Khảo sát tác dụng kháng viêm của cây lấu đỏ (Psychotria Rubra (Lour.) Poir.)

- Lô ĐC có hiện tượng giảm độ phù chân chuột so với lô C có ý nghĩa thống kê ngay từ ngày 1 và kéo dài trong 5 ngày sau đó (P<0,05). - Các lô N1, lô N2, lô C1, lô C2 đều có hiện tượng giảm độ phù chân chuột so với lô C ngay từ ngày 1 nhưng không có ý nghĩa thống kê; đối với lô N2, lô C1, lô C2 sự khác biệt bắt đầu có ý nghĩa thống kê bắt đầu từ ngày 3 và trong 3 ngày tiếp theo; còn đối với lô N1 thì chậm hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê bắt đầu từ ngày 4 và trong 2 ngày tiếp theo (P<0,05). - Trong các lô N1, lô N2, lô C1 và lô C2 thì lô N2 và lô C1 có sự giảm độ phù rõ rệt nhất (so với lô C). Đặc biệt vào ngày 6, lô N2 ức chế phù 89,94% và lô C1 ức chế phù 94,35%. - So với lô ĐC: lô N1, lô N2, lô C1 sự khác biệt bắt đầu có ý nghĩa thống kê từ ngày 4 và trong 2 ngày tiếp theo; còn đối với lô C2 thì chậm hơn, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê bắt đầu từ ngày 5 và trong ngày tiếp theo (P<0,05). - Các ngày 4, ngày 5, ngày 6, lô C1 có sự giảm độ phù chân chuột so với lô ĐC nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩ thống kê. * Nhận xét chung: Cao nước và cao cồn chiết xuất từ thân cây Lấu đỏ đều có tác dụng làm giảm độ phù chân chuột trong mô hình gây viêm bằng carragenan theo dõi trong 6 ngày, đặc biệt lô N2 và lô C1 có sự giảm độ phù rõ nhất (so với lô chứng).

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 72 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tác dụng kháng viêm của cây lấu đỏ (Psychotria Rubra (Lour.) Poir.), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 145 KHẢO SÁT TÁC DỤNG KHÁNG VIÊM CỦA CÂY LẤU ĐỎ (PSYCHOTRIA RUBRA (LOUR.) POIR.) Phạm Thị Hóa* TÓM TẮT Mục tiêu: Trong dân gian Lấu đỏ được sử dụng phổ biến để điều trị cảm, bạch hầu, kiết lỵ, sốt thương hàn, viêm amydal, viêm họng, thấp khớp, đau nhức xương, đau lưng Nhằm khẳng định về tác dụng kháng viêm của cây Lấu đỏ chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát tác dụng kháng viêm của cây Lấu đỏ (Psychotria rubra (Lour.) Poir.)” trên thực nghiệm”. Đối tượng và phương pháp: Dược liệu là thân cây Lấu đỏ thu hái ở Tây Ninh được chiết bằng nước và ngấm kiệt bằng cồn 70%. Chuột nhắt chủng Swiss albino.Thực hiện hai mô hình gây viêm: gây u hạt thực nghiệm bằng cách cấy amiant và gây phù chân chuột bằng carragenin. Kết quả: Cao nước và cao cồn chiết xuất từ thân cây Lấu đỏ đều có tác dụng kháng viêm tốt. Cao nước liều 14,4 g/kg, cao cồn liều 7,2 g/kg cho tác dụng tốt nhất, tương đương với diclofenac liều 10 mg/kg Kết luận: Lấu đỏ có tác dụng kháng viêm trên thực nghiệm. Từ khóa: Psychotria rubra (Lour.) Poir., amiant, carragenin. ABSTRACT STUDY ANTI-INFLAMMATORY EFFECT OF PSYCHOTRIA RUBRA (LOUR.) POIR.) ON EXPERIMENTAL ANIMALS. Pham Thi Hoa* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 – 2014: 145 - 149 Objective: Lau đo (Psychotria rubra (Lour.) Poir.) is used in folk medicine for such as treatment of flu, sore amydal, pharyngytis, diarrhea, bleeding, wounds, pyodermas.To clarify anti-inflammation effect of Lau đỏ, we “study anti-inflammation effect of (Psychotria rubra (Lour.) Poir.) by experimental studies” Materials and methods: Lau đo (Psychotria rubra (Lour.) Poir.) is collected at Tay ninh province. Extraction with water and with 70% alcohol. Swiss Albino mice. Granuloma was inducted by amiant and edema was by carragenan. Results: Water extract and alcohol extract from the stem have good anti-inflammation effect . Water extract (14,4 g/kg) and 70% alcohol extract (7,2 g/kg) for the best effect, equivalent to diclofenac (10 mg/kg). Conclusion: Lau đo (Psychotria rubra (Lour.) Poir.) have anti-inflammation effect by experimental studies . Keywords: Psychotria rubra (Lour.) Poir., amiant, carragenan. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, Lấu đỏ phân bố phổ biến ở hầu hết các tỉnh từ Bắc vào Nam như Hòa Bình, Lạng Sơn, Tây Ninh... Cây thường mọc ở các rừng thứ sinh, bờ nương rẫy. Ở vùng đồng bằng Bắc bộ Lấu đỏ đôi khi mọc lẫn trong các bụi cây quanh làng. Lấu đỏ là cây chịu bóng mát, xanh tốt gần như quanh năm, ra hoa quả nhiều, tái sinh tự nhiên từ hạt. Trong cây Lấu đỏ có chứa tanin 14,9%, các dẫn xuất anthraquinon như psychorubrin và sesquiterpen lactone helenalin. Lấu đỏ được sử dụng phổ biến trong dân gian để điều trị cảm, bạch hầu, kiết lỵ, sốt thương hàn, viêm amydal, viêm họng, thấp khớp, đau nhức xương, đau lưng (1,4) Nhằm khẳng định về tác dụng kháng viêm của cây Lấu đỏ chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Khảo ∗ Khoa Y học cổ truyền- Đại học Y Dược Tp. HCM Tác giả liên lạc: ThS. Phạm Thị Hóa ĐT: 01268108097 Email: pthihoa48@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 146 sát tác dụng kháng viêm của dịch chiết từ thân cây Lấu đỏ (Psychotria rubra (Lour.) Poir., Rubiaceace) trên thực nghiệm”. Mục tiêu nghiên cứu - Khảo sát tác dụng kháng viêm trên mô hình gây viêm thực nghiệm bằng amiant. - Khảo sát tác dụng kháng viêm trên mô hình gây viêm thực nghiệm bằng carragenin. NGUYÊN LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguyên liệu Thân cây Lấu đỏ được thu hái tại Tây ninh. Mẫu được xác định bởi TS. Bùi Mỹ Linh, Khoa Y học cổ truyền - Đại học Y Dược Tp. HCM. Dược liệu sau khi thu hái ở Tây Ninh được phơi khô và xay thành bột thô. Dược liệu được chiết bằng hai phương pháp: chiết bằng nước và ngấm kiệt bằng cồn 70%. Chiết bằng nước: - Lượng dược liệu sử dụng là 1 kg, sắc 2 lần, mỗi lần với 3 lít nước. Dịch chiết thu được đem cô cách thủy thành cao 1/1 (khối lượng/thể tích), ta thu được 1 lít cao nước. Ngấm kiệt bằng cồn 70%: - Lượng dược liệu sử dụng là 1 kg, dung môi sử dụng có thể tích gấp 10 lần so với khối lượng dược liệu (10 lít). Dịch chiết được cô cách thủy thành cao 1/1 (khối lượng/thể tích), ta thu được 1 lít cao cồn. Động vật thí nghiệm: Chuột nhắt trắng cùng phái (đực), nặng 18-22 g, chủng Swiss albino do Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh cung cấp. Amian, Carragenin (Sigma Ltd. Co., USA). Dung dịch chống thấm Ornano imbidente (Ugo Basile, Italia). Diclofenac (Voltaren® 50 mg, Novartis Pharma). Phương pháp nghiên cứu Mô hình gây u hạt thực nghiệm bằng cách cấy amiant (3, 5) . Dựa theo mô hình gây u hạt thực nghiệm theo phương pháp của Ducrot, Julou và cộng sự (1963). - Một mẫu sợi amiant đường kính mặt cắt khoảng 2 mm, có trọng lượng 20 ± 1 mg được vê tròn và sấy tiệt khuẩn trong 2 giờ ở nhiệt độ 120ºC trong tủ sấy. Chuột được gây mê bằng ether, cạo sạch lông vùng lưng phía trên, dùng kéo phẫu thuật mắt bấm một lỗ chếch sang bên, luồn kéo vào hướng trên đầu, mở rộng 2 mũi kéo để tách kỹ da lưng ra khỏi cơ, rồi cấy viên amian dưới da. Khâu bằng chỉ vô trùng để nối liền chỗ mổ ở lưng. - Mổ chuột bằng dụng cụ đã được tiệt khuẩn, trong quá trình mổ dụng cụ được ngâm trong cồn 90% và sát trùng vết mổ bằng dung dịch cồn iod (Povidine). - Chuột được chia ngẫu nhiên thành 6 lô, mỗi lô 7 - 8 con: + Lô C (lô chứng): Không điều trị, cho uống nước cất. + Lô ĐC (lô đối chứng): Uống diclofenac với liều 10 mg/kg trọng lượng chuột. + Lô N1: Uống cao nước với liều 7,2 g/kg trọng lượng chuột. + Lô N2: Uống cao nước với liều 14,4 g/kg trọng lượng chuột. + Lô C1: Uống cao cồn với liều 7,2 g/kg trọng lượng chuột. + Lô C2: Uống cao cồn với liều 14,4 g/kg trọng lượng chuột. - Cho chuột uống trong 10 ngày, mỗi ngày một lần vào một giờ nhất định với thể tích 0,2 ml/10 g trọng lượng chuột. Đến ngày thứ 11, giết chết chuột, bóc tách u hạt, cân tươi ngay từng u hạt. Sau đó cho u hạt vào tủ sấy ở 60 ºC trong 18 giờ, cân từng u hạt khô. - Tác dụng ức chế sự tạo thành u hạt được biểu thị bằng tỉ lệ % giảm trọng lượng trung bình các u hạt (đã trừ trọng lượng viên amiant) ở lô uống thuốc so với lô chứng. Mô hình gây viêm bằng carragenin (5, 6). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 147 Thực hiện theo mô hình gây phù chân chuột bằng carragenin của Winter và cộng sự (1962). - Đo thể tích chân chuột bình thường (V0) trên máy Plethysmometer. Nhúng chân phải của chuột vào dung dịch chống thấm đến khuỷu chân, nhấn giữ bàn đạp để cố định, ghi nhận thể tích trên máy, tiến hành đo 3 lần và lấy kết quả trung bình. - Chuột được gây viêm bằng cách tiêm dưới da gan bàn chân phải 0,025 ml hỗn dịch carragenin 1% (hỗn dịch carragenin 1% pha trong dung dịch nước muối sinh lý 0,9% được chuẩn bị trước khi thử nghiệm 2 giờ để carragenin trương nở). Chuột sau khi gây viêm được cho vào lồng có giá đỡ để tránh nhiễm trùng chân. - Sau khi tiêm 3 giờ, đo thể tích chân chuột (V3h) trên máy Plethysmometer. Các chuột có chân sưng phù trên 50% so với bình thường được chọn cho thí nghiệm và được chia ngẫu nhiên vào các lô, chuột được chia 6 lô, mỗi lô 6-8 con: + Lô C (lô chứng): Không điều trị, cho uống nước cất. + Lô ĐC (lô đối chứng): Uống diclofenac với liều 10 mg/kg trọng lượng chuột. + Lô N1: Uống cao nước với liều 7,2 g/kg trọng lượng chuột. + Lô N2: Uống cao nước với liều 14,4 g/kg trọng lượng chuột. + Lô C1: Uống cao cồn với liều 7,2 g/kg trọng lượng chuột. + Lô C2: Uống cao cồn với liều 14,4 g/kg trọng lượng chuột. - Cho chuột uống trong 6 ngày tiếp theo, mỗi ngày một lần vào một giờ nhất định với thể tích 0,2 ml/10 g trọng lượng chuột. - Đo thể tích chân chuột 6 ngày tiếp theo của thử nghiệm (V1, V2, V3, V4, V5, V6). Đánh giá kết quả Độ tăng thể tích chân ∆V (%) của từng chuột, còn gọi là độ sưng phù, được tính theo công thức: 100 V V -V V 0 0t ×=∆ Trong đó: V0: thể tích chân chuột trước khi gây viêm (đơn vị đo ml). Vt: thể tích chân chuột tại các thời điểm sau khi gây viêm (đơn vị đo ml). Tác dụng kháng viêm của thuốc được đánh giá bằng khả năng ức chế phản ứng phù (I%) được biểu thị bằng tỷ lệ % giảm mức độ tăng thể tích bàn chân chuột ở các lô đối chứng và lô thử so với mức độ tăng của lô carragenin, được tính theo công thức: %V %V%V I% C tC ∆ ∆−∆ = Trong đó: + ∆Vc%: Trung bình độ tăng thể tích chân chuột ở lô không điều trị. + ∆Vt%: Trung bình độ tăng thể tích chân chuột ở lô uống thuốc. Xử lý kết quả Dữ liệu được trình bày ở dạng số trung bình ± SEM (standard error of mean – sai số chuẩn của số trung bình). Sự khác biệt giữa các lô được phân tích bằng phương pháp Kruskal – Wallis, sau đó là Mann – Whitney – U test với phần mềm vi tính Minitab 16.1. P < 0,05 được cho là có ý nghĩa thống kê. Biểu đồ được vẽ bằng phần mềm SigmaPlot 11.0. KẾT QUẢ Kết quả gây u hạt thực nghiệm bằng cách cấy amian Kết quả so sánh khối lượng u hạt tươi giữa các lô được trình bày ở Bảng 1. Bảng 1. Khối lượng u hạt tươi giữa các lô. Lô n Khối lượng u hạt tươi (mg) Mức giảm khối lượng u hạt tươi so với lô chứng (%) Lô C 8 59,720 ± 3,560 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 148 Lô n Khối lượng u hạt tươi (mg) Mức giảm khối lượng u hạt tươi so với lô chứng (%) Lô ĐC 8 46,260 ± 3,280* 22,54* Lô N1 8 46,690 ± 4,180* 21,82* Lô N2 8 42,740 ± 5,300* 28,43* Lô C1 7 42,800 ± 0,626* 28,33* Lô C2 7 44,260 ± 0,473* 25,89* (*) P<0,05: Có ý nghĩa thống kê so với lô chứng. Nhận xét: So sánh khối lượng u hạt tươi giữa các lô. - Tất cả các lô: lô ĐC, lô N1, lô N2, lô C1, lô C2 đều có khối lượng u hạt tươi thấp hơn so với lô C và sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê (P<0,05). - Trong tất cả các lô uống thuốc thì lô N2 và lô C1 có sự giảm khối lượng u hạt tươi rõ nhất so với lô C (lô N2 giảm 28,43%; lô C1 giảm 28,33%). - Tất cả các lô: lô N1, lô N2, lô C1, lô C2 đều có khối lượng u hạt tươi khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với lô ĐC. Trong đó lô N2, lô C1 và lô C2 có sự giảm khối lượng u hạt tươi nhiều hơn so với lô ĐC (lô ĐC giảm 22,54%; lô N2 giảm 28,43%; lô C1 giảm 28,33%; lô C2 giảm 25,89%). Kết quả so sánh khối lượng u hạt khô giữa các lô được trình bày ở Bảng 2. So sánh khối lượng u hạt khô giữa các lô. - Tất cả các lô: lô ĐC, lô N1, lô N2, lô C1, lô C2 đều có khối lượng u hạt khô thấp hơn so với lô C và sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Bảng 2. Khối lượng u hạt khô giữa các lô. Lô n Khối lượng u hạt khô (mg) Mức giảm khối lượng u hạt khô so với lô chứng (%) Lô C 8 11,163 ± 0,773 Lô ĐC 8 8,813 ± 0,423* 21,05* Lô N1 8 8,975 ± 0,342* 19,60* Lô N2 8 8,375 ± 0,426* 24,98* Lô C1 7 8,514 ± 0,743* 23,73* Lô C2 7 8,700 ± 0,406* 22,06* (*) P<0,05: có ý nghĩa thống kê so với lô chứng. - Trong tất cả các lô uống thuốc thì lô N2, lô C1 có sự giảm khối lượng u hạt khô rõ nhất so với lô C (lô N2 giảm 24,98%; lô C1 giảm 23,73%). - Tất cả các lô: lô N1, lô N2, lô C1, lô C2 đều có khối lượng u hạt khô khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với lô ĐC (P<0,05). Trong đó lô N2, lô C1 và lô C2 có sự giảm khối lượng u hạt khô nhiều hơn so với lô ĐC (lô ĐC giảm 21,05%; lô N2 giảm 24,98%; lô C1 giảm 23,73%; lô C2 giảm 22,06%). * Nhận xét chung: Cao nước và cao cồn chiết xuất từ thân cây Lấu đỏ đều có tác dụng làm giảm khối lượng u hạt tươi và u hạt khô trong mô hình gây u hạt thực nghiệm bằng cách cấy amian, đặc biệt lô N2 và lô C1 có sự giảm rõ rệt nhất (so với lô chứng). Kết quả mô hình gây viêm bằng tác nhân carragenan Kết quả sự thay đổi độ phù chân chuột theo thời gian giữa các lô được trình bày ở Bảng 3. Bảng 3. Sự thay đổi độ phù chân chuột theo thời gian giữa các lô. Lô Thời gian 3 giờ Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 C Độ phù (%) 69,78± 5,84 57,43± 7,16 54,58± 7,64 51,83± 6,77 43,37± 5,44 37,99± 5,15 36,08± 4,74 ĐC Độ phù (%) 69,17± 6,73 29,59± 4,71* 23,33± 4,95* 18,69± 5,51* 14,51± 4,92* 7,73± 3,50* 2,36± 1,82* % giảm phù so chứng 48,48 57,26 63,94 66,54 79,65 93,46 N1 Độ phù (%) 68,92± 4,28 52,74± 5,23 41,15± 3,78 34,79± 3,87 26,26± 3,41* 16,86± 4,97* 5,88± 1,88* % giảm phù so chứng 8,17 24,61 32,88 39,45 55,62 83,70 N2 Độ phù (%) 72,69± 7,57 41,68± 6,06 38,49± 5,47 29,44± 5,02* 18,78± 4,01* 10,27± 3,10* 3,63± 1,39* % giảm phù so chứng 27,42 29,48 43,20 56,70 72,97 89,94 C1 Độ phù (%) 66,41± 6,05 41,63± 3,48 37,30± 3,10 26,21± 3,27* 10,10± 2,60* 4,78± 1,86* 2,04± 1,32* % giảm phù so chứng 27,51 31,66 49,43 76,71 87,42 94,35 C2 Độ phù (%) 71,06± 5,63 42,86± 3,19 38,89± 2,94 32,63± 2,11* 29,43± 2,19* 16,87± 4,44* 12,85±4,76* Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 149 Lô Thời gian 3 giờ Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 % giảm phù so chứng 25,37 28,75 37,04 32,14 55,59 64,38 (*) P<0,05: có ý nghĩa thống kê so với lô chứng 3h Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Lô C lô ÐC Lô N1 Lô N2 Lô C1 Lô C2 Hình 1. Sự thay đổi độ phù chân chuột theo thời gian Nhận xét: Kết quả khảo sát hoạt tính kháng viêm cấp cho thấy: - Lô ĐC có hiện tượng giảm độ phù chân chuột so với lô C có ý nghĩa thống kê ngay từ ngày 1 và kéo dài trong 5 ngày sau đó (P<0,05). - Các lô N1, lô N2, lô C1, lô C2 đều có hiện tượng giảm độ phù chân chuột so với lô C ngay từ ngày 1 nhưng không có ý nghĩa thống kê; đối với lô N2, lô C1, lô C2 sự khác biệt bắt đầu có ý nghĩa thống kê bắt đầu từ ngày 3 và trong 3 ngày tiếp theo; còn đối với lô N1 thì chậm hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê bắt đầu từ ngày 4 và trong 2 ngày tiếp theo (P<0,05). - Trong các lô N1, lô N2, lô C1 và lô C2 thì lô N2 và lô C1 có sự giảm độ phù rõ rệt nhất (so với lô C). Đặc biệt vào ngày 6, lô N2 ức chế phù 89,94% và lô C1 ức chế phù 94,35%. - So với lô ĐC: lô N1, lô N2, lô C1 sự khác biệt bắt đầu có ý nghĩa thống kê từ ngày 4 và trong 2 ngày tiếp theo; còn đối với lô C2 thì chậm hơn, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê bắt đầu từ ngày 5 và trong ngày tiếp theo (P<0,05). - Các ngày 4, ngày 5, ngày 6, lô C1 có sự giảm độ phù chân chuột so với lô ĐC nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩ thống kê. * Nhận xét chung: Cao nước và cao cồn chiết xuất từ thân cây Lấu đỏ đều có tác dụng làm giảm độ phù chân chuột trong mô hình gây viêm bằng carragenan theo dõi trong 6 ngày, đặc biệt lô N2 và lô C1 có sự giảm độ phù rõ nhất (so với lô chứng). BÀN LUẬN Qua hai mô hình gây viêm nhận thấy rằng cao nước và cao cồn cả hai liều 7,2 g/kg và 14,4 g/kg đều thể hiện hoạt tính kháng viêm tốt, trong đó cao cồn liều 7,2 g/kg và cao nước liều 14,4 g/kg thể hiện rõ nhất, đáng lưu ý. Tác dụng kháng viêm của cao chiết từ thân cây Lấu đỏ có thể là do trong thành phần cao chiết từ thân cây Lấu đỏ có chứa sesquiterpen lactone helenalin, đã được nhiều công trình nghiên cứu là có tác dụng kháng viêm tốt(2). KẾT LUẬN Thân cây Lấu đỏ có tác dụng kháng viêm trên thực nghiệm ở cả 2 dung môi nước và cồn 70%, trong đó cao cồn liều 7,2 g/kg và cao nước liều 14,4 g/kg thể hiện rõ nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Tất Lợi (2000), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học Tp. HCM, tr. 517 - 518. 2. Lyss G, Knorree A, Schmidt TJ, Pahl HL, Merfort I (1988), “The anti-inflammatory sesquiterpene lactone helenalin inhibits the transcription factor NF-kappaB by directly targeting p 65”, J. Bio. Chem., 273 (50), 33508 - 33516. 3. Perrine JW, Bortle L, Heyder E, Partridge R, Ross EK, Ringler I (1959). Adrenal corticoid activities of 9α-fluoro-11ß,16α,17α,21- tetrahydroxy-1,4-pregnadiene-3,20-dione-1,2,3. Endocrinology, 64 (3), pp. 437 - 447. 4. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam – quyển 3, Nhà xuất bản Trẻ, tr.193 - 201. 5. Viện Dược liệu – Bộ Y tế (2006), Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tr.151 - 153. 6. Winter CA, Risley EA, Nuss GW (1962). “Carragenin-induced edema in hind paw of the rat as an assay for anti-inflammatory drugs”. Proceedings Society of Experimental Biological Medicine, 111, pp. 544 - 547. Ngày nhận bài báo: 28/09/2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 08/10/2013, 17/10/2013 Ngày bài báo được đăng: 02/01/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tac_dung_khang_viem_cua_cay_lau_do_psychotria_rubra.pdf