Genesis - Mô hình số trị mô tả biến đổi đường bờ

Lời nói đầu Biến động đường bờ là một trong những vấn đề chính trong kỹ thuật bờ biển; không những có ý nghĩa về mặt kỹ thuật dân dụng mà còn là một bài toán thu hút những nhà khoa học tự nhiên, khoa học Trái đất. Để khảo sát quá trình biến đổi này, mô hình toán tỏ ra là một công cụ có ích. Trong khi hiện nay chương trình máy tính đã phát triển với mức độ chi tiết rất cao và cùng với đó đòi hỏi nguồn số liệu rất phong phú và tin cậy, thực tế cho thấy nhiều bài toán kĩ thuật có thể được giải quyết chỉ cần một mô hình đơn giản, với kết quả tính toán chấp nhận được. GENESIS là một mô hình với cấu trúc tương đối đơn giản, phù hợp với bậc học đại học chuyên ngành kỹ thuật bờ biển. Nhận thấy vai trò của mô hình toán trong việc giảng dạy môn học liên quan đến quá trình vận chuyển cát ven biển và diễn biến đường bờ, Bộ môn Quản lý biển và đới bờ trong hai năm liên tiếp đã cố gắng hướng dẫn sinh viên tiếp cận với các mô hình toán. Tuy vậy, các phần mềm thương mại hiện nay có xu hướng làm “phức tạp hóa bài toán quá mức cần thiết”, không thích hợp trong phục vụ đào tạo và nghiên cứu của sinh viên. Hơn nữa vấn đề chi phí và bản quyền cũng phần nào giới hạn khả năng sinh viên tiếp cận với chương trình tính toán, điều này được khắc phục khi sử dụng chương trình GENESIS.1 Chương trình GENESIS được Trung tâm Nguyên cứu Kỹ thuật bờ biển CERC, Hoa Kỳ tiến hành tổ chức nghiên cứu từ năm 1987. Các tác giả của mô hình, Hans Hanson (ĐH Lund, Thụy Điển) và Nicholas Kraus (Hoa Kỳ) đã biên soạn tài liệu khá chi tiết về GENESIS. Cuốn tài liệu này được dịch tóm tắt từ bản tiếng Anh của hai tác giả trên “GENESIS - Generalized Model for Simulating Shoreline Change" (1991). Bản dịch có những đóng góp kĩ thuật quan trọng của G.V. Trần Thanh Tùng (NCS. tại TU-Delft). Mặc dù người dịch có cố gắng và sửa chữa bản thảo thường xuyên nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong ý kiến quý giá của các độc giả. Mục lục 1 Giới thiệu chung 1.1 Mô hình 1.2 Chương trình tính toán 2 Tóm tắt lý thuyết mô hình 2.1 Sự cần thiết mô hình hoá diễn biến đường bờ 2.2 Khả năng của mô hình 2.3 So sánh các mô hình biến đổi đường bờ 2.4 Vai trò của mô hình biến đổi đường bờ trong kế hoạch dự án 3 Lý thuyết mô hình 3.1 Các giả thiết trong mô hình biến đổi đường bờ 3.2 Phương trình cơ bản của biến đổi đường bờ 3.2.1 Phương trình cơ bản 3.2.2 Lưu lượng vận chuyển bùn cát 3.2.2.1 Vận chuyển cát dọc bờ . 3.2.2.2 Nguồn và tụ điểm bùn cát 3.2.2.3 Thay đổi trực tiếp vị trí đường bờ 3.2.3 Các thông số kinh nghiệm 3.2.3.1 Chiều sâu vận chuyển bùn cát dọc bờ 3.2.3.2 Hình dạng và độ dốc trung bình của mặt cắt 3.2.3.3 Độ sâu giới hạn vận chuyển bùn cát 3.3 Tính toán sóng 3.3.1 Mô hình truyền sóng nội tại 3.3.1.1 Sóng vỡ 3.3.1.2 Ảnh hưởng của công trình đến sóng vỡ 3.3.1.3 Hiệu chỉnh đường đồng mức 3.3.1.4 Truyền sóng xuyên qua đập phá sóng 3.3.1.5 Đường đồng mức ngoài khơi điển hình 3.3.2 Mô hình truyền sóng “ngoài”: RCPWAVE . 3.3.3 Giới hạn độ dốc sóng ngoài nước sâu 3.3.4 Ô năng lượng sóng 3.3.4.1 Ô năng lượng 3.3.4.2 Vùng tính toán vận chuyển cát 3.3.4.3 Ví dụ 3.3.4.4 Tổng hợp nhiễu xạ 3.3.5 Lời giải của bài toán số . 3.3.5.1 Độ chính xác số trị và bản chất vật lý 3.3.5.2 Ổn định bờ 3.3.6 Hệ thống lưới và sơ đồ sai phân 3.3.6.1 Lưới đan xen 3.3.6.2 Sơ đồ sai phân ẩn . 3.3.7 Các điều kiện biên và ràng buộc 3.3.7.1 Điều kiện biên “bãi cố định” 3.3.7.2 Điều kiện biên cửa ngăn . . 3.3.7.3 Vận chuyển bùn cát qua đầu công trình 3.3.7.4 Vận chuyển cát qua đỉnh công trình 3.3.7.5 Tường biển . 3.3.7.6 Nuôi bãi . 3.3.8 Những vấn đề cần xét trong lưu lượng vận chuyển bùn cát dọc bờ 3.3.8.1 Nhiều lưu lượng chuyển cát 3.3.8.2 Các lưu lượng chuyển cát dẫn xuất 3.3.8.3 Ngưỡng hiệu quả của vận chuyển cát 4 Chương trình GENESIS 4.1 Các bước chuẩn bị trước khi chạy GENESIS 4.1.1 Hệ toạ độ và lưới 4.1.2 Các điều kiện biên đầu, cuối 4.1.2.1 Biên dạng cửa 4.1.2.2 Điều kiện biên “bãi cố định 4.2 Các file số liệu đầu vào . 4.2.1 File START 4.2.2 File SHORL . 4.2.3 File SHORM . . 4.2.4 File SEAWL . 4.2.5 File DEPTH . 4.2.6 File WAVE 4.2.7 Các file đầu ra 4.2.7.1 File SETUP 4.2.7.2 File OUTPT 4.2.7.3 File SHORC 4.2.8 Các lỗi và cảnh báo . 4.2.8.1 Thông báo lỗi . 4.2.8.2 Cảnh báo 5 Biểu diễn các công trình và nuôi bãi 5.1 Loại công trình và tác dụng của chúng 5.2 Số đoạn lưới của công trình 5.3 Biểu diễn các công trình 5.3.0.3 Các vị trí hợp lệ của công trình 5.3.0.4 Các vị trí không hợp lệ của công trình 5.3.0.5 Đê chắn sóng 5.3.0.6 Mỏ hàn 5.3.1 Các cách bố trí phức tạp của mỏ hàn 5.3.2 Tường biển . 5.3.3 Nuôi bãi 5.3.4 Cấu hình của các công trình thay đổi theo thời gian 6 Nghiên cứu cụ thể cho dự án tại Lakeview, Ohio, Hoa Kỳ 6.1 Giới thiệu 6.2 Giải pháp thực hiện trong dự án 6.2.1 Giải pháp công trình và nuôi bãi 6.2.2 Bùn cát 6.2.3 Mực nước và vị trí đường bờ 6.2.4 Chế độ sóng 6.3 Nhập số liệu 6.3.1 Số liệu cho file START 6.3.1.1 Số liệu trong file SHORL 6.3.1.2 Số liệu trong file SEAWL 6.3.1.3 Số liệu trong file DEPTH 6.3.1.4 Số liệu trong file WAVES 6.3.2 Kiểm định và thẩm định mô hình 6.3.3 Phân tích độ nhạy 6.3.3.1 K1, K2 và D50 6.3.3.2 Sóng ngoài khơi và sự truyền sóng 6.3.4 Các cách bố trí công trình khác nhau 6.3.5 Mô phỏng với thời đoạn 5 năm 6.3.6 Kết luận

pdf98 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2039 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Genesis - Mô hình số trị mô tả biến đổi đường bờ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I 57 Hình 5.4: Cách đặt hợp lệ các mỏ hàn đơn giản 5.3.1 Các cách bố trí phức tạp của mỏ hàn Các mỏ hàn với cách bố trí phức tạp như mỏ hàn chữ Y, chữ T và có thể được biểu diễn bằng cách đặt các mỏ hàn nhiễu xạ và đê chắn sóng trùng với nhau. Hình 5.3.1 cho thấy ví dụ biểu diễn các công trình phức tạp, và Bảng 3 liệt kê các thông số tương ứng trong file START. Trong ví dụ ở Hình 5.3.1 có một số điều đáng lưu ý: a) Tại những vị trí tiếp nối của các công trình, các biến kiểu IX, Y, và D phải giống hệt nhau 1 b) Đầu ngang của mỏ hàn T (Hình 5.3.1b) phải được biểu diễn bởi đê chắn sóng tách bờ, mỗi cái đều nối vói mỏ hàn. Nếu không biểu diễn như vậy, chương trình sẽ không chấp nhận hai công trình nhiễu xạ chồng chéo nhau (như Hình 5.3.0.4). c) Kết nói giữa hai đê chắn sóng tách bờ phải chính xác ở cùng một vị trí (trên Hình 5.3.1b). d) Tất cả mỏ hàn gắn với đê chắn sóng phải là loại mỏ hàn gây nhiễu xạ. * Xem Hình 5.3.1 ** Giá trị chọn tuỳ ý 1Gồm có IXNDG, IXDG, IXDB, YNDG, YDG, YDB, DDG, DDB. CHƯƠNG 5. BIỂU DIỄN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ NUÔI BÃI 58 Hình 5.5: Ví dụ các mỏ hàn và jetty có cách bố trí phức tạp Bảng 5.1: Đầu vào trong file START của các ví dụ công trình có cách bố trí phức tạp Biến Mỏ hàn có góc (a) Mỏ hàn T (b) Jetty xiên góc (c) Mỏ hàn n/xạ có ngạnh (d) IDG 1 1 1 1 NDG 1 1 1 1 IXDG(I) 1 50 100 25 YDG(I) 350 135 410 225 DDG(I)** 3,1 2,0 3,5 1,7 YG1** 120 - - - YGN** - - 630 - IDB 1 1 1 1 NDB 1 2 1 1 IXDB(I) 1 12 45 50 50 56 97 100 25 31 YDB(I) 350 400 135 135 135 135 410 410 225 135 DDB(I)** 3,1 3,5 1,8 2,0 2,0 2,3 3,7 3,5 1,7 1,3 CHƯƠNG 5. BIỂU DIỄN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ NUÔI BÃI 59 Hình 5.6: Ví dụ minh hoạ cách bố trí tường biển đơn giản 5.3.2 Tường biển Các đoạn tường biển có tác dụng có thể được đặt ở vị trí bất kỳ trên lưới. Ta có thể biểu diễn nhiều đoạn đường biển bằng cách đặt các giá trị -9999(m) trong dãy số vị trí tường biển dọc theo bờ. Hình 5.3.2 cùng với bảng số sau đây là ví dụ biểu diễn hai đoạn tường biển ngắn trong GENESIS. Chú ý rằng tường biển không nhất thiết phải thẳng mà có thể theo đường cong song song với đường bờ, chẳng hạn như kè đá đổ. Dưới đây là các giá trị y cần nhập vào file SEAWL. -9999 -9999 -9999 -9999 -9999 -9999 -9999 -9999 -9999 60 589 58 57 56 55 54 53 52 51 50 -9999 -9999 -9999 -9999 -9999 -9999 -9999 -9999 -9999 10 10 10 10 10 10 -9999 -9999 -9999 -9999 -9999 5.3.3 Nuôi bãi Các đợt đổ cát nuôi bãi có thể thực hiện ở vị trí bất kì trên bãi biển và có thể chồng chéo nhau về cả không gian và thời gian. Một khi khối lượng cát được chỉ định, GENESIS sẽ quy ra khoảng cách trung bình mà đường bờ sẽ tiến ra trong mỗi bước thời gian. Các giá trị sau đây trong file START.DAT biểu thị cho nuôi bãi trên Hình 5.3.3: CHƯƠNG 5. BIỂU DIỄN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ NUÔI BÃI 60 Hình 5.7: Ví dụ minh hoạ trường hợp đổ cát đơn giản IBF: 1 NBF: 3 BFDATS(I): 890101 890101 890615 BFDATE(I): 890228 890228 890715 IBFS(I): 1 10 20 TBFE(I): 30 20 60 YADD(I): 20 5 5 Ngoài biểu diễn hai đợt đổ cát chồng lên nhau (một lượng 20 m đổ vào đoạn 1 → 30 và lượng 10 m đổ vào đoạn 10→ 20), ta có thể phân tách thành ba lần đổ nối tiếp nhau. Khi đó cần nhập số liệu đầu vào như sau: IBF: 1 NBF: 4 BFDATS(I): 890101 890101 890101 890615 BFDATE(I): 890228 890228 890228 890715 IBFS(I): 1 10 20 20 TBFE(I): 10 20 30 60 YADD(I): 20 25 20 5 Cần chú ý rằng các giá trị trên cùng một cột đều thuộc một lần đổ. Còn các giá trị trên một dòng thì không nhất thiết sắp xếp theo trình tự thời gian. CHƯƠNG 5. BIỂU DIỄN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ NUÔI BÃI 61 5.3.4 Cấu hình của các công trình thay đổi theo thời gian Trong nhiều dự án có công trình được xây dựng, sửa đổi, dỡ bỏ hoặc phá huỷ diễn ra cùng với biến đổi đường bờ. Trong trường hợp này cần chia quá trình mô phỏng ra thành nhiều giai đoạn. File START với cách bố trí công trình ban đầu sẽ có tác dụng trong giai đoạn thứ nhất, đến khi bắt đầu có thay đổi công trình. File SHORC (đường bờ tính toán) vừa được tạo thành sẽ được vận chuyển sang thành file SHORL (đường bờ ban đầu) của giai đoạn mô phỏng tiêp theo, với một file START khác tương ứng với cách bố trí mới. Cách làm này được lặp lại, để diễn tả nhiều giai đoạn thay đổi của cách bố trí công trình cũng như điều kiện. Thông thường hệ điều hành máy tính sẽ cho phép ta tạo một file batch giúp cho tự động quá chuỗi tính toán gồm nhiều giai đoạn. Chương 6 Nghiên cứu cụ thể cho dự án tại Lakeview, Ohio, Hoa Kỳ 6.1 Giới thiệu Toàn bộ chương này nghiên cứu cho một dự án trong đó có áp dụng chương trình GENESIS, đồng thời cũng đề cập đến các kỹ năng vận hành mô hình. Dự án Lakeview tại Lorain, bang Ohio nằm bên bờ hồ Erie. Công viên Lakeview ở cách cảng Lorain khoảng 800 m về phía Tây. Đường bờ ở đây thiếu cát tự nhiên, thậm chí một số đoạn bờ không có bãi cát. Trước tình hình này chính quyền địa phương muốn bảo vệ công viên khỏi xói lở và tạo ra một bãi cát phục vụ giải trí. Dù tài liệu về dự án là khá đủ, số liệu sóng thực đo còn thiếu và cần được tổng hợp từ tính toán hindcast cùng một số ít số liệu đo được. Dự án có quy mô nhỏ và đơn giản vừa tầm cho một ví dụ minh họa ứng dụng GENESIS. Các tài liệu khái quát về khu vực dự án (điều kiện tự nhiên, dân sinh, xã hội) cũng như quy trình thiết kế đã có đầy đủ [CITE USAED-75], [CITE walter-80]. [CITE pope-83] báo cáo kết quả một đợt theo dõi hiện trường kéo dài 5 năm, đánh giá hiệu quả dự án thông qua tính thay đổi lượng cát và diễn biến đường bờ. Trong phần tiếp theo, một số nội dung trong các tài liệu này cũng được đề cập đến trong việc xây dựng mô hình tính toán. Đối với một khu vực như Lorain, việc duy trì bãi cần phải kết hợp đổ bãi và duy trì bảo dưỡng định kỳ. Tuy vậy, khoảng đường bờ lấn ra hồ thường bị san bằng bởi những con sóng và do đó đoạn bờ nên được chắn lại bởi các mỏ hàn. Đồng thời mỏ hàn ít gây ảnh hưởng đến đoạn đường bờ kế bên, vì nói chung trong vùng không có cát để xảy ra xói. Ta cũng cần xét đến vận chuuyển cát ngang bờ. Chế độ sóng trong vùng hồ bị chi phối bởi những sóng có chiều cao lớn, chu kì sóng ngắn được phát sinh từ những đà gió ngắn trong những cơn bão nhỏ xảy ra thường xuyên. Kết quả là sóng lớn có xu hướng đẩy bùn cát ra xa bờ, trong khi những cơn sóng lừng có chu kì dài, suốt trong mùa hè với xu hướng chuyển cát về phía bờ cũng không đủ bù đắp cho lượng mất đi. Như vậy bờ đang thiếu cát, và lượng cát bị đảy ra xa bờ sẽ phân tán và không trở về. Vì vậy một suy nghĩ logic là bảo vệ lượng cát bằng những đập chắn sóng tách bờ để giảm năng lượng sóng tới đồng 62 CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ63 thời giữ cát không bị trôi ra xa bờ. Dự án này, thực hiện năm 1977, là công trình có đê chắn sóng đầu tiên với mục đích ổn định bãi phục vụ giải trí đầu tiên có ở Hoa Kỳ (Hình 6.1). Hướng vận chuyển cát tổng cộng dọc bờ trong khu vực là từ Đông sang Tây, như ta có thể suy luận từ đà gió trên hồ Erie (Hình 6.1), với lượng vận chuyển tiềm năng ước tính lên tới 45900 m3. Tuy vậy do sóng từ phí Đông bị chắn khuất phía sau các đê chắn sóng của cảng Lorain, thực tế lượng chuyển cát qua Lakeview lại có hướng từ Tây sang Đông và chỉ là 3820 đến 6120 m3/năm do thiếu hụt cát. Chính sự thiếu hụt cát tự nhiên này mà bờ bị xói mạnh. Nỗ lực ban đầu để bảo vệ tài sản nơi đây là xây dựng các mỏ hàn và tường chắn nhưng sự sửa chữa thường xuyên cũng không thể ngăn được xói lở. Sóng bão trong thời kỳ nước hồ dâng cao suốt những năm 1970 đã phá hoại bờ, làm xói chân và sập tường chắn ở Lakeview cùng nhà tắm của khu vực. 6.2 Giải pháp thực hiện trong dự án Để thực hiện mục tiêu đề ra, một số kế hoạch được thiết lập bao gồm nuôi bãi, mỏ hàn và đê chắn sóng; kế hoạch được xây dựng năm 1974 trong nghiên cứu kéo dài một năm mà không phải sử dụng mô hình toán hay vật lý nào, với kết quả là báo cáo GDM [CITE USAED-buffalo-75]. Dự án được hoàn thành tháng 10/1977 và từ đó bắt đầu một thời gian 5 năm. Việc đổ cát nhằm bảo vệ công viên và tạo ra bãi cát nhằm phục vụ giải trí, còn các đập chắn sóng tách bờ và mỏ hàn là để giữ lượng cát được đổ. Dự án đã thành công; bãi cát đã ổn định và lượng cát bổ sung nuôi bãi trong vòng 5 năm đầu tiên kể từ tháng 10/1977 chỉ khoảng 35% khối lượng ước tính. 6.2.1 Giải pháp công trình và nuôi bãi Hình 6.1 cho thấy dự án ba đê chắn sóng tách bờ bằng đá đổ và hai đập mỏ hàn để chắn giữ lượng cát đổ nuôi bãi. Chiều dài bãi được tính là khoảng cách giữa hai mỏ hàn, bằng 381 m, và khoảng cách trung bình từ kè bờ công viên tới đê chắn sóng là 152 m. Mỗi đê chắn sóng dài 76,2 m và cách đều nhau một koảng 48,8 m. Độ sâu nước tại đê chắn sóng biến đổi từ 3,0 m đến 4,0 m; tuỳ theo biến đổi mực nước hồ. Các đê chắn sóng có cao trình đỉnh là 1,83 m phía trên mức nước hồ bình quân nhiều năm. Mỏ hàn phía Tây, bằng bê-tông dài 50,0 m và mỏ hàn phía Đông, một mỏ hàn kết hợp bê tông và đá đổ, dài 110 m, có tác dụng ngăn chặn cát thoát ra khỏi khu vực dự án. Ngoại trừ một mỏ hàn nhỏ nằm bên cạnh phía Tây của khu vực dự án, dọc bờ hai phía hầu như không có bãi. Lượng nuôi bãi ban đầu là 84100 m3 với cao trình thềm bãi là +2,44 m. Sau khi đổ cát đã xảy ra hiện tượng xói lở gần phía Tây và khu vực này được bổ sung cát với khối lượng 4590 m3 vào tháng 7/1980 và 2290 m3 nữa vào tháng 9/1981. Tuy vậy, thật bất ngờ là tổng lượng cát đổ lại ổn định và thậm chí đã có một chút tăng trong thể tích bãi hàng năm (2290 m3/năm trong suốt 5 năm theo dõi, ngoài hai lần bổ sung cát nói trên). Trong khi thiết kế, lượng cát thất thoát hàng năm được dự tính là 3820 m3, gần bằng 5% khối CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ64 Hình 6.1: Sơ đồ khu vực dự án Lorain, Ohio CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ65 Hình 6.2: Ảnh hàng không của công viên Lakeview, 17/11/1979 Hình 6.3: Bản vẽ thiết kế dự án Lakeview CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ66 lượng đổ cát ban đầu. Rõ ràng là dự án đã hoàn thành hai chỉ tiêu thiết kế đề ra: bảo vệ khu công viên và tạo ra một bãi cát phục vụ giải trí. Ảnh hàng không thu được cũng cho thấy dự án hầu như không tác động đến đường bờ hai bên. 6.2.2 Bùn cát Vật liệu bãi địa phương là cát quartz mịn, phân cấp rõ ràng, trong khi đó vật liệu đổ thì thô hơn (tương đối mịn), chỉ gồm 50% hạt quartz, và phân cấp xấu hơn. Sau khi hoàn thành dự án, vật liệu đổ đã được phát hiện là tập trung nhiêu ở vị trí cạnh các đê chắn sóng về phía bờ. Các mẫu bùn cát còn cho thấy đáy hồ từ bờ cho đến khoảng cách xa bờ 91,4 m đều bao gồm cát từ cỡ trung bình đến thô cùng với sỏi. Các lần lấy mẫu liên tục trong suốt 5 năm kể từ khi đổ cát lần đầu cho thấy cát địa phương tiến vào biên phía Tây của khu vực dự án và cát chuyển khỏi khu vực với lưu lượng vận chuyển nhỏ hơn qua biên phía Đông. Không thấy có biểu hiện chuyển cát ngang bờ qua khe giữa các đê chắn sóng. 6.2.3 Mực nước và vị trí đường bờ Không có biến động theo triều thiên văn, nhưng mực nước hồ Erie vẫn biến động theo thay đổi khí hậu ngắn hạn và dài hạn. Trong suốt giai đoạn theo dõi kéo dài 5 năm, mực nước trung bình tháng cao nhất đo được là 1,49 m trên mực chuẩn nước thấp nhất (low water datum, LWD), và thấp nhất là 0,34 m dưới LWD. (Năm 1986 đã có kỉ lục mới với mực nước cao 1,55 m trên LWD). Nếu xét chuỗi mực nước hồ bình quân tháng thì biên độ dao động năm lớn nhất tính được là 0,84 m; và giá trị chiều cao với mực nước dâng với độ lặp lại bằng 1 năm tính được là 0,46 m. Đã thấy những dấu hiệu biến đổi địa hình theo dạng đường sin trong quá trình đổ bãi, biểu thị rõ xu hướng biến đổi của bãi theo dạng sóng và dòng chảy phát sinh khi có đê chắn sóng. Trong khoảng thời gian 6 tháng từ 10/1977 đến 5/1978, hình dạng của đường bờ đã dần ổn định, và khoảng 1 năm đường bờ đã đạt hình dạng cân bằng với các đoạn bồi lắng sau mỗi đê chắn sóng. Ảnh hàng không cho thấy các đoạn bồi hình thành rõ rệt trong mùa thu khi nước hồ còn thấp; chúng sẽ một phần bị ngập và do đó đường bờ sẽ phần nào thẳng hơn khi nước hồ dâng cao vào mùa xuân. 6.2.4 Chế độ sóng Tại thời điểm bấy giờ đã có tài liệu tính toán sóng hindcast trong vòng 3 năm bởi Saville (1953) cho vùng Cleveland, Ohio cách khu vực dự án 40 km về phía đông. Sau khi chỉnh lý lại đà gió và độ sâu nước, các dự liệu này có thể được áp dụng cho vùng Lorain. Chiều cao và chu kỳ sóng trung bình trong tính toán hindcast lần lượt là 0,46 m và 4,7 s. Chiều cao sóng hàng năm lớn nhất gần đạt tói 2,44 m, với chu kỳ lên tới 7 s. Để phục vụ cho việc tính toán diễn biến đường bờ, vận chuyển cát được coi như chỉ do sóng trong thời kì mặt hồ không đóng băng, từ 1/4 đến 30/11. CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ67 6.3 Nhập số liệu Phụ lục D là nội dung các file đầu vào sử dụng cho các lần chạy thử ban đầu cũng như lần kiểm định và thẩm định cuối cùng. Các file OUTPT cũng được in ra. 6.3.1 Số liệu cho file START Cấu hình ban đầu để tính toán trong mô hình được cho trong file START_INIT. Số liệu này mô phỏng trạng thái tự nhiên của khu vực. Như ta sẽ đề cập tiếp theo đây, nhiều đại lượng được xác định dựa vào ảnh vệ tinh, và các đại lượng khác chỉ là ước đoán ban đầu. Ta sẽ dành sự phân tích cho một số liệu chọn lọc. Dòng A.3. Chiều dài của đê chắn sóng là 76,2 m với khoảng cách giữa chúng là 48,8 m. Muốn có độ phân giải tốt ta cần dành 10 đoạn lưới cho mỗi đoạn đê chắn sóng và khoảng 4 đoạn lưới cho mỗi khoảng cách; từ đó DX = 7,6 m là một lựa chọn hợp lý, vừa đủ để mô phỏng chi tiết hình dạng công trình, lại vừa hạn chế không có quá nhiều đoạn lưới tính toán. Dòng A.5. Vì số liệu sóng đo được cách nhau 6 h, như ta sẽ bàn đến sau đây, lấy giá trị ước lượng ban đầu DT = 6 h. Tuy vậy do DX = 7,6 m là giá trị tương đối nhỏ nếu ta dùng DT = 6 h, chắc chắn sẽ có những cảnh báo về ổn định (Rs hay STAB quá lớn). Giá trị ban đầu DT = 6 h để thử xem Rs lớn cỡ nào với điều kiện sóng như vậy. Nếu Rs quá lớn, DT sẽ được giảm xuống cho đến khi Rs < 5 hoặc có rất ít thông báo lỗi về ổn định. Dòng A.12. Các giá trị k1 và k2 được xác định trong khâu kiểm định. Với lần thử đầu tiên nên ta chọn giá trị thiên nhỏ. Một giá trị 0,77 được chọn tương ứng với lưu lượng chuyển cát khoảng 16430 m3/năm. Nếu lưu lượng chuyển cát thấp hơn trong thực tế, thì giá trị k1 được kiểm định sẽ thấp hơn 0,77. Dòng B.1. Giá trị của các thông số hiệu chỉnh này có thể được thay đổi trong giai đoạn tiếp sau, nhưng ban đầu ta giữ nguyên chúng như những giá trị mặc định Dòng C.1. Cát địa phương có đường kính trung vị nằm trong khoảng từ 0,15 mm đến 0,20 mm. Tuy vậy, vật liệu cát đổ có đường kính trung vị là 0,40 mm; vì vậy ta sẽ lấy giá trị này vì vật liệu đổ sẽ chiếm ưu thế sau khi đổ cát. Dòng C2. Thiết kế cho thấy lượng đổ bãi ban đầu có cao trình thềm bãi là 2,44 m. Dòng C.3. Chiều sâu giới hạn chuyển cát được ước lượng bằng hai lần chiều cao sóng lớn nhất trong năm (2,44 m trong trường hợp dự án) do đó lấy bằng 2,88 m. Dòng D.1. Vì hai mỏ hàn khác ngắn, ta coi chúng là mỏ hàn không nhiễu xạ. (Trong khâu hiệu chỉnh sau này, có thể dễ dàng chuyển sang mỏ hàn nhiễu xạ để kiểm tra độ nhạy của mô hình đối với giả thiết này). Các dòng D.4 và D.5. Kích thước hình học của mỏ hàn được đọc từ ảnh hàng không và kiểm tra với bản sơ đồ thiết kế mặt bằng công trình. Dòng F.2. Các điều tra tiến hành từ 10/1977 đến 11/1979 cho thấy độ dốc đáy hồ là khoảng 1:20 ở sau các đê chắn sóng và 1:15 trong vùng giữa các mỏ hàn. Ta sẽ chọn một độ dốc trung bình 1:18 cho toàn vùng. Dòng F.3. Mỏ hàn phía Đông được xây dựng liền khối để ngăn không cho cát trôi ra khỏi khu vực bãi. Do đó ta coi mỏ hàn không xuyên thấu và rất ít cát chuyển qua đỉnh CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ68 mỏ hàn. Các dòng F.4 và F.5. Lượng cát chuyển vào khu vực dự án từ các biên hai phía bị chi phối chủ yếu bởi các giá trị chiều dài cac mỏ hàn. Các giá trị sơ bộ có thể lấy bằng cách đo trên ảnh hàng không, nhưng có thể sẽ được thay đổi trong quá trình kiểm định để có được hiệu ứng ngăn cản bùn cát tốt nhất. Các dòng G.6 và G.7. Các đặc trưng hình học của đê chắn sóng được dễ dàng tìm được qua ảnh hàng không. Dòng G.9. Các đê chắn sóng được thiết kế dạng đá đổ nhiều lớp theo tiêu chuẩn (SPM 1984) và không phun vữa. Do đó chúng sẽ có cho sóng truyền qua một phần. Đồng thời, sẽ có tràn đỉnh trong giai đoạn có nước cao và sóng lớn. Các đê chắn sóng theo đó sẽ có hệ số truyền sóng tương đối thấp và như nhau, vì chúng được thiết kế tương tự. Tuy vậy, độ sâu nước khác nhau tại chân các đê chắn sóng này sẽ làm thay đổi các thuộc tính truyền sóng và những điểm khác nhau nhỏ khác giữa các công trình này cũng vậy. Với ước tính ban đầu, ba hệ số truyền sóng sẽ được lấy bằng không và ta sẽ chỉnh chúng về sau này. Dòng I.4. Nuôi bãi được thực hiện trước và sau thời khoảng mô phỏng, và không phải vào thời gian giữa hai lần chụp ảnh vệ tinh (thời đoạn mô phỏng). Do đó không có đổ bãi làm đầu vào mô hình. CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ69 6.3.1.1 Số liệu trong file SHORL Có một số cách cho ta vị trí đường bờ, chẳng hạn từ các mặt cắt ngang bờ gần nhau, đo đạc trực tiếp đường bờ, từ đo địa hình khu vực, hoặc từ ảnh hàng không. Theo cách cuối cùng này, cần thu thập ảnh trong nhiều thời điểm tương ứng với mực nước đã biết. Từ ảnh thu được cần được số hoá vị trí của đường bờ một cách thủ công, để xác định toạ độ của đường bờ so với một đường chuẩn tuỳ ý có xu hướng song song với đường bờ. Từ khảo sát thực địa, khoảng cách trung bình giữa đường mép nước và đường đồng mức “chuẩn cao độ” được xác định cho những đoạn bờ tiêu biểu. Sau đó các khoảng cách này sẽ được cộng vào hoặc bớt đi từ những toạ độ trong quá trình số hoá. Các ảnh hàng không của khu vực dự án được chụp trong khoảng từ 1/10/1977 đến 18/9/1984; trong đó ba bức ảnh vào những ngày 24/10/1977, 9/10/1979 được chọn ra phục vụ nghiên cứu. Từ 10/1977 đến 1980 không có nuôi bãi, do đó sẽ đơn giản hoá bài toán và thích hợp với mô phỏng hơn. Căn cứ vào kích thước của các công trình có trong ảnh mà xác định được tỉ lệ của ảnh là 1:2300. Khi số hoá, ảnh được phóng đại lên tỉ lệ 1:1500 để đảm bảo sai số khoảng cách chỉ là 0,3 m hay một sai số thể tích 841 m3. CITE[pope-rowen-83] báo cáo về mực nước hồ trung bình lần lượt trong ba tấm ảnh lần lượt là 0,79 m; 0,76 m; và 0,73 m. Độ dốc bãi ngang khi mới đổ là 1:5, sau đó dần tiến tới 1:12 trong khoảng 6 tháng tiếp theo. Bằng cách chọn độ dốc bãi trung bình bằng 1:12, tính ra được các khoảng cách phương ngang tương ứng là 9,5 m; 8,8 m và 9,1 m như các số liệu chính để cộng với các vị trí đường bờ số hoá được. Vì GENESIS không cho phép mặt cắt chuyển tiếp. Sự chuyển tiếp từ mái dốc sang thoải hơn được giả thiết rằng đã xảy ra vào ngày bắt đầu mô phỏng, 24/10/1977. Sự chuyển tiếp này được phác hoạ trong vị trí đường bờ ngày 24/10. Mặt cắt ngang được biểu thị bởi một đường thẳng từ đỉnh thềm bãi với cao độ +2,4 m xuống độ sâu giới hạn vận chuyển bùn cát, -4,8 m. Ngoài ra, đoạn chuyển tiếp còn được giả sử làm quay mặt cắt ngang qua tâm của nó, tại cao độ -1,2 m. Về hình học, điều này tương đương bới đường bờ bị thoái lui đi 8,5 m khi độ dốc chuyển đổi từ 1:5 sang 1:12. Khoảng thoái lui này được trừ khỏi vị trí của đường bờ vào ngày 24/10/1977. [CITE walter-etal-80] cũng đề cập đến thay đổi về thể tích bãi khu vực dự án trong khoảng thời gian giữa các date ảnh vệ tinh nói trên. Từ 10/1977 đến 10/1978, thể tích tăng thêm là 3290 m3, trong khi từ 10/1978 đến 11/1979 thể tích bị mất đi ước chừng 306 m3. Mặt khác, nếu ta tính toán so sánh từ số liệu vị trí đường bờ khi các con số tương ứng tìm được là 10320 m3 (từ 1977 → 1978) và 5280 m3(từ 1978 → 1979). Lấy đường bờ năm 1977 làm chuẩn thì thay đổi về thể tích được quy ra một sai số trung bình là 2,5 m (1 mm trên ảnh hàng không) đối với ước tính vị trí đường bờ 1978, và sai số 0,82 m (0,3 mm trên ảnh đối với đường bờ 1979. Để thống nhất với các nghiên cứu trước đây, các vị trí đường bờ 1978 và 1979 được dịch chuyển tiến lên, lần lượt là 2,5 m và 0,82 m, dẫn đến chênh lệch thể tích là 3260 m3trong thời gian từ 10/1977 đến 10/1978 và -256 m3từ 10/1978 đến 10/1979. Vị trí bờ đo đạc có hiệu chỉnh được biểu thị trên Hình 6.3.1.1, và các file SHORL tương ứng trong Phụ lục app-d. Theo Hình 6.3.1.1, xu hướng chung là có xói lở dọc bờ phần phía Tây khu vực dự án và bồi lắng phía Đông khu vực. Hình 6.3.1.1 biểu thị thay đổi về thể tích bãi trong khu vực nghiên cứu lấy thể tích bãi CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ70 Hình 6.4: Vị trí các đường bờ đo đạc có hiệu chỉnh Hình 6.5: Thay đổi thể tích bãi thực đo trong khu vực nghiên cứu CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ71 10/1977 làm chuẩn. Thay đổi thể tích biến thiên đáng kể theo mùa, với sự tăng thêm vào mùa đông và mất mát vào mùa hè. Trái với dự đoán ban đầu, biến đổi theo mùa dường như tăng theo thời gian, thay vì một xu hướng đạt đến một trạng thái cân bằng. Lượng tăng thêm có thể được giải thích bằng sự biến đổi dài hạn của chế độ sóng và mực nước. Ngoài ra cũng có thay đổi đáng kể về thể tích bãi qua từng năm, mặc dù xu hướng chung đo đạc được là bồi lắng vào mùa xuân và mùa thu, tương ứng với các thể tích ước tính được qua phương pháp bình phương nhỏ nhất lần lượt là 1680 m3/năm và 1910 m3/năm. 6.3.1.2 Số liệu trong file SEAWL Trong mô hình, tường chắn được đặt tại một số vị trí dọc theo bờ, được định vị từ ảnh hàng không. File SEAWL được cho trong Phụ lục app-d. 6.3.1.3 Số liệu trong file DEPTH Không cần có một file DEPTH vì ta không dùng mô hình truyền sóng ngoài. Lí do là sóng tán xạ để chắn sóng chính là thành phần chủ đạo trong quá trình truyền sóng, và biến thiên chiều cao và hướng sóng vỡ dọc bờ sẽ khá nhỏ (do sóng khác xạ qua địa hình đáy tương đối phẳng với đường đồng mức đáy gần như song song). 6.3.1.4 Số liệu trong file WAVES Cũng với phần lớn nghiên cứu của mô hình hoá diễn biến đường bờ, tài liệu đo sóng tại khu vực trong khoảng thời gian giữa các lần đo vị trí đường bờ là không có sẵn. Thay vào đó, tính toán sóng (Saville 1953) cho hồ Erie giai đoạn 1948-1950 được sử dụng để đối chiếu các xu hướng chung trong khoảng thời gian có số liệu đo đạc. Tính toán hindcast, như trong bảng được thực hiện cho vùng Cleveland, cách Lorain 45 km về phía Đông. Ngoài ra, gần đây hơn còn có các số liệu thực đo chiều cao và chu kì sóng tại độ sâu 9 m ở ngoài cảng Cleveland trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 11/1981. Số liệu đo đạc được dùng để hiệu chỉnh số liệu tính toán hindcast theo ba giai đoạn, như sẽ trình bày dưới đây. Sóng vỡ là động lực chính gây ra dòng vận chuyển bùn cát dọc bờ. Vì vậy, cần cố gắng chuẩn bị một số liệu sóng có thể tạo ra lưu lượng chuyển cát phù hợp. Trong nghiên cứu này, tài liệu GDM[CITE usaed-75] cung cấp thông tin cơ bản về vận chuyển bùn cát trong khu vực, với nội dung chính như sau: a) Nơi cách xa ảnh hưởng che chắn của cảng Lorain, lưu lượng chuyển cát tịnh từ Đông sang Tây với ước tính là 45900 m3/năm. b) Ảnh hưởng chắn sóng từ phía tây của cảng Lorain làm cho dòng vận chuyển qua Lakeview là từ phía Tây sang Đông với lưu lượng tiềm năng ước tính là 16400 m3/năm lưu lượng tổng cộng tiềm năng ước tính là 125000m3/năm c) Vì nguồn cấp bùn cát có hạn, lưu lượng tiềm năng đã không đạt được. Thay vào đó, lưu lượng tiềm năng tịnh thực tế ước tính là từ 3820 đến 6120 m3/năm. CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ72 Bảng 6.1: Các dòng số liệu mẫu trong các file WAVE WAVE_INIT WAVE_2T WAVE_CNG WAVE_DIFF T H θ T H θ T H θ T H θ s m ◦ s m ◦ s m ◦ s m ◦ 4,5 1,52 -53 8,0 1,52 -53 8,0 1,83 -53 8,0 0,93 -33 3,0 0,61 -30 6,0 0,61 -30 6,0 0,73 -30 6,0 0,54 -30 3,0 0,61 -8 6,0 0,61 -8 6,0 0,67 -8 6,0 0,59 -8 2,0 0,30 0 4,0 0,30 0 4,0 0,30 0 4,0 0,26 0 3,0 0,61 15 6,0 0,61 15 6,0 0,55 15 6,0 0,53 15 3,0 0,61 38 6,0 0,61 38 6,0 0,49 38 6,0 0,49 38 4,0 0,91 60 8,0 0,91 60 8,0 0,73 60 8,0 0,73 60 Bảng 6.2: So sánh giữa các số liệu sóng thực đo và hindcast Sóng Sg hindcast So sánh Hindcast So sánh thực đo IX - XI IX - XI IV -XI IV - XI H Tp Hh Th H T Hh Th H T Tháng m s m s Hh T h m s Hh T h IX 0,37 4,7 0,46 2,4 0,8 1,9 X 0,61 4,9 0,43 2,3 1,4 2,1 XI 0,49 4,7 0,52 2,5 0,9 1,9 TB 0,49 4,7 0,46 2,4 1,0 2,0 0,61 2,4 1,0 1,9 Ghi chú: H = chiều cao sóng ý nghĩa thực đo; Tp= chu kì sóng đỉnh phổ thực đo; Hh =chiều cao sóng ý nghĩa tính toán hindcast; Th= chu kì sóng ý nghĩa theo tính toán hindcast. d) Vận chuyển bùn cát chỉ đáng kể trong thời kì mặt hồ không đóng băng, từ tháng 4 đến tháng 11. Ta chỉ mô phỏng diễn biến đường bờ trong các thời đoạn này Việc đầu tiên cần làm là tạo ra một chuỗi số liệu sóng ngoài khơi (chu kì, chiều cao, hướng sóng) từ bảng kết quả của [CITE saville-53]. Trong thời kì không có băng, chế độ sóng theo tính toán hindcast cho thấy tới 73% thời gian lặng sóng. Tuy vậy, người chạy mô hình tin rằng kết quả tính toán hindcast nói trên thiên về lặng; và do đó cần định nghĩa lại trạng thái “lặng” cho sóng ngoài khơi có T = 2 s, H = 0,3 m và θ = 0◦. Các dòng số liệu mẫu trong file ban đầu WAVE_INIT được cho trong Bảng 6.3.1.4, trong đó cũng kèm theo số liệu sóng hiệu chỉnh sau này, để cho tiện so sánh. Trong chuỗi số liệu sóng có file WAVE_INIT, chế độ sóng cho các tháng 9, 10 và 11 được tách ra và so sánh với tài liệu thực đo tương ứng của năm 1981 (Bảng 6.3.1.4). Từ Bảng 6.3.1.4, ta thấy được có sự phù hợp giữa các chiều cao sóng thực đo và tính toán, tuy vậy chu kì sóng thực đo lớn chừng gấp đôi so với chu kì hindcast. Nếu coi chuỗi số liệu thực đo là điển hình, ta phải hiệu chỉnh bằng cách nhân đôi chu lì sóng hindcast nhưng với rằng buộc không cho chu kì sóng vượt quá 8 s. Kết quả hiệu chỉnh này cho ta CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ73 Bảng 6.3: Lưu lượng chuyển cát dọc bờ tính toán Hướng Góc so với Số Lưu lượng tịnh Lưu lượng tổng sóng đường bờ (◦) con sóng (103m3/năm) (103m3/năm) BĐB -53 55 -31 B -30 49 -20 BTB -8 47 -14 Lặng 0 713 0 TB 15 37 18 TTB 38 49 58 T 60 26 29 Tất cả mọi hướng 976 39 171 file số liệu sóng mới, WAVES_2T, mà một số dòng ví dụ cũng có trong Bảng 6.3.1.4. Báo cáo GDM có ước tính lưu lượng chuyển cát dọc bờ theo một công thức tương tự như (eq-ls-trans) với K1 = 0,77 và K2 = 0,0. Để thống nhất với tính toán của những chuyên gia có kinh nghiệm đã tiến hành nghiên cứu tại địa phương, ta sẽ lấy các giá trị trên để tính lưu lượng chuyển cát tiềm năng trong trường hợp đường bờ thẳng , không có công trình. Bảng 6.3.1.4 chỉ ra một số kết quả tính toán lưu lượng chuyển cát dựa trên file WAVES đã hiệu chỉnh. Như trong Bảng 6.3.1.4, lưu lượng chuyển cát tịnh dọc bờ có giá trị dương (theo hướng Tây → Đông), hướng dòng vận chuyển đã ngược với thực tế mặc dù giá trị lưu lượng có độ lớn cỡ tương đương nhau. Không có thông tin để so sánh lưu lượng tổng cộng. Có thể chỉ ra vài yếu tố gây ra sự khác biệt giữa lưu lượng tịnh tính được so với kết quả tính toán trước đây. Đó là: phương pháp hindcast đơn giản để tính ra bảng sóng; cách làm có phần tuỳ tiện để rút ra chuỗi số liệu sóng từ các con số thống kê sau khi hindcast; và giả thiết rằng giai đoạn 3 năm (1948-1950) có thể đại diện cho chế độ sóng từ sau năm 1977. Tuy vậy, nguyên nhân chính cho khác biệt này có lẽ là số liệu sóng nghiên cứu trước đó chỉ đăc trưng cho Cleveland mà không xét đến các đặc trưng của Lorain. Nói riêng, vì đà gió cho sóng hướng Tây ở Lorain ngắn hơn so với tại Cleveland, nên chiều cao sóng hướng Tây ở Lorain cũng nhỏ hơn. Xét đến tất cả các yếu tố trên, chiều cao sóng trong chuỗi thời gian được hiệu chỉnh bằng cách nhân các hệ số sau (được chọn lựa có chú ý để tạo ra kết quả mong muốn) tuỳ theo hướng theo đó ta có chuỗi số liệu sóng mới: 0,8 (đối với hướng T); 0,8 (TTB); 0,9 (TB); 1,0 (lặng); 1,1 (TBT); 1,2 (B); và 1,2 (BĐB). Đồng thời, trong những giai đoạn lặng sóng, hướng sóng ngoài khơi để thể hịên chính xác hơn rằng hướng Đông Bắc có đà gió dài. Sự chuyển đổi số liệu sóng cho ta file WAVE_CNG được minh hoạ bằng một số ví dụ trên Bảng 6.3.1.4. Theo chuỗi số liệu mới, ta tính được lượng chuyển cát tịnh là -43600 m và lưu lượng chuyển cát tổng cát là 174000 m3. Như vậy lượng chuyển cát tịnh rất phù hợp với giá trị -45900 m3theo GDM [CITE usaed-75]. Bước tiếp theo trong việc chuẩn bị file đầu vào WAVE là tính đến ảnh hưởng tán xạ sóng phía khuất sau cảng Lorain. Tuy vậy dự án Lakeview tương đối nhỏ và cách xa cảng, CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ74 Bảng 6.4: Chiều cao sóng trung bình hiệu chỉnh do ảnh hưởng che khuất của cảng Lorain Hướng Ho(m) H ′(m) H ′ sóng ban đầu hiệu chỉnh Ho BĐB 0,77 0,38 0,49 B 0,73 0,54 0,74 BTB 0,80 0,72 0,90 Lặng 0,30 0,27 0,90 TB 0,92 0,89 0,97 TTB 1,01 1,00 0,99 T 1,00 0,99 0,99 Tất cả 0,45 0,39 0,27 ta không thể trực tiếp mô hình hoá công trình cảng trong GENESIS. Thay vì vậy, một chương trình máy tính được viết để tính ra chuỗi ảnh hưởng của bến cảng. Với mỗi bước thời gian 6 h trong file số liệu sóng, chương trình đọc bộ ba số liệu (T , Ho, θo) tại đưòng đẳng sâu 9,1 m, sau đó chuyển đổi điều kiện sóng về độ sâu tại đầu phía ngoài của đê chắn sóng (8,5 m), và tính một hệ số khúc xạ KD tiêu biểu cho khu vực Lakeview theo phương pháp của [Kraus-84, Kraus-88a]. Từ đó tính được chiều cao sóng xa bờ hiệu chỉnh H ′ = KDHo. Đồng thời, sóng góc tới được giới hạn lớn hơn -33 tức là đường thẳng nối Lakeview với đỉnh đập chắn sóng. Các chiều cao sóng thu được sau hiệu chỉnh được tổng hợp trong Bảng 6.3.1.4. Sự chuyển đổi này cho ta file số liệu sóng WAVES_DIFF, với một số dòng ví dụ trong Bảng 6.3.1.4. Sử dụng số liệu mới này ta tính được vận chuyển cát tịnh qua Lakeview là 16800 m3/năm, và lượng chuyển cát tổng cộng là 110000 m3/năm. Như vậy kết quả đã phù hợp với tính toán trước đây (vận chuyển tịnh 16400 m3/năm và tổng cộng 125000 m3/năm). Tóm lại, qua việc kết hợp giữa kinh nghiệm thực địa với các đánh giá về mô hình, file nguyên gốc WAVES_INIT đã được hiệu cỉnh qua một số bước để thu được file WAVES_DIFF, phù hợp cho khâu kiểm định và thẩm định mô hình tiếp sau này. Với việc thoả mãn các điều kiện kiểm tra chuỗi số liệu sóng, file WAVES_DIFF được copy để vào file WAVES.DAT để phục vụ cho chạy mô hình. 6.3.2 Kiểm định và thẩm định mô hình Quá trình kiểm định và thẩm định mô hình cho kịch bản thiết kế yêu cầu chạy mô phỏng nhiều lần. Các giá trị thông số cần kiểm định, K1 và K2, được thay đổi nhằm có được sự phù hợp của đường bờ tính toán so với thực đo tại những thời điểm nhất định, và đồng thời ước tính được lưu lượng chuyển cát dọc bờ tương tự như thực tế. Ngoài K1 và K2, một số tham số khác cũng có thể thay đổi. Trong bài toán kiểm mô hình cho Lakeview, thông thường mỗi thời điểm chỉ có một thông số được thay đổi còn các thông số khác giữ nguyên; nhàm tách bạch ảnh hưởng của CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ75 Hình 6.6: Kết quả kiểm định mô hình thông số được xét, từ đó ta hiểu được vai trò của nó trong hệ thống chung. Chiến lược của kiểm định bao gồm trước hết là xác định giá trị của các thông số chính có ảnh hưởng đến các đại lượng đã biết trong trường hợp này là lưu lượng chuyển cất tịnh và thay đổi thể tích bãi trong khu vực nghiên cứu. Các tham số này được xác định ngay trong giai đoạn đầu kiểm định, tiếp sau đó các tham số có ảnh hưởng mờ nhạt và mang tính cục bộ hơn sẽ được dùng để tối ưu hoá trong giai đoạn cuối kiểm định. Đối với trường hợp hiện tại, tham số cơ bản nhất K1được điều chỉnh cho đến khi lưu lượng chuyển cát tịnh cần tính toán gần bằng giá trị được báo cáo. Thứ hai, tham số K2 dược điều chỉnh luân phiên với YG1 để tạo ra lưu lượng chuyển cát vào biên phía Tây phù hợp với thực tế. Thứ ba, các hệ số truyền sóng qua đê chắn sóng phía Đông được di chuyển hai giai đoạn lưới về phía Đông ngằm thu được sự phù hợp tốt hơn giữa vị trí đoạn bối phía Đông tính được so với thực đo. Hiện chỉnh nhỏ này có thể được coi là sự bù đắp cho kích thước đoạn lưới khác sai phân và sự phân hoá và sự giảm hoá quá mức đê chắn sóng (coi độ dày là rất nhỏ). Cuối cùng, người chạy mô hình quay trở lại xem xét mức độ cân đối giữa các tham số và phù hợp của vị trí đường bờ và của lưu lượng chuyển cát tính toán. Kết quả kiểm định chỉ ra trên Hình 6.3.2, và các file START và OUTPT được cho trong Phụ lục app-d. Hình 6.3.2 cho thấy có sự phù hợp tốt giữa đường bờ thực đo và tính toán. Giá trị CVE tính được cho thấy chênh lệch bình quân giữa vị trí hai đường bờ là 1,2 m. Thay đổi thể tích bãi tính được là 3360 m3 rất phù hợp so với giá trị thực đo là 3290 m3. Nếu có sẵn số liệu, cần thẩm định kết quả tính toán bằng cách chạy mô hình một thời CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ76 Hình 6.7: Kết quả thẩm định mô hình gian độc lập với mô hình sau kiểm định rồi so sánh với đường bờ thực đo. Phân tích độ nhạy cần thực hiện với mô hình sau khi kiểm định, đặc biệt là trong trường hợp không có tài liệu để thẩm định. Trong trường hợp này, có đủ tài liệu đường bờ thực đo phục vụ cho thẩm định, nhưng số liệu sóng thì không đủ. Thẩm định được thực hiện trong khoảng thời gian 13 tháng từ 9/10/1978 đến 17/11/1979. Như đã nói ở trên, toàn bộ số liệu sóng chỉ có trong vòng một năm. Vì vậy, sẽ không thuyết phục nếu ta vẫn dùng số liệu sóng đó (vốn gây ra tăng thể tích bờ một lượng 3290 m3 trong khâu thẩm định, ngay cả khi đường bờ phần nào đã thay đổi. Ảnh hàng không cho thấy đoạn đường bờ “dạng hình túi” ở phía ngoài mỏ hàn phía Đông đã thoái lui một đoạn gần bằng hai lần khoảng cách từ đường bờ đến đầu mỏ hàn phía Đông, trong khoảng thời gian từ 1978 đến 1979. Do vậy, giá trị YG1 được tăng từ 21,3 m trong khâu kiểm định lên thành 39,0 m trong khâu thẩm định, như được đo trên ảnh hàng không. Mô hình được chạy thẩm định bằng cách sử dụng trường sóng 1 năm và thu được đường bờ tính toán phù hợp với thực đo. Các phép tính độ nhạy cho ta thấy có thể có kết quả tốt hơn nếu như chiều cao sóng tăng 10%. Do đó giá trị HCNGF = 1,1 được nhập vào dòng B.1 trong file START. Ở đây ta chỉ thay đổi YG1 và HCNGF đồng thời giữ nguyên các thông số khác. Kết quả thẩm định cho trên Hình 6.3.2. Cũng giống như khâu kiểm định, vị trí đường bờ tính toán rất phù hợp với thực đo. Chênh lệch trung bình giữa hai đường bờ là 1,2 m; và thay đổi thể tích tính toán là 238 m3 so với 256 m3 của thực đo. CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ77 Hình 6.8: Độ nhạy của mô hình thay đổi K1, K2 và D50 6.3.3 Phân tích độ nhạy Trước khi dùng một mô hình đã kiểm định phục vụ dự báo diễn biến đường bờ theo các thiết kế khác nhau, cần kiểm tra một cách hệ thống độ nhạy của diễn biến đường bờ khi ta thay đổi các tham số đầu vào quan trọng. Mặc dù ở đây ta chỉ xét với một số đoạn chọn lọc, người dùng cũng như thử với các tham số khác để hiểu được ảnh hưởng của chúng đến kết quả đường bờ tính được. 6.3.3.1 K1, K2 và D50 Hình 6.3.3.1 cho thấy kết quả kiểm tra độ nhạy khi thay đổi các tham số K1, K2 và D50. Khi tăng K1 từ 0,42 lên 0,52, thể tích cát trong vùng có tăng thêm một chút, nhưng hình dạng đường bờ vẫn giống như trong khâu thẩm định. Với K2 tăng từ 0,12 lên 0,22 các salient trở nên rõ ràng hơn, đồng thời cũng có xu hướng mất nhiều cát hơn so với trường hợp thẩm định. Cả hai lần thứ hai đều cho thấy đường bờ được mô phỏng chỉ tương đối nhạy với thay đổi hợp lý của các hệ số. Phần lớn lượng cát bị mất đều ở sát mỏ hàn phía Tây. Một giải thích khả dĩ cho sự mất mát cục bộ này là chênh lệch vận chuyển cát từ hướng Tây sang Đông do ảnh hưởng chắn của Cảng Lorain hiện tượng “xói hạ lưu”. Ta đã biết đổ cát với đường kính trung vị nhỏ hơn cát địa phương, cần phải cung cấp lượng cát nhiều hơn so với đổ cát thô nếu muốn duy trì cùng một bãi ổn định. Tuy CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ78 Hình 6.9: Độ nhạy của mô hình khi thay đổi KT , HCNGF và ZCNGA vậy, công trình được thiết kế rất có hiệu quả trong việc ngăn chặn xói bãi. Tính toán với D50 = 0, 2mm (đường kính giảm đi một nửa) cho thấy hai salient nhô ra rất rõ rệt cùng với lượng tăng thể tích 596 m3, so với lượng mất đi 260 m3 với cát thô (0,4 mm) ban đầu. Cát mịn tương ứng với mặt cắt cân bằng thoải hơn và đẩy đường sóng vỡ ra phía xa bờ. Tuy vậy vị trí các công trình so với đường bờ vẫn giữ nguyên (không thay đổi trong file START), làm cho ví dụ này có phần phi thực tế. Cần lưu ý lại rằng GENESIS không có tính đến chuyển cát ra khỏi bờ theo phương ngang, điều dễ xảy ra hơn đối với cát mịn; do đó tác dụng của cát mịn đã bị dự báo theo hướng thiên vị. 6.3.3.2 Sóng ngoài khơi và sự truyền sóng Hình 6.3.3.2 cho thấy độ nhạy của mô hình khi thay đổi hệ số truyền sóng qua đê chắn sóng và qua các đặc trưng sóng ngoài khơi. Đường liền nét biểu diễn trường hợp các KT của ba đê chắn sóng từ Tây sang Đông, từ giá trị ban đầu 0,5 , 0,22 , và 0,3; được giảm xuống thành 0,3 , 0,02 , và 0,1. Các đê chắn sóng được xây dựng cùng đợt và có từng hình dạng mặt cắt ngang. Do đó, hệ số truyền sóng xét trên lý thuyết thì phải bằng nhau. Một giá trị chung KT gần bằng trung bình cộng ba giá trị trên cũng cho kết quả tốt, nhưng việc kiểm định sẽ tốt hơn nếu chọn các giá trị KT khác nhau. Và miễn là sự thay đổi KT nằm trong phạm vi xác định, việc các giá trị KT khác nhau có thể được chấp nhận nhằm mô phỏng sát với diễn biến đường bờ thực tế. CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ79 Ngoại trừ phần bãi phía Tây, phần lớn đường bờ sẽ hình thành các salient lớn hơn cùng với sự thoái lui của các đoạn đường bờ tương ứng với các khoảng cách giữa hai đê chắn sóng kế tiếp khi giảm các hệ số truyền sóng qua đê. Về tổng thể, sẽ có tăng thể tích trong vùng. Việc tăng chiều cao sóng khoảng 10% (tương ứng với thay đổi giá trị HCNGF từ 1,1 (trong thẩm định) sang 1,2 có kết quả gần giống như tăng K1, nghĩa là một lượng tăng nhỏ về thể tích bãi trong khu vực. nhưng vị trí đường bờ rất ít khác biệt so với khâu thẩm định. Đặt ZCNGA = -10 có điều kiện sóng ngoài khơi được quay đi 10◦ về hướng Đông. Kết quả tính toán khẳng định lại hình ảnh trực quan rằng xói lở giảm đi ở biên phía Tây và tăng cường ở biên phía Đông của khu vực dự án. Một lần nữa, kết quả tính toán cho thấy độ nhạy của mô hình là ở mức độ thấp hoặc trung bình đối với thay đổi của các tham số đầu vào. 6.3.4 Các cách bố trí công trình khác nhau Sau khi kiểm định, thẩm định và kiểm tra dộ nhạy của mô hình, có thể nghiên cứu các giải pháp khác nhau nằm giữ lượng đổ bãi trong khu vực. [CITE walker-80] cũng cân nhắc các giải pháp khác để đi đến lựa chọn cuối cùng là dùng đê chắn sóng. Các phương pháp khác nhau hiển nhiên cần xét đến là không có đê chắn sóng hoặc mỏ hàn để đánh giá mức độ cần thiết của công trình này. Ngoài ra, kết quả tính toán nói trên còn có ích nếu có một dự án trên bờ biển tương tự. Tuy vậy, cách làm này còn có hạn chế là không xét đến vai trò của đê chắn sóng trong việc ngăn cản bùn cát chuyển ra xa bờ, như một điểm yếu có hữu của GENESIS. Xét sự thay đổi đường bờ trong khoảng thời gian từ 09/10/1978 đến 17/11/1979 theo ba cách bố trí công trình như sau: a) Giữ nguyên các mỏ hàn, không có đê chắn sóng b) Giữ nguyên đê chắn sóng, không có mỏ hàn c) Kéo dài các mỏ hàn, không có đê chắn sóng Với trường hợp c, bằng cách thử sai, các mỏ hàn được kéo dài đến khi kết quả thay đổi thể tích bãi bằng với trường hợp thiết kế gốc (các đê chắn sóng và mỏ hàn ngắn). Kết quả của trường hợp tính toán được cho trên Hình 6.3.4. Với trường hợp chỉ có mỏ hàn, không xuất hiện các salient. Và trường hợp quan trọng hơn là sự mất mát 43600 m3 cát để nuôi bãi, khoảng một nửa lượng cát đổ ban đầu 84100 m3. Để mô phỏng trường hợp bỏ hai mỏ hàn, ta thêm vào mỗi phía của mô hình cũ 20 đoạn lưới tính toán. Đoạn đường bờ/tường biển bổ sung được định vị căn cứ vào ảnh hàng không, ngoại trừ một số đoạn lưới ngoài cùng cần được ngoại suy. Như vậy, trong trường hợp này, mô hình gồm có 89 đoạn lưới. Giá trị NN trên dòng A.3 trong file START được đặt bằng 89, và vị trí các đoạn lưới có đầu đê chắn sóng trên dòng G.6 đều được tăng thêm 20. Như trên Hình 6.3.4, lượng cát đổ rất có tác dụng ở phía thượng lưu (Tây). Trên thực tế, thậm chí ở phía Tây còn có một chút bồi lắng ngay cả khi tháo bỏ mỏ hàn này. Như CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ80 Hình 6.10: Biến đổi đường bờ tính theo các phương án bố trí công trình khác nhau vậy, rõ ràng là mỏ hàn này không chỉ ngăn không cho cát tháo khỏi khu vực, nó còn ngăn không cho cát di chuyển vào. Về phía hạ lưu (Đông), mô phỏng cho thấy mỏ hàn ở đó có vai trò thiết yếu để giữ bãi. Sau khi dỡ ỏ mỏ hàn phía Đông đường bờ biển phía Đông thoái lui khoảng 64 m, đồng thời thể tích bãi mất đi là 38200 m3, chỉ đỏ hơn một chút so với phương án không có đê chắn sóng. Một phương án giả thiết thứ ba là mô phỏng để tìm ra chiều dài cần thiết của hai mỏ hàn đủ để giữ bãi với mức độ tương đương với phương án ban đầu có cả mỏ hàn và đê chắn sóng. (Một lần nữa cần nhấn mạnh rằng ở đây ta chưa xét đến vận chuyển cát ngang bờ; thực ra xu hướng cát đổ bãi bị cuốn ra xa bờ là đáng kể). Như trên Hình 6.3.5, mỏ hàn phía Tây cần được kéo dài thêm 64 m và mỏ hàn phía Đông thêm 95 m để đảm bảo được lượng thất thoát là 218 m3 (ít hơn 38 m3 so với trường hợp thiết kế). Như vậy, theo tính toán với giả thiết bỏ qua vận chuyển cát ngang bờ, ta có thể xây thêm 162 m mỏ hàn thay vì 229 m đê chắn sóng mà vẫn có thể giữ cát đổ. Vì mỏ hàn được thi công từ phía bờ, các mỏ hàn sẽ được đặt ở vùng nước nông hơn so với đê chắn sóng và cần ít đá xây hơn, dẫn đến giảm giá thành. Tuy nhiên với trường hợp mỏ hàn dài, rất có thể những con sóng dốc và dòng tiêu hình thành tại các mỏ hàn làm trôi cát xa bờ và hiệu quả của phương án mỏ hàn dài sẽ kém hơn nhiều so với phương án đê chắn sóng. Thực tế phương án mỏ hàn dài đã bị Hiệp hội kĩ sư Hoa kỳ không chấp nhận [CITE usaed, buffalo-76] do các tác động tiềm tàng đến vùng bờ kế bên. Tóm lại, các mô phỏng xác nhận rằng phương án kết hợp đê chắn sóng - mỏ hàn ưu việt hơn so với các phương án đơn giản về khả năng giữ bãi. Cả hai phương án chỉ có mỏ CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ81 Hình 6.11: Thay đổi thể tích bãi từ 10/1977 đến 12/1982 hàn và chỉ có đê chắn sóng đều không tốt, làm thất thoát một nửa cát đổ trong vòng một năm và do đó không chấp nhận được. 6.3.5 Mô phỏng với thời đoạn 5 năm Với mô hình đã được kiểm định, việc mô phỏng với thời đoạn 5 năm có số liệu đường bờ là thích hợp. Thông thường, một số dự án dài hạn như vậy chỉ có thể là một trong những mục tiêu của nghiên cứu thiết kế, những với trường hợp này thì mô phỏng đóng vai trò tiếp tục kiểm chứng mô hình. Trong nghiên cứu cụ thể có tính minh hoạ này, số liệu sóng chỉ có sẵn trong vòng 1 năm, làm cho việc dự đoán vị trí đường bờ coi rằng chế độ sóng đồng nhất với một năm có số liệu là gần như không thể được. Mặc khác, giá trị biến đổi của YG1 gắn với bãi biển dạng túi ở phía Tây khu vực dự án cũng không biết được. Trong mô hình kiểm định đã lấy YG1 = 27 m để biểu diễn một xu hướng bình quân hàng năm ứng với lượng tăng 1910 m3. Hình 6.3.5biểu diễn lượng biến đổi bùn cát “tịnh” tính được trong mô phỏng 5 năm tháng kể từ 24/10/1977 đến 14/12/1982. Thể tích bãi tăng trung bình là 1830 m3/năm, gần sát với xu hướng tăng đo vào các mùa thu là 1910 m3/năm. Số liệu đo đạc cho thấy trong năm thứ hai đã có sự tăng thêm 1520 m3, những đến năm thứ ba và thứ tư lượng tăng thêm chỉ còn 1910 m3, và đến năm thứ năm thì chỉ tăng thêm 1530 m3. Đo đạc cho thấy các lượng tăng nhỏ dần trong quá trình hệ thống đang tiến tới trạng thái cân bằng động của nó. Hình 6.3.5 vẽ các vị trí đường bờ tính toán và thực đo trong năm 1982. Tính toán được khởi đầu tháng 10/1977, so với số liệu sóng 1 năm được lặp đi lặp lại trong thời đoạn tính CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ82 Hình 6.12: Thay đổi đường bờ từ 10/1977 đến 12/1982 toán. GENESIS dự đoán có sự thay đổi rõ rệt trong khoảng từ 1977 đến 1980 và chỉ có một thay đổi nhỏ trong thời gian còn lại. Điều đó cho thấy dự án đã tự điều chỉnh đến trạng thái cân bằng với số liệu sóng một năm. Đường bờ tính toán và thực đo gần như phù hợp trong khoảng 2/3 chiều dài khu vực dự án phía Đông, với sự mô phỏng rõ sàng các salient. Một đặc điểm cần quan tâm là mô hình dự đoán có thoái lui đường bờ ở vị trí mỏ hàn cách mỏ hàn phía Đông khoảng 90 m. Hiện tượng xói lở ở mỏ hàn phía Tây cũng được diễn tả định tính, nhưng với mức độ ít hơn thực đo. Có ba lí do dẫn đến điều đó: • Thiếu số liệu sóng. • Tán xạ sóng gây ra bởi mỏ hàn bị bỏ qua trong mô hình. • Các ảnh hưởng cục bộ, như dòng tiêu. Xét thấy tầm quan trọng của từng nguyên nhân cũng đúng theo thứ tự kể trên. Đặc biệt, khoảng hở giữa đầu mỏ hàn và đầu đê chắn sóng ngoài cùng phía Tây là tương đối lớn, làm cho ô năng lượng ở vùng này nhạy cảm hơn đối với các thay đổi của chế độ sóng, so với các vùng khuất khác. Có thể kiểm tra độ nhạy với mục đích cải thiện mô hình, sao cho đường bờ sát với mỏ hàn phía Tây được mô phỏng đúng hơn, đề nghị độc giả tự thực hiện điều này. CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ83 6.3.6 Kết luận Nghiên cứu cụ thể được trình bày ở đây minh hoạ cho các công đoạn chuẩn bị số liệu, diễn giải các kết quả nhận được từ trước, kiểm định và thẩm định và cuối cùng là áp dụng mô hình tính toán và phân tích với các trường hợp bố trí công trình khác nhau. Ở đây đã lược bớt nhiều khâu tính toán trung gian và cần nhấn mạnh rằng cách làm này cũng tương tự như công việc thiết kế trong thực tiễn. Có thể nhận thấy rằng mỗi ứng dụng mới đều bổ sung vào kho tàng nghệ thuật mô phỏng biến đổi đường bờ mà ta không thể đặt ra một quy tắc bất biến cho mọi trường hợp. Tuy vậy, các kinh nghiệm làm mô hình cũng đồng thời được tích luỹ thêm trong quá trình rất phức tạp này. Vì thế, nghiên cứu cụ thể này hi vọng sẽ dẫn những người mới học đi đúng hướng trong việc phân tích các bài toán bảo vệ bờ biển. Nghiên cứu cụ thể này thấy mô hình GENESIS cùng với chương trình tính rất phù hợp với việc mô phỏng ảnh hưởng của sóng và công trình ven bờ biển đến biến đổi dài hạn của các bãi biển cát và cũng cho thấy mô hình là một công cụ kĩ thuật hỗ trợ đánh giá các dự án bảo vệ bờ. Nghiên cứu cụ thể còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân tích và hiểu được số liệu đầu vào và các quá trình ven bờ trong vùng và tại vị trí dự án. Trong số các nhân tố đầu vào mô hình, cần làm mọi cách để có được quá trình sóng và điều kiện biên chính xác. Một bài học được rút ra là mô hình rất dễ đổ vỡ nếu số liệu bị sai. Phụ lục A: Các lỗi và cảnh báo khi chạy GENESIS • ERROR. BAD BALANCE IN WAVE INPUT PARAMETERS CAUSING DLTZ TO BE NEGATIVE (Các thông số sóng mất cân đối dẫn đến DLTZ bị âm). Cần chỉnh lại các thông số sóng (chiều cao và/hoặc chu kì) để độ sâu vận chuyển cát DLTo > 0. • ERROR. BEACH FILL IS OUTSIDE CALCULATION GRID (Phạm vi đổ bãi vượt ra ngoài lưới tính toán) • ERROR. BOTH SEMI-INFINITE DETACHED BREAKWATER ANDADIFFRACT- ING GROIN ON LEFT/RIGHT-HAND BOUNDARY NOT ALLOWED (Không cho phép đồng thời có đê chắn sóng vắt qua biên và mỏ hàn nhiễu xạ trên cùng một biên trái/phải) • ERROR. DETACHED BREAKWATER CAN ONLY CONNECT TO A GROIN AT THE GROIN TIP (Đê chắn sóng chỉ được nối liền với mỏ hàn tại đầu mỏ hàn) • ERROR. DETACHED BREAKWATER ENDINGON LEFT/RIGHT-HAND BOUND- ARY NOT ALLOWED (Đầu đê chắn sóng không được nằm trên biên trái/phải). • ERROR. DETACHED BREAKWATER TIP OUTSIDE CALCULATION GRID (Đầu đê chắn sóng ở ngoài phạm vi lưới tính toán) • ERROR. DIFFACTING GROIN OUTSIDE CALCULATION GRID. (Mỏ hàn nhiễu xạ nằm ngoài lưới tính toán) 84 Phụ lục B: Nội dung các file số liệu của dự án Lakeview Dưới đây là nội dung các file số liệu của chương trình khi chạy dự án tại Lakeview (Chương 6). Hiện nay do chưa có điều kiện biên tập kĩ lưỡng, tạm thời các file này sử dụng số liệu nguyên gốc của tác giả (dùng hệ đơn vị Anh). File START File START_INIT chứa các số liệu theo thiết kế ban đầu, chính là phiên bản thứ nhất của file START. File START_CAL chứa các số liệu phục vụ cho khâu thẩm định. 85 CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ86 CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ87 CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ88 CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ89 File START_VER là số liệu dùng cho khâu kiểm định mô hình. Ở đây chỉ liệt kê những chỗ khác với file START_CAL. File SHORL File SHORL_771024 chứa vị trí của đường bờ ngày 24/10/1977, chiều dài mỗi đoạn lưới là DX = 25 ft. CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ90 File SHORL_781009 chứa vị trí của đường bờ ngày 09/10/1978, chiều dài mỗi đoạn lưới là DX = 25 ft. File SHORL_791117 chứa vị trí của đường bờ ngày 17/11/1979, chiều dài mỗi đoạn lưới là DX = 25 ft. File SEAWL Số liệu vị tường biển trên lưới tính toán với chiều dài đoạn lưới DX = 25 ft. CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ91 File WAVES Định dạng của file số liệu sóng là: chu kì (T ), chiều cao (H), hướng sóng (α) trên cùng một dòng. Ví dụ về một vài dòng số liệu sóng như sau (để cho gọn đã trình bày 3 cột) : File OUTPT File OUTPT_CAL chứa kết quả kiểm định mô hình: CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ92 ... (bỏ qua kết quả tính sóng trong 4 ô năng lượng khác) ... CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ93 CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ94 File OUTPT_VER chứa kết quả thẩm định mô hình (YEAR 1 là chỉ năm tính toán từ 9/10/1978 đến 8/10/1979, YEAR 2 là thời gian từ 9/10/1979 đến hết thời đoạn tính toán): CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ95 ... (bỏ qua các số liệu sóng) ... CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ96 CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CHODỰÁN TẠI LAKEVIEW, OHIO, HOAKỲ97 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHuong_dan.pdf
Tài liệu liên quan