Hậu quả pháp lý và cách thức xử lý các vị phạm nghĩa vụ góp vốn khi thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp năm 2014

Tuy nhiên, quy định này chưa rõ ràng khi Luật sử dụng từ ngữ “không góp đủ”. Cụm từ này có thể được hiểu bao gồm hai hành vi là: hoàn toàn chưa góp hoặc đã góp nhưng chưa đủ số vốn cam kết; hay “không góp đủ” chỉ có nghĩa là đã góp nhưng chưa đủ số vốn đã cam kết? Xét tương ứng với cách xử lý, có lẽ “không góp đủ” chỉ được hiểu là đã góp nhưng chưa đủ số vốn đã cam kết, bởi phải góp được một phần nào đó thì chủ sở hữu mới điều chỉnh vốn điều lệ về số vốn thực góp được. Như vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2014 vẫn còn thiếu sót về cách xử lý trường hợp chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chưa góp phần vốn nào. Trường hợp chưa góp đủ, chủ sở hữu buộc phải điều chỉnh giảm vốn điều lệ theo đúng với số vốn đã góp. Quy định này có thể là một biện pháp hướng đến hạn chế tình trạng vốn điều lệ ảo của các công ty. Tuy nhiên, cách thức xử lý này không linh hoạt và chủ động cho chủ sở hữu khi họ không có bất kỳ sự lựa chọn nào, thiết nghĩ, trường hợp chủ sở hữu chưa góp đủ số vốn thì ngoài việc giảm vốn điều lệ nên cho phép chủ sở hữu huy động thêm thành viên và công ty sẽ được chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên. Qua phân tích, có thể thấy Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã có những quy định khá đầy đủ, giúp khắc phục, giải quyết các vấn đề liên quan đến hành vi vi phạm nghĩa vụ góp vốn thành lập công ty TNHH và CTCP. Luật cũng đã có các quy định xác định trách nhiệm pháp lý của cá nhân khi có sai phạm trong việc thực hiện góp vốn. Những điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp năm 2014 so với Luật Doanh nghiệp năm 2005, bên cạnh việc tôn trọng quyền tự chủ và tự do quyết định vi phạm phát sinh trong quá trình góp vốn của nhà đầu tư, đã thể hiện sự chặt chẽ hơn nhằm kiểm soát tình trạng “vốn ảo” của các công ty. Tuy nhiên, vẫn có một số quy định chưa rõ ràng, tính hiệu quả không cao do chú trọng vào việc kiểm soát, quản lý nhà nước hơn là quyền tự do quyết định cách thức xử lý của chủ sở hữu

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hậu quả pháp lý và cách thức xử lý các vị phạm nghĩa vụ góp vốn khi thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp năm 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
49 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 10(338) T5/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT G óp vốn để thành lập công ty khôngchỉ là hoạt động tạo nguồn tàichính nhằm đảm bảo các điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, mà còn có ý nghĩa là hoạt động đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu của công ty, xác lập tư cách thành viên, quyền và trách nhiệm của họ đối với công ty sau khi được thành lập. Gắn liền với quyền lợi là nghĩa vụ, trước tiên, đó là nghĩa vụ góp đủ vốn và đúng thời hạn như đã cam kết. Rõ ràng, không có hành vi cam kết ban đầu thì không HÊÅU QUAÃ PHAÁP LYÁ VAÂ CAÁCH THÛÁC XÛÃ LYÁ CAÁC VI PHAÅM NGHÔA VUÅ GOÁP VÖËN KHI THAÂNH LÊÅP DOANH NGHIÏåP THEO LUÊÅT DOANH NGHIÏåP NÙM 2014 Nguyễn Thị Liễu Hạnh* * Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng. Thông tin bài viết: Từ khoá: góp vốn, hậu quả pháp lý, cách thức xử lý, nghĩa vụ góp vốn. Lịch sử bài viết: Nhận bài: 12/06/2016 Biên tập: 29/11/2016 Duyệt bài: 04/12/2016 Article Infomation: Keywords: capital contribu- tion, legal consequences, capital obligation. Article History: Received: 12 Jun 2016 Edited: 29 Nov. 2016 Approved: 04 Dec. 2016 Tóm tắt: Bài viết phân tích các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về các trường hợp vi phạm nghĩa vụ góp vốn khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần (CTCP), trách nhiệm và hậu quả pháp lý mà thành viên, cổ đông vi phạm cam kết phải gánh chịu, cách thức xử lý đối với phần vốn chưa được góp; trên cơ sở đó, đưa ra những nhận xét, đánh giá về sự phù hợp của một số quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014. Abstract: The article provides analysis of a number of the provisions of the Enterprise Law of 2014 on the cases of beach of capital contribution obligations under establishment of a limited liability company and a join stock company, the legal liability and consequences to which the breaching members or the breaching shareholders committed, the methods for settlement of the unpaid capital contribution. Through the analysis, the author has taken the assessment of the reasonableness of a number of the provisions under the Enterprise Law of 2014. 50 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 10(338) T5/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT làm phát sinh nghĩa vụ góp vốn của nhà đầu tư, hay nói cách khác, khi thỏa thuận, họ đã tự ràng buộc mình vào một nghĩa vụ với công ty. Nhà đầu tư chỉ được giải phóng khỏi nghĩa vụ này khi hoàn thành việc góp vốn đúng theo nội dung đã cam kết. Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ và đúng thời hạn, họ sẽ gánh chịu hậu quả pháp lý. Để đảm bảo những quyền lợi cũng như trách nhiệm tương ứng với hành vi vi phạm nghĩa vụ của thành viên góp vốn, Luật Doanh nghiệp năm 2014 tiếp tục hoàn thiện quy định về quyền lợi, mức độ trách nhiệm và cách thức xử lý khi có thành viên không thực hiện đúng cam kết góp vốn. 1. Các trường hợp vi phạm nghĩa vụ góp vốn và quyền lợi của thành viên, cổ đông vi phạm Trường hợp sau thời hạn cam kết lần cuối mà thành viên, cổ đông hoàn toàn chưa góp vốn Cơ sở để một người trở thành thành viên công ty chính là sở hữu phần vốn trong công ty. Đối với công ty TNHH, thành viên phải sở hữu ít nhất một phần vốn góp; đối với CTCP, cổ đông phải sở hữu ít nhất một cổ phần. Việc một người không đưa bất kỳ tài sản nào của mình vào công ty theo cam kết không chỉ là vi phạm nghĩa vụ góp vốn mà còn dẫn đến hệ quả là họ không đáp ứng điều kiện để được xem là thành viên, cổ đông công ty. Luật Doanh nghiệp năm 2014 tiếp tục quy định thành viên, cổ đông chưa góp vốn sẽ bị mất tư cách thành viên, cổ đông công ty là hoàn toàn hợp lý1. Một khi đã không còn là thành viên, cổ đông công ty, họ cũng sẽ đương nhiên không được hưởng những quyền lợi của thành viên công ty đó. Trường hợp sau thời hạn cam kết lần cuối mà thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết Ở công ty TNHH và CTCP, tỷ lệ vốn góp ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên, cổ đông, như quyền biểu quyết, phân chia lợi nhuận, rủi ro Đối với công ty TNHH, Luật Doanh nghiệp năm 2005 và văn bản hướng dẫn đều không quy định rõ ràng. Điều 18 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP quy định về thực hiện góp vốn của thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên chỉ nêu quyền lợi của người chưa góp đủ số vốn theo cam kết căn cứ vào số vốn thực góp đối với trường hợp thời hạn cam kết vốn vẫn còn (thời điểm việc chưa góp đủ vốn không bị xem là vi phạm nghĩa vụ cam kết); không đề cập đến quyền lợi của thành viên chỉ góp một phần vốn cam kết sau thời hạn cam kết lần cuối. Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định rõ sau thời hạn cam kết góp vốn, thành viên chưa góp đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp2, tức là thành viên được hưởng quyền trên cơ sở vốn thực góp. Đối với CTCP, Luật Doanh nghiệp năm 2014 tiếp tục ghi nhận quy định tại khoản 5 Điều 23 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP, xác định rõ trong công ty cổ phần khi đến thời hạn cam kết lần cuối mà cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua, sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán3. 1 Điểm a khoản 3 Điều 48 và điểm a khoản 3 Điều 112 Luật Doanh nghiệp năm 2014. 2 Điểm b khoản 3 Điều 48 Luật Doanh nghiệp năm 2014. 3 Điểm b khoản 3 Điều 112 Luật Doanh nghiệp năm 2014. 51 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 10(338) T5/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 2. Trách nhiệm của thành viên, cổ đông khi vi phạm nghĩa vụ góp vốn Khác với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014 không xem số vốn chưa góp là nợ của thành viên đối với công ty. Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty4. Có lẽ xuất phát từ việc không xem số vốn chưa góp là nợ nên Luật cũng có những thay đổi trong hình thức và mức chịu trách nhiệm của thành viên. Hình thức chịu trách nhiệm Khác với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014 không buộc thành viên chưa góp vốn phải bồi thường thiệt hại phát sinh mà phải chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty. Sự thay đổi này cũng dẫn đến cách hiểu khác về ý nghĩa của việc chịu trách nhiệm của thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ vốn. Xét về bản chất, hành vi góp vốn là thỏa thuận giữa các bên, góp vốn là nghĩa vụ thực hiện cam kết theo thỏa thuận; góp vốn không đúng, không đủ là hành vi vi phạm nghĩa vụ đã cam kết, theo lẽ thông thường bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ. Xét về hậu quả thực tế, “bồi thường thiệt hại phát sinh” và “chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài chính” có thể là như nhau trong một số trường hợp, nhưng về mặt ý nghĩa của hành vi hoàn toàn khác nhau. “Bồi thường thiệt hại phát sinh” thể hiện được thành viên phải có trách nhiệm với hành vi sai trái của mình, bồi thường thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm gây ra, đó là hậu quả pháp lý mà thành viên phải gánh chịu khi vi phạm thỏa thuận, không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết. Quy định “chịu trách nhiệm với các nghĩa vụ tài chính của công ty” không thể hiện được đây là trách nhiệm của người vi phạm nghĩa vụ đã cam kết. Bởi vì, khi tham gia cam kết góp vốn thành lập công ty sẽ làm phát sinh trách nhiệm của thành viên với các nghĩa vụ tài chính của công ty. Hơn nữa, với quy định này của Luật Doanh nghiệp năm 2014, trách nhiệm của thành viên vi phạm nghĩa vụ không khác so với trách nhiệm của thành viên thực hiện đúng cam kết. Mức độ chịu trách nhiệm Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, cổ đông CTCP chưa góp hoặc chưa góp đủ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết, tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh. Có thể xem đây là một quy định thể hiện nguyên tắc “chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với phần vốn góp” ở loại hình công ty TNHH và CTCP. Quy định này đã khắc phục được những thiếu sót của Luật Doanh nghiệp năm 2005 trong việc xác định trách nhiệm của thành viên vi phạm nghĩa vụ góp vốn. Trước đây, Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh không rõ ràng khi không xác 4 Khoản 4 Điều 48, khoản 4 Điều 112 Luật Doanh nghiệp năm 2014. 52 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 10(338) T5/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT định được mức bồi thường của thành viên công ty TNHH không góp hoặc không góp đủ là bao nhiêu. Thiếu sót này đã được Nghị định số 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Nghị định số 102/2010/NĐ-CP chỉ buộc thành viên, cổ đông chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn chưa góp, cổ phần chưa mua là không phù hợp. Bởi các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh từ toàn bộ nguồn vốn mà các thành viên, cổ đông cam kết góp và các khoản tài chính này không tách bạch được nguồn phần vốn đã góp hay chưa góp; việc thiếu hụt bất cứ phần vốn góp, cổ phần nào đều có thể ảnh hưởng đến các giao dịch của công ty. Do đó, thành viên, cổ đông không thể chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn, cổ phần chưa góp; các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong thời điểm này phải được các thành viên gánh chịu theo tỷ lệ “phần vốn, cổ phần đã cam kết” chứ không thể là “phần vốn, cổ phần chưa góp”. Việc “suy đoán” cách quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về mức độ trách nhiệm của thành viên, cổ đông chưa góp hoặc chưa góp đủ dựa trên cơ sở nguyên tắc “chịu trách nhiệm hữu hạn” có vẻ lại không đúng với công ty TNHH một thành viên. Khoản 3 Điều 74 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định trường hợp không góp đủ vốn điều lệ “chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty”. Tuy nhiên khoản 4 Điều này lại quy định: “Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ”. Với quy định này của Điều 74, sẽ không xác định được chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên vi phạm nghĩa vụ góp vốn phải chịu trách nhiệm như thế nào: chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản hay tương ứng với phần vốn góp đã cam kết và chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài chính hay đối với cả thiệt hại xảy ra của công ty? Quy định tại khoản 4 Điều 74 đang phá vỡ nguyên tắc “trách nhiệm hữu hạn” của thành viên công ty TNHH khi buộc chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình thay vì bằng toàn bộ phần vốn cam kết góp vào công ty như đã quy định với công ty TNHH hai thành viên trở lên, CTCP. Theo đó, trách nhiệm của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên giống với trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân. Điểm khác nhau đó là chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản trong mọi trường hợp, còn chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản nếu như chủ sở hữu vi phạm nghĩa vụ góp vốn. Như vậy, trong trường hợp có thiệt hại xảy ra, để yêu cầu chủ sở hữu đem tài sản của mình ra chịu trách nhiệm (ngoài khoản tiền đã cam kết góp) phải chứng minh được mối liên quan nhân - quả giữa hành vi không góp, không góp đủ, không góp đúng thời hạn với thiệt hại xảy ra. Quy định này sẽ khó áp dụng vì cần phải xác định thêm các thông tin liên quan như vậy. 5 Khoản 4 Điều 48, khoản 3 Điều 74 Luật Doanh nghiệp năm 2014. 53 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 10(338) T5/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT Khoảng thời gian chịu trách nhiệm Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định có sự khác nhau giữa thành viên công ty TNHH và cổ đông CTCP chưa góp hoặc chưa góp đủ. Ở công ty TNHH, thành viên vi phạm nghĩa vụ góp vốn phải chịu trách nhiệm trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên5. Đối với CTCP, thời gian chịu trách nhiệm của cổ đông vi phạm nghĩa vụ góp vốn là trong thời hạn cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua, tức 90 ngày hoặc ngắn hơn theo điều lệ công ty hoặc hợp đồng mua cổ phần, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Như vậy, khoảng thời gian từ ngày kết thúc thời hạn thanh toán cổ phần đã đăng ký mua đến ngày đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ và thay đổi cổ đông sáng lập sẽ không rõ ai sẽ chịu trách nhiệm cho những nghĩa vụ tài chính phát sinh của công ty: cổ đông đã vi phạm nghĩa vụ góp vốn, hay người nhận mua phần cổ phiếu chưa được thanh toán của cổ đông đó. Nếu người nhận mua phần cổ phiếu chưa thanh toán của cổ đông, vi phạm nghĩa vụ góp vốn phải chịu trách nhiệm cho những nghĩa vụ tài chính phát sinh trong khoảng thời gian này thì không phù hợp. Bởi lẽ, trong khoảng thời gian này, họ vẫn chưa chính thức được công nhận là chủ sở hữu đối với số cổ phần, chưa là cổ đông của công ty nên việc họ phải gánh chịu với các nghĩa vụ tài chính của công ty có vẻ không thuyết phục. Sẽ phù hợp hơn khi quy định trách nhiệm này thuộc về cổ đông đã vi phạm nghĩa vụ góp vốn cho đến thời điểm công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ như quy định đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên. 3. Cách thức xử lý phần vốn chưa góp khi có thành viên, cổ đông vi phạm nghĩa vụ góp vốn Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định cách thức xử lý đối với phần vốn, cổ phần mà thành viên, cổ đông chưa góp, chưa thanh toán bằng hình thức “chào bán” và do Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định. Đây là quy định khá mở khi Luật không nêu cụ thể các hình thức, đối tượng được chào bán mà giao quyền tự quyết định cho công ty. Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị sẽ quyết định đối tượng “chào bán” là ai và cách thức bán như thế nào. Đối tượng “chào bán” có thể bao gồm người ngoài công ty và thành viên, cổ đông trong công ty. Phần vốn, cổ phần chưa góp, chưa thanh toán có thể được bán dưới nhiều hình thức: (i) bán cho các thành viên, cổ đông còn lại trong công ty, (ii) bán cho người khác ngoài công ty (iii) hoặc có thể kết hợp bán cho cả hai đối tượng. Luật còn quy định cách thức xử lý, đó là điều chỉnh vốn điều lệ theo giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ. Việc điều chỉnh vốn điều lệ này được yêu cầu thực hiện khi kết thúc thời hạn góp vốn, thanh toán cổ phần đã đăng ký. Ở quy định này có phần chưa rõ nếu trường hợp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định chào bán phần vốn chưa góp đủ thì việc điều chỉnh vốn điều lệ sẽ thực hiện khi nào, có chờ đến khi việc chào bán có kết quả? Sẽ không có vấn đề gì nếu như việc chào bán có kết quả trong khoảng thời gian luật yêu cầu phải điều chỉnh vốn điều lệ kể từ ngày kết thúc thời hạn góp vốn (60 ngày đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, 30 ngày đối với CTCP kể từ ngày kết thúc thời 54 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 10(338) T5/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT hạn góp vốn đã đăng ký theo quy định tại khoản 4 Điều 48, điểm d khoản 3 Điều 112 Luật Doanh nghiệp năm 2014), bởi công ty sẽ chào bán rồi làm thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ với các thông tin mới sau khi có kết quả chào bán. Tuy nhiên, nếu việc chào bán kéo dài lâu hơn khoảng thời gian này thì buộc công ty phải thực hiện 02 lần thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ: lần đầu là điều chỉnh với giá trị phần vốn góp đã được thanh toán (sau khi trừ đi phần vốn chưa góp đủ so với đăng ký), lần thứ hai là điều chỉnh với giá trị phần vốn góp sau khi có kết quả chào bán phần vốn chưa góp của thành viên, cổ đông vi phạm. Vì vậy, để hạn chế phải thực hiện thủ tục nhiều lần chỉ trong thời gian ngắn, nên quy định việc điều chỉnh vốn điều lệ thực hiện sau thời hạn Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định chào bán với phần vốn chưa góp đủ; đồng thời Luật cần đưa ra thời hạn tối đa thực hiện chào bán để tăng hiệu quả giải quyết đối với số vốn chưa góp. Đối với công ty TNHH một thành viên, Luật Doanh nghiệp năm 2005 không quy định cách thức xử lý khi thành viên duy nhất không góp hoặc góp không đủ vốn đã cam kết mà chỉ dừng lại ở việc yêu cầu chủ sở hữu phải thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn. Khoản 3 Điều 74 Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định: “trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp”. Tuy nhiên, quy định này chưa rõ ràng khi Luật sử dụng từ ngữ “không góp đủ”. Cụm từ này có thể được hiểu bao gồm hai hành vi là: hoàn toàn chưa góp hoặc đã góp nhưng chưa đủ số vốn cam kết; hay “không góp đủ” chỉ có nghĩa là đã góp nhưng chưa đủ số vốn đã cam kết? Xét tương ứng với cách xử lý, có lẽ “không góp đủ” chỉ được hiểu là đã góp nhưng chưa đủ số vốn đã cam kết, bởi phải góp được một phần nào đó thì chủ sở hữu mới điều chỉnh vốn điều lệ về số vốn thực góp được. Như vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2014 vẫn còn thiếu sót về cách xử lý trường hợp chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chưa góp phần vốn nào. Trường hợp chưa góp đủ, chủ sở hữu buộc phải điều chỉnh giảm vốn điều lệ theo đúng với số vốn đã góp. Quy định này có thể là một biện pháp hướng đến hạn chế tình trạng vốn điều lệ ảo của các công ty. Tuy nhiên, cách thức xử lý này không linh hoạt và chủ động cho chủ sở hữu khi họ không có bất kỳ sự lựa chọn nào, thiết nghĩ, trường hợp chủ sở hữu chưa góp đủ số vốn thì ngoài việc giảm vốn điều lệ nên cho phép chủ sở hữu huy động thêm thành viên và công ty sẽ được chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên. Qua phân tích, có thể thấy Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã có những quy định khá đầy đủ, giúp khắc phục, giải quyết các vấn đề liên quan đến hành vi vi phạm nghĩa vụ góp vốn thành lập công ty TNHH và CTCP. Luật cũng đã có các quy định xác định trách nhiệm pháp lý của cá nhân khi có sai phạm trong việc thực hiện góp vốn. Những điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp năm 2014 so với Luật Doanh nghiệp năm 2005, bên cạnh việc tôn trọng quyền tự chủ và tự do quyết định vi phạm phát sinh trong quá trình góp vốn của nhà đầu tư, đã thể hiện sự chặt chẽ hơn nhằm kiểm soát tình trạng “vốn ảo” của các công ty. Tuy nhiên, vẫn có một số quy định chưa rõ ràng, tính hiệu quả không cao do chú trọng vào việc kiểm soát, quản lý nhà nước hơn là quyền tự do quyết định cách thức xử lý của chủ sở hữu n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhau_qua_phap_ly_va_cach_thuc_xu_ly_cac_vi_pham_nghia_vu_gop.pdf
Tài liệu liên quan