Ghi chép : Về thăm mảnh đất hai vua

Mở đầu Việt Nam, mảnh đất cong cong hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương không chỉ được biết đến với những con người hồn hậu, giàu lòng nhân ái mà còn được biết đến với những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh làm đắm say lòng người. Chúng ta sẽ không khỏi trầm trồ trước vẻ đẹp tự nhiên và hoành tráng của Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bảng; mê mẩn trước vẻ đẹp đầy quyến rũ của biển Nha Trang thơ mộng; thán phục trước những công trình kiến trúc và nghiêng mình kính cẩn trước những di tích lịch sử, văn hóa. Mỗi địa danh, mỗi công trình đã góp phần tô điểm cho bức tranh muôn màu Việt Nam. Cách Hà Nội khoảng hơn 40 km, từ thành phố Sơn Tây, theo Quốc lộ 32 khoảng 4km, chúng ta có thể đến với mảnh đất của địa linh nhân kiệt; nơi vẫn còn lưu giữ dáng dấp của một làng quê Việt Nam, của nền văn minh nông nghiệp với một loạt các công trình, di tích lịch sử đã được công nhận như: làng cổ, Chùa Mía, đình thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, đền và lăng Ngô Quyền, nhà thờ Thám Hoa Giang Văn Minh Đó chính là xã Đường Lâm, làng cổ Đường Lâm.

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1942 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ghi chép : Về thăm mảnh đất hai vua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ghi chép: Về thăm mảnh đất hai vua Việt Nam, mảnh đất cong cong hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương không chỉ được biết đến với những con người hồn hậu, giàu lòng nhân ái mà còn được biết đến với những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh làm đắm say lòng người. Chúng ta sẽ không khỏi trầm trồ trước vẻ đẹp tự nhiên và hoành tráng của Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bảng; mê mẩn trước vẻ đẹp đầy quyến rũ của biển Nha Trang thơ mộng; thán phục trước những công trình kiến trúc và nghiêng mình kính cẩn trước những di tích lịch sử, văn hóa. Mỗi địa danh, mỗi công trình đã góp phần tô điểm cho bức tranh muôn màu Việt Nam. Cách Hà Nội khoảng hơn 40 km, từ thành phố Sơn Tây, theo Quốc lộ 32 khoảng 4km, chúng ta có thể đến với mảnh đất của địa linh nhân kiệt; nơi vẫn còn lưu giữ dáng dấp của một làng quê Việt Nam, của nền văn minh nông nghiệp với một loạt các công trình, di tích lịch sử đã được công nhận như: làng cổ, Chùa Mía, đình thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, đền và lăng Ngô Quyền, nhà thờ Thám Hoa Giang Văn Minh… Đó chính là xã Đường Lâm, làng cổ Đường Lâm. Xã Đường Lâm thuộc thành phố Sơn Tây, hiện tại có 9 làng: Mông Phụ, Đông Sàng, Đoài Giáp, Cẩm Thịnh, Cam Lâm, Phụ Khang, Hà Tân, Hưng Thịnh và Văn Miếu. Theo thời gian, con người và cảnh vật nơi đây sẽ không tránh khỏi đổi thay. Tuy nhiên, nhìn chung mảnh đất này vẫn hiện lên yên bình với những nét truyền thống tốt đẹp. Trước tiên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy không gian văn hóa của Đường Lâm không phải là những công trình đơn lẻ mà đó là không gian của một tập hợp các công trình thuộc sở hữu chung của cả cộng đồng dân cư như: đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ họ… Cùng với cảnh quan thiên nhiên đã tạo nên nét hài hòa hiếm có. Cổng vào làng cổ Đầu tiên, đến thăm làng cổ Đường Lâm bạn sẽ không khỏi trầm trồ ngạc nhiên trước vẻ đẹp cổ kính của lối kiến trúc nơi đây. Nếu tính toàn bộ xã Đường Lâm thì có thể thống kê tới hàng trăm ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc cổ trước đây với cổng, tường rào, vườn, bình phong, nhà chính, nhà phụ, bếp, khu chăn nuôi… tạo nên nét quen thuộc, gần gũi mà hiện nay không phải nhiều nơi còn lưu giữ được. Điểm đặc biệt thu hút mọi người, tạo nên nét đặc sắc và tiêu biểu cho quần thể kiến trúc làng cổ và cũng có thể xem là khu trung tâm của xã Đường Lâm chính là làng Mông Phụ. Ngay khi mới đặt chân vào làng, chúng ta đều dễ dàng bị thu hút bởi kiến trúc cổng làng. Cổng làng Mông Phụ được xây dựng theo đúng lối kiến trúc của một cổng làng truyền thống, được lợp bằng ngói ri và có cây đa lên đến hàng trăm tuổi. Nơi đây trước kia đã chứng kiến không biết bao nhiêu vui buồn, thăng trầm của con người, còn hiện nay nó trở thành hình ảnh chiếc “chìa khóa” lưu giữ nét truyền thống xa xưa tốt đẹp, mở ra hy vọng, giúp con người nơi đây giao lưu và hội nhập với cuộc sống sôi động bên ngoài. Đi sâu vào bên trong bạn dễ dàng bắt gặp các ngôi nhà cổ được xây dựng bằng chất liệu gỗ, đá ong, lợp ngói ri, với nội - ngoại thất giữ nguyên kiểu dáng ban đầu. Ngôi nhà cổ - làng cổ Đường Lâm Một ngõ nhỏ trong làng cổ Đường Lâm Trong không gian cổ kính đó, cuộc sống người dân vẫn diễn ra đầm ấm với những công việc thường nhật càng tạo nét hấp dẫn cho ngôi làng và thêm một lần khẳng định nét mộc mạc, truyền thống xa xưa vẫn đang và sẽ được lưu giữ và phát huy. Ngôi đình Mông Phụ cùng nhà thờ Thám Hoa Giang Văn Minh lại là minh chứng cho tinh thần, nét văn hóa đặc sắc cùng truyền thống hiếu học của người dân Việt Nam nói chung và nhân dân làng cổ Đường Lâm nói riêng. Từng ngôi nhà, từng ngõ xóm đều thấm đậm hơi thở, dáng dấp của một làng quê Việt Nam mà có lẽ chúng ta sẽ khó lòng quên được. Chia tay làng cổ Đường Lâm, chúng ta có thể đến thăm chùa Mía. Chùa Mía cũng là một di tích Quốc gia được xếp hạng năm 1964. Chùa nằm trên thôn Đông Sàng, được xây dựng lớn như ngày nay từ năm 1632 (đời Đức Long thứ IV), có hiệu là Sùng Nghiêm Tự, do bà Ngô Thị Ngọc Diệu - phi tần trong phủ Chúa Trịnh cùng bố mẹ và nhân dân trong vùng xây dựng. Cùng với thời gian, Chùa Mía vẫn giữ được nét cổ kính và trang nghiêm với cảnh chùa thanh tĩnh, trong lành, tạo cảm giác yên bình, thư thả cho du khách tới thăm. Cùng với cảnh quan và lối kiến trúc cổ, chùa còn được biết đến với số lượng các pho tượng khá lớn (287 pho tượng). Vì vậy, chúng ta có thể dễ dàng chiêm ngưỡng cũng như thấy được tài năng, tấm lòng của con người, nhân dân nơi đây. Quang cảnh bên trong chàu Mía Kết thúc chuyến tham quan Chùa Mía, đến với Cam Lâm - mảnh đất hai vua bạn sẽ được tham quan đình thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, đền và lăng Ngô Quyền. Lịch sử Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã ghi nhận công lao to lớn của Phùng Hưng và Ngô Quyền còn người dân nơi đây vẫn luôn cố gắng gìn giữ và phát huy, sống - học tập - làm việc sao cho xứng đáng với danh tiếng của hai bậc đế vương. Cùng với thiên thời, địa lợi thì Đường Lâm còn được biết đến là mảnh đất của nhân hòa. Đến thăm Đường Lâm bạn sẽ dễ dàng bắt gặp một nụ cười thân thiện, một ánh mắt niềm nở. Người dân nơi đây thật hiền hậu, chân chất và giản dị. Tiếp nối truyền thống tốt đẹp xa xưa, lớp lớp thế hệ con cháu vẫn đáng cố gắng học tập và xây dựng để Đường Lâm ngày một phát triển nhưng vẫn không quên gìn giữ và bảo tồn nét cổ truyền của một làng quê Việt Nam. Đây có thể xem là một nhiệm vụ khó khăn đối với không riêng người dân nơi đây. Trước mắt sẽ còn rất nhiều việc phải làm nhưng chắc chắn con người nơi đây sẽ luôn tự hào về vùng đất mà họ đang sinh sống. Trên đây chỉ là một vài nét chấm phá cho bức tranh làng quê Việt Nam. Nếu có dịp tới thăm làng cổ Đường Lâm bạn sẽ có cơ hội được thăm quan nhiều địa danh lịch sử khác. Hãy chuẩn bị cho mình một vài tư trang và lên đường về thăm Đường Lâm, bạn sẽ thấy chuyến đi đó thật ý nghĩa biết bao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBCA (30).doc