Giáo trình Kinh tế quốc tế (Phần 1)

1. Cho hàm cầu và hàm cung của một quốc gia có dạng như sau: 58Q​DX​ = 200 – 20 P​X​ Q​SX​ = 40P​x​ – 40 Trong đó: Q​DX​, Q​SX​là số lượng sản phẩm X tính bằng 1 đơn vị. P​x là giá sản phẩm X tính bằng USD. Giả thiết đây là một nước nhỏ và giá thế giới là PX​ = 2 USD. a. Tính giá cả và sản lượng cân bằng của quốc gia này khi chưa có mậu dịch xảy ra. b. Hãy phân tích giá cả, tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu sản phẩm X của quốc gia này khi mậu dịch tự do. c. Thị trường sản phẩm X sẽ thay đổi như thế nào khi chính phủ đánh thuế quan bằng 50% lên giá trị sản phẩm X nhập khẩu? 2. Cho hàm cầu và hàm cung của một quốc gia có dạng như sau: Q​DX​ = 120 – P​X​ Q​SX​ = P​x​ – 40 Trong đó: P​X là giá sản phẩm X tính bằng USD. Q​DX​, Q​SX​là số lượng sản phẩm X tính bằng 1 đơn vị. Giả sử đây là một nước nhỏ và giá thế giới là PX​ = 40 USD. a. Tính giá cả và sản lượng cân bằng của quốc gia này khi chưa có mậu dịch xảy ra. b. Hãy phân tích giá cả, tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu sản phẩm X của quốc gia này khi mậu dịch tự do. c. Thị trường sản phẩm X sẽ thay đổi như thế nào khi chính phủ đánh thuế quan bằng 50% lên giá trị sản phẩm X nhập khẩu? d. Để sản xuất X, tỷ lệ nguyên liệu nhập là 80%, thuế quan đánh trên nguyên liệu nhập là 10%. Hãy tính tỷ lệ bảo hộ thực sự đối với nhà sản xuất ở quốc gia này.

pdf63 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế quốc tế (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hàng hóa và yếu tố sản xuất là cạnh tranh hoàn hảo - Không có chi phí vận chuyển - Lao động có thể di chuyển tự do trong 1 quốc gia nhưng không thể di chuyển giữa các quốc gia - Mậu dịch tự do, không có thuế quan, và các rào cản mậu dịch. 2.3.3.2. Nội dung lý thuyết Theo quy luật này, ngay cả 1 quốc gia là “kém nhất” (tức là không có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả 2 sản phẩm) vẫn có lợi khi giao thương với 1 quốc gia khác được coi là “tốt nhất” (tức là có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả 2 sản phẩm). 31 Quốc gia nên chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có hiệu quả sản xuất cao hơn (​lợi thế so sánh​) và nhập khẩu những mặt hàng có hiệu quả sản xuất thấp hơn ( không có lợi thế so sánh ). Nếu trong 1 thời gian nhất định, QG1 sản xuất được a​1 sản phẩm A, b​1 sản phẩm B; QG2 sản xuất được a​2 sản phẩm A và b​2 sản phẩm B thì QG1 sẽ xuất khẩu A, nhập khẩu B và QG2 sẽ xuất khẩu B, nhập khẩu A, nếu: b1 a1 > b2 a2 Và ngược lại, QG1 sẽ xuất khẩu B, nhập khẩu A và QG2 sẽ xuất khẩu A, nhập khẩu B, nếu: b1 a1 < b2 a2 2.3.3.3. Minh họa bằng số liệu Chi phí sản xuất (số giờ lao động/1 đ.v sp) Sản phẩm Quốc gia Pháp Đức Máy tính Vải 100 4 60 3 Dựa vào lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, quốc gia Đức có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất cả hai sản phẩm (máy tính và vải) bởi vì quốc gia này hiệu quả hơn trong việc sản xuất cả hai sản phẩm, với chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, với lý thuyết lợi thế so sánh (lợi thế tương đối) của David Ricardo, quốc gia nào sẽ có lợi thế tương đối trong việc sản xuất sản phẩm nào. Trong trường hợp này, có những cách cụ thể khác nhau để xác định lợi thế tương đối của mỗi quốc gia, dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo. Cách 1: Xác định tỷ lệ chi phí sản xuất giữa hai sản phẩm ở mỗi quốc gia (Tự cung tự cấp, Autarky Cost Ratio), và so sánh hai tỷ lệ này của hai quốc gia với nhau. Tỷ lệ chi phí sản xuất giữa hai sản phẩm ở Pháp: TLCP​Pháp​ = 5CP SXV ảiP háp CP SXP hápMáy tính = 4 100 = 2 Tỷ lệ chi phí sản xuất giữa hai sản phẩm ở Đức: TLCP​Đức = 0CP SXV ảiĐức CP SXĐứcMáy tính = 3 60 = 2 32 So sánh tỷ lệ chi phí sản xuất giữa hai quốc gia: TLCP​Đức < TLCP​Pháp Kết quả so sánh ở trên có thể được giải thích rằng, một cách tương đối (mang tính liên hệ so sánh với sản phẩm vải), chi phí sản xuất sản phẩm máy tính ở quốc gia Đức thấp hơn so với ở quốc gia Pháp. Do vậy, quốc gia Đức có lợi thế tương đối trong sản xuất máy tính so với quốc gia Pháp. Và ngược lại, quốc gia Pháp có lợi thế tương đối trong sản xuất vải so với quốc gia Đức (Sinh viên tự chứng minh ở vế ngược lại). Cách 2:​ So sánh tỷ lệ sản lượng Bước 1: Xác định sản lượng của mỗi sản phẩm ở mỗi quốc gia được sản xuất trong một giờ. Năng suất sản xuất (sản lượng sp/1 giờ lđ) Sản phẩm Quốc gia Pháp Đức Máy tính (cái) Vải (mét) 1/100 1/4 1/60 1/3 Bước 2: Xác định tỷ lệ sản lượng (cho một giờ sản xuất) giữa hai sản phẩm trong nội bộ của mỗi quốc gia. Tỷ lệ ở Pháp: SLSP​Pháp​ = SL1GV ảiP háp SL1GP hápMáy tính = 1/4 1/100 = 4100 Tỷ lệ ở Đức SLSP​Đức = SL1GV ảiĐức SL1GĐứcMáy tính = 1/3 1/60 = 360 Bước 3: So sánh tỷ lệ sản lượng giữa hai quốc gia SLSP​Đức > SLSP​Pháp Bước 4: Kết luận Một cách tương đối (trong mối liên hệ so sánh với sản phẩm vải), trong một giờ lao động, quốc gia Đức sản xuất được nhiều sản lượng sản phẩm máy tính hơn quốc gia Pháp. Do đó, quốc gia Đức có lợi thế tương đối trong sản xuất sản phẩm máy tính. Ngược lại, quốc gia Pháp có lợi thế so sánh trong sản xuất sản phẩm vải. 33 Cách 3: ​So sánh tỷ lệ chi phí sản xuất theo sản phẩm (chứ không theo quốc gia như ở cách 1) Bước 1: Xác định tỷ lệ chi phí sản xuất của từng sản phẩm giữa hai quốc gia Tỷ lệ chi phí sản xuất máy tính: TLCP​Máy tính (Pháp/Đức) = CP SXP hápMáy tính CP SXĐứcMáy tính = 60 100 = 3 5 Tỷ lệ chi phí sản xuất máy tính: TLCP​Vải (Pháp/Đức) = CP SXV ảiĐức CP SXV ải P háp = 3 4 Bước 2: So sánh tỷ lệ chi phí sản xuất của hai sản phẩm TLCP​Vải (Pháp/Đức) < TLCP​Máy tính (Pháp/Đức) Bước 3: Kết luận Một cách tương đối (trong mối liên hệ so sánh với quốc gia Đức), ở Pháp chi phí sản xuất vải thấp hơn chi phí sản xuất máy tính. Do vậy, Pháp có lợi thế so sánh trong sản xuất vải. Ngược lại, Đức có lợi thế so sánh trong sản xuất máy tính. Cách 4: So sánh tỷ lệ sản lượng giữa hai sản phẩm (Sinh viên tự nghiên cứu và chứng minh) Tóm lại, từ kết quả của các cách cụ thể khác nhau trên, mô hình trao đổi thương mại được xác định, đó là: Quốc gia Đức xuất khẩu máy tính, nhập khẩu vải, và quốc gia Pháp xuất khẩu vải và nhập khẩu máy tính. Lưu ý: Cách 1 và cách 2 được sử dụng chủ yếu, và linh hoạt theo từng trường hợp với thông tin số liệu cụ thể. Trong khi đó, cách 3 và cách 4 không được sử dụng phổ biến. 2.3.3.4. Tỷ lệ trao đổi thương mại ToT (Terms of Trade, Điều kiện thương mại) Để đảm bảo trao đổi thương mại xảy ra giữa hai quốc gia, tỷ lệ trao đổi thương mại phải ở giữa hai tỷ lệ trao đổi nội bộ của hai quốc gia (tự cung tự cấp). Nhờ đó, việc trao đổi thương mại giữa hai quốc gia mang lại lợi ích cho từng quốc gia. Cụ thể, bằng việc sử lại minh họa số liệu ở trên, ta có: Tỷ lệ trao đổi nội bộ (Autarky ratio) ở quốc gia Pháp là: 4 (cái) Máy tính : 100 (mét) Vải ⇒ 1 (cái) Máy tính : 25 (mét) Vải Tỷ lệ trao đổi nội bộ (Autarky ratio) ở quốc gia Đức là: 34 3 (cái) Máy tính : 60 (mét) Vải ⇒ 1 (cái) Máy tính : 20 (mét) Vải Tỷ lệ trao đổi thương mại giữa hai quốc gia Pháp và Đức phải là nằm trong khung tỷ lệ trao đổi thương mại như sau: 1 (cái) Máy tính : 20 ~ 25 (mét) Vải Hay 20 (mét) Vải < 1 (cái) Máy tính < 25 (mét) Vải Với bất cứ tỷ lệ trao đổi thương mại (ToT) nào nằm trong khung tỷ lệ trên, hai quốc gia đều được lợi so với khi chưa có mậu dịch. Cụ thể, quốc gia Đức đổi 1 máy tính lấy được hơn 20 mét vải, và quốc gia Pháp chỉ đổi ít hơn 25 mét vải để lấy 1 máy tính. 2.3.3.5. Phân tích lợi ích thu được từ trao đổi thương mại Giả sử một thế giới chỉ có hai quốc gia A và B, với việc sản xuất và tiêu dùng chỉ hai sản phẩm là Quần áo (Q) và Rượu (R), với một yếu tố sản xuất đầu vào là lao động, có bảng số liệu như sau (đảm bảo các giả định của mô hình lý thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo): Quốc gia Chi phí sản xuất (giờ lao động/ 1 đơn vị sản lượng sản phẩm) Tỷ lệ giá (chi phí sản xuất) giữa hai sản phẩm Tỷ trao đổi sản phẩm nội bộ ở mỗi quốc gia Quần áo (Q) Rượu (R) Quốc gia A 2 6 P​Q​:P​R​ = 2:6 6Q:2R = 3Q:1R Hoặc 1Q:1/3R Quốc gia B 4 8 P​Q​:P​R​ = 4:8 8Q:4R = 2Q:1R Hoặc 1Q:1/2R Theo bảng số liệu trên, quốc gia A có lợi thế so sánh trong sản xuất sản phẩm quần áo, và quốc gia B có lợi thế so sánh trong sản xuất sản phẩm rượu. Do vậy, mô hình mậu dịch giữa hai quốc gia là: quốc gia A xuất khẩu quần áo và nhập khẩu rượu, và quốc gia B xuất khẩu rượu và nhập khẩu quần áo. Và giữa hai quốc gia chỉ xảy ra mậu dịch với khung tỷ lệ trao đổi hai sản phẩm là: 1R : 2Q ~ 3Q hay 2Q < 1R < 3Q Giả sử rằng, tỷ lệ trao đổi thương mại giữa hai quốc gia là 1R:2,5Q, và số giờ lao động của hai quốc gia A và B lần lượt là 18000 và 32000 giờ lao động (glđ). Theo đó, quốc gia A có thể sản xuất tối đa 18000/2=9000 đ.v.s.l Quần áo (9000Q), và 18000/6=3000 đ.v.s.l Rượu (3000R), và có thể nhập khẩu tối đa 9000/2,5=3600 đ.v.s.l Rượu (3600R); quốc gia B có thể sản xuất tối đa 32000/4=8000 đ.v.s.l Quần áo 35 (8000Q) và 32000/8=4000 đ.v.s.l Rượu (4000R), và có thể nhập khẩu tối đa 4000*2,5=10000 đ.v.s.l Quần áo (10000Q). Quốc gia Sản lượng tối đa có thể sản xuất được Sản lượng tối đa nhập khẩu được Quần áo Rượu A 9000Q 3000R 3600R B 8000Q 4000R 1000Q Từ bảng số liệu trên, đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) và đường giới hạn khả năng tiêu dùng (CPF) của hai quốc gia có thể được xác định như bên dưới. 36 Trường hợp 1: Xét lợi ích mang lại từ trao đổi thương mại đối với quốc gia A, bằng sự so sánh với việc tự cung tự cấp (khi chưa có mậu dịch). Giả sử rằng, khi chưa có mậu dịch (tự cung tự cấp) quốc gia A chọn sản xuất và tiêu dùng tại điểm A(6000Q;1000R) nằm trên đường PPF. Khi có mậu dịch, quốc gia A quyết định giảm tiêu dùng quần áo xuống còn 3000Q, và trao đổi 3000Q lấy 1200R (3000/2,5=1200). Do đó, điểm tiêu dùng mới của quốc gia A là A’(3000Q;2200R) nằm trên CPF. Nếu quy đổi sản lượng của sản phẩm quần áo và rượu ở điểm tiêu dùng mới A’ thành số giờ lao động, thì quốc gia A có được giá trị lao động là 3000*2+2200*6=19200 glđ. Như vậy, giá trị lợi ích mang lại từ trao đổi thương mại đối với quốc gia trong trường hợp này là 1200 glđ. 37 Trường hợp 2: Xét lợi ích từ thương mại của quốc gia A trong trường hợp quốc gia A chọn sản xuất quần áo hoàn toàn (9000Q) (quốc gia A tập trung chuyên môn hóa hướng tới trao đổi thương mại), và chọn tiêu dùng 3000Q. Theo đó, quốc gia A xuất khẩu 6000Q để nhận về 6000/2,5=2400R. Trong khi đó, với nền kinh tế tự cung tự cấp, quốc gia A sản xuất 3000Q với chi phí sản xuất là 3000*2= 6000 glđ; với 12000 glđ còn lại, quốc gia A sản xuất được 12000/6=2000R. Như vậy, trao đổi thương mại mang lại cho quốc gia A lợi ích là 400R so với tự cung tự cấp. Điểm A(9000Q; 0R) là điểm sản xuất tập trung chuyên môn hóa (cũng chính là điểm tiêu dùng trước khi có mậu dịch). Điểm A’(3000Q; 2400R) là tiêu dùng sau khi có mậu dịch. Đoạn AB phản ứng lượng sản phẩm quần áo xuất khẩu, Đoạn BA’ phản ánh lượng sản phẩm rượu nhập khẩu. So với trường hợp 1 (khi chưa có sự tập trung chuyên môn hóa trong sản xuất quần áo), ở trường hợp 2, quốc gia A có lợi ích từ trao đổi thương mại cao hơn. 38 2.3.4. Lý thuyết chi phí cơ hội Vào năm 1936, Gottfried Haberler đã cứu Ricardo bằng cách dựa trên lý thuyết chi phí cơ hội để giải thích quy luật lợi thế so sánh. Theo lý thuyết chi phí cơ hội thì chi phí cơ hội của 1 sản phẩm là số lượng của một sản phẩm khác mà người ta phải hy sinh để có đủ tài nguyên làm tăng thêm 1 đơn vị sản phẩm thứ nhất Ví dụ: Sản phẩm Mỹ Anh Lúa mì Vải 6 4 1 2 Nếu không có mậu dịch thì Mỹ cần phải bỏ ra (hy sinh) 2/3 mét vải để có đủ số tài nguyên sản xuất 1 giạ lúa mì. Như vậy, chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị lúa mì sẽ là 2/3. Còn ở Anh, chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị lúa mì là 2 (1W = 2C). Như thế, chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị lúa mì ở Mỹ thấp hơn ở Anh và Mỹ có lợi thế so sánh (lợi thế chi phí) so với Anh về lúa mì. Cũng tương tự, chi phí cơ hội để sản xuất một đơn vị vải của Mỹ là 3/2, của Anh là 1/2. Do đó, Anh sẽ có lợi thế so sánh (lợi thế chi phí) so với Mỹ về vải. Kết quả này cũng đúng như trước đây đã nghiên cứu qua quy luật lợi thế so sánh của Ricardo, nhưng chỉ khác ở chỗ thay vì giải thích bởi lý thuyết tính giá trị bằng lao động, chúng ta đã giải thích bằng lý thuyết chi phí cơ hội, tránh được giả thiết cho rằng lao động là yếu tố duy nhất hay đồng nhất để tạo ra sản 39 phẩm. 2.3.5. Lý thuyết H-O Lý thuyết này do 2 nhà kinh tế học Thụy Điển Eli Heckscher và Bertil Ohlin đưa ra, do đó nó được gọi là lý thuyết Heckscher – Ohlin. 2.3.5.1. Những giả thiết của lý thuyết H-O - Giả định nền kinh tế thế giới có 2 quốc gia (QG 1 và QG 2), sản xuất 2 sản phẩm (X và Y), sử dụng 2 yếu tố đầu vào là lao động và tư bản (L, K). - Giả định thị trường quốc tế là thị trường cạnh tranh hoàn hảo - Trình độ kỹ thuật công nghệ là như nhau ở cả 2 quốc gia. - Mỗi hàng hóa được sản xuất trong điều kiện lợi nhuận không đổi theo quy mô - Hai QG có cùng nhu cầu sở thích như nhau - Sản phẩm X chứa đựng hàm lượng (L) lớn hơn thì sản phẩm Y phải chứa đựng hàm lượng (K) tương đối lớn hơn. - Quá trình chuyên môn hóa sản xuất giữa 2 QG là không hoàn toàn - Các yếu tố sản xuất có thể di chuyển trong 1 nước nhưng không di chuyển quốc tế - Thương mại quốc tế là tự do - Không có chi phí vận chuyển. 2.3.5.2.Yếu tố thâm dụng Trong phạm vi của 2 sản phẩm (X) và (Y) và 2 yếu tố sản xuất (L) và (K), chúng ta nói rằng sản phẩm Y là sản phẩm thâm dụng tư bản (K) nếu tỷ số (K/L) sử dụng trong sản xuất sản phẩm Y là lớn hơn (K/L) sử dụng trong sản xuất sản phẩm X. Ví dụ: Nếu có 2 đơn vị tư bản (2K) và 2 đơn vị lao động (2L) dùng để sản xuất một đơn vị sản xuất một đơn vị sản phẩm Y, tỷ số tư bản / lao động sẽ là 1, tức là K/L =2/2 =1. Giả sử, cũng trong thời gian đó 1K và 4L dùng để sản xuất một đơn vị sản phẩm X, tức là K/L = 1/4 đối với X. Ở trường hợp này có thể nói rằng Y là sản phẩm thâm dụng tư bản và X là sản phẩm thâm dụng lao động. Ví dụ: Nếu có 2 đơn vị tư bản (2K) và 2 đơn vị lao động (2L) dùng để sản xuất một đơn vị sản xuất một đơn vị sản phẩm Y, tỷ số tư bản / lao động sẽ là 1, tức là K/L =2/2 =1. Giả sử, cũng trong thời gian đó 1K và 4L dùng để sản xuất một đơn vị sản phẩm X, tức là K/L = 1/4 đối với X. Ở trường hợp này có thể nói rằng Y là sản phẩm thâm dụng tư bản và X là sản phẩm thâm dụng lao động. Có thể minh họa yếu tố thâm dụng đối với sản phẩm X và Y trong 2 quốc gia 40 bằng biểu đồ sau: 41 Biểu đồ này chỉ ra rằng QG 1 sản xuất 1Y với 2K và 2L. Với 4K và 4L, quốc gia này có thể sản xuất 2Y. Vì tỉ số K/L = 2/2 = 4/4 =1 đối với Y. Trên đồ thị, đó là đường nối từ gốc tọa độ, có độ nghiêng = 1. Mặt khác, 1K và 4L dùng để sản xuất 1X, với 2K và 8L sẽ sản xuất được 2X. Do đó K/L. Trên đồ thị, đây là đường nối từ gốc tọa độ, có độ nghiêng = 1/4. Như thế, tỉ số K/L = 1 đối với sản phẩm Y là thâm dụng tư bản và sản phẩm X là thâm dụng lao động ở QG 1. Ở QG 2, K/L = 4 đối với Y và K/L = 1 đối với X. Vì thế Y cũng là sản phẩm thâm dụng tư bản và X cũng là sản phẩm thâm dụng lao động giống như ở QG 1. Rõ ràng trên đồ thị, đường K/L đối với Y ở mỗi quốc gia có độ nghiêng lớn hơn so với đường K/L đối với sản phẩm X. 2.3.5.3. Yếu tố dư thừa Chỉ sự dồi dào của 1 quốc gia về 1 yếu tố sản xuất nào đó, có thể là lao động hay tư bản. 42 Có 2 cách xác định: Cách 1​: Đo bằng những đơn vị vật chất cụ thể toàn bộ số lượng lao động và tư bản sẵn dùng vào sản xuất của quốc gia đó. Theo cách xác định này, một quốc gia là thừa tư bản nếu tỉ số giữa tổng số tư bản và tổng số lao động lớn hơn tỉ số này của một quốc gia khác. Cách 2: ​Thông qua giá cả yếu tố so sánh. Theo cách xác định này, một quốc gia là thừa tư bản nếu tỉ số giữa giá cả tư bản và giá cả lao động (P​K​/P​L​) là thấp hơn tỉ số này của nước khác và một quốc gia được coi là thừa lao động nếu tỉ số giữa giá cả lao động và giá cả tư bản (P​L​/P​K​) là thấp hơn tỉ số này của nước khác. Hơn nữa, chúng ta lại biết rằng giá cả của tư bản chính là lãi suất – r và giá cả của lao động chính là tiền lương – w nên P​K​/P​L​ = r/w. 2.3.5.4. Nội dung lý thuyết H-O Với những giả thiết đã cho, lý thuyết H-O được phát biểu như sau: Một quốc gia sẽ xuất khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gia đó dư thừa tương đối và nhập khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gia khan hiếm tương đối. 2.4. Chính sách thương mại quốc tế 2.4.1. Khái niệm và vai trò của chính sách thương mại quốc tế 2.4.1.1. Khái niệm Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó. 2.4.1.2.Vai trò Một là​, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài, tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế và thương mại quốc tế, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước. Hai là​, bảo vệ thị trường nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đứng vững và vươn lên trong hoạt động kinh doanh quốc tế, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. 2.4.2. Phân loại chính sách thương mại quốc tế 2.4.2.1. Chính sách tự do thương mại Là chính sách ngoại thương, trong đó nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình điều tiết ngoại thương, mà mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa để cho hàng hóa và tư bản được tự do lưu thông giữa trong và ngoài nước tạo điều kiện cho thương 43 mại quốc tế phát triển trên cơ sở quy luật tự do cạnh tranh. 2.4.2.2. Chính sách bảo hộ thương mại Là chính sách ngoại thương trong đó chính phủ sử dụng các biện pháp ngoại thương để bảo hộ nền sản xuất nội địa trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu 2.5. Các biện pháp cơ bản thực hiện trong thương mại quốc tế 2.5.1. Thuế quan 2.5.1.1. Khái niệm Thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng xuất khẩu hay nhập khẩu của một quốc gia. 2.5.1.2. Phân loại ● Theo đối tượng: Thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu. - Thuế xuất khẩu: là thuế đánh trên hàng hoá xuất khẩu. - Thuế nhập khẩu: là thuế đánh trên hàng hoá nhập khẩu. Thuế quan có thể được áp dụng đối với cả hàng hóa xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thế giới thuế quan nhập khẩu vẫn là chủ yếu cho nên người ta thường hay dùng thuật ngữ thuế thuế quan để chỉ thuế quan nhập khẩu. ● Theo phương pháp tính: ​thuế quan tính theo giá trị, thuế quan tính theo số lượng và thuế quan hỗn hợp. - Thuế quan tính theo giá trị (The ad valorem tariff): ​được coi là một loại thuế đánh bằng tỷ lệ % theo giá trị của hàng hóa mậu dịch. P​1​=P​0 ​(1+ t) (2.2.1) P​0​: Giá 1 đơn vị hàng hóa nhập khẩu t : Tỷ lệ % thuế đánh vào giá hàng hóa P​1​: Giá 1 đơn vị hàng hóa sau khi nộp thuế - Thuế quan tính theo số lượng: là một loại thuế đánh trên mỗi đơn vị vật chất của hàng hóa mậu dịch. P​1​ = P​0​ +T​S (2.2.2) P​0​: Giá 1 đơn vị hàng hóa nhập khẩu T​s​: Thuế tính theo đơn vị hàng hóa P​1​: Giá 1 đơn vị hàng hóa sau khi nộp thuế - Thuế quan hỗn hợp: là cách thức tính thuế dựa vào sự kết hợp của hai cách tính trên. 44 Mỗi loại thuế nói trên đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Chẳng hạn thuế tính theo số lượng là dễ thu, hạn chế việc khai man giá hàng hóa để trốn thuế. Tuy nhiên, cách thu này khá cứng nhắc nên hiệu quả bảo hộ có thể không được đảm bảo. Hơn nữa cách tính thuế này tỏ ra thiên vị đối với những hàng hóa nhập khẩu đắt tiền, bởi vì khi chuyển mức thuế này thành mức thuế giá trị tương đương thì các mặt hàng đắt tiền sẽ chịu mức thuế thấp hơn so với mức áp dụng với các sản phẩm cùng loại rẻ tiền hơn. Thuế tính theo giá trị có ưu điểm là luôn duy trì được mức bảo hộ đối với sản xuất trong nước, bất chấp lạm phát biến động như thế nào. Tuy nhiên, việc tính toán đúng giá trị hàng hóa nhập khẩu để từ đó xác định đúng mức thuế không phải là công việc đơn giản. Chẳng hạn, người ta phải làm rõ những gì được đưa vào giá trị hàng hóa: chi phí sản xuất, bảo hiểm, chi phí vận chuyển Việc lựa chọn loại thuế nào còn phụ thuộc vào tính chất sản phẩm. Ví dụ, thuế tính theo số lượng thường được áp dụng đối với sản phẩm tương đối đồng nhất về chất lượng như các loại nông sản. Đa số ở các nước người ta dùng phương pháp tính thuế quan theo giá trị hàng hóa mậu dịch và phần lớn nội dung nghiên cứu trong chương này cũng theo cách tính đó. 2.5.1.3.Vai trò của thuế quan - Thuế quan là công cụ tài chính được nhà nước sử dụng để điều tiết xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. - Thuế quan bảo hộ sản xuất trong nước. - Thuế quan là một nguồn thu của ngân sách nhà nước. - Thuế quan là công cụ để trả đũa các biện pháp hạn chế thương mại do các quốc gia khác tiến hành 2.5.1.4.Phân tích sự tác động cục bộ của thuế quan Để đơn giản chúng ta chỉ xét trường hợp quốc gia 1 là một nước nhỏ, tức là khi đánh thuế vào các hàng nhập khẩu, không làm ảnh hưởng đến giá cả thế giới. a. Những thay đổi ban đầu khi Chính phủ đánh thuế quan: Để phân tích tác động của thuế quan nhập khẩu, chúng ta tìm hiểu ví dụ sau: Giả sử hàm cung và hàm cầu sản phẩm X của 1 quốc gia có dạng như sau: Q​DX​ = -20 P​X​ + 90 ; Q​SX​ = 10 P​X Trong đó: Q​DX​, Q​SX​ là số lượng sản phẩm X tính bằng 1 đơn vị; P​X​ là giá sản phẩm X tính bằng USD. 45 Giả thiết đây là một nước nhỏ và giá thế giới là P X​ = 1 USD. Những tác động cân bằng cục bộ của thuế quan được phân tích trên biểu đồ sau: Trong đó trục tung biểu thị giá của sản phẩm X (USD), trục hoành biểu thị số lượng sản phẩm X (sản phẩm) D​X​ là đường cầu và S X​ là đường cung sp X của QG 1 Hình 2.3. Những tác động cân bằng cục bộ của thuế quan Khi chưa có mậu dịch tự do, cung cầu cân bằng tại điểm E. Tại đó, người mua sẽ cần mua 30 đơn vị sản phẩm X và người bán sẽ bán với giá là 3 USD/sản phẩm. Khi có mậu dịch tự do, giá của sản phẩm X trong nước của quốc gia này sẽ là 1 USD. Khi đó đường cung sản phẩm X nhập khẩu từ bên ngoài vào quốc gia này là đường nằm ngang SF Ở mức giá P​X = 1 USD, quốc gia này sẽ tiêu thụ 70X (đoạn AB), trong đó sản xuất trong nước là 10X (đoạn AC), còn lại 60X (đoạn CB) là nhập khẩu từ bên ngoài. Bây giờ giả sử quốc gia này đánh thuế 100% (thuế quan tính theo giá trị) trên sản phẩm X nhập khẩu, giá cả sản phẩm này sẽ tăng lên là 2 USD. Đường thẳng nằm ngang S​F+t là đường cung sản phẩm X nhập từ bên ngoài vào quốc gia này khi có thuế quan. Ở mức giá cao hơn này thì tiêu dùng sẽ giảm đi so với khi mậu dịch tự do, tức là còn 50X (đoạn GH), trong đó sản xuất trong nước là 20X (đoạn GJ), còn lại 30X (đoạn JH) được nhập khẩu từ bên ngoài. Như vậy, rõ ràng là khi có thuế quan, tiêu dùng đã bị giảm đi (giảm đi 20X) 46 (đoạn BN), còn sản xuất lại tăng lên 10X (đoạn CM) so với trước khi có thuế quan. Hiệu quả mậu dịch giảm (tức là giảm hàng nhập khẩu) xuống 30X (đoạn BN + CM). Hiệu quả lợi ích, tức là lợi tức mà chính phủ thu được bằng 30 USD (tương đương với diện tích hình chữ nhật JHNM). Như vậy, thuế quan làm cho giá tăng, giảm tiêu dùng, giảm nhập khẩu, tăng sản xuất trong nước và tăng thu cho chính phủ. b. Phân tích tổng hợp: Ở phần này, chúng ta sẽ xem xét một cách tổng hợp giá trị kinh tế mà thuế quan phải trả thông qua việc phân tích trên biểu đồ. ● Tác động của thuế quan đối với chính phủ: Chính phủ thu lợi thông qua việc thu thuế nhập khẩu, tương đương với diện tích hình chữ nhật JHNM. ● Tác động của thuế quan đối với nhà sản xuất trong nước: thặng dư sản xuất tăng lên Khi không có thuế quan, để bán số lượng hàng 10X, thì nhà sản xuất thu được 1 USD cho 1X. Nhưng khi có thuế quan, để bán số lượng hàng 10X, thì nhà sản xuất thu được 2 USD cho 1 X. Vậy khi có thuế quan, nhà sản xuất trong nước thu lời được 1 khoản bằng diện tích hình ACRG (1). Khi chưa có thuế quan, với giá 1 USD cho 1X thì nhà sản xuất chỉ sản xuất được 10X, nhưng khi có thuế quan, 1X có giá là 2 USD thì sản xuất trong nước tăng lên là 20X. Như vậy, sau khi có thuế quan thì lợi nhuận của nhà sản xuất trong nước tăng lên chính bằng khoản diện tích hình RCJ (2). Từ (1) và (2) ➔ tổng lợi ích của nhà sản xuất trong nước là: S​ACRG​ + S​RCJ​ = S​ACJG ● Tác động của thuế quan đối với người tiêu dùng: thặng dư tiêu dùng giảm Khi không có thuế quan, để mua số lượng hàng 50X, người tiêu dùng chỉ trả 1 USD cho 1X. Nhưng khi có thuế quan, thì giá tăng lên, để mua số lượng hàng 50X, người tiêu dùng phải trả 2 USD cho 1X. Vậy người tiêu dùng phải trả thêm 1 khoản tiền bằng diện tích hình AGHN (3). Khi chưa có thuế quan, thì người tiêu dùng có thể tiêu thụ 1 lượng sản phẩm X là 70X, nhưng khi có thuế quan thì họ chỉ có thể tiêu dùng 50X mà thôi. Vậy tổn thất do độ thỏa dụng của người tiêu dùng giảm sút bằng phần diện tích hình NBH (4). Từ (3) và (4) ➔ tổng thiệt hại của người tiêu dùng là: 47 S​AGHN​ + S​NBH Giả sử, gọi: S ACJG​ = a; S​CJM​ = b; S​JHNM​ = c ; S​NBH​ = d ➔ Tóm lại: tác động của thuế quan đến nền kinh tế: + Chính phủ: Lợi = S JHNM​ = c + Nhà sản xuất: Lợi = S ACJG​ = a + Người tiêu dùng: Thiệt = S AGHN​ + S​NBH​ = S​AGHB​ = a + b + c + d → Phúc lợi ròng: (+S​JHNM​) + (+S​ACJG​) + (-S​AGHB​) = - (S​CJM​ + S​NBH​) hay: c + a - (a+b+c+d) = - (b+d) → đây chính là tổn thất do thuế → Khi quốc gia là 1 nước nhỏ thì việc đánh thuế nhập khẩu tỏ ra có hại vì nó dẫn đến tổn thất ròng cho toàn bộ nền kinh tế. Thiệt hại này chính là 2 tam giác CJM và BHN - Tam giác CJM thể hiện tổng số chi phí sản xuất thêm trên hạn mức của người sản xuất trong nước. Sở dĩ phần này xuất hiện là do khi có thuế quan, chính phủ đã bảo hộ cho những ngành sản xuất không hiệu quả. Thay vì tập trung tiềm năng sản xuất cho sản phẩm có lợi thế so sánh thì QG 1 lại phải chi phối một phần tiềm năng đó để duy trì sản xuất sản phẩm X – sản phẩm mà quốc gia không có lợi thế so sánh. - Tam giác BHN thể hiện số thiệt hại tiêu dùng do giá quá cao (hậu quả của sự bảo hộ). Phần này xuất hiện vì thuế quan đã làm tăng lên một cách giả tạo giá của sản phẩm X, gây ra một sự thiệt hại trong việc thỏa mãn người tiêu dùng do phải cắt giảm tiêu dùng vì giá quá cao. Kết luận : Như vậy thông qua sự phân tích cân bằng cục bộ của thuế quan nhập khẩu chỉ ra rằng: ● Thông thường thuế quan nhập khẩu dẫn đến giá nội địa của hàng nhập khẩu cao lên, làm cho mức tiêu dùng nội địa giảm đi, sản xuất trong nước có điều kiện tăng lên. Do đó, khối lượng hàng nhập khẩu bị giảm bớt. ● Chính phủ là người nhận được khoản thu về thuế. ● Có sự phân phối lại thu nhập từ người tiêu dùng sản phẩm nội địa sang người sản xuất trong nước đồng thời cũng có sự phân phối lại từ các nhân tố dư thừa của một quốc gia sang các nhân tố khan hiếm của quốc gia đó. ● Thuế quan nhập khẩu dẫn đến sự kém hiệu quả, gây ra những tổn thất hay còn gọi là chi phí bảo hộ. 2.5.1.5.Thuế quan danh nghĩa và tỷ lệ bảo hộ thực sự Thuế quan danh nghĩa là thuế quan đánh trên hàng nhập khẩu hay xuất khẩu 48 (tức là đánh vào sản phẩm cuối cùng) làm gia tăng giá cung cấp của nước ngoài. Khi thuế quan đánh trên nguyên liệu nhập sẽ làm giá cung sản phẩm trong nước gia tăng. Mối tương quan giữa thuế đánh trên sản phẩm (thuế quan danh nghĩa) và thuế quan đánh trên nguyên liệu nhập được xác định bằng tỷ lệ bảo hộ thực sự. - Công thức ​tính tỷ lệ bảo hộ thực sự : Công thức 1: g = 1 − ai t − a ti i (2.3.1) Trong đó: g: tỷ lệ bảo hộ thực sự t: thuế quan danh nghĩa a​i ​: tỷ lệ giữa giá trị nhập lượng nguyên liệu với giá trị sản phẩm cuối cùng khi không có thuế quan. t​i​ : thuế quan đối với lượng nguyên liệu nhập khẩu. Công thức 2: (2.3.2)g = v v − v, Trong đó: g: tỷ lệ bảo hộ thực sự v’: trị giá gia tăng sau khi có thuế quan v: trị giá gia tăng trước khi có thuế quan 2.5.2. Các biện pháp hạn chế về số lượng 2.5.2.1.Hạn ngạch xuất nhập khẩu (quota) a. Khái niệm Hạn ngạch xuất nhập khẩu là công cụ hạn chế thương mại phi thuế quan trực tiếp đối với số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Đó là việc chính phủ ấn định mức xuất khẩu hay nhập khẩu cao nhất của một sản phẩm trong một thời kỳ nhất định, thông qua hình thức cấp giấy phép xuất nhập khẩu. Cũng như khi nghiên cứu về thuế quan, hình thức chủ yếu là thuế nhập khẩu, với hạn ngạch cũng tập trung chủ yếu vào hạn ngạch nhập khẩu (Quota nhập khẩu), là hình thức quan trọng nhất và phổ biến ở các nước trên thế giới, còn đối với xuất khẩu sẽ được xem xét ở phần “Hạn chế xuất khẩu tự nguyện”. 49 b. Những tác động của quota nhập khẩu Để phân tích tác động của quota nhập khẩu, chúng ta tìm hiểu ví dụ sau (tương tự như ví dụ trong phân tích thuế quan): Cho hàm cầu và hàm cung sản phẩm X của 1 quốc gia có dạng như sau: Q​DX​ = -20 PX + 90 ; Q​SX​ = 10 PX Q​DX​, Q​SX là số lượng sản phẩm X tính bằng 1 đơn vị. P​X là giá sản phẩm X tính bằng USD. Giả thiết đây là một nước nhỏ và giá thế giới là P X​ = 1 USD. Tác động của quota nhập khẩu được thể hiện như sau : Khi chưa có mậu dịch tự do, cung cầu cân bằng tại điểm E. Khi có mậu dịch tự do, giá của sản phẩm X trong nước của quốc gia này sẽ là 1 USD. Ở mức giá P​X = 1 USD, quốc gia này sẽ tiêu thụ 70X (đoạn AB), trong đó sản xuất trong nước là 10X (đoạn AC), còn lại 60X (đoạn CB) là nhập khẩu từ bên ngoài. Bây giờ quốc gia hạn chế nhập khẩu bằng 1 quota nhập khẩu 30X: Lúc này giá cả nội địa của sản phẩm X sẽ tăng lên đến P​X = 2 USD (cũng giống như đánh thuế quan 100% lên sản phẩm X). Tại mức giá mới này, tiêu dùng giảm xuống, chỉ còn 50X (GH), trong đó sản xuất trong nước được 20X (GJ) và cho phép nhập khẩu từ bên ngoài bằng 1 quota: 30X (JH) Như vậy, với quota nhập khẩu 30X thì: tiêu dùng giảm 20X, sản xuất trong nước tăng 10X (cũng giống như đánh thuế quan 100%). Giả sử có sự gia tăng về cầu, tức là đường cầu D​X tịnh tiến lên phía trên thành D​X’​. Tại đây giá cả sản phẩm X tăng từ 2 USD đến 2,5 USD, sản xuất trong nước tăng 50 lên đến 25X (G’T’) và tiêu dùng nội địa cũng tăng lên đến 55X (G’H’). Nhưng với thuế quan thì giá cả sản phẩm X vẫn không thay đổi (2 USD), sản xuất trong nước vẫn là 20X (GJ), nhưng tiêu dùng nội địa lại tăng lên đến 65X (GK) và nhập khẩu sẽ là 45X (JK) Tác động của quota nhập khẩu cũng tương tự như tác động của thuế quan nhập khẩu, nhưng nó mang tính hạn chế nhiều hơn, chắc chắn hơn, có lợi cho nhà sản xuất nội địa hơn, nhưng người tiêu dùng bị thiệt hại nhiều hơn, và người hưởng lợi nhiều nhất là các nhà nhập khẩu chứ không phải là nhà nước. 2.5.2.2.Hạn ngạch thuế quan (Tariff Quota) Một trường hợp hạn ngạch đặc biệt, đó là hạn ngạch thuế quan: là hình thức phối hợp quản lý xuất khẩu hoặc nhập khẩu bằng biện pháp thuế quan và hạn ngạch. Cụ thể nếu xuất khẩu, nhập khẩu trong hạn ngạch cho phép thì được hưởng mức thuế quan thấp. Còn xuất khẩu, nhập khẩu cao hơn hạn ngạch phải chịu mức thuế quan cao. 2.5.2.3.Hạn chế xuất khẩu tự nguyện Là một biện pháp hạn chế xuất khẩu mà ở đó, một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách “tự nguyện” nếu không họ sẽ áp dụng biện pháp trả đũa kiên quyết. 2.5.3. Trợ cấp xuất khẩu Là những khoản hỗ trợ của Chính phủ (hoặc một cơ quan công cộng) cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu, có tác động làm tăng khả năng xuất khẩu của sản phẩm. 2.5.4. Bán phá giá và chống bán phá giá 2.5.4.1. Bán phá giá (Dumping) Định nghĩa bán phá giá được trình bày trong các văn kiện của GATT (Hiệp định chung về thuế quan và thương mại): ​đó là việc bán những hàng hóa xuất khẩu ở một giá thấp hơn “giá trị bình thường” (giá trị bình thường nghĩa là giá bán sản phẩm ở nước xuất khẩu) 2.5.4.2. Chống bán phá giá (Anti Dumping) Là hành động (biện pháp) mà các cơ quan có thẩm quyền ở nước nhập khẩu áp dụng đối với hàng nhập khẩu nhằm vô hiệu hóa hiện tượng bán phá giá hàng nhập khẩu trên đất nước của mình. Trên thực tế, hành vi chống bán phá giá là hành vi đánh thuế nhập khẩu bổ sung đối với một loại hàng cụ thể từ một nước xuất khẩu cụ thể nào đó, nhằm cân bằng giữa 51 giá hàng nhập và giá trị thực của nó, nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất trong nước tại nước nhập khẩu. 2.5.5. Rào cản kỹ thuật trong hoạt động thương mại quốc tế Các nước đưa ra các yêu cầu đối với hàng nhập khẩu phải tuân thủ các tiêu chuẩn bắt buộc mà họ phải áp dụng để bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của cộng đồng hoặc để bảo vệ môi trường. Đây cũng là hình thức bảo hộ mậu dịch vì thông qua việc nước nhập khẩu đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu hết sức khắt khe: tiêu chuẩn về quy cách, mẫu mã, về chất lượng, về vệ sinh thú y, về an toàn lao động, về mức độ gây ô nhiễm môi sinh môi trường, nếu hàng nhập khẩu không đạt một trong các tiêu chuẩn kể trên đều không được nhập khẩu vào nội địa. BÀI TẬP PHẦN 1: CÁC LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1. Năng suất lao động để sản xuất ra sản phẩm X và sản phẩm Y của hai quốc gia được cho trong bảng dưới đây: Trường hợp A B C D Quốc gia I II I II I II I II Số lượng sản phẩm X/người-giờ 4 1 4 1 4 1 4 2 Số lượng sản phẩm X/người-giờ 1 2 3 2 2 2 2 1 Hãy xác định: a. Lợi thế tuyệt đối và không có lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia trong từng trường hợp. b. Lợi thế so sánh và không có lợi thế so sánh của mỗi quốc gia trong từng trường hợp. c. Khả năng xảy ra mậu dịch giữa hai quốc gia trong từng trường hợp. 2. Cho số liệu trong bảng sau: Năng suất lao động (sp/giờ) Thái Lan Nhật Bản 52 Gạo Thép 8 2 3 6 a. Hãy phân tích cơ sở, mô hình và lợi ích mậu dịch của 2 quốc gia. b. Mậu dịch giữa 2 quốc gia có xảy ra không nếu tỷ lệ trao đổi lần lượt là: 8 gạo = 10 thép; 2 thép = 7 gạo; 8 gạo = 20 thép c. Ở tỷ lệ trao đổi nào, lợi ích mậu dịch của 2 quốc gia là bằng nhau? d. Giả sử một giờ lao động, người Thái được trả 40 bạc (THB); người Nhật được trả 900 yên (JPY). Hãy xác định khung tỷ lệ trao đổi giữa 2 đồng tiền để ở đó mậu dịch có thể xảy ra theo mô hình trên. 3. Cho bảng số liệu sau: CPLĐ ( giờ/sp) QG 1 QG 2 Sp A 10 20 Sp B 6 3 a. Xác định cơ sở và mô hình mậu dịch của 2 quốc gia trên. b. Xác định khung tỷ lệ trao đổi để mậu dịch xảy ra. c. Với tỷ lệ trao đổi 20B = 10A hãy xác định lợi ích của mỗi quốc gia. d. Nếu trong 1 giờ lao động ở quốc gia I được trả 1 GBP và ở quốc gia II được trả 2 USD, xác định khung tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền để mậu dịch có thể xảy ra theo mô hình trên. 4. Có chi phí lao động để sản xuất ra 2 sản phẩm trong bảng dưới đây: Sản phẩm Hao phí lao động cho 1 đơn vị sản phẩm (giờ) Quốc gia I Quốc gia II X 20 40 Y 30 50 Giả thiết rằng 1 giờ lao động ở quốc gia I được trả 2,5 GBP; 1 giờ lao động ở quốc gia II được trả 3 USD. Hãy tính: a. Giá cả lao động cho 2 sản phẩm trong mỗi quốc gia. b. Mậu dịch giữa 2 quốc gia có xảy ra không nếu tỷ giá trao đổi giữa 2 đồng tiền 53 là GBP/USD = 2 c. Mậu dịch giữa 2 quốc gia có xảy ra không nếu tỷ giá trao đổi giữa 2 đồng tiền là GBP/USD = 2,4 d. Khung tỷ lệ trao đổi giữa 2 đồng tiền mà ở đó mậu dịch xảy ra. 5. Cho bảng số liệu sau: CPLĐ ( giờ/sp) QG 1 QG 2 Sp A 3 6 Sp B 4 5 a. Xác định cơ sở và mô hình mậu dịch của 2 quốc gia trên. b. Xác định khung tỷ lệ trao đổi để mậu dịch xảy ra. c. Với tỷ lệ trao đổi 20A = 18B hãy xác định lợi ích của mỗi quốc gia. 6. Với bảng số liệu của bài tập trên hãy xác định mô hình mậu dịch của hai quốc gia bằng lý thuyết chi phí cơ hội. 7. Cho bảng số liệu sau: NSLĐ ( giờ/sp) QG 1 QG 2 Sp A 30 20 Sp B 10 40 a. Xác định cơ sở và mô hình mậu dịch của 2 quốc gia trên. b. Xác định khung tỷ lệ trao đổi để mậu dịch xảy ra. c. Với tỷ lệ trao đổi 80A = 80B hãy xác định lợi ích của mỗi quốc gia. 8. Cho bảng số liệu sau: Sản phẩm Hao phí lao động cho một đơn vị sản phẩm (giờ) Quốc gia I Quốc gia II X 3 4 Y 2 1 Giả thiết quốc gia I có 1200 đơn vị lao động và quốc gia II có 800 đơn vị lao động. Trong điều kiện sử dụng hết tài nguyên và kỹ thuật được cho là tốt nhất, với chi 54 phí cơ hội không đổi, hãy xác định: a. Đường giới hạn khả năng sản xuất và mô hình mậu dịch của hai quốc gia. b. Khung tỷ lệ trao đổi giữa hai quốc gia để ở đó mậu dịch có thể xảy ra. c. Giả sử 1 giờ lao động ở quốc gia I được trả $6, 1 giờ lao động ở quốc gia II được trả £2. Hãy xác định khung tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền để mậu dịch có thể xảy ra theo mô hình trên. d. Phân tích lợi ích mậu dịch nếu biết rằng các điểm tự cung tự cấp của mỗi quốc e. gia lần lượt là: A (200X, 300Y) và A’ (100X, 400Y). 9. Cho bảng số liệu sau: Chi phí LĐ (giờ/sp) Quốc gia I Quốc gia II A B 8 3 7 2 Giả sử quốc gia I dành 2400 giờ và quốc gia 2 dành 2100 giờ để sản xuất 2 sản phẩm A và B. Hãy: a. Tính lượng sản phẩm mà mỗi quốc gia sản xuất được khi chưa có mậu dịch xảy b. ra. c. Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của 2 quốc gia. d. Với chi phí cơ hội không đổi, hãy xác định sản lượng 2 sản phẩm ở 2 quốc gia e. khi có mậu dịch xảy ra. f. Mậu dịch giữa 2 quốc gia có xảy ra không nếu giá cả sản phẩm so sánh của sản phẩm A là P A​/P​B​ = 1? 10. Giả sử có số liệu tối đa của hai mặt hàng chuối và táo mà Việt Nam và Trung Quốc có thể sản xuất được trong điều kiện sử dụng hết tài nguyên và với kỹ thuật được xem là tốt nhất như sau: Quốc gia Việt Nam Trung Quốc Sản phẩm (Ngàn tấn) Táo 160 400 Chuối 800 600 a. Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của mỗi quốc gia. 55 b. Xác định chi phí cơ hội để sản xuất táo và chuối của hai quốc gia. c. Giả thiết khi không có mậu dịch xảy ra, ở Việt Nam sản xuất được 400 ngàn tấn chuối và 80 ngàn tấn táo. Ở Trung quốc sản xuất được 300 ngàn tấn chuối và 200 ngàn tấn táo. Hãy tính lợi ích của mỗi quốc gia khi mậu dịch xảy ra với tỷ lệ trao đổi 200T = 400C. 11. Giả sử có tài liệu về khả năng sản xuất của 2 quốc gia như sau: Quốc gia I Quốc gia II X Y X Y 50 0 120 0 40 30 90 20 30 60 60 40 20 90 30 60 10 120 0 80 0 150 a. Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của hai quốc gia. b. Giả thiết rằng khi không có mậu dịch xảy ra, điểm tự cung tự cấp của hai quốc gia lần lượt là: A (30X,60Y), A’ (60X,40Y). Hãy xác định lợi ích mậu dịch của hai quốc gia. 12. Cho bảng số liệu sau: Chi phí sản xuất QG 1 QG 2 K L K L X 2 3 2 5 Y 4 1 3 2 P​K​/P​L 4/3 3/4 a. Xác định sản phẩm thâm dụng yếu tố của mỗi quốc gia. b. Xác định yếu tố dư thừa của mỗi quốc gia. c. Bằng lý thuyết H – O hãy xác định mô hình mậu dịch của mỗi quốc gia. 13. Có số liệu cho trong bảng sau: 56 Chi phí sản xuất Sản phẩm Quốc gia 1 Quốc gia 2 K L K L X Y 3 1 2 4 4 2 3 3 a. Hãy xác định sự thâm dụng yếu tố sản xuất của mỗi quốc gia về mỗi sản phẩm. b. Giả sử quốc gia 1 có 6.000 đơn vị tư bản và 8.000 đơn vị lao động; quốc gia 2 có 12.000 đơn vị tư bản và 13.500 đơn vị lao động. Hãy xác định: + Sự dư thừa hoặc khan hiếm của mỗi quốc gia về mỗi yếu tố sản xuất. + Quy mô sản xuất của mỗi quốc gia về mỗi sản phẩm c. Bằng lý thuyết H-O, hãy xác định mô hình mậu dịch của 2 quốc gia 14. Cho bảng số liệu sau: Chi phí sản xuất cho 1 sp QG 1 QG 2 K L K L X 1 2 2 3 Y 2 2 6 3 P​K​/P​L 3/2 1/2 a. Xác định sản phẩm thâm dụng yếu tố của mỗi quốc gia. b. Xác định yếu tố dư thừa của mỗi quốc gia. c. Bằng lý thuyết H – O hãy xác định mô hình mậu dịch của mỗi quốc gia. 15. Có số liệu cho trong bảng sau: Sản phẩm Số yếu tố đầu vào sử dụng để sản xuất 1 sản phẩm Vốn (L) Tư bản (K) X 3 2 57 Y 5 3 Giả thiết đây là một quốc gia nhỏ và dư thừa tương đối về tư bản. Nguồn lực sản xuất vốn có của quốc gia này là 36.000 đơn vị lao động và 23.000 đơn vị tư bản. Hãy xác định: a. Sự thâm dụng yếu tố sản xuất của mỗi quốc gia về mỗi sản phẩm. b. Sản lượng sản xuất và tiêu dùng 2 sản phẩm khi chưa có mậu dịch xảy ra. c. Xác định sản phẩm xuất khẩu của quốc gia. 16. Quốc gia A là quốc gia dư thừa lao động, khan hiếm tư bản; quốc gia B là quốc gia dư thừa tư bản, khan hiếm lao động. Sản phẩm X là sản phẩm thâm dụng lao động, sản phẩm Y là sản phẩm thâm dụng tư bản a. Xác định mô hình mậu dịch của hai quốc gia. b. Cho biết thu nhập của người sở hữu tư bản ở quốc gia A sẽ thay đổi như thế nào nếu có mậu dịch tự do xảy ra giữa hai quốc gia. 17. Có số liệu cho trong bảng sau: Quốc gia Anh Thái Lan Yếu tố đầu vào K L K L Vải Thực phẩm 5 2 2 3 4 3 1 2 P​K​/P​L 4/5 5/6 a. Hãy xác định sự thâm dụng yếu tố sản xuất của mỗi quốc gia về mỗi sản phẩm. b. Hãy xác định sự dư thừa hoặc khan hiếm của mỗi quốc gia về mỗi yếu tố sản xuất. c. Bằng lý thuyết H-O, hãy xác định mô hình mậu dịch của 2 quốc gia d. Điều gì sẽ xảy ra với thu nhập của người chủ sở hữu tư bản ở Anh và người lao động làm thuê ở Thái Lan khi có mậu dịch xảy ra giữa hai quốc gia. e. Mô hình mậu dịch của Indonesia sẽ giống nước nào trong trường hợp này? PHẦN II: THUẾ QUAN VÀ QUOTA 1. Cho hàm cầu và hàm cung của một quốc gia có dạng như sau: 58 Q​DX​ = 200 – 20 P​X​ Q​SX​ = 40P​x​ – 40 Trong đó: Q​DX​, Q​SX ​là số lượng sản phẩm X tính bằng 1 đơn vị. P​x là giá sản phẩm X tính bằng USD. Giả thiết đây là một nước nhỏ và giá thế giới là P X​ = 2 USD. a. Tính giá cả và sản lượng cân bằng của quốc gia này khi chưa có mậu dịch xảy ra. b. Hãy phân tích giá cả, tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu sản phẩm X của quốc gia này khi mậu dịch tự do. c. Thị trường sản phẩm X sẽ thay đổi như thế nào khi chính phủ đánh thuế quan bằng 50% lên giá trị sản phẩm X nhập khẩu? 2. Cho hàm cầu và hàm cung của một quốc gia có dạng như sau: Q​DX​ = 120 – P​X​ Q​SX​ = P​x​ – 40 Trong đó: P​X là giá sản phẩm X tính bằng USD. Q​DX​, Q​SX ​là số lượng sản phẩm X tính bằng 1 đơn vị. Giả sử đây là một nước nhỏ và giá thế giới là P X​ = 40 USD. a. Tính giá cả và sản lượng cân bằng của quốc gia này khi chưa có mậu dịch xảy ra. b. Hãy phân tích giá cả, tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu sản phẩm X của quốc gia này khi mậu dịch tự do. c. Thị trường sản phẩm X sẽ thay đổi như thế nào khi chính phủ đánh thuế quan bằng 50% lên giá trị sản phẩm X nhập khẩu? d. Để sản xuất X, tỷ lệ nguyên liệu nhập là 80%, thuế quan đánh trên nguyên liệu nhập là 10%. Hãy tính tỷ lệ bảo hộ thực sự đối với nhà sản xuất ở quốc gia này. 3. Cho hàm cầu và hàm cung của một quốc gia có dạng như sau: Q​DX​ = 160 – 20P​X​ Q​SX​ = P​x​ – 40 Trong đó: P​X là giá sản phẩm X tính bằng USD. Q​DX​, Q​SX ​là số lượng sản phẩm X tính bằng 1 đơn vị. Giả sử đây là một nước nhỏ và giá thế giới là P X​ = 2 USD. a. Tính giá cả và sản lượng cân bằng của quốc gia này khi chưa có mậu dịch xảy ra. b. So sánh giá cả, tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu sau khi mậu dịch xảy ra với trước khi mậu dịch xảy ra. c. Thị trường sản phẩm X sẽ thay đổi thế nào khi Chính phủ đánh thuế quan bằng 25% lên giá trị sản phẩm X nhập khẩu. d. Thiệt hại ròng của quốc gia sẽ là bao nhiêu trước một mức thuế quan như vậy? 4. Cho hàm cầu và hàm cung của Hà Lan có dạng như sau: 59 Q​DX​ = 180 – 20P​X​ ; Q​SX​ = 20P​X​ – 20 Trong đó Q​DX​, Q​SX là số lượng sản phẩm X tính bằng 100.000 đơn vị; P​X là giá cả sản phẩm X tính bằng 1 EUR. Giả thiết Hà Lan là 1 nước nhỏ và giá thế giới P​W = P​X​ = 2 USD, biết rằng EUR/USD = 2. a. Hãy phân tích giá cả, tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu sản phẩm X của Hà Lan khi có mậu dịch tự do. b. Để bảo hộ sản xuất trong nước, chính phủ Hà Lan đánh thuế quan bằng 200% lên giá trị sản phẩm X nhập khẩu. Hãy phân tích thị trường sản phẩm X tại Hà Lan. c. Giả sử tỷ lệ nguyên liệu nhập là 50%, thuế quan đánh trên nguyên liệu nhập là 5%. Hãy tính tỷ lệ bảo hộ thực sự đối với nhà sản xuất ở Hà Lan. 5. Ở Nhật, một sản phẩm có giá trị là 35.000 JPY, trong đó giá trị nguyên liệu nhập là 15.000 JPY, thuế quan đánh trên sản phẩm cuối cùng là 25%, thuế quan đánh trên nguyên liệu nhập là 10%. a. Trị giá gia tăng của nhà sản xuất tăng được là bao nhiêu do chính phủ đánh thuế quan vào sản phẩm cuối cùng và nguyên liệu nhập? b. Tỷ lệ bảo hộ thực sự đối với nhà sản xuất trong trường hợp này? c. Tỷ lệ bảo hộ thực sự sẽ thay đổi thế nào nếu thuế quan đánh trên nguyên liệu nhập là 7%? d. Tỷ lệ bảo hộ thực sự sẽ là bao nhiêu khi thuế quan đánh trên nguyên liệu nhập là 25% e. Giả sử chính phủ không đánh thuế quan vào nguyên liệu nhập thì thuế quan danh nghĩa phải là bao nhiêu để vẫn giữ được tỷ lệ bảo hộ thực sự như cũ. 6. Cho hàm cầu và hàm cung sản phẩm X của Việt Nam có dạng như sau: Q​DX​ = 160– 10P​X​ ; Q​SX​ = 40P​X​ - 40 trong đó Q​DX​, Q​SX là số lượng sản phẩm X tính bằng 1 triệu đơn vị; P​X là giá cả sản phẩm X tính bằng 10.000 VND. Việt Nam là 1 nước nhỏ và giá thế giới P​W = P​X = 2 USD. a. Hãy phân tích giá cả, tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu sản phẩm này của Việt Nam khi mậu dịch tự do. Biết rằng USD/VND = 14.000 b. Thị trường sản phẩm X sẽ thay đổi như thế nào khi chính phủ đánh thuế quan bằng 50% lên giá trị sản phẩm X nhập khẩu? 7. Cho hàm cầu và hàm cung của Việt Nam về xe máy có dạng như sau: Q​DX​ = 350– 50P​X​ ; Q​SX​ = 40P​X​ - 10 60 trong đó Q​DX​, Q​SX là số lượng xe máy tính bằng 1 nghìn chiếc; P​X là giá cả xe máy tính bằng 10 triệu VND. Việt Nam là 1 nước nhỏ và giá xe máy thế giới P​W = P​X = 1.000 USD. Cho biết USD/VND = 20.000 a. Hãy phân tích giá cả, tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu xe máy của Việt Nam khi mậu dịch tự do. b. Để bảo hộ sản xuất trong nước, chính phủ Việt Nam đánh thuế quan bằng 50% lên giá trị xe máy nhập khẩu. Hãy: + Phân tích thị trường xe máy tại Việt Nam (giá cả, tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu) + Tính doanh thu xe máy của các nhà sản xuất trong nước tăng do thuế quan + Tính phần thu ngân sách của chính phủ c. Để sản xuất một chiếc xe máy, Việt Nam phải nhập khẩu 10 triệu đồng nguyên liệu, thuế quan đánh trên nguyên liệu nhập là 5%. Hãy xác định tỷ lệ bảo hộ thực sự đối với nhà sản xuất xe máy Việt Nam 8. Cho hàm cầu và hàm cung của một quốc gia có dạng như sau: Q​DX​ = 140– 2P​X​ ; Q​SX​ = 2P​X​ - 40 trong đó Q​DX​, Q​SX là số lượng sản phẩm X tính bằng 1 đơn vị; P​X là giá cả sản phẩm X tính bằng USD. Giả thiết đây là 1 nước nhỏ. Giá sản phẩm trên thị trường thế giới là 20 USD, chi phí nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất 1 sản phẩm X là 10 USD. a. Hãy phân tích giá cả, tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu sản phẩm X của quốc gia này khi mậu dịch tự do. b. Giả thiết chính phủ đánh thuế quan là 100% lên giá trị sản phẩm X nhập khẩu. Phân tích thị trường sản phẩm X tại quốc gia này. c. Giả thiết mức thuế quan danh nghĩa không thay đổi, nhưng thuế quan đánh trên nguyên liệu nhập là 5%. Hãy tính tỷ lệ bảo hộ thực sự trong trường hợp này. 9. Cho hàm cầu và hàm cung của một quốc gia có dạng như sau: Q​DX​ = 520– 40P​X​ ; Q​SX​ = 10P​X​ - 30 trong đó Q​DX​, Q​SX là số lượng sản phẩm X tính bằng 1 đơn vị; P​X là giá cả sản phẩm X tính bằng USD. Giả thiết đây là 1 nước nhỏ và giá thế giới bằng 5 USD. a. Hãy phân tích giá cả, tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu sản phẩm X của quốc gia này khi mậu dịch tự do. b. Nếu chính phủ đánh thuế quan là 60% lên giá trị sản phẩm X nhập khẩu. Phân tích thị trường sản phẩm X ở quốc gia này. 61 c. Giả sử trong giá trị 1 đơn vị sản phẩm có 50% giá trị nguyên liệu nhập, thuế quan đánh trên nguyên liệu nhập là 10%. Hãy tính trị giá gia tăng tăng thêm trên 1 đơn vị sản phẩm cho nhà sản xuất nhờ thuế quan. 10. Một xe hơi có giá nhập khẩu là 5.000 USD, trong khi đó giá nhập khẩu của các yếu tố đầu vào để sản xuất ô tô là 4000 USD. Giả thiết rằng thuế quan danh nghĩa đối với xe hơi là 100%; thuế quan đánh trên nguyên liệu nhập là 50%. Hãy xác định tỷ lệ bảo hộ thực sự của ngành sản xuất xe hơi. 11. Cho hàm cầu và hàm cung của một quốc gia có dạng như sau: Q​DX​ = 300 – 60P​X​ Q​SX​ = 20P​X​ – 20 Trong đó: P​X là giá sản phẩm X tính bằng USD. Q​DX​, Q​SX ​là số lượng sản phẩm X tính bằng 1 đơn vị. Giả sử đây là một nước nhỏ và giá thế giới là P X​ = 2 USD. a. Hãy phân tích giá cả trong nước, sản xuất, tiêu dùng và nhập khẩu của quốc gia khi có mậu dịch tự do. b. Nếu chính phủ ấn định một quota nhập khẩu bằng 80 X (tương đương với thuế quan bằng 50%). Hãy phân tích cân bằng cục bộ sự tác động của thuế quan này. c. So sánh với thuế quan tương đương trên khi có sự gia tăng về cầu (đường cầu tịnh tiến qua phải lên trên thành D cắt đường cung S X​ tại mức giá P X​ = $4,5). 12. Cho hàm cầu và hàm cung của một quốc gia có dạng như sau: Q​DX​ = 160 – 30P​X​ Q​SX​ = 20P​x​ – 40 Trong đó: P​X là giá sản phẩm X tính bằng USD. Q​DX​, Q​SX ​là số lượng sản phẩm X tính bằng 1 đơn vị. Giả sử đây là một nước nhỏ và giá thế giới là P X​ = 2 USD. a. Hãy phân tích giá cả trong nước, sản xuất, tiêu dùng và nhập khẩu của quốc gia khi có mậu dịch tự do. b. Nếu chính phủ ấn định một quota nhập khẩu bằng 50 X (tương đương với thuế quan bằng 50%). Hãy phân tích cân bằng cục bộ sự tác động của thuế quan này. c. So sánh với thuế quan tương đương trên khi có sự suy giảm về cầu (đường cầu tịnh tiến qua trái xuống dưới thành D X​ cắt đường S x​ tại mức giá P x​ = 3,5) 13. Cho hàm cầu và hàm cung của quốc gia A như sau: Q​DX​ = 500 – 20P​X​ ; Q​SX​ = 50P​X​ + 10 Hàm cầu và hàm cung phần còn lại của thế giới là: Q​DX​ = 250 – 50P​X​ ; Q​SX​ = 30P​X​ + 10 trong đó Q​DX​, Q​SX là số lượng sản phẩm X tính bằng 1 đơn vị; P​X là giá cả sản 62 phẩm X tính bằng 1 USD. Giả thiết quốc gia này là 1 nước nhỏ a/ Tính giá cả sản phẩm X trên thị trường thế giới b/ Hãy phân tích giá cả, tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu sản phẩm X của quốc gia A khi mậu dịch tự do. c/ Để bảo hộ sản xuất, chính phủ Quốc gia A ấn định 1 quota nhập khẩu bằng 140X + Giá cả, tiêu dùng và sản xuất sản phẩm X ở quốc gia A? + Doanh thu của nhà sản xuất tăng được bao nhiêu so với lúc mậu dịch tự do? + Giả sử bây giờ giá thế giới chỉ còn 2 USD. Lượng nhập khẩu của quốc gia A sẽ là bao nhiêu? d/ Thay vì dùng quota, chính phủ hạn chế nhập khẩu bằng thuế quan. Vậy mức thuế suất sẽ là bao nhiêu để lượng nhập khẩu không thay đổi? Nếu giá thế giới giảm đi 1 USD thì lượng nhập khẩu của quốc gia sẽ là bao nhiêu? 14. Cho hàm cầu và hàm cung về máy tính xách tay của Việt Nam có dạng như sau: Q​DX​ = 320– 40P​X​ ; Q​SX​ = 30P​X​ - 30 trong đó Q​DX​, Q​SX là số lượng máy tính tính bằng 1.000 đơn vị; P​X là giá máy tính tính bằng chục triệu đồng Việt Nam. Việt Nam là 1 nước nhỏ về sản xuất máy tính và giá máy tính thế giới là 1.500 USD. Cho biết USD/VND = 20.000 a/ Hãy xác định giá và sản lượng máy tính tại Việt Nam ở trạng thái tự cung tự cấp. b/ Hãy phân tích giá cả, tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu máy tính tại Việt Nam khi mậu dịch tự do. c/ Để bảo hộ ngành máy tính trong nước, chính phủ đánh thuế quan bằng 50% lên giá trị máy tính nhập khẩu. Phân tích thị trường sản phẩm máy tính ở Việt Nam. d/ Thay vì đánh thuế quan, chính phủ Việt Nam sẽ phải ấn định một hạn ngạch nhập khẩu là bao nhiêu để có mức bảo hộ tương đương với mức thuế quan trên? 63

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_quoc_te_phan_1.pdf
Tài liệu liên quan