Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư PETEC

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư PETEC MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA XUẤT NHẬP KHẨU TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM 2 I. Cơ sở lý luận của hoạt động ngoại thương 2 1) Khái niệm về hoạt động ngoại thương 2 2) Cơ sở của hoạt động ngoại thương 3 2.1. Lợi thế tuyệt đối của A.Smith 3 2.2. Lợi thế tương đối của D.Ricacdo 3 3) Cơ sở ngoại thương của Việt Nam 3 II. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đối với nền kinh tế 3 1) Khái niệm về hoạt động xuất nhập khẩu 3 2) Vai trò của xuất nhập khẩu hàng hoá đối với nền kinh tế 3 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VÀ ĐẦU TƯ PETEC 3 I. Giới thiệu tóm lược về Công ty PETEC 3 II. Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty PETEC 3 1) Tình hình chung Error! Bookmark not defined. 2) Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty PETEC 3 CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY PETEC 3 I. Phương hướng phát triển của Công ty PETEC trong những năm tới 3 II. Những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty PETEC 3 1) Những giải pháp từ phía Công ty 3 1.1. Tăng cường nghiên cứu, dự báo, mở rộng thị trường và công tác tiếp thị 3 1.2. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại 3 1.3. Nâng cao chất lượng và điều chỉnh giá thành sản phẩm 3 1.4. Không ngừng nâng cao uy tín của công ty 3 1.5. Nâng cao, bồi dưỡng trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong công ty 3 1.6. Nâng cao hiệu quả quá trình giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng Error! Bookmark not defined. 1.7. Xây dựng tài chính vững mạnh Error! Bookmark not defined. 2) Những kiến nghị đối với Nhà nước 3 2.1. Hoàn thiện và ổn định cơ chế điều hành xuất nhập khẩu 3 2.2. Nhà nước cần có sự quan tâm và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu 3 LỜI KẾT 3

doc60 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư PETEC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mối nhập khẩu mặt hàng chiến lược này được tự do cạnh tranh đó là: Petrolimex Petechim Petec Sài Gòn Petro Vinapco Petro Mêkong Petro Đồng Tháp Petro Việt Nam Giao thông vận tải Song thực tế những năm qua cho ta thấy nhất là từ năm 1999 trở về trước khi kinh doanh có lãi thì các doanh nghiệp khác đều đua nhau nhập khẩu. Một số doanh nghiệp không có tiềm năng về tài chính, kho cảng (nói chung là không có cơ sở vật chất) song vẫn nhập về ồ ạt làm cho thị trường xăng dầu dao động và chất lượng kém. Năm 2000, khi giá dầu thô thế giới tăng mạnh đến đỉnh điểm và kéo dài vì các nước OPEC cắt giảm sản lượng khai thác và một số nhà máy chế biến bị hỏng, bị phá hoại dẫn đến nguồn cung ứng xăng dầu trở nên khan hiếm hơn thì các doanh nghiệp không có năng lực đó, nhập khẩu cầm chừng hoặc có khi không nhập nữa, hoặc nhập về mà tìm cách kìm lại không bán ra vì họ sợ bị lỗ. Như vậy đến năm 2000 chủ yếu là Petrolimex, Petec và Sài Gòn Petro nhập theo kế hoạch Nhà nước giao để điều tiết nền kinh tế đáp ứng cung cầu, tránh khủng hoảng về xăng dầu. Năm 2000, Nhà nước đã bốn lần điều chỉnh giá cân đối với xăng dầu, ba lần điều chỉnh thuế nhập khẩu xăng dầu và biện pháp hữu hiệu bù lỗ cho các doanh nghiệp, đây là một việc làm đúng đắn, với phương châm: Nhà nước chịu một phần, doanh nghiệp gánh một phần và một phần là người tiêu dùng chịu để giúp các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vượt qua khó khăn để bảo toàn vốn phát triển các mặt hàng khác bù đắp lại sự thiếu hụt do thị trường bất ổn của sản phẩm xăng dầu đưa lại. Bảng 1: Tổng hợp xuất nhập khẩu Đơn vị tính: 1000 USD Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh Trị giá Tỷ lệ % Trị giá Tỷ lệ % Trị giá Tỷ lệ % 2005/2004 2006/2005 Trị giá Tỷ lệ % Trị giá Tỷ lệ % Kim ngạch nhập khẩu 133.103 77,87 166.253 79,18 271.450 88,04 33.150 24,91 105.197 63,28 Kim ngạch xuất khẩu 37.823 22,13 43.722 28,82 36.860 11,96 5.899 15,60 -6.862 -15,69 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 170.926 100 209.975 100 308.310 100 39.049 22,85 98.335 46,83 2.2. Tình hình xuất khẩu của Công ty * Các nhà cung ứng nội địa Với hai xí nghiệp chuyên thu mua và chế biến cà phê ở Phú Định và Di Linh (Lâm Đồng), Công ty Petec đã tổ chức một mạng lưới đi thu mua trực tiếp tại các hộ trồng cà phê để chế biến và chờ cơ hội thuận lợi bán ra thị trường, mặt khác vẫn thường xuyên liên lạc với các khách hàng truyền thống để tận dụng khả năng cung ứng của họ. Ngoài cà phê, Petec còn có những khách hàng cung cấp các loại hàng hóa dịch vụ khác như: chè, hạt tiêu và một số hàng hóa khác như: quati điện, giày dép, mỳ ăn liền, cao su.. Tất cả các loại hàng hóa trên không nằm ngoài mục đích đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu. Điều đó chứng tỏ các loại hàng hóa trên của Công ty quả là không nhỏ và các nhà cung ứng cho Petec rất phong phú, nhiều thành phần. Bảng 2: Xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng Đơn vị tính: 1000 USD Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số lượng (tấn) Trị giá Số lượng (tấn) Trị giá Số lượng (tấn) Trị giá Cà phê 17.786 21.585 14.001 17.313 14.990 10.315 Gạo - - 2.400 562 - - Xăng dầu tái xuất 126.869 16.177 129.406 18.717 70.703 17.606 Hạt tiêu - - 48 216 1.338 5.336 Cao su - - 5.936 3.411 4.732 3.145 Thực phẩm chế biến - - 4.188 3.168 Các hàng hoá khác - 61 335 458 Tổng kim ngạch xuất khẩu 37.823 43.722 35.860 2.3. Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty PETEC Trong bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam đang phát triển năng động theo cơ chế thị trường trong khuôn khổ định hướng Xã hội chủ nghĩa, Công ty Petec đã và đang tận dụng mọi lợi thế có được đồng thời kết nối với những nỗ lực không ngừng để trụ vững và phát triển đều đặn từ khi thành lập đến nay. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra là cả một khó khăn bởi vì tình hình kinh doanh trên thực tế phụ thuộc vào hai yếu tố: thời cơ và thị trường. Sự năng động, khả năng chuyển đổi linh hoạt trong kinh doanh và uy tín trong quan hệ với khách hàng của Công ty đã thấy rõ ràng Công ty luôn từng bước khắc phục những khó khăn khách quan lẫn chủ quan và thể hiện sự tiến bộ và vị trí của mình trong kinh doanh. Bảng 3: Nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng Đơn vị tính: 1000 USD STT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh SL(tấn) Trị giá SL(tấn) Trị giá SL(tấn) Trị giá 2005/2004 2006/2005 Trị giá Tỷ lệ Trị giá Tỷ lệ 1 DO 516.733 62.950 530.518 76.947 523.558 137.67 13.997 22,24 60.723 78,92 2 FO 222.536 18.795 228.416 24.566 181.251 30.28 5.771 30,70 5.714 23,26 3 Xăng 229.580 34.373 238.683 46.373 258.718 72.47 12.000 35,96 26.097 56,28 4 KO 117.669 16.985 91.995 18.67 105.989 31.03 1.382 8,14 12.663 68,94 ∑ kim ngạch NK 1.086.518 133.103 1.089.611 166.253 1.069.516 271.45 33.150 24,91 105.197 38,75 Với dung lượng có hạn, chuyên đề này em chỉ phân tích một số hoạt động chủ yếu chứ không đi sâu phân tích tất cả mọi lĩnh vực mà công ty hoạt động. Qua ba biểu phân tích dữ liệu tình hình xuất nhập khẩu trong ba năm 2004-2006 của Công ty PETEC, chúng ta thấy xu hướng vận động của Công ty trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa một cách rõ rệt. Tổng kim ngạch xuất nhập gia tăng đáng kể, cụ thể: so với năm 2004 thì tổng kim ngạch năm 2005 tăng 22,85% và năm 2006 so với 2005 là 46,83%. Với mức kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm khá lớn (trung bình khoảng 230triệu USD). Công ty đã giữ vững được sự tăng trưởng so với lúc ban đầu. Nhìn chung hiệu quả của Công ty PETEC có tiến triển tốt và đem lại hiệu quả nhất định. Đi vào chi tiết, chúng ta thấy tình hình xuất nhập khẩu của Công ty năm 2004 và 2005 có dấu hiệu khả quan. Nếu như năm 2004, tỷ lệ xuất khẩu chỉ 22,13% trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thì năm 2005 là 28,82% trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Do cơ chế xuất nhập khẩu mới, công ty tập trung nhập khẩu xăng dầu đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội, vì thế mà tình hình nhập khẩu giảm sút so với 2005 thì giảm 6.802.000USD giảm 15,69%. Điều này cũng dễ lý giải tại sao lại như vậy? Bởi mặt hàng xuất khẩu của công ty chủ yếu là nông sản, hang thủ công mỹ nghệ, do vậy giá xuất không cao. Trong đó kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2004 là 77,87%, năm 2005 là 79,18% và năm 2006 là 88,04%. Nếu so sánh 2005/2004, tỷ lệ nhập khẩu tăng 24,91% thì đến năm 2006/2005 tỷ lệ đó tăng 63,28%, bởi vì hàng nhập khẩu bao gồm các sản phẩm xăng dầu có giá trị caom năm 2006 giá xăng dầu cao hơn nhiều so với năm 2005 tại biểu 3. Năm 2006 sản lượng nhập 1.069.516 tấn ít hơn 2005 là 20.095 tấn nhưng trị giá lại tăng 105.197.000USD. Tỷ trọng nhập khẩu luôn chiếm 80% trong hoạt động xuất nhập khẩu công ty. Để tăng tỷ trọng xuất khẩu năm 2004, công ty đã đề ra một kế hoạch cụ thể là tổng kim ngạch xuất khẩu lên đến 55triệu USD tăng 22,083% so với 2006. * Nguồn cung ứng hàng hóa của Công ty Petec: - Mặt hàng nhập khẩu chính (sản phẩm xăng dầu) Nhập khẩu xăng dầu để phân phối cho thị trường trong nước, cân bằng cung cầu là một nhiệm vụ chủ yếu của Công ty được Bộ giao. Chính vì lẽ đó, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này luôn chiếm tỷ trọng lớn so với những mặt hàng còn lại có tính chất sự vụ khi Nhà nước giao từng đợt (như thiết bị, máy móc phục vụ cho ngành dầu khí, điện lực, nông nghiệp...). Do tính chất quan trọng như vậy nên Công ty luôn giữ gìn mối quan hệ với các nhà cung ứng quen thuộc của mình. Những nhà cung ứng đó chủ yếu từ Nhật Bản, Singapore. Đây là hai trong số những nhà cung ứng lớn. Bảng 4: Các nhà cung ứng sản phẩm xăng dầu Đơn vị tính: 1000 USD Nhà cung ứng (phân theo thị trường) 2004 2005 2006 Sản lượng tấn Trị giá USD Tỷ lệ % Sản lượng tấn Trị giá USD Tỷ lệ % Sản lượng tấn Trị giá USD Tỷ lệ % Singapore 665.011 78.404 61,21 605.554 89.486 55,57 641.938 162.071 60,02 Nhật 309.396 38.065 28,48 365.180 52.330 33,51 220.535 60.983 20,62 Thái Lan 63.725 9.633 5,87 59.134 11.173 5,43 87.351 20.460 8,17 Trung Quốc 19.409 2.623 1,77 29.889 6.590 2,74 95.492 20.227 8,93 Các nhà cung ứng khác 28.977 4.378 2,67 29.924 6.674 2,75 24.200 5.709 2,26 Tổng cộng 1.086.518 133.103 100 1.089.611 166.253 100 1.069.516 271.450 100 Bảng 5: Tổng hợp tình hình bán hàng của Công ty Đơn vị tính: 1000 USD Diễn giải 2004 2005 2006 Doanh nghiệp bán hàng 3.620.400 3.672.900 4.588.800 1.Doanh thu ngành thương nghiệp 3.593.952 3.653.575 4.566.162 - Hàng lương thực thực phẩm 282.991 57.817 5.945 - Hàng phi lương thực thực phẩm 3.310.961 3.595 4.560.217 2. Doanh thu dịch vụ hàng hoá khác 26.448 19.325 22.638 * Tình hình bán hàng của Công ty (sản phẩm xăng dầu) Doanh số bán hàng của Công ty tương đối lớn, góp phần bình ổn thị trường hàng hóa trong những năm qua. Mạng lưới khách hàng của Công ty được trải khắp từ Bắc tới Nam và phát triển đáng kể về số lượng từ 143 khách hàng năm 2001 và đến nay đã lên đến khoảng 300 khách hàng. Các khách hàng của Công ty tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, việc phát triển mạng lưới ra miền Bắc, nhất là miền Trung còn ít. Chủ yếu là khách hàng công nghiệp lớn (đó là các nhà máy điện, các xí nghiệp sản xuất có công suất cao). Sau đó đến khách hàng bán buôn, đó là các tổng đại lý, các công ty chất đốt, vật tư, thương nghiệp tỉnh, thị trường phía Nam luôn chiếm tỷ trọng lớn. Trung bình chiếm >80%. Tổng sản lượng/năm Công ty đang chú trọng phát triển ra phía Bắc. Tới đây Công ty cần phát triển ra thị trường miền Trung hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của Công ty. Việc phát triển mạng lưới trải khắp đất nước là một việc làm cần thiết không những góp phần cân bằng trạng thái cung cầu của xã hội mà còn là một trong những công cụ thâm nhập thị trường rất quan trọng. Hi vọng rằng Công ty Petec sẽ thành công hơn nữa trong việc phát triển mạng lưới khách hàng, giữ vững thị phần trong cơ chế kinh doanh khó khăn hiện nay. Bảng 6: Phân theo thị trường Thị trường 2004 SL (m3) 2005 SL (m3) 2006 SL (m3) So sánh 2005/2004 2006/2005 SL TT SL TT Miền Nam 1.136.507 1.088.953 1.106.172 -47.554 4,18 17.219 1,58 Miền Trung 1.118 1.603 1.159 485 43,4 -444 -27,7 Miền Bắc 100.820 124.910 147.820 24.090 23,9 22.91 18,34 Tái xuất 76.825 82.604 84.795 5.779 7,52 2.19 2,65 Tổng cộng 1.315.270 1.398.070 1.399.946 82.800 6,30 -5124 -4,16 Bảng 7: Phân theo mặt hàng Mặt hàng 2004 SL (m3) 2005 SL (m3) 2006 SL(m3) So sánh 2005/2004 2006/2005 m3 TL m3 TL Xăng 311.264 324.435 397.913 13.171 4,23 73.478 22,65 DO 598.636 604.754 646.912 6.118 1,02 42.158 7,0 KO 209.317 220.473 130.059 11.156 5,33 -90.414 41 FO 196.087 248.338 165.116 52.251 26,65 -83.222 33,51 Tổng cộng 1.315.300 1.398.300 @ 1.340.000 82.700 6,34 58.000 4,15 Đánh giá về tình hình bán ra của doanh nghiệp 2005 - 2006 (riêng về mặt hàng xăng dầu): Như đã phân tích tình hình xuất nhập khẩu của công ty ở phần trên thì việc bán hàng của công ty đạt doanh số tương đối lớn góp phần bình ổn thị trường hàng hoá trong những năm qua. Mạng lưới khách hàng của công ty được trải khắp từ Bắc tới Nam và phát triển đáng kể về số lượng, hiện nay số lượng khách hàng đã là khoảng 250. - Qua bảng 6 ta thấy: Các khách hàng của công ty chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Nam, việc phát triển mạng lưới ra phía Bắc nhất là miền Trung còn ít chủ yếu là khách hàng công nghiệp lớn (đó là các nhà máy điện, các xí nghiệp sản xuất có công suất cao). Sau đó đến khách hàng bán buôn đó là các tổng đại lý, các công ty chất đốt, vật tư, thương nghiệp tỉnh, thị trường phía Nam luôn chiếm tỷ trọng lớn. Trung bình chiếm > 80% tổng sản lượng hàng năm. Công ty đang chú trọng phát triển ra miền Bắc. Năm 2005/2004 thị trường phía Bắc tăng 23,9% và năm 2006/2005 tăng 18,34%. Tới đây công ty cần phát triển ra thị trường miền Trung hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của công ty. Việc phát triển mạng lưới trải khắp đất nước là một việc làm cần thiết không những góp phần cân bằng trạng thái cung cầu của xã hội mà còn là một trong những công cụ thâm nhập thị trường rất quan trọng. Hy vọng rằng, công ty PETEC sẽ thành công hơn nữa trong việc phát triển mạng lưới khách hàng, giữ vững thị phần trong cơ chế kinh doanh khó khăn hiện nay. 2.4. Đánh giá chung Mặt hàng chiến lược của Công ty là các sản phẩm xăng dầu: xăng 90, 92, DO, FO và KO, ngoài ra mặt hàng nông sản (gạo, cà phê, tiêu.. ) mỗi sản phẩm đều có sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt. Trong điều kiện khó khăn khách hàng của công ty được giải đều từ Bắc tới Nam, mỗi chi nhánh, mỗi xí nghiệp đều có những bạn hàng lớn, khi Công ty có những ưu đãi trong mua hàng như chính sách giảm giá tăng mức chiết khấu, bán trả chậm hay ưu đãi như bán hàng trước trả tiền sau thì họ đến với mình nhiệt tình, còn khi giá cả có sự biến động, mọi chính sách phải co lại thì họ lại nhảy sang công ty khác để mua hàng. Để giữ được khách hàng, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh đối với mặt hàng xăng dầu hay hàng nông sản, nhu yếu phẩm, thủ công mỹ nghệ,v.v.. Công ty đã có những biện pháp hữu hiệu để hạn chế đối thủ cạnh tranh bằng cách lấy chữ tín làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, biết đặt lợi ích khách hàng lên trên và biết kết hợp sức mạnh nội lực và ngoại lực, phát huy sức mạnh tập thể và cơ bản là duy trì được mối quan hệ mật thiết, thường xuyên bỏ qua những bước trung gian, vạch ra một chiến lược thâm nhập thị trường để giữ thị phần cả ba miền. Công ty đã luôn có những xu hướng chiếm lĩnh và mở mang thị trường, loại dần đối thủ cạnh tranh bằng uy tín và khả năng kinh doanh của mình. Đây là một bí quyết thành công của Công ty. Qua phân tích đánh giá, chúng ta thấy Công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư PETEC có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Song hậu thuẫn của PETEC là những nhận định, hướng phát triển chung của Nhà nước về mọi mặt đó là: ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế, pháp luật được công minh và văn hóa xã hội được bảo tồn. Mặt khác, giải pháp quan trọng về chính sách điều hành của Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho Công ty PETEC nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung ngày càng phát triển. Khó khăn sẽ khắc phục và vượt qua, PETEC sẽ đứng vững và tạo một sức mạnh tổng hợp trong mọi môi trường. CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY PETEC 1. Phương hướng phát triển của Công ty PETEC trong những năm tới Hiện nay, PETEC đang xuất nhập khẩu các mặt hàng : thiết bị toàn bộ, máy và thiết bị lẻ, các loại vật tư, nguyên nhiên liệu kinh doanh, các loại sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hàng nông sản (gạo,cà phê...) phân bón, thuốc trừ sâu, phương tiện vận tải, hàng tiêu dùng thiết yếu và các mặt hàng khác do Công ty kinh doanh hoặc do liên doanh, liên kết ở trong và ngoài nước tạo ra, được Bộ Thương mại cho phép. Công ty PETEC được nhận ủy thác xuất khẩu làm đại lý tiêu thụ, tái xuất hàng hóa, được liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế ở trong và ngoài nước; Thực hiện các dịch vụ hợp tác đầu tư trong nước, nước ngoài và các dịch vụ khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty theo quy định hiện hành của Nhà nước. Mục tiêu của Công ty là phát triển đa dạng hóa sản phẩm về đầu tư, xâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là đầu tư vào các dự án quan trọng. PETEC là một Công ty kinh doanh xăng dầu lớn (đứng thứ 2 sau Petrolimex). Việc đầu tư vào các mũi nhọn của ngành là các việc làm cần thiết và lâu dài để đứng vững và phát triển. Chiến lược này đã nằm trong chủ trương lãnh đạo của Công ty từ nhiều năm nay do xây dựng mạng lưới kinh doanh của PETEC được trải đều từ Nam ra Bắc, lên cả những vùng cao, vùng xa là một hướng đi đúng đắn. Hệ thống kho tàng bến bãi, nhà xưởng dây chuyền đánh bóng gạo, xí nghiệp chế biến cà phê xuất khẩu, đội ngũ xe bồn, xe taxi... là một minh chứng cho cơ sở vật chất của PETEC để bước vào những năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới một cách vững vàng và gặt hái nhiều thành công tốt đẹp. 2. Những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty PETEC 2.1. Những giải pháp từ phía Công ty 2.1.1. Đối với hoạt động xuất khẩu 2.1.1.1. Tăng cường nghiên cứu, dự báo, mở rộng thị trường và công tác tiếp thị * Về công tác nghiên cứu, dự báo, mở rộng thị trường - Thị trường hàng hoá luôn luôn biến động, do đó Công ty phải không ngừng tìm hiểu và nghiên cứu kỹ các biến động của thị trường, dự đoán xu hướng của thị trường để có được những chiến lược phát triển phù hợp và có hiệu quả nhất. Để có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thì một trong những giải pháp rất cần thiết đối với công ty đó là đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo thị trường. Mục đích của công tác này là nhằm cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết, chính xác, kịp thời liên quan đến thị trường cho các nhà quản lý, đồng thời dự báo chính xác về sự thay đổi, xu hướng vận động của các yếu tố của thị trường. Qua đó các nhà quản lý có thể nhanh chóng đưa ra quyết định đúng đắn, giúp công ty nắm bắt được các cơ hội và tránh được hoặc giảm bớt các rủi ro trong kinh doanh. - Dựa trên các thông tin thu thập được qua việc nghiên cứu thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu. Công ty cần phải tiến hành phân tích một cách kỹ lưỡng tỷ mỷ những thông tin này, từ đó đưa ra những dự báo chính xác về khả năng sản xuất, dự trữ, nhập khẩu, sự biến động của giá cả cũng như sự thay đổi cung cầu ở thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu trong thời gian tới. Việc dự báo chính xác về thị trường sẽ giúp công ty có thể đưa ra những chính sách, chiến lược thu mua dự trữ, xuất khẩu phù hợp cho từng thời điểm, và vì vậy sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty đồng thời giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh. Dự báo là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp. Để có được những dự báo chính xác đáp ứng tốt nhu cầu của hoạt động kinh doanh, đòi hỏi cán bộ, nhân viên làm công tác dự báo phải có những phẩm chất quý báu như kinh nghiệm khả năng phân tích tổng hợp, có óc phán đoán và sáng tạo. Vấn đề đặt ra đối với công ty là phải không ngừng tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác dự báo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của họ. Bên cạnh đó phải có những chính sách khuyến khích thích hợp về vật chất lẫn tinh thần như chính sách về tiền lương, chính sách khen thưởng, động viên khích lệ họ hăng say, cống hiến khả năng của mình cho công việc. * Về công tác tiếp thị Không ngừng nâng cao công tác tiếp thị và quảng bá sản phẩm của Công ty. Liên tục tạo ra những phương thức mới để giới thiệu sản phẩm của mình bằng cách thực hiện quảng cáo cho sản phẩm, tham gia vào các hội chợ ngành hàng. Ngoài ra, công ty nên tăng cường việc tham gia vào các chương trình bình chọn các sản phẩm chất lượng cao hàng năm được tổ chức cho các loại hàng hoá, đây chính là cơ hội để công ty có thể quảng bá sản phẩm của mình một cách tối ưu nhất. * Cụ thể với các mặt hàng chiến lược: - Đối với gạo xuất khẩu: Vừa tìm bạn hàng vừa xác lập thị trường ổn định, chú trọng thị trường khối ASEAN (Malaysia, Indonesia, Singapore), thị trường Trung Đông, Mỹ La tinh, Châu Phi, Châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản... Hiện nay, gạo của Việt Nam đã có mặt trên 80 nước, song trong tương lai cần phải tạo dựng và tạo lập được các thị trường có tính chiến lược lâu dài, nhất là thị trường đối với các nước phát triển có sức mua cao. - Đối với cà phê xuất khẩu: Tăng cường công tác tiếp thị, giữ “chữ tín” để duy trì bền vững các quan hệ truyền thống với các thị trường truyền thống Châu Âu, củng cố các thị trường mới tạo lập như Mỹ, một số nước Tây Âu, Trung Đông, đồng thời mở rộng thị trường Châu á như Trung Quốc và Nhật Bản... - Đối với cao su xuất khẩu: Duy trì các quan hệ với thị trường truyền thống SNG, Đông Âu, củng cố các thị trường mới tạo lập như Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan và các nước Tây Âu... 2.1.1.2. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại Hoạt động xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm mục đích duy trì mối quan hệ đã có với các bạn hàng cũ và phát triển các mối quan hệ, các bạn hàng mới ở cả thị trường cũ và mới. Mục đích cụ thể của hoạt động xúc tiến thương mại là tác động vào việc chào hàng, thu hút khách hàng thiết lập mối quan hệ thuận tiện nhất giữa công ty với khách hàng, bạn hàng, các tổ chức trong và ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm. Để xúc tiến thương mại, công ty có thể sử dụng các hình thức sau: - Quảng cáo: Các hình thức quảng cáo có thể là thông qua truyền hình, truyền thanh, báo chí, qua mạng Internet, quảng cáo ngoài trời, trên bao bì ... Đối với mỗi một loại hình quảng cáo thì nó sẽ có hiệu quả và chi phí khác nhau. Đối với tình hình hiện tại của công ty vì chỉ áp dụng hình thức bán hàng cho tư thương (công ty không bán hàng cho khách hàng cuối cùng) cho nên để tiết kiệm được chi phí đồng thời có thể mang lại hiệu quả cao hơn, công ty nên sử dụng hình thức quảng cáo qua mạng Internet và quảng cáo trên các báo chí ở nước ngoài. - Hội chợ và triển lãm quốc tế: công ty cần tích cực tham gia vào các hội chợ và triển lãm quốc tế. Đây là cơ hội tốt cho công ty để trưng bày và giới thiệu các sản phẩm của mình cho khách hàng, qua đó tìm kiếm bạn hàng và ký kết hợp đồng xuất khẩu. - Ngoài ra, Công ty có thể thông qua các bạn hàng quen thuộc, có mỗi quan hệ làm ăn tốt, lâu dài với mình để quảng cáo và giới thiệu sản phẩm của mình cho những khách hàng khác. Cách thức này vừa tiết kiệm được chi phí cho công ty, vừa đem lại hiệu quả cao. Đây là một trong những cách thức tốt nhất đối với công ty để mở rộng thị trường của mình. 2.1.1.3. Nâng cao chất lượng và điều chỉnh giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là yếu tố quan trọng của vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Giá cả phải phù hợp với giá chung của thị trường. Để có thể cạnh tranh được thì không những chất lượng của hàng hoá phải được nâng cao mà doanh nghiệp còn cần phải tìm cách điều chỉnh giá thành sản phẩm của mình. Về lâu dài thì đây sẽ là biện pháp vô cùng hữu hiệu trong quá trình xâm nhập và chiếm lĩnh toàn bộ thị trường. Khi hàng hoá của công ty có thể tiêu thụ dễ dàng nhờ chất lượng và các tính năng ưu việt của nó thì Công ty sẽ thu được những lợi nhuận lớn nhờ tiêu thụ được nhiều sản phẩm với giá cả cạnh tranh hơn là tiêu thụ sản phẩm ít với giá thành cao. Vì mục tiêu của bất kì một công ty kinh doanh nào cũng là làm sao để có thể thu được lợi nhuận tối đa. Công ty cần phải lựa chọn những sản phẩm hiện nay đang được tiêu thụ nhiều nhất và chu kì sống của sản phẩm đó còn dài để tiến hành chuyên môn hoá, tạo ra những sản phẩm chủ lực có tính năng ưu việt nhất, để tạo thế mạnh cho sản phẩm mang nhãn hiệu PETEC. Chẳng hạn như hiện nay, mặt hàng xăng dầu của PETEC là sản phẩm được nhiều khách hàng ưa chuộng và tiêu dùng. Điều này được thể hiện ở chỗ hàng trăm cây xăng của PETEC trải khắp từ Bắc vào Nam luôn luôn đông khách. Như vậy, Công ty có thể chuyên môn hóa kinh doanh mặt hàng xăng dầu để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ nhằm thu hút thêm khách hàng và có thể thu về được mức doanh thu lớn hơn nữa. 2.1.1.4. Không ngừng nâng cao uy tín của công ty Uy tín của Công ty cũng góp phần mang lại giá trị thương hiệu cho một sản phẩm phát triển bền vững trên thị trường. Vì vậy bản thân Công ty phải giữ uy tín và không ngừng tìm cách nâng cao hơn nữa uy tín của mình trên thị trường. Có như vậy thì Công ty mới có thể có nhiều khách hàng với những thị trường tiêu thụ hàng phong phú hơn. Để tăng số lượng bạn hàng, tăng cả về giá trị của các đơn đặt hàng cho Công ty thì Công ty cần phải tạo được sự tin tưởng cho các khách hàng và tìm các câu trả lời cho câu hỏi : “để các khách hàng chỉ chọn sản phẩm của PETEC chứ không phải là sản phẩm của một doanh nghiệp khác thì Công ty phải làm gì?” Tức là Công ty phải không ngừng nâng cao và đổi mới các dịch vụ chăm sóc khách hàng thường xuyên. 2.1.1.5. Nâng cao, bồi dưỡng trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong công ty Để đạt được những kết quả chung của công ty, đưa công ty phát triển ngày càng vững mạnh thì phải có sự đóng góp và nỗ lực từ những cá nhân riêng lẻ cho đến những bộ phận trong công ty đó. Công nghệ phát triển từng giờ, sản phẩm mới cũng có thể được cải tiến từng giờ, do đó trình độ của cán bộ công nhân viên cũng cần được liên tục nâng cao để có thể bắt kịp với xu hướng phát triển chung. Nghĩa là khi mà tư liệu sản xuất phát triển thì cũng phải phát triển cả các quan hệ sản xuất liên quan đến nó. Công ty phải tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn liên tục cho các cán bộ công nhân viên về cả nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu và về cả các năng lực khác nữa. Vì hoạt động kinh doanh có rất nhiều biến đổi nhất là trong giai đoạn thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các cán bộ càng cần phải có thêm những kiến thức mới để không bao giờ bị bất ngờ với những thay đổi trong kinh doanh, mà sẵn sàng tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết các vấn đề một cách nhanh nhất và hợp lí nhất. 2.1.2. Đối với hoạt động nhập khẩu, cụ thể với mặt hàng xăng dầu 2.1.2.1. Hoàn thiện các bước trong qui trình nhập khẩu xăng dầu * Giải pháp thị trường + Với thị trường tiêu thụ trong nước: Công ty cần phải đặc biệt quan tâm chú ý đến các hoạt động Marketing, các hoạt động xúc tiến bán hàng và tìm cách mở rộng thị phần của công ty, dần thâu tóm các khu vực thị trường. Quan trọng hơn, cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tiêu thụ hàng hóa, phát triển thêm các trạm bán lẻ xăng dầu, tăng cường các hoạt động bán buôn từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của công ty. Bên cạnh đó cần lưu ý đến những vấn đề đang diễn ra có tính chất tác động tiêu cực hoặc tích cực đến thị trường xăng dầu nói chung. Chẳng hạn như, hiện nay mỗi lít xăng dầu chũng ta nhập về và bán ra trên thị trường phải chịu lỗ từ 1.000 đồng đến 1.500 đồng. Nhà nước vẫn đang phải bù vào khoản lỗ này cho các doanh nghiệp kinh doanh đầu mối trong cả nước, nhưng bên cạnh đó, tình hình buôn lậu xăng dầu đang diễn ra hết sức phức tạp ở các tỉnh biên giới như Hà Giang, Bắc giang… làm cho nguồn xăng dầu sau khi nhập khẩu vào trong nước bị chảy ngầm ra nước ngoài mà thường là các nước lân cận chúng ta như Trung Quốc, Lào, Cămpuchia… Rồi sau đó, Việt Nam quay lại nhập khẩu xăng dầu từ chính những nước này… Nhiều những yếu tố tác động như thế cũng làm cho thị trường xăng dầu trong nước có những diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến định hướng nhập khẩu nói chung. + Với thị trường nước ngoài: Công ty phải có một đội ngũ cán bộ chuyên trách, để khi thị trường xăng dầu thế giới có sự biến động cũng không làm cho công ty bị thiệt hại. Dự báo xu hướng biến động của thị trường xăng dầu là một vấn đề khó khăn chung đối với mọi doanh nghiệp do mặt hàng này hay biến động và phụ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan cũng như chủ quan nên rất khó để phán đoán được những xu hướng biến động của nó dù trong khoảng thời gian dài hay ngắn. Nhưng cũng chính vì thế, công ty hơn lúc nào hết phải đẩy nhanh những hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm giảm thiểu tối đa những tổn thất, đồng thời tăng tính chủ động cho hoạt động kinh doanh chung, trong đó có hoạt động nhập khẩu. Khi công ty tiến hành nghiên cứu thị trường, cần phải dự đoán được xu hướng biến động của thị trường, dự báo chính xác sản lượng xăng dầu tăng, giảm trong thời gian nào, những nguyên nhân nào đã gây ra sự biến đổi đó, thời đoạn biến động đó sẽ diễn ra ngắn hay dài. Điều này có thể giúp công ty nhập được hàng khi giá rẻ và tránh nhập khẩu hoặc nhập ít khi giá tăng. Hiện nay Công ty đang có mối nhập khẩu xăng dầu với một số nước như Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nga… nhập khẩu các hàng khí tài với Hàn Quốc, Nga… Trong đó Trung Quốc và Singapore là thị trường cung cấp chính chiếm tới gần 1/2 kim ngạch nhập khẩu của công ty. Trong thời gian tới, công ty cần có chiến lược và kế hoạch mở rộng hơn nữa thị trường nhập khẩu của mình nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào các thị trường này. Đồng thời, công ty phải mở rộng thị trường nhập khẩu của mình, tăng cuờng nhập khẩu từ các nước triển vọng như khu vực Trung đông , Mỹ, Trung Quốc … + Bên cạnh hoạt động Marketing, để thúc đẩy hoạt động nhập khẩu, trước hết cần đẩy mạnh họat động tiêu thụ. Để phục vụ rộng rãi nhu cầu khách hàng thực tế, công ty đã xây dựng các kho, trạm xăng dầu, nhưng muốn gia tăng hơn nữa lượng khách hàng tiềm năng, cũng là làm gắn bó hơn nữa các khách hàng hiện tại, công ty nên áp dụng các chính sách khuyến mại, chăm sóc khách hàng, bổ sung và hỗ trợ cho các đại lý vật chất kỹ thuật như bảng quảng cáo, hướng dẫn kỹ thuật, tặng quà vào các dịp tiêu thụ cao điểm như lễ tết… + Về phía công ty để có thể tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường và nhập khẩu thuận lợi cần tạo dựng tốt mối quan hệ với các đối tác. Công ty nên tiến hành lựa chọn các đối tác giao dịch và lựa chọn bạn hàng cung cấp lâu dài cho công ty. Muốn hoạt động kinh doanh diến ra suôn sẻ, công ty nên thiết lập mối quan hệ gắn bố với một số nhà cung cấp chính. Đây là một việc làm đem lại không ít lợi ích thiết thực cho công ty. Chẳng hạn như, khi thị trường xăng dầu có nhiều biến động, các nhà cung cấp này vẫn tạo điều kiện để công ty có thể nhập khẩu được hàng hóa thuận lợi, đẩy đủ giống như với các khách hàng ưu tiên hay như khi đã đặt được mối quan làm ăn lâu dài thì việc ký kết hợp đồng cũng trở nên hết sức dễ dàng, nhanh gọn, tiết kiệm thời gian giao dịch, việc thực hiện hợp đồng diễn ra thuận lợi, có khi cũng được ưu tiên trong quá trình thực hiện các điều khoản thanh toán, cước phí… mang lại lợi ích cho công ty. Ngoài ra, không ngừng xây dựng tớn công ty trong từng lần làm ăn, tạo dựng uy tín với mọi nhà cung cấp chứ không phải riêng một nhà cung cấp nào. Như vậy vấn đề mở rộng thị trường, thiết lập các mối quan hệ mới, đa dạng hóa đối tác là một hoạt động có ý nghĩa chiến lược mà ban lãnh đạo công ty cần lưu ý quan tâm. + Trong quá trình doanh nghiệp kinh doanh, công ty có quan hệ với cùng một lúc nhiều đối tác khác nhau, song việc lựa chọn đối tác để ký kết hợp đồng như thế nào cho phù hợp, lợi ích thu được nhiều nhất là điều cần lưu ý lựa chọn.Quá trình giao dịch, đàm phán cần thỏa thuận được những điều kiện nhất định về giá cả, phương thức thanh toán, điều kiện sơ sở giao hàng, địa điểm… chính là một trong những yếu tố quyết định ban đầu để nhập khẩu thành công. + Nâng cao khả năng nắm bắt thị trường: Thị trường xăng dầu trên thế giới luôn biến động, để nắm bắt được sự biến động của thị trường thì người làm kinh doanh nhập khẩu phải có trình độ hiểu biết nhất định. Ngày nay thị trường xăng dầu thế giới bị khống chế bởi các tập đoàn kinh doanh xăng dầu nổi tiếng trên thế giới trong ngành xăng dầu của Mỹ, Châu Âu và chịu sự khống chế của một số quốc gia sản xuất và cung cấp xăng dầu lớn nhất. Vì vậy, khi nghiên cứu thị trường xăng dầu cần lưu ý đến sản lượng khai thác của các quốc gia có trữ lượng khai thác lớn như IRAN, IRĂC, của các nước Arập… và kinh nghiệm kinh doanh cũng như diễn biễn hoạt động các “đại gia” như BP,Shell, Esso, Mobil… để biết được những biến đổi nhất định từ những quốc gia này. Để nắm bắt đuợc những biến đổi của thị trường công ty cần phải đầu tư chi phí cho công tác nghiên cứu thị trường, phải tổ chức ra một đội ngũ cán bộ có năng lực tiến hành nghiên cứu thị trường xăng dầu trong quá trình kinh doanh. Bộ phận này có thể là một bộ phận riêng biệt, cũng có thể giao cho các cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu do họ có kinh nghiệm và rất nhạy cảm với vấn đề này. Yêu cầu đối với hoạt động này là phải diễn ra liên tục, phải tìm hiểu và thu thập các thông tin có liên quan tới thị trường xăng dầu thế giới thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Sau đó, tiếp tục đánh giá và phân tích những thông tin đó thu được nhằm dự đoán những thay đổi tiếp theo của thị trường trong tương lai. Chẳng hạn như trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ khi có chiến tranh vùng vịnh IRĂC hay như trong năm 2005 vừa qua việc tụt giảm trữ lượng khai thác… nó gây ra hưởng không nhỏ đến toàn bộ cỏc doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này do trên thị trường không ngừng tăng giá dầu. + Lập một webside cho công ty để thuận tiện trong việc giao dịch cũng như tìm kiếm các đối tác. * Giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng Hoạt động giao dịch đàm phán kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu diễn ra sau khi Công ty đã lựa chọn được cho mình đối tác phù hợp, kết quả của hoạt động này cho biết Công ty có hay không ký được hợp đồng với đối tác. Dựa vào quá trình đàm phán và ký kết, nhất là với những đối tác làm việc lần đầu tiên, công ty một lần nữa tìm hiểu kỹ hơn về đối tác cũng như kiểm tra được kết quả hoạt động nghiên cứu thị trường diễn ra trước đó có thực sự hiệu quả. Bản thân hoạt động này bao gồm nhiều thao tác nhỏ kết hợp lại, mỗi thao tác đó cần được thực hiện bằng kỹ năng chuẩn bị hồ sơ, tìm điểm giao dịch… đều rất quan trọng, song ở công ty PETEC, từng bước thực hiện hoạt động này còn chưa đựơc kỹ càng, hay nói cách khác, tính chuyên nghiệp chưa cao. Giải pháp: Người tham gia ký kết hợp đồng phải là người có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm nhất định trong hoạt động ngoại thuơng. Trong quá trình tham gia làm hợp đồng, người đó cần phải linh hoạt, sáng tạo đưa ra những quyết định linh hoạt, thể hiện thiện chí ký kết hợp đồng khi đối tác chấp nhận các điều khoản mà công ty đưa ra, đồng thời làm cho họ thấy tương lai làm ăn lâu dài để hai bên cùng nhau củng cố thêm mối quan hệ kinh doanh… Để tăng tính chuyên nghiệp trong quá trình ký kết hợp đồng, cũng là nâng cao hiệu quả một bước quan trọng trong hoạt động nhập khẩu, bộ phận này nên chú ý thực hiện những nội dung sau đây: 1: Chuẩn bị các công việc có liên quan đến hoạt động giao dịch đàm phán nhất là các giấy tờ, hồ sơ tài kiệu có liên quan đến buổi đàm phán. 2: Tạo ra sự cạnh tranh làm cho đối tác cảm thấy mình không phải là đối tác duy nhất của công ty. 3: Từng bước tiến hành chia nhỏ mục tiêu thương lượng của mình, nắm bắt tâm lý của đối phương và từng bước thực hiện mục tiêu của mình. 4: Gây áp lực cho đối phương. 5: Nên đưa ra các mục tiêu cụ thể nhiều hơn dự tính đạt được để có sự thoả hiệp một cách dễ dàng, có hiệu quả nhiều hơn. 6: Không bộc lộ suy nghĩ của mình mà cấn lưu ý quan sát diễn biến tâm lý của đối phương để dành quyền chủ động trong đàm phán . 7: Làm cho đối phưong nhượng bộ từng bước mà vẫn giữ thể diện cho họ. Ngoài ra công ty cần chú ý đến nội dung các điều khoản hợp đồng như các điều khoản về chất lượng, cơ sở giao hàng, giá cả, phương tiện, điều kiện thanh toán. Tất cả những nội dung này tốt hay không là do sự chuẩn bị có đầy đủ hay không, vì thế đào tạo đội ngũ nhập khẩu viên chuyên nghiệp cũng là vấn đề mà công ty nên quan tâm. Công ty có thể cho các cán bộ theo học các lớp đào tạo về ký kết hợp đồng, hoặc tham gia vào các tình huốn cụ thể có thể xảy ra trong thực tế… Ngoài ra nên kết hợp tốt với các phòng ban khác như tài chính, văn thư để có thêm thông tin phục vụ hoạt động này một cách tốt hơn. * Tiếp nhận xăng dầu Tiếp nhận xăng dầu cũng là một nghiệp vụ trong toàn bộ hoạt động nhập khẩu để hoàn thành việc thực hiện một bản hợp đồng nhập khẩu. Vì xăng dầu là một mặt hàng có đặc thù là tính hao hụt và hao hụt định mức nên khâu tiếp nhận có thể đem lại lợi hay thiệt cho công ty. Sau khi kết thúc việc ký kết hợp đồng, hai bên phải thường xuyên liên lạc, thông báo những thông tin cần thiết để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng diễn ra đúng kế hoạch. Để hoạt động tiếp nhận hàng hóa được thực hiện tốt, công ty phải có công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, kho, bồn, bể để công tác tiếp nhận đạt hiệu quả cao. Trước khi hàng về cán bộ nhập khẩu có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện cần thiết. Trong quá trình tiếp nhận, phải thường xuyên bám sát hiện truờng, cập nhật số liệu để kịp thời phát hiện ra những sai sót về chất lượng, số lượng để kịp thời có những thông báo đến nhà cung cấp để phía đối tác kịp thời kiểm tra. Có một đặc điểm quan trọng trong hoạt động nhập khẩu xăng dầu là được phép hao hụt trong quá trình vận chuyển vì thế cần giám sát lượng hao hụt này xem có phù hợp với lượng hao hụt định mức không. Ngoài ra cần chú ý dến thời gian tiếp nhận hàng hóa. Muốn tiếp nhận nhanh cần làm tốt khâu chuẩn bị về điều kiện bể chứa, ống bơm, đồng hồ, nơi tiếp nhận. Bổ sung các kiến thức kỹ thuật cho các nhân viên phòng kinh doanh có nhiệm vụ giám sát các hoạt động tiếp nhận hàng hóa, tổ chức các đợt tập huấn nâng cao nghiệp vụ thực tế. 2.1.2.2. Xây dựng tài chính vững mạnh Hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động cần nguồn vốn lớn, đòi hỏi phải luôn duy trì được tiềm lực tài chính vững mạnh. Khả năng tài chính là một tiêu chí quan trọng để có thể kêu gọi đối tác tốt nhất. Tài chính mạnh giúp công ty tăng tính chủ động trong mọi hoạt động xuất nhập khẩu. + Tình hình tài chính của công ty trong mấy năm qua tuy đã có nhiều tiến triển, ngày càng trở nên vững mạnh, song Công ty vẫn cần nhiều vốn hơn nữa để có thể chủ động tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu khi có cơ hội, để có thể đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và mua các trang thiết bị kỹ thuật phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài các phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến như chuyển tiền (L/C) trả ngay hay trả chậm, công ty nên mở rộng hơn nguồn hàng thanh toán theo phương thức trả chậm hoặc vay vốn của bạn hàng (bằng những khoản ứng trước của khách hàng theo hợp đồng trong nước). Tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tác và tùy vào khả năng đàm phán của cán bộ nhân viên kinh doanh mà thỏa thuận được thời hạn thanh toán dài hơn 30 đến 45 ngày thậm chí là 60 đến 90 ngày. Vào thời gian đó, công ty có thể thực hiện kinh doanh theo hai hướng: Thứ nhất: Công ty thực hiện hợp đồng thanh toán chậm cho các khách hàng lớn, hướng này đem lại lợi nhuận lớn song xảy ra hiện tượng ứ đọng vốn. Thứ hai: Công ty bán ngay, tuy lợi nhuận có ít hơn song bù lại, vốn quay vòng nhanh góp phần đảm bảo thanh toán, cải thiện quan hệ bạn hàng. Bên cạnh đó, công ty nên sắp xếp lại cơ cấu thị trường tiêu thụ sao cho phù hợp với tiềm năng của công ty. Muốn vậy công ty phải tổ chức được tốt các khâu trong quá trình kinh doanh, đồng thời công ty phải có phương án kinh doanh hợp lý trước mắt cũng như lâu dài. + Tăng cường công tác quản lý tài chính, tập trung đối chiếu giải quyết công nợ, tồn đọng khó đòi. Trong khâu tiêu thụ hàng hóa, phải đảm bảo cho khách hàng biết rõ về thời hạn thanh toán và hình thức thanh toán, phải tìm mọi cáh thu hồi nợ khi dến hạn, từ thương lượng, thuyết phục thậm chí phải sử dụng các biện pháp hành chính nhằm đảm bảo nguồn vốn kinh doanh tăng, tốc độ lưu chuyển của tiền tệ. + Thực hiện tiết kiệm chi phí, vốn và ngoại tệ. Công ty PETEC bên cạnh việc tiếp tục ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu theo điều kiện CIF, CFR thì hiện nay công ty phải tiến hành nhập khẩu theo kiểu FOB. Chính FOB sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty kinh doanh bảo hiểm, công ty chuyên chở tăng sức cạnh tranh. Không những thế, việc ký kết hợp đồng theo kiểu FOB còn tiết kiệm được ngoại tệ, giảm được chí phí chuyển đổi ngoại tệ. Bên cạnh đó đây còn là một động lực để Chính phủ quan tâm phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, kho bãi, giao thông vận tải cho tương xứng với đòi hỏi hiện tại, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế và kinh doanh quốc tế. Khai thác tốt lợi thế về vị trí điạ lý thuận lợi cho buôn bán quốc tế Việt Nam, công ty vừa nên thực hiện tốt hoạt động xuất nhập khẩu đáp ứng nhu cầu quốc phòng và kinh doanh trong nước, vừa nên thử sức trên lĩnh vức mới, đẩy mạnh tái xuất mặt hàng xăng dầu sang các thị trường Lào, Campuchia, Nam Trung Quốc để thu ngoại tệ. Trong giai đoạn hiện nay, để có đủ ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh, công ty đi vay vốn ngân hàng với số lượng vốn khá lớn, hàng tháng phải trả lãi suất tiền vay; mua ngoại tệ thì phải chịu chênh lệch tỷ giá, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của công ty và hiệu quả họat động xuất nhập khẩu. Do vậy, công ty có thể áp dụng thêm các hình thức khác để huy động vốn từ bên ngoài như liên doanh, liên kết hay huy động phần vốn còn nhàn rối trong công ty. Công ty cũng có thể tổ chức vay vốn của cán bộ công nhân viên công ty bằng cách nâng mức lãi suất tiền gửi và thấp hơn lãi vay ngân hàng. Như vậy công ty có thể giảm được khá lớn chi phí lãi vay vốn hết sức sáng tạo, linh hoạt có khả năng đem lại hiệu quả cao, bởi với cách làm này công ty đã gắn kết trách nhiệm của mỗi cá nhân người lao động đối với hoạt động kinh doanh của công ty một cách chặt chẽ hơn. Có thể nói, một Công ty hay doanh nghiệp có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình không ngừng phát triển khi luôn có thể thích ứng trong mọi hoàn cảnh. Công ty hay doanh nghiệp đó có nguồn vốn dồi dào sẽ là điệu kiện thuận lợi quan trọng cho họat động sản xuất kinh doanh liên tục phát triển và luôn chiếm lĩnh được thời cơ, cơ hội kinh doanh tốt nhất. 2.1.2.3. Tổ chức quản lý hoạt động nhập khẩu. Tổ chức tốt quản lý hoạt động nhập khẩu sẽ đem lại hiệu quả cao hơn với mức chi phí thấp hơn. Thực hiện quản lý hoạt động nhập khẩu sẽ giúp công ty tránh được những sai sót trong quá trình tiến hành nhập khẩu và liên tục được kiểm tra, điều chỉnh kịp thời. Thông thường trong công ty, việc tổ chức các hoạt động nhập khẩu sẽ do cán bộ phụ trách nhập khẩu thực hiện nên không thể bao quát hết các hoạt động, dẫn đến những thiếu sót làm tổn hại đến lợi ích công ty. Trong công ty chưa có bộ phận nào chuyên trách thực hiện quản lý hoạt động nhập khẩu. Để hoạt động tốt, trước hết cần phân công, phân nhiệm giữa các bộ phận cá nhân một cách hợp lý. Đối với bộ phận làm công tác nhập khẩu, phải lập ra bộ phận chuyên trách riêng về từng mảng của công việc một cách hợp lý, riêng biệt về từng mảng của công việc như phân ra những người cụ thể phụ trách nghiên cứu thị trường, bộ phận chịu trách nhiệm giao dịch đàm phán, giao nhận hàng hóa … nhờ vậy họat động sẽ diễn ra liên tục, nhịp nhàng, linh họat, cụ thể, đồng thời các cán bộ công ty có tinh thần trách nhiệm hơn đối với nhiệm vụ được giao. Không những thế cũng làm tăng tính chuyên nghiệp trong nghiệp vụ nhập khẩu từng công việc, từng khâu… Để quản lý họat động xuất nhập khẩu có hiệu quả cần phải thực hiện một số công việc sau: 1: Công ty phải lập kế hoạch nhập khẩu, xây dựng các quy định, nội quy trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu như chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với những người không thực hiện đúng nội quy, đề ra các mức thưởng khuyến khích mọi người làm việc hăng say hon với công việc, có trách nhiệm cao hơn từ đó nâng cao hiệu quả họat động nhập khẩu. 2: Công ty phải có kế hoạch cụ thể đào tạo và đào tạo lại những cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc như khả năng ngoại ngữ, tài chính, kinh doanh quốc tế, đặc biệt là các cán bộ phụ trách mảng nghiên cứu thị trường và những cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động giao dịch đàm phán. 3: Quản lý tốt các thiết bị nhập khẩu của công ty cũng là một công việc thuộc trách nhiệm của bộ phận nhập khẩu. Tổ chức quản lý thực hiện theo mô hình vòng tròn PDCA tức là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, và điểu chỉnh theo một chu trình khép kín và liên tục. 2.1.2.4. Giải pháp về nhân lực Hoạt động kinh doanh ở tất cả các doanh nghiệp hiện nay được thực hiện tốt hay không tốt đều phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người. Yêu cầu của hoạt động nhập khẩu đòi hỏi các cán bộ công nhân viên thực sự có trình độ. Nhân lực về nhập khẩu hiện nay trong công ty cũng thiếu. Công ty cần tổ chức tuyển thêm các ứng viên có trình độ phù hợp với yêu cầu công việc thực tế. Có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng các cán bộ và nhân viên nhập khẩu để nâng cao kiến thức chuyên môn. Tổ chức các đợt khảo sát thị trường để các cán bộ, nhân viên có điều kiện nắm bắt kiến thức thực tế từ các quốc gia khác. Trên đây là một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty PETEC mà em đưa ra dựa trên những nhận xét riêng về thực trạng của công ty. 2.2. Những kiến nghị đối với Nhà nước 2.2.1. Hoàn thiện và ổn định cơ chế điều hành xuất nhập khẩu - Những quy định về xuất nhập khẩu và các hàng rào thương mại là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động xuất nhập khẩu. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu được phát triển thì hệ thống các chính sách và quy định xuất nhập khẩu của Nhà nước phải luôn được hoàn thiện và đổi mới theo hướng đơn giản hơn, thông thoáng hơn, phù hợp hơn với cơ chế thị trường và xu thế hội nhập như hiện nay. Cụ thể là các chính sách về thuế quan xuất nhập khẩu cần phải có sự điều chỉnh rõ ràng đối với từng mặt hàng cụ thể... - Ví dụ như điều chỉnh chính sách thương mại và tỷ giá hối đoái: Do các nước đều nỗ lực tăng cường khả năng cạnh tranh xuất khẩu bằng các biện pháp đổi mới công nghệ sản xuất, đổi mới quản lý và phương thức kinh doanh nên chênh lệch về cạnh tranh chất lượng và giá thành sản phẩm trong giữa các nước đang phát triển và đã phát triển cùng nhau có rất ít khoảng cách. Vì vậy, trong bối cảnh đua tranh tìm kiếm thị trường quyết liệt, quan hệ buôn bán quốc tế ngày càng dựa trên quan hệ đối ngoại và hợp tác thương mại trao đổi ưu đãi hàng rào thuế quan, đặc biệt đối với các mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật thấp. + Chính sách xuất khẩu: Để giảm bớt sự chênh lệch chưa hợp lý giữa giá sản phẩm và giá hàng thô xuất khẩu, đồng thời tăng cường tác động điều hòa giá sản phẩm thị trường trong nước, mở rộng và đa dạng các kênh lưu thông xuất khẩu là hết sức quan trọng. Do đó Nhà nước cần huỷ bỏ cơ chế tập trung vào một số đầu mối xuất khẩu và chế độ quata như hiện nay; Đối với chính sách thuế xuất khẩu không nên thu theo phụ phí như hiện nay. Cần nghiên cứu nhanh chóng áp dụng mức thuế hợp lý để làm quỹ trợ giá xuất khẩu, đồng thời làm công cụ để điều tiết thị trường trong nước. + Chính sách tiền tệ hối đoái: Sách lược hối đoái phải đảm bảo cân đối giữa các lợi ích thương mại quốc tế và hỗ trợ phân bổ hợp lý các nguồn lực nội địa. Tuy nhiên với bối cảnh nền kinh tế đang phát triển và các nước bên ngoài đang chạy đua cạnh tranh xuất khẩu, điều chỉnh tỷ giá hối đoái tăng lên ở mức hợp lý để hỗ trợ và tăng cường khả năng cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đối với các nước khác là tác động cần thiết của chính sách tiền tệ để góp phần duy trì nhịp độ gia tăng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ tới. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng tác dụng của hàng rào thuế quan không còn đủ hiệu lực để điều chỉnh cán cân xuất nhập khẩu, nới rộng tỷ giá hối đoái là biện pháp can thiệp tích cực để cân đối chiến lược thương mại thương bị thâm hụt. Mặt khác đối với các nước đang phát triển trước cạnh tranh về ưu thế chất lượng kỹ thuật, giá thành của các hàng công nghiệp và trợ giá uy lực các hàng nông phẩm xuất khẩu của các nước đã phát triển và phát triển trước, nới rộng tỷ giá hối đoái là một trong những biện pháp khắc phục tình thế để tăng khả năng cạnh tranh đối đầu giữa thị trường cho hàng hoá xuất khẩu của mình. Dưới tác đông của cuộc khủng hoảng tài chính hầu như tất cả các nước trong khu vực đều thả nổi bản tệ, trong tình hình đó nỗ lực duy trì ổn định đồng tiền của Việt Nam vẫn không đem lại hiệu quả như mong muốn. Ngược lại, do các mặt hàng xuất khẩu quan trọng như dầu thô, dệt may và nông sản đều nằm trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của các nước này do được thả nổi tỷ giá làm giá thành sản phẩm hạ xuống đã tăng thêm sức cạnh tranh với hàng Việt Nam, kết quả là Việt Nam không những không tận dụng được cơ hội đầu tư và buôn bán mà thị trường xuất khẩu còn bị co hẹp lại. - Ngoài ra, các khâu kiểm tra hải quan trước khi cho phép hàng hoá xuất nhập khẩu cũng cần được Nhà nước có những điều chỉnh để mỗi lần làm thủ tục hải quan và khai báo hải quan có thể được diễn ra nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn. 2.2.2. Nhà nước cần có sự quan tâm và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu - Giảm bớt thuế quan và tiến tới tự do hoá thương mại hoàn toàn. Hiện nay danh mục các hàng hoá bị đánh thuế của Nhà nước vẫn còn phức tạp và còn nhiều điều chưa hợp lý. Để có thể tạo điều kiện hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thì Nhà nước cần phải điều chỉnh lại danh mục này theo hướng hợp lí hoá hơn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có thể nhập khẩu hàng hóa một cách dễ dàng hơn và xuất khẩu bán sản phẩm cũng được thuận tiện hơn, nhanh chóng hơn. - Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi và khuyến khích cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu này hơn để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Vì doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì không chỉ làm lợi cho bản thân công ty mà còn giúp cho Nhà nước có thêm một khoản thu nhập từ thuế thu nhập doanh nghiệp. Hơn thế nữa, doanh nghiệp còn góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết thất nghiệp cho đội ngũ lao động của Việt nam hiện nay. KẾT LUẬN Hoạt động xuất nhập khẩu là một hoạt động vô cùng quan trọng góp phần cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế xã hội đất nước nói chung và cho sự phát triển của các Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Nhân đây, em cũng bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy cô trường Đại học KTQD, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế, và đặc biệt hơn nữa là thầy Nguyễn Như Bình, đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các chuyên viên, cán bộ công ty Petec đã giúp em học tập và nghiên cứu để hoàn thành tốt chuyên đề này. Kiến thức nhà trường là nền tảng, kinh nghiệm thực tế là yếu tố quyết định thành công hay thất bại cho mọi hoạt động. Do đó quãng thời gian học tập tại nhà trường sẽ là hành trang giúp cho các cán bộ vừa học vừa làm như em có kiến thức quí báu cho những bước tiến trong tương lai. Cuối cùng xin chúc công ty Petec luôn trụ vững và ngày càng phát triển lớn mạnh, mãi xứng đáng là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Kính chúc các thầy cô sức khoẻ và hạnh phúc! TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – ĐH Ngoại Thương Giáo trình kinh tế quốc tế - ĐH KTQD Giáo trình Chính sách kinh tế đối ngoại, lý thuyết và kinh nghiệm Quốc tế - ĐH KTQD Giáo trình Kinh doanh quốc tế - ĐH KTQD Thời báo kinh tế Việt Nam Tạp chí kinh tế và phát triển Lý luận thực tiễn: thương mại quốc tế - NXB Thống kê Văn kiện Đại hội Đảng các khóa MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11315.DOC
Tài liệu liên quan