Khóa luận Đánh giá hiệu quả hệ thống lọc tuần hoàn trong sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenergii) toàn đực

TÓM TẮT “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG LỌC TUẦN HOÀN TRONG SẢN XUẤT GIỐNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) TOÀN ĐỰC” Đề tài được thực hiện trên đối tượng là ấu trùng tôm càng xanh. Thông qua việc bố trí một thí nghiệm các mật độ ươngkhác nhau: < 50 ấu trùng/lít, 50-100 ấu trùng/lít, > 100 ấu trùng/lít trên hệ thống tuần hoàn sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực được thực hiện tại ‘Trại Thực Nghiệm Nuôi Thuỷ Sản Thủ Đức”- “Phòng Sinh Học Thực Nghiệm” thuộc Viện Nghiên Cứu và Nuôi Trồng Thuỷ Sản II. Chúng tôi có một số ghi nhận bước đầu về sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và mật độ nuôi ảnh hưởng lên tỷ lệ sống của hậu ấu trùng tôm càng xanh. Hiệu quả của hệ lọc được đánh giá dựa vào các biến động môi trường bể ương, nước đầu vào, đầu ra hệ lọc và kết quả tỷ lệ sống của hệ thống ương. Những kết quả đạt được:  Thí nghiệm cho thấy ở mật độ ương ấu trùng thấp, hậu ấu trùng có tỷ lệ sống cao nhất.  Các yếu tố môi trường chưa tốt, đặc biệt là sự biến động nhiệt độ cao trong ngày, NO2-N và hàm lượng Vibrio trong bể ương và hệ lọc cao hơn ngưỡng thích hợp của ấu trùng.  Thông qua thí nghiệm này chúng tôi thấy rằng sự hoạt động của hệ lọc chưa thực sự mang lại hiệu quả do chưa đảm bảo các yếu tố môi trường và sự ổn định cần thiết. MỤC LỤC CHƯƠNG TRANG Trang tựa Lời cảm tạ iii Tóm tắt iv Mục lục v Danh sách các chữ viết tắt ix Danh sách các bảng x Danh sách các hình xi Danh sách các biểu đồ xii Chương 1: Mở đầu 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu đề tài 2 1.3. Nội dung nghiên cứu 2 Chương 2: Tổng quan về tôm càng xanh 2.1. Phân bố 3 2.1.1. Trên thế giới 3 2.1.2. Ở Việt Nam 3 2.2. Phân loại 4 2.3. Hình thái tôm càng xanh 4 2.4. Tập tính sinh sản và vòng đời của tôm càng xanh 6 2.5. Tập tính bắt mồi và tăng trưởng 7 2.6. Sinh học ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh 7 2.6.2. Biến thái của ấu trùng tôm càng xanh 8 2.6.3. Môi trường sống của ấu trùng 9 2.7.3.1. Độ mặn 9 2.7.3.2. Độ pH 9 2.7.3.3. Nhiệt độ 10 2.7.3.4. Oxy hoà tan 10 2.7.3.5. Ánh sáng 10 2.7.3.6. Hợp chất có chứa nitơ 11 2.8. Chăm sóc quản lý 13 2.8.1. Cho ăn 13 2.8.2. Vệ sinh 13 2.9. Tạo đàn tôm toàn đực bằng kỹ thuật vi phẩu 14 2.9.1. Ưu thế của việc sản xuất đàn toàn đực 14 2.9.2. Vai trò của tuyến đực trong xác định giới tính ở tôm càng xanh 14 2.9.3. Cơ sở tạo đàn tôm toàn đực 15 2.10. Các qui trình nuôi tôm càng xanh trong sản xuất giống 15 2.11. Qui trình nước trong hệ kín 16 2.11.1. Giới thiệu 16 2.11.2. Các quá trình sinh hóa xảy ra trong lọc sinh học 17 2.11.2.1. Quá trình khoáng hoá 17 2.11.2.2. Quá trình nitrate hoá 17 2.11.2.3. Quá trình khử nitrate 18 2.11.3. Vi sinh vật trong lọc sinh học 18 Chương 3: Vật liệu và phương pháp 3.1. Địa điểm nghiên cứu 20 3.2. Thời gian nghiên cứu 20 3.3. Vật liệu 20 3.3.1. Nguồn nước 20 3.3.2. Ấu trùng 20 3.3.3. Nhà giống 20 3.3.4. Bể 20 3.3.5. Hệ lọc sinh học và hệ thống bể ương 21 3.3.6. Các vật liệu khác 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm 22 3.4.1. Bố trí thí nghiệm 22 3.4.2. Sơ đồ bố trí và vận hành hệ thống 24 3.4.2.1. Bố trí hệ thống lọc tuần hoàn 24 3.4.2.2. Cách vận hành hệ thống tuần hoàn 25 3.4.3. Qui trình ương ấu trùng 25 3.4.3.1. Chế độ dinh dưỡng 25 3.4.3.2. Chế độ chăm sóc sức khoẻ ấu trùng 25 3.4.4. Phương pháp thu mẫu và phân tích số liệu 26 3.4.4.1. Thu mẫu và phân tích mẫu nước 26 3.4.4.2. Thu mẫu ấu trùng 27 3.4.4.3. Thu thập số liệu và phân tích 27 Chương 4: Kết quả và thảo luận 4.1. Đánh giá biến động môi trường ở đầu vào và đầu ra của hệ thống lọc tuần hoàn trong ương ấu trùng tôm càng xanh 28 4.1.1. Độ pH nước đầu vào và đầu ra hệ lọc 28 4.1.2. Biến động NH3-N đầu vào và đầu ra hệ lọc 28 4.1.3. Biến động NO2-N 29 4.1.4. Biến động Vibrio 31 4.2. Biến động các chỉ tiêu môi trường chính của bể ương ở các mật độ ương khác nhau 33 4.2.1. Biến động nhiệt độ 33 4.2.2. Biến động pH 34 4.2.3. Biến động NH3-N 35 4.3. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng 36 4.3.1. Biến thái của ấu trùng trong suốt chu kỳ ương 36 4.3.2. Mối quan hệ giữa mật độ ương ấu trùng và tỷ lệ sống của hậu ấu trùng 37 4.4. Mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường, mật độ ương ấu trùng và tỷ lệ sống của hậu ấu trùng 39 4.4.1. Mối tương quan giữa yếu tố môi trường và và tỷ lệ sống ở mật độ ương < 50 ấu trùng/lít 39 4.4.2. Mối tương quan giữa yếu tố môi trường và và tỷ lệ sống ở mật độ ương từ 50-100 ấu trùng/lít 41 4.4.3. Mối tương quan giữa yếu tố môi trường và và tỷ lệ sống ở mật độ ương > 100 ấu trùng/lít 42 Chương 5: Kết quả và đề xuất 5.1. Kết luận 44 5.2. Đề xuất hướng khắc phục 46 Tài liệu Tham khảo 47 Phụ lục 49 “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG LỌC TUẦN HOÀN TRONG SẢN XUẤT GIỐNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) TOÀN ĐỰC”

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả hệ thống lọc tuần hoàn trong sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenergii) toàn đực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong các bể ương rất cao, sự hoạt động của ozone cũng như hệ lọc chưa giải quyết được lượng NO2-N trong bể ương. Theo New và Shingolka (1985) thì không nên lấy nước nuôi có lượng NO2-N cao hơn 0,1 mg/lít. Hàm lượng NO2-N trong bể ương đã cao gấp 3,2 lần (0,32/0,1) ngưỡng của New và Shingolka (1985). Thực tế cho thấy lượng NO2-N trong nước ra hệ lọc có những ngày tăng đến 0,2 mg/lít (Phụ lục) là cao hơn so với đề nghị của New và Shingolka (1985) đối với nguồn nước cấp vào bể ương. Thêm nữa lượng NO2-N trung bình của nước đầu vào hệ lọc chính là nước thải ra từ tầng đáy của các bể ương. Với mức NO2-N trung bình 1,93 mg/l là rất cao và ngưỡng trên của ấu trùng đối với NO2-N theo một số tác giả Aquacop (1977, 1983), Griessinger (1986), Liao và Mayo (1972) là 0,35 mg/l. Như vậy lượng NO2-N trung bình ở đáy bể ương đã cao hơn ngưỡng sinh lý của ấu trùng 5,5 lần (1,93/0,35). Chúng ta thấy rằng nếu có cơ hội trộn lẫn lượng NO2-N này vào bể ương sẽ làm cho lượng NO2-N bể ương tăng cao đến mức nguy hiểm cho ấu trùng. Đó là những lúc khi tiến hành làm vệ sinh đáy bể sẽ khuấy động đến lượng chất thải ở đáy. Những lúc như thế này có lẽ sẽ làm cho ấu trùng dễ bị stress với lượng NO2-N trong bể đột ngột tăng cao do lượng NO2-N trong bể cũng đã khá cao là 0,32 mg/l (biểu đồ 2). Tuy nhiên, nhìn nhận từ khía cạnh làm giảm tác hại của NO2-N thì hệ lọc đã có hiệu quả. Nếu so sánh lượng nước vào và ra hệ lọc thì sau khi qua hệ lọc NO2-N đã giảm được 1,93/0,044 = 43,8 lần (phụ lục 4), tuy nhiên sự góp phần của hệ lọc chưa tạo điều kiện tốt cho ấu trùng tôm càng xanh thể hiện qua việc chưa loại bỏ hết hàm lượng NO2-N trong bể ương. Biến động Vibrio Biểu đồ 3. So sánh hàm lượng Vibrio tổng số nước đầu ra hệ lọc với Vibrio tổng số của bể ương Qua kết quả khảo sát chất lượng Vibrio bằng cách nuôi cấy Vibrio trên môi trường thạch TCBS. Kết quả cho thấy lượng Vibrio trong bể ương biến động rất lớn, mật độ Vibrio trung bình trong bể là 22812 ± 24936 cfu/ml. Trong khi đó mật độ này ở nước đầu ra hệ lọc (nước cấp vào bể) là 3314 ± 3989 cfu/ml (biểu đồ 3). Theo tiêu chuẩn nghành (1995) của Bộ Thuỷ Sản đối với nước ương giống tôm càng xanh thì mật độ Vibrio tổng số trong bể ương phải thấp hơn 1000 cfu/ml. Nước đầu ra hệ lọc (là nước đầu vào bể ương) đã cao hơn tiêu chuẩn này 3,3 lần (3314/1000). Kết quả nghiên cứu của Hoa và ctv (2002) cho thấy ở mật độ Vibrio từ 105 – 107 cfu/ml ấu trùng tôm càng xanh chết 18 – 80% sau 48 giờ. Mức Vibrio trung bình trong bể ương (22812 » 2,3x104 cfu/ml) tuy chưa đạt đến ngưỡng gây chết của Hoa nhưng với mức Vibrio trung bình trong bể cao đả ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ ấu trùng. Nguyên nhân nước trong bể ương có mật độ Vibrio cao có thể là do môi trường nước trong hệ lọc bị nhiễm Vibrio, hiệu quả của ozone cùng với sự hoạt động của fresh protein skimmer không có khả năng diệt Vibrio được thể hiện qua chỉ tiêu Vibrio của nước đầu ra cao. Nhật xét Qua sự khảo sát biến động môi trường hệ lọc, chúng tôi có một số ghi nhận sau đây: Độ pH nước đầu ra hệ lọc phù hợp dùng để ương ấu trùng tôm càng xanh. Lượng NH3-N, NO2-N nước đầu ra hệ lọc thấp hơn nước đầu vào hệ lọc (2 lần) và (43,8 lần) cho thấy hệ lọc có khả năng xử lý được NH3-N và NO2-N. ® từ đó cho thấy hệ vi sinh vật trong hệ lọc và Ozone đã phát huy tác dụng tuy nhiên việc xử lý NH3-N và NO2-N chưa mang lại một môi trường sống tốt cho ấu trùng. Điều này cho thấy mức NO2-N và NH3-N trong bể ương đã vượt quá khả năng lọc của vi sinh vật và khả năng khử NH3-N, NO2-N của Ozone. Có sự nhiễm Vibrio trong bể ương (hàm lượng trung bình 22812 cfu/ml) và nước đầu ra hệ lọc (hàm lượng trung bình 3314 cfu/ml) chứng tỏ kỹ thuật quản lý chưa tốt, nhất là kỹ thuật chăm sóc và cho ăn hàng ngày. Vibrio cao trong bể ương chứng tỏ nước bể ương bị nhiễm bẩn và nước bể ương nhiễm bẩn là do thức ăn thừa trong bể ương. ® Kỹ thuật quản lý chưa tốt. Biến động các chỉ tiêu môi trường chính của bể ương ở các mật độ ương khác nhau Biến động nhiệt độ Bảng 4.1. Giá trị p của trắc nghiệm t đối với nhiệt độ sáng (trên đường chéo) và nhiệt độ chiều (dưới đường chéo) của các nghiệm thức trong thí nghiệm 1 (0C) Các nghiệm thức Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3 Nghiệm thức 1 1,25(4)±0,63 0,073 (30,16(1)±0,09; 30,34(2)±0,48) 0,019 (30,16(1)±0,09; 30,40(3)±0,52) Nghiệm thức 2 0,250 (31,75(1)±0,49; 31,61(2)±0,48) 1,1(4)±0,55 0,642 (30,34(2)±0,48; 30,40(3)±0,52 Nghiệm thức 3 0,039 (31,75(1)±0,49; 31,79(3)±0,66) 0,195 (31,61(2)±0,48; 31,79(3)±0,66) 1,35(4)±0,48 Chú thích: (1) nhiệt độ trung bình nghiệm thức 1, (2) nhiêt độ trung bình nghiệm thức 2, (3) nhiệt độ trung bình nghiệm thức 3, (4) độ lệch trung bình nhiệt độ trong ngày. Dao động nhiệt độ các nghiệm thức được trình bày trong bảng 4.1. So sánh sự khác biệt về nhiệt độ sáng và chiều trong các nghiệm thức cho thấy phần lớn không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05) ngoại trừ nghiệm thức 1 và 3. Sự không khác biệt nhiệt độ giữa các nghiệm thức là do các nghiệm thức cùng được bố trí trong cùng một nhà giống nên ta thấy giá trị nhiệt trung bình cũng không chênh lệch nhiều (bảng 4.1). Thực tế cho thấy nghiệm thức 1 (mật độ ương thấp) thì việc duy trì mức nước thấp trong bể để giảm thể tích khi cho ấu trùng ăn Artemia, tạo điều kiện cho ấu trùng bắt mổi dễ dàng và cũng giảm chi phí Artemia nên đã làm cho mức nước trong bể ương xa nguồn đèn tròn chiếu sáng nên đã làm cho nhiệt độ trung bình sáng nhỏ hơn nghiệm thức 3 (30,40 so với 30,16 ở bảng 4.1). Tuy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức 1 và 3 nhưng giá trị nhiệt độ trung bình chênh lệch không đáng kể (30,4-30,16 = 0,240C vào buổi sáng và 31,79-31,75 = 0,040C vào buổi chiều). Theo New và Valenti (2000) thì khoảng nhiệt độ tối ưu cho ấu trùng tôm càng xanh là 26-310C. Nhiệt độ ở các nghiệm thức đã vượt qua khỏi ngưỡng giới hạn của hai tác giả trên là 310C (trung bình vào buổi chiều cao trên 31,50C ở bảng 4.1). Theo New và Shingolka (1985) thì sự biến động nhiệt độ 10C có thể làm chết ấu trùng nếu sự biến động nhanh. Aquacop (1984) thì cho rằng nếu nhiệt độ bể ương cao trên 300C thì ấu trùng có tỷ lệ sống thấp. Sự biến động nhiệt độ trong ngày của các nghiệm thức đều trên 10C (bảng 4.1) và nhiệt độ cao trên 31,50C (bảng 4.1) là không tốt cho sự phát triển của ấu trùng. Sư biến động của nhiệt độ có thể do dung tích bể ương nhỏ nên khi thời tiết thay đổi kéo theo nhiệt độ bể ương thay đổi, tuy nhiên cấu trúc nhà giống cũng góp phần đến sự biến động nhiệt độ trong bể ương, đó là cấu trúc vách bằng nilông hấp thụ và giữ nhiệt, thực tế cho thấy nhiệt độ trong nhà giống luôn cao hơn nhiệt độ môi trường ngoài. Biến động pH Bảng 4.2. Giá trị p của trắc nghiệm t đối với pH sáng (trên đường chéo) và pH chiều (dưới đường chéo) của các nghiệm thức trong thí nghiệm 1 Các nghiệm thức Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3 Nghiệm thức 1 0,201 (7,93(1)±0,09; 7,97(2)±0,12) 0,857 (7,93(1)±0,09; 7,94(3)±0,12) Nghiệm thức 2 0,259 (7,96(1)±0,09; 7,98(2)±0,09) 0,304 (7,97(2)±0,12; 7,94(3)±0,12) Nghiệm thức 3 0,781 (7,96(1)±0,09; 7,96(3)±0,10) 0,410 (7,98(2)±0,09; 7,96(3)±0,10) Ghi chú: (1) pH trung bình nghiệm thức 1, (2) pH trung bình nghiệm thức 2, (3) pH trung bình nghiệm thức 3 Ở các nghiệm thức sự khác biệt pH trong bể ương không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) (bảng 4.2). Theo New (2002) khoảng pH tối ưu cho ấu trùng dao động từ 7,0-8,5. Khoảng dao động pH trong bể ương từ 7,4-8,5 (phụ lục) là nằm trong khoảng đề nghị của New. Biến động NH3-N Bảng 4.3. Giá trị p (in nghiêng) và giá trị trung bình (gạch dưới) của trắc nghiệm t đối với NH3-N giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm 2 (mg/l) Các nghiệm thức Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3 Nghiệm thức1 0,284±0,105 0,48 0,75 Nghiệm thức 2 0,259±0,130 0,67 Nghiệm thức 3 0,274±0,125 Mức NH3-N tối ưu cho ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh theo New (2002), Lee và Wickins (1992) thì không được cao hơn 0,1 mg/l. Theo thực tế cho thấy lượng NH3-N trung bình của các nghiệm thức đã cao hơn mức đề nghị của 2 tác giả trên (0,284; 0,259; 0,67 lần lượt đối với nghiệm thức 1, 2 và 3 ở bảng 4.3) và như vậy NH3-N trong 3 nghiệm thức đã có ảnh hưởng tới sức khoẻ của ấu trùng thể hiện cụ thể qua tỷ lệ sống của 3 nghiệm thức đều chưa cao (biểu đồ 5). Mức NH3-N cao trong bể ương một phần do hiệu quả xứ lý yếu của hệ lọc và khi nước ra từ hệ lọc cấp vào bể ương đã có một lượng NH3-N (0,1 mg/l) cộng với sự trao đổi chất trong quá trình hoạt động của ấu trùng, Artemia, thức ăn dư thừa đã làm cho NH3-N bể ương cao. Nhận xét Qua sự khảo sát các yếu tố môi trường chính của các mật độ nuôi khác nhau chúng tôi có một số ghi nhận như sau: Nhiệt độ trung bình vào buổi chiều của các nghiệm thức khá lớn (trên 310C) và nhiệt độ lệch trung bình trong ngày cao trên 10C chưa tốt cho sự phát triển của ấu trùng. Khi đó mức pH trung bình trong các nghiệm thức lại rất thích hợp với ngưỡng sinh lý của ấu trùng Lượng NH3-N trung bình khá trong bể ương khá cao và đã vượt ngưỡng của New (2002), Lee và Wickins (1992) là điều kiện sống không tốt cho ấu trùng. Do lượng NH3-N đầu vào đã chưa tốt cộng với kỹ thuật quản lý kém đã ảnh hưởng đến lượng NH3-N trung bình của bể ương. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng Biến thái của ấu trùng trong suốt chu kỳ ương Biểu đồ 4. Biến thái của ấu trùng trong suốt chu kỳ ương Qua theo dõi sự biến thái ấu trùng trên 3 nghiệm thức, chúng tôi ghi nhận được giai đoạn đầu (ngày 1-7) LSI tăng đều ở 3 nghiệm thức. Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 7 trở đi, LSI ở cả 3 nghiệm thức tăng không ổn định mà có chiều hướng chậm lại (biểu đồ 4). LSI nghiệm thức 1 tuy không có lúc tăng cao nhưng là nghiệm thức ổn định nhất, cũng là nghiệm thức cho tỷ lệ sống cao nhất (biểu đồ 5). Ở nghiệm thức 3 biến thái của ấu trùng chậm hơn nghiệm thức 1 và nghiệm thức 3 có thể do mật độ ấu trùng cao, dẫn đến cạnh tranh về dinh dưỡng. Ở đây ta thấy rằng LSI của nghiệm thức 1 là tăng đều và ổn định hơn các nghiệm thức còn lại (biểu đồ 4) và chính sự tăng đều này có lẽ làm cho nghiệm thức 1 có tỷ lệ sống cao nhất (15,8% so với 7,4% và 5,4% của nghiệm thức 2 và 3 ở biểu đồ 5). LSI của nghiệm thức 2 tuy có lúc là cao nhất (ngày tuổi từ 14-25), tuy nhiên là không ổn định. Sự không ổn định có thể được giải thích ở mục 4.2.3. LSI của nghiệm thức 3 thì lại quá thấp do sự phát triển yếu của đàn ấu trùng thể hiện cụ thể qua tỷ lệ sống thấp của hậu ấu trùng (5,4% ở biều đồ 5). Mối quan hệ giữa mật độ ương ấu trùng và tỷ lệ sống của hậu ấu trùng LSI nghiệm thức 1: là nghiệm thức có mật độ ương thấp và lại có tỷ lệ sống cao nhất nhưng LSI tăng chưa tốt, cao nhất ở ngày tuổi 1-14 và thấp hơn nghiệm thức 2 từ ngày 14 về cuối chu kỳ ương (ngày 25) bằng nghiệm thức 2. Như vậy có thể thấy rằng sự phát triển tốt của ấu trùng ở giai đoạn đầu đã tạo tiền đề tốt cho sự phát triển của ấu trùng ở giai đoạn sau và kết quả cho thấy là nghiệm thức 1 có tỷ lệ sống cao nhất. LSI nghiệm thức 2: tăng chậm từ ngày 7-14 nhưng sao đó lại tăng vọt lên cao nhất so với các nghiệm thức kia vào ngày 15-25. Sự tăng cao hơn các nghiệm thức còn lại có thể được giải thích ở sự quan sát của chúng tôi là nhiều ấu trùng yếu đã chết đi ở giai đoạn từ 7-14 ngày tuổi do yếu tố NH3-N cao đã ảnh hưởng bất lợi tới sự phát triển của ấu trùng. Mặc dù lượng NH3-N này đều cao ở 3 nghiệm thức nhưng do nghiệm thức 1 mật độ thưa hơn, ấu trùng có khoảng không gian rộng lớn nên khả năng thích ứng lượng NH3-N cao hơn ở nghiệm thức 2 và 3. LSI nghiệm thức 3: thể hiện sự biến thái chậm nhất, tuy nhiên vào ngày 27 lại bằng hai nghiệm thức kia. Điều này có thể được giải thích bằng quan sát thực tế của chúng tôi do trong bể ấu trùng chết đi rất nhiều, một số ấu trùng mạnh khoẻ còn sống sót trong khi mật độ bể ương đã thưa đi nhiều và các ấu trùng này có điều kiện sống tốt hơn. LSI trong giai đoạn này biểu thị sự phát triển của một số ấu trùng khoẻ mạnh. Biểu đồ 5. So sánh tương quan giữa mật độ và tỉ lệ sống Theo kết quả tỷ lệ sống của các nghiệm thức cho thấy có sự tương quan cao (r =1) giữa tỷ lệ sống và mật độ nuôi. Tỷ lệ sống càng giảm khi mật độ cao dần (biểu đồ 5). Nghiệm thức 1 tỷ lệ sống cao nhất 15,8% và đạt 5,6 hậu ấu trùng/lít. Tỷ lệ sống của nghiệm thức 1 (nghiệm thức cho tỷ lệ sống cao nhất) đạt được thấp hơn nhiều so với tỷ lệ sống hơn 60% của một số tác giả (Ra’anna & Cohen, 1982; Ong, 1983; Mallasen & Valenti, 1998 trích bởi New và Valenti, 2000) cũng sản xuất giống trên hệ tuần hoàn. Tỷ lệ hậu ấu trùng/lít cũng thấp hơn nhiều so với sản xuất giống thương mại của Aquacop (1983) và Carvalho & Mathias (1998) với tỷ lệ hậu ấu trùng trùng đạt được lần lượt là 50 và 70 hậu ấu trùng/lít (New và Valenti, 2000). Như vậy có thể thấy năng suất chuyển hậu ấu trùng/lít của 3 nghiệm thức khá gần nhau (biểu đồ 5). Tỷ lệ hậu ấu trùng/lít có thể xem là như nhau thì việc nuôi ấu trùng ở mật độ thấp sẽ mang lại một số thuận lợi hơn: ít tốn kém lượng thức ăn, dễ chăm sóc và quản lý trong khi đó kết quả đạt được lại cũng tốt như nuôi mật độ cao hơn. Tỷ lệ 35 ấu trùng/lít có lẽ thích hợp hơn trong điều kiện nghiên cứu thực nghiệm, trong điều kiện sản xuất giống thì tỷ lệ này chưa thể triển khai được. Nếu muốn nuôi ở mật độ cao hơn cần có nhiều biện pháp cải tiến khâu quản lí kỹ thuật để giảm thiểu các biến động môi trường. Mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường, mật độ ương ấu trùng và tỷ lệ sống của hậu ấu trùng Mối tương quan giữa yếu tố môi trường và và tỷ lệ sống ở mật độ ương < 50 ấu trùng/lít Bảng 4.4. Giá trị p của trắc nghiệm t đối với nhiệt độ sáng (trên đường chéo) và nhiệt độ chiều (dưới đường chéo) của các kết quả về tỷ lệ sống (0C) Các nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 0,96(3) ±0,57 0,0046 30,6(1)±0,56 30,1(2)±0,28 Nhóm 2 0,44 31,5(1)±0,58 31,6(2)±0,45 1,51(3) ±0,4 Kết quả phân tích cho thấy sự biến động nhiệt độ vào buổi sáng của 2 nhóm có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Mức biến động của nhóm 2 cao hơn nhóm 1 (bảng 4.4) cụ thể là nhiệt độ trung bình cao hơn 0,50C (30,6-30,1) (bảng 4.4). Sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày của nhóm 2 lại cao hơn nhóm 1. Tuy nhiên nhóm 2 lại có tỷ lệ sống tốt hơn. Điều này cho thấy mức biến động nhiệt độ trong 2 nhóm này chưa phải là yếu tố chính quyết định đến tỷ lệ sống của hậu ấu trùng ở 2 nhóm. Bảng 4.5. Giá trị p của trắc nghiệm t đối với pH sáng (trên đường chéo) và pH chiều (dưới đường chéo) của các kết quả vể tỷ lệ sống Các nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 0,0041 7,86(1)±0,09 7,94(2)±0,09 Nhóm 2 0,197 7,92(1)±0,12 7,96(2)±0,09 Biến động pH sáng giữa hai nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Chúng ta thấy rằng pH trung bình của nhóm 1 (7,86) thấp hơn pH trung bình nhóm 2 (7,94) vào buổi sáng. Sự khác biệt này do sự hoạt động bài thải của ấu trùng, Artemia và sự biến động của môi trường bể ương qua đêm. Buổi chiều thì nước trong bể được tuần hoàn và mức pH trong 2 nhóm là không thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong khi đó biến động NH3-N trung bình của 2 nhóm là: 0,19(1)±0,07; 0,3(2)±0,12. Lượng NH3-N trung bình nhóm 2 (nhóm tỷ lệ sống cao hơn) có mức cao gấp 1,5 lần nhóm 1 (nhóm tỷ lệ sống rất thấp). Tuy nhiên ta thấy rằng với mức NH3-N này đều cao vượt quá ngưỡng của New (2002), Lee và Wichkins (1992) và với lượng NH3-N này trong nước bể ương đã tác động không nhỏ tới sức khoẻ của ấu trùng thể hiện cụ thể qua tỷ lệ sống của hậu ấu trùng của các bể ương tốt nhất vẫn chưa cao (đều nhỏ hơn 25,2% ở phần phụ lục). Mối tương quan giữa yếu tố môi trường và và tỷ lệ sống ở mật độ ương từ 50-100 ấu trùng/lít Bảng 4.6. Giá trị p của trắc nghiệm t đối với nhiệt độ sáng (trên đường chéo) và nhiệt độ chiều (dưới đường chéo) của các kết quả về tỷ lệ sống (0C) Các kết quả tỷ lệ sống Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 1,28 ±0,47 0,039 30,6(1)±0,41 30,3(2)±0,68 Nhóm 2 0,008 31,8(1)±0,53 31,4(2)±0,55 1,16 ±0,52 Biến động nhiệt độ sáng và chiều của 2 nhóm khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05). Nhiệt độ trung bình sáng và chiều của nhóm 2 đều thấp hơn nhóm 1, buổi sáng thấp hơn 0,30C (30,6-30,3) và chiều thấp hơn 0,40C (31,8-31,4) (bảng 4.6), thêm vào đó biến động nhiệt độ trong ngày cũng thấp hơn nhóm 1 (bảng 4.6). Như vậy qua sự biến động nhiệt độ cho thấy nhóm 1 có sự biến động nhiệt độ cao hơn nhóm 2 và ấu trùng nhóm 2 có khoảng nhiệt độ phát triển tốt hơn so với nhóm 1. Tuy nhiên sự biến động nhiệt độ của 2 nhóm đều khá lớn cụ thể là chênh lệch nhiệt độ trung bình trong ngày đã vượt quá 10C (bảng 4.6), nhiệt độ trung bình vào buổi chiều của 2 nhóm cao trên 310C (bảng 4.6) là chưa tốt cho sự phát triển của ấu trùng Bảng 4.7. Giá trị p của trắc nghiệm t đối với pH sáng (trên đường chéo) và pH chiều (dưới đường chéo) của các kết quả vể tỷ lệ sống Các kết quả tỷ lệ sống Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 0,12 7,98±0,15 7,93±0,1 Nhóm 2 0,18 7,98±0,08 7,95±0,09 Sự biến động pH giữa 2 nhóm khác nhau là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Độ pH luôn nằm trong khoảng thích hợp cho ấu trùng theo New và Shingolka (1985). Sự khác biệt nhau về tỷ lệ sống của 2 nhóm có lẽ không liên quan đến mức pH trung bình cùa 2 nhóm do pH trung bình 2 nhóm đếu rất tốt. Trong khi đó chỉ tiêu NH3-N trung bình lần lượt đối với nhóm 1và nhóm 2 là: 0,17±0,08; 0,24±0,11. Lượng NH3-N trung bình của nhóm 2 (nhóm có tỷ lệ sống tốt) cao hơn nhóm 1 (nhóm có tỷ lệ sống thấp). Điều này chứng tỏ thêm rằng mức NH3-N trung bình của 2 nhóm không là nhân tố chính quyết định kết quả ương, tuy nhiên theo các thảo luận ở trên thì mức NH3-N này cũng chưa tốt và chưa đảm bảo một môi trường sống tối ưu cho ấu trùng. Mối tương quan giữa yếu tố môi trường và và tỷ lệ sống ở mật độ ương > 100 ấu trùng/lít Ở mật độ ương này, chúng tôi tiến hành theo dõi đượ trên 5 bể ương: 4 bể đều có tỷ lệ sống của hậu ấu trùng là 0%, duy nhất một bể có tỷ lệ sống tốt 21% (phụ lục). Nhóm có 4 bể ương có tỷ lệ sống là 0% Kết quả tỷ lệ sống của nghiệm thức này là 0%. Quan sát sự thành công , thất bại của các thí nghiệm trước thì ta thấy nhân tố nhiệt độ đóng vai trò rất quan trọng đến tỷ lệ sống ấu trùng. Cũng như nghiệm thức này, sự chênh lệch nhiệt độ rất cao 1,61±0,630C đã nói lên nguyên nhân thất bại của các bể ương. Nhiệt độ trung bình sáng 30,4±0,49, nhiệt độ trung bình chiều 32,1±0,490C. Độ pH trung bình rất tốt và pH trung bình sáng và chiều là: 7,97±0,16; 7,97±0,12. NH3-N vẫn nằm trong 0,23±0,14 mg/lít cũng chưa đáp ứng môi trường sống tốt cho ấu trùng. Cụ thể là cao hơn mức đề nghị của New (2002) và Lee & Wickins (1992) là 2,3 lần (0,23/0,1). Nhóm có 1 bể ương có tỷ lệ sống 21% Là bể ương duy nhất ở mật độ > 100 ấu trùng/lít có tỷ lệ sống cao (21% ở phụ lục). Theo dõi các yếu tố môi trường như sau: Nhiệt độ trung bình sáng và chiều lần lượt là 30,3 ± 0,940C và 31,04 ± 1,10C. Độ pH trung bình sáng và chiều là 7,83 ± 0,08 và 7,91 ± 0,110C. So với 4 bể ương cũng ở mật độ này, ta thấy rằng nhiệt độ trung bình cũng như chênh lệch nhiệt độ trong ngày đều thấp hơn (nhiệt độ trung bình vào buổi chiều thấp hơn 10C; 32,1-30,040C, chênh lệch nhiệt độ trong ngày 0,87 ± 0,780C so với 1,61 ± 0,630C của 4 bể ương cùng mât độ. Rõ ràng nhiệt độ trong bể ương này thích hợp hơn và ấu trùng có điều kiện phát triển tốt hơn. Nhiệt độ cũng góp một phần ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng trong bể ương này Nhận xét Qua sự phân tích các yếu tố môi trường chủ yếu trong bể ương theo tỷ lệ sống ở các mật độ khác nhau. Chúng tôi rút ra một số nhận định như sau: - Độ pH trong tất cả các nhóm mật độ đều rất tốt và nằm trong ngưỡng cho phép sự phát triển tối ưu của ấu trùng tôm càng xanh. - Trong khi đó nhiệt độ trong tất cả các bể ương đều khá cao, trung bình vào buổi sáng > 300C và trung bình vào buổi chiều thường > 31,50C. Chênh lệch nhiệt độ trong ngày cũng cao hơn 10C. Sự biến động nhiệt độ lớn như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của ấu trùng. - Lượng NH3-N trung bình của các nhóm ương mật độ khác nhau đều vượt qua mức đề nghị của các tác giả New (2002), Lee & Wickins (1992) là 0,1 mg/l. Như vậy chỉ tiêu NH3-N trong nước cũng chưa đảm bảo điều kiệu sống tốt nhất cho ấu trùng. Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Kết luận Hiệu quả của hệ lọc Mức pH trung bình đầu vào (8,09) và đầu ra (8,05) nằm trong khoảng thích hợp cho ấu trùng tôm càng xanh. Tỷ lệ NH3-N và NO2-N trung bình của nước đầu vào so với nước đầu ra lần lượt là: 2 và 43,8 chứng tỏ hệ lọc và hệ thống Ozone hoạt động và có khả năng xử lý NH3-N và NO2-N. Tỷ lệ Vibrio tổng số nước đầu vào và đầu ra là 22812/3314 = 6,9 cũng cho thấy hệ thống Ozone hoạt động đã giết được Vibrio cùng với sự ức chế của các vi khuẩn trong hệ lọc. Tuy nhiên giá trị trung bình của các chỉ tiêu NH3-N, NO2-N và Vibrio tổng số trong bể ương cao, lần lượt là 0,2 mg/l, 0,32 mg/l và 22812 cfu/ml chưa đảm bảo một môi trường sống tốt cho ấu trùng. Điều này thể hiện ở kỹ thuật quản lý nhất là việc cho ăn dư thừa đã làm môi trường bể ương nhiễm bẩn tạo điều kiện cho các chỉ tiêu môi trường tăng cao và Vibrio phát triển. Về bản thân hệ lọc có thể đã vượt quá khả năng xử lý do hàm lượng các chỉ tiêu môi trường trong nước bể ương quá lớn, hệ vi sinh vật không thể nào chuyển hoá một lượng cơ chất lớn, trong khi Ozone cũng vượt quá khả năng xử lý của mình. Biến động môi trường ở các nghiệm thức có mật độ ương khác nhau Giá trị trung bình nhiệt độ sáng và chiều của các nghiệm thức không có sự chênh lệch lớn, tuy nhiên giá trị này đều cao (> 300C sáng và > 31,50C chiều) và trên ngưỡng phát triển tối ưu của ấu trùng tôm cnàg xanh. Độ pH trung bình sáng và chiều ở các mật độ ương khác nhau đều nằm trong khoảng thích hợp cho ấu trùng tôm càng xanh. Sức khác nhau giữa lượng NH3-N trung bình trong các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (p > 0,5). Tuy nhiên mức này trong các nghiệm thức đều vượt ngưỡng phát triển tối ưu của ấu trùng tôm càng xanh. Mối quan hệ giữa biến thái và tỷ lệ sống LSI của các bể ương có mật độ ương thấp ( 50 ấu trùng/lít) Tỷ lệ sống của các bể ương có mật độ ương thấp (<50 ấu trùng/lít) là cao nhất (15,8%) và biến thái cũng thể hiện sự phát triển tốt nhất. Mối tương quan giữa biến thái, môi trường và tỷ lệ sống của hậu ấu trùng Độ pH trung bình của các bể ương có mật độ ương khác nhau đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển tối ưu của ấu trùng tôm càng xanh. Các chỉ tiêu (nhiệt độ, NH3-N) của các bể có mật độ ương khác nhau không thấy có sự chênh lệch lớn. Tuy nhiên giá trị trung bình của các chỉ tiêu này cho thấy đều vượt ngưỡng tối ưu cho sự phát triển của ấu trùng tôm càng xanh. Biến thái ở các mật độ ương khác nhau này đều chưa tốt, có thể nói đã bị ảnh hưởng do môi trường nước ương chưa tốt. Biến thái của ấu trùng ở mật độ ương thấp là tốt nhất và tỷ lệ sống là cao nhất. Không thấy rõ ràng mối quan hệ giữa mật độ ương và biến động môi trường do kỹ thuật quả lý chưa tốt đã làm cho môi trường bể ương bị ô nhiễm. Tương quan giữa tỷ lệ sống và mật độ ương rất cao (r=1). Đề xuất hướng khắc phục Cải tiến khâu quản lý kỹ thuật trong nhà giống đối với hệ thống ương tuần hoàn nhất là khâu cho ăn và quản lý mầm bệnh. Tăng dung tích bể lọc để giải quyết hệ lọc bị quá tải. Cần tiến hành các nghiên cứu kỹ hơn về hệ lọc: lưu tốc dòng chảy, hệ vi sinh vật, nồng độ Ozone, thể tích lọc,… để đánh giá sự hoạt động của hệ lọc chính xác hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Tuần, Hoàng Thị Thuỷ Tiên, Lâm Quyền, Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Nhứt, Huỳnh Thị Hồng Châu, 2004. Kết quả bước đầu sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực. Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Tr 159 – 175. Trần Thị Thanh Hiền, Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thanh Phương, Đỗ Thị Thanh Hương, Đặng Thị Hoàng Oanh, Macrcy N. Wilder, 2003. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long (số đặc biệt). Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Trang 230-237. New M.B và Shingolka.S., 1985. Sổ tay nuôi tôm càng xanh (người dịch Trương Quan Trí). Nhà xuất bản tổng hợp Hậu Giang, Khoa Thuỷ Sản - Trường Đại học cần Thơ. 140 trang Nguyễn Thanh Phương, Nguyễn Công Hậu, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Lê Hoàng Yến, Lê Bảo Ngọc, Đặng Thị hoàng Oanh, Trần Thị Tuyết Hoa, Triệu Thị Tươi, Trang Thị Kiêm Liên, 2001. Nghiên cứu sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) theo mô hình nước xanh cải tiến. Trường Đại học Cần Thơ, Viện khoa học thuỷ sản. 38 trang. Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền, Marcy N.Wilder, 2003. Nguyên lý và kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh. Nhà Xuất bản nông nghiệp. 127 trang. Nguyễn Việt Thắng, 1993. Một số đặc điểm sinh học và ứng dụng qui trình kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii De Man 1879) ở đồng bằng Nam Bộ. Luận án phó tiến sĩ khoa học Nông nghiệp. Trường đại học Thuỷ Sản Nha Trang. 175 trang. Nguyễn Việt Thắng, 1996. Lọc Sinh học - hướng dẫn sử dụng trong sản xuất giống và nuôi tôm. Nhà xuất bản nông nghiệp. 39 trang. Nguyễn Việt Thắng, 2003. Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh phía Nam và nhu cầu nghiên cứu khoa học phục vụ cho công cuộc phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tuyển tập nghề cá song Cửu Long (số đặc biệt). Nhà xuất bản nông nghiệp.Trang 11 – 14. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, 2002. Kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh. Nhà xuất bản nông nghiệp. 67 trang. Phạm Văn Tình, 2004a. 46 câu hỏi đáp về sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh thương phẩm. Nhà xuất bản nông nghiệp. 70 trang. Phạm Văn Tình, 2004b. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 46 Trang. Phạm Anh Tuấn, Phạm Minh Anh, Nguyễn Mộng Hùng, Nguyễn Lai Thành, 2000. Tổ chức học tuyến sinh dục, tuyến Androgenic và điều khiển giới tính tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii de Man. Tuyển tập báo cáo Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I. Trang 9 – 23. Tài liệu tiếng Anh Hoa T.T.T.,Oanh D.T.H. & Phương N.T., 2002. Study on Diseases in giant freshwater prawns (Macrobrachium rosenbergii). A review. Deparment of Fisheries Biology, College of Aquaculture anh Fisheries, Can Tho University (search from Lee D.O’C. & Wickins J.F., 1992. Crustacean farming. Blackwell Science, Oxford. New M.B. & Valenti W.C., 2000. Freshwater prawn culture. The farming of Macrobrachium rosenbegii. 435 pages. New M.B., 2002. Farming freshwater prawn. A manual for the culture of the giant river pawn (Macrobrachium rosenbergii). FAO fisheries technical 428. Food and Argiculture of the United Nations. 207 pages. Sagi.A. & Cohen.D., 1990. Growth, maturate and progeny of sex-reversed Macrobrachium rosenbergii males. World Aquculture Report: 87 – 90. Sagi. A, Cohen. D & Milner. Y., 1990. Effect of androgenic gland ablation on morphotypic differentiation and sexual characteristics of male freshwấu trùnger prawns, Macrobrachium rosenbergii. General and comparative endocrinology 77: 15 – 22. Sagi. A & Aflalo E.D., 2005. The androgenic gland and monosex culture of freshwater prawn Macrobrachium rosenbergii (De Man): a biotechnological perspective. Aquaculture research 36: 231 – 237. Tidwell J.H., D’Abramo L.D., Coyle S.D. and Yasharian D., 2005. Overview of recent research and development in temperate culture of the freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii De Man) in the South Central United States. Aquculture research 36: 246-277. van Raap J., Tal Y. & Shreier H.J., 2005. Denitrification in recirculation systems: Theory and applications. Aquaculture Engineering xxx-xx. Tài liệu từ các website – trang web tìm kiếm thông tin trên internet - tổ chức nông nghiệp và thực phẩm thế giới – trang web thông tin về tôm càng xanh – trang tìm kiếm các bài báo khoa học – trang web của bộ thuỷ sản Việt Nam PHỤ LỤC Bảng 1. Biến động môi trường bể 2, 12, 17, 13b Bể 2 (70 ấu trùng/l ít) Bể 12 (68 ấu trùng/lít) Ngày tuổi Nhiệt độ pH NH3-N Ngày tuổi Nhiệt độ pH NH3-N NO2-N Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều 1 31,7 33,1 8,1 8 0,3 1 ~ ~ ~ ~ ~ ~ 2 ~ ~ ~ ~ ~ 2 29,5 31,0 7,7 7,8 ~ 2,0 3 31 31,5 7,8 8 0,2 3 31,0 32,0 7,8 7,5 0,2 ~ 4 29,5 31,5 8 8 4 30,5 33,0 7,5 7,7 ~ 1,5 5 29 31 7,7 7,7 0,2 5 ~ ~ ~ ~ ~ ~ 6 30 31,4 7,7 7,6 ~ 6 31,0 33,0 8,0 7,8 0,3 ~ 7 29,5 31,5 7,7 7,8 0,1 7 30,0 31,5 7,8 7,9 ~ 1,0 8 30,3 32 8,1 8,2 0,1 8 30,0 32,0 8,1 7,9 0,2 ~ 9 ~ ~ ~ ~ ~ 9 31,0 32,0 7,9 8,0 ~ 0,5 10 29,5 31,7 8 8,1 0,1 10 30,8 32,0 8,4 8,2 0,3 ~ 11 30,5 32,3 8 7,9 ~ 11 30,0 32,0 8,6 8,2 ~ 0,2 12 Chết 12 30,0 32,0 8,2 8,2 0,1 ~ Bể 17 (110 ấu trùng/lít) 13 ~ ~ ~ ~ ~ ~ Ngày tuổi Nhiệt độ pH NH3-N 14 31,0 31,5 8,2 8,2 ~ 0,1 Sáng Chiều Sáng Chiều 15 30,8 31,5 8,1 8,0 0,1 ~ 1 30,0 31,5 8,4 8,1 0,3 16 30,0 32,0 8,3 8,2 ~ 0,0 2 30,0 32,0 8,5 8,1 ~ 17 32,0 33,0 7,8 7,8 0,1 ~ 3 30,6 32,0 8,3 8,1 0,1 18 chết 4 31,0 31,5 7,8 8,2 ~ Bể 13b (83 ấu trùng/lít) 5 30,5 31,5 8,2 8,0 0,1 Ngày tuổi Nhiệt độ pH NH3-N 6 29,5 32,0 8,2 8,3 0,2 Sáng Chiều Sáng Chiều 7 ~ ~ ~ ~ ~ 1 ~ ~ ~ ~ ~ 8 ~ ~ ~ ~ ~ 2 ~ ~ ~ ~ ~ 9 31,0 33,0 8,0 7,8 0,1 3 31,5 33,0 7,9 7,8 0,1 10 31,0 32,5 8,0 7,9 ~ 4 31,0 32,5 8,0 7,9 ~ 11 30,5 32,5 8,0 7,9 0,1 5 31,0 32,5 7,9 7,9 0,1 12 31,4 32,5 8,0 8,0 ~ 6 32,0 32,7 8,0 8,0 ~ 13 31,3 33,0 8,1 8,1 0,5 7 31,2 33,3 8,0 8,0 0,1 14 ~ ~ ~ ~ ~ 8 ~ ~ ~ ~ ~ 15 31,4 31,5 7,8 8,1 0,4 9 31,6 31,5 7,8 8,0 0,3 16 Chết 10 Chết Ghi chú: “~” không khảo sát chỉ tiêuBảng 2. Biến động môi trường bể 7, 13a Bể 7 (12 ấu trùng/lít) Bể 13a (140 ấu trùng/lít) Ngày tuổi Nhiệt độ pH NH3-N Ngày tuổi Nhiệt độ pH NH3-N Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều 1 ~ ~ ~ ~ ~ 1 ~ ~ ~ ~ ~ 2 ~ ~ ~ ~ ~ 2 30,5 31,5 7,8 8,0 0,2 3 ~ ~ ~ ~ ~ 3 29,5 31,0 7,9 7,9 ~ 4 29,5 31,0 8,1 8,1 0,4 4 30,0 31,8 7,9 8,0 0,5 5 30,0 31,5 8,2 8,1 ~ 5 30,0 31,0 7,9 7,9 ~ 6 30,0 31,5 8,1 8,2 0,4 6 ~ ~ ~ ~ ~ 7 30,0 31,5 8,1 8,2 ~ 7 29,5 33,0 8,2 8,1 0,6 8 30,0 32,0 8,0 8,2 0,1 8 29,5 32,0 8,2 8,0 ~ 9 31,0 32,5 8,0 8,2 ~ 9 30,0 32,0 8,2 8,1 1,0 10 ~ ~ ~ ~ ~ 10 29,5 32,0 8,3 8,2 ~ 11 31,0 32,0 7,9 7,9 0,2 11 29,8 32,0 8,3 8,2 0,3 12 30,0 32,0 7,9 7,8 ~ 12 30,0 32,5 8,2 8,1 ~ 13 30,5 31,5 7,9 7,9 0,2 13 ~ ~ ~ ~ ~ 14 29,4 31,3 7,8 7,8 ~ 14 31,0 32,5 7,9 7,9 0,3 15 29,5 31,8 7,9 7,8 0,3 15 29,5 32,0 7,9 8,0 ~ 16 29,5 31,0 7,8 7,9 ~ 16 30,5 32,0 7,9 8,0 0,4 17 ~ ~ ~ ~ ~ 17 29,0 32,0 7,9 7,9 ~ 18 30,0 31,8 7,8 7,9 0,4 18 29,5 32,0 7,9 7,9 0,4 19 30,0 32,0 8,0 7,9 ~ 19 29,5 30,5 7,8 7,9 ~ 20 30,0 32,0 8,0 8,0 0,4 21 30,0 31,5 7,9 8,0 ~ 21 30,0 31,8 7,9 7,8 0,5 22 Chết 22 30,0 33,0 7,8 7,8 ~ 23 30,0 33,0 7,8 7,9 0,3 24 29,3 31,5 7,5 7,8 ~ 25 29,5 31,5 8,1 7,9 0,2 26 30,0 32,0 7,8 8,0 ~ 27 ~ ~ ~ ~ ~ 28 30,0 32,0 8,4 8,1 0,3 29 30,0 32,0 8,5 8,1 ~ 30 Chết Bảng 3. Biến động môi trường bể 18 và 19a Bể 18 (54 ấu trùng/lít) Bể 19a (60 ấu trùng/lít) Ngày tuổi Nhiệt độ pH NH3-N Ngày tuổi Nhiệt độ pH NH3-N Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều 1 ~ ~ ~ ~ ~ 1 ~ ~ ~ ~ ~ 2 ~ ~ ~ ~ ~ 2 30 32 8 8,3 0,2 3 31 33 8,0 7,8 0,1 3 30 32,5 8,2 8,2 ~ 4 30,8 32,5 8,0 7,9 ~ 4 30,5 32 7,9 8,1 0,2 5 30,5 32,5 8,0 7,9 0,1 5 30 32 7,9 7,8 ~ 6 31,3 32,5 8,0 8,0 ~ 6 30,5 32 7,9 8 0,6 7 31,3 33 8,1 8,1 0,3 7 29 31,5 7,9 7,9 ~ 8 ~ ~ ~ ~ ~ 8 29,5 32 8,1 7,9 0,3 9 31,4 31,5 7,8 8,1 0,2 9 29,3 30,5 7,8 7,9 ~ 10 29,5 31,5 8 8 10 ~ ~ ~ ~ ~ 11 29 31 7,8 7,6 0,2 11 30 31,5 8 7,9 0,3 12 30 31,5 7,7 7,6 ~ 12 30 32,5 7,8 7,9 ~ 13 29,8 31,5 7,6 7,8 0,1 13 30 32 8 8 0,3 14 30,5 32 7,9 8,2 0,1 14 30 31,5 7,8 7,8 ~ 15 ~ ~ ~ ~ ~ 15 29,5 31,5 8,1 7,7 0,2 16 30 31,7 7,9 7,9 0,1 16 29,7 31,5 7,9 8 ~ 17 30,5 32,5 8,0 7,9 ~ 17 ~ ~ ~ ~ ~ 18 31 32,5 8,0 8,0 0,1 18 30 31,5 8,4 8,1 0,2 19 30 32,5 8,1 7,9 ~ 19 30 32 8,4 8,1 ~ 20 29,5 31 8,2 7,8 0,1 20 30,5 32 8,3 8,2 0,4 21 30,3 30 8,0 8,0 ~ 21 30,5 31,5 8 8 ~ 22 Chết 22 30,5 31 8 8 0,2 23 29,5 32 8,2 8,2 0,2 24 ~ ~ ~ ~ ~ 25 Chết Bảng 4. Biến động môi trường bể 1a, 1b Bể 1a (72 ấu trùng/lít) Bể 1b (10 ấu trùng) Ngày tuổi Nhiệt độ pH NH3-N Ngày tuổi Nhiệt độ pH NH3-N Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều 1 30,5 31,5 8,1 8 ~ 1 30 31,5 7,8 8 0,2 2 30,5 31,5 7,9 8 0,1 2 31 31 7,8 8 ~ 3 29,5 31,5 8,2 8,1 0,2 3 30,8 31 7,8 7,8 0,2 4 ~ ~ ~ ~ ~ 4 30 31 7,8 7,9 ~ 5 ~ ~ ~ ~ ~ 5 30,5 31 7,8 7,8 0,3 6 31 33 7,9 7,7 0,1 6 ~ ~ ~ ~ ~ 7 30,5 32,5 8,1 7,8 ~ 7 30,3 31,5 7,73 7,66 ~ 8 30,5 32,5 8 7,9 0,1 8 29 30,5 7,9 8,12 0,3 9 31 32,5 8 8 ~ 9 30,8 30,5 7,85 7,92 ~ 10 31,4 33,2 8 8 0,1 10 28 28,5 7,87 7,88 0,2 11 ~ ~ ~ ~ ~ 11 29 31,5 7,91 7,9 ~ 12 31 31,5 7,8 8,1 0,1 12 ~ ~ ~ ~ ~ 13 29,5 31,5 8 8 ~ 13 30 31 7,8 7,8 0,2 14 29 31 7,7 7,7 0,1 14 31,5 32,5 7,74 7,81 ~ 15 30 31,4 7,6 7,6 ~ 15 30,5 33,0 7,8 7,9 0,1 16 29,5 31,3 7,7 7,8 0,1 16 30,5 31,5 7,8 7,8 ~ 17 30,3 32 8,1 8,2 0,1 17 30,8 31,2 7,8 8,0 0,1 18 ~ ~ ~ ~ ~ 18 29,5 29,0 7,9 8,0 ~ 19 29,5 31,5 7,9 8,1 0,1 19 ~ ~ ~ ~ ~ 20 30,5 32,3 8 7,9 ~ 20 31,0 31,5 7,8 7,8 0,1 21 31 32 7,9 8 0,1 21 30,5 31,0 7,8 7,9 ~ 22 29,8 32 7,7 7,9 ~ 22 30,5 31,0 7,9 8,0 0,3 23 29,5 31 8,2 7,8 0,1 23 29,0 29,5 7,8 7,8 ~ 24 30 31 8 8,1 ~ 24 30,0 30,0 7,9 8,0 0,5 25 ~ ~ ~ ~ ~ 25 29,0 29,0 7,8 7,9 ~ 26 30 31 7,9 8,1 0,1 26 29,5 31,0 7,8 7,8 0,4 27 31 32 7,8 7,8 ~ 27 30,0 31,5 7,9 8,1 0,1 28 31 32,5 8 8,1 0,2 28 30,5 32,5 8,0 7,9 ~ 29 31 32 7,8 8,1 ~ 29 32,0 32,5 8,0 8,0 0,1 30 31 31 7,8 7,9 0,2 30 30,0 32,5 8,1 7,9 ~ 31 30,5 31 7,9 8,1 ~ 31 29,5 31,0 8,2 8,1 0,1 32 30,8 31 7,9 8 0,1 32 30,5 30,0 8,0 8,1 ~ 33 30,5 31,2 7,9 8,1 ~ 33 30,2 31,0 8,0 8,1 0,2 34 Chết 34 31,5 32,8 7,9 8,1 0,1 35 30,0 32,5 7,8 8,0 ~ 36 PL 25% Bảng 5. Biến động môi trường bể 3 và 4 Bể 3 (70 ấu trùng/lít) Bể 4 (70 ấu trùng/lít) Ngày tuổi Nhiệt độ pH NH3-N Ngày tuổi Nhiệt độ pH NH3-N Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều 1 ~ ~ ~ ~ ~ 1 ~ ~ ~ ~ ~ 2 ~ ~ ~ ~ ~ 2 29,5 31,5 8,1 8,1 0,1 3 ~ ~ ~ ~ ~ 3 30,0 31,5 8,2 8,1 ~ 4 30,0 30,5 8,1 8,1 0,6 4 30,0 31,5 8,2 8,1 1,0 5 30,0 31,5 8,2 8,1 ~ 5 29,5 31,5 8,3 8,2 ~ 6 30,0 31,0 8,2 8,1 1,0 6 30,0 32,0 8,1 8,2 0,6 7 29,5 31,5 8,2 8,2 ~ 7 30,5 32,5 8,2 8,1 ~ 8 30,5 32,0 8,1 8,2 0,9 8 ~ ~ ~ ~ ~ 9 30,5 32,5 8,1 8,2 ~ 9 31,0 32,0 7,7 7,8 0,2 10 ~ ~ ~ ~ ~ 10 30,0 32,0 7,8 7,9 ~ 11 30,5 32,0 7,7 8,0 0,5 11 30,5 32,0 7,7 8,0 0,4 12 30,0 32,0 8,0 8,0 ~ 12 29,5 31,5 7,9 7,9 ~ 13 30,5 32,0 7,9 8,0 0,4 13 29,7 31,5 7,9 7,9 0,5 14 29,7 31,5 7,9 7,9 ~ 14 29,5 30,5 7,7 7,8 ~ 15 30,0 31,5 7,5 7,9 0,3 15 ~ ~ ~ ~ ~ 16 30,0 30,5 7,8 7,8 ~ 16 30,5 31,8 7,9 8,0 0,6 17 ~ ~ ~ ~ ~ 17 30,3 32,0 7,9 8,0 ~ 18 30,5 32,0 8,0 8,0 0,2 18 30,0 32,0 7,8 8,0 0,4 19 30,0 32,0 8,0 8,0 ~ 19 29,8 31,5 7,8 7,9 ~ 20 30,3 32,0 7,9 8,0 0,4 20 30,0 31,5 8,0 7,8 0,2 21 29,8 31,5 7,8 7,8 ~ 21 30,0 31,5 8,0 7,8 ~ 22 30,0 31,5 8,1 7,8 0,2 22 ~ ~ ~ ~ ~ 23 30,0 31,5 8,0 7,8 ~ 23 30,5 31,5 8,4 8,2 0,4 24 ~ ~ ~ ~ ~ 24 30,2 32,0 8,5 8,1 ~ 25 30,5 32,0 8,4 8,2 0,3 25 30,5 31,5 7,8 8,2 0,1 26 30,4 31,5 8,1 8,2 ~ 26 30,5 31,5 7,8 8,1 ~ 27 30,8 31,5 8,2 8,2 0,1 27 30,8 31,5 8,1 8,0 0,1 28 30,5 31,5 8,0 8,1 ~ 28 29,5 31,5 8,3 8,3 0,2 29 30,8 31,5 8,0 8,0 0,1 29 ~ ~ ~ ~ ~ 30 29,5 31,5 8,2 8,2 0,2 30 ~ ~ ~ ~ ~ 31 ~ ~ ~ ~ ~ 31 31,0 33,0 8,0 7,8 0,1 32 ~ ~ ~ ~ ~ 32 30,7 32,5 8,1 7,9 ~ 33 Chết 33 30,5 32,5 8,0 8,0 0,1 ~ ~ ~ ~ ~ ~ 34 31,3 32,5 8,0 8,0 ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ 35 31,7 33,0 8,1 8,1 0,3 ~ ~ ~ ~ ~ ~ 37 PL 7,3% Bảng 6. Biến động nhiệt độ bể 5 và 8 Bể 5 (46 ấu trùng/lít) Bể 8 (77 ấu trùng/lít) Ngày tuổi Nhiệt độ pH NH3-N Ngày tuổi Nhiệt độ pH NH3-N Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều 1 30,0 31,5 8,1 7,8 0,3  1 ~  ~  ~   ~  ~ 2 30,0 31,0 8,2 8,1 ~ 2 30 31 8,2 8,1 0,2 3 30,5 31,0 8,2 8,1 0,5 3 30 31,5 8,2 8,1 ~ 4 30,0 31,5 8,2 8,2 ~ 4 30 31,5 8,2 8,2 0,6 5 30,5 32,0 8,1 8,2 0,5 5 29,5 31,5 8,3 8,2 ~ 6 30,5 32,5 8,0 8,1 ~ 6 30 32 8,1 8,2 0,4 7 ~ ~ ~ ~ ~ 7 31 32 8,1 8,1 ~ 8 31,0 32,0 7,8 7,8 0,5 8 ~ ~ ~ ~ ~ 9 30,0 32,0 7,9 8,0 ~ 9 30,5 32 7,7 7,9 0,5 10 30,5 32,0 7,9 8,0 0,5 10 30 32 7,9 7,8 ~ 11 30,0 31,8 7,9 7,9 ~ 11 30,5 31,5 7,8 7,9 0,2 12 30,0 32,0 7,9 7,9 0,6 12 29,3 31 7,8 7,8 ~ 13 30,0 30,5 7,8 7,9 ~ 13 ~ ~ ~ ~ ~ 14 ~ ~ ~ ~ ~ 14 29,5 31 7,8 7,9 0,1 15 31,0 32,0 7,9 7,8 0,1 15 ~ ~ ~ ~ ~ 16 30,5 32,0 7,8 8,0 ~ 16 30 31,5 7,9 7,8 0,4 17 30,5 32,0 7,8 8,0 0,4 17 30 32 8,0 8,0 ~ 18 30,0 31,5 7,8 7,9 ~ 18 29,8 32 7,8 8,0 0,3 19 30,0 31,5 7,9 7,8 0,2 19 29,8 31,2 7,8 7,9 ~ 20 30,2 32,5 8,0 7,8 ~ 20 29,5 31,5 7,9 7,8 0,2 21 ~ ~ ~ ~ ~ 21 30 31,5 7,9 7,9 ~ 22 30,5 31,5 8,4 8,2 0,4 22 ~ ~ ~ ~ ~ 23 30,5 32,0 8,5 8,1 ~ 23 30,5 31,5 8,4 8,2 0,3 24 31,0 32,0 8,0 8,2 0,1 24 30 32 8,4 8,1 ~ 25 30,5 31,5 8,0 8,1 ~ 25 30,5 31,5 8,3 8,2 0,1 26 30,5 31,5 8,1 8,0 0,1 26 30,5 31,5 8,0 8,0 ~ 27 29,5 31,5 8,3 8,3 0,2 27 30,5 31 8 8 0,3 28 ~ ~ ~ ~ ~ 28 29,5 31,5 8,3 8,2 0,2 29 ~ ~ ~ ~ ~ 29 30 31,0 33,0 8,0 7,8 0,1 30 31 30,7 32,4 8,1 7,9 ~ 31 PL 16,8% 32 31,0 32,5 8,0 7,9 0,1 33 31,7 32,5 8,0 8,0 ~ 34 31,6 33,0 7,9 8,0 ~ 35 ~ ~ ~ ~ ~ 36 PL 11% Bảng 7. Biến động môi trường bể 10 và 13c Bể 10 (45 ấu trùng/lít) Bể 13c (63 ấu trùng/lít) Ngày tuổi Nhiệt độ pH NH3-N Ngày tuổi Nhiệt độ pH NH3-N NO2-N Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều 1 ~ ~ ~ ~ ~ 1,0 ~ ~ ~ ~ ~ ~ 2 30,5 32 8,2 8,1 0,7 2 31,5 32,8 7,9 8,1 0,1 0,0 3 30 31 8,2 8,1 ~ 3 30,0 32,5 7,8 8,0 ~ ~ 4 30 32 8,1 8,2 1,0 4 31,5 31,0 7,7 7,7 0,2 0,1 5 30,5 31,5 8,2 8,2 ~ 5 29,0 31,0 7,8 8,0 ~ ~ 6 30 32 8,1 8,2 0,5 6 7 30,5 33 8,0 8,1 ~ 7 31,0 31,5 8,0 8,0 0,2 0,2 8 8 29,5 31,0 7,8 8,0 ~ ~ 9 31 32 7,9 7,9 0,6 9 30,5 31,5 7,9 8,0 0,3 0,0 10 30 32 7,9 7,9 ~ 10 31,5 31,0 7,7 7,8 ~ ~ 11 30,5 32 7,9 7,9 0,6 11 31,0 31,0 7,8 7,8 0,1 0,0 12 29,7 31,5 8,0 8,0 ~ 12 30,0 31,5 7,8 7,9 ~ ~ 13 30 32 7,9 7,9 0,5 13 ~ ~ ~ ~ ~ ~ 14 30 30,6 7,9 7,9 ~ 14 31,0 31,0 7,9 7,8 0,5 0,0 15 ~ ~ ~ ~ 15 30,8 32,0 7,8 7,8 ~ ~ 16 29,5 31,5 8,2 8,2 0,2 16 29,0 30,5 8,0 7,9 0,3 0,3 17 29,5 31,5 8,2 8,1 ~ 17 30,5 30,5 7,7 8,1 0,2 0,0 18 30,0 31,0 8,2 8,0 0,5 18 28,0 28,5 7,9 7,8 ~ ~ 19 29,5 32,0 8,2 8,2 ~ 19 29,0 31,5 7,9 8,0 0,5 5,0 20 30,0 32,0 8,0 8,2 0,1 20 ~ ~ ~ ~ ~ ~ 21 30,5 32,5 8,2 8,1 ~ 21 30,5 31,0 7,8 7,8 0,5 0,5 22 ~ ~ ~ ~ ~ 22 31,5 32,7 7,8 7,8 ~ ~ 23 30,5 32,0 7,9 8,0 0,3 23 30,5 33,0 7,8 7,9 0,1 0,2 24 30,0 32,0 7,9 7,7 ~ 24 30,5 31,5 7,8 7,8 ~ ~ 25 30,5 31,5 7,9 8,0 0,3 25 30,8 31,2 7,8 8,0 0,1 0,1 26 29,0 31,0 7,9 7,9 ~ 26 29,5 29,0 7,9 8,0 ~ ~ 27 30,0 31,5 7,9 7,9 0,2 28 30,0 31,0 7,9 7,9 ~ 28 31,0 31,5 7,8 7,8 0,1 0,2 29 ~ ~ ~ ~ ~ 29 30,5 31,0 7,8 7,9 ~ ~ 30 30,0 31,5 7,9 8,0 0,4 30 30,5 31,0 7,9 8,0 0,3 0,1 31 29,8 31,0 8,0 8,0 ~ 31 29,0 29,5 7,8 7,8 ~ ~ 32 29,5 32,0 7,5 8,0 0,3 32 30,0 30,0 7,9 8,0 0,5 0,1 33 29,5 31,5 7,9 8,0 ~ 33 29,0 29,0 7,8 7,9 ~ ~ 34 PL 17,76% 34 29,5 31,0 7,8 7,8 0,4 0,0 35 PL 23% Bảng 8. Biến động môi trường bể 14 và 17 Bể 14 (87 ấu trùng/lít) Bể 15 (110 ấu trùng/lít) Ngày tuổi Nhiệt độ pH NH3-N Ngày tuổi Nhiệt độ pH NH3-N Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều 1 30,5 32,0 8,1 8,1 0,1 1 32,0 33,0 7,7 8,1 0,5 2 31,0 31,5 8,2 8,2 ~ 2 30,0 33,0 7,9 8,1 ~ 3 30,5 31,5 8,1 8,0 0,1 3 31,5 33,0 7,9 8,0 0,8 4 30,0 32,0 8,3 8,3 0,2 4 30,5 33,0 7,9 7,9 ~ 5 ~ ~ ~ ~ ~ 5 30,5 33,0 8,0 7,9 0,5 6 ~ ~ ~ ~ ~ 6 29,8 31,0 7,7 7,9 ~ 7 32,0 33,0 7,9 7,8 0,1 7 ~ ~ ~ ~ ~ 8 31,0 32,6 8,1 7,9 ~ 8 31,0 32,0 7,8 7,8 0,4 9 31,3 32,5 8,0 8,0 0,1 9 31,0 33,0 7,6 7,8 ~ 10 32,0 33,0 8,1 8,0 ~ 10 30,3 33,0 7,9 7,8 0,3 11 31,6 33,0 8,0 8,0 0,3 11 30,0 31,5 7,7 7,8 ~ 12 ~ ~ ~ ~ ~ 12 30,5 31,8 8,1 7,9 0,2 13 31,5 31,5 7,8 8,2 0,2 13 30,2 31,4 7,9 8,0 ~ 14 30,5 31,5 8,0 8,0 ~ 14 ~ ~ ~ ~ ~ 15 29,0 31,0 7,7 7,6 0,4 15 30,0 32,0 8,4 7,9 0,2 16 30,0 31,5 7,7 7,6 ~ 16 30,5 32,0 8,1 8,3 ~ 17 30,0 32,0 7,6 7,8 0,1 17 30,5 32,0 8,0 8,1 0,1 18 30,5 32,0 8,1 8,3 0,1 18 31,0 31,5 8,2 8,3 ~ 19 ~ ~ ~ ~ ~ 19 30,5 31,5 8,1 8,0 0,1 20 30,0 31,5 7,9 8,1 0,1 20 30,0 32,0 8,3 8,3 0,2 21 30,5 32,5 8,0 7,9 ~ 21 ~ ~ ~ ~ ~ 22 32,0 32,5 8,0 8,0 0,1 22 ~ ~ ~ ~ ~ 23 30,0 32,5 8,1 7,9 ~ 23 32,0 33,0 7,9 7,7 0,1 24 29,5 31,0 8,2 8,1 0,1 24 31,5 32,5 8,1 7,9 ~ 25 30,5 30,0 8,0 8,1 ~ 25 31,3 32,5 8,0 8,0 0,1 26 30,2 31,0 8,0 8,1 0,2 26 32,0 32,6 8,1 8,0 ~ 27 31,5 32,8 7,9 8,1 0,1 27 32,0 33,0 8,1 8,1 0,3 28 30,0 32,5 7,8 8,0 ~ 28 ~ ~ ~ ~ ~ 29 ~ ~ ~ ~ ~ 29 31,5 31,5 7,9 8,0 0,2 30 31,5 31,0 7,7 7,7 0,2 30 30,5 31,5 8,0 8,0 ~ 31 29,0 31,0 7,8 8,0 ~ 31 29,0 31,0 7,7 7,7 0,1 32 31,0 31,5 8,0 8,0 0,2 32 30,5 31,5 7,7 7,9 ~ 33 PL 5,8% 33 30,0 31,5 7,6 7,8 0,1 34 30,5 32,0 7,9 7,9 0,1 35 ~ ~ ~ ~ ~ 36 30,0 31,6 7,8 7,9 0,1 37 30,5 32,5 7,8 8,0 ~ 37 PL 1,36% Bảng 9. Biến động môi trường bể 20a, 19b va 20b Bể 20a (45 ấu trùng/lít) Bể 19b (40 ấu trùng/lít) Ngày tuổi Nhiệt độ pH NH3-N Ngày tuổi Nhiệt độ pH NH3-N Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều 1 30 32 7,9 7,8 0,4 1 ~ ~ ~ ~ ~ 2 30 32,5 7,8 7,9 ~ 2 ~ ~ ~ ~ ~ 3 30 32 7,8 7,9 0,3 3 31 33 8 7,8 0,1 4 30 31 7,8 7,8 ~ 4 30,7 32,5 8 7,9 ~ 5 ~ ~ ~ ~ ~ 5 30,8 32,5 8 8 0,1 6 29,5 31,5 8,1 8,1 0,1 6 31,5 32,5 7,9 8 ~ 7 29,5 31,5 8,1 8,1 ~ 7 31,4 31,9 8 8 0,1 8 29,5 31,5 8,0 8,1 0,3 8 ~ ~ ~ ~ ~ 9 29,5 31,8 8,1 8,3 ~ 9 31 31,5 7,8 8,1 0,2 10 31 32 8,1 8,2 0,1 10 29,5 31,5 8 8 ~ 11 30 32,5 8,0 8,2 ~ 11 29 31 7,8 7,6 0,3 12 ~ ~ ~ ~ ~ 12 30 31,5 7,7 7,6 ~ 13 30,5 32 7,8 8,0 0,2 13 29,8 31,5 7,6 7,8 0,1 14 29,5 31,5 7,9 8,0 ~ 14 30,5 30 8 8,2 0,1 15 30,5 32 7,9 8,0 0,3 Bể 20b (60 ấu trùng/lít) 16 29,5 31,5 7,9 7,9 ~ Ngày tuổi Nhiệt độ pH NH3-N NO2-N 17 29,5 31,8 8,1 7,9 0,4 Sáng Chiều Sáng Chiều 18 29,3 30,5 7,8 7,8 ~ 1 30,3 31,5 7,9 8,0 0,1 ~ 19 ~ ~ ~ ~ ~ 2 30,5 31,5 7,8 8,0 ~ ~ 20 29,5 31,5 8,1 8,1 0,4 3 31,3 32 8,0 8,2 0,2 0 21 29,5 31,5 8,1 8,1 ~ 4 31 32 7,9 7,8 ~ ~ 22 29,5 31 8,1 8,1 0,5 5 31,3 32,5 8,0 8,1 0,1 0 23 29,5 32 8,2 8,2 ~ 6 31 32,2 7,8 8,0 ~ ~ 24 30,8 32 8,1 8,3 0,2 7 31,3 31 7,7 7,8 0,3 0,1 25 30 32,5 8,0 7,8 ~ 8 31 31,5 7,8 7,9 ~ ~ 26 ~ ~ ~ ~ ~ 9 ~ ~ ~ ~ ~ ~ 27 31 33 7,8 7,9 0,5 10 30 31,5 8,0 8,0 0,2 0,2 28 29,5 32 7,9 7,9 ~ 11 29,5 31,5 8,0 7,8 ~ ~ 29 30,5 32 7,9 7,9 0,3 12 30 31,5 7,8 8,0 0,2 0 30 29 31,8 7,9 7,8 ~ 13 31 31 7,8 7,8 ~ ~ 31 29,5 32 7,9 7,9 0,4 14 30,8 31 7,8 7,8 0,1 0 32 29 31 7,8 7,9 ~ 15 30 31 7,8 7,9 ~ ~ 33 ~ ~ ~ ~ ~ 16 ~ ~ ~ ~ ~ ~ 34 30 31,8 7,9 7,8 0,6 17 30,4 31 7,8 7,8 0,3 0 35 30 33 7,7 7,2 ~ 18 30,4 31,5 7,8 7,7 ~ ~ 36 30 32 7,8 7,8 0,4 19 29 30,5 8,0 8,1 0,3 0,2 37 29,5 30,5 7,8 7,9 ~ 20 30,5 30,5 7,8 8,0 0,3 0 38 PL 25,2% 21 Chết Bảng 10. Biến động môi trường bể 11 Bể 11 (126 ấu trùng/lít) Ngày tuổi Nhiệt độ pH NH3-N NO2-N Sáng Chiều Sáng Chiều 1,0 ~ ~ ~ ~ ~ ~ 2 31,5 32,8 7,9 8,1 0,1 0,0 3 30,0 32,5 7,8 8,0 ~ ~ 4 31,5 31,0 7,7 7,7 0,2 0,1 5 29,0 31,0 7,8 8,0 ~ ~ 6 7 31,0 31,5 8,0 8,0 0,2 0,2 8 29,5 31,0 7,8 8,0 ~ ~ 9 30,5 31,5 7,9 8,0 0,3 0,0 10 31,5 31,0 7,7 7,8 ~ ~ 11 31,0 31,0 7,8 7,8 0,1 0,0 12 30,0 31,5 7,8 7,9 ~ ~ 13 ~ ~ ~ ~ ~ ~ 14 31,0 31,0 7,9 7,8 0,5 0,0 15 30,8 32,0 7,8 7,8 ~ ~ 16 29,0 30,5 8,0 7,9 0,3 0,3 17 30,5 30,5 7,7 8,1 0,2 0,0 18 28,0 28,5 7,9 7,8 ~ ~ 19 29,0 31,5 7,9 8,0 0,5 5,0 20 ~ ~ ~ ~ ~ ~ 21 30,5 31,0 7,8 7,8 0,5 0,5 22 31,5 32,7 7,8 7,8 ~ ~ 23 30,5 33,0 7,8 7,9 0,1 0,2 24 30,5 31,5 7,8 7,8 ~ ~ 25 30,8 31,2 7,8 8,0 0,1 0,1 26 29,5 29,0 7,9 8,0 ~ ~  27 ~ ~  ~  ~  ~  ~  28 31,0 31,5 7,8 7,8 0,1 0,2 29 30,5 31,0 7,8 7,9 ~ ~ 30 30,5 31,0 7,9 8,0 0,3 0,1 31 29,0 29,5 7,8 7,8 ~ ~ 32 30,0 30,0 7,9 8,0 0,5 0,1 33 29,0 29,0 7,8 7,9 ~ ~ 34 29,5 31,0 7,8 7,8 0,4 0,0 35 PL 21% Bảng 11. Biến động môi trường nước hệ lọc tuần hoàn Ngày Nước ra hệ lọc Nước vào hệ lọc Ngày Nước ra hệ lọc Nước vào hệ lọc NH3-N NO2-N pH NH3-N NO2-N pH NH3-N NO2-N pH NH3-N NO2-N pH 16/03 0,0 8,1 0,2 8,1 13/05 0,0 0,2 8,0 0,2 3,0 8,0 17/03 0,0 8,1 0,2 8,1 14/05 0,0 0,2 8,0 0,1 4,0 8,0 18/03 0,0 8,0 0,2 8,1 16/05 0,0 0,1 7,9 0,2 1,0 7,9 19/03 0,0 8,1 0,2 8,0 17/05 0,0 0,1 8,0 0,2 0,5 8,0 21/03 0,0 8,0 0,1 7,9 18/05 0,0 0,0 7,9 0,2 2,0 8,0 22/03 0,0 8,0 0,1 8,1 19/05 0,0 0,1 8,0 0,2 2,0 7,9 23/03 0,0 7,9 0,2 7,9 20/05 0,0 0,0 8,4 0,1 0,5 8,0 24/03 0,0 8,0 0,2 8,1 21/05 0,0 0,1 8,1 0,1 0,6 8,4 25/03 0,0 8,4 0,1 8,1 23/05 0,0 0,1 8,2 0,2 0,4 8,1 26/03 0,0 8,1 0,2 8,4 24/05 0,0 0,0 8,2 0,2 0,3 8,2 28/03 0,0 8,2 0,2 8,2 25/05 0,0 0,1 8,3 0,1 0,5 8,2 29/03 0,0 8,1 0,2 8,3 26/05 0,0 0,0 7,8 0,2 0,6 8,3 30/03 0,0 8,2 0,2 8,2 27/05 0,0 0,0 8,0 0,2 0,6 7,8 31/03 0,0 7,8 0,2 8,3 28/05 0,0 0,1 8,1 0,2 0,4 8,0 01/04 0,0 8,0 0,2 8,1 30/05 0,0 0,1 8,0 0,2 1,0 8,0 02/04 0,0 8,0 0,2 8,0 31/05 0,0 0,0 8,0 0,2 2,0 8,0 04/04 0,0 8,0 0,2 8,2 01/06 0,0 0,1 7,8 0,2 2,0 8,0 05/04 0,0 8,2 0,2 8,0 02/06 0,0 0,1 8,0 0,2 2,5 7,8 06/04 0,0 7,8 0,2 8,0 03/06 0,0 0,0 8,3 0,2 3,0 8,0 07/04 0,0 7,8 0,2 7,8 04/06 0,0 0,0 8,3 0,2 4,0 8,3 08/04 0,0 8,1 0,2 7,8 06/06 0,0 0,1 8,0 0,2 3,0 7,9 09/04 0,0 8,1 0,2 7,9 07/06 0,0 0,0 8,0 0,2 2,6 8,0 11/04 0,0 8,0 0,1 8,0 08/06 0,0 0,2 8,2 0,2 4,0 8,0 12/04 0,0 8,0 0,2 8,2 09/06 0,0 0,0 8,0 0,2 3,0 8,2 13/04 0,0 8,2 0,3 8,1 10/06 0,0 0,1 8,0 0,1 3,0 8,0 14/04 0,0 7,8 0,2 8,2 11/06 0,0 0,0 8,2 0,1 2,0 8,0 15/04 0,0 8,0 0,3 7,9 13/06 0,0 0,0 8,1 0,1 3,0 8,0 16/04 0,0 8,0 0,3 8,0 14/06 0,0 0,0 7,9 0,1 3,0 8,1 18/04 0,0 8,1 0,2 8,2 15/06 0,0 0,0 8,0 0,2 2,5 8,2 19/04 0,0 8,2 0,3 8,2 16/06 0,0 0,1 8,0 0,2 3,0 8,1 20/04 0,0 8,1 0,4 8,1 17/06 0,0 0,0 8,1 0,2 3,0 8,0 21/04 0,0 8,0 0,5 8,1 18/06 0,0 0,0 7,9 0,1 2,0 8,1 22/04 0,0 8,1 0,2 8,2 20/06 0,0 0,1 8,1 0,2 2,0 8,2 23/04 0,0 8,1 0,2 8,1 21/06 0,0 0,0 7,9 0,2 1,5 8,0 25/04 0,0 8,0 0,2 8,0 22/06 0,0 0,0 8,0 0,2 2,0 8,1 26/04 0,0 8,0 0,2 8,1 23/06 0,0 0,0 8,0 0,2 2,0 8,1 27/04 0,0 8,0 0,3 8,1 24/06 0,0 0,0 8,1 0,2 2,0 8,0 28/04 0,0 8,1 0,2 8,1 26/06 0,0 0,0 7,9 0,2 1,0 8,1 29/04 0,0 8,0 0,2 8,1 27/06 0,0 0,0 8,0 0,2 1,5 8,2 30/04 0,0 7,9 0,3 8,1 28/06 0,0 0,0 8,1 0,2 2,0 8,1 03/05 0,0 8,1 0,3 8,1 29/06 0,0 0,0 8,0 0,2 2,5 8,0 04/05 0,0 8,1 0,2 8,2 30/06 0,0 0,0 8,1 0,2 1,0 8,2 05/05 0,0 ~ 8,3 0,2 ~ 8,3 01/07 0,0 0,0 8,0 0,2 1,0 8,2 06/05 0,0 ~ 8,3 0,2 ~ 8,3 02/07 0,0 0,0 7,9 0,2 1,2 8,3 07/05 0,0 ~ 8,3 0,2 ~ 8,3 03/07 0,0 0,0 7,9 0,2 1,5 8,1 09/05 0,0 ~ 8,3 0,1 ~ 8,3 04/07 0,0 0,0 8,1 0,2 2,1 8,2 10/05 0,0 ~ 8,0 0,2 ~ 8,0 05/07 0,0 0,0 8,1 0,2 0,9 8,1 11/05 0,0 ~ 8,1 0,2 ~ 8,1 06/07 0,0 0,0 8,1 0,2 1,3 8,1 12/05 0,0 0,2 8,1 0,1 4,0 8,1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN HOAN CHINH.doc
  • docBIA 1.doc
  • docBIA 2.doc
  • docphan mo dau.doc