Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Huế được biết đến là một thành phố du lịch thơ mộng với sông Hương xanh êm đềm và Núi Ngự Bình hùng vĩ. Hàng năm, doanh thu du lịch luôn chiếm 1 phần khá lớn trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh và tốc độ tăng ngày càng nhanh. Năm 2008, hoạt động du lịch phát triển mạnh, tổng lượt khách ước đạt 1,53 triệu lượt, tăng 17,6% so năm 2007, trong đó: khách quốc tế 719 nghìn lượt, tăng 20,4%; công suất sử dụng buồng phòng đạt 73%, ngày lưu trú trung bình 2,07 ngày/khách; doanh thu du lịch tăng 34,6%. Bên cạnh đó, Festival Huế 2008 đã thu hút hàng triệu lượt người tham dự, trong đó có trên 180.000 lượt người lưu trú, tăng 15,2%; thu hút 30.000 lượt khách quốc tế từ 75 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, tăng 27,4% so với năm 2006. Nhiều dự án du lịch lớn đã được khởi động, đã khởi công các dự án trọng điểm như dự án Petrolimex Huế, các dự án tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, cấp giấy phép đầu tư cho dự án Khu du lịch Nam A với tổng vốn đầu tư gần 500 triệu USD. Từ đó, có thể thấy du lịch là một lĩnh vực rất quan trọng trong nền kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Thành phố Huế có nhiều nguồn lực cho phát triển du lịch. Năm 1993, quần thể di tích cung đình triều Nguyễn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa vật thể của nhân loại. Đúng 10 năm sau, năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế tiếp tục được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Với 2 di sản văn hóa thế giới như vậy, Huế đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước với triển vọng số lượng khách du lịch sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn tiếp theo. Quần thể di tích cung đình triều Nguyễn bao gồm đại nội và hệ thống lăng tẩm của 13 triều vua nhà Nguyễn được coi là tour du lịch trọng điểm, điểm đến đầu tiên của nhiều khách du lịch khi đến Huế. Gắn kết với tour du lịch này là nhiều tour văn hóa, ẩm thực phi vật thể. Du khách sẽ có cơ hội tham dự một bữa tiệc trang trọng với nhiều nghi thức và món ăn của cung đình Huế ngày xưa hay dạo chơi trên sông Hương trong những đêm trăng thanh gió mát cùng với những chiếc du thuyền rồng phượng và giọng ca ngọt ngào của người con gái xứ Huế Đó dường như là những nét nổi bật nhất của du lịch ở Thừa Thiên Huế. Nhưng ở Thừa Thiên Huế vẫn còn có rất nhiều thắng cảnh đẹp và hấp dẫn khách du lịch. Sông Hương và núi Ngự là những địa danh quen thuộc đã đi vào thơ văn của bao nhiêu thế hệ làm say đắm lòng người. Đồi Vọng Cảnh – nơi mà chúa Nguyễn thường đến vãn cảnh vào các buổi chiều tà – đúng như cái tên của nó, là nơi mà du khách có thể ngắm nhìn sông Hương lững lờ trôi trong ánh hoàng hôn và núi Ngự Bình trùng trùng điệp điệp thật hũng vĩ. Xuôi về phía nam là đỉnh Bạch Mã có độ cao hơn 1500m, là vườn quốc gia với một hệ sinh thái đa dạng và nhiều kỳ quan hấp dẫn và kỳ thú. Dưới chân Bạch Mã là biển Lăng Cô, nơi được biết đến với một bãi biển dài cát trắng xóa và dòng nước xanh ngắt mát rượi. Bên cạnh đó, ở Huế vẫn bảo tồn được một hệ thống nhà vườn ở Phú Mộng, Kim Long. Đây là những ngôi nhà rường có kiến trúc cổ độc đáo, không gian vẫn lưu giữ những nét cổ xưa với những vườn cây ăn quả, những vườn cây cảnh do chính chủ nhân trồng và chăm sóc. Khu vực này hiện đang nhân được nhiều dự án tủ bổ và tôn tạo nhằm thu hút du khách đến thưởng ngoạn. Như vậy, rõ ràng là ngoài những di sản văn hóa đã được thế giới công nhận, Thừa Thiên Huế vẫn còn khả năng phát triển rất nhiều địa điểm DLST hấp dẫn khác. Nhưng thực tế, sự phát triển của DLST ở tỉnh vẫn còn rất khiêm tốn, hoàn toàn không tương xứng với tiềm năng. Chính vì vậy, em chọn chủ đề “Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đưa ra được những giải pháp để phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế một cách hiệu quả nhất, và đưa DLST của tỉnh lên một vị trí mới tương xứng với tiềm năng DLST hiện có. Đề tài có phạm vi nghiên cứu trong tỉnh Thừa Thiên Huế. Cụ thể, đó là các địa điểm DLST đang phát triển và tiềm năng trên toàn tỉnh cũng như các địa điểm du lịch của các loại hình du lịch khác. Với phạm vi này, đề tài có thể tập trung khai thác, phân tích DLST Thừa Thiên Huế ở nhiều khía cạnh, từ đó đề xuất những giải pháp hiệu quả và phù hợp nhất. 3. Nội dung của đề tài Trước tiên, đề tài tìm hiểu về những vấn đề lý luận chung của du lịch và DLST. Sau đó đi sâu vào phân tích thực trạng của du lịch ở Thừa Thiên Huế, thực trạng phát triển du lịch sinh thái. Từ đó, đề tài phân tích những điểm mạnh, điều yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển DLST của tỉnh. Cuối cùng, đề tài đề xuất một số biện pháp, đưa ra một số kiễn nghị để góp phần vào công cuộc phát triển DLST của Thừa Thiên Huế. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tham chiếu, đối chứng. - Phương pháp phân tích dãy số liệu thống kê. - Phương pháp hồi quy tương quan, tính toán số liệu cho một số dự báo. 5. Bố cục của đề tài Chương I: Tổng quan về du lịch và du lịch sinh thái. Chương II: Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế. Chương III: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH SINH THÁI 7 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DU LỊCH 7 1.1.1. Một số khái niệm 7 1.1.2. Đặc trưng của ngành du lịch 10 1.1.3. Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội 12 1.1.4. Xu hướng phát triển du lịch hiện nay 14 1.2. DU LỊCH SINH THÁI VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI 16 1.2.1. Du lịch sinh thái 16 1.2.2. Sản phẩm du lịch sinh thái 22 1.2.3. Các điều kiện ảnh hưởng đến du lịch sinh thái 31 1.2.4. Ý nghĩa của phát triển DLST 32 1.2.5. Các loại hình du lịch sinh thái 36 1.2.6. Mối quan hệ của du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác 37 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 39 2.1. TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỨA THIÊN HUẾ 39 2.1.1. Khách du lịch 39 2.1.2. Sản phẩm du lịch 42 2.1.3. Kết quả kinh doanh du lịch 44 2.1.4. Đầu tư phát triển du lịch 45 2.1.5. Nguồn nhân lực du lịch 47 2.1.7. Tiếp thị và xúc tiến, tuyên truyền quảng cáo 48 2.2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 49 2.2.1. Sự cần thiết phải phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế 49 2.2.2. Các điều kiện tiềm năng phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế 51 2.2.3. Thực trạng phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế 56 2.3. PHÂN TÍCH SWOT ĐỔI VỚI PHÁT TRIỂN DLST Ở THỪA THIÊN HUẾ 63 2.3.1. Điểm mạnh 63 2.3.2. Điểm yếu 65 2.3.3. Cơ hội 69 2.3.4. Thách thức 71 2.3.5. Đánh giá chung về điều kiện phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế. 73 CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 74 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 74 3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch sinh thái 74 3.1.2. Mục tiêu 75 3.1.3. Các điểm du lịch sinh thái trọng tâm cần phát triển 75 3.2. NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 76 3.2.1. Nguyên tắc 76 3.2.2. Yêu cầu 79 3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 81 3.3.1. Giải pháp phát triển các điểm DLST 81 3.3.2. Nhóm giải pháp về vốn đầu tư 85 3.3.3. Nhóm giải pháp về lao động và đào tạo nguồn nhân lực 86 3.3.4. Nhóm giải pháp về Marketing DLST và xúc tiến hỗn hơp, mở rộng thị trường cho DLST ở Thừa Thiên Huế 88 3.3.5. Nhóm giải pháp liên kết du lịch vùng 92 3.3.6. Nhóm giải pháp về chính sách và cơ chế quản lý 94 3.4. CÁC KIẾN NGHỊ 95 3.4.1. Kiến nghị với tổng cục du lịch 95 3.4.2. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (thông qua Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch) 95 3.4.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm DLST trên địa bàn tỉnh 96 3.4.4. Đối với nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế 96 KẾT LUẬN 98

doc97 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2744 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của con người ngày càng được nâng cao. Nhưng cũng vì thế mà con người đang phải đối diện với vấn đề ô nhiễm môi trường, sự nóng lên của trái đất cũng như nhiều thảm họa thiên nhiên khác. Áp lực của công việc và cuộc sống hàng này cũng khiến cho nhiều người cảm thấy mệt mỏi. Chính vì thế họ có xu hướng tìm đến với những điểm du lịch hòa mình với thiên nhiên, thân thiện với môi trường. DLST ngày càng được du khách ưa chuộng. Thừa Thiên Huế đang có rất nhiều thế mạnh về DLST, tương lai hứa hẹn sẽ là một điểm đến lý thú cho du khách trong và ngoài nước. DLST đang nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp chính quyền tỉnh với nhiều cơ chế, chính sách phát triển. 2.3.4. Thách thức Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng rất lớn tới cầu du lịch. Như đã phân tích ở trên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho người dân thắt chặt tiêu dùng, cầu về hàng hóa tiêu dùng thiết yếu không bị ảnh hưởng nhiều. Ngược lại, cầu về các loại hàng hóa cao cấp như du lịch giải trí giảm mạnh. Điều này làm ảnh hưởng mạnh đến cầu du lịch hàng năm. Những người có điều kiện sẽ cắt giảm chi tiêu cho du lịch, chuyển sang những chuyến du lịch rẻ tiền và thời gian ngắn hơn. Những người có thu nhập thấp thì giảm chi tiêu cho du lịch đến mức tối thiểu, xem đó như là một hàng hóa cao cấp trong thời buổi kinh tế khó khăn. Vì thế, du lịch nói chung và DLST ở Thừa Thiên Huế nói riêng sẽ gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn tới. Sự phát triển của nền kinh tế tỉnh ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống, tài nguyên tự nhiên DLST. Nền kinh tế tỉnh nhà đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Nông nghiệp tuy có sự giảm dần về tỉ trọng nhưng ngày càng được CNH – HĐH, ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Công nghiệp ngày càng phát triển mạnh, hàng loạt cụm, khu công nghiệp lớn nhỏ được mở ra và hoạt động hiệu quả. Sự phát triển này cũng gây nên nhiều tác động xấu. Số lượng nhà máy tỉ lệ thuận với lượng bụi khói và rác thải mà nó thải ra môi trường xung quanh. Bầu không khí ngày càng ô nhiễm, vấn đề vệ sinh môi trường trở nên nghiệm trọng. Những điểm DLST ở gần một nhà máy hay khu công nghiệp nào đó cũng chịu tác động nặng nề. Rác thải, bụi khói, nguồn nước ô nhiễm làm mất vẻ mỹ quan cũng như sự hoang sơ của tự nhiên. Đây là một vấn đề nghiêm trọng cần phải có biện pháp giải quyết và khắc phục kịp thời. Sự phát triển mạnh của các điểm du lịch trên cả nước nói chung và khu vực miền Trung nói riêng. Ngành du lịch ở nước ta phát triển mạnh với nhiều điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng. Có thể kể đến Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay Hải Phòng, Quảng Ninh… những địa điểm vốn đã rất quen thuộc đối với du khách trong và ngoài nước. Ngay tại khu vực miền Trung cũng có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng gắn với nhiều di sản thế giới như Động Phong Nha ở Quảng Bình, Thánh địa Mỹ Sơn và Phố Cổ Hội An ở Quảng Nam… Tất cả đang tạo nên một thách thức lớn đối với DLST nói riêng và du lịch ở Thừa Thiên Huế nói riêng. Thách thức đặt ra là làm sao tạo nên được một thương hiệu DLST Thừa Thiên Huế để ngày càng nhiều du khách biết đến và dừng chân. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý của tỉnh không thuận lợi trong việc liên kết phát triển du lịch vùng. Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí trung độ của cả nước, cách thủ đô Hà Nội 700km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh gần 1000 km về phía Bắc. Đây là hai thành phố lớn, là trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước. Mỗi năm, hai thành phố này thu hút hàng chục triệu vị khách đến làm việc và du lịch. Và khi những vị khách này có nhu cầu muốn mở rộng chuyến du lịch của mình thì những địa điểm mà họ chọn thường là Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt… hay Hạ Long, Tam Đảo, Sa Pa… với khoảng cách hợp lý và thuận tiện mà ít lựa chọn, cân nhắc đến Huế. Điều này yêu cầu các cấp chính quyền, cơ quan quản lý du lịch phải có giải pháp liên kết du lịch vùng sao cho thật hiệu quả. Thừa Thiên Huế với điều kiện dân số thấp tạo nên một thị trường khách nhỏ hẹp và cạnh tranh gay gắt. Người dân địa phương cũng là một thị trường khách du lịch tiềm năng. Với lợi thế về khoảng cách, người dân địa phương chiếm một tỉ lệ khá lớn trong doanh thu của các địa điểm du lịch. Theo số liệu thống kê, dân số Thừa Thiên Huế chỉ khoảng 1,5 triệu, thu nhập của người dân còn khá chênh lệch. Vì thế, thị trường khách du lịch địa phương ở Huế khá nhỏ hẹp, phân đoạn thị trường khá nhỏ lẻ và manh mún. Điều này khiến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh du lịch rơi vào tình thế cạnh tranh khốc liệt trên phân đoạn thị trường này. Đây là một khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp lữ hành nhỏ và vừa ở Thừa Thiên Huế. 2.3.5. Đánh giá chung về điều kiện phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế. DLST Thừa Thiên Huế thực sự có tiềm năng và điều kiện phát triển trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn và độc đáo, thu hút du khách. Thiên niên kì mới bắt đầu với cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới đã tạo ra rất nhiều thách thức đồng thời cũng mang đến không ít cơ hội cho DLST Thừa Thiên Huế. Biết tận dụng những cơ hội, kết hợp nó với các điểm mạnh để vựot qua thách thức và hạn chế những điểm yếu đang tồn tại, DLST Thừa Thiên Huế sẽ phát triển vượt bậc trong giai đoạn tiếp theo. CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch sinh thái Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của DLST sao cho DLST trở thành sản phẩm độc đáo, hấp dẫn tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh trong giai đoạn tới. Môi trường ở đây bao gồm môi trường kinh tế, văn hoá xã hội và cả môi trường sống. Thừa Thiên Huế cần phải tạo ra một môi trường kinh tế phát triển vững mạnh; một nền văn hoá xã hội độc đáo, vừa mang những nét tinh hoa của Việt Nam vừa mang những dấu ấn rất riêng của xứ Huế; và một môi trường sống trong lành, không ô nhiễm để tạo một cảm giác thư thả, thoải mái cho du khách khi đến với DLST ở đây. Gắn phát triển DLST với phát triển bền vững cả ba mặt kinh tế - xã hội - môi trường. Ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường chính là những chất xúc tác cơ bản để DLST phát triển. Bên cạnh đó, phát triển DLST cũng tạo ra những động lực góp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà; gìn giữ, bảo tồn những nét đẹp văn hoá của địa phương; đồng thời củng cố, bảo vệ môi trường trước những tác động của cuộc sống hiện đại ngày nay. Gắn phát triển DLST với phát triển bền vững cả ba mặt kinh tế - xã hội – môi trường sẽ là những bước tiến vững chắc cho cả ngành du lịch và cả đời sống của người dân. Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển DLST có chất lượng cao của các địa phương trong nước và trên thế giới để đa dạng hóa sản phẩm DLST của tỉnh nhà. Hiện nay, DLST ở nhiều địa phương của nước ta phát triển mạnh, ví dụ như: Ninh Bình, Đà Lạt ở Lâm Đồng hay Tam Đảo ở Vĩnh Phúc… DLST cũng là một ngành du lịch đang được quan tâm đầu tư phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Với vị trí là một địa phương đi sau trong lĩnh vực này, Thừa Thiên Huế tiếp thu những kinh nghiệm phát triển DLST của các địa phương đi trước một cách có chọn lọc. Đó là những giải pháp, chính sách có chất lượng cao, đạt hiệu quả ở nhiều địa phương và đặc biệt là cần phải phù hợp với đặc điểm của tài nguyên du lịch cũng như các nguồn lực về kinh tế, xã hội, môi trường mà tỉnh hiện có. Tiếp thu những kinh nghiệm quý báu đó sẽ giúp Thừa Thiên Huế đa dạng sản phẩm DLST của mình, ngày càng thu hút khách du lịch. 3.1.2. Mục tiêu Mục tiêu kinh tế: tối ưu hóa đóng góp của DLST vào ngành du lịch nói riêng và vào thu nhập của tỉnh nói chung, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của DLST. Mục tiêu xã hội: phát triển DLST gắn liền với việc giữ gìn và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên sinh thái của tỉnh, tạo môi trường nhân văn trong sạch đồng thời khai thác tốt các tiềm năng vốn có để phục vụ phát triển DLST. Mục tiêu về bảo vệ môi trường: Giảm thiều những tác động của hoạt động du lịch tới môi trường, giữ gìn sự trong lành, thoáng mát vốn có của Thừa Thiên Huế, đồng thời tạo sự hấp dẫn cho khách du lịch. 3.1.3. Các điểm du lịch sinh thái trọng tâm cần phát triển - Tuyến du lịch Cảnh Dương – Lăng Cô - Vườn Quốc Gia Bạch Mã cho những du khách muốn khám phá hệ sinh thái tại Vườn quốc gia và nghỉ ngơi, tắm biển. - Du lịch tham quan ngắm cảnh và tắm suối nước ngọt ở Suối Voi, Nhị Hồ. - Tham quan, khám phá vẻ đẹp cổ kính, hoang sơ của các khu nhà vườn cổ ở Phú Mộng thuộc ngoại thành Huế hay ở Thuỷ Biều thuộc xã Phú Thượng huyện Phú Vang. - Hệ sinh thái Rú Trá ở Hương Phong, huyện Hương Trà. - Hệ sinh thái nước lợ ở khu đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. - Du lịch nghỉ dưỡng, hoà mình vào thiên nhiên ở khu suối nước nóng Thanh Tân, Phong Mỹ, Phong Điền. - Hệ sinh thái Tràm Chim ở huyện Phong Điền. - Tham quan, ngắm cảnh ở Thác Mơ, Thác Trượt thuộc huyện Nam Đông, kết hợp với tìm hiểu văn hoá của người dân bản địa (du lịch cộng đồng). 3.2. NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 3.2.1. Nguyên tắc Sử dụng nguồn lực một cách bền vững, bảo tồn và sử dụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên, văn hóa xã hội là yếu tố cần thiết. Với mục tiêu phát triển bền vững cả 3 mặt kinh tế - xã hội và môi trường, phát triển DLST cũng đòi hỏi sử dụng các nguồn lực du lịch một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất, tránh sự lãng phí và tiêu hao quá nhiều nguồn lực. Bất cứ một hoạt động kinh tế nào cũng phải đối mặt với bài toán khan hiếm nguồn lực, sử dụng nguồn lực sao cho tương lai không gặp phải tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên để phát triển. Sử dụng nguồn lực bền vững đồng nghĩa với việc bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, văn hóa xã hội mà tỉnh hiện đang có. Bởi vì đó là những nguồn lực chính cho phát triển DLST tỉnh nhà. Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải. Một sự tiêu thụ quá mức bao giờ cũng gây ra những tác động quá mức, và đó thường là những tác động xấu, nằm ngoài mong muốn của các nhà kinh doanh dịch vụ du lịch. Ngoài việc làm cho nguồn lực du lịch cạn kiệt thì sự tiêu thụ quá mức còn tạo ra một lượng chất thải lớn, ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên tài nguyên du lịch cũng như cuộc sống của người dân địa phương. Giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải là một trong những nguyên tắc cho phát triển du lịch bền vững. Duy trì tính đa dạng của du lịch sinh thái. DLST hấp dẫn và thu hút khách du lịch nhờ vào sự đa dạng và đặc sắc của đặc điểm tự nhiên, tài nguyên du lịch ở các địa điểm du lịch. Điều đó tạo nên sự đa dạng cho các sản phẩm du lịch sinh thái. Duy trì được sự đa dạng này, DLST của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng sẽ duy trì được sự hấp dẫn, lôi cuốn du khách làm nền tảng cho sự phát triển DLST nói riêng và du lịch nói chung cho tỉnh. Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Hiện tại, doanh thu du lịch đóng góp một phần khá lớn trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh. Đối với Thừa Thiên Huế, du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, trong báo cáo kinh tế xã hội hàng năm, du lịch luôn là một trong những nội dung quan trọng, được đề cập đến rất nhiều trong suốt bản báo cáo. Bên cạnh đó, du lịch còn liên quan đến nhiều vấn đề văn hóa, xã hội của tỉnh. Vì thế, việc hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương là một nguyên tắc cơ bản trong quá trình phát triển du lịch của một tỉnh, nhất là với những tỉnh có tiềm năng du lịch như Thừa Thiên Huế. Hỗ trợ kinh tế địa phương. Du lịch muốn duy trì và hoạt động tốt phải có một nguồn vốn nhất định để các hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành. Bên ngoài nguồn vốn đó, du lịch cũng phải tạo ra một nguồn thu nhất định cho chính bản thân các doanh nghiệp và cả cộng đồng dân cư địa phương. Đó chính là một phần trong mục tiêu về kinh tế của việc phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế. Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương. Cộng đồng dân cư địa phương là những người sống và sinh hoạt quanh khu vực có địa điểm DLST. Họ chính là người dân bản địa, và hơn ai hết, họ hiểu rất rõ về đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tại chính quê hương họ. Có được sự tham gia của cộng đồng địa phương, DLST sẽ khai thác hết những tiềm năng của mình đồng thời có thể phát huy những điểm mạnh vốn có, hạn chế các điểm yếu, sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực DLST. Lấy ý kiến của quần chúng và các đối tượng liên quan. Lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng dân cư là một trong những nguyên tắc trong đổi mới kế hoạch hóa ở nước ta hiện nay. Nguyên tắc này không chỉ giới hạn ở đổi mới công tác kế hoạch hóa mà nó còn phù hợp với nhiều hoạt động kinh tế xã hội ở nước ta. Hoạt động du lịch cũng không phải là ngoại lệ. Với mục đích cuối cùng là mang lại lợi ích, thu nhập cho cộng đồng dân cư đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái thì cộng đồng dân cư địa phương chính là một trong những đối tượng chính của du lịch. Vì vậy, ý kiến của các đối tượng chính này là rất quan trọng, nó thể hiện ước mong, khát vọng của người dân trong việc phát triển DLST. Phát triển du lịch thực sự hiệu quả và đạt được mục đích cuối cùng phải dựa trên ý kiến của quần chúng và các đối tượng liên quan khác. Đào tạo nguồn nhân lực một cách hiệu quả. Nguồn nhân lực là một bộ phận quan trọng trong phát triển DLST. Đây chính là nhân tố duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng và phát triển chúng để đưa sản phẩm du lịch đến với du khách. Trình độ của nguồn nhân lực ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm du lịch nên việc đào tạo nguồn nhân lực sao cho thật hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với phát triển du lịch ở bất kỳ một địa phương nào. Tiếp thị, xúc tiến hữu hiệu và có trách nhiệm. Hiện nay, tiếp thị là phương pháp hữu hiệu nhất để đưa sản phẩm du lịch đến với du khách. Bằng nhiều cách khác nhau như quảng cáo, khuyến mãi… tiếp thị rút ngắn mọi khoảng cách, xóa rào cản ngôn ngữ để giới thiệu về sản phẩm của địa phương mình. Tuy nhiên, quảng cáo tiếp thị luôn đòi hỏi sự trung thực và trách nhiệm. Trung thực khi đưa ra những lời giới thiệu đúng, chính xác về về sản phẩm của mình và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những gì đã giới thiệu quảng cáo. Tiếp thị không đúng, phóng đại về một sản phẩm sẽ gây ấn tượng không tốt với du khách, từ đó tạo nên một hình ảnh xấu về DLST của tỉnh. Tiếp tục nghiên cứu và giám sát hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh thường do nhiều đơn vị kinh doanh tư nhân cũng như Nhà nước nắm giữ. Việc bất đồng về quan điểm, tranh chấp trong quá trình hoạt động là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi vậy, các cơ quan chức năng có trách nhiệm thường xuyên giám sát theo dõi hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh bằng một số cơ chế, luật pháp liên quan. Điều này sẽ tránh được các hoạt động tiêu cực trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu phát triển cũng cần được tiếp tục chú trọng. Điều này rất cần thiết cho sự phát triển lâu dài của DLST nói chung cũng như du lịch nói riêng ở Thừa Thiên Huế. 3.2.2. Yêu cầu Phải đảm bảo sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao, tức là hoạt động du lịch sinh thái luôn gắn với bảo tồn tự nhiên. Du khách đến với DLST ở Thừa Thiên Huế là để khám phá tự nhiên, tìm hiểu sự đa dạng của các hệ sinh thái nơi đây. Sự tồn tại của các hệ sinh thái này chính là sự tồn tại của DLST. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại như hiện nay, sự ô nhiễm môi trường, tài nguyên sinh thái cạn kiệt và sự tuyệt chủng của nhiều loại động vật đã và đang lên một hồi chuông cảnh tỉnh đối với các hoạt động của con người. Một hệ sinh thái với nhiều loài động thực vật sinh sống rất cần được bảo vệ. Bất kì một hoạt động nào của con người từ sản xuất cho đến tham quan du lịch đều không được làm tổn hại đến môi trường tự nhiên này. Người hướng dẫn viên ngoài kĩ năng giao tiếp tốt phải là người am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa bản địa. Kĩ năng giao tiếp là yêu cầu đầu tiên đối với một hướng dẫn viên du lịch bởi vì họ chính là cầu nối quan trọng nhất giữa du khách với sự hấp dẫn, đặc sắc của các địa điểm du lịch. Tuy nhiên, để hoàn thành tốt nhiệm vụ đó, người hướng dẫn viên cũng cần am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa bản địa. Với sự hiểu biết của mình, họ sẽ hỗ trợ rất nhiều cho du khách trong quá trình tham quan. Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan, khám phá những điều đặc sắc nhất của hệ sinh thái tự nhiên cũng như văn hóa bản địa tại điểm DLST đó. Người điều hành DLST là người phải có năng lực, phẩm chất của một nhà quản lý du lịch. Trước hết, người điều hành phải là người có nguyên tắc. Bất cứ một hoạt động nào cũng được tiến hành dưới một số nguyên tắc nhất định. Người có nguyên tắc sẽ đảm bảo các hoạt động du lịch diễn ra đúng luật, đúng theo những định hướng của các cấp chính quyền đã đề ra. Ngoài ra, người điều hành DLST cần phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương với mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc sống và nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương với khách du lịch. Phát triển sản phẩm DLST phải tuân thủ chặt chẽ theo các quy định về sức chứa. Với bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và văn hoá xã hội, quy định về sức chứa đặt ra một yêu cầu chung cho tất cả các loại du lịch. Đó là lượng khách du lịch tại một thời điểm phải nằm trong một giới hạn nhất định, nếu không những hoạt động của du khách sẽ ảnh hưởng đến sinh thái; làm cho du khách cảm nhận được về điểm du lịch thấp hơn so với kì vọng của họ về điểm du lịch đó; hay xuất hiện những tác động xấu đến đời sống văn hoá, kinh tế và phát sinh những vấn đề xã hội tại nơi đến du lịch. Thừa Thiên Huế cũng không phải là ngoại lệ. Với quan điểm gắn phát triển DLST với phát triển bền vững cả ba mặt kinh tế - xã hội – môi trường, tỉnh cần quản lý chặt chẽ hơn về lượng khách du lịch đến với DLST. Phát triển DLST phải kết hợp với phát triển các loại hình du lịch trên địa bàn tỉnh. Thừa Thiên Huế được biết đến với nhiều loại hình du lịch nổi tiếng. Du lịch lịch sử với hệ thống di tích triều Nguyễn, các bảo tàng lịch sử hay các di tích cách mạng… Du lịch văn hóa với nhã nhạc cung đình Huế, hàng trăm lễ hội truyền thống và nhiều nét văn hóa độc đáo khác. Du lịch tín ngưỡng với hệ thống chùa chiền cổ linh thiêng, nơi lưu trữ những gía trị tinh thần to lớn… DLST cũng là môt trong những điểm nhấn quan trọng cho phát triển du lịch của tỉnh. Điều đó yêu cầu một sự liên kết trong phát triển các loại hình du lịch hiện nay ở Thừa Thiên Huế. Sự liên kết này sẽ giúp các loại hình du lịch thu hút được nhiều khách du lịch hơn, quảng bá nhiều sản phẩm du lịch hơn và mang lại doanh thu lớn hơn. 3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 3.3.1. Giải pháp phát triển các điểm DLST 3.3.1.1. Quy hoạch tổng hợp và chi tiết các khu du lịch, điểm DLST cấp Quốc gia và cấp địa phương ở Thừa Thiên Huế để xây dựng sản phẩm DLST mang thương hiệu Thừa Thiên Huế. Vườn Quốc gia Bạch Mã Đây là điểm DLST phát triển nhất, có kết cầu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất tỉnh. Vì đây là một trong những điểm DLST được phát hiện đầu tiên ở Thừa Thiên Huế, hơn nữa cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái tại Vườn Quốc gia Bạch Mã thực sự hấp dẫn, lôi cuốn du khách. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp tư nhân đầu tư mở dịch vụ lưu trú ở đây, cơ sở vật chất hạ tầng luôn được tỉnh quan tâm và ưu tiên đầu tư. Trong thời gian tới, ban Quản lý Vườn nên tập trung vào nghiên cứu, tìm kiếm các địa điểm du lịch mới, nâng cao tính đa dạng của sản phẩm DLST nơi đây. Đồng thời cần có mổt kế hoạch xúc tiến, một chiến dịch mở rộng thị trường hiệu quả hơn. Hệ thống suối nước ngọt Suối Voi, thác Nhị Hồ. Địa điểm này khá quen thuộc với người dân xứ Huế. Với lực lượng học sinh sinh viên, đây là địa điểm lý tưởng nhất cho các buổi du lịch, dã ngoại trong ngày vì khoảng cách thuận tiện và kinh phí khá hợp lý. Thế nhưng, sau nhiều năm phát triển, Suối Voi, thác Nhị Hồ cũng chỉ dừng lại ở đó. Du khách ngoại tỉnh và quốc tế hầu như không biết đến điểm DLST thú vị này. Để nâng cao vị thế của điểm du lịch này, các cơ quan chức năng cần có một số biện pháp: - Nâng cấp hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng ở khu vực quanh điểm du lịch này. - Đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú đạt chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách đến thăm và nghỉ qua đêm. - Tuyên truyền, quảng bá mạnh mẽ về hình ảnh du lịch của Suối Voi và thác Nhị Hồ. - Mở thêm một số dịch vụ vui chơi giải trí nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch. Khu nhà vườn cổ ở Phú Mộng, Kim Long và Thuỷ Biều, Phú Vang. Đây là giá trị văn hoá, tồn tại từ lâu đời nên vẻ đẹp mang tính hoang sơ, dân dã nhưng cũng rất tao nhã và thi vị. Để tiếp tục thu hút du khách đến khám phá vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính này, cần: - Bảo tồn, tu dưỡng các khu nhà vườn cổ lâu đời và đang bị xuống cấp. - Kết hợp một số trò chơi dân gian trong các tuyến du lịch đi thăm nhà vườn cổ như: Thả thơ, bài chòi, xăm hường… - Tôn trọng những giá trị nhân văn, cố kính của các khu nhà vườn cổ. Các hệ sinh thái: Hệ sinh thái nước ngọt Rú Trá, hệ sinh thái nước lợ Tam Giang - Cầu Hai, Hệ sinh thái Tràm Chim Các hệ sinh thái này là những “phát hiện mới” đối với DLST ở Thừa Thiên Huế. Hiện tại, hệ sinh thái nước lợ Tam Giang - Cầu Hai đang được tỉnh chú trọng đầu tư phát triển. Đây thực sự là những hệ sinh thái với các đặc điểm tự nhiên độc đáo, hấp dẫn; động thực vật rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, với một số hạn chế nhất định, các địa điểm này vẫn chưa thu hút được khách du lịch, nhất là khách ngoại tỉnh và khách quốc tế. Đề xuất một số biện pháp: - Cải tạo, nâng cấp hệ thống đường bộ, đường thuỷ đến các địa điểm DLST này. - Xây dựng một hệ thống cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống đảm bảo chất lượng để phục vụ cho những vị khách phương xa. - Tích cực quảng cáo, tuyên truyền về hình ảnh của các hệ sinh thái này. - Đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tại đây. Thác Mơ, Thác Trượt. Cũng giống như cụm du lịch Suối Voi, Nhị Hồ, cụm du lịch này đã được phát triển nhưng hiệu quả đầu tư chưa cao, du khách vẫn chưa biết đến địa điểm DLST này ở Thừa Thiên Huế. Ngoài những biện pháp đã được nêu ở trên, điểm du lịch này nên chú trọng việc kết hợp với du lịch cộng đồng. Du lịch cộng đồng là hình thức du lịch tiếp cận, khám phá cuộc sống, văn hoá của các dân tộc ít người ở các huyện miền núi. Hình thức du lịch này hiện đang thu hút được nhiều du khách quốc tế. Liên kết với loại hình du lịch cộng đồng, cụm du lịch Thác Mơ, Thác trượt sẽ có tiềm năng khách du lịch dồi dào. Hệ thống các bãi biển: Lăng Cô, Cảnh Dương, Thuận An… Những bãi biển này khá quen thuộc với người dân Huế. Những địa điểm này là sự lựa chọn của người dân vào các dịp nghỉ hè, nghỉ lễ với thời tiết nóng nực. Biển Lăng Cô được mệnh danh là “Thiên đường xanh” vì có bãi cát dài trắng xoá ôm lấy dòng nước xanh ngắt một màu. Lăng Cô có điểm thuận lợi là nằm ngay trên Quốc lộ 1A, phương tiện giao thông đi lại vô cùng thuận tiện. Biển cũng được đầu tư một hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống đạt chất lượng, đáp ứng nhu cầu của du khách. Mặc dù tiềm năng du lịch khá cao, các bãi biển còn lại vẫn chưa nhận được sự quan tâm đầu tư như vậy. Trong những năm vừa qua, các bãi biển này thực sự không thu hút được khách du lịch. Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần có một số biện pháp thúc đẩy sự phát triển của hệ thống biển ở Thừa Thiên Huế. - Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật ở những bãi biển chưa được quan tâm đầu tư. - Mở thêm nhiều hình thức vui chơi, giải trí ở trên biển như du thuyền, lướt sóng, khám phá hòn đảo Sơn Chà ở biển Lăng Cô… 3.3.1.2. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về sản phẩm DLST cho các tầng lớp xã hội tại Thừa Thiên Huế Giái pháp thiết yếu nhất và quan trọng nhất là tuyên truyền, giáo dục cho mọi người, đặc biệt chú trọng đến các nhà quản lý các khu Du lịch, điểm du lịch, các hướng dẫn viên, các nhà hoạch định chính sách liên quan đến bảo tồn và phát triển du lịch, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cộng đồng cư dân ở tỉnh và khách du lịch. Đối với từng đối tượng phải vận dụng các hình thức, nội dung khác nhau để tuyên truyền và giáo dục về sản phẩm DLST cho thích hợp. Cần kịp thời, thường xuyên và bằng nhiều hình thức khác nhau để các đối tượng tham gia váo hoạt động DLST ở Thừa Thiên Huế hiểu và nâng cao nhận thức về sản phẩm DLST, các đặc thù của sản phẩm DLST, các yêu cầu của sản phẩm DLST, vai trò và trách nhiệm của mỗi thành phần tham gia vào kinh doanh sản phẩm DLST, lợi ích của DLST cho mỗi thành phần tham gia vào nó. Phương pháp giáo dục, đào tạo nhằm phổ biến kiến thức về tự nhiên, quan hệ trao đổi giữa tự nhiên và con người cho cư dân địa phương tại các điểm DLST của Thừa Thiên Huế bắt đầu từ nhóm nhỏ, thông qua nhóm nhỏ theo cách đơn giản “cầm tay chỉ việc”. Có một thực tế mà chúng ta phải thừa nhận là nhìn chung trình độ học vấn của các cộng đồng dân cư địa phương, nhất là những nơi vùng sâu và xa thường thấp hơn so với mặt bằng chung của xã hội và so với những người dân ở khu vực đô thị. Chính vì vậy, khi xây dựng các chương trình giáo dục nâng cao ý thức cho cộng đồng dân cư địa phương để bảo vệ môi trường, chúng ta phải có những phương pháp để vừa đạt hiệu quả trong công tác giáo dục, đào tạo vừa tiết kiệm chi phí. Một trong những giải pháp đó là phương pháp chọn nhóm nhỏ để giáo dục và đào tạo, từ đó nhân rộng lên mà những giảng viên và đào tạo viên cho các nhóm tiếp theo chính là sản phẩm đào tạo trước đó. Lý thuyết của phương pháp giáo dục, đào tạo này tương tự như cách thức: “Một người đạt trình độ đại học có nhiều kiến thức nhưng chưa chắc giảng dễ hiều hơn so với một người học cấp 2 cho cùng một đối tượng là học viên cấp 1”. Phương pháp này cho thấy, những bước đi đầu tiên trong công tác giáo dục cho cộng đồng dân cư địa phương nên tập trung chủ yếu vào 5% là những người đạt trình độ từ cấp 3 trở lên. Thêm vào đó, các khoá đào tạo, giáo dục phải được tiến hành trước khi cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động DLST. Những kiến thức, kĩ năng được giảng dạy trong các khoá học, đôi khi đơn giản để phù hợp với khả năng tiếp thu, trình độ và yêu cầu đặt ra của hoạt động DLST đối với người dân địa phương. Đó có thể là ngôn ngữ, môi trường, vệ sinh hay các kĩ năng chăm sóc cây cối, vật nuôi và bảo vệ tài nguyên sinh thái. 3.3.2. Nhóm giải pháp về vốn đầu tư Lồng ghép các nguồn lực từ ngân sách nhà nước cũng như ngân sách địa phương để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các điểm du lịch. Ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương là một trong những nguồn lực tài chính quan trọng đối với phát triển DLST. Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và ổn định đời sống xã hội. Thông qua hoạt động chi ngân sách, Nhà nước sẽ đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng tại các điểm du lịch sinh thái. Ngân sách địa phương lại là công cụ điều tiết của riêng địa phương đó, thực hiện những chức năng có tính vĩ mô thấp hơn ngân sách nhà nước. Khi kết hợp, lồng ghép hai nguồn lực này với nhau, kết cầu hạ tầng được đầu tư bởi những nguồn lực tự có của địa phương hay nguồn lực trong nước, không phụ thuộc bởi sự đầu tư của nước ngoài. Huy động vốn của các doanh nghiệp tư nhân và của chính người dân cho phát triển DLST Với tính chất nhỏ lẻ của DLST ở Thừa Thiên Huế hiện nay, doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa là đối tượng rất thích hợp trong việc bỏ vốn đầu tư phát triển du lịch. Đây là những nguồn vốn nhỏ và vừa, rủi ro đầu tư thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh tạo được cảm giác an toàn, kích thích sự đầu tư của doanh nghiệp. Người dân địa phương là những người đầu tiên trực tiếp hưởng những lợi ích từ phát triển DLST. Hơn ai hết, họ nhận thấy được những kết quả tốt đẹp cả về kinh tế, xã hội và môi trường do sự phát triển của DLST mang lại. Càng đầu tư bao nhiêu, những lợi ích mà người dân nhận được càng tăng. Bởi vậy, các cơ quan chức năng cần có một số biện pháp hỗ trợ những đối tượng này. Cụ thể: - Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch vay ưu đãi vốn phát triển ngành. - Đưa DLST vào danh mục ngành nghề hưởng ưu đãi tín dụng ngân hang của tỉnh. - Lập quỹ hỗ trợ phát triển DLST của tỉnh. Thực hiện xã hội hoá du lịch Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hoá đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hoá dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hoá các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân và nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như BOT, BTO, BT… Điều chỉnh hệ thống chính sách về đầu tư. Áp dụng trên điều kiện thực tế của Thừa Thiên Huế các quy định hiện hành của Nhà nước về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư phát triển đối với các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Đồng thời có chính sách và giải pháp tạo vốn phát triển du lịch, huy động các nguồn vốn để giải quyết các nhu cầu đầu tư, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch nói chung và DLST nói riêng. Cụ thể: - Vốn từ tích luỹ GDP du lịch, vốn từ vay ngân hang với lãi suất ưu đãi. - Tranh thủ các nguồn vốn từ quỹ tín dụng của Nhà nước trong điều kiện và quy định của các quỹ tín dụng cho phép. - Áp dụng cơ chế đấu giá quỹ đất để tăng nguồn vốn xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch. - Tận dụng các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như: ODA, WB, ADB… - Huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI. 3.3.3. Nhóm giải pháp về lao động và đào tạo nguồn nhân lực Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động hiện tại đang làm việc trong ngành du lịch, phù hợp với tính chất và nội dung công việc của họ. Hiện nay, đội ngũ lao động du lịch toàn tỉnh khá lớn, gần 50.000 người, trong đó lao động DLST chỉ chiếm một phần nhỏ, khoảng gần 4.000 lao động. Tuy nhiên, lực lượng lao động này thực sự vẫn chưa hoạt động hiệu quả do bị hạn chế về một số mặt. Bởi vậy, ngành du lịch của tỉnh cùng với các cấp chính quyền cần có một số biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ lao động này. Cụ thể một số biện pháp như sau: - Xã hội hoá du lịch, nâng cao hiểu biết về du lịch cho cán bộ nhân viên ngành du lịch trực tiếp tiếp xúc với khách góp phần hình thành môi trường du lịch lành mạnh, thuận lợi. - Mở những cuộc thi nghề, trao đổi kinh nghiệm giữa đội ngũ nhân viên du lịch với nhau để cán bộ công nhân viên có cơ hội cọ xát và nâng cao kiến thức chuyên môn của mình. - Thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại cho cán bộ, công nhân viên các nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn viên du lịch cũng như các cán bộ quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh. - Tạo cơ hội cho cán bộ quản lý, người lao động học tập kinh nghiệm quản lý và kinh doanh du lịch ở một số nước phát triển mạnh về du lịch thông qua quan hệ tại một số nước có trình độ. Tập trung đầu tư đào tạo lực lượng lao động mới, tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai. Lực lượng lao động mới này là một sự hứa hẹn, là sức mạnh tiềm tàng của DLST trong giai đoạn tới. Đó là những học sinh, sinh viên khởi đầu với một kiến thức rất nhỏ hẹp về du lịch, cần phải có những biện pháp, chính sách đào tạo thật phù hợp, trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng cho nguồn nhân lực tương lai này. Cụ thể: - Mở rộng năng lực các cơ sở đào tạo chuyên nguyện hiện có, phát triển nhiều mô hình đào tạo du lịch đa dạng để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh. - Khuyến khích các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ nhu cầu giảng và dạy học. - Mở nhiều chuyến đi thực tế, đến các địa điểm DLST trên địa bàn tỉnh để học sinh, sinh viên có thêm những kiến thức thực tế hữu ích cho công việc sau này. Một số giải pháp tổng hợp khác Ngoài những giải pháp tập trung vào lực lượng lao động hiện tại và tương lai, tỉnh cần có những giải pháp tổng hợp đối với nguồn nhân lực du lịch: - Xây dựng cơ chế khuyến khích thu hút nhân tài, có chế độ đãi ngộ thoả đáng để thu hút nguồn nhân lực tài năng trong ngành du lịch về với du lịch Thừa Thiên Huế, đặc biệt là đội ngũ quản lý. - Kết hợp với các cơ quan chức năng, các cấo có thẩm quyền của tỉnh trong việc đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ ngành du lịch. - Yêu cầu các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án nước ngoài phải có chương trình chuyển giao công nghệ quản lý, kinh doanh cho các bộ quản lý và người lao động Việt Nam. - Từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các doanh nghiệp năng động, sang tạo và có đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch hiệu quả. - Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, các vùng lãnh thổ trong hoạt động đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ ngành du lịch. 3.3.4. Nhóm giải pháp về Marketing DLST và xúc tiến hỗn hơp, mở rộng thị trường cho DLST ở Thừa Thiên Huế 3.3.4.1. Tổ chức nghiên cứu chuyên đề về thị trường du lịch sinh thái trong và ngoài nước Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cần có kế hoạch chương trình nghiên cứu chuyên sâu về thị trường DLST trong và ngoài nước. Dựa trên các nguồn số liệu đã có, sở nên tập trung vào một số thị trường chủ yếu sau đây: Thị trường khách quốc tế: các thị trường khách có nhu cầu lớn bao gồm: - Khu vực châu Á: các nước Thái Lan, Nhật và Trung Quốc. - Khu vực châu Âu: Pháp, Anh, Đức và Hà Lan. - Khu vực châu Mỹ: Mỹ và Canada. Để quá trình nghiên cứu không bị phân tán dàn trải, trong thời gian tới thị trường khách quốc tế nên tập trung vào các thị trường: Thái Lan, Pháp, Đức, Mỹ và đồng bào Việt Kiều. Một trong những phương pháp tốt nhất là mời các đối tác là các nhà kinh doanh lữ hành sinh thái, các tổ chức sinh thái phi chính phủ tới tham quan và thực hiện hoạt động marketing quốc tế tại chỗ. Thị trường khách nội địa: một nguồn khách sinh thái lớn và đầy tiềm năng đó là học sinh, sinh viên cùng các cơ quan hành chính nhà nước. Với lợi thế về khoảng cách, nguồn khách này thường đến với DLST vào các dịp nghỉ lễ nghỉ tết với thời gian không dài, kinh phí phù hợp. Bên cạnh đó, cũng cấn chú ý đền một nhóm khách du lịch là các nhà hoạt động môi trường, các cơ sở nghiên cứu đào tạo về sinh học, địa lý, văn hoá và du lịch. Trên cơ sở đó, triển khai tổ chức các công trình nghiên cứu đặc điểm tiêu dung cụ thể của từng thị trường để nhận biết quy mô, động cơ, kinh nghiệm, yêu cầu về chất lượng và thói quen tiêu dùng của từng đoạn thị trường khách DLST. Việc nghiên cứu này tốt nhất là nên liên kết với trường Cao đẳng Du lịch để mang lại một kết quả phù hợp hơn. Bên cạnh đó, khẩn trương lập một website của riêng DLST Thừa Thiên Huế nhằm quảng cáo sản phẩm đồng thời có những dịch vụ đăng kí tour tuyến trên mạng thông qua website đó. Để có các cơ sở dữ liệu cho việc nghiên cứu thị trường khách DLST ngay từ bây giờ phải hoàn thiện các mẫu biểu ghi chép khách và duy trì sự ghi chép đây đủ, chính xác, thường xuyên và cập nhật và phải coi đây như là một tiêu chuẩn nghiệp vụ của nhân viên, thực thi các công việc đăng kí khách đặc biệt là bộ phận lễ tân các cơ sở lưu trú, các văn phòng du lịch, các trung tâm tiếp đón của Vườn quốc gia, khu bảo tồn và điểm tham quan. Việc nghiên cứu thị trường khách sẽ tạo cơ sở để phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. 3.3.4.2. Các kênh phân phối sản phẩm DLST Thừa Thiên Huế Đối với khách du lịch trong nước Sản phẩm du lịch sinh thái Thừa Thiên Huế Khách du lịch sinh thái ở Việt Nam Các tổ chức, hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp Các doanh nghiệp lữ hành 1 2 3 Kênh 1: Các nhà sản xuất sản phẩm DLST ở Thừa Thiên Huế làm marketing trực tiếp đến nơi ở thường xuyên của khách DLST chào bán dịch vụ theo phương thức truyền thống hoặc phương tiện hiện đại, đặc biệt là sử dụng thư điện tử hoặc các website. Kênh 2: Chào bán sản phẩm DLST thông qua các tổ chức hành chính, các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp. Tuy nhiên kênh này thích hợp và áp dụng phổ biến hơn với du lịch đại trà. Vì vậy khi chọn loại hình kênh phân phối này phải chọn lọc các tổ chức mà thành viên của tổ chức đó có quan tâm và có mục đích riêng đối với môi trường sinh thái. Kênh 3: Chào bán sản phẩm thông qua các công ty lữ hành trong nước. Tuy nhiên, các công ty lữ hành phải là các công ty lữ hành chuyên kinh doanh về sản phẩm DLST. Thị trường mục tiêu của các công ty này là khách DLST chứ không phải khách du lịch chung chung. Kênh 3 là loại kênh cần khai thác triệt để nhất vì chính các doanh nghiệp lứ hành là người thực hiện chức năng phân phối sản phẩm trong du lịch. Sản phẩm du lịch sinh thái Thừa Thiên Huế Khách du lịch sinh thái ở ngoài Việt Nam Các hãng lữ hành nước ngoài Hãng lữ hành trong nước 1 2 3 Hãng lữ hành nước ngoài Đối với khách du lịch nước ngoài Kênh 1: Các nhà sản xuất DLST làm marketing trực tiếp đến nơi ở thường xuyên của khách DLST chào bán dịch vụ theo phương thức truyền thống hoặc phương thức hiện đại, đặc biệt là sử dụng thư điện tử hoặc các website. Kênh 2: Chào bán sản phẩm DLST trực tiếp với các hãng lữ hành nước ngoài có hoặc chuyên kinh doanh sản phẩm DLST. Kênh 3: Chào bán sản phẩm thông qua các công ty lữ hành Quốc tế trong nước có thị trường mục tiêu là khách DLST để các công ty lữ hành Quốc tế trong nước sử dụng các mối quan hệ đối tác với các hãng lữ hành nước ngoài trong tiêu thụ sản phẩm. Kênh 3 chính là loại kênh có khả năng nhất để tiếp cận, thu hút khách DLST đến với sản phẩm DLST của tỉnh. Vì chsính các doanh nghiệp lữ hành trong nước và nước ngoài cũng tham gia vào việc thiết kế các tour DLST ở Thừa Thiên Huế để bán cho khách. Họ như là người đại diện cho khách tham gia vào việc thiết kế các sản phẩm DLST tại nơi đến du lịch. Trong thời gian tới, DLST Thừa Thiên Huế cần tập trung vào làm một số việc sau: - Xây dựng và sử dụng có hiệu quả website của DLST Thừa Thiên Huế. - Liên hệ với các tổ chức DLST trong và ngoài nước để thuê họ quảng cáo cho sản phẩm DLST của tỉnh. - Mời một số khách DLST đích thực đến Thừa Thiên Huế đi các chuyến du lịch làm quen (FAM trip) và đề nghị sự tư vấn, trợ giúp của họ, thậm chí là đặt hang trong việc xây dựng các sản phẩm DLST ở Thừa Thiên Huế. Đối tượng khách này là các thành viên của tổ chức phi chính phủ có mục đích bảo vệ môi trường, khoa học và đặc biệt mục đích bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa. - Lựa chọn đối tác kinh doanh sản phẩm DLST để tổ chức nhóm công tác do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch làm chủ dự án bao gồm đại diện lãnh đạo uỷ ban tỉnh, đại diện Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công an, chuyên gia tư vấn DLST, đại diện ban Quản lý, đại diện chính quyền địa phương, đại diện cư dân, đại diện các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ DLST trên toàn tỉnh. Nhóm công tác này với tư cách là khách DLST có mục đích chính là thực hiện dự án để nghiên cứu học tập cách thức kinh doanh sản phẩm DLST của các điểm khu du lịch có điều kiện tương tự ở Thừa Thiên Huế. 3.3.5. Nhóm giải pháp liên kết du lịch vùng 3.3.5.1. Liên kết du lịch với các tỉnh bạn trong khu vực miền Trung Khu vực miền Trung là khu vực có nhiều đặc điểm tự nhiên và khí hậu thích hợp phát triển những khu DLST đa dạng và phong phú. Bởi thế, dọc các tỉnh miền Trung, rất nhiều khu DLST đã và đang được phát hiện, tập trung đầu tư phát triển. Quảng Bình vốn nổi tiếng với Động Phong Nha, nơi đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Hàng năm, địa điểm này đã thu hút hang triệu du khách nội địa và quốc tế đến tham quan. Đây là một nguồn khách tiềm năng cho DLST Thừa Thiên Huế.Tiếp đó, tỉnh Quảng Trị với nhiều bãi biển đẹp và thơ mộng như Cửa Tùng, Cửa Việt thực sự là một điểm dừng chân thú vị với du khách… Xuôi về phía nam, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và một số tỉnh khách cũng có nhiều địa điểm DLST. Trong đó, nổi bật nhất là Non Nước với núi Ngũ Hành Sơn, một kiệt tác thiên nhiên hùng vĩ. Liên kết du lịch với các tỉnh thành phố này, Thừa Thiên Huế sẽ có cơ hội rất lớn trong việc thu hút khách du lịch. Tỉnh cần đề ra một số chính sách, giải pháp phù hợp. Một số giải pháp đề xuất: - Thương thảo, bàn bạc với các cấp chính quyền hay Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch của các địa phương trên về kế hoạch liên kết du lịch. - Vạch ra các tour, các tuyến du lịch liên tỉnh nối các điểm DLST của các địa phương với nhau. - Xúc tiến, quảng cáo về tour, tuyến du lịch vừa đặt ra. - Đưa ra những chính sách ưu đãi lớn đối với du khách tham gia vào các tour, tuyến du lịch này. - Liên hệ với các hãng vận chuyển nhằm phục vụ một cách tốt nhất cho việc di chuyển địa điểm du lịch cho du khách. 3.3.5.2. Liên kết du lịch với các điểm du lịch lớn, có tiềm năng trên cả nước. Phía Bắc nước ta có một loạt điểm DLST rất nổi tiếng, thu hút rất nhiều khách du lịch. Đó là Sapa ở Lào Cai, Tam Đảo ở Vĩnh Phúc hay cụm DLST ở tỉnh Ninh Bình. Những địa điểm này đang tạo ra một hình ảnh đẹp về DLST ở miền Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung. Còn ở phía Nam, điểm du lịch nổi bật nhất có lẽ là Đà Lạt với những cảnh quan thiên nhiên vừa thơ mộng vừa hữu tình mà lại mang nét hoang sơ của cao nguyên Lâm Viên. Đây chính là những địa điểm du lịch mà Thừa Thiên Huế nên chú trọng liên kết, mở rộng tuyến du lịch. Tỉnh cần đưa ra một số chính sách, giải pháp thúc đẩy sự liên kết này. Các chính sách giải pháp cũng tương tự như đối với liên kết DLST với các tỉnh miền Trung. Nhưng với khoảng cách xa hơn, Thừa Thiên Huế nên chú trọng vào việc đưa ra những chính sách ưu đãi đối với khách du lịch, và cũng cần tạo ra một sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các công ty vận chuyển để đảm bảo sự di chuyển cho du khách. Bên cạnh, tỉnh nên học tập những kinh nghiệm kinh doanh sản phẩm DLST vốn đang rất thành công ở các địa phương này. 3.3.5.3. Liên kết du lịch với những điểm du lịch của các nước láng giềng trong khu vực và trên thế giới Đây là một giải pháp mang tầm vĩ mô đối với DLST ở Thừa Thiên Huế. Tỉnh có thể liên kết với các nước trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan… hay với các nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản… và mở rộng sang phía tây với các nước Nam Á như Ấn Độ… Để liên kết được với các nước này, Thừa Thiên Huế cần tạo ra một hệ thống sản phẩm DLST thật độc đáo, hấp dẫn du khách. Điều này vừa tạo cơ hội cho sự liên kết du lịch, vừa tạo sức mạnh cạnh tranh với các điểm du lịch đó. 3.3.5.4. Kết hợp loại hình DLST với nhiều loại hình du lịch khác để nâng cao tính đa dạng của sản phẩm du lịch Ở Thừa Thiên Huế hiện nay đang tồn tại rất nhiều loại hình du lịch như du lịch văn hoá, du lịch lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng… và cả DLST. Địa điểm của các loại hình du lịch này có đặc điểm là trải đều trên toàn tỉnh, đan xen với nhau tạo nên một hệ thống các điểm du lịch rất phong phú và đa dạng. Kết hợp các loại hình du lịch này với nhau sẽ mang lại nhiều lợi ích: - Nâng cao tính đa dạng của địa điểm du lịch, giảm thiểu sự nhàm chán của du khách. - Tận dụng được các cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng du lịch, sử dụng các yếu tố này một cách có hiệu quả nhất. Đề xuất một số kết hợp địa điểm DLST với các loại hình khác ở Thừa Thiên Huế: 1. Du lịch nghỉ dưỡng ở suối khoáng nóng Thanh Tân với thác A Đon và hệ sinh thái Tràm Chim ở huyện Phong Điền, phía Bắc thành phố Huế. 2. Du lịch tâm linh ở hệ thống chùa Thiên Mụ, Huyền Không Sơn Thượng với điểm DLST Nhà vườn cổ ở Phú Mộng. Tất cả các điạ điểm này thuộc xã Kim Long, một xã ngoại thành của Thành phố Huế. 3. Du lịch văn hoá lịch sử ở khu di tích triều Nguyễn, lăng tẩm của 13 triều vua với điểm DLST Nhà vườn cổ ở xã Thuỷ Biều, Phú Thượng, Phú Vang, một xã ngoại thành của Thành phố Huế. 4. Du lịch cộng đồng khám phá, tìm hiểu cuộc sống của các dân tộc thiểu số ở huyện miền núi Nam Đông với điểm DLST Thác Mơ, Thác Trượt ở đây. 5. Du lịch tâm linh ở Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã với tuyến DLST Cảnh Dương – Lăng Cô - Bạch Mã. 3.3.6. Nhóm giải pháp về chính sách và cơ chế quản lý Đây là nhóm giải pháp có tính chất vĩ mô, tác động lên nhiều mặt của việc phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế. Nhóm giải pháp về chính sách: - Có một cơ chế ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp, các hộ gia đình kinh doanh sản phẩm DLST. - Hỗ trợ thủ tục hành chính đối với các dự án đầu tư phát triển DLST. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý: - Phân cấp quản lý, khai thác các điểm DLST, các di tích văn hóa, lịch sử của tỉnh. - Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của các cấp chính quyền. Giải pháp này được hỗ trợ bởi một số biện pháp sau: Mở các lớp học nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên ở các cơ quan hành chính để bổ sung, nâng cao trình độ. Tổ chức các cuộc thi, giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ công nhân viên với nhau. Tạo điều kiện có một số cán bộ có đủ năng lực đi du học nâng cao trình độ ở nước ngoài. - Thành lập hiệp hội DLST với chức năng chính là điều phối các hoạt động kinh doanh DLST. 3.4. CÁC KIẾN NGHỊ 3.4.1. Kiến nghị với tổng cục du lịch Thứ nhất, trên cơ sở chiến lược phát triển DLST Việt Nam, đề nghị với Nhà Nước có chính sách ưu tiên loại hình DLST. Vì kinh doanh sản phẩm DLST không chỉ mang tính chất thuần tuý nhằm mục đích lợi nhuận mà kinh doanh sản phẩm DLST là một thành phần trong hệ thống du lịch vừa có tính hướng đích vừa có tính nhất thể cao. DLST đảm bảo sự cân bằng và hướng tới hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường và hiệu quả văn hoá xã hội và cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Thứ hai, ban hành các tiêu chuẩn và quy tắc của điểm DLST và khu DLST, sách hướng dẫn DLST, xây dựng nội dung giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho chiến lược phát triển DLST của Quốc gia. Thứ ba, công tác xúc tiến cần tăng cường và tập trung nhiều hơn vào sản phẩm DLST của Việt Nam. 3.4.2. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (thông qua Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch) Thứ nhất, điều chỉnh là quy hoạch du lịch tỉnh đến năm 2015 cho phù hợp Luật Du lịch và quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch của Việt Nam. Thứ hai, cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để thành lập hiệp hội DLST của tỉnh. Thứ ba, tập trung vốn đầu tư vào phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật cho các điểm du lịch. Thứ tư, có chế tài buộc những doanh nghiệp kinh doanh DLST tập trung đầu tư vào dịch vụ bảo hiểm, một yếu tố khá quan trọng trong DLST. Thứ năm, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch về vốn, quảng bá, xúc tiến du lịch. 3.4.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm DLST trên địa bàn tỉnh Thứ nhất, lựa chọn các dự án đầu tư tương thích với loại hình DLST. Thứ hai, các nhà kinh doanh sản phẩm DLST nhất thiết phải mang lại lợi ích trực tiếp cho cộng đồng dân cư, nơi có các giá trị của tài nguyên sinh thái. Thứ ba, đảm bảo chất lượng các dịch vụ, hàng hoá tương xứng với giá cả mà khách phải chi trả, phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cho kinh doanh du lịch nói chung và DLST nói riêng. Thứ tư, phải có sự phối kết hợp chặt chẽ trên cơ sở phân chia lợi ích để tạo động lực cho các nhà kinh doanh lữ hành thu hút du khách và tiêu thụ sản phẩm DLST cho tỉnh. Thứ năm, phải có trách nhiệm và nhận thức rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhânlực, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.4.4. Đối với nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Thứ nhất, nêu cao truyền thống mến khách của dân tộc, tôn trọng khách, không chèo kéo, nài ép khách, lịch sự văn minh trong giao tiếp phục vụ khách. Thứ hai, gìn giữ và phát triển những nghề truyền thống của mình để khách du lịch được chiêm ngưỡng, học hỏi và mua các sản phẩm do chính cư dân địa phương làm ra. Thứ ba, gìn giữ và phát triển bản sắc văn hoá, phong tục tập quán riêng biệt của dân tộc mình thông qua việc tổ chức các lễ hội, các lễ nghi trong giao tiếp, trong thức ăn, đồ uống, trong trang phục và sinh hoạt thường ngày. Đây ; à các tài sản vô giá mà các thế hệ đi trước để lại, các tài sản này tạo ra điểm nhấn của DLST tỉnh Thừa Thiên Huế để thu hút khách tham quan. Thứ tư, tôn trọng luật pháp và chỉ làm những gì mà pháp luật không cấm, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp ở quê hương mình. KẾT LUẬN Thừa Thiên Huế là một tỉnh có một tiềm năng du lịch rất lớn. Ở đây có thể phát triển rất nhiều loại hình du lịch: du lịch văn hoá, du lịch lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng… Các loại hình du lịch này đang rất phát triển, hàng năm thu hút được hàng triệu lượt khách du lịch, mang lại doanh thu lớn góp một phần vào GDP của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng phát triển các loại hình du lịch trên, Thừa Thiên Huế còn có một tiềm năng rất lớn để phát triển loại hình DLST. Có thể kể đến Vườn Quốc gia Bạch Mã, hệ sinh thái Rú Trá, hệ sinh thái Tràm Chim, hệ sinh thái Tam Giang - Cầu Hai, hàng loạt hồ, thác nước ngọt với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ hay các bãi biển xanh ngắt ngút ngàn… Những tưởng với nguồn tiềm năng lớn như vậy, DLST ở Thừa Thiên Huế đã phát triển mạnh, trở thành một trong những địa điểm thu hút khách DLST của Việt Nam. Thực tế, DLST ở đây mới chỉ bước vào giai đoạn đầu của quá trình phát triển và kết quả thu được trong các năm vừa qua còn kém, hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng. Đề tài “Giải pháp phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế” của em đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển DLST của tỉnh, từ đó đưa ra một số giải pháp cho sự phát triển của lĩnh vực này trong tương lai. Hy vọng đề tài này sẽ góp một phần nhỏ vào công cuộc phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế. Em xin chân thành cám ơn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Vận, cô Trần Lan Anh - trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế cùng các anh chị chuyên viên ở Sở đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình hoàn thành đề tài này. Với vốn kiến thức có hạn, đây lại là một đề tài khá mới nên nó không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong thầy giáo, cô Lan Anh cùng các anh chị chuyên viên góp ý để em có thể hoàn thiện đề tài này hơn. Em xin chân thành cám ơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA6153.DOC
Tài liệu liên quan