Giáo trình môn Kinh tế học vi mô - Bài 5: Sản xuất. Chi phí. Lợi nhuận

Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp phải lựa chọn đầu ra sao cho chênh lệch giữa chi phí và doanh thu là lớn nhất. Chú ý: Ở đây giả thiết chỉ xét ở một mức giá P nhất định. Đường doanh thu R(q) không phải là đường thẳng nó sẽ là một đường thẳng chỉ khi giá bán hàng không thay đổi P. Nên doanh thu tăng dần theo sản lượng rồi lại giảm. Độ dốc của đường doanh thu thể hiện lượng doanh thu tăng thêm khi tăng bán thêm một đơn vị hàng hoá như đã phân tích ở trên chính là doanh thu cận biên. Do có các chi phí cố định và chi phí biến đổi, nên đường C(q) không phải là đường thẳng. Độ dốc của đường chi phí thể hiện lượng chi phí tăng thêm khi tăng thêm một đơn vị đầu ra, được gọi là chi phí cận biên (MC). C(q) vẫn dương khi đầu ra bằng không bởi vì trong ngắn hạn vẫn tồn tại chi phí cố định. Ở mức đầu ra thấp, lợi nhuận âm (lỗ) do doanh thu còn nhỏ hơn chi phí (chú ý là lợi nhuận âm ngay cả khi q = 0 do có chi phí cố định đã đầu tư ra ngay trước khi vào sản xuất). Ở đây doanh thu cận biên cao hơn chi phí cận biên, có nghĩa là nếu tiếp tục tăng sản lượng thì sẽ tăng doanh thu. Khi đầu ra tăng thì lợi nhuận sẽ dương với mức sản lượng q > q0 và sẽ tiếp tục tăng lợi nhuận tới điểm q*. Tại điểm q*, chi doanh thu cận biên và chi phí cận biên bằng nhau, và đó chính là điểm tối đa hóa lợi nhuận. Chú ý rằng khoảng cách trục tung giữa đường chi phí và đường doanh thu, AB, là khoảng cách lớn nhất tại diểm này. Sau điểm q*, doanh thu cận biên giảm đi và thấp hơn chi phí cận biên, do đó lợi nhuận giảm. Một doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận tại mức đầu ra q*. Lợi nhuận tại điểm này chính là khoảng cách AB giữa đường doanh thu R và đường chi phí C. Tại mức đầu ra này, doanh thu cận biên (độ dốc của đường doanh thu) bằng chi phí cận biên (độ dốc của đường chi phí).

pdf36 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn Kinh tế học vi mô - Bài 5: Sản xuất. Chi phí. Lợi nhuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u vào này bằng một lượng đầu vào khác trong khả năng kỹ thuật công nghệ cho phép mà vẫn tạo được tổng sản lượng tương tự. Khái niệm “tỉ lệ thay thế kỹ thuật cận biên” (MRTS) là dùng để phản ánh tính chất này của sản xuất dài hạn. Nó được định nghĩa như sau: Tỉ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của một đầu vào này (L) đối với một đầu vào kia (K) là lượng đầu vào kia (K) có thể giảm xuống để sử dụng thêm một đơn vị đầu vào này (L), sao cho tổng đầu ra không đổi. MRTS tính bằng độ dốc của đường đồng lượng và độ dốc chỉ ra bao nhiêu lượng đầu vào này có thể được đánh đổi bằng một lượng của đầu vào khác, để sản xuất một lượng đầu ra không đổi. Ở đây chúng ta đưa thêm dấu âm vào để loại trừ giá trị âm của MRTS. Do vậy MRTS luôn dương. Công thức như sau: MRTS = ∆K/∆L (với một mức Q cố định). Trong đó ∆K và ∆L là mức thay đổi về vốn và lao động dọc theo đường đồng lượng (Q). Lượng vốn/ tháng 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 Lượng lao động/tháng K = 2 L = 1 K = 1 L = 1 L = 2/3 L = 1 L = 1/3 L = 1 O3 = 90 Q2 = 75 Q1 = 55 Hình 5.4. MRTS – Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên Bài 5: Sản xuất – Chi phí – Lợi nhuận ECO101_Bai5_v1.0012112219 111 Các đường đồng lượng có chiều hướng đi xuống và có dạng lõm như đường bàng quan. Độ dốc của đường đồng lượng tại các điểm bằng tỉ lệ thay thế kỹ thuật cận biên. Trên đường đồng lượng Q2, tỉ lệ thay thế kỹ thuật cận biên giảm xuống từ 2 tới 1 tới 2/3 và tới 1/3. Như vậy, khi càng có nhiều lao động thay thế vốn, thì lao động càng trở nên kém năng suất hơn trong khi vốn lại càng trở nên năng suất hơn. Đây cũng chính là hiện tượng phản ánh quy luật lợi tức giảm dần mà ta đã tìm hiểu ở phần trên. Tức là MRTS giảm dần khi chúng ta trượt xuống dọc theo một đường đồng lượng. MRTS giảm dần nói cho chúng ta biết rằng năng suất của bầt kỳ đầu vào nào đều bị giới hạn. Khi càng thêm nhiều lao động vào quy trình sản xuất thay thế vốn thì năng suất của lao động giảm dần. Tương tự vậy, khi có quá nhiều vốn được thay thế lao động, năng suất của vốn sẽ giảm. Sản xuất cần được sử dụng hợp lý tất cả các đầu vào. MRTS của lao động đối với vốn có quan hệ mật thiết với sản phẩm cận biên theo lao động MPL và sản phẩm cận biên theo vốn MPK. Để chứng minh điều này, chúng ta sẽ thêm lao động và giảm vốn trong khi giữ nguyên đầu ra. Lúc này lượng đầu ra tăng thêm do sử dụng thêm lao động đầu vào đúng bằng lượng đầu ra giảm đi khi giảm vốn. Ta có: Lượng đầu ra tăng thêm khi tăng thêm lao động = MPL . ∆L Tương tự, lượng đầu ra giảm xuống do giảm thêm vốn là MPK . ∆K Ta biết, tổng thay đổi đầu ra trên một đường đồng lượng phải bằng 0. Có nghĩa là: MPL . ∆L + MPK . ∆K = 0 Hay viết lại: MPL/MPK = – ∆K/∆L Mà: MRTS = – ∆K/∆L Nên suy ra: MRTS = MPL/MPK Công thức trên nói cho chúng ta biết rằng khi chúng ta chuyển động dọc theo một đường đồng lượng, việc thay thế vốn bằng lao động trong quá trình sản xuất làm cho sản phẩm cận biên theo vốn tăng trong khi sản phẩm cận biên theo lao động giảm. Tỉ lệ thay thế kỹ thuật cận biên giảm làm cho đường đồng lượng càng trở nên phẳng hơn khi càng sử dụng một trong hai đầu vào nhiều hơn. 5.2.3.3. Hiệu suất quy mô Hiểu được bản chất của hoạt động trong dài hạn của một doanh nghiệp khá là quan trọng trong nhiều trường hợp, từ quản lý kinh doanh tư nhân, cho tới quản trị một trường đại học hay các lĩnh vực công ích khác. Hơn nữa, việc phân tích hoạt động dài hạn cần dựa trên cơ sở phân tích hiệu suất theo qui mô của hoạt động doanh nghiệp. Ví dụ: Chỉ cần có một trường cấp 3 có 3000 học sinh sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với có 3 trường cấp 3 nhỏ với mỗi trường có 1000 học sinh. Một nghiên cứu về điện thoại công cộng cũng chỉ ra rằng nên có nhiều trạm điện thoại ở địa phương sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn là chỉ có một trạm điện thoại trung ương. So sánh mức gia tăng đầu ra khi tăng tất cả các đầu vào là nguyên tắc cơ bản của xây dựng và phát triển cơ sở sản xuất của doanh nghiệp trong dài hạn (lập dự án đầu tư). Có 3 mức độ phản ánh tương quan thay đổi này (còn gọi là 3 loại hiệu suất quy mô). Đó là: Bài 5: Sản xuất – Chi phí – Lợi nhuận 112 ECO101_Bai5_v1.0012112219 Hiệu suất theo quy mô  Hiệu suất quy mô tăng: Là tình huống (hay hàm sản xuất) mà khi đầu vào tăng lên gấp đôi thì đầu ra tăng cao hơn gấp đôi. Đó là, khi quy mô sản xuất lớn hơn cho phép chuyên môn hóa nhiệm vụ về quản lý và lao động, hiện đại hoá được sản xuất và nhiều nguồn lực có thể sử dụng chung... dẫn tới hiệu suất cao hơn khi quy mô lớn hơn. Đối với các trường hợp này, doanh nghiệp nên mở rộng quy mô kinh doanh. Hiệu suất quy mô tăng có vai trò quan trọng không chỉ đối với phát triển các doanh nghiệp kinh doanh mà còn cho các dịch vụ công cộng. Khi đó việc mở rộng qui mô cung cấp dịch vụ công sẽ có lợi hơn là xây nhiều cơ sở nhỏ. Bởi vì một cơ sở lớn chính phủ dễ kiểm soát hơn là quá nhiều cơ sở nhỏ.  Hiệu suất quy mô không đổi: Là tình huống mà khi đầu vào tăng lên gấp đôi thì đầu ra cũng tăng gấp đôi. Trường hợp này, kích thước của nhà máy không ảnh hưởng tới năng suất của các yếu tố. Năng suất bình quân của các đầu vào doanh nghiệp giữ nguyên kể cả khi nhà máy to hay nhỏ. Với loại hình sản xuất này, việc mở rộng sản xuất hay giữ nguyên qui mô nhà máy cũ mà xây thêm một nhà máy tương tự thì doanh nghiệp vẫn có hiệu quả như nhau. Ví dụ: Một đại lý du lịch lớn có thể cung cấp dịch vụ với hiệu suất như là nhiều đại lý nhỏ (nếu xét tỉ lệ đầu vào như vốn lao động trên số lượng khách).  Hiệu suất quy mô giảm: Là tình trạng kinh doanh mà khi đầu vào tăng gấp đôi mà đầu ra tăng ít hơn hai lần. Thực ra thì những khó khăn trong quản lý cũng như sự phức tạp khi quản lý một qui mô kinh doanh lớn hơn là nhân tố chính dẫn tới năng suất lao động và vốn giảm dần khi càng mở rộng kinh doanh. Các nhà quản lý trở nên khó khăn hơn trong việc kiểm soát nhân viên, thời gian để đi lại vận chuyển vật tư, nhập kho hàng hoá cần nhiều hơn Từ đó, quy mô quá lớn nhiều khi làm giảm dần hiệu suất kinh doanh. Trong trường hợp này, nên thu gọn quy mô sản xuất để tăng hiệu quả kinh doanh. Ta thấy trong thực tế, nhiều đơn vị sản xuất mở rộng qui mô đem lại nhiều khó khăn, trở ngại hơn cho họ. Hàm sản xuất Cobb-Douglas Phần trên chúng ta đã mô tả hiệu suất theo qui mô trong sản xuất. Trong phần này chúng ta sẽ sử dụng một hàm sản xuất để mô tả theo toán học về các loại hiệu suất qui mô. Một trong các hàm sản xuất được sử dụng rộng rãi trong thực tế để mô tả hiệu suất theo qui mô là hàm sản xuất Cobb-Douglas, có dạng như sau: Q = A. K . L TÓM LẠI Một doanh nghiệp hoàn toàn có thể dựa vào nguyên lý đã trình bày ở trên để tìm ra quy mô kinh doanh tối ưu áp dụng cho doanh nghiệp của chính mình. Xu thế chung, một doanh nghiệp kể từ khi mới thành lập thì ở tình huống hiệu suất quy mô tăng, sau đó chuyển sang hiệu suất quy mô không đổi và cuối cùng nếu không biết dừng lại thì dễ chuyển sang hiệu suất quy mô giảm. Cho nên trạng thái quy mô có hiệu suất tốt nhất là “trạng thái hiệu suất quy mô không đổi”. Quy mô lớn hay nhỏ là hiệu quả nhất còn tùy thuộc vào mặt hàng kinh doanh, đặc điểm công nghệ kỹ thuật sản xuất, năng lực và phương tiện quản lý và đối tượng khách hàng phục vụ. Ví dụ: Các nhà máy sản xuất điện quy mô sản xuất càng lớn càng hiệu quả. Trong khi đó kinh doanh nhà hàng thì quy mô vừa là phù hợp. Ngược lại kinh doanh các quán giải khát nên ở quy mô nhỏ. Bài 5: Sản xuất – Chi phí – Lợi nhuận ECO101_Bai5_v1.0012112219 113 Chi phí cơ hội Trong đó: A là một hằng số phụ thuộc vào tình trạng các đầu vào và đầu ra mà không lượng hoá được khi đo lường theo đơn vị đang tính, α và β là các hằng số nói cho chúng ta biết về mức đóng góp của lao động và vốn trong quá trình sản xuất tạo đầu ra. Ở đây, α và β đều nhỏ hơn một. Tổng của hai hằng số α và β có ý nghĩa rất lớn trong kinh tế học.  Nếu α + β = 1, thì hàm sản xuất thể hiện hiệu suất theo qui mô không đổi.  Nếu α + β < 1, thì đây là hàm sản xuất thể hiện hiệu suất quy mô giảm.  Nếu α + β > 1, thì đây là hàm sản xuất thể hiện hiệu suất quy mô tăng. Để hiểu điều này chúng ta giả sử rằng nếu cả vốn và lao động cũng tăng lên gấp đôi, vốn tăng lên 2K, lao động lên 2L thì mức đầu ra mới sẽ là:    Q A(2K) .(2L) A.2 .K .2 .L AK .L .2 Q2             Khi α + β = 1, Q’=2Q, đầu ra tăng gấp đôi chúng ta có hiệu suất theo qui mô không đổi.  Khi α + β > 1, đầu ra nhiều hơn gấp đôi, chúng ta có hiệu suất theo qui mô tăng.  Khi α + β < 1, chúng ta có hiệu suất theo quy mô giảm. 5.3. Chi phí sản xuất 5.3.1. Các khái niệm về chi phí sản xuất Trước khi chúng ta có thể phân tích xem các chi phí được xác định như thế nào và tại sao lại thay đổi, chúng ta cần làm rõ khái niệm, các loại chi phí và cách tính chúng ra sao. Những khoản mục nào nằm trong chi phí của doanh nghiệp? Các chi phí bao gồm nhiều loại từ trả lương cho công nhân cho đến tiền thuê văn phòng. Tính chi phí như thế nào nếu doanh nghiệp sở hữu một tòa nhà và không phải trả tiền thuê văn phòng hàng tháng? Chúng sẽ trả lời các câu hỏi này trong khi xem xét các quyết định kinh tế của các nhà quản lý đưa ra. 5.3.1.1. Chi phí kinh tế – chi phí cơ hội Một nhà kinh tế học, hay một nhà quản lý thường có cái nhìn về tương lai, về toàn cảnh doanh nghiệp ở phía trước. Họ quan tâm tới những chi phí nào mà sẽ có khả năng nhận được giá trị kỳ vọng trong tương lai (lợi nhuận về sau). Ngoài ra họ còn quan tâm tới việc doanh nghiệp sẽ sắp xếp chi tiêu các nguồn lực của mình như thế nào để hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận hiện tại. Do vậy, cái họ quan tâm trong dài hạn là các chi phí cơ hội (hay chi phí kinh tế – hay chi phí tránh được) đó là chi phí liên quan tới những cơ hội có thể xảy ra trong tương lai nếu không sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp để sản xuất ở mức cao nhất có thể. Ví dụ: Một doanh nghiệp đang sở hữu một tòa nhà lớn và không phải trả phí thuê văn phòng. Như vậy có nghĩa là chi phí thực của doanh nghiệp bằng 0? Nhưng trên góc nhìn về chi phí cơ hội, một nhà kinh tế học sẽ thấy doanh nghiệp có thể thu được tiền Bài 5: Sản xuất – Chi phí – Lợi nhuận 114 ECO101_Bai5_v1.0012112219 Chi phí kế toán bằng cách cho các doanh nghiệp khác thuê phần không gian trống của tòa nhà. Nhưng hiện tại doanh nghiệp đang lãng phí nó. Tiền thuê có thể thu trong tương lai này là chi phí cơ hội của việc không sử dụng không gian toà nhà một cách tốt nhất. Đó là chi phí kinh tế (chi phí cơ hội – hay lãng phí) của doanh nghiệp đó trong kinh doanh. 5.3.1.2. Chi phí kế toán Nhân viên kế toán và các nhà quản lý thường quan tâm tới những bản báo cáo tài chính của công ty. Các kế toán viên và chủ doanh nghiệp phải xem xét lại chi tiêu thực tế của công ty bởi vì họ phải định khoản tài sản và nguồn vốn đồng thời đánh giá quá trình thu – chi tiêu trong đã và sẽ diễn ra. Chi phí kế toán bao gồm các chi phí thực tế và khấu hao cho tài sản cố định, được xác định dựa trên hoá đơn chứng từ chi tiêu của doanh nghiệp. Chi phí kế toán còn gọi là chi phí thực – tức chi phí bằng tiền (hoặc quy đổi ra tiền) đã chi trả trong quá khứ, phải được hạch toán vào sổ sách kế toán doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. 5.3.1.3. So sánh chi phí kế toán và chi phí cơ hội Cả hai chi phí kế toán và cơ hội đều là chi phí tính theo đơn vị tiền tệ và đều được doanh nghiệp quan tâm và đều tính cho các khoản mục phải chi tiêu cho kinh doanh. Chi phí cơ hội và chi phí kế toán khác nhau như thế nào?  Chi phí cơ hội là dự tính chi phí cho việc đánh đổi từ một tình huống kinh doanh này sang một tình huống kinh doanh khác, chứ không phải là chi phí thực chi (chi phí ẩn). Ngược lại chi phí kế toán là chi phí thực (chi phí hiện) đã và đang chi ra và đã được chứng minh bằng hoá đơn chứng từ.  Chi phí cơ hội được tính để đưa ra các quyết định kinh tế (đầu tư hay thay đổi kinh doanh) mang tính chất dài hạn. Chi phí kế toán thường tính cho chi tiêu hàng ngày tại doanh nghiệp và thường bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế của Nhà nước. Trên giác độ xã hội, chi phí kinh tế (chi phí cơ hội hay chi phí tránh được) rất quan trọng là nó tiết kiệm nguồn lực xã hội vì xã hội đã chuyển sang sử dụng nguồn lực có hiệu quả hơn, tiết kiệm được tài nguyên cho quốc gia. LƯU Ý Kế toán viên và các nhà kinh tế học tính khấu hao khác nhau. Khi ước tính lợi nhuận tương lai của một phi vụ kinh doanh, một nhà kinh tế học hay một nhà quản lý lại quan tâm tới chi phí vốn cho đầu tư vào nhà máy và trang thiết bị. Điều này không chỉ bao gồm các chi phí thực cho việc mua và vận hành nhà máy mà còn cả những chi phí hao mòn vô hình và hữu hình khác và chi phí huy động vốn (lãi vay nợ, cổ tức) nữa. Khi thực hiện tính toán chi phí đã trả trong quá khứ, các kế toán viên sử dụng các quy định về thuế, quy định khấu hao các loại tài sản để xác định giá trị hao mòn trong việc hạch toán tính toán chi phí – lợi nhuận nhằm mục đích giảm tối đa thuế phải đóng cho Nhà nước. Nhưng việc trích khấu hao này không thể hiện đúng thực trạng hao mòn của thiết bị, nên thường xảy ra tình trạng máy móc đã khấu hao hết mà vẫn còn sử dụng. Ngoài ra, các điều luật về khấu hao luôn thay đổi theo thời gian và theo các văn bản ban hành của chính phủ các nước, trong khi tỉ lệ hao mòn vật lý, giá trị thị trường của nhà máy và các trang thiết bị trên thực tế thì vẫn không cùng tốc độ với thay đổi luật lệ, đặc biệt hao mòn vật lý khá có tính ổn định hơn. Bài 5: Sản xuất – Chi phí – Lợi nhuận ECO101_Bai5_v1.0012112219 115 Chi phí chìm Chi phí sản xuất ngắn hạn 5.3.1.4. Chi phí chìm Chi phí chìm (chi phí không hoàn lại – chi phí vô ích) là lượng chi phí đã chi ra nhưng không thể thu hồi lại được thông qua bán đầu ra. Ví dụ: (1) Một thiết bị đặc biệt chỉ dùng cho một mục đích không thể thay đổi và khi dùng xong thì phải bỏ nó mặc dù nó đang có thể dùng tốt nhưng không có cơ hội để dùng lại nó; (2) Chi phí chi cho thử nghiệm và bị thất bại; (3) Chi phí đi đút lót để chạy dự án nhưng lại không nhận được dự án Do nó không thể lấy lại được nên nó không ảnh hưởng tới bất kỳ quyết định kinh tế nào. Vì không có bất kỳ sử dụng nào cho việc khác cả, chi phí cơ hội trong tình huống này bằng 0. 5.3.2. Chi phí sản xuất trong ngắn hạn Trong ngắn hạn, một số đầu vào của doanh nghiệp là cố định, một số khác biến đổi khi thay đổi đầu ra. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu các loại chi phí sản xuất trong ngắn hạn. 5.3.2.1. Các loại chi phí ngắn hạn  Tổng chi phí: Tổng chi phí sản xuất ngắn hạn (C) là toàn bộ tiền mà doanh nghiệp chi ra trong một khoảng thời gian nhất định, thường được hạch toán cho một ngày, tháng, quý hay năm. Nó bao gồm hai thành phần: Chi phí cố định (FC) và chi phí biến đổi (VC). Tổng chi phí có thể tính theo hàm số thay đổi theo mức sản lượng đầu ra tức là C = f(Q), thường viết tắt là C(Q).  Chi phí cố định (FC): Chi phí cố định là chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi.  Chi phí biến đổi (VC): Chi phí biến đổi (VC) là chi phí luôn thay đổi đồng biến theo mức đầu ra (Q). Tùy theo trường hợp, chi phí cố định thường là chi phí xây dựng và mua trang thiết bị, tuy nhiên cũng có các phí tổn cố định cho việc vận hành nhà máy, bảo hiểm, thậm chí là chi phí cho một lượng nhỏ nhân công, đó là những chi phí không thay đổi cho dù nhà máy thay đổi mức sản xuất. Chi phí biến đổi bao gồm các phí tổn về tiền lương, và các chi phí cho nguyên nhiên vật liệu. VC tăng lên khi đầu ra tăng. o Do đó, chi phí cố định là một phần phải xem xét khi đưa ra quyết định của nhà quản lý. o Để quyết định mức sản xuất, nhà quản lý doanh nghiệp cần biết chi phí biến đổi tăng lên như thế nào theo mức đầu ra. Bài 5: Sản xuất – Chi phí – Lợi nhuận 116 ECO101_Bai5_v1.0012112219  Chi phí bình quân (ATC) o Chi phí bình quân là chi phí tính trung bình trên một đơn vị đầu ra (ATC). Có ba loại chi phí bình quân. Chi phí cố định bình quân (AFC), chi phí biến đổi bình quân (AVC) và tổng chi phí bình quân (ATC hay AC). Công thức tính ATC = TC/Q hay = AFC + AVC. Nếu TC là hàm số theo Q thì ATC = TC(Q)/Q. o Chí phí cố định bình quân là chi phí cố định tính trung bình trên một đơn vị đầu ra. Công thức: AFC = FC/Q. Chi phí này giảm dần khi đầu ra tăng lên. o Chi phí biến đổi bình quân là chi phí biến đổi tính bình quân trên một đơn vị đầu ra. Công thức là AVC = VC/Q. Nếu VC là một hàm số theo Q thì AVC = VC(Q)/Q. Chi phí này lúc đầu có xu thế giảm sau đó có xu thế tăng (trừ những ngành sản xuất luôn trong điều kiện hiệu suất quy mô tăng).  Chi phí biên o Chi phí biên – còn được gọi là chi phí gia tăng – là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Do chi phí cố định không thay đổi khi mức đầu ra của doanh nghiệp thay đổi. Chi phí biên chỉ là phần tăng lên trong chi phí biến đổi khi tăng thêm một đơn vị đầu ra. Công thức tính chi phí biên như sau: MC = ∆VC/Q = TC’(Q) = VC’(Q) o Sau đây, chúng ta sử dụng một ví dụ để phân tích sâu hơn về tính chất của các loại chi phí và xem xét mối quan hệ giữa chúng với nhau. o Bảng 4.3 dưới đây mô tả một doanh nghiệp nhỏ có mức chi phí cố định là 50 triệu đồng, còn chi phí biến đổi cho trước. Tổng chi phí (cột 4) tăng theo sản lượng tính bằng cách cộng FC (cột 2) với VC (cột 3). Chi phí biên (cột 5) được tính từ chi phí biến đổi (3) hoặc từ tổng chi phí (4). Ví dụ: Chi phí biên khi đầu ra tăng từ 2 tới 3 đơn vị là 20 triệu đồng/đơn vị là vì chi phí biến đổi của doanh nghiệp tăng từ 78 tới 98 triệu đồng (tương tự tổng chi phí sản xuất cũng tăng từ 128 tới 148 triệu đồng). AFC bằng FC (cột 2) chia cho lượng đầu ra (cột 1). Ví dụ: AFC của Q = 4 đơn vị là 50/4 = 12.5 triệu đồng/đơn vị. Tương tự, AVC khi sản xuất 5 đơn vị đầu ra là 26 = 130/5 (triệu đồng/đơn vị). Cuối cùng, tổng chi phí bình quân (ATC) ở mức đầu ra 5 đơn vị là 36 = 180/5 (triệu đồng/đơn vị). Về cơ bản, tổng chi phí bình quân cho chúng ta biết chi phí trên một đơn vị sản xuất. Bằng cách so sánh tổng chi phí bình quân với giá bán của sản phẩm, chúng ta có thể xác định sản xuất của doanh nghiệp có lãi hay không. Bài 5: Sản xuất – Chi phí – Lợi nhuận ECO101_Bai5_v1.0012112219 117 Bảng 5.3: Các chi phí ngắn hạn của một doanh nghiệp (triệu đồng) Q (1) FC (2) VC (3) TC (4) MC (5) AFC (6) AVC (7) ATC (8) 1 2 3 4 5 6 7 0 50 0 50 - - - - 1 50 50 100 50 50,0 50,0 100,0 2 50 78 128 28 25,0 39,0 64,0 3 50 98 148 20 16,7 32,7 49,3 4 50 112 162 14 12,5 28,0 40,5 5 50 130 180 18 10,0 26,0 36,0 6 50 150 200 20 8,3 25,0 33,3 7 50 175 225 25 7,1 25,0 32,1 8 50 204 254 29 6,3 25,5 31,8 9 50 242 292 38 5,6 26,9 32,4 10 50 300 350 58 5,0 30,0 35,0 11 50 385 435 85 4,5 35,0 39,5 Như vậy, bảng 5.3 thể hiện chi phí biến đổi và tổng chi phí tăng lên khi đầu ra tăng. Chi phí biên, chi phí bình quân thì có xu hướng khác nhau. Chi phí cố định bình quân có xu hướng giảm dần khi sản lượng tăng lên, còn chi phí biên và chi phí biến đổi bình quân hay chi phí bình quân thì có xu hướng lúc đầu giảm sau đó lại tăng. Sở dĩ MC và AC có xu hướng như vậy do tác động của quy luật lợi tức giảm dần mà đã đề cập trong phần trước. 5.3.2.2. Xác định chi phí trong ngắn hạn Ta hãy xét mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và chi phí thông qua giá đầu vào để sát với thực tế hơn. Ta nhớ rằng sản phẩm theo lao động cận biên MPL là lượng đầu ra thay đổi khi lao động tăng thêm một đơn vị, hay là ∆Q/∆L. Do vậy, lao động tăng thêm khi tăng thêm một đơn vị đầu ra là con số nghịch đảo của sản phẩm biên theo lao động hay bằng: ∆L/∆Q = 1/MPL. Nếu chi phí biên chỉ chi cho lao động thì tổng chi cho số lao động gia tăng là W.∆L (W là lương trả cho một người lao động). Hay MC = W/MPL Công thức trên chỉ ra rằng trong ngắn hạn, chi phí cận biên bằng giá của đầu vào thay đổi chia cho sản phẩm cận biên tính theo đầu vào đó. Quy luật lợi tức giảm dần cũng tạo ra mối quan hệ trực tiếp giữa chi phí biến đổi và năng suất lao động bình quân. Chi phí biến đổi bình quân AVC = VC/Q. Với L là lượng lao động, đầu vào biến đổi được sử dụng trong quá trình sản xuất, chi phí biến đổi sẽ là VC = W.L. Do đó: AVC = WL/Q. Tương tự, sản phẩm bình quân theo lao động APL = Q/L. Khi đó ta sẽ có AVC = W/APL. Như vậy, nếu tiền lương cố định (W), hay chi phí cho một đơn vị đầu vào biến đổi là cố định, thì chi phí biến đổi bình quân (ở đây là tiền lương/đơn vị sản phẩm) bằng chi phí cho một đơn vị đầu vào đó chia cho sản phẩm bình quân tính theo đầu vào đó. Bài 5: Sản xuất – Chi phí – Lợi nhuận 118 ECO101_Bai5_v1.0012112219 Qua đây ta thấy rằng, cả chi phí biên và chi phí biến đổi bình quân đều có một mối liên hệ trực tiếp với năng suất của các yếu tố sản xuất. Sản phẩm biên và sản phẩm bình quân phản ánh mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra và có mối liên quan trực tiếp tới các loại chi phí sản xuất. 5.3.2.3. Mối quan hệ giữa các chi phí và dạng đồ thị của các loại chi phí Hình 5.5 thể hiện các đường chi phí vẽ từ số liệu của bảng 5.3. Đường chi phí cố định, chi phí biến đổi và tổng chi phí được thể hiện trong đồ thị 5.5 a. Tổng chi phí cố định FC không thay đổi khi sản lượng thay đổi nên FC là một đường thẳng đi qua mức 50 triệu đồng. Chi phí biến đổi (VC) bằng không khi đầu ra bằng không và tăng dần lên khi đầu ra tăng dần. Đường tổng chi phí TC được xác định bằng tổng của chi phí biến đổi và chi phí cố định. Trên đồ thị 5.5b, các đường chi phí biên và chi phí biến đổi bình quân được suy ra từ các đường chi phí tại hình (a). Do chi phí cố định là 50 triệu đồng nên chi phí cố định bình quân AFC giảm dần từ 50 tới gần 0. Dạng của các đường chi phí còn lại trong ngắn hạn được xác định từ các mối quan hệ với tổng phí và chi phí biến đổi. Một mối liên hệ quan trọng giữa MC và AVC và ATC là khi MC < ATC hay MC <AVC thì ATC hay AVC có xu thế giảm (tức là khi đường MC nằm dưới đường ATC hay AVC thì các đường này có xu hướng đi xuống). Khi MC> ATC hay MC>AVC thì ATC hay AVC có xu thế tăng (tức là khi đường MC nằm phía trên các đường AC hay AVC thì các đường này có xu hướng đi lên). Nên MC cắt ATC và cắt AVC tại điểm ATC và AVC cực tiểu (xem hình vẽ 5.5b). Chi phí (Đô la/năm) 400 300 100 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 (a) Sản lượng (đơn vị/năm) TC VC FC MC ATC AVC AFC Chi phí (Đô la/năm) 100 75 25 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 (b) Sản lượng (đơn vị/năm) Hình 5.5. Các đường chi phí ngắn hạn của một doanh nghiệp Bài 5: Sản xuất – Chi phí – Lợi nhuận ECO101_Bai5_v1.0012112219 119 Trong đồ thị 5.5(a), tổng chi phí TC là tổng của chi phí biến đổi VC và chi phí cố định FC. Trong đồ thị b, tổng chi phí bình quân ATC là tổng của chi phí bình quân biến đổi AVC và chi phí cố định bình quân AFC. Chi phí biến MC cắt chi phí biến đổi bình quân và tổng chi phí biến đổi bình quân tại điểm cực tiểu của hai đường này. Ta thấy đường ATC (hay AC) bằng AFC + AVC mà AFC luôn đi xuống nên chênh lệch theo trục tung giữa hai đường ATC và AVC giảm khi đầu ra tăng lên. Ngoài ra ATC luôn ở phía trên đường AVC nên đường AVC có điểm cực tiểu ở mức sản lượng đầu ra thấp hơn so với điểm cực tiểu của đường ATC. Nói cách khác, có thể thấy mối quan hệ giữa đường tổng chi phí (TC hay C) với các đường chi phí bình quân và chi phí cận biên khi xem xét tia từ gốc đồ thị tới điểm A trong hình 5.5. Độ dốc của tia này đo lường chi phí biến đổi bình quân. Độ dốc của đường VC là tiếp tuyến của VC tại điểm A – nên đó là chi phí biên khi đầu ra bằng 7. Tại điểm A, chi phí biên bằng 25 triệu đồng và bằng chi phí biến đổi bình quân và đây là điểm cực tiểu của đường này. CHÚ Ý Đầu ra của một doanh nghiệp được đo lường trong một khoảng thời gian nhất định, trong ví dụ trên là tính cho một năm. Do vậy tổng chi phí cũng tính cho một năm. Các chi phí biên và bình quân là lượng tiền chi ra trên một đơn vị đầu ra. Tại sao phải chú ý điều này? Vì thông thường chúng ta hay lược bỏ thời gian, và để ý tới tổng chi phí theo đơn vị tiền tệ và số lượng sản phẩm đầu ra. Nhưng nên nhớ rằng phí tổn, chi phí cũng như sản lượng của doanh nghiệp đều phát sinh trong một năm hay trong một thời đoạn nhất định. Do vậy, để đơn giản hóa chúng ta sử dụng chi phí C để thay cho tổng chi phí và chi phí bình quân AC thay cho tổng chi phí bình quân. 5.3.2.4. Khi nào doanh nghiệp cần xem xét các loại chi phí ngắn hạn? Các chi phí ngắn hạn thường được các doanh nghiệp thường xuyên theo dõi quản lý và xem xét hàng ngày để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh bình thường. Tính và dự toán về các chi phí ngắn hạn rất quan trọng đối với doanh nghiệp khi đưa nhà máy vào vận hành trong một môi trường mà các điều kiện về cầu thị trường và giá cả đầu vào luôn thay đổi thất thường. Nếu doanh nghiệp đang sản xuất ở mức sản lượng đầu ra mà chi phí biến đổi tăng lên đột ngột, hay cầu có thể tăng lên trong tương lai thì doanh nghiệp có nên lên kế hoạch mở rộng năng lực sản xuất để tránh chi phí cao hay không? Câu trả lời cần phải có các con số tính toán cụ thể. Các chi phí biên và chi phí bình quân là các khái niệm chi phí rất quan trọng trong việc đưa ra các lựa chọn tối ưu cho sản xuất – ta sẽ phân tích tại các phần sau. 5.3.3. Chi phí sản xuất trong dài hạn Trong dài hạn, doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả đầu vào. Trong phần này chúng ta sẽ chỉ ra một nhà quản lý lựa chọn kết hợp đầu vào như thế nào để tối thiểu hóa chi phí sản xuất cho một mức đầu ra nhất định. Quan trọng hơn cả chúng ta sẽ xem xét mối quan hệ giữa chi phí trong dài hạn và mức đầu ra. Trong dài hạn chỉ có chi phí biến đổi nên tổng chi phí dài hạn bằng chi phí biến đổi, nói cách khác, chi phí sản xuất trong dài hạn không phân chia thành chi phí biến đổi và chi phí cố định. Nhưng tổng chi phí, chi phí bình quân và chi phí biên thì vẫn được xem xét để doanh nghiệp đưa ra các quyết định sản xuất trong dài hạn. Bài 5: Sản xuất – Chi phí – Lợi nhuận 120 ECO101_Bai5_v1.0012112219 5.3.3.1. Đường đồng phí (xem hình 5.6 tại mục 5.3.3.2) Các chi phí của sản xuất dài hạn được tìm hiểu thông qua khái niệm “đường đồng phí” hay còn gọi là “đường đẳng phí” của một doanh nghiệp. Đường đồng phí là tập hợp tất cả các kết hợp về hai loại đầu vào (lao động và vốn) sao cho doanh nghiệp chi cho hai loại đầu vào đó một mức tổng chi phí như nhau. Ví dụ: Theo đồ thị 5.6 đường đẳng phí C0 mô tả tất cả các kết hợp có thể xảy ra của đầu vào ở mức chi phí C0. Để tìm hiểu đường đồng phí ta ký hiệu C là tổng chi phí sản xuất bao gồm tổng chi phí lao động wL và chi phí vốn rK (trong đó w là giá lao động và r là giá vốn, L là lượng lao động còn K là lượng vốn). Ta sẽ có phương trình đường đồng phí như sau: C = wL + rK Có thể viết lại phương trình đường đồng phí theo công thức sau: K = C/r – (w/r)L Như vậy, đường đẳng phí là một đường thẳng đi xuống, có độ dốc ∆K/∆L = -(w/r) là tỉ số của tiền lương (giá đầu vào trên trục hoành) với chi phí thuê vốn (giá đầu vào trên trục tung). Điều này có nghĩa là: Nếu doanh nghiệp từ bỏ một lao động để có được w/r đơn vị vốn tại mức chi phí r đồng cho một đơn vị, thì tổng chi phí sản xuất sẽ vẫn giữ nguyên. Cũng tương tự như đường ngân sách của người tiêu dùng đã phân tích tại bài 3:  Đường đồng phí sẽ dịch chuyển song song nếu giá của cả 2 đầu vào đều thay đổi cùng một tỉ lệ hay tổng chi phí thay đổi, sẽ dịch chuyển song song vào trong (nếu giá tăng hay tổng chi phí tăng) hoặc ra ngoài (nếu giá giảm hay tổng chi phí giảm).  Đường đồng phí sẽ quay nếu giá của một trong hai đầu vào thay đổi (quay vào trong nếu giá tăng và quay ra ngoài nếu giá giảm và tâm quay là giao điểm trên trục mà biểu thị đầu vào giá không đổi).  Ứng với mỗi mức tổng chi phí ta có một phương trình đường đồng phí nhất định. Vì vậy sẽ có một tập hợp các đường đồng phí được gọi là bản đồ đường đồng phí (ví dụ như hình 5.6 có 3 đường đồng phí C0, C1, C2 là 2 mức chi phí khác nhau). Như vậy, khi tất cả đầu vào có thể thay đổi, thì chi phí có thể thay đổi linh hoạt hơn trong quá trình sản xuất dài hạn so với sản xuất trong ngắn hạn. Để phân tích về lựa chọn tối ưu về chi phí trong dài hạn, kinh tế học sử dụng công cụ đường đồng phí và đường đồng lượng. Phần 5.3.3.2 sẽ phân tích sự lựa chọn này. 5.3.3.2. Lựa chọn đầu vào tối ưu khi mức sản lượng không đổi Giả định doanh nghiệp muốn và có khả năng sản xuất mức đầu ra là Q1 (lưu ý là mức sản lượng doanh nghiệp muốn sản xuất phụ thuộc nhiều vào cầu thị trường và năng lực, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường). Sau khi đã lựa chọn quy mô sản xuất, doanh nghiệp sẽ luôn tìm cách để tối thiểu hóa chi phí, thường đây là chi phí đầu tư). Hãy nhìn vào đường đồng lượng Q1 ở Hình 5.6. Nên lựa chọn điểm nào trên đường đồng lượng để tối thiểu hóa tổng chi phí? Ta thấy các đường trên hình 5.6 thể hiện cách giải quyết vấn đề tối thiểu hoá chi phí. Bài 5: Sản xuất – Chi phí – Lợi nhuận ECO101_Bai5_v1.0012112219 121 Giả sử doanh nghiệp có chi phí đầu vào ban đầu là C0. Tại mức này, không có sự kết hợp đầu vào nào để sản xuất được đầu ra Q1. Đầu ra Q1 có thể đạt được ở mức chi phí C2 bằng cách sử dụng lượng vốn K2 và mức lao động L2, hoặc sử dụng lượng vốn K3 và mức lao động L3. Nhưng C2 lại không phải là chi phí nhỏ nhất. Có thể sản xuất Q1 đầu ra ở mức chi phí rẻ hơn trên đường C1, bằng cách sử dụng lượng vốn K1 và lao động L1. Ở điểm A này, độ dốc của đường đồng lượng và đường đồng phí là bằng nhau. Lượng vốn/năm K2 K1 K3 L2 L1 L3 Số lao động/năm A Q1 C0 C1 C2 Hình 5.6. Sản xuất một mức đầu ra với chi phí thấp nhất Đường đồng phí C1 tiếp xúc với đường đồng lượng Q1 tại A và cho doanh nghiệp biết rằng để sản xuất mức đầu ra Q1 ở mức chi phí thấp nhất nếu sử dụng đầu vào lao động L1 và vốn K1. Các sự kết hợp khác – L2, K2, và L3, K3 đạt được cùng một mức sản lượng Q1 nhưng ở mức chi phí cao hơn. Thông thường, trong thực tế giá của các đầu vào luôn thay đổi. Khi chi phí của tất cả đầu vào tăng, độ dốc của đường đẳng phí không đổi nhưng biến số độc lập sẽ giảm nếu giữ mức chi phí cũ. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nhiều khi phải giảm bớt quy mô đầu tư. Giả sử giá của một loại đầu vào tăng lên chẳng hạn như tiền lương tăng lên. Khi đó độ dốc của đường đồng phí –(w/r) sẽ tăng lên về độ lớn, và đường đồng phí sẽ dốc hơn (xem minh họa trên hình 5.7). Ứng dụng như thế nào trong thực tế để quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn tối ưu về chi phí trong dài hạn? Ở phần lý thuyết sản xuất, chúng ta đã phân tích về tác động kỹ thuật đến mức thay thế các đầu vào với nhau trong sản xuất thông qua khái niệm “tỉ lệ thay thế kỹ thuật cận biên (MRTS) của lao động theo vốn bằng tỉ lệ của sản phẩm biên của lao động và vốn MRTS = –∆K/∆L = MPL/MPK. Tại phần 5.3.3.1, chúng ta đã chỉ ra đường đồng phí có độ dốc là ∆K/∆L = –w/r. Từ hai kết quả trên ta kết luận: Điều kiện doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí để sản xuất một lượng đầu ra nhất định là: MPL/MPK = w/r  MPL/w = MPK/r Bài 5: Sản xuất – Chi phí – Lợi nhuận 122 ECO101_Bai5_v1.0012112219 Công thức trên có nghĩa là: Chi phí sản xuất dài hạn được tối thiểu hóa khi mà với mỗi đồng chi thêm cho các loại đầu vào khác nhau đều mang lại cùng một mức sản lượng gia tăng như nhau. Lượng vốn /năm K2 K1 L2 L1 Số lao động/năm A B C1 Q1 C2 Hình 5.7. Thay đổi điểm lựa chọn tối thiểu hoá chi phí khi giá đầu vào thay đổi Ban đầu, đường đẳng phí là C1, và doanh nghiệp tối thiểu hóa được chi phí sản xuất cho mức đầu ra Q1 tại điểm A bằng cách sử dụng lượng lao động L1 và lượng vốn K1. Khi giá của lao động tăng, đường đồng phí dốc hơn. Đường đồng phí C2 có giá về lao động cao hơn. Đối với mức giá lao động cao hơn, doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất lượng đầu ra Q1 bằng cách sản xuất tại điểm B, sử dụng lượng lao động L2 với lượng vốn K2. Ví dụ: Giả sử, mức lương là 10 triệu đồng/tháng và mức thuê một đơn vị vốn (máy móc, nhà) là 2 triệu đồng/tháng. Nếu doanh nghiệp chọn kết hợp đầu vào mà tại đó sản phẩm biên theo lao động và sản phẩm biên theo vốn bằng nhau và bằng 10, thì doanh nghiệp sẽ giảm thuê lao động và tăng thuê vốn bởi vì giá vốn nhỏ hơn 5 lần so với tiền lương. 5.3.3.3. Các đường chi phí bình quân và chi phí biên dài hạn Trong dài hạn, khả năng thay đổi mọi đầu ra vì vậy cho phép doanh nghiệp giảm chi phí. Để hiểu các chi phí biến đổi như thế nào khi doanh nghiệp chuyển dọc theo đường mở rộng sản xuất trong dài hạn, chúng ta có thể xem xét đường chi phí bình quân (LAC) và chi phí biên dài hạn (LMC). Yếu tố quyết định quan trọng nhất của độ dốc đường chi phí bình quân dài hạn và chi phí biên dài hạn là các đường này luôn giảm, không đổi rồi tăng lên theo sự thay đổi từ hiệu suất quy mô tăng sang hiệu suất quy mô không đổi và cuối cùng là hiệu suất quy mô giảm. Chúng ta có thể giải thích như sau:  Giả sử, sản xuất của một doanh nghiệp luôn trong tình trạng hiệu suất quy mô không đổi ở mọi mức đầu ra. Tức là, khi đầu vào tăng gấp đôi thì đầu ra cũng tăng Bài 5: Sản xuất – Chi phí – Lợi nhuận ECO101_Bai5_v1.0012112219 123 gấp đôi với giả thiết giá đầu vào giữ nguyên không đổi khi đầu ra tăng, cho nên chi phí sản xuất trung bình sẽ bằng nhau ở mọi mức đầu ra. Và đường LAC sẽ nằm ngang.  Giả sử, doanh nghiệp có hiệu suất quy mô tăng. Khi đó chi phí trung bình của sản xuất sẽ giảm xuống khi đầu ra tăng bởi vì chi phí tăng gấp đôi đem lại một lượng đầu ra nhiều hơn gấp đôi (giả sử giá đầu vào không đổi). Tương tự với logic như vậy ta có thể nói rằng với trường hợp hiệu suất quy mô giảm, chi phí trung bình cho sản xuất tăng khi lượng đầu ra tăng. Chi phí bình quân dài hạn là tổng chi phí trung bình tính để sản xuất một đơn vị đầu ra trong dài hạn (thường gọi là suất đầu tư bình quân). Chi phí đô la /đơn vị sản lượng Sản lượng A LMC LAC Hình 5.8. Chi phí bình quân và chi phí biên Đường LAC có dạng chữ U, giống đường chi phí bình quân trong ngắn hạn, nhưng sự tăng giảm của LAC là theo hiệu suất quy mô mà không theo quy luật lợi tức giảm dần của một yếu tố sản xuất như trong ngắn hạn. Một đường chi phí bình quân hình chữ U dài hạn phù hợp với lợi ích kinh tế theo qui mô của doanh nghiệp đó là mức đầu ra thấp thì không lợi ích kinh tế theo qui mô bằng với mức đầu ra cao hơn. Đường chi phí biên dài hạn LMC được xác định từ đường chi phí bình quân dài hạn. LMC đo lường mức thay đổi của tổng chi phí dài hạn khi đầu ra tăng lên thêm một đơn vị (trong thực tế người ta thường gọi là suất đầu tư gia tăng). LMC nằm dưới đường LAC khi LAC giảm và nằm trên LAC khi LAC tăng. Hai đường giao nhau tại điểm A, đó là lúc chi phí bình quân đạt cực tiểu. Trường hợp đặc biệt, nếu LAC không đổi thì LAC và LMC luôn bằng nhau. LƯU Ý Trong thực tế, khái niệm hiệu suất quy mô (hay nói lợi ích kinh tế theo quy mô) thường chỉ sử dụng khi doanh nghiệp đang tạo ra lợi nhuận. Chính xác hơn một doanh nghiệp có lợi ích kinh tế theo qui mô khi doanh nghiệp có thể gấp đôi đầu vào với mức chi phí ít hơn gấp đôi. Tương tự, sẽ không có lợi ích kinh tế theo qui mô khi tăng gấp đôi đầu vào sẽ khiến cho chi phí tăng hơn gấp đôi. Thuật ngữ lợi ích kinh tế theo qui mô còn dùng chỉ cho trường hợp hiệu suất quy mô tăng trong một số trường hợp đặc biệt, nhưng nó tổng quát hơn bởi vì thuật ngữ này cho phép mô tả các so sánh khác về các kết hợp thay đổi đầu vào và thay đổi mức sản xuất của doanh nghiệp. Bài 5: Sản xuất – Chi phí – Lợi nhuận 124 ECO101_Bai5_v1.0012112219 Doanh thu Tối đa hoá doanh thu 5.4. Sự lựa chọn trong sản xuất của doanh nghiệp 5.4.1. Tối đa hoá doanh thu 5.4.1.1. Khái niệm doanh thu Doanh thu của một doanh nghiệp là số tiền mà doanh nghiệp nhận được từ bán hàng hóa hoặc dịch vụ trong một giai đoạn nhất định. Khái niệm này cũng khá dễ hiểu nếu chúng ta trong vai trò của một người bán gạo. Thông thường một bao gạo Thái Lan bán trên thị trường Việt Nam nặng 10kg với giá khoảng 200.000VNĐ. Một ngày, chủ hàng bán được 50 bao gạo. Như vậy, trong một ngày, doanh thu của chủ hàng gạo là 10.000.000VNĐ. Công thức tính doanh thu: TR = P.Q (đồng) Trong đó Q là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp tiêu thụ được trong một thời gian nhất định. P là đơn giá của một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ. Theo như ví dụ trên Q sẽ bằng 50 bao gạo Thái Lan bán trong một ngày. P là mức giá của một bao gạo tức là 200.000VNĐ/bao. Nếu ta bán nhiều loại hàng hoá khác nhau thì TR sẽ bằng tổng toàn bộ doanh thu được từ bán tất cả các hàng hoá và dịch vụ của công ty. TR = ∑Qi.Pi (i là loại hàng hóa mà doanh nghiệp bán). Tuy nhiên trong chương trình này để đơn giản hoá ta chỉ sử dụng công thức: TR = P.Q Hay nếu giá cố định ta có thể viết TR là một hàm đường thẳng tính theo Q: TR(Q) Ngoài tổng doanh thu (TR), trong Kinh tế học Vi mô, để phân tích doanh thu người ta thường sử dụng các khái niệm doanh thu cận biên (MR) và doanh thu bình quân (AR). 5.4.1.2. Doanh thu cận biên Doanh thu cận biên là số tiền gia tăng thu được khi bán thêm một đơn vị hàng hóa. Doanh thu cận biên tính như sau: MR = ∆TR/∆Q hay = TR’(Q) Trong công thức trên, ∆TR chính là doanh thu có thêm được khi bán thêm một đơn vị hàng hóa và ∆Q là lượng hàng hóa bán thêm ra thị trường. Lưu ý, doanh thu cận biên có quan hệ chặt chẽ với giá. Nếu giá hàng hóa không đổi, thì doanh thu cận biên bằng giá bán của hàng hóa đó. Ví dụ trên, khi giá bán gạo không đổi, nếu bán thêm một bao gạo thì doanh thu biên thu nhận được bằng giá bán một bao gạo tức là 200.000VNĐ. Nếu giá không cố định thì MR thay đổi như thế nào? Ở đây đang nói tới sản xuất trong ngắn hạn và đang nghiên cứu hành vi của một doanh nghiệp, vì vậy khi bán Bài 5: Sản xuất – Chi phí – Lợi nhuận ECO101_Bai5_v1.0012112219 125 hàng ra thị trường, nếu doanh nghiệp muốn tăng thêm doanh thu họ thường phải giảm giá hàng bán (trong trường hợp doanh nghiệp độc quyền là đúng nhất trong tình huống này). Khi giảm giá hàng bán thì doanh thu cận biên luôn nhỏ hơn giá của hàng bán đó. Chúng ta có thể thấy điều này qua bảng 4.4. Bảng 5.4: Mối quan hệ giữa giá, sản lượng với doanh thu biên Q P TR MR 0 - 0 - 1 15 15 15 2 14 28 13 3 13 39 11 4 12 49 9 Ngoài ra, mặc dù P và Q là một đại lượng không âm nhưng doanh thu biên có thể là dương, bằng không thậm chí là âm. Chúng ta có thể thấy để tăng số lượng hàng hóa bán ra trên thị trường thì càng phải hạ giá bán. Khi giá bán hạ xuống quá thấp có thể làm cho doanh thu có được ở mức giá đó thấp hơn doanh thu có được ở mức giá cao hơn trước đó. Khi đó doanh thu cận biên là âm. 5.4.1.3. Điều kiện tối đa hoá doanh thu Với doanh nghiệp, họ luôn theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, nhưng cũng có thể trong một số điều kiện cần thiết họ sẽ theo đuổi mục tiêu tối đa hoá doanh thu hay tối đa hóa doanh thu với điều kiện ràng buộc về mức lợi nhuận tối thiểu. Điều này chỉ có nghĩa khi mà nhà doanh nghiệp cho là tối đa hóa tổng số thu nhập hay tổng doanh thu bằng tiền là thước đo rõ rệt nhất về kết quả kinh doanh. Dù số lượng bán có lớn bao nhiêu chăng nữa nhưng nếu giá giảm thì tổng doanh thu cũng sẽ đến lúc giảm. Do vậy thường có một mức sản lượng được chọn trước làm cho tổng doanh thu đạt được mức tối đa: Mức sản lượng này thường được xét theo nguyên tắc tổng doanh thu chỉ đạt mức tối đa với mức sản lượng mà ở đó độ co giãn của cầu đối với giá bằng 1, nghĩa là tại điểm doanh thu cận biên MR = 0. Đây chính là điều kiện tối đa hoá doanh thu. 5.4.2. Lựa chọn về chi phí sản xuất Nếu doanh nghiệp có khả năng kiểm soát chi phí mà vẫn không làm giảm mức sản phẩm bán ra thị trường, hay trong những điều kiện mà doanh nghiệp không thể bán ở mức tối đa hoá lợi nhuận, hay trong lúc đang phải sản xuất cầm chừng do suy thoái kinh tế chung, thì doanh nghiệp sẽ tìm cách giảm thiểu chi phí. Những phân tích về chi phí trong ngắn hạn và dài hạn đã được đề cập tại phần 3 của bài này. Phần này chỉ nhằm tóm tắt để chúng ta nắm đầy đủ hơn về nhiều sự lựa chọn theo các mục tiêu khác nhau của doanh nghiệp. Các lựa chọn liên quan đến chi phí phần lớn đều liên quan đến giảm thiểu tổng chi phí sản xuất bình quân hay giảm thiểu tổng phí. Cần nhớ:  Trong ngắn hạn Doanh nghiệp thường tìm cách giảm giá thành hay còn gọi là tối thiểu hoá chi phí sản xuất bình quân bằng cách giảm hay tiết kiệm chi phí biến đổi, tăng sản lượng sản xuất, hoàn thiện tổ chức quản lý sản xuất Bài 5: Sản xuất – Chi phí – Lợi nhuận 126 ECO101_Bai5_v1.0012112219 Lợi nhuận  Trong dài hạn Doanh nghiệp thường cố gắng tối thiểu hoá tổng chi phí (đầu tư) bằng cách lựa chọn thay thế đầu vào có hiệu suất cao hơn, hiện đại hoá sản xuất, tăng sử dụng nguồn lực dư thừa, lựa chọn nơi đầu tư phù hợp để tránh chi phí vận chuyển nguyên liệu, hàng thành phẩm, chi phí thuê mặt bằng, chi phí nhân công cao 5.4.3. Tối đa hoá lợi nhuận Phần này phân tích về lựa chọn quan trọng nhất mà bất kỳ một doanh nghịêp nào cũng đều phải theo đuổi nếu muốn tồn tại và phát triển. Đó là lựa chọn sản xuất kinh doanh sao cho tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận là gì? Vì sao lại phải tối đa hoá lợi nhuận và điều kiện lựa chọn là gì? 5.4.3.1. Khái niệm lợi nhuận Lợi nhuận (П) là phần lãi bằng tiền mà doanh nghiệp thu được sau khi đã bù đắp chi phí sản xuất. Nó được tính bằng: П(Q) = TR(Q) – TC(Q) (Tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí sản xuất) Lợi nhuận thường được hạch toán trong ngắn hạn. Tại sao phải nghiên cứu lợi nhuận và tại sao phải tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp? Thực tế, việc quan tâm đến lợi nhuận là điểm cốt yếu nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi kinh doanh, mục tiêu chính là sinh lợi, tức là sau một chu trình kinh doanh, phải thu về một khoản tiền gia tăng hơn trước đó, khoản tiền đó chính là lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận, tức là tăng trưởng tốt. Khi đó doanh nghiệp và bản thân chủ doanh nghiệp có thêm tiền cho các hoạt động khác của mình. Nếu kinh doanh không đem lại lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp, thì về bản chất, con người sẽ không có nhu cầu kinh doanh, vì không mang lại bất kỳ lợi ích nào. Như vậy có thể nói rằng, có lợi nhuận là điều hết sức cần thiết và tối đa hóa được lợi nhuận lại càng cần thiết hơn. Tại sao lại như vậy? Doanh nghiệp thường có hai loại hình doanh nghiệp lớn và nhỏ. Thông thường các doanh nghiệp nhỏ do chủ sở hữu quản lý, nên tối đa hóa lợi nhuận sẽ là chiến lược xuyên suốt mọi quyết định của họ. Đối với các công ty lớn, do người quản lý khác với chủ sở hữu, cho nên chủ sở hữu không thể kiểm soát được các quyết định của người quản lý. Chủ sở hữu lớn khi đó quan tâm tới tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn và tối đa hóa doanh thu hơn để hài lòng các cổ đông. Tuy nhiên, các nhà quản lý lại thường chú trọng tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn bởi điều đó có lợi cho họ để nhận tiền thưởng. Nếu các nhà quản lý không tối đa hóa được lợi nhuận họ sẽ bị chủ sở hữu thay nhà quản lý khác. Rõ ràng các vấn đề lợi ích đều liên quan chặt chẽ tới tối đa hóa lợi nhuận, cả đối với chủ sở hữu cũng như nhà quản lý. Thực tế cũng chứng minh rằng nếu doanh nghiệp không tối đa hóa lợi nhuận thì không thể tồn tại được. Trong các môi trường cạnh tranh khốc liệt, việc tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn đều là cần thiết, là mục tiêu đầu tiên và then chốt nhất. Đặc biệt do các hãng luôn muốn hoạt động dài hạn nên tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn là điều cần thiết. Phần tiếp theo sẽ trình bày về nguyên tắc cơ bản để tối đa hóa lợi Bài 5: Sản xuất – Chi phí – Lợi nhuận ECO101_Bai5_v1.0012112219 127 nhuận. Bài tiếp theo chúng ta sẽ phân tích các điều kiện tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn của các loại công ty khác nhau. Nhưng quan điểm thống nhất chung là các doanh nghiệp đều hướng hành vi của mình tới tối đa hóa lợi nhuận trong khả năng có thể. 5.4.3.2. Điều kiện tối đa hoá lợi nhuận Như trên đã nói, trong bất kỳ thị trường nào, với bất kỳ doanh nghiệp nào thì việc tối đa hóa lợi nhuận đều cần thiết. Để có thể phân tích các trường hợp cụ thể ở bài tiếp theo, bài này, chúng ta sẽ phân tích tổng quát điều kiện tối đa hóa lợi nhuận cho bất kỳ doanh nghiệp nào kinh doanh trên bất kỳ thị trường. Đây là nền tảng cho các phân tích về sau. Từ định nghĩa lợi nhuận ở trên, chúng ta có công thức tính lợi nhuận như sau: П(q) = TR(q) – TC(q) Trong đó П là lợi nhuận doanh nghiệp thu được qua một kỳ sản xuất kinh doanh. R là tổng doanh thu bán hàng mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ. C là tổng chi phí sản xuất trong kỳ. Chúng ta có thể thấy rằng cả П, TR, TC đều phụ thuộc vào mức sản lượng đầu ra (q). $25.000 $21.000 $17.000 $13.000 $9.000 $5.000 $1.000 -$3.000 Ne thn co me (C $0 00 ) $20,275 $21,993 $2,289 $5,703 $10,412 Under Previous Management Under Current Management 2001 2002 2003 2004 2005 2006 ($1,127) Ne thn co me (C $0 00 ) Biểu đồ 5.1. Tối đa hoá lợi nhuận Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp phải lựa chọn đầu ra sao cho chênh lệch giữa chi phí và doanh thu là lớn nhất. Chú ý: Ở đây giả thiết chỉ xét ở một mức giá P nhất định. Đường doanh thu R(q) không phải là đường thẳng nó sẽ là một đường thẳng chỉ khi giá bán hàng không thay đổi P. Nên doanh thu tăng dần theo sản lượng rồi lại giảm. Độ dốc của đường doanh thu thể hiện lượng doanh thu tăng thêm khi tăng bán thêm một đơn vị hàng hoá như đã phân tích ở trên chính là doanh thu cận biên. Do có các chi phí cố định và chi phí biến đổi, nên đường C(q) không phải là đường thẳng. Độ dốc của đường chi phí thể hiện lượng chi phí tăng thêm khi tăng thêm một đơn vị đầu ra, được gọi là chi phí cận biên (MC). C(q) vẫn dương khi đầu ra bằng không bởi vì trong ngắn hạn vẫn tồn tại chi phí cố định. Bài 5: Sản xuất – Chi phí – Lợi nhuận 128 ECO101_Bai5_v1.0012112219 Ở mức đầu ra thấp, lợi nhuận âm (lỗ) do doanh thu còn nhỏ hơn chi phí (chú ý là lợi nhuận âm ngay cả khi q = 0 do có chi phí cố định đã đầu tư ra ngay trước khi vào sản xuất). Ở đây doanh thu cận biên cao hơn chi phí cận biên, có nghĩa là nếu tiếp tục tăng sản lượng thì sẽ tăng doanh thu. Khi đầu ra tăng thì lợi nhuận sẽ dương với mức sản lượng q > q0 và sẽ tiếp tục tăng lợi nhuận tới điểm q*. Tại điểm q*, chi doanh thu cận biên và chi phí cận biên bằng nhau, và đó chính là điểm tối đa hóa lợi nhuận. Chú ý rằng khoảng cách trục tung giữa đường chi phí và đường doanh thu, AB, là khoảng cách lớn nhất tại diểm này. Sau điểm q*, doanh thu cận biên giảm đi và thấp hơn chi phí cận biên, do đó lợi nhuận giảm. Một doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận tại mức đầu ra q*. Lợi nhuận tại điểm này chính là khoảng cách AB giữa đường doanh thu R và đường chi phí C. Tại mức đầu ra này, doanh thu cận biên (độ dốc của đường doanh thu) bằng chi phí cận biên (độ dốc của đường chi phí). Chi phí, doanh thu, lợi nhuận (Đôla/năm A B C(q) R(q) 0 q0 q* (q) Hình 5.9. Tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn Để có thể thấy tại sao q* là mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận chúng ta hãy giả định rằng đầu ra ở mức thấp hơn q* , khi đó nếu doanh nghiệp tăng sản lượng, thì doanh nghiệp sẽ có nhiều doanh thu hơn là chi phí. Nói một cách khác, doanh thu cận biên sẽ cao hơn chi phí cận biên. Tương tự vậy, khi đầu ra tăng cao hơn mức q*, doanh thu cận biên sẽ nhỏ hơn chi phí cận biên nên lợi nhuận sẽ giảm. Chỉ có lúc doanh thu cận biên và chi phí cận biên bằng nhau, lợi nhuận mới được tối đa hóa. Theo tính toán, thì ta đã có П(q) = R(q) – C(q). Lợi nhuận được tối đa hóa khi thêm vào một lượng đầu vào thì lợi nhuận không đổi, có nghĩa là ∆П/∆q = 0. Như vậy ta có thể diễn đạt lại công thức trên như sau: ∆П/∆q = ∆R/∆q – ∆C/∆q = 0 Ở đây ∆R/∆q là doanh thu cận biên MR, trong khi đó ∆C/∆q là chi phí cận biên MC. Như vậy có thể kết luận rằng, tối đa hóa lợi nhuận đạt được khi: MR (q) = MC (q) Bài 5: Sản xuất – Chi phí – Lợi nhuận ECO101_Bai5_v1.0012112219 129 Tóm lược cuối bài  Doanh nghiệp với vai trò là người sử dụng các yếu tố đầu vào và tạo thành đầu ra cung cấp sản phẩm cho thị trường. Có rất nhiều loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn...  Các khái niệm cơ bản của sản xuất bao gồm: Đầu vào, đầu ra, công nghệ sản xuất. Sự thay đổi của các yếu tố đầu vào được biểu thị trên các hàm sản xuất ngắn hạn và dài hạn.  Chi phí sản xuất được xem xét dưới các khía cạnh: Chi phí cơ hội, chi phí kế toán, chi phí chìm. Chi phí sản xuất ngắn hạn bao gồm chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí biên. Cách tính các loại chi phí này và mối quan hệ giữa chúng. Tương tự với chi phí dài hạn. Mối quan hệ giữa chi phí trong ngắn hạn và dài hạn được xác định trong các tình huống khác nhau.  Lợi nhuận là phần lãi bằng tiền mà doanh nghiệp thu được sau khi đã bù đắp chi phí sản xuất, điều kiện để tối đa hóa lợi nhuận, khi nào thì doanh nghiệp hòa vốn... Bài 5: Sản xuất – Chi phí – Lợi nhuận 130 ECO101_Bai5_v1.0012112219 Câu hỏi ôn tập 1. Hãy dự tính chi phí cơ hội và chi phí kế toán cho bạn về việc chọn theo học khoá đào tạo trực tuyến này. So sánh nó với việc theo học khoá chính qui tại một trường đại học cụ thể. 2. Trong năm 2008, kinh tế Việt Nam có gặp nhiều khó khăn, hãy lấy ví dụ về việc quyết định đóng cửa của một đơn vị sản xuất đang kinh doanh tại địa bàn mà bạn đang sống. Hãy giải thích vì sao mà doanh nghịêp đó phải đóng cửa. 3. Hãy lên mạng tìm hiểu xem một số báo cáo kinh doanh của 2 doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tìm hiểu xem đâu là chi phí cố định, đâu là chi phí biến đổi và tính năng suất lao động bình quân và tính lợi nhuận của 2 doanh nghiệp đó.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_mon_kinh_te_hoc_vi_mo_bai_5_san_xuat_chi_phi_loi.pdf