Giáo án môn Pháp luật - Bài 1: Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật

2.3. Vai trò của pháp luật - Với bản chất và đặc điểm của mình, pháp luật có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, thể hiện chủ yếu ở các mặt sau: - Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước - Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội - Pháp luật góp phần tạo dựng mối quan hệ mới - Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia. Chính vì lẽ đó, pháp luật của mỗi quốc gia chỉ có thể hoàn thiện khi vừa phản ánh đúng thực tiễn của quốc gia mình để tạo lập môi trường ổn định trong nước, vừa mang tính tương đồng với pháp luật của các quốc gia khác, tạo cơ sở cho mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới hiện nay, vai trò của pháp luật càng có ý nghĩa to lớn trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như các lĩnh vực khác của một quốc gia.

doc12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Pháp luật - Bài 1: Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 01 Thời gian thực hiện: 1.5 giờ Tên chương:. Thực hiện ngày. ..tháng..năm.... BÀI 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT MỤC TIÊU CỦA BÀI Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Về kiến thức: Trình bày được nguồn gốc, bản chất chức năng của Nhà nước và pháp luật. Trình bày được bẩn chất, tổ chức, bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam.   - Về kỹ năng: Phân biệt được các hệ thống cơ quan Nhà nước. - Về thái độ: Thực hiện và tuân thủ pháp luật. Rèn luyện thói quen và xây dựng nếp sống, hành vi ứng xử theo pháp luật. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Giáo án lý thuyết; - Đề cương bài giảng; - Máy tính, bút, phấn, bảng; - Tài liệu tham khảo. I. ỔN ĐỊNH LỚP:                                                        Thời gian: 01 phút    - Kiểm tra sĩ số: ..    - Nhắc nhở những điều cần thiết.  II. THỰC HIỆN BÀI HỌC TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1 Dẫn nhập Bất kỳ một giai cấp cầm quyền nào cũng xây dựng nên cho mình một hệ thống các quy tắc xử sự điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội, nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Để nắm rõ được ngyên nhân tại sao có sự xuất hiện của Nhà nước và pháp luật. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về “Nguồn gốc và bản chất của Nhà nước và pháp luật” - Gợi mở, trao đổi, tạo thế học tập cho học viên - Lắng nghe 4’ 2 Giảng bài mới 1. Nguồn gốc, bản chất, chức năng của Nhà nước 1.1 Nguồn gốc của nhà nước - Thuyết thần quyền: cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xã hội, thượng đế đã sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là một sản phẩm của thượng đế. - Thuyết gia trưởng: cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển của gia đình và quyền gia trưởng, thực chất nhà nước chính là mô hình của một gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước chính là từ quyền gia trưởng được nâng cao lên – hình thức tổ chức tự nhiên của xã hội loài người. - Thuyết bạo lực: cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh xâm lược chiếm đất, là việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng đặt ra một hệ thống cơ quan đặc biệt – nhà nước – để nô dịch kẻ chiến bại. - Thuyết tâm lý: cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ, - Thuyết “khế ước xã hội”: cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một khế ước xã hội được ký kết trước hết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kết khế ước mới. - Quan điểm về nguồn gốc Nhà nước của chủ nghĩa Mác - LêNin được thể hiện rõ nét trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” của Ăngghen. Đây là tác phẩm được phát triển từ tư tưởng “Quan niệm duy vật về lịch sử” của Mác, tiếp thu và phát triển những thành tựu nghiên cứu “Xã hội cổ đại” của nhà bác học Mỹ - Lewis H.Morgan (Móocgan). - Chủ nghĩa Mác – leenin cho rằng: Nhà nước là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế, là cơ quan quyền lực của giai cấp nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác. Như vậy, nguồn gốc sâu xa dẫn đến sự ra đời của Nhà nước đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất (kinh tế). Nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu là mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Kết luận: Nhà nước không phải là cái bẩm sinh vốn có mà cũng không phải do ý thức của một các nhân hay giai cấp nào quy định mà Nhà nước xuất hiện do yêu cầu khách quan tất yếu của sự vận động và phát triển của lịch sử. 1.2 Bản chất của Nhà nước - Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội. - Tính giai cấp của nhà nước - Khái niệm tính giai cấp: là sự tác động mang tính chất quyết định của yếu tố giai cấp đến nhà nước quyết định những xu hướng phát triển và đặc điểm cơ bản của nhà nước. - Biểu hiện tính giai cấp của nhà nước: thông qua việc thực hiện các chức năng của nhà nước nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ mà nhà nước đặt ra và qua các hình thức thực hiện quyền lực kinh tế, chính trị, tư tưởng của nhà nước. - Nhà nước có tính giai cấp vì giai cấp là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự hình thành nhà nước và nhà nước cũng là công cụ quan trọng để trấn áp giai cấp. * Tính xã hội của Nhà nước: - Khái niệm: là sự tác động của những yếu tố xã hội bên trong quyết định những đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của nhà nước. - Biểu hiện của tính xã hội: thông qua việc thực hiện chức năng của nhà nước nhằm đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ của nhà nước. - Nhà nước có tính xã hội bởi nhà nước ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý của xã hội và nhà nước cũng chính là một trong những công cụ quan trọng nhất để quản lý xã hội. 1.3 Chức năng của nhà nước * Khái niệm chức năng nhà nước - Chức năng nhà nước là những phương hướng, phương diện, mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trước Nhà nước. - Chức năng của nhà nước do các cơ quan nhà nước bộ phận hợp thành bộ máy nhà nước thực hiện. Căn cứ vào những phương diện hoạt động của nhà nước, các chức năng của nhà nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại - Chức năng đối nội là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước như: bảo đảm trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối chế độ, bảo vệ và phát triển chế độ kinh tế, văn hóa - Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước, các dân tộc, quốc gia khác như: thiết lập mối quan hệ với các quốc gia khác, phòng thủ đất nước, chống sự xâm lược từ bên ngoài - Các chức năng đối nội và đối ngoại có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu thực hiện tốt chức năng đối nội thì sẽ tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt chức năng đối ngoại và ngược lại, thực hiện thành công hay thất bại chức năng đối ngoại sẽ ảnh hưởng tốt hoặc cản trở việc thực hiện chức năng đối nội. 2. Nguồn gốc, bản chất, vai trò của pháp luật. 2.1 Nguồn gốc của pháp luật - Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-LêNin: pháp luật là hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển khi xã hội đạt đến một trình độ phát triển nhất định. - Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa có sự phân chia giai cấp nên chưa có pháp luật. Các quy phạm tồn tại trong xã hội nguyên thuỷ như quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa các thành viên vốn bình đẳng với nhau và được mọi người tự nguyện thực hiện. - Về phương diện khách quan: những nguyên nhân làm xuất hiện Nhà nước cũng chính là những nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật. - Về phương diện chủ quan: pháp luật chỉ có thể hình thành bằng con đường Nhà nước theo 2 cách: do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận các quy phạm xã hội. - Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. 2.2 Bản chất của pháp luật - Học thuyết Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật đã lý giải một cách khoa học về bản chất của pháp luật và những mối quan hệ của nó với các hiện tượng khác trong xã hội có giai cấp. - Tính giai cấp: + Tính giai cấp là sự tác động của yếu tố giai cấp đến pháp luật mà sự tác động này quyết định xu hướng phát triển, những đặc điểm cơ bản của pháp luật. + Pháp luật có tính giai cấp bởi giai cấp là một trong những nguyên nhân ra đời của pháp luật và pháp luật là một trong những công cụ hữu hiệu nhất trong việc trấn áp đấu tranh giai cấp, bảo vệ lợi ích giai cấp. + Tính giai cấp thể hiện chủ yếu trong nội dung và mục đích của sự điều chỉnh của pháp luật. Theo đó, pháp luật bảo vệ lợi ích trước hết của giai cấp thống trị. - Tính xã hội của pháp luật: + Tính xã hội là sự tác động của các yếu tố xã hội (được hiểu là sự đối lập với yếu tố giai cấp) đến xu hướng phát triển và những đặc điểm cơ bản của pháp luật. + Pháp luật có tính xã hội bởi nhu cầu quản lý xã hội, trật tự chung của xã hội là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Pháp luật cũng là phương tiện mô hình hoá cách thức xử sự của các thành viên trong xã hội. + Tính xã hội của pháp luật thể hiện trong mục đích của sự điều chỉnh của pháp luật. Pháp luật phản ánh ý chí chung, lợi ích chung của xã hội. Định nghĩa: pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. 2.3. Vai trò của pháp luật - Với bản chất và đặc điểm của mình, pháp luật có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, thể hiện chủ yếu ở các mặt sau: - Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước - Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội - Pháp luật góp phần tạo dựng mối quan hệ mới - Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia. Chính vì lẽ đó, pháp luật của mỗi quốc gia chỉ có thể hoàn thiện khi vừa phản ánh đúng thực tiễn của quốc gia mình để tạo lập môi trường ổn định trong nước, vừa mang tính tương đồng với pháp luật của các quốc gia khác, tạo cơ sở cho mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới hiện nay, vai trò của pháp luật càng có ý nghĩa to lớn trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như các lĩnh vực khác của một quốc gia. - Giáo viên giới thiệu về nguồn gốc nhà nước qua các học thuyết tiêu biểu. - Lấy ví dụ cụ thể. - Đặt câu hỏi: Các em hãy cho biết trong xã hội nguyên thủy đã xuất hiện quyền lực hay chưa? Đó là quyền lực gì? - Nhận xét - Giảng giải về bản chất của nhà nước. - Giảng giải, phân tích về tính giai cấp của Nhà nước - Giảng giải về tính xã hội của Nhà nước - Giảng giải về khái niệm chức năng của nhà nước - Đặt câu hỏi: Dựa trên những kiến thức đã học các em hãy cho biết nhà nước có những chức năng cơ bản nào? - Nhận xét - Giảng giải, phân tích về chức năng đối ngoại của Nhà nước. - Giảng giải về nguồn gốc của Pháp luật. - Giảng giải, phân tích về bản chất của pháp luật. - Giảng giải, phân tích về vai trò của pháp luật. - Giảng giải, phân tích về những vai trò của pháp luật - Lắng nghe, ghi chép - Lắng nghe, - Tích cực trao đổi trả lời câu hỏi - Ghi chép - Lắng nghe, Ghi chép - Lắng nghe, Ghi chép - Lắng nghe - Lắng nghe, ghi bài. - Lắng nghe, Suy nghĩ trả lời câu hỏi - Ghi bài - Lắng nghe, ghi chép. - Lắng nghe, giữ trật tự ghi bài. - Lắng nghe, ghi chép - Lắng nghe, ghi bài - Lắng nghe, ghi bài 25’ 25’ 3 Củng cố kiến thức và kết thúc bài - Nguồn gốc, bản chất, chức năng của Nhà nước - Nguồn gốc, bản chất, vai trò của pháp luật. - Khái quát nội dung bài học. - Lắng nghe, ghi nhớ 10’ 4 Hướng dẫn tự học 1. Anh/chị hãy trình bày nguồn gốc, bản chất, chức năng của Nhà nước? 2. Anh/chị hãy trình bày nguồn gốc, bản chất và vai trò của Pháp luật? 2.5’ Nguồn tài liệu tham khảo 1. Bộ giáo dục Đòa tạo, Giáo trình triết học Mác – Lênin, NXB chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 2. Bộ lao động thương binh xã hội, Giáo trình pháp luật, NXB Lao động xã hội. TRƯỞNG KHOA/TRƯỞNG TỔ MÔN Mai Xuân Hiện Ngày tháng năm 2015 GIÁO VIÊN Phạm Thị Thảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_an_mon_phap_luat_bai_1_mot_so_van_de_chung_ve_nha_nuoc.doc
Tài liệu liên quan