Khai thác tri thức bản địa để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở xã Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre)

Lời kết. Sản phẩm du lịch văn hóa dân gian được xây dựng trên cơ sở tài nguyên văn hóa dân gian và nhu cầu du khách. Nguồn tài nguyên du lịch văn hóa dân gian phong phú, độc đáo sẽ tạo ra các sản phẩm du lịch có giá trị, hấp dẫn. Sản phẩm du lịch trải nghiệm dựa trên cơ sở của kho tàng tri thức bản địa. Nó được thiết kế dựa trên yếu tố đặc sắc của vùng miền với những giá trị lịch sử, văn hóa. Khai thác có chiều sâu và đa dạng các sản phẩm du lịch từ nền tảng tri thức bản địa sẽ tạo nên nét khác biệt, đặc sắc trong mô hình du lịch sinh thái cộng đồng ở xã Thạnh Phong. Bảo đảm lợi ích của người dân trong loại hình du lịch cộng đồng và bảo vệ môi trường, di sản văn hóa sẽ là những yếu tố đảm bảo cho sự thành công của hoạt động du lịch nơi đây. Việc khai thác đó cần có sự hợp lực giữa nhà nghiên cứu văn hóa dân gian – nghệ nhân dân gian – doanh nghiệp du lịch, trong đó quan tâm đến vai trò của cộng đồng, là chủ nhân các di sản văn hóa dân gian, để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, phản ánh bản sắc văn hóa địa phương, góp phần vào việc phát triển bền vững trong du lịch.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khai thác tri thức bản địa để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở xã Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
431 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH KHAI THÁC TRI THỨC BẢN ĐỊA ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG Ở XÃ THẠNH PHONG (HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE) Nguyễn Thanh Lợi 1. Mở đầu. Tri thức bản địa (Indigenous Knowledge) hay tri thức địa phương (Local Knowledge) ngày nay được sử dụng ở nhiều lĩnh vực như biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, kinh tế nông thôn, kiến trúc bản địa. Nó có vai trò quan trọng trong việc phát triển nông thôn, là nguồn lực văn hóa, góp phần vào việc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm sự phát triển bền vững ở các quốc gia đang phát triển. Tri thức bản địa có thể được hiểu là: “Tri thức bản địa được sáng tạo bởi cộng đồng địa phương trong quá trình tương tác trực tiếp với tự nhiên và xã hội. Kết quả của sự sáng tạo này là hệ thống kinh nghiệm phục vụ cho mục tiêu sinh tồn có khả năng thích ứng cao với văn hóa, môi trường địa phương. Hệ thống tri thức bản địa đó được trao truyền dưới nhiều hình thức và luôn được hoàn thiện, bồi đắp bởi những tri thức mới rút ra từ quá trình thực nghiệm và tiếp biến với hệ thống tri thức hàn lâm”1. Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng giúp cho du khách, người dân địa phương thấu hiểu, tận hưởng và bảo vệ môi trường thiên nhiên và di sản văn hóa tồn tại chung quanh cộng đồng, đồng thời tạo ra lợi ích kinh tế cho người dân địa phương. Theo Công báo Quebec về du lịch sinh thái (2002), để phân biệt loại hình này với các khái niệm rộng hơn của du lịch bền vững, du lịch sinh thái bao gồm các yếu tố sau: -Đóng góp tích cực vào việc bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa. -Cộng đồng địa phương và bản địa tham gia trong phát triển, lập kế  Trường Cao đẳng Sư phạm TW TP.HCM 1 Nguyễn Văn Thắng (2017), “Tri thức bản địa trong phát triển bền vững nông thôn Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 6, tr.31. 432 hoạch và hoạt động, đóng góp vào đời sống của họ. -Diễn giải các di sản thiên nhiên và văn hóa của các điểm cho du khách. -Hỗ trợ tốt hơn cho khách du lịch cá nhân, cũng như các tour du lịch được tổ chức cho các nhóm khách nhỏ. Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (CBET) tuân theo nguyên tắc và nhấn mạnh hơn nữa về mặt xã hội. Quỹ bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) xác định du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là "Hình thức du lịch sinh thái nơi cộng đồng địa phương có sự kiểm soát chặt chẽ, tham gia, vào phát triển và quản lý, và phần lớn nguồn thu lợi còn lại trong cộng đồng". Các hoạt động phổ biến của hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng như sau: -Có sự tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch du lịch, thường xuyên ra quyết định, phát triển và hoạt động. -Quyền sở hữu và trách nhiệm của cộng đồng đối với các sản phẩm du lịch và các hoạt động. -Tạo quyền cho cộng đồng địa phương. -Quy mô nhỏ, tốc độ chậm -Xây dựng kỹ năng, kiến thức và sự tự tin của người dân địa phương. -Sự công bằng trong xã hội, tính toàn vẹn văn hóa, môi trường bền vững. -Đời sống sung túc của người dân cộng đồng và xóa đói giảm nghèo. Loại hình du lịch này nhằm tăng cường tính ổn định của môi trường, xã hội, văn hóa thông qua việc tạo quyền cho cộng đồng địa phương để họ quản lý nguồn tài nguyên của chính mình và để tham họ tham gia trong việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch hợp lý1. 2. Vài nét về xã Thạnh Phong. Thạnh Phong là xã ven biển thuộc huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Phía bắc giáp xã Thạnh Hải, phía nam giáp sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp xã Giao Thạnh; gồm 6 ấp: Đại Thôn, Thạnh Phước, Thạnh 1 truy cập ngày 5/5/2016. 433 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH An, Thạnh Hòa, Thạnh Lộc và Thạnh Lợi. Diện tích tự nhiên của xã là 6.411 ha, trong đó có 2.858 ha đất sản xuất, 921 ha rừng và 17 km bờ biển. Thạnh Phong nằm giữa hai con sông Cổ Chiên và Hàm Luông, mỗi năm bồi dần ra biển Đông khoảng 200m. Xã có địa hình vùng thấp với độ cao 1,8 - 2m, phần lớn đất đai ngập úng mỗi khi mưa lớn và triều cường, một trong những xã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng biến đổi khí hậu tại Bến Tre. Thạnh Phong là xã nghèo nhất của huyện Thạnh Phú, tỉ lệ hộ nghèo tương đối cao 27,9% (664 hộ nghèo / 2380 hộ), số hộ không có đất sản xuất khoảng 10%, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Sinh kế của cộng đồng còn rất nhiều khó khăn, hơn 50% thanh niên lên thành phố kiếm sống, còn lại đa số là phụ nữ, người già và trẻ em. Nguồn sống chủ yếu dựa vào làm thuê và khai thác các tài nguyên sẵn có đang ngày càng cạn kiệt, thiên tai triền miên dẫn đến tình trạng nghèo nàn. Diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn xã khá lớn với những cánh rừng đước, chà là, sú vẹt, dừa nước bạt ngàn với nhiều loài động vật hoang dã (chim, cò, sóc..) và các giống loài thủy sinh (sâm đất, nghêu, cua, sò huyết, tôm sú, tôm thẻ, cá chẽm, cá ngâu). Những cánh rừng nguyên sinh của Thạnh Phong này đang từng ngày bị tàn phá bởi chính bàn tay của cộng đồng địa phương để phục vụ cho mưu sinh1. Về văn hóa, xã Thạnh Phong có 1 đình thần, 1 dinh, 5 miễu thờ Bà Chúa Xứ, 1 lăng Ông. Tôn giáo có đạo Cao Đài, đạo Thiên Chúa với gần 700 tín đồ (Cao Đài 350, Thiên Chúa 400). Phong tục tập quán văn hóa đặc trưng: thờ cúng tổ tiên ông bà, những vị có công khai khẩn đất hoang, lập lăng, lập ấp, anh hủng liệt sĩ bảo vệ non sông đất nước, tổ chức ma chay, cưới hỏi theo phong cách của người Nam Bộ. Sống tập trung từng cụm dân cư, đoàn kết giúp nhau để sản xuất và chống lại thiên tai. Thạnh Phong có khu di tích đường Hồ Chí Minh trên biển, đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc Nam, di tích thảm sát Khâu Băng2. 1 Tóm tắt đánh giá dự án xây dựng du lịch sinh thái cộng đồng Thạnh Phong sinh-thai-cong-dong-thanh-phong.html , tr.3-5. 2 Nhiều tác giả (2016), Du lịch biển góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạnh Phú, Kỉ yếu hội thảo, Trường Cao đẳng Sư phạm Bến Tre, tr.70. 434 3. Mô hình du lịch sinh thái cộng đồng xã Thạnh Phong. Năm 2013, thông qua sự tài trợ của Chương trình Rừng ngập mặn cho tương lai (MFF) thuộc Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), FACOD đã hỗ trợ xây dựng “Mô hình du lịch sinh thái cộng đồng của xã Thạnh Phong”. Sau gần 18 tháng, đến tháng 5/2015 dự án đã kết thúc và HTX Du lịch sinh thái cộng đồng Thạnh Phong tự vận hành hoạt động du lịch sinh thái của mình thông qua ban điều hành và 4 tổ chuyên trách. Tham gia tour du lịch này, du khách có thể thăm vườn xoài, dưa hấu, củ sắn tùy theo mùa vụ, cùng tham gia sản xuất với người dân địa phương; bơi xuồng du ngoạn quanh khu vực rừng với cảnh quan sinh thái gần như nguyên vẹn của rừng ngập mặn ven biển, giăng lưới bắt cá, đặt bẫy cua, cá thòi lòi, bắt sò huyết tự tay chế biến món ăn từ sản phẩm thu bắt được như món sò huyết nướng mọi, món cá đối nướng vĩ cuốn bánh tráng rau sống chắm nước mắm me hoặc mắm tép trộn đu đủ, rượu chuối hột; thưởng thức những đặc sản nổi tiếng như: nghêu Bến Tre, dưa hấu Cồn Dài, xoài tứ quý, củ sắn Thạnh Phong, cua biển Thạnh Phú. Du khách đi ghe xuyên qua rừng ngập mặn, ra cửa sông Cổ Chiên, rẽ qua sân nghêu Biên phòng và chạy về hướng rừng dương nằm bên bờ biển Thạnh Phong, chụp ảnh, tham quan phong cảnh, hạ trại. Trong tour tham quan được thưởng thức tiếng đờn và vài câu vọng cổ hát về Thạnh Phong hôm nay của đội đơn ca tài tử của HTX Du lịch sinh thái cộng đồng Thạnh Phong. Nhìn chung, mô hình du lịch sinh thái cộng đồng này đã mở ra triển vọng về loại hình du lịch sinh thái rừng ngập mặn còn khá mới mẻ ở nước ta của một địa phương vừa có sông lại giáp biển. Nó đáp ứng phần nào nhu cầu trải nghiệm của du khách về với những vùng đất còn nguyên sơ và góp phần cải thiện sinh kế cho người dân địa phương qua mô hình “đồng quản lý” của du lịch cộng đồng. Nhưng bên cạnh đó, những điều kiện để tổ chức thực hiện mô hình này còn không ít những khó khăn: cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, đường sá giao thông còn khó khăn, chưa có cơ sở lưu trú, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, thiếu sự hấp dẫn, huấn luyện du lịch cho người dân địa phương còn hạn chế, chưa kết nối được các điểm, tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh... 435 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH 4. Tri thức bản địa với du lịch sinh thái cộng đồng ở xã Thạnh Phong. Văn hóa dân gian ứng dụng là một lĩnh vực của văn hóa dân gian, vận dụng các kiến thức và phương pháp nghiên cứu của văn hóa dân gian để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống đương đại. Văn hóa dân gian hướng tới việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc của địa phương, những kết quả nghiên cứu của nó không chỉ ứng dụng trong các loại hình du lịch văn hóa mà ngay cả du lịch sinh thái cũng có thể áp dụng tốt, đặc biệt là du lịch cộng đồng, với những chủ nhân là cư dân địa phương, người thực hành và trao truyền các giá trị văn hóa, đồng thời thụ hưởng từ đó qua những lợi ích kinh tế mang lại khi tham gia vào du lịch cộng đồng ngay trên bản quán của mình. Tri thức bản địa ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù. Sản phẩm du lịch trong mô hình du lịch sinh thái cộng đồng ở xã Thạnh Phong còn đơn điệu, tẻ nhạt. Ngoài lợi thế về cảnh quan thiên nhiên còn hoang sơ, du khách được tham quan những cánh rừng nguyên sinh, ra cửa sông, đi thuyền trên biển, ghé sân nghêu, thưởng thức đặc sản địa phương... thì sản phẩm du lịch đặc thù chưa có, nó cũng hao hao giống cảnh quan các điểm du lịch rừng ngập mặn ở Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh), Gò Công (Tiền Giang), Cà Mau, Kiên Giang. Xu hướng về nhu cầu của sản phẩm du lịch hiện nay trên thế giới đang có sự thay đổi hành vi từ kiểu “tham quan, ngắm cảnh” thông thường ở các điểm đến, mà muốn tìm hiểu sâu hơn các giá trị và cuộc sống của cư dân bản địa nhằm phát triển bản thân. Mục đích của du lịch học tập với 3 nhóm sản phẩm chính là du lịch giáo dục, du lịch học tập chuyên đề và du lịch học tập suốt đời là qua sự trải nghiệm của các chuyến đi để mở rộng sự hiểu biết, rèn kỹ năng thích ứng với thiên nhiên, tìm hiểu sâu hơn về những giá trị sống1. Gắn với du lịch sinh thái, ngoài việc tổ chức cho du khách tham quan cảnh quan sông nước, tìm hiểu khám phá các khu hệ đa dạng sinh học; bơi thuyền trong khu rừng bảo tồn tự nguyện quy mô nhỏ của bà con nông dân, chúng ta có thể tổ chức cho du khách tham gia trồng rừng ngập mặn. Khi lội bì bõm trên những bãi bùn để cắm những cây sú, vẹt, đước... sẽ tạo cho du khách 1 Nguyễn Thị Kim Khánh (2017), “Du lịch học tập và sản phẩm du lịch học tập”, Tạp chí Văn hóa học, số 2, tr.60, 57. 436 cảm giác thích thú được trồng rừng, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, qua đó được hiểu sâu hơn về các loại cây rừng ngập mặn, hơn là chỉ ngồi “tham quan” trên các ghe thuyền xuyên qua các khu rừng. Thậm chí có thể tổ chức trò chơi thử thách vượt qua các địa hình đa dạng như vượt bãi bùn, xuyên rừng dương, sông rạch, đi thuyền trên biển... Ví dụ như tại sao chúng ta không cho du khách trải nghiệm việc cào nghêu, tìm hiểu về nghề này, cho họ thử cách chế biến nghêu ngay tại chỗ... chứ không phải chỉ đến ngắm nghêu như hiện nay, nó cũng hấp dẫn như đặt bẫy cua, bắt sò huyết, đào hang cua... Ngoài ra có thể hướng dẫn cho khách sử dụng các ngư cụ truyền thống của địa phương như đặt nôm, rộng cá, đặt đăng, đăng lưới, chài cá, đặt vó, đặt lờ. Ban đêm có thể soi đèn đi bắt cá thòi lòi, ba khía, chù ụ. Thực tế này sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị, nhất là đối với khách nước ngoài. Những tri thức về các sinh vật biển, về đời sống của ngư dân sẽ làm dày hành trang cho du khách khi đến vùng đất này. Tận dụng địa hình rừng ngập mặn, bãi bồi để tổ chức các trò chơi dân gian như “trượt mông”, “đi cà kheo”, trò chơi cộng đồng. Khai thác ẩm thực bình dân qua việc giới thiệu các món ăn địa phương và cách nấu nướng như nghêu nướng mọi, cá lóc, cá thòi lòi nướng trui dằm nước mắm me, cá lóc hấp bầu, ba khía, chù ụ rang me, cá nâu chua ngọt, thòi lòi nấu canh chua trái bần, rượu dâu tằm, rượu nếp than, nước uống từ củ sâm đất Những câu chuyện dân gian về tên đất, tên người, về huyền thoại lịch sử hào hùng của người dân Bến Tre về công cuộc khẩn hoang và chiến công của những con tàu không số trên đường mòn Hồ Chí Minh trên biển sẽ là những giá trị văn hóa phi vật thể nếu ta biết cách khai thác trong du lịch, qua việc tiếp xúc với những nhân chứng lịch sử, di tích. Lăng cá Ông ở Cồn Bửng chứa xương cốt của 2 cá Ông trôi dạt vào đây cùng một lúc, nặng đến 130 tấn, cùng với lễ hội cúng cá Ông hàng năm là nguồn tài nguyên nhân văn quý để đưa vào khai thác du lịch tâm linh, để giới thiệu với du khách về một nét văn hóa tín ngưỡng đẹp của cư dân duyên hải. Qua đó còn cho thấy thế ứng xử hết sức nhân văn của cộng đồng cư dân ven biển với tự nhiên, với thần linh. Giới thiệu thêm một số nghề truyền thống có thể phát triển để phục vụ khách du lịch, tham quan, nghiên cứu, học tập. Các nghề phụ giúp giải quyết lao động nữ và tăng thu nhập cho người dân trong xã hiện nay, như chằm lá 437 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH dừa, se chỉ xơ dừa, gia công lục bình; gia công kết bông vải có thể nghiên cứu cho du khách trải nghiệm qua việc “học nghề”, tập làm một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ đơn giản từ lá dừa, gáo dừa. Hay cũng có thể cho du khách thử trồng xoài, dưa hấu, đậu phộng, sắn như kinh nghiệm làm du lịch ở làng rau Trà Quế (TP. Hội An, Quảng Nam) đối với du khách nước ngoài qua tour “Một ngày làm nông dân”, du khách được cưỡi trâu, trồng rau. Du lịch Hội An cũng đã cho khách nước ngoài trải nghiệm chèo thuyền thúng trên sông rạch, rất được yêu thích. 5. Lời kết. Sản phẩm du lịch văn hóa dân gian được xây dựng trên cơ sở tài nguyên văn hóa dân gian và nhu cầu du khách. Nguồn tài nguyên du lịch văn hóa dân gian phong phú, độc đáo sẽ tạo ra các sản phẩm du lịch có giá trị, hấp dẫn. Sản phẩm du lịch trải nghiệm dựa trên cơ sở của kho tàng tri thức bản địa. Nó được thiết kế dựa trên yếu tố đặc sắc của vùng miền với những giá trị lịch sử, văn hóa. Khai thác có chiều sâu và đa dạng các sản phẩm du lịch từ nền tảng tri thức bản địa sẽ tạo nên nét khác biệt, đặc sắc trong mô hình du lịch sinh thái cộng đồng ở xã Thạnh Phong. Bảo đảm lợi ích của người dân trong loại hình du lịch cộng đồng và bảo vệ môi trường, di sản văn hóa sẽ là những yếu tố đảm bảo cho sự thành công của hoạt động du lịch nơi đây. Việc khai thác đó cần có sự hợp lực giữa nhà nghiên cứu văn hóa dân gian – nghệ nhân dân gian – doanh nghiệp du lịch, trong đó quan tâm đến vai trò của cộng đồng, là chủ nhân các di sản văn hóa dân gian, để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, phản ánh bản sắc văn hóa địa phương, góp phần vào việc phát triển bền vững trong du lịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. truy cập ngày 5/5/2016. 2. Tóm tắt đánh giá dự án xây dựng du lịch sinh thái cộng đồng Thạnh Phong gia-du-an-xay-dung-du-lich-sinh-thai-cong-dong-thanh-phong.html , truy cập ngày 28/03/2016. 3. 438 cong-dong-thanh-phong.html, truy cập ngày 5/5/2016. 4. co%CC%A3ng-dong-tha%CC%A3nh-phong, truy cập ngày 5/5/2016. 5. Nhiều tác giả (2016), Du lịch biển góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạnh Phú, Kỉ yếu hội thảo, Trường Cao đẳng Sư phạm Bến Tre. 6. Nguyễn Thanh Lợi (2014), Một góc nhìn về văn hóa biển, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Trần Hữu Sơn (2017), Văn hóa dân gian ứng dụng trong cuộc sống đương đại, Tạp chí Nguồn sáng dân gian, số 4. 8. Trần Hữu Sơn (2017), Văn hóa dân gian ứng dụng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 9. Nguyễn Văn Thắng (2017), Tri thức bản địa trong phát triển bền vững nông thôn Việt Nam hiện nay, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 6. 10. Nguyễn Thị Kim Khánh (2017), Du lịch học tập và sản phẩm du lịch học tập, Tạp chí Văn hóa học, số 2.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhai_thac_tri_thuc_ban_dia_de_phat_trien_du_lich_sinh_thai_c.pdf
Tài liệu liên quan