Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh

LỜI MỞ ĐẦU1. Đặt vấn đềTrong mỗi gia đình – công trình phụ là một phần không thể thiếu và tại các thành phố lớn – nhà vệ sinh công cộng có vai trò rất quan trọng. Là công trình phụ nhưng không hề phụ trong việc phục vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, ở một số nơi, công trình phụ và nhà vệ sinh công cộng chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức. Chưa nói đến sự kém ý thức, coi thường việc bảo vệ môi trường sống của một số người. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn của nước ta nhưng hiện trạng nhà vệ sinh công cộng vẫn còn nhiều bất cập về cả số lượng lẫn chất lượng. Để cải thiện chất lượng cuộc sống đô thị ngoài việc nâng cao các điều kiện ăn, ở thì cũng không thể quên việc xây dựng mới và cải thiện các nhà vệ sinh công cộng đã có tạo điều kiện để người dân thể hiện lối sống văn minh, lịch sự. Tuy nhiên, không phải cư dân nào cũng có điều kiện tiếp cận được với nhà vệ sinh công cộng để chứng tỏ sự văn minh của mình, bởi trên địa bàn thành phố còn quá thiếu nhà vệ sinh công công và không ít người dân còn e ngại khi bước chân vào một nhà vệ sinh công cộng chưa thực hợp vệ sinh môi trường. Rõ ràng chất lượng cuộc sống đô thị chưa thể nâng cao nếu cư dân đô thị đi ra đường mà không có nơi giải quyết “chuyện tế nhị hàng ngày”. Vả lại phải ngửi mùi hôi từ các điểm có đặt nhà vệ sinh công cộng trên một số nẻo đường thì khó nói chất lượng cuộc sống được nâng cao. Trên thực tế, từ nhiều năm qua Tp Hồ Chí Minh đã nổ lực gia tăng số lượng nhà vệ sinh nhưng kết quả vẫn chưa được như ý muốn. Nằm trong nổ lực chung để nâng cao hiệu quả sử dụng nhà vệ sinh công cộng tại đô thị lớn nhất cả nước là thành phố Hồ Chí Minh, trước hết cần có bức tranh tổng thể về tình trạng các nhà vệ sinh công cộng tại toàn thành phố và ít nhất là tại các quận nội thành tập trung đông dân cư của thành phố Hồ Chí Minh, đề tài “khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh” đã ra đời với mong muốn phản ánh kịp thời và đầy đủ về tình hình thực tế của các nhà vệ sinh công cộng hiện nay. 2. Mục đích đề tàiKhảo sát hiện trạng nhà vệ sinh công cộng tại một số quận thuộc khu vực nội thành của thành phố Hồ Chí Minh nhằm đánh giá công tác quản lý và xử lý chất thải từ các nhà vệ sinh công cộng nói trên, đồng thời đề xuất một số phương án cải thiện chất lượng vệ sinh môi trường của hệ thống nhà vệ sinh công cộng của khu vực nội thành thành phố. 3. Phạm vi nghiên cứu- Địa điểm: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của khu vực thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: quận 1, quận 3, quận 5, quận 6 và quận 10. - Thời gian: đề tài được thực hiện từ ngày 09/05/2011 đến ngày 04/07/2011. 4. Nội dung nghiên cứu- Tìm hiểu về số lượng, mật độ phân bố nhà vệ sinh công công. - Khảo sát và đánh giá hiện trạng sử dụng và chất lượng vệ sinh môi trường của nhà vệ sinh công cộng trong khu vực nghiên cứu. - Đề xuất các phương án cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp nghiên cứua. Phương pháp luậnDựa vào hiện trạng môi trường và hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại khu vực Tp Hồ Chí Minh, các dữ liệu cơ sỡ phải được nghiên cứu, thu thập chính xác, khách quan. Từ đó, đánh giá phương án thực hiện cần thiết nhằm thực hiện việc quản lý xây dựng nhà vệ sinh công cộng đạt hiệu quả. b. Phương pháp cụ thể- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh. - Khảo sát, đánh giá, tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến nhà vệ sinh công cộng. 6. Ý nghĩa của đề tàiKhảo sát, đánh giá tác động của nhà vệ sinh công cộng đến người dân. Từ đó, đưa ra phương án quản lý tốt hơn cho nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của khu vực thành phố Hồ Chí Minh và góp phần cải thiện cảnh quan đô thị cho thành phố.

pdf58 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 4730 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch) do thành phố quản lý. Là thành phố lớn nhất Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm giáo dục bậc đại học lớn bậc nhất cùng với Hà Nội, đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh với năm đại học thành viên. Nhiều đai học lớn khác của thành phố như: đại học Kiến Trúc, đại học Y Dược, đại học Ngân Hàng, đại học Luật, đại học Bách Khoa, đại học Kinh Tế.... đều là các đại học quan trọng của Việt Nam. Trong số học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng của thành phố, 40% đến từ các tỉnh khác của cả nước. Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 17 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NHÀ VỆ SINH 2.1 Định nghĩa nhà vệ sinh và nhà vệ sinh công cộng Theo Bách khoa toàn thư mở: “ công trình vệ sinh là nơi mà trong đó có hệ thống thải dành cho các chất thải cơ thể như phân, nước tiểu.” Bộ luật về sức khỏe môi trường của Singapore định nghĩa: nhà vệ sinh công cộng là nhà vệ sinh ở siêu thị, chợ búa, nơi ăn uống (nhà hàng, quán ăn, quán cà phê...), các trung tâm hội nghị, nhà hát, rạp chiếu phim, công viên, trạm đổ xăng, sân vận động, hồ bơi công cộng ... 2.2 Phân loại nhà vệ sinh Có 3 dạng nhà vệ sinh chủ yếu được sử dụng hiện nay gồm: nhà vệ sinh tự hoại, nhà vệ sinh tự thấm, nhà vệ sinh dạng khô. Ưu nhược điểm của mỗi loại nhà vệ sinh được trình bày ngắn gọn trong bảng 2.1 như sau Bảng 2.1 phân loại nhà vệ sinh theo nguyên tắc xử lý phân Dạng nhà vệ sinh Nguyên lý xử lý phân Tính chất Ưu điểm Nhược điểm Tự hoại Vi khuẩn yếm khí sẽ phân hủy các chất thải người sau một thời gian trong bể tự hoại Sạch sẽ, gọn gàng, không hoặc ít gây rò rỉ mùi hôi Chi phí cao Tự thấm Chất thải thấm qua các tầng đất và tự làm sạch Thích hợp cho các vùng đất thấm nước tốt Có thể ảnh hưởng phần nào đến nền đất nơi đặt nhà vệ sinh. Dạng khô Dạng này không dùng nước, thường dùng tro -Rẻ tiền -Phân người sau khi -Không vệ sinh và thẩm mỹ, gây mùi hôi Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 18 bếp, tro trấu hoặc cát mịn để phủ lấp phân được ủ có thể trộn với tro bếp làm phân bón cây -Là nơi sinh sống của các loài gâybệnh 2.2.1 Bể tự hoại Bể tự hoại là công trình xử lý nước thải bậc một ( xử lý sơ bộ) đồng thời thực hiện hai chức năng: lắng nước và lên men cặn lắng. Bể tự hoại có dạng hình chữ nhật hoặc hình tròn trên mặt bằng, xây dựng bằng gạch, bê tông cốt thép, hoặc chế tạo bằng vật liệu compozit. Bể được chia làm hai hoặc ba ngăn. Do phần lớn cặn lắng nằm trong ngăn thứ nhất nên dung tích ngăn này chiếm 50 -75% dung tích toàn bể. Các ngăn thứ hai hoặc thứ ba của bể có dung tích bằng 25 – 35% dung tích toàn bể. Bể thường sâu từ 1,5 – 3 mét, chiều sâu lớp nước trong bể tự hoại không bé hơn 0,75 m và không lớn hơn 1,8 m, chiều rộng của bể tối thiểu là 0,9 m và chiều dài tối thiểu là 1,5 m. Thể tích bể tự hoại không nhỏ hơn 2,8m3 trong đó thể tích phần lắng không nhỏ hơn 2m3. Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn được nêu ở hình II.1 Các ngăn bể tự hoại được chia làm hai phần: phần lắng nước thải (phía trên) và phần lên men cặng lắng (phía dưới). Nước thải vào với thời gian lưu lại trong bể từ 1 đến 3 ngày. Do vận tốc trong bể bé nên phần lớn cặn lơ lửng được lắng lại. Hiệu quả lắng cặn trong bể tự hoại từ 40 – 60% phụ thuộc vào nhiệt độ và chế độ quản lý, vận hành bể,Qua thời gian từ 3 – 6 tháng, cặn lắng lên men yếm khí,Quá trình lên men chủ yếu diễn ra trong giai đoạn đầu là lên men axit. Các chất khí tạo nên trong quá trình phân giải như CH4, CO2, H2S... nổi lên kéo theo các hạt cặn khác có thể làm cho nước thải nhiễm bẩn lại và tạo nên một lớp váng nổi trên mặt nước. Chiều dày lớp váng này có thể từ 0,3 đến 0,5m Để dẫn nước thải vào và ra khỏi bể người ra thường dùng các phụ kiện tê với đường kính tối thiểu làm 100mm với một đầu đặt ống dưới lớp màng nổi, đầu khác được nhô lên phía trên để tiện kiểm tra và tẩy rửa. Cặn trong bể tự hoại được lấy ra định kì, mỗi lần phải để lại khoảng 20% lượng cặn đã lên men để làm giống men cho bùn cặn tươi mới lắng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy cặn. Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 19 Bể tự hoại là dạng bể được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. 2.2.2 Bể tự thấm Là kiểu nhà vệ sinh mà chất thải được xử lý bằng cách tự thấm qua màng đất và tự làm sạch. Kiểu nhà vệ sinh này thích hợp cho các vùng đất thấm nước tốt như các vùng cao, vùng đồi núi, vùng gồng cát ven biển và kiểu nhà vệ sinh này được UNICEF đề xuất xây dựng khá nhiều ở các vùng khô hạn. Mặc khác, kiểu nhà vệ sinh này cũng có ảnh hưởng phần nào đến nền đất nơi đặt nhà vệ sinh. 2.2.3 Nhà vệ sinh dạng khô Nhà vệ sinh khô khác với nhà vệ sinh thông thường là nhà vệ sinh này không cần dùng nước. Phân được gom trực tiếp bên dưới bồn cầu bằng một hố đào nông hay một thùng chứa, một khoang chứa. Nhà vệ sinh khô gồm một bồn cầu xổm hoặc bệt có bề mặt nhẵn với diện tích nhỏ để hạn chế bị làm bẩn. Một nhà vệ sinh khô có thể được làm bằng xi măng, vật liệu gia cố dạng sợi, hoặc loại nhựa bền và cứng, gỗ được sơn hoặc vật liệu gốm sứ. Nhà vệ sinh khô chỉ nên áp dụng ở những vùng nông thôn, nơi có đất rộng tại các hộ gia đình để chứa , xử lý và sử dụng lấy phân bón. Nhà vệ sinh khô phù hợp với những nơi thiếu nước, những nơi dể ngập lụt và những nơi có đất cứng. 2.3 Tiêu chuẩn cho nhà vệ sinh đạt chuẩn Dựa theo quy định vệ sinh của nhà vệ sinh do Bộ y tế ban hành ( số 08/2005/QĐ – BYT) và QCVN về các công trình hạ tầng đô thị được ban hành ngày 05 tháng 02 năm 2010 do Hội Môi Trường Xây Dựng Việt Nam biên soạn đưa ra được tiêu chuẩn chính cho một nhà vệ sinh đạt chuẩn là: - Phải đảm bảo vệ sinh môi trường, khoảng cách từ nhà vệ sinh đến các nguồn nước từ 8 – 30 mét, cách chổ ở phải đủ xa từ 4 – 6 mét. - Không để mùi hôi, xú uế thoát ra xung quanh. Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 20 - Nước từ hầm nhà vệ sinh khi thoát ra ngoài phải sạch, đảm bảo yêu cầu nguồn nước loại B (theo quy chuẩn Việt Nam), về lý thuyết không có vi khuẩn gây bệnh. - Hầm cầu đảm bảo chắc chắn, an toàn cho người sử dụng. - Đối với các dạng nhà vệ sinh cần có một áp lực nước đủ mạnh để tống sạch các chất thải xuống bể chứa. - Trong nhà vệ sinh cần có đủ các vật dụng vệ sinh cần thiết như thùng rác, giấy vệ sinh, xà phòng rửa tay ... - Kích thước hố chứa phân phải đủ lớn để ít nhất có thời gian sử dụng trên 3 năm ( đối với vùng nông thôn) và trên 5 năm (đối với các khu dân cư, đô thị) mới đầy và phải thuê các xe hút hầm cầu đến rút các chất cặn bã. - Nhà vệ sinh phải kín đáo, sạch sẽ, thoáng khí và phần nào tạo sự thỏa mái, tiện lợi cho người sử dụng 2.4 Một số quy định về các địa điểm đô thị phải có nhà vệ sinh công cộng Các địa điểm đô thị phải xây dựng các nhà vệ sinh công cộng được quy định theo bảng 2.2 Tại các khu vực có giá trị đặc biệt về cảnh quan đô thị hoặc quỹ đất hạn chế thì phải xây nhà vệ sinh công cộng ngầm. Khoảng cách giữa các nhà vệ sinh công cộng trên đường phố chính của đô thị phải ≤ 500m và trên các tuyến đường vành đai đô thị phải ≤ 800m Bảng 2.2 Các điểm đô thị phải có nhà vệ sinh công cộng STT Danh mục các điểm trong đô thị 1 Quảng Trường 2 Công viên, vườn hoa, vườn thú 3 Ga tàu hóa, tàu điện 4 Bến xe khách, bến xe buýt đầu và cuối, các trạm xăng nằm ngoài đô thị 5 Ga hàng không Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 21 6 Bãi đỗ xe 7 Trung tâm thương mại – chợ 8 Các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống – giải khát 9 Các tuyến đường vành đai của đô thị 10 Các trục phố chính của đô thị Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 22 CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG VỀ HỆ THỐNG NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG TẠI KHU VỰC MỘT SỐ QUẬN NỘI THÀNH CỦA TP. HỒ CHÍ MINH 3.1 Vị trí, số lượng, mật độ phân bố nhà vệ sinh công cộng Khu vực các quận trung tâm thành phố : quận 1, quận 3, quận 5, quận 6, quận 10 có khoảng 69 công trình vệ sinh công cộng. Các công trình phân bố ở những địa điểm khác nhau của các quận. 3.1.1 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại Quận 1 Bảng 3.1: thống kê số lượng nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn quận 1 do công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 1 Quản lý STT Địa chỉ nhà vệ sinh công cộng 1 Chợ Tân Định - Bên hông TTYT Tân Định, Q1 2 Trong CV Lý Tự Trọng, Q1 3 Trong chợ Bến Thành – góc Phan Bội Châu – Lê Thánh Tôn, Q1 4 Trong chợ Bến Thành – góc Phan Châu Trinh – Lê Thánh Tôn, Q1 5 Bến chờ xe buýt Quách Thị Trang – đối diện công viên, Q1 6 Góc đường Nguyễn Thái Học, Q1 7 Số 109 Phạm Ngũ Lão, Q1 8 Ngoài lồng chợ Thái Bình – bên góc đường Phạm Ngũ Lão, Q1 9 Trong chợ Dân Sinh – sau hàng sắt, Q1 10 Vào hẻm 100 Cô Giang, Q1 11 Mé sau chợ Cầu Kho, Q1 12 Trên đường Nguyễn Cư Trinh, góc Nguyễn Cư Trinh – Trần Đình Xu, Q1 13 Trên công viên mũi tàu đường Lê Lai – Nguyễn Trãi, Q1 14 Trên công viên Phong Châu bên hông nhà sách Nguyễn Thị Minh Khai, Q1 Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 23 15 Trên Nguyễn Du bên hông BV Nhi Đồng 2, Q1 16 Trên Nguyễn Trung Trực – bên hông thư viện Quốc Gia, Q1 17 Góc đường Công Chúa Huyền Trân – Nguyễn Thị Minh Khai, Q1 18 Trên đường Hoàng Sa – gần chân cầu Nguyễn Hữu Nghĩa, Q1 19 Gần ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Huỳnh Thúc Kháng, Q1 20 Góc Cách Mạng Tháng Tám – Nguyễn Thị Minh Khai, Q1 21 Trên Nguyễn Thị Minh Khai – bên hông BV Phụ Sản, Q1 22 Góc đường Nguyễn Thái Bình – Phó Đức Chính, Q1 23 Góc đường Nguyễn Chảnh Chân – Trần Hưng Đạo, Q1 24 Chợ Nguyễn Văn Cừ, Q1 25 Góc đường Điện Biên Phủ - phùng Khắc Khoan, Q1 26 Góc đường Trần Cao Vân – Phùng Khắc Khoan, Q1 27 Góc đường Nguyễn Hữu Cảnh – Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1 28 Góc đường Lê Lai – Nguyễn Thị Nghĩa, Q1 29 Góc đường Hàm Nghi – công trường Quách Thị Trang, Q1 30 Góc đường Nguyễn Công Trứ - Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q1 31 Góc đường Nguyễn Tự Trọng – Hai Bà Trưng, Q1 32 Góc đường Trần Đình Xu – Trần Hưng Đạo, Q1 33 Góc đường Hoàng Sa – Nguyễn Thị Minh Khai, Q1 34 Góc đường Chu Mạnh Trinh – Nguyễn Du, Q1 35 Góc đường Nguyễn Văn Tráng – Nguyễn Trãi, Q1 36 Đường Phạm Ngũ Lão – trên CV 23/9, Q1 37 Góc đường Cô Bắc – Nguyễn Thái Học, Q1 38 Góc đường Nguyễn Trung Trực – Nguyễn Du, Q1 39 Góc 116 Nguyễn Du – gần cửa sau sấn khấu Trống Đồng, Q1 40 Trên Nguyễn Văn Chiêm – đối diện nhà văn hóa Thanh Niên, Q1 41 Công Trường Mê Linh – Đoạn Giữa Thi Sách – Hai bà Trưng, Q1 (Nguồn: công ty dịch vụ công ích thanh niên xung phong, Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 24 Công ty dịch vụ công ích quận 1) Hệ thống các nhà vệ sinh công cộng của quận 1 được phân bố như trong bản đồ hình 3.1 (Nguồn công ty dịch vụ công ích quận 1 và khảo sát thực tế) Hình 3.1: Vị trí các nhà vệ sinh công cộng tại quận 1 – TPHCM Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 25 Nhìn chung, quận 1 – quận trung tâm của thành phố với nhiều khu thương mại, trung tâm chính trị, nơi khách du lịch tập trung đông và là bộ mặt của thành phố nên vấn đề nhà vệ sinh công cộng khá được quan tâm. Với mạng lưới 41 nhà vệ sinh công cộng do công ty dịch vụ công ích quận 1 quản lý phân bố rải rác ở nhiều tuyến đường chính và nhiều khu vực đông người qua lại, có thể nói quận 1 là quận có số lượng nhà vệ sinh nhiều nhất tại thành phố. Tuy nhiên, khi nhìn vào bản đồ hình 3.1 có thể dể dàng thấy mật độ nhà vệ sinh công cộng tại quận 1 phân bố không đồng đều, đa phần được xây dựng nhiều ở khu vực trung tâm quận như khu chợ Bến Thành, công viên 23/9, công viên Tao Đàn, các trung tâm mua sắm và một số khu vực dọc sông Sài Gòn như đại lộ Hàm Nghi, đại lộ Nguyễn Huệ, đại lộ Tôn Đức Thắng ... Ngược lại, các khu vực giáp ranh với các quận khác như quận Bình Thạnh, quận 3, quận Phú Nhuận thì lại khá ít nhà vệ sinh công cộng, các nhà vệ sinh nằm khá xa nhau ở những điểm khó tìm thấy. 3.1.2 Hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại quận 3 Bảng 3.2 Thống kê số lượng nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn quận 3 do công ty Dịch Vụ Công Ích Thanh Niên Xung Phong quản lý STT Địa chỉ nhà vệ sinh công cộng 1 Lề đường trước trường Merie-Curie, đối diện nhà tang lễ thành phố số 25 Lê Quý Đôn, P7, Q3 2 Lề đường bên hông BV mắt TP, góc tú Xương- Bà Huyện Thanh Quan, Q3 3 Chợ Nguyễn Văn trỗi, Q3 4 Chợ Bàn Cờ, Q3 (Nguồn: Công ty dịch vụ công ích thanh niên xung phong và Công ty dịch vụ công ích quận 3) Hệ thống nhà vệ sinh công cộng của quận 3 được cụ thể hóa trong bản đồ hình 3.2 Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 26 (Nguồn công ty Dịch vụ công ích thanh niên xung phong, công ty dịch vụ công ích quận 3 và khảo sát thực tế) Hình 3.2: Vị trí các nhà vệ sinh công cộng tại quận 3 – TPHCM Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 27 Quận 3 là một trong số những quận trung tâm của thành phố, với những tuyến đường giao thông huyết mạch và số lượng người tham gia giao thông, lượng khách vãng lai tập trung đông nhưng toàn quận chỉ có 4 nhà vệ sinh công cộng và phân bố rải rác ở các chợ, các tuyến đường. Có thể thấy so với quận 1, con số 4 nhà vệ sinh cho cả quận 3 là quá ít. Và một đặc điểm nữa là các nhà vệ sinh công cộng quận 3 lại phân bố rải rác ở những khu vực tương đối khuất khiến cho những người lưu thông trên các tuyến đường chính thuộc quận 3 còn khá bối rối khi muốn tìm nơi giải quyết nhu cầu cá nhân. 3.1.3 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại quận 5 Bảng 3.3 Thống kê số lượng nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn quận 5 do công ty Dịch Vụ Công Ích Thanh Niên Xung Phong quản lý STT Địa chỉ nhà vệ sinh công cộng 1 Lề Đường trước trường THPT Lê Hồng Phong, 235 Nguyễn Văn Cừ, Q5 2 Lề Đường trước bệnh viện chấn thương chỉnh hình, 929 Trần Hưng Đạo, Q5 3 Lề đường trước trường đại học Sài Gòn, 273B An Dương Vương, Q5 4 Lề đường sau chợ An Đông, gần bệnh viện 30-4, đối diện nhà số 86D Hùng Vương, Q5 5 Lề đường gần nhà thờ ngã 6, đối diện công viên Văn Lang, cạnh nhà số 116 Hùng Vương, Q5 6 Trong CV Dân Ước - Ngã 6 Nguyễn Tri Phương, Q5 7 201 Nguyễn Văn cừ, P2, Q5 8 Lề đường trước trung tâm văn hóa quận 5 - đối diện nhà số 150 Trần Hưng Đạo, P7, Q5 9 Lề đường trước nhà tang lễ Nguyễn Tri Phương - đối diện nhà số 433 Trần Phú, P7, Q5 Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 28 10 Lề đường trước kho bia Sài Gòn - 42 Tân Thành, P12, Q5 11 Trên CV Hãi Thượng Lãn Ông, Q5 12 Lề đường trước bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Q5 (Nguồn: công ty dịch vụ công ích thanh niên xung phong và công ty dịch vụ công ích quận 5) Hệ thống nhà vệ sinh công cộng khu vực quận 5 được thể hiện rõ trên bản đồ hình 3.3 (Nguồn công ty Dịch vụ công ích thanh niên xung phong, công ty dịch vụ công ích quận 5 và khảo sát thực tế) Hình 3.3: Vị trí các nhà vệ sinh công cộng tại quận 5 – TPHCM Có thể thấy, khu vực quận 5 có đặc điểm là nơi tập trung nhiều bệnh viện lớn trong thành phố như bệnh viện Đại học y Dược Thành phố, bệnh viện y Phạm Ngọc Thạch, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhiệt Đới... do vậy các dịch vụ phục vụ bệnh nhân và người nhà thăm nuôi cũng phát triễn rầm rộ, các tiểu thương buôn bán tự Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 29 phát xung quanh các bệnh viên phát sinh với số lượng lớn như các cửa hàng ăn uống di động, các cửa tiệm tạp hóa nhỏ, các bến đậu đỗ taxi, xe ôm... vì thế, nhu cầu sử dụng các dịch vụ vệ sinh công cộng của những người làm dịch vụ này là rất cao. Tuy nhiên, toàn quận hiện chỉ có 12 nhà vệ sinh công cộng và hầu như không được đặt gần các bệnh viện lớn. Bên cạnh đó, quận 5 cũng là trung tâm mua sắm, thương mại lớn của thành phố phân bố rải rác dọc các tuyến đường Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo và khu vực gần Chợ Lớn ... Tại đâycác dịch vụ ăn uống phát triển khá mạnh do là những nơi tập trung nhiều khách vãng lai kéo theo nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh khá cao nhưng thực tế là hầu như các khu vực trên có khá ít nhà vệ sinh và hầu như không có nên gây bất tiện cho người muốn sử dụng dịch vụ vệ sinh công cộng. 3.1.4 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại quận 6 Bảng 3.4 Thống kê số lượng nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn quận 6 do công ty Dịch Vụ Thanh Niên Xung Phong quản lý STT Địa chỉ nhà vệ sinh công cộng 1 Trong CV văn hóa Phú Lâm, đối diện với nhà số 223 Kinh Dương Vương,Q6 2 Lề đường góc Mai Xuân Trường - Hậu Giang,Q6 3 Lề đường góc Phạm Đình Hổ với Phan Văn Khỏe- cạnh số nhà 193B Phan Văn Khỏe,Q6 4 Trên tiểu đảo công viên Lê Quang Sung vs Phạm Đình Hổ. Đối diện nhà số 75 Lê Quang Sung,Q6 5 Lề đường bờ kè Phạm văn Chí. Đối diện nhà số 121 Nguyễn Văn Luông. P10,Q6 6 Trên tiểu đảo góc Bình Tiên - Phạm Phú Thứ, đối diện nhà số 234 Phạm Phú Thứ. P4,Q6 Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 30 7 Lề đường trước công viên văn hóa phú Lâm. P13,Q6 (Nguồn Công ty dịch vụ công ích thanh niên xung phong và công ty dịch vụ công ích quận 1) Hệ thống nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn quận 6 được thể hiện rõ trên bản đồ hình 3.4 (Nguồn công ty Dịch vụ công ích thanh niên xung phong,công ty dịch vụ công ích quận 6 và khảo sát thực tế) Hình 3.4: Vị trí các nhà vệ sinh công cộng tại quận 6 – TPHCM Tại quận 6 tình trạng các nhà vệ sinh bố trí không hợp lí khá nhiều như nhà vệ sinh nằm ở bờ kè chân cầu Phạm Văn Chí, tiểu đảo góc Bình Tiên–Phạm Phú Thứ quận 6 nằm trong khu vực dân cư và chân cầu nơi ít xe cộ qua lại. Trong khi đó, quận 6 cũng là nơi có khá nhiều chợ buôn bán sỉ và lẻ với nhiều tiểu thương Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 31 kinh doanh nhỏ như khu vực chợ Bình Tây, bến xe Chợ Lớn... nên nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh công cộng là khá cao song lại chưa đáp ứng được nhu cầu cho người dân. 3.1.5 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại quận 10 Bảng 3.5 Thống kê số lượng nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn quận 10 do công ty Dịch Vụ Thanh Niên Xung Phong quản lý STT Địa chỉ nhà vệ sinh công cộng 1 Đối diện tòa nhà Vinaphone lô B9 Thành Thái, Q10 2 Lề đường trước công ty giầy Sài Gòn. P2 - đối diện nhà số 432 Lê Hồng Phong, Q10 3 Lề đường bên hông trường đại học Bách Khoa, đối diện nhà số 473 Tô Hiến Thành, Q10 4 Lề đường trc bệnh viện Bình Dân, đối diện với nhà số 346 Điện Biên Phủ, Q10 5 Góc đường Lý Thái Tổ với Ba Tháng Hai, Q10 (Nguồn Công ty dịch vụ công ích thanh niên xung phong và Công ty dịch vụ công ích quận 10) Hệ thống nhà vệ sinh công cộng quận 10 được thể hiện rõ trên bản đồ hình 3.5 Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 32 (Nguồn công ty Dịch vụ công ích thanh niên xung phong, Công ty dịch vụ công ích quận 6 và khảo sát thực tế) Hình 3.5: Vị trí các nhà vệ sinh công cộng tại quận 10 – TPHCM Cũng như 4 quận được khảo sát ở trên, hệ thống nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn quận 10 còn khá ít và bố trí chưa hợp lí. Các công viên lớn của quận như Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 33 công viên Lê Thị Riêng, công viên Kỳ Hòa hay trường đua Phú Thọ là những nơi người dân hay tập trung về để sinh hoạt văn hóa và các hoạt động thể thao nhưng hầu như không được trang bị nhà vệ sinh công cộng. Trong thực tế, những người có nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh tại đây chỉ có thể đi vào những nhà vệ sinh lụp xụp ở xung quanh đã được xây dựng từ lâu, nên rất mất vệ sinh và nguy hiểm vì đây còn là nơi xảy ra nhiều tệ nạn xã hội. Như vậy, qua kết quả khảo sát tại 5 quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh cho thấy với số lượng và mật độ phân bố nhà vệ sinh không đồng đều đã dẫn đến tình trạng nhà vệ sinh công cộng được trang bị nhưng người dân vẫn phải giải quyết lén lút trên vỉa hè, lề đường hay công viên vì tình trạng thiếu và không tìm thấy nhà vệ sinh công cộng là khá phổ biến. 3.2 Hiện trạng trang thiết bị của các nhà vệ sinh công cộng tại các quận được khảo sát Theo tiêu chuẩn của nhà vệ sinh đạt chuẩn, nhà vệ sinh công cộng phải có những vật dụng tối thiểu sau - Bồn cầu, bồn tiểu. - Nước sạch. - Bồn rửa tay. - Giấy vệ sinh, xà phòng rửa tay. - Thùng rác. Liên quan đến hiện trạng trang thiết bị tại các nhà vệ sinh công cộng hiện nay, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 40 người đang trực tiếp trông giữ và quản lý các nhà vệ sinh công cộng rải rác thuộc 5 quận trên. Kết quả khảo sát thu được như sau: Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 34 Câu 1: Theo anh(chị) số lượng nhà vệ sinh công cộng tại Tp.HCM ○ Nhiều ○ Tương đối ○ Ít ○ Rất ít Trả lời: 90% chọn đáp án ít nhà vệ sinh công cộng. Câu 2: Các vật dụng trong nhà vệ sinh công cộng (nước, bồn rửa tay, xà phòng, giấy vệ sinh, thùng rác...) ○ Đầy đủ, tiện nghi ○Bình Thường ○ Hoàn toàn không có Trả lời: 100% chọn đáp án các vật dụng trong nhà vệ sinh là bình thường Câu 3: Giấy, rác trong nhà vệ sinh công cộng thực tế được cho vào đâu ○ Bồn cầu ○ Thùng rác ○ Vứt lung tung Trả lời: 98% trả lời được cho vào thùng rác. Để có được đánh giá khách quan hơn về tình trạng trang thiết bị trong các nhà vệ sinh công cộng của thành phố hiện nay,101 phiếu khảo sát ý kiến người sử dụng cũng đã được thu thập và kết quả có được như sau: Câu 1: Anh(chị) có thường xuyên sử dụng nhà vệ sinh công cộng không.? ○ Thường xuyên ○ Thỉnh Thoảng ○ Rất ít ○ không Trả lời: 90% người dân rất ít khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Câu 2: Theo anh(chị) số lượng nhà vệ sinh công cộng tại Tp. Hồ Chí Minh như thế nào? ○ Nhiều ○ Tương đối ○ ít ○ Rất ít Trả lời: 75% cho rằng nhà vệ sinh ít và khó tìm thấy. Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 35 Câu 3: Vị trí nhà vệ sinh công cộng thường nằm gần ○ Trường học ○ Bệnh viện ○ Khu vui chơi, giải trí, công viên ○ Khu dân cư ○ Các cơ quan, công ty. Trả lời: hơn 80% cho rằng nhà vệ sinh công cộng hay nằm gần khu vui chơi, giải trí, công viên. Câu 4: Các vật dụng trong nhà vệ sinh công cộng (nước, bồn rửa tay, xà phòng, giấy vệ sinh, thùng rác...) ○ Đầy đủ, tiện nghi ○Bình Thường ○ Hoàn toàn không có Trả lời: 100% chọn đáp án các vật dụng trong nhà vệ sinh là bình thường Câu 5: Anh (chị) sử dụng loại giấy nào khi đi vệ sinh ○ Giấy vệ sinh ○ Giấy báo, tập ○ khác..... Trả lời: 87% đi bằng giấy vệ sinh Câu 6: Giấy, rác trong nhà vệ sinh công cộng thực tế được cho vào đâu ○ Bồn cầu ○ Thùng rác ○ Vứt lung tung Trả lời: 100% trả lời được cho vào thùng rác. Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 36 Như vậy, so với các tiêu chuẩn về trang thiết bị cho một nhà vệ sinh thì cơ sở vật chất của các công trình nhà vệ sinh công cộng ở 5 quận khảo sát là tương đối đầy đủ về bồn cầu, bồn tiểu, thùng rác và nước sạch nhưng xà phòng rửa tay thì không phải nhà vệ sinh nào cũng sẵn có. Đặc biệt về giấy vệ sinh thì người sử dụng phải mua tại chổ với mức giá 500 – 1000 ngàn đồng cho một dải giấy vệ sinh nhỏ đủ cho 1 lần sử dụng nếu có nhu cầu. Kết quả khảo sát thực tế cũng cho thấy hầu hết các nhà vệ sinh công cộng đều được trang bị đầy đủ thùng rác nhưng đa số là các thùng rác không có nắp đậy, gây hiện tượng mất vệ sinh, có mùi hôi và gây phản cảm cho người sử dụng. Một số hình ảnh về trang thiết bị trong các nhà vệ sinh công cộng thuộc khu vực khảo sát được trình bày trên các hình từ 3.6 đến 3.12 Hình 3.6 Thùng rác tại nhà vệ sinh trong công viên 23/9, Q1 Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 37 Hình 3.7 Bồn cầu ngồi trong nhà vệ sinh ở công viên Quách Thị Trang, Q1 Hình 3.8 Bồn rửa tay của một nhà vệ sinh trên đường An Dương Vương quận 5 Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 38 Hình 3.9 Bàn cầu ngồi trong nhà vệ sinh công cộng tại chợ Nguyễn Văn Trỗi,Q3 Hình 3.10 Bồn tiểu tự động ở nhà vệ sinh trên đường Lý Thái Tổ, Q10 Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 39 Hình 3.11 Bồn cầu bệt ở nhà vệ sinh công cộng trong công viên văn hóa Phú Lâm, quận 6 Kết quả khảo sát thực tế cũng cho thấy hầm rút của một số nhà vệ sinh bị hư hỏng và chưa được sửa chữa như nhà vệ sinh trong công viên 23/9 quận 1, nhà vệ sinh góc Trần Cao Vân và Phùng Khắc Khoan quận 1, nhà vệ sinh 109 Phạm Ngũ Lão quận 1, một số nhà vệ sinh cố định bị nứt vách tường, sàn nhà hoen ố, ẩm ướt như nhà vệ sinh trên công viên 23/9 quận 1. Bên cạnh đó, có một số công trình vệ sinh còn được trưng dụng làm kho để dụng cụ, hàng hóa buôn bán chiếm phần lớn diện tích sử dụng của khách đi vệ sinh. Ngoài ra, một số nhà vệ sinh công cộng được sử dụng không đúng chức năng như nhà vệ sinh ở lề trước trường đại học Sài Gòn quận 5 được sử dụng thành nơi buôn bán nước giải khát và là nơi nấu ăn cho người trực tiếp quản lý nhà vệ sinh này. Một số hình ảnh phản ánh hiện tượng lấn chiếm diện tích sử dụng nhà vệ sinh công cộng khá phổ biến. Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 40 Hình 3.12 Nhà vệ sinh công cộng do công ty dịch vụ công ích thanh niên xung phong quản lý trên đường Nguyễn Văn Cừ, Q5 được trưng dụng để bán báo và bán nước giải khát. Hình 3.13 Nhà vệ sinh công cộng trên đường Ngô Nhân Tịnh, Q6 bị chiếm dụng phần lớn để bán sách báo và sim, card điện thoại. Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 41 Hình 3.14 Một nhà vệ sinh trên đường Lê Quang Sung, Q6 lại trở thành quán nước giải khát. Hình 3.15 Nhà vệ sinh trên đường An Dương Vương, Q5 trở thành nơi buôn bán và nấu ăn. Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 42 3.3 Hiện trạng quản lý, sử dụng và vấn đề vệ sinh môi trường trong các nhà vệ sinh công cộng tại các quận khảo sát 3.3.1 Hiện trạng quản lý và sử dụng các nhà vệ sinh công cộng ¾ Đối với quận 1 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại quận 1 được quản lý bởi công ty dịch vụ công ích quận 1 trực thuộc Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, với sơ đồ quản lý như sau: Công ty dịch vụ công công ích quận 1 quản lý hệ thống nhà vệ sinh công cộng theo hình thức khoán về cho người tiếp nhận kinh doanh nhà vệ sinh công cộng. Những người có nhu cầu kinh doanh nhà vệ sinh công cộng sẽ được công ty dịch vụ công ích khoán cho một hay một vài nhà vệ sinh công cộng nào đó. Những người này sẽ được phép sử dụng mặt bằng của nhà vệ sinh công cộng để kinh doanh MỘT SỐ NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KẾ HOẠCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ CÁC ĐỘI DỊCH VỤ CÔNG CỘNG MỘT SỐ NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG MỘT SỐ NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG CÔNG TY DỊCH VỤ CÔNG ÍCH QUẬN 1 Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 43 thêm báo, nước giải khát hoặc một số hàng hóa đơn giản, dể bảo quản nhưng diện tích cho phần kinh doanh phụ không được quá lớn. Bù lại, mỗi ngày người tiếp nhận kinh doanh sẽ phải nộp lại cho công ty dịch vụ công ích quận 1 khoản phí đầu tư và sửa chữa nhà vệ sinh công cộng với mức cố định từ 90 – 100 ngàn đồng/ ngày/ 1 nhà vệ sinh. Người tiếp nhận kinh doanh tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của họ tại mỗi nhà vệ sinh công cộng và không được hưởng lương quét dọn, trông giữ. Nói cách khác, công quét dọn, trông giữ nhà vệ sinh công cộng coi như đã tính vào thu nhập mỗi tháng từ việc kinh doanh nhà vệ sinh công cộng. Đối với các nhà vệ sinh di động, các chi phí điện, nước cần thiết phục vụ khách đi vệ sinh cũng do người tiếp nhận kinh doanh tự chi trả. Với mức phí tính trung bình cho một lượt đi vệ sinh của người sử dụng từ 1000–2000 đồng và theo thống kê từ kết quả khảo sát của 40 người đang trông giữ các nhà vệ sinh trong khu vực 5 quận được biết mỗi nhà vệ sinh công cộng thường có trung bình từ 100 – 120 người sử dụng / 1 ngày nên tổng doanh thu sẽ thấp hơn chi phí phải bỏ ra. Vì vậy, đa số các nhà vệ sinh ở quận 1 được công ty dịch vụ công ích khoán về cho người tiếp nhận kinh doanh nhà vệ sinh sẽ thu thêm các phần phụ để bù đắp chi phí như phí giấy vệ sinh, xà phòng rửa tay hay thu thêm từ 500-1000 đồng đối với người đi đại tiện. ¾ Đối với quận 3, quận 5, quận 6, quận 10 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng được quản lý bởi công ty dịch vụ công ích thanh niên xung phong, với sơ đồ quản lý như sau: Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 44 Tại các nhà vệ sinh này, nhân viên của công ty dịch vụ công ích thanh niên xung phong trực tiếp trông coi và quét dọn. Mức phí thu vào là 1000 đồng trên 1 lượt đi vệ sinh. Nhân viên trông coi các nhà vệ sinh này được nhận mức lương cố định do nhà nước quy định và tương tự như quận 1, người trực tiếp lãnh việc trông coi nhà vệ sinh công cộng sẽ được sử dụng 1 phần nhỏ diện tích nhà vệ sinh công cộng làm nơi buôn bán những mặt hàng dể bảo quản như sách, báo, sim card điện thoại và phải nộp về cho đơn vị quản lý hệ thống nhà vệ sinh số tiền 100 ngàn đồng/ngày là khoản tiền đầu tư, sửa chữa, nâng cấp nhà vệ sinh công cộng. Theo hệ thống quản lý trên, người trông coi nhà vệ sinh được hưởng lương nên hệ thống nhà vệ sinh ở các quận này không có nhiều các phụ thu như bên nhà vệ sinh được công ty dịch vụ công ích quận 1. 3.3.2 Vấn đề vệ sinh môi trường trong các nhà vệ sinh công cộng thuộc khu vực khảo sát Kết quả khảo sát tình trạng vệ sinh môi trường hiện nay tại các nhà vệ sinh công cộng từ 40 người đang trông coi hệ thống thuộc 5 quận như sau: MỘT SỐ NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG MỘT SỐ NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG MỘT SỐ NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG CÔNG TY DỊCH VỤ CÔNG ÍCH THANH NIÊN XUNG PHONG ĐỘI VỆ SINH Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 45 Câu 1: Nguồn nước trong nhà vệ sinh công cộng được lấy từ đâu ○ Nước máy ○ Nước giếng ○ Không rõ nguồn nước nào Trả lời: 62% sử dụng nguồn nước máy 30% sử dụng nguồn nước giếng Câu 2: Theo anh(chị) nguồn nước trên được sử dụng là vì: Trả lời: Nguồn nước được sử dụng theo tính chất của nhà vệ sinh công cộng là cố định hay di động. Nhà vệ sinh cố định sẽ sử dụng nước giếng và nhà vệ sinh công cộng sẽ sử dụng nước máy. Câu 3: Thông thường anh(chị) quan sát những người sau khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng họ có dội nước không ○ Có ○ Không ○ Thỉnh thoảng không ○ Rất ít Trả lời: 80% cho rằng thỉnh thoảng không. Câu 4: Theo anh(chị) trung bình mỗi ngày có bao nhiêu lượt người đi vệ sinh ○ < 50 lượt ○ 50 – 100 Lượt ○ 100 – 150 Lượt ○ >150 lượt Trả lời: 100% trả lời rằng hàng ngày có từ khoảng 100 đến 150 lượt người đi vệ sinh. Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 46 Câu 5: nếu anh(chị) lựa chọn kiểu nhà vệ sinh cho nhà vệ sinh công cộng nơi mình quản lý thì anh(chị) chọn: ○ Kiểu cố định ○ Kiểu di dộng Trả lời: 90% mong muốn nhà vệ sinh cố định Câu 6: Nhà vệ sinh công cộng được quét dọn bao lâu 1 lần ○ Hàng ngày ○ Hàng tuần ○ Hàng tháng Trả lời: 100% quét dọn nhà vệ sinh hàng ngày. Câu 7: Sau bao lâu hầm chứa của nhà vệ sinh được hút 1 lần Trả lời: 6 tháng hút 1 lần cho nhà vệ sinh di động và 1 năm cho nhà vệ sinh cố định. Câu 8: Anh(chị) có cho rằng cần thiết phải gấp rút xây dựng lại hệ thống nhà vệ sinh công cộng sạch đẹp, văn minh làm cho môi trường trong lành hơn không.? ○ Cần thiết ○ Chưa cần thiết ○ ý kiến khác... Trả lời: 100% cho rằng cần thiết gấp rút xây dựng. Câu 9: Nếu cần xây dựng lại hệ thống nhà vệ sinh công cộng, anh(chị) có thể cho ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn và đảm bảo về vấn đề vệ sinh môi trường là gì? Trả lời: đa số ý kiến cho rằng nên gấp rút xây dựng mới và tu bổ nhà vệ sinh công cộng hiện có. Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 47 Dựa trên kết quả khảo sát đối với người tiếp nhận kinh doanh nhà vệ sinh công cộng, có thể thấy việc giữ gìn vệ sinh của các khu vực này khá tốt, nguồn nước được sử dụng là nước máy đối với nhà vệ sinh di động và nước giếng đối với nhà vệ sinh cố định đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước cho việc dọn dẹp vệ hằng ngày. Nhưng thực tế hiện tượng nhà vệ sinh có mùi hôi gây khó chịu cho người sử dụng và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh lại rất phổ biến. Theo kết quả thống kê khảo sát người dân sử dụng nhà vệ sinh công cộng về chất lượng vệ sinh môi trường tại nhà vệ sinh công cộng (số khảo sát là 101) thì kết quả cũng bộc lộ nhiều vấn đề cần khắc phục : Câu 1: Anh (chị) sử dụng nhà vệ sinh công cộng với mục đích: ○ rửa chân tay ○ Rửa mặt ○ Khác.... Trả lời: gần 100% sử dụng nhà vệ sinh để đi vệ sinh. Câu 2: Anh(chị) nhận thấy nhà vệ sinh công cộng ở khu vực này như thế nào ○ Sạch ○ Bình thường ○ Bẩn ○ Rất bẩn Trả lời: 89% cho rằng nhà vệ sinh còn bẩn và có mùi khó chịu. Câu 3: Nhà vệ sinh công cộng có mùi: ○ Rất khó chịu ○ Khó chịu ○ Bình thường ○ Dể chịu Trả lời: 78% cho rằng nhà vệ sinh có mùi khó chịu Câu 4: Thông thường anh(chị) quan sát những người sau khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng họ có dội nước không ○ Có ○ Không ○ Thỉnh thoảng không ○ Rất ít Trả lời: 90% cho rằng thỉnh thoảng không. Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 48 Câu 5: Theo anh(chị) nhà vệ sinh công cộng hiện nay có gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống xung quanh.? ○ Có ○Không ○ ý kiến khác..... Trả lời: 60% cho rằng không ảnh hưởng Câu 6: Anh(chị) có cho rằng cần thiết phải gấp rút xây dựng lại hệ thống nhà vệ sinh công cộng sạch đẹp, văn minh làm cho môi trường trong lành hơn không.? ○ Cần thiết ○ Chưa cần thiết ○ ý kiến khác... Trả lời: 100% cho rằng cần thiết gấp rút xây dựng. Câu 7 Nếu cần xây dựng lại hệ thống nhà vệ sinh công cộng, anh(chị) có thể cho ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn và đảm bảo về vấn đề vệ sinh môi trường là gì? Trả lời: đa số ý kiến cho rằng nên gấp rút xây dựng mới và tu bổ nhà vệ sinh công cộng hiện có. Như vậy, đa số người được khảo sát cho rằng nhà vệ sinh còn bẩn và có mùi hôi. Đây cũng là hạn chế lớn nhất trong việc đẩy mạnh sử dụng nhà vệ sinh công cộng của người dân. Dựa vào kết quả từ các phiếu và nhận xét thực tế, nhận thấy đa số các nhà vệ sinh trên hệ thống nhà vệ sinh 5 quận được khảo sát còn kém trong vấn đề đảm bảo vệ sinh. Các nhà vệ sinh còn dơ bẩn, một số bồn cầu, bồn tiểu bị hoen ố do không được chà rửa thường xuyên, nền nhà vệ sinh còn ẩm ướt, một số thùng rác không có nắp đậy gây mùi ảnh hưởng đến người trực tiếp sử dụng nhà vệ sinh công công và tạo điều kiện để các vi sinh vật gây bệnh phát tán ra ngoài không khí. Vấn đề vệ sinh môi trường bên ngoài nhà vệ sinh cũng có nhiều điểm phải lưu tâm như: nước Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 49 từ các nhà vệ sinh còn chảy ra vỉa hè và lòng đường gây phản cảm cho người tham gia giao thông, các nhà vệ sinh được khoán về cho người tiếp nhận kinh doanh thường không được cọ rửa thường xuyên dẫn đến có mùi hôi gây ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống của một bộ phận những người xung quanh, nên đã có tình trạng một vài hộ gia đình viết đơn kiến nghị lên công ty dịch vụ công ích các quận yêu cầu dở bỏ nhà vệ sinh công cộng. Như vậy, tình trạng vệ sinh môi trường của các nhà vệ sinh công cộng không mấy tốt đã làm ý thức giữ gìn vệ sinh chung của người sử dụng kém đi, tạo cảm giác ái ngại cho người bước vào nhà vệ sinh công cộng. Mặc khác, công tác giữ gìn vệ sinh môi trường kém còn dễ gây ra các nguy cơ dẫn đến các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, dịch tả... là rất cao. Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 50 CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG 4.1 Đánh giá chung Qua kết quả của quá trình khảo sát, có thể thấy nhà vệ sinh công cộng là vấn đề được người dân quan tâm. Tuy nhiên, thực trạng nhà vệ sinh công cộng còn nhiều bất cập như một số nhà vệ sinh còn bẩn, một số khác thì nằm ở vị trí chưa hợp lí, lại có những nhà vệ sinh công cộng có cơ sỡ vật chất xuống cấp, chưa có đầy đủ các trang thiết bị vệ sinh cần thiết và mức thu phí ở các nhà vệ sinh là không đồng đều. 4.2 Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhà vệ sinh công cộng Ngày nay, với một đô thị hiện đại, có thể nói nhà vệ sinh công cộng là thước đo văn hóa của người dân. Vì vậy việc nâng cao nhận thức người dân trong vấn đề sử dụng và bảo vệ cũng như nâng cao tầm giá trị của nhà vệ sinh công cộng tại khu vực các quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh là điều cần thiết. Để làm được điều này, đòi hỏi Nhà nước và nhân dân phải thống nhất cùng thực hiện để đảm bảo văn minh đô thị. 4.2.1 Đảm bảo cơ sở vật chất cho nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn Dựa theo quy định của bộ y tế số: 08/2005/QĐ-BYT về tiêu chuẩn vệ sinh của các loại nhà tiêu thì một nhà vệ sinh đạt chuẩn yêu cầu phải có đủ các thiết bị vệ sinh cần thiết như bồn cầu, bồn tiểu bên cạnh đó nhà vệ sinh cũng cần phải có bồn rửa tay, xà phòng rửa tay, giấy vệ sinh và thùng rác. Đối với phòng vệ sinh dành cho phụ nữ cần phải có một thùng rác riêng để chứa đồ vệ sinh phụ nữ. Tại các nhà vệ sinh công cộng, người trông coi, quét dọn vệ sinh cần phải báo cáo ngay với công ty khi có các thiết bị hư hỏng, luôn giữ nhà vệ sinh sạch sẽ, sàn nhà Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 51 luôn khô ráo, khử trùng nhà vệ sinh thường xuyên, lau chùi kính, tay nắm cửa hay bất cứ bề mặt nào mà người sử dụng có thể tiếp xúc. Đặc biệt các nhà vệ sinh công cộng nên có kênh tiếp nhận thông tin phản hồi của người sử dụng như hòm thư ý kiến, hay phiếu đánh giá mức độ vệ sinh để có thể đưa ra các biện pháp cải thiện kịp thời, trước khi đưa vào sử dụng một công trình vệ sinh công cộng nào cần kiểm tra lại chất lượng đạt chuẩn và trong quá trình sử dụng cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo công trình vệ sinh được hoạt động tốt và đầy đủ trang thiết bị vệ sinh phục vụ cho người sử dụng. 4.2.2 Tổ chức lại hình thức quản lý nhà vệ sinh công cộng hiện có Qua khảo sát có thể dể dàng thấymột vấn đề là nếu các công trình vệ sinh do các công ty dịch vụ công ích trực tiếp thuê nhân viên quản lý thì trang thiết bị đầy đủ và tương đối sạch sẽ, ngược lại các công trình khoán về cho người kinh doanh dịch vụ nhà vệ sinh công cộng lại thiếu thốn về trang thiết bị, nước, giấy vệ sinh cũng như xà phòng rửa tay đều đòi hỏi người đi vệ sinh chịu thêm phí tổn, vấn đề vệ sinh tại các nhà vệ sinh công cộng này cũng không được quan tâm kỷ lưỡng gây ra mùi hôi khó chịu cho người sử dụng và cả khu vực xung quanh nhà vệ sinh. Từ đây, cần xem xét lại cơ chế quản lý như nâng cao mức lương cho người quét dọn đối với các nhà vệ sinh được nhân viên công ty dịch vụ công ích trực tiếp trông coi hay giảm mức thu phí cho người được khoán nhằm nâng cao thu nhập, khuyến khích giữ gìn vệ sinh môi trường nhà vệ sinh công cộng tạo thiện cảm cho người sử dụng mỗi khi có nhu cầu. Hằng quý, các đơn vị quản lý nên tổ chức các cuộc thi xếp hạng các nhà vệ sinh công cộng nhằm vận động, xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn. Song song đó, các chương trình trao giải thưởng cho người quét dọn vệ sinh xuất sắc nhất cũng nên được tổ chức. Bên cạnh việc tổ chức các cuộc thi, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong việc quản lý và gìn giữ nhà vệ sinh công cộng cũng cần phải có các hình thức nhắc nhở, khiển trách những nhân viên không có trách nhiệm, để công trình Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 52 vệ sinh gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng cho người sử dụng. Việc xây dựng các biện pháp xử phạt các cá nhân phóng uế bừa bãi cũng như có lực lượng thường xuyên kiểm tra và có quyền xử phạt tại chổ cũng là điều cần thiết. 4.2.3 Cụ thể hóa các tiêu chí về nhà vệ sinh công cộng trong các văn bản, quy chuẩn, quy định của các Bộ, Ngành liên quan Hiện tại, đã có hai tiêu chuẩn quy định liên quan đến nhà vệ sinh là “Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu” ban hành theo quyết định số 08/2005/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y Tế và “ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về các công trình hạ tầng đô thị” được ban hành ngày 05 tháng 02 năm 2010 do Hội Môi Trường Xây Dựng Việt Nam biên soạn. Nội dung của hai quy chuẩn trên chủ yếu đề cập về tiêu chuẩn của các nhà vệ sinh mà chưa nói tới các vấn đề khác có liên quan đến nhà vệ sinh nói chung và hệ thống nhà vệ sinh công cộng nói riêng của một nước đang phát triễn như nước ta hiện nay. Ví dụ, cần bổ sung thêm vào các quy chuẩn, các điều luật về vấn đề vệ sinh môi trường xung quanh các nhà vệ sinh, đối với nhà vệ sinh công cộng nên đưa ra quy định cụ thể về số lượng nhà vệ sinh công cộng trên một số lượng dân cư nhất định của một đô thị, phí sử dụng nhà vệ sinh công cộng cũng là yếu tố cần được cân nhắc cho thống nhất với nhau trên toàn bộ nhà vệ sinh công cộng trong thành phố và phù hợp với mức thu nhập trung bình của đa số cư dân đô thị hiện nay. Bên cạnh đó, cần đưa ra các quy định về kiến trúc của nhà vệ sinh công cộng, tùy theo nơi đặt nhà vệ sinh công cộng là lề đường, công viên hay khu ăn uống mà đưa ra kết cấu kiến trúc khác nhau để nhà vệ sinh công cộng không bị khác biệt với những kiến trúc xung quanh, tạo mỹ quan tốt. Tại các điểm gần khu vực nhà vệ sinh công cộng cũng cần có quy định phải đặt các biển báo chỉ dẫn hướng vào nhà vệ sinh công cộng để người đi đường dể tìm thấy khi có nhu cầu. 4.2.4 Nâng cao nhận thức vệ sinh môi trường về nhà vệ sinh công cộng cho dân cư đô thị Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 53 Đồng hành cùng với việc xây dựng nhà vệ sinh hợp chuẩn cũng nên phát động các chiến dịch, các buổi hội thảo, các chương trình nhằm nâng cao nhận thức người dân về việc giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và lối sống văn minh đô thị. Phát động các cuộc thi ý tưởng kiến trúc mô hình công trình vệ sinh để tìm ra những thiết kế đảm bảo tính thẫm mỹ, tiện nghi ở nhiều vị trí khác nhau. Ngoài ra ta cũng có thể tổ chức các cuộc thi thiết kế logo để dán ở ngoài cửa các công trình vệ sinh công cộng nhằm phân biệt nam nữ cũng như tăng tính thẩm mỹ và tuyên truyền thêm cho các nhà vệ sinh công cộng. Song song với việc kêu gọi bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường xanh sạch đẹp, các cơ quan quản lý môi trường nên tổ chức các cuộc vận động kêu gọi cộng đồng cam kết giữ sạch nhà vệ sinh công cộng. Các chiến dịch dán áp phích kêu gọi những người sử dụng nhà vệ sinh công cộng phải dội nước sau khi đi vệ sinh, rửa tay bằng nước và xà phòng, giữ vệ sinh cho nhà vệ sinh công cộng bằng cách không xả rác và không làm ướt sàn nhà và tiết kiệm nước cũng là đều cấp thiết. Đối với bản đồ du lịch thành phố nên đưa thêm vào đó là những chú thích về công trình vệ sinh để du khách dể tìm thấy khi có nhu cầu. Mặc khác, nên có các khẩu hiệu treo tại các công trình vệ sinh công cộng nhằm tuyên truyền ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh của người sử dụng như: “ Hãy thực hiện văn hóa WC” hay “ Vì một đô thị xanh hãy chung tay xây đắp các công trình vệ sinh công cộng’ ... 4.2.5 Quy hoạch – xây dựng – chính sách đầu tư Phải rà soát lại tình hình vệ sinh trên địa bàn để có giải pháp quy hoạch phù hợp. Đồng thời, phải đảm bảo tính khả thi, cân đối giữ cung và cầu ở điểm dự kiến xây dựng mới nhà vệ sinh công cộng. Việc quy hoạch cũng phải tính đến sự hài hòa trong kiến trúc và loại hình ví dụ như cố định trong công viên hay di động trên vỉa hè. Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 54 Cần huy động mọi nguồn vốn. Tổ chức tuyên truyền vấn đề cấp thiết của nhà vệ sinh công cộng nhằm tranh thủ sự ủng hộ, đóng góp của các ban ngành khác. kinh phí để bảo trì và giữ gìn nhà vệ sinh công cộng nên lấy từ phí của những người sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Ủy ban nhân dân thành phố cùng với các công ty dịch vụ công ích các quận cũng cần dành ra một khoản ngân sách cố định để xây dựng và sửa chữa các công trình vệ sinh công cộng. Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 55 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Căn cứ vào kết quả khảo sát và tổng hợp ý kiến, trả lời từ 100 phiếu điều tra người sử dụng nhà vệ sinh công cộng và 40 phiếu khảo sát cho người trực tiếp trông giữ nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn 5 quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh gồm: quận 1, quận 3, quận 5, quận 6 và quận 10 có thể đưa ra các kết luận sau: - Công trình nhà vệ sinh công cộng tại 5 quận nội thành của khu vực thành phố Hồ Chí Minh tuy đã được các cơ quan ban ngành quan tâm nhưng vẫn còn nhiều bất cập về số lượng và cả chất lượng. - Hiện trạng cơ sỡ vật chất và chất lượng vệ sinh môi trường ở các nhà vệ sinh công cộng còn thiếu thốn, ảnh hưởng không tốt đến mỹ quan đô thị. Mùi hôi từ các nhà vệ sinh vẫn còn ám ảnh người sử dụng. - Nhà vệ sinh công cộng vẫn chưa được sử dụng hiệu quả như mong muốn mà một nguyên nhân quan trọng là cơ chế quản lý nhà vệ sinh công cộng tại các quận khảo sát còn nhiều vấn đề bất cập. - Người dân vẫn chưa thật sự tiếp cận nhà vệ sinh công cộng một cách văn minh, việc gìn giữ vệ sinh cho nhà vệ sinh công cộng vẫn chưa được chú ý 5.2 Kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố, công ty dịch vụ công ích thanh niên xung phong và các công ty dịch vụ công ích các quận nên tổ chức khảo sát, đánh giá toàn bộ hệ thống nhà vệ sinh công cộng có trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để có cái nhìn bao quát và đầy đủ hơn về hệ thống nhà vệ sinh công cộng hiện tại nhằm đưa ra các biện pháp xử lý cũng như đề xuất các biện pháp phù hợp hơn với hiện trạng đô thị hiện nay. Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệp 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, Ths Lê Thị Dung, TS Ứng Quốc Dũng, TS Trần Đức Hạ, KS Đỗ Hải, TS Phạm Ngọc Thái (2001), Cấp nước và vệ sinh nông thôn, nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 2. Trần Đức Hạ (2002), Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ và vừa, nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 3. Kỷ yếu hội thảo khoa học – đại học Tôn Đức Thắng (2010), Quản lý môi trường và an toàn lao động doanh nghiệp. 4. Quách Thị Ngọc Ánh, Trịnh Hữu Vách, Nguyễn Đức Hồng, chuyên đề: Đánh giá chất lượng xây dựng, tình trạng sử dụng nguồn nước sạch và công trình vệ sinh tại 112 trường tiểu học, mẫu giáo 5. QCVN 07:2010/BXD (2010) , Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng đô thị. 6. Bộ Y tế số 08/2005/QĐ – BYT, (2005), Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu. 7. Ths. Lê Anh Tuấn, chuyên đề: Vệ sinh nông thôn ở Việt Nam - hiện trạng và vấn đề. 8. Công ty dịch vụ công ích quận 1, quận 3, quận 5, quận 6 và quận 10 – Danh sách nhà vệ sinh công cộng tại quận 1, quận 3, quận 5, quận 6 và quận 10. 9. Công ty Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong - Danh sách nhà vệ sinh công cộng tại 5 quận.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTONG HOP BAO CAO DE AN TOT NGHIEP.pdf
  • docBao cao de tai NVSCC final 3-7-2011.doc
  • docbìa.doc
  • doccam đoan.doc
Tài liệu liên quan