Giám sát các-Bon có sự tham gia: Hướng dẫn vận hành tính toán trữ lượng các-bon cho chương trình REDD+ Quốc gia

Tài liệu hướng dẫn này giới thiệu và giải thích PCM (phân biệt với việc giám sát các-bon dựa vào ‘cộng đồng’) và trình bày các bước chung để ứng dụng PCM vào chương trình REDD+ quốc gia, bao gồm việc tạo ra và xác minh dữ liệu hoạt động và EF/RF cần thiết cho việc thiết lập mức cơ sở rừng và MRV tiếp theo. Cuối cùng, hy vọng rằng tài liệu hướng dẫn vận hành này bổ sung cho các phương pháp tính toán trữ lượng các-bon hiện có và bao gồm trong Phụ lục I. Đồng thời, hy vọng rằng các quốc gia thực hiện REDD+ và các đối tác phát triển của các quốc gia này áp dụng những hướng dẫn kỹ thuật và hoạt động này, bao gồm tài liệu hướng dẫn vận hành PCM tại thực địa để thí điểm các phương pháp và hệ thống thông qua ứng dụng thực tế. Từ những kinh nghiệm thực tế, hướng dẫn tiếp theo, cùng với các công cụ hỗ trợ ra quyết định mang tính tương tác nhiều hơn8, có thể được xây dựng để thúc đẩy hơn nữa các phương pháp giám sát rừng có hiệu quả hơn, không chỉ cho REDD+ mà còn cho các hoạt động can thiệp về quản lý và phương pháp chính sách. Cuối cùng, như các hoạt động liên quan đến REDD+, một phương pháp không hối tiếc (no regret) cần được thực hiện bất cứ nơi nào có thể. Việc thực hiện phương pháp có sự tham gia để giám sát các-bon, có vẻ hơi thừa khi không có chương trình REDD+ và sự cần thiết giải thích việc giảm phát thải và tăng cường hấp thụ. Nhưng các nguyên tắc cơ bản và hệ thống vận hành của PCM vẫn giúp ích cho các chương trình theo dõi/giám sát và điều tra rừng quốc gia thông qua tăng cường năng lực của tất cả các bên liên quan để thu thập, quản lý và áp dụng dữ liệu tốt hơn phục vụ cho công tác quản lý và điều hành cảnh quan của các khu rừng nhiệt đới tốt hơn

pdf36 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giám sát các-Bon có sự tham gia: Hướng dẫn vận hành tính toán trữ lượng các-bon cho chương trình REDD+ Quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các bên liên quan tại địa phương. Các tổ chức địa phương có thể sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các chương trình REDD+ quốc gia do chức năng quản lý hành chính tại các khu vực sẽ thực hiện các hoạt động REDD+. Các chức năng chính của chính quyền địa phương trong PCM bao gồm: 1) lập kế hoạch và phân bổ nguồn tài chính và nhân lực; 2) quyền sử dụng đất lâm nghiệp và lập bản đồ quản lý; và 3) quản lý thông tin và báo cáo (cho NFMS) và ứng dụng dữ liệu PCM để lập kế hoạch địa phương (như thông qua LEDP, xem Hộp 3). Các bên liên quan địa phương (gồm cả cộng đồng địa phương) Các bên liên quan tại địa phương - chủ sở hữu, nhà quản lý và sử dụng rừng và đất rừng biên giới – đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện PCM do đây là những đối tác thực hiện các hoạt động REDD+ và cung cấp một lực lượng lao động dồi dào có kiến thức tại địa phương (chi phí thấp). Các đối tác này, trong đó bao gồm, nhưng không nhất thiết chỉ giới hạn trong người dân địa phương, và có thể bao gồm các cá nhân và các tổ chức xã hội dân sự, cần tham gia xây dựng các hoạt động REDD+ thông qua quá trình tham vấn có sự tham gia, trong đó các đối tác tại địa phương có thể cung cấp thông tin cho các cơ quan cấp trung ương và địa phương về tập quán sử dụng đất, các xu hướng lịch sử trong việc sử dụng đất và che phủ đất, sự tương tác của họ với rừng, và tín ngưỡng văn hóa chung (Scheyvens và cộng sự, 2013). Thông tin như vậy giúp tăng sự hiểu www.snvworld.org/redd17 SNV REDD+ biết về hoạt động sử dụng đất của địa phương có thể dẫn đến việc giảm phát thải hoặc hấp thụ, và do đó hỗ trợ các cơ quan trung ương và địa phương trong việc xây dựng chương trình và kế hoạch REDD+ tương ứng có hiệu quả. Trong biện pháp PCM, các bên liên quan địa phương có vai trò: 1) áp dụng các quy trình thu thập và quản lý dữ liệu quốc gia để tạo ra dữ liệu được tổng hợp vào NFMS; 2) tiến hành phân tích cơ bản và báo cáo cho công tác quản lý thích ứng tại hiện trường thực hiện hoạt động REDD+; và 3) phát triển năng lực để cải thiện quản lý, điều hành, và giám sát rừng. Các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân Các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân tương ứng với các nhóm và các tổ chức không có lợi ích trực tiếp trước mắt từ kết quả và lợi ích của chương trình REDD+ mang lại. Các tổ chức này thường có kiến thức chuyên môn và mối quan tâm cụ thể, từ việc xây dựng chính sách đến việc tham gia xã hội và hỗ trợ kỹ thuật. Các bên liên quan này là những đối tác quan trọng trong việc thúc đẩy hơn nữa và áp dụng REDD+ tại địa phương, trên toàn quốc và/hoặc trên toàn cầu, là tác nhân cho sự thay đổi, tạo ra sự phân tích, trao đổi kinh nghiệm, phát triển phương pháp luận, và xây dựng kiến thức. Như vậy, các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân có thể cung cấp hỗ trợ nhắm mục tiêu đến các tổ chức cấp quốc gia và địa phương cũng như các bên liên quan tại địa phương trong việc thực hiện bất kỳ chức năng cốt lõi nào của PCM như được xác định trong hình trên. www.snvworld.org/redd18 SNV REDD+ Box 4: Nhiệm vụ của các nhóm chủ chốt về phương pháp giám sát các bon có sự tham gia phục vụ tính toán các bon REDD+ quốc gia Nhóm các bên liên quan Nhiệm vụ chức năng chính Mô tả C ác tổ c hứ c cấ p qu ốc g ia Tạo ra một môi trường luật pháp, chính sách và quy định thuận lợi (PLR) cho PCM Đảm bảo quyết tâm về chính trị và cam kết áp dụng phương pháp PCM vào các chiến lược/ chương trình REDD+ quốc gia, và cải cách PLR rộng hơn Hướng dẫn các cơ quan địa phương về mặt hoạt động và kỹ thuật của PCM và ứng dụng các quy trình và tiêu chuẩn dữ liệu Quyết định các biện pháp chia sẻ lợi ích và đền bù REDD+ cho các hệ thống PCM Xác định và phân bổ các nguồn lực quốc gia cần thiết cho các hoạt động PCM thông qua các chu kỳ quy hoạch lâm nghiệp thường xuyên Xây dựng các tiêu chuẩn và quy trình thu thập và quản lý dữ liệu Xây dựng các quy trình hoạt động tiêu chuẩn cho công tác đo đạc, theo dõi và báo cáo Xác định mục tiêu chính xác, yêu cầu về báo cáo, và các hướng dẫn khác (VD: định dạng, nội dung, v.v...) Xây dựng và thực hiện các quy trình lưu trữ, quản lý, và chia sẻ dữ liệu Đảm bảo tính thống nhất và so sánh dữ liệu, và khả năng nhân rộng các tiêu chuẩn/ quy trình Thiết kế lấy mẫu cho những đóng góp của PCM đối với việc tính toán lượng các- bon quốc gia Đề ra chiến lược lấy mẫu và tần suất, và chỉ định vai trò của các bên liên quan khác nhau Lập bản đồ sử dụng đất, độ che phủ đất và phân tầng lâm nghiệp quốc gia; cập nhật bản đồ và hoàn thiện phân tầng thông qua ứng dụng dữ liệu được thu thập sử dụng phương pháp PCM Hướng dẫn về tần suất cần thiết của các hoạt động giám sát đối với mỗi hoạt động REDD+ phù hợp với yêu cầu của MRV hiện có hoặc được lập kế hoạch. Phân tích dữ liệu (thống kê) và quản lý thông tin, đánh giá, báo cáo Phát triển và duy trì NFMS để tạo ra hệ số phát thải/ hệ số hấp thụ và dữ liệu hoạt động cho việc dự báo mức cơ sở và các sự kiện MRV Cung cấp thông tin phản hồi cho các cơ quan địa phương trình nộp dữ liệu có chất lượng không đạt tiêu chuẩn và hướng dẫn các hoạt động khắc phục Đảm bảo chất lượng và tính thống nhất của các phân tích không gian và thời gian trong nội bộ và bên ngoài, bất cứ nơi nào việc phân tích được thuê ngoài cho các tổ chức phi chính phủ hoặc khu vực tư nhân Đảm bảo việc tiếp cận phù hợp và linh động với nguồn dữ liệu và thông tin được quản lý cấp quốc gia (VD: cổng thông tin trên trang web) Hoàn thiện các thông số tính toán trữ lượng các-bon- phân tầng rừng, phát triển phương trình tương quan sinh trưởng và mật độ cụ thể www.snvworld.org/redd19 SNV REDD+ C ác tổ c hứ c ch ín h qu yề n đị a ph ư ơ ng Hoạch định và phân bổ nguồn lực địa phương Xác định và phân bổ các nguồn lực địa phương cần thiết cho hoạt động PCM qua các chu kỳ quy hoạch lâm nghiệp thường xuyên Cung cấp và duy trì cung cấp thiết bị và vật liệu cần thiết cho việc thu thập và quản lý dữ liệu sử dụng phương pháp PCM Điều chỉnh tiêu chuẩn quốc gia, các quy trình và hướng dẫn xây dựng năng lực kỹ thuật, tài chính và kỹ năng cho địa phương Xây dựng năng lực Tập huấn cho các cơ quan địa phương thông qua các khóa tập huấn giảng viên, và các chủ rừng là tư nhân và cộng đồng, các nhà quản lý và người sử dụng trong việc thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu cơ bản của PCM Giám sát sự tham gia của các bên liên quan và điều chỉnh các hoạt động PCM tương ứng Thu thập dữ liệu/thông tin, quản lý, báo cáo và ứng dụng lập kế hoạch Thực hiện chiến lược lấy mẫu cho các đơn vị hành chính dựa trên quy trình chiến lược lấy mẫu và phân cấp rừng quốc gia Điều hành công tác thu thập dữ liệu đảm bảo QA/QC của các quy trình và cung cấp (hoặc nguồn) hỗ trợ kỹ thuật khi cần thiết Lựa chọn để thu thập dữ liệu trực tiếp khi cần thiết, VD: điều kiện bất lợi, khi cần các biện pháp phòng ngừa hoặc thiết bị đặc biệt Soạn thảo và cung cấp dữ liệu và thông tin cho NFMS C ác b ên li ên q ua n tạ i đ ịa ph ư ơ ng (b ao g ồm c ả cộ ng đồ ng ) Ứng dụng các quy trình trong việc thu thập và quản lý dữ liệu Xác định các tác nhân chính hoặc nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi độ che phủ rừng, suy thoái rừng và tăng cường trữ lượng các-bon trên toàn cảnh quan/khu vực thẩm quyền Thu thập dữ liệu tại hiện trường theo các quy trình (để xác minh hoặc xác nhận các sản phẩm viễn thám và bản đồ ground-truthing về độ che phủ rừng và quyền sở hữu rừng) Xây dựng năng lực để thực hiện thành công chương trình REDD+ Tiến hành phân tích cơ bản và báo cáo về nhu cầu quản lý tại địa phương Tiến hành phân tích cơ bản các dữ liệu của PCM và/hoặc tiếp cận thông tin từ NFMS để cung cấp cho việc sửa đổi các hoạt động quản lý (hoạt động REDD+) Hỗ trợ đánh giá tính chính xác các dữ liệu hoạt động được xây dựng cho REDD+ Đánh giá hiệu quả của các hoạt động REDD+ ở cấp địa phương Nhóm các bên liên quan Nhiệm vụ chức năng chính Mô tả www.snvworld.org/redd20 SNV REDD+ C ác tổ c hứ c ph i c hí nh p hủ v à kh u vự c tư n hâ n Hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, chính trị và tiếp cận với các bên liên quan Hỗ trợ các bên liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ chức năngthông qua chuyển giao kiến thức và xây dựng năng lực Hỗ trợ các bên liên quan trong việc xây dựng các tài liệu tập huấn và các khóa tập huấn cho các ứng dụng của các bên liên quan Phát triển và giới thiệu các phương pháp sáng tạo (VD: Công nghệ Thông tin Truyền thông) hỗ trợ các bên liên quan trong việc thực hiện PCM Tăng cường “gương điển hình tại cộng đồng” Phát triển kiến thức về gương điển hình quốc tế và các giải pháp cụ thể trong bối cảnh quốc gia cho PCM về mặt vận hành và kỹ thuật Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về các lĩnh vực hoạt động và kỹ thuật PCM Đảm bảo cung cấp tài chính của khu vực công và tư nhân cho sự đổi mới và ứng dụng PCM trong bối cảnh mới Đóng góp vào cuộc đối thoại đang diễn ra về sự phát triển của PCM và tạo điều kiện hỗ trợ phát triển quá trình quản lý toàn diện và thích ứng Thủ tục xác minh/đánh giá của bên thứ ba và chất lượng dữ liệu/ thông tin Tiến hành xác minh độc lập và kiểm tra công tác kiểm soát chất lượng/ đảm bảo chất lượng Giám sát hiệu quả, cải thiện sự hướng dẫn các hoạt động PCM trong suốt quá trình thực hiện chương trình REDD+ Nhóm các bên liên quan Nhiệm vụ chức năng chính Mô tả www.snvworld.org/redd21 SNV REDD+ 2.2 Lồng ghép Giám sát Các-bon có sự tham gia vào Hệ thống Giám sát Rừng Quốc gia Các quốc gia thực hiện các hoạt động REDD+ dưới sự hướng dẫn của UNFCCC cần phải xây dựng một hệ thống giám sát rừng quốc gia rõ ràng và minh bạch (NFMS) để giám sát và báo cáo các hoạt động REDD+ (nếu thích hợp, kết hợp với giám sát và báo cáo tại địa phương như một biện pháp tạm thời)5 . NFMS là một công cụ cho phép các quốc gia đánh giá kết quả của các hoạt động REDD+ được thực hiện bởi các bên liên quan và các tổ chức khác nhau. Quan trọng hơn, trong bối cảnh tính toán lượng các-bon rừng, NFMS cần cung cấp các chức năng đo đạc khí thải quốc tế và báo cáo theo yêu cầu của MRV (UN-REDD, 2013). NFMS có thể bao gồm nhiều mục tiêu ngoài việc giám sát và MRV cho REDD+ như theo dõi diễn biến thay đổi trữ lượng gỗ, lâm sản ngoài gỗ, đa dạng sinh học, và các dịch vụ hệ sinh thái khác ngoài việc hấp thụ các-bon. Các khía cạnh tính toán trữ lượng các-bon của NFMS bao gồm dự báo mức cơ sở và MRV giảm phát thải và tăng cường hấp thụ có thể được quy cho một chương trình REDD+ quốc gia so với mức cơ sở đó. Một phương pháp PCM có thể đóng góp vào việc xây dựng dữ liệu hoạt động (AD) và hệ số phát thải (EF)/hệ số hấp thụ (RF) – hai hệ số cơ bản trong việc tính toán trữ lượng các-bon một phần được tạo ra bởi NFMS và đưa vào công tác dự báo mức cơ sở và hệ thống MRV. Phương pháp PCM cũng có thể được áp dụng cho chức năng giám sát rộng hơn của NFMS để đánh giá kết quả của các chính sách và biện pháp ở cấp quốc gia và quản lý thích ứng của việc thực hiện hoạt động tại địa phương theo chương trình REDD+ (xem Hộp 3). Các hướng dẫn sau đây chỉ liên quan đến việc áp dụng PCM vào chức năng tính toán trữ lượng các-bon thiết lập mức cơ sở và MRV tiếp theo. Hình 2 dưới đây mô tả tổng quan vai trò và quá trình cho các bên liên quan khác nhau tham gia vào phương pháp PCM để tính toán trữ lượng các-bon cho chương trình REDD+ quốc gia. Mặc dù tài liệu này cung cấp hướng dẫn sự tham gia của các nhóm bên liên quan chủ chốt, nhưng sự phân chia vai trò và chức năng cụ thể là một quyết định có chủ quyền. Do đó, hướng dẫn được trình bày ở đây phải được thiết kế theo nhu cầu cụ thể của mỗi quốc gia và phản ánh hoàn cảnh quốc gia cũng như các khuôn khổ pháp lý cho sự tham gia của các bên liên quan trong bất kỳ chương trình REDD+ quốc gia nào. 5 Quyết định số 1/CP.16 của UNFCCC www.snvworld.org/redd22 SNV REDD+ Quy trình dữ liệu Thiết kế chọn mẫu Thu thập dữ liệu Thu thập dữ liệu Các hệ số phát thải/hấp thụ và tính toán dữ liệu hoạt động Phản hồi Hướng dẫn: Cấp quốc gia Cấp địa phương Các bên địa phương - - - - - - - - Lựa chọn Lưu ý: Hình ở trung tâm chỉ ra trách nhiệm lớn hơn Hình 2: Khung vận hành giám sát các-bon có sự tham gia chung cho việc tính toán trữ lượng các-bon cho chương trình REDD+ quốc gia Như minh họa trong Hình 2, phương pháp PCM góp phần vào việc tính toán khí thải quốc gia cho các phương pháp thay đổi sử dụng đất/ độ che phủ. Điều quan trọng là cần chú trọng đến các quy trình QA/QC phải được tiến hành trong mỗi bước tính toán khí thải quốc gia để cải thiện độ chính xác và bảo đảm phương pháp thực hành tốt nhất (IPCC, 2006; GOFC-GOLD, 2013), và liệu đã sử dụng phương pháp PCM hay không. Do đó, các quy trình QA/QC trong một hệ thống tính toán trữ lượng các-bon rừng được thiết kế bởi cấp quốc gia và được chính quyền địa phương áp dụng là hoàn toàn cần thiết để giảm thiểu sai sót của số liệu báo cáo, và do đó tăng cường niềm tin vào các kết quả dự báo. Các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân có thể hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tài chính, chính trị, và xã hội, cho tất cả các bên tham gia liên quan đến tính toán lượng khí thải quốc gia từ lĩnh vực sử dụng đất. 2.2.1 Dữ liệu Hoạt động Dữ liệu Hoạt động (AD) theo định nghĩa của IPCC (2006) là các dữ liệu về mức độ hoạt động của con người trong một thời gian nhất định dẫn đến việc phát thải. Dữ liệu hoạt động mô tả tầm quan trọng của sự can thiệp của con người vào việc thay đổi sử dụng đất/độ che phủ đất dẫn đến phát thải và/hoặc hấp thụ, do đó dữ liệu hoạt động có động cơ cụ thể. Dữ liệu hoạt động thường được báo cáo về sự thay đổi diện tích (VD: héc-ta rừng bị chặt phá), nhưng không được giới hạn trong phạm vi không gian của sự thay đổi. Dữ liệu hoạt động cũng có thể được báo cáo là số liệu phi không gian, chẳng hạn như khối lượng gỗ khai thác, khối lượng củi thu thập được, lượng phân bón sử dụng, hoặc thậm chí số lượng các loài động vật trên đất chăn thả. Đo dữ liệu hoạt động này có thể được theo dõi bằng công nghệ viễn thám phát Báo cáo quốc gia/ quốc tế về khí thải www.snvworld.org/redd23 SNV REDD+ Đánh giá và cải thiện năng lực Tổng hợp dữ liệu hoạt động không gian & phi không gian Dữ liệu HĐ cụ thể theo động cơ XD quy trình dữ liệu hoạt động Thiết kế lấy mẫu cho dữ liệu HĐ Phản hồi Thiết kê quy trình cho địa phương Đánh giá động cơ Thu thập dữ liệu hình ảnh Phân tích viễn thám và tạo dữ liệu hoạt động không gian Xác minh và xác nhận dữ liệu HĐ kết hợp phân tích viễn thám Thu thập dữ liệu HĐ phi không gian Xác minh, tổng hợp dữ liệu HĐ phi không gian Hướng dẫn: Cấp quốc gia Cấp địa phương Các bên địa phương - - - - - - - - Lựa chọn Lưu ý: Hình ở trung tâm cho thấy trách nhiệm lớn hơn Phản hồi Hình 3: Tạo dữ liệu hoạt động thông qua phương pháp giám sát các-bon có sự tham gia hiện những thay đổi trong việc sử dụng đất, hoặc bằng cách lấy mẫu về việc thu thập gỗ nhiên liệu cho địa phương. Các dữ liệu hoạt động cũng có thể dựa trên các mối quan hệ được xây dựng và đã được chứng minh giữa một hoạt động cụ thể tạo ra phát thải/hấp thụ và các thông số dễ dàng đo đạc được hoặc các thông số đã được theo dõi cho các mục đích khác (như dân số, sản xuất gỗ, sản xuất cây trồng, v.v...). Tất cả các nhóm bên liên quan có thể đóng góp cho các bước khác nhau trong việc tạo ra dữ liệu hoạt động (xem Hình 3). Một bản tóm tắt các chức năng chính của các bên liên quan trong quá trình tạo ra dữ liệu hoạt động thông qua phương pháp PCM được trình bày dưới đây. www.snvworld.org/redd24 SNV REDD+ 1. Đánh giá và cải thiện năng lực : Một sự hiểu biết thực tế về năng lực và cơ sở hạ tầng hiện có là mấu chốt tạo ra dữ liệu hoạt động. Đánh giá nhu cầu cần được thực hiện bởi các tổ chức cấp quốc gia để xác định năng lực và cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc tạo ra dữ liệu hoạt động. Các tổ chức địa phương cần hoàn thiện những đánh giá nhu cầu này để áp dụng phù hợp với địa phương và đảm bảo kết quả đánh giá được cung cấp cho các cơ quan liên quan phản hồi chính xác và đúng thời hạn. Kết quả của những đánh giá nhu cầu này sẽ cung cấp thông tin cho chiến lược xây dựng và nâng cao năng lực cũng như cơ sở hạ tầng cho các cấp liên quan tạo dữ liệu hoạt động. 2. Đánh giá các nguyên nhân gây phát thải/hấp thụ : Việc đánh giá các nguyên nhân gây phát thải/hấp thụ có thể là một nỗ lực mang tính hợp tác và tham vấn có sự tham gia của các bên liên quan cấp quốc gia và địa phương. Sử dụng phương pháp PCM, thu thập kiến thức địa phương về hoạt động sử dụng đất phổ biến dẫn đến phát thải/ hấp thụ và chuyển cho các tổ chức địa phương và thông báo cho các cơ quan trong việc xây dựng một kế hoạch chi tiết để tạo ra dữ liệu hoạt động. Việc đánh giá nguyên nhân phải bao gồm phân tích tầm quan trọng của nguồn phát thải/ hấp thụ cụ thể. 3. Xây dựng quy trình : Các quy trình được xây dựng để đảm bảo tiêu chuẩn hóa các phương pháp tạo dữ liệu hoạt động ở tất cả các địa điểm trên toàn quốc. Các quy trình cần chuẩn hóa hình ảnh thu thập, phần mềm được sử dụng, phương pháp lấy mẫu, cường độ lấy mẫu/ hình ảnh bao trùm, các thuật toán và phương pháp sử dụng trong việc phân tích, mức độ chính xác, và định dạng đầu ra. Trước khi xây dựng quy trình, cần nghiên cứu để xác định phương pháp và các thông số thích hợp, chính xác, và hiệu quả về chi phí nhất định để theo dõi một hoạt động cụ thể. Đối với các hoạt động phát thải chiếm ưu thế, các quy trình cần được xây dựng để mang lại mức độ chính xác cao hơn trong khi các hoạt động dẫn đến lượng khí thải ít hơn có thể được cho phép giám sát ở mức độ chính xác thấp hơn. Quy trình phải được xây dựng dựa trên các công ước đo đạc rừng phổ biến trên thực tế. Các tổ chức cấp quốc gia phải chịu trách nhiệm xây dựng các quy trình này áp dụng cho việc tạo dữ liệu hoạt động để đảm bảo các quy trình hoạt động sẽ phù hợp với quốc gia và trong phạm vi nguồn lực sẵn có thực hiện chương trình REDD+ quốc gia. Các quy trình cần được thay đổi để phù hợp với nhu cầu và năng lực của những cán bộ thực hiện các phương pháp này, và do đó cần áp dụng một hệ thống cung cấp thông tin phản hồi và thay đổi quy trình. 4. Thiết kế lấy mẫu : Một thiết kế lấy mẫu chính thức rất cần thiết để đảm bảo phương pháp được tiêu chuẩn hóa và thống kê rõ ràng được sử dụng trong việc thu thập dữ liệu. Đề xuất cần chỉ định một tổ chức quốc gia chịu trách nhiệm về công việc này và nhận trách nhiệm thiết kế lấy mẫu trên đất rừng, do nhiệm vụ này đòi hỏi phải có chuyên môn kỹ thuật cao trong việc xây dựng mô hình không gian địa lý và thống kê. Một phương pháp minh bạch, nhất quán và tiêu chuẩn được sử dụng cho tất cả các khu vực lấy mẫu. Khuyến khích các thông tin phản hồi trực tiếp từ các tổ chức địa phương và các bên liên quan, đặc biệt là do thiết kế lấy mẫu phải cân nhắc việc áp dụng phù hợp các phương pháp cho các bối cảnh hiện trường khác nhau. 5. Thu thập và tổng hợp các nguồn dữ liệu : Như đã đề cập ở trên, có các dữ liệu hoạt động không gian và phi không gian. Cả hai loại hoạt động dữ liệu cuối cùng sẽ được các tổ chức cấp quốc gia tổng hợp, không kể đối tác nào thu thập thông tin. www.snvworld.org/redd25 SNV REDD+ a. Dữ liệu hoạt động không gian : Sẽ dẫn đến những diễn giải về viễn thám phức tạp và phân tích sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS). Như vậy, hình ảnh vệ tinh hoặc viễn thám khác và/hoặc các sản phẩm GIS phải được thu thập theo các quy trình đã được xây dựng (Xem nhiệm vụ 3 ở trên). Để thu thập các bộ dữ liệu này, có thể phải mua các nguồn dữ liệu, phần mềm và thiết bị, đào tạo tập huấn chính thức phù hợp cho các kỹ thuật viên về viễn thám và GIS. Tùy thuộc vào các nguồn dữ liệu được sử dụng và năng lực của các tổ chức khác nhau, nhiệm vụ này có thể được thực hiện ở cấp quốc gia hoặc địa phương. b. Dữ liệu hoạt động không phi không gian : Sẽ dẫn đến việc kết nối thông tin liên lạc với các bên liên quan tại hiện trường cho việc thu thập dữ liệu phi không gian như khối lượng gỗ khai thác, khối lượng củi thu thập được, lượng phân bón được áp dụng, số lượng gia súc chăn thả, v.v... Việc thu thập thông tin này có thể được thực hiện có hiệu quả hơn bởi các bên liên quan địa phương dưới sự giám sát của các tổ chức địa phương. Các dữ liệu hoạt động phi không gian khác nhau có thể được tổng hợp bởi các tổ chức địa phương trước khi chuyển giao cho các cơ quan cấp quốc gia. 6. Đánh giá mức độ chính xác : Viễn thám dựa trên kết quả đầu ra hoặc các sản phẩm đều không chắc chắn, như phân loại lớp phủ được thực hiện chỉ dựa vào tính xạ của bề mặt trái đất (VD: phản xạ quang phổ). Vì vậy, cần phải xác minh và xác nhận các sản phẩm viễn thám. Thu thập dữ liệu mặt đất để xác minh và xác nhận các sản phẩm này có thể được thực hiện bởi các bên liên quan địa phương, giả sử rằng họ được phân tán trên khu vực cảnh quan và có thể dễ dàng kiểm tra các sản phẩm với sự quan sát trên mặt đất. Cần cung cấp tập huấn cho các bên liên quan về kỹ thuật xác minh thực địa và giám sát, đảm bảo chất lượng thực hiện bởi các tổ chức địa phương hoặc các tổ chức phi chính phủ. Tổng hợp các dữ liệu xác minh thực địa phải được các tổ chức địa phương tiến hành thực hiện và sau đó cung cấp cho các tổ chức cấp quốc gia để xác nhận các sản phẩm đó. 7. Phân tích dữ liệu : Sau khi tập hợp các bộ dữ liệu thích hợp và kiểm tra các sản phẩm viễn thám, cần tiến hành phân tích dữ liệu dựa vào động cơ. Điều này đòi hỏi phải sử dụng các sản phẩm viễn thám khác nhau trong một môi trường GIS để mô tả dữ liệu hoạt động cho mỗi động cơ và tính toán thống kê có liên quan, chẳng hạn như sự không chắc chắn. Tùy thuộc vào năng lực của các tổ chức khác nhau và các quy trình được thiết lập, bước này có thể được thực hiện ở cả cấp độ quốc gia và/hoặc cấp địa phương. 8. Tạo dữ liệu hoạt động : Tầm quan trọng của dữ liệu hoạt động được quyết định bởi các động cơ khác nhau, liên quan đến hành vi kinh tế xã hội của địa phương và sự thay đổi/nhu cầu về nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt. Đề xuất là thông tin được tạo ra ở cấp quốc gia và địa phương phải được tổng hợp bởi các tổ chức cấp quốc gia. Điều quan trọng là phải lưu ý rằng, với chuyên môn của mình, các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân có thể giúp các đối tác có trách nhiệm được đề xuất trong bất kỳ bước thực hiện nào để tạo ra hoạt động dữ liệu, ví dụ, trong việc xây dựng năng lực, giới thiệu công nghệ tiên tiến, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong việc tạo ra và xác minh dữ liệu hoạt động, v.v... www.snvworld.org/redd26 SNV REDD+ 2.2.2 Hệ số phát thải/ hệ số hấp thụ Hệ số phát thải/hệ số hấp thụ (EF/RF) theo định nghĩa của IPCC (2006) là tỷ lệ phát thải hoặc tỷ lệ hấp thụ trên một đơn vị hoạt động. EF/RF có liên quan trực tiếp đến hoạt động dẫn đến phát thải và kết hợp với các dữ liệu hoạt động, hình thành cơ sở cho việc tính toán khí thải/hấp thụ. EF/RF thu được từ việc chọn khu vực lấy mẫu có sự thay đổi và lưu chuyển các-bon trong khu vực cảnh quan. Đánh giá lượng các-bon rừng là một quá trình quan trọng để dự báo hệ số phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng, mặc dù đánh giá lượng các-bon sau nạn phá rừng đóng vai trò quan trọng nhưng thường bị bỏ qua trong việc dự báo hệ số phát thải từ nạn phá rừng. Hướng dẫn: Cấp quốc gia Cấp địa phương Các bên địa phương - - - - - - - - Lựa chọn Lưu ý: Hình ở trung tâm cho thấy trách nhiệm lớn hơn Phản hồi Đánh giá và tăng cường năng lực Đánh giá nguồn phát thải Thu thập dữ Nhập dữ liệu Tổng hợp dữ Phân tầng các-bon Tổng hợp, phân tích dữ liệu Thiết kế lẫy mẫu EF/RF cụ thể theo động cơ Hình 4: Tạo hệ số phát thải/hấp thụ thông qua phương pháp giám sát các-bon có sự tham gia Tất cả các nhóm bên liên quan có thể đóng góp cho các bước khác nhau cần thiết cho việc phát triển các hệ số phát thải/ hấp thụ (EF/RF) đáp ứng các tiêu chuẩn của IPCC như thể hiện trong Hình 4. Các bước chung để phát triển EF/RF chỉ ra các nhóm bên liên quan chủ chốt chịu trách nhiệm bao gồm: www.snvworld.org/redd27 SNV REDD+ 1. Đánh giá và cải thiện năng lực : Kiến thức thực tế về năng lực và cơ sở hạ tầng hiện có đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng EF/RF. Đánh giá nhu cầu cần được thực hiện bởi các tổ chức cấp quốc gia nhằm xác định năng lực và cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc xây dựng các hệ số phát thải/hấp thụ. Các tổ chức địa phương cần hoàn thiện đánh giá nhu cầu này để áp dụng phù hợp với địa phương và đảm bảo các đánh giá này được cung cấp cho các cơ quan liên quan phản hồi chính xác và đúng thời hạn. Kết quả của những đánh giá nhu cầu này sẽ cung cấp thông tin cho chiến lược xây dựng và nâng cao năng lực cũng như cơ sở hạ tầng để tạo EF/RF. 2. Đánh giá các nguồn phát thải : Việc đánh giá các nguyên nhân gây phát thải và hấp thụ phải được thực hiện bởi các bên liên quan tại địa phương với sự giám sát của các tổ chức địa phương. Sử dụng phương pháp PCM, kiến thức địa phương về các hoạt động sử dụng đất phổ biến dẫn đến sự phát thải/hấp thụ có thể được thu thập và chuyển đến các cơ quan trung ương để cung cấp thông tin về các loại EF/RFS cần được tạo ra. 3. Tổng hợp các dữ liệu hiện có : Dữ liệu hiện có về trữ lượng các-bon từ rừng và độ che phủ đất không có rừng (VD: trữ lượng các-bon từ việc sử dụng đất sau khi phá rừng) có thể được thu thập bởi các bên liên quan tại địa phương. Tuy nhiên, cuối cùng, trách nhiệm đánh giá sự phù hợp của dữ liệu mô tả trữ lượng các-bon trong khu vực cảnh quan nên được giao cho các tổ chức cấp quốc gia. 4. Phân tầng Các-bon : Phân tầng các-bon dùng để chỉ sự phân chia cảnh quan thành các loại riêng biệt (VD: địa tầng) dựa trên hàm lượng các-bon của thảm thực vật (GOFC-GOLD, 2013). Phân tầng có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, nhưng tất cả các loại phân tầng đều yêu cầu thông tin không gian về mức độ che phủ rừng (GOFC-GOLD, 2013). Các tổ chức địa phương, các bên liên quan và cộng đồng có thể đóng góp vào quá trình phân tầng bằng cách cung cấp dữ liệu ground truth và xác minh các sản phẩm được tạo ra từ viễn thám và phân tích không gian địa lý. Tuy nhiên, hoàn thiện tầng các-bon có thể được thực hiện bởi các tổ chức ở cấp quốc gia do phân phối trữ lượng các-bon trên các khu rừng sẽ vượt qua ranh giới hành chính của địa phương, nhưng trách nhiệm này cần phải được thống nhất trên toàn quốc. 5. Xây dựng quy trình : Các quy trình sẽ được xây dựng để đảm bảo tiêu chuẩn hóa các phương pháp tạo ra hệ số phát thải/ hấp thụ (EF/RF) ở tất cả các địa điểm trên toàn quốc. Các quy trình cần chuẩn hóa thiết kế lấy mẫu, quy trình thu thập số liệu, các yêu cầu về độ chính xác, quy trình QA/QC, phương pháp tính toán dữ liệu, và hệ thống lưu trữ và quản lý dữ liệu. Các tổ chức cấp quốc gia phải chịu trách nhiệm xây dựng các quy trình này áp dụng cho tất cả các hoạt động thiết lập EF/RF để đảm bảo sự nhất quán trên toàn quốc và phù hợp với nguồn lực sẵn có cho việc tính toán trữ lượng các-bon cho REDD+. Có thể sẽ phải điều chỉnh các quy trình dựa trên kiểm tra tại thực địa và đáp ứng nhu cầu và năng lực của những cơ quan thực hiện phương pháp, và do đó phải áp dụng một hệ thống cung cấp thông tin phản hồi và sự thay đổi quy trình. Như đã nói ở trên, cần tiến hành nghiên cứu nhằm xác định phương pháp ước lượng EF/RF thích hợp nhất. Ngoài ra, đối với các hoạt động phát thải chiếm ưu thế, cần xây dựng các quy trình tạo hệ số phát thải/hấp thụ (EF/RF) có độ chính xác cao trong khi các hoạt động dẫn đến hệ số phát thải thấp hơn cần độ chính xác thấp lại hiệu quả nhất về chi phí. www.snvworld.org/redd28 SNV REDD+ 6. Thiết kế lấy mẫu : Một thiết kế lấy mẫu phải xác định quy trình thu thập dữ liệu tại hiện trường, vị trí và tần xuất của các điểm lấy mẫu dữ liệu, và mục tiêu về độ chính xác. Có nhiều cách để thiết kế một chiến lược lấy mẫu các-bon rừng cho một khu vực cảnh quan, nhưng phải đảm bảo rằng chất lượng dữ liệu phải đáp ứng các yêu cầu của hướng dẫn IPCC và áp dụng các nguyên tắc thận trọng và nhất quán để thu thập dữ liệu có thể được so sánh trên toàn quốc. Sự phức tạp của nhiệm vụ này đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao về thống kê và phân tích không gian địa lý, thiết kế lấy mẫu đề xuất được thực hiện bởi các tổ chức cấp quốc gia. 7. Thu thập dữ liệu : Thu thập dữ liệu tại hiện trường cần thiết khi dữ liệu hiện có chưa đầy đủ hoặc không phù hợp. Việc thu thập số liệu phải thực hiện theo thiết kế và quy trình lấy mẫu, và có thể được thực hiện bởi các bên liên quan tại địa phương với sự giám sát của các tổ chức quốc gia và địa phương. Các phương pháp áp dụng để thu thập dữ liệu có thể được hầu hết các cá nhân, bất kể trình độ giáo dục chính quy nào cũng có thể tiếp nhận được thông qua tập huấn phù hợp, do đó cộng đồng địa phương có thể tiến hành thu thập dữ liệu một cách có hiệu quả (UN-REDD, 2011; Scheyvens và cộng sự, 2013). Để thu thập dữ liệu, các công cụ điều tra và cẩm nang hướng dẫn quy trình vận hành tiêu chuẩn phải được thiết kế sử dụng ngôn ngữ địa phương với hình ảnh minh họa dễ hiểu và danh mục kiểm tra để củng cố các quy trình theo bước. Phụ lục I cung cấp các nguồn lực hiện có thể được sử dụng. Các biện pháp kiểm soát chất lượng (VD: quy trình QA/QC) cần được các tổ chức địa phương áp dụng để đảm bảo chất lượng thu thập dữ liệu và cho phép dự báo sự không chắc chắn từ việc thu thập dữ liệu. 8. Nhập dữ liệu : Theo thực tế, công tác nhập dữ liệu phải được thực hiện bởi các cán bộ đã điều hành việc thu thập số liệu (VD: trưởng nhóm tại thực địa). Giả định việc kiểm soát chất lượng được thực hiện bởi các tổ chức địa phương, do đó, các bên liên quan tại địa phương có thể được giao trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này. Sử dụng những cán bộ đã tham gia để nhập dữ liệu vì hoạt động thu thập dữ lệu có thể làm giảm các lỗi liên quan đến việc sao chép dữ liệu tại thực địa. Cần tiến hành cung cấp tập huấn thích hợp về việc sử dụng máy tính, phần mềm cụ thể, và các thiết bị khác cần thiết cho việc nhập dữ liệu trước khi tiến hành nhập dữ liệu. Các biện pháp kiểm soát chất lượng (VD: quy trình QA/QC) cần được các tổ chức địa phương áp dụng để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu được nhập vào hệ thống. Điều quan trọng cần lưu ý đó là do công nghệ phát triển, các hệ thống tự động nhập dữ liệu đang được xây dựng, trong đó dữ liệu tại thực địa được trực tiếp thu thập dưới dạng điện tử để phân tích sau. 9. Tổng hợp và phân tích dữ liệu : Phân tích dữ liệu đòi hỏi kỹ năng tốt về tổ chức, chú ý đến từng chi tiết, và được đào tạo chính quy về thống kê. Vì vậy, tổng hợp dữ liệu, và đặc biệt là phân tích dữ liệu, là trách nhiệm của các tổ chức cấp quốc gia. Các tổ chức tại địa phương cũng có thể tổng hợp và phân tích dữ liệu khi đã tham gia các tập huấn phù hợp. Cuối cùng, các tổ chức cấp quốc gia chịu trách nhiệm kiểm soát dữ liệu và chất lượng phân tích. Vì vậy, kết quả/ dự báo có hiệu quả, miêu tả chính xác thực tế tại hiện trường và có thể so sánh trên toàn quốc. 10. Thiết lập hệ số phát thải/ hấp thụ (EF/RF) : Việc chuyển đổi dữ liệu về trữ lượng các-bon vào việc thiết lập EF/RF là kết quả của tất cả các công việc được thực hiện trong các bước trước đó. Chỉ đạo việc thiết lập EF/RF vẫn là trách nhiệm của các tổ chức cấp quốc gia để đảm bảo một phương pháp phù hợp. Một lần nữa, cần nhấn mạnh rằng các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân có thể hỗ trợ hiệu quả các bên liên quan trong bất kỳ các bước nào hướng tới việc thiết lập hệ số phát thải/hấp thụ (EF/RF). www.snvworld.org/redd29 SNV REDD+ 2.2.3 Mức cơ sở và đo đạc, báo cáo và xác minh Mức cơ sở là lượng phát thải và hấp thụ theo dự kiến sẽ diễn ra khi không có chương trình REDD+ quốc gia hoặc địa phương (Harris và cộng sự, 2012a). Hướng dẫn của UNFCCC cho các hoạt động liên quan đến REDD+ thừa nhận rằng dự báo về phát thải/ hấp thụ theo một kịch bản thông thường (không có các hoạt động giảm nhẹ REDD+) có thể được tiến hành bởi: i) thiết lập phát thải đầu tiên trong lịch sử, và sau đó ii) dự báo phát thải dựa trên việc xem xét bối cảnh quốc gia6. Chức năng MRV cho REDD+ đề cập đến việc lập dự báo và báo cáo quốc tế về phát thải/hấp thụ của rừng theo quy mô toàn quốc, có thể sẽ được xác minh bởi kiểm toán viên được công nhận. Mặc dù ba bước khác nhau của một quá trình MRV được gộp vào thành một từ viết tắt duy nhất, nhưng các bước này bao gồm những quá trình rất khác biệt theo hướng đảm bảo giảm phát thải/hấp thụ thực sự từ ngành lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất. Thành phần đo đạc cơ bản dựa trên ba hợp phần như giám sát vệ tinh về thay đổi sử dụng đất, điều tra rừng toàn quốc (NFI) và điều tra khí thải quốc gia. Tại thời điểm công bố hướng dẫn vận hành này, chưa hề có hướng dẫn chi tiết nào về phương pháp được UNFCCC quyết định để xây dựng một mức cơ sở hoặc MRV mà các nước có thể áp dụng trong các chương trình REDD+ của mình. Cho đến khi có quyết định, các quốc gia có thể đề xuất và sử dụng các phương thức riêng của mình để xây dựng mức cơ sở và MRV7. Hướng dẫn đề xuất để xây dựng mức cơ sở có thể được tìm thấy trong tài liệu của Walker và cộng sự (2013). Thông qua PCM, các bên liên quan địa phương cung cấp thông tin rõ ràng về các động cơ về không gian của nạn phá rừng và suy thoái rừng có thể đóng góp thông tin về các hoạt động giảm thiểu tác động hiệu quả tại địa phương, giúp các tổ chức cấp quốc gia và địa phương điều chỉnh mức cơ sở. Các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân có thể đóng vai trò xác minh của bên thứ ba, hoặc điều chỉnh mức cơ sở đó. Khi thực hiện chương trình REDD+ quốc gia, sự đánh giá liên tục về dữ liệu hoạt động và hệ số phát thải/hấp thụ (EF/RF) cung cấp thông tin cho việc phát thải/ hấp thụ diễn ra theo thời gian thông qua một hệ thống giám sát của NFMS, mà sau đó sẽ được sử dụng để so sánh với mức cơ sở dự kiến nhằm đo đạc hiệu quả các hoạt động can thiệp của REDD+. Quá trình này được gọi là “đo đạc” và đại diện là chữ “M” trong MRV. Đo đạc là hợp phần của MRV có thể hưởng lợi nhiều nhất từ chương trình PCM có sự tham gia của các bên liên quan khác nhau trong các quy trình khác nhau được trích dẫn ở trên cuối cùng là để đo lượng khí thải và so sánh với mức cơ sở được ước tính. Về báo cáo lượng phát thải (giảm hay không) – chữ “R” trong MRV - hiện tại không có hướng dẫn đối với các báo cáo về hoạt động liên quan đến REDD+. Do sự phức tạp và hình thức báo cáo, đề xuất việc báo cáo được thực hiện ở cấp quốc gia. Các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân có thể hỗ trợ và cung cấp hướng dẫn cho các cấp quốc gia trong việc chuẩn bị và nộp báo cáo. Quá trình xác minh, cụ thể là chữ “V” trong MRV, cũng được đề xuất được thực hiện ở cấp quốc gia, mặc dù các cơ quan xác minh có thể muốn kiểm tra thông tin và tính nhất quán trong việc thực hiện các quy trình, tiêu chuẩn và các yêu cầu về các mức độ tham gia của các bên liên quan. Các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân có thể hỗ trợ và hướng dẫn cho bất kỳ của các bên liên quan nào tham gia chuẩn bị cho quá trình xác minh. 6 Quyết định số 4/CP.15 của UNFCCC 7 Dự kiến là bản dự thảo quyết định về mức phát thải cơ sở và/hoặc mức cơ sở và MRV sẽ đạt được tại kỳ họp thứ 39 của SBSTA, sau đó là đề xuất dự thảo quyết định để xem xét và thông qua bởi COP 19. (UNFCC/SBSTA/2013/L.12 www.snvworld.org/redd30 SNV REDD+ Tham gia vào chương trình REDD+ quốc gia là một yêu cầu về biện pháp đảm bảo an toàn theo cơ chế đề xuất của UNFCCC. Nhưng tuân theo biện pháp đảm bảo an toàn không phải là động lực duy nhất hoặc động lực chính cho việc áp dụng phương pháp giám sát các-bon có sự tham gia cho REDD+. Sự tham gia của các bên liên quan ở các cấp độ khác nhau – cấp quốc gia và địa phương - sẽ tạo ra quyền sở hữu các hoạt động của chương trình và như vậy dẫn đến việc giảm nhẹ nguy cơ do các hoạt động không hiệu quả của REDD+. Việc áp dụng phương pháp PCM mang lại một cơ hội thực tế cho các bên liên quan khác nhau, từ cấp quốc gia cho đến người dân địa phương sinh sống phụ thuộc vào rừng, để tham gia vào một chương trình REDD+ quốc gia vì lợi ích chung. Một phương pháp có sự tham gia để giám sát trữ lượng các-bon rừng và sự thay đổi liên tục, thay đổi độ che phủ rừng và tình trạng bảo tồn rừng có thể đóng góp cho các yêu cầu tính toán trữ lượng các-bon cần thiết cho chương trình REDD+ quốc gia. Như vậy, phương pháp PCM bổ sung cho các phương pháp giám sát chuyên sâu về trình độ và kỹ thuật hơn dựa trên các sản phẩm viễn thám và GIS cũng như các phương pháp điều tra rừng tập trung. Như đã nêu trong phần giới thiệu định nghĩa PCM, PCM ứng dụng REDD+ rộng hơn việc so với việc chỉ tính toán lượng các-bon. Cần xây dựng hướng dẫn vận hành và kỹ thuật tương tự để mở rộng phạm vi ứng dụng PCM trong quy hoạch phát triển phát thải thấp tại địa phương; chia sẻ lợi ích (và trách nhiệm) trong giai đoạn hoạt động dựa trên kết quả của REDD+, và cung cấp thông tin cho quá trình cải cách chính sách quốc gia và quản lý thích ứng của việc thực hiện hoạt động REDD+ tại thực địa. Tài liệu hướng dẫn này giới thiệu và giải thích PCM (phân biệt với việc giám sát các-bon dựa vào ‘cộng đồng’) và trình bày các bước chung để ứng dụng PCM vào chương trình REDD+ quốc gia, bao gồm việc tạo ra và xác minh dữ liệu hoạt động và EF/RF cần thiết cho việc thiết lập mức cơ sở rừng và MRV tiếp theo. Cuối cùng, hy vọng rằng tài liệu hướng dẫn vận hành này bổ sung cho các phương pháp tính toán trữ lượng các-bon hiện có và bao gồm trong Phụ lục I. Đồng thời, hy vọng rằng các quốc gia thực hiện REDD+ và các đối tác phát triển của các quốc gia này áp dụng những hướng dẫn kỹ thuật và hoạt động này, bao gồm tài liệu hướng dẫn vận hành PCM tại thực địa để thí điểm các phương pháp và hệ thống thông qua ứng dụng thực tế. Từ những kinh nghiệm thực tế, hướng dẫn tiếp theo, cùng với các công cụ hỗ trợ ra quyết định mang tính tương tác nhiều hơn8, có thể được xây dựng để thúc đẩy hơn nữa các phương pháp giám sát rừng có hiệu quả hơn, không chỉ cho REDD+ mà còn cho các hoạt động can thiệp về quản lý và phương pháp chính sách. Cuối cùng, như các hoạt động liên quan đến REDD+, một phương pháp không hối tiếc (no regret) cần được thực hiện bất cứ nơi nào có thể. Việc thực hiện phương pháp có sự tham gia để giám sát các-bon, có vẻ hơi thừa khi không có chương trình REDD+ và sự cần thiết giải thích việc giảm phát thải và tăng cường hấp thụ. Nhưng các nguyên tắc cơ bản và hệ thống vận hành của PCM vẫn giúp ích cho các chương trình theo dõi/giám sát và điều tra rừng quốc gia thông qua tăng cường năng lực của tất cả các bên liên quan để thu thập, quản lý và áp dụng dữ liệu tốt hơn phục vụ cho công tác quản lý và điều hành cảnh quan của các khu rừng nhiệt đới tốt hơn. 8 cf. Harris và cộng sự. (2012a) xây dựng mức cơ sở cho REDD+; và Broadhead et al.và cộng sự (2013) về lồng ghép khung tính toán REDD+ và kết hợp phương pháp tiếp cận quốc gia Kết luận 3 www.snvworld.org/redd31 SNV REDD+ Barker T., I. Bashmakov, L. Bernstein, J. E. Bogner, P. R. Bosch, R. Dave, O. R. Davidson, B. S. Fisher, S. Gupta, K. Halsnæs, G.J. Heij, S. Kahn Ribeiro, S. Kobayashi, M. D. Levine, D. L. Martino, O. Masera, B. Metz, L. A. Meyer, G.-J. Nabuurs, A. Najam, N. Nakicenovic, H. -H. Rogner, J. Roy, J. Sathaye, R. Schock, P. Shukla, R. E. H. Sims, P. Smith, D. A. Tirpak, D. Urge-Vorsatz, and D. Zhou. 2007: Tóm tắt kỹ thuật. Trong: Giảm nhẹ Biến đổi khí hậu năm 2007: Đóng góp của Nhóm Công tác III cho Báo cáo Đánh giá thứ tư của Hội đồng Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu [B. Metz, O. R. Davidson, P. R. Bosch, R. Dave, L. A. Meyer (eds)], Nhà Xuất bản Đại học Cambridge, Cambridge, Vương quốc Anh và New York, NY, Hoa Kỳ. Broadhead, J. O’Sullivan, R., Costenbader, J., Pritchard, L., Conway, D. 2013, Công cụ Hỗ trợ Quy trình ra Quyết định: Khung Tính toán REDD+: Phương pháp lồng ghép cấp quốc gia, Dự án LEAF. Có sẵn tại: nested-national-approaches Danielsen, F., M. Skutsch, N. D. Burgess, P. M. Jensen, H. Andrianandrasana, B. Karky, R. Lewis, J. C. Lovett, Y. Ngaga, P. Phartiyal, M. K. Poulse, S. P. Singh, S. Solis, M. Sorensen, A. Tewari, R. Young, and E. Zhabu. 2011. Trọng tâm của REDD+: vai trò của người dân địa phương trong việc giám sát rừng? Conservation Letters 4: 158-167. Daviet. F. 2011. Khung Dự thảo Chia sẻ Phương pháp tiếp cận Đối với Thực tiễn Tham gia có Hiệu quả hơn của Đa bên liên quan. Chương trình UN-REDD. Evans, K., and M. R. Guariguata. 2008. Giám sát có sự tham gia trong quản lý rừng nhiệt đới: đánh giá các công cụ, khái niệm và bài học kinh nghiệm. Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR), Bogor, Indonesia. Foti, J., L. deSilva, H. McGray, L. Shaffer, J. Talbot, and J. Werksman. 2008. Tiếng nói và sự Lựa chọn: Hướng tới Dân chủ trong các vấn đề về Môi trường. Viện Tài nguyên Thế giới. GOFC-GOLD. 2013. Tài liệu cung cấp các phương pháp và thủ tục giám sát và báo cáo phát thải do con người gây ra và việc hấp thụ liên quan đến phá rừng, tăng và giảm lượng các-bon trong các khu rừng còn lại và trồng rừng. Báo cáo phiên bản COP18 -1 của GOFC - GOLD, (Văn phòng Dự án Che phủ đất GOFC - GOLD, Đại học Wageningen, Hà Lan). Harris, N., T. Pearson, S. Brown, K. Andrasko, A. Lotsch, and G. Kapp. 2012a. Công cụ hỗ trợ ra quyết định cho việc xây dựng Mức Cơ sở cho REDD+. Tổ chức Winrock International Harris, N.L., S. Brown, S. C. Hagen, S. Saatchi, S. Petrova, W. Salas, M. C. Hansen, P. V. Potapoy, and A. Lotsch. 2012b. Bản đồ cơ bản khí thải các-bon từ nạn phá rừng ở vùng nhiệt đới. Khoa học, 336:1573-1576. IPCC. 2006. Hướng dẫn Điều tra Khí thải Quốc gia. Tập 4: Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Các hình thức sử dụng đất khác (AFOLU). Có sẵn tại đường link: iges.or.jp/public/2006gl/vol4.html Tài liệu tham khảo 4 www.snvworld.org/redd32 SNV REDD+ I-REDD+. 2012. Sự hiểu biết, đo đạc và quản lý thay đổi trữ lượng các bon rừng trong khu vực cảnh quan phức tạp. Tác động của Giảm Phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng và dự án Tăng cường Trữ lượng Các-bon rừng (I-REDD+), Copenhagen. Martin-Garcia, J., and J. J. Diez. 2012. Quản lý Rừng Bền vững – Nghiên cứu Trường hợp. InTech, 258 pp. Mukama, K., I. Mustalahti, and E. Zahabu. 2012. Giám sát Các-bon rừng có sự tham gia và REDD+: Bài học từ Tanzania. Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Lâm nghiệp, 2012:126454. 14 pp. Scheyvens, H., L. Poruschi, Y. A. Bun, T. Fujisaki, and R. Avtar. 2013. Trong: Dự án Giám sát Rừng dựa vào Cộng đồng của FPCD - IGES. Quỹ Phát triển Cộng đồng và Con người (FPCD), và Viện Chiến lược Môi trường Toàn cầu (IGES). Có sẵn tại đường link: modules/envirolib/upload/4602/attach/CFMP_2012_Report%283%29_B5_ReducedSize.pdf Seifert-Granzin, J. 2011. Hướng dẫn của REDD: Thiết kế kỹ thuật dự án. Trong các dự án xây dựng các-bon rừng, Johannes Ebeling và Jacob Olander (chủ biên). Washington, DC: Xu hướng của rừng. Có sẵn tại: Sikor, T., Enright, A., Nguyễn Trung Thông, Nguyễn Vinh Quang, Vũ Văn Mễ. 2012. Thí điểm Quá trình ra quyết định cấp địa phương trong việc Xây dựng Hệ thống Chia sẻ Lợi ích REDD+ Phù hợp. Chương trình Hợp tác Liên Hợp Quốc về Giảm Phát thải từ Phá rừng và Suy thoái Rừng ở các Nước đang Phát triển (UN-REDD), Hà Nội. Skutsch M. and M. K. Mcall. 2011. “Tại sao Giám sát Rừng Cộng đồng?” trong Giám sát Rừng Cộng đồng cho các Cơ hội Thị trường Các-bon thuộc Chương trình REDD. Earthscan. Stephen, P. 2013. Quy hoạch Sử dụng Đất Phát thải thấp ở cấp địa phương trong khu vực Đông Nam Á, Báo cáo Tổng hợp tại Hội thảo của LEAF, tháng 2/21013. Có sẵn tại: http:// leafasia.org/library/workshop-materials-low-emission-land-use-and-forest-planning-synthesis- report Swan, S.R. 2012. Chương trình REDD+ hướng tới giảm nghèo, Giám sát Rừng có Sự Tham gia. SNV Toàn cầu. Có sẵn tại: publications/pfm_hr_print_final_rev_2.pdf UNFCC. Quyết định số 1/CP.13. Kế hoạch Hành động Bali. Có sẵn tại: resource/docs/2007/cop13/eng/06a01.pdf#page=3 UNFCCC. Quyết định số 1/CP.16. Thỏa thuận Cancun : Kết quả hoạt động của Nhóm Công tác Đặc biệt về các Hành động Hợp tác Dài hạn theo Công ước. Có sẵn tại: resource/docs/2010/cop16/eng/07a01.pdf UNFCCC. Quyết định số 4/CP.15. Hướng dẫn phương pháp cho các hoạt động liên quan đến giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng và vai trò của bảo tồn, quản lý rừng bền vững và nâng cao trữ lượng các-bon rừng ở các nước đang phát triển. Có sẵn tại: resource/docs/2009/cop15/eng/11a01.pdf#page=11 www.snvworld.org/redd33 SNV REDD+ UN-REDD. 2011. Hướng dẫn Kỹ thuật Đánh giá Các-bon có Sự Tham gia. Chương trình Hợp tác của Liên hợp quốc về Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển (UN-REDD), Hà Nội. UN REDD 2013. Hệ thống Giám sát Rừng Quốc gia: Giám sát và Đo đạc, Báo cáo và Xác minh (M&MRV) trong bối cảnh các hoạt động REDD+. Chương trình Hợp tác của Liên hợp quốc về Giảm Phát thải từ Phá rừng và Suy thoái Rừng ở các Nước đang Phát triển (UN- REDD), Geneva. Walker, S., E. Swails, S. Petrova, K. Goslee, F. Casarim, A. Grais, and S. Brown. 2013. Hướng dẫn Kỹ thuật Xây dựng Mức Cơ sở cho Chương trình REDD+. Có sẵn tại: http:// www.leafasia.org/tools/technical-guidance-development-redd-reference-level. www.snvworld.org/redd34 SNV REDD+ PHỤ LỤC I: NGUỒN TÀI LIỆU KỸ THUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ CÁC-BON CÓ SỰ THAM GIA Bảo Huy, Nguyễn Thi Thanh Hương, Sharma, B.D. & Nguyễn Vinh Quang. 2013a. Giám sát Các-bon có Sự Tham gia: Tài liệu Hướng dẫn cho Ngườ I dân Địa phương. Tổ chức Phát triển Hà Lan - SNV, TP. Hồ Chí Minh. Bảo Huy, Nguyễn Thi Thanh Hương, Sharma, B.D. & Nguyễn Vinh Quang. 2013b. Giám sát Các-bon có Sự Tham gia: Tài liệu Hướng dẫn tại Thực địa. Tổ chức Phát triển Hà Lan - SNV, TP. Hồ Chí Minh. Bảo Huy, Nguyễn Thi Thanh Hương, Sharma, B.D. & Nguyễn Vinh Quang. 2013c. Giám sát Các-bon có Sự Tham gia: Tài liệu Hướng dẫn cho Cán bộ Kỹ thuật tại Địa phương. Tổ chức Phát triển Hà Lan - SNV, TP. Hồ Chí Minh. CIGA-REDD, UNAM, FCPF. 2011. Liên kết Giám sát Cộng đồng với MRV cấp quốC gia cho REDD+, Báo cáo về Hội thảo FCPF, Thành phố Mexico, ngày 12-14/9/2011. Báo cáo ngày 17/10/2011. Documents/PDF/May2012/FCPF%20Durban%20Note%20-%20Community%20Monitoring%20 for%20REDD%20MRV%20final_0.pdf. Erni, C. Guia-Padilla, M., Villarante, D., Rice, D., Sukwong, S.. 2011. Sự hiểu biết REDD+ dựa vào cộng đồng: Hướng dẫn cho Cộng đồng người dân bản địa, Nhóm Công tác Quốc tế về các Vấn đề Bản địa (IWGIA) và Asia Indigenous Peoples Pact (AIPP), Thái Lan org/iwgia_files_publications_files/0565_CB-REDD-Trainers_small-20120117172426.pdf. Harris, N., Pearson, T., Brown, S., Andrasko, K., Lotsch, A. & Kapp, G. 2012. Công cụ Hỗ trợ ra Quyết định cho việc Xây dựng Mức Cơ sở cho REDD+. Quỹ Đối tác Các-bon Rừng (FCPF), Bang Washington DC. Draft_FCPF_RL_Decision_support_tools_2012.pdf. Hairiah, K., Dewi, S., Agus, F., Velarde, S., Ekadinata, A., Rahayu, S. & van Noordwijk, M. 2011. Đo đạc Trữ lượng Các-bon trong các Hệ thống Sử dụng Đất: Cẩm nang Hướng dẫn. Trung tâm Nông Lâm Thế giới (ICRAF), Bogor. Kauffman, J.B. & Donato, D.C. 2012. Quy trình Đo đạc, Giám sát và Báo cáo cấu trúc, sinh khối và trữ lượng các-bon trong rừng ngập mặn. Tài liệu Chuyên ngành số 86. Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR), Bogor. WP86CIFOR.pdf. KTGAL 2009. Hướng dẫn Đánh giá và Giám sát Suy thoái rừng và Hấp thụ Các-bon cho cộng đồng địa phương thực hiện tại hiện trường. Kyoto: Dự án “Tư duy toàn cầu - Hành động địa phương” (Think Global Act Local) (KTGAL), Enschede. Online%20Fieldguide%20full%20123.pdf. Subedi, B.P., Pandey, S., Pandey, A., Rana, E.B., Bhattarai, S., Banskota T.R., Charmakar, S. & Tamrakar, R. 2011. Hướng dẫn Đo Trữ lượng Các-bon trong Lâm nghiệp do Cộng đồng Quản lý. Mạng lưới châu Á vì Nông nghiệp và Nguồn Tài nguyên Sinh học Bền vững (ANSAB), www.snvworld.org/redd35 SNV REDD+ Kathmandu. community-managed-forests/. Solichin, Steinmann, K., Saputra, A., Iqbal, M. 2011, Dự án Thí điểm REDD của Merang Tính toán trữ lượng Các-bon và Giám sát Rừng (MRPP), Đo đạc và Giám sát Trữ lượng Các-bon trong Khu rừng đầm lầy than bùn Merang, GIZ Indonesia, Tháng 4/2011. http:// forclime.org/merang/FCM.pdf. UN REDD Việt Nam 2011. Hướng dẫn Kỹ thuật Giám sát Các-bon có sự tham gia. Chương trình Hợp tác của Liên Hợp Quốc về Giảm Phát thải từ Phá rừng và Suy thoái Rừng ở các Nước đang Phát triển (UN-REDD), Hà Nội. ownload&zoneid=152&subzone=156&child=196&lang=en-US&Page=11. Walker, S. M., Swails, E., Petrova, S., Goslee, K., Grais, A., Casarim, F. & Brown, S. 2013. Hướng dẫn Kỹ thuật về Xây dựng mức Cơ sở cho REDD+. Dự án Giảm Phát thải từ các Khu rừng Châu Á (LEAF), Bangkok. development-redd-reference-level. Walker, SM, Pearson, T.R.H., Casarim, F.M., Harris, N., Petrova, S., Grais, A., Swails, E., Netzer, M. Goslee, K.M. & Brown, S. 2012. Quy trình Vận hành Tiêu chuẩn cho việc Đo đạc Các-bon trên mặt đất. Dự án Giảm Phát thải từ các Khu rừng Châu Á (LEAF), Bangkok. Manual_2012_Version.pdf Walker, W., Baccini, A., Nepstad, M. Horning, N., Knight, D., Braun, E. & Bausch. A. 2011. Hướng dẫn Dự báo Các-bon và Sinh khối rừng tại thực địa: Phiên bản 1.0. Trung tâm Nghiên cứu Woods Hole, Falmouth, Massachusetts, Mỹ. fieldguides/carbon/. www.snvworld.org/redd36 SNV REDD+ Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV Chương trình REDD+ Tầng 5, tòa nhà văn phòng Thiên Sơn Số 5 Nguyễn Gia Thiều, quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tel./Fax: 84 8 3930 0668 Email: sswan@snvworld.org Ấn phẩm này được in bằng giấy có chứng chỉ FSC và mực có nguồn gốc thực vật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiam_sat_cac_bon_co_su_tham_gia_huong_dan_van_hanh_tinh_toan.pdf