Giáo trình Olympic học và quản lý chuyên ngành thể dục thể thao (Phần 1)

- SEA Games 20 Đại hội được tổ chức ở Bandar Seri Begawan - Brunei từ 7/8 đến 15/8/1999. Việt Nam xếp thứ 6 với 17 HCV, 20 HCB và 27 HCĐ. - SEA Games 21 Đại hội được tổ chức ở Kuala Lumpur - Malaysia từ 8/9 đến 17/9/2001. Việt Nam xếp thứ 4 với 33HCV, 35 HCB và 64 HCĐ. - SEA Games 22 Đại hội được tổ chức ở Hà Nội - Việt Nam từ 5/12 đến 12/12/2003. Việt Nam xếp thứ nhất với 158 HCV, 97 HCB và 91 HCĐ; Thái Lan xếp thứ nhì với 90 HCV, 93 HCB và 98 HCĐ; Indonesia xếp thứ ba với 55 HCV, 68 HCB và 98 HCĐ. - SEA Games 23 Đại hội được tổ chức ở Manila - Philippines từ 27/11 đến 5/12/2005. Việt Nam xếp thứ ba với 71 HCV, 68 HCB và 79 HCĐ. - SEA Games 24 Đại hội được tổ chức ở Thái Lan từ 6/12 đến 16/12/2007. Việt Nam xếp thứ ba với 64 HCV, 58 HCB và 92 HCĐ. - SEA Games 25 Đại hội được tổ chức ở Vientiane - Lào từ 13/12đến 21/12/2009. Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng chung cuộc với 215 huy chương (83 HCV, 75 HCB, 57 HCĐ).44 - SEA Games 26 Đại hội được tổ chức tại Indonesia vào năm 2011. Đoàn thể thao Việt Nam gồm 608 VĐV tham gia tranh tài ở 36 môn thể thao. Kết quả Việt Nam xếp vị trí thứ 3 chung cuộc với 288 huy chương (96 HCV, 92 HCB và 100 HCĐ). - SEA Games 27 Đại hội được tổ chức tại Myanmar vào năm 2013. Đoàn thể thao Việt Nam gồm 519 VĐV tham gia tranh tài ở 29 môn thể thao. Kết quả tại Đại hội lần này đoàn Thể thao Việt Nam xếp vị trí thứ 3 chung cuộc với 245 huy chương (73 HCV, 86 HCB và 86 HCĐ). - SEA Games 28

pdf44 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Olympic học và quản lý chuyên ngành thể dục thể thao (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc Kue Zheng Xil 13 tuổi là VĐV trẻ tuổi nhất trong 14 lịch sử Asiad giành huy chương vàng trong môn nhảy ngựa. 2.2.9. Đại hội thể thao châu Á lần 9 Đại hội tổ chức tại thành phố New Dehli Ấn Độ từ 19/11 đến 04/12/1982. Đây là lần đầu tiên Đại hội thể thao châu Á được điều hành bởi Hội đồng Olympic châu Á vừa được thành lập ( Liên đoàn thể thao châu Á được thành lập vào 4/12/1982 và nay đổi tên thành Hội đồng Olympic châu Á, đánh dấu một bước phát triển mới của phong trào Olympic châu Á). Đại hội có 33 quốc gia với 4595 VĐV và quan chức tham gia, thi đấu ở 21 môn thể thao. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản mất ngôi số 1 về tay Trung Quốc với 61 HCV, 51 HCB và 41 HCĐ (và từ đây Trung Quốc trở thành cường quốc thể thao số 1 châu Á); Nhật Bản xếp thứ nhì với 57 HCV, 52 HCB và 44 HCĐ; Hàn Quốc xếp thứ 3 với 28 HCV, 28 HCB và 37 HCĐ. Vận động viên Zhu Jiang Hoa (Trung Quốc) lập kỷ lục châu Á 2m33 ở môn nhảy cao nam. Đoàn Việt Nam tham dự và đạt 1 HCĐ môn bắn súng ngắn của vận động viên Nguyễn Quốc Cường. 2.2.10. Đại hội thể thao châu Á lần 10 Đại hội tổ chức tại thành phố Seoul Hàn Quốc từ 20/9 đến 5/10/1986. Đại hội có 27 quốc gia với 4839 vận động viên, quan chức tham gia thi đấu ở 25 môn thể thao. Trung Quốc xếp thứ nhất với 94 HCV, 82 HCB và 96 HCĐ; Hàn Quốc xếp thứ nhì với 93 HCV, 55 HCB và 76 HCĐ; Nhật Bản xếp thứ 3 với 58 HCV, 76 HCB và 77 HCĐ. Các vận động viên đã phá 3 kỷ lục thế giới, 26 kỷ lục châu Á và 83 kỷ lục Đại hội thể thao châu Á. 2.2.11. Đại hội thể thao châu Á lần 11 Đại hội tổ chức tại thành phố Bắc Kinh-Trung Quốc từ ngày 22/9 đến 15 7/10/1990. Đại hội có 27 quốc gia với 4.655 vận động viên và quan chức tham gia thi đấu ở 25 môn chính thức và 2 môn thi đấu biểu diễn. Tại đại hội lần này các môn thể thao truyền thống như Cầu mây, Wushu được công nhận là những môn thể thao chính thức. Ngay trước khi diễn ra đại hội, tư cách thành viên của Iraq đã bị hủy bỏ vì cuộc xâm lược Kuwait. Trung Quốc xếp thứ nhất với 183 HCV; Hàn Quốc xếp thứ hai với 54 HCV và Nhật Bản xếp thứ ba với 38 HCV. Đại hội với 7 kỷ lục thế giới, 89 kỷ lục Đại hội châu Á, xứng đáng với khẩu hiệu đề ra là "Thống nhất - Hữu nghị và tiến bộ". Đoàn thể thao Việt Nam tham dự và không giành được huy chương nào. 2.2.12. Đại hội thể thao châu Á lần 12 Đại hội tổ chức tai thành phố Hiroshima- Nhật Bản từ 20/10 đến 16/10/ 1994. Đại hội có 42 quốc gia với 6824 vận động viên và quan chức tham gia thi đấu ở 34 môn thể thao. Sau ngày đại hội các vận động viên Trung Quốc đã bị phát hiện sử dụng doping và bị tước 5 HCV. Trung Quốc xếp thứ nhất với 125 HCV, 83 HCB và 28 HCĐ; Nhật Bản xếp thứ nhì với 64 HCV, 75 HCB và 79 HCĐ; Hàn Quốc xếp thứ 3 với 63 HCV, 56 HCB và 64 HCĐ. Đoàn thể thao Việt Nam tham gia với 84 vận động viên và quan chức, giành được 01 HCV ở môn Taekwondo của võ sĩ Trần Quang Hạ và 2 HCB ở môn Karatedo của võ sĩ Phạm Hồng Hà và Trần Văn Thông. 2.2.13. Đại hội thể thao châu Á lần 13 Đại hội tổ chức tại thành phố Bangkok- Thái Lan trừ ngày 6/12 đến 20/12/1998 là kỳ Asiad cuối cùng của thế kỷ 20. Đại hội có 42 quốc gia với 9545 vận động viên, quan chức tham gia thi đấu ở 36 môn thể thao cùng với 1.220 nhân viên kỹ thuật, trọng tài, 550 khách mời và 7.000 đại diện của các cơ quan thông tin đại chúng đến dự. 16 Trung Quốc xếp thứ nhất với 129 HCV, 78 HCB và 67 HCĐ; Hàn Quốc xếp thứ nhì với 65 HCV, 46 HCB và 53 HCĐ; Nhật Bản xếp thứ 3 với 52 HCV, 61 HCB và 68 HCĐ. Vận động viên tiêu biểu là Kofi Ito (Nhật Bản) lập kỷ lục môn chạy 100m với thành tích là 10"00. Việt Nam có 198 VĐV và quan chức tham gia, đạt được 17 huy chương các loại: 1 HCV môn Taekwondo của VĐV Hồ Nhất Thống, 5 HCB và 11 HCĐ. 2.2.14. Đại hội thể thao châu Á lần 14 Đại hội tổ chức tại thành phố Busan- Hàn Quốc từ ngày 29/10 đến 14/11/2002. Đại hội có 44 quốc gia với 9782 vận động viên, quan chức tham gia thi đấu ở 38 môn thể thao và 420 nội dung thi đấu. Trung Quốc tiếp tục xếp thứ nhất với 150 HCV, 84 HCB và 74 HCĐ; Hàn Quốc xếp thứ nhì với 96 HCV, 74 HCB và 72 HCĐ; Kazakhtan xếp thứ 3 với 20 HCV. Việt Nam có 125 vận động viên tham gia thi đấu ở 16/38 môn, giành được 4 HCV, 7 HCB và 7 HCĐ vươn lên 15/44 quốc gia tham dự. 2.2.15. Đại hội thể thao châu Á lần 15 Đại hội được tổ chức tại thành phố Doha - Qatar từ 01/12 đến 15/12/2006. Đại hội có 45 quốc gia và vùng lãnh thổ với 1.200 vận động viên, quan chức tham gia thi đấu ở 39 môn thể thao và 423 nội dung (nước chủ nhà Qatar cấp miễn phí hoàn toàn ăn, ở cho các VĐV tham gia thi đấu). Trung Quốc tiếp tục xếp thứ nhất với 165 HCV, 88 HCB và 63 HCĐ; Hàn Quốc xếp thứ nhì với 58 HCV, 53 HCB và 82 HCĐ; Nhật Bản xếp thứ 3 với 20 HCV, 71 HCB và 77 HCĐ. Việt Nam có 400 vận động viên, quan chức tham gia thi đấu ở 26/39 môn, giành được 3 HCV, 13 HCB và 7 HCĐ xếp ở vị trí 19/45 quốc gia tham dự. 2.2.16. Đại hội thể thao châu Á lần thứ 16 Đại hội được tổ chức tại thành phố Quảng Châu - Trung Quốc từ ngày 12- 17/11/2010. 17 Việt Nam có 260 vận động viên tham gia thi đấu ở 26/39 môn, giành được 1 HCV, 17 HCB và 15 HCĐ. 2.2.17. Đại hội thể thao châu Á lần thứ 17 Đại hội được tổ chức tại thành phố Incheon - Hàn Quốc từ 19/9/2014 đến 4/10/2014. Việt Nam giành được 1 HCV, 10 HCB và 26 HCĐ. 2.2.18. Đại hội thể thao châu Á lần thứ 18 Đại hội được tổ chức tại Jakarta - Indonesia vào năm 2018 (Ban đầu quyền đăng cai đại hội được trao cho Việt Nam, tuy nhiên vì không đảm bảo kinh phí nên nhường quyền cho Indonesia). Việt Nam giành được 4 HCV, 16 HCB và 18 HCĐ. 2.3. Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) 2.3.1. Những nguyên tắc cơ bản - Được tổ chức 2 năm một lần vào giữa chu kỳ đại hội Olympic và đại hội thể thao châu Á; - Thứ tự được tính bắt đầu từ đại hội thể thao bán đảo Đông Nam Á tổ chức tại Bangkok Thái Lan vào năm 1959; - Điều hành được giao cho Hội đồng Liên đoàn; - Đăng cai tổ chức được trao cho các nước thành viên theo thứ tự chữ cái. Khi một thành viên đến lượt đăng cai mà không có khả năng tổ chức phải thông báo cho Hội đồng Liên đoàn chậm nhất một năm trước đại hội. Nếu sau khi kết thúc Sea Games, nước thành viên kế tiếp không thể tổ chức được đại hội thì Chủ tịch đương nhiệm sẽ triệu tập hội nghị Hội đồng để quyết định nước đăng cai Sea Games tiếp theo. - Lợi nhuận và tài chính thu được thuộc về nước đăng cai ĐH. 2.3.2. Các kỳ Đại hội 2.3.2.1. SEAP Games 1 (Đại hội thể thao bán đảo Đông Nam Á) Đại hội được tổ chức ở Bangkok Thái Lan từ 12/12 đến 17/12/1959. Đại hội có 6 nước với 527 VĐV và quan chức tham gia thi đấu ở 12 môn thể 18 thao. Thái Lan xếp thứ nhất với 35 HCV, 26 HCB và 15 HCĐ; Myanma xếp thứ nhì với 11 HCV, 15 HCB và 14 HCĐ; Malaysia xếp thứ ba với 8 HCV, 15 HCB và 11 HCĐ. Miền Nam Việt Nam xếp thứ năm với 5 HCV, 5 HCB và 6 HCĐ. 2.3.2.2. SEAP Games 2 Đại hội được tổ chức ở Rangoon Myanma từ 11/12 đến 16/12/1961. Đại hội có 7 nước với 800 VĐV và quan chức tham gia thi đấu ở 13 môn thể thao. Myanma xếp thứ nhất với 35 HCV, 26 HCB và 43 HCĐ; Thái Lan xếp thứ nhì với 21 HCV, 18 HCB và 22 HCĐ; Malaysia xếp thứ ba với 16 HCV, 24 HCB và 39 HCĐ. Miền Nam Việt Nam xếp thứ tư với 9 HCV, 5 HCB và 8 HCĐ. 2.3.2.3. SEAP Games 3 Theo thứ tự đại hội được tổ chức ở Campuchia nhưng quốc gia này không hội đủ điều kiện để đăng cai. Lào cũng không tổ chức được vì những lý do về tài chính. Vì vậy đại hội đến 1965 mới được tổ chức ở Malaysia từ 14/9 đến 24/9/1965. Đại hội có 7 nước với 1300 VĐV và quan chức tham gia thi đấu ở 14 môn thể thao. Thái Lan xếp thứ nhất với 38 HCV, 33 HCB và 35 HCĐ; Malaysia xếp thứ nhì với 33 HCV, 36 HCB và 28 HCĐ; Singapore xếp thứ ba với 18 HCV, 14 HCB và 16 HCĐ. Miền Nam Việt Nam xếp thứ năm với 5 HCV, 7 HCB và 7 HCĐ. 2.3.2.4. SEAP Games 4 Đại hội được tổ chức ở Bangkok Thái Lan từ 9/12 đến 16/12/1967. (Campuchia khước từ đăng cai) Đại hội có 7 nước với 1200 VĐV và quan chức tham gia thi đấu ở 16 môn thể thao. 19 Thái Lan xếp thứ nhất với 77 HCV, 48 HCB và 40 HCĐ; Singapore xếp thứ nhì với 28 HCV, 31 HCB và 28 HCĐ; Malaysia xếp thứ ba với 23 HCV, 29 HCB và 43 HCĐ. Miền Nam Việt Nam xếp thứ năm với 6 HCV, 10 HCB và 17 HCĐ. 2.3.2.5. SEAP Games 5 Đại hội được tổ chức ở Rangoon Myanma từ 6/12 đến 13/12/1969. (Miền Nam Việt Nam khước từ đăng cai vì lý do nội bộ) Đại hội có 7 nước tham gia thi đấu ở 15 môn thể thao. Myanma xếp thứ nhất với 57 HCV, 46 HCB và 46 HCĐ; Thái Lan xếp thứ nhì với 32 HCV, 32 HCB và 45 HCĐ; Sigapore xếp thứ ba với 31 HCV, 39 HCB và 23 HCĐ. Miền Nam Việt Nam xếp thứ 5 với 9 HCV, 5 HCB và 8 HCĐ. 2.3.2.6. SEAP Games 6 Đại hội được tổ chức ở Kuala Lumpur Malaysia từ 6/12 đến 13/12/1971. Đại hội có 7 nước tham gia thi đấu ở 15 môn thể thao. Thái Lan xếp thứ nhất với 44 HCV, 27 HCB và 38 HCĐ; Malaysia xếp thứ nhì với 41 HCV, 43 HCB và 45 HCĐ; Sỉngapore xếp thứ ba với 32 HCV, 33 HCB và 31 HCĐ. Miền Nam Việt Nam xếp thứ 6 với 3 HCV, 6 HCB và 9 HCĐ. 2.3.2.7. SEAP Games 7 Đại hội được tổ chức ở Singapore từ 01/9 đến 08/9/1973. Đại hội có 7 nước với gần 1000 VĐV và quan chức tham gia thi đấu ở 16 môn thể thao. Thái Lan xếp thứ nhất với 47 HCV, 25 HCB và 27 HCĐ; Singapore xếp thứ nhì với 45 HCV, 50 HCB và 45 HCĐ; Malaysia xếp thứ ba với 30 HCV, 35 HCB và 50 HCĐ. Miền Nam Việt Nam xếp thứ 6 với 2 HCV, 13 HCB và 10 HCĐ. 2.3.2.8. SEAP Games 8 20 Đại hội được tổ chức ở Bangkok Thái Lan từ 9/12 đến 12/12/1975. Đại hội có 4 nước tham gia thi đấu ở 18 môn thể thao. (Do biến động chính trị ở bán đảo Đông Dương nên chỉ có 4 nước tham gia). Thái Lan xếp thứ nhất với 80 HCV, 45 HCB và 39 HCĐ; Singapore xếp thứ nhì với 38 HCV, 42 HCB và 49 HCĐ; Myanma xếp thứ ba với 28 HCV, 35 HCB và 33 HCĐ. Miền Nam Việt Nam không tham gia. 2.3.2.9. SEA Games 9 Năm 1975, do những biến động chính trị ở bán đảo Đông Dương nên đại hội lần thứ 8 chỉ hội tụ được 4 quốc gia thành viên. Trước tình hình này, Liên đoàn SEAP Game đã quyết định mở rộng thành viên mới, kết nạp thêm Indonesia, Philippines, Brunei và bắt đầu từ đại hội lần thứ 9 mang tên "Đại hội thể thao Đông Nam Á" (SEA Game) Đại hội được tổ chức ở Kuala Lumpur Malaysia từ 19/12 đến 26/12/1977. Đại hội có 7 nước tham gia thi đấu ở 18 môn thể thao. Indonesia xếp thứ nhất với 62 HCV, 41 HCB và 34 HCĐ; Thái Lan xếp thứ nhì với 37 HCV, 35 HCB và 33 HCĐ; Philippines xếp thứ ba với 31 HCV, 30 HCB và 30 HCĐ. 2.3.2.10. SEA Games 10 Đại hội được tổ chức ở Jakarta Indonesia từ 21/9 đến 30/9/1979. Đại hội có 7 nước tham gia thi đấu ở 16 môn thể thao. Indonesia xếp thứ nhất với 92 HCV, 78 HCB và 52 HCĐ; Thái Lan xếp thứ nhì với 50 HCV, 46 HCB và 29 HCĐ; Myanma xếp thứ ba với 26 HCV, 26 HCB và 24 HCĐ. 2.3.2.11. SEA Games 11 Đại hội được tổ chức ở Mạnila Philippines từ 06/12 đến 15/12/1981. Đại hội có 7 nước với 2000 VĐV và quan chức tham gia thi đấu ở 18 môn thể thao. 21 Indonesia xếp thứ nhất với 85 HCV, 73 HCB và 56 HCĐ; Thái Lan xếp thứ nhì với 62 HCV, 45 HCB và 41 HCĐ; Philippines xếp thứ ba với 55 HCV, 55 HCB và 77 HCĐ. 2.3.2.12. SEA Games 12 Đại hội được tổ chức ở Singapore từ 28/5 đến 6/6/1983. Đại hội có 8 nước tham gia thi đấu ở 18 môn thể thao. Indonesia xếp thứ nhất với 64 HCV, 67 HCB và 54 HCĐ; Philippines xếp thứ nhì với 49 HCV, 48 HCB và 53 HCĐ; Thái Lan xếp thứ ba với 49 HCV, 40 HCB và 38 HCĐ. Đại hội có 2 kỷ lục châu Á về chạy tiếp sức 4 x 100m nam và bơi 800m nữ. 2.3.2.13. SEA Games 13 Đại hội được tổ chức ở Bangkok Thái Lan từ 8/12 đến 17/12/1985. Đại hội có 8 nước tham gia thi đấu ở 18 môn thể thao. Thái Lan xếp thứ nhất với 92 HCV, 66 HCB và 59 HCĐ; Indonesia xếp thứ nhì với 62 HCV, 73 HCB và 763 HCĐ; Philippines xếp thứ ba với 43 HCV, 54 HCB và 32 HCĐ. 2.3.2.14. SEA Games 14 Đại hội được tổ chức ở Jakarta Indonesia từ 9/12 đến 20/12/1987. Đại hội có 8 nước với 3000 VĐV và quan chức tham gia thi đấu ở 26 môn thể thao. Indonesia xếp thứ nhất với 183 HCV, 136 HCB và 84 HCĐ; Thái Lan xếp thứ nhì 63 HCV, 57 HCB và 67 HCĐ; Philippines xếp thứ ba với 59 HCV, 78 HCB và 32 HCĐ. 2.3.2.15. SEA Games 15 Đại hội được tổ chức ở Kuala Lumpur Malaysia từ 20/8 đến 31/8/1989. Đại hội có 9 nước với 3.160 VĐV và quan chức tham gia thi đấu ở 24 môn thể thao. ( Có sự tham gia của Lào và Việt Nam sau 16 năm gián đoạn) Indonesia xếp thứ nhất với 102 HCV, 78 HCB và 71 HCĐ; Malaysia xếp thứ 22 nhì với 67 HCV, 58 HCB và 75 HCĐ; Thái Lan xếp thứ ba với 62 HCV, 63 HCB và 66 HCĐ. Việt Nam xếp thư 7 với 3 HCV, 11 HCB và 5 HCĐ. 2.3.2.16. SEA Games 16 Đại hội được tổ chức ở Manila Phiplippines từ 24/11 đến 3/12/1991. Đại hội có 9 nước với 4037 VĐV và quan chức tham gia thi đấu ở 28 môn thể thao. Indonesia xếp thứ nhất với 92 HCV, 86 HCB và 67 HCĐ; Philippines xếp thứ nhì với 90 HCV, 62 HCB và 86 HCĐ; Thái Lan xếp thứ ba với 72 HCV, 80 HCB và 69 HCĐ. Việt Nam xếp thứ 7 với 7 HCV, 12 HCB và 10 HCĐ. 2.3.2.17. SEA Games 17 Đại hội được tổ chức ở Singapore từ 12/6 đến 20/6/1993. Đại hội có 9 nước với 4611 VĐV và quan chức tham gia thi đấu ở 29 môn thể thao. Indonesia xếp thứ nhất với 88 HCV, 81 HCB và 84 HCĐ; Thái Lan xếp thứ nhì với 63 HCV, 70 HCB và 63 HCĐ; Philippines xếp thứ ba với 57 HCV, 59 HCB và 72 HCĐ. Việt Nam xếp thứ 6 với 9 HCV, 6 HCB và 19 HCĐ. 2.3.2.18. SEA Games 18 Đại hội được tổ chức ở Chiang Mai Thái Lan từ 9/12 đến 17/12/1995. Đại hội có 10 nước với 4.306 VĐV và quan chức tham gia thi đấu ở 28 môn thể thao. Thái Lan xếp thứ nhất với 157 HCV, 98 HCB và 91 HCĐ; Indonesia xếp thứ nhì với 77 HCV, 67 HCB và 77 HCĐ; Philippines xếp thứ ba với 34 HCV, 48 HCB và 64 HCĐ. Việt Nam xếp thứ 6 với 10 HCV, 18HCB và 24 HCĐ. 2.3.2.19. SEA Games 19 23 Đại hội được tổ chức ở Jakarta Indonesia từ 11/10 đến 19/10/1997. Đại hội có 10 nước với 6.007 VĐV và quan chức tham gia thi đấu ở 36 môn với 490 nội dung thi đấu. Indonesia xếp thứ nhất với 194 HCV, 101 HCB và 115 HCĐ; Thái Lan xếp thứ nhì với 83 HCV, 97 HCB và 78 HCĐ; Malaysia xếp thứ ba với 55 HCV, 68 HCB và 75 HCĐ. Việt Nam xếp thứ 5 với 35 HCV, 48 HCB và 50 HCĐ. 2.3.2.20. SEA Games 20 Đại hội được tổ chức ở Bandar Seri Begawan Brunei từ 7/8 đến 15/8/1999. Đại hội có 10 nước tham gia thi đấu ở 21 môn thể thao tranh tài 235 bộ huy chương. Thái Lan xếp thứ nhất với 65 HCV, 48 HCB và 56 HCĐ; Malaysia xếp thứ nhì với 57 HCV, 45 HCB và 42 HCĐ; Indonesia xếp thứ ba với 44 HCV, 439 HCB và 58 HCĐ. Việt Nam xếp thứ 6 với 17 HCV, 20 HCB và 27 HCĐ. 2.3.2.21. SEA Games 21 Đại hội được tổ chức ở Kuala Lumpur Malaysia từ 8/9 đến 17/9/2001. Đại hội có 11 nước tham gia thi đấu ở 32 môn thể thao; Việt Nam tham gia với 623 thành viên trong đó có 416 VĐV. Malaysia xếp thứ nhất với 111 HCV, 75 HCB và 85 HCĐ; Thái Lan xếp thứ nhì với 103 HCV, 86 HCB và 89 HCĐ; Indonesia xếp thứ ba với 72 HCV, 74 HCB và 80 HCĐ. Việt Nam xếp thứ 4 với 33HCV, 35 HCB và 64 HCĐ. 2.3.2.22. SEA Games 22 Đại hội được tổ chức ở Hà Nội Việt Nam từ 5/12 đến 12/12/2003. Đại hội có 11 nước với 3.726 VĐV, 1058 huấn luyện viên, 2209 trọng tài, 142 quan chức kỹ thuật, 200 khách mời, 1.068 phóng viên quốc tế, 2300 phóng viên trong nước tham gia thi đấu ở 42 môn thể thao. (Việt Nam có 800 VĐV tham dự). 24 Việt Nam xếp thứ nhất với 158 HCV, 97 HCB và 91 HCĐ; Thái Lan xếp thứ nhì với 90 HCV, 93 HCB và 98 HCĐ; Indonesia xếp thứ ba với 55 HCV, 68 HCB và 98 HCĐ. 2.3.2.23. SEA Games 23 Đại hội được tổ chức ở Manila Philippines từ 27/11 đến 5/12/2005. Đại hội có 11 nước với 7.000 VĐV và quan chức (5.336 VĐV) tham gia thi đấu ở 40 môn thể thao. (Việt Nam có 507 VĐV tham dự) Philippines xếp thứ nhất với 113 HCV, 84 HCB và 94 HCĐ; Thái Lan xếp thứ nhì với 87 HCV, 78 HCB và 118HCĐ; Việt Nam xếp thứ ba với 71 HCV, 68 HCB và 79 HCĐ. 2.3.2.24. SEA Games 24 Đại hội được tổ chức ở Thái Lan từ 6/12 đến 16/12/2007. Đại hội có 11 nước với 5282 VĐV tham gia thi đấu ở 43 môn thể thao với 485 bộ huy chương. Thái Lan xếp thứ nhất với 183 HCV, 123 HCB và 1024 HCĐ; Malaysia xếp thứ nhì với 68 HCV, 52 HCB và 96 HCĐ; Việt Nam xếp thứ ba với 64 HCV, 58 HCB và 92 HCĐ. 2.3.2.25. SEA Games 25 Đại hội được tổ chức ở Vientiane Lào từ 13/12đến 21/12/2009. Đại hội có 11 nước tham gia thi đấu ở 25 môn thể thao. Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng chung cuộc với 215 huy chương (83 HCV, 75 HCB, 57 HCĐ). 2.3.2.26. SEA Games 26 Đại hội được tổ chức tại Indonesia vào năm 2011. Đoàn thể thao Việt Nam gồm 608 VĐV tham gia tranh tài ở 36 môn thể thao. Kết quả tại Đại hội lần này đoàn Thể thao Việt Nam xếp vị trí thứ 3 chung cuộc với 288 huy chương (96 HCV, 92 HCB và 100 HCĐ). 2.3.2.27. SEA Games 27 25 Đại hội được tổ chức tại Myanmar vào năm 2013. Đoàn thể thao Việt Nam gồm 519 VĐV tham gia tranh tài ở 29 môn thể thao. Kết quả tại Đại hội lần này đoàn Thể thao Việt Nam xếp vị trí thứ 3 chung cuộc với 245 huy chương (73 HCV, 86 HCB và 86 HCĐ). 2.3.2.28. SEA Games 28 Đại hội được tổ chức tại Singapore vào năm 2015. Đoàn thể thao Việt Nam gồm 471 VĐV tham gia tranh tài ở 28 môn thể thao. Kết quả tại Đại hội lần này đoàn Thể thao Việt Nam xếp vị trí thứ 3 chung cuộc với 186 huy chương (73 HCV, 53 HCB và 60 HCĐ). - 2.3.2.29. SEA Games 29 Đại hội tổ chức tại Malaysia vào năm 2017. Đoàn thể thao Việt Nam gồm 392 VĐV tham gia tranh tài ở 32 môn thể thao. Seagames 29 ghi nhận nhiều thành công của Thể thao Việt Nam so với kình địch Thái Lan khi lần đầu tiên vượt qua họ ở môn Điền kinh với số HCV gần gấp đôi (17/9) còn ở môn Bơi thì Việt Nam đứng thứ 2 sau Singapore với 10 HCV trong khi Thái Lan chỉ được 2 HCV. Ngoài ra, đấu kiếm và thể dục dụng cụ là 2 môn olympic có khá nhiều huy chương, Việt Nam (3 HCV đấu kiếm và 5 HCV TDDC) cũng có thành tích vượt trội so với Thái Lan (0 HCV). 2.4. Các đại hội thể thao khác 2.4.1. Đại hội thể thao toàn châu Phi Đại hội thể thao toàn châu Phi được tổ chức lần đầu tại Brazzaville (Congo) năm 1965 và tiếp theo được tổ chức vào những năm 1973 (Lagos - Nigeria), năm 1978 (Alger - Algesri), năm 1987 (Nnairobi - Kenya), năm 1991 (Cairo - Ai Cập) và 1995 (Harare - Zimbabue), năm 1999 ( Johannesburg - Cộng hòa Nam Phi) Đại hội thể thao toàn châu phi tại Harare được tiến hành trong 10 ngày và bao gồm 19 bộ huy chương, có 40 nước tham dự. 2.4.2. Đại hội thể thao khối thịnh vượng chung Đại hội được tổ chức theo kiểu thế vận hội cả về mặt cấu trúc cũng như tư cách 26 nghiệp dư của VĐV. Năm 1930 Đại hội thể thao Đế chế Anh tổ chức tại Hamilton (Canada) có khoản 400 VĐV. Nhưng chỉ sau Đại chiến thế giới II, đại hội này mới thật sự là đại hội thể thao của nhiều chủng tộc. Tiếp đó, đại hội được tổ chức đều đặn với chu kỳ 4 năm/lần, trừ thời gian xảy ra Đại chiến thế giới lần II. Nó phát triển từ "Đại hội thể thao Đế chế Anh" thành "Đại hội thể thao Đế chế Anh và các nước khối thịnh vượng chung" rồi sau đó là "Đại hội thể thao khối thịnh vượng chung" 2.4.3. Đại hội thể thao các nước có sử dụng tiếng Pháp Đại hội được tổ chức gồm các nước mong muốn nâng cao thêm ngôn ngữ và văn hóa Pháp. Đại hội này được tạo dựng từ Hội nghị những người đứng đầu các nước có sử dụng tiếng Pháp họp tại Quebec - Canada vào năm 1987. Có tất cả 49 nước được mời tham dự. Hai đại hội đầu tiên được tổ chức ở Marôc (1989) và tại Pháp (1994). Đại hội lần thứ ba tổ chức ở Madagasca năm 1997 với khoảng 2000 VĐV và nghệ sĩ của 33 nước tham dự. Đại hội lần 4 tổ chức Ottawa Hull - Canada 7/2001. 2.4.4. Đại hội thể thao Liên Mỹ Đại hội thể thao Liên Mỹ là đại hội thể thao cấp châu lục được tổ chức 4 năm một lần vào mùa trước thế vận hội. 80% chương trình của đại hội nằm trong chương trình chính thức của thế vận hội Olympic và nó còn có thể có số lượng lớn hơn so với thế vận hội. Đại hội thể thao Liên Mỹ đầu tiên được tổ chức vào 25/2/1951 (nhưng lịch sử của nó có từ trước hai thập kỷ) tại Buenos Aires với 2.513 VĐV từ 22 nước. Cơ quan điều hành các đại hội này là tổ chức thể thao Liên Mỹ (PASO) được thành lập vào 1955 gồm có 42 quốc gia. Trụ sở của PASO đặt tại Mêhicô 2.4.5. Đại hôi thể thao sinh viên thế giới Đại hội thể thao sinh viên thế giới còn gọi là Universaid bao gồm cả đại hội 27 mùa hè và mùa đông, tổ chức 2 năm một lần cho các VĐV là sinh viên từ 17 đến 28 tuổi. Đại hội được bảo trợ và điều hành bởi Liên đoàn thể thao Sinh viên thế giới (FISSU). Universaid mùa hè lần thứ nhất vào năm 1959 tại TWin - Ytalia có 985 VĐV thuộc 45 nước. Đại hội lớn nhất vào năm 1995 tại Nhật Bản với 6.000 người thuộc 163 nước. Universaid mùa đông bắt đầu từ năm 1960 tại Chomonix - Pháp. Năm 1997 các thành phố Maiju và Chouju - Hàn Quốc tổ chức, có 1.161 người tham gia đến từ 49 quốc gia. Năm 1999 Universaid mùa hè tổ chức tại Palma de Mallorka - Tây Ban Nha, mùa đông tại Slovakia. 2.4.6. Các Đại hội thể thao khác - Đại hội thể thao Thiện chí Là một cuộc thi tài nhiều môn thể thao mang tính chất quốc tế được thành lập vào năm 1968. Đầu tiên là thi đấu giữa các VĐV của Liên Xô và Mỹ, về sau mở rộng thêm nhiều quốc gia khác. Tháng 7/1998 được tổ chức tại New York với 12 môn thể thao; tại đại hội này số tiền thưởng lên đến 5 triệu đô la cho các kỷ lục thế giới. Các địa điểm tổ chức đại hội là : Matxcơva 1986, Seattle 1990, St Peterpurg 1994. - Đại hội thể thao thế giới Nhiều liên đoàn thể thao quốc tế phi Olympic tổ chức các môn thể thao chưa được tổ chức ở thế vận hội hoặc chưa được UBOQT công nhận. Là thành viên của Tổng hiệp hội các Liên đoàn thể thao quốc tế. Đại hội thể thao thế giới tổ chức 4 năm một lần. Đại hội đầu tiên ở Santa Clara ( California) 1981; tiếp theo là Luân đôn 1985; Karlsrulie 1989; The Hg. Hague 1993 và Lahti 1997. Đại hội lần thư 6 tổ chức tại Nhật Bản vào năm 2001. 28 - Ngoài ra có khá nhiều các đại hội thể thao quốc tế khác đã từng được tổ chức. Các đại hội này được hình thành dựa trên các đặc điểm: địa lý, nghề nghiệp, ngôn ngữ, văn hóa hoặc các yếu tố khác. Câu hỏi ôn tập và thảo luận Câu 1. Việc tiến hành tổ chức Thế vận hội được qui định như thế nào? Câu 2. Nêu những qui định để bầu chọn thành phố đăng cai Thế vận hội? Câu 3. Các môn thể thao 0lympic, môn thi, các nội dung thi trong Thế vận hội thỏa mãn những điều kiện gì? Câu 4. Nghi lễ cho người chiến thắng, huy chương Olympic được diễn ra như thế nào? Câu 5. Từ năm 1950 (Đại hội lần 1) đến năm 2018 Đại hội thể thao châu Á diễn ra mấy lần? Nêu địa điểm và thời gian diễn ra của từng đại hội. Câu 6. Từ năm 1959 (Đại hội lần 1) đến năm 2017 Đại hội thể thao Đông Nam Á diễn ra mấy lần? Nêu địa điểm và thời gian diễn ra của từng đại hội. Chương 3. NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG PHONG TRÀO OLYMPIC 3.1. Thể thao cho mọi người - Pierre De Coubertin cho rằng, tính chất ưu việt của thể thao là gây hứng thú cho mọi người và thể thao đỉnh cao sẽ có tác dụng tích cực trở lại đến phong trào tập luyện của quần chúng. - Một hướng tích cực của phong trào thể thao cho mọi người là thu hút các đối tượng xã hội (HSSV, người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật...) vào các hoạt động thể thao có tổ chức thường xuyên dựa vào những đặc điểm và những điều kiện cụ thể của cộng đồng. 3.2. Văn hóa giáo dục Olympic 3.2.1. Giáo dục Olympic - Lý tưởng Olympic chính là một triết lý nhân bản, dường như để giải quyết những xung đột, những mâu thuẫn, loại bỏ lòng hận thù , làm cho con người gần gũi 29 nhau hơn. Nó là một triết lý của cuộc sống, trong đó ý nghĩa và cốt lõi thẩm mỹ bao hàm trong hiến chương Olympic, bất chấp những khác biệt về văn hóa, chính trị, xã hội và tư trưởng; tạo nên một đại gia đình thống nhất có cùng mục đích hành động chung. - Những nguyên tắc cơ bản trong hành động của phong trào Olympic là: cơ hội đồng đều, không thiên vị, không phân biệt, đề cao tài năng, tôn trọng người khác. Lý tưởng Olympic và những hoạt động thể thao của phong trào Olympic đã truyền cảm hứng cho họ. - Quá trình học hỏi liên tục thông qua những hoạt động, tác động qua lại giữa các thành viên tham gia vào phong trào Olympic đã hình thành nên nền giáo dục Olympic. Giáo dục Olympic đã và đang được nhận thức là một bộ phận cần thiết và quan trọng trong chương trình giáo dục chính thống của xã hội. Chương trình giáo dục Olympic bao hàm các nội dung như: Các kiến thức cơ bản về Olympic, những khía cạnh của việc thi đấu công bằng fairplay, các chất bị cấm và bạo lực, phụ nữ và thể thao, tinh thần Olympic và giới truyền thông, các tổ chức thể thao quốc gia, ngân sách, quản lý thể thao và chương trình thông tin liên lạc, đặt kế hoạch và du lịch, y tế trong thể thao, tổ chức các sự kiện thể thao, phát triển công tác huấn luyện đỉnh cao, phát hiện tài năng và tiến hành các nhiệm vụ Olympic.... 3.2.2. Thể thao và văn hóa - Thể thao tỏa sáng vào nghệ thuật khiến cho nghệ thuật được tôn tạo lên: lực sĩ, các cuộc biểu diễn, lễ hội..... Chủ tịch UBOQT Samaranch phát biểu "Olympic là thể thao cộng với văn hóa" - Chương trình văn hóa được bảo trợ bởi UBOQT, các UBOQG, Ủy ban tổ chức thế vận hội: mỹ thuật, âm nhạc, văn hóa và kiến trúc. Bảo tàng Olympic ủng hộ các hoạt động triển lãm, sưu tập đồng tiền, và tem, những vật kỷ niệm thế vận hội 3.2.3. Đại hội thể thao cho người khuyết tật ( paralympic) - Tinh thần cơ bản chỉ đạo phong trào thể thao cho những người khuyết trật là làm sao cho họ có những cơ hội và những thử thách trong thi đấu tương đương với 30 những VĐV xuất sắc không có khuyết tật. - Đại hội Olympic cho những người khuyết tật được UBOQT công nhận và do Ủy ban quốc tế Olympic người khuyết tật (IPC) chỉ đạo và quản lý. - Ủy ban quốc tế Olympic người khuyết tật (IPC) có trụ sở đóng tai Bon (Đức). IPC đã hiện diện ở 130 quốc gia với 10 triệu VĐV. - Với khẩu hiệu "Sự chiến thắng của ý chí con người" đại hội Olympic cho những người khuyết tật rất tự hào về truyền thống mà họ đã xây đắp nhằm tổ chức các cuộc thi đấu cho các VĐV xuất sắc nhưng có khuyết tật, những con người được mọi người quan tâm nhiều nhất. Đại hội Olympic cho những người khuyết tật thật sự là cuộc thi của những người xuất sắc, những người đã khổ công rèn luyện và chiến thắng tật nguyền. Ở đại hội này, mọi người đều nhận một huy chương vì sự tham dự của họ. 3.3. Thể thao và môi trường UBOQT mong muốn rằng những hoạt động thể thao phải được tổ chức trong môi trường trong sạch và các thế vận hội phải được tiến hành cùng với các biện pháp thể hiện ý thức trách nhiệm đối với môi trường. Các thế vận hội là một hình ảnh thu nhỏ của xã hội đương đại vì vậy hậu quả của nó sẽ tác động đến môi trường. Vì những lý do đó, UBOQT với sự hợp tác của Ủy ban tổ chức thế vận hội đã cam kết tổ chức các cuộc thi đấu thể thao với sự quan tâm lớn đối với vấn đề môi trường sinh thái. Đại hội đại biểu Olympic kỷ niệm 100 năm phong trào Olympic tổ chức tại Paris - Pháp năm 1994 đã dành toàn bộ một phiên họp cho đề tài: mối quan hệ giữa thể thao và môi trường. Tại Hội nghị thế giới lần thứ nhất về thể thao và môi trường do UBOQT tổ chức tại Lausanne vào 6/1995 với sự hợp tác của UNEP, hơn 150 đại biểu đại diện cho phong trào Olympic, các chính phủ, các tổ chức Liên hiệp quốc, các tổ chức quốc tế, các trung tâm nghiên cứu về môi trường và các trường đại học....tới dự. Năm 1995 Chủ tịch Olympic quốc tế đã thành lập "Hội đồng thể thao và môi 31 trường" để cố vấn cho bộ phận thực thi của UBOQT về vấn đề môi trường. Tiếp theo thành công của "Hội nghị thế giới lần thứ nhất về thể thao và môi trường" lần thứ nhất, UBOQT sẽ tổ chức 2 năm một lần hội nghị trên để kiểm điểm những tiến bộ thực hiện được. 3.4. Thi đấu cao thượng 3.4.1. Fair play là gì? Mục tiêu cuối cùng của mỗi VĐV ở các cuộc thi đấu thể thao là chiến thắng, là tấm huy chương đem lại vinh quang cho bản thân, cho đồng đội, cho Tổ quốc của mình. Chính đạo đức thể thao - thi đấu cao thượng (Fair play) giúp cho mỗi VĐV hiểu rõ giá trị của chiến thắng, của tấm huy chương mà họ giành được, tránh được sự cám dỗ của danh vọng, của đồng tiền, tìm được con đường dẫn tới thắng lợi một cách công bằng và trung thực, góp phần ngăn sự gia tăng tính thô bạo trong thi đấu thể thao. - Fair play đòi hỏi cách cư xử có đạo đức trong các cuộc thi đấu thể thao và vui chơi. Fair play được biểu hiện qua việc tuân thủ luật lệ, tôn trọng đối phương trong mọi trường hợp và giúp đỡ họ khi cần thiết. - Fair play đồng nghĩa với các từ luân lý, đạo đức, sự lịch thiệp tinh thần hiệp sĩ. Nếu chúng ta kết hợp tất cả các yếu tố đó lại với nhau chúng ta sẽ có một định nghĩa hoàn chỉnh về khái niệm "Fair play", "Fair play" gợi nhớ đến một hình ảnh đẹp - hình ảnh cầu vồng ngũ sắc mà nếu bỏ đi bớt một một màu sắc thi nó cũng bị mất ngay vẻ đẹp và sự tươi tắn của nó. - Fair play không phải chỉ có nghĩa là sự tôn trọng các luật lệ quy định trên lý thuyết mà còn phải thể hiện ở tinh thần và thái độ đúng đắn của bản thân các VĐV trong quá trình thi đấu biểu thị trong sự tôn trọng đấu thủ và cẩn trọng đối với những hành vi có thể gây ảnh hưởng đến thân thể và tâm lý đối thủ. Cố gắng đặt bản thân mình vào vị trí của người khác và xử sự giống như đối với chính mình. Fair play trước nhất phải là sự cam kết của con người với bản thân mình. Ủy ban quốc tế về Fair play (CIFP) có trụ sở tại Paris là cơ quan UBOQT có 32 mục tiêu nhiệm vụ là nêu cao tinh thần Fair play trên khắp thế giới và tạo dựng những điều kiện để tinh thần này ngày càng mở rộng. 3.4.2. Nâng cao tinh thần fair play Tinh thần fair play cần được nhận thức một cách toàn diện thông qua giáo dục. Những thông điệp về fair play sẽ khiến cho mọi người hiểu được rằng: sự trung thực, tinh thần thượng võ và liêm chính vẫn luôn là những yếu tố quan trọng nhất ở bất kỳ môn thể thao nào. Nhưng trong các hoạt động thể thao, với mỗi đối tượng liên quan khác nhau lại có những yêu cầu cụ thể khác nhau. Những người cần phải làm gì đó để nâng cao tinh thần fair play: - Những người tham gia thi đấu; - Huấn luyện viên; - Các quan chức lãnh đạo đội; - Các cán bộ quản lý, điều hành tổ chức; - Các nhà giáo dục; - Các bậc phụ huynh; - Giới truyền thông; - Khán, thính giả; - Các đối tượng khác. 3.4.3. Fair play - trách nhiệm của mọi người Khi tầm quan trọng của một cuộc thi càng cao thì VĐV càng khó tỏ ra hào hiệp và càng bị hấp dẫn bởi các danh hiệu thì tiếng vang của hành vi fair play càng lớn. Ngoài ra đối với các VĐV trẻ, những cử chỉ Fair play do những bạn bè đồng trang lứa thực hiện có một giá trị giáo dục rất lớn. Khi một thái độ xử sự Fair play trở thành đặc tính chung của mọi sinh hoạt thể thao thì họ rất xứng đáng với danh hiệu sự nghiệp thể thao được đánh dấu bởi một tinh thần Fair play. Nhưng đối với một số người khác đôi khi cần thiết phải nhắc lại khái niệm Fair play. Do vậy nhiệm vụ giáo dục Fair Play thuộc về mọi người: 33 - Thuộc về cả môi trường xung quanh của VĐV, do mỗi người đều có một trách nhiệm đặc biệt mà họ không buông lơi được; - Thuộc về bậc cha mẹ, những người phải biết kiên nhẫn và đừng quá trông chờ vào những thành tích đến quá sớm; - Thuộc về huấn luyện viên, người gần gũi nhất với VĐV và là người có thể có ảnh hưởng tốt hoặc xấu; - Bộ phận phụ trách y học, rất cần thiết cho khâu chuẩn bị và phục hồi trong thể thao. Chính huấn luyện viên và bác sĩ là những người ở vị trí tốt nhất để can ngăn VĐV đừng sử dụng chất bị cấm. Đó là chưa kể đến những mặt khác hoàn toàn có hại, như nạn doping làm cho thể thao mất đi sự tin cậy; - Những nhà lãnh đạo và giảng dạy thể thao ở mọi cấp, thuộc về những nhà tài trợ là không nên gây sức ép đến VĐV trong cuộc đua thành tích của họ; - Và sau cùng là các tổ chức điều hành quốc tế, đặc biệt là các liên đoàn thể thao quốc tế. Câu hỏi ôn tập và thảo luận Câu 1. Lý tưởng, nguyên tắc cơ bản và nội dung giáo dục Olympic là gì? Câu 2. Sự quan tâm đến môi trường trong thể thao như thế nào? Câu 3. Đại hội thể thao cho người khuyết tật (Paralympic) diễn ra như thế nào? Tinh thần cơ bản của Paralympic là gì? Câu 4. Thế nào là Fair play (thi đấu cao thượng)? Câu 5. Nâng cao tinh thần Fair play và nhiệm vụ giáo dục Fair play thuộc về ai? Chương 4. PHONG TRÀO OLYMPIC VIỆT NAM 4.1. Việt Nam với phong trào Olympic - Các môn Olympic du nhập vào Việt Nam vào khoảng đầu TK XX, từ các hình thức tập luyện đơn lẻ đến một phong trào tương đối rộng khắp trên phạm vi toàn quốc. Các môn thể thao thu hút nhiều người tham gia như: bóng đá, bóng bàn, bóng rổ, quần 34 vợt, điền kinh , bơi lội... đã dần phổ biến. Phong trào rèn luyện thân thể và tham gia thể thao lan rộng. Nhiều câu lạc bộ, hội thể thao hình thành và đi vào hoạt động. Các cuộc thi đấu thể thao được tổ chức từ nhỏ đến lớn. - Phù hợp với tinh thần và hệ thống của phong trào Olympic, nhiều tổ chức thể thao đã hình thành vào đầu thập kỷ XX và đã là thành viên của các liên đoàn, hiệp hội quốc tế như: + Liên đoàn Điền kinh nghiệp dư quốc tế (IAAF); + Liên đoàn Bơi lội nghiệp dư quốc tế (FINA); + Liên đoàn các hiệp hội Bóng đá quốc tế (FIFA); + Liên đoàn Bóng bàn quốc tế (ITTF); + Hiệp hội Xe đạp quốc tế (UCI); + Liên đoàn Bóng rổ nghiệp dư quốc tế (FIBA); + Liên đoàn Quần vợt quốc tế (ITF); + Hiệp hội Quyền Anh nghiệp dư quốc tế (AIBA); + Liên đoàn đấu kiếm quốc tế (FVE). Với 9 liên đoàn, hiệp hội thể thao là thành viên chính thức của các tổ chức thể thao quốc tế. Việt Nam đã trở thành thành viên của phong trào Olympic quốc tế và đã tham gia các thế vận hội vào những năm 50. - Từ những năm 1960, ở Việt Nam đã xuất hiện những nhân tố của tổ chức Olympic và được các liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng công nhận. - Sau ngày đất nước thống nhất, phong trào thể thao ở nước ta ngày càng phát triển rộng khắp. Việc gia nhập tổ chức thể thao quốc tế là cơ hội thuận lợi để hòa nhập với cộng đồng quốc tế và phong trào Olympic đồng thời tạo điều kiện cho thể thao Việt Nam ngày càng trưởng thành. - Ủy ban Olympic VN được thành lập theo Quyết định số 500/TTg ngày 20/12/1976 của Thủ tướng Chính phủ và chuẩn bị thủ tục để tham gia phong trào Olympic. - 4/1980 UBOQT công nhận Việt Nam là thành viên chính thức của phong trào 35 Olympic quốc tế (1980 VN tham gia Đại hội Olympic ở Matxcơva). - 1982 Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Olympic châu Á (OCA) - 1989 Việt Nam tham gia trở lại vào Liên đoàn thể thao Đông Nam Á. - 4/1993 Đại hội Ủy ban Olympic Việt Nam lần thứ nhất đã được tiến hành tại Hà Nội. 4.2. Ủy ban Olympic Việt Nam 4.2.1. Chức năng nhiệm vụ Ủy ban Olympic Việt Nam là tổ chức đại diện cho phong trào Olympic Việt Nam có mục đích tập hợp, đoàn kết các tổ chức thể thao và các nhân vật có uy tín trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội... nhằm chăm lo phát triển phong trào thể dục thể thao ở Việt Nam và mở rộng quan hệ với các nước trong phong trào Olympic quốc tế. Ủy ban Olympic Việt Nam có nhiệm vụ: - Chăm lo bảo vệ và phát triển phong trào thể thao Việt Nam theo đúng chính sách của Chính phủ, Hiến chương Olympic và điều lệ Hiệp hội các Ủy ban Olympic quốc gia; Chấn chỉnh và kiện toàn Ủy ban Olympic Việt Nam, nhằm đáp ứng với yêu cầu nâng cao vị trí, vai trò của Ủy ban ở trong nước và quốc tế; - Cùng các cơ quan nhà nước thể chế hóa cơ chế hoạt động của các tổ chức xã hội của phong trào TDTT trong nước và mở rộng quan hệ quốc tế; - Tăng cường mối quan hệ, trước hết là với IOC, AOC và các Hội đồng thể thao khu vực Đông Nam Á, trên cơ sở đường lối đối ngoại của nhà nước, tìm mọi biện pháp khai thác sự giúp đỡ, đầu tư và bảo trợ của quốc tế cho TDTT Việt Nam; - Đẩy mạnh công tác thông tin giữa nước ta với quốc tế, trong nước và các Liên đoàn, Hội thể thao bằng các biện pháp thông tin đại chúng, đảm bảo thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác; - Từng bước bổ sung cơ sở vật chất, các trang thiết bị kỹ thuật, đảm bảo cho Ủy ban Olympic nâng cao chất lượng hoạt động quản lý; - Phối hợp cùng với các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức các hoạt động 36 Olympic quốc tế tại nước ta; - Tìm những biện pháp cấp bách đầu tư có trọng điểm tài trợ cho những tài năng trẻ của thể thao đạt thành tích cao trong khu vực và châu Á. - Ủy ban Olympic Việt Nam có trách nhiệm tuyển chọn vận động viên để thành lập các đoàn thể thao Olympic đi thi đấu ở Đông Nam Á, châu Á, Đại hội Olympic mùa hè và các cuộc thi đấu khác do IOC tài trợ. - Ủy ban Olympic Việt Nam coi trọng việc đưa tiến bộ khoa học vào công tác huấn luyện, đào tạo vận động viên thể thao, bồi dưỡng cán bộ thể thao có thể tham dự hoạt động chuyên môn trong các tổ chức hoạt động TDTT Olympic quốc tế. Mọi hoạt động của Ủy ban Olympic Việt Nam được tiến hành theo đúng điều lệ đã quy định trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Olympic, các luật lệ, chính sách của nhà nước, các quy chế về quản lý của cơ quan nhà nước, tôn trọng tư cách pháp nhân của Liên đoàn thể thao quốc gia và quốc tế. 4.2.2. Cơ cấu Theo điều lệ Ủy ban Olympic Việt Nam thì thành viên của Ủy ban Olympic Việt Nam gồm có: - Đại diện CIO ở Việt Nam (nếu có), vị này là thành viên chính thức của Ủy ban Olympic Việt Nam. - Đại diện đương nhiệm của các Liên đoàn thể thao từng môn đã được công nhận. - Đại diện đương nhiệm của tổ chức thể thao một số tỉnh, thành, ngành, đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng, đào tạo và khoa học kỹ thuật về TDTT. - Các nhân vật có uy tín về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có đóng góp và nhiệt tình hoạt động cho phong trào Olympic Việt Nam. - Đại diện một số trung tâm tỉnh, thành đào tạo VĐV cho quốc gia. - Đại diện cho lĩnh vực thể thao cho mọi người, thể thao thành tích cao và kinh tế, tài chính thể thao. - Đại diện các doanh nghiệp bảo trợ cho phong trào Olympic. 37 Nhiệm vụ của các thành viên là chấp hành điều lệ của Ủy ban Olympic Việt Nam, thực hiện chương trình công tác của Ủy ban và các nhiệm vụ khác do Ban thường vụ phân công. 4.2.3. Hoạt động của Ủy ban Olympic VN 4.2.3.1. Hoạt động đối nội Ủy ban Olympic Việt nam đã tăng cường mối quan hệ nhiều mặt với các liên đoàn và hội thể thao Việt Nam, giúp đỡ các tổ chức này hình thành, tổ chức hoạt động. Tổ chức giới thiệu, tuyên truyền các hoạt động phong trào Olympic quốc tế. Tạo điềukiện thuận lợi để các liên đoàn bồi dưỡng, lựa chọn vận động viên tham gia các cuộc thi quốc tế, tăng cường cơ sở vật chất đáng kể cho Ủy ban Olympic và các liên đoàn. 4.2.3.2. Hoạt động đối ngoại Ủy ban Olympic Việt Nam đã tham gia các cuộc hội nghị do UNOQT triệu tập, đã cùng các nước thống nhất chương trình hành động và các luật lệ của quốc tế trên phạm vi thé giới, châu lục, khu vực. Tham gia các cuộc thi quốc tế như một số Đại hội Olympic mùa hè, tham gia các đại hội thể thao châu Á, khu vực, tham dự phong trào thể thao của thanh niên, sinh viên quốc tế, tham gia thi đấu quốc tế từng môn thể thao cũng như các giải vô địch thế giới một số môn. 4.2.3.3. Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ Thông qua việc cử các đoàn cán bộ TDTT tham dự các lớp huấn luyện chuyên đề về TDTT do IOC, AOC tổ chức trong và ngoài nước; tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ TDTT cho cán bộ quản lý, người làm công tác về TDTT. 4.2.3.4. Các tổ chức xã hội về TDTT ở Việt Nam - Liên đoàn Điền kinh Việt Nam (VAF); - Hiệp hội thể thao dưới nước Việt Nam (VAFA); - Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF); - Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (VFV); 38 - Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam (VTTF); - Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam (VBA); - Liên đoàn Cầu lông Việt Nam (VBF); - Liên đoàn Quần vợt Việt Nam (VTF); - Liên đoàn Cờ Việt Nam (VCF); - Liên đoàn Xe đạp - Mô tô Việt Nam; - Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam; - Liên đoàn Bắn súng Việt Nam (VSF); - Liên đoàn Taekwondo Việt Nam (VNTF); - Liên đoàn Thể dục Việt Nam (VGF); - Hội thể thao đại học và Chuyên nghiệp Việt Nam; - Hội thể thao người khuyết tật Việt Nam (VSAD); - Liên đoàn Judo Việt Nam (VJF); - Liên đoàn Wusshu lâm thời Việt Nam. Một số môn thể thao chưa chính thức thành lập liên đoàn nhưng đã có nhiều hoạt động và thành tích trong nước và quốc tế như Silat, Karatedo, Cầu mây, Vật, Billard... 4.3. Việt Nam tham gia các đại hội thể thao quốc tế 4.3.1. Tham gia các đại hội Olympic Việt Nam tham gia một số kỳ thế vận hội (theo thống kê chưa đầy đủ) - Năm 1952 tham dự Thế vận hội Helsinki - Phần Lan; - Năm 1956 tham dự Thế vận hội Melbourne; - Năm 1964 tham dự Thế vận hội Tookyô; - Năm 1968 tham dự Thế vận hội Meehicô...; - Năm 1980 tham dự Thế vận hội Matxcơva - Liên Xô; - Năm 1988 tham dự Thế vận hội Seoul - Hàn Quốc; - Năm 1992 tham dự Thế vận hội Barcelona - Tây Ban Nha; - Năm 1996 tham dự Thế vận hội Atlanta - Hoa Kỳ; 39 - Năm 2000 tham dự Thế vận hội Sedney -Úc; - Năm 2004 tham dự Thế vận hội Athens - Hy Lạp; - Năm 2008 tham dự Thế vận hội Bắc Kinh - Trung Quốc ; - Năm 2012 tham dự Thế vận hội London - Anh; - Năm 2016 tham dự Thế vận hội Rio de Janeiro - Brasil; - Năm 2020 Thế vận hội tổ chức tại ToKyo - Nhật Bản; - Năm 2024 Thế vận hội tổ chức tại Paris - Pháp ; - Năm 2028 Thế vận hội tổ chức tại Los Angeles - Hoa Kỳ; Nhìn chung thành tích của thể thao Việt Nam tại các kỳ Thế vận hội Olympic còn thấp. Chúng ta đến đại hội với tinh thần của Pierre De Coubertin "Điều quan trọng không phải là thắng mà là tham gia" 4.3.2. Tham gia các đại hội thể thao châu Á - Việt Nam tham gia vào phong trào thể thao châu Á từ Đại hội thể thao châu Á lần thứ 2 tổ chức tại Manila - Philippin vào năm 1954. - Từ năm 1954 đến năm 1975, đất nước bị chia cắt làm hai miền, miền nam Việt Nam đã nhiều lần tổ chức đoàn thể thao tham dự các đại hội thể thao châu Á. - Đại hội thể thao châu Á lần 3 Đại hội tổ chức tại thành phố Tôkyô - Nhật Bản từ 24/5 đến 01/6/1958. Tại đại hội này, đoàn Việt Nam đã giành được 2 HCV và 1 HCĐ trong môn bóng bàn. - Đại hội thể thao châu Á lần 4 Đại hội tổ chức tại thành phố Jakata - Indonesia từ 24/8 đến 04/9/ 1962. - Đại hội thể thao châu Á lần 5 Đại hội tổ chức tại thủ đô Bangkok - Thái Lan từ ngày 9/12 đến 20/12/1966. - Đại hội thể thao châu Á lần 6 Ban đầu dự định tổ chức tại thành phố Seoul - Hàn Quốc nhưng vì lý do kinh tế và chính trị nên Hàn Quốc từ chối và Thái Lan tiếp tục đứng ra tổ chức từ 9 đến 20/12/1970. 40 - Đại hội thể thao châu Á lần 7 Đại hội tổ chức tại thành phố Teheran - Iran từ 01/9 đến 16/9/1974. - Đại hội thể thao châu Á lần 9 Đại hội tổ chức tại thành phố New Dehli - Ấn Độ từ 19/11 đến 04/12/1982. Đoàn Việt Nam tham dự và đạt 1 HCĐ môn bắn súng ngắn của vận động viên Nguyễn Quốc Cường. - Đại hội thể thao châu Á lần 11 Đại hội tổ chức tại thành phố Bắc Kinh - Trung Quốc từ ngày 22/9 đến 7/10/1990. Đoàn thể thao Việt Nam tham dự và không giành được thành tích nào. - Đại hội thể thao châu Á lần 12 Đại hội tổ chức tai thành phố Hiroshima - Nhật Bản từ 20/10 đến 16/10/ 1994. Đoàn thể thao Việt Nam tham gia với 84 vận động viên và quan chức, giành được 01 HCV ở môn Taekwondo của võ sĩ Trần Quang Hạ và 2 HCB ở môn Karatedo của võ sĩ Phạm Hồng Hà và Trần Văn Thông. - Đại hội thể thao châu Á lần 13 Đại hội tổ chức tại thành phố Bangkok - Thái Lan trừ ngày 6/12 đến 20/12/1998 là kỳ Asiad cuối cùng của thế kỷ 20. - Đại hội thể thao châu Á lần 14 Đại hội tổ chức tại thành phố Busan - Hàn Quốc từ ngày 29/10 đến 14/11/2002. Việt Nam có 125 vận động viên tham gia thi đấu ở 16/38 môn, giành được 4 HCV, 7 HCB và 7 HCĐ vươn lên 15/44 quốc gia tham dự. - Đại hội thể thao châu Á lần 15 Đại hội được tổ chức tại thành phố Doha - Qatar từ 01/12 đến 15/12/2006. Việt Nam có 400 vận động viên, quan chức tham gia thi đấu ở 26/39 môn, giành được 3 HCV, 13 HCB và 7 HCĐ xếp ở vị trí 19/45 quốc gia tham dự. - Đại hội thể thao châu Á lần thứ 16 41 Đại hội được tổ chức tại thành phố Quảng Châu - Trung Quốc từ 12- 17/11/2010. Việt Nam có 260 vận động viên tham gia thi đấu ở 26/39 môn, giành được 1 HCV, 17 HCB và 15 HCĐ. - Đại hội thể thao châu Á lần thứ 17 Đại hội được tổ chức tại thành phố Incheon - Hàn Quốc từ 19/9/2014 đến 4/10/2014. Việt Nam giành được 1 HCV, 10 HCB và 26 HCĐ. - Đại hội thể thao châu Á lần thứ 18 Đại hội được tổ chức tại Jakarta - Indonesia vào năm 2018 (Ban đầu quyền đăng cai đại hội được trao cho Việt Nam, tuy nhiên vì không đảm bảo kinh phí nên nhường quyền cho Indonesia). Việt Nam giành được 4 HCV, 16 HCB và 18 HCĐ. 4.3.3. Tham gia các đại hội thể thao Đông Nam Á - SEAP Games 1 (Đại hội thể thao bán đảo Đông Nam Á) Đại hội được tổ chức ở Bangkok - Thái Lan từ 12/12 đến 17/12/1959. Miền Nam Việt Nam xếp thứ năm với 5 HCV, 5 HCB và 6 HCĐ. - SEAP Games 2 Đại hội được tổ chức ở Rangoon - Myanma từ 11/12 đến 16/12/1961. Miền Nam Việt Nam xếp thứ tư với 9 HCV, 5 HCB và 8 HCĐ. - SEAP Games 3 Theo thứ tự đại hội được tổ chức ở Campuchia nhưng quốc gia này không hội đủ điều kiện để đăng cai. Lào cũng không tổ chức được vì những lý do về tài chính. Vì vậy đại hội đến 1965 mới được tổ chức ở Malaysia từ 14/9 đến 24/9/1965. Miền Nam Việt Nam xếp thứ năm với 5 HCV, 7 HCB và 7 HCĐ. - SEAP Games 4 Đại hội được tổ chức ở Bangkok - Thái Lan từ 9/12 đến 16/12/1967. (Campuchia khước từ đăng cai) 42 Miền Nam Việt Nam xếp thứ năm với 6 HCV, 10 HCB và 17 HCĐ. - SEAP Games 5 Đại hội được tổ chức ở Rangoon - Myanma từ 6/12 đến 13/12/1969. (Miền Nam Việt Nam khước từ đăng cai vì lý do nội bộ) Miền Nam Việt Nam xếp thứ 5 với 9 HCV, 5 HCB và 8 HCĐ. - SEAP Games 6 Đại hội được tổ chức ở Kuala Lumpur - Malaysia từ 6/12 đến 13/12/1971. Miền Nam Việt Nam xếp thứ 6 với 3 HCV, 6 HCB và 9 HCĐ. - SEAP Games 7 Đại hội được tổ chức ở Singapore từ 01/9 đến 08/9/1973. Miền Nam Việt Nam xếp thứ 6 với 2 HCV, 13 HCB và 10 HCĐ. - SEAP Games 8 Đại hội được tổ chức ở Bangkok - Thái Lan từ 9/12 đến 12/12/1975. Tuy nhiên Việt Nam không tham gia vì vừa hoàn thành công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, trải qua một thời gian khắc phục hậu quả chiến tranh, chúng ta đã dần từng bước tham gia trở lại vào sinh hoạt chung của Liên đoàn thể thao Đông Nam Á. Đoàn thể thao của nước Việt Nam thống nhất bắt đầu tham gia đều đặn các kỳ Sea Games từ năm 1989 (SEA Games 15) cho tới nay với số lượng và thành phần ngày càng nhiều hơn và cũng đạt được thành tích ngày càng tốt hơn. - SEA Games 15 Đại hội được tổ chức tại Kuala Lumpur - Malaysia từ 20/8 đến 31/8/1989 Việt Nam xếp thứ 7 với 3 HCV, 11 HCB và 5 HCĐ. - SEA Games 16 Đại hội được tổ chức ở Manila - Phiplippines từ 24/11 đến 3/12/1991. Việt Nam xếp thứ 7 với 7 HCV, 12 HCB và 10 HCĐ. - SEA Games 17 Đại hội được tổ chức ở Singapore từ 12/6 đến 20/6/1993. 43 Việt Nam xếp thứ 6 với 9 HCV, 6 HCB và 19 HCĐ. - SEA Games 18 Đại hội được tổ chức ở Chiang Mai - Thái Lan từ 9/12 đến 17/12/1995. Việt Nam xếp thứ 6 với 10 HCV, 18HCB và 24 HCĐ. - SEA Games 19 Đại hội được tổ chức ở Jakarta - Indonesia từ 11/10 đến 19/10/1997. Việt Nam xếp thứ 5 với 35 HCV, 48 HCB và 50 HCĐ. - SEA Games 20 Đại hội được tổ chức ở Bandar Seri Begawan - Brunei từ 7/8 đến 15/8/1999. Việt Nam xếp thứ 6 với 17 HCV, 20 HCB và 27 HCĐ. - SEA Games 21 Đại hội được tổ chức ở Kuala Lumpur - Malaysia từ 8/9 đến 17/9/2001. Việt Nam xếp thứ 4 với 33HCV, 35 HCB và 64 HCĐ. - SEA Games 22 Đại hội được tổ chức ở Hà Nội - Việt Nam từ 5/12 đến 12/12/2003. Việt Nam xếp thứ nhất với 158 HCV, 97 HCB và 91 HCĐ; Thái Lan xếp thứ nhì với 90 HCV, 93 HCB và 98 HCĐ; Indonesia xếp thứ ba với 55 HCV, 68 HCB và 98 HCĐ. - SEA Games 23 Đại hội được tổ chức ở Manila - Philippines từ 27/11 đến 5/12/2005. Việt Nam xếp thứ ba với 71 HCV, 68 HCB và 79 HCĐ. - SEA Games 24 Đại hội được tổ chức ở Thái Lan từ 6/12 đến 16/12/2007. Việt Nam xếp thứ ba với 64 HCV, 58 HCB và 92 HCĐ. - SEA Games 25 Đại hội được tổ chức ở Vientiane - Lào từ 13/12đến 21/12/2009. Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng chung cuộc với 215 huy chương (83 HCV, 75 HCB, 57 HCĐ). 44 - SEA Games 26 Đại hội được tổ chức tại Indonesia vào năm 2011. Đoàn thể thao Việt Nam gồm 608 VĐV tham gia tranh tài ở 36 môn thể thao. Kết quả Việt Nam xếp vị trí thứ 3 chung cuộc với 288 huy chương (96 HCV, 92 HCB và 100 HCĐ). - SEA Games 27 Đại hội được tổ chức tại Myanmar vào năm 2013. Đoàn thể thao Việt Nam gồm 519 VĐV tham gia tranh tài ở 29 môn thể thao. Kết quả tại Đại hội lần này đoàn Thể thao Việt Nam xếp vị trí thứ 3 chung cuộc với 245 huy chương (73 HCV, 86 HCB và 86 HCĐ). - SEA Games 28 Đại hội được tổ chức tại Singapore vào năm 2015. Đoàn thể thao Việt Nam gồm 471 VĐV tham gia tranh tài ở 28 môn thể thao. Kết quả tại Đại hội lần này đoàn Thể thao Việt Nam xếp vị trí thứ 3 chung cuộc với 186 huy chương (73 HCV, 53 HCB và 60 HCĐ). - SEA Games 29 Đại hội tổ chức tại Malaysia vào năm 2017. Đoàn thể thao Việt Nam gồm 392 VĐV tham gia tranh tài ở 32 môn thể thao. Câu hỏi ôn tập và thảo luận Câu 1. Việt Nam với phong trào Olympic diễn ra như thế nào? Câu 2. Nêu chức năng và nhiệm vụ của Ủy ban Olympic Việt Nam. Câu 3. Phân tích các hoạt động của Ủy ban Olympic Việt Nam. Câu 4. Hiện nay ở Việt Nam có các tổ chức xã hội về TDTT nào? Câu 5. Thời gian và địa điểm của các Đại hội thể thao châu Á có Việt Nam tham gia? Câu 6. Thời gian và địa điểm của các Đại hội thể thao Đông Nam Á có Việt Nam tham gia?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_olympic_hoc_va_quan_ly_chuyen_nganh_the_duc_the_t.pdf
Tài liệu liên quan