Giáo trình Marketing căn bản - Bài 3: Quản lý ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động Marketing

Theo số liệu thống kê của Cơ quan quản lý nguồn nhân lực (Bộ KH-ĐT) và Bộ GD-ĐT, hiện cả nước có khoảng 2,6 triệu người có trình độ đại học trở lên, trong đó có khoảng 34.000 thạc sĩ, tiến sĩ. Số lượng người làm trong các tổ chức KH-CN gần 53.000 người và cả nước có tới 1.295 tổ chức KH-CN hoạt động trên 60 lĩnh vực với trên 125 ngành nghề, gần 800 chuyên ngành khác nhau. Mỗi năm nhà nước dành 2% tổng chi ngân sách (tương đương 0,4%-0,45% GDP) và các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đầu tư khoảng 1,2%–1,3% tổng chi ngân sách (tương đương 0,3% GDP) cho hoạt động KH-CN. 10 năm qua, KH-CN Việt Nam đã có những tiến bộ, gặt hái được nhiều thành công; mức độ đầu tư cho KH-CN cũng đã tăng dần hàng năm, hàng trăm tiến bộ KH-CN được chuyển giao và ứng dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội lớn; nhiều công trình KH-CN trong nước đã tiết kiệm cho quốc gia hàng trăm triệu USD so với công nghệ nhập ngoại. Tuy nhiên, Quản lý hoạt động KH-CN hiện vẫn còn mang nặng tính hành chính, bao cấp và cơ chế xin – cho, chưa đổi mới kịp với nhu cầu xã hội và nền kinh tế. Chính vì vậy, rất nhiều chương trình nghiên cứu KH-CN không đi vào thực tế, gây lãng phí. “Đây chính là một trong những điểm yếu nhất của nền KH-CN ở Việt Nam hiện nay”.

pdf16 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Marketing căn bản - Bài 3: Quản lý ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động Marketing, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3: Quản lý ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động Marketing V1.0 35 BÀI 3: QUẢN LÝ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ TỚI HOẠT ĐỘNG MARKETING Hướng dẫn học  Nắm bắt những khái niệm cơ bản, các bộ phận cấu thành môi trường marketing vĩ mô của doanh nghiệp.  Thông qua các tình huống cụ thể phân tích các tình huống ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô tới hoạt động marketing của doanh nghiệp.  Phân tích đưa ra các giải pháp thích nghi, khai thác các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cụ thể. Thời lượng Mục tiêu  5 tiết học Trang bị cho học viên những vấn đề cơ bản về lý thuyết và kỹ năng phân tích tình huống thực tiễn sau:  Tác động của môi trường nhân khẩu tới hoạt động marketing.  Tác động của môi trường kinh tế tới hoạt động marketing.  Tác động của môi trường công nghệ tới hoạt động marketing.  Tác động của môi trường tự nhiên tới hoạt động marketing.  Tác động của môi trường chính trị luật pháp tới hoạt động marketing.  Tác động của môi trường văn hóa, xã hội tới hoạt động marketing. Bài 3: Quản lý ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động Marketing 36 V1.0 TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Tình huống: Cà phê Trung Nguyên Cà phê Trung Nguyên được coi là biểu tượng thành công của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Sau hơn 10 năm phát triển, Trung Nguyên đã có hàng nghìn cửa hàng cà phê trong chuỗi nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam và đã thâm nhập thành công vào các thị trường được coi là đặc biệt khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Trung Đông, Châu Âu, v.v.. Tại Việt Nam, cà phê Trung Nguyên nhắm vào thị trường của những người trẻ tuổi, năng động và tầng lớp trung lưu mới xuất hiện. Mỗi quán cà phê đều có những giá trị cốt lõi, tiêu chuẩn chung đó là mang phong cách Việt và hồn của Tây Nguyên với khẩu hiệu “Khơi nguồn sáng tạo”. Bên cạnh đó lại có những phong cách riêng phù hợp với đặc tính cộng đồng và khu vực. Cà phê tại TP.HCM nhắm vào giới trẻ, phong cách hip-hop, trang trí nhiều màu sắc tươi sáng. Tại Hà Nội, nơi khách hàng được coi là bảo thủ, cà phê Trung Nguyên có vẻ truyền thống hơn, ít sinh động hơn với những cô gái phục vụ trong trang phục áo dài, âm nhạc quê hương nhẹ nhàng, cùng những trang trí bằng tre hoặc song mây đơn giản, thô mộc. Câu hỏi gợi mở  Điều gì đã đem lại sự thành công cho cà phê Trung Nguyên ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài?  Trung Nguyên đã biết khai thác các yếu tố môi trường vĩ mô nào trong hoạt động kinh doanh của mình?  Đâu là những nét văn hóa được khai thác trong chiến lược marketing của Trung Nguyên? Bài 3: Quản lý ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động Marketing V1.0 37 3.1. Các yếu tố thuộc về môi trường marketing 3.1.1. Khái niệm Môi trường marketing là tổng hợp tất cả các yếu tố, những lực lượng bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp, có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động hoặc việc ra các quyết định của bộ phận marketing trong doanh nghiệp, đến khả năng thiết lập hoặc duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng. Môi trường marketing của doanh nghiệp có thể được chia ra thành môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. 3.1.2. Môi trường marketing vi mô Môi trường marketing vi mô bao gồm các yếu tố liên quan chặt chẽ đến doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp, nhưng đồng thời doanh nghiệp cũng có thể tác động làm thay đổi các yếu tố này. Môi trường marketing vi mô bao gồm 6 yếu tố là: Các yếu tố, lực lượng bên trong doanh nghiệp; những người cung ứng; các trung gian marketing; khách hàng; đối thủ cạnh tranh; công chúng trực tiếp. 3.1.3. Môi trường marketing vĩ mô Môi trường marketing vĩ mô bao gồm các yếu tố, các lực lượng xã hội rộng lớn, có ảnh hưởng đến toàn bộ môi trường marketing vi mô và tới các quyết định marketing của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hầu như không thể tác động làm thay đổi các yếu tố của môi trường này. Các yếu tố của môi trường vĩ mô bao gồm:  Môi trường nhân khẩu học;  Môi trường kinh tế;  Môi trường tự nhiên;  Môi trường công nghệ kỹ thuật;  Môi trường chính trị luật pháp;  Môi trường văn hóa. Môi trường marketing vĩ mô Bài 3: Quản lý ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động Marketing 38 V1.0 Hình 3.1. Các yếu tố chi phối đến hoạt động marketing của doanh nghiệp 3.2. Những tác động chính của môi trường vĩ mô tới hoạt động marketing 3.2.1. Môi trường nhân khẩu học Nhân khẩu học nghiên cứu vấn đề dân số và con người như quy mô, mật độ dân số, phân bố dân cư, tỉ lệ sinh, tỉ lệ chết, cơ cấu tuổi tác, giới tính, sắc tộc, nghề nghiệp v.v.. Tất cả các yếu tố về nhân khẩu học này có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô và đặc điểm thị trường. Do đó, nó luôn là đối tượng nghiên cứu của các doanh nghiệp, các nhà hoạt động thị trường, các chuyên gia marketing. Các đặc điểm và xu hướng chủ yếu của môi trường nhân khẩu được quan tâm bởi người làm marketing bao gồm: quy mô và tốc độ tăng dân số; sự thay đổi cơ cấu tuổi tác trong dân cư; quy mô gia đình giảm đi, phụ nữ được giải phóng khỏi các công việc gia đình; phân bố dân cư và quá trình đô thị hoá; trình độ học vấn liên quan đến sở thích, hành vi, nhu cầu; sự di chuyển từ một thị trường đại chúng sang các vi thị trường. Sản phẩm Giá cả Phân phối Xúc tiến hỗn hợp Nhà cung cấp Công chúng Đối thủ cạnh tranh Trung gian marketing Môi trường công nghệ, tự nhiên Tổ chức thực hiện marketing Thông tin marketing Kiểm tra marketing Kế hoạch marketing Khách hàng mục tiêu Môi trường kinh tế, nhân khẩu Môi trường văn hoá, xã hội Môi trường chính trị, luật pháp Bài 3: Quản lý ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động Marketing V1.0 39  Quy mô và tốc độ tăng dân số Yếu tố này biểu hiện quy mô của thị trường tiềm năng, của nhu cầu; sự tăng trưởng hay suy thoái của thị trường. Ví dụ: Thị trường Trung Quốc 1,3 tỷ dân, Việt Nam 85 triệu dân, EU 350 triệu dân... Tuy nhiên, dân số tăng, nhu cầu tăng không có nghĩa là sức mua thị trường tăng, điều này còn phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, loại hàng hoá.  Sự thay đổi cơ cấu tuổi tác trong dân cư Sự thay đổi cơ cấu tuổi tác trong dân cư dẫn đến sự thay đổi cơ cấu khách hàng tiềm năng theo độ tuổi, cơ cấu tiêu dùng các loại hàng hoá. Ví dụ: EU, Nhật Bản hiện nay có số người lao động/số người nghỉ hưu = 4/3; nhu cầu cho người nghỉ hưu tăng. Ở Trung Quốc tỷ lệ này sẽ là 1/1 vào năm 2025.  Quy mô gia đình giảm, phụ nữ được giải phóng khỏi công việc gia đình Yếu tố này quyết định việc hình thành các nhu cầu cần thiết cho phụ nữ để tham gia hoạt động xã hội, nảy sinh các nhu cầu về chăm sóc con cái, cần các loại món ăn được chế biến sẵn, đồ dùng cho phụ nữ tại các công sở...  Phân bố lại dân cư và quá trình đô thị hoá Quá trình di dân từ nông thôn lên thành thị tạo ra các nhu cầu về nhà ở, xuất hiện nhu cầu của một xã hội công nghiệp như: Bảo hiểm y tế, nhân thọ, dịch vụ cho thuê phương tiện đi lại, mua trả góp các đồ dùng gia đình...  Trình độ học vấn liên quan đến sở thích, hành vi, nhu cầu Xu hướng chung là trình độ học vấn của khách hàng ngày càng tăng, họ đòi hỏi doanh nghiệp phải cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, sự phát triển bền vững của con người và của toàn xã hội. Biểu hiện cụ thể là người tiêu dùng ngày nay đòi hỏi các sản phẩm thực phẩm phải sạch, không có hóa chất, chất lượng sản phẩm phải được quản lý bởi các chỉ tiêu hóa, lý, sinh rất nghiêm ngặt. Các sản phẩm hàng tiêu dùng phải đảm bảo tính không gây hại cho người dùng và hơn nữa phải thân thiện với môi trường như túi đựng hữu cơ tự hủy, xe ô tô có nồng độ khí thải thấp,...  Sự di chuyển từ một thị trường đại chúng sang các vi thị trường Sự di chuyển từ một thị trường đại chúng sang các vi thị trường. Do nhu cầu của quần chúng rất khác nhau, người tiêu dùng đòi hỏi khắt khe hơn. Do đó, marketing phải nắm bắt được những nhóm người khác nhau trong xã hội. 3.2.2. Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố liên quan chặt chẽ đến những xu hướng chủ yếu trong thu nhập, sức mua và các kiểu chi tiêu hay các hành vi kinh tế của người tiêu dùng. Người làm Marketing cần quan tâm đến môi trường kinh tế ở các khía cạnh:  Cơ sở hạ tầng kỹ thuật;  Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung;  Cơ cấu ngành kinh tế, vùng kinh tế; Quy mô và tốc độ tăng dân số Quá trình đô thị hoá Bài 3: Quản lý ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động Marketing 40 V1.0  Thu nhập bình quân; sự phân bổ và phân hóa thu nhập;  Cơ cấu chi tiêu;  Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới. Các chỉ tiêu chủ yếu của môi trường kinh tế: GDP, GNP, GDP/người, GNP/người, tốc độ tăng của GDP, GNP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ chi tiêu/tích luỹ, mức đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, cơ cấu ngành, vùng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, khả năng cấp tín dụng... Các chỉ tiêu này phản ánh sức mua của một thị trường: thu nhập tăng – nhu cầu có khả năng thanh toán tăng – sức mua thị trường tăng. Kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng hay suy thoái; Ví dụ: khủng hoảng Châu Á làm thay đổi thói quen tiêu dùng. Mức co giãn của cầu so với giá khác nhau đối với từng nhóm mặt hàng. Tại sao tập đoàn Bourbon lại đầu tư xây dựng đại siêu thị Cora tại các thành phố lớn ở Việt Nam? 3.2.3. Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên bao gồm hệ thống các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng nhiều mặt đến các nguồn lực đầu vào cho sản xuất kinh doanh cũng như cho các hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Người làm Marketing cần quan tâm đến môi trường tự nhiên ở các khía cạnh: Vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu của địa bàn kinh doanh. Đặc điểm của môi trường tự nhiên trong những năm đầu của thế kỷ 21:  Thiếu hụt nguyên liệu, nhiên liệu như nước, dự tính gas, dầu mỏ sẽ chỉ đủ dùng trong vòng 100 năm, rừng ngày càng bị thu hẹp, dân số tăng nhanh trong khi diện tích đất canh tác không tăng.  Chí phí khái thác tài nguyên, năng lượng tăng, chi phí nghiên cứu phát minh các nguyên vật liệu mới thay thế rất tốn kém như: Nghiên cứu sản xuất điện mặt trời, điện từ rác, từ sóng biển, từ địa nhiệt, v.v.. Các nguyên nhân này làm chi phí đầu vào tăng.  Mức độ ô nhiễm môi trường tăng, chi phí nghiên cứu, xử lý chất thải tăng, chi phí bảo vệ môi trường tăng. Ví dụ: trước đây các doanh nghiệp có thể tuỳ tiện đổ chất thải, nước thải ra sông, biển, nay tất cả các chất thải này đều phải qua xử lý. Hình thành nhiều tổ chức bảo vệ môi trường như Greenpeace, WWF, v.v.. cản trở hoạt động của các doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến môi trường như việc phá rừng, gây ô nhiễm đất, nguồn nước, xây nhà máy điện nguyên tử, v.v..  Can thiệp của chính phủ vào việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Chính phủ ngày càng đưa ra các quy định chặt chẽ hơn về các chỉ tiêu bảo vệ môi trường, về đổ chất thải công nghiệp, về các sản phẩm gây hại đến môi trường (thuốc trừ sâu, diệt cỏ v.v..). Ví dụ: quy định về mức độ chứa lưu huỳnh, chì trong khí thải của động cơ ôtô, v.v.. Môi trường kinh tế Môi trường tự nhiên Bài 3: Quản lý ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động Marketing V1.0 41 3.2.4. Môi trường công nghệ Môi trường công nghệ kỹ thuật bao gồm các yếu tố gây tác động đến công nghệ mới, sáng tạo sản phẩm và cơ hội thị trường mới. Người làm Marketing cần quan tâm đến môi trường công nghệ kỹ thuật ở các khía cạnh:  Công nghệ kỹ thuật tác động mạnh mẽ đến chi phí sản xuất và năng suất lao động, ảnh hưởng đến việc thực thi các giải pháp cụ thể của marketing;  Đe dọa của sản phẩm thay thế;  Các xu hướng trong môi trường công nghệ kỹ thuật có thể tạo ra các cơ hội hay đe dọa cho hoạt động sản xuất kinh doanh;  Xu hướng tập trung vào những cải tiến nhỏ để làm kéo dài vòng đời sản phẩm;  Chi phí R&D chiếm một tỷ lệ ngày càng gia tăng trong thu nhập quốc dân;  Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật làm cho chu kỳ sống của sản phẩm công nghiệp giảm đi do xuất hiện nhanh chóng của các loại sản phẩm thay thế (bút bi thay bút máy, điện thoại di động thay dần điện thoại cố định, máy tính thay máy chữ, các máy tính đời sau thay đời trước);  Sự ra đời và phát triển không ngừng của các lĩnh vực công nghệ mới như: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin;  Xuất hiện khả năng vô tận trong nghiên cứu khoa học như: Biến đổi gen, phương pháp nhân bản, thực tại ảo, mạng internet, thương mại điện tử, kinh doanh điện tử, thư điện tử v.v..  Sự phát triển nhanh chóng về công nghệ đã làm cho các chính phủ chú ý đến bảo về quyền lợi của người tiêu dùng bằng cách đặt ra các tiêu chuẩn về công nghệ kỹ thuật (ISO 9000, ISO 9002, tiêu chuẩn của hiệp hội hàng không, xây dựng v.v..). 3.2.5. Môi trường chính trị Môi trường chính trị luật pháp bao gồm các yếu tố phản ánh sự tác động can thiệp của các chủ thể quản lý vĩ mô tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Người làm Marketing cần quan tâm đến môi trường chính trị luật pháp ở các khía cạnh:  Tác động của hệ thống luật pháp và sự ổn định chính trị tới hoạt động marketing;  Hệ thống công cụ chính sách của Nhà nước như: Ưu đãi, bảo hộ thuế quan, hạn ngạch, tỷ giá v.v  Rủi ro chính trị luôn là nguy hiểm nhất (quốc hữu hoá, cấm nhập, xuất khẩu, v.v..).  Các tác động của hệ thống luật pháp tới hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động marketing: các bộ luật, nghị định, thông tư v.v.. Ví dụ: cấm mọi hình thức quảng cáo về thuốc lá, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, về thuốc, dược phẩm.  Hệ thống các công cụ chính sách của nhà nước nhằm thúc đẩy khuyến khích lĩnh vực này hay lĩnh vực khác của vùng này hay vùng khác v.v.. Môi trường công nghệ Môi trường chính trị Bài 3: Quản lý ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động Marketing 42 V1.0 Ví dụ: Cấp hoặc không cấp quota, với điều kiện nào thì được phép kinh doanh, có áp dụng chính sách hai giá không v.v..  Cơ chế điều hành của chính phủ: Có rõ ràng, minh bạch không, có thay đổi thường xuyên không? điều hành xuất nhập khẩu, cạnh tranh, bảo hộ, độc quyền, sự can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp, thủ tục hành chính v.v.. Chính phủ thành lập, cho phép thành lập các tổ chức, hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng hoạt động để kiểm soát, giám sát hoạt động marketing của doanh nghiệp. 3.2.6. Môi trường văn hoá 3.2.6.1. Những khái niệm cơ bản về văn hóa  Văn hoá được hiểu là hệ thống giá trị, quan niệm, niềm tin, truyền thống, chuẩn mực hành vi được cả một tập thể người giữ gìn. Văn hoá được hình thành trong những điều kiện nhất định về: môi trường tự nhiên, khí hậu, vật chất, lịch sử v.v.. và luôn có sự tương tác giữa các nền văn hoá, có thể biển đổi từ từ theo thời gian. Mỗi quốc gia có một nền văn hoá riêng, nó quyết định đến hành vi và thói quen tiêu dùng. Ví dụ: Người Ấn Độ không ăn thịt bò, văn hoá phương đông với Khổng giáo, văn hóa phương tây có đặc điểm là xã hội tiêu thụ, đề cao cá nhân v.v..  Những giá trị văn hoá truyền thống cơ bản là những giá trị chuẩn mực, niềm tin trong xã hội có mức độ bền vững cao. Nó được duy trì trong môi trường gia đình, giáo dục, tôn giáo, v.v.. Nó có ảnh hưởng đến thái độ, hành vi ứng xử hàng ngày, hành vi tiêu dùng của từng cá nhân, từng nhóm người.  Những giá trị văn hoá thứ yếu biến đổi theo thời gian như trong giai đoạn kinh tế phát triển (phú quý sinh lễ nghĩa) nhu cầu về bói toán đồng bóng tăng, vàng mã bán được nhiều v.v..  Nhánh văn hoá: Là những tiểu nhóm văn hoá nằm trong một nền văn hoá, có những giá trị truyền thống riêng. Những nhánh này có thể là thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Ví dụ: nhóm công giáo ở Việt Nam có nhu cầu đi du lịch tôn giáo trong những ngày lễ của họ, v.v.. 3.2.6.2. Các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp Văn hoá với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội, có một ảnh hưởng rất sâu rộng đến hành vi người tiêu dùng. Vốn kiến thức và sự hiểu biết, các giá trị, chuẩn mực, lối sống, nhân cách, thói quen, thái độ và tất cả các đặc tính tinh thần khác của con người đều có cội nguồn từ văn hoá. Con người dù ở bất kỳ nền văn hoá nào, cũng có những nhu cầu tín ngưỡng hay tôn giáo; có lòng tự hào và tự tôn dân tộc, có lòng yêu nước, yêu chuộng tự do và công lý. Những nét đặc trưng chung về văn hoá như thế vượt ra ngoài biên giới quốc gia, chẳng hạn như: thể thao, trang điểm, nấu ăn, phép lịch sự, sự giáo dục, địa vị xã hội, âm nhạc v.v.. dường như là những nhu cầu chung. Mặc dù văn hoá có ảnh hưởng sâu rộng, trên nhiều khía cạnh đến hành vi người tiêu dùng, song một số yếu tố dưới đây có tầm quan trọng đặc biệt. Môi trường văn hóa Bài 3: Quản lý ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động Marketing V1.0 43  Các giá trị văn hóa Các giá trị văn hoá là các niềm tin được nâng đỡ, chúng xác định cái mà người ta ước ao, mong đợi. Mỗi dân tộc có một hệ thống giá trị văn hoá riêng của mình và chính những điều này tạo ra sự khác biệt về văn hoá giữa các dân tộc. Chẳng hạn, trong khi các dân tộc ở phương Đông như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc rất coi trọng chủ nghĩa tập thể, thì xã hội phương Tây mà đại diện là Mỹ và Tây Âu lại nhấn mạnh chủ nghĩa cá nhân. Khi nghiên cứu văn hoá phương Tây hiện đại và Mỹ có thể thấy những giá trị đặc trưng của nền văn hoá hoá này là: o Chủ nghĩa cá nhân; o Quan niệm về sự bình đẳng; o Tính ưa hoạt động; o Tiến bộ và sự thành đạt; o Tính hiệu quả và tính thực tiễn; o Định hướng tôn giáo và tinh thần mạnh mẽ; o Chủ nghĩa vật chất và thực dụng.  Các chuẩn mực văn hoá Những chuẩn mực văn hoá là những quy tắc đơn giản chỉ dẫn hoặc ngăn cản hành vi con người trong những hoàn cảnh nhất định dựa trên những giá trị văn hoá. Chuẩn mực văn hoá khá ổn định trong khuôn khổ xã hội và tôn giáo. Chúng ta khó lòng làm thay đổi chuẩn mực văn hoá của các quốc gia theo Hồi giáo là sự coi thường phụ nữ và vẻ đẹp cơ thể. Nếu các sản phẩm được bán ở các quốc gia này mà lại được gắn với hình ảnh của những cô người mẫu chân dài với một cơ thể quyến rũ thì chắc chắn sẽ bị họ tẩy chay. Nhưng ngược lại, hình ảnh về một gia đình đa thê lại được họ chấp nhận trong khi đó tại Việt Nam và các nước phương Tây lại không chấp nhận được hình ảnh này.  Các truyền thống, phong tục, tập quán Các truyền thống, phong tục, tập quán được hiểu như là các quy định về cách thức ứng xử của các thành viên trong xã hội gắn với một nền văn hoá nhất định. Nó thường được hình thành từ rất lâu trong quá khứ và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác trong các mối liên hệ gia đình, họ hàng và quá trình giao tiếp, ứng xử với xã hội, với cộng đồng. Một số phong tục tập quán còn gắn với các truyền thuyết dân gian, với các huyền thoại lịch sử. Truyền thống, phong tục, tập quán của người Việt Nam được biểu hiện qua nhiều hoạt động khác nhau như ma chay, cưới hỏi, lễ tết, cúng tế v.v..; các đặc điểm này được giới thiệu trong phần nhánh văn hoá của bài. Ngoài ra, trên cơ sở so sánh với các nền văn hoá khác chúng ta còn một số truyền thống, phong tục như trọng tình chứ không trọng lý; trong việc giao tiếp thì lấy sự hiểu nhau, thân quen, gần gũi làm cơ sở giải quyết công việc. Việc nghiên cứu các truyền thống, phong tục, tập quán của một nền văn hoá là thị trường mục tiêu của doanh nghiệp sẽ tạo ra các chỉ dẫn quan trọng trong việc đưa ra các quyết định marketing của doanh nghiệp cũng như hạn chế được những rủi ro trong hoạt động này. Truyền thống, phong tục tặng quà, tiêu dùng trong những Các truyền thống, phong tục, tập quán Bài 3: Quản lý ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động Marketing 44 V1.0 ngày lễ tết phổ biến như: Nô en, lễ Tạ ơn, lễ Tình yêu, lễ Halloween..., đã đem lại những cơ hội kinh doanh rất lớn cho doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm quà tặng và các sản phẩm tiêu dùng khác trong thời điểm này. Xã hội Việt Nam cũng có những ngày lễ, tết gắn với các phong tục cổ truyền như lễ hội, đền, chùa đầu năm âm lịch, ngày tết thiếu nhi, tết trung thu, tết nguyên đán,... Đây là những cơ hội thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp trong việc cung cấp các sản phẩm phù hợp với các ngày lễ tết này. Chúng ta có thể thấy Coca–cola đã khai thác rất tốt hình ảnh ngày tết như hoa đào, hoa mai, pháo tết, lộc xuân,... bánh trung thu Kinh Đô với hình ảnh đỏ tươi biểu hiện cho tài lộc, hạnh phúc và bao bì đẹp, tiện ích. Các biểu tượng, đồ tạo tác (Artefacts) Đồ tạo tác là các giá trị văn hoá vật thể của một nền văn hoá tạo ra. Nó mang các giá trị nhất định cho cộng đồng xã hội đó, thường tồn tại lâu dài trong lịch sử và tất nhiên có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi tiêu dùng của các cá nhân trong nền văn hoá đó. Người Ai Cập rất tự hào là họ có những Kim tự tháp nổi tiếng tồn tại qua bốn ngàn năm lịch sử và việc gắn hình ảnh Kim tự tháp, hình ảnh các Pharaon vào các sản phẩm của họ cũng đem lại những giá trị nhất định đối với người tiêu dùng Ai Cập cũng như trên toàn thế giới. Tuỳ theo ý nghĩa văn hoá của nó ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng ở mức độ ra sao mà người làm marketing có thể khai thác hình ảnh của đồ tạo tác đối với nhóm khách hàng tiềm năng của họ. Bia Hà Nội với bức tranh Phố của Bùi Xuân Phái... Các biểu tượng mang ý nghĩa văn hoá được hiểu bao gồm tất cả các cử chỉ, dấu hiệu, hình ảnh, vật thể,... Trên thị trường không ít những sản phẩm, dịch vụ đã khai thác tối đa các biểu tượng này và đã gặt hái được những thành công đáng kể trong các chính sách marketing của mình.  Một số yếu tố khác Về ngôn ngữ: Một nhà làm marketing cần thận trọng khi sử dụng ngôn ngữ vì có rất nhiều chuyện phiền toái xảy ra sử dụng một ngôn ngữ này và được hiểu qua ngôn ngữ khác. Quá trình lĩnh hội văn hoá được hiểu là quá trình mà cá nhân học hỏi, tiếp thu các giá trị, chuẩn mực, hành vi của nền văn hoá mà họ sinh ra, trong xã hội mà họ được nuôi nấng trưởng thành. Tuy nhiên, cùng lúc đó họ còn tiếp nhận các chuẩn mực, giá trị của các nền văn hoá khác, quá trình này được gọi là tiếp biến văn hoá. Tiếp biến văn hoá luôn xuất hiện trong quá trình giao lưu văn hoá. Người tiêu dùng ra nước ngoài, tiếp xúc với nền văn hoá khác, họ học hỏi, tiếp nhận các giá trị, chuẩn mực, hành vi của nền văn hoá đó. Đó có thể là tính tự do dân chủ phương tây, tôn ti trật tự, kính trọng người già của Nhật Bản hay trọng nam khinh nữ tại các nước Hồi giáo. Trong khi giao lưu, tiếp biến với văn hoá phương tây, một số nhóm thanh niên trẻ tiếp nhận nhanh chóng các giá trị văn hoá mới này nhưng một số nhóm khác, đặc biệt là những người nhiều tuổi và có thiên hướng bảo thủ thì có xu hướng đối lập lại nó. Trống đồng Đông Sơn Bài 3: Quản lý ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động Marketing V1.0 45 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Môi trường marketing là tổng hợp tất cả các yếu tố, những lực lượng bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp, có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc ra các quyết định của bộ phận marketing trong doanh nghiệp, đến khả năng thiết lập hoặc duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng. Môi trường marketing luôn hàm chứa những cơ hội và những thách thức đối với hoạt động marketing của doanh nghiệp. Môi trường marketing vĩ mô bao gồm các yếu tố, các lực lượng xã hội rộng lớn, chúng có ảnh hưởng đến toàn bộ môi trường marketing vi mô và tới các quyết định marketing của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể tác động làm thay đổi các yếu tố của môi trường này. Những yếu tố của môi trường vĩ mô (môi trường nhân khẩu học, môi trường kinh tế, môi trường tự nhiên, môi trường công nghệ kỹ thuật, môi trường chính trị luật pháp, môi trường văn hóa) chi phối đến hoạt động marketing của các doanh nghiệp ở tầm vĩ mô thông qua những tác động đến toàn ngành, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải làm thế nào để hạn chế các tác động tiêu cực và khai thác các điểm tích cực từ các yếu tố này. Bài 3: Quản lý ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động Marketing 46 V1.0 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích các yếu tố thuộc môi trường vi mô và môi trường vĩ mô chi phối đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? 2. Doanh nghiệp có thể sử dụng những phương pháp chủ chốt nào để theo dõi và nhận diện các cơ hội, thách thức trong môi trường vĩ mô? 3. Những yếu tố của môi trường vĩ mô (môi trường nhân khẩu học, môi trường kinh tế, môi trường tự nhiên, môi trường công nghệ kỹ thuật, môi trường chính trị luật pháp, môi trường văn hóa) chi phối đến hoạt động marketing của các doanh nghiệp như thế nào? Doanh nghiệp phải làm thế nào để hạn chế các tác động tiêu cực và khai thác các điểm tích cực từ các yếu tố này? BÀI TẬP Bài tập 3.1 Công ty Cổ Phần Bibica là một trong những công ty hàng đầu của ngành bánh kẹo Việt Nam với thương hiệu Bibica được biết đến rộng rãi tại Việt Nam và trên thế giới. Công ty đã 11 năm liên tiếp đạt được danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao (từ 1997-2007). Hàng năm, Bibica có thể cung cấp cho thị trường hơn 15.000 tấn sản phẩm các loại, với một hệ thống sản phẩm rất đa dạng và phong phú gồm các chủng loại chính: Bánh quy, bánh cookies, bánh cuộn, sô cô la, kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo dẻo, snack, bột ngũ cốc dinh dưỡng, bánh trung thu, mạch nha Cùng với tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây, Công ty cổ phần Bibica không ngừng phát triển. Sản phẩm của Bibica có mặt khắp nơi trên cả nước và được người tiêu dùng ngày càng tín nhiệm. Góp phần vào sự phát triển chung của Công ty, khu vực thị trường phía Bắc có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các khu vực. Năm 2007, Công ty có kế hoạch mở rộng sản xuất tại thị trường miền Bắc với việc chuyển nhà máy Bibica Hà Nội tại khu CN Sài Đồng sang Hưng Yên với định hướng đầu tư các dòng sản phẩm kẹo mềm, bánh cao cấp phù hợp với thị hiếu khu vực phía Bắc. Câu hỏi Công ty quyết định nghiên cứu các vấn đề vĩ mô liên quan đến hoạt động kinh doanh bánh kẹo. Hãy liệt kê các yếu tố vĩ mô liên quan đến lĩnh vực này? Bài tập 3.2 Công ty cổ phần Dịch vụ giải trí Hà Nội (Haseco) là chủ đầu tư và quản lý khai thác Công viên Hồ Tây (bao gồm công viên nước và công viên Mặt trời mới) với tổng diện tích 8,1 ha tại địa chỉ 614 Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Từ khi chính thức đưa vào hoạt động ngày 19 tháng 05 năm 2000, đến nay công viên Hồ Tây đã trở thành khu vui chơi giải trí quen thuộc của nhân dân Thủ đô và các khu vực lân cận. Năm 2006, Công viên Hồ Tây được người tiêu dùng bình chọn là thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam (chương trình do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam phối hợp với AC Nielsen VN tổ chức. Sau hơn 7 năm hoạt động, công ty Dịch vụ giải trí Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn: hiệu suất khai thác thấp, kinh doanh mang tính mùa vụ và hiệu quả khai thác mặt bằng thấp trong khi cạnh tranh trên thị trường dịch vụ vui chơi giải trí sôi động ngày càng trở nên gay gắt. Do đó, việc không ngừng đổi mới và có những chiến lược phát triển kinh doanh Bài 3: Quản lý ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động Marketing V1.0 47 mới bao gồm cả đầu tư về cơ sở vật chất và con người là một trong những đòi hỏi đối với sự tồn tại và phát triển của công ty trong thời gian tới. Công ty cổ phần PAC Quốc tế (sau đây gọi tắt là PAC), chuyên về tư vấn quản lý và chiến lược được mời tham gia gửi Đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính cho việc xây dựng Chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Dịch vụ giải trí Hà Nội giai đoạn 2008-2010. Câu hỏi Giả định bạn là một chuyên gia tư vấn marketing của PAC hãy phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô của doanh nghiệp trên? Bài tập 3.3 Môi trường marketing vi mô của Nokia tại Việt Nam 1. Các nhà cung cấp của hãng: Nokia là một hãng tự lập trong toàn bộ quá trình sản xuất. Có thể nói, cách thức quản lý chuỗi cung cấp của Nokia tốt hơn so với bất kỳ một công ty nào trên thế giới. Bên cạnh đó, Nokia có sự khởi đầu thuận lợi tại những thị trường đang tăng trưởng nhanh như Trung Quốc và Ấn Độ. Công ty này còn có khoản vốn là 9,5 tỷ USD tiền mặt và không hề có nợ nần. Chính vì lý do đó mà Nokia ít chịu sức ép từ phía các nhà cung ứng nguyên vật liệu sản xuất, giúp Nokia luôn chủ động trong công nghệ, sản phẩm và mọi dịch vụ của mình nhằm phát triển thị trường mục tiêu. Để phát triển dòng điện thoại có tính bảo mật cao về thông tin, hiện nay tập đoàn Nokia có mối quan hệ rất tốt đẹp với các hãng cung cấp giải pháp phần mềm hàng đầu thế giới như: Microsoft, IBM, Sisco Các tổ chức trung gian: Các nhà phân phối: Tại Việt Nam, FPT trở thành nhà phân phối chính thức của Nokia vào ngày 8.1.2004 và hiện nay FPT là nhà phân phối lớn nhất chiếm đến 80% thị phần. Công ty phân phối FPT với 600 đại lý trên toàn quốc, đang hoạt động hiệu quả, trở thành nhà phân phối có sức tăng trưởng mạnh mẽ và đầy ấn tượng. Nokia dự định tiếp tục hợp tác với FPT về việc mở rộng việc cung cấp các dịch vụ WiFi tại các điểm kết nối của FPT và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực truyền thông số trực tuyến tại Việt Nam. Nokia và FPT còn dự kiến hợp tác phát triển cộng đồng Việt Nam trong lĩnh vực di động cũng như phát triển ngành truyền thông hội tụ số. Ngoài ra còn có các nhà phân phối điện thoại khác như: Công ty TNHH Nhuận Phát, Công ty Lucky, nhưng hoạt động của các công ty này có phần mờ nhạt. Nhằm ổn định về giá cả và giải tỏa được tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nhà phân phối FPT, Nokia chọn thêm nhà phân phối Petrosetco (Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí – thuộc tập đoàn Dầu khí Việt Nam). Petrosetco là ứng viên số một với năng lực về tài chính, đội ngũ nhân sự, mạng lưới kinh doanh và quan trọng là sự hỗ trợ đắc lực của tập đoàn m. Gân đây một số đại lý bán lẻ lớn, có uy tín đã phát triển mô hình chuỗi siêu thị điện thoại di động như NETTRA, Thế giới di động, Viễn thông A, v.v nhưng chủ yếu thị trường bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam vẫn còn khá manh mún với rất nhiều cửa hàng nhỏ lẻ. Do bị lệ thuộc vào nhà cung cấp và vì không có quyền thương lượng nên các đại lý nhỏ lẻ vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi. Trên thực tế, nhiều người tham gia vào thị trường này sau một thời gian bị thâu tóm và biến mất. Điều đó phần nào hạn chế sự phát triển của thị trường điện thoại di động tại Việt Nam. Bài 3: Quản lý ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động Marketing 48 V1.0 Trong khi đó, theo đánh giá của một số chuyện gia trong lĩnh vực phân phối điện thoại di động, hệ thống của hầu hết các nhà phân phối vẫn còn rất sơ khai, mạng lưới phân phối yếu kém, mang tính địa phương, tư nhân. Chiến lược của họ không rõ ràng, chủ yếu là cố gắng nhanh chóng đẩy hàng ra khỏi kho hơn là xây dựng một hệ thống phân phối để phục vụ lâu dài cho thị trường. Thực tế, tuy lượng thuê bao điện thoại di động ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM và các vùng lân cận tuy đang dần tiệm cận mức bão hòa thì số thuê bao điện thoại di động ở các tỉnh thành còn lại vẫn còn tương đối thấp, hứa hẹn tiềm năng phát triển rất lớn Các công ty cung cấp dịch vụ mạng: Những yếu tố chính kích thích thị trường điện thoại di động phát triển nhanh là sự ra đời của các nhà cung cấp dịch vụ mạng như Viettel, S-Fone Cuộc cạnh tranh về giá cước trên thị trường đã thật sự trở nên quyết liệt, liên tục các đợt hạ giá cước (bao gồm cước thuê bao và cước cuộc gọi), các gói cước hấp dẫn được tung ra thị trường, kèm theo là các chương trình khuyến mãi, tặng máy, tặng sim Cước phí dịch vụ và giá bán máy quá cao là một trong những nguyên nhân quan trọng làm hạn chế sức phát triển của thị trường điện thoại di động. Ở nhiều nước, các nhà cung cấp dịch vụ áp dụng chính sách trợ giá mua máy điện thoại để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ. Còn tại Việt Nam, trước đây dịch vụ điện thoại di động do Vinaphone và MobiFone thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) độc quyền cung cấp. Vì ở vào thế độc quyền, nên hai đơn vị này ít quan tâm đến chuyện hạ giá cước và cũng không muốn trợ giá mua máy cho khách hàng của họ. Gần đây, S-Fone bắt đầu áp dụng chính sách trợ giá mua máy thông qua chương trình điện thoại trao tay. Trước sức ép từ những đối thủ cạnh tranh mới, Vinaphone và MobiFone cũng muốn áp dụng hình thức khuyến mãi này, nhưng không được Bộ Bưu chính Viễn thông đồng ý do lo ngại hai đơn vị này sẽ đè bẹp những đối thủ mới tham gia thị trường Các tổ chức tài chính phát triển hình thức thanh toán qua dịch vụ mạng: Việc tăng thêm dịch vụ là tăng thêm tiện ích được ưa dùng của điện thoại di động, giúp ĐTDĐ trở nên tiện ích hơn đối với khách hàng. Với phương châm “Đơn giản hoá thanh toán-Simplifying Payment”, mạng thanh toán PayNet là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực thanh toán điện tử thực hiện việc kết nối các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động, cố định, truyền hình, internet, game, điện, nước, bảo hiểm, hàng không. với các ngân hàng nhằm đơn giản hoá việc thanh toán đối với khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán cước phí, hoá đơn trên các thiết bị điện thoại, điện thoại di động, máy tính hoặc trên ATM, POS đặt tại chi nhánh ngân hàng, các đại lý thanh toán thẻ và các chuỗi cửa hàng bán lẻ rộng khắp. Các dịch vụ hỗ trợ điện thoại di động Các dịch vụ tiện ích của điện thoại di động trong thời đại công nghệ số như: Cài đặt GPRS để kết nối internet, chat, xem phim online, tải hình nền, tra cứu từ điển và chia sẻ thông tin, v.v.. càng ngày càng làm cho ĐTDĐ thêm hấp dẫn và thị trường điện thoại này thêm sôi động do tích hợp nhiều tiện ích trong một chiếc máy nhỏ. Chưa kể các tích hợp đa phương tiện cũ như nghe đài, chơi game khiến cho điện thoại ngày càng trở nên gần gũi và quan trọng trong cuộc sống của con người Bài 3: Quản lý ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động Marketing V1.0 49 Câu hỏi 1. Phân tích đặc điểm của hệ thống cung cấp và phân phối điện thoại di động của Nokia toàn cầu và tại Việt Nam. 2. Tại sao Nokia lại lựa chọn hình thức phân phối với nhiều nhà nhập khẩu chính thức? Bài tập 3.4 Một số đặc điểm môi trường vĩ mô tác động đến hoạt động kinh doanh của Nokia tại Việt Nam 1. Môi trường nhân khẩu học Thị trường Việt Nam là thị trường của nước đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng cao về doanh thu cho Nokia. Đặc điểm của thị trường này có tốc độ phát triển dân số cao, dân số trẻ, và thường khát những công nghệ mới. Đây là cơ hội để Nokia tăng trưởng ở những thị trường tiềm năng này. Dân số: 86.116.559 (năm 2008) Cơ cấu độ tuổi: 0-14 tuổi: 29,4% 15-64 tuổi: 65% trên 65 tuổi: 5,6% Tỷ lệ tăng dân số: 1,3% (2007 ước tính) 2. Môi trường kinh tế Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 60 trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2009 và đứng thứ 133 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài, chưa có hoặc dây chuyền và công nghệ sản xuất hàng điện tử tinh vi rất ít và không có hiệu quả cạnh tranh, đang trong lộ trình gia nhập WTO nên rất nhiều thuận lợi đối với các công ty nước ngoài đang và sắp hoạt động Đặc điểm của kinh tế VN: là một quốc gia có thu nhập đầu người không cao nhưng ở thị trường này tiềm ẩn khả năng tiêu thụ điện thoại di động là rất lớn, không những là thị trường của điện thoại di động phổ thông mà còn là thị trường lớn của điện thoại cao cấp. Điều này là do mức thu nhập ảo của VN rất cao, chính phủ không thể kiểm soát được nguồn thu nhập này. Đó có thể là các khoản thu nhập ngoài lương, hoặc là nguồn thu phi pháp. Đặc tính này của VN làm tăng tính hấp dẫn cho thị trường điện thoại di động nói chung và hãng Nokia nói riêng. Đặc biệt, trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay, Việt Nam tỏ ra ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng như các nước trong khu vực. Tuy tốc độ tăng trưởng không còn ấn tượng như năm 2007 nhưng vẫn có thể đạt 4 -5 % trong các năm tiếp theo, tức là mức tăng trưởng không âm Bất chấp khủng hoảng kinh tế và việc tăng thuế nhập khẩu điện thoại di động từ 5% lên 8% tổng giá trị, thị trường điện thoại di động Việt Nam nửa cuối năm ngoái vẫn tiếp tục tăng. Tính đến tháng 10/2008, tổng giá trị thị trường điện thoại di động Việt Nam đạt khoảng trên 800 triệu USD, vượt mức 100 triệu USD so với năm 2007, còn giá trị thị trường của cả năm ước tính khoảng 1 tỉ USD (theo Bộ Công Thương). Nhận định về năm 2009, ông Hải, Bài 3: Quản lý ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động Marketing 50 V1.0 FPT Mobile, cho rằng, thị trường năm nay vẫn khởi sắc, nhưng tốc độ tăng có thể không bằng năm trước.. Đây cũng là một tín hiệu tốt cho thị trường sản phẩm tại Việt Nam cũng như của Nokia 3. Môi trường chính trị luật pháp Trong xu hướng toàn cầu hóa, các quốc gia nỗ lực tham gia hoặc liên kết thành lập các tổ chức khu vực và quốc tế nhằm cải thiện môi trường pháp lý, tạo thuận lợi hơn nữa trong các hoạt động kinh doanh. Sự thông thoáng của luật doanh nghiệp ở hầu hết các nước đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công việc kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và tập đoàn Nokia nói riêng. Và như chính Nokia đã có nhận định: thị trường các nước đang phát triển là thị trường khát công nghệ, vì vậy các ngành công nghệ cao luôn nhận được sự hỗ trợ của nhà nước. Nhà nước VN cũng đã tổ chức tiếp nhận ý kiến đóng góp từ các doanh nghiệp, hội viên nhằm chuẩn bị cho việc chỉnh sửa bổ sung, xây dựng mới các văn bản nhà nước về đầu tư phát triển công nghệ thông tin. Ở VN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ: “Phát triển viễn thông ở Việt Nam là một mục tiêu ưu tiên cao của chính phủ Việt Nam. Chính phủ Việt Nam quyết tâm đưa xã hội Việt Nam phát triển theo hướng xã hội thông tin. Phát triển hạ tầng băng thông rộng và mobile rộng khắp sẽ tạo điều kiện cho mọi người dân Việt Nam có thể được sử dụng Internet để tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế xã hội”. (01/2008) Thủ tướng cho biết: “Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích tiến hành cổ phần hoá 9 công ty viễn thông ở Việt Nam. Chúng tôi hoan nghênh Nokia cũng như các hãng khác quan tâm đầu tư vào thị trường viễn thông của Việt Nam, đặc biệt tham gia đầu tư vào hạ tầng viễn thông, trước hết là lĩnh vực băng thông rộng, lĩnh vực Việt Nam khuyến khích đầu tư. 4. Môi trường khoa học và kỹ thuật Theo số liệu thống kê của Cơ quan quản lý nguồn nhân lực (Bộ KH-ĐT) và Bộ GD-ĐT, hiện cả nước có khoảng 2,6 triệu người có trình độ đại học trở lên, trong đó có khoảng 34.000 thạc sĩ, tiến sĩ. Số lượng người làm trong các tổ chức KH-CN gần 53.000 người và cả nước có tới 1.295 tổ chức KH-CN hoạt động trên 60 lĩnh vực với trên 125 ngành nghề, gần 800 chuyên ngành khác nhau. Mỗi năm nhà nước dành 2% tổng chi ngân sách (tương đương 0,4%-0,45% GDP) và các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đầu tư khoảng 1,2%–1,3% tổng chi ngân sách (tương đương 0,3% GDP) cho hoạt động KH-CN. 10 năm qua, KH-CN Việt Nam đã có những tiến bộ, gặt hái được nhiều thành công; mức độ đầu tư cho KH-CN cũng đã tăng dần hàng năm, hàng trăm tiến bộ KH-CN được chuyển giao và ứng dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội lớn; nhiều công trình KH-CN trong nước đã tiết kiệm cho quốc gia hàng trăm triệu USD so với công nghệ nhập ngoại... Tuy nhiên, Quản lý hoạt động KH-CN hiện vẫn còn mang nặng tính hành chính, bao cấp và cơ chế xin – cho, chưa đổi mới kịp với nhu cầu xã hội và nền kinh tế. Chính vì vậy, rất nhiều chương trình nghiên cứu KH-CN không đi vào thực tế, gây lãng phí. “Đây chính là một trong những điểm yếu nhất của nền KH-CN ở Việt Nam hiện nay”. Câu hỏi Tóm tắt các tác động của các môi trường vĩ mô trên đối với hoạt động kinh doanh của Nokia tại Việt Nam?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_marketing_can_ban_bai_3_quan_ly_anh_huong_cua_moi.pdf