Giáo trình phòng và trị bệnh cho vật nuôi

Đây là bệnh do trực khuẩn E.coli gây ra, chủ yếu ở bê dưới 2 tuần tuổi trong các trang trại chăn nuôi. Triệu chứng chính: Bệnh súc tiêu chảy phân màu trắng lẫn bọt khí, ngày càng nặng dẫn đến mất nước và điện giải nên bệnh súc gầy, yếu, đi lại khó khăn, giảm bú và dễ chết. Bệnh tích chính: Ruột bệnh súc phồng to chứa đầy dịch vàng lẫn bọt khí. Dạ múi khế sưng to, chứa dịch lỏng và nhiều cục sữa đông không tiêu. Hạch màng treo ruột xung huyết. Khi bê, nghé bị bệnh E.coli dễ bị ghép với bệnh cầu trùng hoặc giun sán đường ruột nên cần phân biệt để có những phác đồ điều trị khác nhau. 1.1. Trường hợp bê nghé bị bệnh E.coli đơn thuần. Bệnh này thường xảy ra ở bê nghé dưới 2 tuần tuổi. Điều trị (3 ngày): Cách 1: - Tiêm bắp con ốm kháng sinh Enroseptyl-L.A (1ml/10kgP) hoặc Combi-pharm (1ml/7,5kgP), 1lần/ngày để diệt vi khuẩn. - Cho toàn đàn uống kháng sinh Pharmequin, 10g/ 80kgP/lần, 2lần/ngày để diệt vi khuẩn. - Cho toàn đàn uống điện giải vitamin Dizavit-plus, 10g/50kgP/ngày để tăng lực. Cách 2:00 - Tiêm bắp con ốm kháng sinh Pharthiocin (1ml/10kgP, 1lần/ngày) để diệt vi khuẩn. - Cho toàn đàn uống kháng sinh Dia-pharm, 10g/80kgP/lần, 2lần/ngày để diệt vi khuẩn. - Cho toàn đàn uống Pharbiozym, 10g/50kgP/ngày để tăng cường tiêu hoá. Kháng sinh khác có thể dùng: Cho uống Pharmpicin, Ampi-col hoặc Pharcolivet, tiêm bắp Lincoseptin.

doc57 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2791 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình phòng và trị bệnh cho vật nuôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỆNH E.COLI Ở GIA SÚC Đây là bệnh do trực khuẩn E.coli gây ra, chủ yếu ở bê dưới 2 tuần tuổi trong các trang trại chăn nuôi.       Triệu chứng chính: Bệnh súc tiêu chảy phân màu trắng lẫn bọt khí, ngày càng nặng dẫn đến mất nước và điện giải nên bệnh súc gầy, yếu, đi lại khó khăn, giảm bú và dễ chết.       Bệnh tích chính: Ruột bệnh súc phồng to chứa đầy dịch vàng lẫn bọt khí. Dạ múi khế sưng to, chứa dịch lỏng và nhiều cục sữa đông không tiêu. Hạch màng treo ruột xung huyết. Khi bê, nghé bị bệnh E.coli dễ bị ghép với bệnh cầu trùng hoặc giun sán đường ruột nên cần phân biệt để có những phác đồ điều trị khác nhau.      1.1. Trường hợp bê nghé bị bệnh E.coli  đơn thuần.       Bệnh này thường xảy ra ở bê nghé dưới 2 tuần tuổi.      Điều trị  (3 ngày):  Cách 1: - Tiêm bắp con ốm kháng sinh Enroseptyl-L.A (1ml/10kgP) hoặc Combi-pharm (1ml/7,5kgP), 1lần/ngày để diệt vi khuẩn. - Cho toàn đàn uống kháng sinh Pharmequin, 10g/ 80kgP/lần, 2lần/ngày để diệt vi khuẩn. - Cho toàn đàn uống điện giải vitamin Dizavit-plus, 10g/50kgP/ngày để tăng lực.  Cách 2:00 - Tiêm bắp con ốm kháng sinh Pharthiocin (1ml/10kgP, 1lần/ngày) để diệt vi khuẩn. - Cho toàn đàn uống kháng sinh Dia-pharm, 10g/80kgP/lần, 2lần/ngày để diệt vi khuẩn. - Cho toàn đàn uống Pharbiozym, 10g/50kgP/ngày để tăng cường tiêu hoá.                 Kháng sinh khác có thể dùng: Cho uống Pharmpicin, Ampi-col hoặc Pharcolivet, tiêm bắp Lincoseptin.               1.2. Trường hợp bị bệnh E.coli  ghép với bệnh cầu trùng.       Triệu chứng chính: Trường hợp này thường xảy ra ở bê, nghé 3 - 6 tuần tuổi đến một năm tuổi. Lúc đầu bê hay nằm, lười vận động, giảm ăn. Lông mất màu, xù, nhai lại chậm chạp. Đến ngày thứ 2 hoặc 3 bệnh súc bắt đầu ỉa chảy, phân lỏng, có chất nhờn và nhiều gân máu. Đến ngày thứ 7 - 8 nhai lại ngừng hẳn, nhu động ruột tăng lên, hậu môn nữa đóng nữa mở. Về sau phân loãng, màu hơi xanh nâu, rất thối, đầy những hỗn hợp niêm dịch và máu. Càng ngày hậu môn càng mở rộng, lộ rõ niêm mạc có nhiều điểm hoặc vệt xuất huyết. Lúc này phân hoàn toàn màu nâu hoặc nâu sẫm. Thân nhiệt giảm còn 36 - 350C và con vật chết. Trường hợp mãn tính thường xảy ra ở bê nghé lớn tuổi hơn và triệu chứng nhẹ hơn, nhưng do bị ghép với các bệnh nhiễm trùng phức tạp khác nên bệnh súc dễ chết.       Điều trị: - Pharm-cox, 3ml/10kgP, cho uống một liều duy nhất để diệt cầu trùng. - Cho uống kháng sinh Pharcolivet, 10g/50kgP/lần, 2lần/ngày hoặc tiêm bắp 1ml kháng sinh Enroseptyl-L.A với 1ml kháng khuẩn Pharseptyl-L.A cho 20kgP, 1lần/ngày, liên tục  3 ngày để diệt E.coli. - Cho uống men tiêu hoá Pharbiozym, 10g/50kgP/ngày, liên tục trên 7 ngày để phục hồi hệ vi khuẩn đường ruột. Các loại kháng sinh khác có thể dùng là: Cho uống Pharmequin, Pharcolivet, Ampi-col, Pharamox hoặc Dia-pharm; tiêm bắp Lincoseptin, Combi-pharm...               1.3. E.coli  ghép với bệnh giun sán.       1.3.1. Với bệnh giun đũa.        Triệu chứng: Bệnh do Toxocara vitolurum gây ra chủ yếu ở bê nghé dưới 6 tháng tuổi. Bê bệnh tiêu chảy phân màu xám, kém ăn, uể oải, đầu cúi, lưng cong, đuôi cụp. Dần về sau bỏ bú, hay nằm một chổ, nằm bụng áp xuống đất, thở yếu, đau bụng. Có khi nằm ngữa dãy dụa, đạp chân lên phía trước bụng. Tiêu chảy vọt cần câu, phân màu trắng, mùi rất thối, phân dính đầy ở khuỷu chân và xung quanh hậu môn.       Điều trị (3 ngày): Cách 1: - Tiêm dưới da (vùng cổ) Pharmectin, 1ml/12kgP hoặc Mectin-pharm, 1ml/50kgP. Một mũi duy nhất để tẩy giun. - Cho uống kháng sinh Pharmequin,  10g/150kgP/lần, 2lần/ngày để diệt vi khuẩn.                     - Cho uống điện giải vitamin Dizavit-plus, 10g/50kgP/ngày. Điều trị 3 ngày để tăng lực. Cách 2: - Cho bê nghé uống sau khi bú/ăn Pharcaris (10g/60kg) hoặc Phar-dectocid (1 viên/70kgP), 1 liều duy nhất để tẩy giun.   - Cho uống kháng sinh Dia-pharm (10g/80kgP/lần) hoặc Ampi-col (1g/20kgP/lần), 2lần/ngày để diệt vi khuẩn.  - Cho uống men tiêu hoá Pharbiozym, 10g/50 kgP/ngày hoặc 2g/lít nước để phục hồi hệ vi khuẩn đường ruột.              1.3.2. Với bệnh sán dây.       Còn gọi là bệnh sán xơ mít do sán dây Moniezia expansa và M.benedeni gây ra chủ yếu ở bê nghé dưới 18 tháng tuổi. Bê bệnh lúc đầu giảm bú, lười vận động, chậm lớn. Về sau tiêu chảy phân có nhiều chất nhầy, đôi khi lẫn cả đốt sán. Một vài cá thể biểu hiện thần kinh, run rẩy, đi loạng choạng vô định hướng. Trong trường hợp này cho uống Phar-decocid (1viên/70kgP, một liều duy nhất), các loại kháng sinh cho uống và chất trợ lực dùng như chỉ định ở trên.      BỆNH VIÊM DẠ DÀY, RUỘT CẤP TÍNH Ở GIA SÚC Triệu chứng:      Bệnh hay xảy ra ở đàn trâu bò (đặc biệt là bê nghé) vào mùa lạnh. Bệnh sốt cao (40 - 410C), bỏ ăn, mệt mỏi, kém nhai lại, miệng có mùi hôi, nhiều nước bọt loãng, đôi khi bị nôn. Phân lúc táo, lúc lỏng. Tiêu chảy phân đen màu bùn nhiều nước lẫn màng giả, mùi thối khó chịu, càng về cuối hậu môn càng mở rộng lộ rõ cả niêm mạc bị viêm. Niêm mạc miệng bị loét. Sau thân nhiệt giảm xuống còn 39 - 370C, lạnh bốn chi và gốc tai. Cuối cùng vật bệnh bí đái hoặc có nước tiểu đục, liệt dạ cỏ, nằm xuống không đứng dậy được dẫn đến chết.      Điều trị:      Hộ lý.     Giữ ấm, cho con vật nhịn ăn 2-3 bữa, nhưng cho uống nước tự do, pha thêm điện giải và men tiêu hóa như Dizavit-plus (10g/100gP/lần, 2lần/ngày) và men sống Pharbiozym (10g/50 kgP/ngày).       Dùng thuốc.     Tiêm bắp cho bệnh súc 1 trong các loại kháng sinh sau: Norflo-T.S.S hoặc Lincoseptin (1ml/5kgP); Doxytyl-F, Oxyvet-L.A, Pharthiocin, Enroseptyl.L.A, Pharcolapi, Doxyvet-L.A, Bocin-pharm hoặc L.S-pharm, (1ml/10kgP), kết hợp tiêm bắp Calci-Mg-B6 (10ml/con), Phar-nalgin C (5-10ml/con/ngày), vitamin K (1ml/10-20kgP/ngày). Bê nghé bệnh cần cho uống thêm thuốc cầu trùng (trường hợp hậu môn ngày càng mở rộng). Ví dụ điều trị bê bị tiêu chảy ghép cầu trùng: - Tiêm bắp kháng sinh Oxyvet-L.A, 1ml/10kgP, 2 mũi cách nhau 3 ngày hoặc Doxytyl-F, 1ml/10kgP, 1lần/ngày, liên tục 3 - 4 ngày để diệt vi khuẩn. - Cho uống Pharm-cox, 3ml/10kgP, 1liều duy nhất hoặc Pharticoc-plus, 20g/35kgP, 1lần/ngày, cho uống 3 ngày để diệt cầu trùng (đối với trâu bò không cần dùng thuốc này). - Qua ống dẫn tinh bơm vào trực tràng nước lá trầu không, nước bồ kết hoặc nước chè đặc đun sôi để nguội (400ml/lần). Sau khi bệnh súc ỉa xong thụt vào 4 lọ Phân trắng lợn con hoặc 2 lọ Coli-flox Pharm, một lần duy nhất.  Nếu cần tiêm thêm vitamin K, Atropin (Phartropin).           BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GIA SÚC Triệu chứng      Đây là bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra ở trâu bò trưởng thành. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường tập trung vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9. Trâu bò bệnh sốt cao (41 - 420 C), đờ đẫn, đứng dạng hai chân trước, ho, khó thở, mắt đỏ, chảy nước mắt. Nước mũi, nước miệng nhầy dính, chảy liên tục. Đi khập khiễng một hoặc hai chân sau, sưng hầu và cổ, thè lưỡi ra nên bà con còn gọi là "trâu lưỡi đồng". Trong một vài trường hợp bụng chướng, tiêu chảy phân lẫn máu, có triệu chứng thần kinh và rất dễ chết.       Điều trị        Khi bệnh xảy ra cần nhốt trâu bò ở chỗ mát, thoáng và dùng thuốc điều trị 3 ngày như sau : Cách 1: - Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh Bocin-pharm, Doxytyl-F, Doxyvet-L.A, Pharcolapi (1ml/10kgP), Pharthiocin hoặc Enroseptyl-L.A (1ml/20kgP), 1lần/ngày, liên tục 3 ngày để diệt vi khuẩn. - Tiêm bắp Phar-nalgin C,  10 - 15 ml/ con/lần, 1 - 2 lần/ngày để giảm đau hạ sốt.  - Cho uống điện giải vitamin Dizavit-plus, 10g/100 kgP/lần, 2lần/ngày để tăng lực.        Cách 2: - Bocinvet-L.A, 2ml/15kgP/lần, tiêm bắp 2 - 3 mũi cách nhau 48 giờ hoặc Oxyvet-L.A, 1ml/10kgP/lần, tiêm bắp sâu 2 mũi cách nhau 3 ngày. - Tiêm bắp Pharti-P.A.I, 1ml/10kgP để giảm đau hạ sốt.  - Cho uống điện giải vitamin Dizavit-plus, cho uống, 10g/100 kgP/lần, 2 lần/ngày để tăng lực.           Các thuốc kháng sinh khác có thể tiêm là: Combi-pharm, Phargentylo-F, Prenacin, Prenacin II, Supermotic, Phar-D.O.C, Phar-moxycla, Kanamulin.       Chú ý: - Nếu chướng hơi cho bệnh súc uống Pharmalox (30 - 100g/con/lần). - Nếu trâu bò khó thở tiêm bắp Phar-pulmovet (1 - 2ml/10kgP/ngày). - Tại vùng có nguy cơ xảy ra dịch, một năm 2 lần tiêm đại trà vacxin Tụ huyết trùng cho trâu bò. Nếu trong vùng hoặc đàn xảy ra dịch, trước hết cho toàn đàn uống Pharcolivet hoặc Ampi-col 3 ngày liền, sau đó tiêm vacxin mới cho kết quả tốt nhất.            BỆNH KST ĐƯỜNG MÁU (HỘI CHỨNG NGÃ NƯỚC TRÂU BÒ) Nguyên nhân        Chứng ngã nước do các sinh vật đơn bào gây ra: - Tiên mao trùng (Trypanosoma evansi), là loại sinh vật hình chiếc lông mao hoặc hình mũi khoan ký sinh ở trong máu (ngoài hồng cầu). - Biên trùng (Anaplasma marginale), là loại sinh vật đơn bào hình cầu, ký sinh ở rìa hồng cầu. - Lê dạng trùng (Babesia bovis, B. bigemina), là loại sinh vật đơn bào có hình quả lê ký sinh ở trong hồng cầu. - Thêlê trùng do Theileria mutans, là loại sinh vật đơn bào hình phẩy, đôi khi chụm thành hình chử thập hoặcT. annulata hình thuẫn, trứng, lê, ít khi hình phẩy ký sinh ở hồng, bạch cầu. Những yếu tố tạo điều kiện cho bệnh bùng phát là ve Boophilus microplus phát triển nhiều, gia súc mới nhập từ vùng không có dịch bệnh về vùng có dịch bệnh, khí hậu lạnh, trâu bò vắt sữa, nuôi con, cày kéo nhiều nhưng không đảm bảo chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng. Chứng ngã nước trâu bò xảy ra quanh năm, nhưng rầm rộ nhất vào mùa nóng ẩm, mưa nhều, đặc biệt vào mùa có lắm ve, bét, mòng hút máu truyền bệnh cho đàn gia súc.       Triệu chứng       Tuỳ theo loại sinh vật gây bệnh, bệnh súc có thể có những triệu chứng: sốt cao (40-410C), có thể gián đoạn hoặc liên tục. Vật bệnh thường biểu hiện trạng thái thần kinh: mất thăng bằng, quay cuồng, đi vòng tròn, co giật hoặc run rẩy từng cơn. Phù thũng ở chân, vùng bụng dưới, ức, thuỷ thũng ở yếm (sa tổ kiến), vật bệnh đi khập khiễng. Do hồng cầu bị phá vỡ mất chức năng vận chuyển Oxy nên bệnh súc khó thở. Sau những cơn sốt trâu bò thường ỉa chảy, có khi lẫn máu, có khi đi đái ra máu. Do đó bệnh súc vàng da, niêm mạc, giảm ăn dẫn đến thiếu máu, gầy, da khô, lông dựng, mi mắt sưng, mất dần sức đề kháng nên dễ chết. Trâu bò có thể bị sẩy thai, giảm tiết sữa. Trong một số ca trên da nổi nhiều u viêm điều trị mất ở chổ này lại xuất hiện ở chổ khác.      Điều trị.      Ngoài việc diệt ve (phun Etox-pharm), đảm bảo công tác chăm sóc nuôi dưỡng đúng qui trình, sử dụng thuốc điều trị hợp lý sẽ cho kết quả tốt. - Tiêm bắp Phar-trypazen, 1lọ/150kgP/lần. Đến ngày thứ 2 nếu bệnh súc còn sốt, yếu tiếp tục tiêm thêm mũi Phar-trypazen thứ hai. Trường hợp da bệnh súc có nhiều u viêm hoặc yếm bị phù thũng (Sa tổ kiến), sau mũi thứ hai 10 - 15 ngày tiếp tục tiêm mũi Phar-trypazen thứ ba để diệt ký sinh trùng đường máu. Thuốc rất an toàn, không gây phản ứng phụ. - Kết hợp tiêm bắp một trong các loại kháng sinh  Doxyvet-L.A, Doxytyl-F, Bocin-pharm hoặc Pharthiocin (1ml/10kgP, 1lần/ngày), liên tục 3 ngày, hoặc Oxyvet-L.A, 1ml/10kgP/lần, tiêm 2 mũi cách nhau 3 ngày.       Chú ý: - Đối với bò chửa điều trị muộn nhất 15 ngày trước khi đẻ. - 2 - 3 tuần sau khi điều trị ký sinh trùng đường máu cần tẩy sán lá gan (tiêm Nitroxynil, 4ml/100kgP hoặc cho uống Phar-dectocid, 1viên/50kgP) và tiêm thuốc bổ gan (Pharcalci-B12) hoặc cho uống Phar-boga T (Thuốc giải độc gan) bệnh súc chóng phục hồi sức khoẻ.      Phòng bệnh - Đảm bảo công tác chăm sóc nuôi dưỡng tốt. - Trong vùng dịch con ốm điều trị như trên, những con còn lại tiêm Phar-nalgin C và 1/2 liều Phar-trypazen (1lọ/300kgP), 10-15 ngày sau tiêm nhắc lại mũi thứ 2 (1/2 liều) sẽ phòng bệnh tốt nhất. - Trước vụ cày kéo cần điều trị dự phòng bệnh ký sinh trùng đường máu (chỉ tiêm 1 mũi Phar-trypazen), 15-20 ngày sau tẩy sán lá gan dùng Phar-dectocid (hoặc Nitroxynil)  và thuốc bổ gan Pharcalci-B12 (hoặc Phar-boga T) trâu bò sẽ đảm bảo sức cày kéo.            BỆNH SÁN LÁ GAN Ở GIA SÚC  Triệu chứng:      Bệnh sán lá gan ở trâu, bò, dê, cừu do 2 loài Fasciola hepatica và Fasciola gigantica gây ra. Thỏ, chó, ngựa, động vật hoang dã và người cũng có thể mắc bệnh sán lá gan. Đây là bệnh phổ biến và gây nhiều thiệt hại kinh tế cho đàn gia súc. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt ở vùng lầy lội và ẩm thấp. Gia súc càng già càng nhiễm bệnh này. Thể cấp tính thường xảy ra ở gia súc non hoặc trong giai đoạn sán non di hành. Bệnh súc biểu hiện kém ăn, gầy, da khô, lông xù và dễ rụng (dùng tay nhổ nhẹ đãrụng). Tiêu chảy nặng. Nguy hiểm gia súc non hay nhiễm các bệnh tiêu chảy khác do vi khuẩn (E.coli, Salmonella…) và giun sán đường ruột (cầu trùng) nên dễ chết. Thể mãntính xảy ra ở gia súc trưởng thành. Bệnh súc gầy, yếu, giảm ăn, ít nhai lại. Lông xù dễ rụng, da khô. Tiêu chảy kéo dài, dùng kháng sinh điều trị không khỏi. Phù thũng ở hầu, ngực, bốn chân…Bệnh súc ít chết nhưng giảm khả năng cày kéo, năng suất tiết sữa cũng như giá trị kinh tế. Nếu bội nhiễm các bệnh khác như tụ hyết trùng, ký sinh trùng đường máu bệnh súc dễ đột tử. Bệnh sán lá gan chưa có vacxin phòng nhưng dùng thuốc phòng trị cho hiệu quả cao.       Điều trị.      Trường hợp cấp tính (bệnh súc non): - Cho uống Phar-dectocid (1 viên/50kgP) hoặc Fasio-pharm (5g/40 - 45kgP) hoặc tiêm bắp Nitroxynil-inj (1,5ml/25kgP), một liều duy nhất để tẩy sán lá gan. - Nếu bội nhiễm cầu trùng (tiêu chảy phân lẫn nhầy và gân máu, thối, hậu môn ngày càng mở rộng, thân nhiệt giảm, ngừng nhai lại…) cho uống thêm Pharm-cox, 3ml/10kgP, một liều duy nhất để diệt cầu trùng. - Nếu bội nhiễm vi khuẩn đường ruột (E.coli) cho uống thêm kháng sinh Pharmequin (10g/80kg/lần, 2 lần/ngày) hoặc tiêm bắp kháng sinh Enroseptyl-L.A (1ml/20kgP, 1lần/ngày), liên tục 3 ngày để diệt vi khuẩn.      Trường hợp mãn tính (xảy ra ở gia súc già): - Cho uống Phar-dectocid (1 viên/50kgP) hoặc Fasio-pharm (5g/40 - 45kgP) hoặc tiêm bắp Nitroxynil-inj (1,5ml/25kgP), một liều duy nhất để tẩy sán lá gan. - Dùng thuốc trợ lực, bổ gan (Tiêm Pharcalci-B12, Pharcalci C, Pharcalci-F hoặc cho uống Phar-boga T) để tăng cường sức khoẻ. - Cho ăn/uống men Pharbiozym hoặc Pharselenzym, 10g/50kgP/ngày hoặc 2g/lít nước cho đến khi phân thành khuôn.      Điều trị dự phòng. - Tại vùng ô nhiễm nặng và gia súc dưới một năm tuổi: 3 tháng tẩy một lần. - Tẩy định kỳ hàng năm vào dịp tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10 (trước mùa hay xảy ra bệnh hay trước mùa cày kéo). - Tẩy ngay sau khi bắt gia súc từ vùng ô nhiễm về. - Vệ sinh (diệt ốc, cho nước uống sạch), dẫn lưu nước tốt, đổi bãi chăn.            BỆNH VIÊM KẾT MẠC ĐÓNG VẢY TRUYỀN NHIỄM TRÂU BÒ (BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ) Bệnh do vi khuẩn Moraxella bovis gây ra (cần phân biệt với bệnh giun mắt và vết thương nhiễm trùng).      Triệu chứng       Biểu hiện nhiều con cùng bị viêm kết mạc, sưng cả 3 mí mắt, chảy nhiều nước mắt. Giác mạc có thể mờ đục, loét, trầy sướt nông. Xuất hiện “Mắt hồng” do mạch máu phát triển qua vùng giác mạc trong. Bệnh này dùng thuốc điều trị cho hiệu quả cao.      Điều trị:      Hộ lý.       Nhốt bệnh súc ở chổ tránh ánh sáng mặt trời, không có bụi và ruồi.      Dùng thuốc. - Dùng một trong những loại kháng sinh sau: Tiêm bắp 2 - 3 ngày kháng sinh Doxyvet-L.A, Doxytyl-F, Bocin-pharm, Pharthiocin hoặc L.S-pharm (1ml/10kgP, 1lần/ngày), hoặc Oxyvet-L.A (1ml/10kgP/lần), chỉ tiêm 2 mũi cách nhau 3 ngày để diệt vi khuẩn bội nhiễm. - Tiêm bắp Dexa-pharm (5-10ml/con) hoặc Pharti.P.A.I  (1ml/10kgP/lần) để giảm viêm và hạ sốt. - Kết hợp dùng thuốc nhỏ mắt điều trị mắt viêm (Thuốc nhân y).      Phương pháp dân gian: - Dùng nước ốc nhồi hấp, ngày bôi một lần cho đến khỏi. - Thổi bột than vỏ ốc nhồi vào mắt bệnh súc, một lần/ngày.          BỆNH BẠCH HUYẾT BÒ Đây là bệnh truyền nhiễm mãn tính đặc trưng tạo nhiều tế bào máu và limphô mới kèm xuất hiện trong máu các tế bào limphô biệt hoá ít hoặc dạng tuỷ.      Lịch sử bệnh      Bệnh tăng bạch cầu đầu tiên được mô tả ở Đức trên người (P.Virkhov, 1845), ngựa và lợn (Leizering, 1858) và trên bò (Zidamgrootski, 1876). Ngày nay bệnh được phát hiện ở cả động vật máu nóng và cả ở động vật máu lạnh. Trong những thời gian khác nhau bệnh có các tên gọi là Bệnh máu trắng, Bệnh bạch cầu (Leukaemia), Bệnh ung thư máu, Leikosis…Ngày nay người ta gọi là bệnh Bạch cầu của bò, bởi tên bệnh nói lên tất cả bản chất của bệnh.      Nguyên nhân       Do vi rút gây bệnh bạch cầu thuộc họ Retroviridae.      ở môi trường bên ngoài vi rút không bền vững. Đun nóng lên 600C vi rút chết sau một phút. Các loại thuốc sát trùng thông thường dễ giết chết vi rút.      Chẩn đoán phân biệt - Bệnh lao. - Bệnh nấm Actinobacillosis.      Bệnh sử - Thường xảy ra ở bò 4 - 8 tuổi. Bệnh hay phát hiện ở bò da đỏ hoặc loang trắng đen. Dê cừu cũng có thể nhiễm bệnh này. - Bệnh lây qua dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ vận chuyển gia súc bị nhiễm, các vectơ côn trùng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh.     Triệu chứng Thời gian nung bệnh (đến lúc xuất hiện biến đổi trong máu ngoại vi) trong thực nghiệm kéo dài 60 – 750 ngày, còn tự nhiên là 2 – 6 năm. Bệnh xảy ra theo các giai đoạn tiền tăng bạch cầu, giai đoạn đầu, giai đoạn tăng bạch cầu đầy đủ và giai đoạn cuối. Triệu chứng chung là: - Bệnh súc giảm cân. - Giảm sản lượng sữa. - Giảm ăn. - Thiếu máu. - Yếu cơ. - Hình thành nhiều cục u. - Các hạch limphô nội tạng giản rộng.      Huyết học Tăng lượng tế bào bạch cầu trong máu và xuất hiện các tế bào bạch cầu không bình thường trong máu.      Kiểm tra huyết thanh Mẫu: Huyết thanh. Phương pháp: AGID      Bệnh tích - Có nhiều u trắng lan tràn ở khắp các tổ chức của cơ thể. - Hạch limphô bị ảnh hưởng có thể sưng lên rất to và gồm cả hai dạng bình thường và mô khối u. Sau đó các tổ chức limphô cứng hơn và trắng hơn bình thường, xung quang bao bọc nhiều điểm hoại tử màu vàng trắng.      Mô bệnh học - Mất hoàn toàn cấu trúc của hạch limphô và được thay thế bởi một lớp tế bào (thường là tế bào limphoblast – nguyên bào limphô). - Các tế bào bạch cầu và tế bào limphoblast thâm nhập rất nhiều vào các tổ chức không phải là tổ chức limphô.      Điều trị Chưa có.      Khống chế - Định kỳ kiểm tra động vật (theo quý). - Khống chế các vectơ truyền bệnh bằng cách dùng chế phẩm Etox-pharm phun diệt ruồi ve, bọ chét... BỆNH VIÊM ĐƯỜNG SINH DỤC TRUYỀN NHIỄM Ở TRÂU BÒ Bệnh Viêm đường sinh dục truyền nhiễm ở bò là bệnh truyền nhiễm xảy ra chủ yếu ở bò và cừu, biểu hiện tổn thương các cơ quan sinh dục, vô sinh, sẩy thai hàng loạt và đẻ con chết yểu. Bệnh này chưa thấy đề cập đến ở Việt nam.          Tác nhân gây bệnh       Campylobacter fetus subsp. fetus hoặc Campylobacter fetus subsp. venerealis. Đây là loại vi khuẩn đa dạng giống dấu phẩy, như chim hải âu đang bay hoặc chữ S. Vi khuẩn chuyển động, không hình thành vỏ và nha bào, Gram âm.       Chẩn đoán phân biệt - Bệnh sẩy thai truyền nhiễm. - Bệnh do Salmonella. - Bệnh do Trichomonas. - Viêm khí quản do nhiễm khuẩn ở bò. - Bệnh do Chlamydia ở bò.       Bệnh sử - Số bò cái vô sinh tăng lên. - Sẩy thai ở giữa kỳ mang thai (5 - 7 tháng). - Bò đực giống cũng có hiện tượng vô sinh.       Triệu chứng - Bò cái vô sinh: không có triệu chứng bệnh, chu kỳ động dục thất thường, viêm nhẹ trong cổ tử cung có thể nặng dần lên, dịch nhầy âm đạo có màu đục. - Bò cái sẩy thai: sẩy thai đột ngột, âm hộ sưng, dịch chảy ra từ âm đạo, thai bị sẩy hoàn toàn bình thường.      Xét nghiệm huyết thanh học      Bằng phản ứng ngưng kết dịch nhầy âm đạo (VMA) để phát hiện kháng thể chiết tách từ dịch nhầy âm đạo lấy bằng tăm bông.      Bệnh tích (thai bị sẩy) - Thân nhiễm dạng keo nhầy ở lớp dưới da. - Tích dịch đục ở màng phổi và cổ chướng. - Dính fibrin với các cơ quan ở bụng.      Phết kính tiêu bản thai và dịch rửa - Phết kính nhuộm bằng dung dịch fuchsin cacbon: vi khuẩn dạng dấu phẩy hoặc dạng chữ S. - Bằng phương pháp huỳnh quang sử dụng kháng thể để làm xét nghiệm mẫu từ bò đực và chất chứa dạ dày, ruột của thai bị sẩy. các mẫu của bò đực được rửa, li tâm và chất lắng được lọc qua màng lọc (0,65  µm) trước khi làm xét nghiệm.      Phân lập vi khuẩn Mẫu: Tinh dịch và dịch rửa bao qui đầu của bò đực, chất chứa dạ múi khế, ruột non và mang tràng của bào thai. Môi trường: Thạch máu và thạch chọn lọc dùng cho Campilobacter. Nuôi cấy: - Thạch máu ở 370C trong điều kiện có 3 loại khí (10% CO2, 5% O2, 80 - 85% N2) 2 - 3 ngày hoặc sử dụng campy pak - Môi trường Thiol với nút cao su, nuôi cấy ở 370C trong 3 ngày, sau đó cấy chuyển.      Điều trị      Đối với bò đực bệnh: - Sau khi rửa bao qui đầu bằng dung dịch sát trùng Cloramin T (3g/lít nước) bơm đầy vào 50 - 60ml kháng sinh Kanamycin - 10 hoặc 1 triệu UI Penicillin và Streptomycin được trộn vào 50 - 60ml dầu thực vật hoặc dầu cá vô trùng. - Kết hợp tiêm bắp 2 - 3 mũi kháng sinh Bocin-pharm hoặc Bocinvet-L.A với liều 1ml/10kgP, 1lần/ngày. - Sau 5 - 6 ngày ngừng dùng 2 loại kháng sinh trên và tiếp tục tiêm bắp kháng sinh Oxyvet-L.A với liều 1ml/10kgP/lần, 2 - 3 mũi cách nhau 3 ngày.      Để hạ sốt có thể tiêm bắp Phar-nalgin C hoặc Pharti-P.A.I. Một tháng sau khi kết thúc điều trị 3 lần (10 ngày một lần) kiểm tra tinh dịch và dịch bao qui đầu bằng phương pháp kiểm tra vi khuẩn nếu âm tính thì kết luận bò đực đã khỏi bệnh.      Đối với bò cái bệnh:      Sau khi thụt rửa tử cung bằng dung dịch Cloramin T (3g/lít nước) bơm vào tử cung 1 triệu UI Penicillin và Streptomycin hoặc dung dịch kháng sinh Kanamycin - 10,  1lần/ngày, 4 ngày liên tục. Kết hợp tiêm bắp 2 - 3 mũi kháng sinh Bocin-pharm, Bocinvet-L.A hoặc Oxyvet-L.A (Theo phác đồ điều trị bò bị viêm tử cung nhiễm khuẩn).      Miễn dịch      Có miễn dịch nhưng yếu.            LỊCH PHÒNG BỆNH CHO TRÂU BÒ - Đối với bò một năm 2 lần cần tiêm hai loại vacxin Lở mồm long móng và Tụ huyết trùng. - Một năm 2 lần cho uống Phar-dectocid, Fasio-pharm hoặc tiêm Nitroxynil để tẩy giun, sán.        LỊCH PHÒNG BỆNH CHO DÊ CỪU - Cần tiêm các loại vacxin phòng bệnh Đậu dê, Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Giải độc tố viêm ruột hoại tử, 2lần/năm. - Một năm 2 lần cho uống Phar-dectocid, Fasio-pharm hoặc tiêm Nitroxynil để tẩy giun sán.        BỆNH LỢN CÓ TRIỆU CHỨNG HO THỞ      Triệu chứng ho thở ở lợn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra: Mycoplasma, Actinobacillus, tụ cầu, liên cầu, phế cầu, Pasteurella multocida, Haemophillus, giun phổi, giun đũa, khí độc, gió lạnh …Bởi vậy, bức tranh lâm sàng cũng rất đa dạng: có con thở thể bụng, có con chảy dịch mũi, có con ho nhiều, đặc biệt về ban đêm, do đó đã gây nhiều khó khăn trong công tác điều trị. Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, bệnh tích mổ khám cần nhanh chóng đưa ra phác đồ thích hợp mới cho kết quả điều trị cao.      1. Bệnh viêm phổi truyền nhiễm.      Căn nguyên: Bệnh viêm phổi truyền nhiễm, còn gọi là bệnh viêm phổi địa phương, bệnh ho suyễn của lợn, do Mycoplasma hyopneumoniae và các vi khuẩn bội nhiễm (có thể) khác nhưPasteurella multocida, Bordetella bronchiseptica, Haemophillus parasuis, Streptococcus suis, nguy hiểm nhất là P. multocida và A. pleuropneumoniae gây ra. Trong tự nhiên chỉ có loài lợn mắc bệnh viêm phổi truyền nhiễm. Tác nhân gây bệnh chỉ nằm trong đường hô hấp và lây nhiễm chủ yếu qua đường thở, có thể truyền trực tiếp từ lợn mẹ sang lợn con (truyền dọc, bởi vậy vì sao đàn con qua 25 ngày tuổi đã bị ho thở), lây từ con này sang con khác (truyền ngang), mầm bệnh có thể phát tán theo chiều gió với khoảng cách từ 3 đến 3,5 km cho nên gây nguy hiểm cho các cơ sở chăn nuôi lợn xung quanh. Triệu chứng: Lợn bệnh khó thở, ho nhiều, đặc biệt vào lúc thời tiết lạnh hoặc vận động nhiều. Trường hợp nặng khi lợn nằm thấy xương sườn nhô lên, hạ xuống theo nhịp thở (Ảnh trên). Da bạc màu do thiếu Oxy. Lợn bệnh giảm hoặc bỏ ăn dẫn đến chết. Bệnh tích đặc trưng của bệnh do Mycoplasma gây ra là viêm phổi. Quá trình viêm cũng xảy ra rất đặc trưng: thuỳ trên cùng bị viêm trước, sau đó lan dần xuống các thuỳ dưới, thuỳ nền ít bị. Phần viêm có tính chất đối xứng ở 2 bên phổi và thường viêm từ rìa phổi viêm lan dần vào phần bên trong (2a và 2b). Phần phổi tổn thương đông đặc từ màu xám đến màu tía, có ranh giới rõ ràng với phần phổi bình thường cho nên gọi là “gan hoá”. Bề mặt phần phổi viêm căng, lóng lánh cho nên gọi là “thể kính hoá”. Sờ nắn phần gan hoá thấy cứng, từ mặt cắt chảy ra nước đục, cắt bỏ vào nước bị chìm. Trong phế quản và phế nang phổi lợn bệnh chứa đầy bọt (1), có khi lẫn máu. Trong trường hợp mãn tính sau thời gian điều trị lợn khỏi bệnh nhưng phổi xẹp lại còn 1/3 - 1/4 thể tích phổi bình thường, có màu hồng nhạt, bề mặt phổi nhăn nheo, một số trường hợp phổi dính vào lồng ngực. Hạch lâm ba trung thất và phế quản sưng to, gấp 3 - 4 lần bình thường, mặt ngoài hơi ướt, sung huyết nhưng không xuất huyết. Nếu bội nhiễm các bệnh đường hô hấp khác bệnh tích còn phức tạp hơn nhiều.      Chẩn đoán phân biệt: Căn cứ vào đặc điểm bệnh tích có thể chẩn đoán phân biệt như sau: - Ghép với bệnh Tụ huyết trùng gây viêm nhiều thuỳ phổi, kể cả những vùng sâu bên trong, phổi viêm và tụ nhiều máu nên có màu đỏ thẩm. - Ghép với vi khuẩn sinh mủ như liên cầu khuẩn, Corynebacterium pyogenes thì gây viêm phổi hoá mủ. - Ghép với xạ trực khuẩn gây viêm màng phổi, làm phổi dính vào lồng ngực. - Ghép với Haemophilus parasuis gây viêm phổi kèm xuất huyết rất nặng ở vùng trên, nhất là thuỳ nền.      Viêm phổi nhiều khi biến chứng thành viêm màng phổi và viêm màng ngoài tim. Trong trường hợp thứ nhất trong xoang ngực tích nhiều dịch thanh dịch - fibrin như mủ. Trong trường hợp thứ hai quá trình viêm xảy ra ở phần bao tim nằm kề phần phổi bị viêm. Bao tim tích thanh dịch - fibrin, về sau chất dịch này phát triển thành mô liên kết dính chặt bao tim với tâm thượng mạc. Dưới tâm thượng mạc đôi khi thấy xuất huyết điểm. Trong trường hợp này lợn bệnh dễ chết do thiếu oxy.      Việc khống chế bệnh vô cùng nan giải vì hiệu quả dùng thuốc ở các vùng, các giai đoạn chăn nuôi khác nhau. Để khống chế và tiến tới dập dịch bệnh cần thực hiện nhiều biện pháp và kiên trì trong nhiều năm. - Trước hết cần thực hiện tốt vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng.  - Thực hiện tốt qui trình tiêm phòng để hạn chế các bệnh bội nhiễm. - Giữ chuồng ấm, khô, tránh gió lùa, hạn chế các chất kích thích. Đối với cơ sở đang bị dịch bệnh dùng thuốc điều trị như sau:      A. Điều trị dự phòng.      Đối với đàn lợn nái và đực giống:      Một năm 2 đợt vào dịp tháng 4 và tháng 9 điều trị đại trà toàn đàn (liên tục  7 - 10 ngày).  - Cho toàn đàn ăn/uống một trong các loại kháng sinh: CRD-pharm (1kg/20 tấn lợn/lần, 2lần/ngày hoặc 1g/1lít nước uống. Đối với lợn vỗ béo trộn 2kg/tấn cám), D.T.C vit (1kg/10 tấn lợn/lần, 2lần/ngày hoặc 2g/1lít nước uống. Đối với lợn vỗ béo trộn 4kg/tấn cám) để diệt vi khuẩn. - Cho toàn đàn ăn/uống Phar-C vimix, 100g/1 tấn lợn, 1lần/ngày hoặc 1g/lít nước uống để tăng lực.          Đàn lợn hậu bị:      Vào các giai đoạn trước khi phối giống, trước khi bán hoặc sau khi mới nhập từ nơi khác về cho ăn liên tục 7 - 10 ngày 2 loại thuốc trên sẽ hạn chế bệnh.      Đối với đàn con cai sữa: Vào khoảng 18 - 20 ngày tuổi dùng CRD-pharm hoặc D.T.C vit và Phar-C vimix cho ăn/uống liên tục 5 - 7 ngày. Nơi nào có điều kiện dùng thêm men tiêu hoá (7 - 10 ngày) như Pharbiozym, Pharselenzym hoặc Phartizym-BSA sẽ hạn chế bệnh viêm phổi truyền nhiễm, tiêu chảy sau cai sữa, phù đầu, giúp lợn con ăn nhiều, chóng lớn, hồng da, mượt lông.      Đối với đàn lợn vỗ béo: Khi có nguy cơ dịch xảy ra cho ăn/uống kháng sinh CRD-pharm hoặc D.T.C vit  liên tục 5 - 7 ngày để điều trị dự phòng.      B. Điều trị đàn lợn có triệu chứng lâm sàng.      1.1. Trường hợp bị nhẹ (lợn ho thở nhưng vẫn ăn, uống, điều trị 3 – 5 ngày): Cách 1: - Tiêm bắp 1lần/ngày một trong các loại kháng sinh: Combi-pharm (1ml/15kgP/lần); Bocinvet-L.A, Bocin-pharm, Doxytyl-F,  Doxyvet-L.A (1ml/10kgP); Pharsulin (1,5ml/10 kgP); Supermotic (1ml/5kgP); Prenacin (1ml/4kgP), Prenacin II (1ml/8kgP) hoặc Kanamulin (1ml/5kgP/lần, 2lần/ngày) để diệt vi khuẩn.  - Trong các trường hợp cần phối hợp tiêm thêm thuốc giảm ho Phar-Pulmovet (1ml/10kgP) và thuốc giảm đau hạ sốt Phar-nalgin C (5 - 10ml/con).      1.2. Trường hợp nặng (Lợn giảm hoặc bỏ ăn, thở hóp bụng, há mồm thở cần phối hợp 2 thuốc kháng sinh):  Cách 2: - Phối hợp tiêm bắp kháng sinh Bocinvet-L.A hoặc Bocin-pharm (1ml/10kgP/lần), 2 mũi cách nhau 2 ngày với  Doxytyl-F hoặc Doxyvet-L.A (1ml/10kgP, 1lần/ngày), tiêm 5 ngày.  - Tiêm thuốc long đờm Phar-pulmovet và giảm đau hạ sốt Phar-nalgin C. - Tiêm bắp Furo-pharm, 1 - 2 ml/50kgP/lần, 1 - 2 lần/ngày để giảm viêm phù phổi. Thuốc này rất có hiệu quả khi kết hợp với kháng sinh điều trị tràn dịch màng phổi, viêm dính màng phổi, tích nước khoang ngực và khoang bụng.  Cách 3: Phối hợp tiêm 2 thuốc kháng sinh sáng và chiều. Liên tục 5 - 7 ngày. Sáng: - Tiêm bắp kháng sinh Lincoseptin, 1ml/5kgP để diệt vi khuẩn.   - Tiêm bắp Phar-nalgin C để giảm đau hạ sốt và Phar-pulmovet để thông thở. Chiều: Tiêm bắp kháng sinh Supermotic hoặc Doxytyl-F, 1ml/10kgP. Cách 4: Đối với đàn lợn với số lượng nhiều con bị ho, tốt nhất kết hợp cách cho ăn/uống và cách tiêm.       A/ Trước hết điều trị toàn đàn bằng cách cho ăn/uống 7 ngày: + Kháng sinh CRD-Pharm (1g/10kgP/ngày hoặc 1g/lít nước) hoặc D.T.C vit (2g/10kgP/ngày hoặc 2g/lít nước). Đối với lợn vỗ béo có thể trộn 2 kg CRD-pharm hoặc 4 kg D.T.C-vit/1 tấn cám để diệt vi khuẩn. + Phartigum B, 1g/10kgP/lần, 2lần/ngày hoặc 2g/lít nước hoặc trộn 4g/kg thức ăn để giảm đau hạ sốt.      B/ Những cá thể có biểu hiện lâm sàng nặng cần kết hợp tiêm thêm kháng sinh  Bocinvet-L.A hoặc Bocin-pharm (tiêm 2 - 3 mũi) và thuốc long đờm Phar-pulmovet.      Chú ý: - Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, đối với những con ốm nặng sau khi tiêm kháng sinh 4 - 5 ngày cần dừng kháng sinh 2 - 3 ngày, trong thời gian này chỉ tiêm thuốc trợ lực như Phar-complex C, vitamin B1, vitamin C, Phar-nalgin C hoặc thuốc long đờm giảm ho như Phar-pulmovet, sau đó tiếp tục tiêm thêm 2 mũi kháng sinh sẽ cho kết quả điều trị cao nhất. - 7 ngày trước và 7 ngày sau khi dùng sản phẩm chứa Tiamulin như Phasulin, CRD-pharm hoặc Kanamulin không được dùng sản phẩm chứa kháng sinh Salinomycin, monensin, maduramicin, norasin.                        2. Bệnh tụ huyết trùng lợn.      Triệu chứng: Bệnh hay xảy ra vào mùa hè, đặc biệt sau đợt mưa rào trời trở nên nắng gắt, oi bức. Lợn trên hai tháng tuổi mới bị nhiễm bệnh và những con to béo dễ bị chết đột ngột. Mổ khám thấy gan sưng, thịt đỏ, bao tim tích nhiều dịch viêm.      Điều trị. Trước hết cho toàn đàn ăn một trong các thuốc sau: Pharcolivet, Pharmequin, Pharmpicin, Dia-pharm, Ampi-col hoặc Pharamox, những cá thể biểu hiện lâm sàng cần dùng cách tiêm  (3 ngày): Cách 1: (Loại tiêm 1lần/ngày). - Tiêm bắp  một trong các kháng sinh sau: Supermotic (1ml/5kgP); Bocinvet-L.A, Bocin-pharm, Doxyvet-L.A, Doxytyl-F hoặc Pharcolapi (1ml/10kgP); Combi-pharm (1ml/15kgP); Enroseptyl-L.A (1ml/20kgP) để diệt vi khuẩn. - Tiêm bắp Phar-nalgin C (5-10ml/con) hoặc Pharti-P.A.I (1ml/10kgP) 1lần/ngày để giảm đau hạ sốt. Cách 2:  (Loại tiêm 2lần/ngày). - Tiêm bắp kháng sinh Phar-S.P.D hoặc Coli-flox (1ml/10kgP/lần), Prenacin II  hoặc Phar-D.O.C (1ml/8kgP/lần) để diệt vi khuẩn. - Phar-nagin, tiêm bắp, 5-10ml/con, 1lần/ngày để giảm đau hạ sốt.  Cách 3:  (Loại 3 ngày tiêm 1lần). - Tiêm  bắp kháng sinh Oxyvet-L.A, 1ml/10kgP/lần, 2 mũi cách nhau 3 ngày để diệt vi khuẩn.  - Kết hợp tiêm bắp Pharti-P.A.I hoặc Phar-nalgin C để giảm đau hạ sốt.       Chú ý: - Khi lợn khó thở tiêm thêm Phar-pulmovet (1-2ml/10kgP/lần). - Tiêm phòng đầy đủ theo qui định. Khi có nguy cơ xảy ra dịch bệnh, đặc biệt vào dịp mưa rào cần dùng một trong các thuốc kháng sinh trên cho cả đàn uống/ăn 3 ngày liền sẽ hạn chế được bệnh xảy ra. - Khi bệnh xảy ra trước hết cần dùng kháng sinh điều trị, sau đó mới dùng vacxin THT tiêm cho toàn đàn. Nếu thực hiện ngược lại dịch xảy ra rất nguy hiểm. - Phối hợp kháng sinh đường tiêm (cho con ốm) và đường uống (cho toàn đàn) theo một trong các cách sau sẽ tiết kiệm được thời gian, cho hiệu quả điều trị cao: + Tiêm bắp Doxyvet-L.A, Supermotic, Oxyvet-L.A hoặc Doxytyl-F, cho uống  Pharmequin, Dia-pharm, Ampi-col hoặc Pharamox. + Tiêm bắp Enroseptyl-L.A, cho uống Pharcolivet, Pharmpicin, Dia-pharm, Ampi-col hoặc Pharamox. + Tiêm bắp  Phar-S.P.D, Coli-flox hoặc Coli-flox pharm, cho uống Pharcolivet, Pharmequin hoặc Pharmpicin. + Tiêm bắp Pharcolapi, cho uống Dia-pharm, Pharcolivet, Pharmpicin. Cách phối hợp kháng sinh tiêm và kháng sinh uống như trên để đạt hiệu quả hiệp đồng (hiệp đồng cộng hoặc hiệp đồng tăng mức). Không được đổi ghép kháng sinh uống ở cách này với kháng sinh tiêm ở cách khác, nếu không sẽ xảy ra hiệu quả không như mong muốn.               3. Bệnh giun phổi, ấu trùng giun đũa gây viêm phổi. Bệnh giun đũa gây tiêu chảy. Triệu chứng: Lợn bệnh vẫn ăn uống nhưng còi cọc, da khô, lông xù, thỉnh thoảng ho. Khi mổ khám phát hiện nhiều giun ở trong phế nang hoặc trong đường ruột. Khi sống trong đường ruột giun đũa (và các loại giun trong khác) gây viêm ruột dẫn đến tiêu chảy. Khi di hành vào gan ấu trùng giun đũa bị chết và gây hoại tử gan (ảnh bên thấy nhiều nốt hoại tử màu trắng).       Điều trị: - Tiêm bắp Pharmectin (1ml/8kgP) hoặc Mectin-pharm (1ml/33kgP), hoặc cho uống/ăn Pharcaris, 1g/6 - 7 kgP, 1 liều duy nhất để tẩy giun.       - Cho uống/ăn men Pharbiozym, 1g/10kgP/ngày, liên tục trên 7 ngày để tăng cường tiêu hoá.          BỆNH LỢN CÓ TRIỆU CHỨNG TIÊU CHẢY       Triệu chứng tiêu chảy ở lợn xảy ra do rất nhiều nguyên nhân như viêm dạ dày - ruột do vi khuẩn hoặc vi rút, rối loạn tiêu hoá do thức ăn hoặc thời tiết lạnh, độc tố, giun sán,….Bởi vậy, người ta còn gọi là “Hội chứng tiêu chảy”. Khi tiêu chảy, bệnh súc luôn bị mất nước và điện giải dẫn đến chóng bị suy kiệt và chết. Do đó, để điều trị bệnh súc ngoài việc dùng kháng sinh đặc hiệu cần bổ sung đầy đủ nước, các chất điện giải và vitamin.      4. Bệnh phân trắng lợn con.       Triệu chứng: Lợn con theo mẹ tiêu chảy phân trắng, vàng lẫn bọt khí, đôi khi nôn. Trong đàn có con bị, con không hoặc cả đàn bị.      Điều trị (3 - 4 ngày): Cách 1: - Tiêm bắp 1 trong các loại kháng sinh Enroseptyl L.A, Pharthiocin, L.S-pharm hoặc  Pharcolapi (1ml/10kgP), 1lần/ngày để diệt vi khuẩn . - Tiêm bắp Calci-Mg-B6,  5ml/ con, 1 lần/ngày để trự lực. - Cho uống Dizavit-plus, 1g/10kgP/lần, 2 - 3 lần /ngày để bù điện giải vitamin. Chú ý: Phối hợp tiêm bắp 1ml kháng sinh Enroseptyl-L.A  với 1ml kháng khuẩn Pharseptyl-L.A cho 10kgP, 1lần/ngày cho hiệu quả rất tốt.  Cách 2:  - Tiêm bắp kháng sinh Lincoseptin (1ml/5kgP) hoặc Combi-pharm (1ml/7,5kgP), 1lần/ngày để diệt vi khuẩn. - Tiêm bắp Pharcomplex C, 2 - 3ml/con, 1lần/ngày để trự lực. Cách 3: - Cho uống kháng sinh Phardiasol (phân trắng lợn con), 1ml/6 - 8 kg/lần hoặc Kanamulin (phân vàng lợn con), 0,5 - 1ml/con/lần, 2 lần/ngày để diệt vi khuẩn. - Cho uống men Pharbiozym, 1g/5kgP, 1lần/ngày để tăng cường tiêu hoá.         Chú ý: - Một số đàn con mới đẻ đã bị tiêu chảy cả đàn có thể do chất lượng sữa của nái nuôi con. Nếu nái nuôi con ốm phải tích cực điều trị con mẹ là chủ yếu. Nếu thức ăn cho nái nuôi con không đảm bảo về chất lượng (cám mốc, thiếu chất, nhiều đạm) cần thay cám khác hoặc cân đối cho đủ chất (vitamin, khoáng vi lượng). - Một số nái trước khi đẻ được điều trị bằng kháng sinh dài ngày nên đàn con mới đẻ ra đã bị tiêu chảy. Trong trường hợp này trước hết cần giải độc cho nái nuôi con bằng cách cho ăn/uống liên tục trên 7 ngày Phar-boga T (1g/1lít nước) hoặc Dizavit-plus (10g/100kgP/lần, 2lần/ngày hoặc hoà 2g/1lít nước uống) và men tiêu hoá (Pharbiozym, Phartyzym hoặc Pharselenzym, 2g/1lít nước uống). - Cần giữ chuồng khô, ấm. Đối với đàn con tiêu chảy mất nhiều nước và điện giải cần tiếp nước bằng cách tiêm vào khoang bụng dung dịch Ringer-pharm, 20ml/con, 1lần/ngày, thời điểm tiếp nước tốt nhất vào cuối buổi chiều.  - Đối với những đàn đã ăn được nhưng bị phân trắng nhiều có thể do chất lượng sữa mẹ kém, cần cai sữa ngay, kết hợp cho ăn thêm men Phartizym-BSA, Pharbiozym hoặc Pharselenzym trên 7 ngày sẽ cho kết quả tốt. - Một số đàn lợn con bị bội nhiễm bệnh phân trắng lợn con với bệnh cầu trùng, cho nên cần cho uống thêm thuốc điều trị bệnh này (xem phần bệnh cầu trùng).                5. Bệnh cầu trùng lợn.      Triệu chứng: Bệnh dễ xảy ra ở lợn 8 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi. Biểu hiện lợn uể oải, hay nằm, giảm hoặc bỏ bú (ăn), tiêu chảy lúc đầu phân hơi lỏng lẫn ít nhầy (phân sền sệt), càng về sau càng có nhiều nhầy hơn. Bên cạnh phân lỏng còn thấy một số phân dạng viên tròn như phân thỏ, không có bọt khí (khi cầu trùng ghép với E.coli phân có thể có bọt khí). Dùng kháng sinh điều trị không khỏi, lợn rất ít chết nhưng lông xù, chậm lớn.      Điều trị.      Đây là bệnh điều trị đơn giản. Do bệnh dễ ghép với E.coli nên tốt nhất dùng thuốc điều trị đồng thời cả hai bệnh: - Cho uống Pharm-cox, 1ml/2,5kgP, một lần duy nhất (trường hợp lợn nôn, ngày hôm sau cho uống lần 2) để điều trị cầu trùng. - Kết hợp cho uống dung dịch kháng sinh Phardiasol (phân trắng lợn con), 1ml/6kgP/lần hoặc Kanamulin (phân vàng lợn con), 0,5ml/con/lần, 2lần/ngày hoặc tiêm bắp 1ml kháng sinh Enroseptyl-L.A với 1ml kháng khuẩn Pharseptyl-L.A cho 10kgP, 1lần/ngày, liên tục 3 ngày để điều trị E.coli. - Cho uống men sống Pharbiozym, 2g/10kgP, 1lần/ngày, liên tục 3 ngày để tăng cường khả năng tiêu hoá.       Phòng bệnh. Cho uống Pharm-cox, 1ml/con lúc lợn 3 – 5 ngày tuổi.                        6. Bệnh tiêu chảy ở lợn cai sữa.       Triệu chứng: Khi cai sữa lợn vẫn bình thường, nhưng sau cai sữa chuyển qua thức ăn mới, chuồng nuôi mới hoặc mới mua từ nơi khác về thay đổi thức ăn đột ngột lợn bị tiêu chảy. Thường nhiều con tiêu chảy phân lỏng, lợn bệnh giảm ăn. Không điều trị kịp thời lợn bệnh có thể chết hoặc sống sót dễ bị còi cọc. Trước hết cần thay đổi thức ăn cho phù hợp, hạn chế thức ăn giàu đạm và nhiều chất tanh. Cho ăn từ ít đến nhiều. Giữ chuồng ấm, khô, cho uống nước sạch.       Điều trị. Dùng liên tục 3 ngày một trong  các cách sau: Cách 1: - Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau: Pharsulin (trường hợp lợn tiêu chảy phân sền sệt màu đen), Lincoseptin, Pharcolapi, Combi-pharm, Pharthiocin, Phar-D.O.C, Coli-flox pharm, Doxyvet-L.A, Doxytyl-F,  Supermotic hoặc Norflo-T.S.S.  - Cho uống men tiêu hoá sống Pharselenzym, 1g/5kgP/ngày hoặc 2g/lít nước.   Cách 2: - Cho uống 3 - 5 ngày một trong các loại kháng sinh: Ampi-col, Pharmequin, Pharcolivet, Pharmpicin, Pharm-flor, Dia-pharm, Pharamox, PTH-pharma hoặc Enro-flox 5%.  - Cho uống men tiêu hoá sống Pharbiozym, 1g/5kgP/ngày hoặc 2g/lít nước.       Chú ý: Nếu lợn cai sữa tiêu chảy phân sền sệt có màu hơi vàng hoặc lẫn phân sống, cho đàn lợn uống thêm Pharm-cox (0,4ml/kgP) để điều trị bệnh cầu trùng.       Phòng bệnh. - Tốt nhất dùng một trong các loại men tiêu hoá sống Pharselenzym, Pharbiozym hoặc Phartizym-BSA, cho uống/ăn liên tục trên 7 ngày kể từ khi lợn con cai sữa. Nơi nào có điều kiện cho ăn liên tục khi lợn con bắt đầu tập ăn cho đến khi xuất chuồng vừa ngừa tiêu chảy vừa giúp lợn con hồng da, ăn nhiều, chóng lớn. - Nơi nào có mầm bệnh đe doạ vào giai đoạn cai sữa cho lợn con ăn/uống một trong các loại kháng sinh kể trên (Ampi-col, Pharamox…) sẽ cho kết quả tốt. - Giữ chuồng khô, ấm. Không tắm cho lợn cai sữa. - Chuyển đổi thức ăn từ từ và trong tuần đầu tiên sau cai sữa không được cho lợn ăn quá no.    Chú ý: Nếu đàn có số lượng lớn nhưng mới bị nhiễm bệnh cho toàn đàn uống một trong các loại kháng sinh sau: Ampi-col, Pharamox, P.T.H-pharma, Flumequin, Dia-pharm, hoặc Pharcolivet kết hợp với men tiêu hoá sống, những cá thể có triệu chứng lâm sàng cần dùng một trong thuốc tiêm kể trên sẽ hiệu quả lại kinh tế.      7. Bệnh phó thương hàn lợn.      Triệu chứng: Đây là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella gây ra ở lợn con từ 1 - 4 tháng tuổi, đặc biệt vào giai đoạn sau cai sữa. Bệnh có thể xảy ra với thể cấp tính, á cấp tính và mãn tính. Trong thể cấp tính lợn bệnh sốt cao (40 - 420C), yếu, hay nằm, lợn con không thể bú mẹ được. Trường hợp bị thể ruột vào ngày thứ 2 - 3 sau khi ốm lợn bắt đầu tiêu chảy phân lỏng lẫn nhầy và máu, thối khắm. Mắt lợn bị viêm kết mạc, chảy nhiều dịch. Lợn bệnh ngày càng yếu, đi loạng choạng, sốt từng cơn, yếu, nôn mửa, nếu không cấp cứu kịp thời lợn bệnh sẽ chết trong khoảng ngày thứ 5 - 10. Nếu bị nhẹ, tiêu chảy sẽ ngừng, thân nhiệt giảm dần xuống nên lợn bệnh có thể khoẻ lên, có thể chuyển qua thể á cấp tính hoặc mãn tính. Trong thể á cấp tính và mãn tính lợn bệnh biểu hiện viêm đường hô hấp. Lúc đầu chảy dịch mũi nhầy, về sau chảy dịch mủ. Đôi lúc lợn bệnh ho khô, về sau càng ho nhiều, ho ướt và đau khi ho, thở hóp bụng và thở gấp. Tiêu chảy phân có màu vàng tạm thời dừng rồi lại bị tiêu chảy. Dần dần lợn gầy, giảm hoặc bỏ ăn. Vùng da mỏng (vùng bụng, bẹn, chỏm và rìa tai, bốn chân, mõm) bị xuất huyết. Một đặc điểm lâm sàng điển hình là lợn bệnh bịxuất huyết vùng da quanh cổ (Ảnh bên). Trong bệnh tụ huyết trùng da vùng cổ lợn cũng bị xuất huyết nhưng lại dọc hầu và hầu biểu hiện phù. Mổ khám thấy hạch màng treo ruột, lách và hạch lâmba sưng to. Gan có nhiều điểm hoại tử nhỏ màu hơi trắng. Thận bị hoại tử từng đám có màu hồng (như trứng gà tây). Trong trường hợp mãn tính hồi tràng, manh tràng, kết tràng bị loét, vết loét không có ranh giới rõ ràng.                                                                                                                                                             Điều trị: Phó thương hàn là bệnh do vi khuẩn gây ra nên dùng kháng sinh điều trị được. Tuy nhiên do đặc thù gây bệnh của vi khuẩn Salmonella nên cần chọn phác đồ thích hợp mới có hiệu quả. Điều trị liên tục 5 ngày. Cách 1: - Phối hợp tiêm bắp 1ml kháng sinh Enroseptyl-L.A với 1ml kháng khuẩn Pharseptyl-L.A cho 10kgP, 1lần/ngày để diệt vi khuẩn. - Phar-nalgin C, tiêm bắp, 5ml/con/lần, 1-2lần/ngày để giảm đau hạ sốt. - Cho uống Dizavit-plus, 1ml/10kgP/lần, 2lần/ngày hoặc 2g/1lít nước để bù điện giải vitamin. Cách 2: - Tiêm bắp kháng sinh Pharthiocin hoặc Pharcolapi (1ml/10kgP), 1lần/ngày để diệt vi khuẩn. - Phar-nagin, tiêm bắp, 5ml/con/lần, 1-2lần/ngày để giảm đau hạ sốt. - Cho uống men Pharbiozym, 1g/5kgP/ngày hoặc 2g/1lít nước để tăng cường tiêu hoá. Cách 3: - Tiêm bắp kháng sinh Combi-pharm, 1ml/7,5kgP, 1lần/ngày, liên tục 3 ngày để diệt vi khuẩn. - Cho uống/ăn kèm 5 ngày kháng sinh PTH-pharma, 10g/3,5lít nước hoặc 10g/70kgP/lần, 2lần/ngày.   Chú ý: - Các thuốc kháng sinh tiêm khác có thể dùng: Bocinvet-L.A (1ml/10kgP/lần, 2 mũi cách nhau 24 giờ); Lincoseptin (1ml/5kgP, 1lần/ngày), Coli-flox hoặc Phar-S.P.D (1ml/10kgP/lần, 2lần/ngày); L.S-pharm, Doxytyl-F hoặc Pharmoxicla (1ml/10kgP, 1lần/ngày). - Nếu đàn có số lượng lớn, cho cả đàn ăn/uống kháng sinh P.T.H-pharma, Pharmequin, Enro-flox 5%, Ampi-col, Pharcolivet hoặc Dia-pharm, những con có biểu hiện lâm sàng dùng thuốc tiêm sẽ hiệu quả hơn. Sau khi điều trị khỏi cần tiêm vacxin phòng bệnh phó thương hàn cho đàn lợn con, nếu cần tiêm cả cho lợn nái chửa. - Giữ chuồng ấm, khô.  - Loại trừ thức ăn nghi ngờ nhiễm bệnh (bột xương thịt, bột cá). - Phun thuốc sát trùng chuồng và khu vực chăn nuôi. - Trong thời gian xảy ra bệnh không đơược xuất nhập lợn.             8. Hội chứng tiêu chảy vào mùa lạnh ở lợn.      Triệu chứng: Bệnh hay xảy ra vào mùa giá lạnh ở đàn lợn vỗ béo, nái và đực giống. Trong vòng 1 – 2 ngày cả đàn cùng bị tiêu chảy phân lỏng màu xanh đen, có khi lẫn máu và nhầy. Lợn bệnh chướng bụng, giảm ăn. Nái chửa kỳ 2 có thể bị sẩy thai. Đàn con sơ sinh của lợn nái bệnh dễ bị tiêu chảy dẫn đến chết do mất nhiều nước.       Điều trị. Trước hết cho lợn bệnh nhịn ăn 1 - 2 bữa, nhưng cho uống nước đầy đủ, sau đó cho ăn 1/2 khẩu phần và tăng dần lên bình thường. Dùng liên tục 3 ngày một trong các cách sau: Cách 1:  - Tiêm bắp kháng sinh Norflo-T.S.S hoặc Lincoseptin, 1ml/5kgP, 1lần/ngày để diệt vi khuẩn. - Tiêm bắp Calci-Mg-B6, 5 - 10ml/con, 1 - 2 lần/ngày để trợ lực. - Cho ăn/uống Dizavit-plus, 1g/10kgP/lần, 2lần/ngày hoặc 2g/lít nước uống để bù điện giải vitamin.  Cách 2: Tiêm bắp kháng sinh Pharsulin  hoặc Doxytyl-F, 1ml/10kgP, 1lần/ngày để diệt vi khuẩn. - Cho uống/ăn men Pharselenzym, 1g/ 5kgP, 1 lần/ngày để tăng cường tiêu hoá.        Chú ý: - Nếu lợn chướng hơi cho uống Pharmalox, 1g/5 - 10kgP/lần/ngày, có điều kiện tiêm thêm Pilocarpin. - Kinh nghiệm cho thấy trong thời gian điều trị mỗi ngày phun sát trùng chuồng nuôi (Cloramin-T) một lần sẽ cho kết quả rất tốt. - Nếu số lượng gia súc lớn, cho toàn đàn uống/ăn kháng sinh CRD-Pharm (1g/20kgP/lần, 2lần/ngày hoặc 1g/1lít nước uống, đối với lợn vỗ béo trộn 1kg CRD-pharm vào 1tấn cám) hoặc D.T.C vit (1g/10kgP/lần, 2lần/ngày hoặc 2g/1lít nước uống, đối với lợn vỗ béo trộn 2kg D.T.C vit vào 1tấn cám), số có triệu chứng lâm sàng dùng một trong các cách tiêm kể trên sẽ hạn chế dịch, tiết kiệm được thời gian và kinh phí điều trị. - Một số cơ sở do cho ăn nhiều bả đậu, thức ăn nhiều đạm hoặc lẫn độc tố lợn cũng bị tiêu chảy. Trong trường hợp này cần thay thức ăn khác, cho uống Pharmalox (20-30g/con/lần), sau đó cho ăn/uống men tiêu hoá sống (Pharbiozym, Phartyzym hoặc Pharselenzym) 5 - 7 ngày lợn sẽ ngừng tiêu chảy.   - Giữ chuồng ấm, khô. Hạn chế thức ăn giàu đạm và chất tanh.                9. Bệnh do giun sán.       Triệu chứng chính: lợn vỗ béo ăn khoẻ nhưng lông xù, chậm lớn, lúc tiêu chảy, lúc không. Đôi khi tiêu chảy ra cả giun. Mổ ra phát hiện thấy giun ở trong ống ruột, đôi khi gan bị viêm do ấu trùng giun di hành gây nên (Ảnh dưới).      Điều trị: Tẩy giun bằng cách tiêm bắp Pharmectin (1ml/7 - 8kgP) hoặc Mectin-pharm (1,5ml/50kgP), cho uống Pharcaris (10g/60 - 70kgP) hoặc Phar-dectocid (1 viên/100kgP), một liều duy nhất. Sau khi tẩy giun cần tăng cường dinh dưỡng, như cho uống/ăn 5 ngày Phar-M comix (2g/lít nước hoặc 2g/10kgP/ngày) hoặc men tiêu hóa sống Pharbiozym (2g/lít nước hoặc 2g/10kgP/ngày).      Chú ý: - Nếu lợn chưa tiêm phòng cần tiêm vacxin dịch tả trước, sau đó mới tẩy giun. - Đối với sán lá đường ruột lợn (sán lá hồng) dùng  Phar-dectocid (1 viên/100kgP) cho ăn/uống 1lần duy nhất cho hiệu quả rất cao.               CÁC BỆNH KHÁC      10. Bệnh phù đầu lợn con.  Triệu chứng: Bệnh này còn gọi là Sưng phù đầu, Coli dung huyết, co giật lợn con hoặc E.D. Bệnh hay xảy ra ở đàn lợn con trước và sau cai sữa. Con to béo, ăn khoẻ bị trước, phù mặt, mắt, có con mắt bị lồi ra, dễ chết đột ngột. Lợn bệnh có biểu hiện thần kinh, co giật, đi xoay vòng theo một chiều nhất định, liệt chân (Ảnh trên). Có con mất tiếng, cứng hàm, nằm co cứng như bị uốn ván (trường hợp này lợn sắp chết). Thân nhiệt có thể tăng hoặc không, trước khi chết thân nhiệt còn giảm xuống. Lợn bệnh có thể bị tiêu chảy, có thể không. Bệnh tích không có gì đặc trưng. Dạ dày vẫn chứa đầy thức ăn. Da đầu căng (Ảnh dưới). Điều trị: Để điều trị bệnh này cần can thiệp kịp thời, càng sớm càng cho hiệu quả cao. Lưu ý khâu hộ lý, chăm sóc lợn trong và sau điều trị. Hộ lý. Cho toàn đàn nhịn ăn cám công nghiệp 1-2 ngày, có thể cho ăn thức ăn nghèo dinh dưỡng (cháo, cám gạo), rau nhiều chất xơ và có tính nhuận tràng (dây khoai lang), nhưng không được cho ăn no. Cho uống nước đầy đủ. Hạn chế ánh sáng và tiếng ồn. Hạn chế tối đa lượng muối trong thức ăn. Sau điều trị khỏi cho lợn ăn cám từ ít đến nhiều.  Dùng thuốc điều trị. 1 - 2 mũi đầu tiêm cho cả đàn, sau đó chỉ tiêm cho con ốm, cho cả đàn ăn/uống kháng sinh. Điều trị 3 ngày. Cách 1: - Cho toàn đàn uống/ăn kháng sinh Pharmequin, 10g/200 kgP/lần, 2lần/ngày hoặc hoà 1g/1lít nước để diệt vi khuẩn. - Tiêm bắp kháng sinh Phar-S.P.D, 1ml/10kgP/lần, 2lần/ngày. Mũi đầu tiêm cả đàn, sau đó chỉ tiêm con ốm để diệt vi khuẩn. - Phối hợp tiêm bắp Calci-Mg-B6 với Phar-nalgin C theo tỷ lệ 1/1, 10ml/con, 1lần/ngày để giảm đau, hạ sốt. Cách 2: - Cho toàn đàn uống/ăn kháng sinh Pharmequin (10g/200 kgP/lần, 2lần/ngày hoặc 1g/1lít nước) hoặc Dia-pharm (10g/60kgP/lần, 2 lần/ngày hoặc 10g/3lít nước) để diệt vi khuẩn. - Phối hợp tiêm bắp 1ml kháng sinh Enroseptyl-L.A với 1ml Pharseptyl-L.A cho 10kgP, 1lần/ngày. Mũi đầu tiêm cả đàn, sau đó chỉ tiêm con ốm để diệt vi khuẩn. - Phối hợp tiêm bắp Calci-Mg-B6 với Phar-nalgin, cách dùng, liều dùng như cách 1. Chú ý: - Trong các cách có chỉ định dùng kháng sinh tiêm và uống để đạt hiệu quả hiệp lực (hiệp lực cộng và hiệp lực tăng mức), cho nên không được dùng kháng sinh uống ở cách này với kháng sinh tiêm ở cách khác, nếu không sẽ giảm tác dụng của thuốc. - Thuốc kháng sinh khác có thể dùng tiêm bắp: Doxytyl-F (1ml/10kgP, 1lần/ngày); Phar-D.O.C. (1ml/8kgP/lần, 2lần/ngày). Kháng sinh uống khác có thể dùng: Pharmpicin (10g/80kgP/ lần, 2lần/ngày), PTH-Pharma (10g/70kgP/lần, 2 lần/ngày). - Trường hợp lợn bị phù kết hợp tiêm thêm thuốc lợi tiểu Furo-pharm, 1 - 2ml/con, 1 - 2lần/ngày sẽ cho kết quả điều trị tốt.  - Sau khi điều trị khỏi cần dùng men tiêu hoá như: Pharbiozym, Phartizym-BSA hoặc Pharselenzym cho ăn/uống liên tục trên 7 ngày lợn bệnh sẽ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ, không tái nhiễm bệnh.  - Phòng bệnh: Cho ăn/uống kháng sinh Pharmequin, Pharamox, Ampicol…trong giai đoạn cai sữa.                11. Bệnh Lepto (Leptospirosis). Bệnh Lepto (bệnh nghệ, bệnh khét, bệnh vàng da) là bệnh truyền nhiễm do xoắn khuẩn Leptospiragây ra. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa mưa ở lợn vỗ béo, lợn nái và đực giống. Do mùa mưa xảy ra ở các vùng khác nhau nên mùa bệnh lepto cũng bắt đầu khác nhau.  Triệu chứng chính: Lợn bệnh lúc đầu giảm hoặc bỏ cám nhưng vẫn ăn nhiều rau - đó là biểu hiện lâm sàng rất đặc trưng trong bệnh lepto lợn (Ảnh bên trái), ngoài ra còn thấy nước tiểu vàng hoặc lẫn máu, da vàng và không bị xuất huyết. Mổ khám thấy mỡ vàng, gan vàng (Ảnh phải) - càng để lâu ngoài không khí gan càng vàng (1), mật teo đặc (2), thịt luộc có mùi khét không ăn được. Ngoài lợn, chó cũng dễ bị bệnh lepto. Vì điều trị lợn bệnh lâu khỏi nên một số người chẩn đoán nhầm là lợn bị bệnh dịch tả. Về lâm sàng khi bị bệnh dịch tả, lợn bệnh đã bỏ cám là bỏ luôn cả rau, xuất huyết vùng da mỏng (bốn chân, vùng bụn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_phong_va_tri_benh_cho_vat_nuoi_6339.doc
Tài liệu liên quan