Hình phạt tử hình theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 và việc triển khai thực hiện

Năm là, khi thu thập và bảo quản vật chứng, cần tuân thủ đúng quy định của BLTTHS năm 2015 tại khoản 1 Điều 90 như sau: - Đối với vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập (áp dụng đối với các vật chứng là: công cụ, phương tiện gây án trong các vụ trọng án; các vật chứng có ý nghĩa xác định tội danh và khung hình phạt; các vật chứng có giá trị cao dễ bị thay đổi, đánh tráo; vật chứng không xác định được ngay giá trị, số lượng, trọng lượng, tính chất). - Đối với vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng hoặc các cơ quan chuyên trách khác. - Đối với vật chứng không thể đưa về cơ quan tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản. - Đối với vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại kho bạc nhà nước để quản lý. Tóm lại, từ việc nghiên cứu, phân tích làm rõ một số bất cập, sai sót trong quá trình thu thập vật chứng của các cơ quan tiến hành tố tụng trong thời gian qua, chúng tôi nêu lên một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành thu thập vật chứng theo đúng quy định của BLTTHS năm 2015, góp phần hạn chế các vướng mắc, phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu của tiến trình cải tư pháp hiện nay.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình phạt tử hình theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 và việc triển khai thực hiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018 1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về hình phạt tử hình Trong hệ thống hình phạt của Nhà nước Việt Nam, tử hình là hình phạt có tính răn đe và trừng trị nghiêm khắc nhất; bởi lẽ nó tước đi quyền sống của người bị kết án, loại bỏ sự tồn tại của người phạm tội khỏi đời sống cộng đồng. Và qua 03 lần pháp điển hóa (năm 1985; 1999 và 2015), hình phạt tử hình vẫn tiếp tục được ghi nhận nhưng có nhiều những điểm mới thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước. Trong BLHS năm 1985, hình phạt tử hình được quy định tại 29/195 tội danh (chiếm tỷ lệ 14,85%). Qua bốn lần sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1985 (vào các năm 1989, 1991, 1992, 1997) thì số lượng các tội danh có quy định hình phạt tử hình tăng từ 29 tội danh lên 44 tội danh, chiếm khoảng 20,64% (44/218 tội danh)(1) (2). Đến BLHS năm 1999, hình phạt tử hình được quy định tại 29/263 tội danh, trong đó nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia có số lượng tội danh quy * Thạc sĩ, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội 1  Trang 140 -141, Sách tham khảo “Quyền sống và hình phạt tử hình”, Viện Chính sách Công và pháp luật – Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2015 2  Trịnh Quốc Toản, “Chế định hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012) 30 – 41. HÌNH PHẠT TỬ HÌNH THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VÀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐINH HOÀNG QUANG * Trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật hình sự (BLHS) và tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp hình sự của các nước trong khu vực và trên thế giới để kế thừa, phát triển các quy định còn phù hợp; đồng thời khắc phục một cách căn bản những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành BLHS năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009), BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017; có hiệu lực hoàn thiện từ ngày 01/01/2018) đã sửa đổi và có nhiều quy định mới; trong đó có các điểm mới có liên quan về hình phạt tử hình. Bài viết phân tích những quy định của BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và đưa ra những đề xuất, kiến nghị để triển khai thực hiện quy định về hình phạt tử hình trên thực tiễn. Từ khóa: Tử hình, thi hành án tử hình, Bộ luật hình sự năm 2015. Being on the foundation of summarizing the pratical implementation of the Penal Code and selectively consulting the criminal legislative experiences from many countries in order to inherit, develop the compatible existing regulations and overcome basically the inadequacies, difficulties in the practical implementation of the Penal Code of 1999 (amended, supplemented in 2009), the Penal Code of 2015 (amended, supplemented in 2017; took effect officially on January 1st, 2018) has contained lots of new contents and regulations including ones related to the death sentence. The paper is going to analyze these “death sentence” regulations in the Penal Code of 2015 and come up with recommendations so as to enhancing its implementation in the practice. Keywords: Death sentence, death sentence execution, the Penal Code of 2015. ĐINH HOÀNG QUANG 15Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát định hình phạt tử hình cao nhất (07 tội danh); các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng và các tội xâm phạm sở hữu, mỗi nhóm có 02 tội. Còn lại 07 nhóm tội khác thì hình phạt tử hình phân bố đều cho các nhóm, mỗi nhóm có 03 tội danh có quy định hình phạt tử hình. Như vậy, so với BLHS năm 1985 (qua 04 lần sửa đổi, bổ sung) thì số lượng các tội danh có quy định hình phạt tử hình trong BLHS năm 1999 đã giảm xuống đáng kể (chỉ còn 29 tội danh), ngang với số lượng tội danh có quy định của BLHS năm 1985. Tuy nhiên, nếu tính tỷ lệ trên tổng số các tội danh được quy định tại Phần các tội phạm của BLHS thì chiếm tỷ lệ thấp hơn so với BLHS năm 1985 (chiếm tỷ lệ trên 11% so với 14,87% của BLHS)(1). Sau lần sửa đổi, bổ sung năm 2009, BLHS chỉ còn 22/272 tội danh thuộc 09 nhóm tội có quy định hình phạt tử hình. Trong đó, nhiều nhất là nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia (07 tội danh), tiếp đến là nhóm tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (03 tội danh). Ít nhất là nhóm tội xâm phạm sở hữu và nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (mỗi nhóm có 01 tội danh). Còn lại năm nhóm tội khác, mỗi nhóm có 02 tội danh(2). Đến lần pháp điển hóa lần thứ ba này, BLHS năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình ở 08 tội danh gồm: tội cướp tài sản (Điều 168); tội sản xuất, buôn bán hàng cấm là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249); tội chiếm đoạt chất ma túy 1  Trang 142 – 143, Sách tham khảo “Quyền sống và hình phạt tử hình”, Viện Chính sách Công và pháp luật – Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2015 2  Trang 143, Sách tham khảo “Quyền sống và hình phạt tử hình”, Viện Chính sách Công và pháp luật – Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2015 (Điều 252); tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303); tội chống mệnh lệnh (Điều 394); tội đầu hàng địch (Điều 399) và tội hoạt động phỉ (do BLHS đã bỏ tội danh này). Và vẫn duy trì hình phạt tử hình đối với 18 tội danh trong tổng số 314 tội danh thuộc 07/14 nhóm tội phạm, giảm 11 tội danh so với BLHS năm 1999 và giảm 04 tội danh so với BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Như vậy, việc hạn chế áp dụng hình phạt tử hình được thực hiện qua các lần pháp điển hóa và thể hiện sự thực hiện theo đúng các Nghị quyết của Đảng(3) và tinh thần quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, cũng như phù hợp với xu hướng chung của thế giới hiện nay. Ngoài ra, về nội dung và kỹ thuật lập pháp qua mỗi lần sửa đổi BLHS đã thể hiện sự tiến bộ. Đặc biệt, ở BLHS năm 2015 đã chuyển các “đoạn” thành các “khoản” cho khoa học chứ không như quy định của BLHS năm 1985, 1999 trước đây có điều thì theo khoản, có điều thì lại quy định theo đoạn(4). Đồng thời, nội dung đã ghi nhận một cách hạn chế nhóm các tội phạm bị áp dụng hình phạt tử hình; mở rộng phạm vi đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành án tử hình. 1.1. Về nhóm các tội phạm bị áp dụng hình phạt tử hình Trước đây, hình phạt tử hình được 3  Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 4  Bài viết “Sửa đổi các quy định về hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam” của GS.TSKH. Lê Văn Cảm tại trang 213 Sách tham khảo “Quyền sống và hình phạt tử hình”, Viện Chính sách Công và pháp luật – Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. HÌNH PHẠT TỬ HÌNH THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ... 16 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018 hiểu là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng(1), nhưng đến BLHS năm 2015 đã giới hạn lại và cụ thể nhóm các tội phạm nằm trong các tội đặc biệt nghiêm trọng mới bị áp dụng hình phạt tử hình; theo đó “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định”. Nếu đối chiếu với quy định tại phần các tội phạm thì 18 tội danh còn quy định hình phạt tử hình bao gồm: - 06 tội xâm phạm an ninh quốc gia: phản bội Tổ quốc; hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; gián điệp; bạo loạn; khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. - 02 tội xâm phạm tính mạng sức khỏe: giết người và hiếp dâm người dưới 16 tuổi. - 01 tội về kinh tế: sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. - 03 tội phạm về ma túy: sản xuất trái phép chất ma tuý; vận chuyển trái phép chất ma tuý; mua bán trái phép chất ma tuý. - 01 tội xâm phạm an toàn công cộng: khủng bố. - 02 tội phạm tham nhũng: tham ô tài sản; nhận hối lộ. - 03 tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh: phá hoại hoà bình gây chiến tranh xâm lược; chống loài người; tội phạm chiến tranh(2). 1 Điều 27 BLHS năm 1985; Điều 35 BLHS năm 1999. 2  Xem thêm: Trang 26, Tài liệu tập huấn Bộ luật hình sự năm 2015, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội, 1.2. Phạm vi không áp dụng hình phạt tử hình Về phạm vi không áp dụng hình phạt tử hình cũng được mở rộng hơn so với trước đây. Nếu BLHS năm 1985 mới chỉ quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị xét xử(3); thì BLHS năm 1999 bổ sung thêm trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử(4). Và đến BLHS năm 2015 lại bổ sung thêm trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình đối với người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử(5) (6) (đồng thời thay đổi thuật ngữ “người chưa thành niên” thành “người dưới 18 tuổi”). Theo đó, khoản 2 Điều 40 BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử”. tháng 5/2016. 3  Điều 27 BLHS năm 1985 4  Điều 35 BLHS năm 1999 5  Trong Dự thảo sửa đổi BLHS đặt ra trường hợp người từ 70 tuổi trở lên không áp dụng hình phạt tử hình. Tuy nhiên, trong quá trình lấy ý kiến có nhiều quan điểm cho rằng nhiều người ở lứa tuổi này còn phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (Trang 136, Sách tham khảo “Quyền sống và hình phạt tử hình”, Viện Chính sách Công và pháp luật – Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) nên khi thông qua đã sửa đổi thành người từ 75 tuổi trở lên. 6  Bổ sung không áp dụng hình phạt tử hình đối với người từ 75 tuổi trở lên khi phạm tội, khi bị xét xử bởi cho rằng người già khi thực hiện tội phạm thường do bị suy giảm một số chức năng dẫn đến nhận thức và hành vi bị lệch chuẩn do bị lão hóa và xét đến cùng thì khả năng tiếp tục phạm tội là thấp (Trang 168, Sách tham khảo “Quyền sống và hình phạt tử hình”, Viện Chính sách Công và pháp luật – Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) ĐINH HOÀNG QUANG 17Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát 1.3. Phạm vi không thi hành án tử hình Về phạm vi không thi hành án tử hình cũng được mở rộng cũng là một trong những minh chứng cho thấy pháp luật hình sự ngày càng mở rộng hơn tính nhân đạo khi xử lý người phạm tội qua mỗi lần pháp điển hóa. Nếu BLHS năm 1985 mới chỉ quy định việc hoãn thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới mười hai tháng(1) thì đến BLHS năm 1999 đã quy định rõ không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi(2); và BLHS năm 2015 lại tiếp tục bổ sung thêm hai trường hợp không thi hành án tử hình là: Người đủ 75 tuổi trở lên; Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn(3). Theo đó, khoản 3 Điều 40 BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; b) Người đủ 75 tuổi trở lên; c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần 1  Điều 27 BLHS năm 1985 2  Điều 35 BLHS năm 1999. 3  Việc quy định không thi hành án tử hình đối với người chủ động nộp lại ít nhất ¾ số tiền, tài sản tham ô, nhận hối lộ giúp các cơ quan chức năng thu hồi lại được các tài sản bị chiếm đoạt (Xem thêm: Trang 27, Tài liệu Tập huấn Bộ luật Hình sự năm 2015, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội, tháng 5/2016). tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn”. 1.4. Các trường hợp chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân BLHS năm 1985 trước đây chỉ quy định trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm thì tử hình chuyển thành tù chung thân(4). Tiếp đó, BLHS năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) bổ sung thêm trường hợp không thi hành án tử hình (phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi) thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân(5). Tuy nhiên, do đối tượng không thi hành án tử hình được mở rộng thêm (người đủ 75 tuổi trở lên; người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn). Do đó, nếu người bị kết án tử hình thuộc các trường hợp không thi hành án tử hình thì đương nhiên cũng phải được chuyển từ hình phạt tử hình thành tù chung thân và khoản 4 Điều 40 BLHS năm 2015 quy định: “Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân”. 2. Việc triển khai thực hiện quy định về hình phạt tử hình Để thi hành BLHS năm 2015, trong đó có việc thi hành những quy định có liên quan về hình phạt tử hình, Quốc hội cũng đã ban hành các Nghị quyết cụ thể như: 4  Điều 27 BLHS năm 1985. 5  Điều 35 BLHS năm 1999. HÌNH PHẠT TỬ HÌNH THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ... 18 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018 Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật hình sự thì kể từ ngày BLHS năm 2015 được công bố (9/12/2015) thì: Không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm tội mà BLHS năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình, đối với người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử; Hình phạt tử hình đã tuyên đối với người được nêu tại điểm a khoản này nhưng chưa thi hành án, thì không thi hành và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân; Đối với người đã bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành án mà có đủ các điều kiện quy định tại điểm c khoản 3 Điều 40 của Bộ luật hình sự năm 2015, thì không thi hành và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân. Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 thì kể từ ngày Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/ QH13 được công bố (03/07/2017), tiếp tục thực hiện các quy định trên. Và trong thời gian qua, các cơ quan tư pháp cũng đã ban hành nhiều các văn bản hướng dẫn và tập huấn để thực hiện quy định mới về hình phạt tử hình trong BLHS năm 2015. Riêng đối với ngành Kiểm sát nhân dân, đã có những hướng dẫn khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án hình sự, không đề nghị áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội mà BLHS năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình, người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Đồng thời phối hợp với Toà án cùng cấp rà soát đầy đủ, chính xác những trường hợp đã tuyên hình phạt tử hình thuộc trường hợp nêu trên và bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa thi hành án để Toà án đã xét xử sơ thẩm báo cáo Chánh án Toà án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân cho người bị kết án(1). Đối với trường hợp đã tuyên hình phạt tử hình nhưng chưa thi hành án mà có đủ các điều kiện quy định tại điểm c khoản 3 Điều 40 BLHS năm 2015 (Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn) thì Viện kiểm sát cần chủ động phối hợp với Toà án cùng cấp đã xét xử sơ thẩm rà soát đầy đủ, chính xác những trường hợp đã tuyên hình phạt tử hình nhưng chưa thi hành án mà có đủ các điều kiện quy định tại điểm c khoản 3 Điều 40 BLHS năm 2015 để Toà án báo cáo Chánh án Toà án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân cho người bị kết án(2). 1  Trang 37, Tài liệu thông báo nhanh nội dung Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13; Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tháng 07/2017. 2  Trang 37, Tài liệu thông báo nhanh nội dung Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13; Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, ĐINH HOÀNG QUANG 19Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát Ngoài ra, trong quá trình kiểm sát thi hành án hình sự (tử hình, phạt tù), Viện kiểm sát đã phối hợp với các cơ quan thi hành án hình sự để rà soát các trường hợp trên để đề nghị chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân(1). Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu về hình phạt tử hình, chúng tôi đặt ra một số vấn đề cần lưu ý sau: Thứ nhất, về phạm vi không áp dụng hình phạt tử hình Mặc dù khoản 2 Điều 40 BLHS năm 2015 mới chỉ quy định việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử; nhưng khoản 3 Điều 40 BLHS năm 2015 có quy định trường hợp người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không thi hành án tử hình. Như vậy, hoàn toàn cũng có thể hiểu đối với người phạm tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ trước khi bị xét xử mà chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì cũng không bị áp dụng hình phạt tử hình. Bởi lẽ, không thể có trường hợp chủ động nộp lại tài sản, hợp tác tích cực, lập công lớn sau khi bị tuyên án tử hình lại có lợi hơn so với việc thực hiện trước khi xét xử. Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tháng 07/2017. 1  Báo cáo Tổng kết công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự các năm 2016; 2017 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ngoài ra, chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng, cần xem xét việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với người bị bệnh hiểm nghèo như Ung thư giai đoạn cuối, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội bởi đây là những căn bệnh như một bản án tử hình đối với họ(2). Thứ hai, về phạm vi không thi hành án tử hình Điều 58 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 quy định một trong những trường hợp Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình là “Người bị kết án thuộc trường hợp quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự”. Như vậy, cùng với việc sửa đổi BLHS thì Luật Thi hành án hình sự năm 2010 cũng cần phải sửa đổi cho phù hợp; theo đó một trong những trường hợp Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình là “Người bị kết án thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 Bộ luật hình sự”. Thứ ba, trình tự xem xét đề nghị hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân Theo quy định tại khoản 4 Điều 40 BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 BLHS năm 2015 (các trường hợp không thi hành án tử hình) hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân. Tuy nhiên, đối với trường hợp người phạm tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ trước khi bị xét xử mà chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong 2  Trang 168, Sách tham khảo “Quyền sống và hình phạt tử hình”, Viện Chính sách Công và pháp luật – Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam HÌNH PHẠT TỬ HÌNH THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ... 20 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018 việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì cũng cần có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể; trong đó cần có hướng dẫn như thế nào là “chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ”; “lập công lớn” thì mới có thể triển khai trên thực tế. Chúng tôi cho rằng việc xác định nộp lại ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ phải được xác định trên cơ sở số tài sản tham ô, nhận hối lộ mà bản án của Tòa án xác định; đồng thời các trường hợp “lập công lớn” cần được giải thích thống nhất ở các văn bản hướng dẫn chấp hành hình phạt như: có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản (có giá trị từ ba mươi triệu đồng trở lên) của nhà nước, tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; có những phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng hoặc xác nhận(1) (2). Về trình tự thực hiện chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân, theo khoản 2 Điều 367 BLTTHS năm 2015, khi có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 40 BLHS (tức các trường hợp không thi hành án tử hình) thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm không ra quyết định thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án. 1  Mục 2 Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt. 2  Khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2012/TTLT- BCABQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 16/08/2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn việc giảm, miễn thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại. Tuy nhiên, đặt ra trường hợp nếu Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm đã ra quyết định thi hành án tử hình thì mới phát hiện người bị kết án tử hình thuộc trường hợp không thi hành án tử hình (phụ nữ có thai) thì xử lý như thế nào cũng cần có hướng dẫn cụ thể. Chúng tôi cho rằng, trong trường hợp này Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định hủy bỏ quyết định thi hành án tử hình; báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết ánthì sẽ hợp lý cả. Ngoài ra, cũng cần có hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp được chuyển từ hình phạt tử hình thành tù chung thân thì Tòa án có ra quyết định thi hành án phạt tù; có tính thời hạn chấp hành án trừ đi thời gian tạm giữ, tạm giam?(3). Trường hợp này việc ra quyết định thi hành án phạt tù là cần thiết, để làm căn cứ thực hiện các hoạt động thi hành án; đồng thời để đảm bảo công bằng cho những người chấp hành án phạt tù thì quyết định thi hành án phạt tù trừ đi thời gian tạm giữ, tạm giam; điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc xem xét giảm thời hạn chấp hành án đối với phạm nhân. Thứ tư, đối với việc xem xét giảm mức hình phạt đã tuyên đối với người bị kết án tử hình được ân giảm xuống tù chung thân Theo khoản 6 Điều 63 BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì đối với người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án thuộc trường hợp quy định tại điểm b (người đủ 75 tuổi trở lên) hoặc điểm c (người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ 3  Xem thêm: Đinh Hoàng Quang, Bài viết “Sửa đổi Phần thứ năm của Bộ luật tố tụng hình sự về thi hành bản án và quyết định của Tòa án”, Tạp chí Luật học – Đại học Luật Hà Nội (số 12/2013). ĐINH HOÀNG QUANG 21Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn) khoản 3 Điều 40 của BLHS thì thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm nhiều lần những vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm. Như vậy, điều kiện để được xét giảm và đảm bảo thời hạn thực tế chấp hành hình phạt đối với các trường hợp này cao hơn so với trường hợp giảm thông thường khác. Tuy nhiên, điều luật không quy định việc xem xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với trường hợp khi thi hành án tử hình thì phát hiện là phụ nữ có thai hoặc phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi (điểm a khoản 3 Điều 40 BLHS) thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân (khoản 4 Điều 40 BLHS). Vậy trong trường hợp này thì xét giảm thời hạn chấp hành án cũng giống như trường hợp trên hay được xem xét như đối với người bị kết án tù chung thân? Trường hợp này nên chăng cũng xem xét giống như các trường hợp được ân giảm từ tử hình xuống tù chung thân, tức là thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm nhiều lần những vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm; bởi lẽ, về bản chất đây cũng là trường hợp ân giảm từ tử hình xuống chung thân. Ngoài ra, hiện nay, Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA-BQP- TANDTC – VKSNDTC ngày 15/05/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân đã có nhiều những quy định cũ, chưa đảm bảo thực hiện theo các quy định mới của BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Do đó, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm có văn bản thay thế để hướng dẫn việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân; trong đó đặc biệt lưu ý đối với các trường hợp bị kết án tử hình nhưng được chuyển xuống tù chung thân. Thứ năm, vấn đề áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người bị kết án tử hình chờ thi hành án. Liên quan đến việc thi hành án tử hình thì một vấn đề cần được đặt ra là có áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người bị kết án tử hình chờ thi hành án. Về nguyên tắc khi có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự thì tùy từng giai đoạn tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần; và căn cứ kết luận giám định pháp y tâm thần, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra, truy tố; Tòa án quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn xét xử và thi hành án(1). Tuy nhiên, nếu đối chiếu với quy định của BLHS thì tại khoản 2, 3 Điều 49 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) chỉ mới quy định bắt buộc chữa bệnh đối với trường hợp người phạm tội trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình và trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù thì có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh; còn không quy định đối với người bị kết án tử hình đang chờ thi hành án và người đang chấp hành các hình phạt khác. Điều này là bất (Xem tiếp trang 13) 1  Điều 447 BLTTHS năm 2015. NGÔ TRUNG HÒA 13Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát Vật chứng quan trọng phải chụp ảnh vật chứng tại nơi phát hiện cùng với bị can hoặc đại diện cho bị can hoặc người có liên quan. Năm là, khi thu thập và bảo quản vật chứng, cần tuân thủ đúng quy định của BLTTHS năm 2015 tại khoản 1 Điều 90 như sau: - Đối với vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập (áp dụng đối với các vật chứng là: công cụ, phương tiện gây án trong các vụ trọng án; các vật chứng có ý nghĩa xác định tội danh và khung hình phạt; các vật chứng có giá trị cao dễ bị thay đổi, đánh tráo; vật chứng không xác định được ngay giá trị, số lượng, trọng lượng, tính chất). - Đối với vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng hoặc các cơ quan chuyên trách khác. - Đối với vật chứng không thể đưa về cơ quan tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản. - Đối với vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại kho bạc nhà nước để quản lý. Tóm lại, từ việc nghiên cứu, phân tích làm rõ một số bất cập, sai sót trong quá trình thu thập vật chứng của các cơ quan tiến hành tố tụng trong thời gian qua, chúng tôi nêu lên một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành thu thập vật chứng theo đúng quy định của BLTTHS năm 2015, góp phần hạn chế các vướng mắc, phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu của tiến trình cải tư pháp hiện nay./. HÌNH PHẠT TỬ HÌNH... (Tiếp theo trang 21) hợp lý, bởi lẽ các trường hợp bị mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình ở trước giai đoạn thi hành án (điều tra, truy tố, xét xử) thì có thể được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh nhưng sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật thì không áp dụng bắt buộc chữa bệnh đối với họ. Ngoài ra, họ là người không có khả năng nhận thức, khả năng hiểu một cách đúng đắn nên không thể đưa người này ra thi hành án tử hình (1). Do đó, khoản 3 Điều 1  Bài viết “Bệnh tâm thần và hình phạt tử hình” của tác giả Christopher Slobogin trong sách (Trang 304, Sách Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2011). 49 BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) cần sửa đổi thành: “Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng sau khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó tiếp tục chấp hành hình phạt” thì mới đảm bảo sự công bằng đối với người phạm tội./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhinh_phat_tu_hinh_theo_quy_dinh_cua_bo_luat_hinh_su_nam_2015.pdf
Tài liệu liên quan