Giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Vào giữa thế kỉ XX, khi việc xuất khẩu tư bản, nhất là FDI phát triển nhanh chóng, các nhà kinh tế học nổi tiếng như Paul.A.Samueson và R. Nurcse đều cho rằng: muốn phát triển phải có biện pháp thu hút FDI. Trong cuốn kinh tế học (Economics), Paul.A.Samuelson đã lí luận rằng các nước đang và chậm phát triển (LDCs) có nguồn nhân lực hạn chế bởi tuổi thọ và dân trí thấp, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, kĩ thuật lạc hậu và gặp trở ngại trong việc kết hợp những nhân tố đó. Do vậy, các nước đang phát triển ngày càng khó khăn và bị lún sâu vào trong một chuỗi “vòng luẩn quẩn”. Trong cuốn “những vấn đề chung về hình thành ở các nước đang phát triển (LDCs)”, R.Nurcse đã đề ra một hệ thống để giải quyết vấn đề về vốn. Thông qua việc phân tích mô hình “ vòng luẩn quẩn” nói trên, ông cho rằng: nguyên nhân cơ bản và chủ yếu của LDCs là thiếu vốn. Từ đó Nurkse đề ra giải pháp để giải quyết vấn đề thiếu vốn là: mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo ông, vấn đề mở cửa cho FDI có ý nghĩa sống còn đối với LDCs trong việc tăng trưởng kinh tế, nó giúp cho LDCs có thể vươn tới những thị trường mới, tiếp cận khoa học kĩ thuật hiện đại và phương pháp quản lí có hiệu quả.

doc48 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhau vào các năm 1990, 1992, 1996 và gần đây là tháng 6-2000 đã tạo dựng một khung pháp lí rõ ràng, thông thoáng là thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư. 2.2 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM. 2.2.1. Thuận lợi. Nhân tố thuận lợi nhất của Việt Nam đó là sự ổn định về chính trị. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và sự ủng hộ tin cậy của khối đại đoàn kết nhân dân đảm bảo cho môi trường chính trị nước ta ổn định. Việc bình thường hoá quan hệ với Mĩ đã tạo cho chúng ta nối lại quan hệ với các nước trên thế giới và sự tham gia vào các tổ chức liên kết kinh tế khu vực và quốc tế như: AFTA, ASEAN. Điều đó đã góp phần thu hút được lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng. Mức độ tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam: Việt Nam nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động nhất của khu vực Châu Á và thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Các nhà kinh tế dự báo trong tương lai Châu Á vẫn là địa chỉ hấp dẫn đầu tư lớn nhất do các nước này luôn tích cực khôi phục kinh tế phát triển sản xuất và thu hút đầu tư. Việt Nam là một nước có lực lượng lao động dồi dào về số lượng. Hơn nữa người lao động Việt Nam nói chung đều thông minh, sáng tạo, cần cù và có ý thức tuân thủ kỉ cương lao động. Đây là một trong các yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. 2.2.2. Khó khăn. Theo các nhà đầu tư nước ngoài thì thủ tục hành chính của Việt Nam còn nhiều phiền hà, phức tạp làm ảnh hưởng đến các nhà đầu tư. Cán bộ quản lí thiếu thông hiểu về pháp luật thiếu kinh nghiệm chuyên môn trong việc xử lí các tình huống phát sinh Những điều này đã tác động rất lớn tới tâm lí của các nhà đầu tư. Hệ thống pháp luật của chúng ta chưa thống nhất, chưa đồng bộ, cụ thể giữa các luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài và luật đất đai có nhiều điểm chồng chéo, có khi mâu thuẫn với nhau khiến cho các đối tác nước ngoài gặp không ít khó khăn. Điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, trình độ công nhân có tay nghề cao còn hạn chế để có thể tiếp xúc được với khoa học công nghệ hiện đại, ý thức kỉ luật, tác phong lao động trong công nghiệp chưa cao. Mặc dù nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc tạo lập một hệ thống thị trường đồng bộ: chúng ta chưa có thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường tài chính–tiền tệ mới đạt mức sơ khai Sự hoạt động kém hiệu quả của các thị trường cũng là yếu tố ngăn cản quá trình thu hút FDI. Do đặc điểm của FDI là ảnh hưởng không lớn tới các ngành dịch vụ, ít ảnh hưởng tới các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng, nông nghiệp nên Việt Nam sẽ gặp trở ngại lớn trong việc thu hút vốn FDI trong những ngành này. 2.3. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM. 2.3.1.Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1988 đến nay. 2.3.1.1. Giai đoạn khởi động thu hút FDI (1988-1990). Trong giai đoạn này, do bối cảnh trong nước và quốc tế, Việt Nam vừa có những thuận lợi vừa phải đương đầu với những khó khăn. Việc thực hiện Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong thời kì này đã mang lại những kết quả bước đầu trong việc thu hút vốn, công nghệ, giải quyết việc làm, tăng năng lực sản xuất và xuất khẩu của nền kinh tế. Bảng 2.1: Tình hình FDI vào Việt Nam từ năm 1988 đến 1990 Năm Số dự án Vốn đăng kí (triệu USD) Tốc độ tăng vốn đăng kí (%) Vốn thực hiện (triệu USD) Tốc độ tăng vốn thực hiện (%) Tỉ lệ vốn đăng kí và vốn thực hiện (%) 1988 37 366 - 49 - 13,4 1989 70 539 47,3 130 165,3 24,1 1990 111 596 10,6 120 69,2 36,9 Nguồn : Tạp chí phát triển kinh tế số 87/1998 Đặc điểm của giai đoạn này là: Số vốn thực hiện chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng số vốn đăng kí. Tuy rằng ở năm 1990 tỉ lệ vốn thực hiện và vốn đăng kí đã tăng lên đến 36% nhưng nhìn chung thì tỉ lệ này còn quá thấp. Qui mô dự án từ năm 1988-1990 có tăng dần nhưng vẫn nhỏ. Bảng 2.2: Phân loại qui mô dự án Năm Số dự án 1988 (%) 1989 (%) 1990 (%) Dưới 5 triệu USD 78 76 82,4 Trên 5 triệu USD 22 24 17,6 Cộng 100 100 100,0 Nguồn: “Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam” –Cơ sở pháp lí-hiện trạng-cơ hội- Triển vọng” – Nguyễn Anh Tuấn, Phan Hữu Thắng, Hoàng Văn Huấn- NXB Thế giới 1994 Trong giai đoạn này, môi trường đầu tư còn quá mới và các nhà đầu tư phải thăm dò, tìm kiếm những dự án đầu tư ít rủi ro, nhanh thu hồi vốn. Trong thời gian này do chính sách cấm vận của Mĩ nên các nhà đầu tư nước ngoài rất e ngại, không dám đầu tư nhiều. Do vậy, FDI chưa thu hút được sự quan tâm chú ý của các cơ quan trung ương cũng như địa phương. 1.3.1.2. Giai đoạn tăng trưởng nhanh 1991-1997. Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại VN1991-1997 Năm Số dự án Vốn đăng kí(USD) Tốc độ phát triển so với năm trước (%) Vốn thực hiện (triệu USD) Tốc độ phát triển so với năm trước(%) 1991 155 1257 - 478 - 1992 193 2027 58,90 542 13,40 1993 272 2589 27,70 1097 102,40 1994 362 3746 44,70 2213 101,70 1995 404 6607 76,40 2761 24,80 1996 368 8640 30,80 2837 2,80 1997 331 4649 -46,20 3032 6,90 Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư Bảng trên cho thấy rằng từ năm 1991 đến 1997, khi nhận thấy chính sách cấm vận của Mĩ nới lỏng từng bước và chấm dứt vào ngày 3/2/1995, và cùng với việc các nhà đầu tư nước ngoài đã hiểu rõ hơn về môi trường đầu tư cũng như chính sách của nước ta, họ đã bắt đầu đầu tư vào những dự án có qui mô lớn, có thời gian hoạt động lâu dài. Qui mô bình quân của dự án FDI trong những năm 1991-1997 là 12,3 triệu USD trong khi đó, những năm 1988-1990, con số này chỉ là 3,5 triệu USD. Các khu công nghiệp, khu chế xuất bắt đầu được xây dựng nhằm tập trung và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Một số dự án trước đây về thăm dò dầu khí đã cho kết quả khả quan, một số dự án về khách sạn, du lịch đã đi vào thời kì hoạt động. Tất cả những điều kiện nêu trên cho thấy hiệu quả hoạt động của vốn FDI đã được biểu hiện ngày càng rõ rệt và được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.4: Đóng góp của FDI cho nền kinh tế trong những năm 1991-1997 Đơn vị: Triệu USD Năm Chỉ tiêu 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Từ 91-97 Doanh thu (trUSD) 151 228 505 1026 2063 2743 3851 10567 Xuất khẩu (triệu USD) 52 112 269 352 336 788 1790 1699 Tỉ trọng GDP(%) - - - - 6,3 7,39 9,07 - Tốc độ tăng công nghiệp 45,6 404 13,6 12,8 8,8 21,7 23,2 22,4 Tỉ trọng công nghiệp (%) 22,4 26,2 26,4 26,2 25,1 26,7 28,9 26,1 Nộp ngân sách (tr USD) - - - 128 195 263 315 901 Nguồn: KTế 2000-2001 Thời báo kinh tế VN Doanh thu khu vực có vốn FDI giai đoạn 1991-1997 đạt 10567 triệu USD, trong đó khu vực xuất khẩu đóng góp 1699 triệu USD, chiếm 35% tổng doanh thu. Cũng trong giai đoạn này khu vực có vốn FDI đóng góp cho ngân sách nhà nước 901 triệu USD. Đây là con số khá lớn, phản ánh tốc độ tăng trưởng không ngừng về số lượng và chất lượng của FDI. Số lượng các nhà đầu tư vào Việt Nam tăng lên khá nhanh, kể cả những nước hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản. Cùng với sự gia tăng số lượng dự án đầu tư vào Việt Nam, số vốn FDI thực hiện cũng tăng trung bình là 44,3%/ năm và số lượng các nhà đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều. Điều đó đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Bảng 2.5: Những nhà đầu tư lớn vào VN tính đến 2003 STT Nhà đầu tư Số dự án Số vốn đăng kí (USD) 1 Singapore 198 2035 2 Đài loan 335 5061 3 Hồng Kông 276 4137 4 Hàn Quốc 278 3354 5 Nhật Bản 258 3389 6 Đảo Virgin 68 2308 7 Malaysia 73 2043 8 Mĩ 76 875 9 Thái lan 90 933 10 Úc 75 867 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư. 2.3.1.3. Giai đoạn suy giảm 1997-2000. Nếu như giai đoạn 1991-1997 là giai đoạn FDI vào VN tăng nhanh chóng kể cả khối lượng và chất lượng thì đến giai đoạn 1997-2000 vốn FDI vào VN đã chững lại và suy giảm đột ngột Bảng 2.6: Tình hình thu hút vốn FDI từ 1997-2000 Năm Số dự án Số vốn đăng kí (tr USD) Vốn thực hiện(tr USD) 1997 336 4453 4057 1998 275 3897 1956 1999 306 1612 2470 2000 344 1970 2228 Nguồn : Báo cáo tình hình thu hút vốn FDI của vụ ĐT NN 1/2/01 Bộ kế hoạch và Đầu tư Có thể thấy rằng, nếu như giai đoạn 1991-1997 là giai đoạn vốn FDI vào Việt Nam tăng đáng kể thì đến giai đoạn 1997-2000 vốn vào Việt Nam đã giảm xuống một cách đột ngột. FDI liên tục giảm và giảm mạnh nhất vào năm 1999. Đến năm 2000 tuy số vốn đăng kí và số vốn thực hiện hầu như không tăng so với năm 1999 nhưng trên thực tế vào thời điểm cuối năm 2000, vốn FDI vào nước ta đã dần được phục hồi sau hơn 3 năm suy giảm liên tục. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với nền kinh tế nước ta vì sự suy giảm của vốn FDI những năm qua đã khiến cho tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng công nghiệp nói riêng giảm đáng kể. Nếu như giai đoạn 1991-1997 là giai đoạn FDI vào Việt Nam tăng nhanh chóng kể cả khối lượng và chất lượng thì đến giai đoạn 1997-2000 vốn FDI vào Việt Nam đã chững lại và suy giảm đột ngột. Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu chủ yếu của FDI từ 1998-2000 NNăm Tốc độ tăng trưởng GDP(%) Tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp(%) Nộp ngân sách của khu vực có vốn FDI(tr USD) Tỉ trọng vốn ĐTNN trong vốn đầu tư và xây dựng xã hội (%) Toàn ngành Tổng số vốn khu vực trong nước(tr USD) Khu vực có vốn FDI 1998 5,76 12,5 7,7 24,4 317 24,9 1999 4,77 10,4 5,9 20 271 18 2000 6,75 15,7 14,2 18,6 280 18,6 Nguồn : Kinh tế 2000-2001 Thời báo kinh tế Việt Nam Nguyên nhân của sự giảm sút FDI: FDI vào Việt Nam trong những năm qua chủ yếu từ Nhật, Châu Á và ASEAN. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam Á và Đông Á năm 1997 làm cho luồng FDI từ các nước này vào Việt Nam bị giảm đi một cách đáng kể. Sau cuộc khủng hoảng tài chính nhằm chấn hưng đất nước, hầu như các nước trong khu vực đều thi hành một loạt các chính sách nâng cấp, cải tạo môi trường đầu tư thông thoáng hấp dẫn hơn làm cho cuộc cạnh tranh thu hút FDI ngày càng trở nên gay gắt. Ngoài ra còn một số các nguyên nhân khác như: hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài của nước ta chưa được hoàn chỉnh theo mong muốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Do chưa xác định được mục tiêu gọi vốn trọng tâm cho từng thời kì nên một số lĩnh vực đã bị bão hoà và hiệu quả kinh doanh không cao, tạo tâm lí e ngại cho các nhà đầu tư. Và điều đặc biệt quan trọng ở đây là Việt Nam chưa chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở hạ tầng để hấp dẫn FDI. 2.3.1.4. Giai đoạn thu hút FDI từ 2001 đến nay. Tính đến tháng 6-2001, cả nước đã thu hút được 247 dự án với số vốn lên đến 1084,4 triệu USD. Sau hơn 3 năm trầm lắng, năm 2001 có khoảng 462 dự án mới được cấp giấy phép và 200 lượt dự án đăng kí tăng vốn, đưa tổng vốn đầu tư mới lên 3045 tỷ USD, tăng gần 30% so với năm trước, trong đó vốn đầu tư mới cấp phép khoảng 2,54 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2000. Trên 90% số vốn mới này tập trung vào phát triển công nghiệp, trong đó công nghiệp nặng chiếm tỷ trọng trên 70%. Phần lớn vốn FDI được cấp phép trong năm 2001 đều dồn vào việc thực hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam trong thập niên tới. Hầu hết các dự án được cấp phép trong năm 2001 thuộc các nhà đầu tư Hà Lan, Anh, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Như vậy có thể khẳng định rằng FDI vào Việt Nam đã có dấu hiệu khởi động lại. Nó cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã lấy lại được niềm tin đối với các nhà đầu tư. Khi đầu tư nước ngoài phục hồi, nền kinh tế Việt Nam sẽ có thể tăng trưởng với mức cao hơn và có tác động tích cực đến sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và chuyển dịch cơ cấu theo định hướng Đảng và nhà nước ta đề ra. Trong thời gian này, Việt Nam liên tục có các cuộc hội nghị, diễn đàn thảo luận về vấn đề thu hút FDI. Hội nghị doanh nghiệp thường niên Châu Á lần thứ 13 diễn ra vào ngày 5/3/2003, với sự tham gia của 25 quốc gia đã đưa ra nhiệm vụ chiến lược đối với Vịêt Nam là phải nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút được nhiều vốn FDI. Cũng trong thời gian này, hội nghị đầu tư Đà Nẵng 2003 cũng mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Hoà Bình đã diễn ra vào ngày 20/3/2003 với phương châm: “Hoà Bình trải thảm đỏ mời gọi đầu tư” cũng đã thu hút được sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài. Hội nghị đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài như: miễn giảm 100% thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có vốn FDI này tiếp tục tái đầu tư. Có thể thấy rằng qui mô FDI trong tháng 8 -2003 tăng trưởng khá là nhờ vốn đầu tư đăng kí bình quân một dự án đã cao hơn cùng kì năm 2002( 1751 nghìn USD so với 1867 nghìn USD). Đó là chưa kể đến 243 lượt sự án được điều chỉnh tăng vốn với số vốn 554 triệu USD (tăng 8%) và đưa tổng số vốn đăng kí mới và tăng vốn lên 1613,1 triệu USD, tăng 25,6% so với 8 tháng đầu năm 2002. Đó là tốc độ tăng khá cao, góp phần quan trọng để có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu đề ra cho năm 2003 là tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP đạt 35%, tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 14-14,5%, tăng trưởng GDP đạt 7-7,5%. . . . Trong mấy tháng đầu năm 2004, tình hình thu hút vốn FDI ở Việt Nam đã tăng gấp 3 lần so với cùng kì năm ngoái.Vốn đổ vào nhiều hơn, các dự án qui mô xấp xỉ 100 triệu USD cũng nhiều hơn. Thu hút vốn FDI trong tháng 1-2004 ở Việt Nam đã đạt ngưỡng 385 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với cùng kì năm ngoái và là mức chưa hề có so với mấy năm gần đây. Diễn biến tình hình thu hút vốn còn có những dấu hiệu đáng mừng khác, đó là hiện tượng các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư mở rộng dự án qui mô lớn, tầm cỡ hàng trăm triệu USD đã xuất hiện. Bộ kế hoạch và đầu tư cho rằng cứ giữ tốc độ thu hút vốn FDI như hiện nay thì năm 2004 sẽ là năm cao điểm thu hút vốn FDI và chúng ta có thể lấy việc sẽ chấm dứt tình trạng dòng chảy FDI vào Việt Nam có xu hướng chậm như ba năm trước. Bảng 2.8: Tổng vốn FDI từ năm 1988-đến tháng 8-2003 Năm Tổng vốn FDI đăng kí từ 1988-2003(tr USD) Năm Tổng vốn FDI đăng kí từ 1988-2003(tr USD) 1988 317,8 1996 8497,3 1989 582,5 1997 4649,1 1990 839,0 1998 3897,0 1991 1322,3 1999 1568,0 1992 2165,0 2000 2012,4 1993 2900 2001 2536,0 1994 3765,6 2002 1557,0 1995 6530,83 2003 1059,1 Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam số 140- 2003 Bảng 2.9: Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép qua các năm Năm Số dự án Vốn đăng kí (tr USD) Qui mô (trUSD/DA) So với năm trước Số dự án Vốn đăng kí(tr USD) Qui mô(Tr USD) 1988 37 371,8 10,05 1989 68 582,50 8,57 183,78 156,67 85,27 1990 108 839,00 7,77 158,82 144,03 90,67 1991 151 1322,30 8,76 139,81 157,60 112,74 1992 197 2165,00 11,00 130,46 163,73 125,57 1993 269 2900,00 10,78 136,55 133,95 89,00 1994 343 3765,60 10,98 127,51 129,85 101,85 1995 370 6530,80 17,65 107,87 173,43 160,75 1996 325 8497,30 26,15 87,84 130,11 148,16 1997 345 4649,10 13,48 106,15 54,71 58,23 1998 275 3897,40 14,17 79,71 83,83 105,12 1999 278 1534,76 5,04 101,09 39,38 38,96 2000 371 2012,40 5,42 119,30 128,3 107,5 2001 461 2436,00 5,28 124,30 212,00 97,40 2002 694 1380,00 1,99 150,500 56,60 37,69 Tổng 5086 42916,8 9,92 Nguồn : Nguyễn Trọng Xuân -FDI với công cuộc CNH –HĐH. Tạp chí kinh tế và dự báo số 02/2003 Qua bảng trên ta có thể thấy nhịp độ thu hút FDI của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh từ 1988 đến 1995 cả về số vốn và dự án đăng kí. Riêng năm 1996 sở dĩ có lượng vốn đăng kí tăng là do có 2 dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được phê duyệt với qui mô lớn (hơn 3 tỷ USD/ 2 dự án). Nếu theo số lượng vốn đăng kí thì qui mô dự án bình quân của thời kì 1988-1999 là 13,4 triệu USD/1 dự án. So với một số nước ở thời kì đầu thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thì qui mô dự án đầu tư vào nước ta bình quân ở thời kì này là không thấp. Nhưng qui mô dự án lại nhỏ đi theo vốn đăng kí bình quân của năm 1999 lại giảm đi một cách đột ngột và ở mức thấp từ trước tới nay (5,52 triệu USD/1 dự án). Qui mô dự án theo vốn đăng kí bình quân của năm 1999 chỉ bằng 41,19% qui mô bình quân của thời kì 1988-1998, và chỉ bằng 31,27% qui mô dự án bình quân năm cao nhất. Đến năm 2000, 2001, 2002 tình hình có chuyển biến tốt hơn. Năm 2000 tuy có tăng nhưng chỉ tăng 7,5% so với năm 1997, năm 2001 số dự án tăng lên đạt mức bằng 133,6% so với năm 1997, vào năm 2002 con số này là 201,15% . Đầu năm 2004 với 50 dự án mới cấp phép, Việt Nam có thêm 121 triệu USD vốn đầu tư đăng kí mới, tăng 22,4% so với tháng 1-2003. Sự biến động như trên phần nào có thể do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, và do điều kiện nội tại của nền kinh tế Việt Nam. 2.3.2. Thực trạng cấp giấy phép đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. 2.3.2.1. Về các đối tác được cấp giấy phép đầu tư. Tính đến hết năm 2002 đã có trên 700 công ty thuộc 66 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam: tính theo vốn đăng kí cấp mới thì trong tổng số FDI tại Việt Nam thời kì 1988-2002 có 66,1% từ các nước Châu Á , 20,4% từ các nước Châu Âu, 13,4% từ các nước Châu Mĩ. Trong số này có 14 nước và vùng lãnh thổ có tổng số vốn đăng kí hơn 1 tỷ USD mỗi nước đã chiếm tới 85,65% tổng số vốn FDI tại Vịêt Nam trong đó Singapore: 15,9%; Đài Loan:12,3%; Hồng Kông: 9,5%; Nhật Bản: 9%;Hàn Quốc: 8,5%; Quần đảo Vigin: 4,7%; Nga: 4,1%; Mĩ: 3,5%; Úc: 35%,Thái Lan: 2,9%). Trong tổng số 14 nước này thì có tới 71,6% là thuộc các nước Châu Á. Điều này chứng tỏ môi trường đầu tư của Việt Nam đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư Châu Á và trình độ, điều kiện, khả năng của các nước Châu Á cũng đang phù hợp với yêu cầu, phát triển của Việt Nam trong thời gian qua . Hình2.1: Đối tác đầu tư vào Việt Nam Nguồn : Bộ kế hoạch và Đầu tư Theo đối tác trong 8 tháng đầu năm 2003 đã có 31 nước và vùng lãnh thổ đăng kí đầu tư vào Việt Nam. Có 13 nước đạt trên 10 triệu USD, trong đó có 4 đối tác đạt trên 100 triệu USD là: Đài Loan: 99 dự án, với 213,2 triệu USD, bình quân 1 dự án 2,153 triệu USD. Quần đảo Virgin có 16 dự án, với 172,7 triệu USD. Hàn Quốc có 97 dự án, với 153,8 triệu USD, bình quân 1 dự án có 1,585 triệu USD. Úc có 6 dự án với 107,7 triệu USD, bình quân 1 dự án 17,952 triệu USD. 2.3.2.2. Về địa bàn đầu tư. Với mong muốn hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần làm chuyển dịch cơ cấu giữa các vùng kinh tế nên Chính phủ ta đã có những chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, miền núi vùng sâu vùng xa. Cho đến nay vốn nước ngoài vẫn chưa được đầu tư tập trung chủ yếu vào các địa bàn có điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và môi trường xã hội. Bảng 2.10: Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo vùng lãnh thổ Đơn vị :% 1.Đông Nam Bộ 53.13 5. Đồng bằng SCL 2.46 2.Đồng bằng SH 2.96 6. Bắc Trung Bộ 2.38 3.Duyên Hải 7.64 7. Tây Nguyên 1.15 4.Đông Bắc 4.46 8. Tây Bắc 0.15 Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư Vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài theo vùng lãnh thổ để kết hợp hoạt động này với việc khai thác tiềm năng trong nước đạt kết quả chưa cao. 2.3.2.3 .Giấy phép đầu tư theo ngành kinh tế. Theo ngành kinh tế(đến tháng 8-2003) vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đăng kí như sau: khu vực nông lâm nghiệp, thuỷ sản có 42 dự án với 90,8 triệu USD bình quân 2,164 triệu USD/1 dự án, trong đó nông lâm nghiệp 30 dự án, 56,6 triệu USD, 1,887 triệu USD/1 dự án, thuỷ sản có 12 dự án, 34,3 triệu USD; 2,854 triệu USD/dự án. Khu vực công nghiệp-xây dựng có 277 dự án với 697,7 triệu USD, bình quân 1 dự án 2,519 triệu USD trong đó công nghiệp 256 dự án, 634,3 triệu; 2,478 triệu USD/ dự án; xây dựng 21 dự án; 63,4 triệu USD; 3,020 triệu USD/ dự án. Khu vực dịch vụ có 66 dự án chiếm 270,5 triệu USD; 4,099 triệu USD/ dự án, trong đó riêng văn hoá, y tế giáo dục 13 dự án, 155,3 triệu USD, 11,942 triệu USD/ dự án. Như vậy lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu đầu tư vào công nghiệp –xây dựng chiếm 65,9%, tiếp đến là dịch vụ: 25,5% còn khu vực nông lâm thuỷ sản vẫn thấp: 8,6% Bảng 2.11: FDI vào Việt Nam theo ngành và lĩnh vực Ngành Số dự án Tổng vốn đăng ký ( Triệu USD) Vốn thực hiện ( Triệu USD) Công nghiệp và xây dựng 2.575 25.180 14.617 Dịch vụ 790 11.072 5.594 Nông lâm ngư nghiệp 373 2.340 1.404 Tổng số 3.739 38.529 21.616 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Kết quả từ năm 1988 đến tháng 8-2003, đã có 75 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào 60 tỉnh thành phố của nước ta với 44252 triệu USD. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, với lợi thế về vốn kĩ thuật công nghệ trình độ quản lí tiêu thụ . . . đã trở thành một bộ phận quan trọng và đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế nước ta. Tỷ trọng GDP của khu vực này tăng gấp 2 lần từ 6,3% năm 1995 lên 13,91 năm 2002và có khả năng vượt 14% trong năm 2003, khu vực này cùng với khu vực ngoài quốc doanh ở trong nước đã chiếm gần 62% GDP. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hiện đã chiếm 50%, bằng tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước. Điều đáng chú ý là tháng 8 năm 2003, trong khi khu vực kinh tế trong nước nhập siêu lớn, lên đến 3882 triệu USD, bằng 58,3% kim ngạch xuất khẩu thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại xuất siêu 967 triệu USD, bằng 17% kim ngạch xuất khẩu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong tháng 8-2003 đã thu hút thêm được khoảng 40000 lao động. Bảng 2.12: Tạo việc làm trực tiếp từ khu vực FDI TT Lĩnh vực 2000 2001 2002 1 Nông nghiệp ngư nghiệp 33.313 40.957 63.224 2 Công nghiệp và xây dựng 304.418 362.068 512.189 3 Dịch vụ 38.469 42.959 46.085 Tổng 376.200 445.984 621.498 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.3.2.4. Các hình thức đầu tư. Sau một thời gian hoạt động trong môi trường đầu tư ở Việt Nam các nhà đầu tư nước ngoài có điều kiện để hiểu biết hơn về luật pháp, phong tục tập quán và cách thức kinh doanh ở Việt Nam. Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đang ngày càng có xu hướng tăng lên. Nếu thời kì đầu chỉ có gần 10% số dự án và vốn đăng kí hoạt động theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì đến nay con số đó đã lên tới 30% số dự án và 20% vốn đăng kí. Từ năm 1993, Việt Nam bắt đầu áp dụng hình thức BOT ( hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) và cho đến nay đã có 4 dự án đầu tư nước ngoài thực hiện theo hình thức này với số vốn đăng kí gần 900 triệu USD. 2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 2.4.1. Những kết quả đạt được. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua thực sự có tác động tích cực, có vị trí quan trọng, góp phần làm chuyển biến nền kinh tế Việt Nam theo hướng CNH. Ảnh hưởng tích cực của nó ngày càng thể hiện rõ nét trong đời sống kinh tế xã hội của nước ta. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những điều kiện tiên quyết để Việt Nam đẩy nhanh công cuộc CNH-HĐH đất nước. Từ khi thực hiện luật đầu tư trực tiếp nước ngoài cho đến nay, vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các dự án đầu tư nước ngoài bình quân thời kì 1991-2002 là 19425,2 tỷ đồng/năm. Đối với một nền kinh tế có qui mô như chúng ta thì đây là một lượng vốn đầu tư không nhỏ, nó thực sự là nguồn vốn góp phần tạo ra sự chuyển biến không chỉ về qui mô đầu tư mà điều quan trọng hơn là nguồn vốn này có vai trò là chất xúc tác, điều kiện để việc đầu tư của ta đạt được hiệu quả nhất định. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tạo điều kiện để việc đầu tư của ta đạt được hiệu quả nhất định. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tạo ra những năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới , làm cho cơ cấu của nề kinh tế nước ta từng bước chuyển biến theo hướng một nền kinh tế CNH-HĐH, thị trường hiện đại. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn có chỉ số phát triển cao hơn chỉ số phát triển của các thành phần kinh tế khác, và cao hơn hẳn chỉ số phát triển chung của cả nước. Năm 1997, chỉ số phát triển của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 120,75% thì chỉ số phát triển chung của cả nước là 108,15%, số liệu tương ứng của năm 1998: 119,1% và 105,8%; 1999: 117,6% và 104,8%; 2000: 109,9% và 106,7%; 2001: 107,8% và 104,5%. Theo số liệu của bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố 9 tháng đầu năm 2002, cả nước thu hút được 478 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư là 866 triệu USD và Việt Nam thu hút được 2 tỉ USD. Doanh thu của khu vực FDI đạt 6,5 tỉ USD (tăng 12%) so với cùng kì năm ngoái, xuất khẩu đạt 3,079 tỉ USD ( tăng 12%), nhập khẩu đạt 4,488 tỉ USD (tăng 22%). Năm 2003 được coi là một năm phục hồi trong thu hút vốn FDI, nhất là vào những tháng cuối năm. Theo thống kê tổng nguồn vốn vào Việt Nam năm 2003 là 3,2 tỉ USD, gồm cả dự án mới và vốn bổ sung. Hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã ra một số lượng lớn việc làm trực tiếp và gián tiếp có thu nhập cao, đồng thời góp phần hình thành cơ chế thúc đẩy việc nâng cao năng lực cho người lao động Việt Nam. Tính đến hết năm 2001, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo cho người lao động Việt Nam 380 nghìn chỗ làm việc trực tiếp và hơn một triệu lao động gián tiếp. Số lao động làm việc trong các bộ phận liên quan đến hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài bằng khoảng 39%-40% tổng số lao động trong khu vực nhà nước. Điều này cho thấy hiệu quả đạt được nổi bật của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thu nhập bình quân của lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bằng khoảng 150% mức thu nhập bình quân của lao động trong khu vực nhà nước, đây là yếu tố quan trọng hấp dẫn đối với người lao động Việt Nam. Các doanh nghiệp đã góp phần tạo ra một khối lượng lớn chỗ làm việc trực tiếp và gián tiếp, tham gia phát triển nguồn nhân lực, đem lại phương thức quản lí, kinh doanh mới, tạo động lực cạnh tranh, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước hoàn thiện năng lực sản xuất của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Cho tới nay các doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm cho khoảng 33 vạn lao động, với thu nhập bình quân 70 USD/người/ tháng, ngoài ra còn tạo ra hàng vạn việc làm gián tiếp. Như vậy số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI và các bộ phận liên quan bằng khoảng 395 tổng số lao động bình quân hàng năm trong khu vực nhà nước. 2.4.2.Hạn chế trong hoạt động thu hút và sử dụng FDI. 2.4.2.1. Hệ thống pháp lụât chưa đầy đủ, đồng bộ, đặc biệt là các văn bản pháp lí có liên quan đến đầu tư nước ngoài. Hệ thống luật pháp, chính sách đang trong quá trình hoàn thiện nên thiếu tính đồng bộ, chưa đảm bảo được tính rõ ràng. Tính ổn định của luật pháp và các chính sách chưa cao, một số luật pháp, chính sách liên quan đến hoạt động FDI thay đổi nhiều và nhanh đã xáo trộn các phương án kinh doanh của các nhà đầu tư. Các văn bản dưới luật thường ban hành chậm so với thời điểm qui định, thậm chí không phù hợp với văn bản luật hoặc ban hành không đúng thẩm quyền cũng gây khó khăn cho việc thực hiện. Mặt khác việc nhận thức và quan điểm về đầu tư nước ngoài còn chưa thống nhất trên nhiều vấn đề như tính tất yếu khách quan của FDI, vai trò của đầu tư nước ngoài với việc CNH-HĐH đất nước. Điều đó dẫn đến sự lúng túng trong hoạch định chính sách và điều hành, làm bỏ lỡ cơ hội thu hút vốn FDI và có thể làm xấu môi trường đầu tư của Việt Nam. 2.4.2.2. Qui hoạch tổng thể trong chính sách thu hút FDI còn hạn chế. Do qui hoạch vùng, lãnh thổ chưa hình thành hoặc đã có nhưng chất lượng chưa cao, chưa chính xác, chưa lường hết diễn biến phức tạp của thị trường. nên việc thu hút FDI còn chưa theo qui hoạch, chưa chủ động trong hầu hết các công đoạn của qui trình thu hút, quản lí FDI. Cơ cấu vốn FDI còn bất hợp lí. Đầu tư nước ngoài tập trung nhiều vào các địa phương có điều kiện thuận lợi và những ngành có thể thu lợi nhuận nhanh. 2.4.2.3. Các điều kiện để hấp dẫn FDI vẫn chưa tốt. * Cơ sở hạ tầng còn khó khăn: Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hệ thống giao thông vận tải, điện nước. . . . của nước ta hiện nay còn yếu kém. Hệ thống dịch vụ cho khu vực đầu tư nước ngoài còn yếu. Hệ thống thị trường nhất là thị trường vốn cho hoạt động đầu tư nước ngoài chưa phát triển, thị trường chứng khoán mới bước đầu còn sơ khai. * Công tác quản lí nhà nước đối với đầu tư nước ngoài còn nhiều hạn chế: Việc thực thi pháp luật, chính sách chưa nghiêm thủ tục hành chính các cấp, nhất là thủ tục sau giấy phép chậm được cải tiến, hiện tượng sách nhiễu, tiêu cực chưa bị chặn đứng, tình trạng thanh tra, kiểm tra còn chồng chéo, phiền hà, việc hình sự hoá các quan hệ kinh tế có xu hướng tăng lên. * Công tác cán bộ và lao động đang còn nhiều bất cập. Nhiều cán bộ Việt Nam cử vào làm trong các liên doanh còn thiếu kiến thức chuyên môn, không nắm vững pháp luật và kĩ năng thương trường. Một số cán bộ chưa thấy hết trách nhiệm và chưa phát huy được vai trò đại diện chủ sở hữu nhà nước trong liên doanh, kém phẩm chất. . . Chất lượng lao động của Việt Nam còn hạn chế, chủ yếu là lao động giản đơn, thiếu lao động tay nghề cao làm tăng chi phí của dự án FDI về đào tạo bổ sung nhân lực. * Vai trò của đối tác Việt Nam trong liên doanh còn mờ nhạt: Theo thống kê tỉ lệ góp vốn bên Việt Nam trong các liên doanh với nước ngoài thường chỉ chiếm 25-30% và chủ yếu là bằng giá cả quyền sử dụng đất, nhà xưởng cũ. Với tỉ lệ như thế, không những không thể đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trong hoạt động của liên doanh, mà còn tăng sự phụ thuộc vào phía nước ngoài cả từ sản xuất, kinh doanh đến việc chia lợi nhuận. Do vai trò quản lí của phía Việt Nam mờ nhạt nên việc bảo vệ quyền lợi của người lao động nhất là người lao động trực tiếp trong liên doanh chưa được quan tâm đúng mức. 2.4.2.4.Hiệu quả kinh tế –xã hội của khu vực đầu tư nước ngoài còn hạn chế Thiết bị máy móc nhập khẩu vào Việt Nam đã có sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại ở một số ngành công nghiệp mũi nhọn và công nghệ sử dụng nhiều lao động. Tuy nhiên do việc kiểm tra giám sát nhập khẩu chưa nghiêm nên vẫn còn không ít thiết bị cũ lạc hậu đã nhập khẩu vào Việt Nam. Tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm điện tử, ô tô, xe máy phát triển sản xuất linh kiện phụ tùng tại Việt Nam còn thấp. Khả năng sản xuất của khu vực FDI gia tăng nhanh, nhưng mới đạt mức trên 10%. Hàng xuất khẩu chủ yếu là gia công hàng dệt may, giày dép, điện tử, nên giá trị gia tăng thấp. Trong chỉ đạo và điều hành, giành ưu tiên cho hình thức liên doanh (chiếm 50% dự án và trên 60% tổng số vốn đầu tư đăng kí) nhưng chính doanh nghiệp liên doanh có tỉ lệ lỗ vốn, giải thể nhiều nhất. Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm ăn hiệu quả. CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG FDI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI . 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. Kinh tế VN đang đứng trước những thách thức phát triển gay gắt và gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh hội nhập. Nhận thức rõ tình hình đó, Đảng và nhà nước ta đã vạch ra mục tiêu tăng trưởng cho nền kinh tế xã hội đến năm 2010. “ . . . . đẩy mạnh CNH-HĐH theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Mục tiêu tổng quát của chiến lược là: “Đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, chất lượng đời sống nhân dân được nâng lên một bước đáng kể . . .nguồn nhân lực con người, năng lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế quốc phòng được củng cố và nâng cao. Đến năm 2010, tổng GDP sẽ tăng lên gấp đôi năm 2000, tỉ lệ tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt 30%, nâng cao hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp và nền kinh tế . . . đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỉ trọng lao động nông nghiệp xuống còn 50%. . . Mục tiêu 5 năm trước mắt. Trong 5 năm 2001-2005 phải đảm bảo điều chỉnh theo hướng chiến lược 10 năm, đảm bảo: Tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng đẩy mạnh CNH-HĐH: Cơ cấu ngành đến năm 2005 dự kiến: tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp là 20%-21%, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng là 38-39%, tỷ trọng các ngành dịch vụ là 41%-42%. Nâng cao hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế. Nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm là 7,5%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 14-16%/năm. Đánh giá theo xu hướng thành tích tăng trưởng đạt được, triển vọng đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 7.5% thời kì 2001-2005 là mang tính hiện thực trong đó vốn là một trong những nhân tố hết sức quan trọng trong việc thực hiện được kế hoạch đề ra. 3.2. QUAN ĐIỂM KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG FDI TRONG THỜI GIAN TỚI. Để nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng FDI đáp ứng nhu cầu về vốn và điều kiện phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay, việc tổ chức thu hút FDI nói riêng (và vốn nước ngoài nói chung) cần xuất phát từ những quan điểm sau: - Thứ nhất, duy trì nhất quán ổn định lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài, nhất là FDI. Coi đây là một bộ phận hữu cơ về vốn và kinh doanh của nền kinh tế đất nước. - Thứ hai, coi trọng đồng bộ hoá các giải pháp, tạo thuận lợi và bình đẳng tối đa đồng thời áp dụng cao nhất các yêu cầu hội nhập cao nhất đã cam kết, tạo những ưu đãi mọi mặt không thua kém nước cao nhất của các nước về môi trường đầu tư cho FDI. Trình dự thảo luật đầu tư nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật chính sách và qui hoạch về đầu tư nước ngoài theo hướng tạo thuận lợi, đảm bảo tính minh bạch và dễ tiên đoán, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. - Thứ ba, kết hợp chặt chẽ hiệu quả dòng vốn FDI với các nguồn vốn đầu tư phát triển khác, nhất là vốn trong nước. -Thứ tư, đề cao yêu cầu phát triển bền vững trong thu hút FDI, thu hút càng nhiều càng tốt, nhưng không phải bằng mọi giá mà cần gắn với qui hoạch phát triển kinh tế xã hội tổng thể, với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH và từng bước tiếp cận nhanh nền kinh tế tri thức, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế giữ vững độc lập tự chủ, an ninh quốc gia và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự lành mạnh xã hội và môi trường sinh thái. -Thứ năm, đa dạng hoá cơ cấu nguồn FDI và các hình thức đầu tư nước ngoài, đồng thời quan tâm ưu tiên đặc biệt đối với các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng lớn về tài chính, nắm công nghệ nguồn, và cả những công nghệ nhỏ nhưng chuyển giao công nghệ hiện đại hoặc phát triển các vùng sâu, vùng xa hay trong các lĩnh vực cần phát triển được lựa chọn thích hợp. -Thứ sáu, triển khai nhanh có hiệu quả các nghị quyết mới của chính phủ về chuyển đổi một số doanh nghiệp FDI sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, công bố qui hoạch khu công nghiệp và trình chính phủ ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung. Tham gia tích cực vào quá trình đẩy mạnh hội nhập liên quan đến ĐTNN. 3.3 .NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CÓ HIỆU QUẢ. 3.3.1. Giải pháp nhằm thu hút FDI. Để đạt được các mục tiêu đề ra, việc thu hút FDI và sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả là vô cùng quan trọng. Vậy để thu hút FDI một cách hiệu quả chúng ta phải làm gì? Trong bối cảnh quốc tế cạnh tranh gay gắt, FDI vào VN trong những năm qua có xu hướng chững lại và có xu hướng giảm, chúng ta cần phải nhanh chóng có những giải pháp đồng bộ, toàn diện, tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn về tổng thể để có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực, biện pháp cụ thể là: 3.3.1.1. Tạo lập môi trường kinh tế chính trị ổn định. Để tạo lập môi trường kinh tế chính trị ổn định ở nước ta, cần tăng cường hơn nữa vai trò, cần nâng cao năng lực cùng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, coi đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định. Đồng thời mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và nâng cao hiệu lực của nhà nước trên các lĩnh vực từ quản lí kinh tế đến quản lí xã hội. Coi trọng việc giải quyết các vấn đề xã hội đang ngày càng bức xúc như tham nhũng, thất nghiệp, đói nghèo, tệ nạn xã hội và cả mâu thuẫn lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Phải đảm bảo một tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao để bảo đảm nguồn ngoại tệ để trả nợ. Trong đó phải kể đến nỗ lực xuất khẩu các mặt hàng có sử dụng nhiều lao động và tiến tới xuất khẩu các mặt hàng chế tạo sử dụng công nghệ cao. 3.3.1.2. Thiết lập và hoàn thiện môi trường pháp lí đồng bộ về đầu tư nước ngoài. Trong vòng 10 năm qua Việt Nam đã có hàng trăm luật và pháp lệnh được ban hành làm cơ sở cho việc điều chỉnh và quản lí các hoạt động kinh tế xã hội, thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa. Hiện nay chúng ta vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đó. Các luật hiện thời vẫn chưa thực sự hoàn thiện thành hệ thống, còn chồng chéo, một số luật được thay đổi khá nhanh, tạo kẽ hở về luật pháp và gây khó khăn cho các nhà đầu tư chân chính. Một số điều luật qui định pháp lí không rõ ràng, hay thay đổi, việc thực hiện pháp luật chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng “phép vua thua lệ làng”. Vì vậy hệ thống pháp luật hiện nay cần phải sửa đổi để tránh những bất hợp lí nêu trên. Luật đầu tư nước ngoài sau 4 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 cũng đã tiếp cận thêm một bước với thông lệ quốc tế và góp phần cải thiện môi trường pháp lí đầu tư. Tuy nhiên cần đảm bảo sự ổn định của pháp luật và chính sách với đầu tư nước ngoài, giữ vững nguyên tắc không hồi tố để giữ vững lòng tin đối với các nhà đầu tư. Các qui định của pháp luật, các thông tư hướng dẫn thực hiện luật của Chính phủ, các bộ, các ngành,phải được nghiêm chỉnh chấp hành, không được tuỳ tiện thêm bớt, sửa đổi hoặc cố ý không thực hiện, dẫn đến tình trạng lộn xộn trong chấp hành luật pháp. Kiên quyết loại bỏ hiện tượng “phép vua thua lệ làng” để tránh những ách tắc trong quá trình thực thi những qui định của pháp luật. 3.3.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng. Chuẩn bị cơ sở hạ tầng tốt và đối tác ngang tầm để sẵn sàng đón nhận FDI. Trong giai đoạn trước mắt, chúng ta cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng của ba vùng kinh tế trọng điểm quyết định tới tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, chúng ta cần xây dựng những qui chế ưu đãi rõ ràng, cụ thể đối với các hình thức đầu tư như: BTO,BOT, BT vào các địa bàn trọng điểm để hình thức này nhanh chóng được triển khai thực hiện. Khuyến khích đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất và đặc biệt trong tương lai không xa chúng ta phải nghĩ đến việc thành lập các đặc khu kinh tế để cải thiện cơ sở hạ tầng. Cải thiện chất lượng hệ thống dịch vụ hiện tại và phát triển một hệ thống dịch vụ rộng khắp, đa dạng và có chất lượng cao như y tế, giáo dục, giải trí đặc biệt là dịch vụ hải quan, tài chính-ngân hàng, thương mại quảng cáo, kĩ thuật. Cần thành lập và phát triển trên toàn quốc các trung tâm kinh tế-xã hội để cung cấp các thông tin về tình hình kinh tế chính trị, xã hội, kĩ thuật trên thế giới cũng như trong nước, giúp các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các nhà quản lí và lao động nắm bắt kịp thời, đầy đủ thông tin cần thiết liên quan đến FDI theo giác độ của mình. 3.3.1.4. Môi trường kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, FDI vào Việt Nam trong những năm qua có xu hướng chững lại và có xu hướng giảm sút như hiện nay, chúng ta cần nhanh chóng có những giải pháp đồng bộ, toàn diện tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn về tổng thể để có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực. Đó là đẩy mạnh thực hiện chiến lược kinh tế mở, hoàn thiện và cụ thể hoá chiến lược thu hút FDI. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế, vì vậy chỉ có thể thu hút được đối tượng bên ngoài khi chúng ta thực hiện chủ trương mở cửa nền kinh tế, hoà nhập vào đời sống kinh tế thế giới, đồng thời tăng cường mở cửa bên trong vì giữa mở cửa bên ngoài và mở cửa bên trong có mối quan hệ mật thiết tác động lẫn nhau, khuyến khích mọi công dân bằng nhiều hình thức thích hợp bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh, mở cửa về thông tin trong và ngoài nước, đặc biệt là thông tin kinh tế, thị trường, văn hoá, xã hội, công nghệ dưới mọi hình thức, đặc biệt là phát triển liên lạc viễn thông quốc tế. Bên cạnh đó, Cục đầu tư nước ngoài sẽ phối hợp với các bộ ngành đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và đầu tư, tăng cường đề án xúc tiến với một số tập đoàn đa quốc gia lớn trong những lĩnh vực cụ thể. 3.3.2. Giải pháp sử dụng có hiệu quả FDI. 3.3.2.1. Môi trường pháp lí. Cải thiện môi trường pháp lí cho sự vận động của các dòng vốn nước ngoài. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trực tiếp tác động tới quyết định đầu tư của các đối tác nước ngoài. Trong thời gian qua, môi trường pháp lí cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam còn thiếu đồng bộ, thiếu hoàn thiện và sức hấp dẫn chưa cao, đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc hoàn thiện cơ cấu pháp lí cho đầu tư nước ngoài là vô cùng quan trọng. Không phủ nhận những nỗ lực của chính phủ trong việc hoàn thiện môi trường luật pháp để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những điểm chưa phù hợp, đối tác nước ngoài còn kêu ca nhiều. Do đó trong thời gian tới chúng ta cần có biện pháp khắc phục nhược điểm của môi trường đầu tư đó là: Tiếp tục cải thiện các thủ tục hành chính trong việc thẩm định dự án, cấp giấy phép vào quản lí hoạt động và sử dụng vốn nước ngoài. Vấn đề này còn có nhiều thủ tục rườm ra và nhiều cửa mà các chủ dự án phải thông qua. Muốn khắc phục tình trạng này cần phải có các giải pháp sau: *Thi hành chế độ một cửa trong việc thẩm định dự án. Điều đó không có nghĩa là phủ nhận tính nhiều công đoạn của quá trình thẩm định với sự tham gia của các cơ quan hành chính và chức năng mà nó chỉ phản ánh trọng gói, đơn giản về thủ tục trong đó có một cơ quan đứng ra chịu trách nhiệm lo toàn bộ thủ tục về thẩm định và phê duyệt thay chi việc chủ dự án phải chạy khắp mọi nơi để xin phê duyệt dự án. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh đang chuẩn bị áp dụng hình thức này. *Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn giữa Trung ương và địa phương trong việc thẩm định, phê duyệt và quản lí dự án nhằm khắc phục tính chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa các cấp gây phiền hà cho các đối tác nước ngoài. *Cần tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, tăng tính thị trường trong kinh doanh. Có vậy cạnh tranh bình đẳng mới được tạo lập tránh phân biệt đối xử. 3.3.2..2.Đổi mới và đẩy mạnh công tác đầu tư. Chính phủ Việt Nam cần phải có những hình thức khác nhau để đẩy mạnh vận động đầu tư, các nhà tài trợ, các cuộc họp mặt, tiếp xúc với các nhà đầu tư họp báo, mở các đường dây nóng, tăng cường hoạt động ngoại giao, quảng cáo để thu hút các nhà đầu tư. Tăng cường nghiên cứu tình hình kinh tế, chính sách đầu tư ra nước ngoài của các nước, các tập đoàn, các công ty lớn để có chính sách thu hút phù hợp. Hoàn thiện hệ thống thông tin, cung cấp một cách đầy đủ các thông tin cho các phương tiện thông tin đại chúng giới thiệu và các chính sách cho đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Xây dựng và đưa vào hoạt động trang Web về ĐTNN để phục vụ cho việc cung cấp thông tin cập nhật về chủ trương, chính sách luật về đầu tư, giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư, biểu dương những dự án thành công. Trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần phải căn cứ vào điều kiện thực tế, xu hướng của thế giới nhằm đưa ra được một hệ thống các giải pháp phù hợp để khai thác các nguồn vốn rất quan trọng này phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế trong từng thời kì, tiến tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. 3.3.2.3. Nâng cao năng lực điều hành quản lí của nhà nước đối với FDI. *Cần phải phân cấp quản lí đối với FDI một cách hợp lí: Sau khi tạo dựng được môi trường pháp lí và cơ chế chính sách thông thoáng hấp dẫn, vấn đề then chốt có tính quyết định là việc chỉ đạo điều hành tập trung thống nhất và kiên quyết của chính phủ. Xây dựng qui chế phối hợp chặt chẽ các bộ, ngành, uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc quản lí hoạt động đầu tư nước ngoài theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan quản lí nhà nước. Cần qui định cụ thể chế độ kiểm tra của các cơ quan quản lí nhà nước để chấm dứt sự kiểm tra tuỳ tiện, tránh hình sự hoá các quan hệ kinh tế của doanh nghiệp. Đồng thời vẫn đảm bảo giám sát được các doanh nghiệp và áp dụng các chế tài đối với các sự vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp. *Nhà nước cần tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục đầu tư nhằm giảm bớt chi phí về thời gian và tiền bạc cho các nhà đầu tư. Ngoài ra các cơ quan quản lí về FDI và các địa phương, các bộ ngành hữu quan định kì gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp để hướng dẫn về luật pháp chính sách, giải quyết kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp, tháo gỡ các ách tắc, điều chỉnh, bổ sung các chính sách biện pháp tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. 3.3.2.4. Công tác cán bộ và đào tạo công nhân kĩ thuật cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài đều tìm kiếm những nơi có nguồn nhân lực dồi dào được đào tạo tốt. Song để cho nguồn nhân lực này có sức hấp dẫn các nhà đầu tư hơn thì cần phải có một số chính sách thích hợp. *Phải đặc biệt chú ý đến công tác đào tạo nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức nhà nước các cấp, đội ngũ cán bộ Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. * Các vấn đề cần tập trung giải quyết trước mắt: Tổ chức đào tạo chính qui và thường xuyên tập huấn cán bộ. Tổ chức đào tạo công nhân lành nghề làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các chương trình phù hợp nhu cầu. *Khuyến khích và có qui định cụ thể đối với các dự án FDI về đào tạo tay nghề, nhất là huấn luyện kĩ thuật. Có chính sách yêu cầu công ty có kế hoạch đào tạo công nhân và người quản lí địa phương. *Có chính sách đón đầu trong giáo dục, đào tạo nhân lực. Xây dựng thêm một số trung tâm đào tạo cán bộ kĩ thụât và công nhân lành nghề mà trước hết là phục vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tóm lại, trong bối cảnh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam liên tục giảm sút, nhất là trong tình hình hiện nay cạnh tranh thu hút vốn FDI quốc tế vào khu vực diễn ra gay gắt, nếu chúng ta không đẩy mạnh cải cách đầu tư toàn diện và mạnh mẽ với sự nhất trí và quyết tâm chính trị cao thì khó có thể xoay chuyển được tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.Vì vậy sửa đổi bổ sung luật đầu tư nước ngoài chỉ là bước đầu, tiếp theo chúng ta phải thực hiện hàng loạt các giải pháp đồng bộ khác mới cải thiện được môi trường đầu tư của Việt Nam, tạo ra sự hấp dẫn mới đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài không ngừng đầu tư vào thị trường Việt Nam. KẾT LUẬN Quốc tế hoá đời sống là một xu thế tất yếu khách quan của nền sản xuất xã hội trên cơ sở sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Xu hướng này đã lôi kéo tất cả các nước trên thế giới, dù muốn hay không cũng phải hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế quốc tế đó, hoạt động đầu tư nước ngoài có vị trí ngày càng quan trọng, nó là một nhân tố quan trọng cấu thành và quy định xu thế phát triển của kinh tế thế giới, đồng thời nó cũng là nhân tố thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới . Trải qua quá trình phát triển lịch sử lâu dài và bằng những kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới, chúng ta đã nhận ra được vai trò to lớn của FDI với tăng trưởng kinh tế, vì thế Đại hội Đảng VI quyết định đổi mới đất nước theo hướng mở cửa. Cùng với việc mở cửa nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng bắt đầu được mở cửa. Tháng 12-1987, Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài ra đời. Từ khi ban hành Luật đến nay chúng ta đã thực hiện nhiều cải cách bổ sung quan trọng trong Luật cũng như thực hiện nhiều biện pháp cải thiện môi trường cơ sở hạ tầng, ký và thực hiện các cam kết quốc tế song phương và đa phương với những ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm tạo ra một môi trường hấp dẫn cho việc thu hút FDI từ bên ngoài. Hoạt động FDI đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu, đóng góp vào ngân sách, thực hiện chuyển giao công nghệ, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế hay giải quyết việc làmSong điều quan trọng nhất là nó tạo ra "cú huých" ban đầu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của Việt Nam và từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tránh nguy cơ tụt hậu. Tuy nhiên khi thực hiện hợp tác đầu tư với nước ngoài Việt Nam cũng không tránh khỏi những mặt tiêu cực của nó, không tránh khỏi những thiệt hại với kinh tế - chính trị - xã hội trong nước. Cái giá phải trả có thể lớn hơn rất nhiều nếu ta không khôn khéo, xử lý tốt các tình huống và biết cách quan hệ với người nước ngoài. Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục cao và để cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, việc thu hút và sử dụng FDI có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng. Chúng ta coi nhiệm vụ thu hút và sử dụng FDI như là công việc vừa cấp bách vừa có tính chiến lược lâu dài. Phương hướng nhiệm vụ thu hút và sử dụng có hiệu quả FDI thể hiện rõ trong Văn kiện Đại hội Đảng: Đầu tư nước ngoài phải hướng vào những lĩnh vực, những sản phẩm và dịch vụ có công nghệ tiên tiến, có tỉ lệ xuất khẩu cao. Đối với những ngành không đòi hỏi vốn và công nghệ cao, sinh lời nhanh thì phải huy động vốn đầu tư trong nước để đầu tư toàn bộ hoặc chiếm tỷ lệ vốn góp cao nếu cần liên doanh. Về địa bàn đầu tư cần có biện pháp, chính sách đầu tư vào vùng tiềm năng trước mắt còn nhiều khó khăn. Hình thức đầu tư cần đa phương hoá chú ý thêm những hình thức mới. Về đối tác đầu tư cần tăng cường quan hệ với các công ty đa quốc gia để tranh thủ vốn, công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường. Cơ hội cho việc thu hút FDI vào Việt Nam là rất thuận lợi, nhưng để thực hiện thành công chiến lược thu hút FDI chúng ta phải tiếp tục giải quyết những vấn đề bức xúc như cải thiện môi trường pháp lý, cải tạo và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, thúc đẩy nhanh việc hội nhập nhằm tạo ra môi trường thực sự hấp dẫn với các nhà đầu tư. Có như vậy chúng ta mới thực hiện thành công những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6196.doc
Tài liệu liên quan