Khóa luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất

Ban hành các chính sách hướng dẫn đầu tư vao KCN tại Việt Nam, trong đó nêu rõ các chính sách, thủ tục thực hiện đầu tư, giới thiệu những thông tin cơ bản về các công trình hạ tầng đã xây dựng, giá thuê đất, giá thuê hạ tầng, các ưu đãi. Về phía các Công ty Xây dựng và kinh doanh hạ tầng, song song với việc tập trung xây dựng tốt cơ sở hạ tầng, phải đặc biệt quan tâm đến công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng (ở đây là các nhà đầu tư ) để xây dựng cho mình chiến lược Marketing hữu hiệu. Ở các Công ty phát triển hạ tầng KCN , nên tổ chức phòng tiếp thị. Nội dung chủ yếu của những công việc cần nghiên cứu trong Marketing KCN cần phải thực hiện là: - Nghiên cứu thị trường: gồm thị trường trong nước, ngoài nước, nắm rõ nhu cầu, đòi hỏi của thị trường để xây dựng, sửa đổi, tu chỉnh cơ sở hạ tầng cho vừa ý thích, vừa túi tiền nhà đầu tư. - Nghiên cứu người tiêu dùng: nguời tiêu dùng ở đây là các nhà đầu tư. Cần nghiên cứu để biết nhà đầu tư nào sẽ đến với mình, họ thích sản phẩm thế nào, giá cả ra sao. Cần nghiên cứu tại sao họ đầu tư vào KCN này mà không đầu tư vào KCN khác. - Nghiên cứu động cơ mua hàng: Nhà đầu tư đến với ta để thuê đất xây dựng nhà xưởng để sản xuất, xuất phát từ động cơ, động cơ xuất phát từ nhu cầu, nhung không hễ có nhu cầu là họ thuê ngay, nhất là những nhà đầu tư phải bỏ ra một khoản vốn lớn để xây dựng nhà xưởng, tổ chức sản xuất kinh doanh.nên họ suy nghĩ, cân nhắc rất kỹ lưỡng. - Phân tích và kiểm tra lại các hoạt động chiêu thị, vận động đầu tư của công ty: nghiên cứu, phân tích xem công ty tự tổ chức, vận động thu hút đầu tư hay thông qua mạng lưới đại diện ở trong hay ngoài nước cùng vận động, tiếp xúc, giao dịch, giới thiệu. - Nghiên cứu sản phẩm: luôn luôn phải xem lại KCN của minh đã đáp ứng nhu cầu thị trường chưa, cần cải tiến vấn đề ra sao, từ đó có kế hoạch sửa đối sản phẩm cũ, tung ra thị trường sản phẩm mới phù hợp với thị trường. - Từ việc nghiên cứu các lĩnh vực nêu trên, cần lập nên chiến lược Marketing cho đơn vị mình để triển khai thực hiện trong từng thời kỳ.

doc103 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình hạ tầng trong và ngoài hàng rào, nhà ở cho công nhân, xử lý chất thải công nghiệp, đào tạo tay nghề cho công nhân. 4- Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch phát triển KCN, xác định ngành nghề theo quy hoạch chung và lợi thế của từng khu vực, tránh trùng lặp về ngành nghế dẫn đến tiêu diệt nhau. Các địa phương có nhiều kinh nghiệm phát triển KCN giúp đỡ các địa phương, vùng khác thông qua việc trao đổi kinh nghiệm, cử chuyên gia, tạo các vùng nguyên liệu, phát triển công nghiệp vệ tinh trong mối liên kết với các KCN vùng kinh tế trọng điểm tạo nên sức mạnh tổng hợp, bổ sung cho nhau cùng phát triển. 5- Chuyển một số KCN đã đạt được kết quả bước đầu như KCN Tân Thuận, KCN Linh Trung, KCN Biên Hoà Internet, KCN Việt Nam - Singapore, KCN Sài Đồng B thành mô hình kinh tế phù hợp, đa chức năng không chỉ giới hạn trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ công nghiệp gắn với việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất và lợi thế sinh lời. 6- Chấm dứt việc phát triển cơ sở công nghiệp độc lập xen lẫn các khu dân cư. Kiên quyết hướng các nhà đầu tư vào KCN, KCX, trừ nhũng dự án đòi hỏi gần nguồn nguyên liệu, cần diện tích chiếm đát lớn vài trăm ha, các dự án đầu tư chiều sâu không thuộc diện di dời và vẫn phù hợp với quy hoạch. 7- Cải tạo các ngành nghề truyền thống và các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp hiện có và kết cấu hạ tầng và công nghệ sản xuất nhằm hình thành và phát triển KCN nhỏ tại các vùng nông thôn có quy mô vài chục ha. Nhà nước hỗ trợ KCN này thông qua các giải pháp: quy hoạch đất, mở rộng giao thông, xây dựng các công trình xử lý chất thải, bảo lãnh tín dụng, công nghiệp áp dụng, tìm kiếm thị trường. 8- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào KCN ở miền Bắc và miền Trung bằng các chính sách hỗ trợ của nhà nước về vốn, miễn giảm thuế, tăng cường tổ chức chỉ đạo thực hiện...nhằm tạo ra sự phát triển tương đối đồng đều giữa các vùng. 9- Hình thành một số KCNC ở những vùng, địa bàn có đủ điều kiện. Tập trung phát triển KCNC Hoà Lạc, Khu công nghệ phần mềm Quang Trung - TP Hồ Chí Minh góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế đất nước với vai trò là cầu nối tiếp nhận chuyển giao và tiến tới sáng tạo các công nghệ mới. Các KCNC là những điểm thử nghiệm, thí điểm rút ra kinh nghiệm cho việc đây mạnh KCNC trong cả nước. Xây dựng công nghệ phần mềm là một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao, góp phần hiện đại hoá và phát triển bền vững các ngành kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, đảm bảo an ninh quốc gia, phát huy tiềm năng và trí tuệ con người Việt Nam. Phấn đấu từ nay đến năm 2005 đạt giá trị sản lượng khoảng 500tr USD. 10- Kết hợp phát triển hài hoà giữa ngành với vùng lãnh thổ. Theo quy hoạch đã được chính phu phê duyệt, đến năm 2010 cả nước sẽ có 96 KCN vẫn tập trung chủ yếu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm. Dự thảo chiến lược phát triển các KCN trong tùng vùng kinh tế trọng điểm như sau: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: “Phát triển các KCN, KCNC, công nghiệp xuất khẩu, công nghiệp phần mềm” Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ: “Hoàn chỉnh và nâng cấp các KCN, KCX , KCNC, xây dựng đô thị trên các trục gắn với KCN. Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ: “Hình thành các KCN ven biển, các KCN, thương mại tổng hợp...đẩy nhanh xây dựng khu kinh tế Dung Quất - Chu Lai. Trên cơ sở định hướng đó, việc xây dựng thí điểm khu kinh tế mở cửa Chu Lai sớm được triển khai trong thời gian tới. Phát triển khu kinh tế mở Chu Lai trở thành cầu nối với thế giới bên ngoài, khu vực dành cho “nước ngoài muốn làm ăn với nhau, trong nước thực sự muốn làm ăn với nước ngoài” một cách thuận tiện hơn và hiệu quả hơn. Việc đột phá vào khu Chu Lai cùng với đẩy nhanh tốc độ phát triển khu Dung Quất là nhằm mục đích đưa miền Trung nói chung và Quảng nam nói riêng sớm vượt qua khó khăn, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, liên kết giữa công nghiệp chế biến với nguồn nguyên liệu công nghiệp, tạo tiền đề phát triển nông nghiệp hàng hoá, khai thác vùng trung du miền núi, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý có tốc độ phát triển nhanh và bền vững. 2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KCN, KCX ở Việt Nam 2.1. Về chính sách, luật pháp: 2.1.1. Đồng bộ hoá hệ thống pháp luật: Theo tinh thần của nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ tư (khoá VIII) chúng ta đang xúc tiến để ban hành luật về khu công nghiệp, Chính phủ đã ban hành một số chính sách khuyến khích đầu tư với những quy định thông thoáng hơn, giảm dần sự khác biệt giữa đầu tư trong nước, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi hơn cho đầu tư phát triển, đặc biệt là đầu tư vào các khu công nghiệp. Chỉnh phủ cũng đã tiếp tục tháo gỡ những khó khăn trở ngại hạn chế hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc, đó là sự thiếu đồng bộ và nhất quán của chính sách, sự cản trở của thủ tục hành chính phiền hà, năng lực tổ chức thực hiện thể chế hạn chế. Khó khăn lớn nhất vẫn là chính sách về quy chế liên quan đến giải phóng mặt bằng, đền bù, xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào, chính sách khuyến khích để nhanh chóng lắp đầy, phủ kín khu công nghiệp đã xây dựng. Hệ thống chính sách của ta hiện nay đối với khu công nghiệp càng nhiều hạn chế, chưa khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào khu công nghiệp. Các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp chưa có gì lợi hơn việc họ thực hiện dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp. Thủ tục thành lập, các ưu đãi trong và ngoài KCN như nhau. Trong khi đó giá thuê đất trong KCN cao hơn rất nhiều, để khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư vào KCN cần có cùng một mặt bằng với doanh nghiệp có vốn ĐTNN tạo ra một sự cạnh tranh lành mạnh. Để tiếp tục đổi mới thể chế liên quan đến hoạt động đầu tư vào các KCN, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện những văn bản mang tính pháp quy khắc phục tình trạng thiếu rõ ràng, thiếu thống nhất và không cụ thể. Sớm ban hành luật KCN qua thể nghiệm sẽ điều chỉnh bổ sung. Ban hành quy trình thống nhất quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố. Trong quy trình quy định rõ trách nhiệm và thời gian giải quyết những vấn đề nảy sinh từ các dự án đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố. Quy định một cách rõ ràng những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước đối với KCN. Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của ban quản lý các KCN là đầu mối tập hợp tìm kiếm các giải pháp giải quyết những vấn đề phát sinh. Sửa đổi bổ sung một số quy định của quy chế KCN hiện hành. Bỏ chế độ uỷ quyền, chuyển sang cơ chế quản lý có thẩm quyền của Ban quản lý KCN thành phố, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, bình đẳng để các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào KCN . Trong khi chờ đợi Luật KCN ban hành, cần bổ sung sửa đổi một số điểm trong Nghị định 36/CP: - Quy định rõ và cụ thể hơn việc phát triển cộng trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN . - Thực hiện đăng ký thủ tục hành chính trọn gói thay cho chế độ xét duyệt từng trường hợp như hiện nay. - Công ty phát triển hạ tầng bao gồm mọi loại hình doạnh nghiệp để tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng. - Quy định thời hạn thuê đất của doanh nghiệp KCN vượt quá thời hạn thuê đát của công ty phát triển hạ tầng. - Các doanh nghiệp đã có trước khi thành lập KCN được giữ nguyên giá trị giấy chứng nhận quyền sử dụng nhưng phải báo cáo với Ban quản lý KCN của thành phố để thống nhất quản lý theo quy chế KCN . - Tách việc thuê lại đất là quyền của các cơ quan quản lý nhà nước và cho thuê sử dụng hạ tầng là quyền của các doanh nghiệp và có sự phân phối nhằm đảm bảo lợi ích chung của Nhà Nước, của Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng và nhà đầu tư vào KCN . - Mở rộng và quản lý linh hoạt hơn việc trao đổi hàng hoá giữa khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất với thị trường nội địa. - Tăng cường vai trò của UBND thành phố trong việc quản lý KCN. - Cải cách một các triệt để thủ tục hành chính, khắc phục sự chậm chễ trong việc cấp giấy phép đầu tư, giải quyết những ách tắc của các chủ đầu tư trong quá trình thực hiện. 2.1.2. Nghiên cứu lại các văn bản có liên quan nhằm sửa đổi, bổ sung và chi tiết hoá nhằm tạo điều kiện thực thi pháp luật một cách nhất quán: Hệ thống văn bản pháp lý hiện nay còn chưa hoàn chỉnh, chống chéo, không nhất quán. Việc rà soát lại các văn bản pháp lý, bãi bỏ những quy định không phù hợp, cụ thể hoá và nhất quán cách hiểu các văn bản pháp lý không những tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mà còn cho cả các cơ quan quản lý nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế. Thông qua giải pháp này, chúng ta có thể hạn chế tối đa những hành vi cố tình hoặc vô tình sai phạm pháp luật và tránh cả được những hành vi cố tình hiểu không đúng ý đồ luật pháp để xử lý sai lệch các quyết định của doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý nhà nước. 2.1.3. Tiếp tục phân cấp và uỷ quyền cho ban quản lý một cách đồng bộ, tạo điều kiện thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” Quản lý Nhà nước thông qua cơ chế "một cửa, tại chỗ" đã khẳng định tính tích cực và được các nhà đầu tư hoan ngênh. Tuy nhiên qua thực tế áp dụng vẫn còn nhiều điều phức tạp. Một là, do nhận thức về vị trí, vai trò của KCN chưa đúng nên sự phối hợp giữa ban quản lý với các Sở, ban, ngành của tỉnh còn có nhiều bất cập. Chính quyền địa phương ở nhiều tỉnh, thành phố chưa thực sự quan tâm đến phát triển các khu. Hai là, trên một địa bàn tỉnh, thành phố đã hình thành 2 bộ máy quản lý về đầu tư, cụ thể là 2 bộ phận cấp phép đầu tư, 2 bộ phận theo dõi dự án, 2 bộ phận quản lý lao động, 2 bộ phận quản lý thương mại...; một bên là Ban quản lý với cơ chế uỷ quyền, một bên là các Sở, ban ngành. Nhiều Ban quản lý được thành lập với đầy đủ bộ máy biên chế, cơ sở vật chất nhưng từ nhiều năm nay mới chỉ cấp được vài giấy phép đầu tư trong khi đó ở các Sở vẫn tồn tại bộ máy có thể đảm đương tốt nhiệm vụ. Điều đó đã làm bộ máy hành chính cồng kềnh hơn, không phù hợp với chủ trương tinh giảm biên chế, cải tổ bộ máy Quản lý Nhà nước đối với KCN. Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ”, Trung ương và thành phố cần tiếp tục phân cấp và uỷ quyền cho ban quản lý các KCN và KCX trong việc ra các quyết định có liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN, ví dụ thẩm định thiết kế kỹ thuật, thẩm định môi trường... 2.1.4. Đề nghị nhà nước tiếp tục nghiên cứu giảm giá thuê đất trong các KCN Việc thu hút đầu tư, lấp đầy diện tích công nghiệp là mục tiêu cơ bản của phát triển KCN. Cho nên, Nhà nước cần cho thuê đất với giá ưu đãi nhất, thậm chí chỉ thu tượng trưng để phát triển hạ tầng KCN và coi đát phát triển KCN là phạm trù riêng, khác hẳn với đất dành cho phát triển đô thị và kinh doanh các bất động sản khác thì mới tạo điều kiện đẩy nhanh tiến trình thu hút đầu tư vào KCN . Cần thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước trong việc thoả thuận với các công ty phát triển hạ tầng cho thuê đất với giá cho thuế hợp lý, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các KCN trong cả nước, linh hoạt trong phương thức thu vơi thời gian trả ngắn hơn. Phải coi việc giải phóng mặt bằng để lập KCN thuộc loại đất sử dụng vào mục đích công cộng và lợi ích quốc gia thì mới có chính sách đền bù và thực hiện giải phóng mặt bằng cho KCN. Các Ban quản lý cấp tỉnh và các công ty phát triển hạ tầng cần phối hợp chặt chẽ và xin ý kíen chỉ đạo thường xuyên các cơ quan chính quyền địa phương các cấp giải quyết đền bù, giải phóng mặt bằng và giải quyết đề nghị của dân. Khung giá thuê đất cao đang là vấn đề bức xúc của các nhà đầu tư. Giá thuê đất cao nhất phải kể đến là KCN Hà Nội. Nếu khung giá không thay đổi thì Hà Nội khó có khả năng tiếp tục thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn và vì thế không thể phát huy được vị thế của một thủ đô của một Quốc gia. Tuỳ theo sự biến động của tình hình, khung giá đất phải được điều chỉnh kịp thời để duy trì sự hấp dẫn đầu tư của thủ đô nói riêng và của cả nước nói chung. Đối với một số KCN khác, khung giá đất cũng cần có sự điều chỉnh để hấp dẫn các nhà đầu tư. 2.2 Về phía cơ quan Nhà nước Trung ương 2.2.1 Cải tiến cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy và các thủ tục hành chính Về cơ chế quản lý: Cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” đối với KCN được quy định lần đầu tiên trong quy chế KCX năm 1991. Cơ chế quản lý này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện quyền tự chủ sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật, giảm bớt các thủ tục hành chính “xin cho”, đồng thời đảm bảo sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế bớt phiền hà, quan liêu, tiêu cực trong thực thi quyền quản lý Nhà nước. Việc thực hiện cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” được thực hiện thông qua cơ chế uỷ quyền của các Bộ, Ngành, Trung ương và uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố cho ban quản lý KCN cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư, xây dựng, thương mại, lao động...Song song với việc uỷ quyền, các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương cần chuyển mạnh sang tập trung làm tốt công tác quy hoạch ngành, vùng và lãnh thổ, xây dựng các quy trình, quy phạm, các định mức kinh tế - kỹ thuật, tăng cường công tác hướng dẫn, tổ chức tập huấn, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và giám sát các Ban quản lý KCN cấp tỉnh thực hiện tốt các chức năng quản lý Nhà nước được uỷ quyền. Về mô hình tổ chức quản lý: Như đã phân tích, mô hình tổ chức quản lý KCN của ta hiện nay còn nhiều bất cập. Để KCN phục vụ tích cực hơn nữa cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xuất phát từ hiện trạng cơ chế quản lý, yêu cầu quản lý đặc thù đối với KCN cũng như trình độ cán bộ và kinh nghiệm quản lý của một số nước trong khu vực, chúng ta cần nghiên cứu cải tiến lại mô hình tổ chức quản lý KCN hiện nay. Việc cải tiến này có thể theo hướng: - Đối với các KCN có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia, có thể tổ chức quản lý theo nguyên tắc tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Mô hình này được tổ chức ở Trung ương là một cơ quan chuyên quản (cụ thể do chính phủ quy định), ở cấp tỉnh có một cơ quan quản lý KCN cấp tỉnh, tương tự mô hình quản lý của Thái Lan và Philippin. Tất nhiên, để làm tốt nhiệm vụ của mình, cơ quan quản lý KCN cấp tỉnh phải tranh thủ sự lãnh đạo của tỉnh. Theo quan điểm này thì số lượng các KCN của ta hiện nay sẽ phải sắp xếp lại và thuộc Trung ương quản lý trực tiếp tối đa vài chục KCN, bao gồm cả hiện có và sẽ thành lập mới, tập trung ở những vùng kinh tế trọng điểm . - Đối với các KCN nhỏ gắn liền với vùng nguyên liệu nông, lâm, ngư nghiệp thì có thể Trung ương giao cho địa phương có KCN quản lý trực tiếp. Cơ quan quản lý có thể là một cơ quan riêng ngang với Sở hoặc giao cho Sở công nghiệp quản lý, tuỳ theo số lượng và quy mô của từng KCN (sẽ được cụ thể trong quy định của Chính Phủ). Mô hình quản lý nói trên cần được quy định cụ thể trong luật KCN, các cơ quan quản lý KCN theo hệ thống này là những cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan quản lý KCN ở Trung ương là cơ quan chủ quản, quản lý trực tiếp các cơ quan quản lý KCN cấp tỉnh đối với KCN có quy mô lớn và đồng thời là cơ quan quản lý ngành đối với KCN quy mô nhỏ (ở Trung Quốc từ năm 1984 đến năm 1995, Trung ương chỉ thành lập 32 KCN quy mô tầm Quốc gia, còn lại 584 KCN quy mô nhỏ do địa phương quản lý). Về thủ tục hành chính: Theo các quy định hiện hành thì thủ tục thành lập doanh nghiệp đã có cải tiến. Các nhà đầu tư nước ngoài nếu xuất khẩu trên 80% sản phẩm của mình thì chỉ cần đăng ký theo mẫu hướng dẫn và nếu được chấp thuận sẽ được cấp giấy pháp đầu tư. Thời hạn xem xét cấp giấy phép đầu tư rút xuống còn 15 ngày, thay vì theo Luật Đầu tư nước ngoài là 60 ngày. Nhưng các thủ tục hành chính sau giấy phép vẫn là vấn đề phức tạp, rắc rối. Các nhà đầu tư cho rằng, các ưu đãi về thuế của Việt Nam là hấp dẫn, nhưng để được hưởng các ưu đãi này thì trước hết phải tổ chức được sản xuất, kinh doanh, chính khâu tổ chức, sản xuất sau khi có giấy phép đầu tư, các nhà đầu tư phải làm các thủ tục hành chính tại cơ quan chức năng theo quy định của từng cơ quan này, giấy tờ thì nhiều, không có mẫu để khai, thời gian xem xét kéo dài. Do vậy càng phải cải tiến thủ tục theo hướng giản đơn thủ tục, những khâu không cần thiết thì loại bỏ như thủ tục phê duyệt kế hoạch xuất khẩu, đăng ký hoạt động theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của Việt Nam thay vì phải có giấy phép. Những thủ tục nhất thiết phải có để đảm bảo sự quản lý của Nhà Nước thì phải có hướng dẫn rõ để các doanh nghiệp biết lập hồ sơ, quy định rõ thời hạn xem xét, quyết định và giải quyết tại chỗ công việc theo cơ chế, hoặc giao ban Quản lý cấp tỉnh thực hiện, hoặc là cơ quan đại diện đủ thẩm quyền tại KCN. Công tác kiểm tra, gửi báo cáo cũng cần được xem xét, giải quyết theo hướng đợn giản, tránh trùng lặp. Trong khi chờ đợi việc thông qua Luật Khu công nghiệp, tiếp tục nghiên cứu các vấn đề đang còn vướng mắc, đó là: Quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong KCN đã có trong khuôn viên KCN trước khi có quyết định thành lập KCN; chính sách đối với doanh nghiệp thuộc diện di dời; chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư trong nước; thực hiện cơ chế quản lý “ một cửa, tại chỗ” trong đó có vấn đề tiếp tục uỷ quyền cho Ban quản lý KCN cấp tỉnh quyết định quyền xuất nhập khẩu trực tiếp đối với đầu tư trong nước, cấp giấy phép đầu tư trong nước, quản lý lao động; việc thực hiện đặt cơ quan đủ thẩm quyền giải quyết tại chỗ công việc của Hải quan, thuế....vấn đề nhà ở cho công nhân viên trong KCN . 2.2.2 Quy hoạch KCN dù phảt triển to lớn đến đâu cũng là một bộ phận trong tổng thể phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. Do đó công tác quy hoạch phát triển ngành nghề công nghiệp, loại hình KCN và địa bàn trở lên hết sức bức xúc, nhằm đảm bảo phương hướng phát triển và cơ cấu kinh tế theo đúng đường lối của Đảng, đảm bảo hiệu quả cao của từng KCN, tạo nên sự bổ sung, tác động tích cực giữa các KCN, Nghị quyết Đại hội VII của Đảng chỉ ra phương châm quy hoạch KCN trong những năm tới là: cải tạo các KCN hiện có về kết cấu hạ tầng và công nghệ sản xuất, xây dựng mới một số KCN, phân bổ rộng trên các vùng của cả nước. Vì vậy, việc quy hoạch KCN phải được chuẩn bị chu đáo, trong bước đi, cần ưu tiên hình thành các KCN dựa trên cơ sở đã có một số xí nghiệp công nghiệp, nay mở rộng thêm, cải tạo các KCN cũ, sau đó đến xây dựng các KCN mới phục vụ cho việc chỉnh trang đô thị, quy hoạch lại việc phát triển công nghiệp trên địa bàn, lãnh thổ chuyển dịch cơ cấu phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thu hút đầu tư hình thành các doanh nghiệp mới trong KCN. Việc hình thành các khu KCN cần được cân nhắc kỹ để đảm bảo tính khả thi trên cơ sở đáp ứng các điều kiện: phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, lãnh thổ, ngành nghề kêu gọi đầu tư vào KCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật. Khi xem xét phát triển KCN cần xác định phương hướng mặt hàng, sản phẩm chủ yếu trong KCN đó có phù hợp với định hướng phát triển ngành kinh tế kỹ thuật tương ứng hay không, kể cả định hướng tiêu thụ sản phẩm. Vai trò, vị trí KCN trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là yếu tố hết sức quan trọng khi quyết định thành lập các KCN, bao gồm việc tạo ra năng lực sản xuất mới ở địa phương, hình thành các khu dân cư mới và yêu cầu giải quyết các vấn đề phát sinh. Do vậy, căn cứ vào quyết định 519/TTg năm1996 và các quyết định khác, các tỉnh, thành phố cần triển khai quy hoạch vùng chi tiết phát triển công nghiệp theo hướng: trừ những dự án gần vùng nguyên liệu, cần diện tích chiếm đất lớn, gây lây lan ô nhiễm cho các dự án lân cận, các dự án đầu tư chiều sâu không thuộc diện di dời và vẫn phù hợp với quy hoạch, còn lại kiên quyết hướng các nhà đầu tư vào KCN. Điều quan trọng là phải gắn chặt quy hoạch tổng thể với việc tổ chức chỉ đạo xây dựng quản lý KCN theo đúng quy hoạch. Muốn vậy phải nắm vững hiện trạng toàn diện của khu đô thị nơi có KCN, nghĩa là nắm vững và đánh giá đúng những tiềm năng hiện có của cơ sở hạ tầng, dân cư, lao động, đất đai, tiềm năng của các vùng phụ cận vầe tài nghuyên thiên nhiên, lao động... Công tác xây dựng, quy hoạch phát triển KCN, định ra chiến lược phát triển KCN nói chung và từng khu vực nói riêng là việc làm quan trọng hàng đầu, nhưng chúng ta chưa làm tốt. Đây thực sự là một công việc khó khăn, phức tạp nhưng cần phải làm tốt từ đầu một cách hoàn chỉnh. Ngoài quy hoạch chung cần phải chú ý quy hoạch chuyên ngành khác, như quy hoạch xây dựng phát triển khu công nghệ cao, quy hoạch phát triển dặc khu kinh tế, quy hoạch và chiến lược đào tạo, phát triển nguồn lực KCN... 2.2.4. Công tác đền bù và giải phóng mặt bằng Công tác đền bù và giải phóng mặt bằng phải trên cơ sở quy hoạch dài hạn về hình thành phát triển KCN có chỉ dẫn, có ranh giới và được công khai trên các phương tiện thông tin dại chúng mọt cách thường xuyên là một đảm bảo chắc chắn để giảm gánh nặng cho công tác đền bù và giải phóng mặt bằng. Trong những năm qua, do công tác quy hoạch chỉ dẫn hướng dẫn chưa làm tốt do đó việc đền bù giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề gay cấn, vừa bức xúc căng thẳng, vừa tốn kém và làm cho công trình kéo dài, làm chậm qquá trình phát triển KCN, KCX, gây khó khăn phiền hà không nhỏ cho các nhà đầu tư. Hiện nay từ khi có quyết định thành lập đến khi hoàn thành thủ tục về đất thường kéo dài hàng năm. Nguyên nhân chủ yếu là chủ đầu tư thiếu vốn để đền bù do chi phát sinh khá lớn, có nhiều trường hợp nằm ngoài dự kiến. Ngoài tiền đền bù tài sản có trên đất, chủ đầu tư còn phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất, hỗ trợ xây dựng một số công trình phúc lợi chung của địa phương. Đối với dân (đối tượng đền bù) một mặt do chưa hiểu rõ chủ trương phát triển KCN, chính sách đền bù hoặc chính sách đền bù không thống nhất, mặt khác một só hộ cố tình chây ỳ đặt điều kiện đền bù quá đáng, trong khi thiếu điều khoản mang tính chất cưỡng chế đối với những trường hợp cần xử lý. Chính các nguyên nhân trên đã tác động đến tư tưởng tình cảm đối với các đối tượng giao đất làm KCN, khiến cho một số người không đồng tình, gây khó khăn cản trở. Để làm tốt hơn công tác đền bù giải phóng mặt bằng, công tác quy hoạch thực sự phải đi trước một bước, tuyên truyền giáo dục cho nhân dân về đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ trương phát triển KCN cần đặc biệt chú trọng sự chỉ đạo thường xuyên của các cơ quan chính quyền địa phương trong vận động, giải thích, thuyết phục các đối tượng phải di dời. Việc tính tiền đền bù phải thoả đáng theo nguyên tắc thị trường và có sự quản lý của Nhà nước thông qua quy định, quy chế bảo đảm cho dân có điều kiện để tái lập cơ sở mới. 2.2.4. Đầu tư phát triển hạ tầng Đồng thời với sự ra đời KCN, xây dựng cơ sở hạ tầng co chất lượng, nhằm phục vụ cho các doanh nghiệp trong KCN có ý nghĩa quan trọng. Việc quy hoạch KCN gắn với quy hoạch phát triển hạ tầng là một trong những nội dung quan trộng nhất bao gồm xác định diện tích KCN, KCX, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hệ thống giao thông nội bộ, các công trình kiến trúc, hệ thống chuyển tải cấp điện, nước, xử lý rác thải, thông tin, huy động vốn, hình thức đầu tư phát triển hạ tầng.... Hiện nay các doanh nghiệp rất thiếu vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư vào KCN, KCX. Việc huy động vốn để đầu tư vào xây dựng các công trình ngoài hàng rào càng khó khăn hơn. Để có nguồn vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng KCN cần có những giải pháp đa dạng: Đa dạng hoá các nguồn vốn: nhà nước, tín dụng, vốn vay từ các tổ chức quốc tế, nguồn vốn từ các chủ đầu tư. Hình thành các ngân hàng chuyên doanh phục vụ cho các KCN, KCX để huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội để phát triển KCN, KCX. Ưu tiên nguồn vốn ODA cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, KCX, xác định danh mục cần sử dụng nguồn vốn này theo thứ tự ưu tiên để bố trí kế hoạch xây dựng. Sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển KCN, KCX. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào một số hạng mục phù hợp với khả năng của họ. Có cơ chế sử dụng vốn ngân sách phát triển KCN thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu, đóng góp lao động nghĩa vụ công dân. Về hình thức đầu tư phát triển hạ tầng: Trong những năm gần đay nhà nước chủ trương khuyến khích các loại hình doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh hạ tầng KCN nhưng khó khăn lớn nhất là thiếu vốn và khả năng tiếp thị vận động đầu tư do đó đã hạn chế khả năng phát triển và hiệu quả đầu tư. Giải pháp thực tế cho vấn đề này là: đa dạng hoá hình thức đầu tư doanh nghiệp nhà nước (công ty phát triển hạ tầng), công ty liên doanh phát triển hạ tầng (thường có nguồn tài chính dồi dào hơn, khả năng vận động tốt hơn), công ty tư nhân. Ngoài ra có thể áp dụng các hình thức khác như BOT với đối tác trong và ngoài nước, cổ phần. Chính sự đa dạng về hình thức đầu tư và đối tác đầu tư làm cho thị trường xây dựng thêm phong phú, tạo điều kiện để cạnh tranh, nâng cao chất lượng, giảm chi phí xây dựng KCN, KCX. 2.2.5. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư Cơ sở pháp lý chủ yếu điều chỉnh hoạt động KCN là Nghị định 36/CP ban hành kèm theo Qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao. Nghị định này được xây dựng trên cơ sở hệ thống pháp luật hiện hành, cốt lõi là Luật đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật doanh nghiệp và các luật khác. Do tồn tại hai hệ thống luật khác nhau điều chỉnh các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (Luật khuyến khích đầu tư trong nước áp dụng với doanh nghiệp trong nước, Luật đầu tư nước ngoài áp dụng với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), nên đã tạo sự khác biệt trong tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các loại hình doanh nghiệp, nhất là điều kiện ưu đãi thuế, giá một số yếu tố đầu vào (điện, nước), dịch vụ... Để cải thiện môi trường đầu tư hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/ CP về những biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài với những qui định thông thoáng hơn, ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói chung trong đó có các doanh nghiệp KCN , song vẫn chưa giải quyết được vấn đề phân biệt đối xử giữa hai hệ thống doanh nghiệp. Nhằm từng bước xoá bỏ sự khác biệt về điều kiện kinh doanh giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 53/ 1999/ QĐ-TTg qui định giảm giá một số hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài, qui định dùng đồng tiền Việt Nam để thanh toán các loại giá dịch vụ, phí và lệ phí. Nhưng việc thực hiện các qui định này diễn ra rất chậm. Vừa rồi, Quyết định này đã không còn hiệu lực. Thay thế cho Quyết định là Nghị định 24/ CP. Nghị định 24/ CP, về cơ bản, có nội dung kế thừa nội dung của Nghị định 12/ CP ngày 18 tháng 2 năm 1997, Nghị định 10/ 1998/ NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 1998 của Chính phủ, Quyết định số 53/ 1999/ QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ cũng như các văn bản pháp qui khác có liên quan nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý, đảm bảo tính đồng bộ, ổn định của chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghị định cũng cập nhật và điều chỉnh một số qui định đã nêu tại một số văn bản pháp qui nói trên nhưng không còn phù hợp để đảm bảo tính nhất quán với các văn bản pháp qui mới được ban hành sau này. Việc áp dụng đem lại hiệu quả như thế nào, thời gian sẽ trả lời, tuy nhiên, sự tuyên truyền, hướng dẫn của các cơ quan quản lý Nhà nước đến các chủ đầu tư và sự theo sát hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời tìm ra những điểm chưa phù hợp để điều chỉnh chính sách với các doanh nghiệp là rất cần thiết. Có thể nghiên cứu cho phép doanh nghiệp KCN thuê lại đất của doanh nghiệp phát triển hạ tầng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như các doanh nghiệp ngoài khu để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn sản xuất - kinh doanh và yên tâm đầu tư. Để giải quyết vấn đề này, Quyết định 53/ 1999/ QĐ - TTg đã qui định doanh nghiệp KCN được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời hạn hợp đồng ký với doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN . Tuy nhiên, đến hết năm 1999, các Bộ, ngành liên quan vẫn chưa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện, nên việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp thứ cấp mới chỉ được thực hiện cho các khu do doanh nghiệp Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng; trường hợp doanh nghiệp thứ cấp thuê đất doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng thì vẫn chưa có văn bản hướng dẫn nên không thực hiện được. Trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000 và Nghị định số 24/ 2000/ NĐ-CP qui định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, vấn đề này được đề cập như sau: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh thuê đất, thuê lại đất trong KCN, KCX, KCNC được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hướng dẫn của Tổng cục Địa chính”. Nhưng để đi vào thực tế, chủ đầu tư nước ngoài rất cần sự giúp đỡ cụ thể của các cơ quan quản lý Nhà nước. Hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong KCN cũng chịu sự điều chỉnh của các luật liên quan khác. Các luật này hiện còn nhiều điểm bất hợp lý, đòi hỏi được sớm nghiên cứu, điều chỉnh, trình Chính phủ ban hành để đơn giản các thủ tục, giảm thời gian và chi phí, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Chẳng hạn như cơ chế tuyển dụng lao động và tuyển dụng người nước ngoài vào làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cơ chế này còn phức tạp, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp vì qui định tuyển dụng lao động là người nước ngoài đòi hỏi tiêu chuẩn rất cao và không hợp lý (một số nghề nghiệp người lao động ở Việt Nam vẫn có thể đáp ứng được nhưng nhà đầu tư muốn giữ bí mật công nghệ, bí mật kinh tế nên họ cần sử dụng người của chính nước họ). Vì vậy, Bộ Lao động nên nghiên cứu, điều chỉnh và trình Chính phủ ban hành cho phù hợp. Có thể khẳng định Việt Nam là một địa bàn đầu tư tương đối hấp dẫn, có những lợi thế lâu dài trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Việt Nam là điểm đến an toàn của các nhà đầu tư. Việt Nam có những lợi thế lâu dài trong thu hút FDI như môi trường chính trị ổn định, an ninh được đảm bảo và lợi thế về vị trí địa lý, về quy mô thị trường tiềm năng, về nguồn lao động dồi dào, có tri thức và trẻ. ở tầm vĩ mô, môi trường kinh tế Việt nam khá ổn định, tăng trưởng đều đặn. Đời sống nhân dân các vùng, cả thành thị và nông thôn không ngừng được nâng cao (bình quân mỗi năm tăng khoảng 4 - 5%) là điều kiện để mở rộng dung lượng của thị trường. Việt nam đã và đang tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách, đổi mới nền kinh tế theo hướng mở cửa cả bểntong và bên ngoài, tạo nên môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi hơn. Tuy nhiên trong tình hình cạnh tranh quốc tế diễn ra gay gắt như hiện nay chúng ta đã nhận thức sâu sắc được việc cải thiện môi trường đầu tư vùa phải tốt hơn trước đây, vừa phải tốt hơn so với nước khác thì mới có thể thu hút được FDI. Theo hướng này, trong tháng 8 năm 2001, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một Nghị quyết riêng nhằm đưa ra những giải pháp định hướng để tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả FDI thời lỳ 2001 - 2005; tập trung vào một số vấn đề sau. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến ĐTNN theo hướng tạo sự hấp dẫn, thông thoáng, rõ ràng, ổn định. Tiến tới xây dựng một mặt bằng pháp lý chung cho cả nước cà nước ngoài. Xây dựng hệ thống có chế chính sách cải thiện môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh cao. Tiếp tụ điều chỉnh một bước giảm giá và phí các dịch vụ; sửa đổi để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc triển khai các dự án. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư để khai thác thêm các kênh thu hút đầu tư mới, thực hiện thí điểm cổ phần hoá một số doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Từng bước mở cửa thị trương bất động sản, lĩnh vự thương mại - du lịch phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước các cấp, mở rộng thẩm quyền và trách nhiệm của địa phương nhằm giải quyết kịp thời các vướng mắc cho nhà ddầu tư. áp dụng quy trình đăng ký cấp Giấy phép đầu tư theo mẫu hồ sơ đơn giản và thời gian cấp giấy phép ngắn hơn so với các dự án thuộc diện thẩm định cấp Giấy phép đầu tư đối với những dự án đầu tư vào KCN, các dự án sản xuất quy mô nhỏ và có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu khá cao. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí kinh doanh, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Rà soát và bãi bỏ các quy định, các giấy phép không cần thiết đang cản trở hoạt động của doanh nghiệp, mở rộng dự án đăng ký cấp Giấy phép đầu tư. Đầu tư cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng như cung cấp điện, nước, thông tin...cũng như nâng cao chất lượng các dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ kỹ thuật, công nghệ...để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư hướng vào các địa bàn trọng điểm; đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến trên cơ sở chuẩn bị tốt các dự án kêu gọi ĐTNN, tăng cường cán bộ và cung cấp thông tin. 2.3. Về phía Ban quản lý và các địa phương Thực hiện đầy đủ những nội dung đã được quy định trong công văn số 04/CP ngày 16/3/1997 về việc phân cấp uỷ quyền cho Ban quản lý (cấp phép đầu tư trong nước) Để đạt được mục tiêu “lấp đầy” các KCN trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, cần chú ý hơn nữa việc thu hút các nhà đầu tư trong nước vào các KCN. Vì thế các tỉnh, thành phố cần thực hiện đầy đủ công văn số 04/CP ngày 16/3/2000 về việc phân cấp uỷ quyền cho Ban quản lý các KCN, KCX cấp giấy phép đầu tư trong nước. Hình thành các trung tâm hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN dưới nhiều hình thức khác nhau. Xây dựng và phát triển các dịch vụ tài chính trong KCN. Trong hơn 10 năm phát triển KCN, bên cạnh những thành công bước đầu, còn không ít những khó khăn mà một trong những khó khăn lớn là thiếu vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN hoặc là các doanh nghiệp sản xuất không đủ vốn đầu tư phát triển. Do vậy, việc xây dựng hệ thống các dịch vụ tài chính nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp KCN là yêu cầu bức thiết đối với sự phát triển của các doanh nghiệp này cũng như sự tồn tại của KCN đồng thời cũng là để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho chủ đầu tư nước ngoài vào các KCN Để tháo gỡ những vướng mắc trên, các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần xem xét, bổ sung và triển khai các dịch vụ tài chính : - Về vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, có nhiều hình thức hỗ trợ cho các KCN như tham gia một phần vốn để nâng cao vốn điều lệ của các công ty kinh doanh hạ tầng KCN hoặc cho vay một phần vốn để hình thành khu tái định cư, phục vụ giải toả đền bù: cho các hộ di dời vay vốn mua nhà trả góp để hỗ trợ việc tái định cư; cho vay vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, nhà xưởng, hệ thống cấp nước...) hoặc cho vay các đề án phát triển dịch vụ trong KCN. Ngân hàng cũng có thể hỗ trợ các KCN phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu để kêu gọi thêm vốn đầu tư chuyển đổi thành công ty cổ phần nếu được phép. - Về việc hỗ trợ di dời các doanh nghiệp sản xuất vào KCN. Hiện nay, ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số thành phố lớn có hàng ngàn xí nghiệp, nhà máy nằm xen các khu dân cư. Nhằm đảm bảo môi trường đô thị, cũng như phát triển mặt bằng sản xuất, chính quyền các địa phương đã có nhiều biện pháp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp dời địa điểm sản xuất vào các KCN, tuy nhiên kết quả còn rất thấp. Nguyên nhân chính của sự chậm chễ này là do các doanh nghiệp thiếu vốn. Để giải quyết khó khăn này, ngân hàng cần có thêm nhiều hình thức hỗ trợ cho các doanh nghiệp như: hỗ trợ một phần vốn trung và dài hạn để xây dựng nhà xưởng và đổi mới công nghệ, thiết bị; hỗ trợ vốn lưu động; tài trợ hàng xuất khẩu. Ngân hàng cũng có thể tài trợ các dự án phát triển dân cư, chung cư, địa bàn, giải quyết một phần nhu cầu nhà ở cho cán bộ công nhân viên công tác tại các KCN cũng như thu hút lao động phục vụ cho KCN. Ngoài ra, các ngân hàng cũng có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp KCN bằng nhiều dịch vụ khác nhau, đem lại tiện ích cho khách hàng, khắc phục khoảng cách giữa KCN và các trung tâm tài chính như: mở chi nhánh tại các KCN nhằm thực hiện các nhiệm vụ: nhận tiền gửi, cho vay, thực hiện thanh toán, mở L/C, thuê bảo lãnh thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ thanh toán điện tử, dịch vụ ngân hàng tại bàn làm việc. Cần cho phép các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng công nghiệp mở chi nhánh tại KCN. Ngoài các hình thức huy động vốn hiện hành, cần tính đến khả năng huy động vốn của các quỹ đầu tư thành lập ngoài lãnh thổ Việt Nam; phát hành trái phiếu KCN, doanh nghiệp KCN. áp dụng rộng rãi chính sách các doanh nghiệp thuộc diện di dời được sử dụng tiền bán tài sản và thuế chuyển quyền sử dụng đất đang sử dụng để tái lập doanh nghiệp trong KCN (hiện nay mới chỉ có quy định áp dụng cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh). Việc hình thành các trung tâm cung cấp thông tin pháp luật, thông tin thị trường, tổ chức các khoá huấn luyện kiến thức kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác kinh doanh sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp. Đồng thời với việc tập trung các doanh nghiệp trên một địa bàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc cung cấp thông tin cho nhũng doanh nghiệp này. Các tỉnh thành phố cần hỗ trợ cho việc hình thành một vài trung tâm tư vấn tại các KCN. Những trung tâm này (có thể hoạt động không vì mục đích lợi nhuận) sẽ cung cấp những dịch vụ từ đơn giản (ví dụ có thiết bị văn phòng như máy vi tính, máy Fax...phục vụ cho một số doanh nghiệp nhỏ, cung cấp thông tin pháp luật, thị trường, thực hiện dịch vụ kế toán, dịch vụ vệ sinh,...) đến các dịch vụ phức tạp hơn như tư vấn quản lý, tư vấn pháp luật, mở khoá bồi dưỡng ngắn hạn.... 2.3.3. Đẩy mạnh công tác tiếp thị và vận động đầu tư vào KCN Để đẩy mạnh công tác vận động đầu tư và tiếp thị vào KCN , Ban quản lý KCN cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng như Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư....tổ chức giới thiệu KCN với các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời có KCNế hoạch tổ chức mời đoàn doanh nghiệp có tiềm năng nước ngoài vào thăm KCN Việt nam cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp thu hút các nhà đầu tư trong nước để hướng dẫn tạo điều kiện cho họ hiểu kỹ các KCN Việt nam, từ đó giúp họ hình thành phương án khả thi đầu tư vào KCN. Các Ban quản lý KCN cấp tỉnh cần phối hợp với Công ty phát triển hạ tầng KCN tập trung sức vào việc tổ chức vận động đầu tư vào KCN dưới nhiều hình thức với chi phí thoả đáng. Để chủ động đầu tư và tiếp thị đầu tư vào KCN, cần mạnh dạn đặt một số đại diện của ta theo hình thức thích hợp (có thể hợp tác với tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc UNIDO và các tổ chức xúc tiến mậu dịch và đầu tư ở nước sở tại) ở một số khu vực quan trọng như: Singapore, Nhật Bản, Mỹ, Tây Âu. Ban hành các chính sách hướng dẫn đầu tư vao KCN tại Việt Nam, trong đó nêu rõ các chính sách, thủ tục thực hiện đầu tư, giới thiệu những thông tin cơ bản về các công trình hạ tầng đã xây dựng, giá thuê đất, giá thuê hạ tầng, các ưu đãi... Về phía các Công ty Xây dựng và kinh doanh hạ tầng, song song với việc tập trung xây dựng tốt cơ sở hạ tầng, phải đặc biệt quan tâm đến công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng (ở đây là các nhà đầu tư ) để xây dựng cho mình chiến lược Marketing hữu hiệu. ở các Công ty phát triển hạ tầng KCN , nên tổ chức phòng tiếp thị. Nội dung chủ yếu của những công việc cần nghiên cứu trong Marketing KCN cần phải thực hiện là: - Nghiên cứu thị trường: gồm thị trường trong nước, ngoài nước, nắm rõ nhu cầu, đòi hỏi của thị trường để xây dựng, sửa đổi, tu chỉnh cơ sở hạ tầng cho vừa ý thích, vừa túi tiền nhà đầu tư. Nghiên cứu người tiêu dùng: nguời tiêu dùng ở đây là các nhà đầu tư. Cần nghiên cứu để biết nhà đầu tư nào sẽ đến với mình, họ thích sản phẩm thế nào, giá cả ra sao. Cần nghiên cứu tại sao họ đầu tư vào KCN này mà không đầu tư vào KCN khác... Nghiên cứu động cơ mua hàng: Nhà đầu tư đến với ta để thuê đất xây dựng nhà xưởng để sản xuất, xuất phát từ động cơ, động cơ xuất phát từ nhu cầu, nhung không hễ có nhu cầu là họ thuê ngay, nhất là những nhà đầu tư phải bỏ ra một khoản vốn lớn để xây dựng nhà xưởng, tổ chức sản xuất kinh doanh...nên họ suy nghĩ, cân nhắc rất kỹ lưỡng. Phân tích và kiểm tra lại các hoạt động chiêu thị, vận động đầu tư của công ty: nghiên cứu, phân tích xem công ty tự tổ chức, vận động thu hút đầu tư hay thông qua mạng lưới đại diện ở trong hay ngoài nước cùng vận động, tiếp xúc, giao dịch, giới thiệu. Nghiên cứu sản phẩm: luôn luôn phải xem lại KCN của minh đã đáp ứng nhu cầu thị trường chưa, cần cải tiến vấn đề ra sao, từ đó có kế hoạch sửa đối sản phẩm cũ, tung ra thị trường sản phẩm mới phù hợp với thị trường. Từ việc nghiên cứu các lĩnh vực nêu trên, cần lập nên chiến lược Marketing cho đơn vị mình để triển khai thực hiện trong từng thời kỳ. Danh mục tài liệu tham khảo Báo cáo kế hoạch 2003, ngày 5/9/2002, Vụ quản lý KCN, KCX, Bộ KH - ĐT Báo cáo về tình hình phát triển KCN, KCX thời gian qua và một số giải pháp kiến nghị, Vụ quản lý KCN, KCX, Bộ KH - ĐT Báo cáo rà soát, phân loại dự án ĐTNN theo nghị quyết 09, Vụ quản lý KCN, KCX, Bộ KH - ĐT Báo cáo về việc dừng hoặc giãn tiến độ các KCN không đủ yếu tố khả thi, Số 3316 BKH/KCN ngày 29/5/2002, Vụ quản lý KCN, KCX, Bộ KH - ĐT Các Khu chế xuất Châu á - Thái Bình Dương và Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội, 1993, tr 78 - 83, PTS. Mai Ngọc Cường Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2000 - 2010 Dự thảo Nghị định của Chính phủ ban hành quy chế KCN, KCX, Số 514 BKH/KCN, ngày 23/1/2002, Vụ quản lý KCN, KCX, Bộ KH - ĐT Giáo trình Đầu tư nước ngoài, trường Đại học Ngoại Thương, TS. Vũ Chí Lộc Hướng dẫn đầu tư vào các Khu công nghiệp, khu chế xuất, Khu công nghệ cao ở Việt Nam, NXB Thống Kê, 1998 Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997, ban hành kèm theo Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, khu công nghệ cao Tạp chí Cộng sản, số 11 năm 1997, tr 28, 29 Tạp chí Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 24 năm 1993, tr 30 Tạp chí Thông tin KCN Việt Nam, số 6 tháng 3 năm 1998, tr 35 Tạp chí Thông tin KCN Việt Nam, số 8 tháng 5 năm 1998, tr 35 Tạp chí Thông tin KCN Việt Nam, số 34 tháng 7 năm 2000, tr 9 - 10 Tạp chí Thông tin KCN Việt Nam, tháng 3 năm 2002, tr 24 Tạp chí Thông tin KCN Việt Nam, tháng 5 năm 2002, tr 3 - 9 Tạp chí Thông tin KCN Việt Nam, tháng 9 năm 2002, tr 7, 8, 20 Tạp chí Thông tin KCN Việt Nam, tháng 5 năm 2002, tr 3 - 9 Tạp chí Thông tin lý luận, số 6 năm 1994, tr 20 - 22 BQL 1997 1998 1999 Tổng cộng DA VĐT Tr. USD DA VĐT Tr. USD DA VĐT Tr. USD DA VĐT Tr. USD 1 BQL Hà Nội 3 9.3 3 2.75 2 5.7 8 17.75 2 BQL HCM (chưa kể DA đầu tư vào 2 KCX) 4 5.588 13 61 27 31.3 44 97.888 3 BQL H.Phòng 2 18.9 1 0.125 3 23.4 6 42.425 4 BQL Đồng Nai 14 86.53 12 69.82 12 54.4 38 210.75 5 BQL B.Dương 7 16.45 9 22.1 24 55.73 40 94.28 6 BQL Cần Thơ 2 11.27 2 11.27 7 BQL BR VT 1 1 2 8.27 3 9.27 8 BQL Đà Nẵng 1 4.2 2 7.3 1 0.6 4 12.1 9 BQL SVIP 11 117.26 6 45.25 8 26.07 25 188.58 10 BQL D. Quất 1 6 1 20.15 2 26.15 11 BQL Q. Nam 0 0 12 BQL Long An 1 2.2 1 2.2 13 Khánh Hoà 0 0 Tổng cộng 43 264.228 49 220.62 81 227.82 173 712.663 Tình hình các KCN đến hết tháng 07/2002 STT Tên KCN, KCX Địa phương Ngày cấp giấy phép Chủ đầu tư xây dựng CSHT Diện tích (ha) D.Tích đất có thể cho thuê Đầu tư nước ngoài Đầu tư trong nước Diện tích * Lao động Việt Nam Số dự án Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) Vốn thực hiện (tỷ đồng) Số dự án Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) Vốn thực hiện (tỷ đồng) đã cho thuê (ha) Tỷ lệ (%) 1 KCN AMATA Đồng Nai 1994 T. Lan-VN 129 91.5 27 330.16 92.95 0 53.43 58.39 1486 2 KCN Nhơn Trạch I Đồng Nai 1995 Việt Nam 430 323 32 426.16 85.59 5 51.46 190.52 59.98 869 3 KCN Nhơn Trạch II Đồng Nai 1997 Việt Nam 350 279 8 528.5 136.52 2 43.7 71.03 25.46 4070 4 KCN Nhơn Trạch III Đồng Nai 1997 Việt Nam 368 240 4 269.85 8.18 1 35.95 128.6 53.58 196 5 KCN Gò Dầu Đồng Nai 1995 Việt Nam 186 136.7 12 358.759 132.26 2 16.29 81.17 59.38 1396 6 KCN LOTECO Đồng Nai 1996 Nhật Bản 100 72 10 119.77 34.15 10.9 15.14 963 7 KCN Biên Hoà II Đồng Nai 1995 Việt Nam 365 261 94 1328.2 62.55 12 32.52 253.7 97.2 37556 8 KCN Biên Hoà I Đồng Nai 2000 Việt Nam 335 231 18 312.514 72 1856.54 231 100 33301 9 KCN Sông Mây Đồng Nai 1998 Việt Nam 227 158 11 163.15 56.74 4 24.74 5.08 3.215 7135 10 KCN Hố Nai Đồng Nai 1998 Việt Nam 230 146 49 186.73 26.39 1 14.95 70.7 48.42 2073 11 KCN Mỹ Xuân A BR - VT 1996 Việt Nam 279.2 175 3 171.4 7 6 359.515 54.828 45.5 26 10 12 KCN Mỹ Xuân A2 BR - VT 2001 Việt Nam 312/8 219 2 8.2 1 208.35 14.3 6.53 13 KCN Đông Xuyên BR - VT 1996 Việt Nam 160.8 92 7 18.655 1.65 6 122.4 24.77 23 25 20 14 KCN Mỹ Xuân B1 BR - VT 1998 Việt Nam 222.8 145 1 21 4 2.759 15 KCN Phú Mỹ I BR - VT 1998 Việt Nam 954.4 651 7 970 104.65 12 20319 8918.637 324.3 49.82 600 16 KCN Cái Mép BR - VT 2002 Việt Nam 670 449 134.4 29.93 17 KCN Bình Đường B. Dương 1997 Việt Nam 37.8 26 6 10.57 4 58 7 18.1 69.62 3859 18 KCN Sóng Thần I B. Dương 1995 Việt Nam 180 145 62 146.8 80 36 488.295 1095.2 138 95.17 15846 19 KCN Sóng Thần II B. Dương 1996 Việt Nam 338 250 75 335.91 5.37 15 685.07 28.65 180 72 3634 20 KCN Viêt-Sing* B. Dương 1996 Sing-VN 292 204 65 522.88 151.655 2 107 50 90 44.12 6088 21 KCN Đồng An B. Dương 1996 Việt Nam 122.5 85 39 81.28 1.3 2 564 33.93 70.3 82.71 2085 22 KCN Tân Đông Hiệp B. Dương 1997 Việt Nam 215 148 1 5 0 23 KCN Việt Hương B. Dương 1996 Việt Nam 45.62 32 29 60.37 22.7 5 13.282 11.3 31.41 98.16 3026 24 KCN Mỹ Phước B. Dương 2002 Việt Nam 377 270 25 KCN Tân Thuận TP. HCM 1991 Đ.Loan- VN 300 210 116 635.25 360 142.2 67.71 32337 26 KCN Linh Trung 1 TP. HCM 1992 T.Quốc-VN 62 42 33 188.073 70 45.9 109.3 32065 27 KCN Linh Trung 2 TP. HCM 1997 T.Quốc-VN 61.26 43.4 25 27.78 2 2 21.5 49.54 14000 28 KCN Bình Chiểu TP. HCM 1996 Việt Nam 27 21 15 82.63 30 6 39.99 4 21.6 102.9 1700 29 KCN Tân Tạo * TP. HCM 1996 Việt Nam 444 240 31 69.8 4 86 1446.3 202.86 84.53 9800 30 KCN Vĩnh Lộc TP. HCM 1997 Việt Nam 207 123 24 37.19 7 45 148.28 21 79.2 64.39 4850 31 KCN Hiệp Phước I TP. HCM 1996 Việt Nam 332 200 2 31.4 2 3 348.37 40 20 260 32 KCN Hiệp Phước II TP. HCM 1998 Mỹ, Bỉ, Thái 106* 74.2* 33 KCN Tân Bình TP. HCM 1997 Việt Nam 151 98 26 27.91 1 70 1125.04 16 77.24 78.82 4700 34 KCN Tân Thới Hiệp TP. HCM 1997 Việt Nam 215 134 10 16 15 409.55 20.89 15.59 720 35 KCN Lê Minh xuân TP. HCM 1997 Việt Nam 100 60 30 29.15 7.5 84 451.57 20 28.8 48 1320 36 KCN Tây Bắc Củ Chi TP. HCM 1997 Việt Nam 230 140 15 130.13 35 7 168.84 106.27 75.91 650 37 KCN Cắt Lát TP. HCM 1997 Việt Nam 127 98 38 KCN Phong Phú TP. HCM 2002 Việt Nam 163 110 39 KCN Đà nẵng Đà Nẵng 1994 Malay-VN 63 42 5 13.7 9.885 2 32 18 42.86 550 40 KCN Liên Chiểu Đà Nẵng 1998 Việt Nam 109 81 25 871.23 37.58 122.22 150.9 2135 41 KCN Hoà Khánh Đà Nẵng 1997 Việt Nam 423.5 270 11 85.59 24.44 70 2060.36 478.612 198.45 73.5 7344 42 KCN Điện Ngọc Quảng Nam 1996 Việt Nam 145 110 19 739.8 269.2 49 44.55 1538 43 KCN Tịnh Phong Quảng Nam 1997 Việt Nam 40 30 19 124.53 28.762 24.59 81.97 500 44 KCN Quảng Phú Quảng Nam 1998 Việt Nam 56.6 40 21 746 807.769 16.5 41.25 5407 45 KCN Phú Bài TT Huế 1998 Việt Nam 53 31 2 9 0.1 8 570 43 22.41 72.29 50 46 KCN Nội Bàn Hà Nội 1994 Malay-VN 100 75 7 51.53 5 12.4 16.53 780 47 KCN Đài Tư-Hà Nội Hà Nội 1995 Đ. Loan 100 40 30 3 5.11 3.26 10.87 48 KCN Sài Đồng B Hà Nội 1996 Việt Nam 97 73 19 326.04 271 2 6.5 42 57.53 3667 49 KCN Deawoo-Hanel Hà Nội 1996 H. Quốc-VN 197 150 0 50 KCN Thăng Long Hà Nội 1997 N.Bản-VN 121 87 15 179.96 2 45.25 52.01 279 51 KCN Nomura-HP Hải Phòng 1994 N.Bản-VN 153 123 18 100.37 78.6 14.9 12.11 1739 52 KCN Đình Vũ Hải Phòng 1997 Mỹ, Bỉ, Thái 164 120 2 33.91 11.225 15 12. 77 53 KCN Hải Phòng 96 Hải Phòng 1997 H.Kong-VN 150 120 54 KCN Cái lân Quảng Ninh 1997 Việt Nam 78 57.5 1 3.3 2 16.755 17.29 30.07 155 55 KCN Hoà Lạc Hà Tây 1998 Việt Nam 200 150 1871 56 KCN Đức Hoà I Long An 1997 Đ.Loan-VN 70 49.5 8 51.8 8.97 2 58.8 21.6 43.64 317 57 KCN Đức Hoà II Long An 1997 Việt Nam 70 48.5 3 19.89 1 63.7 8.4 17.32 11522 58 KCN Mỹ Tho Tiền Giang 1997 Việt Nam 79 54.25 5 127.5 72.305 4 10.9 6.8 46.25 85.25 59 KCN Cần Thơ Cần Thơ 1994 Việt Nam 289 218 19 67.87 35.1 48 1241.608 874.273 112.67 51.68 60 KCN BắcMỹ Thuận Vĩnh Long 1998 Việt Nam 73 50 1 2 2 22.4 6.2 12.4 61 KCN Sa Đéc Đồng Tháp 1998 Việt Nam 77.61 58 3 10.7 7 104.3 5.9 10.17 62 KCN Trảng Bàng Tây Ninh 1999 Việt Nam 56.85 38 22 34.356 1 14.5 42.21 111.1 63 KCN Sông Công I Thái Nguyên 1999 Việt Nam 69 47 1 3 4 309.95 17 36.17 64 KCN Kim Hoa Vĩnh Phúc 1998 Việt Nam 50 38 65 KCN Tiên Sơn Bắc Ninh 1998 Việt Nam 135 101.25 1 3 3 265.716 38 37.53 66 KCN Thuỵ Vân Phú Thọ 1997 Việt Nam 70 48 9 350 93.119 26.8 55.83 67 KCN Suối Dầu Khánh Hoà 1997 Việt Nam 78 47 10 20.45 2.49 8 150 21.3 32.8 69.79 2155 68 KCN Phan Thiết Bình Thuận 1998 Việt Nam 68 42 4 6.089 0.05 3 33.8 23.2 14.25 33.93 100 69 KCN Hoà Hiệp Phú Yên 1998 Việt Nam 101.5 61.6 7 68.6 12 227.7 28 45.45 70 KCN Phú Tài Bình Định 1998 Việt Nam 188 129 66 708.434 325.337 81 62.79 12000 71 KCN Lệ Môn Thah Hoá 1998 Việt Nam 62.6 42.5 2 1.7 12 334.977 149.702 23.2 54.59 72 KCN Bắc Vinh Nghệ An 1998 Việt Nam 60 42.16 1 1.61 8 243.7 10 17.5 41.51 2500 73 KCN Vũng áng I Hà Tĩnh 2002 Việt Nam 116 84 Tổng Cộng 13309.84 9136.86 1058 8911.785 888 40806.66 13453.97 4078.95 44.64 292355

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc19354.doc
Tài liệu liên quan