Hướng tới một tương lai có sức chống chịu và bền vững

Những kết quả đánh giá trong chương này đã chỉ ra những cơ hội phối hợp giữa QLRRTT và thích ứng với BĐKH nhằm góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường và hướng tới một tương lai có sức chống chịu, mặc dù không có một cách tiếp cận hay một cách thức duy nhất nào có thể đạt được điều đó. Những yếu tố then chốt là: (1) Năng lực gắn kết mục tiêu ngắn hạn và dài hạn; (2) Mong muốn gắn kết sự biểu hiện đa dạng của rủi ro trong bối cảnh nhiều hiểm họa và nhiều áp lực; (3) Tích hợp GNRRTT và thích ứng với BĐKH vào các quá trình xây dựng chính sách kinh tế xã hội; (4) Lãnh đạo sáng tạo, mềm dẻo, và đổi mới; (5) Quản lý thích ứng, nhạy bén và có trách nhiệm; (6) Hỗ trợ cho tính linh hoạt, sự đổi mới, và học tập, tại địa phương và trong các ngành; (7) Khả năng xác định và giải quyết các nguyên nhân sâu xa tình trạng dễ bị tổn thương; (8) Cam kết dài hạn để quản lý rủi ro và sự bất định và thúc đẩy tư duy đối phó với rủi ro. Đối phó với thiên tai đòi hỏi hành động khẩn cấp, nhất quán từ trên xuống dưới nhưng mệnh lệnh này lại dường như không phù hợp trong công việc GNRRTT cũng như quản lý rủi ro mang tích thích ứng. Trong những hệ thống như thế, những hiểm họa rủi ro thiên tai thường không được chú ý trong quá trình hoạch định chính sách, không được lập kế hoạch ứng phó chủ động, khi mà kiến thức bản địa của cộng đồng không được xem xét một cách đúng mức. Trong quá trình xảy ra thiên tai, lợi ích hay nguyện vọng của những người bị tác động nhiều khi không được xem xét một cách đầy đủ. Đây có thể là những hạn chế phổ biến nhất nhằm động viên người dân địa phương tham gia vào GNRRTT cũng như lồng ghép chúng vào quy hoạch phát338 triển kinh tế - xã hội của địa phương. Sự phân cấp, phân quyền trong xã hội và người có trách nhiệm hoặc quyền hạn để điều chỉnh tương lai xã hội bằng các quyết định của mình là đặc biệt quan trọng, trong đó bao gồm vai trò của các tổ chức quốc tế, quốc gia và địa phương (IPCC, 2012 trang 471). Hành động để GNRRTT và thích ứng với BĐKH luôn luôn liên quan đến sự đánh đổi với các mục tiêu xã hội khác nhằm đạt được một sự hài hòa, và cũng như xung đột với những giá trị và tầm nhìn khác nhau cho tương lai (IPCC, 2012 trang 471). Ở Việt Nam, vấn đề đánh đổi, cân nhắc giữa các mục đích khác nhau, như giữa mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường với mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh BĐKH là một thách thức rất lớn mà mỗi người, mỗi tổ chức tại cấp độ khác nhau đều phải đối mặt để giải quyết. Hiểm họa và tình trạng dễ bị tổn thương được thể hiện thông qua thiên tai buộc mỗi cá nhân và toàn xã hội phải đối phó và thích ứng. Mặc dù đã có những tiến bộ trong QLRRTT, đặc biệt là có các hành động cảnh báo sớm, nhưng tình trạng dễ tổn thương cơ bản vẫn còn ở mức cao, vì vậy phải đưa ra sự lựa chọn chính liên quan đến giải quyết vấn đề công bằng, quyền lợi, và sự tham gia tại các cấp khác nhau. Ở cấp vĩ mô, vấn đề thích ứng với BĐKH và QLRRTT phải được lồng ghép vào nội dung phát triển bền vững, đặc biệt trong tái cơ cấu nền kinh tế phát triển theo chiều sâu, phát triển nhanh nhưng đảm bảo tình bền vững và phương châm này đã được thể hiện trong các chiến lược ban hành gần đây, như về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và BĐKH. Ở cấp độ vi mô, nhiều các dự án phát triển, xóa đói giảm nghèo, quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học đã áp dụng cách tiếp cận dựa vào cộng đồng trong ứng phó với BĐKH, được triển khai khá rộng rãi trong phạm vi cả nước, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và một số vùng trung du miền núi. Như vậy, trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được một số kết quả bước đầu trong thích ứng với BĐKH và GNRRTT, trong đó phần lớn có thể trở thành những bài học kinh nghiệm. Bài học thứ nhất: Sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ đối với GNRRTT và hiện tượng khí hậu cực đoan nhằm chủ động thích ứng với BĐKH. Chính phủ đã huy động toàn bộ nguồn lực của xã hội, của hệ thống chính trị trong công tác GNRRTT, hiện tượng khí hậu cực đoan và thích ứng với BĐKH gắn với sự phát triển bền vững của đất nước. Hệ thống luật pháp và các văn bản quy phạm pháp luật phòng chống thiên tai, hiện tượng khí hậu cực đoan và thích ứng với BĐKH, với tầm nhìn ngắn hạn và dài hạn, được phát triển một cách đồng bộ và ngày càng được hoàn thiện. Các chính sách có liên quan được điều phối và đẩy mạnh thực hiện ở cả cấp trung ương, địa phương và bộ ngành, góp phần quan trọng làm giảm tính dễ bị tổn thương, nâng cao khả năng chống chịu của các ngành, địa phương và các cá nhân. Bài học thứ hai: Nâng cao nhận thức, phát triển nguồn lực gắn với huy động sự tham gia của cộng đồng trong GNRRTT, hiện tượng cực đoan và thích ứng với BĐKH. Các tầng lớp xã hội và các tổ chức xã hội được khuyến khích tham gia trong các hoạt động nâng cao nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm, phát triển nguồn lực trong phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, hiện tượng khí hậu cực đoan nhằm chủ động thích ứng với BĐKH, đồng thời gắn với công tác xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cách tiếp cận “Từ dưới lên”, “Dựa vào cộng đồng” bước đầu được áp dụng trong công tác lập kế hoạch và chính sách ở địa phương, và tạo điều kiện cho người dân được tham gia tham vấn thiết kế và xây dựng các chương trình, chính sách, các dự án phát triển trong bối cảnh BĐKH

pdf43 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng tới một tương lai có sức chống chịu và bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(IPCC, 2012 trang 467). Quản lý thích ứng là quá trình vừa học - vừa làm, theo từng bước và lặp đi lặp lại, qua đó các thành viên cảm nhận được sự thay đổi hệ thống, tham gia vào các hoạt động, và cuối cùng phản ánh trong sự thay đổi và hành động, và từ đó những bài học được rút ra từ học lý thuyết và học từ thực tiễn (IPCC, 2012 trang 467) (xem Chương 1, Hình 1- 3). Học tập ở đây cũng còn được hiểu là nâng cao nhận thức cho nhân dân, là sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo của chính phủ và các sở ban ngành địa phương, và sự chia sẻ thông tin, chia sẻ những bài học thành công và thất bại trong việc này. Học tập là một thành phần quan trọng cho cuộc sống có nhiều bấp bênh và đối mặt với các hiện tượng cực đoan, và được thực hiện trong một môi trường thực hành và thử nghiệm về hệ thống kiến thức, và các giá trị, và tạo điều kiện thích ứng đổi mới và sáng tạo (IPCC, 2012 trang 467). Quá trình học tập trong lĩnh vực này thường tập trung vào các hoạt động nâng cao nhận thức về BĐKH, phòng chống và GNRRTT (Bộ KH&ĐT, 2012b; CARE, 2007; Care, Oxfam và World Vision, 2010). 336 Một vấn đề đang đặt ra cấp bách là nhanh chóng đào tạo cán bộ có chuyên môn cao trong các lĩnh vực liên quan đến BĐKH. Một số các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu đã tổ chức các khóa tập huấn và các chương trình đào tạo nhằm đào tạo được đội ngũ trong lĩnh vực này mà đặc biệt là bắt đầu từ năm 2011, Đại học Quốc gia Hà Nội đã mở chương trình đào tạo thạc sĩ liên ngành về BĐKH, bao gồm các khối kiến thức về bản chất của BĐKH, tác động của BĐKH đến các ngành, lĩnh vực, vùng miền và ứng phó với BĐKH, bao gồm GNRRTT và thích ứng với BĐKH. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu đã mở mã ngành đào tạo tiến sĩ về “Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững”. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn với sự hỗ trợ của Chương trình phát triển Liên hợp quốc triển khai Dự án nâng cao năng lực thể chế về QLRRTT, đặc biệt các rủi ro liên quan tới BĐKH tại Việt Nam, đồng thời xây dựng Tài liệu kỹ thuật QLRRTT và thích ứng với BĐKH (UNDP và MARD, 2011). Trong hệ thống giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xuất bản Sổ tay ABC về BĐKH (Bộ GD&ĐT, 2012) cho học sinh phổ thông và Tài liệu hướng dẫn dạy và học về Giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Bộ GD&ĐT, 2013) cho thầy cô giáo và học viên với mục đích nâng cao nhận thức về lĩnh vực phòng chống thiên tai và ứng phó với BĐKH. Tại cấp độ cộng đồng, nhiều tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phát triển cũng triển khai nhiều các khóa tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về BĐKH và phòng chống thiên tai (Trương Quang Học (Chủ biên), 2011) hoặc xây dựng tài liệu hỏi đáp về Biến đổi khí hậu (Trương Quang Học và nnk, 2011). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT, 2014) gần đây cũng đã xây dựng Tài liệu hướng dẫn đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng nhằm mục đích nâng cao nhận thức hơn nữa cho cộng đồng dân cư. 8.6.3.3. Đổi mới Sự thay đổi của xã hội theo hướng bền vững và tăng sức chống chịu liên quan tới cả đổi mới xã hội và đổi mới công nghệ - đổi mới từ từ từng bước cũng như đổi mới căn bản tận gốc rễ. Đổi mới có thể đề cập tới những thay đổi phi vật chất liên quan đến kiến thức, nhận thức, thông tin, hoặc tri thức, cũng như bất kỳ loại tài nguyên vật chất nào. Trong một số trường hợp, một sự điều chỉnh nhỏ trong thực tiễn hoặc công nghệ có thể tạo ra những bước đột phá hướng tới sự phát triển bền vững trong khi ở những trường hợp khác thì phải cần những thay đổi căn bản (IPCC, 2012 trang 468). Không có một cách thức và quy tắc chung nào cho tất cả những giải pháp đối phó với thiên tai và thích ứng với BĐKH, đặc biệt ở cấp cộng đồng. Các nhà khoa học, cộng đồng dân cư, những người dân sống ở các vùng miền, từ miền núi đến đồng bằng, từ miền Bắc tới miền Nam đều có nhiều kinh nghiệm và sáng tạo trong cuộc sống sản xuất và đối phó với hoàn cảnh không thuận lợi. Có thể coi phương châm “Bốn tại chỗ” trong phòng chống thiên tai là sự đổi mới mang tính sáng tạo của Việt Nam trong điều kiện nguồn lực hạn chế nhưng luôn phải chống chọi với thiên tai ngày càng khốc liệt. Phương châm này đã được thể chế hóa trong các văn bản pháp lý, đặc biệt là trong Luật Phòng, Chống thiên tai (Quốc hội, 2013), được áp dụng rộng rãi từ trung ương tới địa phương và được các tổ chức phát triển cộng đồng đánh giá cao (JANI, 2011). Cách tiếp cận QLRRTT dựa vào cộng đồng (Chính phủ Việt Nam, 2009) trong các dự án phát triển, xóa đói giảm nghèo hay cách tiếp cận thích ứng với BĐKH dựa trên hệ sinh thái (ISPONRE, 2013b) cũng có thể là cách thức thực hiện mang tính sáng tạo trong triển khai thực hiện trong thực tiễn. 337 Theo Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 (Chính phủ Việt Nam, 2012d), tăng trưởng xanh phải dựa vào bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bước đầu được cụ thế hóa trong Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (Chính phủ Việt Nam, 2012a) và trong Kế hoạch hành động quốc gia về Phát triển bền vững giai đoạn 2013-2015 (Chính phủ Việt Nam, 2013c). 8.6.3.4. Lãnh đạo Người lãnh đạo có vai trò quan trọng trong công tác chỉ đạo đối với QLRRTT và thích ứng với BĐKH, đặc biệt là trong quá trình khởi xướng và duy trì định hướng này trong thời gian dài (IPCC, 2012 trang 469). Ở Việt Nam có sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và của Chính phủ trong sự nghiệp ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai thể hiện bằng việc nắm bắt xu thế thời đại, chủ động xây dựng hệ thống thể chế, chính sách, từ xây dựng bộ máy, phát triển nguồn nhân lực, tới hoàn thiện hệ thống pháp lý, xây dựng chiến lược và các chương trình hành động cụ thể. Thực tiễn này được đúc kết trong báo cáo của Chính phủ về thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam, được trình bài tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (RIO+20) (Bộ KH&ĐT, 2012a). 8.7. Phối hợp giữa quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu cho một tương lai có sức chống chịu và bền vững Những kết quả đánh giá trong chương này đã chỉ ra những cơ hội phối hợp giữa QLRRTT và thích ứng với BĐKH nhằm góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường và hướng tới một tương lai có sức chống chịu, mặc dù không có một cách tiếp cận hay một cách thức duy nhất nào có thể đạt được điều đó. Những yếu tố then chốt là: (1) Năng lực gắn kết mục tiêu ngắn hạn và dài hạn; (2) Mong muốn gắn kết sự biểu hiện đa dạng của rủi ro trong bối cảnh nhiều hiểm họa và nhiều áp lực; (3) Tích hợp GNRRTT và thích ứng với BĐKH vào các quá trình xây dựng chính sách kinh tế xã hội; (4) Lãnh đạo sáng tạo, mềm dẻo, và đổi mới; (5) Quản lý thích ứng, nhạy bén và có trách nhiệm; (6) Hỗ trợ cho tính linh hoạt, sự đổi mới, và học tập, tại địa phương và trong các ngành; (7) Khả năng xác định và giải quyết các nguyên nhân sâu xa tình trạng dễ bị tổn thương; (8) Cam kết dài hạn để quản lý rủi ro và sự bất định và thúc đẩy tư duy đối phó với rủi ro. Đối phó với thiên tai đòi hỏi hành động khẩn cấp, nhất quán từ trên xuống dưới nhưng mệnh lệnh này lại dường như không phù hợp trong công việc GNRRTT cũng như quản lý rủi ro mang tích thích ứng. Trong những hệ thống như thế, những hiểm họa rủi ro thiên tai thường không được chú ý trong quá trình hoạch định chính sách, không được lập kế hoạch ứng phó chủ động, khi mà kiến thức bản địa của cộng đồng không được xem xét một cách đúng mức. Trong quá trình xảy ra thiên tai, lợi ích hay nguyện vọng của những người bị tác động nhiều khi không được xem xét một cách đầy đủ. Đây có thể là những hạn chế phổ biến nhất nhằm động viên người dân địa phương tham gia vào GNRRTT cũng như lồng ghép chúng vào quy hoạch phát 338 triển kinh tế - xã hội của địa phương. Sự phân cấp, phân quyền trong xã hội và người có trách nhiệm hoặc quyền hạn để điều chỉnh tương lai xã hội bằng các quyết định của mình là đặc biệt quan trọng, trong đó bao gồm vai trò của các tổ chức quốc tế, quốc gia và địa phương (IPCC, 2012 trang 471). Hành động để GNRRTT và thích ứng với BĐKH luôn luôn liên quan đến sự đánh đổi với các mục tiêu xã hội khác nhằm đạt được một sự hài hòa, và cũng như xung đột với những giá trị và tầm nhìn khác nhau cho tương lai (IPCC, 2012 trang 471). Ở Việt Nam, vấn đề đánh đổi, cân nhắc giữa các mục đích khác nhau, như giữa mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường với mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh BĐKH là một thách thức rất lớn mà mỗi người, mỗi tổ chức tại cấp độ khác nhau đều phải đối mặt để giải quyết. Hiểm họa và tình trạng dễ bị tổn thương được thể hiện thông qua thiên tai buộc mỗi cá nhân và toàn xã hội phải đối phó và thích ứng. Mặc dù đã có những tiến bộ trong QLRRTT, đặc biệt là có các hành động cảnh báo sớm, nhưng tình trạng dễ tổn thương cơ bản vẫn còn ở mức cao, vì vậy phải đưa ra sự lựa chọn chính liên quan đến giải quyết vấn đề công bằng, quyền lợi, và sự tham gia tại các cấp khác nhau. Ở cấp vĩ mô, vấn đề thích ứng với BĐKH và QLRRTT phải được lồng ghép vào nội dung phát triển bền vững, đặc biệt trong tái cơ cấu nền kinh tế phát triển theo chiều sâu, phát triển nhanh nhưng đảm bảo tình bền vững và phương châm này đã được thể hiện trong các chiến lược ban hành gần đây, như về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và BĐKH. Ở cấp độ vi mô, nhiều các dự án phát triển, xóa đói giảm nghèo, quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học đã áp dụng cách tiếp cận dựa vào cộng đồng trong ứng phó với BĐKH, được triển khai khá rộng rãi trong phạm vi cả nước, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và một số vùng trung du miền núi. Như vậy, trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được một số kết quả bước đầu trong thích ứng với BĐKH và GNRRTT, trong đó phần lớn có thể trở thành những bài học kinh nghiệm. Bài học thứ nhất: Sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ đối với GNRRTT và hiện tượng khí hậu cực đoan nhằm chủ động thích ứng với BĐKH. Chính phủ đã huy động toàn bộ nguồn lực của xã hội, của hệ thống chính trị trong công tác GNRRTT, hiện tượng khí hậu cực đoan và thích ứng với BĐKH gắn với sự phát triển bền vững của đất nước. Hệ thống luật pháp và các văn bản quy phạm pháp luật phòng chống thiên tai, hiện tượng khí hậu cực đoan và thích ứng với BĐKH, với tầm nhìn ngắn hạn và dài hạn, được phát triển một cách đồng bộ và ngày càng được hoàn thiện. Các chính sách có liên quan được điều phối và đẩy mạnh thực hiện ở cả cấp trung ương, địa phương và bộ ngành, góp phần quan trọng làm giảm tính dễ bị tổn thương, nâng cao khả năng chống chịu của các ngành, địa phương và các cá nhân. Bài học thứ hai: Nâng cao nhận thức, phát triển nguồn lực gắn với huy động sự tham gia của cộng đồng trong GNRRTT, hiện tượng cực đoan và thích ứng với BĐKH. Các tầng lớp xã hội và các tổ chức xã hội được khuyến khích tham gia trong các hoạt động nâng cao nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm, phát triển nguồn lực trong phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, hiện tượng khí hậu cực đoan nhằm chủ động thích ứng với BĐKH, đồng thời gắn với công tác xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cách tiếp cận “Từ dưới lên”, “Dựa vào cộng đồng” bước đầu được áp dụng trong công tác lập kế hoạch và chính sách ở địa phương, và tạo điều kiện cho người dân được tham gia tham vấn thiết kế và xây dựng các chương trình, chính sách, các dự án phát triển trong bối cảnh BĐKH. 339 Bài học thứ ba: Kết hợp, phát huy nội lực quốc gia với hợp tác quốc tế. Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động quốc tế cả trong lĩnh vực QLRRTT và hiện tượng khí hậu cực đoan và trong lĩnh vực thích ứng với BĐKH. Thông qua sự hợp tác này, Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ đắc lực của quốc tế, đặc biệt về hỗ trợ kỹ thuật, nguồn nhân lực và tài chính, góp phần thúc đẩy phát triển nguồn lực của đất nước nhằm giải quyết những thách thức do tác động BĐKH nhằm tiến tới một xã hội bền vững và có sức chống chịu. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt ADB, 2009: Báo cáo cuối cùng Dự án đánh giá ngành nước TA 4903-VIE. Tháng 2/2009. 199 trang. ADB, 2011c: Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp thích ứng ở đồng bằng sông Cửu Long – Phần A. Báo cáo tổng kết. 240 trang. ADPC, 2010a: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh, các ngành tại tỉnh Đồng Tháp. Tỉnh Đồng Tháp tháng 9 năm 2010. 99 trang. (Asian Disaster Preparedness Center). ADPC, 2010b: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh, các ngành tại tỉnh An Giang. Tỉnh An Giang tháng 9 năm 2010. 75 trang. (Asian Disaster Preparedness Center). BCH Trung ương Đảng, 2013: Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Bộ GD&ĐT, 2012: Sổ tay ABC về biến đổi khí hậu. Hà Nội. 45 trang. Bộ GD&ĐT, 2013: Tài liệu hướng dẫn dạy và học về Giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Hà Nội. 32 trang. Bộ KH&ĐT, 2010 : Việt Nam: 2/3 chặng đường thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, hướng tới năm 2015. Báo cáo Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 2010. 164 trang. Bộ KH&ĐT, 2011a: Huy động nguồn tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách huy động và sử dụng vốn ODA và các nguồn tài chính bên ngoài cho ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Dự án “Tăng cường năng lực lồng ghép phát triển bền vững và biến đổi khí hậu trong công tác lập kế hoạch”. Hà Nội, tháng 7 năm 2011. 79 trang. Bộ KH&ĐT, 2011b: Hướng dẫn thực hiện Đánh giá tác động môi trường chiến lược ĐMC) trong lập Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình hợp tác phát triển trong lĩnh vực môi trường Việt Nam – Đan Mạch, Hợp phần hỗ trợ xây dựng năng lực trong quản lý và lập kế hoạch môi trường của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tháng 11 năm 2011. 223 trang. Bộ KH&ĐT, 2012a: Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam. Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (RIO+20). Hà Nội tháng 5 năm 2012. 86 trang Bộ KH&ĐT, 2012b: Việt Nam: Một số điển hình phát triển bền vững. Báo cáo tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (Rio+20). Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hà Nội, tháng 5 năm 2012. 53 trang. Bộ NN&PTNT, 2011: Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2050. 340 Bộ NN&PTNT, 2013: Chiến lược Quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Dự thảo 2013, Bộ NN&PTNT. Bộ NN&PTNT, 2014: Tài liệu hướng dẫn đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Hà Nội, 4/2014. 90 trang. Bộ TN&MT, 2008: Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (Triển khai thực hiện Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ). Hà Nội, 7/2008. 34 trang. Bộ TN&MT, 2009: Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. Hà Nội, tháng 6 năm 2009. 34 trang. Bộ TN&MT, 2011: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, NXB Tài Nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Bùi Công Quang, 2009: Desk study - Overview of Water Governance in Vietnam. Final Report in Mekong Region Water Dialogues (MRWD) project in coordination with IUCN-Vietnam, Hanoi. 63 pages. Cao Lệ Quyên, Nguyễn Chu Hồi, 2009: Tác động của biến đổi khí hậu tới nghề cá quy mô nhỏ ở Việt Nam và biện pháp thích ứng. Báo cáo dự án CD4CCFP, 122 trang, MONRE- Danida). CARE, 2007: Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: Một số điển hình làm tốt. 40 trang. CARE, Oxfam và World Vision, 2010: Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: Một số mô hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng của các tổ chức CARE, Oxfam và World Vision. Việt Nam, 2010. 44 trang. CCWG, 2011: Biến đổi khí hậu: Tác động, khả năng ứng phó và một số vấn đề về chính sách (Nghiên cứu trường hợp đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc). Nhóm công tác biến đổi khí hậu (CCWG) và Nhóm công tác dân tộc thiểu số (EMWG). Hà Nội. 116 trang. CECI và Live&Learn, 2011: Các bài học kinh nghiệm và điển hình về quản lý rủi ro thiên tại dựa vào cộng đồng ở vùng cao Việt Nam. Sáng kiến mạng lưới vận động chính sách về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại Việt Nam. 26 trang. Chính phủ Việt Nam, 2004: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam, 2006: Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 số 81/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng chính phủ. Chính phủ Việt Nam, 2007: Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ. Chính phủ Việt Nam, 2009: Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” (QĐ số 1002/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2009). Chính phủ Việt Nam, 2011a: Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (2011) (2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011) Chính phủ Việt Nam, 2011b: Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 số 1208/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ. Chính phủ Việt Nam, 2011c: Quyết định phê duyệt “Tiêu chí đánh giá dự án ưu tiên theo Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu” số 1719/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ. Chính phủ Việt Nam, 2011d: Quyết định về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 số 315/QĐ-TTg ngày 01/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ. 341 Chính phủ Việt Nam, 2012a: Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ. Chính phủ Việt Nam, 2012b: Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020. Chính phủ Việt Nam, 2012c: Quyết định phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ. Chính phủ Việt Nam, 2012d: Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ. Chính phủ Việt Nam, 2012e: Quyết định phê duyệt Chiến lược Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 số 1208/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ. Chính phủ Việt Nam, 2012f: Quyết định phê duyệt Quy hoạch thuỷ lợi Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng số 1397/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ. Chính phủ Việt Nam, 2012g: Quyết định phê duyệt Quy hoạch thuỷ lợi Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng, số 1554/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ. Chính phủ Việt Nam, 2012h: Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội 2011-2020. Chính phủ Việt Nam, 2013a: Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 số 1250/QĐ-TTg ngày 31 tháng 07 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ. Chính phủ Việt Nam, 2013b: Quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển các các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013 – 2020” số 2623/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ. Chính phủ Việt Nam, 2013c: Quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Phát triển bền vững giai đoạn 2013-2015, số 160/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ. Chính phủ Việt Nam, 2013d: Quyết định phê duyệt Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013-2020 số 2157/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, 1991. Quyết định số 187-CT ngày 12-06-1991 về “Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000”. CIEM, 2012: Chỉ số GDP xanh: Nghiên cứu Phát triển khung phương pháp. Hà Nội, tháng 3 năm 2012. 50 trang. CIEM và UNU, 2012: Tác động của biến đổi khí hậu tới tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương. NXB Thống kê, Hà Nội. 108 trang. CRES, 2007: Tóm tắt tham luận Hội thảo xúc tiến bảo tồn trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Vận hành trong thế giới của sự đánh đổi. Hạ Long, 2007. CRES, 2011: Đất ngập nước và biến đổi khí hậu. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 472 trang. CRES, 2013: Nâng cao sức chống chịu trước biến đổi khí hậu. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia NXB Khoa học và Kỹ thuật. 514 trang. 342 CSIRO, 2012: Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước nhằm Thích Nghi với Biến Đổi Khí Hậu – Thí Điểm Nghiên Cứu cho Thành Phố Cần Thơ, Việt Nam. Báo Cáo Tổng Hợp Kết Quả Dự Án. Doãn Công Khánh, 2011: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng đến quy hoạch phát triển ngành thương mại và đề xuất các giải pháp ứng phó, Đề tài nghiên cứu cấp bộ (Bộ Công Thương), 2011. Đặng Kim Chung, 2010: Đánh giá và dự báo những tác động của BĐKH đến lao động, việc làm và các vấn đề xã hội, Báo cáo kết quả nghiên cứu Đề tài cấp bộ (Bộ LĐ&TBXH). Mã số CB2009-02-06, 2010. Hoàng Bá Thịnh và Nguyễn Kim Thủy, 2011: Biến đổi dân số nông thôn Việt Nam. Dân số và Phát triển số 12 (129), năm 2011. Hoàng Văn Thắng, 2013: Tính dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu: Trường hợp nghiên cứu ở hệ sinh thái Mũi Cà Mau. Trong: Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, 2013. Nâng cao sức chống chịu trước biến đổi khí hậu. Tuyển tập báo cáo của Hội thảo khoa học quốc gia. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: 25-46. Hoàng Văn Thắng, Trần Chí Trung, Thomas McShane, 2010: Đánh đổi giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững: Sự lựa chọn khó khăn. Trong: Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, Tiểu ban : Tài nguyên thiên nhiên, Môi trường và Phát triển bền vững: 648-658. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, 2000: Tài liệu phòng ngừa thảm họa. Tài liệu tập huấn phòng ngừa thảm họa của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và do DIPECHO tài trợ. 30 trang. IMHEN, 2011: Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 259 trang. IMHEN, 2012: Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường. NXB Tài nguyên-Môi trường và Bản đồ Việt Nam. 137 trang. IMHEN và UNDP, 2012: Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu. Tài liệu được biên soạn trong khuôn khổ Dự án "Tăng cường năng lực quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính” của UNDP và được sử dụng cho Chương trình Thạc sĩ về Biến đổi khí hậu của Đại học Quốc gia Hà Nội. NXB Tài nguyên-Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội. 360 tr. ISPONRE, 2013a: Báo cáo nghiên cứu “Chuẩn bị cơ sở pháp lý cho ứng phó với BĐKH ở iệt Nam”. JANI, 2011: Phương châm bốn tại chỗ trong phòng, chống thiên tai: Nội dung cơ bản và thực tiễn áp dụng. Dự án vận động chính sách phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng (JANI). Hà Nội. 35 trang. Kim Thị Thúy Ngọc, 2011: Lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước vào quá trình lập kế hoạch phát triển: phương pháp và cách tiếp cận. Trong: Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, 2011. Đất ngập nước và biến đổi khí hậu. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia. NXB Khoa học và Kỹ thuật: 215-230. Lê Anh Sơn và Nguyễn Công Mỹ, 2006: Bộ chỉ tiêu và cơ sở dữ liệu giám sát phát triển bền vững ở Việt Nam. Dự án “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia Việt Nam” VIE/01/021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. NXB Lao động – Xã hội. Hà Nội. 69 trang. Lê Anh Tuấn và Trần Thị Kim Hồng, 2012: Đánh giá tổn thương và khả năng thích nghi ở hộ gia đình trước thiên tai và biến đổi khí hậu trong khu vực thuộc quận Bình Thủy và huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học 2012:22b 221-230. 343 Lê Anh Tuấn, 2009: Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Diễn đàn “Dự trữ sinh quyển và phát triển nông thôn bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long”. Thành phố Cần Thơ, 506/6/2009. 10 trang. Lê Anh Tuấn, 2010a: Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên tính đa dạng sinh học và xu thế di dân vùng bán đảo Cà Mau, đồng bằng sông Cửu Long. Hội thảo khoa học “Bảo tồn các giá trị dự trữ sinh quyển và hỗ trợ cư dân vùng ven biển tỉnh Cà Mau trước biến đổi khí hậu”, Thành phố Cà Mau, 25/4/2010. 9 trang. Lê Anh Tuấn, 2010b: Tác động của biến đổi khí hậu lên tính đa dạng sinh học trong các khu đất ngập nước và bảo tồn thiên nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long. Diễn đàn “Bảo tồn Đa dạng Sinh học và Biến đổi Khí hậu”, Thảo cầm viên Saigon, 22/5/2010. 8 trang. Lê Anh Tuấn, 2012: Tác động của biến đổi khí hậu lên sản xuất lúa. NXB Nông nghiệp. 103 trang. Lê Anh Tuấn, 2013: Duy trì dịch vụ hệ sinh thái cho Mũi Cà Mau trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Bài trình bảy ở Diễn đàn “Duy trì Dịch vụ Hệ Sinh thái ở Đồng bằng Sông Cửu Long”, Thành phố Cà Mau ngày 12/4/2013. Lê Diên Dực, 2009: Các bài học từ công tác hoạch định chính sách về phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường: Bài học về sự “đánh đổi” dịch vụ hệ sinh thái. Trong: Phục hồi và tái sử dụng các vùng đất bị suy thoái do chất độc hoá học. Tài liệu hội thảo tập huấn. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội. NXB Nông nghiệp. Trang 184-208. Lê Diên Dực và Hàn Tuyết Mai, 2009: Một số hoạt động kinh tế làm trầm trọng thêm tác động của BĐKH, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Môi trường và Phát triển bền vững”, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức, tháng 12/2009. Lê Thu Hoa, Nguyễn Trọng Thanh, Ngô Mai Thanh, Trần Anh Tuấn, Vũ Đức Thắng, 2013: Công tác tài chính cho hoạt động giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh Quảng Trị. Trong: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2013. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế “Kinh tế học biến đổi khí hậu và gợi ý chính sách đối với iệt Nam”. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội: 567-584. Lưu Thị Thu Giang, 2013: Lồng ghép BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thảm họa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Trong: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2013. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Kinh tế học BĐKH và gợi ý chính sách đối với Việt Nam”, 2013. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Mai Thanh Sơn, Lê Đình Phùng và Lê Đức Thịnh, 2011: Biến đổi khí hậu: Tác động, khả năng ứng phó và một số vấn đề chính sách (Nghiên cứu trường hợp đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc). Nhóm công tác biến đổi khí hậu (CCWG) và Nhóm công tác dân tộc thiểu số (EMWG). Hà Nội, 11/2011. 116 trang. MARD và FAO, 2012: Tài liệu kỹ thuật: Quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Dự án Nâng cao năng lực thể chế và quản lý rủi ro thiên tai tại Việt Nam, đặc biệt các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu. 302 trang. MARD và UNDP, 2012: Tài liệu kỹ thuật – Quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Hà Nội. 261 trang. MARD-REDD, 2011: Hướng dẫn kỹ thuật giám sát carbon rừng có sự tham gia. Chương trình UN-REDD Việt Nam. 24 trang. MONRE/UNDP, 2010: Đánh giá nhu cầu hỗ trợ tăng cường năng lực thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH cho các cơ quan liên quan. Báo cáo do Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam” (CBCC). MONRE/UNDP/DFID, 2009: Dự án Đói nghèo và Môi trường (PEP), Các chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác động của biến đổi khí hậu ở miền Trung iệt Nam, Hà Nội. 344 MPI và UNDP, 2011: Huy động nguồn tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu. Báo cáo nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách huy động và sử dụng vốn ODA và các nguồn tài chính bên ngoài cho ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Hà Nội tháng 7 năm 2011. 79 trang. Nhóm Tư vấn Các nhà Tài trợ cho Việt Nam, 2010: Quản lý tài nguyên thiên nhiên. Báo cáo phát triển Việt Nam 2010. Báo cáo chung của các Đối tác Phát triển cho Hội nghị Nhóm Tư vấn Các nhà Tài trợ cho Việt Nam Hà Nội, ngày7-8, tháng 12 năm 2010. Hà Nội. 169 trang. Nguyễn Chu Hồi và nnk, 2013: Giáo dục Tài nguyên và Môi trường biển và hải đảo Việt Nam. Dự thảo lần cuối cho NXB Giáo Dục, Hà Nội, 224 trang. Nguyễn Đăng Ngải, 2010: Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến sự phân bố của san hô quần đảo Trường Sa. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ ISBN 978-604-913-014-4, tr 144-149. Nguyễn Danh Sơn, 2013: Kinh tế học biến đổi khí hậu và một số vấn đề về nghiên cứu và triển khai (R&D) phục vụ phát triển bền vững ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Kinh tế học BĐKH và gợi ý chính sách đối với iệt Nam”, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. NXB trường Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Nguyễn Danh Sơn và Trương Đức Trí, 2009: Một số ý kiến về lồng ghép vấn đề BĐKH trong hoạch định chính sách phát triển theo hướng phát triển bền vững ở nước ta, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Môi trường và Phát triển bền vững”, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức, tháng 12/2009. Nguyễn Đình Hòe và Nguyễn Ngọc Sinh, 2012: An ninh môi trường. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Nguyễn Đức Ngữ (Chủ biên), 2008: Biến đổi khí hậu. NXB Khoa học và Kỹ thuật, H. 2008. Nguyễn Đức Ngữ, 2009: Biến đổi khí hậu – Thách thức đối với sự phát triển, Báo cáo khoa học tại Hội thảo Tác động của BĐKH và nước biển dâng tại Việt Nam, Bộ TN&MT tổ chức, H. 2009. Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu (chủ biên), 2009: Sổ tay phóng viên “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu ». Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử. 169 trang. Nguyễn Đức Ngữ và Trương Quang Học, 2009: Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường vùng ven biển. Chương trình hợp tác Việt Nam – Thủy Điển về tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường – SEMLA, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hà Nội. 115 trang. Nguyễn Đức Ngữ, 2009: Biến đổi khí hậu – Thách thức đối với sự phát triển, Báo cáo khoa học tại Hội thảo Tác động của BĐKH và nước biển dâng tại Việt Nam, Bộ TN&MT tổ chức, H. 2009. Nguyễn Lập Dân, Nguyễn Đình Kỳ và Vũ Thị Thu Lan, 2012: Quản lý hạn hán, sa mạc hóa vùng Nam Trung bộ trong bối cảnh BĐKH, Đề tài cấp nhà nước mã số KC.08.23/06.10, 2012. Nguyễn Hữu Ninh và Phạm Thị Thúy Hương, 2009: Tác động của BĐKH đến Phát triển bền vững, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Môi trường và Phát triển bền vững”, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức, tháng 12/2009. Nguyễn Huy Yết, Võ Sĩ Tuấn, 2009: Hiện trạng san hô Việt Nam và các thách thức. Trong: Phan Nguyên Hồng và Trần Thục (Chủ biên), 2009. Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển iệt Nam. Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. NXB Lao Động: 97-110. Nguyễn Ngọc Sinh, 2012: Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE), Một số kiến nghị của VACNE về việc phát huy vai trò cộng đồng BVMT, PTBV và ứng phó với 345 BĐKH, Kỷ yếu Hội thảo “PTB ở iệt Nam và vai trò của cộng đồng”, VACNE và ISPONRE phối hợp tổ chức tại Hà Nội, 18/07/2012. Nguyễn Ngọc Trân, 2009: Để triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Báo cáo khoa học tại Hội thảo Tác động của BĐKH và nước biển dâng tại Việt Nam, Bộ TN&MT tổ chức, Hà Nội. Nguyễn Quang Hùng và Hoàng Đình Chiều, 2009: Đánh giá tác động, tổn hại của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực thủy sản và nghiên cứu, đề xuất các biện pháp thích ứng với BĐKH trong ngành thủy sản iệt Nam. Nguyễn Thị Hồng Hạnh và Mai Sỹ Tuấn, 2009: Vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn trong việc tích lũy cacbon giảm hiệu ứng nhà kính. Trong: Trần Thục, Phan Nguyên Hồng (Chủ biên), 2009. Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển Việt Nam. NXB Lao động: 87-96. Nguyễn Thị Hương Giang, 2013: Một số mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông lâm nghiệp tại Nghệ An. Trong: CRES, 2013. Nâng cao sức chống chịu trước biến đổi khí hậu. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: 447- 468. Nguyễn Thị Kim Cúc, 2011: Thích ứng của hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển dưới tác động của nước biển dâng: Nghiên cứu ở đồng bằng sông Hồng. Trong CRES, 2011: Đất ngập nước và biến đổi khí hậu. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: 439-448. Nguyễn Thị Kim Cúc, 2013: Nghiên cứu khả năng hấp thụ năng lượng sóng của rừng ngập mặn trồng tại Nam Định và Thái Bình. Trong: CRES, 2013. Nâng cao sức chống chịu trước biến đổi khí hậu. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: 127-140. Nguyễn Văn Long, Hoàng Xuân Bền, Phan Kim Hoàng và Hứa Thái Tuyến, 2009: Kết quả giám sát rạn san hô định kỳ tại Ninh Thuận 2007-2008. Báo cáo kỹ thuật, Viện Hải Dương học. 11 trang. Nguyễn Văn Thắng, 2010: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chiến lược phòng tránh, giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội ở Việt Nam, Đề tài KC08.13/06- 10, 2010. Oxfam và UN-Việt Nam, 2009: Ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Các cơ hội cải thiện bình đẳng giới. Hà Nội. 69 trang. Phạm Đức Thi và Nguyễn Thu Bình, 2009: Biến đổi khí hậu đã hiện hữu ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. tay-nguyen/21527.html. Phạm Ngọc Quý và Nguyễn Quốc Luật, 2012: Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu. Tạp chí cộng sản online. Phan Nguyên Hồng và Trần Thục (Chủ biên), 2009: Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển Việt Nam. Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. NXB Lao Động. 211 trang. Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Vũ Đoàn Thái, Trần Thị Vân, 2009a: Vai trò của rừng ngập mặn trong việc bảo vệ các vùng ven biển. Trong: Phan Nguyên Hồng và Trần Thục (Chủ biên), 2009. Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển Việt Nam. Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. NXB Lao Động: 130- 143. Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Vũ Thục Hiền, Vũ Đình Thái, 2009b: Tác dụng của rừng ngập mặn trong việc hạn chế tác hại của sóng thần. Trong: Phan Nguyên Hồng và Trần Thục (Chủ biên), 2009. Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển Việt Nam. Vụ Khoa 346 học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. NXB Lao Động: 111- 122. Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Thị Kim Cúc, Vũ Thục Hiền (Chủ biên), 2008: Phục hồi rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới phát triển bền vững. Tuyển tập Hội thảo Quốc gia Cần Giờ, tp. Hồ Chí Minh, 26-27/11/2007. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 389 trang. Quốc hội, 2003: Luật thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003. Quốc hội, 2004: Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 3 tháng 12 năm 2004. Quốc hội, 2008: Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008. Quốc hội, 2012: Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012. Quốc hội, 2013: Luật phòng, chống thiên tai. Luật số 33/2013/QH13 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2013. Quốc hội, 2014: Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014. Shepherd và Lý Minh Đăng, 2008: Tổng quan về áp dụng tiếp cận hệ sinh thái vào các khu đất ngập nước tại Việt Nam. IUCN Việt Nam. Hà Nội. 88 trang. SRD, 2011: Các mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu: Kinh nghiệm tại một số tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam. Dự án “Xây dựng năng lực về biến đổi khí hậu cho các tổ chức xã hội dân sự”. Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững. Hà Nội. 94 trang. Thân Thị Hiền, 2013: Nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH trong phát triển sinh kế cộng đồng ven biển: nghiên cứu điển hình tại vùng Đồng bằng sông Hồng, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Kinh tế học BĐKH và gợi ý chính sách đối với Việt Nam”. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Trần Thục, 2009: Biến đổi khí hậu ở Việt Nam và các giải pháp ứng phó. Báo cáo khoa học tại Hội thảo Tác động của BĐKH và nước biển dâng tại Việt Nam, Bộ TN&MT tổ chức, H. 2009. Trần Thục và Lê Nguyên Tường, 2010: Việt Nam ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 3/2010, tr.21. Trần Thục, Huỳnh Thị Lan Hương và Đào Minh Trang, 2012b: Hướng dẫn kỹ thuật về tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển. NXB Tài nguyên-Môi trường và Bản đồ Việt Nam. 69 trang. Trần Thục, Nguyễn Văn Thắng, Dương Hồng Sơn, Hoàng Đức Cường, 2013: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Nghiên cứu chi tiết cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong: Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, 2012. Phục hồi hệ sinh thái và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tài liệu hội thảo chuyên đề trong Trong khuôn khổ Dự án Quỹ Ford “Đào tạo nguồn nhân lực nhằm phục hồi hệ sinh thái và tái sử dụng đất rừng bị suy thoái do chất độc hóa học sử dụng trong chiến tranh tại Thừa Thiên – Huế”. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 71-120. Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2008: Tác động của Biến đổi khí hậu toàn cầu và sự dâng cao nước biển. Trung tâm Con người và Thiên nhiên, 2008: Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường. Tuyển tập báo chí môi trường do Trịnh Lê Nguyên, Đỗ Hải Linh, Trần Hải biên tập. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. Hà Nội. 192 trang. Trương Quang Học, 2009: BĐKH – một thách thức lớn cho tiến trình PTBV, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Môi trường và Phát triển bền vững”, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức, tháng 12/2009. Trương Quang Học (Chủ biên), 2011: Tài liệu cho đào tạo tập huấn viên về biến đổi khí hậu. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội. 282 trang. 347 Trương Quang Học (Chủ biên), Phạm Đức Thi, Phạm Thị Bích Ngọc, 2011: Hỏi và đáp về biến đổi khí hậu. Tài liệu dự án của Trung tâm Phát triển Bền vững (SRD). Hà Nội. 134 trang. Trương Quang Học, 2013: Cơ sở sinh thái học cho phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong CRES, 2013: Nâng cao sức chống chịu trước biến đổi khí hậu. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia NXB Khoa học và Kỹ thuật: 3-24. Trương Quang Học và Nguyễn Đức Ngữ, 2009: Một số điều cần biết về Biến đổi khí hậu. Nxb. Khoa học Kỹ thuật. Trương Quang Học và Võ Thanh Sơn, 2008: Tiếp cận hệ sinh thái trong quản ý tài nguyên thiên nhiên. Trong Sách “Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: tuyển tập các công trình khoa học và Kỷ niệm 20 năm thành lập VACNE 1988-2008. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Trương Thị Nga, Võ Thị Trúc Hà, 2009: Nghiên cứu chức năng của đa dạng thực vật rừng ngập mặn trong việc bảo vệ nôi trường ven biển huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Trong: Phan Nguyên Hồng và Trần Thục (Chủ biên), 2009. Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển Việt Nam. Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. NXB Lao Động: 176-184. Tưởng Phi Lai, 2013: Mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng: Nghiên cứu điển hình tại xã Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Trong: CRES, 2013: Trong CRES, 2013: Nâng cao sức chống chịu trước biến đổi khí hậu. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: 469-278. UNDP và MARD, 2011: Tài liệu kỹ thuật Quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai (DMC), Dự án nâng cao năng lực thể chế về quản lý rủi ro thiên tai tại Việt Nam, đặc biệt các rủi ro liên quan tới BĐKH. Hà Nội, tháng 8/2011. 302 trang. UN-REDD Việt Nam, 2011a : Sẵn sàng thực thi REDD+. Các tờ rơi theo các chủ đề. UN-REDD Việt Nam, 2011b : Nâng cao năng lực sẵn sàng thực thi REDD+. 15 trang. UN-REDD Việt Nam, 2011c : Hướng dẫn kỹ thuật giám sát cacbon rừng có sự tham gia. Chương trình UN-REDD Việt Nam. 24 trang. UN Việt Nam, 2014 : Di cư, tái định cư và biến đổi khí hậu tại iệt Nam : Giảm nhẹ mức độ phơi bày trước hiểm họa và tổn thương từ khí hậu cực đoan thông qua di cư tự do và di dân theo định hướng. Hà Nội, tháng 3 năm 2014. 33 trang. Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Huy Yết và Nguyễn Văn Long, 2005 : Hệ sinh thái rạn san hô biển Việt Nam. Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 212 trang. Võ Sỹ Tuấn, 2009: Biến động đa dạng sinh học rạn san hô vịnh Nha Trang và các giải pháp quản lý. Viện Hải Dương học. Võ Thanh Sơn, 2013: Tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển bền vững các vùng miền ở Việt Nam dưới góc độ hoạch định chính sách. Trong: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2013. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế “Kinh tế học biến đổi khí hậu và gợi ý chính sách đối với Việt Nam”. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội: 237-258. Võ Thanh Sơn, Hoàng Việt Anh, Vũ Tấn Phương và Lê Viết Thanh, 2011: Đánh giá đa dạng sinh học và trữ lượng các bon nhằm xây dựng chương trình REDD+ tại Việt Nam. Trong: Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, 2011. Đất ngập nước và Biến đổi khí hậu. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia, NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội: 309-328. Vũ Tuấn Anh, Trần Văn Lộc, Võ Thanh Sơn, Nguyễn Văn Tài, Lê Thị Thu Hiền, 2011: Tìm hiểu về công cụ đánh giá môi trường chiến lược nâng cao phục vụ công tác thẩm định tính bền vững của các dự án quy hoạch phát triển. Báo cáo trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực lồng ghép phát triển bền vững và biến đổi khí hậu trong công tác lập kế 348 hoạch tại Việt Nam” của Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 79 trang. World Bank, 2011b: Đánh giá Đô thị hóa ở Việt Nam. Báo cáo Hỗ trợ Kỹ thuật. Tháng 11 năm 2011. 239 trang. World Bank và MPI, 2004a: Chính sách an toàn xã hội của ngân hàng thế giới: Hướng dẫn kỹ thuật các ngành Giao thông vận tải, Nông nghiệp và phát triển nông thôn. NXB Thống kê. Hà Nội. 220 trang. World Bank và MPI, 2004b: Chính sách an toàn môi trường của ngân hàng thế giới: Hướng dẫn kỹ thuật các ngành Giao thông vận tải, Nông nghiệp và phát triển nông thôn. NXB Thống kê. Hà Nội. 175 trang. WWF, 2012: Đánh giá nhanh tổng hợp tính tổn thương và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại ba huyện ven biển, tỉnh Bến Tre. Hà Nội. 77 trang. Tiếng Anh ACSC, 2007: Advancing Conservation in a Social Context: Working in a world of Trade-offs. ADB, 2010: Ho Chi Minh City Adaptation to Climate Change. Summary Report. 36 pages. ADB, 2011a: Socialist Republic of Viet Nam: Climate Change Impact and Adaptation Study in the Mekong Delta: Ca Mau Atlas. 46 pages (Vietnamese). ADB, 2011b: Socialist Republic of Viet Nam: Climate Change Impact and Adaptation Study in the Mekong Delta: Kien Giang Atlas. 61 pages (Vietnamese). Bingxin Yu, Tingju Zhu, Clemens Breisinger and Nguyen Manh Hai, 2012: Examine the Agriculture, Poverty, and Climate Change. Selected Paper prepared for presentation at the International Association of Agricultural Economists (IAAE) Triennial Conference, Foz do Iguaçu, Brazil, 18-24 August, 2012. 55 pages. CARE, 2009: Mainstreaming Climate Change Adaptation: A Practioner’s Handbook CARE International in Vietnam. Care International in Vietnam. 58 pages. Carew-Reid, Jeremy, 2008: Rapid Assessment of the Extent and Impact of Sea Level Rise in Vietnam. Climate Change Discussion Paper 1, ICEM – International Centre for Environmental Management (ICEM), Brisbane, Australia. 75 p. CCWG, 2010: Guideline on Mainstreaming of Disaster Risk Reduction and Climate Change Adaptation into Development Programmes. Hanoi. 24 pages. CDKN, 2012: Managing Climate Extremes and Disaster in Asia: Lessons from the IPCC SREX Report. Climate & Development Knowledge Network. 20 pages. Climate Finance Options, 2014: Website: Climate Finance Options - Vietnam, 2014: Website: NISTPASS, 2011: Climate Change Resilience Planning Policy Lessons from ACCCRN Vietnam: Asian Cities Climate Change Resilience Network Vietnam Component. By Sinh Tan Bach and Toan Canh Vu. Hanoi, May 2011. 41 pages. Holland, Tim and Richard McNally, 2010: REDD Working Papers: REDD and Sustainable Development – Perspective from Viet Nam, IIED. London: 29 pages. IDS, 2007: Governance Screening for Urban Climate Change Resilience-building and Adaptation Strategies in Asia: Assessment of Da Nang, Vietnam. August 2007. Institute of Development Studies). 14 pages. 349 IGES, 2011: Payment for Environmental Services in Vietnam: An Analysis of the Pilot Project in Lam Dong Province. Institute for Global Environmental Strategies. 47 pages. IPCC, 2012: Managing the Risks of Extreme Events and Disasters to Advance Climate Change Adaptation. A Special Report of Working Groups I and II of the Intergovernmental Panel on Climate Change [Field, C. B., V. Barros, T. F. Stocker, D. Qin, D. J. Dokken, K. L. Ebi, M. D. Mastrandrea, K. J. Mach, G. K. Plattner, S. K. Allen, M. Tignor, and P. M. Midgley (eds.)]. Cambridge University Press, Cambridge, UK, and New York, NY, USA, 582 pp. ISET, 2009: ACCCRN: Responding to the Urban Climate Challenge. Published by: Institute for Social and Environmental Transition. 51 pages. ISET, 2013: Learning from Tayphoon Mirinae: Urbanization and Climate Change in Quy Nhon City, Vietnam. Institute for Social and Environmental Transition. 61 pages. ISPONRE, 2013b: Operational Framework for Ecosystem-based Adaptation to Climate Change for Viet Nam - A Policy Supporting Document. Hanoi. 52 pages. Le Anh Tuan and Suppakorn Chinvanno, 2011: Climate Change in the Mekong River Delta and Key Concerns on Future Climate Threats. Book Chapter in: Mart A. Stewart and Peter A. Coclanis (Eds), Environmental Change and Agricultural Sustainability in the Mekong Delta, Advances in Global Change Research, 2011, 45(3): 207-217. Mant, Rebecca, Steven Swan, Hoang Viet Anh, Vu Tan Phuong, Le Viet Thanh, Vo Thanh Son, Monika Bertzky, Corinna Ravilious, Julia Thorley, Kate Trumper and Lera Miles, 2013: Mapping the potential for REDD+ to deliver biodiversity conservation in Viet Nam: a preliminary analysis. Prepared by UNEP-WCMC, Cambridge, UK; and SNV, Ho Chi Minh City, Viet Nam. MARD, 2010: National progress report on the implementation of the Hyogo Framework for Action (2009-2011) - interim. Hanoi: Disaster Management Center, Ministry of Agriculture and Rural Development. MARD and FAO, 2012: Guidelines for Integration Disaster Risk Reduction and Climate Change Adaptation into Agriculture Development Planning Plans in Phu Tho Yen Bai and Lao Cai Provinces. Report in the context of Project UNJP/VIE/037/UNJ “Strengthening Capacities to Enhance Coordinated and Integrated Disaster Risk Reduction Actions and Adaptation to Climate Change in Agriculture in the Northern Mountain Regions of Viet Nam”. Hanoi. May 2012. 40 pages. MEA, 2005: Ecosystems and Human Well-being A Framework for Assessment. Millennium Ecosystem Assessment Series, Island Press, Wash ington, DC, 266 pp. MPI, World Bank and UNDP, 2014: Vietnam Climate Public Expenditure and Investment Review. Report, June 30, 2014. Hanoi, 179 pages. Nguyen Hang, Wulf Killmann, Pham Xuan Phuong and Eveline Trines, 2011: Viet Nam National REDD+ Program: Background Document UN-REDD PROGRAMME. Version 3 February, 2011. Nguyen Huu Ninh, 2007: Flooding in Mekong River Delta, Viet Nam. Report in the context of Human Development Report 2007/2008: Fighting climate change: Human solidarity in a divided world. 23p. OECD, 2008: Ranking Port Cities with High Exposure and Vulnerability to Climate Extremes: Exposure Estimates. OECD Environment Working Papers No. 1. 63 pages. Oxfam, 2008: Vietnam: Climate Change, Adaptation and Poor People. Hanoi. 52 pages. UNDP, 2007: Human Development Report 2007/2008: Fighting Climate Change: Human Solidarity in a Divided World. United Nations Development Programme. UNISDR, 2009: Terminology on Disaster Risk Reduction. United Nations International Strategy for Disaster Reduction. 30 pages. 350 United Nations, 1996: Indicators of Sustainable Development: Framework and Methodologies. Second Edition. Printed by the United Nations, New York. United Nations, 2001: Indicators of Sustainable Development: Guidelines and Methodologies. Second Edition. Printed by the United Nations, New York. 310p. United Nations, 2007: Indicators of Sustainable Development: Guidelines and Methodologies. Third Edition. Printed by the United Nations, New York. 93p. World Bank, 2010: Vietnam: Economics of Adaptation to Climate Change. 84 pages. World Bank, 2011a: The Social Dimensions of Adaptation to Climate Change in Vietnam. Discussion Paper Number 17. World Bank, 2012: A Workbook on Planning for Urban Resilience in the face of Disasters: Adapting Experiences from ietnam’s Cities to Other Cities. Washington DC. 168 pages. WVV, 2012: Vulnerability and Capacity Assessment Report for the project “Community-based Adaptation to Climate Change (CBAC) in Ca Mau”. 67 pages. WWF, 2009: The Greater Mekong and Climate Change: Biodiversity, Ecosystem Services and Development at Risk. 31 pages. WWF, 2010: Living Planet Report. World Wide Fund for Nature, Gland, Switzerland, 119 pp. View publication stats

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5_bookchapter8_srexvietnam_p309_350_2313_2071933.pdf
Tài liệu liên quan