Hoạt động tâm linh ở miếu Bà chúa xứ núi Sam, An Giang và việc khai thác phục vụ du lịch

Kết luận Xu hướng của du khách ngày nay với những chuyến du hành không chỉ dừng lại ở thưởng ngoạn vật chất thông thường mà họ luôn muốn hòa mình vào thiên nhiên và đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Việc khai thác các hoạt động văn hóa tại các điểm tâm linh phục vụ du lịch đã trở thành một hiện tượng có sức cuốn hút và lan tỏa rộng ở nước ta với việc mang lại giá trị kinh tế cao vai trò quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của từng dân tộc, quốc gia với du khách. Hoạt động tâm linh tại miếu Bà Chúa Xứ, An Giang đã và đang dần trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn và nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước. Hơn thế nữa, những yêu cầu từ các hoạt động tâm linh này đòi hỏi phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp quản lí; của cộng đồng dân cư địa phương; các doanh nghiệp du lịch và du khách trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Những ý kiến đánh giá của du khách khi tham gia hoạt động tâm linh tại miếu Bà Chúa Xứ cho thấy điểm hoạt động tâm linh này còn nhiều vấn đề cần phải được tập trung đầu tư bảo quản, tu bổ, bảo tồn mới có thể duy trì được lòng tin và sự ngưỡng mộ với du khách khi có ý định tiếp tục tham gia hoạt động này. Vì vậy, việc thực hiện tốt các giải pháp đề xuất nêu trên sẽ góp phần đáng kể đảm bảo duy trì, phát triển bền vững nền văn hóa truyền thống của dân tộc ở điểm tâm linh này nói riêng và cả nước nói chung, phục vụ phát triển du lịch trong hiện tại và tương lai

pdf13 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động tâm linh ở miếu Bà chúa xứ núi Sam, An Giang và việc khai thác phục vụ du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH Tập 17, Số 1 (2020): 117-129  HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION JOURNAL OF SCIENCE Vol. 17, No. 1 (2020): 117-129 ISSN: 1859-3100  Website: 117 Bài báo nghiên cứu* HOẠT ĐỘNG TÂM LINH Ở MIẾU BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM, AN GIANG VÀ VIỆC KHAI THÁC PHỤC VỤ DU LỊCH Phạm Xuân Hậu*, Nguyễn Thị Diễm Tuyết Trường Đại học Văn Hiến *Tác giả liên hệ: Phạm Xuân Hậu – Email: haupx@vhu.edu.vn Ngày nhận bài: 22-5-2019; ngày nhận bài sửa: 19-6-2019; ngày duyệt đăng: 15-8-2019 TÓM TẮT Hoạt động tâm linh ở Việt Nam thể hiện rõ nét văn hóa, truyền thống qua đời sống thường ngày và các lễ hội của cộng đồng. Việc khai thác các hoạt động tâm linh phục vụ du lịch đã diễn ra từ lâu, song vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Bài viết trình bày kết quả khảo sát ý kiến du khách về các hoạt động tâm linh ở miếu Bà Chúa Xứ (An Giang) và những giải pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong hoạt động tâm linh phục vụ phát triển du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động tâm linh tại Miếu Bà Chúa Xứ còn cần được đầu tư hơn nữa, đồng thời phải bảo quản, tu bổ cơ sở vật chất mới có thể duy trì hoạt động và thu hút du khách. Để bảo tồn giá trị văn hóa trong hoạt động tâm linh nơi đây, bài viết đề xuất một số biện pháp như: nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao nhận thức của người dân, nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lí, thiết kế xây dựng và quảng bá du lịch Từ khóa: du lịch An Giang; du lịch tâm linh; miếu Bà Chúa Xứ 1. Giới thiệu Hoạt động tâm linh gắn liền với đời sống cộng đồng dân cư thể hiện qua các hoạt động hành hương trong các lễ hội truyền thống của các dân tộc đã xuất hiện tại Việt Nam từ lâu đời. Ngày nay các hoạt động này đã được ngành du lịch khai thác phục vụ du khách trong và ngoài nước và trở thành sản phẩm đặc thù gắn với loại hình du lịch tâm linh của hầu hết các địa phương trong cả nước. Thủ tướng Chính phủ (2011) đã ban hành “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 xác định, du lịch văn hóa (trong đó có du lịch tâm linh), là ngành được ưu tiên phát triển. Những điểm hoạt động tâm linh được ngành du lịch nhiều địa phương khai thác lợi thế nổi trội phục vụ du lịch như Đền Hùng (Phú Thọ), Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), Đền Sóc (Vĩnh Phúc), Chùa Hương (Hà Nội), Chùa Bái Đính (Ninh Bình), Chùa Bà (Tây Ninh) đã đem lại lợi ích kinh tế cho ngành và địa phương, góp phần nâng cao đời sống cộng đồng dân cư. (Ministry of Culture, Sports and Tourism, 2009, p.41-48) Cite this article as: Pham Xuan Hau, & Nguyen Thi Diem Tuyet (2020). Spiritual activities at Ba Chua Xu temple in Nui Sam mountain, An Giang province and the exploitation of tourism services. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 17(1), 117-129. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 1 (2020): 117-129 118 An Giang là một tỉnh có lợi thế để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh từ năm 2015 đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã xác định khu vực Núi Sam là một trong bốn khu du lịch trọng điểm của tỉnh An Giang, gồm: Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng với vệ tinh là huyện Chợ Mới và huyện Châu Thành – Thành phố (TP) Long Xuyên; Khu Di tích văn hóa – lịch sử và du lịch Núi Sam (vệ tinh là huyện An Phú, thị xã Tân Châu, huyện Phú Tân và huyện Châu Phú, TP Châu Đốc); Khu du lịch núi Cấm – rừng tràm Trà Sư (huyện Tri Tôn – Đồi Tức Dụp, huyện Tịnh Biên); Khu Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo – Ba Thê (huyện Thoại Sơn). Trong đó, chú trọng tăng chất lượng loại hình du lịch gắn với lễ hội văn hóa truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc: Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ – Núi Sam (Châu Đốc); Lễ Đôn-ta-hội đua bò Bảy Núi, Lễ Chôl-chhnăm-thmây của dân tộc Khmner (huyện Tri Tôn, Tịnh Biên); Lễ hội văn hóa Búng Bình Thiên – Tháng ăn chay Ramadan, Tết Roya Haji của dân tộc Chăm (huyện An Phú); Lễ khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo (huyện Phú Tân); Lễ hội kỉ niệm ngày mất Quản cơ Trần Văn Thành (huyện Châu Phú). (An Giang Department of Culture, Sports and Tourism, 2014, p.26-29), Miếu Bà Chúa xứ tại núi Sam (TP Châu Đốc) từ lâu đã trở thành điểm đến hấp dẫn. Trong đó 95% du khách đến đây với mục đích thưởng ngoạn và tham gia hoạt động của lễ hội Miếu Bà với các hoạt động gắn với truyền thuyết dân tộc. Việc tổ chức quản lí toàn diện các hoạt động tâm linh trong những năm qua đã tạo được độ tin cậy và sự ham muốn của du khách, góp phần tăng nhanh lượng du khách của địa phương. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia núi Sam, TP Châu Đốc – tỉnh An Giang đến 2025, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt năm 2017, đến trước năm 2025; phát triển Khu du lịch Núi Sam đáp ứng các tiêu chí của Khu du lịch quốc gia; đến năm 2030, khu du lịch quốc gia Núi Sam trở thành trung tâm du lịch đặc sắc về văn hóa tâm linh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước với logo hình miếu Bà Chúa Xứ núi Sam được cách điệu lồng ngoài cùng bảy cánh sen, tượng trưng cho dãy Thất Sơn huyền bí được công bố và năm 2018 (An Giang Department of Culture, Sports and Tourism, 2018, p.29-31). Tuy nhiên, vào những thời gian cao điểm diễn ra lễ hội, trước áp lực từ nhu cầu của du khách với số lượng lớn, còn tồn tại một số hoạt động “phản cảm” làm giảm sự thu hút du khách. Vì vậy, việc xây dựng những giải pháp tích cực, hợp lí để bảo tồn, duy trì và khai thác hợp lí nét văn hóa trong hoạt động tâm linh nhằm đem lại lợi ích kinh tế song song với phát triển bền vững là hết sức cấp thiết. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động tâm linh và dịch vụ hỗ trợ ở Miếu Bà Chúa Xứ (Châu Đốc – An Giang) và khai thác các giá trị từ hoạt động tâm linh (những đặc trưng về văn hóa tín ngưỡng) phục vụ du lịch thông qua ý kiến của du khách đến tham gia hoạt động này. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu và tgk 119 2.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau đây: - Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, lấy ý kiến chuyên gia: Sử dụng kết quả điều tra khảo sát thực địa, phỏng vấn du khách (200 người, bao gồm 160 khách nội địa và 40 khách nước ngoài) và tham khảo ý kiến các chuyên gia về nghiên cứu tâm linh; - Phương pháp tổng hợp – hệ thống: Sử dụng để tổng hợp tư liệu, tài liệu và phân tích một cách có hệ thống các hoạt động tâm linh phục vụ du lịch để biết rõ thực trạng và đề xuất những giải pháp phù hợp để duy trì, bảo tồn văn hóa tâm linh; - Phương pháp thống kê và kĩ thuật: Sử dụng phần mềm SPSS để thống kê, xử lí kết quả điều tra làm nền tảng đánh giá thực trạng và phác họa mô hình phát triển của loại hình du lịch từ văn hóa tâm linh. Áp dụng các phương pháp này với đối tượng nghiên cứu đã nêu trong giai đoạn 2011-2017, định hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 nhằm làm rõ các vấn đề: (i) Những hoạt động tâm linh chính và diễn biến của các hoạt động tại Miếu Bà Chúa Xứ. (ii) Phân tích, đánh giá việc khai thác văn hóa tâm linh phục vụ du lịch qua khảo sát ý kiến du khách. (iii) Đề xuất giải pháp khai thác văn hóa tâm linh tại Miếu Bà Chúa Xứ, phục vụ phát triển bền vững loại hình du lịch tâm linh. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Những đặc trưng văn hóa tâm linh ở Miếu Bà Chúa Xứ – Núi Sam 3.1.1. Về nguồn gốc và kiến trúc Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc tại chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Buổi đầu lập dựng (năm 1870), miếu còn đơn sơ với tre và lá. Năm 1972, miếu được xây dựng lại theo kiến trúc phương Đông. Đây là nơi hội tụ niềm tin từ thuở khai hoang mở đất cùng hình tượng tâm linh đầy thuyết phục với “Mẹ Đất” là chỗ dựa tinh thần, là người che chở, đùm bọc cho người dân khi đến vùng đất mới này. Lòng tin đó đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, hình thành nên sức mạnh tâm linh có sức lan tỏa rộng lớn. Từ lâu, miếu Bà Chúa Xứ là điểm đến của nhiều khách hành hương góp phần đưa lễ hội trở thành một hoạt động sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng chung cho cả cộng đồng địa phương lẫn du khách trong, ngoài nước. Theo các nhà khảo cổ, núi Sam và hệ thống núi Thất Sơn cách nay gần 2000 năm vốn là các hòn đảo nhỏ thuộc vương quốc Phù Nam, một vương quốc hùng mạnh gồm một dãy đất rộng lớn trải dài từ Nam Cát Tiên đến Vịnh Thái Lan. TP lớn của vương quốc này là Óc Eo thuộc vùng Ba Thê, Núi Sập (huyện Thoại Sơn, An Giang hiện nay) vốn là thương cảng lớn tiếp nhận nhiều thuyền bè từ các nơi khác đến buôn bán (như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ). Bên cạnh hàng hóa, nơi đây còn diễn ra sự trao đổi về văn hóa, tín ngưỡng nên đạo Bà La Môn trở thành quốc giáo của vương quốc Phù Nam. Vương quốc này tồn tại từ đầu công nguyên đến thế kỉ thứ IX thì bị suy thoái và sụp đổ. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 1 (2020): 117-129 120 Theo nhà khảo cổ người Pháp Malleret đến nghiên cứu tượng Bà vào năm 1941, tượng Bà chính là thần Vishnu – vị thần tượng trưng cho sáng tạo và tiến hóa của Đạo Bà La Môn xuất phát từ Ấn Độ. Bệ đá nơi đặt tượng hình vuông, mỗi cạnh khoảng 1,6m, dày khoảng 0,3m. Ở chính giữa bệ là một lỗ vuông mỗi cạnh khoảng 0,2m. Trên phần thân tượng Bà cũng có một chốt vuông đặt vừa khít khao vào lỗ để định vị chính xác. Đây chính là biểu tượng của Yoni và Linga trong Bà La Môn giáo, tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển. Bệ đá này ngày nay nằm cạnh Pháo đài vẫn còn được giữ nguyên hiện trạng để nhân dân đến chiêm ngưỡng và cúng bái. Việc đưa tượng Bà lên đỉnh núi cũng là đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Một giả thuyết đưa ra là núi Sam khi đó là một hòn đảo nhỏ nằm giữa biển Đông, phía Tây Nam có vách núi dựng đứng. Tàu cập bến vào vách đá làm điểm tựa rồi dùng dây để kéo tượng lên. Tượng nhìn ra phía biển Đông để phù hộ cho các thương thuyền vượt qua sóng gió. Tượng Bà Chúa Xứ có thể do các thương nhân Ấn Độ đến bằng đường biển xây đắp, vì tượng vốn làm bằng chất đá “son”, một loại đá màu xanh sậm có điểm những hạt màu đen vốn không có mặt trong các loại đá xuất xứ từ vùng này. Sự tích Bà Chúa Xứ được ghi chép qua nhiều tài liệu, vì vậy nguồn gốc Bà Chúa Xứ hiện nay có nhiều lí giải khác nhau. Trong niềm tin tâm linh của người dân bản địa, Bà Chúa Xứ là người đã che chở, phù hộ cho sự bình an, may mắn và phát đạt của cộng đồng. Vì thế, họ còn có cách gọi thành kính khác là “Chúa Xứ thánh mẫu”. Tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc đã trở thành một bộ phận trong hệ thống thờ Mẫu ở Nam Bộ từ lâu. Như vậy việc thờ Bà Chúa Xứ là sự tổng hợp nhiều lớp văn hóa kế tiếp nhau như: văn hóa Phù Nam, lớp văn hóa cổ Khmer, lớp văn hóa Chăm và lớp văn hóa Việt. Đặc biệt, Bà Chúa Xứ được xem là vị thần hội tụ đủ các vị nữ thần ở Việt Nam và của cộng đồng các dân tộc khác như: Chúa Liễu, Tam phủ và Tứ phủ của người Việt; bà Po Inư Naga của người Chăm, Thiên Ana Thánh mẫu nửa Chăm nửa Việt; Bà Đen (Neang Khmau), Bà Trắng (Neang Hingthori) của Khmer và bà Thiên Hậu của người Hoa – tất cả đều hội tụ trong một Mẹ duy nhất là Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc – An Giang. Thần tượng Bà Chúa Xứ đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần và văn hóa tâm linh của người dân địa phương và khách thập phương. 3.1.2. Những hoạt động tâm linh và dịch vụ hỗ trợ Để duy trì và bảo tồn các hoạt động tâm linh tại miếu Bà Chúa Xứ, tạo sự thu hút với du khách thập phương, chính quyền địa phương đã đầu tư nhân lực, vật lực cho các hoạt động khai thác điểm văn hóa tâm linh đầy tiềm năng này: - Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tâm linh tại khu vực Núi Sam, trọng tâm là Lễ hội Bà Chúa Xứ (còn gọi là lễ Vía Bà) bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch/hàng năm, đúng theo phong tục tập quán, bản sắc văn hóa dân tộc gồm: (i) Lễ tắm Bà, tổ chức vào lúc 24 giờ đêm 23 rạng ngày 24 (thời gian kéo dài khoảng một giờ) gồm các hoạt động như lau tượng thờ bằng nước thơm và thay áo mão cho Bà. Bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho khách trẩy hội và coi nó như lá bùa hộ mệnh giúp cho người khỏe mạnh và Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu và tgk 121 trừ ma quỷ, sau đó mọi người được tự do lễ bái. (ii) Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà, được tiến hành vào lúc 15 giờ ngày 24. Hoạt động diễn ra với sắc màu rực rỡ, nghiêm trang. Các già làng và Ban quản trị lăng miếu vi hành sang lăng Thoại Ngọc Hầu (nằm đối diện với miếu bà) làm lễ thỉnh sắc rước bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, bà nhị phẩm Trương Thị Miệt và bài vị Hội đồng. Khi vào đến miếu Bà, các bài vị trên được an vị ngôi chính điện, Ban quản trị dâng hương thỉnh an, lễ thỉnh sắc kết thúc. (iii) Lễ túc yết, tổ chức lúc 0 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Tất cả các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề, đứng xếp hàng hai bên trước tượng Bà. Vật cúng gồm có: một con heo trắng (đã được cạo lông mổ bụng sạch sẽ, chưa nấu chín), một đĩa đựng huyết có ít lông heo gọi chung là “mao huyết”, một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa gạo muối. Ông chánh bái làm lễ dâng hương, chúc tửu, hiến trà, dâng tế, sau đó thì hóa một ít giấy vàng bạc. (iv) Lễ xây chầu, tiến hành sau cúng túc yết là lễ xây chầu. Ông chánh bái sẽ bước tới bàn thờ đặt giữa võ ca, hai tay cầm dùi trống nâng ngang trán khấn vái. Phía bên trái bàn thờ có một tô nước và một nhành dương liễu. Ông chánh bái ca công cầm nhành dương nhúng vào tô nước rồi vảy nước ra xung quanh, vừa đọc to những lời cầu nguyện. Đọc xong, ông chánh bái ca công đặt tô nước, cành dương trở lại bàn thờ, ông đánh ba hồi trống và xướng “ca công tiếp giá”, lập tức đoàn hát bộ nổi chiêng trống rộ lên và chương trình hát bộ bắt đầu. Các tuồng hát bộ thường được diễn tại miếu Bà như Trần Bình Trọng, Sát Thát, Lưu Kim Đính, Trưng Nữ Vương Lễ chánh tế (nghi thức giống như cúng “túc yết”) diễn ra lúc 4 giờ sáng ngày 26, chiều ngày 27 đưa sắc Thoại Ngọc hầu về Sơn Lăng. Phần hội diễn ra rất sôi nổi đan xen với phần lễ, các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian được biểu diễn như múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén thu hút sự chú ý và tham gia của du khách thập phương. Lễ khai hội thường tổ chức vào trước đêm lễ tắm Bà, tức là phần trước lễ truyền thống. Chương trình khai hội khá đặc sắc, phong phú với các tiết mục được sân khấu hóa như biểu diễn lân sư rồng, diễu hành xe hoa hay ca múa nhạc dân tộc Khmer. Sau đó, lễ phục hiện sẽ được tiến hành với ý nghĩa tái hiện bối cảnh rước tượng Bà trang nghiêm trong sắc màu trang phục rực rỡ đi từ đỉnh núi Sam về. - Bổ sung hoàn thiện cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ đảm bảo ngày càng tốt hơn các yêu cầu của du khách: (i) Về giao thông vận tải, do thời gian của các chuyến du lịch tâm linh thường là ngắn ngày nên phương tiện được lựa chọn sử dụng phục vụ du khách phổ biến là ô tô (khoảng 62,8%), kết hợp với các loại phương tiện khác (xe máy – ghe thuyền nhỏ chiếm 20%), phục vụ trong nội bộ khu vực, phương tiện tàu thuyền lớn ít lựa chọn vì không thuận tiện, chi phí lại cao. (ii) Hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo hoạt động thông suốt; nguồn cung cấp điện, nước sạch đáp ứng yêu cầu chung. (iii) Các dịch vụ hỗ trợ như dịch vụ lưu trú đầu tư xây dựng chủ yếu là nhà nghỉ hoặc khách sạn 1-2 sao, phù hợp với quy mô các đối tượng lựa chọn là gia đình, bạn bè, các hội tăng ni phật tử, tổ chức đoàn thể; những du khách này thường có nhu cầu chi phí thấp, không quá quan trọng về chất lượng dịch vụ. (iv) Dịch vụ ẩm thực; do nhu cầu về ăn uống tại điểm đến tâm linh Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 1 (2020): 117-129 122 đa số du khách có nhu cầu sản phẩm “đặc sản” địa phương, nơi thưởng thức ẩm thực cũng đơn giản theo phong cách văn hóa của khách tham gia hoạt động tâm linh. Kết quả khảo sát từ 200 du khách cho thấy; có khoảng 60% du khách sử dụng dịch vụ ẩm thực ở các nhà hàng nhỏ ngoài nơi cư trú, chỉ khoảng 30% lựa chọn các nhà hàng trong cơ sở lưu trú, còn lại là mang theo từ nhà và sử dụng tại chỗ (10%). Vì vậy, ở đây không phổ biến cơ sở dịch vụ ẩm thực cao cấp với quy mô lớn, chủ yếu là nhà hàng vừa và nhỏ; sử dụng nguyên liệu địa phương, chất lượng dịch vụ vừa phải, chi phí hợp lí. Một số món ăn dân dã mang đặc trưng ẩm thực địa phương, như: lẩu mắm, lẩu chua cá linh – bông điên điển, bún cá và bún kèn dừa (Châu Đốc), canh chua cá bông lau, gỏi sầu đâu khô cá tra phồng, cá linh kho mía, cá heo nước ngọt nướng muối ớt, bánh xèo rau rừng, bánh bò đường thốt nốt, nước thốt nốt tươi, các món bánh của người Chăm (bánh Pai carah, bánh Vay Vah, bánh Hapangư...), cốm dẹp của người Khmer, lạp xưởng bò Sản phẩm có thể mua sắm mang về là những đặc sản như: khô cá tra phồng, khô cá lóc, đường thốt nốt, mật ong rừng, cốm dẹp của người Khmer, thổ cẩm Chăm, thổ cẩm Khmer, sản phẩm mĩ nghệ từ cây thốt nốt (tranh lá, quạt, đũa). Các dịch vụ bổ sung tại điểm đến phục vụ du khách tâm linh như cho thuê vật phẩm cúng Bà (heo quay, mâm quả) được chuẩn bị khá chu đáo, kịp thời. Đa phần du khách đến đây với mục đích tâm linh (cúng Bà), song vì hành trình xa, chuyên chở cồng kềnh nên ít chuẩn bị từ trước; kết quả khảo sát có đến 78% du khách có sử dụng dịch vụ này và thấy hài lòng. 3.2. Đánh giá của du khách về các giá trị văn hóa hoạt động tâm linh chính ở Miếu Bà Chúa Xứ với việc khai thác phục vụ du lịch 3.2.1. Kết quả khảo sát  Khả năng thu hút khách từ các giá trị văn hóa tâm linh chính (xem Bảng 1) Bảng 1. Khả năng thu hút du khách từ các hoạt động tâm linh tại miếu Bà Chúa Xứ M = 200 trong đó: khách nội địa (NĐ): 160; khách quốc tế (QT): 40 Đơn vị: Người TT Nội dung Đối tượng Rất cao Cao Thấp Rất thấp 1 Về nguồn gốc và các công trình kiến trúc NĐ QT 10 00 35 25 95 10 15 05 2 Hoạt động nghi lễ (thủ tục, nghi lễ cúng viếng) NĐ QT 105 35 15 05 20 00 10 00 3 Hoạt động hội (vui chơi, văn nghệ, nghệ thuật) NĐ QT 17 03 15 09 75 21 33 05 4 Dịch vụ hỗ trợ (vận chuyển, ẩm thực, lưu trú) NĐ QT 00 00 10 00 115 25 30 05 5 Môi trường, an ninh, an toàn NĐ QT 12 05 55 28 66 05 12 02 Nguồn: Tổng hợp kết quả tác giả khảo sát năm 2018 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu và tgk 123 Bảng 1 cho thấy khách du lịch đã có sự nhìn nhận khác nhau về khả năng thu hút của những giá trị văn hóa tâm linh tại miếu Bà Chúa Xứ, Châu Đốc. Nổi lên về khả năng thu hút là duy trì được sự trang nghiêm, trịnh trọng theo đúng phong tục trong nghi lễ cúng viếng, dâng lễ vật. Các hoạt động trước và sau lễ có sức cuốn hút thấp, đặc biệt là các dịch vụ hỗ trợ, nguồn gốc và kiến trúc mới chỉ ở mức trung bình và thấp. Ở các khía cạnh khác cũng cho thấy còn nhiều vấn đề cần được quan tâm đầu tư để hoàn thiện hơn, đặc biệt là các dịch vụ và những hoạt động hội trước và sau lễ.  Khách du lịch tâm linh đến miếu Bà Chúa Xứ, núi Sam Theo kết quả khảo sát về khách du lịch tham gia tại các điểm du lịch tâm linh, hơn 68% đối tượng khảo sát đã tham gia hầu hết các điểm tâm linh lớn ở cả nước. Về cảm nhận và ý định tiếp tục tham gia hoạt động du lịch tâm linh, có 29,5% chọn các điểm du lịch tâm linh ở miền Bắc; 33% ở miền Trung và 39,5% chọn các điểm du lịch tâm linh tại miền Nam. Bảng 2. Lượng du khách đến Miếu Bà Chúa Xứ và một số điểm du lịch tâm linh tiêu biểu ở Việt Nam (giai đoạn 2011-2017) Đơn vị: Triệu lượt người Địa điểm 2011 2012 2013 2014 2015 2017 Miếu Bà Chúa Xứ (An Giang) 3,67 3,68 3,86 4,36 4,93 5,13 Chùa Bái Đính (Ninh Bình) 1,98 2,13 2,24 2,57 3.01 3,65 Yên Tử (Quảng Ninh) 2,21 2,23 2,31 2,46 2,93 3,15 Núi Bà Đen (Tây Ninh) 2,15 2,19 2,27 2,32 2,43 2,84 Chùa Hương (Hà Nội) 1,48 1,47 1,53 1,56 1,68 1,97 Nguồn: Tổng hợp từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh, TP, 2017 Bảng 2 cho thấy lượng khách đến các điểm du lịch tâm linh tiêu biểu tăng đều qua các năm. Khu miếu Bà Chúa Xứ (Châu Đốc, An Giang) trong 6 năm có tỉ lệ tăng 13,5%, mặc dù tỉ lệ tăng không cao so với chùa Bái Đính (Ninh Bình) (hơn 20%) và Yên Tử, (Quảng Ninh) (khoảng 15,5%), nhưng tổng lượt khách luôn chiếm ưu thế. Cơ cấu khách và hình thức tổ chức du lịch đến miếu Bà Chúa Xứ được chia thành bốn nhóm: Các tổ chức cơ quan, doanh nghiệp; các gia đình và nhóm bạn bè; các tổ chức phường hội, đoàn thể như: Hội tăng ni phật tử, người cao tuổi, phụ nữ, hưu trí, cựu chiến binh; tổ chức thanh niên là học sinh, sinh viên... Mỗi nhóm đều có những nhu cầu khác nhau về các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ẩm thực... nhưng mục đích chính là viếng vía Bà (xem Bảng 3). Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 1 (2020): 117-129 124 Bảng 3. Cơ cấu và hình thức tổ chức của khách du lịch đến Miếu Bà Chúa Xứ (2017) M = 200 trong đó: khách nội địa (NĐ): 160; khách quốc tế (QT): 40 Thành phần khách du lịch Các cơ quan hành chính sự nghiệp Gia đình và nhóm bạn bè Tổ chức phường hội, Thanh thiếu niên Tỉ lệ (%) 18% 42% 29% 11% Hình thức tổ chúc Tự tổ chức (%) 2% 100% 80% 90% Theo tour (%) 98% 0% 20% 10% Nguồn: Ghi nhận từ Trung tâm Xúc tiến Du lịch An Giang, 2018 Xu hướng của khách du lịch ngày nay với những chuyến đi du hành không chỉ để thưởng ngoạn vật chất mà họ luôn muốn hòa mình vào thiên nhiên, đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Việc khai thác các hoạt động văn hóa tại các điểm tâm linh phục vụ du lịch đã trở thành hiện tượng có sức cuốn hút và lan tỏa rộng ở nước ta. Ngoài việc đem lại lợi ích kinh tế, hoạt động này còn có vai trò quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của từng dân tộc, quốc gia với du khách. Thời điểm khách du lịch thường tập trung đến miếu Bà Chúa Xứ là dịp lễ hội cúng vía Bà (tháng 4 âm lịch), tết nguyên đán, dịp hè (tháng 5, 6 và 7 dương lịch), nhất là vào những ngày lễ lớn (30/4, 01/5, 02/9 dương lịch). Thời gian lưu trú của du khách thường ngắn, có thể chỉ vài giờ trong ngày, nhưng cũng có thể kéo dài vài ngày (trung bình từ 1 đến 3 ngày) và thường chỉ tập trung vào dịp cuối năm và đầu năm âm lịch, đặc biệt là thời gian diễn ra lễ hội (xem Bảng 4). Bảng 4. Thời gian lưu trú của du khách tại các điểm du lịch tâm linh tiêu biểu năm 2017 M = 200, trong đó: khách nội địa (NĐ): 160; khách quốc tế (QT): 40 Đơn vị: Người Điểm du lịch tâm linh Số ngày lưu trú trung bình Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam 1,30 Chùa Bái Đính 1,00 Yên Tử 0,84 Chùa Hương 0,50 Núi Bà Đen 0,34 Nguồn: Sở Du lịch các tỉnh, TP, 2018  Doanh thu từ du lịch tâm linh tại miếu Bà Chúa Xứ - núi Sam Trên thực tế, số liệu thống kê du lịch vẫn chưa thể thống kê hết các khoản thu gián tiếp. Doanh thu từ loại hình du lịch tâm linh của An Giang chủ yếu của khu vực núi Sam vì có tới 95% lượng khách du lịch đến miếu Bà Chúa Xứ. Theo thống kê kinh tế xã hội của TP Châu Đốc, tổng doanh thu từ du lịch tại điểm du lịch miếu Bà Chúa Xứ núi Sam tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2011-2017, từ 218 tỉ đồng (năm 2011) lên 305 tỉ đồng (năm 2017), mức tăng khoảng 13,7%. Hoạt động tâm linh tại miếu Bà Chúa Xứ, An Giang đã được khai thác phục vụ du Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu và tgk 125 lịch từ khá lâu, gắn liền với đời sống thường ngày của cộng đồng dân cư và sở thích của du khách. Hoạt động này đã tạo ra cơ hội lớn để quảng bá văn hóa tâm linh của địa phương với cả nước và quốc tế thông qua du khách đến tham quan. Hơn thế nữa, những yêu cầu từ các hoạt động tâm linh này đòi hỏi phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp quản lí; cộng đồng địa phương; các doanh nghiệp du lịch và du khách trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Kết quả khảo sát (xem Bảng 5) về những đánh giá của du khách theo các mức độ (5 mức độ) cho thấy hoạt động du lịch văn hóa tại điểm tâm linh miếu Bà Chúa Xứ, núi Sam còn nhiều vấn đề cần được quan tâm; đặc biệt là từ ý kiến của du khách quốc tế về các nội dung Lễ và Hội, vệ sinh môi trường, an ninh, công tác tổ chức – quản lí. Bảng 5. Ý kiến của du khách về những hoạt động tại điểm tâm linh Miếu Bà Chúa Xứ phục vụ phát triển du lịch M = 200 trong đó: khách nội địa (NĐ): 160; khách quốc tế (QT): 40 Đơn vị: Người TT Danh mục các hoạt động nơi lễ hội Đối tượng Rất đồng ý Đồng ý Tạm chấp nhận Không đồng ý 1 Công tác tổ chức quản lí các hoạt động trong lễ hội rất tốt NĐ QT 00 02 85 20 50 15 25 02 2 Các dịch vụ phục vụ lễ hội kịp thời, chất lượng cao NĐ QT 20 03 90 25 30 12 20 00 3 Đảm bảo an toàn, an ninh trong lễ hội tốt NĐ QT 10 00 75 13 70 10 05 09 4 Lễ hội đa dạng, có ý nghĩa sâu sắc (phần lễ và phần hội) NĐ QT 90 22 50 09 10 05 05 02 5 Tinh thần và phong cách phục vụ của nhân viên rất tốt NĐ QT 15 05 76 18 60 14 09 03 6 Vệ sinh môi trường nơi lễ hội, sạch đẹp, trang nghiêm NĐ QT 00 02 90 08 60 20 10 06 7 Giá cả các dịch vụ vừa phải, hợp điều kiện của du khách NĐ QT 05 10 98 18 32 10 15 02 Nguồn: Tác giả khảo sát trong tháng 4/2018 Vì vậy, việc thực hiện tốt các đề xuất giải pháp nêu trên sẽ góp phần đáng kể đảm bảo duy trì, phát triển bền vững nền văn hóa truyền thống của dân tộc ở điểm tâm linh này nói riêng và cả nước nói chung, phục vụ phát triển du lịch trong hiện tại và tương lai. 3.2.2. Những bất cập trong khai thác hoạt động văn hóa tâm linh tại miếu Bà Chúa Xứ, núi Sam, tỉnh An Giang Nhận thức, trách nhiệm của các cấp lãnh đạo địa phương và ngành thiếu sự đồng thuận và thống nhất; đầu tư, tổ chức, quản lí, điều hành các hoạt động thiếu đồng bộ. Tổ chức một số hoạt động tín ngưỡng trong lễ hội thiếu cân đối, tập trung nhiều phần “lễ”, thiếu coi trọng phần “hội”. Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ phần lớn là tự phát; còn coi nhẹ quản lí, đặc biệt là hoạt động giải trí, lưu trú đã làm giảm sức thu hút với du khách. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 1 (2020): 117-129 126 Sự biến tướng của một số hoạt động (trong cả lễ và hội) tâm linh, bởi những hoạt động tín ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan, tổ chức cờ gian bạc lận, làm tổn thương đến văn hóa truyền thống của dân tộc, làm mất niềm tin của du khách. Tình trạng khách hành hương đem cúng lễ vật (bằng hiện vật và hiện kim) có giá trị lớn (tiền, vàng bạc trang sức, sản vật) còn phổ biến, gây lãng phí và làm ảnh hưởng đến đời sống của khách hành hương; làm sai lệch ý nghĩa của văn hóa tâm linh. Hành vi ứng xử thiếu văn hóa ở nơi công cộng của bộ phận người dân còn khá nhiều (ứng xử thiếu văn hóa, nâng giá vật phẩm, trộm cắp, mồi chài xin tiền) làm ảnh hưởng đến thuần phong mĩ tục chốn linh thiêng, giao thông và sự an toàn cho du khách. Các dịch vụ bổ sung (lưu trú, ẩm thực, vận chuyển, giải trí chưa được quản lí chặt chẽ, chất lượng thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của du khách, chưa tạo được niềm tin cho du khách khi lựa chọn để tham gia lần tiếp theo tại điểm đến tâm linh này. Quá trình xúc tiến quảng bá hình ảnh còn hiện tượng “tô hồng”, thậm chí sai sự thật về các giá trị tâm linh; sử dụng người không hiểu biết nhiều về lịch sử và văn hóa tâm linh để thuyết minh, giới thiệu với du khách. Những hạn chế, bất cập được rút ra từ kết quả khảo sát (Bảng 1 và Bảng 5) sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm duy trì, bảo tồn, khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa tâm linh, phát triển bền vững loại hình du lịch tâm linh ở điểm đến này. 4. Một số giải pháp duy trì bảo tồn giá trị văn hóa trong hoạt động tâm linh tại Miếu Bà Chúa Xứ, An Giang phục vụ phát triển bền vững du lịch Trước hết cần tập trung hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển ngành cho phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, huyện. Đồng thời xây dựng chiến lược khai thác các giá trị văn hóa tâm linh phục vụ du lịch, trên quan điểm, mục tiêu vừa đem lại lợi ích kinh tế vừa đảm bảo giữ vững được các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đầu tư toàn diện (nhân lực, vật lực) xây dựng cơ sở hạ tầng – kĩ thuật: hệ thống giao thông, phương tiện vận chuyển hiện đại; mạng lưới điện, nước, bưu chính viễn thông Đặc biệt là trùng tu, bảo tồn các công trình kiến trúc trong và ngoài miếu; các hoạt động tín ngưỡng, vui chơi giải trí, ẩm thực trước, trong và sau lễ hội; phục dựng cảnh quan khu miếu sạch sẽ, tiện nghi... đảm bảo đáp ứng tối đa các nhu cầu của du khách. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ quản lí; bồi dưỡng, giáo dục ý thức cho cộng đồng dân cư địa phương, các doanh nghiệp du lịch và du khách về việc chủ động, tự giác bảo vệ, duy trì các giá trị văn hoá tâm linh, bởi nó gắn chặt với truyền thống con người Việt Nam trong suốt chặng đường lịch sử hình thành, xây dựng phát triển đất nước. Khi xây dựng tu bổ các công trình phúc lợi, dịch vụ công cộng, lưu trú cần chú trọng bảo tồn loại hình cư trú truyền thống nông thôn gắn với hiện đại, phù hợp với phong tục tập quán, không làm thay đổi cấu trúc không gian và cảnh quan khu miếu Bà Chúa Xứ. Ngoài những dịp tổ chức lễ hội hàng năm từ 23/4 đến 27/4 âm lịch, nên duy trì hoạt động tâm linh ở đây như một sinh hoạt văn hóa cộng đồng thường xuyên để khai thác hiệu Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu và tgk 127 quả các giá trị tâm linh và các dịch vụ đã được đầu tư xây dựng. Thực hiện kết hợp với cơ sở hoạt động tâm linh ở các địa phương trong tỉnh và các tỉnh, TP ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cả nước để trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau về tổ chức, quản lí điều hành, xây dựng các chương trình du lịch tâm linh xuyên suốt, giúp du khách hiểu thêm nét khác biệt và đặc trưng văn hóa tâm linh của các vùng miền. Từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lí, điều hành các hoạt động; nâng cao chất lượng và chuyên nghiệp hóa đội ngũ phục vụ trong các hoạt động lễ, hội và các dịch vụ bổ sung (người hướng dẫn phải hiểu biết sâu về lịch sử, văn hóa tâm linh, thông thạo ngoại ngữ, năng lực ứng xử tốt, đam mê và tâm huyết với nhiệm vụ) Thiết kế, xây dựng và thực hiện xúc tiến, quảng bá văn hóa tâm linh rộng rãi trên các phương tiện truyền thông để du khách nắm bắt nhanh chóng và đầy đủ nhất. Song cần đảm bảo trung thực, khách quan để không làm sai lệch nhận thức và niềm tin của du khách. Thiết lập điểm đến có môi trường tự nhiên sạch đẹp phù hợp với không gian tâm linh; môi trường xã hội văn minh, an toàn, an ninh; tạo được sự an tâm và niềm tin với du khách. Đặc biệt hạn chế tối đa tình trạng chào mời, chèo kéo khách; hành xử thiếu văn hóa; tăng giá dịch vụ bất thường; nạn ăn xin, trộm cắp Về lâu dài, để phát huy tối đa các giá trị văn hóa tâm linh ở cả nước nói chung và miếu Bà Chúa Xứ nói riêng, cần có những nghiên cứu sâu, rộng về nhu cầu của du khách về văn hóa tâm linh để tạo được sản phẩm độc đáo, hấp dẫn. Xây dựng thể chế cùng các quy định pháp lí và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín ngưỡng, lễ hội truyền thống. Có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hoạt động “biến tướng” như mê tín dị đoan, tệ nạn cờ bạc, thương mại hóa hoạt động tín ngưỡng, sử dụng ngân sách sai nguyên tắc, không đúng chức năng vì lợi ích nhóm, không vì lợi ích nơi tâm linh và cộng đồng. Cần đạt được sự thống nhất kí kết thực hiện những cam kết pháp lí giữa chính quyền địa phương (chủ sở hữu quản lí di sản) với các bên liên quan là doanh nghiệp du lịch; cư dân địa phương; quản lí ngành du lịch về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ trong đầu tư, bảo quản, tu bổ, khai thác; đảm bảo bình đẳng, công bằng về lợi ích kinh tế với việc bảo tồn được giá trị các di sản văn hóa phục vụ du lịch cho hiện tại và tương lai. 5. Kết luận Xu hướng của du khách ngày nay với những chuyến du hành không chỉ dừng lại ở thưởng ngoạn vật chất thông thường mà họ luôn muốn hòa mình vào thiên nhiên và đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Việc khai thác các hoạt động văn hóa tại các điểm tâm linh phục vụ du lịch đã trở thành một hiện tượng có sức cuốn hút và lan tỏa rộng ở nước ta với việc mang lại giá trị kinh tế cao vai trò quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của từng dân tộc, quốc gia với du khách. Hoạt động tâm linh tại miếu Bà Chúa Xứ, An Giang đã và đang dần trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn và nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước. Hơn thế nữa, Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 1 (2020): 117-129 128 những yêu cầu từ các hoạt động tâm linh này đòi hỏi phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp quản lí; của cộng đồng dân cư địa phương; các doanh nghiệp du lịch và du khách trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Những ý kiến đánh giá của du khách khi tham gia hoạt động tâm linh tại miếu Bà Chúa Xứ cho thấy điểm hoạt động tâm linh này còn nhiều vấn đề cần phải được tập trung đầu tư bảo quản, tu bổ, bảo tồn mới có thể duy trì được lòng tin và sự ngưỡng mộ với du khách khi có ý định tiếp tục tham gia hoạt động này. Vì vậy, việc thực hiện tốt các giải pháp đề xuất nêu trên sẽ góp phần đáng kể đảm bảo duy trì, phát triển bền vững nền văn hóa truyền thống của dân tộc ở điểm tâm linh này nói riêng và cả nước nói chung, phục vụ phát triển du lịch trong hiện tại và tương lai.  Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. TÀI LIỆU THAM KHẢO An Giang Department of Culture, Sports and Tourism (2014). Strategy on An Giang's tourism development from 2014 to 2020, vision to 2030 [Quy hoach tong the phat trien nganh Du lich tinh An Giang tu nam 2014 den nam 2020 tam nhin 2030]. An Giang Department of Culture, Sports and Tourism (2018). Master plan for development of Sam mountain national tourism zone, An Giang province to 2025 with a vision to 2030 [Ke hoach phat trien tong the vung du lich quoc gia nui Sam, tinh An Giang den nam 2025 tam nhin 2030]. An Giang Trade and Investment Promotion Center (2018). Trade and Investment Promotion Report 2017 [Bao cao thuong mai va xuc tien dau tu 2017]. Duong Duc Minh (2016). Spiritual tourism in Vietnam: issues of rationale and reality [Du lich tam linh o Viet Nam: Cac van de ve nguyen tac va thuc tien]. Science and Technology Development Journal. 19(X5), 2016, 37-45. Ministry of Culture, Sports and Tourism (2009). Strategy on Viet Nam's tourism development until 2020, vision to 2030 [Chien luoc phat trien du lich Viet Nam den nam 2020, tam nhin den nam 2030]. Nguyen Duy Hinh (2007). Religious Life in Vietnamese History [Doi song tam linh trong lich su Viet Nam]. Religious Studies Review. 1(2), 3-13. Nguyen Van Thanh, Nguyen Quang Vu (2016). Developing spiritual tourism in An Giang province [Phat trien du lich tam linh o tinh An Giang]. Science and Technology Development Journal, 19(X5), 37-45. Ninh Binh Department of Culture, Sports and Tourism (2018). Statistical Data 2017 [Du lieu thong ke nam 2017]. People's Committee of Chau Doc City (2018). Socio-Economic Data Statistics of Chau Doc City 2017 [Thong ke du lieu kinh te - xa hoi cua thanh pho Chau Doc nam 2017]. Quang Ninh Department of Culture, Sports and Tourism (2018). Statistical Data 2017 [Du lieu thong ke nam 2017]. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu và tgk 129 SPIRITUAL ACTIVITIES AT BA CHUA XU TEMPLE IN NUI SAM MOUNTAIN, AN GIANG PROVINCE AND THE EXPLOITATION OF TOURISM SERVICES Pham Xuan Hau*, Nguyen Thi Diem Tuyet Van Hien University *Corresponding author: Pham Xuan Hau – Email: haupx@vhu.edu.vn Received: May 22, 2019; Revised: June 19, 2019; Accepted: August 15, 2019 ABSTRACT Spiritual activities in Vietnam clearly show its culture and traditions through daily life and community festivals. The exploitation of spiritual activities for tourism has been going on for a long time, but there still exist many issues to consider. The paper presents the research results surveying visitors’ views on spiritual activities in Ba Chua Xu Temple (An Giang) and on solutions to the preservation and promotion of the cultural identity in spiritual activities for tourism development. The results show that more investment is required for the spiritual activities in Ba Chua Xu Temple including preserving and repairing facilities to maintain operations and attract tourists. To preserve cultural values in spiritual activities there, the paper also proposes a number of measures such as: upgrading infrastructure, raising people's awareness, improving professionalism in management, construction, and tourism promotion... Keywords: An Giang tourism; spiritual tourism; Ba Chua Xu Temple

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoat_dong_tam_linh_o_mieu_ba_chua_xu_nui_sam_an_giang_va_vie.pdf
Tài liệu liên quan