Giáo trình Tin học đại cương

4.2. INTERNET 4.2.1. Một số khái niệm a) Internet Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này sử dụng giao thức truyền thông TCP/IP (Transmission Control Protocol/ Internet Protocol) để truyền dữ liệu. Điểm khác với các mạng máy tính thông thường là ở chỗ Internet không thuộc sở hữu của ai cả và không có mạng nào điều hành mạng nào, chỉ có các ủy ban điều phối và kĩ thuật (các tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ - non profit, non govermental) quản lý việc cấp địa chỉ và nghiên cứu các chính sách cũng như công nghệ trên Internet. Hệ thống Internet bao gồm hàng ngàn mạng máy tính của các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và các trường đại học, người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet, mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống World Wide Web (WWW), thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), máy tìm kiếm (search engine), các dịch vụ thương mại và chuyển ngân và các dịch vụ về y tế, giáo dục như hình thức đào tạo trực tuyến, chữa bệnh từ xa.

pdf89 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Tin học đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sh và nó là hệ điều hành được thiết kế riêng cho dòng máy tính Macintosh của hãng Apple Computer. Mặc dù hệ điều hành Mac đã được phát triển vài năm trước khi Windows ra đời, cả hai hệ điều hành đều có nhiều khu vực làm việc hình chữ nhật để phản ánh khả năng xử lý đa nhiệm. Cả Windows và Mac OS đều cung cấp các dịch vụ mạng cơ bản. Tính năng độc đáo của máy tính để bàn Mac là chúng bao gồm các biểu tượng của Apple, Dock và một thanh trình đơn ứng dụng cố định ở phía trên cùng của màn hình. Hình 3.7 minh hoạ một số tính năng cơ bản của hệ điều hành dùng cho máy tính để bàn Mac. Hình 3.7. Giao diện làm việc của hệ điều hành Mac OS Mac OS là một hệ điều hành có nhiều nét tương đồng với Microsoft Windows. Tuy nhiên, nó có một số điểm vượt trội so với hệ điều hành Windows như: độc lập về độ phân giải, có phần mềm nghe nhìn Quick Time, có hệ thống sao lưu dữ liệu Time Machine, tiện ích tìm kiếm dữ liệu trong máy tính cùng hơn 200 tiện ích mới. Là một trong những hệ điều hành mang tính cách mạng và bảo mật cao nhất từ trước đến nay, không cần phần mềm bảo vệ riêng, ít bị virus tấn công trong khi đó Windows thì bị hàng loạt lỗi bảo mật nguy hiểm. Nhược điểm lớn nhất của Mac OS là đòi hỏi sự tương đồng cả về phần cứng và các phần mềm ứng dụng. Trong những năm 90, Apple đã từng cho phép các hãng sản xuất khác trong liên minh PowerPC sử dụng hệ điều hành Mac OS, nhưng việc này đã chấm dứt vào khoảng năm 1998 và Mac OS trở về mã nguồn đóng. Việc cài đặt Mac OS X lên các máy tính không do Apple sản xuất bắt đầu được chú ý vào khoảng năm 2005, khi Apple chuyển sang dùng bộ xử lý Intel cho máy tính của họ và Mac OS X bắt đầu bộc lộ những ưu điểm so với Windows. Hiện nay, để làm việc này có 2 cách, một là cài 54 Mac OS X vào máy ảo trên nền Windows (sử dụng một vài phần mềm máy ảo như VMWare, VirtualBox), hai là cài song song (dual-boot) với Windows. Cả 2 cách đều không thể dùng đĩa cài đặt gốc Mac OS X do Apple sản xuất, mà phải dùng các phiên bản đã được tùy chỉnh bởi cộng đồng OSX86 để cho tương thích với các máy không thuộc Apple (có thể kể đến như Leo4all, iPC, Hazard, Kalyway, JaS...) hoặc tự thêm các driver vào đĩa cài đặt gốc để việc cài đặt và sử dụng diễn ra suôn sẻ. Hệ điều hành UNIX và LINUX Hệ điều hành UNIX đã được phát triển trong năm 1969 tại AT&T Bell Labs. Ưu điểm nổi bật của UNIX là độ tin cậy cao trong môi trường đa người dùng, nhiều phiên bản của UNIX được cài đặt trên các hệ thống máy tính lớn (mainframes) và máy vi tính (microcomputers). Phiên bản Linux đầu tiên do Linus Torvalds viết vào năm 1991, lúc ông còn là một sinh viên của Đại học Helsinki tại Phần Lan. Ông làm việc một cách hăng say trong vòng 3 năm liên tục và cho ra đời phiên bản Linux 1.0 vào năm 1994. Bộ phận chủ yếu này được phát triển và tung ra trên thị trường dưới bản quyền GNU General Public License. Do đó mà bất cứ ai cũng có thể tải và xem mã nguồn của Linux. Linux được lấy cảm hứng và dựa trên một dẫn xuất UNIX gọi là Minix, được tạo ra bởi Andrew Tanenbaum. Linux thường được sử dụng như một hệ điều hành cho các máy chủ, nó không phổ biến cho các ứng dụng máy tính để bàn như Windows hay Mac OS. Linux là khá độc đáo vì nó được phân phối cùng với mã nguồn của mình theo các điều khoản của mã nguồn mở GPL (General Public License), cho phép tất cả mọi người tự sửa đổi để tạo ra các bản sao cho riêng mình, cho những người khác hoặc với mục đích thương mại. Chính sách cấp phép này đã khuyến khích các lập trình viên phát triển các tiện ích, phần mềm và cải tiến Linux. Linux được phân phối chủ yếu trên web. Linux chia sẻ một số tính năng kỹ thuật với UNIX, chẳng hạn như khả năng đa nhiệm và đa người dùng, an toàn và đáng tin cậy. Hệ điều hành Android, Symbian và Chromium cho các thiết bị cầm tay được xây dựng dựa trên nền Linux. Tuy nhiên, Linux không có được giao diện thân thiện đối với người dùng như các hệ điều hành Windows và Mac. Các hệ thống phần mềm chạy trên nền Linux cũng còn hạn chế và chủ yếu hướng tới đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp hoặc các kỹ thuật viên. Một phiên bản của Linux có thể được tải về bao gồm các hạt nhân Linux, các tiện ích, giao diện đồ họa, các ứng dụng và cách thức cài đặt. Một số phiên bản của Linux tương đối thân thiện với người dùng là Fedora, Mandriva, openSUSE và Ubuntu (Hình 3.8). 55 Hình 3.8. Giao diện đồ họa của phiên bản Ubuntu b) Hệ điều hành cho thiết bị di động Có 6 loại hệ điều hành thống trị các thiết bị cầm tay, đó là: iOS, Symbian, BlackBerry OS, Android OS, Windows Phone 7 và HP webOS (như trong hình 3.9) Hình 3.9. Sáu loại hệ điều hành điển hình cho các thiết bị cầm tay IOS là hệ điều hành trên các thiết bị di động của Apple, ban đầu hệ điều hành này chỉ được phát triển để chạy trên iPhone, nhưng sau đó nó đã được mở rộng để chạy trên các thiết bị 56 của Apple như iPod touch, iPad và Apple TV. Ngày 31/5/2011, App Store của Apple chứa khoảng 500.000 ứng dụng iOS và được tải về tổng cộng khoảng 15 tỷ lần. Trong quý 4 năm 2010, có khoảng 26% điện thoại thông minh chạy hệ điều hành iOS, sau hệ điều hành Android của Google và Symbian của Nokia, giao diện người dùng của iOS dựa trên cơ sở thao tác bằng tay. Người dùng có thể tương tác với hệ điều hành này thông qua rất nhiều động tác bằng tay trên màn hình cảm ứng của các thiết bị của Apple. Symbian là hệ điều hành được viết và sử dụng cho một số điện thoại di động. Symbian được sử dụng nhiều nhất bởi các điện thoại cao cấp của Nokia. Hãng này đã rất thành công với hệ điều hành này và có thời đã giúp Symbian trở thành hệ điều hành dành cho thiết bị di động phổ biến nhất thế giới. Tuy nhiên kể từ tháng 9/2012, Symbian đã đi vào giai đoạn thoái trào do không cạnh tranh nổi với các hệ điều hành mới tân tiến hơn như iOS, Android... Số người dùng càng ngày càng ít khiến thị phần Symbian thu hẹp và trở nên khiêm tốn so với các nền tảng khác. Đến ngày 25/1/2013, tập đoàn Nokia đã chính thức khai tử nền tảng Symbian, thiết bị cuối cùng chạy Symbian là Nokia 808 pureview. BlackBerry OS là nền tảng phần mềm tư hữu do Research In Motion phát triển cho dòng sản phẩm cầm tay BlackBerry. BlackBerry OS cung cấp khả năng đa nhiệm và được thiết kế cho các thiết bị sử dụng phương pháp nhập đặc biệt, thường là trackball hoặc màn hình cảm ứng. Hệ điều hành được hỗ trợ MIDP 1.0 và WAP 1.2. Các phiên bản trước đó cho phép đồng bộ hóa không dây thư điện tử và lịch với Microsoft Exchange Server và với cả Lotus Domino. Phiên bản OS 4 hiện tại hỗ trợ MIDP 2.0, có khả năng kích hoạt không dây hoàn toàn và đồng bộ thư điện tử, lịch, công việc, ghi chú và danh bạ với Exchange và khả năng hỗ trợ Novell GroupWise, Lotus Notes khi kết hợp với BlackBerry Enterprise Server. Các bản cập nhật cho BlackBerry OS có thể có nếu nhà mạng cung cấp thông qua dịch vụ BlackBerry OTASL. Android là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux được thiết kế dành cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Ban đầu, Android được phát triển bởi Tổng công ty Android, với sự hỗ trợ tài chính từ Google và sau này được chính Google mua lại vào năm 2005. Android có mã nguồn mở và Google phát hành mã nguồn theo Giấy phép Apache. Chính mã nguồn mở cùng với một giấy phép không có nhiều ràng buộc đã cho phép các nhà phát triển thiết bị, mạng di động và các lập trình viên nhiệt huyết được điều chỉnh và phân phối Android một cách tự do. Ngoài ra, Android còn có một cộng đồng lập trình viên đông đảo chuyên viết các ứng dụng để mở rộng chức năng của thiết bị, bằng một loại ngôn ngữ lập trình Java có sửa đổi. Những yếu tố này đã giúp Android trở thành nền tảng điện thoại thông minh phổ biến nhất thế giới. Mặc dù được thiết kế để chạy trên điện thoại và máy tính bảng, Android đã xuất hiện trên TV, máy chơi game và các thiết bị điện tử khác. Bản chất mở của Android cũng khích lệ một đội ngũ đông đảo lập trình viên và những người đam mê sử dụng mã nguồn mở để tạo ra những dự án do cộng đồng quản lý. Những dự án này bổ sung các tính năng cao cấp cho những người dùng thích tìm tòi hoặc đưa Android vào các thiết bị ban đầu chạy hệ điều hành khác. Windows Phone 7 là thế hệ kế tiếp của dòng điện thoại chạy hệ điều hành Microsoft Windows Mobile. Windows Phone 7 được phát triển dựa trên phần lõi là Windows CE 7 giống Zune HD, trong khi các phiên bản trước lại dựa trên Windows CE 5. Như đã nói ở trên, Windows Phone 7 hoàn toàn khác Windows Mobile, khác cả về phần cứng lẫn phần mềm: Giao diện sử dụng dạng lật mở hoàn toàn mới lạ, chú trọng tính năng nhập liệu bằng ngón tay, kết hợp và mở rộng đầy đủ với các thành phần của Zune và Xbox, đòi hỏi 57 cấu hình phần cứng rất khắt khe đối với các đối tác sản xuất. Ngoài ra, Windows Phone 7 hỗ trợ cả Outlook và Office. HP WebOS là một hệ điều hành di động dựa trên hạt nhân Linux, ban đầu được phát triển bởi Palm, mà sau này được mua lại bởi Hewlett-Packard. Nói theo một cách dễ hiểu nhất, WebOS là một hệ điều hành ảo chạy trong trình duyệt Web. Đến nay, LG Electronics đã mua lại hệ điều hành này nhằm phát triển dòng tivi thông minh của hãng. Nếu như đối với Android hay iOS, người dùng chỉ có thể chạy được một ứng dụng trên màn hình, việc chuyển qua chuyển lại giữa các ứng dụng phải thông qua một danh sách các ứng dụng đang chạy được gọi lên bằng một thao tác nào đó thì ở WebOS các ứng dụng đang chạy được quản lý dưới dạng các cửa sổ. Hoặc hệ thống hiển thị thông báo từ email, tin nhắn và thông báo từ các ứng dụng của WebOS cũng được đánh giá tốt hơn hẳn so với các hệ điều hành khác như iOS hay Windows Phone. 3.2.4. Quản lý dữ liệu trên bộ nhớ ngoài Dữ liệu trên bộ nhớ ngoài mà Windows nói riêng và các hệ điều hành nói chung quản lý là tệp và thư mục. a) Khái niệm tệp tin Tệp, hay tệp tin (file) là một tập hợp các thông tin có liên quan đến nhau do người dùng tạo ra trong máy tính hoặc các thiết bị số hóa khác (ảnh, video), được lưu trữ trong máy. Các thông tin này là các giá trị số, một hay nhiều chuỗi ký tự, ký hiệu giống hoặc khác nhau. Tệp tin được đặt tên và lưu trữ trong các thiết bị lưu trữ khác nhau như đĩa cứng, đĩa CD, USB... Tên tệp tin gồm hai phần, phần tên chính và phần mở rộng, được cách nhau bằng dấu chấm (.). Phần tên chính thông thường do người dùng đặt, còn phần mở rộng thường được quy định bởi phần mềm tạo ra tệp, ban đầu phần tên chính chỉ bao gồm tám ký tự và phần mở rộng từ một đến ba ký tự, hiện nay tên tệp có độ dài tùy ý tùy thuộc vào hệ thống tệp tin và hệ điều hành, trong một số trường hợp có thể đặt tên có dấu tiếng Việt. Một tệp tin luôn luôn kết thúc bằng 1 ký tự đặc biệt (hay dấu kết thúc) có mã ASCII là 255 ở hệ thập phân. Ký tự này thường được ký hiệu là EOF (từ chữ End Of File). Một tệp tin có thể không chứa một thông tin nào ngoại trừ tên và dấu kết thúc. Tuy nhiên, điều này không hề mâu thuẫn với định nghĩa vì bản thân tên của tệp tin cũng đã chứa thông tin. Những tệp tin này gọi là tệp tin rỗng hay tệp tin trống. Độ dài (kích thước) của tệp tin có thể chỉ phụ thuộc vào khả năng của máy tính, khả năng của hệ điều hành cũng như vào phần mềm ứng dụng dùng nó, đơn vị nhỏ nhất dùng để đo độ dài của tệp tin là byte, độ dài của tệp tin không bao gồm độ dài của tên tệp tin và dấu kết thúc. b) Khái niệm thư mục Để có thể tổ chức quản lý tốt tệp tin trên đĩa người ta lưu các tệp tin thành từng nhóm và lưu trong từng chỗ riêng gọi là thư mục. Nói cách khác, thư mục là một dạng tệp tin đặc biệt có công dụng như là một ngăn chứa, được dùng trong việc quản lý và sắp xếp các tệp tin. Thư mục có thể chứa các tệp tin và các thư mục con bên trong, các thư mục con này cũng có thể chứa thêm các tệp tin và các thư mục con khác nữa... tạo thành một cây thư mục trên đĩa. Có thể tạo nhiều thư mục dùng để chứa các tệp tin khác nhau giúp phân loại chúng để thuận tiện trong việc tìm kiếm, sử dụng. Thư mục gốc là thư mục do định dạng đĩa tạo ra và chúng ta không thể xóa được, mỗi đĩa chỉ có một thư mục gốc, từ đây người sử dụng có thể tạo ra các thư mục con, thư mục hiện hành là thư mục mà người sử dụng đang thao tác. 58 Cũng giống như tệp tin, thư mục có thể được đặt tên tùy ý nhưng không cần phải có phần mở rộng, độ dài của tên cũng tùy thuộc vào hệ thống tệp tin và hệ điều hành, trong một số trường hợp có thể đặt tên có dấu tiếng Việt. Bản thân thư mục chiếm một dung lượng không đáng kể trên thiết bị lưu trữ, nhưng nếu có chứa các tệp tin bên trong thì nó sẽ có dung lượng bằng tổng dung lượng tất cả các tệp tin cộng dồn lại. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Khái niệm phần mềm? 2. Có mấy loại phần mềm? Đặc điểm cơ bản để phân loại phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ thống là gì? 3. Kể tên một số loại phần mềm nhúng điển hình. 4. Kể tên một số loại phần mềm tiện ích điển hình. 5. Phần mềm nguồn mở là gì? Hãy nêu những điểm ưu việt của phần mềm nguồn mở. 6. Trình bày khái niệm và chức năng của hệ điều hành? 7. Hệ điều hành đã phát triển qua mấy thế hệ? Thế hệ nào bắt đầu xuất hiện hệ điều hành đa nhiệm? Ưu điểm của hệ điều hành đa nhiệm là gì? 8. Trình bày khái niệm tệp và thư mục. Nêu các nguyên tắc đặt tên cho tệp và thư mục. 59 Chương 4 MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET Chương này giới thiệu sơ lược về mạng máy tính, các thành phần cơ bản của mạng máy tính, cách kết nối mạng và cách phân loại mạng máy tính. Từ đó giúp sinh viên có kiến thức tổng quan về mạng máy tính, đồng thời sinh viên còn được trang bị các kiến thức về mạng Internet, lịch sử và các dịch vụ cơ bản của Internet. 4.1. MẠNG MÁY TÍNH Ngày nay, nhu cầu sử dụng máy tính không ngừng được tăng lên về cả số lượng và ứng dụng, đặc biệt là sự phát triển hệ thống mạng máy tính, kết nối các máy tính lại với nhau thông qua môi trường truyền tin để cùng nhau chia sẻ tài nguyên trên mạng góp phần làm tăng hiệu quả của các ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh tế, quân sự, văn hoá. Sự kết hợp của máy tính với hệ thống truyền thông (communication), đặc biệt là viễn thông (telecommunication) đã tạo ra một sự chuyển biến có tính cách mạng trong vấn đề tổ chức khai thác và sử dụng các hệ thống máy tính. Từ đó đã hình thành các môi trường trao đổi thông tin tập trung, phân tán, cho phép đồng thời nhiều người cùng trao đổi thông tin với nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả từ những vị trí địa lý khác nhau. Các hệ thống như thế được gọi là mạng máy tính (computer network). Như vậy, mạng máy tính là một tập hợp gồm nhiều máy tính hoặc thiết bị xử lý thông tin được kết nối với nhau qua các đường truyền vật lí theo một kiến trúc mạng nhất định và có sự trao đổi dữ liệu với nhau. Nhờ có mạng máy tính, thông tin từ một máy tính có thể được truyền sang máy tính khác. Ví dụ về mạng: - Mạng máy tính của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. - Mạng của Công ty FPT. 4.1.1. Các thành phần cơ bản của mạng máy tính Một mạng máy tính có thể có các thành phần sau: - Các máy tính (Computer): Được dùng để xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin. Mỗi máy tính trong mạng máy tính là một nút của mạng. Máy tính - Cạc mạng (Network Interface Card, NIC): Là một bản mạch cung cấp khả năng truyền thông mạng cho một máy tính. Cạc mạng máy tính 60 - Đường truyền vật lý: Là phương tiện (media) truyền tải dữ liệu, là nơi trên đó dữ liệu được truyền đi. Ta có thể chia đường truyền thành hai loại là hữu tuyến và vô tuyến. Dây cáp mạng Sóng vô tuyến - Các thiết bị kết nối mạng: Là các thiết bị để liên kết các máy tính và các mạng với nhau như HUB, SWITCH, ROUTER... Switch Hub Router - Các thiết bị đầu cuối (terminal) như: Máy photo, máy in, máy scan, camera máy tính... Máy photo Máy in Máy scan Webcam - Các phụ kiện mạng như giắc cắm, ổ cắm... Giắc cắm mạng Ổ cắm mạng Hình 4.1. Các thành phần cơ bản của mạng - Hệ điều hành mạng là một phần mềm điều khiển sự hoạt động của mạng. - Các ứng dụng trên mạng (ví dụ: email, tìm kiếm, www, hệ quản trị cơ sở dữ liệu...). - Kiến trúc mạng máy tính (network architecture) thể hiện cách kết nối máy tính với nhau và qui ước truyền dữ liệu giữa các máy tính như thế nào. Cách nối các máy tính với nhau gọi là hình trạng (topology) của mạng. Tập các qui ước truyền thông gọi là giao thức (protocol). 4.1.2. Mô hình kết nối và giao thức mạng a) Mô hình kết nối (Topo mạng) Dựa theo kĩ thuật truyền tải thông tin, người ta có thể chia mạng thành hai kiểu nối mạng chủ yếu là điểm-điểm (point-to-point network) và quảng bá (broadcast hay point-to-multipoint network). - Kiểu kết nối điểm-điểm 61 Trong hệ thống mạng này, các đường truyền nối các nút thành từng cặp và mỗi nút đều có trách nhiệm lưu trữ dữ liệu tạm thời, sau đó chuyển tiếp dữ liệu đến nút lân cận nó (nút được nối trực tiếp với nó). Nút lân cận sẽ chuyển tiếp dữ liệu như vậy cho đến khi dữ liệu đến đích, do cách thức làm việc như thế nên mạng kiểu này còn được gọi là mạng “Lưu và chuyển tiếp” (Store and Forward). Kiểu nối mạng điểm - điểm có ba dạng chính là: hình sao (star), chu trình (loop) và hình cây (tree). Topo mạng hình sao – Star o Topo mạng chu trình – Loop o Topo mạng hình cây – Tree Hình 4.2. Các mạng có cấu trúc điểm – điểm - Kiểu kết nối quảng bá Trong hệ thống mạng quảng bá chỉ tồn tại một kênh truyền vật lý, tất cả các nút trong mạng cùng truy cập chung trên kênh truyền vật lý này. Dữ liệu được gửi đi từ một nút nào đó sẽ được tất cả các nút còn lại tiếp nhận, do đó cần chỉ ra địa chỉ đích của dữ liệu để mỗi nút căn cứ vào đó kiểm tra dữ liệu xem có phải là gửi đến mình hay không. Kiểu kết nối quảng bá có một số dạng chính: bus và vòng tròn. Topo mạng – Bus Topo mạng – Ring Vệ tinh Hình 4.3. Các mạng có cấu trúc quảng bá b) Giao thức mạng (Network protocol) Việc trao đổi thông tin, cho dù là đơn giản nhất cũng đều phải tuân theo những quy tắc nhất định. Việc truyền tín hiệu trên mạng cần phải có những quy tắc, quy ước về nhiều mặt, từ khuôn dạng (cú pháp, ngữ nghĩa) của dữ liệu cho tới các thủ tục gửi, nhận dữ liệu, kiểm soát hiệu quả, chất lượng truyền tin và xử lý các lỗi. Yêu cầu về xử lý và trao đổi thông tin của người sử 62 dụng càng cao thì các quy tắc càng nhiều và phức tạp hơn. Tập hợp tất các quy tắc, quy ước đó được gọi là giao thức (protocol) của mạng. Các thành phần chính của một giao thức bao gồm: - Cú pháp: Định dạng dữ liệu, phương thức mã hóa và các mức tín hiệu. - Ngữ nghĩa: Thông tin điều khiển, điều khiển lưu lượng và xử lý lỗi... 4.1.3. Phân loại mạng máy tính Có nhiều cách phân loại mạng khác nhau tùy theo yếu tố chính được chọn để làm chỉ tiêu phân loại như theo khoảng cách địa lý, theo topo kết nối hay kiểu truyền thông mà mạng sử dụng... Cách 1: Phân loại mạng theo khoảng cách địa lý Nếu lấy “khoảng cách địa lý” làm yếu tố chính thì mạng được phân chia thành mạng cục bộ, mạng đô thị, mạng diện rộng, mạng toàn cầu. - Mạng cục bộ (LAN: Local Area Network): là mạng được cài đặt trong một phạm vi tương đối nhỏ (ví dụ trong một cơ quan, công ty, trường học...). - Mạng đô thị (MAN: Metropolitan Area Network): là mạng được cài đặt trong phạm vi một thành phố, một trung tâm kinh tế, phạm vi địa lý là hàng trăm km. - Mạng diện rộng (WAN: Wide Area Network): phạm vi hoạt động của mạng có thể vượt qua biên giới một quốc gia, có thể cả một khu vực. - Mạng toàn cầu (VAN: Vast Area Network): phạm vi của mạng trải rộng trên khắp các lục địa. Khoảng cách địa lý có tính chất tương đối, đặc biệt trong thời đại ngày nay. Những tiến bộ và sự phát triển của công nghệ truyền dẫn và quản lý mạng khiến ranh giới khoảng cách địa lý giữa các mạng trở nên mờ nhạt. Hiện tại, khi phân loại mạng theo khoảng cách địa lý người ta thường đồng nhất 4 loại mạng trên thành 2 loại sau: - WAN là mạng lớn trên diện rộng, hệ thống mạng này có thể truyền thông và trao đổi dữ liệu trong một phạm vi rộng lớn như trong một quốc gia hay quốc tế. - LAN là mạng cục bộ được bố trí trong phạm vi hẹp như một cơ quan, một bộ, ngành... Một số mạng LAN có thể nối lại với nhau để tạo thành một mạng LAN lớn hơn. Cách 2: Phân loại mạng theo mối quan hệ giữa các máy trong mạng - Mạng bình đẳng (peer-to-peer, còn được gọi là mạng ngang hàng): Các máy có quan hệ ngang hàng, một máy có thể yêu cầu một máy khác phục vụ. - Mạng khách/chủ (client/server): Một số máy là server (máy chủ) chuyên phục vụ các máy khác gọi là máy khách (client) hay máy trạm (work station) khi có yêu cầu. Các dịch vụ có thể là cung cấp thông tin, tính toán hay các dịch vụ Internet. 63 4.2. INTERNET 4.2.1. Một số khái niệm a) Internet Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này sử dụng giao thức truyền thông TCP/IP (Transmission Control Protocol/ Internet Protocol) để truyền dữ liệu. Điểm khác với các mạng máy tính thông thường là ở chỗ Internet không thuộc sở hữu của ai cả và không có mạng nào điều hành mạng nào, chỉ có các ủy ban điều phối và kĩ thuật (các tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ - non profit, non govermental) quản lý việc cấp địa chỉ và nghiên cứu các chính sách cũng như công nghệ trên Internet. Hệ thống Internet bao gồm hàng ngàn mạng máy tính của các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và các trường đại học, người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet, mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống World Wide Web (WWW), thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), máy tìm kiếm (search engine), các dịch vụ thương mại và chuyển ngân và các dịch vụ về y tế, giáo dục như hình thức đào tạo trực tuyến, chữa bệnh từ xa... - Lịch sử Internet Nguồn gốc của Internet là ARPANET, một dự án do bộ Quốc phòng Mỹ khởi đầu năm 1969 thực hiện kết nối mạng giữa Bộ Quốc phòng Mỹ với một số cơ sở nghiên cứu khoa học lớn ở Mỹ. Giao thức truyền thông lúc đó được dùng là NCP (Network Control Protocol), đến giữa những năm 70, họ giao thức TCP/IP được Vincerf (đại học Stanford) và Robert Kahn phát triển, đến năm 1983 thì họ giao thức này hoàn toàn thay thế NCP trong ARPANET. Sau một thời gian kế hoạch sử dụng ARPANET không thực hiện được như mong muốn vì một số lý do kỹ thuật và chính trị. Do vậy, năm 1986 Hội đồng Khoa học Quốc gia Hoa kỳ (National Science Foundation - NSF) đã xây dựng mạng NSFNET, một mạng riêng và hoạt động nhanh hơn nhiều để nối với các trung tâm siêu tính toán (tốc độ đường truyền là 1,5 Mb/s thay vì 560 Kb/s trong ARPANET). Sự xuất hiện của mạng NSFNET đã thúc đẩy sự tăng trưởng của Internet, một xa lộ thông tin mới hình thành và nhiều trường đại học, viện nghiên cứu đã tham gia vào cộng đồng Internet. Sau đó các tổ chức chính phủ, giới kinh doanh cũng vào cuộc và ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong thế giới Internet. Về mặt địa lý Internet cũng đã nhanh chóng vượt ra khỏi nước Mỹ và trở thành mạng toàn cầu với vài chục triệu người dùng như hiện nay, đến năm 1990 thì quá trình chuyển đổi sang Internet hoàn tất và ARPANET ngừng hoạt động. Về kiến trúc, Internet cũng đã có những thay đổi. Trước đây mạng chỉ sử dụng giao thức IP thì ngày nay nhiều mạng với kiến trúc khác (không dùng IP) nhờ có cầu kết nối đa giao thức (multiprotocol gateway) vẫn có thể kết nối được vào Internet và sử dụng đầy đủ các dịch vụ thông tin trên Internet. 64 b) Máy chủ và máy khách Máy chủ (server) là một máy tính hoặc một hệ thống máy tính cung cấp các tài nguyên và dịch vụ cho cả hệ thống mạng sử dụng. Các máy chủ thường có cấu hình mạnh (tốc độ xử lý nhanh, bộ nhớ lưu trữ lớn) hoặc là các máy chuyên dụng. Dựa vào chức năng có thể chia thành các loại server như sau: - File Server: phục vụ các yêu cầu hệ thống tệp tin trong mạng. - Print Server: phục vụ các yêu cầu in ấn trong mạng. - Application Server: cho phép các ứng dụng chạy trên các server và trả về kết quả cho client. - Mail Server: cung cấp các dịch vụ về gửi nhận e-mail. - Web Server: cung cấp các dịch vụ về web. - Database Server: cung cấp các dịch vụ về lưu trữ, tìm kiếm thông tin. - Communication Server: quản lý các kết nối từ xa. Máy khách (client) là máy tính/hệ thống máy tính sử dụng các tài nguyên và các dịch vụ được cung cấp bởi máy chủ. c) Địa chỉ IP và tên miền  Địa chỉ IP Để tham gia Internet, các thực thể truyền thông (máy tính và các thiết bị mạng có các hoạt động xử lý – host) cần được cấp một địa chỉ gọi là địa chỉ IP. Nói một cách đơn giản: IP là một địa chỉ của một máy tính khi tham gia vào mạng nhằm giúp cho các máy tính có thể chuyển thông tin cho nhau một cách chính xác, tránh thất lạc. Có thể coi địa chỉ IP trong mạng máy tính giống như địa chỉ nhà của bạn để nhân viên bưu điện có thể đưa thư đúng cho bạn chứ không phải một người nào khác. Giao thức tầng mạng trong bộ giao thức TCP/IP hiện tại đang là IPv4 (Internet-working protocol verision 4), IPv4 cung cấp truyền thông host-to-host giữa những hệ thống trên Internet, mặc dù được thiết kế khá tốt, tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng máy tính, IPv4 đang tiến tới giới hạn của nó, cụ thể với nhu cầu địa chỉ IP tăng nhanh, không gian địa chỉ 32 bit trong phiên bản 4 đang bị cạn kiệt. Phiên bản IPv6 là một phiên bản mới của Internet. Nó được xây dựng trên cơ sở của giao thức IPv4 nhằm tận dụng các ưu điểm và khắc phục hạn chế của IPv4. Địa chỉ IPv4 Địa chỉ IP đang được sử dụng hiện tại là IPv4 có độ dài 4 byte (32 bit), mỗi byte tách biệt nhau bằng dấu chấm (.) để dễ đọc địa chỉ, theo đó giá trị trong mỗi byte được viết thành một số thập phân (một byte có giá trị nằm trong đoạn từ 0 đến 255), ví dụ 192.168.10.1. Một địa chỉ IPv4 bao gồm 3 thành phần chính như sau: 65 Class Bit NetID HostID Bit 1 2 3 ........ 32 Trong đó: Class bit: Bit nhận dạng lớp để phân biệt địa chỉ ở lớp nào. NetID: Địa chỉ của mạng. HostID: Địa chỉ của các máy trên mạng. Địa chỉ IP được chia ra thành 5 lớp A, B, C, D, E. Sự khác nhau cơ bản giữa các lớp địa chỉ này là ở khả năng tổ chức các cấu trúc con của nó. Hiện tại đã dùng hết lớp A, lớp B và gần hết lớp C; lớp D, E tổ chức Internet đang để dành cho mục đích khác nên không cấp địa chỉ, ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu 3 lớp địa chỉ đầu. Byte 1 Byte 2 Byte 3 Byte 4 Class A 0 Class B 1 0 Class C 1 1 0 Hình 4.4. Cấu trúc địa chỉ IP các lớp A-B-C Qua cấu trúc của các lớp địa chỉ IP chúng ta có những nhận xét sau: - Bit nhận dạng lớp là những bit đầu tiên: của lớp A là 0, lớp B là 10, lớp C là 110. - Lớp A có 127 địa chỉ mạng, mỗi mạng cho phép đánh địa chỉ cho 224 máy. - Lớp B có 214 địa chỉ mạng, mỗi mạng cho phép đánh địa chỉ cho 216 máy. - Lớp C có 221 địa chỉ mạng, mỗi mạng cho phép đánh địa chỉ cho 28 máy. Địa chỉ IPv6 Trước tình hình cạn kiệt địa chỉ IPv4, đã có nhiều phương pháp được đưa ra để khắc phục tình trạng này như NAT (Network Address Translation - biên dịch địa chỉ mạng), CIDR (Classless Inter-Domain Routing – lược đồ địa chỉ mới của Internet)... nhưng nguy cơ cạn dần địa chỉ vẫn chưa được khắc phục. Việc triển khai phiên bản mới - phiên bản IPv6 với không gian địa chỉ lớn hơn và có nhiều ưu điểm hơn phiên bản cũ là điều cần thiết. Địa chỉ IPv6 được thiết kế với nhiều ưu điểm như: không gian địa chỉ lớn, hỗ trợ tự cấu hình, tích hợp khả năng xác thực HostID NetID HostID NetID HostID NetID 66 và bảo vệ an ninh, hỗ trợ tốt hơn tính năng di động, khả năng mở rộng... IPv6 sử dụng 128 bit để đánh địa chỉ, có chiều dài gấp bốn lần địa chỉ IPv4, có thể tạo ra hơn 3,4*1038 tổ hợp địa chỉ IP và thường được biểu diễn ở hệ hexadecimal (hệ 16). Địa chỉ IPv6 có 128 bit, nên việc nhớ được địa chỉ này rất khó khăn. Do đó, để viết địa chỉ IPv6, người ta đã chia 128 bit ra thành 8 nhóm, mỗi nhóm chiếm 2 bytes, gồm 4 số được viết dưới hệ số 16 và mỗi nhóm được ngăn cách nhau bằng dấu hai chấm. Ví dụ: FEDL:8435:7356:EADC:BA98:2010:3280:ABCD Trường hợp có nhiều số 0 ở các bit đầu trong một nhóm, chúng ta có thể lược bỏ các số 0 này đi. Ví dụ với địa chỉ 1088:0000:0000:0000:0008:0800:200C:463A, ta có thể viết 0 thay vì phải viết là 0000, viết 8 thay vì phải viết 0008, viết 800 thay vì phải viết là 0800. Kết quả của địa chỉ sau khi thu gọn:1088:0:0:0:8:800:200C:463A. Trường hợp có nhiều nhóm 0 liên tiếp, chúng ta có thể nhóm các số 0 lại thành 2 dấu hai chấm "::" (chỉ thực hiện một lần), địa chỉ ở trên, ta có thể viết lại như sau: 1088::8:800:200C:463A  Tên miền (DNS – Domain Name System) Mỗi máy tính trong mạng muốn liên lạc hay trao đổi thông tin, dữ liệu cho nhau cần phải biết rõ địa chỉ IP của nhau. Nếu số lượng máy tính nhiều thì việc nhớ những địa chỉ IP này rất là khó khăn. Chính vì vậy người ta sử dụng một hệ thống đặt tên gọi là tên miền (domain name) để đặt tên cho các máy tính trên mạng. Đối với con người việc nhớ tên máy dù sao cũng dễ dàng hơn vì chúng có tính trực quan và gợi nhớ hơn địa chỉ IP. Vì thế, người ta nghĩ ra cách làm sao ánh xạ địa chỉ IP thành tên máy tính, đó là dịch vụ đánh tên miền DNS. DNS cho phép người sử dụng có thể truy nhập tới một máy tính bằng tên của nó thay vì bằng địa chỉ IP. Mỗi tên miền có thể gồm nhiều trường phân cách nhau bởi một dấu chấm. Theo quy ước tên miền được đặt theo một cây phân lớp mà trường đầu tiên là trường địa lý (thường là theo cách viết tắt của tên nước). Ví dụ vn chỉ Việt Nam, th chỉ Thái Lan, fr chỉ Pháp, jp chỉ Nhật... Các tên miền không có lớp địa lý được ngầm hiểu là Mỹ. Trường thứ hai thường là lớp lĩnh vực hoạt động: Tên miền Mô tả .com Các tổ chức, công ty thương mại .org Các tổ chức phi lợi nhuận .net Các trung tâm hỗ trợ về mạng .edu Các tổ chức giáo dục .gov Các tổ chức thuộc chính phủ .mil Các tổ chức quân sự Từ trường thứ 3 trở đi do các tổ chức tự đặt tên, miễn là không trùng nhau và được các tổ chức quản lý tên miền chấp nhận. 67 Ví dụ: Máy chủ Học viện Nông nghiệp Việt Nam có tên miền là vnua.edu.vn, có địa chỉ IP là 220.221.107.132. Máy chủ Đại học Bách khoa Hà Nội có tên miền là hust.edu.vn có địa chỉ IP là 202.191.56.197. c) Trang web và website Trang web (web page): là một tài liệu HTML, trong đó lưu trữ các nội dung và định dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh theo định dạng HTML (Hypertext Markup Language, ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản). Website: là một tập hợp các trang web liên kết với nhau và được quản lý bởi một cá nhân hay một tổ chức nào đó, ví dụ như website của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Về kích thước: một website có thể có kích thước rất lớn, gồm hàng trăm trang trên đó, ví dụ như website của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Về nội dung: một website có thể chứa nhiều thông tin dành cho nhiều người, cho nhiều mục đích và nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên, một trang web chỉ phục vụ cho một mục đích hoặc một nhu cầu cụ thể. 4.2.2. Kết nối Internet Để kết nối được Internet ta cần: - Máy tính có Modem (Dial-up, ADSL) hoặc card mạng. - Có thuê bao kết nối với Internet: qua mạng, qua đường điện thoại, đường thuê riêng của bưu điện. Thông thường hiện nay kết nối qua điện thoại hoặc qua ADSL. - Có tài khoản Internet ở trên mạng hay ở một nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Provider, ISP), ví dụ như VNPT, FPT, Viettel. - Có phần mềm Internet thông dụng như Web browser để xem trang web, ví dụ: IE, FireFox, Chrome, phần mềm để xem thư hay chat như Outlook, Messenger. 4.3. MỘT SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA INTERNET 4.3.1. WWW (World Wide Web) Đây là khái niệm mà người dùng Internet quan tâm nhiều nhất hiện nay, từ viết tắt là WWW hay gọi ngắn gọn là Web. Web là một công cụ, hay đúng hơn là dịch vụ của Internet. Web được tạo ra năm 1989 bởi Sir Tim Berners-Lee, làm việc tại CERN – Thụy Sỹ, là một hệ thống các trang văn bản được liên kết với nhau thông qua Internet. Khác với các dịch vụ trước đây của Internet, Web chứa thông tin bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh và thậm chí cả video được kết hợp với nhau. Web cho phép bạn có thể truy cập vào mọi ngõ ngách trên Internet, là những điểm chứa cơ sở dữ liệu gọi là Website. Nhờ có Web, nên dù không phải là một chuyên gia, bạn vẫn có thể sử dụng Internet. Phần mềm sử dụng để định hướng Web gọi là trình duyệt Web (Web browser). Hiện nay, trình duyệt thông dụng nhất là Google Chrome của Google, tiếp đó là Internet Explorer của Microsoft, ngoài ra còn có Opera, Mozilla Firefox... Người dùng sử dụng một phần mềm Web 68 browser để xem thông tin trên các máy chủ WWW. Tại máy chủ phải có một phần mềm Web server, phần mềm này thực hiện nhận các yêu cầu từ Web browser gửi lên và thực hiện yêu cầu đó. 4.3.2. Tìm kiếm Tìm kiếm thông tin là hoạt động phổ biến đối với người sử dụng Internet. So với thông tin được lưu trữ trên những phương tiện khác, việc truy cập và tìm kiếm thông tin được lưu trữ trên Internet là dễ dàng hơn. Ngoài ra, kết quả tìm kiếm đạt được nhiều hơn, đây là điểm mạnh nhưng đôi khi cũng là điểm yếu của Internet vì khi có quá nhiều kết quả tìm kiếm, ta phải tốn thời gian để lọc lại những thông tin phù hợp. Trên Internet có rất nhiều trang Web cung cấp các công cụ tìm kiếm (search engine). Mỗi công cụ tìm kiếm có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, do đó, khi tìm thông tin ta nên bắt đầu bằng công cụ quen thuộc nhất. Nếu kết quả tìm kiếm chưa tốt, ta có thể thực hiện lại việc tìm kiếm với công cụ tìm kiếm khác. Có rất nhiều website được thiết kế chuyên để tìm kiếm thông tin trên Internet, trong đó có thể kể đến một số trang nổi tiếng sau: Để sử dụng, bạn gõ địa chỉ trang tìm kiếm vào thanh address của trình duyệt và nhấn Enter (tương tự như khi bạn vào một trang web thông tin). Tìm kiếm với Trang tìm kiếm google được sử dụng khá phổ biến, hỗ trợ tính năng tìm kiếm tốt và có thể lựa chọn giao diện theo nhiều ngôn ngữ của nhiều quốc gia. Để thực hiện tìm kiếm với trang google chúng ta thực hiện: mở trình duyệt web, nhập địa chỉ Hình 4.5. Giao diện chính của cửa sổ trang web Google Tại đây chúng ta có thể tìm kiếm nhiều đối tượng khác nhau như: địa chỉ các trang web (Internet), hình ảnh, nhóm, thư mục... Nhập cụm từ khóa liên quan đến vấn đề cần tìm kiếm vào ô tìm kiếm và nhấn “Tìm với Google”. 69 Các phép toán trong điều kiện tìm kiếm Nhiều người cho rằng khi sử dụng một công cụ tìm kiếm (google, yahoo...), trang tìm kiếm sẽ tự động tìm tất cả các trang web và hiển thị tất cả các thông tin mà bạn đang cần tìm, điều này không đúng. Ở đây các máy tìm kiếm (các trang có chức năng tìm kiếm) chỉ tìm kiếm trong một danh sách các website mà chúng lưu trữ, những website này có thể do máy tìm được trước đó hoặc do các website đó đăng ký với máy tìm kiếm. Do vậy, kết quả mà bạn tìm được bằng những trang web tìm kiếm khác nhau là khác nhau. - Không nên tìm kiếm theo một từ đơn: thường thì bạn nên sử dụng hai từ hoặc nhiều hơn, hay một cụm từ ngắn. Những từ bạn chọn làm từ khóa phải là những từ liên quan trực tiếp tới vấn đề bạn đang cần tìm. Ví dụ: Nếu bạn muốn tìm kiếm bài giảng về môn Tin học đại cương thì cụm từ bạn cần gõ là “bài giảng tin học đại cương” Hình 4.6. Cửa sổ kết quả tìm kiếm: bài giảng tin học đại cương - Sử dụng dấu + và “” để thu hẹp phạm vi tìm kiếm. Nhìn vào hình 4.6 chúng ta thấy máy tìm ra tất cả các trang có cả cụm “bài giảng tin học đại cương” hoặc có một số từ ở trong cụm từ như “tin học đại cương”, “bài giảng”... Như vậy đây là kết quả mà chúng ta hoàn toàn không mong đợi máy tìm kiếm không tự nhận biết cả sáu từ bạn gõ vào là một từ khóa. Để máy tìm kiếm tìm được chính xác cả cụm từ mong muốn, chúng ta hãy đặt cụm từ đó trong cặp dấu ngoặc kép (ở ví dụ trên là: “bài giảng tin học đại cương”). Ngoài ra, để kết hợp các từ khóa, chúng ta sử dụng dấu + để tìm kiếm, sao cho nội dung các trang tìm được vừa có từ khóa này, vừa có từ khóa kia. - Ghép thêm toán tử dấu (-) vào trước một từ sẽ cho kết quả là cấm từ đó xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. 70 Hình 4.7. Cửa sổ kết quả tìm kiếm “tin học đại cương”-“bài giảng” Tìm kiếm nâng cao trong Google: Để thu hẹp kết quả web cho các tìm kiếm phức tạp bằng cách sử dụng trang Tìm kiếm nâng cao. Ví dụ: chúng ta muốn biết tình hình dịch sởi diễn ra tại Hà Nội trong 24 giờ qua. Hoặc tìm hình ảnh đen trắng của New York. Thực hiện tìm kiếm nâng cao với Google (hình 4.8) - Truy nhập vào trang Tìm kiếm nâng cao bằng cách - Truy cập trực tiếp vào www.google.com/advanced_search. - Nhấp vào biểu tượng bánh răng ở góc trên cùng bên phải của trang kết quả tìm kiếm > Tìm kiếm nâng cao. - Nhập cụm từ tìm kiếm của bạn vào phần "Tìm trang có". - Chọn bộ lọc mà bạn muốn sử dụng trong phần "Sau đó, thu hẹp kết quả của bạn bằng". Bạn có thể sử dụng một hoặc nhiều bộ lọc (những bộ lọc này trong hộp tìm kiếm sử dụng toán tử tìm kiếm). - Nhấp vào Tìm kiếm nâng cao. Bộ lọc có thể sử dụng: - Ngôn ngữ; - Vùng; - Ngày cập nhật lần cuối; - Trang web hoặc miền; - Nơi cụm từ tìm kiếm xuất hiện trên trang; - Tìm kiếm an toàn; - Cấp độ đọc; - Loại tệp; - Quyền sử dụng. 71 Hình 4.8. Tìm kiếm nâng cao trong Google Với trang tìm kiếm nâng cao này, người dùng dễ dàng thu hẹp phạm vi tìm kiếm, làm cho việc tìm kiếm có kết quả nhanh hơn, chính xác hơn với mong muốn của người dùng. 72 Tìm kiếm hình ảnh Tại trang chủ của google, nhấn chọn mục hình ảnh và gõ từ khóa tìm kiếm vào ô nhập, các hình ảnh sau khi tìm thấy có thể lưu vào trong máy tính của bạn. Hình 4.9. Tìm kiếm hình ảnh với google 4.3.3. Thư điện tử Thư điện tử (Email) là phương tiện liên lạc vô cùng tiện lợi trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay. Sử dụng Email ta có thể trao đổi thông tin với bạn bè, đồng nghiệp trên toàn cầu. Ưu điểm nổi bật nhất của việc sử dụng Email là nhanh, rẻ, mọi lúc mọi nơi. Phần này sẽ giới thiệu về một số khái niệm khi sử dụng Email, cách tạo và sử dụng Email. Muốn sử dụng thư điện tử thì người dùng phải có máy tính nối kết Internet hoặc nối kết vào máy chủ cung cấp dịch vụ Email (Mail Server). Ngoài ra, để gửi hoặc nhận Email thì người sử dụng phải có tài khoản Email và danh sách địa chỉ Email của người nhận. Cấu trúc một địa chỉ Email Địa chỉ Email (Email Address) là một định danh trên Internet cho phép người sử dụng Internet nhận biết được chính xác người cần liên hệ, giao dịch, trao đổi thông tin và ra lệnh gửi các thông điệp, tài liệu, hình ảnh (Email message) tới định danh này. Cấu trúc một địa chỉ Email: @ - Tên miền: Tên của máy tính làm Server lưu và quản lý địa chỉ Email này. - Tên tài khoản: Tên được đăng ký, để phân biệt với các địa chỉ Email khác có cùng tên miền. Ví dụ: mayxaydung@yahoo.com; ptthong@vnua.edu.vn; webmaster@vnua.edu.vn 73 Cấu trúc một Email From: Phạm Quang Dũng To: Thang Tran Cc: Ngo Cong Thang , Hoang Thi Ha , ptvan , phan thi thu hong , Hoang Nguyen Date: 14/06/2013 09:57 AM Subject: Mẫu viết bài giảng tin đại cương chung cho 2 bộ môn Tôi xin gửi các thầy cô template để sau viết bài giảng THĐC chung cho 2 BM. PQDung. [2] File: Baigiang THDC.pptx Size: 105k Content Type:application/vnd.openxmlformats - officedocument.presentationml.presentation Webmail Webmail là hệ thống cung cấp các dịch vụ Email (nhận, gửi, lọc Email) thông qua một website nào đó trên mạng Internet. Thông thường, đây là hệ thống cung cấp địa chỉ Email miễn phí. Để gửi và nhận Email, người sử dụng Internet chỉ có một cách duy nhất là dùng trình duyệt Web truy cập vào địa chỉ Website của nhà cung cấp dịch vụ, sử dụng tài khoản đã được cung cấp để kiểm tra Email và sử dụng các dịch vụ Email thông thường khác. Ví dụ về các nhà cung cấp các dịch vụ Email: mail.vnua.edu.vn; www.hotmail.com; mail.yahoo.com; mail.google.com... Cách tạo và sử dụng gmail Phần này giới thiệu với các bạn về một trong những dịch vụ thư điện tử miễn phí tốt và phổ biến nhất hiện nay của Google. Để sử dụng gmail, người dùng phải đăng kí tài khoản với dịch vụ gmail. Từ trình duyệt nhập vào địa chỉ https://mail.google.com. Từ trang chủ gmail, kích vào “Tạo một tài khoản” (hình 4.10) P h ầ n n ộ i d u n g P h ầ n t iê u đ ề 74 Hình 4.10. Trang chủ gmail Sau đó điền đầy đủ thông tin như chỉ dẫn vào form (hình 4.11) 75 Hình 4.11. Form điền thông tin đăng kí tài khoản gmail Kích vào “Bước tiếp theo” (hình 4.12) để tiếp tục thực hiện đăng kí. Tại bước này, người dùng cần nhập số điện thoại cá nhân để xác minh tài khoản. Hình 4.12. Xác minh tài khoản qua điện thoại Kích vào “Tiếp tục” để tiếp tục thực hiện việc đăng kí. Bạn đợi Google gửi lại mã số xác minh tài khoản qua số điện thoại đã cung cấp ở bước trước, sau đó nhập mã xác minh. Kết thúc bước này bạn đã hoàn tất quá trình đăng kí. Hình 4.13. Nhập mã xác minh qua tin nhắn SMS Sử dụng gmail Gõ địa chỉ https://mail.google.com từ trình duyệt web. Tại mục đăng nhập: - Nhập tên người dùng (Username). - Mật khẩu (Password). - Kích vào nút Đăng nhập. Kết quả sau khi đăng nhập (hình 4.14): 76 Hình 4.14. Kết quả sau khi đăng nhập - Chọn Hộp thư đến để xem thư đến - Chọn Thư đã gửi để xem thư đã gửi đi - Soạn thảo email mới Kích vào nút “Soạn” để soạn thảo một email mới, xuất hiện trang soạn thảo. Nhập các yêu cầu như hình 4.15. Kích vào “Gửi” để gửi thư đi sau khi đã hoàn thành thao tác soạn thảo. Hình 4.15. Cửa sổ soạn thư mới 4.3.4. Lưu trữ dữ liệu đám mây Lưu trữ dữ liệu đám mây là một dịch vụ lưu trữ (hay sao lưu - backup) dữ liệu ở các thiết bị mà người dùng không biết được địa chỉ thực. Về bản chất đó chính là những dịch vụ trực tuyến cung cấp giải pháp giúp người dùng cất giữ các loại dữ liệu của họ lên “đám mây”, tức hệ thống máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ. Người dùng có thể truy cập (explore), tải lên (upload), 77 tải xuống (download), đồng bộ hóa (sync) dữ liệu của họ từ bất cứ đâu có Internet, thông qua nhiều thiết bị có khả năng kết nối Internet. Với dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây, ta thấy: Ưu điểm: Không còn lệ thuộc vào các thiết bị lưu trữ vật lý như đĩa nhớ, CD... và có thể truy cập ở mọi nơi có Internet. Giảm thiểu rủi ro mất mát, hư hỏng dữ liệu có thể xảy ra khi sử dụng các biện pháp lưu trữ truyền thống, như: sử dụng ổ cứng, ổ cứng di động USB (thuật ngữ được dùng để chỉ các ổ cứng hay thanh nhớ di động, hay được gọi tắt là ổ USB), hay đĩa CD, DVD. Nhược điểm: Phụ thuộc vào Internet và nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây. Có hai đặc điểm rất quan trọng tạo nên sự khác biệt của lưu trữ dữ liệu đám mây so với các loại lưu trữ khác: - Với các loại lưu trữ khác, người dùng hoàn toàn biết chính xác nơi lưu trữ dữ liệu như trong ổ USB hay ổ cứng, đĩa DVD... Còn với lưu trữ dữ liệu đám mây người dùng không thể biết chính xác được địa chỉ thực của các máy dịch vụ. - Người dùng dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây có thể đồng bộ hóa (sync) tất cả các dữ liệu ở bất kỳ nơi đâu có Internet. Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây với các chính sách về giá cả và chế độ bảo mật khác nhau. Về giá, phần lớn cung cấp các gói miễn phí bên cạnh các dịch vụ có phí đi kèm như tăng dung lượng lưu trữ, chương trình truy cập dữ liệu trên máy tính hay thiết bị cầm tay... Về bảo mật, có rất nhiều dịch vụ không đảm bảo (hoặc không qui định rõ) chế độ bảo mật thông tin cho người dùng miễn phí. Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chọn được một dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây phù hợp? Một số tiêu chí được gợi ý sau đây giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc ra quyết định lựa chọn của mình: Dung lượng cho phép lưu trữ miễn phí (Free Space); dung lượng tối đa cho phép đối với mỗi tệp tin được tải lên (Max file size); băng thông giới hạn tải lên và tải xuống trong mỗi tháng/ngày (Bandwidth limit/month/day); cho phép mã hóa dữ liệu để đảm bảo tính an toàn (Encrypt) Một số dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây điển hình hiện nay: a) Mediafire MediaFire là một trang web chia sẻ dữ liệu miễn phí và không giới hạn. Tất cả các thành viên đăng ký đều có thể sử dụng đầy đủ chức năng của MediaFire. Website bao gồm 4 loại dịch vụ gồm Free, Persernal, Pro và Business. Người dùng dịch vụ Free (miễn phí) được tải lên các tệp tin có dung lượng không quá 200 MB, sau đó được cung cấp một URL để tải xuống tệp tin và có thể chia sẻ cho bất kỳ ai. Thêm vào đó, ảnh số cũng có thể được tải lên và hiển thị dưới dạng thư viện. MediaFire phiên bản 3.0 với nhiều chức năng mới như: Không yêu cầu đăng ký, truy cập tệp tin không cần chờ đợi, không giới hạn thời gian lưu trữ, không giới hạn số tệp tin tải cùng một lúc, cho phép trực tiếp tải tệp tin lên một thư mục, cho phép đổi tên tệp tin, không phân biệt quốc gia, vùng lãnh thổ của người dùng. 78 b) Google Drive Google Drive là dịch vụ lưu trữ trực tuyến được Google ra mắt vào đầu tháng 5 năm 2012, cho phép người dùng dễ dàng tải lên, chia sẻ và đồng bộ hóa dữ liệu lên dịch vụ này. Người dùng có thể sử dụng Google Drive để lưu trữ tất cả các loại tệp, bao gồm tài liệu, bản trình bày, nhạc, ảnh và video. Người dùng có thể mở nhiều loại tệp ngay trong trình duyệt, bao gồm tệp PDF, tệp Microsoft Office, video có độ phân giải cao và nhiều loại tệp hình ảnh. Google Drive tự động cập nhật mọi nội dung, do đó người dùng có thể thực hiện các chỉnh sửa và truy cập phiên bản mới nhất từ bất kỳ nơi nào. Google Drive cung cấp nhiều cách để xem, tìm và sắp xếp các tệp; có các tùy chọn tìm kiếm mạnh mẽ - thậm chí là khả năng tìm kiếm văn bản trong hình ảnh, giúp người dùng nhanh chóng tìm thấy nội dung đang tìm kiếm. Google Drive cho phép: - Lưu trữ miễn phí 15GB nội dung thư, tài liệu, hình ảnh, video. - Dung lượng tối đa cho phép đối với mỗi tệp tin được tải lên là 1GB. - Truy cập mọi thứ trong Google Drive từ nhiều thiết bị khác nhau như: máy tính, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. - Đồng bộ hóa các tệp. Khả năng đồng bộ hóa cài sẵn của Google Drive đảm bảo các tệp, thư mục và tài liệu Google giống nhau trên tất cả thiết bị, chỉ cần kết nối web. - Ngừng gửi tệp đính kèm qua email. Google Drive cho phép người dùng chọn lựa chính xác những người - bạn bè, gia đình, đồng nghiệp - nhận được tệp cần chia sẻ. c) SkyDrive SkyDrive là dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến miễn phí của Microsoft. Ứng dụng này có sẵn cho hệ điều hành Windows và Mac, Windows Phone và iPhone. Về cơ bản, dịch vụ này hoạt động tương tự như các dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến khác. Người dùng Windows sau khi cài đặt ứng dụng này vào máy tính của mình chỉ cần đăng nhập vào tài khoản Windows Live của họ để liên kết máy tính đang sử dụng với dịch vụ lưu trữ trực tuyến này. SkyDrive cho phép: - Lưu trữ miễn phí 7GB nội dung. - Dung lượng tối đa cho phép đối với mỗi tệp tin được tải lên là 2GB. - Tạo ra một thư mục riêng của nó trong máy tính của người dùng. - Đồng bộ hóa ngay lập tức và hoàn toàn tự động tất cả các tệp tin và thư mục được lưu trong SkyDrive. - Lưu mọi tệp tin có trong SkyDrive của người dùng trong thư mục SkyDrive trên máy tính cũng như được lưu trên đám mây. Phiên bản dành cho Windows của dịch vụ này cho phép người dùng truy cập vào tất cả các tệp tin trên máy tính (của người dùng) từ giao diện web của SkyDrive. Chỉ cần chọn một 79 máy tính đang bật có trong danh sách các máy tính được liên kết với tài khoản SkyDrive của người dùng trên giao diện web, sau đó điền đoạn mã bí mật được hệ thống gửi đến tài khoản email của người dùng; người dùng sẽ có toàn quyền xem tất cả các tệp tin có trên máy tính vừa chọn ngay trên giao diện web của dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến này. d) Dropbox Dropbox là dịch vụ sao lưu, lưu trữ dữ liệu trực tuyến với khả năng đồng bộ theo thời gian thực và tự động thực hiện sao lưu. Phần mềm này chạy tốt trên Windows, Mac, Linux, đồng thời có thể sử dụng DropBox trên điện thoại như iPhone, Blackberry, Android, iPad... Dropbox cho phép: - Lưu trữ miễn phí 2GB dữ liệu. - Dung lượng tối đa cho phép đối với mỗi tệp tin được tải lên là 300MB. - Không giới hạn băng thông tải về và khả năng làm việc trên nhiều nền tảng từ máy tính đến thiết bị di động. - Tự động đồng bộ hóa các tệp tin (tất cả các tệp tin khi được lưu trữ vào thư mục My Dropbox trên máy tính cá nhân sẽ được tự động đồng bộ hóa với các máy tính khác có cài đặt sẵn Dropbox). - Chia sẻ tệp tin một cách dễ dàng. Người dùng đặt các tệp tin/thư mục muốn chia sẻ vào trong Dropbox rồi sau đó, gửi e-mail mời những người muốn chia sẻ thư mục đó. - Sao lưu trực tuyến là tự động. Bất kì các tệp tin mà người dùng đặt vào trong thư mục Dropbox sẽ được tự động sao lưu vào các máy chủ. - Dropbox cho phép người dùng quay trở lại quá khứ để khôi phục những dữ liệu bị xóa hoặc bị thay đổi. Dropbox giữ 30 ngày lịch sử của những lần thay đổi do người dùng thực hiện để người dùng có thể hoàn tác lại bất kỳ sai lầm và thậm chí lấy lại được các tệp tin đã bị xóa. CÂU HỎI ÔN TẬP 1: Hãy trình bày khái niệm mạng máy tính, cách phân loại mạng máy tính. 2: Dựa theo kĩ thuật truyền tải thông tin có mấy kiểu mô hình kết nối? Trình bày những mô hình kết nối đó. 3: Thế nào là giao thức mạng máy tính? 4: Mục đích của dịch vụ DNS – phân giải tên miền. Cấu trúc của tên miền? 5: Điều kiện để kết nối Internet là gì? 6: Thế nào là mạng Internet? Các dịch vụ cơ bản của Internet là gì? 7: Hãy trình bày dịch vụ tìm kiếm trên Internet. 8: Hãy trình bày cấu trúc của một địa chỉ email; cấu trúc của một email? 9: Thế nào là dịch vụ lưu trữ đám mây? Trình bày ưu nhược điểm của dịch vụ này? 10: Hãy so sánh một số dịch vụ lưu trữ đám mây điển hình (Mediafire, Google Drive, SkyDrive, Dropbox).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_thdc_2015_p1_6553.pdf
Tài liệu liên quan