Hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố Hà Nội - Nhìn từ góc độ doanh nghiệp

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 111 1. Tính tất yếu của đề tài 111 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 222 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 333 4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn 333 5. Kết cấu của luận văn 444 CHƯƠNG I. LÝ LUẬN VỀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ DOANH NGHIỆP. 555 1.1. Tổng quan về xuất-nhập khẩu hàng hoá 555 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá 555 1.1.2. Phân loại hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá 666 1.1.3. Quy trình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá 101011 1.1.3.1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu: 111111 1.1.3.2. Chuẩn bị giao dịch và ký hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu: 111111 1.1.3.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu: 121212 1.2. Những vấn đề chung về nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và thủ tục hải quan đối với hoạt động này. 141414 1.2.1. Nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. 141414 1.2.1.1. Vai trò của việc nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu 141414 1.2.1.2. Nội dung của hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. 141414 1.2.2. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 161616 1.2.2.1 Yêu cầu của các doanh nghiệp về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu 161616 1.2.2.2 Đặc trưng của thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 181818 1.2.2.3 Thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu 191919 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu –Nhìn từ góc độ doanh nghiệp. 212121 1.2.3.1. Các tiêu chí đánh giá các quy định về thủ tục hải quan – nhìn từ góc độ doanh nghiệp. 212121 1.2.3.2. Các tiêu chí đánh giá về thực hiện quy định thủ tục hải quan – Nhìn từ góc độ doanh nghiệp. 232323 1.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu - Nhìn từ góc độ doanh nghiệp 262626 1.3.1 Các lý do khách quan phải hoàn thiện thủ tục hải quan. 262626 1.3.1.1. Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. 262626 1.3.1.2. Yêu cầu thay đổi các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu khi tham gia vào các tổ chức khu vực và toàn cầu. 282828 1.3.1.3. Yêu cầu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng mới của doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự phát triển tương ứng từ phía cơ quan hải quan. 292929 1.3.1.4. Yêu cầu cải cách từ phía cơ quan Hải quan: 292929 1.3.2. Những lý do chủ quan phải hoàn thiện thủ tục hải quan 303030 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu – Nhìn từ góc độ doanh nghiệp. 303030 1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy định về thủ tục hải quan. 303030 1.4.1.1. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quy định về thủ tục hải quan. 303030 1.4.1.2. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến quy định về thủ tục hải quan. 323231 1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi thủ tục hải quan: 323232 1.4.2.1. Các nhân tố khách quan 323232 1.4.2.2. Các nhân tố chủ quan: 333332 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI LOẠI HÀNG HOÁ NÀY Ở CỤC HẢI QUAN TP HÀ NỘI – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ DOANH NGHIỆP. 353535 2.1. Giới thiệu khái quát về Cục Hải quan TP Hà Nội và tình hình hoạt động nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội. 353535 2.1.1. Giới thiệu khái quát về Cục Hải quan TP Hà Nội 353535 2.1.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội. 383838 2.1.2.1. Nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội. 383838 2.1.2.2. Xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu 404041 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội 454549 2.2.1. Các nhân tố khách quan 454549 2.2.1.1. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quy định về thủ tục hải quan: 454549 2.2.1.2. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến việc thực hiện thủ tục hải quan: 474751 2.2.2. Các nhân tố chủ quan. 484852 2.2.2.1. Tổ chức bộ máy và nhân lực của doanh nghiệp: 484852 2.2.2.2. Tình hình tài chính của doanh nghiệp: 494953 2.3. Thực trạng tiến hành thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội – Nhìn từ góc độ doanh nghiệp. 505054 2.3.1. Nhận xét chung về quy định thủ tục hải quan và việc thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội. 525256 2.3.1.1. Về quy định thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 525256 2.3.1.2. Về thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 565661 2.3.2. Thực trạng đăng ký với cơ quan hải quan hợp đồng nhập khẩu, danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu, danh mục sản phẩm xuất khẩu và định mức nguyên vật liệu 616166 2.3.3. Thực trạng tiến hành thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu (để sản xuất hàng xuất khẩu) và tiến hành thủ tục hải quan đối với sản phẩm xuất khẩu (sử dụng nguyên liệu nhập khẩu). 646469 2.3.3.1. Thực trạng tiến hành thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu (để sản xuất hàng xuất khẩu). 646469 2.3.3.2. Thực trạng tiến hành thủ tục hải quan đối với sản phẩm xuất khẩu (sử dụng nguyên liệu nhập khẩu). 676772 2.3.3.3. Một số nhận xét của doanh nghiệp về thực trạng tiến hành thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu (để sản xuất hàng xuất khẩu) và tiến hành thủ tục hải quan đối với sản phẩm (sử dụng nguyên liệu nhập khẩu). 696974 2.3.4. Thực trạng tiến hành thanh khoản tờ khai nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. 717177 2.4. Đánh giá thực trạng tiến hành thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Cục Hải quan TP Hà Nội – Nhìn từ góc độ doanh nghiệp. 757581 2.4.1. Các ưu điểm của việc tiến hành thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội. 757581 2.4.2. Những mặt tồn tại trong việc thực hiện thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở Cục Hải quan TP Hà Nội - Nhìn từ góc độ doanh nghiệp. 777783 2.4.2.1. Các tồn tại trong quy định thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 777783 2.4.2.2. Các tồn tại trong việc thực hiện các quy định thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 787884 2.4.2.3. Các tồn tại khác. 797985 2.4.3. Nguyên nhân của ưu điểm trong việc thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 808086 2.4.4. Nguyên nhân của tồn tại trong tiến trình thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 818187 2.4.3.1. Về phía cơ quan hải quan. 818187 2.4.3.2. Về phía doanh nghiệp. 848490 2.4.3.2. Nguyên nhân khác. 878792 CHƯƠNG III. HOÀN THIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU Ở CỤC HẢI QUAN TP HÀ NỘI – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ DOANH NGHIỆP. 888894 3.1. Triển vọng hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu sản phẩm sử dụng nguyên liệu nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2015. 888894 3.1.1. Triển vọng hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đến năm 2015. 888894 3.1.2. Triển vọng hoạt động xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu đến năm 2015. 919197 3.1.3. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu đến năm 2015. 9494101 3.2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở Cục Hải quan TP Hà Nội. 9797104 3.2.1. Các giải pháp đối với cơ quan hải quan: 9898104 3.2.1.1. Bổ sung một số điểm trong quy định về thủ tục hải quan. 9898104 3.2.1.2. Tiếp tục nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp khai báo hải quan điện tử. 9999105 3.2.1.3. Các giải pháp khác 103103110 3.2.2. Các giải pháp đối với doanh nghiệp 105105111 3.3. Một số kiến nghị với Nhà nước và các Bộ, Ngành có liên quan. 106106113 KẾT LUẬN 109109115 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112112118

doc176 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố Hà Nội - Nhìn từ góc độ doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rưởng sản xuất bình quân đạt 16% đến 18%, tỷ lệ nội địa hoá nguyên vật liệu tăng bình quân bình quân 28%. Do vậy trong giai đoạn này, tăng trưởng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu bình quân sẽ đạt từ 11,4% đến 13% thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu (bình quân đạt 20%). Tương tự cho các giai đoạn 2010 – 2015 và 2015 – 2020, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng nhưng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may do tỷ lệ nội địa hoá nguyên liệu dệt may tăng dần trong các giai đoạn này. Đề án Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 156/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 là nền tảng quan trọng nhất cho việc xây dựng và triển khai các chính sách cụ thể phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010, qua đó tạo đà thuận lợi cho các giai đoạn tiếp theo, phấn đấu đạt mục tiêu Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Đề án này đã được triển khai thực hiện, trong đó có các mục tiêu và biện pháp thực hiện nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hoá được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu. 3.1.1.1. Mục tiêu phát triển xuất khẩu của Chính phủ. - Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô; đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ. - Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bình quân 17,5%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 72,5 tỷ USD. - Đến năm 2010, nhóm hàng công nghiệp và công nghệ cao chiếm khoảng 54,0% và nhóm hàng hoá khác (không phải sản phẩm thô) chiếm 22,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá. 3.1.1.2. Giải pháp phát triển xuất khẩu của Chính phủ. - Cải cách thủ tục và hiện đại hoá hải quan, rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục thông quan hàng hoá xuất - nhập khẩu. - Tổ chức thực hiện tốt cơ chế hoàn thuế đối với các nhà nhập khẩu nguyên liệu cung cấp cho các nhà sản xuất hàng xuất khẩu. - Triển khai ký kết các thỏa thuận về thanh toán quốc tế qua ngân hàng với các thị trường xuất khẩu hiện đang gặp khó khăn trong giao dịch và bảo đảm thanh toán; ký kết các thỏa thuận song phương và công nhận lẫn nhau về kiểm dịch động, thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm với các nước đối tác. - Đổi mới chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường; hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu phù hợp quan điểm, mục tiêu của Đề án và các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên;  - Cải cách, hoàn thiện các định chế tài chính theo hướng tập trung cho các yếu tố đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu và xúc tiến thương mại, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu; - Đa dạng hoá và mở rộng các hình thức xúc tiến thương mại. - Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy hợp tác, đầu tư và buôn bán, đặc biệt là đối với việc thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu. - Tổ chức lại hệ thống các tổ chức xúc tiến thương mại và cơ chế cung cấp, dự báo thông tin thị trường, tư vấn đầu tư, thương mại, tư vấn pháp luật, môi trường kinh doanh ở trong, ngoài nước cho cộng đồng doanh nghiệp. - Xây dựng Chương trình dự báo, phân tích khả năng cạnh tranh đến năm 2010 đối với các nhóm mặt hàng và dịch vụ xuất khẩu chủ yếu. - Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng lao động trong các ngành sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động Như vậy, Chính phủ đã đề ra các nhóm giải pháp toàn diện, từ việc hỗ trợ môi trường kinh doanh, hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu, nâng cao hiệu quả điều hành công tác xúc tiến thương mại đến đào tạo phát triển nguồn lao động cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Do đó, các nhóm giải pháp này chắc chắn sẽ có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng hoá sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu nói riêng. 3.1.2. Triển vọng hoạt động từ hội nhập kinh tế quốc tế:xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu đến năm 2015. “Phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất cao mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, có khả năng chiếm lĩnh thị phần đáng kể trên thị trường thế giới. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô; đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ”. Nguồn: Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010 của Chính phủ. Xuất khẩu luôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu đối với Việt Nam. Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010 của Chính phủ đặt mục tiêu “phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững” Đề án Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010 . Dự kiến giai đoạn 2006 – 2010, kim ngạch xuất khẩu chiếm tới......, tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu bình quân tăng ....... cao gấp đôi tăng trưởng GDP cả nước. Chính phủ hiện đang chỉ đạo các Bộ, Ngành chức năng xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2015, trong đó giao Bộ Thương Mại chủ trì xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn này. Xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu đã và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu nói chung của Việt Nam do hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam đều phải nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu như dệt may, da giày, thuỷ sản, công nghệ thông tin. Do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, năm 2009 được dự báo là năm tăng trưởng xuất khẩu âm lần đầu tiên ở Việt Nam kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới năm 1986 Giải cứu xuất khẩu thoát tăng trưởng âm . Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nói chung và kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu sẽ bắt đầu tăng trưởng trở lại từ năm 2010. Theo đánh giá của các Hiệp hội ngành nghề xuất khẩu, chiến lược phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010 của Chính phủ đang được triển khai đúng mục tiêu và đạt hiệu quả tốt. Các Hiệp hội này dự đoán Chính phủ về cơ bản sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu tổng quát phát triển hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu sản phẩm sử dụng nguyên liệu nhập khẩu nói chung. Do đó, hàng xuất khẩu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu sẽ không có nhiều thay đổi về danh mục nhưng sẽ có sự thay đổi trong cơ cấu tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu. Dự kiến các ngành hàng xuất khẩu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu chủ chốt trong giai đoạn 2011 – 2015 sẽ vẫn là dệt may, da giầy, đồ gỗ, thuỷ sản, công nghệ thông tin (Bảng....). Bảng 14. Dự kiến ngành hàng và danh mục hàng hoá xuất khẩu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu giai đoạn 2011 – 2015 của Việt Nam. STT Ngành hàng Danh mục hàng hoá xuất khẩu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu Dệt may Sản phẩm may mặc (áo, quần..) Da giầy Sản phẩm da giày (giày da, dép da, ví da...) Đồ gỗ Sản phẩm gỗ văn phòng, nội thất, công nghiệp Thuỷ sản Sản phẩm thuỷ sản chế biến Thủ công mỹ nghệ Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Điện tử và Công nghệ thông tin Máy tính và các bộ linh kiện máy tính, điện tử Công nghiệp chế biến khác Sản phẩm công nghiệp chế biến Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo kinh tế và trang điện tử các Bộ, Ngành. Trong giai đoạn 2011 - 2015, kim ngạch xuất khẩu của một số ngành hàng xuất khẩu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu như dệt may, thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, công nghệ thông tin dự kiến sẽ tăng trưởng khá. Dù đến nay Chính phủ chưa ban hành chiến lược phát triển xuất khẩu giai đoạn 2011 – 2015 nhưng một số ngành hàng đã xây dựng chiến lược phát triển của riêng mình trong giai đoạn này, tiêu biểu là ngành dệt may. Từ khi mở cửa nền kinh tế năm 1986 đến nay, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của VN, tốc độ tăng trưởng 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 (do Bộ Công Thương ban hành), kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào các năm 2010, 2015 và 2020 đạt tương ứng 12 tỷ đô la, 18 tỷ đô la và 25 tỷ đô la (Biểu 15.). Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân các giai đoạn giai đoạn 2008 – 2010, 2010 – 2015 và 2015 - 2020, đạt tương ứng là 20%, 15% và 15%. (Biểu 16). Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 (do Bộ Công Thương ban hành) Hình 22. Dự báo kim ngạch xuất khẩu dệt may giai đoạn 2010 - 2020. Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 (do Bộ Công Thương ban hành) Hình 23. Dự báo tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2008 - 2020 3.1.3. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu đến năm 2015. Giai đoạn 2010 – 215 tới đây sẽ mở ra một số cơ hội tốt cho hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu. Thứ nhất, theo đánh giá của các nhà kinh tế, khủng hoảng kinh tế gần như sẽ chấm dứt vào năm 2009, khi đó từ năm 2010 trở đi cơ hội đối với hoạt động xuất nhập khẩu càng rộng mở do kinh tế thế giới phục hồi. Bên cạnh đó, Việt Nam, tương tự Trung Quốc, ít bị tác động của khủng hoảng kinh tế so với nhiều quốc gia khác. Suy thoái kinh tế sâu rộng trên toàn cầu đã gián tiếp giúp nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu nói riêng của Việt Nam loại bỏ được một số đối thủ nước ngoài cạnh tranh do các đối thủ này hoặc bị phá sản hoặc chịu thiệt hại nặng nề về tài chính, nhân lực. Các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu với sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua gói kích cầu kinh tế đã sớm vượt qua khó khăn, đồng thời nhanh chóng ký kết các hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu giá rẻ cho năm 2009 và các năm tới. Thứ hai, Chính phủ Việt Nam tiếp tục xác định xuất khẩu là hoạt động kinh tế mũi nhọn và sẽ tiếp tục có các biện pháp đẩy mạnh phát triển xuất khẩu. Gói kích cầu thứ nhất của Chính phủ đã có tác dụng rất tốt khi các chỉ số kinh tế vĩ mô đa số đạt chỉ tiêu kế hoạch. Gói kích cầu thứ hai đang được xây dựng, dự kiến sẽ ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động như các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Thứ ba, theo đánh giá của nhiều tổ chức kinh tế như BMI, EIU, giá trị tiền đồng Việt Nam so với đô la Mỹ đang được giữ khá cao. Ngân hàng Nhà nước đang cố gắng ổn định tỷ giá đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ, tuy nhiên, thâm hụt Ngân sách và nhập siêu đang ngày càng cao gây áp lực giảm giá cho đồng Việt Nam vào các năm tới. Ngân hàng Nhà nước có khả năng sẽ phải điều chỉnh tăng tỷ giá đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ trong thời gian tới (giảm giá tiền đồng Việt Nam), các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu nói riêng sẽ được hưởng lợi từ việc tiền đồng Việt Nam giảm giá. Thứ tư, từ nay đến 2015 nhiều thoả thuận hội nhập WTO sẽ đi vào hiệu lực, trong đó các thoả thuận về mở cửa thị trường theo ngành, lĩnh vực sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu dễ dàng tìm kiếm các bạn hàng, thị trường mới. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ tiếp tục giảm thuế suất nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng nguyên liệu theo các cam kết WTO, do đó các doanh nghiệp sẽ nhập khẩu được nguyên liệu với giá thấp hơn so với trước. Thứ năm, khi kinh tế thế giới phục hồi từ năm 2010 thì nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các nước phát triển chảy vào các nước đang phát triển cũng sẽ phục hồi trở lại. Việt Nam vừa được đánh giá là có sức hấp dẫn về đầu tư nước ngoài hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung. Do đó, từ nay đến 2015, nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đã hoạt động tại Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu sẽ được thành lập mới. Bên cạnh các cơ hội, các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu cũng sẽ đối mặt với một số thách thức trong giai đoạn 2010 – 2015. Thứ nhất, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, đa số doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đều gặp nhiều khó khăn như phải cắt giảm nhân công, hợp đồng xuất khẩu. Nhiều bạn hàng truyền thống ở nước ngoài của các doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng khó khăn hoặc bị phá sản, do đó các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu sẽ phải nỗ lực để tìm kiếm các bạn hàng, thị trường mới. Khi kinh tế thế giới phục hồi từ năm 2010, các doanh nghiệp này sẽ phục hồi chậm và mất thời cơ nếu không có chiến lược đúng đắn và biết tận dụng hiệu quả sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ chẳng hạn như các gói kích cầu kinh tế. Thứ hai, việc Việt Nam gia nhập WTO mặc dù sẽ giúp các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu được hưởng thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài nhưng đồng thời làm gia tăng nguy cơ bị kiện bán phá giá tại các nước đó do các nhà sản xuất nội địa nước nhập khẩu muốn bảo hộ sản xuất trong nước. Ví dụ, các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam thường xuyên bị các công ty Hoa Kỳ kiện bán phá giá các mặt hàng thuỷ sản xuất sang Hoa Kỳ như tôm, cá ba sa… Bên cạnh đó, rất nhiều nước trong WTO chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường khiến nguy cơ bị kiện bán phá giá càng cao hơn khi các nhà sản xuất Việt Nam xuất khẩu hàng vào các nước này. Thứ ba, chính sách tỷ giá luôn mang lại tác dụng ngược chiều giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Từ nay đến 2015, nếu tỷ giá đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ tăng (đồng Việt Nam giảm giá) thì các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu sẽ chịu thiệt hại ở khâu nhập khẩu do nguyên liệu nhập khẩu sẽ đắt hơn do biến động của tỷ giá. Thứ tư, trong giai đoạn 2010 – 2015 kinh tế Việt Nam được dự đoán tiếp tục tăng trưởng cao, thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng lên. Chi phí nhân công giá rẻ sẽ không là lợi thế của Việt Nam trong việc thu hút các DN đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. 3.2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở Cục Hải quan TP Hà Nội. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mang lại nhiều cơ hội mới cho hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Triển vọng từ hội nhập kinh tế quốc tế chủ yếu gắn liền với việc gia nhập WTO từ năm 2007, việc triển khai theo lộ trình các hiệp định thương mại khu vực như AFTA cũng như các hiệp định thương mại song phương với các nước phát triển như Mỹ, Nhật. Một mặt, các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đang hoạt động sẽ mở rộng thị trường, đa dạng hoá mặt hàng. Mặt khác, các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu thành lập mới sẽ ngày một nhiều thêm, không chỉ doanh nghiệp trong nước mà còn cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Dưới góc độ khác, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ thúc đẩy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ngày một nhiều hơn. Việt Nam, với nguồn nhân công giá rẻ và cơ chế ưu đãi đầu tư hấp dẫn, sẽ là một điểm đến hứa hẹn đối với các doanh nghiệp chuyên về nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. 3.1.2.1. Từ gia nhập WTO Gia nhập WTO chúng ta có thị trường xuất khẩu rộng lớn bao gồm 150 thành viên với mức cam kết về thuế nhập khẩu đã và sẽ được cắt giảm cùng các biện pháp phi quan thuế cũng sẽ được loại bỏ theo nghị định thư gia nhập của các thành viên này mà không bị phân biệt đối xử. Điều đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ta mở rộng thị trường xuất khẩu. 3.1.2.3. Từ các hiệp định kinh tế - thương mại khu vực và song phương khác. 3.1.2.2. Từ tăng trưởng FDI. Có nhiều báo cáo của các tổ chức uy tín đánh giá cao về triển vọng FDI tại Việt Nam, trong đó đáng chú ý là báo cáo của Economist Intelligence Unit (EIU). EIU nhận định: Nền kinh tế Việt Nam được dự đoán là sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ vẫn duy trì sự ưu tiên cho Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường nội địa đang phát triển nhanh, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ. Dòng vốn ròng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng trưởng một cách vững chắc trong trung hạn và đạt tới khoảng 8 tỷ đô la Mỹ chậm nhất vào năm 2010. Dòng vốn này bình quân hàng năm giai đoạn 2007 – 2011 được dự đoán đạt bình quân 7% GDP Economist Intelligence Unit: Báo cáo triển vọng đầu tư trên thế giới đến năm 2011 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài và các thách thức về rủi ro chính trị, Trang 3 . Những giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu ở Cục Hải quan thành phố Hà Nội. Để hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, các giải pháp được đề ra nhằm tháo gỡ các vướng mắc hiện tại và chuẩn bị đáp ứng yêu cầu về thủ tục hải quan phù hợp với sự tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đến năm 2015., đồng thời chủ động chuẩn bị cho việc áp dụng khai báo hải quan điện tử tại Cục Hải quan TP Hà Nội từ năm 2010. 3.23.1. Các giải pháp đối với cơ quan hải quan: 3.23.1.1. Bổ sung một số điểm trong quy định về thủ tục hải quan. Xuất phát từ các tồn tại trong quy định thủ tục hải quan hiện nay được phân tích ở Chương II, cơ quan Hải quan nên có những biện pháp sau để hoàn thiện quy định về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu: - Quyết định 929/QĐ-TCHQ nên bổ sung quy định về việc xử lý các chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu. Quy định cần bổ sung nên được xây dựng theo hướng tạo cơ chế mở khi thanh khoản tờ khai nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu có phát sinh chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu. Cơ quan hải quan nên áp dụng cơ chế “xử lý trước, kiểm tra sau” vì bản thân doanh nghiệp luôn phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của hồ sơ hải quan họ kê khai theo quy định của pháp luật. - Quyết định 929/QĐ-TCHQ nên bổ sung quy định doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu không phải kê khai nguyên liệu có nguồn cung ứng nội địa. Việc bổ sung quy định nhằm này có đạt được hai mục đíchtiêu: + Loại bỏ tình trạng không đồng nhất trong việc yêu cầu kê khai định mức xuất khẩu sản phẩm tại các Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan TP Hà Nội hiện nay. + Giảm thiểu thời gian và chi phí cho doanh nghiệp so với trường hợp yêu cầu doanh nghiệp phải kê khai tất cả nguyên liệu cấu thành nên sản phẩm, bất kể có nguồn gốc nhập khẩu hay cung ứng nội địa. - Quyết định 929/QĐ-TCHQ nên bổ sung quy định về việc xử lý các chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu. Quy định cần bổ sung nên được xây dựng theo hướng tạo cơ chế mở khi thanh khoản tờ khai nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu có phát sinh chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu. Cơ quan hải quan nên áp dụng cơ chế “xử lý trước, kiểm tra sau” vì bản thân doanh nghiệp luôn phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của hồ sơ hải quan họ kê khai theo quy định của pháp luật. 3.32.1.2. Tiếp tục Hnâng cấp iện đại hoá ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp khai báo hải quan điện tử. Cho dù trong vòng 10 năm trở lại đây, cơ quan Hải quan đã từng bước áp dụng các phần mềm ứng dụng, trang bị máy móc thiết bị thực hiện thủ tục hải quan, từng bước chuyển hướng từ khai báo từ xa sang khai báo điện tử nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như đã đề cập ở Chương II. Mục tiêu chính là cần tiến tới áp dụng khai báo hải quan điện tử trên toàn Cục Hải quan TP Hà Nội bắt đầu từ 2010. a. Hiện đại hoá ứng dụngTiếp tục nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin: - Cục Hải quan TP Hà Nội cần tiếp tục Nnâng cấp hệ thống máy tính hiện nay với một số biện pháp như:: + Thay thế hoặc nâng cấp máy tính cũ, trang bị mới máy tính mới cho các cán bộ hải quan để đảm bảo hệ thống máy tính mới có cấu hình đủ mạnh, xử lý dữ liệu nhanh chóng. + Trang bị bổ sung thêm máy tính phục vụ doanh nghiệp khai báo tờ khai hải quan tại cơ quan hải quan. + Theo Biểu 11, nếu Cục Hải quan TP Hà Nội đầu tư trang bị mới hoàn toàn hệ thống máy tính cá nhân cho toàn Cục thì vốn đầu tư có giá trị vào khoảng 12 tỷ đồng. Hiện tại, hệ thống máy tính tại Cục Hải quan Hà Nội đã được trang bị mới theo hình thức quay vòng. Theo đó, cứ sau ba năm, một phần ba số máy tính sẽ được thay mới. Do vậy, để đẩy nhanh quá trình khai báo điện tử, nếu Cục Hải quan TP Hà Nội năm 2009 thực hiện thay mới một phần ba số máy tính hiện có, tổng vốn đầu tư sẽ có giá trị khoảng 4 tỷ đồng. Khoản đầu tư này hoàn toàn khả thi vì tổng kinh phí khoán chi của toàn ngành Hải quan bình quân 2007 – 2009 là 1.700 tỷ đồng, trong đó kinh phí khoán của Cục Hải quan TP Hà Nội là 120 tỷ đồng, do vậy đầu tư cho máy tính 4 tỷ đồng chỉ chiếm 3,3% tổng kinh phí hoạt động hàng năm. Biểu 11Bảng 15. Dự toán chi phí đầu tư hệ thống máy tính cho Cục Hải quan TP Hà Nội và các Chi cục trực thuộc TT Chỉ tiêu Số lượng Chi cục / Phòng / Đội Số lượng cán bộ (máy tính) bình quân của Chi cục / Phòng / Đội Giá tiền của một máy tính cấu hình cao (triệu đồng) Tổng cộng (triệu đồng) 1 Chi cục 4 55 15 825 Đội nghiệp vụ 3 15 15 675 Đội chức năng 1 10 15 150 2 Toàn Cục Hải quan TP Hà Nội 22 805 15 12.075 Phòng trực thuộc 9 10 15 1.350 Chi cục trực thuộc 13 55 15 10.725 Ghi chú: Giá máy tính xác định trên cơ sở tham khảo giá cả thị trường máy tính Hà Nội tháng 5/2009. Bên cạnh hệ thống máy tính, Cục Hải quan TP Hà Nội cần sớm - Nnâng cấp các chương trình phần mềm xử lý dữ liệu hải quan, cụ thể: + Nâng cấp sự kết nối giữa các chương trình quản lý kế toán, quản lý rủi ro, thanh khoản hồ sơ để khắc phục tình trạng truyền dữ liệu chậm hoặc bị ngắt kết nối. + Bổ sung thêm chức năng xử lý các trường hợp mới phát sinh chưa có quy định cụ thể trong quy trình thanh khoản hồ sơ. b. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ doanh nghiệp kê khaikhai báo hải quan điện tử: - Dù Cục Hải quan TP Hà Nội bước đầu đã có một số hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng để triển khai có hiệu quả khai báo hải quan điện tử thì cần Đđẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về khai báo hải quan điện tử thông qua nhiều hình thức: + Xây dựng chuyên mục tuyên truyền khai báo điện tử trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện tại toàn ngành Hải quan chưa tổ chức một chuyên mục tuyên truyền về hải quan ở bất kỳ một đài truyền hình nào, trong khi ngành Thuế đã tổ chức chuyên mục hướng dẫn, giải đáp về thuế trên Đài truyền hình Việt Nam, các Đài truyền hình địa phương như TP Hồ Chí Minh. + Xây dựng bảng điện tử tại cơ quan hải quan cung cấp, cập nhật các các thông tin về thủ tục hải quan. Các thông tin cần cung cấp nên là các văn bản pháp quy có liên quan mới được ban hành, số liệu về khai báo hải quan tại cơ quan hải quan như tỷ lệ tờ khai và doanh nghiệp tại các quy trình thủ tục hải quan, tỷ lệ sai lỗi về thanh khoản hồ sơ, các sai lỗi thường phát sinh thống kê theo ngành hàng v…. Các thông tin này sẽ giúp các doanh nghiệp chú tâm hơn và có các điều chỉnh thích hợp nhằm thực hiện thủ tục hải quan tốt hơn. + Định kỳ tổ chức các buổi tuyên truyền về khai báo điện tử cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp mới thành lập. Đến nay, Cục Hải quan Hà Nội mới tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp để tháo gỡ các vướng mắc nhưng lại chưa tổ chức hoạt động tuyên truyền về khai báo điện tử. Theo Biểu 12, chi phí để tổ chức tuyên truyền không quá lớn. Dự tính với trường hợp hoạt động tuyên truyền được tổ chức đều đặn hai tháng một lần cho toàn bộ doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu trong năm 2009, tổng chi phí dự kiến là 240 triệu đồng, chiếm khoảng 0,2% tổng kinh phí hoạt động hàng năm của Cục Hải quan TP Hà Nội. Hoạt động này. Biểu 12Bảng 16. Dự toán chi phí tuyên truyền khai báo điện tử năm 2009. Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu Số ngày thuê (ngày) Tiền thuê hội trường (100 – 150 người) Chi phí khác (tài liệu, nước uống...) Tổng cộng chi phí Tổ chức tuyên truyền cho toàn bộ doanh nghiệp 5 4 2 40 Tổ chức 6 tháng / lần 80 Tổ chức 4 tháng / lần 120 Tổ chức 2 tháng /lần 240 Ghi chú: Tiền thuê hội trường và chi phí khác được tham khảo dựa trên thông tin giá chào cho thuê hội trường tại Hà Nội tháng 5/2009 . Nếu việc - tuyên truyền về khai báo hải quan điện tử là “điều kiện cần” thì việc Hhỗ trợỗ trợ doanh nghiệp áp dụng phần mềm khai báo điện tử là “điều kiện đủ”. Đây cũng chính là hoạt động mà Cục Hải quan TP Hà Nội chưa đẩy mạnh và đồng thời là nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp. Do vậy, Cục Hải quan TP Hà Nội nên:: + Trước mắt, tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp chưa áp dụng khai báo từ xa cách sử dụng phần mềm khai báo từ xa. Cục Hải quan Hà Nội có thuận lợi là Trung tâm đào tạo của ngành Hải quan đặt tại Hà Nội với hệ thống máy tính và các phần mềm quản lý hải quan đã được cài đặt sẵn. Do vậy, việc tập huấn có thể được triển khai một cách chủ động và không mất nhiều chi phí. + Thành lập bộ phận hỗ trợ kỹ thuật về phần mềm khai báo cho doanh nghiệp để đảm bảo mọi trục trặc của phần mềm khai báo hoặc các vướng mắc phát sinh khi sử dụng phần mềm của doanh nghiệp đươc xử lý kịp thời. + Xây dựng cơ chế giải quyết thích đáng cho các doanh nghiệp kê khai chậm hoặc thanh khoản hồ sơ hải quan chậm vì lý do khách quan - phần mềm kê khai bị lỗi. + Giảm giá cung cấp phần mềm kê khai, thậm chí cung cấp miễn phí cho doanh nghiệp. 3.32.1.3. Các giải pháp đối với cán bộ hải quan.khác Cán bộ hải quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết thủ tục hải quan. Do vậy, đứng ở góc độ doanh nghiệp, khắc phục các tồn tại hiện nay của cán bộ hải quan là một trong "những việc cần làm ngay". Cơ quan hải quanCục Hải quan TP Hà Nội nên có các giải pháp cụ thể như sau:. a. Bố trí, sử dụng cán bộ chuyên trách - ĐĐể khắc phục tình trạng cán bộ hải quan kiêm nhiệm đối với hoạt động nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu trong khi khối lượng công việc lớn dẫn đến nhiều hồ sơ hải quan tồn đọng dài ngày không được giải quyết, Cục => Cơ quan Hải quan TP Hà Nội phảicần bổ sung thêm cán bộ chuyên trách bố trí cán bộ chuyên trách xử lý thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Hơn nữa, do khối lượng công việc lớn, số lượng cán bộ chuyên trách nên được bố trí đủ, tránh tình trạng để hồ sơ tồn đọng dài ngày. - Đối với khai báo hải quan từ xa hiện đang áp dụng, Cục Hải quan Hà Nội cần bố trí cán bộ hỗ trợ kỹ thuật phần mềm khai báo, cán bộ hỗ trợ nghiệp vụ hải quan tại các Chi cục Hải quan trực thuộc để hạn chế tình trạng quá tải khai báo hồ sơ tại trụ sở các Chi cục Hải quan. b. Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ: - Về trình độ chuyên môn, đảm bảo nắm vững các quy trình nghiệp vụ, cập nhật các quy định mới có liên quan, thường xuyên nắm bắt sự thay đổi của loại hình hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, do đây là hoạt động xuất nhập khẩu có đặc thù riêng. - Tập huấn cho cán bộ chuyên trách các văn bản pháp quy: + Chính sách của Nhà nước về các mặt hàng nguyên liệu nhập khẩu, mặt hàng xuất khẩu mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Đó có thể là các chính sách về thuế, các chính sách...... + Quy định của Nhà nước về mã hàng hoá đối với các mặt hàng nguyên liệu nhập khẩu, mặt hàng xuất khẩu mà doanh nghiệp đang kinh doanh. - Yêu cầu cán bộ hải quan phải tự nâng cao hiểu biết về kinh tế - xã hội nhằm phát hiện gian lận trong khai báo, đặc biệt là khai báo sai định mức với mục tiêu tiêu thụ nội địa bất hợp pháp nguyên liệu nhập khẩu. Loại bỏ sự gian lận, đảm bảo công bằng đối với các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan trong lĩnh vực này là điều cần thiết. c. Tập huấn sử dụng ứng dụng quản lý hải quan.và đào tạo ngoại ngữ phục vụ chuyên môn. - Khai báo từ xa là bước chuẩn bị cho việc khai báo điện tử, do vậy, trước hết cần phải có các giải pháp trước mắt để xoá bỏ những tồn tại hiện nay của cán bộ hải quan trong việc khai báo từ xa. Cục Hải quan TP Hà Nội cần nâng cao khả năng xử lý các vướng mắc thực tế phát sinh trên ứng dụng phần mềm thông qua các biện pháp: + Thường xuyên tổng hợp các vướng mắc để báo cáo Tổng cục Hải quan hướng dẫn giải quyết cả về văn bản lẫn điều chỉnh phần mềm ứng dụng. + Đào tạo, tập huấn cho cán bộ chuyên trách các kỹ năng xử lý vướng mắc trên phần mềm ứng dụng. - Để chuẩn bị cho việc khai báo hải quan điện tử, Cục Hải quan TP Hà Nội cần tham khảo kinh nghiệm của các Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh, Cục Hải quan TP Hải Phòng để tập huấn cho các cán bộ của mình. - Để khắc phục tình trạng các cán bộ hải quan lớn tuổi có trình độ ngoại ngữ kém dẫn đến xử lý thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu chậm và cứng nhắc, Cục Hải quan TP Hà Nội nên bố trí các cán bộ trẻ có trình độ ngoại ngữ tốt thay cho các cán bộ lớn tuổi. Cơ chế xử lý thủ tục hải quan hiện nay đang dần chuyển sang xử lý trên máy và tăng cường hậu kiểm nên các hạn chế về kinh nghiệm, chuyên môn của các cán bộ trẻ cũng không phải là điều đáng ngại. Chú trọng đào tạo tiếng Anh chuyên ngành kinh tế ngoại thương để giúp cán bộ hải quan chuyên trách có thể đọc, kiểm tra và đối chiếu chứng từ thanh toán quốc tế, hợp đồng ngoại thương nhanh chóng. d. Chống quan liêu, tiêu cực. - Xây dựng và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ hải quan. + TThiết lập đường dây nóng chống tham nhũng, tiêu cực tại Cục Hải quan Hà Nộiđể doanh nghiệp có thể phản ánh, tố cáo các hành vi tiêu cực của cán bộ hải quan. . Hiện tại, biện pháp này đã được Tổng cục Hải quan thực hiện, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp cho rằng Tổng cục Hải quan là “quá xa” nên có phản ánh thì cũng không hiệu quả vì để xử lý thì sẽ phải qua rất nhiều cấp, mất nhiều thời gian. + TLắp đặthiết lập hệ thống camera và màn hình tại các phòng làm thủ tục hải quan để tăng cường giám sát việc thực hiện thủ tục hải quan, hạn chế các biểu hiện gây phiền hà, đòi hỏi tiền hối lộ của cán bộ hải quan. Thay đổi cách thức tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp và Cục Hải quan TP Hà Nội là một biện pháp cần làm để mang lại nhiều lợi ích hơn cho cả hai phía trong việc thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Việc tổ chức các cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp và Cục Hải quan TP Hà Nội nên được xây dựng kế hoạch cụ thể, theo đó nên có đối thoại định kỳ và đối thoại đột xuất. Đối thoại định kỳ: Nhằm trao đổi các vướng mắc thông thường trong quá trình thực hiện. Đối thoại đột xuất: Nhằm giải quyết các vướng mắc có tính cấp thiết. Cục Hải quan TP Hà Nội cần thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế các quy định thủ tục hải quan thiếu cơ sở thực tiễn: Tham khảo ý kiến của DN về các dự thảo văn bản pháp quy, các dự thảo khác liên quan đến thủ tục hải quan do Bộ Tài chính hoặc Tổng cục Hải quan ban hành. Cán bộ Nhà nước có trách nhiệm soạn thảo văn bản nên khảo sát thực tế tại các Chi cục Hải quan trước khi ban hành văn bản. 3.32.2. Các giải pháp đối với doanh nghiệp Việc thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nhanh chóng, chính xác đòi hỏi không chỉ nỗ lực của cơ quan hải quan mà còn cả từ phía doanh nghiệp. 3.32.2.1. Bố trí và đĐào tạo và bố trí cán bộ chuyên trách làm thủ tục hải quan nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu cần đào tạo cán bộ chuyên trách về xuất nhập khẩu. Tương tự cán bộ hải quan, cán bộ chuyên trách làm thủ tục hải quan phải chủ động cập nhật các văn bản về thuế (xuất nhập khẩu, giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt), các chính sách về ngành hàng, quy định về mã hàng hoá, quy trình thủ tục hải quan....Ngoài ra, cần phải đào tạo cho các cán bộ chuyên trách các kỹ năng khai báo hồ sơ hải quan, quản lý hoá đơn, chứng từ xuất nhập khẩu để đảm bảo khai báo thống nhất, chính xác. - Bố trí cán bộ chuyên trách: Con người là nhân tố quyết định trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Sau khi đào tạo cho cán bộ các nghiệp vụ liên quan về khai báo hải quan đối vớí nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, Ddoanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu cần bố trí và sử dụng các cán bộ này theo hướng: + Bố trí các cán bộ đã được đào tạo thực hiện chuyên trách làm công việc thủ tục hải quan nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu để đảm bảo theo dõi công việc và hồ sơ, thực hiện đúng và đúng hạn các quy định của pháp luật . + Cán bộ chuyên trách nên đảm nhiệm công việc ít nhất một năm để đảm bảo nắm vững các kiến thức, quy định cần thiết, đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực hiện thủ tục hải quan để hạn chế sai sót cũng như xử lý các vướng mắc nhanh hơn. + Có cơ chế đãi ngộ thích đáng đối với cán bộ chuyên trách làm thủ tục hải quan. Ngoài chế độ lương, thưởng cao nên có phụ cấp công việc do tính đặc thù của công tác kê khai thủ tục hải quan. Việc giao nhận hàng hoá..... - Đào tạo cán bộ chuyên trách: + Tương tự cán bộ hải quan, cán bộ chuyên trách làm thủ tục hải quan phải chủ động cập nhật các văn bản về thuế (xuất nhập khẩu, giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt), các chính sách về ngành hàng, quy định về mã hàng hoá, quy trình thủ tục hải quan.... + Đào tạo cho các cán bộ chuyên trách các kỹ năng khai báo hồ sơ hải quan, quản lý hoá đơn, chứng từ xuất nhập khẩu để đảm bảo khai báo thống nhất, chính xác. 3.32..21.2. Các giải pháp chuẩn bị cho việc áp dụng khai báo hải quan điện tử. Doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với cơ quan hải quan về lộ trình áp dụng khai báo hải quan điện tử. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp nắm bắt được các yêu cầu, điều kiện áp dụng để chủ động xây dựng kế hoạch của riêng mình cho triển khai hải quan điện tử. Cụ thể: - Nâng cấp hệ thống máy tính, đảm bảo cấu hình đủ mạnh để cài đặt và sử dụng tốt phần mềm khai báo do cơ quan hải quan cung cấp. - Phối hợp với Cục Hải quan Hà Nội hoặc các Chi cục Hải quan trực thuộc đào tạo kỹ năng khai báo hải quan điện tử cho cán bộ chuyên trách. 3.3. Một số kiến nghị với Nhà nước và các Bộ, Ngành có liên quan. 3.3.3. Các giải pháp khác - Cục Hải quan TP Hà Nội nên sớm xây dựng cơ chế và đưa vào triẻn khai hoạt động của đại lý hải quan. + Hiện tại đã có đầy đủ cơ sở pháp lý. Hệ thống văn bản pháp luật là cơ sở pháp lý cho hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan phát triển, hoạt động có hiệu quả và có tính chuyên nghiệp, gồm Điều 21 Luật Hải quan, Nghị định số 79/2005/NĐ-CP ngày 16/6/2005 của Chính phủ, Thông tư số 73/2005/TT-BTC ngày 05/9/2005 của Bộ Tài chính. + Đến hết tháng 3/2009, Cục Hải quan TP Hà Nội đã công nhận đăng ký hoạt động làm đại lý hải quan cho 18 doanh nghiệp, trong đó 12 doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động làm đại lý hải quan (có nhân viên được cấp thẻ nhân viên đại lý). + Đại lý hải quan rất cần thiết cho các doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang gặp các khó khăn về nhân sự làm thủ tục hải quan như cán bộ cũ bỏ việc, cán bộ mới chưa có kinh nghiệm. - Thay đổi cách thức tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp và Cục Hải quan TP Hà Nội. Việc tổ chức các cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp và Cục Hải quan TP Hà Nội nên được xây dựng kế hoạch cụ thể, theo đó nên có đối thoại định kỳ và đối thoại đột xuất. + Đối thoại định kỳ: Nhằm trao đổi các vướng mắc thông thường trong quá trình thực hiện. + Đối thoại đột xuất: Nhằm giải quyết các vướng mắc có tính cấp thiết. - Một số biện pháp nhằm hạn chế các quy định thủ tục hải quan thiếu cơ sở thực tiễn: + Tham khảo ý kiến của DN về các dự thảo văn bản pháp quy, các dự thảo khác liên quan đến thủ tục hải quan do Bộ Tài chính hoặc Tổng cục Hải quan ban hành. + Cán bộ Nhà nước có trách nhiệm soạn thảo văn bản nên khảo sát thực tế tại các Chi cục Hải quan trước khi ban hành văn bản. Một số kiến nghị với Nhà nước và các Bộ, Ngành có liên quan - Chính phủ nên cân nhắc tăng lương cho cán bộ hải quan. Hiện tại, lương của cán bộ hải quan đang có xu hướng bị cắt giảm dần. Cơ chế khoán kinh phí của Chính phủ cấp cho ngành Hải quan thực hiện từ năm 2003 cho phép cơ quan hải quan được chi 2,5 lần lương cơ bản. Tuy nhiên, hệ số này đang giảm dần qua các năm với 1,8 lần trong năm 2005 và 1,6 lần từ năm 2009. Do đặc thù ngành hải quan, hay một số ngành khác có điều kiện quản lý, tiếp xúc với tiền và hàng hoá của doanh nghiệp nên dễ phát sinh tiêu cực, do vậy việc cắt giảm tiền lương sẽ góp phần gia tăng tiêu cực từ phía cán bộ hải quan. - Các Bộ, Ngành sớm ban hành .../63 danh mục hàng hoá còn thiếu trong Danh mục hàng hoá quản lý chuyên ngành có mã số HS. - Các Bộ, Ngành chức năng khi xây dựng các chính sách về ngành hàng nên mời các Hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp trong ngành cùng tham gia xây dựng, góp ý để nâng cao hiệu lực thực tiễn của chính sách. Bộ Tài chính nên có các văn bản chế tài hướng dẫn hoạt động đại lý hải quan bởi vì đại lý hải quan rất cần thiết và sẽ phát triển mạnh khi nền kinh tế hội nhập sâu và tăng trưởng nhanh. Đại lý hải quan, hay còn gọi là hoạt động khai thuê hải quan, là loại hình dịch vụ nằm trong chuỗi dịch vụ được cung ứng cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.. Đến nay cơ sở pháp lý cho hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan đã được ban hành, gồm Điều 21 Luật Hải quan, Nghị định số 79/2005/NĐ-CP ngày 16/6/2005 của Chính phủ, Thông tư số 73/2005/TT-BTC ngày 05/9/2005 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên các văn bản này vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng, chặt chẽ làm cho doanh nghiệp chưa dám đặt niềm tin vào cách làm thủ tục xuất nhập khẩu qua khâu đại lý thủ tục hải quan. Cụ thể, Thông tư số 73/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 79/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện và hoạt động của đại lý thủ tục hải quan, có một số điểm chưa phù hợp thực tiễn. Ở Điểm 2, Mục II về điều kiện làm nhân viên đại lý thủ tục hải quan tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp Trung cấp chính quy các Ngành Luật, Kinh tế, Ngoại thương. Quy định này đã loại khả năng tuyển chọn nhân lực có bằng cấp không chính quy và không đúng với Luật Giáo dục; Điểm 9, Mục II quy định về khen thưởng đối với đại lý chấp hành tốt pháp luật hải quan sẽ được ưu đãi về thủ tục hải quan, hay việc ký sao chứng từ thuộc hồ sơ hải quan cho đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể... Bên cạnh đó trách nhiệm pháp lý của đại lý thủ tục hải quan cũng chưa được làm rõ. Theo quy định tại Nghị định 79 và Thông tư 73 thì chỉ dừng ở mức quy trách nhiệm cho đại lý thủ tục hải quan khi sai sót chỉ đền bù theo hợp đồng. Đây là lý do khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thiếu tin tưởng khi làm thủ tục qua đại lý. Một vấn đề quan trọng liên quan đến “tồn tại” hay không “tồn tại” của đại lý thủ tục hải quan là Nghị định 154/2005/NĐ-CP và Thông tư số 73/2005/TT-BTC chưa quy định rõ đại lý thủ tục hải quan được ưu tiên những gì và mức độ hỗ trợ của cơ quan hải quan đến đâu...  KẾT LUẬN Từ năm 1986 đến nay, hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu phát triển mạnh trên phạm vi cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Hoạt động này gắn liền với các ngành hàng xuất khẩu chủ chốt như dệt may, da giày, đồ gỗ, thuỷ sản, là những ngành hàng có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao và số lượng doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều. Kết quả thăm dò ý kiến đánh giá về tiến trình thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của 93 doanh được chọn mẫu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, một Chi cục Hải quan lớn thuộc Cục Hải quan Hà Nội cho thấy quá trình thực hiện thủ tục hải quan tại Cục Hải quan TP Hà Nội đến nay tuy có một số ưu điểm đáng ghi nhận nhưng vẫn còn nhiều tồn tại cần được sớm khắc phục. Những ưu điểm được doanh nghiệp ghi nhận đó là một số thay đổi tích cực về các quy định thủ tục hải quan và công tác xử lý công việc tại tất cả các khâu thủ tục hải quan của Cục Hải quan TP Hà Nội so với trước đây. Ví dụ, 91% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng về cơ bản quy định thủ tục hải quan hiện hành đã có những thay đổi cơ bản và tích cực so với năm năm trước đây. Đa số các doanh nghiệp (89%) đồng ý tốc độ xử lý thủ tục hải quan năm 2009 nhanh hơn các năm trước đây. Những tồn tại được các doanh nghiệp chỉ ra phát sinh ở tất cả các quy trình xử lý thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Trong việc thực hiện quy trình đăng ký hợp đồng nhập khẩu, danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu, danh mục sản phẩm xuất khẩu và định mức nguyên vật liệu, có đến 87% doanh nghiệp được hỏi phản ánh sự không đồng nhất giữa các Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan TP Hà Nội trong việc yêu cầu doanh nghiệp kê khai định mức sản phẩm xuất khẩu. Hầu như các doanh nghiệp (92%) có cùng nhận xét là có nhiều tồn tại phát sinh khi thực hiện quy trình làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu và quy trình làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm. Ví dụ, tốc độ cập nhật và truyền dữ liệu khai báo thủ tục hải quan của cơ quan hải quan khá chậm, tình trạng quá tải khi khai báo hồ sơ tại cơ quan hải quan do số lượng máy tính đặt tại đó không đủ..... Đáng chú ý hơn, 95% số doanh nghiệp được hỏi chỉ ra các hạn chế tiêu biểu tại quy trình thanh khoản hồ sơ hải qua như một số hồ sơ hải quan được xử lý thủ công, bán thủ công khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian chờ đợi, cơ quan hải quan không chấp nhận một số loại chứng từ thanh toán quốc tế hợp lệ....Các doanh nghiệp cũng nêu ra một số tồn tại khác về rủi ro chính sách pháp luật về hải quan, về cán bộ hải quan. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng thẳng thắn nhìn nhận một số tồn tại mang tính chủ quan của mình như khai báo tại nhiều cơ quan hải quan đối với cùng một hồ sơ hải quan, khai báo không đồng nhất đơn vị sản phẩm xuất khẩu theo định mức và trên tờ khai.... Các nguyên nhân khách quan của các tồn tại trong việc thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu được xác định gồm: (1) Một số khiếm khuyết trong quy định pháp luật về hải quan; (2) Một số yếu kém trong tổ chức công việc, công nghệ thông tin và cán bộ của Cục Hải quan TP Hà Nội. Các nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía doanh nghiệp được xác định gồm: (1) Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của khai báo hải quan điện tử; (2) Chưa coi trọng khâu đăng ký nguyên liệu đầu vào; (3) Tính đặc thù của tờ khai nhập khẩu trong hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới đang dần qua đi, hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của nước ta sẽ đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2010 – 2015, sẽ đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi và đối mặt với nhiều thách thức. Ví dụ, Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức (ví dụ hỗ trợ lãi suất), đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu. Việc thực hiện các cam kết WTO theo lộ trình một mặt sẽ giúp các doanh nghiệp sẽ nhập khẩu được nguyên liệu giá rẻ và doanh nghiệp xuất khẩu tăng kim ngạch xuất khẩu do giảm thuế quan, mặt khác sẽ làm gia tăng nguy cơ bị kiện chống phá giá đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Để tháo gỡ các vướng mắc hiện tại trong việc thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, đồng thời chuẩn bị đáp ứng sự phát triển của hoạt động này đến năm 2015 tại Cục Hải quan TP Hà Nội, cần phải thực hiện một số giải pháp: Cơ quan hải quan cần: (1) Bổ sung một số nội dung chưa được hướng dẫn cụ thể trong quy định thủ tục hải quan để giải quyết tình trạng xử lý không đồng nhất hiện nay; (2) Tiếp tục nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp khai báo hải quan điện tử để xoá bỏ tình trạng truyền dữ liệu chậm và thực hiện có hiệu quả khai báo hải quan điện tử từ 2010; (3) Một số giải pháp khác về cán bộ hải quan và tổ chức đối thoại giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu cần: (1) Đào tạo và bố trí cán bộ chuyên trách làm thủ tục hải quan nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; (2) Cập nhật thông tin về triển khai hải quan điện tử của cơ quan Hải quan và có các kế hoạch, biện pháp triển khai hoạt động này. Để tăng tính hiệu quả của các giải pháp, luận văn đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan như đề nghị Chính phủ nâng lương cho cán bộ hải quan, các Bộ chức năng tiếp tục ban hành các mã số hàng hoá còn thiếu, Bộ Tài chính bổ sung các văn bản hướng dẫn thực hiện đại lý hải quan. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Tài chính-Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 về việc hướng dẫn thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan Bộ Tài chính-Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Bộ thương mại- Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, 2004 TS Mai Văn Bưu và TS Đoàn Thị Thu Hà-Giáo trình quản lý Nhà nước về kinh tế-Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 1999 Cục Hải quan thành phốTP Hà Nội- Báo cáo năm của Cục Hải quan thành phốTP Hà Nội từ năm 1996 đến 2006 Chính phủ-Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan Chính phủ-Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 quy định chi tiết thi hành Luật quản lý thuế David Begg-Kinh tế học, Nhà xuất bản thống kê và Trường đại học kinh tế quốc dân, 1995 Quốc hội- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 Quốc hội- Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 Quốc hội- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2005 PGS-TS Vũ Hữu Tửu-Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản giáo dục Tổng cục Hải quan- Thông tin từ Cục Công nghệ thông tin và thống kê Hải quan Tổng cục Hải quan- Các văn bản điều chỉnh việc thực hiện quản lý nhà nước về Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu MỤC LỤC MỤC LỤC HÌNH Hình 1. Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 121213 Hình 2. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu. 131314 Hình 3: Sơ đồ quy trình tổng quát về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. 202021 Hình 4. Kết quả khảo sát về tổ chức bộ phận chuyên trách xuất nhập khẩu tại doanh nghiệp. 494953 Hình 5. Kết quả khảo sát tình hình nộp thuế tại khâu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. 505054 Hình 6. Đánh giá về sự đơn giản của quy định thủ tục hải quan hiện hành. 535357 Hình 7. Đánh giá về mức độ dễ hiểu của quy định thủ tục hải quan hiện hành. 535358 Hình 8. Đánh giá về mức độ thuận tiện của quy định thủ tục hải quan hiện hành. 545459 Hình 9. Đánh giá về mức độ cải tiến của quy định thủ tục hải quan hiện hành. 555560 Hình 10. Đánh giá về mức độ chặt chẽ của quy định thủ tục hải quan hiện hành. 565661 Hình 11. Đánh giá của doanh nghiệp về trang thiết bị trong xử lý thủ tục hải quan của Cục Hải quan TP Hà Nội. 575762 Hình 12. Đánh giá về tốc độ truyền dữ liệu khai báo hải quan hiện nay so với trước đây. 585863 Hình 13. Đánh giá về tốc độ xử lý thủ tục hải quan của cán bộ hải quan hiện nay so với trước đây. 595964 Hình 14. Đánh giá chất lượng cán bộ hải quan hiện nay. 606065 Hình 15. Đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong khai báo điện tử của Cục Hải quan TP Hà Nội. 616166 Hình 16. Tồn tại trong việc thực hiện quy trình đăng ký hợp đồng nhập khẩu, danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu, danh mục sản phẩm xuất khẩu và định mức nguyên vật liệu. 636369 Hình 17. Đánh giá chung về việc thực hiện quy trình làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu và quy trình làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm. 696975 Hình 18. Các tồn tại phổ biến trong việc thực hiện quy trình làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu và quy trình làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm. 707076 Hình 19. Đánh giá về cách phân loại mức kiểm tra bước 2 (luồng vàng) và bước 3 (luồng đỏ) của Cục Hải quan TP Hà Nội. 717177 Hình 20. Đánh giá chung về việc thực hiện quy trình thanh khoản hồ sơ hải quan. 737379 Hình 21. Đánh giá chung về việc thực hiện quy trình thanh khoản hồ sơ hải quan. 747480 Hình 22. Dự báo kim ngạch xuất khẩu dệt may giai đoạn 2010 - 2020. 9393100 Hình 23. Dự báo tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2008 - 2020 9494101 MỤC LỤC BẢNG Bảng 1: Mẫu câu hỏi thăm dò ý kiến 222222 Bảng 2. Tổ chức bộ máy Cục Hải quan TP Hà Nội năm 2009. 373737 Bảng 3: Hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu giai đoạn 2005 – 2008 trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội 393940 Bảng 4: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu theo ngành hàng. 414143 Bảng 5: Cơ cấu doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu theo mặt hàng 434346 Bảng 6: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng sản xuất xuất khẩu theo ngành hàng. 444447 Bảng 7: Tỷ lệ (%) hồ sơ được xử lý tại các mức độ kiểm tra 666671 Bảng 8: Tỷ lệ doanh nghiệp có hồ sơ được xử lý tại các mức độ kiểm tra 666671 Bảng 9: Tỷ lệ (%) hồ sơ được xử lý tại các mức độ kiểm tra 686873 Bảng 10: Tỷ lệ doanh nghiệp có hồ sơ được xử lý tại các mức độ kiểm tra 686873 Bảng 11: Tỷ lệ hồ sơ và doanh nghiệp nộp chậm trong thanh khoản 737378 Bảng 12. Dự kiến ngành hàng và danh mục nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu giai đoạn 2011 – 2015 của Việt Nam. 898995 Bảng 13. Chỉ tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2020 909096 Bảng 14. Dự kiến ngành hàng và danh mục hàng hoá xuất khẩu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu giai đoạn 2011 – 2015 của Việt Nam. 929298 Bảng 15. Dự toán chi phí đầu tư hệ thống máy tính cho Cục Hải quan TP Hà Nội và các Chi cục trực thuộc 100100106 Bảng 16. Dự toán chi phí tuyên truyền khai báo điện tử năm 2009 102102108 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT KÝ HIỆU TÊN ĐẦY ĐỦ TP Thành phố KCN Khu công nghiệp WTO World Trade Orginazation (Tổ chức thương mại thế giới)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 112.doc
Tài liệu liên quan