Khóa luận Công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền hình: Thực trạng và giải pháp

Trong nền kinh tế thị trường, sử dụng có hiệu quả lao động là yếu tó quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để khuyến khích người lao động làm việc tích cực, mọi doanh nghiệp đều phải quán triệt nguyên tắc: đảm bảo công bằng trong việc trả lương (giữa các lao động trong doanh nghiệp và ngoài doanh nghiệp). Việc tính đúng, tính đủ tiền lương là một vấn đề không chỉ doanh nghiệp mà cả người lao động rất quan tâm. Do đó công tác hạch toán tiền lương, BHXH, và các khoản thu nhập khác của người lao động luôn được nghiên cứu và hoàn thiện hơn nhằm phát huy tác dụng là công cụ đắc lực phục vụ quản lý doanh nghiệp. Qua nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu thực tế tại công ty BDC em nhận thấy chế độ kế toán tiền lương ở nước ta cho đến nay là tương đối hoàn thiện. Nó lại thường xuyên bổ sung sửa đổi cho hoàn thiện hơn. Kế toán đã thực sự phát huy tác dụng của chúng và chứng tỏ sự cần thiết với các doanh nghiệp.

doc77 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền hình: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều chỉnh theo vùng (đối với công ty K1 = 0.3). K2: hệ số điều chỉnh theo ngành (đối với công ty K2 = 1.0) Kđc = 0.3 + 1.0 = 1.3 Như vậy để điều chỉnh mức lương tối thiểu doanh nghiệp có thể áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm trong khoảng 0 1.3 tuỳ theo tình hình hoạt động sản xuất. + Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân (Hcb) Tổng hệ số lương cấp bậc Hcb = Tất cả số lao động định mức + Hệ số các khoản phụ cấp bình quan được tính trong đơn giá tiền lương (Hpc): Căn cứ vào mức phụ cấp tính đưa vào đơn giá để xác định hệ số các khoản phụ cấp bình quân (tính theo phương pháp binh quân gia quyền) * Xác định tổng quỹ lương chung năm kế hoạch: Tổng quỹ lương chung năm kế hoạch = Quỹ lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương + Quỹ tiền lương làm thêm giờ. * Xác định quỹ tiền lương thực hiện: Quỹ TL thực hiện = (Đơn giá TL x Doanh thu thực hiện) + Quỹ TLlàm thêm giờ. Bảng 2: Giải trình xây dựng đơn giá tiền lương theo doanh thu năm 2004 STT Chỉ tiêu xây dựng định mức Số báo cáo năm2003 Kế hoạch năm 2004 Kế hoạch Thực hiện I Chỉ tiêu sxkd tính đơn giá 1 Tổng doanh thu 41.500.000.000 44.269.022.316 45.000.000.000 2 Lợi nhuận 1.400.000.000 1.758.094.299 1.900.000.000 3 Tổng các khoản nộp NSNN 3.100.000.000 9.220.291.325 3.200.000.000 II Quỹ lương tính đơn giá 2.225.664.000 2.390.572.200 3.329.664.000 Quỹ lương theo định mức lao động 2.225.664.000 2.390.572.200 3.329.664.000 - Lao động định biên 160 người 155 người 160 người - Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân 2.3 2.3 2.5 - Hệ số bình quân các khoản trợ cấp và tiền lương được tính trong đơn giá 0.1 0.1 0.1 Mức lương tối thiểu DN được áp dụng 483.000 667.000 III Đơngiá tiền lương 54/1000 54/1000 74/1000 IV Quỹ tiền lương làm thêm giờ 70.000.000 64.289.995 70.000.000 V Tổng quỹ tiền lương chung (II + IV) 2.295.664.000 2.454.817.195 3.339.664.000 Người lập biểu Hà Nôi ngày 28 tháng 2 năm 2004 Giám đốc 2.2.1.2. Cơ cấu các khoản trích theo lương Cả 3 quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ đều được trích theo tỷ lệ qui định tính trên tổng số tiền lương cơ bản và phụ cấp phải trả cho cbcnv. * Quỹ BHXH được hình thành từ 2 nguồn: - Người sử dụng lao động: đóng 15% tính vào chi phí kinh doanh. - Người lao động: đóng 5% cho quỹ BHXH để trích lập làm vốn tài trợ cho cnv có tham gia đóng BHXH khi ốm đau, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu.. * Quỹ BHYT được hình thành từ 2 nguồn: - Người sử dụng lao động : đóng 2% tính vào chi phí kinh doanh. - Người lao động: đóng 1% được sử dụng nhằm mục đích phục vụ chăm sóc súc khoẻ cho cbcnv như khám chữa bệnh… * KPCĐ 2% tính vào chi phí trên tổng số tiền lương cơ bản và phụ cấp của người lao động. Sau đó trích nộp 1% nộp cho cơ quan công đoàn Đài TNVN và 1% cho chi tiêu công đoàn công ty. 2.2.1.3 Cơ cấu các khoản thu nhập khác Do tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nên chỉ hoạt động theo giờ hành chính, không làm theo biên chế, làm ca, làm đêm. Vì vậy không có các khoản phụ cấp khác mà chỉ có phụ cấp trách nhiệm với những qui định cụ thể sau: - Trưởng phòng: 40% x 290.000 = 116.000 - Phó phòng: 30% x 290.000 = 87.000 - Thủ kho, quỹ: 19% x 290.000 = 55.100 2.2.2. Hạch toán tiền lương tại công ty BDC 2.2.2.1 Quy trình luân chuyển chứng từ Với việc thu thập số liệu từ dưới lên trên theo 2 kênh: thời gian lao động hay sản phẩm làm ra của người lao động và tiền lương, các khoản phụ cấp. Dựa vào thời gian lao động và kết quả lao động để tính lương cho người lao động, việc hạch toán diễn ra theo quá trình: Với khối công ty thì trưởng phòng ban căn cứ tình hình đi làm của cbcnv để ghi vào bảng chấm công theo mẫu có sẵn rồi nộp cho phòng tổ chức xét duyệt rồi chuyển sng phòng kế toán để tính lương, thưởng, BHXH và lập bảng thanh toán lương. Bảng này sau khi được kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt sẽ thành căn cứ để thủ quỹ thanh toán tiền lương, đồng thời kế toán tập hợp các chứng từ này để phân bố chi phí nhân công cho các đối tượng. Với khối xí nghiệp: công nhân tự hạch toán, tổ trưởng tổ sản xuất xác nhận ngày công vào bảng chấm công, kết quả sản xuất vào bảng ghi năng suất cá nhân. Thống kê của xí nghiệp tập hợp các số liệu rồi chuyển lên phòng tổ chức xét duyệt, sau đó chuyển lên phòng kế toán. Quá trình tiếp theo thì tương tự khối công ty. Sơ đồ 10: Quy trình luân chuyển chứng từ hạch toán lao động tiền lương Kế toán TL,tính,lập bảng thanh toán phân bổ tiền lương Phòng tổ chức xét duyệt Bảng chấm công Bảng ghi NS cá nhân KTT duyệt Thủ quỹ chi tiền Giám đốc ký Kế toán Lưu chứng từ 2.2.2.2 Hình thức sổ tổng hợp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty áp dụng hình thức sổ tổng hợp là Nhật ký chung. Sơ đồ 11 : Sơ đồ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương Chứng từ gốc: - Bảng thanh toán TL - Bảng thanh toán BHXH - Bảng thanh toán tiền thưởng - Các chứng từ thanh toán Nhật ký chung Sổ cái TK 334, 338 Báo cáo TC và các báo cáo về lao động TL Sổ chi tiết TK 334, 338 Bảng cân đối phát sinh 2.2.2.3 Hạch toán tổng hợp Công ty đã áp dụng đúng các qui định của hệ thông tài khoản kế toán về trả lương cho CBCNV, cụ thể: - Khi tính tiền lương, tiền công và những khoản phụ cấp theo qui định phải trả, ghi: Nợ TK241: Xây dựng cơ bản dở dang Nợ TK622: Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK627(6271): Chi phí sản xuất chung Nợ TK641(6411): Chi phí bán hàng Nợ TK642(6421): Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK334: Phải trả công nhân viên - Khi tính tiền thưởng phải trả cnv , ghi: Nợ TK431: Quỹ khen thưởng phúc lợi Có TK334: Phải trả công nhân viên - Khi tính BHXH (ốm đau, tai nạn, thai sản…) phải trả cnv: Nợ TK338: Phải trả phải nộp khác Có TK334: Phải trả công nhân viên - Khi tính số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả, ghi: Nợ TK627, 641, 642 Có TK334 - Các khoản khấu trừ vào lương và thu nhập của cnv như BHYT, tiền tạm ứng, tiền bồi thường, ghi: Nợ TK334: Phải trả cnv Có TK141: Tạm ứng Có TK338: Phải trả phải nộp khác Có TK138: Phải thu khác. - Khi tính thuế thu nhập của cnv, người lao động phải nộp Nhà nước: Nợ TK334: Phải trả công nhân viên Có TK333(3338): Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Cán bộ cnv có tổng tiền lương ngân sách + cơ bản từ 3triệu đồng đến 6 triệu đồng chịu mức thuế thu nhập là 10%, trên 6 triệu đồng mức thuế thu nhập là 20%, cách tính theo phương pháp luỹ tiến. - Khi thanh toán các khoản phải trả cho CBCNV, ghi: +Tạm ứng lương kỳ 1: Nợ TK141 Có TK1111 +Thanh toán lương kỳ 1: Nợ TK334 Có TK141 +Thanh toán lương kỳ 2: Nợ Tk334 Có TK1111 2.2.2.4 Hạch toán chi tiết Sau khi đơn giá tiền lương của công ty được Đài TNVN phê duyệt, công ty sẽ xác định quỹ tiền lương kế hoạch trong năm để từ đó tính tạm ứng tiền lương và hàng tháng trả lương cho CBCNV. Sau khi quyết toán tài chính, nếu quỹ lương thực hiện theo đơn giá được giao cao hơn quỹ lương kế hoạch theo đơn giá được giao thì phần chênh lệch được công ty phân bổ thêm cho cbcnv. * Hạch toán tiền lương theo thời gian Hình thức này được áp dụng cho cbcnv khối công ty, nhân viên quản lý, phục vụ khối xí nghiệp - Một số qui định áp dụng: +Thời gian nghỉ phép chỉ được tính 70% lương cấp bậc công việc. +Thời gian nghỉ phép họp, học tập được hưởng 100% lương cấp bậc. +Thời gian nghỉ hưởng BHXH, công ty thực hiện đúng như qui định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ về việc ban hành điều lệ BHXH. Thời gian nghỉ này không được tính lương theo hệ số điều chỉnh tăng thêm. - Việc tính trả lương được tiến hành như sau: +Trưởng các phòng ban của công ty hay khối xí nghiệp sẽ chịu trách nhiệm theo dõi việc đi làm của nhân viên phòng ban mình và ghi rõ vào biểu chấm công. + Theo chế độ mới công ty chỉ làm việc 5 ngày 1 tuần. + Ngoài tiền lương công ty còn có khoản phụ cấp trách nhiệm. + Tiền ăn trưa của mỗi cbcnv được hưởng là 180.000 một tháng. Theo quy chế trả lương kèm theo quyết định số 272/BDC ngày 30/10/1998, thu nhập thường xuyên hàng tháng củ cbcnv công ty BDC gồm 2 phần sau: Phần 1: Lương cơ bản Phần 2: Thu nhập ngoài lương cơ bản hay còn gọi là lương năng suất Lương cơ bản = Lương thực tế + Lương năng suất (+) Lương cơ bản được tính như sau: Lương cơ bản = Mức lương tối thiểu do Chính phủ qui định x Hệ số mức lương qui định tại nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ. Hiện nay công ty đang áp dụng mức lương tối thiểu lừ 290.000 đ và luôn đảm bảo mức lương cơ bản cho tất cả CBCNV. (+) Lương năng suất được tính như sau: Lương năng suất hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả hoạt động sxkd của công ty và được phân phối theo nguyên tắc: Năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc của từng người, chống phân phối bình quân, khuyến khích những người thực sự có tài năng, có trình độ chuyên môn cao làm việc có hiệu quả cho công ty. Lương NS = Lương cơ bản x Hệ số lương NS x Hệ số điều chỉnh Trong tháng 11/2004, hệ số điều chỉnh được qui định trong công ty như sau: 1.Giám đốc công ty 1 2. Phó giám đốc công ty 0.95 3. GĐ các trung tâm và trưởng các phòng nghiệp vụ 0.8 4. Phó GĐ các trung tâm và phó các phòng nghiệp vụ 0.75 5. Cbcnv lao động tích cực hoàn thành tốt nhiêm vụ 0.65 6. Cbcnv có thời gian đóng góp cho công ty dưới 2 năm kể từ ngày hết thời gian thử việc, những người làm việc có hiệu quả chưa cao 0.5 7. Hệ số điều chỉnh tài năng trẻ 1 Hệ số tài năng trẻ gồm các tiêu chí để đánh giá sau: là kỹ sư hoặc tương đương, từ 30 tuổi trở xuống có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, giỏi giữ vai trò và đóng góp quan trọng cho việc hoàn thành nhiệm vụ sxkd cho công ty. 8. Các CBCNV của 3 bộ phận trung tâm kỹ thuật truyền hình, trung tâm ứng dụng công nghệ mới, trung tâm giới thiệu sản phẩm còn có hệ số phòng ban 0.05 Hệ số điều chỉnh hàng quý sẽ được xem xét lại theo kết quả lao động của từng người. Những người vi phạm kỷ luật, quy chế làm việc của công ty sẽ trừ 10% - 30% phần lương năng suất tuỳ theo mức độ vi phạm. Hệ số lương năng suất: hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả hoạt động sxkd của công ty. Căn cứ vào tình hình hoạt động sxkd giám đốc công ty sẽ công bố hệ số lương năng suất áp dụng cho từng quý. Ví dụ 1: Lương của chị Tạ Thị Phương (phòng kế toán thống kê) tính như sau: Lương cơ bản: 290.000 x 2,02 = 585.800 Lương thực tế: 585.800 + (585.800 x 0,65 x 2,5) = 1.537.725 Trong đó : Lương tối thiểu: 290.000 Hệ số mức lương : 2,02 Hệ số điều chỉnh: 0,65 Hệ số lương năng suất: 2,5 Ví dụ 2: Lương của anh Hà Minh Dũng (trung tâm giới thiệu sản phẩm) được hưởng chế độ tài năng trẻ. Lương cơ bản: 290.000 x 2,26 = 655.400 Lương thực tế: 655.400 + 87.000 + (655.400 + 87000)x(1 + 0.05)x 2,5 =2.691.200 Trong đó: Lương tối thiểu: 290.000 Phụ cấp: 87.000 Hệ số mức lương: 2,26 Hệ số điều chỉnh được hưởng chế độ tài năng trẻ: 1 Hệ số phòng ban: 0,05 Hệ số năng suất: 2,5 Để hạch toán tiền lương theo thời gian, kế toán phải căn cứ vào bảng chấm công tại từng bộ phận. Bảng chấm công sẽ là chứng từ theo dõi từng người lao động trong một đội , một tổ về tình hình nghỉ việc, làm việc trong từng tháng. Bảng chấm công Tháng 3 năm 2005 Phòng kế toán thống kê TT Họ và tên 1 2 3 4 5 6 … 29 30 31 Ghi chú 1 Bế Thu Hương X X X X X 2 Hoàng Thuỳ Dương X X X X X 3 Phạm Anh Thư X X X X X 4 Tạ Thị Phương X X X X X 5 Vũ Văn Đảng X X X X X 6 Trịnh Tuyết Mai X X X X X 7 Phạm Mai Hương X X X X X Hà nội ngày…tháng…năm Người chấm công Phụ trách bộ phận Thủ trưởng đơn vị Ký hiệu: Cô: con ốm TS: thai sản R:Nghỉ có lương P: nghỉ phép Ro: nghỉ không lương NB: nghỉ bù Ô: ốm O: không có lý do N: ngừng việc Công ty thực hiện tính lương thêm giờ theo qui định của bộ luật lao động với nhân viên khối công ty là: Hệ số 1,5 đối với ngày thường Hệ số 2,0 đối với ngày nghỉ và ngày lễ Ngoài ra kế toán còn dựa vào: Phiếu làm thêm giờ, Phiếu nghỉ hưởng BHXH do cơ quan y tế hoặc bệnh viện cấp để làm căn cứ tính lương phải trả cho người lao động. * Hạch toán tiền lương theo sản phẩm Hình thức này được áp dụng chủ yếu ở khối xí nghiệp cơ khí điện tử do hoạt động ở đây chỉ đơn thuần mang tính chất sản xuất. Các mặt hàng, sản phẩm sản xuất ra phần lớn mang tính truyền thống, có cải tiến mẵu mã chất lượng, công suất cho phù hợp với nhu cầu thị trường nên có thể xác định được đơn giá tiền lương. - Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: người công nhân sản xuất được bao nhiêu sản phẩm sẽ được hưởng mức lương theo sản phẩm thực tế mình sản xuất ra căn cứ vào tiền lương từng loại sản phẩm đó. - Trả lương theo sản phẩm tập thể: loại hình trả lương này khá phức tạp và chỉ áp dụng cho loại sản phẩm đòi hỏi cả tập thể cùng tham gia sản xuất. Chứng từ sử dụng là đơn giá tiền lương và bảng chấm công. Công thức tính lương theo sản phẩm trực tiếp: Mức lương sp mỗi công nhân = Qi x ĐGi x (1 + Kđc) Trong đó: Qi: tổng sản lượng thực tế sản phẩm loại i ĐGi: đơn giá tiền lương sản phẩm loại i Đơn giá tiền lương được phòng tổ chức xây dựng và được cơ quan Nhà nước xét duyệt, đơn giá này thường cố dịnh. Bảng 3: Đơn giá tiền lương máy tăng âm 0.3Kw Đơn vị: bộ phận Bộ phận, chi tiết Định biên Năng suất Tiêu hao lđ (ngày công) Hệ số Đơn giá TL I .Phần điện tử 1.Gia công biến áp nguồn. 2.Gia công biến áp công suất. 3. Gia công toả nhiệt. 4. Lắp ráp linh kiện. 5. Chạy thử 0,5 0,5 0,67 0,08 0,2 2 2 1,5 12,5 5 2,49 2,49 2,04 2,49 6,05 566.930 40.745 40.475 25.000 245.670 214.770 II. Phần cơ khí 1.Khung máy. 2. Ghép tôn. 3.Gia công cánh cửa, chớp. 4. Đánh rỉ, ma tít 5. Sơn máy 0,25 0,5 0,5 1 1 4 2 2 1 1 2,04 1,64 2,04 1,64 1,83 157.000 66.760 26.840 33.380 13.420 16.600 Tổng 33 723.930 Cùng với đơn giá tiền lương, số lượng sản phẩm hàng ngày các tổ trưởng còn phải theo dõi nhân viên của mình qua bảng chấm công và bảng ghi năng suất cá nhân. Bảng 4: Bảng ghi năng suất cá nhân Tháng 2/2005 Tổ máy tăng âm Công nhân: Nguyễn Văn Tiến Công việc: Gia công biến áp nguồn Ngày Ngày công nghỉ Thời gian Loại sản phẩm Ghi chú Ô Cô Phép Tăng âm 0,3Kw ... 1 2 3 4 … Tổng TB CN 0,5 0,5 … 10 Tổ trưởng xác nhận Ký tên Lương sản phẩm của Nguyễn Văn Tiến = 10 x 40.745 x 2 = 814.900 Trả lương theo sản phẩm tập thể: Công thức: TL sản phẩm cả tổ = Khối lượng công việc hoàn thành x Đơn giá TL tương ứng x Hệ số điều chỉnh tăng thêm Tổng số TL sp cả tổ Đơn giá 1 ngày công = Tổng số ngày công làm việc cả tổ Lương sản phẩm 1 công nhân = Đơn giá ngày công x Số công làm việc của người đó. Ví dụ: Tại tổ lắp ráp - Đơn giá tiền lương lắp ráp linh kiện máy tăng âm 0,3Kw: 245.670 - Khối lượng công việc hoàn thành trong tháng: 50 chiếc - Số công nhân trong tổ: 36 người Căn cứ vào bảng chấm công, ta có: Tổng số ngày công làm việc cả tổ: 790 ngày Tiền lương sản phẩm cả tổ: 50 x 245.670 x 2 = 24.567.000 Đơn giá 1 ngày công: 24.567.000 / 790 = 31.097 Lương sản phẩm của công nhân Bùi Đình Kiên (có số ngày làm việc 22): 31.097 x 22 = 684.134 Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm kể toán còn phải sử dụng các chứng từ sau: Phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành, giấy giao việc hoặc giao ca, hợp đồng khoán, phiếu xác nhận sản phẩm hay công việc hoàn thành. 2.2.3. Hạch toán các khoản trích theo lương tại công ty BDC * Kinh phí công đoàn - Nguồn hình thành: được phép trích thêm vào chi phí theo tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp phải trả hàng tháng. - Phạm vi sử dụng: + 1% nộp cho cơ quan công đoàn Đài TNVN. + 1% dùng cho chi tiêu công đoàn công ty. * Bảo hiểm xã hội - Nguồn hình thành: + được phép tính thêm vào chi phí trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp phải trả hàng tháng (15%). + Trừ vào lương của từng người lao động theo tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền lương cơ bản và phụ cấp phải trả cho từng người (5%). - Phạm vi sử dụng: Nộp hết 20% cho cơ quan quản lý BHXH, cơ quan này uỷ nhệm cho doanh nghiệp chi trả các chế độ khi công nhân viên ốm đau, con ốm, thai sản, tai nạn lao động… * Bảo hiểm y tế - Nguồn hình thành: + được tính thêm vào tổng chi phí theo tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp phải trả là 2%. + Trừ vào lương của từng người lao động theo tỷ lệ nhất định là 1% trên tổng số tiền lương cơ bản và phụ cấp của từng người lao động. - Phạm vi sử dụng: Nộp hết cho quan quản lý BHYT 3%. Do doanh nghiệp được tuỳ tiện chi trả hộ khi ốm đau, thai sản nên doanh nghiệp căn cứ vào số` ngày được nghỉ BHXH và mức BHXH 1 ngày để tính BHXH phải trả người lao động. 2.2.3.1 Qui trình hạch toán chi tiết các khoản trích theo lương tại công ty Hàng ngày, mỗi người lao động nghỉ ốm, con ốm, nghỉ thai sản… đều phảI có các chứng từ xác minh nhr đơn thuốc, giấy khám bệnh, sổ ghi bạ…do bác sĩ cấp. Trên cơ sở các chứng từ này, bộ phận quản lý lao động sẽ lập cho người lao động “Phiếu nghỉ hưởng BHXH” theo từng lý do cụ thể đối với từng người. Phiếu nghỉ hưởng BHXH Cơ quan cấp trên: Đài tiếng nói Việt Nam Đơn vị: Công ty BDC Bộ phận: Trung tâm kỹ thuật truyền thanh- truyền hình Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hoa Tuổi 33 Tên cq y tế Ngày tháng khám Lý do Căn bệnh Số ngày nghỉ Y bác sĩ ký tên đóng dấu Số ngày thực nghỉ Xác nhận Tổng số Từ ngày Đến ngày A B C D 1 2 3 E 4 G Bệnh viên C 15/2/04 Nghỉ đẻ 4 tháng 15/2/04 15/6/04 Phiếu này cùng với các chứng từ gốc có liên quan được gửi lên phòng kế toán thống kế toán thống kê để lưu và làm cơ sở thanh toán trợ cấp cho người lao động. Kế toán tiền lương sẽ lập “Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH”. Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH (Nghỉ đẻ) Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hoa Tuổi: 33 Nghề nghiệp: Nhân viên Ngày sinh: 26/06/1970 Đơn vị công tác: Công ty BDC Bộ phận: Trung tâm kỹ thuật Truyền thanh – truyền hình Tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ: 516.200đồng Thời gian nghỉ: 4 tháng Trợ cấp: Trợ cấp khi nghỉ việc để sinh con hoặc nuôi con: 516.200 x 4 tháng = 2.064.800 đồng Trợ cấp mỗi lần sinh con: 516.200 đồng Cộng: 2.581.000 đồng Băng chữ: Hai triệu năm trăm tám mươi mốt nghìn đồng chẵn. Ghi chú: Hà Nội ngày 16 tháng 3 năm 2004 Người lĩnh tiền Kế toán BCH công đoàn cơ sở Thủ trưởng đơn vị Cùng với phiếu này người lao động sẽ đến gặp kế toán tiền mặt để nhận phiếu chi và đến gặp thủ quỹ để nhận tiền. Dựa vào bảng thanh toán tiền lương cuối tháng cho Công nhân viên toàn công ty mà phòng kế toán thống kê lập ra “Bảng tổng hợp số phải nộp về BHXH, BHYT, KPCĐ toàn công ty” nhằm cho việc theo dõi sau này được thuận lợi hơn. Theo qui định của cơ quan BHXH cấp trên thì việc thanh toán BHXH được thực hiện theo quý nên mỗi quý kế toán tiền lương sẽ tiến hành lập: Bảng 5: Bảng tổng hợp đề nghị thanh toán trợ cấp BHXH cho người lao động BHXH thành phố Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN Mẫu số 2aCBH Độc lập- Tự do – Hạnh phúc Bảng tổng hợp đề nghị thanh toán trợ cấp BHXH cho người lao động Đợt tháng quý năm (Kèm theo báo cáo quyết toán chi 2 chế độ mẫu số 2- CBH) Tên đơn vị: Công ty BDC Mã số: 1104000540 Tổng số lao động: Trong đó lao động nữ: Tổng quỹ tiền lương quý: Đã đóng BHXH hết tháng… Đề nghị thanh toán trợ cấp BHXH quý… cho đơn vị bằng hình thức Số hiệu tài khoản: Mở tại ngân hàng: STT Nội dung chi Số đơn đề nghị Cơ quan BHXH duyệt Ngày Người Tiền Ngày Người Tiền 1 2 3 4 5 6 7 8 Trợ cấp ốm đau -Bản thân ốm - Nghỉ trông con ốm -Kế hoạch hoá dân số Trợ cấp thai sản - Khám thai, sẩy thai -Nghỉ sinh, nuôi con - Trợ cấp khi sinh Cộng: Ngày …/…/…. Cán bộ quản lý hồ sơ Cán bộ thanh toán Phụ trách kế toán Giám đốc Sau đó sẽ gửi báo cáo chi trợ cấp thai sản lên cơ quan cấp trên. Những chứng từ này là căn cứ quan trọng để đối chiếu giữa cơ quan BHXH cấp trên với công ty. Bảng 6: Báo cáo chi trợ cấp thai sản Cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Tên cơ quan cấp trên: Đài tiếng nói VN Tên đơn vị: Công ty BDC Địa chỉ: 61 Thợ Nhuộm Điện thoại: 8.254.771 Tài khoản: 001.100.0014629 Tại ngân hàng: Sở giao dịch ngân hàng Ngoại thương VN Báo cáo chi trợ cấp thai sản Quý… năm… STT Nội dung chi Số ngày Số người Số tiền Cơ quan BHXH duyệt Trong kỳ Luỹ kế từ đầu năm 1 2 3 4 5 6 7 Trợ cấp thai sản -Khám thai, sẩy thai -Nghỉ sinh, nuôi con -Trợ cấp 1lần khi sinh Cộng: 2.2.3.2 Trích các trang sổ kế toán Hàng tháng dựa vào khối lượng công việc hoàn thành trong tháng, từ đơn giá tiền lương cho mỗi loại sản phẩm, mỗi bước công việc kế toán tính được chi phí tiền lương và phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí theo một tỷ lệ phân chia mà phòng tổ chức đã lập sẵn. “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” này do công ty tự xây dựng để theo dõi và phân bổ chi phí nhân công cho từng tài khoản. Bảng 7: Bảng phân bổ lương và BHXH Tháng 1 năm 2005 Đơn vị: đồng Ghi Có TK Ghi Nợ TK TK334- Phải trả CNV TK338- Phải trả phải nộp khác Tổng cộng BHXH 15% BHYT 2% KPCĐ 2% Tổng 1.TK622 CPNCTT 2.TK627 CPSXC 3.TK641 CPBH 4.TK642 CPQLDN 80.169.438 14.000.040 24.248.826 20.140.796 4.343.385 684.415 1.201.222 1.067235 579.118 91.255 160.163 142.298 579.118 91.255 160.163 142.298 5.501.621 866.923 1.521.548 1.351.831 85.671.059 14.866.963 25.770.374 21.492.627 Cộng: 138.559.100 7.296.255 972.834 972.834 9.241.923 147.801.023 Vì công ty BDC hiện nay đang sử dụng phần mềm kế toán trên máy nên căn cứ vào bảng thanh toán lương, thưởng BHXH và các chứng từ thanh toán, nhân viên kế toán sử dụng máy tính để vào các số liệu, sau đó máy sẽ tự cân đối. Khi đã có “Bảng phân bổ lương và BHXH” thì kế toán viên vào phần chứng từ kế toán khác và nhập các dữ liệu giống như phần nhập phiếu thu và phiếu chi nhưng với các Tài khoản ghi nợ gồm TK622, TK627, TK641, TK642 và ghi có TK334 khi phân bổ lương vào chi phí sản xuất, sau đó máy tính sẽ tự động cân đối vào sổ Nhật ký và Sổ cái. Đơn vị: Công ty BDC Địa chỉ Số 224 TK Nợ:141 Số tiền: 67.370.610 Phiếu chi tiền mặt Ngày 3 tháng 3 năm 2005 Người nhận tiền: Thư Địa chỉ: Công ty Lý do chi: Lương kỳ 1 T3 Số tiền: 67.370.610 Bằng chữ: Sáu mươi bảy triệu ba trăm bảy mươi ngàn sáu trăm mười đồng chẵn. Kèm theo: Chứng từ gốc Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Giám đốc Kế toán trưởng Người lập biểu Người nhận tiền Thủ quỹ Đơn vị: Công ty BDC Địa chỉ: Số 293 TK Nợ 334 Số tiền: 67.370.610 Phiếu chi tiền mặt Ngày 8 tháng 3 năm 2005 Người nhận tiền: Thư Địa chỉ: Công ty Lý do chi: Lương kỳ 2 T3 Số tiền: 67.370.610 Bằng chữ: Sáu mươi bảy triệu ba trăm bảy mươi ngàn sáu trăm mười đồng chẵn. Kèm theo: Chứng từ gốc Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Giám đốc Kế toán trưởng Người lập biểu Người nhận tiền Thủ quỹ Đơn vị: Công ty BDC Địa chỉ: Số 293B TK Nợ: 334 Số tiền: 2.432.085 Phiếu thu tiền mặt Ngày 8 tháng 3 năm 2005 Người nhận tiền: Thư Địa chỉ: Công ty Lý do thu: BHXH + BHYT T3 Số tiền: 2.432.085 Bằng chữ: Hai triệu bốn trăm ba mươi hai ngàn không trăm tám mươi năm đồng chẵn. Kèm theo: Chứng từ gốc Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Giám đốc Kế toán trưởng Người lập biểu Người nhận tiền Thủ quỹ Sau đây là sổ Nhật ký chung tháng 1 năm 2005 của công ty khi đã nhập số liệu (Trích các tài khoản có liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương): Trích sổ Nhật ký chung Tháng 3 năm 2005 Đơn vị: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu Tài khoản Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 03/03 241 Thư: thêm giờ tháng1/2005 334 1111 4.498.609 4.498.609 03/03 242 Thư: thêm giờ tháng2/2005 334 1111 2.206.132 2.206.132 03/03 244 Thư: tạm ứng lương kỳ 1 141 1111 67.370.610 67.370.610 08/03 256 Thanh toán BHXH 338 1111 2.581.000 2.581.000 08/03 293 Thư: Lương kỳ 2 tháng 3 334 1111 67.370.610 67.370.610 08/03 C293 Thư: Lương kỳ 1 tháng 3 334 141 67.370.610 67.370.610 08/03 C293B Thư: BHYT+BHXH tháng 3 334 3338 3383 3384 3.817.881 899.379 2.432.085 486.417 08/03 296 Trích các khoản theo lương tính vào CPSXKD 622 627 641 642 338 5.501.621 866.923 1.521.548 1.351.831 9.241.923 08/03 296B Phân bổ tiền lương vào CPXSKD 622 627 641 642 334 80.169.438 14.000.040 24.248.826 20.140.796 138.559.100 Sổ cái – TK334 “Phải trả công nhân viên” Tháng 3 năm 2005 Đơn vị: đồng Chứng từ Diễn giải Trang Sổ NKC TK đối ứng Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 03/03 03/03 08/03 08/03 08/03 08/03 08/03 08/03 241 242 293 C293 C293B C293B C293B 296B Số dư đầu kỳ: Thư:Thêm giờ T1 Thư:Thêm giờ T2 Thư:Lương kỳ2,T3 Thư: TT lương kỳ1,T3 Thư:Thuế thu nhập T3 Thư:BHXH+BHYT T3 Thư:BHXH+BHYT T3 Phân bổ TL vào chi phí SXKD 6 6 13 13 13 13 13 13 1111 1111 1111 141 338 3383 3384 622 627 641 642 4.498.609 2.206.132 67.370.610 67.370.610 899.379 2.432.085 486.417 1.478.004.847 80.169.438 14.000.040 24.248.826 20.140.796 Cộng phát sinh: 145.263.842 138.559.100 Số dư cuối kỳ: 1.471.300.105 Sổ cái – TK338 “Phải trả, phải nộp khác” Tháng 3 năm 2005 Đơn vị:đồng Chứng từ Diễn giải Trang sổ NKC TK đối ứng Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 04/03 08/03 08/03 256 C293B C293B 296 Số dư đầu kỳ: Thanh toán BHXH Thư:BHXH+BHTY T3 Thư:BHXH+BHYT T3 Trích các khoản tính theo lương vào cpsxkd 7 13 13 13 1111 334 334 622 627 641 642 33.562.773 2.581.000 2.432.085 486.417 5.501.621 866.923 1.521.548 1.351.831 Cộng phát sinh: 2.581.000 12.160.425 Số dư cuối kỳ 23.983.348 2.3. Đánh giá chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty BDC 2.3.1 Những thành công: - Nhìn chung công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty được thực hiên một cách khá chặt chẽ, khoa học, các chế độ kế toán mới do Nhà nước ban hành (theo nghị định 26, 28/CP) được áp dụng một cách khá linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty, lại được thường xuyên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tiến trình phát triển của công ty, với trình độ của nhân viên kế toán. - Hệ thống chứng từ, sổ sách và các báo cáo kế toán được Công ty áp dụng theo đúng mẫu, đúng chứng từ và sử dụng cho đúng đối tượng theo chế độ kế toán Nhà nước. Những qui định chủ yếu trong luật lao động và tiền lương, phụ cấp, khen thưởng, BHXH, BHYT, KPCĐ, thời gian nghỉ ngơi, kỷ luật lao động của Bộ tài chính được công ty chấp hành nghiêm chỉnh. - Công việc hạch toán lao động tiền lương không chỉ được thực hiện duy nhất ở phòng kế toán mà ở tại các phòng ban người lao động cũng có thể kiểm tra, đánh giá được kết quả công việc của mình, mức thù lao mình được hưởng. - Đội ngũ cán bộ kế toán của công ty có trình độ chuyên môn khá cao và khong ngừng được nâng cao. Công tác hạch toán kế toán nói chung, hạch toán lao động tiền lương nói riêng đã thực hiện tốt các chức năng của nó là cung cấp thông tin cho nhà quản lý một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời. Hạch toán lao động tiền lương cũng là một cách khuyến khích nhân viên hăng say làm việc, xác định đúng khoản chi phí nhân công và phân bổ cho đúng đối tượng. - Công việc thanh toán lương được làm tương đối tốt. Hệ thống chứng từ ban đầu phản ánh chất lượng, số lượng lao động, các bảng chấm công và số sản lượng được theo dõi chặt chẽ, ghi chép chính xác rõ ràng. Trình tự luân chuyển chứng từ theo đúng quy định. Việc thanh toán lương luôn đúng kỳ hạn. Các nghiệp vụ tiền lương luôn được kế toán phản ánh vào sổ kế toán tương đối đầy đủ. - Hình thức sổ Nhật ký chung mà Công ty đang áp dụng là rất phù hợp với đặc điểm của Công ty và trình độ của kế toán. - Đối với các khoản trích theo lương như BHYT, BHXH, KPCĐ Công ty đã áp dụng các tỷ lệ trích nộp theo đúng quy định của nhà nước. Chứng từ sử dụng khi hạch toán các khoản trích theo lương, Công ty đã sử dụng theo đúng biểu mẫu do Bộ Tài Chính ban hành. Như trong chế độ quy định, đối với doanh nghiệp nhà nước phải có hai chứng từ bắt buộc trong hạch toán chi phí BHXH là “Phiếu nghỉ hưởng BHXH”. “Bảng thanh toán BHXH” thì Công ty đã sử dụng đầy đủ. 2.3.2 Những hạn chế - Về quy trình luân chuyển chứng từ: Việc hạch toán diễn ra theo quá trình từ dưới lên trên là hợp lý, nó phản ánh tương đối chính xác tình hình làm việc của công nhân viên. Tuy nhiên trong quá trình luân chuyển chứng từ, có giai đoạn phải thông qua phòng tổ chức xét duyệt như vậy là rườm rà, không hợp lý vì thực chất chỉ có trưởng phòng, ban mới xác định được chính xác tình hình đi làm của nhân viên phòng mình. - Về đơn giá tiền lương: Hiện tại Công ty đang áp dụng phương pháp tính đơn giá tiền lương theo doanh thu và Công ty đã xây dựng theo đúng quy định. Tuy nhiên, theo phương pháp này thì Công ty chưa thực sự gắn được trách nhiệm của người lao động với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nếu chỉ tăng doanh thu để tăng tổng quỹ lương, người lao động sẽ không chú trọng tới vấn đề tiết kiệm chi phí. Như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ không cao. - Về quy chế trả lương, trả thưởng: Công ty đã xây dựng cho mình một quy chế trả lương riêng, được Đài TNVN và Ban chấp hành công đoàn của Công ty thông qua trong đó Công ty đã xây dựng thang số, hệ số điều chỉnh cho từng chức vụ, từng hiệu quả công việc. Công ty cũng đã chú ý đến việc khuyến khích các tài năng trẻ của Công ty qua hệ số tài năng trẻ, song Công ty mới chỉ đưa ra các tiêu chí: Là kỹ sư hoặc tương đương, có tuổi từ 30 trở xuống, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, giỏi, giữ vai trò và đóng góp quan trọng cho việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất của Công ty. Tuy nhiên Công ty lại chưa đưa ra chỉ tiêu về mức độ đánh giá việc đóng góp của họ. Vì thế, từng công nhân viên khó có thể kiểm tra việc đánh giá tài năng trẻ của Công ty là chính xác hay chưa. Do yêu cầu công việc các CBCNV của Công ty phải đi lắp đặt và kiểm tra thiết bị liên tục ở nhiều nơi nhưng Công ty vẫn chưa có một mức thưởng phạt nào cho Công việc này. Như vậy cũng không khuyến khích được Công nhân viên nâng cao hiệu suất làm việc của mình khi đi công tác. - Về hạch toán tổng hợp tiền lương: Khi tạm ứng lương kỳ 1 cho CBCNV, kế toán có sử dụng TK 141- tạm ứng. Công ty không nên hạch toán tạm ứng tiền lương thông qua TK này vì theo quy định của hệ thống kế toán doanh nghiệp, TK 141 không phải là TK dùng để hạch toán tạm ứng tiền lương. - Về sổ kế toán: Hệ thống sổ sách kế toán của Công ty vẫn chưa đầy đủ. Công ty thiếu một số sổ sách bắt buộc theo chế độ quy định chẳng hạn như: quyết định 238/LĐTBXH – QĐ của Bộ trưởng Bộ lao động thương binh xã hội ngày 08/04/1997 đã ban hành mẫu Sổ lương áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước đối với các doanh nghiệp nhà nước. Theo quyết định này tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều phải có sổ để ghi các khoản tiền lương, thu nhập của người lao động làm cơ sở cho việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách tiền lương, thuế thu nhập theo quy định của nhà nước nhưng Công ty BDC chưa lập sổ này. Thực trạng công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương tại công ty BDC nói riêng đã cho thấy tầm quan trọng và cần thiết của công tác kế toán trong tất cả các DN nói chung bởi nó có ảnh hưởng đến nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động. Chương 3 Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền hình. 3.1 Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, nó cụ thể là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích họ phát huy hết khả năng của mình. Đối với DN, tiền lương phải trả cho người lao động là một phần chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm. Quản lý lao động tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của DN. Nó là nhân tố giúp DN hoàn thành kế hoạch sản xuất của mình. Hạch toán tốt lao động tiền lương và giúp hoạt động DN đi vào nền nếp thúc đẩy người lao động chấp hành tốt kỷ luật, tăng năng suất lao động. đồng thời hạch toán lao động tiền lương làm cơ sỏ cho việc tính trả lương đúng chế độ, xác định và phân bổ đúng chi phí nhân công và quản lý tốt quỹ lương. Trước hết muốn hoàn thiện kế toán tiền lương thì công tác hạch toán lao động tiền lương của công ty phải tuân thủ theo đúng chế dộ kế toán hiện hành. Ngoài ra trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay việc hoàn thiện hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương phải đạt được các mục đích: - Tiền lương phải trở thành công cụ, động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích người lao động làm việc có hiệu quả cao nhất. - Tiền lương phải trở thành công cụ khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự sáng tạo của người lao động. - Tiền lương phải đảm bảo nhu cầu tối thiểu hành ngày cho người lao động và từng bước nâng cao đời sống của họ. - Cung cấp thông tin rõ ràng, dễ hiểu cho người lao động và các đối tượng quan tâm khác. Hiện nay công ty còn tồn tại những mặt hạn chế nên việc từng bước hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là thực sự quan trọng, cần thiết. 3.1.2 Phương hướng hoàn thiện: - Phải xây dựng được định mức lao động cho từng việc, từng khâu từ đó có kế hoạch tuyển dụng cũng như quản lý số lao động đó. - Phải ban hành chế độ kỷ luật lao động buộc mọi người lao động phải tuân tbeo nhằm đưa hoạt động của từng người, của công ty vào nếp. - Phải xây dựng đơn giá tiền lương với sự xét duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Phải xác định được hình thức trả lương hợp lý, đúng với chế độ và phù hợp với hoạt động của DN. - Luôn quán triệt các chính sách về tiền lương của Nhà nước. Tất cả các khâu trong quá trình quản lý, hạch toán lao động tiền lương đều phải dựa vào chế độ hiện hành. Muốn hạch toán tốt lao động tiền lương hay nói cách khác các DN muốn thực hiện đúng như các yêu cầu đã nêu ở trên thì phải hoàn thành những nhiệm vụ căn bản sau: - Ghi chép phản ánh số liệu về số lượng, thời gian và kết quả lao động, tính lương và trích các khoản theo lương, phân bổ chi phí nhân công đúng với đối tượng sử dụng lao động. - Hướng dẫn kiểm tra các nhân viên hạch toán ở các bộ phận sxkd, các phòng ban sử dụng đúng, đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về hạch toán tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp. - Lập các báo cáo về lao động tiền lương. - Phân tích tình hình quản lý sử dụng thời gian lao động, chi phí nhân công, năng suất lao động, đề ra các biện pháp nhằm khai thác sử dụng triệt để có hiệu quả mọi tiềm năng lao động có sẵn trong DN. 3.2. Một số giải pháp 3.2.1. Đối với công ty BDC Công tác hạch toán lao động tiền lương tại công ty BDC cần được hoàn thiện theo hướng sau: * Về quy trình luân chuyển chứng từ Để quy trình luân chuyển chứng từ được nhanh nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, công ty nên bỏ giai đoạn phải thông qua phòng tổ chức xét duyệt, cụ thể: Hàng tháng, trưởng phòng ban căn cứ tình hình đi làm của CBCNV để ghi vào bảng chấm công theo mẫu có sẵn, sau đó chuyển thẳng bảng chấm công sang phòng kế toán để tính lương, thưởng, BHXH và lập bảng thanh toán lương. Bảng này sau khi được kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt sẽ làm căn cứ để thủ quỹ thanh toán tiền lương. đồng thời kế toán tiền lương tập hợp các chứng từ này để phân bổ chi phí nhân công cho các đối tượng. Quy trình luân chuyển chứng từ được thực hiện theo sơ đồ sau: Quy trình luân chuyển chứng từ hạch toán lao động tiền lương Bảng chấm công Bảng ghi NS cá nhân Kế toán TL, tính lương, lập bảng thanh toán, phân bổ tiền lương Thủ quỹ chi tiền GĐ ký duyệt KTT duyệt Kế toán Lưu chứng từ * Về đơn giá tiền lương Như đã nói ở trên công ty đang áp dụng phương pháp tính đơn giá tiền lương trên doanh thu sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty không cao vì chỉ tiêu doanh thu không phản ánh một cách chính xác hiệu quả sxkd, DNnên sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận. Vì vậy công ty nên áp dụng phương pháp tính đơn giá tiền lương trên lợi nhuận để xây dựng đơn giá cho công ty. Cụ thể phương pháp xây dựng như sau: - Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương: +Tổng doanh thu +Lợi nhuận +Tổng các khoản nộp ngân sách Nhà nước. - Xác định quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương Quỹ TL năm kế hoạch = [Lđb x TLmindn x (Hcb + Hpc)] x 12 tháng - Xác định đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận Quỹ tiền lương năm kế hoạch Đơn giá tiền lương = Lợi nhuận năm kế hoạch - Xác định tổng quỹ lương chung năm kế hoạch Tổng quỹ lương chung = Quỹ lương năm kế hoạch để + Quỹ TLlàm năm kế hoạch xây dựng đơn giá tiền lương thêm giờ * Xác định quỹ tiền lương thực hiện Quỹ TL thực hiện= Đơn giá TL x LN thực hiện x Quỹ TL làm thêm giờ Doanh thu – Chi phí không lương Lợi nhuận thực hiện = 1 + Đơn giá tiền lương Đài Tiếng nói Việt nam Công ty ứng dụng phát triển PT – TH Mẫu số: 3b Giải trình xây dựng đơn giá tiền lương theo lợi nhuận năm 2005 Đơn vị: đồng TT Chỉ tiêu xây dựng định mức Số báo cáo năm 2004 Kế hoạch năm 2005 Kế hoạch Thực hiện I 1 2 3 II III IV V Chỉ tiêu sxkd tính đơn giá Tổng doanh thu Lợi nhuận Tổng các khoản nộp NSNN Quỹ lương tính đơn giá Quỹ lương theo đinh mức lđ - Lao động định biên - Hệ số lương cấp bậc cv bình quân. - Hệ số bình quân các khoản trợ cấp và tiền lương được tính trong đơn giá - Mức lương tối thiểu DN được áp dụng Đơn giá tiền lương Quỹ tiền lương làm thêm giờ Tổng quỹ tiền lương chung (II + IV) 41.500.000.000 1.400.000.000 3.100.000.000 2.225.664.000 2.225.664.000 160 người 2,3 0,1 483.000 1590/1000 70.000.000 2.295.664.000 44.269.022.316 1.758.094.299 9.220.291.325 2.795.369.980 2.795.369.980 155 người 2,3 0,1 1590/1000 64.289.995 2.859.659.930 45.000.000.000 1.900.000.000 3.200.000.000 3.329.664.000 3.329.664.000 160 người 2,5 0,1 667.000 1752/1000 70.000.000 3.399.664.000 Người lập biểu Hà nội, ngày 28 tháng 2 năm 2005 Giám đốc Ưu điểm của phương pháp tính đơn giá tiền lương trên lợi nhuận: Quỹ tiền lương thực hiện sẽ phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty, nếu lơi nhuận được tăng cao thì quỹ tiền lương cũng sẽ được tăng cao, người lao động sẽ có ý thức tiết kiệm chi phí hơn để tăng lợi nhuận. Có như vậy khi hàng năm công ty không chỉ có doanh thu tăng mà lợi nhuận của công ty cũng có mức tăng cao hơn doanh thu, điều đó có nghĩa là hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sẽ ngày càng được nâng cao. * Về quy chế trả lương, trả thưởng: - Quy chế trả lương: Việc quy định trả lương cho từng bộ phận, cá nhân người lao động theo quy chế chủ yếu phụ thuộc vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác, giá trị cống hiến của từng bộ phận, cá nhân người lao động, không phân phối bình quân. Đối với lao động có trình độ chuyên môn cao, giỏi, giữ vai trò và đóng góp quan trọng cho việc hoàn thành nhiệm vụ sxkd của công ty thì mức tiền lương và thu nhập phải được thoả đáng. Đối với lao động làm các công việc chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ giản đơn, phổ thông thì mức lương cần trả cần cân đối với mức lương của lao động, cùng loại địa bàn, không tạo ra sự chênh lệch thu nhập quá bất hợp lý, gây mất công bằng xã hội. Chênh lệch về tiền lương và thu nhập giữa lao động phục vụ giản đơn với lao động giản đơn với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, giỏi trong nội bộ công ty do công ty xem xét quy định cho phù hợp, đảm bảo chống phân phối bình quân. Công ty phối hợp với ban chấp hành công đoàn xây dựng và ban hành quy chế trả lương trả thưởng trong công ty. Quy chế này phải đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn tiền lương, tiền thưởng với ngân sách lao động, hiệu quả công việc của từng người, khuyến khích được người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Quy chế trả lương trả thưởng phải được phổ biến đến từng người lao động trong công ty và phải đăng ký cùng với nội qui lao động tại Sở lao động thương binh xã hội theo quy định của Bộ luật lao động. Mặt khác công ty phải đảm bảo quan hệ tiền lương bình quân hợp lý giữa các DN Nhà nước: tiền lương thực hiện bình quân của DN cao nhất không vượt quá 2 lần tiền lương bìng quân chung của tất cả các DN được giao đơn giá và phải đảm bảo nguyên tắc tốc độ tăng tiền lương thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Để khuyến khích những người lao động còn trẻ nhưng có trình độ kỹ thuật chuyên môn cao, giỏi công ty nên tăng hệ số tài năng trẻ lên 1,5 đồng thời công ty nên xây dựng quy định cụ thể thêm tiêu chí đánh giá tài năng trẻ như sau: + Có những sáng kiến nhằm nâng cao được chất lượng sản phẩm của công ty. + Có những cải tiến đáng kể cho các sản phẩm chủ yếu của công ty như máy phát FM, cụm loa không dây… +Nghiên cứu thành công sản phẩm mới có thể ứng dụng cho hoạt động sxkd của công ty. - Quy chế trả thưởng: Công ty nên áp dụng trích thưởng từ lợi nhuận còn lại theo điều 9 của nghị định số 197/CP cho các đối tượng: lao động có thời gian làm việc tại công ty từ 1 năm trở lên, có đóng góp vào kết quả sxkd của công ty. Công ty phải xây dựng quy chế trả thưởng theo những nguyên tắc sau: + Căn cứ vào hiệu quả đóng góp của người lao động với công ty thể hiện qua năng suất, chất lượng công việc. + Căn cứ vào thời gian làm việc của công ty, người có thời gian làm nhiều thì được hưởng nhiều hơn. + Chấp hành nội quy và kỷ luật của công ty. Quy chế thưởng phải tham khảo ý kiến của ban chấp hành công đoàn công ty. Ngoài thưởng định kỳ thì công ty nên nghiên cứu và thực hiện hình thức thưởng thường xuyên với các hình thức phổ biến sau: + Thưởng tỷ lệ sai hỏng: áp dụng khi người lao động giảm được tỷ lệ sai hỏng so với quy định. Mức thưởng tối đa không quá 50% giá trị tiết kiệm được. Nguồn thưởng lấy từ quỹ tiền lương. + Thưởng nâng cao tỷ lệ sản phẩm có chất lượng cao: chỉ tiêu xét thưởng là hoàn thành và vượt mức những loại sản phẩm có chất lượng cao trong một thời gian nhất định. Mức thưởng tối đa không quá 50% giá trị chênh lệch giữa kết quả người lao động là được so với qui định. + Thưởng tiết kiệm vật tư: chỉ tiêu xét thưởng là hoàn thành vượt mức chỉ tiêu tiết kiệm vật tư nhưng phải đảm bảo những quy phạm kỷ luật, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn lao động. Mức thưởng từ 30%- 40% giá trị vật tư tiết kiệm được. + Thưởng cho CBCNV thường phải di lắp đặt và kiểm tra thiết bị ở các tỉnh, thành phố. Mức lương 0,1% giá trị hợp đồng đó. + Thưởng cho CBCNV tìm kiếm được hợp đồng lắp đặt, mức thưởng là 1% giá trị hợp đồng. Ngoài việc đưa mức thưởng cho CBCNV công ty cũng cần phải có một mức phạt tương ứng để nâng cao tính trách nhiệm của người lao động. Mức phạt này cũng cần phải tham khảo ý kiến của ban chấp hành công đoàn cơ sở. * Về thanh toán tiền lương +Khi thanh toán tiền lương kỳ 1 cho CBCNV kế toán không hạch toán vào TK141 mà hạch toán trực tiếp trên TK334 Nợ TK334: Số tạm ứng Có TK111: Số thanh toán +Khi thanh toán lương kỳ 2, kế toán ghi: Nợ TK334: Số còn lại Có TK111: Số thanh toán * Về sổ sách và chứng từ kế toán Công ty nên mở sổ lương theo quy định sẵn nhằm tạo điều kiện dễ dàng kiểm tra cho các kế toán viên cũng như tạo điều kiện dễ thanh tra, kiểm tra cho thanh tra của Nhà nước. Theo quyết định số 238/LĐTBXH – QĐ của Bộ trưởng Bộ lao động thương binh xã hội về việc ban hành mẵu sổ lương của DN Nhà nước và theo thông tư số 15/LĐTBXH – TT của bộ lao động thương binh xã hội về hướng dẫn sử dụng sổ lương của DN Nhà nước quy dịnh hình thức và cách ghi sổ lương như sau: Hình thức: Sổ lương của DN có chiều ngang 42cm, chiều dọc 30cm bìa mầu xanh thẫm, có ghi tên DN, Bộ, ngành, địa phương quản lý và dòng chữ “Sổ lương của DN", năm ghi sổ. Bên trong có các trang để kê khai các khoản tiền lương, thu nhập được nhận, các khoản phải nộp theo quy định và số tiền thực lĩnh hàng tháng của từng người lao động. Sổ lương được lập theo năm dương lịch và được ghi theo từng tháng trong năm. Cách ghi: Chữ viết trong sổ lương bằng tiếng Việt, mầu đen hoặc xanh, kích cỡ, kiễu chữ phải rõ ràng, dễ đọc. Sổ lương phải ghi đầy đủ, chính xác theo nội dung trong sổ không tẩy dập, xoá. Nếu dập, xoá phải dùng bút đỏ gạch chỗ viết sai, sửa lại và người sửa ký tên bên cạnh. Cách ghi các cột quy định trong mẫu sổ lương như sau: - Cột 1: Ghi số thứ tự người lao động trong DN. - Cột 2: Ghi họ tên người lao động do DN trả lương, kể cả giám đốc và người lao động có hợp đồng ngắn hạn dưới 1 năm. - Cột 3: Ghi chức vụ lãnh đạo hoặc chức danh nghề nghiệp người lao động. - Cột 4: Ghi hệ số mức lương chức vụ cấp bậc được xếp của người lao động trong DN Nhà nước theo nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của chính phủ hoặc mức lương của người lao động hai bên thoả thuận ghi trong hợp đồng lao động. - Cột 5: Ghi tiền lương được nhận theo đơn giá tiền lương, lương khoán hoặc lương theo thời gian được nhận theo năng suất, chất lượng và kết quả thực hiện công việc được giao. - Cột 6: Ghi các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác không được tính trong dơn giá tiền lương. - Cột 7: Ghi tổng số tiền lương thưởng các loại như lễ,tết… - Cột 8: Ghi tổng số tiền lương được hưởng do làm thêm giờ. - Cột 9: Ghi số tiền ăn ca được hưởng trong tháng. - Cột 10: Ghi số tiền BHXH trả thay tiền lương tương ứng với số ngày nghỉ được hưởng các chế độ BHXH do cơ quan BHXH chi trả. - Cột 11: Ghi số tiền thu nhập khác (nếu có) từ bất cứ nguồn nào của DN. - Cột 12: Ghi tổng số tiền lương và thu nhập được nhận trong tháng (cột 12 = cột 5 + 6 + 7+ 8 +9 +10 +11). - Cột 13: Ghi số tiền đóng 5% BHXH theo quy định hiện hành. - Cột 14: Ghi số tiền đóng 1% BHYT theo quy định hiện hành. - Cột 15: Ghi số tiền bồi thường (nếu có) phải khấu trừ vào tiền lương theo quy định của bộ luật lao động. - Cột 16: Ghi số tiền phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập nhập cao. - Cột 17: Ghi tổng số tiền phải nộp theo quy định trong tháng (cột 17 = cột 13 + 14 + 15 + 16). - Cột 18: Ghi số tiền lương và thu nhập thực lĩnh trong tháng (cột 18 = cột 12 – 17) - cột 19: Chữ ký của người lao động. Về chứng từ kế toán: đối với BHYT, KPCĐ không có chứng từ bắt buộc song công ty không sử dụng chứng từ nào về thanh toán và sử dụng hai tài khoản này. Việc tính hai tài khoản này vào chi phí đã được phản ánh trên “Bảng thanh toán tiền lương” và “Bảng phân bổ tiền lương”. Làm như vậy sẽ gây khó khăn trong việc kiểm tra đối chiếu và không có số liệu tổng hợp và BHYT và KPCĐ. 3.2.2. Đề xuất với cấp trên - Thường xuyên quan tâm đến môi trường làm việc và đời sống của CBCNV để tạo ra không khí đoàn kết gắn bó giữa các thành viên trong công ty. - Đưa ra nhiều hơn nữa những mức thưởng xứng đáng nhằm khuyến khích tinh thần hăng say lao động và cống hiến của CBCNV bởi công sức họ bỏ ra cần phải được đền bù thoả đáng. - Hàng năm Nhà nước cần phải xem xét lại, điều chỉnh và ban hành những chế độ chính sách về tiền lương trả cho người lao động để phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường. - Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về tăng, giảm tiền lương cũng phải được thông qua một cách chặt chẽ, rõ ràng, chính xác trước khi thông tin đến người lao động. - Nên giảm bớt một số những thủ tục rườm rà khi người lao động đến kỳ hạn lĩnh lương, thưởng…như phải trình qua những phòng ban không cần thiết. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường, sử dụng có hiệu quả lao động là yếu tó quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để khuyến khích người lao động làm việc tích cực, mọi doanh nghiệp đều phải quán triệt nguyên tắc: đảm bảo công bằng trong việc trả lương (giữa các lao động trong doanh nghiệp và ngoài doanh nghiệp). Việc tính đúng, tính đủ tiền lương là một vấn đề không chỉ doanh nghiệp mà cả người lao động rất quan tâm. Do đó công tác hạch toán tiền lương, BHXH, và các khoản thu nhập khác của người lao động luôn được nghiên cứu và hoàn thiện hơn nhằm phát huy tác dụng là công cụ đắc lực phục vụ quản lý doanh nghiệp. Qua nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu thực tế tại công ty BDC em nhận thấy chế độ kế toán tiền lương ở nước ta cho đến nay là tương đối hoàn thiện. Nó lại thường xuyên bổ sung sửa đổi cho hoàn thiện hơn. Kế toán đã thực sự phát huy tác dụng của chúng và chứng tỏ sự cần thiết với các doanh nghiệp. Việc hạch toán lao động tiền lương tại công ty BDC là đúng chế độ. Hạch toán lao động tiền lương đã xác định đúng đắn chi phí nhân công và phân bổ đúng cho các đối tượng, góp phần tiết kiệm được khoản chi phí nhân công không cần thiết. Hạch toán lao động tiền lương còn là một đòn bẩy kinh tế giúp cho doanh nghiệp kích thích người lao động làm việc hiệu quả hơn. Do thời gian và trình độ có hạn khoá luận thực tập tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn, góp ý tận tình của các thầy cô. Em xin trân trọng cảm ơn Thạc sỹ Vũ Thị Dậu giáo viên trực tiếp hướng dẫn cùng các cô chú phòng kế toán thống kê của công ty BDC đã giúp đỡ em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này. Tài liệu tham khảo Các văn bản quy định chế độ tiền lương mới, tập III, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 1995. Các văn bản quy định chế độ tiền lương mới, tập IV, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 1997. Bộ luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về Lao động – Thương binh và Xã hội của Bộ lao động – Thương binh và xã hội, 1996. Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp thương mại, Nxb. Tài chính, 2001. Hệ thống kế toán doanh nghiệp, NXb. Tài chính, 1995 Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp. Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước. Nghị định số 197/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương. Thông tư số 13/LĐTB – XH ngày 10/4/1997 của Bộ lao động- Thương binh và Xã hội về phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp Nhà nước. Thông tư số 15/LĐTB –XH ngày 10/401997 của Bộ lao động – Thương binh và xã hội về hướng dẫn sử dụng sổ lương của doanh nghiệp Nhà nước. Thông tư số 10/LĐTBXH TT ngày 19/4/1995 của Bộ lao động- Thương binh và xã hội về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 197/CP của Chính phủ về tiền lương. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36260.doc
Tài liệu liên quan