Khóa luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1997-2002: Nguyên nhân tăng trưởng chậm và giải pháp khắc phục

Trong một thập kỷ rưỡi vừa qua, khuôn khổ pháp lí của Việt Nam trong việc phê duyệt và giám sát hoạt động FDI đã được cải thiện đáng kể. Các khuyến khích dành cho hoạt động FDI cũng đã liên tục được sửa đổi, bổ sung, đặc biệt các khuyến khích về thuế khác nhau được Chính phủ đưa ra ngày càng có tính cạnh tranh so với với quốc gia khác trong khu vực. Luật Đầu tư nước ngoài cũng ngày càng cởi mở và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Những chuyển biến tích cực đó đã nâng cao uy tín của môi trường đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, thành quả là Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế có sức thu hút FDI tăng mạnh nhất trong nửa đầu những năm 1990. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1997-2002 vừa qua nguồn FDI vào Việt Nam khá trầm lắng. Ban đầu người ta cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997 nhưng khi hậu quả của nó đã qua đi sự phục hồi FDI vào Việt Nam vẫn khá chậm chạp. Kết quả 11 tháng đầu năm 2002 thậm chí cho thấy FDI vào Việt Nam lại có xu hướng suy giảm. Điều này chỉ ra rằng trong môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, đó là những yêu cầu và thủ tục quan liêu phức tạp trong việc phê duyệt và thực hiện các dự án FDI, các qui định ngặt nghèo về lĩnh vực, hình thức tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp FDI, các rào cản thương mại và nhất là sự yếu kém của kết cấu hạ tầng nền kinh tế chưa cho phép Việt Nam cạnh tranh thành công với các quốc gia khác để có thể đẩy nhanh tăng trưởng của luồng FDI.

doc105 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1997-2002: Nguyên nhân tăng trưởng chậm và giải pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a với việc chúng ta chính thức tham gia vào khu vực mậu dịch ASEAN (AFTA) và Hiệp định thương mại Việt - Mỹ chính thức bước vào thực hiện. Ngoài ra, giai đoạn 2001-2005 cũng là giai đoạn nước rút cho tiến trình Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chính vì vậy chúng ta cần dồn mọi nỗ lực vào quá trình đầu tư phát triển, tạo dựng một nền kinh tế đủ sức hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Đối với riêng hoạt động FDI, đây là giai đoạn đưa Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000 đi vào thực tiễn, chúng ta cần tiếp tục cải tạo môi trường đầu tư, thu hút thêm nhiều vốn FDI hơn nữa để FDI tiếp tục là một động lực cho quá trình hiện đại hoá nền kinh tế đất nước. Mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2001-2005 là chặn đứng đà suy giảm FDI đang diễn ra kể từ sau năm 1997; tiếp tục cải biến cơ cấu FDI theo hướng tích cực nhằm tiếp nhận công nghệ mới, trình độ sản xuất tiên tiến, kinh nghiệm quản lí hiện đại; định hướng nguồn FDI vào các ngành nghề, lĩnh vực, các vùng kinh tế trọng điểm nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Về mục tiêu cụ thể, theo Nghị quyết 09/2001/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001 - 2005, ban hành ngày 28/8/2001, trong 5 năm 2001-2005 chúng ta sẽ đón nhận 12 tỷ USD FDI đăng kí mới, chiếm khoảng 20% trong tổng số 60 - 65 tỷ USD vốn đầu tư của toàn xã hội (tính theo thời giá của năm 2000). Trong số đó, vốn FDI thực hiện đạt khoảng 11 tỷ USD. Đến hết năm 2005, khu vực FDI đóng góp khoảng 15% GDP, 25% tổng kim ngạch xuất khẩu và 10% tổng thu ngân sách Nhà nước (không kể dầu khí). Phương hướng cụ thể để thu hút và sử dụng FDI như sau: a. Định hướng thu hút và sử dụng FDI theo ngành và theo lĩnh vực. Phương hướng chung là khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút FDI vào các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu và công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, điện tử, dầu khí, những ngành nước ta có thế mạnh về tài nguyên, nguyên liệu và lao động. - Trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp cần khuyến khích và có chính sách ưu đãi thoả đáng đối với các dự án môi trường, chế biến các sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp gắn với việc phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; chú trọng các dự án ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất các loại giống mới có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; khuyến khích các dự án cơ khí phục vụ nông nghiệp, các sự án dịch vụ nông nghiệp. - Trong lĩnh vực công nghiệp, việc thu hút FDI vừa hướng vào những ngành sử dụng nhiều lao động vừa chú trọng những ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao như tin học, sinh học, vật liệu mới, tự động hoá, dầu khí… Một số định hướng cụ thể: + Tiếp tục thu hút FDI trong các lĩnh vực quan trọng: tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, phát triển các cơ sở công nghiệp hạ nguồn dầu khí. + Thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản Việt Nam; đầu tư sản xuất phôi thép, hoàn nguyên quặng, cán thép lá, thép hợp kim, thép hình… + Sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy; sản xuất, lắp ráp thiết bị máy thi công xây dựng; thiết bị kỹ thuật cho ngành vận tải; thiết bị phụ tùng máy nông nghiệp và thiết bị cho các ngành công nghiệp khác. + Phát triển nguyên liệu hoá chất cơ bản, vật liệu mới (chất dẻo, sợi tổng hợp, polyme… ), các chất bảo vệ thực vật; nguyên liệu nhựa (PE, PS, PP, PVC…). + Các dự án may mặc, dự án giày xuất khẩu; sản xuất nguyên liệu, phụ kiện cho ngành may mặc, dự án dự án giày; chú trọng các dự án kéo sợi, dệt, in hoa, nhuộm. + Các dự án điện tử, điện gia dụng chú trọng vào sản xuất linh kiện điện, điện tử, màn hình vi tính; thiết bị tin học, điện tử công nghiệp, điện tử y tế phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; các dự án điện gia dụng xuất khẩu trên 80%. + Các dự án sản xuất các mặt hàng dược phẩm thay thế nhập khẩu; khuyến khích các dự án sản xuất nguyên liệu thuốc kháng sinh, nguyên liệu hoá dược; sản xuất thiết bị y tế, dịch truyền. - Trong lĩnh vực dịch vụ: Tập trung khuyến khích các dự án phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng ngành du lịch; các dịch vụ tin học, chuyển giao công nghệ; chú trọng thu hút FDI vào phát triển mạng thông tin kết hợp điện thoại di động và vô tuyến cố định, cáp quang biển Bắc Nam, mạng Internet phục vụ cộng đồng, sản xuất thiết bị viễn thông… b. Định hướng thu hút FDI theo địa bàn và đối tác đầu tư. - Về địa bàn thu hút FDI: Tiếp tục thu hút FDI vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò của các vùng động lực, tạo điều kiện liên kết phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh. Khuyến khích và dành các ưu đãi tối đa cho các dự án FDI vào những vùng và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đẩy mạnh đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ở các địa bàn này bằng các nguồn vốn khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI. Tập trung thu hút vốn FDI vào các Khu công nghiệp tập trung đã hình thành theo quy hoạch được phê duyệt. - Về đối tác đầu tư: Đa dạng hoá các đối tác đầu tư theo hướng mở rộng quan hệ đầu tư với tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị hay trình độ phát triển song phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, cân nhắc, so sánh để lựa chọn đối tác có khả năng nhất nhằm đạt được hiệu quả cao trong hợp tác đầu tư. Đặc biệt chuyển mạnh hướng thu hút vốn đầu tư sang các công ty, tập đoàn ở Bắc Mỹ, Tây Âu nhằm tranh thủ công nghệ nguồn, kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, trước hết là trong các lĩnh vực họ có thế mạnh về công nghệ, kỹ thuật như viễn thông, điện, điện tử, tin học, công nghệ thông tin, cơ khí, dầu khí, hoá chất… (mục tiêu cụ thể là thu hút được 5 tỷ USD từ khối EU; 2,5 tỷ USD từ Bắc Mỹ). Chú trọng thu hút vốn FDI từ các nước trong khu vực, đặc biệt là từ Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, nhất là đối với những dự án trong các lĩnh vực mà các quốc gia này có tiềm lực về công nghệ. Ngoài ra, cần đặt trọng tâm lâu dài vào các TNCs vì tiềm lực vốn, trình độ công nghệ và mạng lưới thị trường của họ; khuyến khích, tạo thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước. c. Đa dạng hoá các hình thức thu hút FDI nhằm thu hút tối đa nguồn vốn này trong khả năng có thể, đồng thời cũng là để phát huy mọi nguồn lực sẵn có trong nước, từ mọi thành phần kinh tế, mọi địa bàn dân cư phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân mà trước mắt là mở rộng hơn nữa các thành phần kinh tế hợp tác với nước ngoài, đa dạng hoá hình thức tổ chức các xí nghiệp FDI… II. Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới. Trước thực trạng nguồn FDI đang trầm lắng và không có dấu hiệu tăng trưởng, nhiệm vụ đặt ra cho tất cả các ngành, các cấp có liên quan đến hoạt động FDI là cần thống nhất tư tưởng và hành động, phải coi thành phần kinh tế có vốn FDI không đơn thuần chỉ là một bộ phận hữu cơ trong nền kinh tế mà còn là một kích thích tố thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển. Từ đó phải xây dựng và thực hiện một hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI với yêu cầu gắn FDI với kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước; gắn với qui hoạch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Trong thu hút FDI không nên quá tập trung vào số lượng vốn mà cần phải có giải pháp để FDI có thể thực hiện có hiệu quả vai trò của nó trong nền kinh tế. Các giải pháp cụ thể bao gồm: 1. Thống nhất nhận thức, xây dựng chiến lược và nâng cao chất lượng qui hoạch thu hút FDI. Trước hết, cần có sự thống nhất cao hơn nữa về sự cần thiết khách quan và vai trò quan trọng của FDI đối với sự nghiệp CNH - HĐH đất nước để có hành động nhất quán ở mọi ngành, mọi cấp trong thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI. Cần nhận thức rằng khu vực FDI là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế và sẽ ngày càng phát triển cùng với tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước vào khu vực và thế giới. Vì vậy, cần xử lý đúng mối quan hệ giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài, giữa hợp tác kinh tế quốc tế với an ninh chính trị - kinh tế - quốc phòng, giữa bảo hộ sản xuất và mở cửa hội nhập… Ngày 28/8/2001 trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2001-2005 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả FDI thời kỳ 2001-2005. Trên cơ sở đó, năm 2002 này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với các Bộ, ngành và địa phương đã xây dựng qui hoạch FDI cho Bộ, ngành và địa phương mình với tư cách là một bộ phận hữu cơ trong qui hoạch tổng thể các nguồn lực chung của cả nước, gồm vốn trong nước, vốn ODA, và vốn FDI. Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giữ vai trò là cơ quan chủ quản, phối hợp hợp lí qui hoạch FDI của từng ngành, địa phương với qui hoạch FDI tổng thể của cả nước. Tuy nhiên, qua đánh giá của thực tế hơn nửa năm thực hiện cho thấy hiệu quả của công tác qui hoạch chưa cao do các dự án gọi vốn còn mang tính tràn lan, thiếu tính khả thi. Danh mục các dự án được xây dựng chưa tạo ra được những bước đột phá mới trong việc lôi cuốn các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút FDI của năm 2002 lại có chiều hướng suy giảm. Chính vì vậy, nhiệm vụ đặt ra là trong qui hoạch cần khuyến khích mạnh mẽ FDI vào các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu và công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, điện tử, năng lượng, những ngành ta có thế mạnh về nguyên liệu và lao động. Cần có chính sách, cơ chế, biện pháp để tạo bước chuyển căn bản hướng mạnh hơn nữa FDI vào xuất khẩu, góp phần tích cực làm biến đổi cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội. Trước mắt là thu hẹp danh mục các lĩnh vực hàng hoá yêu cầu xuất khẩu trên 80%, giảm thiểu những hạn chế đối với việc nhập khẩu nguyên liệu, phụ tùng cũng như việc tiếp cận nguyên vật liệu từ thị trường trong nước cho các doanh nghiệp FDI sản xuất hàng xuất khẩu. Cần nâng cao chất lượng qui hoạch ngành, vùng, sản phẩm chủ yếu, dự báo chuẩn xác nhu cầu thị trường làm cơ sở cho việc xây dựng danh mục dự án gọi vốn FDI. Trong đó xác định rõ sản phẩm, công suất, tiến độ, trình độ công nghệ, thị trường tiêu thụ, địa bàn thực hiện dự án, tránh tình trạng việc cấp phép đầu tư cho một số ngành hàng, lĩnh vực vượt quá nhu cầu, gây lãng phí, thiệt hại cho đất nước, thua lỗ cho một số nhà đầu tư, làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh ở Việt Nam như trong thời gian qua. 2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về FDI nhằm cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam. Trong vòng 15 năm qua, Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đã qua 3 lần sửa đổi, bổ sung, cùng với đó là rất nhiều văn bản pháp lí được Nhà nước ban hành nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng cho đến nay, hệ thống chính sách về FDI vẫn thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán, không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu, vận dụng khác nhau làm cho các nhà đầu tư e ngại. Do đó, nhiệm vụ đặt ra là: Cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động FDI, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI phát triển theo đúng định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp với yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động FDI theo xu hướng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực. Hệ thống pháp luật được xây dựng theo hướng ổn định, thông thoáng, rõ ràng, đầy đủ, lâu dài, hấp dẫn, có so sánh đối chiếu với các nước trong khu vực. Thiết lập một mặt bằng pháp lý chung áp dụng cho cả đầu tư trong nước và FDI nhằm tạo lập mội trường ổn định, bình đẳng cho sản xuất và kinh doanh; đồng thời áp dụng một số qui định về điều kiện đầu tư và ưu đãi phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực trong cùng thời kỳ. a. Mở rộng phạm vi các lĩnh vực thu hút FDI phù hợp với cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Cụ thể trước mắt là xây dựng Đề án mở rộng lĩnh vực thu hút FDI, nhất là trong các lĩnh vực thời gian qua có chủ trương không cấp phép hoặc hạn chế cấp phép đầu tư. Ban hành các qui định trong đó cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào dịch vụ nhập khẩu, dịch vụ phân phối trong nước theo tinh thần Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/07/2000 của Chính phủ. Thu hẹp danh mục hàng hoá không thuộc đối tượng doanh nghiệp FDI mua để xuất khẩu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học cần có ngay các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách, qui định về hợp tác đầu tư nước ngoài theo tinh thần của Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 06/03/2000 của Chính phủ nhằm tăng cường thu hút các dự án FDI có chất lượng trong lĩnh vực này. Đồng thời, cần thu hẹp danh mục các sản phẩm phải đảm bảo tỷ lệ xuất khẩu ít nhất 80%, chỉ áp dụng yêu cầu này đối với một số sản phẩm thực sự cần thiết phải bảo hộ. - Tiếp tục thu hẹp những lĩnh vực, dự án không cấp phép đầu tư hoặc đầu tư có điều kiện, đồng thời mở rộng hình thức doanh nghiệp 100% vốn FDI đối với những lĩnh vực mà cho đến nay mới chỉ dừng lại ở hình thức liên doanh như các dự án xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, sản xuất xi măng, xây dựng khu thể thao, vui chơi giải trí, trồng rừng hoặc trồng cây công nghiệp lâu năm, các dự án dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường dạy học cho người nước ngoài… Từng bước mở cửa thị trường bất động sản cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tại Việt Nam; xây dựng cơ chế để doanh nghiệp FDI được xây dựng, kinh doanh nhà ở và xây dựng, kinh doanh khu đô thị mới; khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực; từng bước mở rộng đầu tư trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch. Dần cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các ngành viễn thông, năng lượng, hàng không…để tạo ra sự canh tranh bình đẳng, giúp cho các ngành kinh tế mũi nhọn này phát triển năng động hơn nữa. b. Đa dạng hóa các hình thức FDI để khai thác thêm các kênh thu hút đầu tư mới. - Nghiên cứu và thực hiện các hình thức đầu tư mới như công ty hợp danh, công ty quản lí vốn. Trước mắt là xây dựng Qui chế thực hiện thí điểm việc chuyển đổi doanh nghiệp FDI sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này được đăng kí tại thị trường chứng khoán từ đó cho phép các doanh nghiệp này dễ dàng hơn trong việc huy động vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh, đồng thời giúp cho thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động sôi nổi hơn. - Nên cho phép thành lập các xí nghiệp FDI đa dự án, đa mục đích theo mô hình kinh tế mở nhằm giúp cho các xí nghiệp này dễ dàng hơn trong việc chuyển đổi hoạt động kinh doanh, ứng biến kịp thời với những biến động trên thị trường. Thêm vào đó, cho phép các doanh nghiệp liên doanh được chuyển đổi sang hình thức 100% vốn FDI trong trường hợp liên doanh thua lỗ kéo dài hoặc trong trường hợp một bên đối tác muốn rút vốn để đầu tư vào các dự án khác. c. Điều chỉnh hệ thống thuế, phí, lệ phí cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cam kết quốc tế. - Phương hướng chủ đạo là đơn giản hoá các sắc thuế, từng bước áp dụng mức thuế chung cho nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Dành nhiều ưu đãi về thuế hơn nữa cho các doanh nghiệp FDI sản xuất phụ tùng, linh kiện, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm; cho phép các dự án sản xuất nguyên liệu phụ trợ hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi tương tự như các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu; hạ thấp mức thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp FDI để khuyến khích việc sử dụng người Việt Nam vào các vị trí chủ chốt về quản lí và chuyên môn; tiến tới xoá bỏ thuế đánh vào hoạt động chuyển lợi nhuận về nước cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Đối với thuế xuất nhập khẩu cần ấn định các mức thuế một cách ổn định hơn, tạo sự an tâm cho nhà đầu tư nước ngoài. - Gắn liền với các cải biến về thuế là tiếp tục điều chỉnh một bước giá, phí hàng hoá, dịch vụ để trong thời gian tới đây, về cơ bản, áp dụng một mặt bằng giá, phí thống nhất cho cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mặc dù trong năm 2001 chúng ta đã thống nhất áp dụng phí đăng kiểm phương tiện cơ giới, phí cảng biển, phí quản cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, phí thăm quan các di tích lịch sử văn hóa nhưng vẫn còn sự phân biệt trong giá thuê đất, thuê nhà, giá điện, nước, điện thoại, giá vé máy bay… nên bên cạnh việc tiếp tục lộ trình giảm các cước phí nói trên cần kiên quyết không ban hành thêm các loại giá, phí mới với sự phân biệt giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước. d. Giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc về đất đai, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án FDI. - Cần sớm ban hành một văn bản hướng dẫn cụ thể việc thế chấp và chuyển giao giá trị quyền sử dụng đất và các tài sản liên quan đến đất. Nhất là đối với việc thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng của Việt Nam cũng như chi nhánh ngân hàng nước ngoài để vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Ban hành văn bản hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp hoạt động trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất đồng thời ban hành văn bản hướng dẫn việc xử lí trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên đối với đất dùng góp vốn vào liên doanh trong trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi hình thức đầu tư, bị phá sản hoặc giải thể trước thời hạn. Về lâu dài, tiến tới chấm dứt cơ chế góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất vốn đã gây ra rất nhiều rắc rối trong thời gian qua, chuyển sang thực hiện chế độ Nhà nước cho thuê đất. - Đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng. Các địa phương cần giải quyết thoả đáng tiền đền bù cũng như việc di chuyển chỗ ở cho trường hợp nằm trong khu giải toả nhưng cũng cần kiên quyết tổ chức cưỡng chế thực hiện giải phóng mặt bằng các trường hợp đã được xử lí theo đúng chính sách và qui định của Nhà nước nhưng vẫn không chấp hành. e. Đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính - tiền tệ liên quan đến hoạt động FDI. - Giảm dần tỷ lệ kết hối ngoại tệ để tiến tới xoá bỏ việc kết hối bắt buộc khi có điều kiện; cho phép các doanh nghiệp FDI thí điểm phát hành cổ phiếu, trái phiếu ở thị trường trong và ngoài nước để thu hút thêm vốn đầu tư; phát triển thị trường vốn để các doanh nghiệp Việt Nam có thể góp vốn đầu tư bằng các nguồn huy động dài hạn như: trái phiếu, cổ phiếu. Cần sớm ban hành các qui định về cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để đẩy nhanh việc giải ngân vốn vay của các doanh nghiệp FDI; có qui định cụ thể về hoạt động của các quĩ đầu tư tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp FDI có đủ điều kiện được phép niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán. - Xây dựng Qui chế hoạt động tài chính của các doanh nghiệp FDI; ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp; đồng thời bảo đảm sự quản lí của Nhà nước đối với hoạt động tài chính của các doanh nghiệp. f. Xóa bỏ các qui định ngặt ngèo về thuê mướn lao động. Cho phép các doanh nghiệp FDI được trực tiếp tuyển dụng lao động trên thị trường. Qui định về mức lương tối thiểu bằng Việt Nam đồng cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng cần nhanh chóng được gỡ bỏ vì hiện nay, theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài chi phí lao động ở Việt Nam không còn thấp hơn ở các quốc gia khác trong khu vực như khi Việt Nam mới gia nhập khối ASEAN. Ngoài ra, cần tiếp tục điều chỉnh các qui định về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp FDI nhằm tạo cho các doanh nghiệp này được chủ động hơn trong các quyết định của mình như vấn đề thông qua quyết định trong Hội đồng quản trị tại các liên doanh, hoạt động chuyển nhượng vốn, qui chế tiền phá sản cho các doanh nghiệp FDI… 3. Nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước hoạt động FDI. Đây là công tác cực kỳ quan trọng vì trong thời gian qua quản lí nhà nước là khâu yếu kém nhất trong công tác thu hút và thực hiện các dự án FDI: buông lỏng, nhưng lại can thiệp sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp; hiện tượng sách nhiễu, tiêu cực tuy đã giảm nhưng vẫn còn tồn tại. Để nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước trong thời gian tới đây cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: a. Tập trung cao độ công tác quản lí, điều hành để tháo gỡ kịp thời khó khăn, hỗ trợ các dự án FDI hoạt động hiệu quả. Các cơ quan cấp Giấy phép đầu tư phải thường xuyên rà soát, phân loại các dự án FDI để có những biện pháp xử lí kịp thời. Đối với các dự án chưa triển khai cần kiểm tra tính khả thi từ đó đẩy nhanh việc thực hiện các dự có triển vọng, còn với các dự án không khả thi cần kiên quyết thu hồi Giấy phép đầu tư dành cơ hội cho các nhà đầu tư khác. Với các dự án đang trong quá trình thực hiện các cơ quan hữu quan cần tích cực hỗ trợ để các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, nhất là trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng để nhanh chóng hoàn thành xây dựng cơ bản, đưa các xí nghiệp vào hoạt động. Còn với các dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh nhưng gặp khó khăn về tài chính, thị trường… cần xem xét cụ thể để có biện pháp giải quyết phù hợp. Trước hết, là điều chỉnh để các dự án nhanh chóng được hưởng các ưu đãi, khuyến khích mới như cho phép các dự án sản xuất hàng xuất khẩu gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ được tăng tỷ lệ tiêu thụ nội địa nếu sản phẩm đó trong nước có nhu cầu và ta vẫn phải nhập khẩu, hoặc với các dự án gặp khó khăn về tài chính có thể xem xét việc cho vay tín dụng để triển khai dự án hoặc thu hút thêm nhà đầu tư nước ngoài mới cùng tham gia để sớm triển khai dự án. b. Kiểm soát chặt chẽ việc thành lập cũng như hoạt động của các khu công nghiệp - khu chế xuất (KCN - KCX). - Nhiệm vụ trọng tâm là thu hút đầu tư để lấp đầy các khu công nghiệp đã hình thành. Ngoài các KCN nhỏ, các cụm công nghiệp để giãn các nhà máy tại các thành phố lớn, cần xem xét chặt chẽ việc thành lập các KCN mới. Trước mắt cần rà soát các lại các KCN đã có quyết định thành lập để dừng hoặc giãn tiến độ xây dựng những KCN không đủ yếu tố khả thi, chỉ thành lập KCN mới khi hội đủ điều kiện. - Trong xây dựng mới, áp dụng mô hình KCN với qui mô khác nhau, chú trọng các KCN vừa và nhỏ, các cụm công nghiệp tại các vùng nông thôn để phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Cần lựa chọn một vài địa phương có điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội thuận lợi để thành lập một số mô hình khu kinh tế như khu kinh tế mở, khu kinh tế cửa khẩu, khu thương mại tự do… và tập trung đúng mức cả về vốn, con người, tổ chức và cơ chế chính sách phù hợp để xây dựng thành công các khu kinh tế này. - Xây dựng tách riêng việc Nhà nước cho thuê đất nguyên thổ với việc kinh doanh cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp phát triển KCN để ngăn chặn tình trạng đầu cơ đất. Rà soát chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng để xác định hợp lí giá cho thuê lại đất trong các KCN, tránh đẩy giá thuê đất lên cao làm tăng chi phí đầu tư của các doanh nghiệp. Đồng thời bảo đảm hỗ trợ các công trình hạ tầng kĩ thuật (đường, điện, nước, thông tin liên lạc) đến tận hàng rào các KCN; ưu đãi ở mức cao nhất các dự án phát triển hạ tầng xã hội đồng bộ với KCN (nhà ở cho công nhân, trường học, trường dạy nghề, cơ sở khám chữa bệnh, thương mại và các dịch vụ đời sống của các thành phần kinh tế). - Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Qui chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/04/1997 phù hợp với tình hình mới theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư; thu hẹp khoảng cách và tiến tới thống nhất cơ chế, chính sách đối với đầu tư trong nước và FDI trong các KCN. c. Tiếp tục cải tiến các thủ tục hành chính. - Trước hết, cần hoàn chỉnh qui trình ban hành các văn bản pháp qui để ngăn chặn và xử lí nghiêm khắc việc các Bộ, ngành, địa phương ban hành các văn bản trái qui định chung hoặc thực hiện không nghiêm các quyết định của Chính phủ trong lĩnh vực FDI. Tiến hành rà soát lại một cách hệ thống các văn bản của các ngành, các cấp có liên đến hoạt động FDI để khắc phục tình trạng chồng chéo về các qui định khác nhau như hiện nay. Để làm được điều này, cơ quan quản lí nhà nước cần quan tâm đến công tác ban hành luật ở Việt Nam (hiện nay, Quốc hội đang nghiên cứu xây dựng dự thảo luật về chế độ ban hành các văn pháp bản qui phạm pháp luật). Có như vậy chúng ta mới có thể hy vọng vào việc xây dựng thành công một bộ luật đầu tư chung của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngoài ra, cần phối hợp đồng bộ Luật đầu tư nước ngoài với các ngành luật có liên quan như Luật doanh nghiệp, Luật dân sự, Luật đất đai, Luật lao động, Luật hải quan cũng như các luật thuế. - Cần xây dựng qui chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ban ngành, các địa phương trong việc quản lí hoạt động đầu tư nước ngoài theo đúng thẩm quyền. Tránh tình trạng chồng chéo hay trì trệ trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách cụ thể đối với đầu tư nước ngoài cho từng vùng, từng ngành và trong từng giai đoạn cụ thể. - Tiếp tục cải tiến các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động FDI theo hướng đơn giản hoá hơn nữa việc cấp phép đầu tư cũng như sau cấp phép đầu tư, mở rộng phạm vi các dự án thuộc diện đăng kí cấp phép đầu tư. Các Bộ, ngành, địa phương qui định rõ ràng, công khai các thủ tục hành chính, đơn giản hóa và giảm bớt các thủ tục không cần thiết. Kiên quyết xử lí nghiêm khắc các trường hợp sách nhiễu, cửa quyền, tiêu cực và vô trách nhiệm của cán bộ công nghiệp. - Đặc biệt chú trọng tới công tác việc nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ nhà nước trong hoạt động quản lí đầu tư nước ngoài, đồng thời cần hình thành chế độ kiểm tra nghiêm túc hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước để tránh sự tuỳ tiện hoặc những biểu hiện tiêu cực, quan liêu, gây phiền hà cho các nhà đầu tư. d. Tiến hành phân cấp mạnh hơn nữa hoạt động quản lí Nhà đối với FDI. Uỷ ban nhân dân các tỉnh và Ban quản lí các KCN được phân cấp uỷ quyền quản lí hoạt động FDI nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất về qui hoạch, cơ chế và quản lí, tăng cường sự hướng dẫn, kiểm tra của các bộ, ngành ở Trung ương để phát huy tính chủ động sáng tạo của các địa phương cũng như các cơ sở nhưng không phá vỡ qui hoạch chung hay gây ra các sơ hở trong khâu quản lí. 4. Đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư. - Đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư. Triển khai các trương trình xúc tiến đầu tư theo ngành, lĩnh vực, địa bàn với các dự án và đối tác cụ thể, hướng về các đối tác nước ngoài có tiềm lực về tài chính và công nghệ. Đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Nhà nước như qua các chuyến viếng thăm của các nguyên thủ quốc gia, các hoạt động hợp tác xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ hợp tác AIA, ASEAN, APEC, ASEM, các cuộc hội thảo về môi trường đầu tư ở trong và ngoài nước, các cuộc tiếp xúc với các doanh nghiệp nước ngoài; sử dụng tổng hợp các phương tiện xúc tiến đầu tư qua truyền thông đại chúng, mạng Internet… - Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giới thiệu về hoạt động FDI để tạo hình ảnh mới về Việt Nam; tạo sự đánh giá thống nhất về FDI trong dư luận xã hội. - Cần phải quan niệm rằng xúc tiến đầu tư không phải là nhiệm vụ của riêng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mà là nhiệm vụ chung của tất cả các ngành, các cấp. Nhiệm vụ cụ thể trước mắt của công tác xúc tiến vận động đầu tư là cần thành lập các bộ phận chuyên trách đảm nhận công tác xúc tiến đầu tư để chủ động đa phương hóa các đối tác đầu tư. Các cơ quan đại diện ngoại giao - thương mại Việt Nam có trách nhiệm làm tốt việc vận động xúc tiến đầu tư vào Việt Nam, bố trí cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở một số địa bàn trọng điểm. Tăng cường cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở các Bộ, ngành, địa phương. - Bố trí nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến đầu tư trong kinh phí ngân sách chi thường xuyên hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại tổ chức phối hợp nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách của các nước, các TNCs, các tập đoàn, công ty lớn để có chính sách vận động, thu hút đầu tư phù hợp; nghiên cứu luật pháp, chính sách, biện pháp thu hút FDI của các nước trong khu vực để kịp thời có đối sách thích hợp. Ngoài các nhà đầu tư Châu á cần mạnh dạn nghiên cứu kĩ lưỡng các đối tác đầu tư ở Tây Âu, Bắc Mỹ nhằm tranh thủ tiềm lực về công nghệ, kĩ thuật hiện đại để nâng cao khả năng cạnh tranh. Đặc biệt cần hướng công tác xúc tiến đầu tư vào các TNCs, những đối tác hùng mạnh về vốn, công nghệ và khả năng tiếp cận thị trường quốc tế. Trong thời điểm hiện nay, nên dành ưu tiên cho các dự án có qui mô vừa và nhỏ nhưng có công nghệ hiện đại. Mạnh dạn không khuyến khích đầu tư nước ngoài đối với các sản phẩm, dịch vụ mà Việt Nam đảm nhận được hoặc đảm nhận có hiệu quả để phát huy nội lực. - Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin về FDI làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, quản lí hoạt động FDI, mở rộng tuyên truyền đối ngoại trên cơ sở sử dụng thông tin hiện đại. Cần liên tục phát triển trang web về FDI để phục vụ việc cung cấp thông tin cập nhật về chủ trương, chính sách, pháp luật về đầu tư, giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư. - Bên cạnh việc xúc tiến để kêu gọi các dự án FDI mới cần chú trọng hỗ trợ các nhà đầu tư để triển khai hiệu quả các dự án đang hoạt động. Giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp FDI hoạt động thuận lợi. Biểu dương, khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp FDI, các nhà đầu tư có thành tích xuất sắc trong kinh doanh, có đóng góp thiết thực vào xây dựng đất nước. Đồng thời phê phán, xử lí nghiêm khắc những trường hợp vi phạm pháp luật về đầu tư. 5. Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng nền kinh tế, tăng sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh. Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà Chính phủ cần quan tâm, bởi lẽ trong thời gian qua đối với hoạt động FDI mọi nỗ lực hầu như được dành cho việc thu hút FDI chứ chưa có sự quan tâm đáng kể đến các điều kiện cho nguồn vốn này hoạt động có hiệu quả. Đối với môi trường kinh doanh hiện nay ở Việt Nam nhiệm vụ đặt ra là: - Trước hết, cần duy sự ổn định về kinh tế - chính trị đã được tạo lập trong suốt những năm qua. Bài học kinh nghiệm chỉ ra rằng ổn định kinh tế vĩ mô là giải pháp thu hút FDI hữu hiệu nhất vì các nhà đầu tư nước ngoài luôn quan tâm đến sự an toàn và khả năng sinh lời của vốn đầu tư mà họ mang vào trong nước. - Thứ hai, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Trước mắt đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nên tập trung vào những khu kinh tế trọng điểm bởi vì nguồn vốn cho phát triển hạ tầng thường rất lớn, trong khi khả năng về vốn của chúng ta thì có hạn. Một mặt cần huy động mọi nguồn lực quốc gia như quĩ ngân sách, vốn nhàn rỗi trong dân cư, mặt khác tiếp tục kêu gọi thêm nguồn hỗ trợ từ nước ngoài. Nhưng trước tiên cần gấp rút đẩy nhanh tiến độ giải ngân các khoản vay nước ngoài đang bị ứ đọng. Một giải pháp khác được đề xuất ở đây là kêu gọi nguồn vốn FDI vào các dự án xây dựng hạ tầng, cụ thể là theo các hình thức BOT, BTO, BT. Bằng cách này chúng ta vừa có thể tận dụng nguồn vốn của nhà đầu tư nước ngoài vừa có được cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế. Cụ thể: + Xây dựng mới và cải thiện hệ thống cầu đường, tiếp tục đầu tư nâng cấp và xây mới các cây cầu, các tuyến đường nối kết các vùng kinh tế trọng điểm với nhau. Khai thông hệ thống đướng xá bao gồm cả đường bộ, đường sắt, hàng không, đặc biệt là đường thuỷ vì đây là con đường “mạch máu” để thông thương với nước ngoài. + Cùng với quá trình xây mới và hiện đại hoá các cảng biển, cảng hàng không cần trang bị thêm nhiều phương tiện hiện đại cho các cửa “ngõ này” như kho bãi, tàu bè, máy bay, container… + Đầu tư xây dựng thêm nhiều nhà máy điện, nhà máy nước với công suất vừa và lớn để có thể cung cấp đủ cho cả hoạt động sản xuất và sinh hoạt với chi phí hợp lí. + Tăng cường về số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. + Đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng cơ sơ hạ tầng tại các khu công nghiệp - khu chế xuất, đảm bảo bàn giao đất, cung cấp nhà xưởng theo đúng tiến độ; điện, nước có mặt tại chân các công trình cho các doanh nghiệp FDI. Cũng về vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng, bên cạnh việc xây dựng mới các công trình giao thông, thông tin liên lạc chúng còn cần chú trọng phát triển hệ thống tín dụng - ngân hàng và bảo hiểm. Đây cũng là những yếu tố rất thiết yếu cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới đây. - Thứ ba là mở rộng dung lượng thị trường, tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư. Đây là một vấn đề rất được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, bởi lẽ ở Việt Nam hiện nay cơ cấu thị trường phát triển không đồng bộ, thị trường vốn, thị trường lao động chưa thực sự hình thành, thị trường hàng hoá thì nhỏ hẹp, sức mua hạn chế. Giải pháp cụ thể cho vấn đề này là cho phép các doanh nghiệp FDI hoạt động mạnh mẽ hơn nữa trên thị trường nội địa, dần xoá bỏ xoá bỏ các qui định ngặt ngèo về sản xuất thay thế nhập khẩu hay định hướng xuất khẩu. Đối với thị trường xuất khẩu, Việt Nam cần tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại, tham gia sâu rộng hơn nữa vào nền kinh tế thế giới mà cụ thể trước mắt là đẩy nhanh tiến trình gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO, bằng cách đó chúng ta mới có thể tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu ở Việt Nam có thể cạnh tranh được với các nhà xuất khẩu từ các quốc gia khác trên thế giới. 6. Cải thiện chất lượng nguồn lao động ở Việt Nam. Lực lượng lao động là một lợi thế trong cạnh tranh thu hút FDI của Việt Nam nhưng trong thời gian qua nguồn lao động này mới chỉ đảm bảo về chi phí thấp còn trình độ tay nghề và khả năng lao động với áp lực cao thì chưa thể đáp ứng được, điều này sẽ đặc biệt nguy hiểm trong thời gia tới đây khi trình độ công nghệ của các dự án FDI ngày càng được nâng cao cùng với sự phát triển của đất nước, số lượng các dự án thu hút nhiều lao động theo hướng lao động rẻ sẽ ngày càng ít đi. chính vì vậy trong thời gian tới đây chúng ta cần đặc biệt quan tâmđến công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động theo các hướng: - Mở rộng mạng lưới các trường đào tạo cán bộ kinh tế, kĩ thuật, các trường dạy nghề theo mọi hình thức khác nhau: công lập, bán công, tư thục… Quá trình đào tạo phải chú trọng đến nhu cầu của thị trường, phải gắn công tác đào tạo với thực tiễn để người lao động sau khi tốt nghiệp có thể vào làm việc được ngay chứ không phải đào tạo lại như hiện nay. Trong đào tạo nguồn nhân lực cần chú trọng việc dạy ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. - Phát triển các trung tâm xúc tiến việc làm, mở rộng thị trường lao động. Các trung tâm xúc tiến việc làm sẽ là cầu nối cho người lao động từ các trường đào tạo đến các doanh nghiệp cần tuyển dụng lao động. Không những thế các trung tâm này, dựa trên những nghiên cứu về nhu cầu lao động trên thị trường, sẽ giúp cho công tác đào tạo lao động có được định hướng đúng. Ngoài các giải pháp kể trên, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến các qui chế có liên quan đến hoạt động xuất nhập cảnh, lao động việc và sinh sống của người nước ngoài ở Việt Nam. Cụ thể cần đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho sinh hoạt của các nhà đầu tư và thân nhân của họ sinh sống ở Việt Nam như các điều kiện về nhà ở, đi lại, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục… Trên đây là một số những giải pháp theo hướng tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Một mặt để có thể thu hút nguồn vốn FDI mạnh hơn nữa, mặt khác tạo điều kiện cho các nhà đầu tư này hoạt động thành công trên thị trường Việt Nam, đồng thời cũng gián tiếp giúp cho các doanh nghiệp trong nước phát huy nội lực của mình nhằm phát triển nền kinh tế của đất nước. Kết luận Trong một thập kỷ rưỡi vừa qua, khuôn khổ pháp lí của Việt Nam trong việc phê duyệt và giám sát hoạt động FDI đã được cải thiện đáng kể. Các khuyến khích dành cho hoạt động FDI cũng đã liên tục được sửa đổi, bổ sung, đặc biệt các khuyến khích về thuế khác nhau được Chính phủ đưa ra ngày càng có tính cạnh tranh so với với quốc gia khác trong khu vực. Luật Đầu tư nước ngoài cũng ngày càng cởi mở và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Những chuyển biến tích cực đó đã nâng cao uy tín của môi trường đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, thành quả là Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế có sức thu hút FDI tăng mạnh nhất trong nửa đầu những năm 1990. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1997-2002 vừa qua nguồn FDI vào Việt Nam khá trầm lắng. Ban đầu người ta cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997 nhưng khi hậu quả của nó đã qua đi sự phục hồi FDI vào Việt Nam vẫn khá chậm chạp. Kết quả 11 tháng đầu năm 2002 thậm chí cho thấy FDI vào Việt Nam lại có xu hướng suy giảm. Điều này chỉ ra rằng trong môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, đó là những yêu cầu và thủ tục quan liêu phức tạp trong việc phê duyệt và thực hiện các dự án FDI, các qui định ngặt nghèo về lĩnh vực, hình thức tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp FDI, các rào cản thương mại và nhất là sự yếu kém của kết cấu hạ tầng nền kinh tế chưa cho phép Việt Nam cạnh tranh thành công với các quốc gia khác để có thể đẩy nhanh tăng trưởng của luồng FDI. Như vậy, trong thời gian tới đây, các cải cách cần tiếp tục được thực hiện theo hướng tinh giản các thủ tục hành chính vốn rườm rà, xoá bỏ các qui định gây lên sự bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh, phát triển các kết cấu hạ tầng của nền kinh tế… từ đó chúng ta mới có thể cải thiện sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, kêu gọi thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài mang vốn vào Việt Nam và góp phần vào công cuộc hiện đại hoá nền kinh tế của Việt Nam. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000. 2. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1996 3. NĐ 12/CP ngày 1/3/1997, quy định chi tiết việc thi hành Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 1996 4. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000 5. Thông tư số 13/2001/TT-BTC ngày 08/3/2001 hướng dẫn thực hiện qui định về thuế đối với hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 6. QĐ 468/QĐ-NHNN 8/11/2000 về việc bán ngoại tệ cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. 7. Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 về ban hành Qui chế Khu chế xuất, Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao. 8. Nghị quyết 09/2002/NQ-CP ngày 28/8/2001của Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả thu hút FDI thời kỳ 2001-2005 9. Báo cáo Tình hình hoạt động FDI 5 năm 1996-2000 và giải pháp cho giai đoạn 2001-2005 ngày 21/2/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 10. Thông cáo báo chí “Tình hình đầu tư nước ngoài năm 2001 và 9 tháng đầu năm 2002” - Phát biểu của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại cuộc họp báo ngày 28/9/2002 11. Báo cáo Đầu tư Thế giới 2002, ngày 17/9/2002 của UNCTAD - Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển. 12. Ts. Vũ Chí Lộc - Giáo trình đầu tư nước ngoài - Trường đại học Ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997 13. Gs - Ts Tô Xuân Dân, Ts Vũ Chí Lộc - Giáo trình Quan hệ Kinh tế Quốc tế - Trường đại học Ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997 14. Kinh tế 2001-2000 Việt Nam & Thế giới - Thời báo Kinh tế Việt Nam Kinh tế 2002-2001 Việt Nam & Thế giới - Thời báo Kinh tế Việt Nam 15. Prema-chandra Athukorala, FDI và xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo của Việt Nam: Cơ hội và Chiến lược, Khoa Kinh tế - Trường Đại học Quốc gia Australia, 03/2002. 16. Ts. Đoàn Thị Hồng Vân, 13 năm thu hút FDI: Thành tựu và những điều trăn trở, Phát triển Kinh tế, số 128, 06/2001. 17. Ths. Lê Hồng Yến, Hoàn thiện công tác quản lí Nhà nước về FDI, Kinh tế và Phát triển, số 59 tháng 5/2002. 18. Ths. Nguyễn Duy Quang, Vai trò của vốn FDI của EU đối với phát triển kinh tế Việt Nam, Nghiên cứu Quốc tế, số 46, 06/2002. 19. PGS. Ts. Hoàng Thị Chỉnh, FDI của Mỹ ở Việt Nam: Thực trạng và Triển vọng, Phát triển kinh tế, số 128, 06/2001 20. Ths. Nguyễn Trọng Hà, Tác động của FDI đến Ngoại thương, Kinh tế và Phát triển, số 85 tháng 8/2002. 21. Ths. Phạm Thị Hà, Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI ở Việt Nam, Phát triển Kinh tế, số 128, 06/2001 22. Báo Đầu tư, nhiều kỳ. 23. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, nhiều kỳ. 24. Tạp chí Kinh tế và Dự Báo, nhiều kỳ. 25. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, nhiều kỳ. 26. Điểm tin Kinh tế - Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, nhiều kỳ 27. Thời báo kinh tế Việt Nam, nhiều kỳ. Phụ lục Bảng 9. Các hiệp định song phương Việt Nam đã kí kết trong giai đoạn 1995-2001 Các hiệp định đầu tư song phương (BIT) được kí kết trong giai đoạn 1995-2001 Các hiệp định đánh thuế hai lần (DTT) được kí kết trong gíai đoạn 1995-2001 Đối tác Năm Đối tác Năm An-giê-ry 1996 An-giê-ry 1999 Achentína 1996 Ca-na-đa 1997 áo 1995 Trung quốc 1995 Bun-ga-ry 1996 Cộng hoà Séc 1997 Cam-pu-chia 2001 Đan Mạch 1995 Chi-lê 1999 Phần Lan 2001 Cu-ba 1995 Đức 1995 Cộng hoà Séc 1997 Nhật Bản 1995 Ai cập 1997 Luc-xem-bua 1996 ấn Độ 1997 Ma-lai-xia 1995 Lào 1996 Mông Cổ 1996 Lat-vi-a 1995 Hà Lan 1995 Lit-va 1995 Na Uy 1995 Ta-zi-ki-xtan 1999 Thuỵ Điển 1996 U-zơ-bê-ki-xtan 1996 Đài Loan 1998 U-zơ-bê-ki-xtan 1996 Nguồn: UNCTAD, Báo cáo Đầu tư Thế giới 2002 Bảng 10. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo các hình thức sở hữu* Năm Số dự án Vốn đầu tư Tổng số 100% vốn FDI (%) Liên doanh (%) HĐHTKD (%) Tổng vốn (Triệu USD) 100% vốn FDI (%) Liên doanh (%) HĐHTKD (%) 1988 37 5,4 73,0 21,6 346 0,9 47,1 52,0 1989 67 10,4 71,6 17,9 634 2,2 71,8 26,0 1990 107 9,3 74,8 15,9 803 2,2 38,5 59,3 1991 152 11,8 77,6 10,5 1.712 20,5 69,7 9,8 1992 195 22,6 68,2 9,2 2.557 18,6 56,3 25,1 1993 275 34,9 60,7 4,4 4.034 28,6 66,8 4,7 1994 368 37,2 56,8 6,0 4.801 22,4 74,1 3,5 1995 410 40,2 54,4 5,4 7.273 23,0 71,4 5,6 1996 365 46,8 51,2 1,9 8.199 15,8 82,9 1,3 1997 346 52,9 42,8 4,3 4.436 30,6 51,3 18,1 1998 284 57,0 31,0 12,0 4.021 23,3 66,1 10,6 1999 321 75,1 18,4 6,5 1.587 50,9 43,0 6,0 2000 390 77,7 17,7 4,6 2.152 36,9 6,0 57,2 2001 463 80,3 16,8 2,8 2.436 66,8 15,6 17,6 Tổng 3.072 38,2 54,8 7,0 38.816 21,5 68,9 9,6 Chú thích: * Chỉ tính các dự án còn hiệu lực Nguồn: Trích từ dữ liệu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp Bảng 11. Đóng góp của các doanh nghiệp FDI vào năng lực xuất khẩu của Việt Nam, 1991-2002 Kim ngạch xuất khẩu* của cả nước (triệu USD) Xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo của cả nước (triệu USD) Xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI (triệu USD) Tỷ trọng của các doanh nghiệp FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu (%) Tỷ trọng của các doanh nghiệp FDI trong xuất khẩu các sản phẩm chế tạo** (%) 1991 1.314 158 52 4,0 32,8 1992 2.724 1.145 112 4,1 9,8 1993 3.190 1.423 269 8,4 18,9 1994 3.589 1.322 352 9,8 26,6 1995 5.600 2.846 495 8,8 17,4 1996 6.255 2.657 788 12,9 28,6 1997 9.185 3.932 1.890 20,5 45,5 1998 9.301 4.526 1.982 21,3 48,4 1999 11.523 4.718 2.547 31,7 51,9 2000 14.308 5.850 3.320 23,1 54,8 2001 15.100 7.056 3.573 23,3 50,9 9T/2002 14.150 7.853 4.750 28,5 57,6 Ghi chú: * Không tính dầu thô ** 95% kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI là các sản phẩm chế tạo Nguồn: Kim ngạch xuất khẩu từ các doanh nghiệp FDI, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bảng 12. Vốn FDI đăng kí theo lĩnh vực chính, 1996-2001 (triệu USD) Khu vực 1996 1997 1998 1999 2000 II/2001 Ngành sản xuất quan trọng 392 347 1.483 150 1.252 28 Nông – Lâm 339 296 125 108 81 28 Dầu và khí đốt 53 51 1.358 43 1171 0 Các ngành sản xuất chế tạo 2.830 1.659 865 847 604 753 Hải sản 9 36 16 13 9 6 Chế biến thực phẩm 492 193 56 211 71 24 Công nghiệp nặng 1.414 978 607 447 259 629 Công nghiệp nhẹ 887 452 187 176 265 95 Xây dựng 5.009 1.316 284 329 36 33 Nhà ở 3.108 236 0 120 0 0 Nhà văn phòng 831 180 120 0 0 3 Hạ tầng KCX 246 208 0 0 0 21 Công trình khác 824 692 161 209 36 8 Dịch vụ 1.116 1.496 1.387 370 127 172 Viễn thông-Bưu chính 755 1.064 305 137 8 1 Khách sạn va Du lịch 140 180 786 43 23 1 Tài chính, ngân hàng 81 6 25 55 10 10 Y tế, giáo dục 120 158 54 15 67 042 Dịch vụ khác 20 88 217 119 19 129 Tổng 9.319 4.819 4.020 1.697 2.019 986 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bảng 13. Các dự án FDI vào Việt Nam theo nước xuất xứ, 1988-2001 Số dự án % Tổng vốn % Vốn tự có % Các nước OECD 953 30,1 12.198 31,2 7.086 38,2 Nhật Bản 296 9,3 3.441 8,8 1.802 9,7 Pháp 158 5,0 2.176 5,6 1.243 6,7 Hoa Kỳ 120 3,8 1.339 3,4 570 3,1 australia 98 3,1 1.171 3,0 486 2,6 Anh 44 1,4 1.774 4,5 1.428 7,7 Các nước khác 237 7,5 2.297 5,09 2.070 8,4 Các nền kinh tế chuyển đổi 108 3,4 1.887 4,8 1.139 6,1 Nga 66 2,1 1.578 4,0 959 5,2 Các nước khác 42 1,3 309 0,8 180 0,9 Các nước Châu á 1.882 59,4 21.157 54,1 8.605 46,3 Đài Loan 605 19,1 4.885 12,5 2.143 11,5 Hồng Kông 319 10,1 3.634 9,3 1.513 8,1 Hàn Quốc 309 9,7 3.225 8,2 1.250 6,7 Singapore 252 7,9 5.886 15,1 1.847 9,9 Thái Lan 135 4,3 1.092 2,8 480 2,6 Trung Quốc 105 3,3 151 0,4 91 0,5 Malaysia 92 2,9 1.131 2,9 518 2,8 Philippines 27 0,9 229 0,6 112 0,6 Indonesia 18 0,6 318 0,8 104 0,6 Các nước khác 20 0,6 606 1,5 547 2,9 Các đảo quốc có thu nhập thấp 152 4,8 3.835 9,8 1.697 9,1 Tổng cộng 3.170 100 39.101 100 18.574 100 Nguồn: Trích từ số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bảng 14. Sự phân bổ các dự án FDI theo khu vực/ngành, tỷ lệ % (Số dự án) 1988-2001 1988-1991 1992-1995 1996-2000 2001 Ngành sx quan trọng 13,7 10,8 14,9 16,6 7,7 Nông – Lâm 12,4 8,7 13,5 15,2 7,7 Dầu và khí đốt 1,3 2,1 1,4 1,4 0,0 Các ngành sx chế tạo 53,5 26,3 55,8 66,5 80,7 Hải sản 3,0 5,7 3,1 2,4 7,6 Chế biến thực phẩm 5,5 2,6 5,9 6,5 8,6 Công nghiệp nặng 22,3 8,9 25,2 26,5 34,4 Công nghiệp nhẹ 22,8 9,0 21,5 31,1 30,1 Xây dựng 12,3 5,1 18,8 12,9 4,4 Khu chung cư mới 0,1 0,0 0,0 0,3 0,0 Nhà văn phòng 4,2 2,6 8,9 2,3 1,0 Hạ tầng KCX 0,4 0,2 0,6 0,4 0,5 Công trình khác 7,5 2,3 9,3 9,9 2,9 Dịch vụ 19,2 17,6 24,1 12,9 7,2 Viễn thông-Bưu chính 3,8 5,1 5,3 3,0 0,5 Khách sạn và Du lịch 5,4 8,0 9,9 2,1 1,0 Tài chinh, ngân hàng 1,5 0,3 2,9 1,2 0,0 Y tế, văn hoá giáo dục 3,5 1,8 3,6 4,1 5,7 Dịch vụ khác 5,1 2,3 2,3 8,7 0,0 Tổng 3.575 609 1.110 1.470 386 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bảng 15. Sự phân bổ các dự án FDI theo khu vực/ngành, tỷ lệ % (Số vốn đăng kí) 1988-2001 1988-1991 1992-1995 1996-2000 2001 Ngành sx quan trọng 14,1 13,3 12,1 16,6 2,8 Nông – Lâm 5,5 5,3 7,1 4,3 2,8 Dầu và khí đốt 8,6 8,0 4,9 12,2 0,0 Các ngành sx chế tạo 31,6 22,0 33,1 31,0 76,4 Hải sản 0,8 3,1 0,6 0,4 0,6 Chế biến thực phẩm 3,7 11,7 0,0 4,7 2,4 Công nghiệp nặng 17,3 4,8 19,4 16,9 63,8 Công nghiệp nhẹ 9,8 2,5 13,1 9,0 9,6 Xây dựng 26,6 4,1 29,2 31,9 3,3 Khu chung cư mới 7,3 0,0 0,0 15,8 0,0 Nhà văn phòng 9,6 2,4 17,7 5,2 0,3 Hạ tầng KCX 2,1 1,4 2,2 2,1 2,2 Công trình khác 7,7 0,3 9,2 8,8 0,8 Dịch vụ 22,3 19,8 25,6 20,6 17,5 Viễn thông-Bưu chính 7,6 7,3 4,9 10,4 0,1 Khách sạn và Du lịch 10,6 11,8 16,8 5,4 0,1 Tài chinh, ngân hàng 1,2 0,2 2,0 0,8 0,0 Y tế, văn hoá giáo dục 1,4 0,3 1,0 1,9 4,2 Dịch vụ khác 1,6 0,2 0,9 2,1 13,0 Tổng 48.544 6.226 18.528 21.873 986 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bảng 16. Phân bố địa lý của FDI tại Việt Nam tính theo số dự án (%) 1988-2001 1988-1991 1992-1995 1996-2000 2001 Châu thổ sông Hồng 19,8 17,9 23,3 18,7 12,0 Đông Bắc 4,7 3,6 4,0 5,4 5,7 Tây Bắc 0,3 0,0 0,4 0,4 0,5 Bắc Trung bộ 1,6 2,2 1,9 1,2 1,9 Nam Trung bộ 4,7 5,8 4,9 4,5 2,9 Tây Nguyên 0,3 0,3 0,4 0,3 0,0 Đông Nam bộ 62,6 57,1 59,5 64,4 75,6 Đồng bằng sông Cửu Long 4,7 9,6 4,3 4,3 1,4 Tổng 3.527 364 1.260 1.694 209 Nguồn: Số liệu thống kê nhiều kỳ, Nhà xuất bản Thống kê-Tổng cục Thống kê Bảng 17. Phân bố địa lý của FDI tại Việt Nam tính theo số vốn đăng kí 1988-2001 1988-1991 1992-1995 1996-2000 2001 Châu thổ sông Hồng 25,9 20,1 27,3 26,2 12,5 Đông Bắc 3,8 1,2 3,0 4,9 1,9 Tây Bắc 0,1 0,0 0,1 0,1 0,4 Bắc Trung bộ 2,1 0,6 3,3 1,4 0,5 Nam Trung bộ 6,3 4,5 3,6 9,2 1,6 Tây Nguyên 0,1 0,1 0,1 0,2 0,0 Đông Nam bộ 53,1 57,7 53,9 50,4 82,2 Đồng bằng sông Cửu Long 2,7 2,4 4,1 1,6 0,8 Dầu và khí đốt 5,9 13,5 4,7 6,0 0,0 Tổng 45.979 3.690 19.428 21.873 986 Nguồn: Số liệu thống kê nhiều kỳ, Nhà xuất bản Thống kê-Tổng cục Thống kê Bảng 18. Việc làm trong các doanh nghiệp FDI, 1997-2001 (1000 người) 1997 1998 1999 2000 2001 Ngành sản xuất quan trọng 25.800 35.232 28.483 47.060 51.931 Nông - Lâm 25.000 34.429 7.932 41.340 45.956 Dầu và khí đốt 800 803 551 5.720 5.975 Các ngành sản xuất chế tạo 197.000 21.3636 21.6692 30.7792 322.555 Hải sản 3.500 5.929 5.041 7.629 7.982 Chế biến thực phẩm 13.500 13.677 17.379 21.070 20.956 Công nghiệp nặng 40.000 43.220 43.060 74.100 81.046 Công nghiệp nhẹ 140.000 50.810 151.212 204.993 212.571 Xây dựng 11.470 19.129 19.553 23.713 24.733 Khu chung cư mới 20 32 27 32 32 Nhà văn phòng 450 497 479 729 857 Hạ tầng Khu chế xuất 60.00 8.799 7.903 10.262 9.875 Công trình khác 50.00 9.801 11.144 12.690 13.969 Dịch vụ 23.500 28.247 30.066 36.807 38.377 Viễn thông-Bưu chính 2.500 3.554 3.733 4.918 4.738 Khách sạn và Du lịch 16.500 17.293 17.886 18.492 19.471 Tài chính, ngân hàng 500 1.236 1.518 2.308 2.444 Y tế, văn hoá giáo dục 2.500 3.964 4.126 6.057 6.284 Dịch vụ khác 1.500 2.200 2.803 5.032 5.240 Tổng 249.940 288.782 29.3510 400.133 459.837 Nguồn: Trích dẫn từ dữ liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa luan tot nghiep.doc
Tài liệu liên quan