Hộ gia đình - Góc nhìn chủ thể từ hoạt động công chứng

Tuy nhiên, theo hồ sơ do ông Nguyễn Danh T cung cấp, tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ghi: Hộ gia đình ông Nguyễn Danh T gồm các thành viên được UBND huyện Từ Liêm công nhận quyền sử dụng đất tại Quyết định số 1979/QĐ-UBND ngày 20/02/2005. Ví dụ trên cho thấy, việc chuyển nhượng của HGĐ ông Nguyễn Danh T đã được Văn phòng đăng ký đất đai chấp thuận bằng công văn, nhưng khi tiếp nhận hồ sơ, CCV phải xác định được thành viên HGĐ tham gia vào hợp đồng, giao dịch. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào sổ hộ khẩu thì khó có thể xác định được thành viên HGĐ ông Nguyễn Danh T. Trong trường hợp này, CCV phải căn cứ vào Quyết định số 1979/QĐ-UBND ngày 20/02/2005 để xác định hoặc CCV có công văn đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội xác nhận số lượng thành viên HGĐ ông Nguyễn Danh T tại thời điểm lập hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận bao gồm những thành viên nào. Như vậy, từ thực tế trong hoạt động công chứng liên quan đến xác định thành viên HGĐ, tài sản chung HGĐ, chúng tôi nhận thấy nội dung này thường được CCV xử lý theo những hướng như sau: Một là, CCV xác định thành viên HGĐ theo sổ hộ khẩu trước thời điểm giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất và/hoặc nhà. Hai là, đối với trường hợp sổ hộ khẩu cấp đổi hoặc cấp sau khi có Giấy chứng nhận, CCV đề nghị cơ quan có thẩm quyền đã cấp sổ hộ khẩu xác nhận số lượng thành viên HGĐ (thường gọi là Phiếu xác nhận nhân khẩu). Theo đó, CCV căn cứ vào sự có mặt của thành viên HGĐ trên sổ hộ khẩu để xác định số lượng thành viên HGĐ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất và/hoặc nhà. Ba là, căn cứ ghi nhận của cơ quan cấp Giấy chứng nhận, tại phần ghi chú nhà, đất cấp theo quyết định; bản án hoặc sổ hộ khẩu, từ đó, CCV đối chiếu để xác định thành viên.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 97 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hộ gia đình - Góc nhìn chủ thể từ hoạt động công chứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 17 HỘ GIA ĐÌNH - GÓC NHÌN CHỦ THỂ TỪ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG Hoàng Giang Linh1 Tóm tắt: Trong quá trình hành nghề, công chứng viên phải xác định rõ chủ thể tham gia hợp đồng, giao dịch Hộ gia đình, chủ thể quan hệ pháp luật dân sự được pháp luật chính thức thừa nhận từ Bộ luật dân sự năm 1995 đã tạo nên nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật, đặc biệt là đối với hoạt động công chứng. Với quy định mới trong Bộ luật dân sự năm 2015, Hộ gia đình không còn được ghi nhận là chủ thể quan hệ pháp luật dân sự, nhưng một số luật khác như: Luật Đất đai; Luật Nhà ở vẫn thừa nhận chủ thể này dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng pháp luật không thống nhất. Bài viết được tiếp cận từ góc nhìn của công chứng viên về chủ thể đặc thù này. Từ khóa: Công chứng, Hộ gia đình, Công chứng viên, Bộ luật dân sự Nhận bài: 5/5/2017; Hoàn thành biên tập: 28/6/2017; Duyệt đăng: 01/8/2017 Abstract: In notarization activities, the notary must clearly identify the subject of the contract or transaction. Meanwhile, the Households, who were formally recognized by the lawmaker from the Civil Code in 1995 created difficulties and obstacles in the application of the law, especially to notarization activities. In addition, after amending and supplementing the Civil Code in 2015, lawmakers do not stipulate that Household s are civil legal subjects. On the other hand, other laws such as the Land Law, Housing Law in which still recognize this subject. This difference leads to many different interpretations and application of law. Thebelow article is the perspective of the notary who directly practices notarization activities and exchanges views with colleagues and readers interested in this particular subject. Keywords: Notarization, Households, Notary, Civil Code Date of receipt: 5/5/2017; Date of revision: 28/6/2017; Date of approval: 01/8/2017. Theo Hán-Việt Từ điển thì công chứng là “lấy quyền công mà làm chứng”2 còn tại Luật Công chứng năm 2014 quy định “Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên”3. Như vậy, có thể thấy hoạt động công chứng là việc công chứng viên (CCV) thay mặt nhà nước chứng nhận hợp đồng, giao dịch theo quy định để phòng ngừa tranh chấp, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Khi thực hiện công việc, về cơ bản CCV phải xác định hai nội dung được xem là quan trọng nhất là (i) Chủ thể công chứng và (ii) Đối tượng công chứng. Nếu CCV không xác định chính xác một trong hai nội dung này thì hợp đồng, giao dịch sẽ vô hiệu toàn bộ. Trong hoạt động công chứng, chủ thể và đối tượng tham gia giao dịch được căn cứ theo Bộ luật dân sự (BLDS). Bên cạnh đó, CCV còn căn cứ theo các luật chuyên ngành khác như: Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Hàng không Dân dụng Việt Nam; Bộ luật Hàng hảiNhư vậy, CCV thực hiện công việc của mình phải làm rõ hai yếu tố quan trọng đã nêu ở trên. Tuy nhiên, việc xác định đúng chủ thể, đúng đối tượng không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt, chủ thể tham gia công chứng là Hộ gia đình (HGĐ) một chủ thể đặc thù có nhiều ý kiến trái chiều ngay từ khi chính thức được công nhận là chủ thể quan hệ pháp luật dân sự. 1 Công chứng viên, Văn phòng công chứng Gia Khánh, thành phố Hà Nội. 2 Đào Duy Anh (1992), Hán-Việt Từ-điển, Nxb Khoa học xã hội, tr.117. 3 Điều 3, Luật Công chứng năm 2014. 18 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 1. Khái niệm chủ thể hộ gia đình Có thể khẳng định HGĐ là một trong những chủ thể quan hệ pháp luật dân sự nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía các nhà làm luật nói chung4 cũng như CCV trong quá trình tác nghiệp nói riêng. Tại BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 đã ghi nhận khái niệm chung về chủ thể HGĐ nhưng chưa hoàn chỉnh khi chưa xác định thời điểm hình thành và chấm dứt chủ thể HGĐ, đây là nguyên nhân chính gây khó khăn trong xác định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ thể đặc thù này. Theo BLDS năm 2005 về chủ thể HGĐ cơ bản không khác gì khái niệm chủ thể HGĐ được nêu tại khoản 1, Điều 116, BLDS năm 1995, cụ thể: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”5. Điểm khác biệt giữa khái niệm HGĐ tại BLDS năm 1995 so với BLDS năm 2005 là đã bỏ quy định: “Những hộ gia đình mà đất ở được giao cho hộ cũng là chủ thể trong quan hệ dân sự liên quan đến đất ở đó”6, bởi Luật Đất đai năm 2003 đã quy định khá chi tiết quyền và nghĩa vụ chủ thể HGĐ trong quan hệ sử dụng đất (xem Điều 113 đến Điều 116 Luật Đất đai năm 2003). BLDS năm 2015 đã dành trọn một chương trong đó có bốn điều luật quy định về chủ thể đặc thù này. Theo BLDS năm 2015, HGĐ (và Tổ hợp tác) không được coi là chủ thể độc lập bên cạnh cá nhân và pháp nhân, nhưng vẫn thừa nhận chủ thể này tồn tại trong đời sống xã hội Việt Nam. Mặc dù không thừa nhận HGĐ là chủ thể quan hệ pháp luật, tuy nhiên, tại khoản 2, Điều 101, BLDS năm 2015 quy định “Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai.”(đoạn này có phần tương tự khoản 2, Điều 116, BLDS năm 1995). Như vậy, có thể thấy: Đối với tài sản có giá trị lớn là đất đai, pháp luật thừa nhận chủ thể HGĐ cũng như đưa ra khái niệm khá rõ ràng để giải quyết bài toán về chủ thể đặc thù này, theo đó: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”7. Song một tài sản quan trọng khác là nhà ở lại không được quy định tại BLDS năm 2015, mặc dù tại Luật Nhà ở năm 2014 đã khẳng định đối tượng sở hữu nhà ở có chủ thể là HGĐ8, điều này đã tạo thêm rắc rối đối với chủ thể đặc thù này trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. Bên cạnh đó, sau thời điểm BLDS năm 2015 được thông qua dẫn đến các luật chuyên ngành liên quan đến dân sự được xây dựng và ban hành phù hợp với luật mới này. Tuy nhiên, những luật cũ trước đó như Luật Đất đai và Luật Nhà ở đã thừa nhận HGĐ là chủ thể các quyền sở hữu, sử dụng nhà đất dẫn đến việc luật chung (BLDS) không thừa nhận chủ thể HGĐ nhưng một số luật chuyên ngành (Luật Đất đai; Luật Nhà ở) lại ghi nhận chủ thể HGĐ khiến cho việc điều chỉnh các quan hệ dân sự 4 Tại Dự thảo BLDS năm 2015 không coi Hộ gia đình (và Tổ hợp tác) là chủ thể quan hệ pháp luật dân sự. Dự thảo liên quan đến Hộ gia đình được thảo luận tại nhiều cơ quan tổ chức khác nhau, thậm chí, sau khi Quốc Hội bỏ phiếu tán thành nhưng Dự thảo vẫn còn vấp phải phản đối và được yêu cầu xin ý kiến Bộ Chính trị - Xem thêm Bình luận Khoa học những điểm mới Bộ luật dân sự năm 2015 của Đỗ Văn Đại, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 45. 5 Điều 106, Bộ luật dân sự năm 2005. 6 Khoản 2, Điều 116, Bộ luật dân sự năm 1995. 7 Mục 29, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013. 8 Khoản 1, Điều 7, Luật Nhà ở năm 2014. Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 19 nói chung cũng như trong lĩnh vực công chứng nói riêng gặp nhiều khó khăn. 2. Đặc điểm chủ thể hộ gia đình Theo khái niệm chủ thể HGĐ, từ BLDS năm 1995; BLDS năm 2005 hoặc Luật Đất đai năm 2013, qua các thời kỳ, chúng tôi thấy chủ thể này có đặc điểm chung như sau: Thứ nhất, pháp luật quy định về chủ thể HGĐ nhưng không có căn cứ pháp lý xác định thời điểm hình thành và chấm dứt như các chủ thể quan hệ pháp luật dân sự khác9. Thứ hai, số lượng thành viên HGĐ tối thiểu hai người, không hạn chế số lượng tối đa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chủ thể HGĐ bắt nguồn từ gia đình nên hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ thể này có quy mô vừa và nhỏ. Thứ ba, có mối quan hệ về hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng, thiếu yếu tố này thì một nhóm người với đủ các điều kiện khác cũng không được xem là chủ thể HGĐ. Thứ tư, HGĐ thường là chủ thể trong một số hợp đồng, giao dịch liên quan đến các lĩnh vực như: đất đai; nhà ở; sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Thứ năm, chủ thể HGĐ phải có tài sản chung và cùng hoạt động sản xuất kinh tế chung, điều này thể hiện bởi các chính sách của Nhà nước đối với HGĐ đã được thừa nhận ít nhất từ thời kỳ đổi mới kinh tế năm 1986 cho đến tận ngày nay. Từ tài sản chung, luật cấu thành các phương thức xử lý, định đoạt tài sản chung của hộ. Đối với tài sản chung do cộng đồng sở hữu, tức là một nhóm người cùng thực hiện quyền và nghĩa vụ của người chủ sở hữu đối với khối tài sản chung thì sự khác nhau giữa nhóm người có quyền sở hữu/sử dụng chung với HGĐ là giữa các thành viên hộ luôn luôn tồn tại mối quan hệ về hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Trong khi đó, nhóm người có quyền sở hữu/sử dụng tài sản chung thì họ có thể không tồn tại tiêu chí này. Tại BLDS năm 2015, thành viên HGĐ độc lập tham gia giao dịch và tự chịu trách nhiệm cá nhân với phần quyền của mình trong khối tài sản chung nếu đáp ứng các tiêu chí về độ tuổi cũng như năng lực hành vi; đồng thời, bổ sung quy định mới về sở hữu chung của các thành viên gia đình10 nhằm tháo gỡ những khó khăn khi áp dụng pháp luật. Nhìn một cách tổng quát nhất, để nhận diện chính xác chủ thể và đối tượng của hợp đồng, giao dịch có liên quan đến HGĐ, chúng ta cần phải khẳng định rõ thành viên nào là thành viên HGĐ hoặc chỉ là thành viên gia đình; tài sản nào là tài sản chung HGĐ và tài sản riêng cá nhân là thành viên HGĐ. Khó khăn này đã tác động không nhỏ đến việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của HGĐ cũng như thành viên HGĐ trong giao lưu dân sự. BLDS năm 2015 chỉ thừa nhận hai chủ thể quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân và pháp nhân, tuy nhiên, do pháp luật dân sự của chúng ta xây dựng luật chung sau luật riêng nên dẫn đến những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật trong thực tiễn. 3. Định đoạt tài sản chung của Hộ gia đình Trong hoạt động công chứng, tài sản chung của HGĐ thông thường là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở11. Mặt khác, chúng tôi nhận thấy vướng mắc liên quan đến tài sản chung HGĐ thường xoay quanh giao dịch định đoạt tài sản. Theo BLDS năm 2015, định đoạt là quyền của chủ sở hữu quy định tại Điều 192, cụ thể:“...định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản”12. Như vậy, có thể hiểu định đoạt là hành vi của chủ thể sở hữu vật 9 Đối với cá nhân, đó là thời điểm sinh ra và kết thúc bằng cái chết, đối với pháp nhân thì có thể được hình thành hoặc giải thể theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở ý chí của một hoặc nhiều người sáng lập. 10 Khoản 1, Điều 212, Bộ luật dân sự năm 2015. 11 Tác giả có tham khảo một số luật liên quan đến đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản như: Luật Hàng không Dân dụng Việt Nam, Bộ luật Hàng hải, Luật Sở hữu trí tuệ... nhưng không thấy quy định chủ thể Hộ gia đình trong các văn bản quy phạm pháp luật này. 12 Bộ luật dân sự năm 2015 đã bổ sung hành vi tiêu dùng hoặc tiêu hủy của chủ thể vào khái niệm định đoạt tài sản. 20 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP thực hiện quyền quyết định số phận pháp lý và số phận thực tế đối với tài sản của mình. Tại BLDS năm 2005, định đoạt tài sản chung HGĐ được quy định: “Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý”13. Hiện nay, việc định đoạt tài sản chung HGĐ đã có nhiều thay đổi so với BLDS năm 2005 khi quy định lại độ tuổi thành viên HGĐ cũng như bổ sung điều khoản mới về sở hữu chung của các thành viên gia đình. Cụ thể, theo khoản 1, Điều 102, BLDS năm 2015 quy định: “Việc xác định tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này”. Tại Điều 212, BLDS năm 2015 ghi: “1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. 2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác...”. Điều luật trên cho thấy pháp luật đã có những thay đổi đối với giao dịch liên quan đến tài sản chung HGĐ, đặc biệt là nội dung liên quan đến định đoạt, cụ thể như sau: - BLDS năm 2005 quy định Chủ hộ được đại diện HGĐ tham gia một số giao dịch vì lợi ích chung của hộ14. Tại BLDS năm 2015 không quy định Chủ hộ mà ghi nhận sự thỏa thuận của thành viên HGĐ. - BLDS năm 2005 quy định nội dung định đoạt tài sản chung “có giá trị lớn” của HGĐ phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý. Tuy nhiên, về tài sản, tại BLDS năm 2015 đã sử dụng thuật ngữ “nguồn thu nhập chủ yếu” và phải được tất cả các thành viên HGĐ từ đủ mười tám tuổi trở lên đồng ý. - Tại BLDS năm 2015, về nội dung định đoạt tài sản chung HGĐ có bổ sung thêm quy định trừ trường hợp luật có quy định khác. Bên cạnh đó, khoản 1, Điều 102, BLDS năm 2015 sử dụng thuật ngữ thành viên Hộ gia đình, nhưng tại khoản 2, Điều 212, BLDS năm 2015 lại sử dụng thuật ngữ thành viên gia đình, trong khi đó, khái niệm gia đình và khái niệm Hộ gia đình là không giống nhau. Nhìn dưới một góc độ so sánh, khái niệm gia đình bao trùm lên khái niệm HGĐ và dường như, HGĐ luôn luôn là một bộ phận cấu thành nên gia đình. Mặc dù cùng được xây dựng dựa trên quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng nhưng để trở thành thành viên HGĐ, những cá nhân này (thường) phải sống chung với nhau trong khi yêu cầu kể trên lại không áp dụng khi xác định thành viên của gia đình. Từ những thay đổi nêu trên, trong thực tiễn hành nghề công chứng, CCV cần tham chiếu các luật khác xem có “vênh” so với khoản 2, Điều 212, BLDS năm 2015 hay không. Tham khảo các luật có liên quan, chúng tôi nhận thấy: Tại khoản 2, Điều 77, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự như sau: “Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ”. Tại khoản 4, Điều 21, BLDS năm 2015 quy định về độ tuổi của người chưa thành niên thực hiện giao dịch dân sự như sau:“Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự 13 Khoản 2, Điều 109, Bộ luật Dân sự năm 2005. 14 Khoản 1, Điều 107, Bộ luật Dân sự năm 2005. Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 21 mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”. Đối chiếu với khoản 2, Điều 212, BLDS năm 2015, dưới góc độ công chứng liên quan đến định đoạt tài sản chung của HGĐ, chúng tôi nhận thấy như sau: Độ tuổi khi tham gia giao dịch tại BLDS năm 2015 chưa thống nhất, chưa rõ ràng ngay trong một văn bản. Cụ thể: Khoản 4, Điều 21, BLDS năm 2015 là sự sửa đổi của khoản 2, Điều 20, BLDS năm 2005. Tại BLDS năm 2005 quy định người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự đối với “tài sản riêng”, nhưng theo BLDS năm 2015 đã bỏ cụm từ “tài sản riêng”. - Khoản 2, Điều 77, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (khoản 2, Điều 20, BLDS năm 2005) quy định về giao dịch của người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi có “tài sản riêng” thì tự mình xác lập, thực hiện giao dịch; đối với một số tài sản phải đăng ký quyền sở hữu/sử dụng phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. - BLDS năm 2005 quy định độ tuổi người chưa thành niên được phép tham gia một số giao dịch có sự tương thích thể hiện tại khoản 2, Điều 20; khoản 2 Điều 109 và khoản 2, Điều 77, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Tuy chưa thực sự rõ ràng và thiếu thống nhất trong một số điều luật, nhưng theo BLDS năm 2015 không thừa nhận HGĐ là chủ thể quan hệ pháp luật, đồng thời, với quy định lại về độ tuổi thành viên hộ, tài sản chung của hộ đã minh chứng cho việc xác định thành viên hộ cũng như tài sản chung HGĐ hiện nay cần được áp dụng theo sự thay đổi của BLDS mới. Những phân tích nêu trên cho thấy sự thay đổi quan điểm của pháp luật đối với chủ thể HGĐ, do đó, trong quá trình hành nghề, CCV phải xác định đúng thành viên HGĐ và tài sản chung HGĐ nhằm bảo đảm văn bản công chứng có hiệu lực theo quy định của pháp luật. Để có góc nhìn rõ ràng hơn trong quá trình áp dụng pháp luật công chứng liên quan đến chủ thể đặc thù này, chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ sau: Hộ ông Nguyễn Văn A được nhà nước giao đất năm 2000, tại thời điểm giao đất, hộ ông Nguyễn Văn A có bốn thành viên là: Ông Nguyễn Văn A và vợ là Nguyễn Thị B, hai con là Nguyễn Văn C, sinh năm 2001 và Nguyễn Thị D, sinh năm 2012. Năm 2017, hộ ông Nguyễn Văn A chuyển nhượng đất cho bà Trần Thị U. Theo ví dụ trên, chúng tôi nhận thấy còn nhiều cách hiểu khác nhau giữa CCV khi xác định độ tuổi thành viên HGĐ tham gia giao dịch như: (i) có CCV áp dụng khoản 2, Điều 212, BLDS năm 2015 khi xác định độ tuổi thành viên hộ phải từ đủ mười tám tuổi trở lên, do vậy, chỉ có Nguyễn Văn A và vợ là Nguyễn Thị B tham gia ký hợp đồng, giao dịch mà không cần có sự hiện diện của hai con là C và D (ii) ý kiến khác, bên cạnh chủ thể là vợ chồng A và B thì đồng thời A và B đại diện theo pháp luật cho hai con C và D tham gia giao dịch (iii) CCV khác lại cho rằng, chủ thể tham gia giao dịch bên cạnh vợ chồng A và B (A và B đại diện theo pháp luật cho D) thì trường hợp này phải được sự đồng ý của C do C đã đủ mười lăm tuổi nên C phải tham gia thỏa thuận với các thành viên trong hộ khác. Với ví dụ nêu trên, tác giả nghiêng về ý thứ ba, vì bên cạnh việc quy định thành viên hộ tham gia giao dịch phải là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo khoản 2, Điều 212, BLDS năm 2015, nhưng bên cạnh đó, bổ sung thêm quy định trừ trường hợp luật có quy định khác, đây cũng là đặc thù trong hoạt động công chứng bởi CCV phải tìm mọi biện pháp nhằm bảo đảm hợp đồng, giao dịch được an toàn, loại bỏ mọi tranh chấp phát sinh theo đúng các quy định của pháp luật. Bên cạnh xác định độ tuổi của thành viên hộ theo BLDS năm 2015 thì việc xác định tài sản chung HGĐ hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn 22 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP do HGĐ đã tồn tại từ hơn hai mươi năm trước, chúng ta có thể thấy điều này qua ví dụ sau: Tháng 08 năm 1996, ông Nguyễn Văn Nghĩa và mẹ là Trần Thị Trang lập hồ sơ kê khai để nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích 150m2 tại huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Tháng 09 năm 1996, ông Nguyễn Văn Nghĩa đăng ký kết hôn với bà Lò Linh Đan. Tháng 10 năm 1996, bà Lò Linh Đan nhập khẩu vào gia đình ông Nguyễn Văn Nghĩa. Tháng 12 năm 1996, UBND huyện Từ Liêm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích 150m2 cho Hộ gia đình bà Trần Thị Trang. Với ví dụ trên, xét thời điểm Giấy chứng nhận cấp tháng 12 năm 1996 với dữ liệu thành viên HGĐ tại sổ hộ khẩu thì dường như bà Lò Linh Đan là thành viên HGĐ và có quyền đối với tài sản chung HGĐ bà Trần Thị Trang. Nhưng nếu xét thời điểm lập hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận thì tài sản chung HGĐ chỉ có ông Nghĩa và mẹ là bà Trang mà thôi. Như vậy, trường hợp này CCV phải xác định được hai thời điểm là (i) thời điểm lập hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận và (ii) thời điểm cấp Giấy chứng nhận, theo đó, thời điểm lập hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận mới cho thấy chính xác thành viên HGĐ nào sở hữu tài sản chung. Một thực tế là đối với chủ thể HGĐ thì sổ hộ khẩu thường được CCV lấy làm căn cứ để xác định số lượng thành viên hộ, tuy nhiên, trong quá trình hoạt động công chứng, không phải lúc nào CCV cũng có thể sử dụng sổ hộ khẩu làm căn cứ pháp lý xác định thành viên hộ, chúng ta có thể thấy điều này qua ví dụ sau: Tháng 01 năm 2017, Hộ ông Nguyễn Danh T được Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tháng 02 năm 2017, Hộ ông Nguyễn Danh T thực hiện chuyển nhượng một phần quyền sử dụng nhà, đất. Việc chuyển nhượng nêu trên của hộ ông Nguyễn Danh T đã được Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội- Chi nhánh quận Bắc Từ Liêm đồng ý bằng Công văn số 2844/VPĐKĐĐHN- CNQBTL. Tuy nhiên, theo hồ sơ do ông Nguyễn Danh T cung cấp, tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ghi: Hộ gia đình ông Nguyễn Danh T gồm các thành viên được UBND huyện Từ Liêm công nhận quyền sử dụng đất tại Quyết định số 1979/QĐ-UBND ngày 20/02/2005. Ví dụ trên cho thấy, việc chuyển nhượng của HGĐ ông Nguyễn Danh T đã được Văn phòng đăng ký đất đai chấp thuận bằng công văn, nhưng khi tiếp nhận hồ sơ, CCV phải xác định được thành viên HGĐ tham gia vào hợp đồng, giao dịch. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào sổ hộ khẩu thì khó có thể xác định được thành viên HGĐ ông Nguyễn Danh T. Trong trường hợp này, CCV phải căn cứ vào Quyết định số 1979/QĐ-UBND ngày 20/02/2005 để xác định hoặc CCV có công văn đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội xác nhận số lượng thành viên HGĐ ông Nguyễn Danh T tại thời điểm lập hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận bao gồm những thành viên nào. Như vậy, từ thực tế trong hoạt động công chứng liên quan đến xác định thành viên HGĐ, tài sản chung HGĐ, chúng tôi nhận thấy nội dung này thường được CCV xử lý theo những hướng như sau: Một là, CCV xác định thành viên HGĐ theo sổ hộ khẩu trước thời điểm giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất và/hoặc nhà. Hai là, đối với trường hợp sổ hộ khẩu cấp đổi hoặc cấp sau khi có Giấy chứng nhận, CCV đề nghị cơ quan có thẩm quyền đã cấp sổ hộ khẩu xác nhận số lượng thành viên HGĐ (thường gọi là Phiếu xác nhận nhân khẩu). Theo đó, CCV căn cứ vào sự có mặt của thành viên HGĐ trên sổ hộ khẩu để xác định số lượng thành viên HGĐ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất và/hoặc nhà. Ba là, căn cứ ghi nhận của cơ quan cấp Giấy chứng nhận, tại phần ghi chú nhà, đất cấp theo quyết định; bản án hoặc sổ hộ khẩu, từ đó, CCV đối chiếu để xác định thành viên. (Xem tiếp trang 35)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfho_gia_dinh_goc_nhin_chu_the_tu_hoat_dong_cong_chung.pdf
Tài liệu liên quan