Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty CP Vật tư nông sản

- Đối với khách hàng nhập khẩu: Công ty đã thiết lập được kênh khách hàng đa dạng và duy trì sự mối quan hệ lấy chữ tín làm trọng, không dây dưa nợ đọng nên hầu hết, các đơn hàng của Apromaco đều được phía đối tác thực hiện nghiêm chỉnh. - Đối với các doanh nghiệp trong nước: là một thành viên của Hiệp hội phân bón Việt Nam, nhiều năm liền, công ty apromaco luôn là thành viên tích cực đóng góp nhiều ý kiến, tham vấn cho Hiệp hội phân bón có những chính sách điều hành thị trường linh hoạt và phối hợp với các doanh nghiệp khác cùng cạnh tranh một cách lành mạnh. - Đối với các cơ quan chủ quản: Nhiều năm gần đây, thị trường urê thường trải qua những cơn “nóng” “lạnh” thất thường. Mỗi khi thị trường có biến động, công ty đều thực hiện nghiêm túc yêu cầu của các bộ ngành trong việc bình ổn thị trường urê.

doc67 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 948 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty CP Vật tư nông sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hợp số liệu trên NKCT SÔ 8 Doanh thu bán hàng (TK 511). Kế toán tổng hợp sau khi đối chiếu các số liệu trên các sổ chi tiết và các báo cáo do các phần hành chuyển đến, sau khi đã đối chiếu các số liệu căn cứ vào các NKCT sau đó vào sổ cái TK 511. Bán hàng theo phương thức chuyển hàng theo hợp đồng Theo phương thức này căn cứ vào hợp đồng đã ký kết giữa bên công ty và bên mua theo địa đểm đã căn cứ vào hợp đồng bằng phương tiện vận tải tự có hoặc thộc sở hữu của doanh nghiệp khi người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng trên được coi là tiêu thụ. Chứng từ sử dụng là hoá đơn hoặc hoáđơn kiêm phiếu xuất kho do bên công ty lập thành 4 liên: 1 liên lưu tại cuống, 1 liên giao cho người mua, 1 liên dùng để thanh toán, 1 liên thủ quỹ giũ. Ví dụ: Ngày 02/11 công ty nhận được 1 đơn đặt hàng của HTX Giao Hải như sau (Giá mua đã quy định trong hợp đồng): Lân Lâm Thao 500kg : đơn giá 1.500đ Giá vốn là:.950 đồng NPK Văn Điển lót 650kg : đơn giá 3.100đ Giá vốn là:1.960 đồng NPK Văn Điển thúc 400kg: đơn giá 3.500đ Giá vốn là: 2.310 đồng Thóc giống Bắc ưu 600kg : đơn giá 3.400đ Giá vốn là: 2.530 đồng Thóc giống Nhị ưu 450kg : đơn giá 3.700đ Giá vốn là: 2.640 đồng Thời gian giao hàng là ngày 12/11/2006 bên bán chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hoá đến tận kho bên mua.Thủ tục thanh toán sau 3 ngày tính từ thời điểm hàng đã lưu tại kho của bên mua. Mẫu 1: Hợp đồng mua bán hàng hoá CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ===o0o=== HỢP ĐỒNG MUA BÁN số 2007006/ HĐMB - Căn cứ Luật dân sự của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 33/2005/ QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 - Căn cứ Luật thương mại của quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 - Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của 2 bên. Hôm nay, ngày 02 tháng 02 năm 2005, chúng tôi gồm: Bên A: Công ty Cổ phần vật tư nông sản Đăng ký số 0103011636 do Sở kế hoạc và đầu tư Tp. Hà Nội cấp ngày 30/3/2006 Địa chỉ: Số 14 Ngô tất Tố - Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội Điện thoại/Fax: 04.8.434.913 Đại diện là ông Chức vụ: Giám đốc Bên B: HTX Giao Thuỷ Đăng ký KD số: 0103000214 ngày 09/01/2001 Nơi cấp: Sở KH&ĐT HN Địa chỉ: số 15A Hàng Cót, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 04.9341339 – 04.8260167 Fax: 04.9341039 Đại diện là ông Vũ Mạnh Hà Chức vụ: Giám đốc Số TK: 100114851005432 tại Ngân hàng Eximbank, chi nhánh HN MST: 010236312 Sau khi thoả thuận, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng với các điều khoản sau: Điều I. Quy cách hàng hoá - Bên A đồng ý bán và bên B đồng ý nhận mua các loại hàng do bên A cung cấp, bên B được phếp khai thác kinh doanh các mặt hàng của bên A . - Hàng hoá của bên A đã được đăng ký, xác nhận hoặc kiểm nghiệm về chất lượng cũng như bao bì tem nhãn theo đúng quy định của nhà nước. - Mỗi đợt bên A bán hàng cho bên B được xác nhận bằng hoá đơn bán hàng kê chi tiết danh mục số lượng hàng hoá kèm theo. Điều II. Phương thức giao nhận và vận chuyển - Hàng hoá được bên A giao cho bên B ngay sau khi ký hợp đồng mua bán hàng hoá. - Khi giao nhận bên B phải kiểm tra hàng hoá cụ thể theo chủng loại, số lượng và chất lượng - Chi phí vận chuyển bốc dỡ là do bên A chịu. Hàng hoá giao tại kho của bên B và trong phạm vi thành phố Hà Nội. Điều III. Trách nhiệm của mỗi bên. Bên A. Chịu trách nhiệm pháp lý cung cấp cho bên B đầy đủ các chứng từ liên quan xác nhận nguồn gốc, quy cách, tiêu chuẩn chất lượng của hàng hoá và các hoá đơn tài chính hợp lệ, hợp lý cho giá trị lô hàng giao sang cho bên B. - Cam kết không giao cho bên B hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng in lại hạn sử dụng, hàng quá thời hạn sử dụng. Trong trường hợp bên A vi phạm cam kết trên, bên A phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cơ quan chức năng của nhà nước và bồi thường mọi thiệt hại nếu có cho khách mua hàng tại siêu thị của bên B. Đồng thời phải bồi thường cho bên B số tiền bằng giá trị lô hàng vi phạm đã giao cho bên B nhưng mức phạt tối thiểu không dưới 1.000.000 VNĐ (một triệu đồng) - Khi có sự thay đổi về giá phải thông báo cho bên B bằng văn bản trước 07 ngày. - Có trách nhiệm thu hồi, đổi trả lại cho bên B những mặt hàng kém chất lượng, hàng cận date với điều kiện bên B phải thong báo cho bên A hạn sử dụng trước 02 tháng. - Cam kết cung cấp những chỉ dẫn cần thiết và hỗ trợ cho bên B để bảo quản hàng hoá tốt nhất. Bên B: Có trách nhiệm tổ chức, đảm bảo mọi quyền lợi và trách nhiệm về bản quyền nhãn mác kiểu dáng quy cách sản phẩm của bên A - Có trách nhiệm bảo quản hàng hoá trong suốt quá trình bán hàng, đảm bảo các sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong tình trạng tốt. - Có trách nhiệm thông báo trước 02 cho bên A danh mục hàng sắp hết hạn sử dụng để bên A có phương hướng giải quyết. - Thường xuyên thông báo cho bên A tình hình tiêu thụ hàng hoá, cùng bên A đối chiếu công nợ thực tế. Điều IV. Phương thức thanh toán Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản mỗi tháng một lần tổng giá trị hàng hoá. - Các thủ tục cần có khi thanh toán bằng tiền mặt + Địa điểm thanh toán: tại văn phòng của bên B, địa chỉ : + Nhân viên của bên A khi đến thanh toán cần có: 1. Giấy giới thiệu do giám đốc ký 2. Chứng minh thư nhân dân còn thời hạn sử dụng 3. Phiếu nhập kho của bên B - Với hình thức thanh toán chuyển khoản: Sau khi trao đổi và thống nhất với kế toán bên B, bên A sẽ gửi bảng kê tiền hàng cần thanh toán cho bên B. Kế toán bên B sau khi kiểm tra và đối chiếu số liệu trên bảng kê sẽ chuyển tiền vào tài khoản cho bên A mỗi tháng một lần. * Lưu ý: Trong quá trình thực hiện hai bên sẽ thường xuyên trao đổi để thống nhất điều chỉnh phương thức thanh toán cho phù hợp với tình hình thực tế. Điều V. Đổi hàng và trả hàng Trên cơ sở thông báo của bên B và cam kết trách nhiệm của mình, bên A sẽ thu hồi, đổi trả cho bên B những mặt hàng kém chất lượng, hàng bán chậm, hàng sắp hết hạn sử dụng.trong vòng 15 ngày sau khi xác nhận đồng ý với bên B. Sau thời hạn trên, nếu bên A không đến lấy hàng đổi, trả thì bên B được quyền thanh lý số hàng này và được quyền trừ vào công nợ của bên A. Điều VI. Điều khoản chung - Hai bên cùng nhau nghiêm túc thực hiện những điều khoản đã cam kết. Nếu một trong hai vi phạm các điều khoản trong hợp đồng thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại cho phía bên kia. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh ngoài hợp đồng, hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc giải quyết, nếu không giải quyết được sẽ chuyển toà án kinh tế Hà Nội. Phán quyết của toà là quyết định cuối cùng để hai bên chấp hành. - Hợp đồng này có giá trị 01 năm kể từ ngày ký. - Hợp đồng này được gia hạn không quá 02 lần, mỗi lần 06 tháng nếu các bên không có đề nghị chấm dứt hợp đồng. Khi một trong hai bên muốn chấm dứt hợp đồng thì phải thông báo trước 01 tháng cho bên kia bằng văn bản. Hợp đồng này được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị pháp lý như nhau. Đại diện bên A Đã ký và đóng dấu Đại diện bên B Đã ký và đóng dấu - Trên cơ sở hợp đồng đã ký kết, khi có nhu cầu bên khách hàng gửi đơn đặt hàng hoặc fax đơn đặt hàng đến cho công ty. Công ty nhận đơn đặt hàng sau đó cân nhắc để điều phối hàng hoá đến cho khách hàng. Đến ngày 12/11/2006 khi bên công ty xuất hàng hoá thủ kho viết phiếu xuất kho rồi đưa lên kế toán ghi Hoá đơn GTGT và ghi bút toán: Phản ánh doanh thu bán hàng: Nợ TK 131: 8.657.000 Có TK 3331: 787.000 Có TK 511: 7.870.000 Phản ánh Giá vốn hàng bán: Nợ TK 632: 5.379.000 Có TK 156: 5.379.000 Biểu : 8 PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số 02 –VT Ngày 07 tháng 11 năm 2006 QĐ số 15/2006/QĐ - BTC Ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính Họ tên người nhận hàng : Địa chỉ........ HTX Giao Hải Lý do xuất kho Xuất bán ĐVT: đồng TT Tên, nhãn hiệu quy cách vật tư hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Nghìn đ/kg Thành tiền A B C D 1 2 3 1 Lân Lâm Thao Kg 500 1.500 750.000 NPK Văn Điển lót Kg 650 3.100 2.015.000 NPK Văn Điển thúc Kg 400 3.500 1.400.000 Thóc giống Bắc ưu Kg 600 3.400 2.040.000 Thóc giống Nhị ưu Kg 450 3.700 1.665.000 Cộng 7.870.000 Số tiền viết bằng chữ: (Bẩy triệu tám trăm bẩy mười nghìn đồng chẵn ./.) Xuất ngày 07 tháng 11 năm 2006 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) Biểu : HÓA ĐƠN Mã số 01GTKT-3LL-01 Biểu : 9 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu AA/2006T Liên 2: Giao cho khách hàng Số 002656 Ngày 03 Tháng 11 Năm 2006 MST: 0100104066 Đơn vị bán hàng: Công ty Apromaco Địa ch ỉ : 14 NGÔ TẤT TỐ - ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI SỐ TK: Điện thoại:04.7733275 Fax: Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: HTX Giao Hải Địa chỉ: Vũ thư - Thái bình Hình thức thanh toán: TM/TK STT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị tính (kg) Số lượng Đơn giá (nghìn đ/kg) Thành tiền A B C 1 2 3 1 Lân Lâm Thao Kg 500 1.500 750.000 NPK Văn Điển lót Kg 650 3.100 2.015.000 NPK Văn Điển thúc Kg 400 3.500 1.400.000 Thóc giống Bắc ưu Kg 600 3.400 2.040.000 Thóc giống Nhị ưu 450 3.700 1.665.000 Cộng tiền hàng: 7.870.000 Thuế suất thuế GTGT: 10 % 787.000 Tổng cộng thanh toán: 8.657.000 Số tiền viết bằng chữ: ( Tám triệu sáu trăm năm bẩy nghìn đồng chẵn ./.) Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Đến này 15/11 HTX Giao thuỷ thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản: Nợ TK 112: 8.657.000 Có TK:131: 8.657.000 Biểu 10 SỔ NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Ghi có TK 511 - Doanh thu bán hàng Tháng 11 năm 2006 ĐVT: 1000đồng Chứng từ Diễn giải Cộng có 511 Ghi có TK111, ghi nợ các TK khác Ngày SH 111 112 131 33311 ... 03/11 Xuất bán HTX Tiên Phú 30.547.000 27.770.000 ... ... 2.777.000 06/11 ... Xuất bán cho HTX Giao thiện 5.125.000 ... 3.000.000 2.125.000 ... 07/11 Xuất hàng bán lẻ 7.166.500 6.515.000 651.500 12/11 Xuất bán cho HTX Giao Hải 7.870.000 7.870.000 Tổng cộng 1.586.295.936 583.000.000 476.550.000 468.117.300 58.628.636 Đã ghi Sổ cái ngày 30 tháng 11 năm 2006 Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 3. Kế toán giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Tại Công ty cổ phần Vật tư nông sản, nghiệp vụ giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại phát sinh không nhiều. Thông thường việc giảm giá hàng bán với khách hàng do hàng hoá kém phẩm chất, hàng bán bị trả lại do lỗi của Công ty. Ví dụ 1: Hàng bán bị trả lại: Ngày 08/11/2006 Công ty bán cho HTX Xuân Thượng 1500kg thóc giống Bắc ưu với giá vốn là 25.000.000. Doanh số hàng bán bị trả lại (chưa có thuế GTGT) là 27.000.000đ, thuế suất thuế GTGT là 5%, kế toán xuất hoá đơn GTGT cho HTX Xuân Thượng. Do điều kiện bảo quản không tốt nên số thóc giống giao cho HTX bị mốc, HTX Xuân Thượng đề nghị trả lại. Kế toán lập định khoản và vào sổ như sau: - Phản ánh doanh số bị trả lại: Nợ TK 531: 27.000.000 Nợ TK 333.1: 1.350.000 Có TK 131: 28.350.000 - Nhập kho hàng bị trả lại: Nợ 156: 25.000.000 Có 632: 25.000.000 - Kết chuyển doanh số hàng bán bị trả lại: Nợ TK 511: 27.000.000 Có TK 531: 27.000.000 Ví dụ 2: Giảm giá hàng bán: Ngày 10/11/2006 theo hợp đồng số 41 công ty giảm giá cho HTX Xuân Tiến là 2% trên tổng doanh thu do việc giao hàng chậm so với cam kết trong hợp đồng. Tổng doanh thu chưa thuế của lô hàng trên là 59.530.250đ, thuế suất thuế GTGT là 5%. Số tiền HTX Xuân Tiến được giảm là: 59.530.250 x 2% = 1.190.605đ Kế toán lập định khoản và vào sổ: Nợ TK 532: 1.190.605 Nợ TK 333.1: 59.530,25 Có TK 131: 1.250.135,25 Cuối tháng 11/2006, kế toán thực hiện kết chuyển giảm giá doanh thu: Nợ TK 511: 1.190.605 Có TK 532: 1.190.605 V í dụ 3: Chiết khấu thương mại: Ngày 15/11/2006 theo hợp đồng số 75 công ty giảm giá cho HTX Giao Thuỷ vì thanh toán ngay tiền mua hàng bằng tiền mặt chiết khấu thương mại 1% trên tổng doanh thu do việc giao hàng chậm so với cam kết trong hợp đồng. Tổng doanh thu chưa thuế của lô hàng trên là 24.154.300, thuế suất thuế GTGT là 10%. Số tiền HTX Giao Thuỷ được giảm là: 24.154.300x 1% = 241.543đ Kế toán lập định khoản và vào sổ: Nợ TK 521: 241.543 Nợ TK 333.1: 241.54,3 Có TK 131: 265.097.3 Cuối tháng 11/2006, kế toán thực hiện kết chuyển giảm giá doanh thu: Nợ TK 511: 241.543 Có TK 532: 241.543 Biểu số: 11 BẢNG KÊ Số Ghi Nợ TK 511 - Doanh thu Tháng 11 năm 2006 Chứng từ Diễn giải Cộng nợ TK 511 Ghi nợ TK111, ghi có các TK khác Ngày 531 532 521 08/11 27.000.000 27.000.000 10/11 1.190.605 1.190.605 15/11 241.543 ... ... 241.543 .. Cộng 43.334.807 27.000.000 9.576.462 6.758.345 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Công ty APROMACO sử dụng sổ theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng với mục đích là quản lý kiểm tra tình hình thanh toán và công nợ của khách hàng : Biểu 12: Sổ theo dõi thanh toán của khách hàng Hàng hóa (TK: 156) Tháng 11 năm 2006 Số dư đầu kỳ: 28.295.297.196 Chứng từ Diễn giải TK đ/ư Phát sinh Số dư cuối kỳ Ngày SH Nợ Có Nợ Có 1/11/06 06056 Cộng Tổng 331 49.000.499.716 331.952.796. 912 02/11/06 18486 Nhập mua 331 21.486.000 335.099.429. 967 02/11/06 18487 Nhập mua 331 42 .972. 000 335.185.373.967 03/11/06 18520 Nhập mua 331 28.648.000 335.246.250.967 03/11/06 18536 Nhập mua 331 17.905.000 335.292.803. 967 03/11/06 18540 Nhập mua 331 42.972.000 335.335.166. 967 04/11/06 18560 Nhập mua 331 46 .553. 000 335.421.719. 967 04/11/06 18562 Nhập mua 331 25. 067. 000 335.493.339.967 06/11/06 18598 Nhập mua 331 42. 972. 000 335.564.959. 967 08/11/06 18646 Nhập mua 331 46 553 000 335.640.160. 967 ... ... ... ... Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 4. Kế toán giá vốn hàng bán. a. Tài khoản sử dụng. Để hạch toán giá vốn hàng bán, kế toán sử dụng TK 632: “Giá vốn hàng bán”, tài khoản này được mở chi tiết thành 4 tiểu khoản: TK 632CT: “ Giá vốn hàng bán tại kho Công ty” TK 632BC: “ Giá vốn hàng bán tại cửa hàng Bùi Chu” TK 632XP: “ Giá vốn hàng bán tại cửa hàng Xuân Phú” TK 632BL: “ Giá vốn hàng bán tại cửa hàng bán lẻ” Các tài khoản liên quan như TK 156, TK 157 cũng được mở chi tiết cho từng cửa hàng. Hàng hoá sau khi xuất bán được ghi nhận là tiêu thụ thì kế toán sẽ phản ánh vào giá vốn của số hàng đó vào sổ giá vốn hàng bán. b. Phương pháp xác định giá vốn hàng xuất kho. Trị giá thực tế của hàng xuất bán trong kỳ được xác định theo phương pháp giá trị thực tế bình quân gia quyền trước khi xuất: Đơn giá bình quân = (giá trị tồn đầu kỳ + giá trị nhập trong kỳ) : (khối lượng tồn đầu kỳ + Khối lượng nhập trong kỳ) Ví dụ: Trích sổ NKCT hàng hoá tháng 11/2006 tại Công ty. (Xem ở mục 2.2.2) Việc tính giá vốn hàng xuất kho được tính như sau: Đơn giá bình quân của phân đạm = 1.240 đồng Giá xuất bán của đạm ngày 6/11 là: 1.240 x 3.500 = 4.340.000 đồng c. Trình tự kế toán giá vốn hàng bán. * Đối với trường hợp bán trực tiếp tại kho. Tại kho, số hàng khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ. Vì thế khi xuất bán hàng hoá, kế toán phản ánh trị giá vốn của hàng xuất bán: Nợ TK 632CT: “Giá vốn hàng bán tại kho Công ty” Có TK 156CT: “Xuất kho hàng hoá” Ví dụ: Ngày 06/11/2006 bán cho HTX Giao Hải một số mặt hàng sau: Đạm: 3.500kg với giá bán là 1.800 đồng, Giá vốn là: 1.240 đồng NPK Văn Điển lót: 2000kg với giá bán là 3.100 đồng, Giá vốn là:1.960 đồng NPK Văn Điển thúc: 2500 kg với giá bán là 3.500 đồng , Giá vốn là:2.310 đồng Ka-ly CIS: 2500kg với giá bán là 2.400 đồng , Giá vốn là:1650 đồng * Đối với nghiệp vụ bán lẻ tại các cửa hàng. Khi xuất kho Công ty để giao cho các cửa hàng, hàng hoá vẫn chưa được coi là tiêu thụ thì phòng kinh doanh lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu này phản ánh hàng hoá xuất theo chỉ tiêu số lượng và giá trị. Ví dụ: Ngày 10/11/2006 Công ty xuất cho cửa hàng Xuân Phú một số mặt hàng như sau: NPK Lâm Thao 3.000kg: Giá bán 1.500đ, Giá vốn: 950đ NPK Văn Điển lót: Giá bán 3.100đ, Giá vốn: 1.960đ Thóc giống Bắc ưu 1.500kg : Giá bán 3.400đ, Giá vốn: 2.530đ Tổng số tiền thanh toán là: 18.900.000đ, Tổng số Giá vốn: 12.525.000 Từ phiếu xuất kho số 45, kế toán định khoản: Nợ TK 157 Xuân Phú : 12.525.000 Có TK 156: 12.525.000 Khi cửa hàng Xuân Phú gửi báo cáo bán hàng, báo cáo tổng hợp kinh doanh lên Phòng kế toán thông báo về số hàng đã bán được thì kế toán định khoản: Nợ TK 632 Xuân Phú : 12.525.000 Có TK 157 Xuân Phú : 12.525.000 Kế toán tổng hợp sau khi đối chiếu các số liệu trên các sổ chi tiết và các báo cáo do các phần hành chuyển đến, căn cứ vào các chứng từ ghi sổ vào sổ cái TK 632. Biểu 13: BẢNG KÊ SỐ Ghi Nợ TK 632CT - Giá vốn hàng bán Tháng 11 năm 2006 ĐVT: 1.000đồng Chứng từ Diễn iải Cộng Nợ Tk 632 Ghi Nợ TK 632, ghi có các TK khác Ngày SH 152 153 156 157 ... 03/11 29.264.000 2.568.000 1.457.000 18.657.000 6.582.000 06/11 27.908.000 3.584.000 - 21.746.000 2.578.000 07/11 32.709.300 542.000 1.005.800 4.403.500 26.758.000 12/11 20.192.000 - 245.000 5.379.000 14.568.000 Cộng 942.586.800 20..848.200 12.542.500 845.738.100 63.458.000 Đã ghi Sổ cái ngày 30 tháng 11 năm 2006 Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 5. Kế toán chi phí bán hàng (CPBH). Ở Công ty cổ phần Vật tư Nông sản chi phí bán hàng gồm: Chi phí quảng cáo tiếp thị, chi tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng. Các chi phí này phát sinh trong tháng thường được chi bằng tiền mặt và tập hợp vào TK 641 “Chi phí bán hàng”, cuối tháng được kết chuyển toàn bộ vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”để xác định kết quả kinh doanh a. Nội dung CPBH tại Công ty cổ phần Vật tư nông sản . Để thực hiện quá trình bán hàng, Công ty cần phải chi ra các chi phí liên quan phục vụ cho việc bán hàng hoá gọi chung là CPBH. CPBH tại Công ty cổ phần Vật tư nông sản bao gồm: - Chi phí về lương phải trả cho nhân viên bán hàng. - Chi phí khấu hao TSCĐ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Điện, nước, vận chuyển - Chi phí bằng tiền khác trong quá trình bán hàng hoá. b. Chứng từ kế toán sử dụng. - Phiếu chi. - Hoá đơn, hợp đồng dịch vụ mua ngoài. - Giấy tạm ứng, các chứng từ liên quan. c. Tài khoản sử dụng và trình tự hạch toán. Để hạch toán CPBH, kế toán sử dụng TK 641: “ Chi phí bán hàng” và các tài khoản liên quan như: TK 111, TK 112, TK 241, Tk 334,Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến CPBH đều được theo dõi, ghi chép. Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ ghi sổ do kế toán phần hành chuyển tổng hợp vào sổ cái TK 641, cuối kỳ kế toán kết chuyển sang TK 911. Ví dụ: Trích số liệu tổng hợp trong ngày 30 tháng 11 năm 2006, kế toán tập hợp CPBH như sau: Tính lương cho nhân viên bán hàng, kế toán định khoản Nợ TK 641: 108.510.000 Có TK 334: 108.510.000 Khi thanh toán lương cho CBCNV, nhân viên bán hàng, kế toán ghi: Nợ TK 334: 108.510.000 Có TK 111: 108.510.000 Trích hao mòn các thiết bị phục vụ cho bán hàng Nợ TK 641: 9.645.000 Có TK 214.1: 9.645.000 Chi mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho quá trình bán hàng Nợ TK 641: 11.556.000 Nợ TK 133: 1.556.600 Có 111: 13.112.600 6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN). Chi phí QLDN của Công ty cổ phần Vật tư Nông sản gồm các khoản tiền lương nhân viên quản lý, trả lãi vay Ngân hàng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí văn phòng... được tập hợp vào TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”. Cuối tháng kế toán kết chuyển một lần sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. a. Nội dung CPQLDN. Nội dung CPQLDN tại Công ty cổ phần Vật tư nông sản bao gồm: - Tiền lương trả cho nhân viên QLDN. - Chi phí đồ dùng văn phòng: công cụ dụng cụ, đồ dùng ở bộ phận quản lý. - Chi phí khấu hao TSCĐ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Điện, nước, điện thoại. - Chi phí bằng tiền khác. b. Chứng từ kế toán sử dụng. - Phiếu chi. - Hợp đồng dịch vụ mua ngoài. - Chứng từ liên quan khác. c. Tài khoản sử dụng và trình tự hạch toán. Để hạch toán CPQLDN, kế toán sử dụng TK 642: “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”, ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác liên quan như: TK 111, TK 153, TK 333.7, TK 334, TK 331, TK 214... CPQLDN phát sinh trong kỳ được phản ánh vào TK 642. Cuối kỳ kế toán tập hợp CPQLDN và kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh, đồng thời phản ánh vào sổ cái TK 642. Ví dụ: Trích số liệu tổng hợp trong ngày 30 tháng 11 năm 2006, kế toán tập hợp được CPQLDN như sau: Tính lương cho nhân viên quản lý, kế toán định khoản Nợ TK 642: 93.240.000 Có TK 334: 93.240.000 Thanh toán lương phục vụ quá trình quản lý bằng tiền mặt Nợ TK 334: 71.227.000 Có TK 111: 71.227.000 Trích hao mòn các thiết bị phục vụ cho quản lý doanh nghiệp Nợ TK 642: 14.069.000 Có TK 214.1: 14.069.000 Chi mua thiết bị, công cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trình QLDN: Nợ TK 642: 13.256.000 Nợ 133: 1.325.600 Có 111: 14.683.600 BIỂU SỐ 14: SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ BÁN HÀNG Tháng 11 năm 2006 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh SH NT Nợ Có Nợ Có 68 20/11 Tiền lương phải trả cho nhân viên BH 641 334 108.510.000 108.510.000 75 30/11 Chi phí bằng tiền 641 111 100.409.000 100.409.000 30/11 Chi phí mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 641 152, 153 20.848.200 12.542.500 20.848.200 12.542.500 30/11 Trích hao mòn 641 214 9.645.000 9.645.000 Cộng 251.954.700 251.954.700 Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) BIỂU SỐ 15: SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Tháng 11 năm 2006 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh SH NT Nợ Có Nợ Có 68 20/11 Tiền lương phải trả cho nhân viên Quản lý 642 334 93.240.000 93.240.000 75 30/11 Chi phí bằng tiền 642 111 71.227.000 71.227.000 30/11 Chi phí mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 642 152, 153 8.803.000 4.453.000 8.803.000 :4.453.000 30/11 Trích hao mòn 642 214 14.069.000 14.069.000 Cộng 191.792.000 191.792.000 Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 7. Kế toán xác định kết quả bán hàng. a. Tài khoản kế toán sử dụng. Để xác định kết quả bán hàng kế toán sử dụng TK 911: “ Xác định kết quả kinh doanh”, ngoài ra còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như: TK511, TK 632, TK641, TK 642, TK 421 để xác định kết quả lãi, lỗ của công ty. b. Xác định kết quả bán hàng. Kết quả bán hàng của Công ty cổ phần Vật tư nông sản được xác định theo công thức sau: = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán – chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp = 1.537.537.283 - 942.586.800 - 251.954.700 - 191.792.000 = 151.203.783 c. Trình tự hạch toán xác định kết quả bán hàng. Cuối kỳ kế toán kết chuyển giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp sang bên Nợ TK 911, kết chuyển doanh thu bán hàng vào bên Có TK 911 để xác định lãi, lỗ của hoạt động bán hàng. Phần chênh lệch giữa bên Có và bên Nợ TK 911 sẽ được chuyển sang TK 421: “Lợi nhuận chưa phân phối”. Doanh thu thuần = Doanh thu - (doanh thu hàng trả lại + giảm giá hàng bán + chiết khấu). Các khoản giảm trừ doanh thu được hạch toán định khoản sau: Nợ Tk 511: 43.334.807 Có Tk 531: 27.000.000 Có TK 532: 9576.462 Có TK 521: 6.758.345 Trình tự kế toán kết chuyển xác định kết quả bán hàng. - Kết chuyển doanh thu Bán hàng của hoạt động bán hàng: Nợ TK 511: 1.537.537.283 Có TK 911: : 1.537.537.283 - Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 911: 942.586.800 Có TK 632: 942.586.800 - Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ TK 911: 251.954.700 Có TK 641: 251.954.700 - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 911: 191.792.000 Có TK 642: 191.792.000 - Kết chuyển lợi nhuận trong kỳ: Nợ TK 911: 120.817.715 Có TK 421: 120.817.715 Biểu 16 SỔ CÁI Tháng 11 năm 2006 Tên tài khoản: Doanh thu bán hàng Số hiệu: TK 511 Ngày Chứng từ Diễn giải TỪ NKCT Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh SH NT Nơ Có 03/11 Xuất bán HTX Tiên Phú NKCT số 1 NKCT số 10 111 3331 27.770.000 2.777.000 06/11 Xuất bán cho HTX Giao thiện NKCT số 2 NKCT số 8 112 131 . 3.000.000 2.125.000 07/11 Xuất hàng bán lẻ NKCT số 1 NKCT số 10 111 3331 6.515.000 6.515.000 12/11 Xuất bán cho HTX Giao Hải NKCT số 8 131 7.870.000 Cộng 1.586.295.936 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 17 SỔ CÁI Tháng 11 năm 2006 Tên tài khoản: Giá vốn hàng bán Số hiệu: TK 632 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TỪ NKCT Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh SH NT Nơ Có 03/11 NKCT số 7 NKCT số 7 NKCT số 8 NKCT số 8 152 153 156 157 2.568.000 1.457.000 18.657.000 6.582.000 06/11 NKCT số 7 NKCT số 7 NKCT số 8 NKCT số 8 152 153 156 157 3.584.000 21.746.000 2.578.000 07/11 NKCT số 7 NKCT số 7 NKCT số 8 NKCT số 8 152 153 156 157 542.000 1.005.800 4.403.500 26.758.000 12/11 NKCT số 7 NKCT số 7 NKCT số 8 NKCT số 8 152 153 156 157 - 245.000 5.379.000 14.568.000 Tổng cộng 942.586.800 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 18 SỔ CÁI Tháng 11 năm 2006 Tên tài khoản: Chi phí Bán hàng Số hiệu: TK 641 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TỪ NKCT Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh SH NT Nợ Có 31/10 Tiền lương phải trả cho nhân viên BH 334 108.510.000 31/10 Chi phí bằng tiền 111 100.409.000 31/10 Chi phí mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 152, 153 20.848.200 12.542.500 31/10 Trích khấu hao 214 9.645.000 31/10 Cộng 251.954.700 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 19 SỔ CÁI Tháng 11 năm 2006 Tên tài khoản: Chi phí quản lý doanh nghiệp Số hiệu: TK 642 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TỪ NKCT Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh SH NT Nơ Có 31/10 Tiền lương phải trả cho nhân viên QL 334 93.240.000 31/10 Chi phí bằng tiền 111 71.227.000 31/10 Chi phí mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 152 153 8.803.000 4.453.000 31/10 Trích khấu hao 214 14.069.000 31/10 Tổng cộng 191.792.000 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 20: SỔ NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1 Ghi có TK 111 - Tiền mặt Tháng 11 năm 2006 ĐVT: 1000đồng Chứng từ Diễn giải Cộng có 111 Ghi có TK111, ghi nợ các TK khác Ngày SH 9.190.360.108 112 3.583.000.000 141 47.550.000 331 4681176822 1331 7.248.628.636 ... 01/11 01 Nộp tiền vàoTK 916.000.000 916000000 ... 01/11 01 Tạm ứng công tác 8 000 000 8 000 000 ... 02/11 09 Mua hàng 534.914.600 486.286.000 48.628.600 ... 03/11 16 Tạm ứng công tác 10 000 000 10000000 ... 06/11 38 Mua hàng 292.113.800 265.558.000 26.555.800 08/11 56 Mua hàng 467.714.500 425.195.000 42.519.500 ... ... ... Đã ghi Sổ cái ngày 26 tháng 11 năm 2006 Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 21: BẢNG KÊ SỐ 1 Ghi Nợ TK 111 - Tiền mặt Tháng 11 năm 2006 Chứng từ Diễn giải Cộng nợ TK 111 Ghi nợ TK111, ghi có các TK khác Ngày SH 29.190.468.108 112 1.536.000.000 141 7.650.000 331 2.658.976.596 3331 9.589.352.536 511 4.834.212.000 01/11 01 Rút tiền về quỹ 850.000.000 850.000.000 01/11 01 Hoàn ứng đi công tác 3.000.000 3.000.000 02/11 09 Bán hàng 469.948.600 42.722.600 427.226.000 04/11 25 Bán hàng 392.103.800 35 645 800 356 458 000 06/11 42 Rút tiền về quỹ 560.000.000 560.000.000 ... Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu : 22 SỔ CÁI TK 911 (Tháng 11/2006) Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Kết chuyển doanh thu 511 1.537.537.283 Kết chuyển giá vốn 632 942.586.800 Kết chuyển chi phí bán hàng 641 251.954.700 Kết chuyển chi phí QLDN 642 191.792.000 Lãi kinh doanh 421 151.203.783 Cộng 1.537.537.283 1.537.537.283 CHƯƠNG III MỘT SỐ Ý KIẾN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG SẢN I. NHẬN XÉT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 1. Tình hình chung. 1.1. Ưu điểm: Công ty Apromaco có bộ máy quản lý và tác phong làm việc khá chuyên nghiệp. Đội ngũ nhân lực có chuyên môn vững vàng, tinh thần cầu tiến. Chính sách, chiến lược kinh phù hợp và cụ thể, linh hoạt. Doanh số bán hàng tăng đều qua các năm. Tinh hình tài chính lành mạnh, chế độ kế toán minh bạch rõ ràng. 1.2. Nhược điểm: - Trong quá trình cổ phần hóa, mặc dù công ty đã tinh giảm nhiều biên chế, sắp xếp, cơ cấu lại lực lượng lao động nhưng hiện tại, số lao động năng lực yếu vẫn còn tương đối nhiều. Đây chính là yếu tố tạo nên chi phí cao, hạn chế tăng trưởng. Hiện tại, công ty vẫn chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này. - Trên thị trường phân bón nói chung và sản phẩm urê nói riêng hiện đang diễn biến rất phức tạp và tác động xấu tới các DN hoạt động trong lĩnh vực này, trong đó có Apromaco. Cụ thể là giá bán của nhà máy Phú Mỹ đang làm cản trở đến hoạt động của các DN nhập khẩu urê. 1.3. Giải pháp: - Sắp xếp, bố trí lại nhân lực lao động theo hướng trẻ hóa đội ngũ. - Mở rộng kinh doanh đa ngành. Trên thực tế, mặc dù công ty đăng ký hoạt động ở nhiều lĩnh vực nhưng doanh thu chủ yếu tập trung ở khu vực buôn bán phân bón. Trong hạng mục phân bón, cơ cấu doanh thu phần lớn nằm ở buôn bán urê. Gần đây, công ty có lập một dự án bất động sản nhưng tiến độ vẫn bị chậm. Ngoài ra, trong cơ cấu doanh thu còn có một phần nhỏ từ xưởng sản xuất bao bì nhưng chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp. - Hiện tại, diện tích đất của công ty Apromaco tương đối lớn, phần lớn trong số này là đất có sổ đỏ và đất thuê dài hạn của nhà nước. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng chưa thực sự có hiệu quả. Vì vậy, trong xu hướng dòng vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư FDI đang bùng nổ hiện nay, việc thiết lập dự án cao ốc, văn phòng hay bất động sản tại khu vực Hà Nội sẽ đem lại lợi nhuận tương cao. Đồng thời, đó cũng là chính sách phân tán đầu tư, giảm thiểu rủi ro mà nhiều DN đang áp dụng hiện nay. II. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG SẢN Trong điều kiện mở cửa với nền kinh tế thị trường. Ban lãnh đạo Công ty đã linh hoạt đưa ra nhiều biện pháp kinh tế có hiệu quả nhằm khắc phục mọi khó khăn. Nhận thức đúng quy luật kinh tế thị trường, từ đó vận dụng sáng tạo vào thực tế, Công ty đã hiểu được “Bán hàng là sức sống”, cho nên trong vấn đề quản lý, bộ phận kế toán của Công ty đã quan tâm thích đáng tới việc kế toán bán hàng, doanh thu bán hàng và xác định kết quả. Cùng với sự phát triển của Công ty, trình độ quản lý của Công ty cũng không ngừng được củng cố và nâng cao. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi Công ty phải chú trọng đến vấn đề quản lý thu mua hàng hoá, tìm nguồn hàng có mức giá hợp lý, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành hàng hóa tạo sức cạnh tranh trong tiêu thụ. Với hàng hoá Công ty có một hệ thống kho, được xây dựng kiên cố, chắc chắn để đảm bảo hàng hóa tránh khỏi tác động của thiên nhiên, chống mất mát hao hụt tự nhiên. Hệ thống kho được bố trí một cách khoa học, hợp lý theo từng loại, từng nhóm, từng thứ hàng hoá tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý kiểm tra số lượng hàng hoá nhập, xuất, tồn của từng chủng loại hàng hoá. Ngoài ra các cửa hàng cũng có kho hàng hoá của riêng mình. Công ty đã đặc biệt coi trọng tới khâu bán hàng. Phòng kinh doanh cùng với các tổ công tác đã được mở rộng để tìm kiếm thị trường, khách hàng nhằm đẩy mạnh khối lượng hàng hóa bán ra. Cùng với phòng kinh doanh là các nhân viên tiếp thị tại cửa hàng ngày ngày tìm kiếm mở rộng thị trường phục vụ cho người tiêu dùng. Về công tác kế toán: Kế toán hàng hoá ghi chép tình hình biến động hàng hoá được kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp hàng hoá. Hệ thống kế toán hàng hoá ghi chép rõ ràng đầy đủ, chính xác và hợp lý, phương pháp kế toán chi tiết thẻ song song đã mang lại hiệu quả cao trong hạch toán hàng hoá. Việc tổ chức hạch toán tiêu thụ hàng hoá nói riêng và công tác kế toán nói chung đã đáp ứng được yêu cầu của Công ty đề ra: Đảm bảo tình thống nhất về mặt phạm vi phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế đảm bảo cho số liệu kế toán phản ánh trung thực, hợp lý rõ ràng, dễ hiểu. Trong quá trình hạch toán đã hạn chế những trùng lặp trong ghi chép mà vẫn đảm bảo tính thống nhất của nguồn số liệu ban đầu. Do đó việc tổ chức công tác kế toán ở Công ty là phù hợp với điều kiện một doanh nghiệp có phạm vi hoạt động rộng. Việc áp dụng các hình thức kế toán NKCT cho thấy đơn vị đã biết khai thác khả năng về chuyên môn đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán toàn Công ty, giảm nhẹ khối lượng công việc ghi sổ kế toán, giảm lao động trong phòng kế toán mà vẫn cung cấp nhanh nhất, chính xác những thông tin kinh tế phục vụ cho quản lý điều hành doanh nghiệp nói chung và tình hình tiêu thụ của Công ty nói riêng. II. NHẬN XÉT CỤ THỂ. 1. Kế toán bán hàng: - Phân loại hàng hoá: công ty chưa lập được hệ thống mã số cho từng chủng loại hàng hoá để phòng kế toán và các phòng ban có thể sử dụng được thống nhất, tránh nhầm lẫn trong việc kết hợp quản lý hàng hoá trên máy vi tính. Phương pháp tính giá vốn hàng hoá xuất kho: Hiện nay công ty đang tính trị giá vốn của hàng hoá xuất kho theo phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền. Theo phương pháp này trong thang giá thành thực tế của hàng hoá xuất kho chưa được ghi sổ mà cuối tháng khi kế toán tập hợp được trị giá của hàng hoá nhập kho thì mới tính được đơn giá bình quân, khi đó mới tính được trị giá vốn của hàng hoá xuất kho. áp dụng theo phương pháp này thì việc phản ánh số tiền tồn kho hàng hoá sẽ không liên tục mà phải đến cuối tháng kế toán mới phản ánh được. Lập dự phòng giảm giá: Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán, giữ cho rủi ro tài chính nằm trong giới hạn cho phép, có thể kiểm soát. Nhưng hiện nay Công ty vẫn chưa lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 2. Tình hình theo dõi công nợ: Công ty có rất nhiều bạn hàng, ngoài những khách hàng đến mua hàng và thanh toán ngay. Công ty còn có hàng loạt các khách hàng thường xuyên, bạn hàng quen thuộc thường đến nhận hàng trước và thanh toán sau. Chính điều này đặt cho kế toán Công ty trách nhiệm rất nặng nề: Thường xuyên phải kiểm tra, theo dõi một lượng tài sản khá lớn của mình nhưng vẫn còn đang trong quy trình thanh toán. Công ty đã tìm ra và hoàn thiện các biện pháp thích hợp, từ mềm dẻo đến cứng rắn để thu hồi nợ. Các biện pháp đó phải đảm bảo cả hai nguyên tắc: Lợi ích của Công ty không bị vi phạm, đồng thời không bị mất bạn hàng. Cơ chế bán hàng của Công ty là cơ chế mở, luôn coi “khách hàng là thượng đế”. Do đó khách hàng đến mua hàng được phục vụ tận tình chu đáo. Hiện nay Công ty vẫn chưa lập được dự phòng các khoản phải thu khó đòi, đây là điểm cần khắc phục. 3. Về nghiệp vụ bán hàng, xác định doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh: Xuất phát từ đặc điểm công tác bán hàng, Công ty cổ phần Vật tư Nông sản đã vận dụng linh hoạt lý luận kế toán vào thực tế, đưa ra hệ thống sổ sách ghi chép quá trình bán hàng phản ánh chính xác doanh thu bán hàng. Nghiệp vụ bán hàng của Công ty xảy ra từng ngày, từng giờ nhưng Công ty đã làm tốt việc theo dõi tình hình thanh toán của từng hoá đơn. Đây là kết quả của quá trình làm việc cần cù có sáng tạo và trách nhiệm của bộ phận kế toán. Công ty cổ phần Vật tư Nông sản đã xác định kết quả sản xuất kinh doanh (lỗ, lãi) đến từng chủng loại hàng hoá. Tập hợp đầy đủ và chính xác các khoản chi phí bán hàng và chi phí QLDN phục vụ cho việc xác định kết quả kinh doanh.Nhưng hiện nay vì số chi phí bán hàng và chi phí QLDN còn thấp nên Công ty chưa áp dụng phân bổ chi phí cho số lượng hàng hoá xuất bán. Công ty chưa có các hình thức chiết khấu bán hàng để khuyến khích tiêu thụ. III. MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG SẢN . Trong thời gian thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế về kế toán và xác định kết quả ở Công ty cổ phần Vật tư Nông sản tôi nhận thấy: về cơ bản công tác kế toán đã đi vào nề nếp, đảm bảo tuân thủ theo đúng chế độ của Nhà nước, phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty hiện nay. Bên cạnh đó Công ty cổ phần Vật tư Nông sản không tránh khỏi những tồn tại, những vấn đề chưa hoàn toàn hợp lý và chưa thật tối ưu. Sau đây tôi xin đưa ra một số ý kiến, giải pháp nhăm với mong muốn hoàn thiện hơn công tác hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả ở Công ty. 1. Ý kiến về bộ máy kế toán và phân công trong bộ máy kế toán: Phòng kế toán của Công ty gồm 6 người, với trình độ cao kinh nghiệm lâu năm thực sự là một lợi thế của Công ty. Việc bố trí công việc của các thành viên trong phong khá hợp lý. Tuy nhiên để nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán thì có thể vài năm một lần kế toán viên nên đổi phần việc của mình cho người khác. Qua đó, mỗi người sẽ có một tầm nhìn khái quát hơn về kế toán, hiểu sâu sắc hơn từng phần hành công việc đồng thời khi quay trở lại công việc cũ họ sẽ làm tốt hơn nữa việc làm đó sẽ tạo điều kiện cho sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc tránh trường hợp thực hiện trụng lặp giữa các phần hành riêng. 2. Ý kiến về hoàn thiện kế toán chi tiết hàng hoá: Công ty nên đặt hệ thống mã số cho từng chủng loại hàng hoá để tiện cho công tác quản lý của đơn vị, đồng thời tiện cho công tác hạch toán kế toán trên máy vi tính. Về việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Từ những đặc điểm kinh doanh của Công ty đòi hỏi phải tiến hành lập dự phòng như thế nào ? Tác động về tài chính: Dự phòng giảm phần vốn lưu động thực sự nằm trong luân chuyển, dự phòng quá lớn không cần thiết sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Dự phòng quá nhỏ so với yêu cầu sẽ không đủ bù đắp thâm hụt do giảm giá, dẫn đến tình trạng mất cân bằng vốn lưu động, ảnh hưởng tới kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty nên mở TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho chỉ được lập vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính.Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải thực hiện theo đúng các quy định của cơ chế quản lý tài chính hiện hành. Việc lập dự phòng phải tính cho từng thứ hàng hoá tồn kho nếu có bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá thường xuyên, có thể xảy ra trong niên độ kế toán, căn cứ vào số lượng, giá trị hàng tồn kho xác định khoản giảm giá hàng tồn kho cho niên độ kế toán tiếp theo. Nợ TK 159 Có - Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập vào kết quả SXKD - Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã tính vào CPQL doanh nghiệp SD: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho Cuối niên độ kế toán nếu có những chứng cứ chắc chắn về giá trị thực tế của hàng tồn kho thấp hơn giá trị có thể bán được trên thị trường, kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo các quy định của cơ chế tài chính hiện hành, ghi: Nợ TK 632 Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Cuối niên độ kế toán sau: + Trường hợp số dự phòng cần lập cho năm sau nhỏ hơn số dự phòng cần lập của năm trước, ghi: Nợ TK 159 Có TK 632 + Trường hợp số dự phòng cần lập cho năm sau lớn hơn số dự phòng cần lập của năm trước, ghi: Nợ TK 632 Có TK 159 3. Ý kiến về giá vốn hàng hoá: Hiện nay Công ty đang tính trị giá vốn của hàng hoá xuất kho theo phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền. áp dụng theo phương pháp này thì việc phản ánh số tiền tồn kho hàng hoá sẽ không được liên tục mà phải đến cuối tháng kế toán mới phản ánh được. Vì vậy Công ty nên áp dụng theo phương pháp nhập trước xuất trước. Theo phương pháp này kế toán trừ sổ chi tiết hàng hoá cũng có thể rút được số lượng hàng tồn kho và số tiền tồn của hàng hoá. Phản ánh kịp thời chính xác tình hình luân chuyển hàng hoá của doanh nghiệp. 4. Ý kiến hoàn thiện về lập dự phòng phải thu khó đòi: Trong hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Vật tư Nông sản có những khoản phải thu mà người nợ khó hoặc không có khả năng trả nợ. Nhưng Công ty vẫn chưa có kế hoạch lập dự phòng phải thu khó đòi. Vì vậy Công ty nên lập dự phòng phải thu khó đòi để phòng những tổn thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra, hạn chế những đột biến về kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán. Cuối niên độ kế toán doanh nghiệp phải có dự kiến số nợ có khả năng khó đòi, tính trước vào chi phí kinh doanh trong kỳ hạch toán. Số tính trước này được gọi là dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Việc xác định số lập dự phòng về các khoản phải thu khó đòi và việc xử lý xoá nợ khó đòi phải theo quy định của cơ chế tài chính. Doanh nghiệp mở TK 139 để theo dõi Nợ TK 139 Có - Các khoản nợ phải thu khó đòi không thu được phải xử lý xoá nợ. - Kết chuyển số chênh lệch về dự phòng đã lập không sử dụng còn lại đến cuối niên độ kế toán lớn hơn số phải trích lập dự phòng cho niên độ sau. - Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí. DC: Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi còn lại vào cuối kỳ - Căn cứ vào quy định của cơ chế tài chính, cuối niên độ kế toán, tính dự phòng các khoản phải thu khó đòi, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí QLDN Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi - Khi hoàn nhập các khoản dự phòng phải thu khó đòi theo quy định, ghi: Nợ TK 139 Có TK 632 - Nếu có khoản phải thu khó đòi thực sự không thể thu nợ được, doanh nghiệp làm thủ tục xoá nợ, ghi: Nợ TK 139 Có TK 131 Có TK 138 - Phải thu khác Đồng thời ghi vào bên nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý. (TK ngoài bảng) Đối với những khoản phải thu khó đòi đã xử lý xoá nợ, nếu khách hàng trả lại, khi thu tiền, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 632 Đồng thời ghi vào bên có TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý. (TK ngoài bảng) Khi tính số dự phòng phải thu khó đòi của niên độ sau: Trường hợp số dự phòng cần lập của niên độ sau ít hơn số dự phòng đã lập của niên độ trước thì số chênh lệch ghi: Nợ TK 139 Có TK 642 Trường hợp số dự phòng cần lập của niên độ sau nhiều hơn số dự phòng đã lập còn lại của niên độ trước thì số phải lập dự phòng bổ xung ghi: Nợ TK 642 Có TK 139 5. Ý kiến hoàn thiện về kế toán bán hàng: Công ty có chính sách khuyến khích khách hàng để tăng doanh thu bán hàng nhằm tăng lợi nhuận, cụ thể như giảm giá cho các khách hàng mua với số lượng lớn hay thực hiện việc chiết khấu bán hàng. Để hạch toán các nghiệp vụ này Công ty phải sử dụng các tài khoản sau: TK 521: Chiết khấu bán hàng. TK 532: Giảm giá bán hàng. Khi phát sinh chiết khấu, giảm giá hàng bán kế toán ghi định khoản như sau: Nợ TK 521 Nợ TK 532 Có TK 131 Hoặc Có TK 111, 112 Đồng thời kế toán điều chỉnh doanh thu: Nợ TK 511 hoặc 512 Có TK 531 Có TK 532 Khi nộp tiền bán hàng cho Ngân hàng, hiện nay kế toán không ghi qua tài khoản 113 mà chỉ khi nhận được giấy báo có của Ngân hàng kế toán ghi thẳng sang TK 112. Chỉ đến cuối tháng, nếu Ngân hàng chưa báo có kế toán mới ghi qua TK 113. Như vậy trong những thời điểm nhất định trong tháng, kế toán chưa phản ánh đầy đủ tiền vốn trong Công ty. Theo em, khi nộp tiền vào ngân hàng, căn cứ vào giấy nộp tiền đã được Ngân hàng ký nhận, kế toán ghi định khoản như sau: Nợ TK 113 Có TK 111 - Khi nhận được giấy báo có của ngân hàng, kế toán ghi: Nợ TK 112 Có TK 113 Trên đây là một số phương hướng nhằm hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tại Công ty cổ phần Vật tư Nông sản . Tuy nhiên để những phương hướng đó được thực hiện thì cần phải có những biện pháp sau: Công ty phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên kế toán toàn công ty. Công ty phải trang bị cơ sở vật chất đầy đủ cho phòng kế toán. Công ty phải có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán về tài khoản sử dụng, các quan hệ đối ứng tài khoản và chế độ sổ sách kế toán. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau. Để đứng vững trên thị trường và không ngừng phát triển là một vấn đề hết sức khó khăn. Nhưng chính sự biến động này của nền kinh tế đã giúp nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Việc hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tổ chức hoạt động tiêu thụ hàng hoá của mình một cách có hiệu quả hơn, đồng thời nó giúp doanh nghiệp có thể quản lý tốt hơn hoạt động tiêu thụ của mình, đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước và nâng cao đời sống CBNV. Do thời gian thực tập chưa nhiều, nên các vấn đề em đưa ra trong chuyên đề này chưa có tính khái quát cao, việc giải quyết chưa hẳn đã hoàn toàn thấu đáo và không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp chỉ bảo của cán bộ trong công ty, các thầy cô giáo để chuyên đề của em được tốt hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình hiệu quả của Ban lãnh đạo Công ty, phòng kế toán Công ty cổ phần Vật tư Nông sản và TS. Phạm Thị Bích Chi đã hướng dẫn chỉ bảo em hoàn thành chuyên đề này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Quy trình kế toán doanh nghiệp. PGS. TS Nguyễn Đình Đỗ – TS. Nguyễn Bá Minh. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội – 2004. Hệ thống kế toán doanh nghiệp. Vụ Chế độ kế toán – Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội – 1995. Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. PGS.TS Ngô Thế Chi. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội – 1997 Phụ lục Biểu 22: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY APROMACO Năm 2006 ĐVT: 1000 đồng TÀI SẢN Dư đầu kỳ Dư cuối kỳ NV Dư đầu kỳ Dư cuối kỳ 1 TS ngắn hạn ... ... 1.Nợ phải trả 510.952.954 417.083.517 11.Tiền mặt 6.458.556 8.692.458 1.1 Phải trả người bán 204.419.930 131.621.281 1.2.TGNH 245.653.152 395.246.142 1.2 Phải trả CNV 408.456 385.485 1.3 Phải thu KH 12.568.338 24.258.336 1.3 Vay dài hạn 306.124.568 285.462.236 1.4 thuế GTGT đầu vào 3.568.456 4.478.241 .... ... ... 2.TS dài hạn ... ... 2.1 TSCĐ HH 772.200.000 796.690.251 2.NV chủ sở hữu 2.072.504.302 2.178.070.751 Nhà của vật kiến trúc 685.750.000 694.145.265 2.1 NVKD 1287.145853 1345.589.457 Máy móc thiết bị 86.450.000 102.544.986 2.2 NV XDCB 785.358.449 832.481.294 .... Tổng TS 2.583.457.256 2.595.154.268 Tổng NV 2.583.457.256 2.595.154.268 Biểu 23: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY APROMACO Tháng 11 Năm 2006 ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Số tiền 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 1.586.295.936 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 43.334.807 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 1.442.087.215 4. Giá vốn hàng bán 11 942.586.800 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 499.500.415 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 65.064.000 7. Chi phí tài chính 22 - - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 - 8. Chi phí bán hàng 24 251.954.700 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 191.792.000 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + (21- 22) - (24+25)) 30 9.925.520.279 11.Thu nhập khác 31 - 12.Chi phí khác 32 - 13.Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 - 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 120.817.715 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 33.828.960 16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 - 17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - 51 - 52) 60 86.988.755 Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu ghi rõ họ tên) (Số liệu trên thu thập tại Sổ kế toán tổng hợp Công ty Apromaco) Biểu 24: HỆ THỐNG TÀI KHOẢN TẠI CÔNG TY APROMACO Loại 1 TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 2112 Nhà cửa ,vật kiến trúc 111 Tiền mặt 2113 Máy móc thiết bị 1111 Tiền VN 2115 Thiết bị dụng cụ quản lý 1112 Ngoại tệ 212 Tài sản cố định thuê tài chính 112 TGNH 213 TSCĐ vô hình 1121 Tiền VN 2131 Quy ền sd đất 1122 Ngoại tệ 214 HM TSCĐ HH 113 Tiền đang chuyển 242 Chi phí trả trước dài hạn 1131 Tiền VN 244 Ký quỹ, ký cược dài hạn 1132 Ngoại tệ Loại 3 Nợ phải trả 131 Phải thu khách hàng (chi tiết cho từng KH) 311 Vay ngắn hạn 133 Thuế GTGT đ ược khấu trừ 315 Nợ dài hạn đến hạn trả 136 Phải thu nội bộ 331 Ph ải trả cho người bán 138 phải thu khác 333 Thuế GTGT phải nộp 139 Dự phòng phải thu khó đòi 335 Chi phí phải trả 141 Tạm ứng (chi tiết) 336 Phải trả nội bộ 142 Chi phí trả trước 3382 KPCĐ 151 Hàng mua đang đi đường 3383 BHXH 152 Nguyên liêu,vật liệu 3384 BHYT 1521 NVL chính (chi tiết) 341 Vay dài hạn 1522 NVL phụ (chi tiết) 342 Nợ dài hạn 153 Công cụ dụng cụ Loại 4 Nguồn vốn chủ sở hữu 1531 Công cụ dụng cụ 411 Nguồn vốn kinh doanh 1532 Bao bì luân chuyển 412 Chênh lệch đánh gíá lại tài sản 1533 Đồ dùng cho thuê 413 Chênh lệch tỷ giá 154 CP SXKD dở dang 414 Quỹ đầu tư phát triển 155 Thành phẩm 415 Quỹ dự phòng tài chính 156 Hàng hoá 416 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 1561 Giá mua hàng hoá 421 LN chưa phân phối 1562 CP mua hàng hoá 4211 LN năm trước 159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 4212 LN năm nay Loại 2 TSCĐ và đầu tư dài hạn 431 Quỹ khen thưởng phúc lợi Loại 5 Doanh thu Loại 6 Chi phí sản xuất kinh doanh 511 Doanh thu bán hàng 621 Chi phí NVL trực tiếp 512 Doanh thu bán hàng nội bộ 622 Chi phí nhân công trực tiếp 515 Doanh thu tài chính 627 Chi phí SXC 521 Chiết khấu thương mại 632 Giá vốn hàng bán 5211 Chiết khấu hàng hoá 641 Chi phí bán hàng 5212 Chiết khấu thành phẩm 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5213 Chiết khấu dịch vụ Loại 7 thu nhập hoạt động khác 531 Hàng bán bị trả lại 711 thu nhập hoạt động khác 532 Giảm ga hàng bán Loại 8 Chi phí hoạt động khác 811 Chi phí hoạt động khác Loại 9 Xác định kết quả kinh doanh 911 Xác định kết quả kinh doanh Loại 0 Tài khoản ngoài bảng 003 Hàng hoá nhận bán hộ ,ký gửi 004 Nợ khó đòi đã xử lý 007 Ngoại tệ các loại 009 Nguồn vốn khấu hao cơ bản DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GTGT : Giá trị gia tăng CPBH : Chi phí bán hàng CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp TSCĐ : Tài sản cố định TK : Tài khoản BHYT : Bảo hiểm y tế BHXH : Bảo hiểm xã hội KPCĐ : Kinh phí công đoàn TNDN : Thu nhập doanh nghiệp HĐSXKD : Hoạt động sản xuất kinh doanh MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5058.doc
Tài liệu liên quan