Giải phẫu học các dạng động mạch thận ở những người hiến thận

KẾT LUẬN Từ kết quả khảo sát 112 quả thận (hồi cứu qua hồ sơ của người cho thận để ghép) từ năm 2005-2009 tại bệnh viện Chợ Rẫy, tương ứng với 56 cặp thận, với 25 trường hợp được chụp CT và 31 trường hợp được khảo sát bằng DSA, chúng tôi nhận thấy sự hiện diện đa ĐM cung cấp máu cho thận ở người Việt Nam rất phổ biến. Có sự giống nhau về tỉ lệ các dạng ĐM cung cấp máu cho thận giữa nhóm mẫu phẫu tích trên xác và nhóm được chụp DSA. Bên cạnh đó lại có sự khác biệt về tỉ lệ các dạng ĐM cung cấp máu cho thận giữa hai quần thể được chụp CT và DSA. Vì vậy, để đánh giá chính xác hơn về giải phẫu học của mạch máu thận trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, chúng ta cần có một cỡ mẫu lớn hơn nữa trên các quả thận được khảo sát đồng thời trên DSA, CT, MRI và xem trực tiếp trên phẫu thuật trong lúc cấy ghép thận.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 100 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải phẫu học các dạng động mạch thận ở những người hiến thận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011 140 GIẢI PHẪU HỌC CÁC DẠNG ĐỘNG MẠCH THẬN Ở NHỮNG NGƯỜI HIẾN THẬN Võ Văn Hải*, Dương Văn Hải*, Thi Văn Gừng**, Thái Ngọc Dâng**, Lê Văn Phước**, Vũ Lê Chuyên**** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ghép tạng nói chung và ghép thận nói riêng ở Việt Nam là một nhu cầu bức thiết. Khảo sát mạch máu thận của người cho thận trước khi ghép là việc luôn được tiến hành thông qua sự hỗ trợ tích cực của chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA: Digital Substraction Angiography) hay CT xoắn dựng hình 3D (Computed Tomography) hoặc Cộng hưởng từ (MRI: Magnetic Resonance Imaging). Mục tiêu: Phân loại, sắp xếp các dạng động mạch (ĐM) cung cấp máu cho thận ở người Việt Nam trưởng thành nhằm ứng dụng cho ghép thận và các phẫu thuật đoạn ngoài thận. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu các quả thận của người tham gia hiến thận để ghép tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2005 – 2009. Kết quả: Có 56 người với 112 quả thận được khảo sát bằng DSA và CT từ năm 2005 đến năm 2009. Trong đó có 103 quả thận có dạng 1 động mạch rốn (ĐMR) (92%), 9 quả thận có 2 ĐMR (8%), và không có quả thận nào có 3 ĐMR. Tỉ lệ các dạng ĐM cung cấp máu cho thận như sau: có 97 quả thận được cung cấp máu bởi một ĐM thận (tương ứng với dạng 1 ĐMR) (86,6%), 14 quả thận với 2 ĐM thận (12,5%), 1 quả thận có dạng 3 ĐM thận (0,9%). Không có trường hợp nào quả thận có 4 ĐM cung cấp máu cho thận. Tỉ lệ xuất hiện ĐM cực thận (ĐM cực trên và ĐM cực dưới) là 23/112 quả thận (20,5%) với tỉ lệ của ĐM cực trên là 12,5%, ĐM cực dưới là 8,0%. Có sự khác biệt về tỉ lệ các dạng ĐM cung cấp máu cho thận giữa 2 quần thể được chụp CT và chụp DSA. Trong mẫu khảo sát này có đầy đủ các dạng ĐM thận mà các tác giả trong và ngoài nước đã từng công bố. Kết luận: Sự hiện diện đa ĐM cung cấp máu cho thận ở người Việt Nam rất phổ biến. Có sự khác biệt về tỉ lệ các dạng ĐM cung cấp máu cho thận giữa hai quần thể được chụp CT và DSA. Do đó, để đánh giá độ chính xác về giải phẫu học của mạch máu thận trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, chúng ta cần có một cỡ mẫu lớn hơn nữa trên các quả thận được khảo sát đồng thời trên DSA, CT, MRI và trực tiếp trên phẫu thuật trong lúc cấy ghép thận. Từ khóa: động mạch thận, động mạch cung cấp máu cho thận, đa động mạch thận, động mạch rốn thận, ghép thận, chụp mạch máu số hóa xóa nền, CT xoắn ABSTRACT ANATOMY OF RENAL ARTERIAL SUPPLY IN KIDNEY DONORS Vo Van Hai, Duong Van Hai, Thi Van Gung, Thai Ngoc Dang, Le Van Phuoc, Vu Le Chuyen * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 – No. 3 – 2011: 140 - 146 Background: Organ transplantation in general and renal transplantation in particular are pressing needs in Vietnam. Research on renal vessel supply of the kidney donors before renal transplantation is always done through the active support of Digital Substraction Angiography (DSA), or Computed Tomography (CT), or Magnetic Resonance Imaging (MRI). For a better overview of the renal vessel anatomy in general and the renal  Bộ môn Giải Phẫu Học, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh ** Khoa Chẩn đoán hình ảnh – BV. Chợ Rẫy *** Khoa Niệu – BV. Bình Dân TP.Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Võ Văn Hải ĐT: 0903323420 Email: drvovanhai@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học 141 arterial supply in particular, we examined all the kidneys of donors for renal transplantation in Cho Ray Hospital from 2005 to 2009. Aim: To describe anatomy of renal arterial supply of the Vietnamese kidneys to apply for renal transplantation and other renal surgeries. Material and Method: We performed a retrospective analysis of all the kidneys of donors for renal transplantation in Cho Ray Hospital from 2005 to 2009. Results: There were 56 kidney donors with 112 kidneys examined by DSA and CT from 2005 to 2009. Among them, there were 103 kidneys with single hilar arteries (92.0%), 9 kidneys with double hilar arteries (8.0%) and no kidneys with triple hilar arteries. The study showed that 97 kidneys (86.6%) had single renal arterial supply, 14 kidneys (12.5%) had double renal arterial supply, and one (0.9%) had triple renal arterial supply. The appearance rate of upper polar arteries was 12.5% and that of lower polar arteries was 8.0%. There was a difference in the appearance rate of renal arterial supply between the two populations that were examined with DSA and CT. In this survey, all forms of renal arteries were present, as other authors have already reported. Conclusions: The existence of multiple renal arterial supply in the Vietnamese is quite common. There is a difference in the appearance rate of renal arterial supply between the two populations examined with DSA and CT. Therefore, we should do research on larger population whose kidneys will be examined by DSA, CT, MRI as well as during renal transplantation surgery for more reliable results. Key words: renal artery, renal arterial supply, multiple renal arteries, hilar artery, renal transplantation, Digital Substraction Angiography (DSA), Spiral Computed Tomography (CT). ĐẶT VẤN ĐỀ Ghép thận nói riêng và ghép tạng nói chung hiện nay trên thế giới và ở nước ta là một nhu cầu bức thiết. Từ năm 1950 việc ghép thận đã mang lại sự sống cho rất nhiều người(3). Mặc dù ở Việt Nam tuy việc ghép tạng bắt đầu chậm so với khu vực và thế giới, nhưng chúng ta lại thừa hưởng nhiều tiến bộ kỹ thuật của khoa học hiện nay. Sau ghép một thời gian dài, biến chứng về mạch máu của thận ghép khá thường gặp, nhất là các thận có dạng đa động mạch(1). Tuy nhiên ở Việt Nam, việc mô tả các dạng động mạch trong cuống thận cũng như các dạng động mạch thận cung cấp máu cho thận chưa đầy đủ, nên chúng tôi tiến hành khảo sát này với hy vọng đưa ra kết quả nhằm cung cấp cho các nhà phẫu thuật có thêm những thông tin để tham khảo, đồng thời bổ sung cho ngành hình thái học và sách giáo khoa về số liệu sinh học của thận ở người Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Hệ thống lại các dạng động mạch thận cung cấp máu cho thận ở người Việt Nam trưởng thành nhằm ứng dụng trong các phẫu thuật ghép thận. Mục tiêu chuyên biệt Phân loại và nêu ra tần suất các dạng hiện diện của động mạch thận cung cấp máu cho thận. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Mô tả hồi cứu Mẫu Tất cả các trường hợp người cho thận (hiến thận) được nhập viện để khảo sát và lấy thận để ghép tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2005 – 2009 và đã được tham gia nghiên cứu về thận để ghép. Trong quá trình đánh giá thận để lấy trước ghép, ngoài khảo sát lâm sàng và các cận lâm sàng áp dụng với người cho thận thì trong hồ sơ nghiên cứu thận của họ đều có kết quả bình thường về đồng vị phóng xạ thận (xạ hình thận – Renal Scintigraphy) và chụp hệ niệu có cản quang đường tĩnh mạch (UIV: Urogrphie Intraveineuse). Tất cả các trường hợp này đều Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011 142 được chụp khảo sát mạch máu thận bằng phương pháp CT xoắn dựng hình 3D (Spiral CT) hoặc chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA: Digital Substraction Angiography) về mạch máu thận hai bên phải và trái. KẾT QUẢ Với các tiêu chí trên, chúng tôi lựa chọn được 56 người cho thận để ghép với 56 cặp thận, tương ứng 112 quả thận (hồi cứu qua hồ sơ) từ năm 2005-2009 tại bệnh viện Chợ Rẫy. Trong mẫu khảo sát này có 25 trường hợp được chụp CT và 31 trường hợp được khảo sát bằng DSA với 112 quả thận. Trong đó 103 quả thận có 1 động mạch rốn (ĐMR) (92,0%) và 9 quả thận có 2 ĐMR (8,0%) – 5 trường hợp có 2 ĐMR bên phải (ĐMR (P)), 4 trường hợp có 2 ĐMR bên trái (ĐMR (T). Trong mẫu khảo sát này không có trường hợp nào có 3 ĐMR. Tất cả các ĐMR đều có nguyên ủy từ ĐM chủ. Trong mẫu khảo sát có tất cả 23 ĐM thận cực trên và cực dưới. Bảng 1. Tóm tắt và so sánh kết quả khảo sát của các dạng ĐM cung cấp máu cho thận Tác giả Chúng tôi Phạm Ngọc Hoa, Hùynh Đức Long, Thi Văn Gừng(5) Võ Văn Hải, Vũ Lê Chuyên, Dương Văn Hải và CS (2010)(11) Phương pháp khảo sát CT SCANNER DSA MẨU CHUNG CT SCANNER VÀ DSA CHỤP ĐM THẬN QUI ƯỚC & DSA N = 32 = 20 qui ước + 12 DSA PHẪU TÍCH XÁC N= 78 cặp thận Các dạng ĐM thận Thận (P) Thận (T) Tổng số (N1=50) Thận (P) Thận (T) Tổng số (N2=62) Thận (P) Thận (T) Tổng số (N3=112 ) Thận (P) Thận (T) Tổng Thận (P) Thận (T) Tổng số (N4= 156) Một ĐM thận (1 ĐM rốn) (Hình1- 1A, 1B, 1C, 1D và 1E) 24/25 (96,0%) 23/25 (92,0%) 47/50 (94,0%) 25/31 (80,6%) 25/31 (80,6%) 50/62 (80,6%) 49/56 (87,5%) 48/56 (85,7%) 97/112 (86,6%) 12/16 (75,0%) 15/16 (93,7%) 27/32 (84,4%) 61/78 (78,23% ) 57/78 (73,09% ) 118/156 (75,64% ) Hai ĐM thận 1/25 (4,0%) 2/25 (8,0%) 3/50 (6,0%) 5/31 (16,1%) 6/31 (19,3%) 11/62 (17,7%) 6/56 (10,7%) 8/56 (14,3%) 14/112 (12,5%) 4/16 (25,0%) 1/16 (6,3%) 5/32 (15,6%) 15/78 (19,21% ) 19/78 (24,35% ) 34/156 (21,80% ) 2 ĐM rốn (Hình 1- 2A) 1/25 (4,0%) 1/25 (4,0%) 2/50 (4,0%) 3/31 (9,7%) 3/31 (9,7%) 6/62 (9,7%) 4/56 (7,1%) 4/56 (7,1%) 8/112 (7,1%) 3/16 (18,8%) 1/16 (6,3%) 4/32 (12,5%) 9/78 (11,53% ) 13 (16,66% ) 22/156 (14,10% ) 1 ĐM rốn + 1 ĐM CT (Hình 1-2B) 0/25 (0,0%) 1/25 (4,0%) 1/50 (2,0%) 0/31 (0,0%) 1/31 (3,2%) 1/62 (1,6%) 0/56 (0,0%) 2/56 (3,6%) 2/112 (1,8%) 0/16 (0,0%) 0/16 (0,0%) 0/32 (0,0%) 4/78 (5,12%) 5 (6,41%) 9/156 (5,77%) 1 ĐM rốn + 1 ĐM CD (Hình 1-2C) - - - 2/31 (6,4%) 2/31 (6,4%) 4/62 (6,4%) 2/56 (3,6%) 2/56 (3,6%) 4/112 (3,6%) 1/16 (6,3%) 0/16 (0,0%) 1/32 (3,1%) 2/78 (2,56%) 1 (1,28%) 3/156 (1,92%) Ba ĐM thận - - - 1/31 (3,2%) 0/31 (0,0%) 1/62 (1,6%) 1/56 (1,8%) 0/56 (0,0%) 1/112 (0,9%) - - - 2/78 (2,56%) 1/78 (1,28%) 3/156 (1,92%) 3 ĐM rốn - - - - - - - - - 1/78 (1,28%) - 1/156 (0,64%) 2 ĐM rốn + 1 ĐM CT (Hình 1-3B) - - - 1/31 (3,2%) 0/31 (0,0%) 1/62 (1,6%) 1/56 (1,8%) 0/56 (0,0%) 1/112 (0,9%) - 1/78 (1,28%) 1/156 (0,64%) 2 ĐM rốn + 1 ĐM CD - - - - - - - - - 1/78 (1,28%) - 1/156 (0,64%) Bốn ĐM - 1/78 (1,28%) 1/156 (0,64%) 4 ĐM rốn - - - 3 ĐM rốn + 1 ĐM CT - 1 (1,28) 1 (0,64) 3 ĐM rốn + 1 ĐM CD - - - ĐMR: động mạch rốn, ĐMCT: động mạch cực trên, ĐMCD: động mạch cực dưới, thận (P): thận phải, thận (T): thận trái, N3 = N1 + N2 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học 143 Bảng 2. Tóm tắt và so sánh kết quả khảo sát của các dạng động mạch rốn của thận Tác giả Chúng tôi Phạm Ngọc Hoa, Hùynh Đức Long, Thi Văn Gừng(5) Võ Văn Hải, Vũ Lê Chuyên, Dương Văn Hải và CS (2010)(11) KHẢO SÁT BẰNG CT (N1=50) KHẢO SÁT BẰNG DSA (N2=62) MẪU CHUNG CT & DSA (N3=112) CHỤP QUI ƯỚC & DSA (N=32) PHẨU TÍCH TRÊN XÁC (N = 156) Các dạng ĐM Rốn Thận Thận (P) Thận (T) Tổng Thận (P) Thận (T) Tổng Thận (P) Thận (T) Tổng Thận (P) Thận (T) Tổng Thận (P) Thận (T) Tổng Một ĐMR 24/25 (96%) 24/25 (96%) 48/50 (96%) 27/31 ((87,1%) 28/31 (90,3%) 55/62 (88.7% ) 51/56 (91,1%) 52/56 (92,9%) 103/112 (92.0%) 13/16 (75.0%) 15/16 (93.7%) 28/32 (87.5%) 67 (85,9%) 63 (80,8%) 130/156 (83,3%) Hai ĐMR 1/25 (4%) 1/25 (4%) 2/50 (4%) 4/31 (12,9%) 3/31 (9,7%) 7/62 (11.3% ) 5/56 (8,9%) 4/56 (7,1%) 9/112 (8%) 3/16 (25.0%) 1/16 (6.3%) 4/32 (12.5%) 10 (12,8%) 14 (17,9%) 24 (15,4%) Ba ĐMR - - - - - - - - - - - - 1 (1,3%) 1 (1,3%) 2 (1,3%) ĐMR: động mạch rốn, thận (P): thận phải, thận (T): thận trái N3 = N1 + N2 Bảng 3. Nguyên ủy và số lượng của ĐM cực trên và ĐM cực dưới được khảo sát trên 112 quả thận được chụp CT và DSA ĐM cực trên ĐM cực dưới ĐM cực trên và cực dưới Nguyên ủy xuất phát ĐM Chủ nhánh của ĐMR* xuất phát ĐM Chủ nhánh của ĐMR* Xuất phát ĐM Chủ Nhánh của ĐMR Vị trí thận Thận (P) Thận (T) Thận (P) Thận (T) Thận (P) Thận (T) Thận (P) Thận (T) Thận (P) Thận (T) Thận (P) Thận (T) 1 2 7 4 2 2 3 2 3 4 10 6 3/112 (2,7%) 11/112 (9,8%) 4/112 (3,6%) 5/112 (4,0%) 7/112 (6,2%) 16/112 (14,3%) Tổng số ĐM cực thận 14/112 (12,5%) 9/112 (8,0%) 23/112 (20,5%) *Là nhánh của ĐM rốn thận, đi trực tiếp vào nhu mô thận mà không vào rốn Hình 1: Trong 112 quả thận này có 7 ĐM cực thận xuất phát từ ĐM Chủ với 6 trường hợp kết hợp với thận có 1 ĐMR và 1 trường hợp 1 ĐMCT bên phải kết hợp quả thận có 2 ĐMR phải. Và trường hợp này được xếp vào dạng quả thận có đến 3 ĐM cung cấp máu cho thận. (Hình 1 – nhóm 3B) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011 144 Hình 2. (A): ĐM thận được chụp CT: Thận trái có 1 ĐMR và 1 ĐM cực trên xuất phát từ ĐM chủ. (B): ĐM thận được chụp DSA: ĐM rốn thận chia sớm Hình 3. ĐM thận được khảo sát bằng phương pháp DSA: thận phải có 1 ĐM rốn và 1 ĐM cực dưới xuất phát từ ĐM chủ Hình 4. ĐM thận được khảo sát bằng phương pháp DSA: thận phải có 2 ĐM rốn và 1 ĐM cực trên xuất phát từ ĐM chủ Hình 5. Hai quả thận được chụp CT xoắn dựng hình 3D: trường hợp này 2 quả thận đều có 2 ĐM Rốn 2 bên Bảng 4. Bảng so sánh các dạng ĐM rốn thận của các tác giả ĐM Rốn thận Các dạng (%) Tác giả 1 ĐMR 2 ĐMR 3 ĐMR Chúng tôi (CT & DSA) 92.0% (103/112) 8.0 (9/112) 0.0 Võ Văn Hải và CS (11) 83,33% 15,38 1,29 Phạm Ngọc Hoa và cs. (qui uớc & DSA)(5) 87.5% (28/32) 12.5% (4/32) 0.0 Trịnh Xuân Đàn(8) 68,52% 20,37 11,11 Trịnh Xuân Đàn và cs(7) 66,6% 26,7 6,7 Khamanarong, và cs(2) 81,64% 18,36 Bảng 5. So sánh tỷ lệ đa ĐM Rốn thận giữa mẫu được chụp DSA, CT và mẫu phẫu tích trên xác Dạng ĐM Rốn thận Mẫu Số ĐMR < 2 Số ĐMR ≥ 2 DSA (N = 62) 50 12 CT (N = 50) 47 3 Xác (N = 156) 118 38 2 = 5,57, p=0,06 Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,06>0,05) về tỷ lệ đa ĐM Rốn thận giữa 3 nhóm mẫu DSA, CT của chúng tôi và mẫu phẫu tích xác của tác giả Võ Văn Hải, Vũ Lê Chuyên, Dương Văn Hải và CS(11) Bảng 6. So sánh tỷ lệ đa ĐM cung cấp máu cho thận giữa mẫu được chụp DSA và mẫu phẫu tích trên xác Dạng ĐM cung cấp máu cho thận Mẫu Số ĐM < 2 Số ĐM ≥ 2 DSA (N = 62) 50 12 Xác (N = 156) 118 38 2 = 0,63, p=0,43 Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,43>0,05) về tỷ lệ đa ĐM cung cấp máu cho thận giữa mẫu DSA và mẫu xác của tác giả Võ Văn Hải và CS(11). Bảng 7. So sánh tỷ lệ đa ĐM cung cấp máu cho thận giữa mẫu được chụp CT và mẫu phẫu tích trên xác Dạng ĐM cung cấp máu cho thận Mẫu Số ĐM < 2 Số ĐM ≥ 2 CT (N = 50) 47 3 Xác (N = 156) 118 38 2 = 8,005, p=0,005 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,005<0,05) về tỷ lệ đa ĐM cung cấp máu cho thận giữa mẫu được chụp CT và mẫu xác của tác giả Võ Văn Hải Hải và CS(11). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học 145 Bảng 8. So sánh tỷ lệ đa ĐM cung cấp máu cho thận giữa mẫu được chụp DSA và mẫu được chụp CT Dạng ĐM cung cấp máu cho thận Mẫu Số ĐM < 2 Số ĐM ≥ 2 DSA (N = 62) 50 12 CT (N = 50) 47 3 2 = 4,26, p=0,04 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,04 < 0,05) về tỷ lệ đa ĐM cung cấp máu cho thận giữa mẫu DSA và mẫu xác của tác giả Võ Văn Hải và CS(11). Bảng 9. So sánh tỷ lệ đa ĐM Rốn của thận giữa mẫu được chụp DSA, CT và mẫu phẫu tích trên xác Dạng ĐM Rốn thận Mẫu Số ĐMR < 2 Số ĐMR ≥ 2 DSA (N = 62) 50 12 CT (N = 50) 47 3 Xác (N = 156) 130 26 2 = 5,57, p=0,06 Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,06>0,05) về tỷ lệ đa ĐM Rốn thận giữa 3 nhóm mẫu DSA, CT của chúng tôi và mẫu phẫu tích xác của tác giả Võ Văn Hải và CS (11) BÀN LUẬN Trong mẫu thu thập này chúng tôi khảo sát các mẫu phân chia và sắp xếp theo 2 dạng: dạng đa động mạch rốn thận (không xem xét đến sự hiện diện ĐM cực trên và ĐM cực dưới của thận) và các dạng ĐM cung cấp máu cho thận (có xem xét đến sự hiện diện ĐM cực trên và ĐM cực dưới và các ĐM này đều có nguyên ủy từ ĐM chủ). Trong mẫu khảo sát này không trường hợp nào có ĐM cung cấp máu cho thận có nguyên ủy xuất phát từ ĐM chậu chung, hoặc ĐM chậu ngoài hay ĐM chậu trong. Với phân loại theo đa ĐMR Qua bảng 1 và 2, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ đa ĐMR (từ 2 ĐMR trở lên) xuất hiện với tỉ lệ khá thấp (9 mẩu/112 = 8,0%), không có trường hợp nào có thận có 3 ĐMR. Tỉ lệ xuất hiện đa ĐMR ở mẫu chụp DSA cao hơn gấp 2 lần CT (11,3% DSA và 4% CT), tuy nhiên sự khác biệt về dạng đa ĐM rốn của thận ở 2 mẫu này không có ý nghĩa thống kê (bảng 5). Tỉ lệ của mẫu khảo sát DSA của chúng tôi lại gần giống mẫu khảo sát của tác giả Phạm Ngọc Hoa, Huỳnh Đức Long, Thi Văn Gừng trên phim chụp qui ước và DSA (2000)(5): tỉ lệ xuất hiện 1ĐMR lần lượt là 88,7% và 87,5% - tỉ lệ 2 ĐMR lần lượt là 11,3% và 12,5%. Như vậy, ở đây không có sự khác biệt về dạng đa ĐM Rốn của thận giữa 3 mẫu (mẫu chụp qui ước và DSA, mẫu chụp DSA và mẫu khảo sát bằng CT), mặc dù mẫu chụp qui ước - DSA và DSA có tỉ lệ xuất hiện giống nhau và cùng khác tỉ lệ với CT. Với kết quả khảo sát của tác giả Võ Văn Hải và CS(11) (bảng 5), mẫu khảo sát được chụp qua CT và DSA lại một lần nữa không có sự khác biệt về tỉ lệ các dạng đa ĐM Rốn của thận. Tuy vậy, khi xem xét trên khía cạnh phân loại đa ĐM cung cấp máu cho thận, chúng tôi lại thấy có sự khác biệt rõ và được đề cập đến trong phần phân loại dạng đa ĐM cung cấp máu cho thận. Với phân loại theo dạng đa ĐM cung cấp máu cho thận Trong dạng này chúng tôi xếp loại theo số lượng các ĐM thận có nguyên ủy từ ĐM chủ, bao gồm các động mạch: ĐM rốn thận, ĐMCT xuất phát từ ĐM chủ, ĐMCD xuất phát từ ĐM chủ. Qua bảng 6,7 và 8, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về dạng đa ĐM cung cấp máu cho thận giữa mẫu khảo sát phẫu tích trên xác của tác giả Võ Văn Hải và CS(11) và mẫu chụp CT của chúng tôi, và cũng có sự khác biệt giữa hai mẫu khảo sát DSA và CT. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mẫu khảo sát trên xác và mẫu chụp DSA (bảng 6). Như vậy, chúng ta kết luận rằng: về sự khác biệt giữa các dạng ĐM cung cấp máu cho thận, thì nhóm khảo sát trên xác và chụp DSA có tỉ lệ giống nhau và 2 nhóm này đều khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm được khảo sát qua CT. Sự khác biệt này có thể do: (1) Thế hệ máy, (2) kỹ thuật chụp, (3) kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật viên. Theo tác giả Mitterberger và CS (2008)(4), khi khảo sát 48 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011 146 bệnh nhân cùng lúc trên siêu âm Doppler màu (CDI), CT, MRI và phẫu thuật thì nhận thấy CT vẫn có sự bỏ sót 4 trường hợp về khảo sát mạch máu thận. Tuy nhiên theo phân loại và xếp nhóm của tác giả Sampaio và Passos (1992)(6) và theo quan điểm nhận xét của Uflacker, Renan (2007)(10), Paolini, Lima (1984)(9) cho rằng sự phân nhánh “sớm” của ĐMR sau khi từ ĐM chủ đi ra dưới 1cm được xếp thành một nhóm và thực sự có ý nghĩa trong kỹ thuật cấy ghép thận (hình 2 B). Vì các tác giả cho rằng nếu nơi phân chia này có chiều dài từ 1cm trở lên cách gốc xuất phát từ ĐM chủ thì ĐM thận chính sẽ không có sự chít hẹp sau khi quả thận này được cấy ghép. Trên cơ sở này, kết quả của chúng tôi cũng được ghi nhận thành 10 dạng, chia thành 3 nhóm và được mô phỏng qua các hình vẽ trong hình 1. Khi phân tích mẫu khảo sát của chúng tôi với tác giả Sampaio, Passos, Uflacker và Renan, chúng tôi nhận thấy trong nhóm 1 chúng tôi có thêm 2 dạng 1C (3,6%) và 1D (0,9%) mà trong mẫu khảo sát của các tác giả trên không thấy đề cập đến. Và trong dạng 2C (3,6%) của mẫu chúng tôi, ĐM cực dưới có gốc nguyên ủy gần ĐMR hơn, xa nơi chia 2 nhánh tận của ĐM Chủ hơn so với các tác giả trên. Từ đó cho chúng tôi thấy được rằng, tuy các tác giả Sampaio, Passos, Uflacker và Renan chia thành 12 nhóm, nhưng sự đa dạng của ĐM cung cấp máu cho thận ở mẫu khảo sát người Việt Nam có 3 dạng mà trong mẫu khảo sát của các tác giả trên không có. Chính điều này cho thấy tính đa dạng và thay đổi của ĐM cung cấp máu cho thận ở người Việt Nam. KẾT LUẬN Từ kết quả khảo sát 112 quả thận (hồi cứu qua hồ sơ của người cho thận để ghép) từ năm 2005-2009 tại bệnh viện Chợ Rẫy, tương ứng với 56 cặp thận, với 25 trường hợp được chụp CT và 31 trường hợp được khảo sát bằng DSA, chúng tôi nhận thấy sự hiện diện đa ĐM cung cấp máu cho thận ở người Việt Nam rất phổ biến. Có sự giống nhau về tỉ lệ các dạng ĐM cung cấp máu cho thận giữa nhóm mẫu phẫu tích trên xác và nhóm được chụp DSA. Bên cạnh đó lại có sự khác biệt về tỉ lệ các dạng ĐM cung cấp máu cho thận giữa hai quần thể được chụp CT và DSA. Vì vậy, để đánh giá chính xác hơn về giải phẫu học của mạch máu thận trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, chúng ta cần có một cỡ mẫu lớn hơn nữa trên các quả thận được khảo sát đồng thời trên DSA, CT, MRI và xem trực tiếp trên phẫu thuật trong lúc cấy ghép thận. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Benedetti E, Troppmann C, Gillingham K, Sutherland DE, Payne WD, Dunn DL, Matas AJ, Najarian JS, Grussner RW. (1995). Short- and long-term outcomes of kidney transplants with multiple renal arteries. Ann Surg 221:406–414. 2. Khamanarong K., Prachaney P., Utraravichen A., Tong-Un T.and Sripaoraya K. (2004). Anatomy of Renal Arterial Supply, Clin. Anat. 17: 334–336 3. Lê Trung Hải và cộng sự (2001), Ghép thận tại Việt Nam, tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế xuất bản, (12), trang 406. 4. Mitterberger M, Pinggera GM, Neururer R, Peschel R, Colleselli D, Aigner F, Gradl J, Bartsch G, Strasser H, Pallwein L, Frauscher F (2008). Comparison of Contrast-Enhanced Color Doppler Imaging (CDI), Computed Tomography (CT), and Magnetic Resonance Imaging (MRI) for the Detection of Crossing Vessels in Patients with Ureteropelvic Junction Obstruction (UPJO), European Urology, 53: 1254 – 1262 5. Phạm Ngọc Hoa, Huỳnh Đức Long, Thi Văn Gừng (2000). Nhận xét về 16 trường hợp chụp động mạch thận trong chương trình ghép thận tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tổng kết chương trình ghép thận 1992-2000 – Kỷ yếu công trình: trang 34 - 37 6. Sampaio FJB, Passos MARF. (1992). Renal arteries: anatomic study for surgical and radiological practice. Surg Radiol Anat 14:113–117. 7. Trịnh Xuân Đàn – Lê Gia Vinh (1995), “Góp phần nghiên cứu mạch máu cuống thận người Việt Nam trưởng thành”, Hình thái học, Tập 5 (1), trang 14 – 15. 8. Trịnh Xuân Đàn (1999), Nghiên cứu giải phẫu hệ thống bể đài thận và mạch máu, thần kinh thận của người Việt nam trưởng thành, Luận án tiến sĩ Y học, trang 39 – 76. 9. Uftacker R, Paolini RM, Lima S (1984) Management of traumatic hematuria by selective renal artery embolization. J Urol 132: 662- 667 10. Uflacker, Renan (2007). Abdominal Aorta and Branches. Atlas of Vascular Anatomy: Angiogrpahic Approach, 2nd Edition, Lippincott William& Wilkins, Chapter 18, pp. 468 – 654 11. Võ Văn Hải, Vũ Lê Chuyên, Dương Văn Hải và CS (2010). Nghiên cứu các dạng động mạch thận trong cuống thận người Việt Nam. Tạp chí Y học Tp.HCM, tập 15, phụ bản số 1, trang 164 – 169.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phau_hoc_cac_dang_dong_mach_than_o_nhung_nguoi_hien_tha.pdf