Hệ thống tổ chức quản lý lưu thông phân bón vô cơ ở Việt Nam

Có thể phân loại hệ thống các DN kinh doanh phân bón hiện nay theo các khu vực, các miền. Cụ thể là : ã Miền Bắc : Bao gồm các DN sản xuất kinh doanh phân bón có cơ sở đặt tại các khu vực. Đồng bằng Sông Hồng, Miền núi phía Bắc và Trung Du . Ví dụ như Công ty supe lân Lâm Thao, lân nung chảy Văn Điển, Công ty vật tư nông sản Tổng Công ty vật tư nông nghiệp, Công ty vật tư Tổng hợp Hà Anh, Công ty HACIMEX Hải Phòng . là các Công ty kinh doanh phân bón ở khu vực Miền Bắc vì có cơ sở chính (trụ sở chính, Nhà máy sản xuất) ở Miền Bắc. ã Miền Nam: Tương tự như trên những DN có trụ sở chính, nhà máy sản xuất tại Miền Nam (gồm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ .).

doc88 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hệ thống tổ chức quản lý lưu thông phân bón vô cơ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân làm chủ, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của Công ty. Chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của mình. +Công ty cổ phần : Vốn của Công ty được chia đều thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu các cổ phần là cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà hộ sở hữu. Công ty lữ hành cổ phần có khả năng huy động vốn lớn thông qua việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Trừ các trường hợp ngoài lệ ngoài ra các cổ phiếu do Công ty phát hành được lưu thông tự do. Các thành viên của Công ty loại này không ít hơn 7. + Công ty trách nhiệm hữu hạn: là Công ty có ít nhất hai thành viên góp vốn thành lập và tất cả chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Công ty cho đến hết giá trị phần vốn mà họ sở hữu. Phần góp vốn của các thành viên dưới bất kỳ hình thức nào (bằng hiện vật, bằng sở hữu công nghiệp hoặc bằng tiền) đều phải đóng đủ khi thành lập Công ty. Phần góp vốn của các thành viên không được thể hiện dưới hình thức chứng khoán nào. Số vốn góp được ghi rõ trong điều lệ, mỗi thành viên được cấp một bản điều lệ là bằng chứng cho tư cách thành viên của mình. + Công ty liên doanh và Công ty có vốn 100 % của nước ngoài. Một loại hình đặc biệt trong đó có sự tham gia của một hoặc một vài chủ đầu tư, trong đó một phần hoặc toàn bộ vốn thuộc sở hữu của người hoặc tổ chức nước ngoài. Loại DN này được tổ chức và hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài. - Dựa vào hệ thống cơ quan quản lý ngành dọc các DN có thể có : + DN thuộc ngành. + DN không thuộc ngành. 1.4.2. Hệ thống các DN kinh doanh phân bón ở Việt Nam. Có nhiều cách để phân loại các DN sản xuất kinh doanh phân bón vô cơ ở Việt Nam. Dưới đây là một số cách phân loại thường dùng. 1.4.2.1.Phân loại theo tính chất hoạt động kinh doanh : Theo các phân loại này hệ thống các DN kinh doanh phân bón vô cơ ở Việt Nam bao gồm: -Các DN sản xuất phân bón - Các DN thương mại kinh doanh phân bón. Các DN sản xuất phân bón. - Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam là DN sản xuất phân bón lớn nhất ở nước ta cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Hiện nay Tổng Công ty Hoá chất có 4 cơ sở sản xuất phân lân, một cơ sở sản xuất phân u rê; 3 đơn vị sản xuất nguyên liệu: quặng Apatít, pyric, và serpentin với tổng sản lượng quặng là 690.000 tấn/năm; 11 đơn vị sản xuất phân tổng hợp NPK với sản lượng 163.000 tấn/năm. - Nhà máy supe phốt phát Long Thành: Đây là nhà máy sản xuất phân lân đầu tiên ở Miền Nam, với công suất 400.000 tấn/năm. Nhà máy Long Thành đã liên doanh với nước ngoài để sản xuất phân bón tổng hợp NPK với công suất thiết kế 350.000 tấn NPK/năm và đã đi vào sản xuất cuối năm 1998. - Công ty hoá chất và phân đạm Hà Bắc, từ sản lượng 45.000 tấn u rê năm 1992 đã nâng lên 110.000 tấn u rê vào năm 1995 và hiện nay đạt khoảng 130.000 tấn u rê/năm. Công ty đang có kế hoạch liên doanh với nước ngoài để nâng tổng công suất lên 410.000 tấn/năm. - Công ty supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao được cải tạo nâng công suất từ 300.000 tấn/năm lên 500.000 tấn/năm. Ngoài Tổng Công ty hoá chất Việt Nam các tỉnh, địa phương củng cố các Xí nghiệp sản xuất phân bón với công suất không nhiều. Đáng chú ý là tại Bà Rịa - Vũng Tàu đang có dự án xây dựng nhà máy phân đạm sử dụng Gas thiên nhiên và khí tự nhiên với công suất thiết kế 575.000 tấn u rê/năm. Các đơn vị ngoài Tổng Công ty hoá chất hiện có, sản xuất NPK với tổng công suất ước tính 100.000 tấn/năm. Các DN thương mại kinh doanh phân bón: Đơn vị thực hiện kinh doanh thương mại gọi là DN thương mại - làm nhiệm vụ mua vào dự trữ, bán ra và thực hiện các dịch vụ. “Nhờ có các DN thương mại có thể mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá đến tận người tiêu dùng các DN thương mại tập trung dự trữ vật tư hàng hoá, làm giảm chi phí cho một đơn vị hàng hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế. Các DN thương mại kinh doanh phân bón ở Việt Nam, bao gồm : + Các DN được chỉ định làm đầu mối nhập khẩu trực tiếp. Trong số này phải kể đến Tổng Công ty vật tư nông nghiệp là đơn vị giữ vai trò chủ đạo trên thị trường phân bón Việt Nam được phân bổ nhiều Quota (Hạn ngạch) nhất (35 - 40%) trong tổng khối lượng nhập khẩu phân bón cả nước). Đứng sau đó là các DN Trung ương, một số Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu được phân bổ nhập từ 10.000- 20.000 tấn urê/năm. Một số Công ty trực thuộc quản lý của các tỉnh thành phố được giao chỉ tiêu nhập khẩu từ 10.000 á 15.000 u rê/năm. Đa số các DN nhập khẩu phân bón DAP đều ở Miền Nam. + Các DN kinh doanh phân bón, nhưng không được chỉ định nhập khẩu trực tiếp. Đó là các đơn vị thuộc Tổng Công ty vật tư nông nghiệp (không được chỉ tiêu nhập khẩu phân bón, như Công ty vật tư nông sản); Các Công ty vật tư nông nghiệp thuộc tỉnh, thành phố quản lý (cũng không được phép nhập khẩu phân bón). Số này bao gồm một số đơn vị là DN Nhà nước và một số DN ngoài quốc doanh. Các DN này thường làm nhiệm vụ mua hàng từ các đầu mối nhập khẩu và tổ chức bán buôn cho các đại lý, các cửa hàng bán lẻ để họ trực tiếp bán cho nông dân. Một số DN cũng trực tiếp bán tận tay cho người tiêu dùng. 1.4.2.2. Phân loại theo hình thức sở hữu: .Các DN Nhà nước : Các đơn vị sản xuất kinh doanh phân bón cho Nhà nước bỏ vốn và thuộc sở hữu Nhà nước bao gồm: + Các đơn vị sản xuất kinh doanh phân bón trung ương như Tổng công ty vật tư nông nghiệp, Tổng Công ty cà phê, tổng Công ty lương thực Miền Nam ... + Các đơn vị sản xuất kinh doanh phân bón cấp tỉnh, huyện như: Các cơ sở sản xuất của các địa phương thuộc sở hữu Nhà nước, các Công ty vật tư nông nghiệp tỉnh, huyện. Các DN ngoài quốc doanh, đại lý, cửa hàng bán lẻ: Đó là các Công ty, đại lý, cửa hàng kinh doanh phân bón không thuộc sở hữu của Nhà nước. Nguồn vốn do các thành viên, các cá nhân tự bỏ ra để thành lập. Thuộc loại này gồm có : + Các Công ty trách nhiệm hữu hạn, sản xuất , kinh doanh phân bón vô cơ, DN tư nhân, Công ty cổ phần. + Các đại lý tư nhân kinh doanh phân bón. + Các cửa hàng bán lẻ tư nhân, kinh doanh bán lẻ các mặt hàng phân bón. Các DN 100% vốn nước ngoài, các Công ty liên doanh: Đây là loại hình DN vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón. VD như Nhà máy liên doanh sản xuất NPK Long Thành. Trong những năm tới hình thức DN này sẽ được phát triển mạnh và tạo tiềm năng mới cho ngành công nghiệp phân bón của Việt Nam. 1.4.2.3 Phân loại theo khu vực: Có thể phân loại hệ thống các DN kinh doanh phân bón hiện nay theo các khu vực, các miền. Cụ thể là : Miền Bắc : Bao gồm các DN sản xuất kinh doanh phân bón có cơ sở đặt tại các khu vực. Đồng bằng Sông Hồng, Miền núi phía Bắc và Trung Du ... Ví dụ như Công ty supe lân Lâm Thao, lân nung chảy Văn Điển, Công ty vật tư nông sản Tổng Công ty vật tư nông nghiệp, Công ty vật tư Tổng hợp Hà Anh, Công ty HACIMEX Hải Phòng ... là các Công ty kinh doanh phân bón ở khu vực Miền Bắc vì có cơ sở chính (trụ sở chính, Nhà máy sản xuất) ở Miền Bắc. Miền Nam: Tương tự như trên những DN có trụ sở chính, nhà máy sản xuất tại Miền Nam (gồm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ ...). Miền Trung: gồm các nhà máy, đơn vị kinh doanh nằm tại các khu vực Nam Trung Bộ, Bắc Trung bộ, khu 4 cũ và Tây Nguyên ... 1.4.2.4.Phân theo cấp quản lý. Doanh nghiệp ở Trung ương: - Có Tổng Công ty vật tư nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT . Nhiệm vụ của Tổng Công ty chủ yếu là nhập khẩu, bán buôn dự trữ lưu thông, góp phần bình ổn giá phân bón. Tổng Công ty phân bón và hoá chất cơ bản (Bộ công nghiệp). .Doanh nghiệp ở địa phương Trước kia, ở cấp tỉnh có Công ty vật tư nông nghiệp tỉnh trực thuộc Sở nông nghiệp. ở cấp huyện có Công ty vật tư nông nghiệp huyện trực thuộc UBND huyện. Cả 2 cấp này thời kỳ đầu trực thuộc tổng Công ty vật tư nông nghiệp và thống nhất thành một ngành dọc từ TW đến địa phương, sau này tách ra thành 3 cấp độc lập. Những năm gần đây Nhà nước có chủ trương gộp lại thành hai cấp. ở TW có Tổng Công ty VTNN. ở địa phương các Công ty VTNN huyện trực thuộc Công ty VTNN tỉnh . Với mục đích giảm số lần vay vốn, giảm lãi suất, trên cơ sở đó giảm chi phí. Hạ giá bán cho nông dân. Tuy nhiên việc tổ chức hiện nay không thống nhất, tăng theo quan điểm của từng địa phương nên có nhiều hình thức khác nhau, có thể chia làm 3 loại sau: Loại 1: Chỉ có một Công ty vật tư nông nghiệp duy nhất hoạt động kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh. Các Công ty vật tư nông nghiệp huyện trước đây nay trở thành trạm trực thuộc các Công ty vật tư nông nghiệp tỉnh. Loại này chủ yếu gồm các tỉnh Miền núi phía Bắc, thành phố Hải Phòng, các tỉnh khu 4, khu 5. Loại 2: Trong một tỉnh có nhiều Công ty quốc doanh kinh doanh phân bón. ở đây các Công ty vật tư nông nghiệp huyện không trực thuộc trong Công ty vật tư nông nghiệp tỉnh. Ngoài ra còn có nhiều các quốc doanh khác như Công ty lương thực, Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp. Các quốc doanh này hoạt động độc lập với nhau. Loại này chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. Loại 3: Công ty vật tư nông nghiệp kinh doanh cả phân bón và thuốc DVTV. Loại này không nhiều, chỉ một số địa phương như Hà Nội, Đồng Nai, Sông Bé. 1.4.2.5. Hệ thống hợp tác xã kinh doanh phân bón: Trước đây trong thời kỳ nền kinh tế quản lý theo kế hoạch hoá tập trung, HTX là người nhận vật tư nông nghiệp để phân phối cho nông dân. Hiện nay nhiệm vụ quản lý của HTX đã thay đổi nên dịch vụ kinh doanh VTNN tuy vẫn còn nhưng không nhiêù. Năm 1989 trên dưới 90% số HTX có dịch vụ KD phân bón thì năm 1994 chỉ còn 23 % đối với phân bón. 1.4.2.6.Hệ thống kinh doanh phân bón tư nhân: Đã phát triển nhiều Công ty trách nhiệm hữu hạn đã có vốn nhiều tỷ đồng, có hệ thống bán buôn bán lẻ trong nhiều tỉnh, riêng địa bàn TP Hồ Chí Minh đã hơn 10 Công ty TNHH kinh doanh phân bón hoá học. Ngay trên địa bàn Hà Nội cũng có khá nhiều cơ sở kinh doanh. Tại Nam Hà, có 1188 đại lý của tư nhân với 2334 người gấp 11 lần số cán bộ CNV của các DN phân bón NN bình quân mỗi xã có 3,88 đại lý tư nhân. ở Thái bình cũng vậy. Lượng phân bón do các Công ty tư nhân bán ra chiếm hơn 60% tổng lượng phân bón bán ra trong toàn tỉnh. Khảo sát ở huyện Từ Liêm Hà Nội cho thấy năm 1992 trên địa bàn của huyện, Công ty vật tư Nhà nước huyện chỉ có 7 điểm bán hàng và 2 đại lý, trong khi đó tư nhân có 116 hộ kinh doanh. 2-/ Hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất phân bón vô cơ ở Việt nam. Khả năng sản xuất của các DN trong nước, hiện tại nền công nghiệp, nhất là công nghiệp hoá chất của Việt Nam chưa có khả năng sản xuất và cung ứng đủ lượng phân vô cơ các loại cho nông dân theo yêu cầu (Phân urê mới cung ứng được khoảng 3 - 8 %, phân lân khoảng 50 - 60% ). Trước tình hình nhu cầu phân hoá học ngày một tăng các đơn vị sản xuất phân hoá học ở Việt Nam cũng đã tìm cách khôi phục và mở rộng các hoạt động sản xuất của mình. Biểu số 2 : Tình hình sản lượng phân bón vô cơ ở một số doanh nghiệp năm 1998 ĐVT: (tấn) Công ty phân đạm và hoá chất Hà Bắc NPK 4.775 urê 120.000 Nhà máy hoá chất phân bón Hải Hưng NPK 613 Lân Ninh Bình Lân nung chảy 42.054 Lân Văn Điển Lân 116.000 Công ty Hoá chất Vinh NPK 6.380 Công ty Hoá chất Quảng Ngãi Lân 4.610 Phân bón Miềm Nam NPK 5.014 Các loại khác 379.925 Phân bón Cần thơ NPK 18.785 Supe Lâm Thao Su pe phối phát 565.000 NPK 55.158 Biểu số 3 : sản lượng sản xuất phân vô cỏ từ n ăm 1990 - 1998 ĐVT: (1000 tấn) 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Phân vô cơ các loại 354 450 530 714 841 937 965 982 974 Doanh nghiệp Nhà nước 354 450 530 714 841 937 965 982 972,5 Các doanh nghiệp khác - - - - - - 3 1,4 1,5 DN Nhà nước TW 354 450 530 714 841 937 962 980,6 972,5 Có thể nhận định tình hình sản xuất phân bón qua những DN chủ yếu sau: 2.1-/ Nhà máy phân đạm Hà Bắc: Từ sản lượng 45.000 tấn urê năm 1992, do việc đầu tư chiều sâu khôi phục và cải tạo và đổi mới thiết bị đã mang lại hiệu quả rõ rệt, đến năm 1995 đã được nâng lên 110.000 tấn và vượt công suất thiết kế (Công suất tối đa 120.000 tấn/năm dây chuyền công nghệ của Trung Quốc). Đồng thời do nông nghiệp càng phát triển thì việc gia tăng sản lượng phân đạm cung cấp cho sản xuất nông nghiệp là tất yếu. Gần đây sản lượng lương thực của đất nước ngày càng gia tăng (Từ 21 triệu tấn năm 1991 lên 27 triệu tấn năm 1996). Bên cạnh đó là mối lo vì tốc độ nhập khẩu phân urê ngày càng gia tăng (từ 781 ngàn tấn năm 1991 lên đến 1,7 triệu tấn năm 1996). Nếu khả năng 1996 chúng ta xuất khẩu được 3 triệu tấn gạo với tổng doanh thu trên 800 triệu USD thì năm 1996, ta lại phải bỏ ra trên 300 triệu USD để nhập khẩu phân urê. Biểu số 4 : Bảng thống kê kết quả sản xuất của Công ty phân đạm và hoá chất Hà bắc. Đơn vị tính 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Sản phẩm chính: - Urê Tấn 44.891 82.633 100.003 103.223 110.972 120.471 130.000 - NH3 đóng bình Tấn 822 1.078 1.228 961 1.151 1.188 1.188 - Điện sản xuất Mw/h 52.250 64.000 81.974 81.974 95.617 106.548 106.548 Tổng doanh thu tỷ đồng 94,6 158,3 155 233 303 2.585 2.585 Nộp ngân sách tỷ đồng 5,1 15,5 4,4 15 11,6 8 8 Lãi phát sinh tỷ đồng 5,7 4,7 - 5,2 21 28,7 0,7 0,7 Thu nhập bình quân (ngày/tháng) 1000đ 236 372 393 465 655 732 732 Nguồn Tổng cục thống kê Như vậy với mức sản lượng ngày một tăng theo công suất thiết kế thì nhà máy đã có thể đáp ứng tốt từ 5-8% nhu cầu về phân urê cho cả nước. Tuy nhiên tình hình thực tế cho việc sản xuất phân bón ở đây tồn tại mấy vấn đề lớn: - Do dây chuyền công nghệ sản xuất lạc hậu nên chất lượng của sản phẩm do nhà máy sản xuất ra chưa thuyết phục được người tiêu dùng. - Chi phí cho các nguồn nguyên, nhiên liệu đầu vào sản xuất lớn đồng thời hiệu suất của dây chuyền công nghệ thấp dẫn đến chi phí sản xuất lớn (giá điện tăng) do đó tất yếu giá xuất bán sản phẩm phân đạm urê của nhà máy khó có khả năng cạnh tranh với phân urê nhập khẩu. Về lâu dài, nước ta còn ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất phân bón, tăng tỷ trọng phân bón, nội địa trong tổng nguồn cung ứng cho sản xuất nông nghiệp. Một trong những khó khăn không nhỏ là vốn đầu tư để sản xuất phân đạm rất lớn nhưng lợi nhuận lại không cao. Do đó không hấp dẫn các nhà đầu tư, cho nên khả năng huy động vốn trong và ngoài nước để liên doanh là một trở ngại lớn (một nhà máy phân đạm với công suất 550.000 tấn urê/năm cần số vốn đầu tư là 500 triệu USD). Vì vậy, Nhà nước cần ưu tiên tập trung vốn để đổi mới dây chuyền công nghệ, tăng sản lượng, hoặc đầu tư thông qua liên doanh, triển khai dự án phân bón trọng điểm. Theo dự đoán của Bộ nông nghiệp và PTNT, nhu cầu phân urê từ nay đến năm 2000 sẽ tăng khoảng 10% năm. Năm 2000 sẽ là 2,5 triệu tấn và năm 2005 sẽ là 3 triệu tấn. Do đó kế hoạch phát triển sản xuất phân urê những năm sắp tới là từng bước triển khai dây chuyền công nghệ 140.000 tấn đạm ở nhà máy phân đạm Hà Bắc, như vậy sản lượng hàng năm sẽ tăng 20 - 30 ngàn tấn/năm so với năm 1995. 2.2-/ Nhà máy supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy phân Lân Văn Điển: Cũng đã đầu tư vốn cho việc đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất, mở rộng thêm năng lực sản xuất của mình, nhờ đó, số lượng cũng như chất lượng của phân lân do các nhà máy sản xuất ra đã được nâng lên hết sức nhanh chóng. Đặc biệt trong những năm gần đây. Khi các tỉnh phía nam sử dụng phân lân cho lúa, cho cà phê, cao su, thấy có hiệu quả tốt, thì nhu cầu phân lân (kể cả phân lân nung chảy) đã tăng lên rất nhanh. Tuy nhiên do nguồn nguyên liệu nên đại bộ phận các nhà máy sản xuất phân lân tập trung ở Miền Bắc Việt Nam và sản xuất ra khoảng 90% lượng lân của cả nước. ở phía Nam chỉ có một nhà máy sản xuất được khoảng 10% lượng lân. Sản xuất phân lân trong nước năm 1996 so với 1989 đã tăng gần 3 lần, lượng phân làm ra đã đáp ứng được khoảng 50-65% nhu cầu của nền nông nghiệp (Nguyễn Đình Bích, báo thương mại). Trong cơ cấu phân lân, thì supe lân chiếm khoảng 70%, loại phân này được sử dụng rộng rãi trên nhiều loại đất và nhiều cây trồng, lân nung chảy chiếm khoảng 30% - loại phân này chủ yếu dùng cho cây lúa và cây công nghiệp trên đất phèn. Biểu số 5: Sản lượng phân urê và phân lân ở trong nước từ (1989-1996) Đơn vị tính: Tấn Năm Lân Phân trong Super lân 1989 329.190 298.390 1990 325.456 280.000 1991 391.125 315.000 1992 418.200 303.000 1993 595.799 420.000 1994 713.370 530.000 1995 799.176 570.000 1996 825.688 567.000 1997 987.412 565.000 1998 1.087.564 576.000 1999 980.000 650.300 Năm 1989 khi chuyển sang cơ chế thị trường, phân lân tiêu thụ có khó khăn hơn, vì dân quen dùng giá thấp do Nhà nước bù lỗ ở thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp. Trước tình hình đó, các DN đã tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất, đổi mới mẫu mã bao bì, đóng gói - Phân lân từ chỗ bán phân rời đã chuyển sang đóng bao bì như phân đạm. Chất lượng phân cũng được nâng cao, công tác tuyên truyền khuyến mại cũng được thực hiện tốt hơn. Do vậy, từ năm 1995 đến nay, số lượng phân lân sản xuất cũng như tiêu thụ đã tăng lên khá nhanh, giá bán tương đối ổn định, sản xuất phân lân đã từ hoà vốn tới có lãi và lãi năm sau cao hơn năm trước. Ta có thể thấy điều này qua số liệu so sánh giá bán và chi phí sản xuất phân lân một số năm. Năm Giá vốn Giá bán tại DN sản xuất 1989 109.100đ/tấn 110.000 đ/tấn 1990 126.300 130.000 1991 424.300 430.000 1992 539.600 540.000 1995 737.700 770.000 1996 998.400 840.000 Riêng phân lân, mục tiêu 5 - 10 năm tới ta hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu phân lân trong cả nước với bước đi sau: - Sử dụng hợp lý, có hiệu quả công suất các cơ sở sản xuất Supe phốt phát đơn hiện có, trên cơ sở đầu tư chiều sâu cải tiến thiết bị, áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới để hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. - Phân lân nung chảy là loại phân bón có công nghệ đơn giản, nguyên liệu hoàn toàn trong nước, thiết bị hoàn toàn tự thiết kế chế tạo được, vốn đầu tư ít, sản lượng tăng nhanh, sản phẩm thích hợp với nhiều loại đất, nhất là đối với đất chua phèn và loại cây công nghiệp. Đây là loại sản phẩm cần ưu tiên đầu tư phát triển. Trong giai đoạn tới một mặt tiếp tục tuyên truyền hướng dẫn sử dụng, mở rộng thị trường, một mặt tập trung nâng cao hàm lượng dinh dưỡng, đạt trên 18% P2O5 - nghiên cứu đổi mới công nghệ thiết bị để có thể tăng nhanh công suất lên 35 - 40 vạn tấn năm vào năm 2005. Nghiên cứu khả năng nâng công suất phân lân nung chảy Văn Điển 180.000tấn/năm và Lâm Thao supe phốt phát từ 30.000 tấn/năm lên 5.000.000 tấn/năm phát huy thế mạnh nguồn nguyên liệu cây lúa, cây công nghiệp đặc biệt là đất chua. Nhà máy supe Long Thành dự kiến mở rộng gấp đôi công suất lên 200.000 tấn năm đồng thời đầu tư một nhà máy sản xuất DAP công suất 330.000tấn/năm (bước đầu nhập Amoniac) dự án đang được trình Chính phủ xin đưa vào kế hoạch, tìm nguồn đầu tư, địa điểm tại khu vực Quảng Ninh. Phân lân nung chảy Ninh Bình từ 100.000 tấn/năm sẽ nâng công suất lên đến 200.000tấn/năm. Với kế hoạch trên tổng lượng phân lân năm 2000 đạt khoảng 1,7 triệu tấn và sẽ đưa lên 2 triệu tấn vào những năm sau đó. 2.3-/ Tình hình sản xuất phân NPK. Hiện nay nước ta có kế hoạch sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước hàng năm ước tính khoảng 800 - 950 ngàn tấn. Hiện nay Vinachen đã sản xuất với sản lượng khoảng 350.000tấn/năm. Các DN nhỏ khác có khả năng sản xuất khoảng 50 tấn/năm. Theo kế hoạch thì các liên doanh sản xuất phân bón Japan - Việt Nam Fertizers có thể đạt sản lượng 350.000 tấn/năm. Baconco có sản lượng 150.000tấn/năm và Hydro có sản lượng 200.000 tấn/năm. Như vậy ước tính tổng sản lượng NPK có để đạt đến khoảng 1,25 triệu tấn đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên có thể thấy giá phân NPK sản xuất trong nước cao hơn giá của thị trường quốc tế do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Nhà nước có chủ trương bảo hộ, giúp đỡ cho sản phẩm nội địa nên mặc dù giá có thể cao hơn giá thị trường quốc tế nhưng vẫn có thể tiêu thụ tốt tại thị trường nội địa. Vào đầu năm 1999 không có chỉ tiêu nhập NPK. (Sản lượng sản xuất phân urê trong nước năm 2.000 tăng vọt do nhà máy phân đạm Bà Rịa - Vũng Tàu đi vào sản xuất với công suất 600.000 tấn/năm). Kết luận: Trong những năm qua, công nghiệp sản xuất phân bón nước ta đang đi dần vào ổn định. Các cơ sở sản xuất phân bón đã chú trọng đến việc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất giảm tiêu hao vật tư, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam là doanh nghiệp lớn sản xuất các loại phân bón phục vụ nông nghiệp trong cả nước. Hiện nay, Tổng Công ty có 4 cơ sở sản xuất phân lân chế biến với Tổng công suất 820.000 tấn/năm, một cơ sở sản xuất phân đạm urê công suất 110.000 tấn/năm và 12 cơ sở sản xuất phân tổng hợp NPK. Biểu số 6 : Dự kiến sản lượng phân bón sản xuất tới năm 2000. Đơn vị tính: tấn TT 1996 1997 1998 1999 2000 1 Phân urê 1.500.000 1.510.000 1.580.000 1.580.000 1.610.000 - SX trong nước 100.000 110.000 130.000 130.000 1.010.000 - Nhập khẩu 1.400.000 140.000 1.450.000 1.450.000 600.000 2 Phân NPK 515.900 570.000 765.000 765.000 1.200.000 - SX trong nước 195.900 220.000 345.000 345.000 600.000 - Nhập khẩu 320.000 350.000 420.000 420.000 600.000 3 Phân DAP 320.000 320.000 350.000 350.000 600.000 4 Phân Ka li (Nhập khẩu) 110.000 120.000 120.000 150.000 150.000 5 Phân lân (chủ yếu SX trong nước) 820.000 840.000 880.000 990.000 1.000.000 Nguồn: Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Danh sách một số nhà máy sản xuất phân bón vô cơ ỏ Việt Nam. + Su pe lân :Lâm Thao; Long Thành. + Lân Nung chảy : Văn Điển Ninh Bình. + Phân đạm U rê : Hà Bắc Bà rịa - Vũng Tàu. + Phân NPK: Công ty phân bón Miền Nam Su pe Lâm Thao Đạm Hà Bắc Cần thơ Vinh Vĩnh Thịnh (LS) Quảng Ngãi Văn Điển Đà Nẵng Thanh Hoá Hải Dương +Các Liên Doanh. Phân DAP : Quảng Ninh. 3-/ Hệ thống các tổ chức kinh doanh buôn bán phân bón vô cơ ở Việt nam. 3.1-/ Hệ thống các tổ chức nhập khẩu và kinh doanh buôn bán lưu thông phân bón từ năm 1985 đến năm 1989: Thời kỳ thực hiện cơ chế kế hoạch tập trung ở Việt Nam có thể tính từ năm 1988 trở về trước. Thời kỳ này, sản xuất nông nghiệp được tổ chức dưới hai hình thức: Hợp tác xã sản xất nông nghiệp (thuộc sở hữu tập thể của nông dân); Nông trường quốc doanh (thuộc sở hữu Nhà nước). Tuy có hai hình thức sở hữu và hai hình thức tổ chức khác nhau song cả hai đều phải chịu sự quản lý và chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất của Nhà nước thông qua hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh và chỉ tiêu hướng dẫn. Các cơ sở sản xuất nông nghiệp muốn sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, sản xuất như thế nào, phân phối các sản phẩm làm ra theo tỷ lệ thế nào, các sản phẩm thừa tiêu thụ ở đâu, với giá bao nhiêu, tất cả đều phải theo sự chỉ đạo của Nhà nước. Trong thời kỳ này kinh tế hộ nông dân dường như không được quan tâm, người nông dân làm việc hoàn toàn thụ động theo sự chỉ đạo của ban quản lý hợp tác xã. Với chủ trương từng huyện phải phấn đấu tự trang trải lấy nhu cầu lương thực trên địa bàn của huyện mình và kiểm soát hết sức chặt chẽ việc giao lưu các loại nông sản phẩm từ vùng này sang vùng khác, nên sản xuất nông nghiệp của Việt Nam trong thời kỳ này chủ yếu là sản xuất lương thực và mang nặng tính tự cấp, tự túc. Vì có chế như vậy, nên gần như nông dân không gắn bó với đồng ruộng, không quan tâm đến công việc sản xuất nông nghiệp - các ban quản trị hợp tác xã thì phần lớn trình độ chuyên môn và quản lý đều yếu kém, tham ô, lãng phí của tập thể, ít quan tâm đến sản xuất. Nhu cầu phân hoá học trong thời kỳ này (chủ yếu là phân Urê và phân lân) theo sự tính toán của các cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước là khoảng 1 triệu tấn một năm (trong đó phân ure khoảng 800.000 tấn, phân lân khoảng 200.000 tấn). Trong thời kỳ này Chính phủ Việt Nam cũng đã nhờ Chính phủ Liên xô xây cho nhà máy Supe phốt phát Lâm thao - Phú Thọ chuyên sản xuất phân lân (100.000 tấn/năm) và Chính phủ Trung quốc xây cho nhà máy phân đạm Hà Bắc (60.000 tấn/năm), chuyên sản xuất ure và nhà máy phân lân Văn điển. Để có phân hoá học cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, buộc Nhà nước Việt Nam phải tiến hành nhập phân của nước ngoài. Việc nhập khẩu phân bón trong thời kỳ này là từ Liên Xô cũ và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông âu, thông qua các nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước. Theo phương thức này, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ kế hoạch và Đầu tư ) và Bộ tài chính, thay mặt Chính phủ Việt Nam nhận nợ và thanh toán nợ với nước bạn, sau mỗi kỳ kế hoạch mà hai bên đã thoả thuận. Việc nhập phân bón theo nghị định thư có điểm tốt là rất chắc chắn, song lại có nhược điểm rất lớn là phía bạn hàng lúc nào họ giao lúc đó. Buộc phía Việt Nam cứ phải nhận vì thế thường diễn ra hiện tượng; lúc sản xuất nông nghiệp cần phân thì không có phân, lúc không cần thì phân lại về. Phân bón ở Việt Nam được nhập theo Nghị định thư và chủ yếu là của Liên Xô, với giá thấp hơn giá thị trường Quốc tế. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam ở thời kỳ này đang gặp khủng hoảng nặng, kinh tế không phát triển, giá trị đồng tiền Việt Nam liên tục giảm. Trước tình hình này. Chính phủ chỉ đạo không bán phân bón bình thường mà áp dụng cơ chế bán đối lưu, gọi là bán theo hợp đồng kinh tế hai chiều. Điều này có nghĩa là, Nhà nước bán phân bón cho nông dân theo số lượng tương ứng với số lượng hàng nông sản mà nông dân bán cho Nhà nước (về mặt giá trị), ở đây lấy tỷ lệ giữa urê và lúa làm tiêu chuẩn. Cơ chế bán phân bón theo hợp đồng kinh tế hai chiều được chấp nhận là cơ chế có hiệu quả phù hợp với giai đoạn kế hoạch tập trung bao cấp, vì để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cho các đối tượng. Nhà nước cần thiết phải nắm được hàng hoá nông sản trong tay nhằm kìm hãm bớt sự mất giá đồng tiền trong nước. Nhà nước đã tổ chức ra một bộ máy thống nhất từ Trung ương đến tận các huyện về quản lý và cung ứng các loại vật tư nông nghiệp nói chung, phân bón nói riêng cho các hợp tác sản xuất và nông trường quốc doanh - đó là hệ thống các Công ty vật tư nông nghiệp. Tất nhiên, cũng có một số Công ty như Công ty chè, cà phê, cao su được phép nhận phân bón trực tiếp từ Trung ương, không phải thông qua hệ thống Công ty vật tư nông nghiệp các cấp (số này không nhiều, chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số phân bón được nhập về).Số 90% phân bón còn lại Nhà nước trực tiếp giao cho Tổng Công ty vật tư nông nghiệp Việt Nam tiếp nhận và phân phối cho các địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) qua các Công ty vật tư nông nghiệp tỉnh, thành phố, theo chỉ tiêu (từng tỉnh) đã được Bộ nông nghiệp thoả thuận với Uỷ ban kế hoạch nhà nước và đã được ghi vào chỉ tiêu kế hoạch của Chính phủ để giao cho các Bộ, các tỉnh và thành phố. Sau khi nhận được phân bón do Tổng Công ty vật tư nông nghiệp theo chỉ tiêu kế hoạch - Công ty vật tư nông nghiệp các tỉnh tiến hành phân phối cho các Công ty vật tư nông nghiệp theo chỉ tiêu Uỷ ban nhân dân tỉnh đã duyệt và uỷ ban kế hoạch tỉnh đã giao xuống từng huyện trọng tỉnh. Công ty vật tư nông nghiệp huyện (nơi nào không có Công ty thì phòng nông nghiệp huyện đảm nhận), thực hiện việc phân phối phân bón xuống cho các xã và các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo chỉ tiêu mà Uỷ ban nhân dân huyện đã duyệt. Sơ đồ 4: Hệ thống tổ chức lưu thông phân bón vô cơ trước đây nhập khẩu Nhà máy phân bón Tổng Công ty vật tư Nông nghiệp Công ty vật tư Nông nghiệp tỉnh Công ty vật tư Nông nghiệp huyện Hợp tác xã Nông nghiệp Nông dân 3.2-/ Hệ thống các tổ chức nhập khẩu và kinh doanh buôn bán lưu thông phân bón từ 1990 đến nay: Do cuối năm 1988 đầu năm 1989 cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý các lĩnh vực: Tài chính, tiền tệ, phân phối lưu thông, chính sách quản lý giá..., phân bón cũng được đổi mới theo hướng: Chính phủ giao quyền tự chủ cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất và đã giao quyền định giá các đơn vị cơ sở.Tình hình kinh tế và chính trị ở Liên Xô và các nước Đông âu có biến động, bạn giao phân bón cho ta chỉ đạt khoảng 50 % số lượng ký trong Nghị định thư. Trước tình hình này Chính phủ cho phép các DN Trung ương và địa phương nhập khẩu phân bón từ khu vực II và bán theo giá thị trường với nguyên tắc giá bán phải đảm bảo tái tạo được ngoại tệ để nhập phân bón cho chu kỳ sau cộng phí lưu thông trong nước, Nhà nước không bù lỗ. Chính phủ cho phép các DN nhập phân bón bán thu ngoại tệ, cụ thể : Trong năm 1992 - 1993 , có trên 80 đầu mối nhập khẩu (cả Nhà nước và tư nhân). Năm 1994, Nhà nước thu hẹp đầu mối nhập khẩu, có 17 doanh nghiệp được phép nhập khẩu, trong đó Tổng Công ty vật tư nông nghiệp được cấp 60% lượng hàng nhập khẩu. Năm 1995, Nhà nước có kế hoạch định hướng 25 trong số 26 đầu mối nhập khẩu, phân bón là DN Nhà nước, trong đó 7 DN trung ương chiếm 70% khối lượng (Tổng Công ty vật tư nông nghiệp chiếm 60% khối lượng), 18 DN địa phương chiếm 28,5% và 1 DN tư nhân chiếm 1,5%. Năm 1996 có 67 DN được phép làm đầu mối nhập khẩu, ngoài Tổng Công ty vật tư nông nghiệp, các DN khác được phân bổ theo các miền như sau: + Miền Bắc : 18 Doanh nghiệp. + Miền Trung : 10 Doanh nghiệp. + Miền Nam : 38 Doanh nghiệp. Trong đó, Tổng Công ty vật tư nông nghiệp được cấp hạn ngạch là 600.000 tấn (40%) số lượng urê nhập khẩu), còn các DN khác được cấp khoảng 10.000 - 20.000 tấn một đơn vị, khối lượng quá ít, không đủ để kinh doanh quanh năm và làm giảm giá nhập khẩu. Năm 1997: Có 31 DN đầu mối nhập khẩu phân bón (trong đó có một DN ngoài quốc doanh) thuộc 18 tỉnh thành phố và 8 DN TW (theo quyết định 140/TTg ngày 7/3/1997 và 141/TTg ngày 8/3/1997 của Thủ tướng Chính phủ). Năm 1998: việc nhập khẩu và cung ứng phân bón được thực hiện theo quyết định số 12/198/QĐ-TTg ngày 23/1/98 của Thủ tướng chính phủ với nội dung chủ yếu: - Giữ nguyên các DN đầu mối nhập khẩu trong năm 1997 và bổ sung thêm một số đưa tổng số đầu mối tính đến ngày 25/7/1998 là 43 đầu mối. Trong đó có 34 DN thuộc 23 tỉnh thành phố (riêng đồng bằng Sông Cửu Long có 15 DN thuộc 9 tỉnh) và 9 DN là các Tổng Công ty, Công ty TW. Có 3 DN ngoài quốc doanh. - Năm 1999 : Việc nhập khẩu và cung ứng phân bón được thực hiện theo quyết định số 250/1998/QĐ-TTg ngày 24/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Cả nước có 33 đầu mối bao gồm : + Miền Nam : 17 đầu mối. + Miền Bắc : 8 đầu mối. + Miền Trung : 8 đầu mối. Tuy nhiên lưu thông bán lẻ phân bón hiện nay trên thị trường chủ yếu tư nhân chi phối do vốn của các DN. Nhà nước quá ít. Hầu hết các DN Nhà nước không có mạng lưới bán lẻ. Vì vậy mặc dù lượng phân bón nhập khẩu chủ yếu là các DN Nhà nước nhưng khi hàng về hầu hết đều phải bán thẳng hay bán non cho các DN tư nhân, nhất là ở Miền Nam. Các Công ty tư nhân kiểm soát 80 - 90% việc lưu thông phân bón trên thị trường, bao gồm cả bán buôn, bán lẻ, vận chuyển trong nước Sơ đồ 5: Hệ thống nhập khẩu chính phủ Công ty vật tư nông nghiệp Hải Phòng Công ty vật tư nông nghiệp Đà Nẵng Công ty vật tư nông nghiệp TP HCM Công ty vật tư nông nghiệp Hà Nội Công ty vật tư nông nghiệp Hà Bắc Công ty vật tư nông nghiệp Vĩnh Phú Ba công ty vật tư nông nghiệp khác Công ty vật tư nông nghiệp các tỉnh Tổ chức Thương mại Nhà nước và tư nhân Các công ty vật tư nông nghiệp tỉnh Người tiêu dùng Sơ đồ 6: Hệ thống tổ chức kinh doanh buôn bán phân bón hiện nay người nhập khẩu và nhà sản xuất Công ty vật tư Nông nghiệp tỉnh, huyện Tư nhân bán buôn Đại lý lớn Đại lý lớn Đại lý lớn Đại lý lớn Đại lý nhỏ Đại lý nhỏ Đại lý nhỏ Đại lý nhỏ Đại lý nhỏ Đại lý nhỏ Nông dân Nông dân Nông dân Nông dân Nông dân Nông dân Phần III Phương hướng hoàn thiện hệ thống quản lý và kinh doanh phân bón vô cơ ở Việt nam 1-/ Nhu cầu phân bón của Việt Nam trong những năm tới. Từ nay đến năm 2000 và 2010 nhu cầu phân bón của Việt Nam cũng vẫn sẽ tiếp tục tăng lên hàng năm, bởi hai lý do: -Một là, Việt Nam trong quỹ đất của mình vẫn còn khoảng 3 triệu ha có thể khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp, nhất là ở vùng Tây Nguyên và một số nơi ở miền núi phía bắc.ở đồng bằng Sông Cửu Long, Chính Phủ Việt Nam dự định cố gắng đến năm 2010 sẽ đưa phần lớn số đất này vào sử dụng. Mặt khác, khả năng tăng vụ của Việt Nam vẫn còn khá lớn ở tất cả các vùng nhất là đồng bằng Sông Cửu Long. Nếu làm tốt công tác thuỷ lợi, bảo đảm việc tưới tiêu chủ động, đồng thời có các giống cây trồng phù hợp, có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng tốt, thì vụ tăng vụ sản xuất sẽ tăng nhanh. Dự tính đến năm 2000, nhờ tăng vụ Việt Nam có thể tăng diện tích gieo trồng lên từ 300- 500 ngàn ha. Diện tích gieo trồng tăng là nhân tố quan trọng góp phần làm cho nhu cầu về phân bón tăng lên hàng năm. -Hai là, cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp, trình độ thâm canh của sản xuất cũng không ngừng nâng cao, nhu cầu phân bón vì thế cũng từng bước được tăng lên. sự tăng lên ở đây cũng thể hiện hai phương diện: một mặt là những nơi nông dân đã dùng phân hoá học rồi, sẽ tăng thêm số lượng sử dụng trên 1 ha mỗi vụ, mặt khác nông dân ở những nơi chưa sử dụng và chưa biết sử dụng, sẽ dần dần làm quen với việc sử dụng- chính điều này sẽ làm cho nhu cầu phân bón tăng đáng kể trong những năm tới. Thực ra so với quy trình kỹ thuật hiện nay trong sản xuất nông nghiệp do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đề ra. Thì lượng phân bón đã sử dụng tính bình quân trên mỗi ha của Việt Nam mới đạt khoảng 60-70% yêu cầu. So với các nước trong khu vực và các nước có nông nghiệp tiên tiến trên thế giới, thì lượng phân hoá học Việt Nam đã sử dụng tính bình quân trên 1 ha còn thua rất xa. Hà Lan 788kg /ha Nhật Bản 571 kg/ha Cộng hoà Liên Bang Đức 487kg /ha Nam Triều Tiên 450kg /ha Trung Quốc 332kg/ha Bắc Triều Tiên 300 kg/ha Lượng phân Việt Nam sử dụng bình quân trên 1 ha chỉ mới bằng khoảng 31% của Trung Quốc và khoảng 29% của Nhật Bản. Bởi vậy, Nhu cầu phân bón của Việt Nam trong những năm tới sẽ tiếp tục tăng, đó là điều tất yếu. Căn cứ nhịp độ phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay, cũng như nhịp độ phát triển cần phải đạt trong những năm tới, các cơ quan có chức năng của Việt Nam- trước hết là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Thương mại , Ban vật giá chính phủ đã dự đoán nhu cầu phân bón của Việt Nam đến năm 2000 như sau. Biểu 7: Dự đoán nhu cầu phân bón các loại ở Việt Nam đến năm 2000 Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Cả nước Phân ure 1.811.000 1.958.000 2.000.000 2.200.000 Phân lân 850.000 860.000 950.000 1.000.000 Phân DAP 300.000 300.000 300.000 Phân NPK 750.000 800.000 900.000 Phân ure phân theo vùng Đông bắc 75.000 80.000 85.000 Tây bắc 32.000 35.000 40.000 ĐB Sông Hồng 597.000 653.000 740.000 Khu 4 cũ 66.000 72.000 90.000 Duyên Hải Miền Trung 147.000 152.000 160.000 Tây Nguyên 83.000 86.000 90.000 Đông nam bộ 155.000 60.000 165.000 Đồng bằng Sông Cửu Long 656.000 720.000 830.000 Như vậy, ta thấy riêng phân ure, bình quân nhu cầu mỗi năm tăng thêm khoảng 150.000 tấn. 2-/ Những giải pháp để ổn định tổ chức quản lý và kinh doanh phân bón vô cơ ở Việt nam 2.1-/ Vấn đề tổ chức sản xuất phân bón trong nước. 2.1.1. Về phân Lân: Với nhu cầu phân lân như đã dự đoán, với năng lực sản xuất hiện tại của các doanh nghiệp sản xuất phân lân trong nước, chúng tôi cho rằng như vậy là đáp ứng được- thậm chí cần đầu tư kỹ thuật và công nghệ để nâng cao hơn nữa chất lượng của phân lân, làm cho nó không những đáp ứng được nhu cầu của sản xuất nông nghiệp trong nước mà còn tiến tới xuất khẩu nữa. 2.1.2 Phân NPK: Hiện nay các xí nghiệp thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam mỗi năm sản xuất được từ 450.000- 500.000 tấn. Đồng thời ở các ngành, các địa phương cũng có một số cơ sở sản xuất được từ 70.000- 100.000 tấn- Như vậy tổng lượng phân NPK sản xuất được trong nước trong hai năm 1998 và 1999 khoảng 500- 600 ngàn tấn. Như thế mỗi năm chỉ cần nhập thêm khoảng 150- 200 ngàn tấn là đủ. Song song với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư xây dựng, hiện tại đang có 4 doanh nghiệp sản xuất phân NPK do các doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng, có công suất tổng cộng là 1.250.000 tấn/năm, với chất lượng tương đương với phân NPK Việt Nam đang nhập hiện nay- Vì thế đến năm 2000 Việt Nam sẽ sản xuất được khoảng 1.800.000 tấn phân NPK- Nhu cầu trong nước chỉ sử dụng hết một nửa số phân, còn một nửa xuất ra nước ngoài. 2.1.3 Phân DAP: Đây là loại phân Việt Nam chưa sản xuất, nên phải nhập để đáp ứng nhu cầu của nông dân các tỉnh phía nam. 2.1.4 Phân ure Từ nay đến năm 2000 Việt Nam mỗi năm cũng chỉ sản xuất được khoảng 130.000 tấn- đáp ứng được khoảng 6-7% nhu cầu phân ure trên cả nước. Nhà máy phân đạm Hà Bắc đang đầu tư để rộng sản xuất, nâng công suất lên khoảng 270.000tấn/ năm, song phải sau năm 2000 thì công việc này mới hoàn thành- nếu lúc đó nhu cầu phân ure của Việt Nam khoảng 2.400.000- 2.500.000tấn/ năm, thì nhà máy phân đạm Hà Bắc mới đáp ứng được từ 10-11% nhu cầu. Hiện nay Việt Nam đang liên doanh với nước ngoài để xây dựng nhà máy phân đạm Phú Mỹ, với công suất 750.000tấn/ năm, cũng dự định đi vào sản xuất sau năm 2000. Như vậy, nếu có nhà máy Phú Mỹ đi nữa, sau năm 2000 vn cũng mới thỏ mãn được khoảng 40% nhu cầu phân bón- còn 60% vẫn phải nhập từ nước ngoài. Vấn đề hiện nay là Việt Nam có nên sản xuất ure trong nước để thay thế nhập khẩu hay không? đó là vấn đề cần được nghiên cứu, tính toán thật kỹ lưỡng để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc sau này. Hiện tại, trên thế giới những nước sau đây là những nước mạnh về sản xuất phân bón: Biểu số 8: Danh mục 15 nước sản xuất phân bón trên thế giới trong năm 1995. Đơn vị tính: tấn Tên nước sản xuất Năng lực sản xuất Khối lượng sản xuất Xuất khẩu Nhập khẩu 1.Trung Quốc 18.037 16.400 4.500 2 ấn Độ 16.224 14.200 3.200 3.Liên Xô cũ 11.840 8.200 6.000 Trong đó- Nga 5.293 3.900 3.200 Ukraina 3.460 3.000 2.300 Berarus 1.098 650 150 4.Mỹ 6.954 7.250 800 3.000 5. Inđonexia 6.303 5.400 1.700 6. Pakistan 3.255 3.200 100 7.Canađa 3.102 3.150 1.800 250 8.Bănglađét 2.787 2.300 450 9.Rumani 2.404 1.150 950 10.arâp Saoudite 1.892 2.150 1.800 11.Bắc Triều Tiên 1.845 1.200 30 12.IRak 1.716 425 50 13.Đức 1.678 1.100 700 420 14.Mexico 1.643 1.200 500 150 15.Balan 1.600 1.300 300 20 Với lượng ure các nước này sản xuất ra và xuất khẩu trên thị trường thế giới trong 20 năm qua, từ năm 1976- 1996 thì giá cả diễn biến như sau: Biểu số 9: Giá ure trên thị trường thế giới giai đoạn 1976-1996 Đơn vị tính: USD/ Tấn Năm Giá ure Năm Giá ure 1976 112 1987 117 1977 127 1998 155 1978 145 1989 132 1979 146 1990 157 1980 222 1991 172 1981 216 1992 140 1982 158 1993 107 1983 135 1994 148 1984 171 1995 212 1985 136 1996 206 1986 107 Tính trung bình là 153 USD /tấn- Tất nhiên đây là giá “FOB”, Tức là giá tại cảng xuất khẩu. Còn các xí nghiệp sản xuất ure phục vụ cho tiêu dùng trong nước phải cạnh tranh với giá “CIF” tức là giá tại cảng nhập (Thường tăng thêm 10% nữa do chi phí vận chuyển), Xấp xỉ 165 USD, năm 2000 là 174 USD và năm 2000 sẽ là 187 USD. Mặt khác, kinh nghiệm sản xuất phân ure của các nước đang phát triển thời gian qua cho thấy rằng, ít có nước nào sản xuất được ure với giá dưới 200USD/ tấn. Chính vì thế, trong điều kiện hiện nay khi mà xu thề hoà nhập và hợp tác kinh tế ngày càng tăng trong lĩnh vực cũng như trên thế giới, thì chúng ta cần phải tính kỹ việc xây dựng nhà máy phân ure Phú Mỹ- Nếu tính toán, thấy giá thành sản xuất dưới 170-180USD/tấn thì nên xây dựng còn trên 180USD/tấn phân ure thì theo chúng tôi là không nên xây dựng bây giờ- Nên dành tiền đó vào việc đầu tư cái khác có lợi hơn- Khi nào nền kinh tế của ta có đủ sức về mọi mặt ta sẽ xây dựng. 2.2-/ Vấn đề nhập khẩu phân bón: Như phần trên chúng tôi đã trình bày, để có đủ phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trong nhiều năm tới Việt Nam còn phải tiếp tục nhập khẩu và nhập khẩu với số lượng lớn, cứ cho rằng có nhà máy phân ure Phú Mỹ đi nữa, mỗi năm Việt Nam vẫn cần phải nhập khoảng 1.800.000 tấn phân (1.500.000 tấn phân ure và 300.000 tấn phân DAP). Chính vì vậy, có một cơ chế và chính sách hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập phân bón (Nhập nhanh, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, giá cả hợp lý), trên cơ sở đó ổn định thị trường phân bón, đảm bảo cho nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững là đòi hỏi hết sức bức súc hiện nay. Để thực hiện được việc này, chúng tôi đề xuất giải pháp là: Hiện nay việc nhập khẩu phân bón Nhà nước giao cho một số doanh nghiệp Trung ương đảm nhận một phần, một phần khác giao cho chủ tịch uỷ ban nhân dân một số tỉnh (19 tỉnh) chịu trách nhiệm chọn một số doanh nghiệp trong tỉnh và giao cho họ chịu trách nhiệm nhập số phân mà tỉnh được giao chỉ tiêu. Nhưng tất cả các doanh nghiệp được giao nhập phân (Kể cả Trung ương và địa phương) đều là các doanh nghiệp quốc doanh (Trừ Công ty Long Vũ của Long An). Thực tế trong số các công ty này, có không ít công ty không có khả năng(về vốn, về bạn hàng, về thị trường, về kinh nghiệm trong việc nhập khẩu phân bón. Vì thế họ bán quota cho các công ty tư nhân dưới hình thức này hoặc hình thức khác để kiếm lời làm cho việc nhập phân bón và tiếp sau đó là thị trường phân bón hết sức lộ xộn và rối ren, ảnh hưởng xấu về nhiều mặt và sau đó họ bỏ cuộc. Chính vì thế, chúng tôi đề nghị việc nhập khẩu phân bón nên để cho mọi thành phần kinh tế được tham gia một cách bình đẳng. Việc cho mọi thành phần kinh tế tham gia nhập khẩu phân bón một mặt cho phép chúng ta có thể huy động được mọi nguồn vốn, mọi mối quan hệ bạn hàng, mọi khả năng tổ chức để nhập phân, tạo ra một nguồn phân bón dối dào cho đất nước. Mặt khác chống được sự độc quyền, cũng như những tiêu cực khác trong việc nhập và tiêu thụ phân bón- tránh được những thiệt hại không đáng cho người nông dân . Khi còn độc quyền về việc nhập phân bón, thì các doanh nghiệp còn tìm cách kiếm trác trên các sự độc quyền đó, chứ khi phân bón trở thành một mặt hàng xuất nhập khẩu bình thường, thì các doanh nghiệp buộc phải tính toán cân nhắc kỹ. Chỉ có các doanh nghiệp nào thực sự có khả năng (có vốn hiểu biết sâu sản xuất nông nghiệp hiểu biết thị trường phân bón trong nước và quốc tế có bạn hàng chắc chắn) thì mới giám tham gia vào nhập khẩu phân bón, các doanh nghiệp khác qua quá trình cạnh tranh hoặc sẽ lớn lên đứng vững hoặc là tự rút lui. Khi việc nhập khẩu phân bón đã trở nên bình thường thì thị trường phân bón trong nước sẽ dần đi vào ổn định. Trong một số năm đầu để đề phòng các doanh nghiệp tham gia ồ ạt vào nhập khẩu phân bón, làm cho thị trường phân bón rối loạn, có thể áp dụng giải pháp quá độ. Đó là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được tham gia nhập khẩu phân bón. Nếu họ đảm bảo được một số điều kiện do nhà nước đề ra. Các điều kiện đó chẳng hạn như: Doanh nghiệp phải chứng minh được họ có đủ vốn để nhập khẩu; Có hệ thống kho tàng có thể cất trữ, bảo quản được phân bón; Có hệ thống phân phối phân bón thích hợp;Có bạn hàng rõ ràng, chắc chắn .... Để xóa bỏ sự độc quyền trong nhập phân bón, cũng như những lộn xộn, tiêu cực trong vấn đề này đề nghị nên nhanh chóng bỏ việc cấp quota nhập khẩu phân bón vô cơ hàng năm. Doanh nghiệp nào có khả năng nhập bao nhiêu cứ để họ nhập, thị trường và giá cả phân trên thị trường sẽ làm cho các nhà doanh nghiệp tự điều chỉnh khối lượng nhập của mình. Một vài năm đầu, thị trường chưa thật hoàn hảo sự việc làm này có thể gây ra việc lộn xộn. Sự mất cân bằng nhất định nào đó trong việc Cung- cầu phân bón cho nông dân, làm ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp chúng tôi đề nghị có thể thực hiện giải pháp quá độ. Giải pháp đó là : Thực hiện việc đấu thầu quota hàng năm trên cơ sở yêu cầu của sự phát triển nông nghiệp, các cơ quan có trách nhiệm của nhà nước tính toán nhu câù phân bón các loại cần nhập để báo cáo Chính phủ. Căn cứ vào đó Chính phủ quyết định hạn ngạch nhập khẩu- sau đó giao cho Bộ Thương mại và Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn tổ chức đấu thầu chọn ra các doanh nghiệp được quyền cấp quota nhập khẩu. Số tiền có được do việc đấu thầu mang lại là thành lập quỹ trợ cấp cho các nhà xuất khẩu phân bón, khi họ gặp rủi ro sự biến động của giá cả thị trường phân bón quốc tế. 2.3-/ Vấn đề tổ chức thị trường phân bón trong nước. Việc sản xuất phân bón trong nước, nhập khẩu phân bón từ nước ngoài đã tạo ra khả năng cung phù hợp với cầu của người nông dân, song nếu dừng ở đó thì chưa đủ, vấn đề đặt ra là phải làm sao phân bón các loại được đưa đến tận tay người nông dân với giá cả hợp lý và với thời gian thích hợp. Muốn thế thị trường phân bón trong nước cần được tổ chức lại theo hướng: +Khuyến khích mọi doanh nghiệp, mọi cá nhân thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, có điều kiện, tham gia vào việc kinh doanh phân bón nhằm tạo ra một mạng lưới cung ứng phân đông đảo và rộng khắp ở mọi miền của đất nước, sẵn sàng cung ứng đủ, kịp thời với giá cả phù hợp các loại phân bón cho nông dân. Trong việc kinh doanh phân bón tất cả các doanh nghiệp và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng. +Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước hình thành các đại lý cung ứng phân ở các vùng, các địa phương để cung ứng phân bón cho mạng lưới dịch vụ bán lẻ ở các vùng, các địa phương tạo điều kiện cho hệ thống bán lẻ đưa phân đến các hộ nông dân kịp thời với giá cả hợp lý. +Các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón, nếu họ có điều kiện cũng khuyến khích họ hình thành các đại lý tiêu thụ phân bón ở các địa phương để bán phân bón cho mạng lưới bán lẻ, hoặc bán trực tiếp cho nông dân. Nếu ta làm tốt các mặt trên, sẽ tạo ra sự gắn bó giữa nông dân và các doanh nghiệp sản xuất. Nhập khẩu và kinh doanh phân bón làm cho Cung- cầu không tách rời nhau một cách giả tạo. Đó là cơ sở để từng bước xây dựng một thị trường phân bón ổn định ở Việt Nam. 2.4-/ Về quản lý nhà nước Để giữ vững hoạt động bình thường và ổn định của việc xuất nhập khẩu phân bón và thị trường phân bón, đề nghị chính phủ thực hiện một số việc sau đây: Một là: Nhà nước nên cho hình thành quỹ bảo hiểm và nhập khẩu phân bón- quỹ hoạt động theo cơ chế có thu, có chi và được hình thành từ sự đóng góp của các doanh nghiệp nhập khẩu. Quỹ sẽ thu vào một phần khi giá nhập phân thấp hơn giá nhập bình thường và chi ra khi giá nhập lên cao. Như vậy quỹ bảo hiểm là tự các doanh nghiệp lo cho mình, đồng thời có tác động ổn định giá cho nông dân, ưu việt hơn cơ chế thu chi quỹ bình ổn giá hiện nay, xoá bỏ cơ chế “xin, cho”, mặt khác làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu biết rõ hiệu quả kinh doanh của mình . Hai là: Để hỗ trợ cho nông dân các vùng miền núi, vùng cao, vùng sâu và vùng xa dùng các loại phân hoá học vào sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng cao nhanh năng suất cây trồng- trên cơ sở đó từng bước cải thiện đời sống cho họ cũng như khuyến khích các doanh nghiệp tích cực đưa phân lên các vùng này, đề nghị Chính phủ nên tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ cước phí vận tải cho các doanh nghiệp như cơ chế hiện nay đang thực hiện. Ba là: Trong một số năm đầu, để ổn định thị trường phân bón trong nước, Nhà nước có thể sủ dụng một vài doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh phân bón thực sự có sức mạnh (mạnh về vốn, mạnh về tổ chức quản lý kinh doanh, về đội ngũ cán bộ, về bạn hàng và khả năng tiếp thị), các doanh nghiệp này có khả năng nhập được khoảng 20-30% lượng phân bón cho đất nước một cách bình thường như các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế. Đồng thời họ được nhà nước giao một lượng dự trữ nhất định, khi thị trường có biến động bất lợi, thông qua các doanh nghiệp này, nhà nước thực hiện việc điều tiết cung cầu giá cả và các thị trường phân bón ở trong nước Bốn là: Nhà nước nên nghiên cứu và tạo điều kiện giúp cho các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón hình thành hiệp hội của những người kinh doanh phân bón. Mục đích của hiệp hội là: Bảo vệ quyền lợi của những người kinh doanh phân bón; Cung cấp các thông tin cập nhật cần thiết về thị trường phân bón trong nước và ngoài nước cho các thành viên nam để kịp thời ứng phó; Đấu tranh với các nhà thầu quốc tế, nhằm chống lại sự ép giá của các công ty, ép giá của các công ty nước ngoài trong việc mua bán phân bón.... Năm là: Khó khăn nhất của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nói chung, các doanh nghiệp kinh tế phân bón nói riêng. Chính là hệ thống luật pháp rất không rõ ràng. Dường như các cơ quan nào của nhà nước cũng có quyền kiểm tra các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Người giám đốc doanh nghiệp làm việc nhưng không hiểu được mình có công hay có tội. Với một môi trường pháp lý như vậy làm sao các doanh nghiệp làm ăn tử tế được. Họ phải luôn tìm mọi cách đối phó, mà đối phó với các hiện tượng tiêu cực là chính. Bởi vậy, nhà nước phải nhanh chóng tạo ra môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ, để các doanh nghiệp yên tâm hoạt động-cụ thể như: Tổ chức nào được kiểm tra, khi nào mới được kiểm tra... 3-/ Kết luận và kiến nghị Từ thực tiễn nghiên cứu vần đề phân bón và thị trường phân bón ở Việt Nam, chúng tôi thấy rằng: Việt Nam là nước có nhu cầu phân bón tương đối lớn, đặc biệt là phân ure. Phần lớn lượng phân ure dùng trong nông nghiệp Việt Nam được nhập từ nước ngoài, kể cả hiện nay và một số năm tới nữa. Việc tổ chức nhập khẩu phân bón đã được chính phủ Việt Nam quan tâm, Chính phủ đã thương xuyên có những đổi mới trong cơ chế chính sách đối với việc nhập khẩu phân bón. Tuy nhiên việc nhập khẩu phân bón ở Việt Nam vẫn còn mang tính chất độc quyền, giá cả trên thị trường vẫn thường xuyên biến động, còn nhiều tiêu cực xảy ra trong việc nhập khẩu và mua bán phân bón. Để nhanh chóng khắc phục những hạn chế nêu trên, sớm đưa thị trường phân bón hoạt động bình thường, chúng tôi xin kiến nghị. Nên tính toán kỹ lại việc việc xây dựng nhà máy sản xuất phân bón trong nước. Nên thực hiện tự do hoá việc nhập khẩu và buôn bán phân bón. Nhà nước cần đổi mới quy chế và chính sách vĩ mô, bảo đảm cho việc xuất nhập khẩu và tiêu thụ phân bón thuận lợi hơn. Tổ chức nhập khẩu phân bón gắn với tổ chức lượng kinh doanh trong nước, tránh qua nhiều cầu, cấp trung gian đương giá lên cao. Các cơ quan chức năng phải xem xét, chỉ ra các loại chi phí không đúng để khuyến cáo các doanh nghiệp tăng cường quản lý, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh./. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0260.doc
Tài liệu liên quan