu tư vào những lĩnh vực khác ổn định hơn lĩnh vực của bạn. Ví dụ, nếu bạn làm việc cho một công ty công nghệ cao, hãy kiếm cho mình những cổ phiếu của các công ty công nghiệp trả cổ tức cố định. Đừng đặt quá 10% vốn đầu tư cổ phiếu của bạn vào một công ty. Những bài học lớn như Enron và WorldCom là minh chứng rõ nét cho nhận định rằng: một danh mục đầu tư quá tập trung sẽ giá tăng sự mất ổn định và tăng rủi ro thua lỗ. Sự phân tán cổ phiếu cũng không làm bạn trở nên giàu có. Việc chia tách cổ phiếu để đầu tư là cần thiết, nhưng việc phân tán quá rộng lại rất có thể phản tác dụng. Khi bạn chia tách cổ phiếu để đầu tư, bạn cũng sẽ không giàu hơn hay nghèo hơn chính bạn trước đây. Ví dụ, sau khi phân tán cổ phiếu, bạn kết thúc năm tài chính với số lượng cổ phiếu nhiều gấp đôi, nhưng chúng được giao dịch với giá chỉ bằng một nửa. Tuy nhiên, một vài nhà đầu tư nhìn nhận việc phân tán là dấu hiệu của việc đa dạng hoá đầu tư tới nhiều công ty hấp dẫn hơn. Nhưng rồi, các nghiên cứu cho thấy rằng cổ phiếu được phân tán thường ít đem lại lợi nhuận hơn so với việc không phân tán, nếu thời gian đầu tư của bạn chỉ từ một đến hai năm. Tìm kiếm thông tin để tìm hiểu về công ty bằng cách đọc các báo cáo tài chính hàng quý hay hàng năm. Bạn cũng có thể tìm kiếm các thông tin về các công ty trên Internet hay trang web của cơ quan quản lý thị trường chứng khoán. Theo sát chỉ số thị trường chứng khoán. Đây là chiến lược để mua lại những cổ phiếu có giá trị sinh lời cao nhất vào mỗi tháng 1 đầu năm. Bạn giữ chúng trong một năm, sau đó bán đi những cổ phiếu sa sút nhất trong bản danh sách và mua một cổ phiếu khác thay thế. IPO sẽ không như mong đợi. Trong thời kỳ hoàng kim của các công ty Internet, mọi người đều muốn lao vào các đợt phát hành chứng khoán ra công chúng (IPO). Tuy nhiên, IPO không đem lại kết quả về lâu dài. Những cổ phiếu này thường đem lại phần lớn lợi nhuận trong những những ngày giao dịch đầu tiên, sau đó, các đợt phát hành mới sẽ chỉ “ì ạch” trên thị trường trong những năm tiếp theo. Bốn lý do đúng đắn để bán cổ phiếu. Bạn đừng bán cổ phiếu chỉ vì chúng sụt giá hay vì thị trường có dấu hiệu đi xuống. Những lý do để bán cổ phiếu đi là: Thứ nhất, một vài yếu tố quan trọng về hoạt động kinh doanh hay triển vọng lợi nhuận của công ty đã thay đổi so với thời điểm bạn mua chúng. Thứ hai, bạn nhận ra rằng những nhận định, đánh giá trước đây của bạn về hoạt động kinh doanh và triển vọng lợi nhuận của công ty là sai lầm. Thứ ba, công ty bạn đầu tư đang cho thấy họ hoạt động quá tốt so với mong đợi – giá cổ phiếu tăng trên mức mà bạn tin rằng phản ánh giá trị thực của công ty. Thứ tư, cổ phiếu nào đó hiện đang chiếm một phần quá lớn trong danh mục đầu tư của bạn khiến rủi ro tăng cao. Phần 3: Giao dịch Bạn giao dịch càng nhiều, lợi nhuận bạn thu được dường như sẽ càng ít đi. Bạn mua và bán càng nhiều, danh mục đầu tư của bạn sẽ phải chịu chi phí giao dịch càng cao hơn. Thử nghĩ xem liệu bạn có đánh bại thị trường bằng những ý tưởng thông minh không? Một nghiên cứu cho thấy các nhà quản lý quỹ thường không tăng lợi nhuận bằng các giao dịch trên thị trường chứng khoán. Nếu các giao dịch thường xuyên gây thiệt hại cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp, thì nó cũng có thể ảnh hưởng xấu đến bạn. Đầu tư quá giới hạn cho phép. Bạn vay tiền từ những nhà môi giới và trả lãi suất để mua thêm cổ phiếu. Điều này dường như sẽ mang lại lợi nhuận nhiều hơn, nhưng đồng thời thua lỗ cũng có thể lớn hơn. Nếu cổ phiếu bạn nắm giữ xuống thấp dưới mức nào đó, nhà môi giới của bạn sẽ yêu cầu bạn hoàn trả lại một phần hay toàn bộ khoản nợ ngay lập tức. Do đó, mua ngoài giới hạn của bản thân là một rủi ro mà các nhà đầu tư nghiệp dư nên tránh xa. Thế nào là đầu tư short-selling?. Nhà đầu tư “short-seller” sẽ mượn cổ phiếu từ một nhà môi giới để bán với hy vọng cổ phiếu này sẽ xuống giá và anh ta có thể mua lại với giá thấp hơn. Tuy nhiên, chi phí cao, tiềm năng thua lỗ lớn và thậm chí giá cổ phiếu tăng sau một thời kỳ dài đóng băng sẽ khiến mong muốn thu lại cổ phiếu của những nhà đầu tư “short-seller” trở nên viển vông. Đây là một điều mà bạn nên tránh. Sự khác biệt giữa lệnh thị trường và lệnh giới hạn. Khi bạn ra một lệnh trên thị trường chứng khoán với nhà môi giới của bạn, bạn đang yêu cầu bán hay mua cổ phiếu ở một mức giá khớp lệnh. Còn lệnh giới hạn hướng nhà môi giới mua và bán cổ phiếu ở mức giá cụ thể nào đó, thì mức giá này được sử dụng như một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ bạn trong một thị trường thường xuyên biến động. Nếu cổ phiếu không đạt tới giá đó, sẽ không có giao dịch nào được thực hiện. Phần 4: Trái phiếu Những quy tắc cơ bản của đầu tư trái phiếu. Giá trái phiếu sẽ giảm khi tỷ lệ lãi suất tăng và ngược lại. Tại sao? Nếu bạn sở hữu trái phiếu có mức trả lãi 6% và tỷ lệ lãi suất tăng, lúc này, trái phiếu sẽ có mức trả lãi 7% , do vậy trái phiếu 6% của bạn sẽ mất giá. Nếu bạn đầu tư trái phiếu và giữ chúng cho đến đúng kỳ hạn thanh toán, bạn sẽ không bao giờ mất tiền. Trái phiếu chính phủ, ngân phiếu không bao giờ vỡ nợ. Trái phiếu đô thị và trái phiếu công ty cũng hiếm khi vỡ nợ (tỷ lệ vỡ nợ dài hạn chỉ khoảng trên dưới 1% đến 2%). Bán cổ phiếu trước khi đến hạn thanh toán có thể là một sai lầm. Cổ phiếu không như trái phiếu – chúng không được giao dịch mọi ngày và cũng sẽ không có nhiều người sẵn sàng mua trái phiếu khi bạn muốn bán chúng đi. Vì vậy, nếu bạn buộc phải bán trái phiếu, bạn có thể phải chấp nhận chịu thiệt một số tiền nhất định. Làm thế nào để vừa có tiền vừa không thua lỗ? Trong danh mục đầu tư trái phiếu, bạn nên nắm giữ nhiều cổ phiếu với các kỳ hạn thanh toán khác nhau để bạn có thể có tiền vào bất cứ năm nào. Điều này cho phép bạn tận dụng lợi ích từ tỷ lệ lãi suất cao để mua trái phiếu khác, đồng thời giảm thiểu rủi ro. Bạn có thể mất tiền nếu đầu tư vào các Quỹ đầu tư trái phiếu. Hàng ngày, giá trị của các cổ phiếu trong danh mục đầu tư trái phiếu luôn biến động, phụ thuộc vào sự dao động của tỷ lệ lãi suất và các yếu tố khác. Do đó, giá trị tài sản toàn Quỹ đầu tư trái phiếu cũng thay đổi theo. Vì vậy, khi bạn bán cổ phiếu của Quỹ đầu tư trái phiếu, giá cổ phiếu sẽ có thể thấp hơn – hay cao hơn – so với thời điểm bạn mua chúng. Thế nào là trái phiếu Zero-coupon. Trái phiếu Zero-coupon (cuống phiếu bằng không) sẽ không có lãi suất, thay vào đó, bạn mua trái phiếu với mức giá thấp hơn giá danh nghĩa. Khi cổ phiếu đến hạn, bạn sẽ nhận lại khoản tiền đó bao gồm khoản tiền đầu tư ban đầu cộng thêm số tiền chênh ra từ giá gốc cổ phiếu so với giá mua. Ví dụ, bạn có thể phải trả 6659 đồng và nhận 10 ngàn đồng trái phiếu zero-coupon có lợi tức 4,15% và hạn thanh toán trong 10 năm. Cuống phiếu (Coupon). Đây là mức lãi suất cố định mà bạn có thể nhận được mỗi năm từ số cổ phiếu nắm giữ. Giá trị trung bình (Par value). Mức giá này được hiểu như giá trị danh nghĩa của trái phiếu, đó là lượng tiền mà một nhà phát hành trái phiếu đồng ý trả khi đến hạn thanh toán. Thông thường, trái phiếu được giao dịch ở mức cao hơn hay thấp hơn giá trị trung bình. Phần 5: Quỹ đầu tư Tại sao các Quỹ hỗ tương luôn thành công? Câu trả lời là do không có nơi nào khác đề xuất những phương án đầu tư đa dạng và tiện lợi như vậy. Các Quỹ này cung cấp một hướng đầu tư chi phí thấp cho các nhà đầu tư cá nhân mới vào nghề, giúp họ làm quen với thị trường, tạo đà cho họ trở thành những nhà đầu tư chuyên nghiệp sau này. Với các Quỹ hỗ tương, bạn có thể tiến hành các vụ đầu tư mà không cần bỏ chi phí hoa hồng môi giới, việc mà bạn không thể làm khi trực tiếp đầu tư vào cổ phiếu. Với thời gian, các Quỹ đầu tư nóng có thể sẽ nguội lạnh dần, nhưng chi phí đầu tư bao giờ cũng được giữ ở mức thấp. Thông thường, bạn chỉ phải mất chi phí khoảng 2% đến 2,5% mỗi năm. Làm thế nào để lựa chọn một Quỹ đầu tư? Việc bạn vội vã bắt tay một Quỹ đầu tư chỉ vì biểu đồ tăng trưởng mạnh trong vài tháng gần đây dường như là cách để bạn tự “đốt” những đồng tiền của mình. Thay vào đó, bạn hãy tập trung nhiều hơn vào các Quỹ đầu tư có thể dự đoán được xu hướng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn một Quỹ đầu tư nào đó, bạn nên dành chút ít thời gian nghiên cứu về nó, tìm hiểu hoạt động và cơ cấu tổ chức, các cổ phiếu mà Quỹ sở hữu… Và chắc bạn sẽ không muốn một Quỹ đầu tư mà cứ một vài năm lại thay một nhà quản lý mới. Khi bạn đầu tư vào các Quỹ hỗ tương, sẽ có một khoản bạn phải chịu là phí bán (sales charges). Nếu bạn mua cổ phiếu của quỹ đầu tư thông qua một nhà môi giới hay do một chuyên gia nào đó khuyên bạn nên làm như vậy, bạn sẽ phải trả chi phí được gọi là phí bán, đây là mức hoa hồng dành cho họ vì những lợi nhuận bạn có được. “Phí bán” hoạt động như thế nào? Quỹ đầu tư chung chào bán theo giá trị ròng hoặc giá trị ròng cộng với một khoản phí bán, mà trong ngành thường gọi là load (gánh nặng). Vì vậy mà những quỹ này được gọi là quỹ có tính phí bán (load-fund). Những cổ phần nào chào bán theo giá trị ròng (không cộng thêm phí bán) thì người phân phối của quỹ đầu tư trực tiếp đảm nhận việc thực hiện. Cũng có thể việc này được một nhóm người hăng hái trong ban giám đốc làm. Những người này không có một lực lượng bán hàng ăn hoa hồng và họ sẽ đầu tư toàn bộ số tiền nhà đầu tư ký gửi. Vì vậy mà những quỹ này được gọi là quỹ không tính phí bán (no load-funds), phát triển rất nhanh về số lượng cũng như giá trị tài sản được quản lý. Cách tốt nhất để sử dụng Quỹ đầu tư theo khu vực chuyên ngành (Sector funds): Nếu bạn có một danh mục đầu tư đa dạng, có nghĩa là bạn đang sở hữu cổ phiếu công nghệ, cổ phiếu công ty chăm sóc sức khoẻ và cổ phiếu tài chính,… Nếu đơn thuần tham gia vào những Quỹ đầu tư theo khu vực chuyên ngành, bạn sẽ làm mất cân bằng cán cân đầu tư của mình. Thay vào đó, bạn hãy dành một lượng nhỏ vốn đầu tư, từ 5% đến 10% chẳng hạn, cho các quỹ như Quỹ đầu tư bất động sản. Sở hữu trong tay cổ phiếu của 10 Quỹ hỗ tương không đồng nghĩa với việc bạn đang đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình. Đa dạng hoá có nghĩa là nhiều cổ phiếu trong các lĩnh vực khác nhau. Phần 6: Kinh tế Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) làm gì? FED luôn cố gắng đảm bảo và duy trì sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng, giá cả ổn định và tỷ lệ thất nghiệp thấp. Một trong những công cụ quan trọng nhất của FED là điều chỉnh lãi suất cho vay giữa các ngân hàng và tăng hay giảm nguồn cung tiền quốc gia. Tại sao những gì FED làm lại rất quan trọng? FED có ảnh hưởng lớn đến định hướng kinh tế và tỷ lệ lãi suất. Tỷ lệ lãi suất thấp hay giảm sẽ làm tăng giá trị cổ phiếu. Nhưng nếu các nhà đầu tư nghĩ rằng FED có kế hoạch tăng lãi suất, họ sẽ bán cổ phiếu vì mức lãi suất dẫn đến xu hướng lượng tiền gửi ngân hàng tăng, nền kinh tế tăng trưởng chậm và ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ. Khi FED tăng tỷ lệ lãi suất, ngay lập tức giá cổ phiếu tại phố Wall đã sụt giảm, do tỷ lệ lãi suất cao sẽ hạn chế việc các công ty vay tiền để đầu tư cho những dự án kinh doanh mới. Và khi đó, trái phiếu sẽ được quan tâm hơn. Phần 7: Lời khuyên Bạn sẽ mất những khoản tiền nào? Khi đầu tư, bạn phải trả một khoản tiền nhất định cho các sự trợ giúp. Khoản tiền này là hoa hồng môi giới, phí bán của quỹ đầu tư hay chi phí tư vấn… Trên thị trường chứng khoán có nhiều chuyên gia sẵn sàng giúp bạn lập kế hoạch đầu tư, danh mục đầu tư, những chuyên gia này sẽ lấy đi của bạn khoảng 1% đến 2% tổng số tiền trong danh mục đầu tư. Phàn nàn và khiếu nại như thế nào? Nếu nhà môi giới hay nhà kinh doanh chứng khoán làm việc cho một công ty nào đó, đầu tiên bạn hãy khiếu nại bằng văn bản tới công ty của anh ta. Nếu bạn nghi ngờ việc vi phạm một quy định pháp luật về chứng khoán, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Ủy ban chứng khoán nhà nước. Bạn có thể vào trang nasaa.org. để tìm những hướng dẫn khiếu nại bằng văn bản cùng những tài liệu cần thiết cho việc chứng minh. Phần 8: Nguồn thông tin Những trang web hữu ích. Nơi tốt nhất để khởi đầu cho vệc tìm kiếm và phân tích thông tin là trang www.money.com. Sau đó, để đáp ứng những nhu cầu đầu tư khác của bạn, bạn có thể vào từng trang tài chính riêng lẻ có nội dung mà bạn quan tâm. Tại các địa chỉ như CNN/Money (money.cnn.com), MSN Money (moneycentral.com) hay Yahoo Finance (finance.yahoo.com) sẽ có những thông tin tài chính được cấp nhập liên tục. Mỗi trang sẽ cung cấp những thông tin khác nhau về thị trường tài chính, nguồn và các công cụ thực thi như: tìm kiếm danh mục đầu tư, chào giá, tin tức về các công ty, phân tích thị trường, biểu đồ, giá cổ phiếu, dự đoán doanh thu, thông báo kinh doanh nội bộ và dữ liệu IPO... Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư cũng rất thích trang ww.financenter.com vì những công cụ tính toán và phân tích ấn tượng của nó. Một trang web lớn để các nhà đầu tư làm quen với các quy định và thuật ngữ đầu tư là trang www.investorwords.com, nơi mà có hẳn một từ điển tài chính với trên 6000 định nghĩa và nhiều mục từ tham khảo khác. Kinh Doanh Chứng Khoán Trên Mạng - Được Và Mất Đầu tư chứng khoán là nghề có thể mang lại cho bạn nhiều lợi nhuận, song, đó cũng là nghề khiến bạn có thể trở nên khánh gia bại sản trong một thời gian nhanh nhất. Hẳn bạn còn nhớ vụ một tên sát nhân tại Mỹ đã giết hại 12 người và sau đó tự sát chỉ vì thua lỗ trong đầu tư chứng khoán trên mạng Internet? Đầu tư chứng khoán là một cuộc chơi không dễ dàng, nếu không muốn nói là khắc nghiệt .Tuy nhiên, đó cũng là nghề hấp dẫn những ai có bản lĩnh, có đầu óc phân tích tốt và biết chấp nhận rủi ro, còn mất… Giới kinh doanh nói chung và các nhà đầu tư chứng khoán nói riêng không xa lạ gì về mối tương quan tỷ lệ thuận giữa mức độ rủi ro và lợi nhuận. Thế nhưng, không phải cứ liều lĩnh là được.Với lịch sử phát triển hàng trăm năm, thị trường chứng khoán toàn cầu luôn không ngừng thay đổi. Chúng ta đã biết đến nhiều loại thị trường chứng khoán khác nhau như thị trường quyền chọn, thị trường tương lai, thị trường công cụ nợ... Tuy nhiên, để đầu tư thế nào cho hiệu quả – đó là câu hỏi khiến người chơi chứng khóan đau đầu. Và rồi, khi thị trường phát triển cùng với một loạt các quy định mới và đặc biệt là sự ra đời của Internet, câu trả lời đã xuất hiện. Ngày nay, mọi người có thể tự do đầu tư chứng khoán mà không cần có mặt cũng như không phải trực tiếp liên lạc với các nhân viên môi giới đầu tư. Sự tiện lợi này đang ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư hơn vào thị trường chứng khoán, từ những cụ già đã về hưu với đồng lương ít ỏi đến một doanh nhân thành đạt nhưng vẫn muốn làm giàu thêm nữa, một sinh viên mới tốt nghiệp đại học cho đến một công nhân sửa ống nước muốn có thêm tiền lo gia cho gia đình. Bất kể ai có quan tâm đến vấn đề này đều có thể trở thành nhà đầu tư chứng khoán trên mạng, miễn là họ có một số vốn tối thiểu. Thường thì họ tham gia vào việc kinh doanh cổ phiếu qua Internet theo kiểu “mua đứt bán đoạn” ngay trong một phiên giao dịchcủa thị trường chứng khoán. Thông thường, hoạt động này của họ được qua một công ty cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán trên mạng Internet. Đầu tư chứng khoán trên mạng luôn là một hình thức đầu tư khá tiện lợi. Thông tin về nhiều công ty, các nhà môi giới chứng khoán, bản tin thị trường cùng lời khuyên của các chuyên gia thường được cung cấp hoàn toàn miễn phí. Chỉ cần một máy vi tính với kết nối Internet, ngồi bất kể tại đâu trên thế giới, bạn cũng có thể làm một cuộc kinh doanh cổ phiếu trên mạng. Còn đối với những ai muốn kiếm nhiều tiền hơn thì có thể bỏ công việc hiện tại của mình để trở thành một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Những hoạt động đầu tư chứng khoán qua Internet đang ngày một phát triển tại hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế giới. Công cụ đầu tư của những nhà đầu tư chứng khoán tự do qua Internet không khác mấy so với các nhân viên môi giới và kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp, bao gồm máy điện thoại, màn hình máy vi tính với đầy đủ các thông tin về giá cả, các bản tin thị trường, bản tin tài chính,… Với các công cụ này, mọi người có thể thực hiện hàng trăm cuộc mua bán chứng khoán chỉ trong vòng một ngày. Dù bạn có ngồi ở nhà hay ở văn phòng làm việc thì bạn vẫn có thể tham gia giao dịch chứng khoán trong ngày bằng việc truy cập vào Internet. Tuy nhiên, sau một số thành công nhất định trên Internet, bạn tự hào rằng mình là nhà đầu tư có năng lực, hiểu biết về chứng khoán. Sự thật có đúng như vậy không? Bạn hãy nên cẩn thận bởi chứng khoán là một trong những công cụ tài chính phức tạp và khó kiểm soát nhất. Những công thức tính toán phức tạp trong đầu tư chứng khoán vẫn có thể làm những nhà đầu tư lão luyện mắc sai lầm. Phương thức đầu tư chứng khoán trên Internet theo nhiều chuyên gia đánh giá là sẽ rất dễ làm bạn “nghèo đi nhanh chóng”, đôi khi lợi nhuận sau một ngày mua bán trên thị trường chỉ đủ để trả tiền hoa hồng cho công ty Internet mà bạn mở tài khoản. Ngoài ra, do phương thức này chủ yếu giao dịch theo ngày nên bạn thường không có đủ sự gan lì, nhanh nhẹn, sự suy đoán thần tốc và tính kiên nhẫn để kịp thời quyết định bán lúc nào, mua lúc nào, Vì thế nhiều khi bạn mất khá nhiều tiền trong một ngày. Có thể nói, nếu không đủ tỉnh táo thì không ít trường hợp bạn sẽ sạt nghiệp hay mắc nợ lớn chỉ sau vài giây với phương thức đầu tư tiện dụng và đầy ma lực hấp dẫn này. “Khi đầu tư vào một công việc có quá nhiều rủi ro, bạn dễ có khuynh hướng hành động theo cảm tính ”, một nhà kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp tại phố Wall đã nhìn nhận như vậy về các nhà đầu tư “tự do tác chiến”không thông qua sự trợ giúp,chỉ dẫn của các chuyên gia môi giới chứng khoán. Một nhà tâm lý học chứng khoán tại Mỹ cho biết: “Cũng giống như trò đỏ đen, thường khi thua thiệt trong đầu tư cổ phiếu, người ta lại càng cố dấn lên hòng gỡ gạc lại những gì đã mất, tuy nhiên, nhiều khi, nếu không tỉnh táo, bạn sẽ trở thành con nợcủa chính mình. Một lúc nào đó, bạn sẽ mất hết cả chì lẫn chài, tài sản, tiền tiết kiệm, ...và rơi vào cảm giác thất bại, vô dụng...Bi kịch của những tay chơi ‘bán trời không văn tự” thường diễn ra như vậy”. Lo ngại trước sự bùng nổ không thể kiểm soát được đối với hoạt động đầu tư “mua đứt bán đoạn” qua Internet của các nhà đầu tư độc lập thuộc mọi thành phần, Hiệp hội quốc gia các nhà mua bán chứng khoán Mỹ (NASD) đã yêu cầu các công ty cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán trên Internet cho các nhà đầu tư độc lập phải công bố rõ về mọi rủi ro của việc tự đầu tư này để mọi người được biết. Ngoài ra, nhiều nhà quản lý chứng khoán tại Uỷ ban hối đoái và chứng khoán Mỹ (SEC) cũng đề nghị các công ty cung cấp dịch vụ này phải xem xét kỹ các điều kiện tâm lý, tài chính của khách hàng trước khi cho phép họ mở tại khoản để gia nhập hàng ngũ các nhà đầu tư tự do trên mạng. Còn về phía các nhà đầu tư tự do trên Internet, ngoài việc xác định được công ty tiềm năng, sự kiên trì cũng là một yếu tố quyết định hiệu quả của công việc đầu tư­. Khi đầu tư qua Internet, các nhà đầu tư cũng cần tập trung đầu tư vào cổ phiếu của các công ty có tình hình tài chính minh bạch, có lợi nhuận cao đồng thời kiên trì nắm giữ dài hạn, chứ đừng theo xu hướng chung là “mua đứt bán đoạn”. Một công ty tốt sẽ tiếp tục tăng trưởng ngay cả khi thị trường chứng khoán có hoảng loạn. Các nhà đầu tư chứng khoán không nên quá để ý đến biến động giá hàng ngày trên thị trường cũng như những đặc điểm của việc đầu tư qua Internet mà nên tập trung tìm hiểu về các công ty niêm yết để xác định được đâu là công ty tốt và đáng để nắm giữ lâu dài. Bên cạnh đó, khi giao dịch chứng khoán trên mạng Internet, các nhà đầu tư nên theo dõi tình hình tài khoản giao dịch mỗi ngày chứ không phải là mỗi phút, bởi như thế nhà đầu tư sẽ tránh được tác động từ những biến động liên tục trên thị trường đem lại. Nhiều trang web và công ty môi giới chứng khoán trên mạng Internet cho phép nhà đầu tư theo dõi tình hình giao dịch của mình. Thậm chí một số công ty còn gửi e-mail hàng đêm thông báo cho nhà đầu tư kết quả giao dịch chứng khoán trong ngày. Cần phải nhớ rằng cẩm nang này chỉ thực sự có hiệu quả khi bạn nắm rõ các cổ phiếu mình đầu tư cũng như chiến thuật đầu tư định sử dụng. Muốn thành công các nhà đầu tư phải liên tục thực hành đầu tư thử một số loại cổ phiếu để rèn luyện các kỹ năng đầu tư và sự tự tin trước khi thực sự đầu tư vào thị trường chứng khoán qua mạng Internet. Trường hợp bạn lựa chọn đầu tư vào quyền lựa chọn cổ phiếu (options) thì một trang chủ về định giá, biến động của các options là không thể bỏ qua được. Một trang web khá nổi tiếng đó là www.optionetics.com. Trang này cung cấp cho bạn các phân tích thị trường trong ngày cũng như phân tích toàn bộ thị trường vào cuối ngày, cập nhật các bài báo mỗi ngày về giao dịch, đầu tư cổ phiếu và hợp đồng lựa chọn. Trang web này còn có những dữ liệu thị trường được cập nhật liên tục và danh sách liệt kê những người thành công, thất bại trong đầu tư chứng khoán trên mạng cũng như giá cao nhất, thấp nhất trong ngày. Mặc dù vậy, hoàn toàn không sai khi các chuyên gia phân tích chứng khoán nhận định rằng sẽ rất nguy hại nếu các nhà đầu tư tự do trên Internet quên rằng thị trường chứng khoán không phải là nơi tiêu tiền nhanh và vô bổ nhất cũng như không phải là nơi kiếm tiền dễ dàng và nhàn nhã nhất, cho dù đó có là phương thức đầu tư tiện dụng qua Internet. Và chỉ có những nhà đầu tư tỉnh táo và biết kiềm chế mới tránh được sự hối tiếc nếu một ngày kia giá cổ phiếu tăng trở lại. Trái Phiếu Công Ty, Phức Tạp Nhưng Hiệu Quả! Thuật ngữ “Corporate bond” đã không còn xa lạ với nhiều doanh nghiệp, bởi đây là một trong những phương thức huy động vốn hữu hiệu khi doanh nghiệp thiếu vốn. Thông qua phát hành trái phiếu, doanh nghiệp có thể vay được từ thị trường một khoản vốn khá lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng. Nhờ đó tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cãi thiện đáng kể, doanh nghiệp sẽ có thêm tiền để đầu tư, mở rộng hoạt động sản xất kinh doanh. Tuy nhiên, trái phiếu không hề đơn giản, bởi nó có rất nhiều loại, tuỳ từng trường hợp, tuỳ từng hoàn cảnh sẽ có nhiều loại trái phiếu khác nhau. Một vài công ty phát hành trái phiếu có quyền rút trước hạn (redemption priviledge) với thời biểu là bội số của một năm, 6 tháng hay 2 năm... Bài viết này sẽ trình bày một số loại trái phiếu chính để từ đó các doanh nghiệp có thể biết được những ưu nhược điểm cũng như những đặc trưng của các trái phiếu. Trái phiếu kèm quyền đòi nợ trước hạn (option bonds or put bonds): là những trái phiếu dài hạn cho phép người sở hữu thanh toán trái phiếu trước hạn theo mệnh giá của trái phiếu vào thời điểm tròn một năm sau ngày phát hành hay vào đúng ngày này vào mỗi năm tiếp theo. Thời biểu thanh toán trước hạn có thể rất khác nhau. Trái phiếu đăng ký vốn gốc (registered as to principal only): Trái phiếu đăng ký vốn là trái phiếu lãi suất có phần vốn được đăng ký theo tên của người sở hữu trái phiếu còn phần phiếu lãi suất đính kèm dới dạng vô danh (bearer form). Bất kỳ ai cầm phiếu lãi suất này đều có thể bán lại hay được hưởng lãi suất ghi trên phiếu (the coupon is negotiable and payable to the bearer) còn phần vốn đã đăng ký thì chỉ có thể do chính người đăng ký trái phiếu chuyển nhợng (registered portion is transferable only by the holder of record). Trái phiếu đăng ký vốn gốc và lãi suất (registered as to pricipal and interest): là trái phiếu không có phần phiếu lãi suất đính kèm (with no coupon attached). Cả vốn và lãi chỉ trả cho người sở hữu trái phiếu theo một thời hạn nhất định (payable to the bondholder at specified dates). Do khả năng chuyển nhượng (transferable aspect) hạn chế nên giá thị trường của trái phiếu đăng ký thấp hơn trái phiếu đính kèm lãi suất tương ứng. Trái phiếu kèm phiếu lãi suất (coupon bonds): là những công cụ trái phiếu vô danh tương đương một đơn vị tiền tệ (bearer instruments similar to a moneary unit). Quyền hưởng lãi suất thuộc về bất kỳ người nào cầm phiếu lãi suất và việc trả lãi được thực hiện khi xuất trình phiếu lãi suất này (the interest is payable upon presentation of the coupon). Các quyền lợi của trái phiếu kèm phiếu lãi suất được chuyển nhượng thông qua việc giao trái phiếu cho người mua. Phiếu lãi suất đi kèm trái phiếu ghi rõ những chi tiết như: tên người phát hành (name of the issuer), số trái phiếu (bond number), số seri (serial number). Trái phiếu chuyển đổi (convertible bonds): là trái phiếu mà người sở hữu có thể đem đổi thành loại chứng khoán khác do cùng một công ty phát hành. Các trái phiếu này thường được đổi thành các cổ phần thường (common shares) hoặc đôi khi thành các cổ phần ưu đãi (preferred stock) của công ty phát hành trái phiếu. Trái phiếu chuyển đổi có thể được công ty thu hồi trước hạn (the bond may be called). Lãi suất giảm có thể dẫn đến việc trái phiếu được thu hồi trước hạn do công ty phát hành muốn thay khoản nợ của mình bằng một khoản vay khác với lãi suất thấp hơn. Trái phiếu chuyển đổi có các loại như sau: Trái phiếu chuyển đổi có thể thu hồi trước hạn (callabe convertible bonds); Trái phiếu chuyển đổi theo điều khoản của quỹ thanh toán nợ (convertible bonds with a sinking fund provision). Điều khoản này cho phép công ty phát hành trái phiếu thu hồi trước hạn một số trái phiếu nhất định mỗi năm: Trái phiếu chuyển đổi có tỷ lệ chuyển đổi khác nhau (convertible bonds with a variable conversion ratio). Đối với trái phiếu này số cổ phần thường mà trái phiếu có thể đổi được khác nhau theo từng thời điểm trong thời hạn trái phiếu. Trái phiếu chuyển đổi có lãi suất liên quan với lợi tức cổ phần thường (convertible bonds with an interest rate linked to the dividend rate on the common). Khi lãi suất được điều chỉnh, lãi suất trái phiếu tính trung bình hàng năm sẽ luôn cao hơn lợi tức cổ phần thường. Trái phiếu bất động sản (real estate bonds): Trái phiếu bất động sản có lãi suất bình thường cộng với một tỷ lệ tăng giá trị bất động sản nhất định. Trái phiếu ổn định (stabilized bonds): là một loại trái phiếu có phương thức thanh toán nợ dựa trên sức mua của đồng USD. Khi phát hành trái phiếu, công ty cam kết sẽ trả hết bằng một khoản tiền tương đương với sức mua của đồng USD vào thời điểm trái phiếu đến hạn nợ. Mục đích của trái phiếu này nhằm ổn định giá trị của khoản nợ bằng cách tính toán tất cả các yếu tố kinh tế sao cho giá trị của khoản nợ tính theo sức mua của đồng USD tại thời điểm trái phiếu đến hạn ngang bằng với thời điểm phát hành. Do việc áp dụng một trái phiếu với tính chất như vậy rất khó thể hiện nên trái phiếu ổn định không phổ biến lắm trên thị trường. Trái phiếu vàng (gold bonds): Trái phiếu vàng là một loại trái phiếu thanh toán bằng tiền vàng (payment is made in gold coins). Trước năm 1993, hầu hết các trái phiếu đều có khả năng thanh toán bằng vàng như là một loại tiền hợp pháp (lawful money) của nớc Mỹ. Sau đó quốc hội Mỹ đã huỷ bỏ loại trái phiếu này khi đa ra các trái phiếu "tiền tệ" khác (currency bonds). Hiện nay, mọi trái phiếu ở Mỹ đều được thanh toán bằng đồng tiền pháp định của nước này . Trái phiếu vĩnh viễn (perpetual bonds): Đây là trái phiếu không có ngày đáo hạn. Loại trái phiếu này thường được thực hiện trả nợ tuỳ theo lựa chọn của công ty phát hành. Loại trái phiếu này không phổ biến ở Mỹ, nhưng cũng phổ biến ở một số nước như Anh Quốc (công trái hợp nhất - Consols), ở Pháp (Công trái thực lợi - Rentes). Trái phiếu uỷ thác thế chấp (collateral trust bonds): Trái phiếu uỷ thác thế chấp là trái phiếu được đảm bảo bằng quyền giữ tài sản thế chấp của một loạt các chứng khoán nợ khác do người nhận tín thác (trustee) hay một công ty tín thác (trust company) nắm giữ. Loại trái phiếu này thường do một công ty mẹ (holding company) phát hành trên cơ sở thế chấp các chứng khoán của một công ty con (subsidiary company). Chứng chỉ người tiếp quản (receivers certificates): Chứng chỉ này do người tiếp quản (receiver) một công ty đang trong tình trạng phá sản phát hành nhằm cấp vốn cho hoạt động (provide funds for operation) bảo vệ tài sản còn lại của công ty. Đây là các giấy nhận nợ ngắn hạn (short term notes) được tòa án chấp thuận (authorized by the Court). Những trái phiếu này rất dễ gặp rủi ro và phụ thuộc vào uy tín chung của công ty. Trái phiếu mua bất động sản (purchase money bonds): Trái phiếu này chủ yếu sử dụng để mua bất động sản (used for real estate purpotses) mặc dù người ta cũng có thể sử dụng chúng trong việc huy động vốn. Một tài sản được sử dụng như tiền mặt do bên mua (purchser of real estate) thế chấp cho bên bán (seller of real estate) nhằm mục đích đảm bảo đối ứng (consideration) với giá trị bất động sản đã bán trên sổ sách kế toán. Trái phiếu phát hành được đảm bảo bằng tài sản thế chấp nói trên (the bond secured by the mortgage). Số tiền thu được từ việc bán trái phiếu được sử dụng để thanh toán tiền mua bất động sản. Trong trường hợp huy động vốn thì trái phiếu loại này thường được phát hành bởi công ty đang trong tình trạng sắp bị công ty khác "thôn tính". Trái phiếu này sẽ được bảo đảm bằng số cổ phần đang bị công ty thôn tính tiến hành. Trái phiếu chuyển tiếp (interim bonds) : Trái phiếu chuyển tiếp là các chứng chỉ trái phiếu tạm thời (tempoary bond certificates) và có thể được chuyển đổi thành trái phiếu có kỳ hạn xác định (exchangeabe into derfinitive ones). Trong thời gian bảo lãnh phát hành (time of underwriting), nếu không có sẵn các trái phiếu dài hạn (permanent bond certificates) thì công ty thường phát hành trái phiếu tạm thời. Trái phiếu gia hạn (extended bonds): Trong trường hợp không có đủ nguồn tài chính cần thiết (necessay funds) để thu hồi (to redeem) trái phiếu khi đến hạn công ty có thể lựa chọn hình thức trì hoãn thời hạn thanh toán (postpone the maturity of the bonds) mà không cần phải thay đổi chứng khoán hay các điều khoản khác của hợp đồng trái phiếu bằng cách sử dụng trái phiếu gia hạn (using extended bonds). Trái phiếu loại này có ghi rõ quyền kéo dài thời hạn thanh toán trái phiếu của công ty. Trái phiếu chi nhánh (divisional bonds): Trái phiếu chi nhánh rất phổ biến trong ngành công nghiệp đờng sắt, ở đây nghĩa vụ trả nợ của trái phiếu thuộc về các chi nhánh hay các đơn vị trực thuộc hệ thống đường sắt. Ban đầu trái phiếu này có thể là trái phiếu của một công ty mà sau đó bị một công ty khác thôn tính. Sau khi chiếm hữu được công ty con, công ty mẹ (parent company) không can thiệp vào số trái phiếu này và gọi chúng là trái phiếu chi nhánh (divisional bonds) hay trái phiếu công ty con (sectional bonds). Trái phiếu dự tính (assumed bonds): Khi thôn tính công ty khác bằng hình thức trao đổi cổ phiếu, một công ty thường dự tính (assumed) trước các khoản nợ và tài sản nợ (obligations and liabilities) của công ty đang bị chiếm hữu. Sau đó công ty mẹ (tức là công ty thôn tính) sẽ phát hành các trái phiếu theo dự tính nói trên. Bởi vậy trái phiếu này được gọi là trái phiếu dự tính. Trái phiếu liên kết (joint bonds): Trái phiếu liên kết do hai công ty hay nhiều hơn cùng chịu trách nhiệm thanh toán (joint bonds are the joint obigations of to or more companies). Các trái phiếu này thờng được bảo đảm bằng các tài sản khác nhau (secured by different asstes) của những công ty liên kết nói trên. Trái phiếu này rất phổ biến trong lĩnh vực đường sắt khi một vài công ty muốn huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu để tài trợ cho những thiết bị chung như cầu cống, các sân ga . Trái phiếu được bảo đảm hay trái phiếu ký hậu (guaranteed bonds or indorsed bonds): Đây là trái phiếu mà việc thanh toán cả vốn và lãi (payment of principal and interest) được bảo đảm bởi một công ty khác (guaranted by another company) chứ không phải là người phát hành. Loại trái phiếu này thường được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp nói chung cũng như ngành đường sắt nói riêng khi một công ty được hưởng lợi từ công ty phát hành trái phiếu đứng ra đảm bảo việc thanh toán trái phiếu cho công ty này. Trái phiếu dự phần (participating bonds): Trái phiếu dự phần là trái phiếu cho phép người sở hữu cơ hội được hưởng một phần lợi nhuận từ công việc kinh doanh của công ty phát hành. Trái phiếu tổng hợp (consolidated bonds): Trái phiếu tổng hợp là trái phiếu được bảo đảm bằng việc thế chấp tổng hợp một nhóm các tài sản (secured by a combined mortage of a group of properties), trong trường hợp này gọi là trái phiếu thế chấp tổng hợp (consolidated mortgage bonds). Trái phiếu tổng hợp còn là tên gọi của một trái phiếu được tạo ra bằng cách tổng hợp một nhóm các trái phiếu khác của một công ty . Trái phiếu mệnh giá Đôla (Dolar-denominated foreign bonds) được phát hành tại Mỹ bởi những công ty nước ngoài. Thông lệ giao dịch (trading practice) đối với loại trái phiếu này cũng giống như đối với các trái phiếu công ty Mỹ. Trái phiếu đảm bảo bằng hàng hóa (Commoduty-backed bonds) là những trái phiếu công ty được phát hành với mệnh giá gắn với giá của một số hàng hóa nhất định. Trái phiếu lãi suất thả nổi hoặc điều chỉnh (Floating rate or variable rate bonds) là loại trái phiếu với lãi suất được điều chỉnh theo từng thời. Đừng Quên Tiếp Cận Thông Tin Trong Đầu Tư Chứng Khoán Rất nhiều nhà đầu tư khi đã quyết định mua cổ phiếu của một công ty cổ phần rồi, vẫn còn chưa biết rõ về công ty đó. Một số còn tệ hơn nữa là chỉ mới nghe nói tới là công ty đó nghe đồn là tốt, mà không có một nỗ lực nào để tìm hiểu cho biết đích xác. Có nhiều nhà đầu tư còn nói là không có cách nào để tiếp cận lấy được thông tin của công ty đó, và có mà không hiểu gì cả. Nhà đầu tư nào cũng mong muốn kế hoạch đầu tư của mình được thành công, đem lại lợi nhuận cao. Để thực hiện điều đó đòi hỏi các nhà đầu tư khả năng đánh giá và phân tích. Rất nhiều nhà đầu tư khi đã quyết định mua cổ phiếu của một công ty cổ phần rồi, vẫn còn chưa biết rõ về công ty đó. Một số còn tệ hơn nữa là chỉ mới nghe nói tới là công ty đó nghe đồn là tốt, mà không có một nỗ lực nào để tìm hiểu cho biết đích xác. Có nhiều nhà đầu tư còn nói là không có cách nào để tiếp cận lấy được thông tin của công ty đó, và có mà không hiểu gì cả. Nếu vậy chỉ có một lời khuyên duy nhất là bạn nên nhờ một công ty tư vấn nào có uy tín để giúp nhà đầu tư và giải thích cặn kẽ cho họ về công ty bạn dự định đầu tư. Còn nếu nhà đầu tư là người muốn tìm hiểu kỹ về một công ty cổ phần trước khi đầu tư thì cần phải tìm hiểu công ty đó qua các lĩnh vực sau đây: Doanh thu của công ty có tăng không? Nếu tăng thì tăng theo mức độ nào. Doanh số này sẽ căn cứ vào hoạt động chính của công ty, chứ không thể căn cứ vào các hoạt động phụ như đầu tư tài chính hay địa ốc của công ty Lợi nhuận trước thuế và sau thuế: Lợi nhuận này bắt buộc tăng theo doanh số của công ty. Nếu doanh số tăng mà lợi nhuận không tăng! Hãy coi chừng vì chi phí của công ty quá nhiều, nên lợi nhuận không thể tăng được. Đây là dấu hiệu xấu cho công ty cổ phần. Như vậy bạn cần phải xét tới lợi nhuận biên (profit margin) của chính công ty đó, trước khi có quyết định đầu tư. Sản phẩm và thị phần của công ty đó: Đầu tư vào một công ty có nghĩa là đóng góp tiền vào một công ty đó để sản xuất hay cung cấp dịch vụ, bạn cần phải hiểu rõ về sản phẩm này hiện nay có phải thế mạnh của công ty không? Và sản phẩm này đã chiếm được bao nhiêu thị phần trên thị trường. Thông thường bạn nên chọn những công ty hàng đầu của một lĩnh vực sản xuất nào đó. Bởi vì công ty hàng đầu có lợi thế về kinh doanh hơn nhiều so với các công ty đứng hàng thứ hai thứ ba… Như vậy yếu tố thị phần cần được chú ý. Chiến lược kinh doanh của công ty: trong hiện tại và tương lai. Theo mức đánh giá của bạn thì chiến lược này có khả thi không? Một khi chiến lược công ty sai sẽ làm cho công ty bị thua lỗ, và bạn sẽ là nạn nhân của công ty khi giá cổ phiếu đi xuống. Thành phần Hội Đồng Quản Trị và Ban Giám Đốc công ty có thực sự giỏi hay không? Nếu không thì bạn đã đưa tiền để đầu tư nhầm công ty rồi đó! P/E: Tỷ lệ giá thị trường/tiền lời công ty có quá cao không? Nếu tỷ lệ này cao thì rủi ro cho bạn càng nhiều. Cần phải chú ý, tỷ lệ thấp thì tốt hơn Mức trả cổ tức của công ty như thế nào? Bạn cần hoạch định lại chiến lược của bạn, mua cổ phiếu để nhận cổ tức hay mua cổ phiếu để kiếm chênh lệch giá? Các công ty đối thủ đối với công ty bạn định đầu tư như thế nào? Mạnh hơn? Yếu hơn? Giỏi hơn? Sản phẩm tốt hơn và giá bán rẻ hơn? Bạn cần phải áp dụng đúng câu nói trong bình pháp Tôn Tử “ Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Số lượng cổ phiếu của công ty bạn đầu tư nhiều hay ít? Nếu ít sẽ lợi và hại về điểm nào? Nếu công ty có nhiều cổ phiếu thì lợi và hại ở điểm nào? 10. Cuối cùng là thành phần cổ đông của công ty mà bạn muốn đầu tư là ai? Các nhà đầu tư tài chính? Các nhà đầu tư có tổ chức? Các nhà đầu tư nhỏ? Công ty giữ một số lớn cổ phiếu. Những yếu tố này rất quan trọng cho giá thị trường của cổ phiếu. Một nguyên tắc là nếu cổ đông là pháp nhân giàu có đầu tư vào công ty đó thì sẽ ảnh hưởng rất mạnh tới giá cổ phiếu, hơn là những nhà đầu tư lẻ tẻ, ít tiền. * Thị trường chứng khoán: Giá trị của thông tin Thị trường chứng khoán sôi động là nhờ có thông tin. Nhưng cũng nên xem lại có những loại thông tin nào và đã được sử dụng như thế nào? Chỉ trong vòng chưa đầy một năm, số tài khoản đăng ký tại các công ty chứng khoán đã tăng gấp đôi, từ khoảng 30.000 lên 60.000 tài khoản với hơn 13 triệu cổ phiếu các loại. Ước tính có hơn 90% số tài khoản là của các cá nhân. Thị trường rất sôi động. Ai có đủ thông tin? Nhà vật lý lượng tử nổi tiếng người Đan Mạch, Niels Bohr, đã đóng góp một luận điểm lý thú về thị trường chứng khoán: Trong số những người chơi chứng khoán, nhóm thứ nhất là những người hoàn toàn không có thông tin, chỉ “nhắm mắt” mua bán. Theo lý thuyết xác suất ngẫu nhiên, bình quân lãi hoặc lỗ của nhóm này đúng bằng của bình quân thị trường. Nhóm thứ hai là những người có thông tin riêng từ bên trong (còn gọi là thông tin nội gián), họ sẽ thu được siêu lợi nhuận. Nhưng nếu nhóm thứ nhất lãi hoặc lỗ theo bình quân thị trường, thì khoản siêu lợi nhuận này có từ đâu? Đó chính là khoản lỗ của nhóm thứ ba, những người có thông tin nhưng không đầy đủ. Kết luận của Niels Bohr là: khi không chắc mình thuộc nhóm thứ hai thì thà ở nhóm thứ nhất còn hơn. Nhưng trên thực tế, ít ai chịu chấp nhận điều đó. Có lẽ trên thị trường Việt Nam khá nhiều người thuộc nhóm thứ ba mà vẫn đinh ninh tin là mình đang ở nhóm thứ hai. Còn những người thực sự thuộc nhóm thứ hai? Ít người biết đến họ. Không lớn tiếng bình luận, họ lặng lẽ thu lợi từ những biến động mà họ đã biết trước, thậm chí do chính họ tạo ra. Mỗi người xử lý thông tin theo cách riêng Có thể tạm phân loại các nhà đầu tư (hay người chơi) theo các thể loại như sau: Thứ nhất, đó là những nhà đầu tư phân tích rất kỹ mọi thông tin về công ty phát hành cổ phiếu, về công nghệ, về thị trường đầu vào và đầu ra, về các đối thủ cạnh tranh. Họ quyết định đầu tư theo thực chất của công ty. Đây là những nhà đầu tư biết bỏ tiền vào những công ty có triển vọng tốt, vì vậy họ giúp cho nền kinh tế phát triển tốt hơn. Loại thứ hai, nghiên cứu rất kỹ thông tin của chứng khoán để thấy giá bình quân trong một thời gian dài. Khi giá tăng lên trên bình quân, họ tin là giá sẽ xuống, nên họ bán ra. Nhờ có nhiều người bán ra nên giá xuống. Ngược lại, khi giá xuống dưới mức bình quân, họ tin là giá sẽ lên, vậy là họ đi mua vào. Nhờ hành động mua vào mà giá lên. Như vậy, nhóm này góp phần làm ổn định thị trường. Loại thứ ba lại có tâm lý ngược lại. Khi thấy giá một cổ phiếu lên, họ giả định là ngày mai sẽ lên nữa. Họ đổ xô đi mua. Vì họ đi mua mà giá càng lên. Một khi giá xuống, họ lại giả định ngày mai sẽ xuống nữa, vậy là vội vàng đi bán. Vì nhiều người bán mà giá đã xuống lại càng xuống. Nhóm thứ ba này thúc đẩy sự bất ổn định của thị trường. Loại thứ tư là những người đầu tư theo bình quân thị trường. Họ mua một tập hợp rất nhiều loại chứng khoán khác nhau, tin là có thứ này xuống thì có thứ khác lên. Vị thế của họ tùy thuộc vào biến động của chung thị trường mà ít phụ thuộc vào một vài cổ phiếu cụ thể nào. Loại thứ năm là những nhà đầu tư tập trung mua cổ phiếu của một công ty nhằm đến khi có thể đạt một phần kiểm soát công ty đó. Họ gần như “chung thủy” dài hạn với công ty đó và ít quan tâm đến những biến động nhất thời theo tâm lý thị trường. Loại thứ sáu là những nhà đầu cơ rất ngắn hạn. Họ mua vào bán ra liên tục hàng ngày theo tin đồn nhanh, có khi sáng mua trưa bán. Thị trường gọi nhóm này là “gây nhiễu”. Tất nhiên không phải ai cũng kiên định theo một cách hành xử đã chọn. Và ranh giới giữa các loại trên không phải bao giờ cũng rõ ràng. Nhưng nếu quan sát thị trường thời gian qua, có thể thấy không ít người thuộc loại thứ ba và loại thứ sáu. Có nhiều loại thông tin Có những lời tư vấn của những tổ chức chuyên môn, họ kinh doanh bằng cách đưa ra những lời tư vấn. Tuy nhiên, họ lại rất dè dặt trong những tình huống nhạy cảm. Thông thường họ không đưa ra những khẳng định chắc chắn vì phải lo cho uy tín của mình. Có những thông tin của các công ty phát hành ra chứng khoán. Theo luật, những thông tin này phải được qua kiểm toán nên độ tin cậy khá tốt. Tuy nhiên, khi mà thị trường đang sốt thì ít ai để ý nhiều đến những thông tin này. Mà khả năng hiểu hết được những thông tin này không phải ai cũng có. Có những thông tin của những cơ quan quản lý có nhiệm vụ chăm lo sự phát triển ổn định của thị trường. Ngày 31/3 và 3/4/2006, Ủy ban Chứng khoán đã có hai văn bản, gửi các trung tâm giao dịch chứng khoán và gửi Ngân hàng Nhà nước. Cả hai đều nhắc nhở về những rủi ro tiềm ẩn của thị trường và khuyến nghị các nhà đầu tư thận trọng. Có những tin đồn trên thị trường mà chẳng biết từ đâu ra. Tất nhiên, những người tung ra tin này chẳng phải chịu trách nhiệm. Cũng chẳng loại trừ những tin đồn đưa ra với chủ đích đẩy giá lên hay kéo giá xuống. Cuối cùng là những thông tin từ báo chí. Đó là những thông tin có địa chỉ xác thực của những người phải chịu trách nhiệm trước luật pháp về nội dung đăng tải. Hoặc báo chí đưa ra những thông tin có nguồn gốc rõ ràng. Hoặc báo chí đưa ra những lời cảnh báo cho những người chơi mà không biết thông tin.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docso-tay-chung-khoan-co-ban.doc